Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Lễ tưởng niệm Nelson Mandela mang lại cú bắt tay lịch sử Mỹ - Cuba


(Tin Nóng) Tại lễ tưởng niệm cựu tổng thống 
Nelson Mandela ở Johannesburg, Nam Phi ngày 10.12, cái bắt tay giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba, Raoul Castro đã được truyền thông quốc tế chú ý bên cạnh việc thông tin về số lượng kỷ lục các nguyên thủ đến dự lễ tang này.


Cú bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba, ông Raul Castro trước khi ông Obama chuẩn bị phát biểu tại lễ tưởng niệm cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại sân vận động FNB, Johannesburg ngày 10.12.2013 - Ảnh: Getty Images
Theo AFP, cái bắt tay lịch sử này hoàn toàn không có chủ đích trước. Nhiều báo đài thế giới ca ngợi lễ tang của ông Mandela, chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi để xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid, đã giúp xóa bỏ hận thù, mang kẻ thù lại gần nhau.
"Ông ấy đã làm được điều đó lần nữa", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, phát biểu khi nói về cái bắt tay giữa hai kẻ thù với nhau.
Đó cũng là việc các kẻ thù của nhau như Zimbabwe và Anh, giữa các đảng phái đối lập ở Nam Phi, tất cả đều sát cánh bên nhau trong lễ tưởng niệm ngày 10.12.
Tuy vậy một số Thượng nghị sĩ đảng Cộng òa tỏ ra không bằng lòng trước cái bắt tay này và phê phán ông Obama đã giúp Cuba thêm cơ hội tuyên truyền, như phát biểu của TNS John McCain với các nhà báo tại Washington.
Hàng chục ngàn người Nam Phi, gần 80 nguyên thủ thế giới đã đến dự lễ tưởng niệm cựu tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, ông Nelson Mandela ngày 10.12 tại sân vận động FNB ở Johannesburg.

Người dân Nam Phi đến dự lễ tưởng niệm cựu tổng thống Nelson Mandela tại sân vận động FNB ở Johannesburg, Nam Phi ngày 10.12.2013 - Ảnh: Reuters
 
Một người Nam Phi hôn bức chân dung Nelson Mandela trong lễ tưởng niệm ông tại sân vận động FNB ở Johannesburg, Nam Phi ngày 10.12.2013 - Ảnh: AFP
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải), Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt (giữa) xem bức ảnh chụp lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela tại sân vận động FNB, Johannesburg ngày 10.12.2013 - Ảnh: AFP
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trao đổi ngắn - Ảnh: Reuters
 
Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tưởng niệm giữa lúc trời chuyển mưa - Ảnh: Reuters
 
Ca sĩ Bono và nữ diễn viên Nam Phi Charlize Theron tham dự lễ tưởng niệm ông Nelson Mandela tại sân vận động FNB, Johannesburg ngày 10.12.2013 - Ảnh: Getty Images
Anh Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đệ này anh biết, song đành phải đọc qua người khác!

Thêm một lần nói về Trương Duy Nhất!

Han Times
 
Website Trương Duy Nhất những ngày còn "Góc nhìn khác"
Đến giờ mà nói chỉ có hai người Hiệu Minh và Trương Duy Nhất. Hiệu Minh nhẹ nhàng thâm thúy, cũng là tay lão luyện từng trải. Trương Duy Nhất cái tên đã thấy "Nhất" không lẫn vào đâu được.
 
Dù rằng có lần tôi cồng măng trên trang của Nhất "Ông chẳng duy nhất trong những entry". Nhưng Nhất vẫn là người mà tôi khá ấn tượng và kính trọng. Lý do? Nhất mạnh mẽ và quả quyết trong tưng entry, quả quyết trong câu slogan: "Có thể không đúng, chưa hẳn đã sai nhưng đó là góc nhìn khác" - Góc nhìn đó mang đặc trưng Trương Duy Nhất. Hơn thế Nhất là người có tư duy và phán xét sự vật, hiện tượng xã hội bằng chính tư duy mạnh mẽ của mình. 

Điều mà không mấy người có được.

Nhất sở hữu những tin độc, ngang tàng đến mức gần như ngông cuồng.

Đó là Trương Duy Nhất.

Nhất bị bắt, cộng đồng mạng thêm một phen sởn tóc gáy. Không hiểu vì lý gì mãi đến gần đây, việc luận tội Nhất (qua cáo trạng trên báo xăng dầu) mới được công bố? Có thể là cơ quan điều tra bận bụi vì phải thu thập chứng cớ, chứng tỏ Nhất phạm tội "lợi dụng quyền tự do ngôn luận" cũng có thể đến giờ là thời điểm cần thiết để công bố những tin như vậy?

Nhưng cách mà báo xăng dầu kết tội, mới khiến người ta giật mình. Hoặc là vì sự ngu dốt của người viết bài, hoặc cũng có thể đó là một cách lách luật để bạch hóa về một thói quen xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, thói quen khinh dân và hà hiếp dân của những kẻ đang có quyền lực.

Vì một cách gọi chức danh "Thị trưởng" mà bị kết tội nói sai sự thật bởi... Việt Nam không có chức danh "thị trưởng".

Nhất bị kết tội bởi một ước muốn dẹp như hận thù quá vãng, những thắng thua, những cảnh người Việt cầm súng bắn giết người Việt, để 30/4 thôi là ngày Quốc hận, để bắc nam một nhà ta người Việt Nam?

Và chúng ta không được phép bi quan về hiện trạng kinh tế nước nhà, không được phép đau đớn về việc 127 Tập đoàn, Tổng Công Ty Quốc doanh nợ đến 1.35 triệu tỷ đồng. Bởi như thế là "phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước". 

Thế dẫm cứt chó thì có được kêu thối không, hay phải hài lòng mà khen thơm, thậm chí phải bốc lên ăn ngấu nghiến cho kỳ hết? Cũng phải thôi, dân đen thì còn cửa nào khác? Cái thuế xe mới được áp dụng (giá 100.000đ/năm cho việc lưu thông trên đường do chính công dân đóng thuế xây nên), nghĩ ra cũng thật đau đớn. 

Nhưng dù gì đi chăng nữa giữa lúc quá nhiều người bực bội, thậm chí uất ức vì bản Hiến Pháp mới được thông qua, thì bài Luận tội Trương Duy Nhất (qua Kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”) đến thật đúng lúc.

Chỉ có điều tôi dám chắc rằng sẽ chẳng có một thứ hăm dọa nào khiến người ta thôi khát khao tìm về với sự thực, chẳng một quyền lực nào có thể cản trở công dân tư duy nghĩ khác và nói khác những điều nhà cầm quyền muốn. 

Bởi vì công dân là con người và quyền lực của Nhà nước là do nhân dân ban cho.

Đơn giản sông luôn chảy!!!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Huỷ chức danh PGS với ông Hoàng Xuân Quế


 - Quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đưa ra.
Ông Hoàng Xuân Quế phát biểu trong 
Lễ phát động nghiên cứu khoa học sinh viên
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa có quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế - trường ĐH Kinh tế quốc dân - sau khi Bộ GD-ĐT đã thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế “đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%”.

Trong quyết định do Phó chủ tịch HĐCDGSNN Bùi Văn Ga ký, HĐCDGSNN đã hủy bỏ công nhận chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đã trao cho ông Quế năm 2009.

Ông Trần Văn Nhung, tổng thư ký Hội đồng cho biết, quyết định này có sau khi Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước họp, bỏ phiếu và ra nghị quyết về vấn đề này. Lý do HĐCDGSNN ra văn bản huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS của ông Hoàng Xuân Quế là do ông Quế đã không còn bằng tiến sĩ (vì Bộ GD-ĐT đã thu hồi) nên không đủ tiêu chuẩn PGS.

Trước câu hỏi tại sao HĐCDGSNN không chờ tới khi vụ việc ông Quế kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT được toà án giải quyết rồi mới quyết định, ông Nhung cho biết HĐCDGSNN làm việc này là theo đúng chức năng và quy trình. Hơn nữa, kỳ họp vừa rồi cũng là kỳ họp cuối cùng của hội đồng trong khoá này, nên hội đồng phải giải quyết những công việc còn lại.

Khi thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận chức danh PGS, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, HĐCDGSNN đã gửi văn bản này cho đương sự là ông Hoàng Xuân Quế và trường ĐH Kinh tế quốc dân là nơi ông Quế đang công tác, đồng thời gửi văn bản đến tất cả cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước để thông báo.
Chi Mai
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/153201/huy-chuc-danh-pgs-voi-ong-hoang-xuan-que.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi thôi..anh xin!

Đôi lời cùng chị Beo Hồng

Mẹ Nấm Gấu


Đôi lời cùng chị Beo Hồng,

Tôi là người đã có lời xin lỗi chị vì sau một thời gian đọc và tìm hiểu thông tin, ít nhiều tôi thấy chị đã viết đúng và tôi đã từng hiểu sai về các thông tin ấy nên tôi thẳng thắn với chị một cách công khai và đàng hoàng.

Hôm nay tôi tình cờ đọc được bài chị viết gửi >>> thẳng tên tôi nên phải có đôi lời cùng chị cho phải phép.

Hôm qua, ngày Quốc tế Nhân quyền, khi tôi tạm biệt em Hoàng Vi để đưa con trai tôi ra về thì một em gái khoảng 18-20 tuổi xông đến từ phía sau để giật lấy con gấu bông của con tôi mà Hoàng Vi đang cầm. Toi đã tri hô là ăn cướp, và một trong số các phụ nữ ấy nói rằng họ tưởng con gấu bông đó là của họ???

Họ đã bịt miệng, bóp cổ và tát vào mặt tôi vì tôi tri hô ăn cướp. Người đánh tôi là đàn ông thưa chị.

Chị Beo viết trên blog mình rằng vụ cướp hôm qua là "một vụ đánh ghen". Tôi cho rằng chị hoàn toàn có quyền như thế vì đó là quyền tự do của chị.

Đánh ghen mà phải bày trò cướp gấu bông, lại còn được dân phòng, an ninh thường phục và công an sắc phục bảo kê thì hoá ra vụ này cũng gay cấn chị nhỉ? 

Một vụ đánh ghen mà phải làm chị tốn một entry trên blog thì hoá ra chúng tôi cũng chẳng tầm thường tý nào.

Thưa chị Beo,

Chị nhắc tôi nhớ chúng ta là những người mẹ va chị dạy tôi nên làm thế nào để tốt cho con mình. Ở cương vị là một người lớn tuổi hơn tôi chị có quyền làm điều ấy. Có điều, chúng ta là hai cá thể khác nhau, và không ai có thể biết điều gì là tốt nhất cho người khác khi không ở vào vị trí của nhau.

Tôi là một người mẹ bình thường, không đủ tài giỏi để cắn xé người khác bằng con chữ. Và điều quan trọng khác biệt lớn nhất giữa tôi và chị là tôi không bán chữ của mình để kiếm sống thưa chị Beo.

Vì cùng là phụ nữ, và vì tôn trọng chị là người lớn, tôi chỉ muốn nói với chị thế này: 

Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp.

Nếu việc mạt sát và hạ nhục cá nhân tôi như những gì chị đang làm có thể khiến chị thấy mình cao cả hay đạo đức thì cứ làm, đừng lôi con cái chúng ta vô chuyện này.

Chúng ta là người lớn rồi sẽ có lúc phải đối diện với lương tâm của mình. Đừng để con cái phải xấu hổ vì sự rỉa rúc của mẹ chúng chị Beo ạ. Không có một đứa con nào lấy làm tự hào khi mẹ nó chứng minh sự cao cả và đạo đức của mình trước nỗi đau bị đàn áp của người khác cả.

Tôi là một người mẹ tầm thường so với chị, tôi biết rất rõ điều đó.

Điều duy nhất tôi có thể làm đến lúc này cho con mình đó là không phải vay mượn lời ai để phát biểu, cũng chẳng phải kéo bè kết cánh để chứng minh mình đứng đắn.

Cám ơn chị đã nhắc tôi rằng chúng ta là mẹ, con cái chúng ta hẳn cũng sẽ biết mẹ nó thế nào khi chúng lớn phải không?
Đời chị và tôi còn dài, và chúng ta đều không thể tự nhận xét về đời mình, vì vậy cứ sống sao để mỗi ngày soi gương thấy thanh thản không phải níu kéo hay vay mượn thời gian chị nhé!

Nguồn: FB Mẹ Nấm Gấu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sách quý: TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ MÁU THỊT VIỆT NAM


“Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt Việt Nam” - một cuốn sách có giá trị lịch sử, khoa học và pháp lý cao về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Văn hóa Tràng An xuất bản và phát hành, tháng 10 năm 2013). Có thể nói, đây là cuốn sách cần cho mọi người mọi nhà, cần cho hôm nay và mai sau!
Cuốn sách được biên soạn công phu, tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: lịch sử, khảo cứu, đồ bản, địa lý, văn hóa… của các tác giả: Tiến sĩ Mai Hồng, Giáo sư Tiến sĩ Lê Trọng, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân, Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, nhà báo Văn Cường, nhà báo Hiệp Đức... tạo thành một hệ thống tư liệu, thư tịch phong phú, khoa học, chuẩn xác nhằm khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xa xưa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, tuyệt nhiên không nằm trong vùng “tranh chấp” giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông.  
Chỉ cần đọc tên các bài trong sách: “Bản đồ Trung Quốc 1094 không có Hoàng Sa, Trường Sa” của Tiến Sĩ Mai Hồng; “Giá trị khoa học của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha; “Dư luận sau khi Tiến sĩ Mai Hồng trao tặng “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam” của Tiến sĩ Đinh Công Vĩ; “Hoàng Sa và Trường Sa “là máu của máu Việt Nam là thịt của thịt Việt Nam” mãi mãi không thể cắt rời” cuả Tiến sĩ Đinh Công Vĩ; “Công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc của thời các Chúa Nguyễn” của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân; “Lý Sơn - đảo tiền đồn canh giữ Hoàng Sa, Trường Sa” của nhà báo Từ Khôi; “Các bản đồ, tài liệu của Trung Quốc tự nói lên Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” của Luật gia Bùi Phúc Hải… hẳn quý đọc giả đã thấy được tính thuyết phục to lớn của tập sách thật giá trị này.
Phần “Một số ảnh tư liệu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát, sinh động mà rất rõ chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ lâu đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là:  
- Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do các Hoàng đế nhà Thanh (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo xây dựng trong gần hai thế kỷ, được các giáo sỹ phương Tây đảm nhiệm kỹ thuật đo đạc, can vẽ, công bố năm 1904, thể hiện rõ
cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc lãnh thổ của nước họ.  
- Bản đồ tỉnh Quảng Đông trong cuốn Atlas of the Chinese Empire (Trung Quốc địa đồ) xuất bản năm 1908. Phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc trong bản đồ này chỉ đến đảo Hải Nam.
- “Đại Nam nhất thống toàn đồ” (Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn, triều Minh Mạng (1820 - 1841) đã vẽ “Hoàng Sa”, “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam).
- “An Nam đại quốc họa đồ” (Đây là bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh – Việt Nam của Giám mục Jean Louis Taberd, xuất bản năm 1838, khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển Việt Nam.
- “Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương” (năm 1940): Đài ở Pattle (Hoàng Sa) và đài ở Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương.
- Những “Châu bản triều Nguyễn” - nguồn sử liệu có giá trị (thể hiện chủ quyền từ lâu của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
- Cửu đỉnh – Báu vật thời Nguyễn khẳng định chủ quyền biển đảo.
v.v…
Căn cứ vào các nguồn sử liệu trên Gíao sư Đinh Xuân Lâm khẳng định: “Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không tách rời của Việt Nam. Triều đình coi đấy là đất của mình và có trách nhiệm với đất của mình”; Gíáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Đây là những tư liệu đặc biệt quan trọng khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi được của đất nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”.
Có mặt trong Lễ bàn giao Bản đồ cổ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của Trung Quốc (xuất bản năm 1904) cho Bảo tảng Lịch sử Quốc gia, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định:  “Bản đồ được xem là một trong những tư liệu lịch sử, cho nên việc sưu tập bản đồ là hết sức cần thiết trong công tác nghiên cứu nói chung, trong đó có những vấn đề liên quan đến chủ quyền. Chúng ta biết rằng, việc xây dựng được một tấm bản đồ chẳng hạn như Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” mang tính khoa học cao, do vậy cũng có tính thuyết phục rất cao”.  
Sẽ là thiếu sót nếu trong bài viết này không điểm qua các bài: “Lịch sử dạy ta qua những mâm cỗ cúng, tế vong linh binh lính Hoàng Sa - Trường Sa” của Phó
giáo sư Tiến sĩ Lê Trọng; “Những người nặng lòng với Biển Đảo quê hương” của nhà báo Văn Cường…
Trong Lời giới thiệu cho cuốn sách, Giáo sư Vũ Khiêu nhấn mạnh: “Cuốn sách này đã thêm một lần nữa ghi lại những khúc tráng ca về đội hùng binh giữ đảo từ đời này qua đời khác, về cuộc sống sinh động của những con người nơi đầu ngọn sóng hôm nay. Họ là những con người đang viết tiếp bài ca giữ nước của ông cha ta để Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuốn sách và như một lời hứa với tổ tiên đã bao đời anh dũng quật cường và mưu lược đánh thắng giặc ngoại xâm giữ nước và xây dựng đất nước, ngày 8.11.2013, một số  nhà nghiên cứu lịch sử, nhà văn, nhà báo (Tiến sĩ Mai Hồng; nhà thơ, soạn giả Gia Dũng; Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Trọng; Tiến sĩ Đinh Công Vĩ; nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha; Luật gia Bùi Phúc Hải; Giám đốc Trung tâm Văn hóa Tràng An; nhà sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Vân Hạc) đã trân trọng dâng và hóa sách tại đền Ngọc Sơn - Hà Nội, nơi thờ Đức Thánh Trần, vị anh hùng dân tộc có công đại thắng quân Nguyên thế kỷ 13 như một lời hứa quyết bảo vệ giang sơn gấm vóc.
    Hà Nội, ngày 14.11.2013
Trần Vân Hạc và Bùi Phúc Hải
Trần Vân Hạc
F.201, Nhà.B4, Ngõ.189, Thanh Nhàn
P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Mobile: 0949 381 246 -  0949 253 256 EMail: vanhac.yenbai@gmail.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Khú:

Lý sự của những con đĩ

Ế khách!

Chúng tru mỏ thổi phồng cái bao ni lông ra vỉa hè đập kêu cái bốp,
cuộn tròn tờ giấy báo đốt cháy quơ quơ khắp phòng đến tàn tro,
thắp vội vài nén hương bàn thờ góc nhà,
nâng ông Địa lên tay, kéo dây banh cặp vú rồi khéo léo áp mặt Địa vào đôi nhủ hoa,
có cô táo tợn cho Địa thưởng thức luôn cái mớ lông hình tam giác của mình...

 Chúng nó là những con đĩ, những con đĩ trẻ măng, non mơn mỡn...
Không biết sao,đã xả xui mà vẫn ế khách!

Chúng buồn, chúng chán nản, chúng lại nhậu,
chung tiền, đứa lo mồi, đứa lo rượu, đứa lo bia, đứa lo thuốc lá...

Trên bàn la liệt vỏ chai, đồ nhắm, tàn thuốc.., trong những bộ đồ củn cởn, rốn lòi, đứa khoe ngực, đứa khoe đùi, chúng rên rĩ giọng bắc trung nam. Cười đó, khóc đó, gác chân phì phèo điếu thuốc chúng mơ chuyện xa xăm...

Chúng tự khoác vào cho mình hình ảnh những con thiên nga,
bĩu môi chế giễu lũ vịt xấu xí.
Chúng thao thao bất tuyệt về những vị khách khôi ngô tuấn tú,
phân tích về sự giàu sang, bày vẽ cách tiêu tiền, khoe mẽ những chốn ăn chơi,
rút ra định nghĩa thế nào là sành điệu... Chúng kiếm tiền thật dễ, thật nhiều, thật nhẹ nhàng...

Chúng cố ý
quên đi...
bỡi vì chúng rất nghèo,
bỡi vì chúng... đua đòi ăn chơi,
bỡi chúng lười biếng, học hành dở dang,
bỡi chúng... hoàn cảnh nọ kia bất mãn, không lối thoát
hay cũng tại bỡi chúng thích
... và chúng quên mất một điều
mọi người đang "ưu ái" gọi chúng là : "Đồ con đĩ!"

Ngày xửa ngày xưa, đĩ đã là một cái nghề...

Rồi những con thiên nga ấy tự hào đối tác của chúng là những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà kinh tế, nhà khoa học... hay khủng khiếp hơn là nhà chính trị! Chúng phán với nhau một câu xanh rờn:

"Bọn đó khi đi nhậu với nhau, nói chuyện có khác gì tụi mình đâu! Đã trần truồng ra thì đại gia cũng như thằng thiếu da, đôi khi bẫn thỉu và đê tiện hơn nhiều... "

Không có khách, uống nhiều quá, hút nhiều quá, mơ nhiều quá,
chúng nó say, chúng nó cãi nhau, đập bàn đập ghế, rồi đứa này chỉ mặt đứa kia hét to rằng:

" Mày mới là một con đĩ! "
...

Sự đời cứ thế tiếp diễn...

Mười mấy năm sau, những con đĩ ngày xưa lại ngồi với nhau,
chung bàn với chúng
là những bác xích lô, xe thồ, phu hồ, bóc vác.., trên bàn cũng rượu, cũng bia, cũng thuốc lá...
Cái nhu cầu kia là bất tận,
và nghề đĩ vốn đã có từ xa xưa...

Những con đĩ già hôm nay vẫn cứ tự coi mình là thiên nga.
Những con thiên nga già nhăn nheo xinh đẹp!

Chúng cụng ly nhiều quá, hút nhiều quá, mơ nhiều quá... nên chúng lại say. Chúng đập bàn và chỉ mặt nhau, khẳng định như đinh đóng cột rằng:

"Mày mới chính là con đĩ, một con đĩ già! "

MP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện qua, nghĩ vẫn thấy bùn bùn!

A dua, chửa đổng và ngứa mồm



Hiện tượng Trương Duy Nhất khiến cộng đồng mạng lại rộn ràng, dồn dập những cụm từ mang tính hiệu ứng: mồi nhậu mới, con tốt thí, nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến...Chín người mười ý là chuyện bình thường, một xã hội đa ngôn là một xã hội phát triển, thế nhưng tớ thì lại rất "ấn tượng" với 3 từ sau: a dua, chửi đổng và ngứa mồm.

Sau khi anh Nhất bị bắt, "một góc nhìn khác" đóng cửa, trên facebook, Bố Cu Hưng còm với nhà báo Osin: "Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua.", và nàng Beo trả lời blogger  Đông A bằng entry: "Nhất khác Dũng chỗ nào hay là nghiệp ngứa mồm".

Thật tình, cái thói xấu "a dua, chửi đổng, ngứa mồm" cũng quá đổi mộc mạc, dân dã, dân gian đấy chứ...

Và khi thế giới chưa có báo chí, chưa có bờ lốc bờ leo thì cái dân dã, dân gian kia đã định hình và song hành cùng với xã hội loài người hàng nghìn năm rồi, tiêu biểu nhất, rõ nét nhất là cái chợ, văn hóa thôn, làng, xã, thị...

Để rồi từ đó, "a dua, chửi đổng, ngứa miệng" được trau chuốt, tinh luyện thành nghệ thuật đánh trận trong chiến tranh, trong làm ăn kinh tế .., và trong tất tần tật mọi ngóc ngách đời sống nhân loại. Nó là cơ sở, là điều kiện cần... để chúng sinh mê mẫn, ngẫn ngơ trong biển trời hàn lâm bao la của triết học, dịch thuật, báo chí, xuất bản, ngoại giao... Tưởng chừng xấu xí lắm, thế nhưng "a dua, chửi đổng, ngứa mồm" dường như là một thái độ phản ứng ngự trị sẵn trong con người, khi cần nó sẽ tự nhiên bộc phát ra bất kể đó là một chính khách điềm đạm đỉnh cao hay một con điếm hư hỏng thấp hèn...

Hãy nhìn nhận những phản ứng tự nhiên theo hướng tích cực, chính vì "a dua, chửi đổng, ngứa mồm" mà hai nhân vật văn học Chí Phèo, Thị Nở kiệt xuất kia thật khó phai trong lòng bạn đọc, nó là trạng thái phản kháng, khát khao, muốn khẳng định của mỗi con người, của mỗi cái tôi... Vợ chồng nhà ấy bây chừ còn được người đời lên phim, đúc tượng, vẽ tranh...

Trong một chừng mực nào đó, thằng nào, con nào khi viết blog mà không bị cái "a dua, chửi đổng, ngứa mồm" chi phối...

Bố Cu Hưng à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu ông không có cái tính "a dua", thì xưa kia làm gì có một blog Bố Cu Hưng nổi đình nổi đám được báo chí lăng xê xếp hạng, và nếu ông không có cái tính "chửi đổng", thì tớ cần gì phải "ngứa tay" gõ phím "Con bò và Đức Hiển" làm chi cho mệt.

Nàng Beo à! Hiểu cho đến tận cùng, nếu nàng không "ngứa mồm", bây chừ nàng vẫn đang là Tổng biên tập.

Luật rừng có thể làm cho thói "a dua, chửi đổng, ngứa mồm" khốn nạn khốn khổ, nhưng hy vọng có lẽ đó là điều Bố Cu Hưng và nàng Beo không mong muốn, không cổ súy?!

Tóm lại, hiểu cho tường tận để mà nhẹ nhàng, mà bao dung, mà tu sửa chính bản thân mình.
Biết vậy nhưng chu choa khó lắm, vì tạo hóa mỗi người một căn cơ!

MP

Phần nhận xét hiển thị trên trang