Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

TOÀN CẢNH LỄ TRUY ĐIỆU NELSON MANDELA 10/12/2013

TOÀN CẢNH LỄ TRUY ĐIỆU NELSON MANDELA 10/12/2013

Được cập nhật vào lúc khoảng một giờ trước · Được chụp ở South Africa
Kỳ này hầu hết các lãnh đạo các quốc gia trên toàn thế giới đều đến tham dự lễ truy điệu ông vĩ nhân đáng kính của thế kỷ XX. Trong đó, có cả những lãnh đạo cánh tả như Raul Castro. Nhưng không thấy 4 quốc gia còn lại: Nga, Trung Hoa, Việt Nam và Triều Tiên tham dự nhỉ? :'(
Thích ·  · 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

những người bất đồng ý kiến hôm nay:

 salman rushdie


người dịch: 
le monde 25-5-2013

Lời Người Dịch: Nhật báo Le Monde / Sélection Hebdomadaire (bài tuyển trong tuần) ngày 25-5-2013 đăng trong mục Débats (Tranh luận) ba tham luận của Salman Rushdie, Liao Yiwu, Philip Roth kèm lời giới thiệu của Nicolas Truong, Comment être dissident aujourd’hui? phác họa về hoạt động bất đồng chính kiến trong bối cảnh chính trị toàn cầu hôm nay. Cả ba ngòi bút nói trên đều cảnh giác về sự lơ là đáng ngại của phương Tây đối với cuộc đấu tranh chung cho các quyền làm người sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc và mặt trận kinh tế toàn cầu trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và chính khách. Nếu trước đây phương Tây từng ngưỡng mộ và ủng hộ cuộc chiến đấu can đảm của Soljenitsyn, Sakharov, Havel, Mandela, Aung San Suu Kyi… hào quang của các nhà bất đồng chính kiến hôm nay đã nhạt mờ trước xu thế dân chủ hóa những phong trào quần chúng phản kháng lan rộng nhờ các mạng xã hội, đặc biệt là microbloggers, và không cần các gương mặt tiếng tăm phất cờ đi trước theo lối tranh đấu trước đây. Tuy nhiên đáng lo ngại hơn là thị trường và cuộc chạy đua tìm lợi nhuận khiến thiên hạ nhắm mắt bỏ qua thực tế tiêu cực của các chế độ phi nhân và nạn độc tài đảng trị, như Nicolas Trương có nêu lên nhận xét “les valeurs d’échange supplantent les valeurs morales dans le nouvel ordre économique” (các giá trị trao đổi đã thay thế các giá trị đạo đức trong trật tự kinh tế mới). Điển hình là sự bắt tay làm ăn của các nước Âu-Mỹ với Trung Quốc – như lời tố cáo của Liệu Diệc Vũ – quay mặt làm ngơ trước chính sách đàn áp tự do ngôn luận và các quyền công dân của chế độ toàn trị Bắc Kinh.
* * *
Sau bản dịch giới thiệu Liệu Diệc Vũ, mời các bạn đọc tiếp tham luận của Salman Rushdie về vấn đề bất đồng chính kiến. Không cần dài dòng về tiểu thuyết gia gốc Ấn này, người đã nổi tiếng toàn cầu sau vụ fatwa Hồi giáo vì đã xúc phạm giáo chủ trong cuốn The Satanic Verses và cũng là tác giả của Midnight’s Children – một trong những tiểu thuyết hàng đầu của hậu bán thế kỷ 20. Với kinh nghiệm về cuộc chiến Ấn độ-Pakistan do xung đột tôn giáo, và bi kịch bản thân với các thế lực Hồi giáo cuồng tín đã kết án tử hình ông, Salman Rushdie là một tiếng nói quốc tế luôn sát cánh với các ngòi bút bất đồng chính kiến. Các độc giả từng sống dưới chế độ cộng sản sẽ tìm thấy ở ông một đồng minh đầy nhiệt tình đã quan tâm liên tục đến số phận các ngòi bút dưới ách toàn trị. Ông từng nhắc lời Milan Kundera “Cuộc tranh đấu giữa con người và quyền lực là cuộc tranh đấu của ký ức chống sự lãng quên” (trong tiểu luận Imaginary Homelands, 1991). Trong bài tham luận dưới đây nổi bật một ý thức thời đại bên cạnh một lương tâm toàn cầu đã không ngừng kêu đòi tự do tư tưởng và ngôn luận. Nếu trước đây Rushdie chú ý đến các nhà văn Nga và Đông Âu, hiện nay ông đang theo dõi sinh hoạt tư tưởng và văn học ở Á châu, đặc biệt là Nam Á và Trung Quốc. Ông rất minh bạch về chức năng chính trị của văn học, nhất là tiểu thuyết: … miêu tả tự nó là một hành động chính trị; cũng như… tiểu thuyết là một cách phủ nhận phiên bản chính thức về sự thật của các nhà chính khách. (Imaginary Homelands)
Tóm lại, Salman Rushdie cũng như Liệu Diệc Vũ kêu gọi người đọc lên tiếng. Thái độ tích cực này sẽ biến từng người công dân thành chứng nhân có ý thức chống lại các âm mưu đánh tráo hoặc bôi xóa sự thật lịch sử của các chế độ toàn trị và bạo quyền.
Chân Phương


Can đảm chính trị, một đức tính

ngày nay bị nghi ngờ


Hình như ta dễ dàng khâm phục sự gan dạ thể xác hơn là sự can đảm tinh thần vào thời buổi loạn thế này. Chúng ta ca ngợi người mang nón cao bồi can cường leo qua rào chắn để cứu nguy các nạn nhân lúc Boston bị đặt chất nổ trong lúc những kẻ khác tháo chạy. Nhưng khó hơn cho chúng ta khi muốn công nhận lòng can đảm ở các vị có tinh thần trách nhiệm chính trị, trừ Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi ra. Có lẽ chúng ta đã thấy biết quá nhiều, và bị các trò thỏa hiệp khó tránh với quyền lực đẩy ta vào thói hoài nghi nhạo báng (cynisme). Còn đâu cái thời của Gandhi với Lincoln!
Điều còn lạ lùng hơn là chúng ta lại đi ngờ vực những ai có thái độ chống các lạm dụng quyền lực hay giáo điều. Trước đây đâu có như vậy. Các ngòi bút và trí thức chống cộng, như Alexander Soljenitsyn và Andrei Sakharov, được ngưỡng mộ rộng rãi vì lập trường của họ. Nhà thơ Osip Mandelstam được khâm phục vì đã viết bài thơ châm biếm Stalin vào năm 1933. Vị lãnh tụ đáng gờm ấy được miêu tả bằng những từ dũng cảm: “Lúc ông ta cười, râu mép động đậy như loài gián”. Bài thơ ấy khiến thi sĩ bị tù đày và sau cùng chết trong một trại lao động xô viết.
Cũng gần đây thôi, vào năm 1989 hình ảnh một người đang xách hai túi thực phẩm dám chặn đường xe tăng giữa Thiên An Môn đã gần như tức thời trở thành biểu tượng toàn cầu của lòng can đảm. Sau đó hình như sự thế đã đổi khác. “Người chặn xe tăng” đã rơi vào quên lãng ở Trung Quốc; và các người biểu tình cỗ vũ cho dân chủ, kể cả những ai đã bỏ mạng trong mấy vụ thảm sát hai ngày 3 và 4 tháng 6 -1989, đã bị giới cầm quyền Bắc Kinh tố cáo gán cho tội chống phá cách mạng.
Thuật diễn giải lại các sự việc là cuộc tranh chấp không ngừng và nó làm rối mù khả năng lĩnh hội của chúng ta khi phán xét những người “can đảm”. Đấy là cách nhà cầm quyền Trung quốc xử lý những kẻ chống đối có danh tiếng nhất. Thói kết án “nghịch tặc” gán cho nhà cầm bút Lưu Hiểu Ba và tội trốn thuế gán cho nghệ sĩ Ngải Vị Vị là những mưu toan cố tình nhằm xóa nhòa lòng can đảm của họ và biến họ thành tội đồ.
Ở Nga, ảnh hưởng của giáo hội Chính Thống mạnh đến nỗi các thành viên bị cầm tù trong ban nhạc Pussy Riot còn bị dư luận nói chung kết tội xúc phạm luân lý vì đã trình diễn sự phản kháng lẫy lừng của họ nơi các khuôn viên của giáo hội. Quan điểm họ cho rằng giới lãnh đạo giáo hội Nga có liên hệ quyền lợi quá khăng khít với tổng thống Putin đã bị bọn người bài bác đông đảo lờ đi, và hành động của ban nhạc thay vì được khen can đảm lại bị cho là thất cách.
Hai năm trước ở Pakistan, cựu thống đốc Punjab là Salman Taseer đã bảo vệ Asia Bibi, một phụ nữ theo đạo Thiên Chúa bị kết án tử hình sai lầm vì pháp luật khắt khe của địa phương đối với tội miệt thị tôn giáo. Do đó ông bị một người bảo vệ của mình ám sát. Tay này, Mumtaz Qadri, lại được hoan nghênh và được thiên hạ đón bằng trận mưa hoa hồng trên đường đến tòa án. Về phần Salman Taseer, ông phải chịu nhiều chỉ trích và dư luận đã chống báng ông.
Tháng Hai 2012, một ký giả kiêm thi sĩ ở Ảrập Sau-đi là Hamza Kashgari đã phổ biến ba ý kiến trên Twitter về nhà tiên tri Mahomet. Sau đó ông khẳng định rằng “đã giành lại quyền” tự do tư tưởng và ngôn luận của mình. Chẳng có bao nhiêu người ủng hộ ông, ông bị kết án phản đạo và có lắm kẻ lên tiếng đòi xử tử ông. Hiện nay ông vẫn ngồi tù.
Các nhà văn và trí thức thời Khai Sáng ở Pháp cũng đã thách đố sự chính thống tôn giáo (orthodoxie religieuse) của thời đại họ, và qua đó sáng lập khái niệm hiện đại về tự do tư tưởng. Voltaire, Diderot, Rousseau với nhiều nhân vật khác trở thành những người hùng trí thức của chúng ta. Khốn khổ thay, chẳng có mấy người trong thế giới Hồi giáo dám nói về Hamra Kashgari như thế.
Tư tưởng mới cho rằng phải kết tội các nhà văn, giáo chức đại học và nghệ sĩ đấu tranh chống sự chính thống tôn giáo và sự bất khoan thứ (intolerance) vì họ đã làm phiền thiên hạ một cách vô ích đang lan truyền nhanh chóng ở cả những xứ như Ấn độ – trước đây từng có thể tự hào về sự tự do trên khắp đất nước mình.
Những năm gần đây, đại họa gia của hội họa Ấn là Maqbool Fida Husain đã buộc phải lưu vong sang Dubai, rồi Luân Đôn nơi ông qua đời. Người ta trách ông đã thể hiện trần truồng nữ thần Ấn độ giáo Sarawasti ( trong lúc chỉ cần quan sát qua loa các tượng hình Ấn độ giáo cổ xưa là có thể nhận ra sự thoát y khá thường xuyên của nữ thần này, cho dù trên người bà đeo đầy ngọc ngà và trang sức.)
Cuốn tiểu thuyết lừng danh của Rohinton Mistry ( bản dịch tiếng Pháp Un si long voyage – Một chuyến đi quá dài , 2003), bị rút khỏi chương trình giảng dậy của đại học Bombay vì những kẻ cực đoan địa phương bài bác nội dung tiểu thuyết. Giáo sư Ashis Nandy bị tấn công vì đã phát biểu các ý tưởng không được chính thống lắm về sự đồi trụy của các giai cấp thấp hèn. Và trong mỗi trường hợp như thế, dư luận chính thức có vẻ đã thu thập sự đồng tình của nhiều bình luận viên cùng một phần quan trọng của dư luận đường phố khi kết luận rằng các nghệ sĩ và giới chức đại học ấy đã tự mình gây ra những phiền lụy nọ và không nên đổ lỗi người khác. Những kẻ mà vào các thời điểm khác trước đây sẽ được ngợi ca là có đầu óc độc lập không giống ai bây giờ càng lúc càng được nghe nhiều người khuyên can: “Mi nên ngồi xuống đi, không khéo mi sẽ làm lật ghe chìm xuồng.”
Đây là thời buổi buồn nản đối với những ai tin vào quyền đẩy lùi các giới hạn của tự do, quyền thử thách rủi ro, cũng như đôi khi quyền biến đổi cách nhìn thế giới của các nghệ sĩ và các công dân bình thường đang bị áp bức.
Không còn gì khác ngoài việc tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của đức tính can đảm này và cố gắng bảo đảm làm thế nào các nạn nhân của sự đàn áp như Ngải Vị Vị, ban nhạc Pussy Riot, Hamza Kashgari, không bị tước đoạt thực chất của họ: những người đàn ông và đàn bà chiến đấu trên tuyến đầu của tự do. Bằng cách nào làm được việc này? Đóng góp chữ ký của bạn vào các kiến nghị chống lại cách đối xử của bạo quyền, tham gia vào các phong trào phản đối. Hãy lên tiếng. Mỗi sáng kiến dù nhỏ bé thế nào cũng có tầm quan trọng của nó.
 Nguồn: Nhật báo LE MONDE 25-5-2013, “Le courage politique, une vertu hier célébrée dont on se méfie à présent”. Gérard Meudal dịch nguyên tác sang Pháp văn. Bản dịch Việt ngữ có các đoạn in đậm do dịch giả nhấn mạnh. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gọi tôi là ‘ông trùm báo lá cải’ thì kinh quá!

Tác giả: Theo Mốt và Cuộc sốngkimdunghn blog 9.12.13
Gọi tôi là “ông trùm báo lá cải” thì kinh quá. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy kiêu hãnh vì điều đó.
Thành danh cả trong lĩnh vực văn chương lẫn báo chí, là bố của hai con đều là du học sinh Mỹ, nhưng Nguyễn Quang Thiều chỉ đợi nghỉ hưu là xếp đồ đạc về quê. Anh tự nhận: Tôi sống ở đây nhưng linh hồn ở lại quê nhà. Và cũng chính anh khi nghe mẹ bảo “con đã thành công” là biết cuộc đời mình coi như không còn gì lo lắng nữa. Anh không chờ đợi những “huân chương” của cuộc đời.
Tôi gặp Nguyễn Quang Thiều vào cuối thu. Cuộc trò chuyện với anh bao giờ cũng kéo dài, vì những điều anh chia sẻ, khi nào cũng khiến người đối diện có thể trào nước mắt. Không phải anh kể chuyện ai đó đau khổ, cũng không phải ngạc nhiên về những phận đời anh cần mẫn gặp trong suốt bao năm. Mà đơn giản, người ta luôn nhận thấy ở những điều anh chia sẻ sự chân thành từ máu thịt. Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài từ sự tiếc nuối đến chuyện… bà Tưng, nhưng cuối cùng vẫn về với làng Chùa và những mùa đổ dế.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều.
Có một kẻ rời bỏ thành phố là tựa cuốn tiểu luận mới nhất của Nguyễn Quang Thiều. Tôi chưa gặp một người nào ít tình cảm với đô thị như anh. Nhưng lại bất ngờ vì biết hai con anh đều đang ở Mỹ.
Tôi luôn hỏi anh trong mỗi dịp gặp gỡ rằng: Sao anh tiếc nuối nhiều điều thế? Và cuộc gặp này, anh giúp tôi lý giải một phần nào.
Thành phố chỉ là nơi tôi kéo thể xác mình đi qua
Đọc về anh nhiều, cả thơ và văn xuôi, tôi nhận thấy, trong anh có nhiều nỗi tiếc nuối, những nuối tiếc ấy luôn gắn với kỷ niệm đẹp đẽ về Làng Chùa (Hà Tây cũ), nơi anh được sinh ra.
Đúng là trong tôi có nhiều tiếc nuối, nhiều nỗi buồn. Tôi buồn vì vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên, đời sống tinh thần và văn hóa con người đang bị chủ nghĩa vật chất xâm thực. Tôi lấy làng quê để nói về nỗi niềm ấy, vì đô thị chúng ta ít điều để nói. Đô thị ở ta với tôi nó vô cảm lắm.
Ở đô thị, chúng ta có những ngôi nhà cao tầng, thậm chí các căn biệt thự. Con người bên trong đó mang nhiều đặc tính từ các vùng quê cộng vào. Trong đó có rất nhiều điều tuyệt vời của những người thôn quê nhưng cũng có nhiều hạn chế cản trở sự phát triển đi đến một đô thị văn minh. Cái tôi kêu lên, cái tôi viết là vẻ đẹp của đời sống đang mất dần đi.
Sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 18 tuổi, anh chọn nơi này vì lý do gì?
Vì sự mưu sinh. Thêm nữa, khi mình đã ở đó có nghĩa mình đã thò tay vào nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để cải tạo thành phố.
Ở Hà Nội, anh đang sống trong một căn nhà thế nào?
Tôi sống trong một căn tập thể rất nhỏ, coi nó như chốn có thể trở về ở tránh mưa, tránh nắng. Còn linh hồn và tinh thần tôi trú ngụ ở làng quê. Thành phố chỉ là nơi tôi kéo thể xác mình đi qua mà thôi.
Tôi vẫn giữ lại căn nhà ở Làng Chùa quê tôi, căn nhà ông nội đã xây cách đây 100 năm và không thay đổi gì cả. Mặc dù tôi có nhiều áp lực phải xây dựng một ngôi nhà mới khang trang hơn. Nhưng tôi vẫn để lại tất cả: một căn nhà với những hàng cau, những cây mận đến mùa trổ hoa, những hàng dâm bụt. Đến bây giờ, những người từng bắt tôi xây nhà tầng khang trang, họ trở về và thấy nó lúc này thật đẹp. Vẻ đẹp văn hóa sẽ không bao giờ chết đi và không có thời gian tính. Vẻ đẹp trong nguồn cội không có thời gian tính, chỉ có cái gì chạy theo mốt, theo trào lưu mới bị thời gian nghiền nát.
Bao lâu anh lại về quê?
Cứ hai tuần tôi lại về quê. Ở đó tôi vẫn còn những điều tuyệt vời: làng xóm, họ hàng, anh em.
Đề cao về văn hóa cội nguồn nhưng hai con của anh đều đang học ở Mỹ. Anh có giấc mơ nào gửi gắm ở con mình không?
Các bạn đang nhìn nước Mỹ ở New York, ở Chicago mà không nhìn nước Mỹ trong tổng thể của nó. Nước Mỹ, đô thị ở đó đích thực là một đô thị, nông thôn là nông thôn như nhiều nước châu Âu khác. Tôi đã đi các nước phát triển, đến Mỹ và tôi thực sự xúc động khi thấy họ bảo vệ cái cây, con chim như bảo vệ con người. Nông thôn với họ không phải là sự lạc hậu mà là những gì trước đó hàng trăm năm hoặc ngàn năm được tạo dựng ra bởi sự tranh đấu, ước mơ, học hỏi, tích lũy và nó ngưng đọng lại thành trí tuệ, văn hóa.
Các con tôi học ở Mỹ, chúng khiến tôi hạnh phúc. Vì chúng đã biết chăm sóc một cái cây, biết bắt đầu lo lắng cho một người già, có trách nhiệm với một nguồn nước ô nhiễm.
Con trai tôi đã học sáu năm ở Mỹ, con gái học đến năm thứ tư rồi, nhưng chúng chưa bao giờ quên ngày giỗ của ông bà, ngày Tết nhất, chúng nhớ từng lối về quê và thỉnh thoảng vẫn làm các món ăn làng quê tại Mỹ. Ở đó, trong tâm hồn của chúng được tạo dựng bằng những yếu tố văn hóa của làng quê Việt với trí tuệ nhân loại cộng lại. Tôi nghĩ người Việt Nam hay bất kỳ người ở dân tộc nào, đi đến văn minh và tương lai đều nên có hai thứ: tâm hồn của xứ sở họ được sinh ra và trí tuệ của nhân loại.
Mẹ nói với tôi: “Con đã thành công rồi”!
Cách anh đang sống, những điều anh đang nghĩ và những việc anh làm nhận được sự đồng tình như thế nào từ người phụ nữ bên cạnh anh, những đứa con của anh?
Người phụ nữ đó nghiêm túc và kỹ lưỡng hơn tôi, có thể nói là“cũ” hơn tôi. Tất cả những cái gì thuộc về trí tưởng tượng, sự xúc động từ đời sống, tôi là người mang lại cho bọn trẻ. Còn những nguyên tắc, những kỷ luật sống là ở bà xã tôi. Cô ấy từ trẻ đã vậy, khiến đôi khi tôi cảm thấy cô ấy như đang sống ở một thời đại khác, không giống những người phụ nữ bây giờ. Nhưng tôi đã học được ở cô ấy sự nguyên tắc trong kỷ luật sống, còn cô ấy học từ tôi sự rung động trước những vẻ đẹp nhỏ nhất.
Người phụ nữ nghiêm khắc vậy làm sao chiếm được trái tim nghệ sĩ như anh?
(Cười) Không phải cô ấy chiếm tôi mà tôi chiếm cô ấy. Cô ấy bị chiếm. Ngày xưa cô ấy học Đại học Văn hóa, tôi vào đó đọc thơ, rồi quen nhau.
Chị ấy có phải người Làng Chùa từ thơ bé với anh không?
Không, cô ấy ở làng khác có tên là Đa Sĩ, cách Hà Đông chỉ 3km, nơi có rất nhiều người tài giỏi đã thành danh.
Anh làm thế nào để nuôi được hai con ở nước Mỹ có đời sống xa xỉ?
Các con tôi đều có học bổng. Con trai được một công ty du học Anh tặng khoảng 70%, còn một phần nữa chúng tôi lo. Nhưng sang Mỹ, cu cậu cũng biết đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ. Tôi có hai người bạn là giáo sư người Mỹ làm giảng viên, gia đình họ cũng là nơi các con tôi có thể trở về trong những dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần. Vợ tôi dạy các con khi trở về đó phải dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, lau bát, phải lao động như một thành viên trong gia đình.
Cuộc sống Mỹ hóa có làm rộng thêm khoảng cách giữa một ông bố thi sĩ với con mình?
Con gái tôi nuôi tóc dài giống mẹ. Mới đây, con bé đã cắt tóc ngắn. Tôi hỏi con: “Con thích mốt này à?”. Con bé trả lời: “Không, con cắt tóc ủng hộ những người ung thư bố ạ”.
Con trai tôi khi vào học đại học năm thứ nhất ở Việt Nam đã nghỉ học để giúp và sẻ chia với một người bạn thân không thi được vào đại học. Lúc đó, tôi khuyên, con có thể vẫn vừa giúp bạn vừa đi học. Con còn có một người bạn luôn đứng sau con đó chính là bố, nên con hãy làm tất cả những gì có thể.
Tôi luôn dạy con, khi làm được điều gì đó cho người khác, không phải là con đang cho đi mà là đang giữ món quà ấy ở lại trong con. Tôi nghĩ con hiểu được và đang sống như thế.
Thế còn món quà anh nhận được từ con mình là gì?
Khi bố tôi nằm trên giường bệnh, tôi về thăm. Mẹ nói với tôi: “Con đã thành công rồi”. Tôi không hiểu câu nói của mẹ, nên hỏi lại. Mẹ bảo: “Mẹ thấy con trai con chăm sóc ông nội thì mẹ biết con đã thành công”. Mẹ tôi luôn nói, thành công không phải việc con đang làm gì, là ai, mà thành công của con chính là các con con trưởng thành.
Tôi cũng tâm niệm rằng, con mình có thể trở thành người tài hoặc không phải người tài. Nhưng đến giờ con trai tôi 28 tuổi, con gái 24 tuổi, tôi có thể yên tâm vì chúng sẽ đều là người tốt. Vậy là tôi đã thành công mỹ mãn.
Còn lại, tôi không quan trọng điều gì cả. Năm nay tôi đã 56 tuổi, cuộc đời đang trôi dần về phía cái chết. Nhiều người gặp tôi hỏi: “Khỏe không”, tôi đều rộng ngoác miệng cười: “Đang đi gần đến phần mộ của mình nhiều hơn rồi”.
Tôi đọc được sự “mỹ mãn” đó trong anh! Nhưng anh có cảm thấy còn điều gì đó “tệ hại” nơi mình?
À, có một điều tệ hại là tôi đắm mê rất nhiều chuyện. Như vừa rồi, khi vào cuối hạ, tôi và vài anh bạn khác về quê, chú em tôi cũng về. Đến đầu làng, một đứa cháu chạy ra thông báo: “Chú ơi, có rất nhiều tổ dế ở chân đê”. Tôi vui quá. Thế là những ông già như chúng tôi đã đi đổ dế suốt buổi trưa đó. Chúng tôi mang những con dế về thành phố cho những đứa trẻ khác và thông báo với nhiều người bạn rằng: dế đã về trong chân đê. Những ngày xưa đẹp đẽ như trở lại với hoa tầm xuân dại, tiếng dế kêu và những mùa châu chấu voi… Tôi nghe thấy điều đó và tôi hạnh phúc.
Có lần người ta hỏi tôi: Thơ là gì? Tôi trả lời rằng: “Thơ là để làm sống lại những gì đã chết và làm mới lại những điều đã cũ”.
Anh có ngại không khi nhắc đến tên Nguyễn Quang Thiều hiện nay, người ta gọi anh là “ông trùm báo lá cải”?
Tôi không coi thường đối tượng nào, nhưng tôi biết có những tờ báo chỉ có một tầng lớp nhất định nào đó muốn tiếp cận hoặc bày tỏ chính kiến. Họ là lượng bạn đọc quan trọng và tôi có một sản phẩm dành cho họ. Tôi cũng muốn có những tờ báo để kể các câu chuyện bình dân, gần gũi nhưng vẫn có thể lý giải được nguyên nhân sâu xa của xã hội, của mỗi hành động tội lỗi từ con người.
Ngày xưa, tôi có tám năm liền đạp xe từ Hà Đông lên khu Nguyễn Du làm việc. Tôi tính quãng đường đã đi bằng xe đạp là quãng đường tôi vòng quanh trái đất rất nhiều lần với sự bền bỉ, bất kể nắng mưa. Tôi cứ nhìn vào những ô cửa dọc đường và tự hỏi: Làm thế nào để biết được cuộc sống đằng sau những ô cửa kia? Đó cũng có thể là cách thức, điều mong muốn biết của các nhà văn.
Gọi tôi là “ông trùm báo lá cải” thì kinh quá. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy kiêu hãnh vì điều đó. Cần phải nói sự thật rằng, tôi đã khai sinh ra một trường phái báo chí từ thời Văn nghệ trẻAn ninh thế giới cuối tháng và giờ là Cảnh sát toàn cầu. Tất cả những tờ báo ấy chỉ có một mục đích duy nhất là đi sâu vào số phận con người. Và dù người được viết là ông thủ tướng hay một người nông dân, nhất định họ phải có số phận.
Còn lá cải, bản thân nó không phải cái xấu, nó chỉ mang đến thông tin bình dân nhất với muôn vẻ đời sống tới bạn đọc. Nhưng chúng ta đã nhìn nhận nó một cách lẫn lộn. Và cách nhìn đó, cách thẩm định đó tùy thuộc vào từng người.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
————-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chơi đắt giá?

Hàng không mẫu hạm không phải là thứ để "trang điểm"...


Khởi hành ngày 26-11-2013 và sau vỏn vẹn ba ngày nếm mùi gió mặn biển Đông, “hàng không mẫu hạm” Liêu Ninh đã an toàn trở về cảng Tam Á (Hải Nam), không mảy may sứt mẻ! Đây là chuyến ra khơi biển Đông đầu tiên của Liêu Ninh (được hộ tống bởi hai khu trục hạm và hai hộ tống hạm). “Chúng tôi đã chuẩn bị tốt và chuyến hải hành là một thành công” - thuyền trưởng Trương Tranh nói…

Để xây dựng một hải quân mạnh hoàn toàn không phải cứ bỏ tiền ra mua hàng không mẫu hạm là xong chuyện. Nội chi phí để vận hành một hàng không mẫu hạm Mỹ đã ngốn đến ít nhất 1 triệu USD/ngày! Ngay cả Nga còn chịu không nổi. Hiện Nga chỉ có một hàng không mẫu hạm, chiếc “Đô đốc Kuznetsov”, được hạ thủy thử nghiệm năm 1989, biên chế vào Hạm đội biển Bắc năm 1991, và mãi đến năm 1995 mới hoạt động chính thức như một hàng không mẫu hạm thật sự. Kể từ đó, con tàu 55.000 tấn này, thiết kế mũi hếch (ski-jump), chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, chỉ mới “đi làm nhiệm vụ” bốn lần và cả bốn đều đến Địa Trung Hải. Trong khi đó, hàng không mẫu hạm Mỹ thường được nhận “sự vụ lệnh” và “đi công tác” ít nhất 6 tháng mỗi hai năm. Chiếc USS Enterprise chẳng hạn, được biên chế năm 1962, đã thực hiện 25 chuyến công tác trước khi nghỉ hưu năm 2012. 

Có thể nói thêm một chút về hàng không mẫu hạm lớp “Đô đốc Kuznetsov” mà tàu Liêu Ninh là chiếc duy nhất thứ hai thuộc lớp này. Một trong những vấn đề lớn nhất của “Đô đốc Kuznetsov” là hệ thống phát điện. Nó chạy bằng turbin hơi nước với hệ thống bồn đun áp suất mà tờ Defense Industry Daily miêu tả một cách lịch sự là “hơi bị khiếm khuyết”. Chuyện “chết máy” giữa chừng xảy ra như cơm bữa (cho nên, mỗi lần “Đô đốc Kuznetsov” đi “hành quân”, phải có vài chiếc tàu kéo đi theo yểm trợ! – theo Foreign Policy 24-10-2013). 

Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu khiến cuộc sống thủy thủ trên tàu thường xuyên gặp khó khăn. Năm 2009, một bảng điện hỏng phát cháy đã làm chết một thủy thủ. Đó cũng là năm mà “Đô đốc Kuznetsov” làm tràn hàng trăm tấn nhiên liệu ra biển trong một lần tiếp liệu. Hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt cũng tệ không kém. Vào mùa đông, nước đóng băng bên trong khiến nhiều đường ống bị nứt gãy… Tàu có hơn 50 nhà xí nhưng ½ trong số đó được dán bảng “ngưng hoạt động”. Gần 2.000 người với 25 nhà xí rõ ràng vấn đề chẳng phải chuyện nhỏ… Với thiết kế mũi hếch, “Đô đốc Kuznetsov” còn buộc chiến đấu cơ Sukhoi khi cất cánh phải nhẹ, tức không được mang theo nhiều vũ khí và cả nhiên liệu!

Ấn Độ đã biết thế nào là nỗi khổ với hàng không mẫu hạm “đồng nát”! Năm 2004, New Delhi hạ bút ký hợp đồng 1,5 tỉ USD mua chiếc Đô đốc Gorshkov (lớp Kiev) với phong cách… “bán cổ điển” (1982). Hồi ở Nga, con tàu 45.000 tấn này chỉ chở vài trực thăng và máy bay Yakovlev. Thế là Ấn chi thêm tiền để boong tàu được mở rộng, với hệ thống phóng dành cho 16 chiếc MiG-29. Được đặt tên INS Vikramaditya, chiếc tàu này dự kiến được đưa vào phục vụ năm 2008. Tuy nhiên, tiến trình sửa chữa cù nhằng. Chi phí nâng gấp đôi và chương trình chạy thử được dời đến tháng 9-2012. Trong một lần thử, khi vận tốc được đẩy lên 32 knot (gần 60 km/giờ), hệ thống bồn đun đã suýt bị cháy. Lại sửa, lại hoãn, lại chi thêm tiền… Cuối cùng, mãi đến tháng 11-2013 INS Vikramaditya mới về đến “nhà”! Dù vậy, Ấn Độ vẫn kỳ vọng INS Vikramaditya có thể giúp họ “thay đổi cuộc chơi”. Nó vẫn là con tàu lớn nhất Hải quân Ấn hiện tại, có thể chở trực thăng Kamov-31 và chiến đấu cơ “đa nhiệm” MiG 29K… Tháng 8-2013, Ấn Độ cũng khởi động chương trình đóng hàng không mẫu hạm “cây nhà lá vườn”: chiếc INS Vikrant 35.000 tấn, dự kiến chạy thử nghiệm năm 2016, trước khi được đưa vào hải quân năm 2018...

Không phải tất cả hàng không mẫu hạm ve chai đều thuộc Nga. Anh và Pháp cũng thường bán tàu cũ loại flap-top cho các anh nhà nghèo. Năm 2000, Hải quân Brazil tậu được chiếc Foch của Pháp với giá 12 triệu USD. Phục vụ hải quân Pháp từ năm 1963, con tàu già hết xí quách 33.000 tấn này chỉ chở được 40 chiến đấu cơ và một ít trực thăng. Brazil đặt tên lại cho nó là “Sao Paulo”. Trong bốn năm đầu tiên, nó tham gia loạt tập trận trong khu vực; có lúc “bơi” cùng với USS Ronald Reagan. Sao Paulo cho đến nay vẫn là chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất khu vực Mỹ Latin. Tuy nhiên, dấu hiệu của tuổi tác quá đát đã thể hiện. Dù Brazil chi thêm 100 triệu USD để nâng cấp, các vụ cháy năm 2005 và 2012 trên Sao Paulo cũng làm chết hai thủy thủ, khiến nó “chỉ còn chức năng treo cờ và thực hiện một số sứ mạng đơn giản nhẹ nhàng”, như miêu tả của chuyên san Warships International Fleet Review. 

Trở lại với chiếc Liêu Ninh. Mới đây, tờ Trung Quốc Thanh Niên báo số ra ngày 6-11-2013 (dẫn lại từ WantChinaTimes 8-12-2013) đã thừa nhận tàu Liêu Ninh vẫn chưa thể tạo ra được cục diện biến chuyển tại biển Đông. 5 điểm yếu của “Liêu Ninh mẫu hạm” được dẫn ra gồm: 1/ Lệ thuộc kỹ thuật Nga khiến hạn chế tầm hoạt động và hữu dụng ngoài biển khơi; 2/ Còn quá kém so với hàng không mẫu hạm Mỹ khi mà tàu Mỹ hiện đã có thể làm nơi tác chiến cho chiến đấu cơ UAV; 3/ Hệ thống điện tử và vũ khí của Liêu Ninh lẫn chiến đấu cơ J-15 còn quá lạc hậu so với tàu Mỹ lẫn với các máy bay Super Hornet (chưa kể F-35B cất cánh thẳng đứng); 4/ Tàu Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye với tầm hoạt động rộng mà trực thăng Kamov KA-31 không thể so bằng; 5/ Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được nhóm tác chiến hỗ trợ Liêu Ninh. 

Trước mắt, Trung Quốc có thể an ủi với một chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ lớp Nimitz mà họ đã… tự đóng! To bằng tàu Nimitz thật nhưng con tàu này làm bằng… bê tông cốt sắt! Lấy theo mẫu y như Nimitz, nó được đặt tên là “hàng không mẫu hạm Tân Châu”. Được dựng trên cái hồ nhân tạo tại Tân Châu (Sơn Đông), nó được thiết kế làm… địa điểm du lịch. Trên tàu dự kiến có cinema, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn… Dự án được khởi động năm 2005 nhưng hết tiền giữa chừng. Mãi đến năm 2008 mới có một nhà hàng và một quán bar khai trương trên boong “chiến hạm”. Thoạt đầu làm ăn cũng tạm nhưng sau hầu hết đều đóng cửa bởi chi phí thuê mặt bằng cao, và bởi yếu tố an toàn: ít ai dám lên kiến trúc bê tông xây dang dở này! Ngay cả làm tàu giả để chơi mà cũng chẳng xong! Hiện tại, nhiều người Trung Quốc vẫn đến gần nó, để chụp ảnh kỷ niệm, và có lẽ cũng để ao ước hải quân Trung Quốc có một con tàu hoành tráng như thế; mà là tàu thật. Đương nhiên!

Nguồn: FB Manh Kim

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân vật số 2 Triều Tiên Jang Song Thaek đã bị xử tử?


TTO - Theo một đài phát thanh của những người Triều Tiên lưu vong, ông Jang Song Thaek - dượng của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un, đã bị xử tử cùng các nhân vật thân cận.
Bức ảnh phát trên truyền hình nhà nước Triều Tiên cho thấy ông Jang Song Thaek bị bắt giữ ngay trong một cuộc họp do ông Kim Jong Un chủ trì - Ảnh: news.com.au

Thông tin trên được đưa ra sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên xác nhận ông Kim Jong Un đã cách chức ông Jang Song Thaek vì “tội ác chống đảng và phản cách mạng”.
Theo các nguồn tin này, ông Jang đã bị cảnh sát bị bắt ngay trong một cuộc họp diễn ra ngày 8-12 dưới sự chủ trì của ông Kim Jong Un, kèm theo bức ảnh về vụ bắt giữ.
Tuy nhiên theo Đài phát thanh Bắc Triều Tiên tự do (đài phát thanh của những người Triều Tiên lưu vong có trụ sở tại Seoul), bức ảnh thật ra được chụp từ trước đó, trên thực tế ông Jang đã bị xử tử hôm 5-12.
Dẫn các nguồn tin cấp cao từ Triều Tiên, đài này nói ông Jang cùng 6 nhân vật thân cận đã bị xử tử tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Phía cơ quan tình báo và Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói họ không biết về vụ xử tử này.
Ông Jang Song Thaek từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong đảng và quân đội Triều Tiên, trong đó có chức vụ phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia.
MINH ANH

















Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xi Jinping Brings Military Into Line - Tập Cận Bình chỉnh đốn quân đội


Xi Jinping Brings Military Into Line
Tập Cận Bình chỉnh đốn quân đội



Chinese para-military police stand guard in Tiananmen Square on Nov. 8, 2013. China’s Central Military Commission have set up special inspection groups that will investigate leading officers in the military and the People's Armed Police, according to the state-run Xinhua News Agency. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)

Cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 8/11/2013. Theo Cơ quan Tân Hoa Xã, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc đã thành lập các ban thanh tra đặc biệt nhằm thanh tra các quan chức lãnh đạo trong quân đội và Lực lượng Cảnh sát Nhân dân. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)


New inspection groups will target corruption and enforce loyalty


By Lu Chen
Epoch Times
November 26, 2013
Lu Chen
Epoch Times
26/11/ 2013


Very soon after Xi Jinping became head of the Chinese Communist Party, he began targeting corruption, and Party leaders of suspect loyalty found themselves under investigation. Now he is putting the military in his sights, and a new anti-corruption campaign is meant to make sure it obeys him.


Ngay sau khi Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông bắt đầu tập trung vào nạn tham nhũng và tiến hành thanh tra các nhà lãnh đạo Đảng bị tình nghi. Hiện tại ông đang đặt quân đội trong tầm ngắm của mình và đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng mới nhằm đảm bảo rằng quân đội phải tuân lệnh ông.



China’s Central Military Commission (CMC) met Nov. 18-20 in Beijing to set up special inspection groups and train the groups’ leaders, according to regime mouthpiece Xinhua. The new groups’ mission will be to examine Party members who play leading roles in the military and the People’s Armed Police, the more than one-million strong force tasked with putting down domestic disturbances in China.


Theo cơ quan tuyên truyền của chính quyền Tân Hoa Xã, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc (CMC) đã có cuộc họp từ ngày 18 đến 20 tháng 11 ở Bắc Kinh nhằm thành lập các ban thanh tra đặc biệt và huấn luyện các trưởng ban. Nhiệm vụ của các nhóm này là phải đánh giá những thành viên của Đảng đang giữ vai trò lãnh đạo trong quân đội và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân – một lực lượng hùng mạnh với nhiệm vụ dập tắt tình hình rối loạn trong nước.


The inspection groups are to determine whether the military officials tightly follow the Communist Party’s discipline and principles, and whether there is abuse of power, bribery, corruption, bureaucracy and so on in the military, according to the Party mouthpiece People’s Daily.


Theo tờ nhật báo Nhân Dân, các ban thanh tra phải xác định được quan chức quân đội có tuân thủ chặt chẽ kỷ cương và nguyên tắc của Đảng Cộng sản hay không, trong quân đội có tình trạng lạm dụng quyền lực, hối lộ, tham nhũng, quan liêu,… hay không.


The effort is being given a high priority. It will be led by the vice-chair of the CMC, Xu Qiliang, who said top officers will be especially targeted, according to Xinhua.


Nỗ lực chống tham nhũng đang là ưu tiên hàng đầu. Theo Tân Hoa Xã, chiến dịch được dẫn dắt bởi Phó Chủ tịch của CMC là ông Xu Qiliang – người từng tuyên bố rằng phải đặc biệt nhắm vào các quan chức cấp cao.


Local Loyalties

The new inspection groups are part of a broad-based effort by Xi Jinping to ensure his control over China’s military.

This month Xi has made several significant changes to the military leadership.

Củng cố lòng trung thành ở cấp địa phương

Các ban thanh tra mới là một phần trong nỗ lực tăng cường mở rộng của Tập Cận Bình để đảm bảo quyền kiểm soát của ông đối quân đội Trung Quốc.

Trong tháng này Tập đã thực hiện một số thay đổi đáng kể về vấn đề lãnh đạo quân đội.

On Nov. 15, the CMC changed the commanders in Sichuan and Guizhou Provinces. On Nov. 18, the heads of Armed Police in Heilongjiang, Gansu, and Zhejiang provinces were also changed.

Political commentator Lan Shu told New Tang Dynasty TV that by making major changes in leading officials in the military and in local governments, Xi is breaking the pattern of interests and networks that are in place. Factions that might go against Xi’s authority lose their ability to do so.


Vào ngày 15 tháng 11, CMC thay đổi các chỉ huy quân sự ở tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu. Vào ngày 18 tháng 11, người đứng đầu của Lực lượng Vũ trang ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cam Túc, và Chiết Giang cũng bị thay đổi.

Nhà bình luận chính trị Lan Shu nói với kênh truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) rằng bằng cách thực hiện những thay đổi chính yếu trong dàn quan chức lãnh đạo quân đội và chính quyền địa phương, Tập đang phá vỡ mô hình các nhóm lợi ích và các mạng lưới còn tồn tại. Các phe phái mà có thể chống lại chính quyền của ông Tập sẽ mất khả năng thực hiện điều này.


Changing the top officers, though, does not ensure that the authority of Party central extends all the way through the military.


Tuy vậy việc thay đổi các quan chức cấp cao không chắc chắn rằng chính quyền Trung ương Đảng được mở rộng hoàn toàn thông qua quân đội.


“Many of the heads in the central governmental departments have been changed. But lower officials in the provincial level and in local governments may not follow the new heads. Because different military regions have their own local interests.” Wu Fan, chief editor of the online magazine China Affairs, told NTD.

Wu Fan – tổng biên tập của tạp chí trực tuyến China Affairs nói với NTD rằng “Nhiều nhà lãnh đạo trong các cơ quan chính phủ trung ương đã bị thay đổi. Nhưng các quan chức thấp hơn ở cấp tỉnh và cấp địa phương có thể không tuân theo các nhà lãnh đạo mới. Bởi vì các quân khu khác nhau có lợi ích riêng của mình”.

The new army inspection groups help Xi overcome those local interests. They are a bludgeon held over the heads of military officers at the local level.


Nhóm thanh tra vũ trang mới giúp ông Tập vượt qua nhóm lợi ích đại phương. Họ sẽ giống như một chiếc dùi cui được nắm trên đầu các sĩ quan đội ở cấp địa phương.


“The purpose of this new inspection group is to give warning taps to the officials in local military units to let them advocate for Xi Jinping,” Hu Ping, chief editor of the online magazine Beijing Spring told Epoch Times in a phone interview, “It’s to tell local officials that if they don’t advocate for Xi, they may be sacked in an anti-corruption campaign.”


Hu Ping, tổng biên tập của tạp chí trực tuyến Beijing Spring, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với thời báo Kỷ Đại Nguyên đã nói “Mục đích của ban thanh tra mới là phải đưa ra cảnh báo cho quan chức ở các đơn vị quân sự địa phương để khiến họ ủng hộ cho Tập Cận Bình. Phải nói với họ rằng nếu họ không hậu thuẫn cho Tập, họ có thể bị sa thải trong chiến dịch chống tham nhũng.


Revering Military Power

The Chinese Communist Party has worshiped military power and considered it the key in determining who rules since Mao Zedong’s time. Mao had a famous slogan: “Political power grows out of the barrel of a gun.”

Current leader Xi Jinping has shown he has grasped this point. In a change in recent precedent, Xi became the chairman of the Central Military Commission of China immediately upon becoming head of the CCP.


Tôn sùng quyền lực quân sự

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã luôn tôn sùng quyền lực quân sự và xem nó như chìa khóa để quyết định ai là người thống trị kể từ thời Mao Trạch Đông. Mao đã có một câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Quyền lực chính trị phát sinh từ họng súng”.

Người đứng đầu Đảng hiện tại là Tập Cận Bình cho thấy ông đã nắm bắt điểm này. Trong sự thay đổi mang tính tiền lệ gần đây, Tập trở thành Chủ tịch của Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc ngay khi trở thành người đứng đầu của CCP.




“Xi Jinping is the first one to seize the real power over the Party and military in such a short time since Deng Xiaoping,” said Heng He, an Epoch Times columnist who writes on China’s politics.

“The CCP’s power system is not democratic. It’s neither supported by public opinion nor by the system,” the Beijing Spring editor Hu Ping said, “Therefore, deciding who gets the political power often depends on how much military power and armed police you have, especially in Beijing.”


Heng He – người phụ trách chuyên mục chính trị Trung Quốc của thời báo Đại Kỷ Nguyên Epoch Times cho biết, “Tập Cận Bình là người đầu tiên nắm bắt quyền lực thật sự đối với Đảng và quân đội trong thời gian ngắn này kể từ thời Đặng Tiểu Bình”.

“Hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề dân chủ. Nó không được  hậu thuẫn bởi công luận hay bởi hệ thống”, Hu Ping – nhà biên tập báo Beijing Spring cho biết. “Vì vậy việc quyết định ai nắm quyền lực chính trị thường phụ thuộc vào việc bạn nắm bao nhiêu quyền lực quân sự và cảnh sát trong tay, đặc biệt là ở Bắc Kinh”.


“If one has that military power, no other central CCP members dare to interfere when you host a meeting or make any decisions,” Hu said.

While the new inspection groups are meant to ensure Xi Jinping enjoys undisputed control of the military, don’t expect to read about their activities in China’s state-run press.


Hu nói “Nếu một người nắm được quyền lực quân sự, sẽ không thành viên Đảng Cộng sản nào dám can thiệp khi bạn chủ trì một cuộc họp hoặc ra các quyết định”.

Không còn nghi ngờ gì rằng ý nghĩa của các ban thanh tra là để đảm bảo Tập Cận Bình muốn kiểm soát quân đội, vì vậy đừng trông đợi được đọc về các hoạt động của họ trên báo chí nhà nước Trung Quốc.

Central Party School professor Zhang Xixian told the Party mouthpiece Beijing Youth Daily that the secrecy of the army inspection group is even stricter than that of the central inspection group. The inspection’s results probably won’t be published, Zhang said.

The army inspection will be launched by the end of this year, Xinhua reports.
Zhang Xixian – Giáo sư trường Đảng Trung ương nói với nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh rằng tính bảo mật của nhóm thanh tra quân sự thậm chí khắc nghiệt hơn nhóm thanh tra trung ương. Kết quả thanh tra có thể sẽ không được công bố, Zhang nói.

Tân Hoa Xã báo cáo,việc thanh tra quân đội sẽ được tuyên truyền vào cuối năm nay.





Phần nhận xét hiển thị trên trang