Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Không biết các vị có thích chi tiết nào trong bài này không? LV


Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà  văn Hà Nội
“Nguyên vẫn là Nguyên”
Hồng Thanh Quang









Tôi biết anh từ khá lâu rồi, khi tôi còn là nhà báo trẻ mang  quân hàm thượng úy ở tòa soạn Báo Quân đội nhân dân. Tuổi tác xêm xêm cộng với  những đam mê văn học đã khiến chúng tôi dễ trở nên gần nhau… Rồi thời gian trôi  qua, công việc cơ quan đã làm tôi thay đổi nhiều, không chỉ già đi mà còn sợ mạo  hiểm hơn.
Còn Phạm Xuân Nguyên vẫn không mấy khác. Trên cương vị của mình và cả do những suy tư riêng nên càng ngày tôi càng phát hiện thấy ở Phạm Xuân Nguyên thêm những quan điểm không giống mình, thậm chí có đôi thứ còn  trái nhau. Thế nhưng, tôi luôn tôn trọng những gì anh suy nghĩ và trình bày  trước công chúng, chí ít là vì chúng luôn thành tâm và nhất quán. Và tôi còn  nghĩ, độc giả của chuyên đề An ninh thế giới Cuối tháng cũng nên biết tới những  quan điểm của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, có thể để đồng tình hoặc có thể để phản bác… Tranh luận, như người xưa đã nói, luôn là động lực của sự phát triển…
- Hồng Thanh Quang: Anh  cũng quá biết rằng, ngày hôm nay luôn luôn phải bắt đầu từ ngày hôm qua. Chính  vì thế tôi muốn hỏi anh câu đầu tiên là, trước khi trở thành Chủ tịch Hội Nhà  văn Hà Nội, anh đã nghĩ thế nào về những người tiền nhiệm của mình, thí dụ như nhà văn Tô Hoài hay nhà thơ Bằng Việt? Theo anh, đâu là bí quyết đã giúp cho hai “đầu lĩnh” này có thể duy trì được vai trò của mình trong những khoảng thời gian  rất đáng kể trên cương vị đòi hỏi quá nhiều kỹ năng ứng xử như thế?
- Nhà phê bình văn học Phạm Xuân  Nguyên: Nhà văn Tô Hoài và nhà thơ Bằng Việt chủ yếu là ở vị trí đứng đầu  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (viết tắt HLH) chứ không phải hội chuyên  ngành như Hội Nhà văn Hà Nội. Cụ thể nhà văn Tô Hoài là Chủ tịch HLH từ khóa đầu  thành lập (1966) đến khóa VI (1984). Sau đó nhà thơ Bằng Việt kế nhiệm từ khóa  VII (1989), rồi từ khóa IX (2001) đến khóa XI (2011) cho đến nay. Cả hai ông đều  là người Hà Nội, đều là những tác giả nổi tiếng, đều có uy tín trong văn giới và  xã hội. Phong cách lãnh đạo của hai ông là việc văn nghệ cứ hành xử theo cung  cách văn nghệ, tạo sự thoải mái, tự nhiên cho văn nghệ sĩ được sống và làm nghề theo đúng đặc thù văn chương nghệ thuật. Có chuyện gì rắc rối, phức tạp nảy sinh  thì hai ông đều biết cách hóa giải nhẹ nhàng, dễ chịu cho cả người sáng tạo lẫn  cơ quan quản lý. Nếu nói theo một cách nói rất được truyền tụng về lãnh đạo văn  nghệ của nhà thơ Vũ Cao (1922 - 2007) khi ông làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội rằng “lãnh đạo văn nghệ là không lãnh đạo gì cả” thì nhà văn Tô Hoài và  nhà thơ Bằng Việt đã phần nào có được ứng xử đó trong thời kỳ hai ông là người  chịu trách nhiệm lãnh đạo cao nhất của HLH.
Anh, với tư cách một nhà phê  bình văn học, đánh giá thế nào về văn của “cụ dế mèn phiêu lưu ký” Tô  Hoài?
- Tô Hoài là nhà văn của đời thường, của  người thường. Văn ông cứ nhẩn nha mà kể chuyện đời, cứ tỉ mẩn mà đi sâu vào mọi  ngóc ngách của đời. Đọc văn Tô Hoài là được nghe một người biết nhiều thứ, hiểu  nhiều lẽ, trò chuyện chậm rãi, có dí dỏm, có cười cợt, nhưng hơn cả là có sự trải đời thấm vào từng câu chữ, cách viết. Cho nên văn Tô Hoài không nặng về tính thời sự hiểu theo nghĩa là tức thời, kịp thời, ngay cả khi ông phải viết  cho một đề tài, một sự kiện có tính thời sự nào đó. Đọc ông cứ phải từ từ thì  mới thấm được.
Anh nghĩ thế nào về thơ của  anh Bằng Việt? Anh nghĩ thế nào về phẩm chất “công chức” của luật gia Bằng  Việt?
- Thơ Bằng Việt xuất hiện trong dàn thơ thế hệ chống Mỹ bằng một giọng điệu sang trọng mang chất suy tưởng với cảm xúc  thơ nhiều suy tư. Chỉ cần đọc tập thơ Hương cây - Bếp lửa (1968), tác phẩm đầu tay Bằng Việt in chung cùng Lưu Quang Vũ, đã thấy  sự khác biệt nổi bật của hai người thơ, hai giọng thơ rồi ra sẽ in đậm dấu ấn  trong thơ Việt hiện đại nửa cuối thế kỷ XX. Chính chất suy tưởng lắng đọng trong  bề dày tri thức, văn hóa được tiếp thu kỹ từ thời trẻ và được thể hiện bằng một  năng lực thơ tinh tế đã khiến thơ Bằng Việt không cũ đi với thời gian. Tôi vẫn  thuộc nhiều thơ của ông và vẫn thường dùng thơ ông cho nhiều công việc văn  chương hiện nay thấy rất thích dụng. Còn về phẩm chất “công chức” của “ông quan” Bằng Việt (ông có thời là Thành ủy viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành  phố Hà Nội) thì một phần có lẽ là do tạng người, khí chất ông vậy, và phần nữa  là do nghề ông được đào tạo là nghề luật đòi hỏi phải có chất “bureaucratie” chăng. Điều này sẽ gây hạn chế cho ông trong các công việc quản lý hành chính cụ thể, tuy như trên tôi đã nói, ông biết quan niệm về lãnh đạo văn nghệ là tôn  trọng đặc thù.
Và bây giờ, khi đã “cầm  trịch” ở Hội Nhà văn Hà Nội không chỉ một năm, anh có thay đổi gì trong cách  nghĩ và cách cảm của mình về công việc của một ông Chủ tịch tổ chức tập hợp làng  văn thủ đô không? Xin hỏi thực, anh đã cảm thấy mệt mỏi  chưa?
- Có gì đâu mà mệt mỏi. Tôi được các hội  viên bầu lên với số phiếu cao và được ban chấp hành tín nhiệm giao chức Chủ tịch  Hội. Tôi không ham chức ham quyền, không lo giữ mình, giữ ghế. Tôi chỉ làm những  gì thấy có lợi cho anh chị em hội viên, thấy cần thiết cho một hội nhà văn ở thủ  đô. Vậy nên tôi rất thảnh thơi. Tôi làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN)  khóa X (2006 - 2010) và Chủ tịch khóa XI (2011-2015). Thực sự tôi thấy nhẹ nhàng, thoải mái, vì tôi quan niệm Hội là mái nhà chung cho anh chị em nhà văn  tập hợp, quây quần sinh hoạt để có thêm năng lực tinh thần cho từng trang viết  cá nhân của mình. Hội là đoàn thể vui vẻ, đoàn kết những người cùng chung một đam mê sáng tạo. Cách lãnh đạo của tôi, nếu có thể nói được thế, là tự nhiên và  chân thực. Tôi thích nhất câu nhận xét của nhiều hội viên sau năm đầu tôi làm  Chủ tịch Hội là tôi không có cái vẻ “quan” gì cả, Nguyên vẫn cứ là Nguyên như mọi người từng biết, từng quen. Đối với tôi, đó là lời đánh giá cao  nhất.
Cá nhân anh đánh giá thế nào  về hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội ở thời điểm hiện nay? Có những thay đổi gì đáng kể so với các giai đoạn trước?
- Ở trên tôi vừa nói Hội là vui. Để vui  thì người đứng đầu chịu trách nhiệm trước hội viên phải biết tạo ra các cuộc  chơi mang chất văn chương như tọa đàm, hội thảo, đi thực tế, tham quan, mở trại  viết, giao lưu, gặp gỡ. Tôi nói cuộc chơi theo nghĩa là những hoạt động hội đoàn  có tính chuyên môn thu hút đông đảo người tham gia, tham dự hết lòng, hết mình, đem lại cho mọi người cảm giác phấn chấn, hào hứng được tiếp thêm tri thức, hiểu  biết, tinh thần, cảm hứng. Mọi người tham gia vào đấy là dự vào một cuộc chơi  lớn của cái đẹp, cái hay. Nhiệm kỳ XI của HNVHN đã đi được một nửa thời gian và  tôi có thể nói hoạt động của Hội đã phong phú, sôi động hơn trước nhiều. So với  các thời trước, các hoạt động như tọa đàm, hội thảo và đi thực tế được tăng lên. Đặc biệt từ năm 2013, Hội đã mở ra các cuộc sinh hoạt chuyên đề vào ngày 10 hàng  tháng, bất luận rơi vào thứ mấy trong tuần, để các hội viên được nghe nói  chuyện, trao đổi, cập nhật thông tin thời sự về mọi mặt đời sống xã hội hiện  nay. Diễn giả tại các cuộc này là các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực của  mình. Cho đến nay HNVHN đã có những sinh hoạt chuyên đề như về nhà văn Nobel  2012 Mạc Ngôn (diễn giả Trần Đình Hiến, tháng 1), về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc  (diễn giả Dương Danh Dy, tháng 3), về kinh tế Việt Nam (diễn giả Lê Đăng Doanh,  tháng 4), về thực trạng giáo dục Việt Nam (diễn giả Hồ Ngọc Đại, tháng 6), về tư duy (diễn giả Chu Hảo, tháng 8), về văn học Việt Nam hải ngoại (diễn giả Thái Kế Toại, tháng 9)... Các cuộc sinh hoạt chuyên đề này không bó hẹp trong phạm vi  hội viên, mà mở rộng cho tất cả những ai quan tâm cùng nghe. Giờ đây nhiều hội  viên cứ mong chờ đến ngày 10 hàng tháng để được đến 19 Hàng Buồm nghe nói  chuyện. Vừa rồi tôi có báo cáo ở Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội về hoạt động của  HNVHN nửa nhiệm kỳ, một đồng chí phó trưởng ban khi xem bảng kê các hoạt động  của chúng tôi ba năm qua đã phát biểu ngạc nhiên trước những việc Hội đã làm được như vậy.
Liệu những hoạt động đó có  phải là phần bổ sung vào những hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam đối với giới  cầm bút hay là một phương thức hoạt động khác với những tiêu chí  khác?
- HNVHN không phụ thuộc Hội Nhà văn Việt  Nam (HNVVN) về mặt tổ chức. Và do đó đương nhiên hoạt động của HNVHN không phải  là để bổ sung cho hoạt động của HNVVN. Chúng tôi có những hoạt động riêng của  mình xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi và tình hình thực tiễn của các nhà văn trên địa bàn Hà Nội. Tiêu chí chung nhất và cao nhất quán xuyến mọi công việc của  chúng tôi là “tính thủ đô”. Phương châm của HNVHN thấu suốt trong mọi hoạt động  là “ba trong một”. HNVHN là của một địa phương, nhưng địa phương đó là Hà Nội,  nhưng Hà Nội là thủ đô của cả nước. Vậy nên, Hội có tính phong trào nhưng phải  vươn tới đỉnh cao. Hội ở vị thế địa phương nhưng phải có tầm thủ đô.
Anh đánh giá thế nào về các  nhà văn tham gia HNVHN? Liệu có đặc thù chung nào ở những người viết văn làm thơ tại thủ đô hay không? Liệu hội viên HNVHN có đặc thù gì khác so với hội viên  HNVVN không?
- Đặc thù chung của hội viên HNVHN là họ  đang sống và làm việc ở Hà Nội. Còn đặc thù của hội viên HNVHN so với các hội  viên HNVVN là họ đang sống và làm việc tại thủ đô. Chính chất Hà Nội và “tính  thủ đô” làm nên khác biệt của HNVHN và các hội viên.
Liệu ý kiến cho rằng “tầm cỡ” hội viên HNVHN có vẻ như thấp kém hơn danh hiệu hội viên HNVVN có đúng hay  không? Theo anh, cần phải cư xử thế nào để ý kiến đó không thể bao giờ  đúng?
- HNVHN hiện nay có hơn năm trăm hội  viên, trong đó hơn một phần ba cũng là hội viên HNVHN. Bản thân tôi là Chủ tịch  Hội thì không vào HNVVN. Như thế nói chuyện “tầm cỡ” cao thấp ở đây làm gì. Khóa  trước và khóa này có khá đông các hội viên HNVVN, mà lại là những người nổi  tiếng, làm đơn xin vào HNVHN, tiêu biểu như nhà văn Nguyên Ngọc, các nhà nghiên  cứu Trần Đình Sử, Nguyễn Huệ Chi... Họ bảo sinh hoạt ở HNVHN vui hơn, thích hơn. “Tầm cỡ” là ở đấy chứ đâu! Mà không cứ phải là hội viên hội cả nước thì cái lý đương nhiên là được vào hội Hà Nội nhé. Quý vị cũng phải làm đơn, phải được xét  duyệt. Cũng như những người là hội viên các hội địa phương chuyển từ các tỉnh  thành về thủ đô sống đến gặp tôi xin “chuyển sinh hoạt hội”. Tôi bảo ở nước ta  chỉ có chuyển sinh hoạt đảng là thống nhất toàn quốc, còn về hội văn nghệ thì  không chuyển ngang được, mà phải vào hội từ đầu, nghĩa là làm đơn như mọi người  khác đang muốn vào HNVHN.
Giữa Hội Nhà văn Hà Nội và Hội  Nhà văn Việt Nam có những sự hợp tác chuyên môn nào không?
- Hiện nay thì chưa có sự hợp tác nào.  Nhưng các hoạt động của HNVHN đều có mời HNVVN. Và những việc nào HNVVN đề nghị thì HNVHN đều đáp ứng. Tôi mong thời gian tới sẽ có được sự hợp tác, phối hợp  của hai Hội trong một số công việc.
Hội Nhà văn Hà Nội có thường  xuyên duy trì quan hệ chuyên môn với các Hội Nhà văn hay hội văn học nghệ thuật  các địa phương khác nhau? Theo anh, cần làm gì để các mối quan hệ đó trở nên hữu  ích hơn đối với tất cả các bên liên quan?
- Mối quan hệ chuyên môn của HNVHN với  các hội văn nghệ hay hội nhà văn ở các địa phương xét ở cấp độ Hội thì chưa có,  chỉ mới có ở cấp cá nhân. Hiện tại, trong khuôn khổ liên kết giữa Hội văn nghệ của năm tỉnh kinh đô xưa và nay (Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa  Thiên-Huế) thì HNVHN có tham gia các hội thảo, trại viết tại mỗi cuộc giao lưu  luân phiên tổ chức ở năm tỉnh này. Bản thân tôi với tư cách Chủ tịch HNVHN rất  muốn có mối quan hệ với các hội địa phương để tạo điều kiện cho anh chị em hội  viên được đi nhiều nơi, được gặp gỡ giao lưu với nhiều người viết ở các vùng  miền khác nhau. Tôi lại là người đi nhiều nên càng thấy nhu cầu được đi, được  gặp, được trao đổi là rất cần thiết và quan trọng cho người viết. Tôi nghĩ để có được những quan hệ này thì trước hết những người làm công tác hội phải muốn có  nó đã. Khi đã muốn có thì sẽ tìm được các cách thức liên hệ để có. Trong khi chờ có những quan hệ được thiết lập chính thức, HNVHN cố gắng tổ chức được nhiều  chuyến đi thực tế đến các địa phương để từ đó tạo ra những cuộc gặp gỡ tại  chỗ.
Với tư cách là Chủ tịch Hội  Nhà văn Hà Nội, anh thấy sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền thủ đô đối với tổ chức này như thế nào?
- HNVHN là một trong chín hội chuyên  ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội chịu sự lãnh đạo và  quản lý của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố. Phải nói chính quyền Hà Nội đã có cách lãnh đạo mang tầm thủ đô đối với Hội Liên hiệp nói chung và HNVHN nói  riêng. Kinh phí hoạt động hàng năm chúng tôi dự trù đề đạt lên được cấp đủ. Những yêu cầu, đề xuất công việc của Hội được lắng nghe và bàn bạc, tuy có những  việc chưa thể giải quyết được ngay do vướng về luật lệ, quy định. Nhưng hơn hết,  lãnh đạo thành phố đã tôn trọng đặc thù của một hội văn học nghệ thuật, chỉ đạo  chứ không can thiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho HNVHN cũng như các hội chuyên  ngành khác hoạt động đúng chức năng của mình. Sắp tới điều chúng tôi mong muốn  nhất là thành phố nhanh chóng phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình từ Hội Liên  hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội thành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã được tiến hành từ mấy năm qua. Khi Liên hiệp Hội đã thành, HNVHN sẽ có khung  pháp lý hoạt động rộng hơn và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nữa.
Hội Nhà văn Hà Nội làm được  những gì để giúp đỡ cho công việc sáng tác của các hội viên được thuận lợi và có  hiệu quả hơn?
- Những hoạt động như trên tôi đã nói  (tọa đàm, đi thực tế, đi trại viết, sinh hoạt chuyên đề) là một cách giúp cho  các hội viên có cảm xúc và động lực viết. Đối với các nhà văn cao tuổi, mấy năm  qua Hội có một phần trợ cấp. Khi xét thấy hội viên nào có bản thảo nhưng khó  khăn kinh phí in ấn mà đề nghị hỗ trợ thì Hội cũng có thể giúp đỡ. Đấy là những  việc thực tế, cụ thể. Điều lớn hơn và quan trọng hơn để thúc đẩy các hội viên  sáng tác là Hội tạo ra một bầu không khí dân chủ, tự do trong văn chương học  thuật, cổ vũ những tìm tòi, sáng tạo của người viết, tạo diễn đàn cho các tác  giả giới thiệu, thảo luận tác phẩm của mình và đồng nghiệp.
Anh tự đánh giá thế nào về cá  nhân mình trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội? Anh đã làm được mọi việc  như anh mong muốn và tin tưởng chưa? Và sự tham gia của các thành viên khác  trong bộ máy điều hành Hội Nhà văn Hà Nội?
- Ở cương vị Chủ tịch HNVHN đã được nửa  nhiệm kỳ, tôi thấy mình đã làm được khá tốt chức trách và phận sự của mình. Tôi đã điều hành Hội linh hoạt, cởi mở, đã tạo ra nhiều mặt hoạt động cho Hội, đã  củng cố và nâng cao uy tín của Hội. Cố nhiên tôi còn nhiều việc muốn làm ở vai  trò người lãnh đạo Hội, như tổ chức một cuộc thi viết về Hà Nội; làm kỷ yếu hội  viên; thiết lập quan hệ với hội nhà văn thủ đô một số nước, cụ thể là Viên Chăn,  Phnôm Pênh, Bắc Kinh... Trước mắt, tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ thủ  đô lần thứ hai. Trong công việc, tôi được chủ động và được tạo điều kiện thuận  lợi từ thành phố và từ Hội. Ban chấp hành HNVHN khóa XI có 6 người (mất 1 còn 5) đoàn kết cùng nhau vì lợi ích chung của Hội và hội viên. Giúp việc cho BCH có 4  hội đồng chuyên môn và 5 ban công tác đều gắn bó khi làm việc. Có thể nói tôi và  bộ máy điều hành HNVHN đã tạo được sự phấn khởi, tin tưởng của hội viên vào Hội  của mình.
Thực tế cho thấy, giải thưởng  hàng năm của Hội Nhà văn Hà Nội thường gây nên những dư luận trái chiều. Anh có  thể nói gì về việc đó? Tiêu chí chính mà các anh tuân thủ là gì khi lựa chọn  danh sách các tác phẩm xứng đáng được nhận giải thưởng?
- Giải thưởng hàng năm của HNVHN từ khóa  X đến nay ngày càng có uy tín, được coi trọng và đánh giá cao trong văn giới và  xã hội. Những ý kiến trái chiều chỉ là lẻ tẻ, rời rạc, và rõ là “trái chiều”. Được thế là do chúng tôi đã có những tiêu chí xét giải rõ ràng, minh bạch. Thứ nhất, giải trao cho tác phẩm đạt chất lượng cao về nghệ thuật, xuất bản từ nửa  cuối năm trước đến nửa đầu năm sau. Thứ hai, mỗi bộ môn chỉ trao một giải cho  một tác phẩm, không có thì bỏ trống. Thứ ba, đối tượng tác giả của những tác  phẩm được xét giải là bao gồm các hội viên và cả những người chưa phải hội viên  nhưng đang sống và làm việc ở Hà Nội trong thời gian xét giải. Thứ tư, thành  viên hội đồng sơ khảo (là các hội đồng bộ môn) và chung khảo (gồm Ban chấp hành  và các chủ tịch hội đồng bộ môn) không tham gia dự giải. Thứ năm, có giải thành  tựu: “Ngoài giải chính thức, tùy hoàn cảnh từng năm mà Hội Nhà văn Hà Nội có thể trao giải thành tựu. Giải thành tựu là nhằm tôn vinh lao động sáng tạo một đời  người của những nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc, có nhiều đóng góp cho văn  học ở thủ đô và trên cả nước, có tiếng vang lớn trong dư luận. Căn cứ trao giải  thành tựu vẫn là tác phẩm, nhưng là tác phẩm mang tính tuyển tập, toàn tập, tổng  kết một sự nghiệp văn chương”. (Quy chế giải thưởng). Thứ sáu, kết quả giải được  công bố ngay sau khi họp xét giải và được tổ chức trao giải vào Ngày Giải phóng  thủ đô 10-10 hàng năm.
Các tiêu chí này của Giải thưởng HNVHN được đề ra và thực hiện từ khóa X đến nay đã thực sự làm cho giải thưởng và Hội  xứng tầm thủ đô. Hàng năm HNVHN đã xét giải theo đúng quy chế đề ra một cách  nghiêm túc, công tâm. Chính điều này đã tạo nên uy tín cho giải và cho Hội, được  dư luận đánh giá cao. Tôi lấy thí dụ trường hợp nhà văn Hồ Anh Thái. Anh Thái  làm Chủ tịch HNVHN hai khóa IX và X, vẫn có sách ra đều trong thời gian quản lý  Hội, các tác phẩm của anh đều có chất lượng, có tiếng vang, được bạn đọc đón  nhận, nhưng suốt mười năm ở cương vị lãnh đạo Hội anh không tham gia dự giải.  Khóa XI anh nghỉ công tác Hội, đi làm việc ngoại giao ở Iran, cuốn tiểu thuyết  SBC là săn bắt chuột của anh đủ tiêu chuẩn được Hội đồng văn xuôi giới thiệu đưa  vào xét giải và đã được Hội đồng chung khảo bỏ phiếu trao giải thưởng HNVHN  2012.
Có tác giả hay tác phẩm nào mà  sau khi Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải thưởng hàng năm rồi mà tới bây giờ anh  cảm thấy không còn hài lòng như trước nữa không? Vì sao?
- Giải thưởng là trao hàng năm. Giải  thưởng cũng là cách nhìn nhận, đánh giá của một tập thể xét giải. Do đó không  giải thưởng nào là tuyệt đối. Theo độ lùi thời gian, theo cách đọc và cảm nhận,  có những tác phẩm được giải thưởng rồi nay đọc lại thấy bình thường, hoặc giả nhìn lại năm đó thấy có cuốn khác được hơn. Tính tương đối của giải thưởng, hay  nói rộng ra là của sự lựa chọn, là vậy. Đến như giải Nobel Văn chương còn khó  chắc chắn nữa là. Nên cho phép tôi giữ lại điều này cho mình. Có điều là những  kinh nghiệm như thế sẽ giúp cho những lần xét giải sau thận trọng và chính xác  hơn.
Tôi biết, anh vốn là sinh viên  Văn khoa của Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ quê hương xứ Nghệ ra thủ đô đèn sách.  Tôi cũng biết anh chưa bao giờ được ra nước ngoài tu nghiệp. Thế nhưng, bây giờ tất cả những ai yêu văn học đều phải thán phục trình độ chuyển ngữ văn chương  của dịch giả Ngân Xuyên. Đó là bút danh anh đã sử dụng khi dịch văn học. Làm thế nào mà anh có thể chỉ ở Việt Nam mà vẫn làm chủ được tới ba ngoại ngữ là Nga,  Pháp và Anh? Anh có bí quyết gì có thể chia sẻ với mọi  người?
- Cám ơn anh đã có lời khen tôi chuyện  này. Vừa rồi nhân xuất bản một tập truyện ngắn nước ngoài do tôi dịch từ ba thứ tiếng (Cô dâu hay con hổ, Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí  Minh, 2012), tôi đã viết một lời tựa vui Phạm Xuân Nguyên nói về cái việc học  ngoại ngữ của gã Ngân Xuyên như sau: “Tiếng nước ngoài chủ yếu gã tự học. Ngoại  trừ tiếng Nga gã có học mấy năm trong nhà trường như một ngoại ngữ, từ lớp  chuyên toán ở Trường cấp ba Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) đến lớp Văn khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, còn thì tiếng Pháp và tiếng Anh là gã tự học trong thời  gian ở quân ngũ. Học tự mình như thế nên cái khoản nói và nghe là gã chịu, hay  theo cách bạn bè gọi đùa gã là kẻ “câm điếc” ngoại ngữ. Gã không hề nói được một  câu ra hồn trong ba thứ tiếng mình biết mà cũng chẳng nghe được câu nào người ta  nói lại. Cái đấy có lẽ là do Trời. Trời đã không cho gã năng khiếu nghe nói  ngoại ngữ, nhưng bù lại Trời đã cho gã khả năng đọc hiểu tiếng nước ngoài. Gã  chỉ đọc dịch văn bản được thôi. Ôm lấy mấy cuốn sách dạy tiếng, ngày đêm học từ học ngữ, rồi sẵn máu văn chương gã tìm đọc các tác phẩm thơ văn bằng các thứ tiếng mình học. Đó vừa là một cách học theo lối tự mình, vừa là một cách tìm  hiểu văn chương nước người. Và gã đã cầm bút dịch thơ dịch truyện từ tiếng Nga,  Anh, Pháp sang tiếng Việt từ lúc nào không biết. Dịch xong, đọc thấy xuôi, gã  mạnh dạn gửi báo và được đăng. Thế rồi tháng ngày trôi, dịch thuật thành một ham  mê lớn của gã cùng với công việc nghiên cứu phê bình văn học. Gã được gọi là “dịch giả” khiến gã ngượng, và run. Gã dịch thơ, dịch truyện ngắn, tiểu thuyết,  dịch lý thuyết, nghiên cứu, sách dịch in ra đã năm bảy cuốn”. Bút danh Ngân  Xuyên của tôi là do nói lái tên Xuân Nguyên mà ra. Tôi phân định rõ: viết phê  bình nghiên cứu là Phạm Xuân Nguyên, dịch thuật là Ngân Xuyên.
Anh tuân theo tiêu chí nào khi  chọn lựa giới thiệu các tác giả và tác phẩm nước ngoài cho độc giả Việt  Nam?
- Hay theo cách mới lạ, độc đáo, cả nội  dung và nghệ thuật, cần dịch ra cho độc giả trong nước đọc và biết, nhất là cho  giới viết.
Anh là người đầu tiên đưa tới  người đọc nước ta “Sự bất tử” của Milan Kundera. Ở thời điểm bản dịch này của  anh xuất hiện, đó đã là một chấn động lớn. Làm sao anh chỉ ở Việt Nam thôi mà đã  tìm thấy nó để chuyển ngữ?
- Tôi là một bạn đọc lâu năm của tạp chí  Văn học Nước ngoài (Inostrannaya Literatura), một tạp chí văn học có chất lượng  và uy tín của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Trên tạp chí này thường có  những bản dịch tốt các tác phẩm văn học mới và có giá trị của các tác giả thuộc  nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới ra tiếng Nga. Đối với văn học Việt  Nam, nhất là ở phía Bắc thời trước đây, tạp chí Văn học Nước ngoài của Nga giữ một vai trò quan trọng, đã và đang là một cửa sổ chính nhìn ra văn học thế giới.  Từ các bản dịch tiếng Nga đó, nhiều tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài đã được  dịch ra tiếng Việt. Trở lại chuyện M. Kundera, khi bắt gặp tiểu thuyết Sự bất tử của ông qua bản tiếng Nga đăng trên Văn học Nước ngoài số 11-1994, tôi đã bị lôi  cuốn. Thế là đầu năm 1995 tôi bắt tay vào dịch cuốn đó từ tiếng Nga. Tôi có thói  quen đọc được cái gì hay và thích ở ngoài là muốn dịch ra ngay để chia sẻ cùng  bạn bè quan tâm, dịch mà không cần nghĩ là sẽ in ở đâu, có kiếm được tiền nhuận  bút không. Dịch Sự bất tử tôi cũng chẳng “com-măng” với ai, cứ rảnh việc  là tôi lại ngồi lì ở bàn với cây bút và trang giấy. Khoảng ba tháng tôi dịch  xong cuốn đó. Niềm vui và sự khích lệ là khi có bạn văn đến lấy ra đọc, bắt họ phải nghe và được họ tán thưởng. Đầu năm 1996, Sự bất tử của Milan  Kundera qua bản dịch từ tiếng Nga của Ngân Xuyên đã được đăng trên số 1 tạp chí  Văn học Nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam.
Theo những gì tôi biết, ngay  từ thời trẻ sau khi tốt nghiệp đại học anh đã về làm việc ở Viện Văn học, cơ sở hàn lâm tập trung rất nhiều học giả có danh vị oách. Không ít đồng nghiệp cùng  lứa với anh đã bảo vệ thành công các luận án tiến sĩ. Tại sao anh không đi theo  con đường của họ? Anh không thích hay không có thời gian?
- Chắc anh có nghe câu ca kiểu Bút Tre về tôi: “Viện Văn có một Phạm Xuân/ Nguyên là cán bộ cử nhân phê bình”. Tôi thích  câu này và nhiều lần đã lấy nó tự giới thiệu mình. Tôi không làm luận án tiến sĩ vì tôi thấy bằng cấp ấy không làm tôi thông minh hơn cái tôi đã có, và cũng vì  tôi thấy chất lượng đào tạo các bậc sau đại học rất “có vấn đề”. Nội chuyện  ngoại ngữ thôi đã thấy không nghiêm túc rồi. Tiến sĩ, rồi là giáo sư, phó giáo  sư, là phải tinh thông một ngoại ngữ, ít ra là đọc được văn bản về chuyên môn  của mình trong một thứ tiếng. Nhưng tôi có thể đoan chắc nhiều phần các vị có  học vị, chức danh trong ngành nghiên cứu văn học hiện giờ là mù ngoại ngữ. Vậy  sao họ vẫn được đỗ và phong? Đó đã là một bệnh khó chữa của xã hội ta hiện nay  mất rồi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ỐI DÀO, tưởng chuyện gì!?

Hai lá thư gửi một cán bộ
Thành đoàn (TP HCM )

Vài dòng cùng chú thạc sĩ trẻ…
Đỗ Trung Quân
… Lẽ ra báo Tuổi Trẻ của Đoàn Thanh niên Cộng sản phải đưa tin biểu dương hành động rất không thạc sĩ mà là cướp giựt của cháu khi cướp trên tay tờ giấy truyền bá về nhân quyền của cô gái An Đỗ Nguyễn rồi bỏ chạy như kẻ cắp (nếu cháu không cho mình là kẻ cắp để bỏ chạy thì tôi gọi kẻ cướp vậy, tôi nghe nói cháu du học ở Úc, Hoa Kỳ lấy bằng thạc sĩ về). Trí thức thế thì uổng cơm áo cha mẹ quá. Những người trẻ tuổi cùng thế hệ với cháu ấy đang làm thay cho nhà nước việc truyền bá nhân quyền, cái mà Việt Nam vừa được Liên Hiệp Quốc cho gia nhập như một lời khích lệ cho một đất nước triền miên đau khổ chưa từng được sống cho ra cái giống người dù đã có độc lập từ 1945. Cháu không tham gia góp sức cùng họ thì thôi, nhưng hành xử như du côn, vô học ấy thì đáng xấu hổ vô cùng cháu ạ. Mai kia mốt nọ nếu cháu lỡ vì điều gì đó bị xâm phạm quyền con người từ chính cái nhà nước này (Đảng quyền, Đoàn quyền không phải là Nhân quyền nhé) khi ấy cháu mới thấm thía hành động ngu xuẩn của mình hôm nay. Ai sẽ lên tiếng bảo vệ cháu ngoài những con người bị cháu cướp giật tờ giấy ấy hôm nay?
Bằng tuổi cháu tôi làm gì chắc không cần kể ở đây, nó cũng cũ xì rồi; tôi chỉ nói bằng tuổi cháu, không có cơ may ra nước ngoài học hành như cháu, những người bạn đồng lứa của cháu vẫn biết lẽ phải, vẫn yêu đất nước mình và can đảm hơn cả là không sợ cường quyền. Nhìn họ xanh xao, gầy yếu hơn cháu nhiều nhưng lòng tự trọng, nhân cách, tri thức của họ tôi cam kết họ bỏ xa cháu đấy
Thế hệ tôi tự biết nên lùi ra cho thế hệ trẻ quyết định tương lai của xứ sở.
Nhưng nhìn những thanh niên trí thức như cháu thì tôi lại hỡi ôi!
Nhưng đất nước này vẫn còn may mắn.
Không chỉ có đám thanh niên như cháu, giống cháu.
Vô cùng may mắn!
clip_image001
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh, kẻ giựt bản truyền bá quyền con người trên tay An Đỗ Nguyễn rồi bỏ chạy…
Đ. T. Q.
Gửi người cán bộ Thành đoàn, thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh
Cùi Các
clip_image002
Ảnh bên: Nguyễn Tuấn Anh đang mừng ngày truyền thống tuyên giáo
Tôi biết đến anh khi tôi còn học Trung học Phổ Thông, còn lúc đó anh đang du học Thạc sỹ ngành Quản lý Hành chánh công ở San Jose - Hoa kỳ.
Thời điểm đó, tôi đánh rất giá cao về anh, vì anh là một trong số ít người trẻ chấp nhận đối thoại công khai với những người có tư tưởng đối lập.
Không những tôi biết anh qua mạng, mà tình cờ có một người Thầy ở trường Luật kể với tôi đôi chút về anh, rằng anh là một người có một lý lịch "rất đỏ", là con của một Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao & Du lịch TP.HCM. Sau khi du học về anh làm Cộng tác viên bên Ban Tuyên giáo Thành Đoàn TP.HCM, và giờ đây anh đã là Cán bộ chính thức của Thành Đoàn TP.HCM.
Và người Thầy này cũng cho cho biết, hôm đám cưới của anh, các ca sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn phải xếp hàng để được hát mừng đám cưới của anh, nhưng không ai trong số họ "dám" nhận tiền thù lao, vì họ nể và sợ chức vụ của ba anh đang quản lý đến nghề nghiệp của họ.
Nhưng đối với riêng anh, Thầy tôi cũng đánh giá cao về anh, vì anh không muốn dựa dẫm vào quyền lực của bố mình mà tự chọn cho mình một lối đi riêng độc lập, và nhận xét anh là một người khôn ngoan, biết toan tính từng bước đi chính trị của mình.
Biết tôi là một người đối lập, người Thầy này còn nói: "Thà em nên để những người như Nguyễn Tuấn Anh lên nắm quyền sau này, thì những người như các em sẽ được "dễ thở" hơn".
Và ngày hôm nay...
Nhân buổi phổ biến bản Tuyên Ngôn phổ quát Nhân quyền của LHQ và phát bong bóng cỗ vũ cho quyền con người vào chiều tối ngày 08/12 tại công viên 23/9 tại Sài Gòn, tôi đã thấy anh và nhận ra anh.
Nhưng lần đầu tiên gặp nhau ở ngoài đời, tôi lấy làm thất vọng khi nghe những gì anh đã phát ngôn và hành xử không phải của một người "có học" như trước đây tôi đã nhận định
Anh có mặt tại buổi phổ biến Nhân quyền này, chỉ để bóp vỡ mấy quả bong bóng nhân quyền của trẻ em đang cầm trên tay, và đợi những người hoạt động nhân quyền đang thuyết trình quảng bá về các giá trị quyền con người, thì anh "lẽo nhẽo lên tiếng" nhằm cắt lời họ.
Một người học tới trình độ Thạc sỹ như anh mà lại đưa ra câu nói: "ở Thái Lan mà các vị tụ tập ngồi hát như thế này là bị cảnh sát đánh đập và bắt đi rồi", thì tôi không biết cái bằng thạc sỹ ở trường Đại học Mỹ nó đã đào tạo cho anh những gì? Hay là vì khi anh tự đặt mình vào cái gọi là "cơ chế" trong hệ thống Thành đoàn nó đã cho anh mất đi lý trí và tri thức???
Có thể đối với những lời nói thì chúng ta còn dễ dàng bỏ qua cho nhau, vì đôi khi đó là sự vô tình "buộc miệng" vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thái độ và lý trí trong tình huống đó. Nhưng đối với hành động của anh trong buổi phổ biến về nhân quyền ngày hôm nay thì thể hiện rất rõ bản chất con người của anh, vì nó đã trải qua một quá trình toan tính và chuẩn bị chu đáo.
Khi người phụ nữ tặng anh một bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và mời anh nói chuyện với một thái độ rất nhã nhặn và lịch sự, thế mà anh đã hành xử theo một kẻ cướp giật đúng nghĩa, bằng cách xô ngã một phụ nữ này để giật trên tay của người khác, rồi bị níu áo nhưng đã bỏ chạy thoát thân được nhờ vào sự cản địa của "đồng bọn".
Khi xem video từ giây thứ 35 đến lúc anh bỏ chạy, tôi cũng không thể hình dung nổi đó là cách hành xử một con người có học vị Thạc sỹ Mỹ.
Tặng một bản thì không lấy mà đi cướp toàn bộ, mời nói chuyện về quyền con người thì không tham gia mà cứ đi "lè nhè" trên miệng của người khác, thì bây giờ để nói về anh thì tôi cho rằng tôi đã từng sai khi đánh giá về anh.
Và cũng không biết trùng hợp thế nào, mà tôi đã thấy anh cùng một số người "lẽo đẽo" theo những người tổ chức sự kiện này về đến chỗ nhà thờ của Dòng Chúa Cứu thế.
Chiếc áo vàng của anh ngày hôm đó quá nổi bật, mà anh lại quá trắng trẻo, với cặp mắt kiếng đặc thù của những người trí thức, nên dù anh cố lẫn vào cánh xe ôm đứng ngay góc ngã 3 đường Kỳ Đồng-Nguyễn Thông thì không chỉ tôi, mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra anh thôi, phải không anh Nguyễn Tuấn Anh?
Lúc đó tôi định vác máy ra ghi lại cảnh người Thạc sỹ - Cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn "tập làm xe ôm", nhưng nghĩ lại rồi thôi, vì tôi cũng nên tôn trọng "nhiệm vụ" của anh, và vì công việc của tôi không phải đi làm cái việc lẽo đẽo đi theo người khác, để ngăn cản công việc họ đang làm.
Đừng trách người quay phim cho đoạn video này, hãy trách chính mình đã thiếu sự trong sáng và lương tri dẫn dắt khi đi làm những công việc này.
Hy vọng anh sẽ rút ra bài học này nếu muốn thăng tiến trên sự nghiệp chính trị mà anh đang theo đuổi.
C. C.
Nguồn: Blog Cùi Các
Phụ lục:
clip_image004
Trên facebook cá nhân của mình, bạn Nguyễn Tuấn Anh – cán bộ Tuyên giáo Thành đoàn TP HCM xác nhận là người đã giật sắp tài liệu tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà một phụ nữ đang phân phát tại công viên 23/9 nhân một hoạt động nhằm kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền LHQ (10/12).
Bạn Nguyễn Tuấn Anh cho rằng bạn ấy có trách nhiệm giải tán đám đông tụ tập "bất hợp pháp" và "phát truyền đơn mà chưa xin phép trước".
Tuấn Anh cho biết sấp tài liệu mà bạn ấy giật được đã bị bạn ấy đem đi tiêu hủy.
Qua tìm hiểu của NKYN, bạn Tuấn Anh được cho là có bằng thạc sỹ về hành chính công tại Mỹ (không rõ trường nào), là con trai của cựu Chủ tịch quận 5, hiện đang là cán bộ Ban Tuyên giáo Thành đoàn TP HCM vừa du học Mỹ trở về Việt Nam vào tháng 11/2013.
Nguyễn Tuấn Anh còn được biết tới là "Chủ tịch Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam tại California, Hoa Kỳ" – một tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam tại Mỹ.
Xem Facebook của bạn Tuấn Anh tại https://www.facebook.com/nta.sgn[Hiện nay, FB này đã đóng – BVN].
Xem video diễn biến vụ việc tại đây:https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/786361524723930

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 phát ngôn khoa học gây sốc trong năm 2013

Loài người không tới từ trái đất, rắn khổng lồ sẽ lại thống trị địa cầu, con người có thể trì hoãn cái chết là những phát ngôn khoa học khiến dư luận sửng sốt trong năm nay.

Loài người tới trái đất từ hành tinh khác
Trong cuốn sách mang tên Nhân loại không tới từ trái đất: Bằng chứng của cuộc cách mạng khoa học, tiến sĩ sinh thái người Mỹ Ellis Silver dựa vào những đặc điểm sinh lý trên cơ thể con người để khẳng định chúng ta tới từ một nơi xa xôi, bí ẩn nào đó trong vũ trụ bao la.
Ellis Silver cho rằng, con người tới trái đất từ một hành tinh khác. Ảnh: Blogspot.com.
Silver chỉ ra rằng, sở dĩ con người đau lưng do chúng ta từng sinh trưởng và phát triển ở môi trường có trọng lực thấp hơn so với trái đất. Cơ thể con người không phù hợp với việc phơi nắng nên da của chúng ta dễ bỏng nếu chúng ta tiếp xúc liên tục với ánh sáng mặt trời. Quá trình sinh nở của con người vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng thai phụ.
Từ đó, vị tiến sĩ người Mỹ cho rằng nhân loại tiến hóa ở một hành tinh khác. Sau đó một loài có trình độ phát triển cao hơn đã đưa chúng ta xuống trái đất. "Rất có thể trái đất là nơi loài khác giam giữ loài người vì chúng ta cư xử quá bạo lực. Nhân loại sẽ ở đây tới khi chúng ta trở nên hoàn thiện hơn”, ông nói.
Sự sống có thể tồn tại trên 40 tỷ hành tinh ở Ngân hà
Kính thiên văn không gian Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện, hơn 20% số ngôi sao trong dải Ngân hà sở hữu ít nhất một hành tinh nằm trong “vùng sống”, với nhiệt độ bề mặt vừa đủ để nước tồn tại dưới dạng lỏng. Như vậy, số hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống trong dải Ngân hà lên tới 40 tỷ.
Mô phỏng hành tinh nằm ở "vùng sống" (màu xanh), nơi nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, đủ để nước tồn tại dưới dạng lỏng. Ảnh: PA.
Andrew Howard, một nhà nghiên cứu của Viện Thiên văn, Đại học Hawaii cho biết: “Dù sự sống không dễ nảy nở trên một hành tinh nhưng với 40 tỷ cơ hội, con người có quyền lạc quan rằng chúng ta không đơn độc. Thậm chí, sự sống ngoài hành tinh có thể tồn tại bên trong chính dải Ngân hà của chúng ta”.
Rắn khổng lồ sẽ thống trị mặt đất do biến đổi khí hậu
Trong hội nghị khoa học tổ chức tại Gainesville, Florida, Mỹ, nhà cổ sinh vật học Jonathan Bloch của bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida chỉ ra rằng, hóa thạch các loài động vật dị thường có liên hệ mật thiết tới sự tăng giảm nhiệt độ trái đất. Những mẫu hóa thạch có niên đại 55 triệu năm cho thấy, kích thước các loài động vật, bò sát phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi khí hậu.
Rắn khổng lồ. Ảnh: Daily Mail.
Ở thời kỳ này, những con rắn đạt chiều dài tương đương một chiếc xe bus. Cơ thể quá khổ khiến chúng khó lòng chui lọt khoảng trống tương đương một chiếc cửa ra vào. Những con rùa to tương đương một chiếc xe hơi nhỏ và con mồi ưa thích của rùa là cá sấu. Những con ngựa chỉ nhỏ bằng một chú mèo.
Tiến sĩ Bloch nói rằng khi các loài bò sát khổng lồ chưa tuyệt chủng, nhiệt độ trái đất tăng 6 độ C trong khoảng 200.000 năm. Trong khi đó, trái đất liên tục ấm lên trong thời gian gần đây và tình trạng đó có thể tạo cơ hội cho những loài bò sát khổng lồ trở lại thống trị mặt đất giống như hơn 50 triệu năm trước.
Con người có thể trì hoãn cái chết
Do nghiên cứu cái chết trên các loài động vật bậc cao và con người là việc khó khăn, các nhà nghiên cứu tại Đại học London, Anh chọn cách phân tích cái chết trên cơ thể những con sâu do chúng mang những cơ chế tương tự các loài động vật có vú.
Con người có khả năng trì hoãn cái chết. Ảnh: Blogspot.
Giáo sư David Gems thuộc Viện Sức khỏe Lão hóa tại Đại học London, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các nguyên nhân khiến tế bào trong cơ thể sốc và chết. Quá trình này làm lây lan tín hiệu chết chóc tới các tế bào còn sống. Trên thực tế, toàn bộ cơ thể không chết ngay lập tức. Quá trình này xảy ra chậm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây của chúng ta về cái chết.
Theo lý thuyết, các nhà khoa học có thể ngăn chặn cái chết lan tỏa khắp cơ thể. Tuy nhiên, phương thức trì hoãn cái chết vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong quá trình chống lại quy luật tự nhiên.
Loài người ra đời nhờ tinh tinh giao phối với lợn
Eugene McCarthy, chuyên gia về kỹ thuật lai giống khác loài của Đại học Georgia tại Mỹ, tuyên bố loài người ra đời sau hành vi giao phối của một con lợn đực và một con tinh tinh cái. 
“Loài người có những điểm giống tinh tinh nhưng cũng khác biệt nhiều so với nhưng loài linh trưởng còn lại. Sự khác biệt đó là kết quả của hành vi giao phối khác loài trong lịch sử tiến hóa con người”, Daily Mail dẫn lời ông.
Tinh tinh là họ hàng gần gũi nhất với con người. Ảnh: Blogspot.com.
McCarthy cho rằng, lợn là loài khiến con người khác biệt với các loài linh trưởng. Ông cũng chỉ ra một loạt đặc điểm giống nhau giữa người và lợn. Những điểm giống nhau đó cho phép các bác sĩ sử dụng da và van tim lợn để chữa bệnh cho con người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phản bác lý thuyết của McCarthy. Họ cho rằng tinh trùng của lợn không thể kết hợp với trứng của tinh tinh để thụ thai. Ngoài ra, tinh tinh có 24 cặp nhiễm sắc thể trong khi lợn chỉ có 19 cặp. Các tạp chí khoa học không chấp nhận đăng công trình nghiên cứu của McCarthy, buộc nhà nghiên cứu này phải công bố nó trên website cá nhân.



































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Linh tinh về quí tộc

Trần Ngọc Cư

Lớn lên ở Huế, tôi thường nghe người ta nói ông nọ, ông kia là người hoàng phái, nghĩa là thuộc dòng dõi với các vị vua triều Nguyễn – những người mà dân chúng gọi là “các mệ” hoặc “các mụ” cho dù họ là đàn ông rõ ràng. Chẳng hạn, “Mệ Vững” là tục danh của vua Bảo Đại. Và vì vào cái thời “vang bóng” đó, màu vàng được coi là màu biểu tượng của nhà vua, nên tôi xin gọi những người hoàng phái này là thành viên của giới quí tộc vàng.
Công bằng mà nói, trong bối cảnh vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn của thực dân Pháp, với trợ cấp tài chính từ mẫu quốc có giới hạn, giới quí tộc vàng cũng chia sẻ sự khó nghèo của đông đảo phần còn lại trong xã hội, nên ít ai thực tình đâm lòng oán ghét họ – đây là điều khác với giới quí tộc Pháp trước Cách mạng 1789. Thậm chí họ có thể trở thành những đề tài dí dỏm để mua vui cho đại chúng qua các truyện kể dân gian. Chẳng hạn, có một “mệ” nghiện cau trầu nhưng nghèo khó đến nỗi không có tiền mua, nên bèn lén vào vườn của giới bình dân để trộm cau. Khi bị người nhà hô hoán, từ trên thân cây lắt lẻo mệ lớn giọng đe nẹt: “Tụi bây để từ từ cho mệ xuống nghe chưa, kẻo mệ bị bổ [bị té], thì tụi bây bị chém đầu nghe chưa.” Một mệ khác vào nhà dân lân la trò chuyện, khi ra về tiện tay giấu một cái tách trà vào áo thụng. Bị chủ nhà bắt được, thoạt đầu mệ chối phăng. Nhưng khi người nhà lấy tay đè lên tách trà đang được giấu trên bụng, mệ chỉ còn cách nói cười chả lả: “Hèn chi ta thấy hắn [nó] cồm cộm”.
Giới quí tộc vàng này không có gì ghê gớm như phía cộng sản thường mô tả là “bọn phong kiến phản động”. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, nhà quí tộc vàng số một của Việt Nam, vua Bảo Đại, nhanh chóng tuyên bố “Tôi thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ” và được chỉ định làm cố vấn cho ông Hồ Chí Minh.
Vì môn lịch sử cũng nhắm vào mục đích tuyên truyền đấu tranhh giai cấp, nhiều “sử gia” Miền Bắc trong thời gian đất nước còn chia cắt, hùa theo luận điệu chính thống do Nhà nước chỉ đạo, đã gọi một số vua nhà triều Nguyễn bằng đại danh từ “hắn,” một cách miệt thị nặng nề, bất chấp thái độ khách quan và phương pháp sử học tối thiểu. Như trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Trần Huy Liệu đã viết một câu còn dính mãi trong đầu tôi: “Tự Đức xây Khiêm Lăng, nơi yên nghỉ nghìn năm của hắn”.
Và sau chiến thắng 1975, chính quyền nhanh chóng đổi tên các cơ sở mang tên vua chúa nhà Nguyễn. Ví dụ điển hình là Trường Trung học Nguyễn Hoàng, cơ sở giáo dục lớn nhất Quảng Trị dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, nhanh chóng bị đổi tên giản dị là Trường Trung học Thị xã Quảng Trị. Một bộ phận của con dân Quảng Trị từng là giáo viên và học sinh của trường này qua mấy thập niên nay ra sức vận động để xin chính quyền phục hồi tên cũ, tức trường Nguyễn Hoàng, nhưng nguyện vọng của họ chỉ rơi vào tai người điếc hay của những người không hề biết đến lịch sử nước nhà là gì.
Xin nói qua giới quí tộc đương đại. Ngày nay tại các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” như Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam và Trung Quốc, một giới quí tộc mới vừa xuất hiện trong vài thập niên gần đây có tính cha truyền con nối trong việc nắm giữ quyền lực và của cải, thậm chí có mặt từ cấp huyện trở lên. Ví dụ, nếu cha làm bí thư huyện ủy thì khả năng rất lớn là ít ra con cái cũng có thể nắm giữ một chức sắc nào đó trong huyện, thực hiện cho bằng được khẩu hiệu, “hi sinh đời bố củng cố đời con”. Việc truyền ngôi ở Bắc Tiều Tiên cho đến nay đã kéo dài được ba thế hệ, từ Kim Nhật Thành, đến Kim Chính Nhật, và nay là Kim Chính Ân. Quyền lực cao nhất tại Cuba được truyền từ đời anh sang đời em, từ Fidel đến Raúl Castro. Trong khi đó, Trung Quốc và Việt Nam đang chứng kiến sự lớn mạnh của của một thế hệ lãnh đạo mới mà báo chí phương Tây thường gọi là “thái tử đảng” (princelings) đang dần dần nắm giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy quyền lực chính trị, quân sự và kinh tế. Báo chí [lề trái hẳn nhiên] trong và ngoài nước thường gọi “giai cấp mới” này là quí tộc đỏ[1].
Gần đây, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, người tù nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ còn đẩy khái niệm “quí tộc” thêm một nấc – “quí tộc quân sự” – khi ông ca ngợi những phẩm chất của vị tướng thất sủng, và không quên nhấn mạnh sự nghiêm chỉnh biểu hiện trong bộ lễ phục luôn luôn thẳng nếp của tướng Giáp: “Ở Việt Nam không thiếu những vị tướng đánh trận giỏi, họ cũng thân tình, hòa nhã, bình dân với mọi người nhưng cuộc sống xuề xòa đôi lúc không còn nhận ra đâu là ông tướng mà là một ông nông dân hay người bình thường nào đó. Điều ấy cũng tốt để tạo ra quan hệ đầm ấm giữa tướng lĩnh và chiến sĩ, giữa những người có trọng trách trong xã hội và người dân thường; thế nhưng đại tướng lúc nào cũng uy nghi, tôi cho rằng đó là một ‘quí tộc quân sự’.[2]
Lý do điểm qua một vài khái niệm như trên là vì tôi muốn dạo đầu cho ý niệm về quí tộc sau đây, một định nghĩa mà tôi cho là vừa sáng tạo vừa hiện đại, do nhà văn E.M. Foster đề xuất[3]:
Tuy thế, tôi vẫn tin tưởng vào giới quí tộc – nếu đây là một từ chính xác, và nếu một nhà dân chủ cũng có thể áp dụng từ này. Không phải là giới quí tộc có quyền lực, dựa vào phẩm hàm và thanh thế, mà là một giới quí tộc gồm những tâm hồn mẫn cảm, những người biết nghĩ đến người khác, và những kẻ can trường khi gặp khó khăn. Thành viên của giới quí tộc này phải được tìm thấy trong mọi quốc gia và mọi giai cấp, và xuyên suốt mọi thời đại, và giữa họ có một sự cảm thông bí mật khi họ gặp nhau. Họ tiêu biểu cho truyền thống đích thực của nhân loại, đó là cái giống kỳ quặc của chúng ta luôn luôn thắng được sự độc ác và hỗn loạn. Hàng ngàn người quí tộc thuộc loại này chết âm thầm trong bóng tối, trong khi chỉ một vài người có tên tuổi vẻ vang. Họ mẫn cảm đối với người khác cũng như đối với bản thân, họ nghĩ đến người khác nhưng không ồn ào, sự can trường của họ không phải là tính kiêu căng tự đắc, mà là khả năng chịu đựng nghịch cảnh. Và dù bị chế nhạo, họ vẫn hóm hỉnh vui cười.
Hi vọng mọi giới quí tộc hiện đại, dù vàng, dù đỏ, dù ka-ki, đều chấp nhận khái niệm trên như phẩm chất cốt lõi của mình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"....Bà con hãy chờ xem...'

BBB Tôi không biết có Cụ QL nào Làng ta có mặt trong buổi ông Sang tiếp xúc cử tri ở Tp HCM (hôm trước) và ông Trọng ở Hà Nội (hôm qua 6/12) hay không?. 

(Mà nếu có thì cũng rất rất ít).
Hôm trước Cụ Calathau đã "cho biết" ông Sang nói gì. Và hôm nay tôi tải bài này về, mời các Cụ "chịu khó" nghe thêm xem ông Trọng nói gì nữa, cho "phong phú" hơn.
Tôi cũng đồng ý với nhận xét của nhiều người, là nội dung những điều cử tri nói và các ông nói "không có gì mới lắm"; ( hình như những lời "na ná" như thế chúng ta đã nghe khá nhiều lần). Nhưng lần này tôi thấy ông Tổng khi thông báo về việc sắp xử mấy vụ án tham nhũng lớn thì có "khuyên' ".... BÀ CON HÃY CHỜ XEM".
Tôi chưa được nghe ông LĐ nào nói 1 câu "hay và hợp" với lúc này như thế. Tại sao ông không nói bà con hãy tin rằng chúng tôi sẽ "quyết liệt", sẽ cho bọn tham nhũng cao cấp ra... "tóp", vân vân và v.v . Nghĩa là nói câu gì đó có trọng lượng, rõ ràng, ngang tầm với cương vị của người đứng đầu một đảng cầm quyền duy nhất. Nghĩ đi thì phải vậy nhưng nhìn vào thực trạng mà ngẫm lại thì: Mọi sự đúng là đều phải "hãy chờ XEM".
Hãy xem LĐ LÀM chứ đừng nghe LĐ NÓI SUÔNG và hứa hão.
Nhân đây xin nhắc lại câu mà các Cụ Làng ta hay dùng: "HÃY ĐỢI ĐẤY".
"HÃY CHỜ XEM" và "HÃY ĐỢI ĐẤY" là "CẶP ĐÔI (khẩu hiệu) HOÀN HẢO"!.

'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem'
-Năm tới sẽ xử 8 vụ tham nhũng lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm, sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa - Tổng bí thư nói với cử tri quận Tây Hồ.
Sợ chữ “tôi”?
Gặp Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội chiều nay (6/12), cử tri quận Tây Hồ đánh giá cao những công việc quan trọng mà QH kỳ này làm được như sửa Hiến pháp và luật Đất đai, nhưng thẳng thắn "chê" phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.
tổng bí thư, cử tri, tham nhũng, khiếu kiện, bộ trưởng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri quận Tây Hồ.Ảnh: Minh Thăng
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) thấy nhiều bộ trưởng trả lời lòng vòng, hời hợt: "Ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề như oan sai, kiện tụng lên xuống mà Chánh án trả lời không sâu sát, không tập trung".
"Bộ Y tế, bao nhiêu vấn đề như vắc-xin, Cát Tường... mà nói vòng vo lên xuống, không mạnh dạn, không biết bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình", cử tri phường Bưởi nói.
Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) cũng thẳng thắn: "Không hiểu các bộ trưởng, quan chức sợ chữ 'tôi' đến mức nào mà không hề dùng. Chừng nào chưa dám nói 'tôi' thì mọi vấn đề còn muôn vàn khó khăn, thành tích thì cá nhân lấy, khó khăn phức tạp sự cố thì do tập thể".
"Cứ 'chúng tôi' thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không 'tôi' nào chịu trách nhiệm", ông Thành nhận xét.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ "không được QH chất vấn nên không thể nói được": "Nhưng vấn đề trách nhiệm cá nhân là phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý".
Tổng bí thư sáng ra khỏi nhà bà con đã chờ
Cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ) thì chia sẻ việc người dân khiếu kiện kéo dài.
"Là do công tác tiếp công dân, nếu xã phường giải quyết dứt điểm thì sẽ không có khiếu kiện. Nếu là do đất đai, giải phóng mặt bằng thì phải công bằng, người tình nguyện di dời phải khen thưởng, người chây ì phải kỷ luật, chứ chây ì lại được tăng tiền bồi thường thì khó tránh người dân lại so bì, chống đối", bà Hòa phân tích.
Ngay tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay, nhiều người, thậm chí đến từ các quận khác, tranh thủ đưa đơn tận tay Tổng bí thư.
Ông Nguyễn Phú Trọng chân thành chia sẻ "hàng ngày nhìn thấy người dân đi khiếu kiện mà buồn và đau lòng".
"Người đi khiếu kiện cũng đâu thích thú gì, cơ quan nhà nước làm không đúng dân mới phải đi kiện", Tổng bí thư nói. "Bản thân tôi sáng ra khỏi nhà có bà con chờ, chiều về nhà cũng có bà con chờ, ra đường là có bà con đón".
Ông Nguyễn Phú Trọng thừa nhận có sự không đồng bộ về chính sách, đặc biệt về đất đai, đền bù..., phải dần từng bước hoàn thiện pháp luật, cải tiến việc tiếp dân...
Tổng bí thư mong bà con thông cảm: "QH không có thẩm quyền giải quyết mà chỉ có thể 'kính chuyển' đơn thư và giải thích cho bà con. Nhưng khó vì người dân chỉ thấy mình thiệt thòi, giải quyết được một việc lại xảy ra nhiều việc khác, nơi nào càng nhiều dự án thì đất đai càng phức tạp".
Tham nhũng không còn 'ăn mảnh'
Chống tham nhũng là vấn đề không lúc nào thiếu vắng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri.
Ông Nguyễn Hồng Toán cho rằng kết quả công tác này vẫn chưa tốt lắm, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai vẫn chỉ khiến trách, cảnh cáo, phê phán...
Ông Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) thì kiến nghị các biện pháp mạnh: tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu - "hạ cánh an toàn" cũng phải kê khai tài sản, bảo vệ người chống tham nhũng...
Tổng bí thư thừa nhận Đảng và Nhà nước dù đã cố gắng nhưng tham nhũng vẫn còn nhức nhối.
"Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".
"Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ:Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.
"Vừa rồi xử hai vụ, hai án tử hình, mấy người hàng chục năm tù, cử tri xem như thế là nặng hay nhẹ?", ông Trọng nói. "Năm tới sẽ xử 8 vụ đều lớn, từ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng. 7 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện thêm và sẽ đưa ra hơn chục vụ nữa".
Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính.
  • Chung Hoàng - Đức Yên - Minh Thăng - Bạt Tuấn 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đĩa lưu dữ liệu trong 1 tỉ năm


Những chiếc đĩa CD, DVD để lưu dữ liệu rất quen thuộc với người dùng máy tính, tuy nhiên độ bền của chúng là điều đáng bàn.
>>> Sắp có đĩa Blu-ray dung lượng 100GB
Nay, giới chuyên gia đã tỏ ra bất ngờ với tuyên bố về một loại đĩa quang lại có thể "lưu dữ liệu an toàn trong vòng 1 tỉ năm". Đó là nghiên cứu của một nhà khoa học tại Đại học Twente ở Hà Lan. Ông đã phát triển đĩa quang học với chất liệu phối hợp có vonfram và silicon nitride, cho ra loại đĩa lưu trữ thông tin bền đến không ngờ.
Lưu trữ thông tin trên ổ đĩa cứng thông thường gặp nhiều nguy cơ vì chúng rất nhạy cảm với từ trường bên ngoài và dễ hỏng phần cơ học nên tuổi thọ bình quân chỉ khoảng 10 năm. Tương tự như vậy, các đĩa CD, DVD và bộ nhớ flash cũng có những nhược điểm nên không thể tồn tại hơn vài thập niên lưu trữ dữ liệu.
Đĩa lưu dữ liệu trong 1 tỉ năm
Ảnh: revolucaodigital.net
Theo tạp chí Gizmag thì nhà nghiên cứu Jeroen de Vries đã đặt ra cách giải quyết vấn đề giúp thiết kế vật liệu lưu trữ thông tin mới. Ông chọn vonfram vì chịu được nhiệt độ cao và thông tin lại được đóng gói chung trong silicon nitride, do vậy chống biến dạng khi tiếp xúc môi trường cũng như ở nhiệt độ cao. Vries cho rằng loại đĩa quang này giúp lưu trữ thông tin của nhân loại và có thể gửi đến các hành tinh khác.
Bên trong thiết bị lưu trữ thông tin được sử dụng phương pháp khắc mã QR trong vonfram và có thể dễ dàng giải mã với một chiếc điện thoại thông thường hiện nay. Thậm chí nếu dữ liệu lưu trữ bị xâm lấn đến 7% thì vẫn có thể dễ dàng phục hồi chúng. Bên cạnh đó gói dữ liệu còn có phần dự phòng mã QR nhỏ hơn nhiều mà mỗi điểm ảnh chỉ có kích cỡ vài micron.
Vries tìm hiểu cách lưu trữ thông tin bền vững, lâu dài nhờ dựa vào mô hình Arrhenius mô phỏng thời gian dài qua ảnh hưởng nhiệt và từ. Chất liệu sử dụng để lưu dữ liệu đã được các nhà nghiên cứu thử nghiệm ở nhiệt độ 200oC mà đĩa vẫn an toàn. Khi nâng nhiệt độ lên đến 440oC, có vài dấu hiệu của sự xuống cấp nhưng đĩa vẫn nguyên vẹn, các dữ liệu vẫn có thể đọc được và có thể phục hồi một số nhỏ bị ảnh hưởng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang