Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch


Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia nhập ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã viết sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
LTS: Nhân Hội nghị Ngoại giao Việt Nam sắp diễn ra, Tuần Việt Nam xin được giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn, người đã đưa tin về Việt Nam trong những năm tháng khó khăn của bao vây cấm vận. Kavi là người có mối quan hệ mật thiết với các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam thời đó như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Lê Mai, hay Vũ Khoan. 
Tôi từng gặp rắc rối khi ở Việt Nam về
Hôm nay, tôi muốn bắt đầu câu chuyện bằng lời của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong phần 2 hồi ký của mình với tựa đề "Ngược dòng thời gian". 
Trong đó, ông viết rằng năm 1996, 10 năm sau kết thúc nhiệm kỳ đại sứ ở Thái Lan, ông có việc quay lại Bangkok, và được anh bạn nhà báo Kavi Chongkittavorn hỏi về cảm tưởng sau những năm làm đại sứ ở Thái Lan.
Nghe giọng điệu của Trần Quang Cơ, có vẻ ông có quan hệ khá thân mật với ông Cơ, đúng không?
Đúng. Trần Quang Cơ rất hiểu biết về Thái Lan, nước trong thời gian ông làm đại sứ (1982-1986) quan hệ với Việt Nam còn đầy nghi kỵ. Ông rất muốn phóng viên trẻ như tôi hiểu rõ về Việt Nam để làm cầu nối về thông tin giữa hai nước.
Hồi đó, ông là phóng viên chuyên về Việt Nam?
Đúng vậy. Nhưng ngoài Việt Nam, tôi còn theo dõi là Lào và Căm-pu-chia. Và đó là lý do tôi là phóng viên Thái Lan đầu tiên đến thăm Việt Nam, và, sau đó, đã lập văn phòng thường trú tại Hà Nội vào 1988, sau khi tôi gặp Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Thú vị đấy nhỉ. Ông gặp ông Nguyễn Cơ Thạch ở đâu?
Ở Thành phố HCM cuối năm 1986. Ông Thạch nói với tôi rằng The Nation có thể mở văn phòng tại Hà Nội. Thế là năm 1988, tôi đã vào Hà Nội làm phóng viên thường trú. Cùng với tôi, còn có các hãng Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, Reuter và Kyodo - những hãng đầu tiên được mở văn phòng tại Hà Nội sau năm 1975. Và chúng tôi đều đóng tại số 8 Trần Hưng Đạo.

Nguyễn Cơ Thạch, ngoại giao, Thái Lan, Bangkok, Sài Gòn
Nhà báo Kavi Chongkittavorn Ảnh Hoàng Ngọc

Vậy Trần Quang Cơ là người giới thiệu ông sang Sài Gòn?
Không. Trần Quang Cơ lúc đó đã về nước (tháng 10.1986), và Lê Mai sang thay.
Lê Mai rất thích những bài viết của tôi, và ông ta đã mời tôi đến Thành Phố Hồ Chí Minh, vào cuối 1986.
Lê Mai nói: "Việc tôi mời ông, trong bối cảnh của Việt Nam bây giờ, là khá mạo hiểm, bởi ông không phải là đảng viên cộng sản, hay, ít ra, là người có tư tưởng mác xít. Nhưng tôi vẫn cứ mời ông, vì tôi muốn ông hiểu rõ hơn về Việt Nam."
Ông ta nói đúng. Bởi ở Thái Lan, lúc đó, chỉ có những người có tư tưởng mác xít và được phía Việt Nam ủng hộ, cung cấp tư liệu, mới viết bài về Việt Nam. Còn tôi là phóng viên trung lập, như số đông, nhưng lại được giao mảng Việt Nam, vì, trước đó, tôi đã viết về Hồ Chí Minh thời ở Thái Lan (1928-1929), về cái cây do ông trồng, và cả cộng đồng Việt Kiều ở đó.
Lê Mai biết ông qua Trần Quang Cơ?
Tôi không biết. Nhưng tất cả các đại sứ Việt Nam ở Bangkok đều biết tôi.
Ở Thành phố HCM ông gặp những ai?
Nhiều người lắm. Trong đó có hai nhân vật quan trọng là Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Phan Quang. Với Phan Quang chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp tốt.
Còn Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia nhập ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã viết sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
Khi tôi trở lại Bangkok, tôi gặp rắc rối với mật vụ Thái Lan, vì họ nghi tôi là cộng sản mới được mời sang Việt Nam. Họ đã gọi tôi lên thẩm vấn.
Sau đó, khi sang Việt Nam thường trú, tôi viết rất nhiều về Việt Nam, bởi vì tôi là phóng viên đầu tiên của ASEAN ở Hà Nội, và thông tin về Việt Nam rất cần cho ASEAN để hiểu Hà Nội hơn.
Thời đó, báo Quân Đội Nhân Dân thường cho dịch những bài viết của tôi về Việt Nam.
Nguyễn Cơ Thạch, ngoại giao, Thái Lan, Bangkok, Sài Gòn
Cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trở về từ Bangkok với mái tóc khá đen (nh Internet)
Ông ở Việt Nam đến năm nào?

Từ 1988 đến 1991. Ngoài Việt Nam, tôi hay đi công tác sang Căm-pu-chia. Thời ấy, không đi máy bay mà đi tàu hỏa vào Thành phố HCM, rồi từ đó đi xe buýt sang Phnompenh qua cửa khẩu Mộc Bài.
Tôi nhớ lúc tôi sang báo Nikkei làm năm 1994 thì không còn The Nation ở Việt Nam nữa.
Đúng rồi, khi tôi về thì The Nation đóng cửa luôn văn phòng. Bởi vì, lúc đó mối quan tâm ở Thái Lan về Việt Nam giảm xuống, và những báo ở Thái Lan đã vào Việt Nam như Bangkok Post, chẳng hạn.
"Kavi, tôi nói với anh nhiều chuyện cơ mật" 
Sau đó, ông vẫn tiếp tục theo dõi Việt Nam?
Vâng. Tôi viết tiếp đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Nhưng đến năm 1994, tôi đã tham gia vào công việc của ASEAN với tư cách là trợ lý đặc biệt của Tổng Thư ký ASEAN Ajit Singh. Và tôi là người đã ghi chép các câu  hỏi của ông Thứ trưởng Vũ Khoan, đại diện cho Việt Nam với tư cách là quan sát viên, về ASEAN.
Việt Nam quan tâm đến liệu Việt Nam gia nhập ASEAN có ảnh hưởng tiêu cực không đến mình không. Ông Vũ Khoan hỏi nhiều lắm, độ chừng 200 câu hỏi.
Ấn tượng của ông về Vũ Khoan?
Không nhiều người biết rằng trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có đóng góp cho hiệp hội này.
Chả là tại cuộc gặp ở Brunei, các nước ASEAN bàn nhau về tên gọi cuộc gặp Á - Âu mà bây giờ vẫn gọi là ASEM ấy. Đầu tiên, có người định đặt là AEM (Asia Europe Meeting), nhưng những người khác đã phát hiện ra là AEM là tên gọi tắt của ASEAN Economic Meeting.
Lúc đó, Vũ Khoan mới đưa ra gợi ý là nên gọi là ASEM, tức là lấy hai chữ viết tắt của châu Á (ASia). Và mọi người đã đồng ý.
Trước đó, ông có gặp Thứ trưởng Vũ Khoan ở Việt Nam? 
Có. Nhưng tôi biết bà Hồ Thể Lan, phu nhân của ông ấy, nhiều hơn. Thời tôi ở Việt Nam, bà Lan là Vụ trưởng Vụ Báo chí, Bộ Ngoại giao, người cung cấp những ý tưởng và phiên dịch trong các cuộc phỏng vấn giúp tôi.
Những kỷ niệm khi ông làm thường trú ở Việt Nam?
Tôi còn nhớ ở Lý Thường Kiệt, chỗ cắt phố có đài phát thanh (Bà Triệu) có người bơm mực bút bi. Bây giờ không ai dùng nữa, nhưng lúc đó rất phổ biển ở Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên tôi tháy người ta dùng xi lanh để bơm mực vào ruột bút.
Ông nhìn nhận Việt Nam thay đổi như thế nào sau hơn 20 năm?
Việt Nam đã có bước tiến lớn trong quá trình hội nhập. Tham gia vào ASEAN, gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thúc đẩy quan hệ kinh tế với EU, cũng như thúc đẩy cơ chế các hợp tác của ASEAN và với bên ngoài.
Nhưng tôi nghĩ bây giờ Việt Nam phải tiếp tục tiến bước mạnh hơn nữa, bởi vì những nước chậm tiến của khu vực trước đây, như Myanmar, thậm chí là Lào, đã có những bước tiến mạnh mẽ. Việt Nam, nếu không muốn tụt lại phía sau, phải kiên quyết tiến lên phía trước.
Việt Nam có một thế hệ dân số vàng. Nhưng điều quan trọng là giáo dục họ như thế nào để họ có thể góp sức vào cải cách, vào đổi mới.
Tóm lại, trong các lãnh đạo Bộ Ngoại giao thuở đó, ông nhớ ai nhất?
Tôi nhớ tất cả. Mỗi người có đặc điểm riêng.
Đối với Trần Quang Cơ, tôi nghĩ ông ấy là một người lịch lãm, hiểu biết, và sâu sắc. Ông muốn nhìn thấy quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan phát triển tốt đẹp.
Đối với Lê Mai, ông nhìn thấy Thái Lan là đất nước vô cùng quan trọng đối với sự ổn định của Việt Nam và Căm-pu-chia, chính vì vậy ông làm mọi cách để Thái Lan hiểu rõ tình hình Việt Nam, trong đó có việc can đảm mời tôi vào Việt Nam cuối năm 1986. Sự hiểu biết của tôi về Việt Nam đã được hình thành từ đó.
Tôi còn thích Lê Mai vì tiếng Anh của ông rất tốt, và ông hay nói về Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế.
Vũ Khoan là người thực hiện việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Ông đã làm những công việc hết sức cụ thể, khi Việt Nam còn là quan sát viên.
Nhưng, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người mà tôi đưa tin nhiều nhất, bởi ông dính dáng nhiều đến vấn đề Căm-pu-chia.
Câu nói thường lệ của Nguyễn Cơ Thạch khi gặp tôi: "Kavi, tôi nói với anh nhiều chuyện cơ mật. Anh chỉ được đưa tin, chứ không được trích dẫn tôi là nguồn tin đâu nhé. Nếu anh trích dẫn tôi, tôi nghe được, tôi sẽ nói là anh nói láo. Độc giả sẽ không tin anh nữa."
Ông Nguyễn Cơ Thạch có một bí mật ở Thái Lan: Mỗi lần đến Bangkok, ông đều tìm mua thuốc nhuộm tóc của Nhật, bởi vì tóc ông lúc ấy bạc nhiều. Vì vậy, rời Bangkok trở về Việt Nam, tóc ông lại đen trở lại.
(Còn nữa)
Huỳnh Phan
(Tuần VN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kinh tế vỉa hè




Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày.

Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động.

Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàng rong.

Họ không chịu hiểu người dân đang tự xoay xở để sống và nhờ vậy họ bớt đi nhiều gánh nặng phải lo toan. Thế mà thỉnh thoảng cứ có những chiến dịch dẹp buôn bán lòng đường vỉa hè. Tại sao không tổ chức cho người ta buôn bán trong một chừng mực trật tự nhất định. Ngay cả ở New York vẫn có xe đẩy bán hotdog, vẫn có sạp báo vỉa hè. Ở Tokyo vẫn có những đường phố, chiều xuống, người ta cấm xe, để dân mua bán tràn xuống đường giao dịch thoải mái.

Đáng tiếc là các trường đại học kinh tế không ai chịu làm những nghiên cứu về kinh tế vỉa hè để tham mưu chính sách đúng đắn cho chính quyền. Tất cả đều xem số phận của người dân nghèo như con ve cái kiến, ưa đè bẹp lúc nào cũng được.

Chính kinh tế vỉa hè đang đóp góp một phần không nhỏ vào con số GDP mà quý vị thưởng đem ra khoe khoang đấy.

Nguồn: FB Xê nho


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện đời lắm nẻo - 1

 Ký sự Vỉa hè 

 Nguyễn Quang Lập
 Ngày trước còn đi làm mình rất thích ăn sáng tiết canh lòng lợn ở vỉa hè đầu phố gì quên mất tên, gần phố Nguyễn Du. Ăn lâu ngày quen, cứ thấy mình ra là bà chủ cắt hai miếng tiết to, một khúc dồi, một vốc lòng non, bữa nào cũng giống bữa nào. Khách ăn sáng quanh đi quẩn lại cũng vài chục anh, tuyệt nhiên không có đàn bà, lâu ngày rồi cũng quen mặt cả. Chẳng biết tên nhau nhưng gặp nhau là gật đầu cái, cười cái, một anh một bàn nhỏ một cái đòn một bát tiết một đĩa lòng một cút nhỏ rượu, vừa ăn vừa nói chuyện râm ran, chuyện gì cũng dễ dàng nhất trí, chưa khi nào cãi nhau


Ngườì này nói tiên sư thằng Liverpoll đá ngu thế. Lập tức ngườì kia hùa theo, nói đúng rồi, đá ngu như bò. Người nọ nói đúng đúng, cái thằng Owen đá như bòi, tôi mất năm xập vì cái thằng đó, tức thế….cứ thế là râm ran.Người này nói tối qua xem ti vi, sư bố cái thằng thứ trưởng nó nói thối inh, ngu thế. Lập tức người kia lên tiếng ngay, tối qua tôi cũng xem, mẹ cái thằng nhà quê. Người nọ nói ôi giời tôi lạ gì thẳng đó, nó trước kia làm ở sở..cứ thế là ồn ào. Toàn nhất trí không, hay cực.

Có hai ngươì đàn ông chưa bao giờ ăn sáng nhưng luôn có mặt, cả hai đều mù, chừng bốn năm mươi tuổi. Ngườì thứ nhất gọi là ông sáo mũi. Ông thổi sáo mũi ăn xin, chuyên ngồi gốc cây thổi hết bài này sang bài khác. Thoạt nhìn cứ tưởng ông ngồi thổi sáo vi vu chơi vui, không quan tâm đến ai, nhưng hễ có người vào quán là ông rời gốc cây đi đến, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt khách rất điệu. Người cho một ngàn, kẻ cho hai ngàn. Xong, ông lại về ngồi gốc cây. Không hiểu sao ông biết ngay người mới đến, đi tới đúng chỗ người đó không hề mò mẫm, cứ y như người sáng. Đụng khi mọi người ồn ào, tranh nhau nhất trí thì ông nhảy ra, rê cái sáo ngoáy hai vòng trước mặt mỗi người. Đang phấn khích chẳng ai tiếc một hai nghìn. Tính ra mỗi buổi sáng ông thu được năm bảy chục nghìn chứ không ít.

Người thứ hai gọi là ông biết rồi. Khác với ông sáo mũi, ông này đi đứng loạng quạng, cái gậy cầm trong tay cứ chấm hai ba chấm bước một bước. Hễ ông bước lệch sang chỗ nào đó, có người nói đi lối này ông ơi, ông át đi, nói biết rồi, cầm gậy chấm một hai ba chấm bước một bước. Lại đi lệch, người khác nhắc đi sang bên này ông ơi, ông lại át đi, nói biết rồi, giọng như tự ái.

Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói hai ông này ở đâu mà sáng nào cũng ra đây. Anh ngồi cạnh nói ở trên gác, họ là anh em. Ngó lại thì thấy họ giống nhau như lột. Mình gật gù, nói hay hay, cũng là mù, người này không thấy gì, người kia như sáng. Anh ngồi cạnh cười sật sật, nói ông sáo mũi là ông mù, ông biết rồi là ông đui. Ông đui là anh, ông mù là em. Mình chả hiểu sao, chỉ nhăn răng cười.

Ông biết rồi không ăn gì, chỉ đứng hóng chuyện. Hễ ai nói, ông liền nghếch tai về người đó. Bất kì chuyện gì, người ta chưa dứt lời ông đã khua cái gậy cái, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ. Một người nói mẹ, thằng trọng tài ngu, việt vị đâu mà việt vị. Ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ. Người này nói tôi thấy rõ ràng không việt vị, ông khua cái gậy, nói ừ đúng rồi, rõ ràng…. tôi đã bảo rồi chứ. Một người nói cái thằng thứ trưởng, nó nói lấy dân làm gốc cứ leo lẻo, bố mẹ thì đối xử không ra cái gì, tôi ở gần nhà nó tôi biết. Ông khua cái gậy, nói đúng rồi, tôi đã bảo rồi chứ, có ra cái gì đâu. Người này nói mẹ, tôi thấy rõ ràng nó vừa đứng đái vừa mắng bố nó. Ông lại khua cái gậy , nói ừ đúng rồi, rõ ràng… tôi đã bảo rồi chứ.

Mình rỉ tai anh ngồi cạnh, nói ông em thì đi kiếm tiền còn ông anh suốt ngày đứng hóng chuyện, hay nhỉ. Anh ngồi cạnh cười sật sật, nói thì thằng đui chỉ đạo thằng mù chứ sao. Mình cười khịt khịt. Anh ngồi cạnh rỉ tai mình, nói họ có vợ chung đấy. Mình ngạc nhiên vô cùng. Dần dà mới biết họ bị mù bẩm sinh, bố mẹ nuôi họ đến tuổi trưởng thành thì chết, hai anh em sống với nhau. Ông biết rồi đi đứng loạng quạng, tính lại lười. Một hôm ông vỗ vai ông sáo mũi, nói tao trông nhà quét nhà dọn nhà, chùi nhà, bảo vệ nhà cửa, vân vân. Mày chỉ mỗi việc thổi sáo kiếm tiền thôi, quán triệt chưa. Ông sáo mũi gật gật, nói quán triệt.

Từ đó ông sáo mũi đi thổi sáo ăn xin, cũng chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn cái vỉa hè này thôi, thế mà cũng kiếm đủ ăn, còn mua được cái đài nghe tường thuật bóng đá. Hễ có trận bóng đá là hai anh em hò hét như vỡ chợ. Ông sáo mũi nói rồi lên rồi, ông biết rồi nói ai lên ai lên, ông sáo mũi nói Hồng Sơn lên rồi, Hồng Sơn chuyền cho Đặng phương Nam. Ông biết rồi hét Sơn ơi Sơn, đừng chuyền cho Đặng Phương Nam em ơi, nó đá ra ngoài đấy. Ông sáo mũi nói bỏ mẹ, mất bóng rồi, thằng Kiatisac có bóng rồi, bỏ mẹ rồi. Ông biết rồi hét vang, nói Đức Thắng đâu Đức Thắng đâu, chặn nó lại em ơi, đạp phát dập mẹ xương bánh chè nó đi cho anh. Ông sáo mũi cũng gào lên, nói búng phát văng dái thằng Kiatisac cho anh, Đức Thắng ơi!

Tóm lại Thái Lan vẫn thắng. Ông biết rồi cầm gậy đập phát vỡ tan cái ấm, nói mẹ, lại thua bố nó rồi. .Ông sáo mũi đá vèo cái ghế, nói sư bố nó chứ, toàn thua thôi, đá gì mà ngu thế. Ông biết rồi lại cầm cái gậy đập phát móp luôn cái soong, nói đuổi mẹ thằng Riedl cho tao, ông sáo mũi lại đá vèo cái ghế, hét đuổi bố thằng Riedl đi. Nhiều khi người qua đường cứ tưởng hai anh em đang đánh nhau, không, họ chẳng bao giờ đánh nhau, cãi nhau, cho tới một hôm…

Đó là đêm mất điện, trời nóng quá, ông biết rồi lò dò xuống vỉa hè, đứng tựa gốc cây hóng gió. Bỗng có tiếng đàn bà, nói anh ơi lại đây. Ông  nghếch tai lên, nói biết rồi. Ông cầm cái gậy khua khua dò xem người đàn bà đứng ở đâu. Người đàn bà là cô điếm già, cầm cái gậy kéo ông lại, nói em đây lày anh. Ông nói biết rồi, luờ quờ mò tới. Cô điếm già cầm tay ông đặt lên ngực, nói em có cái lày. Ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể. Cô điếm già cầm tay ông đặt vào háng, nói em có cái lày lữa. Ông nói biết rồi, bóp xoa bóp xoa, cười hi hí, nói hay nhể hay nhể.

Ông biết rồi ôm chặt cứng cô điếm già, nói anh làm phát được không. Cô điếm già đẩy ông ra, nói tiền đâu. Ông nói biết rồi, đéo có, rồi bỏ đi. Cô điếm già nói một hai chục ngàn cũng không có à. Ông nói biết rồi, đéo có. Ông cầm gậy cứ chấm một hai chấm bước một bước, túc tắc về nhà. Cô điếm già chạy theo kéo áo ông , nói nếu anh nuôi được em thì em về ở với anh. Ông nói biết rồi, cô muốn làm vợ tôi à. Cô điếm già nói vâng. Ông cười cái hậc, nói o ke… vợ thì vợ. Ông dắt cô điếm già về nhà, vừa lúc có điện, cô điếm già nói bật đèn lên. Ông nói đèn để làm gì, rồi ẩn cô điếm già xuống sàn, nói làm phát mau, không mất điện nóng chết. Ông sáo mũi tỉnh giấc, vùng dậy hỏi ai đấy. Ông biết rồi nói vợ tao. Ông sáo mũi ngơ ngác, nói vợ là sao? Ông biết rồi cười cái hậc, nói đ. mẹ thằng này hỏi khó thế.
Còn nữa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học, học nữa, học mãi vẫn thế ?


Tôi không hoàn toàn chia sẻ ý kiến của nhà giáo Phạm Toàn cho rằng kết quả xếp hạng cao của Việt Nam trong bảng đánh giá PISA mới đây là 'không có ý nghĩa'.
Với các học sinh học giỏi ở tuổi 15 được nêu trong bảng đánh giá đang gây chấn động cả dư luận ở Anh, Trung Quốc, Việt Nam thì nỗ lực và thành tích cá nhân của các em là rất đáng khuyến khích.
Cửa 'Khổng sân Trình' nay được phục hồi ở Trung Quốc
Về mặt cá nhân, học giỏi sẽ tăng cơ hội du học nước ngoài, phát triển chất xám, có 'đầu ra' phù hợp. Đánh giá cũng mang lại sự lạc quan rằng nếu môi trường học tập được cải thiện, các thế hệ tiếp theo có cơ hội tiếp thu kiến thức đúng đắn, tạo động lực cho cả xã hội đi lên.
Nhưng tôi đồng ý với thầy giáo Phạm Toàn rằng chỉ thành tích không sẽ ‘không dẫn đến một cái gì có ích cả’.

Vì sao học giỏi ?


Điều khiến Việt Nam có nhiều học sinh học giỏi chính là truyền thống Khổng giáo hiếu học giống Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc và một phần là Nhật Bản.

Trong một bài báo hồi 1995 về dân chủ và truyền thống Khổng giáo, nhà nghiên cứu Mỹ gốc Nhật, ông Francis Fukuyama đã đặt Việt Nam vào nhóm các nước trên cùng cả Singapore.

Ở những nước này, Khổng giáo được thể chế hóa qua hệ thống khoa cử và quan chế đã “nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong xã hội», và cũng là yếu tố tạo ra “bình đẳng học thuật», và cơ hội tiến thân, theo Fukuyama.

Nhưng đó có phải chỉ là chuyện ngày xưa ?

Hóa ra điều này nay vẫn hiện rõ ở các chỉ số học tập.

Vì cùng ở Đông Nam Á nhưng học sinh Việt Nam thường có thành tích học tập cao hơn Phililippines (Thiên Chúa giáo), Indonesia (Hồi giáo) và Lào, Campuchia, Thái Lan (Phật giáo).

Tuy thế, Việt Nam và cả Trung Quốc hiện vẫn thua kém các nước châu Á khác trong sáng tạo khoa học.

Bài phân tích ‘Giáo dục : nhà máy sản xuất bằng tiến sỹ’ (Education : The PhD factory) trên trang Nature 04/2011, viết về Trung Quốc :

“Số người có bằng tiến sỹ tại Trung Quốc đang tăng tới mức bùng nổ, với chừng 50000 người hoàn tất nghiên cứu cấp tiến sỹ ở mọi ngành chỉ trong năm 2009, gần như là vượt xa tất cả các nước. Nhưng vấn đề chính là chất lượng thấp của các tấm bằng tiến sỹ đó”.

Điều này dẫn đến vấn đề thứ nhì với các ‘ông nghè’ Trung Quốc mà nghe cũng quen quen như ở Việt Nam : đa số “khó tìm được việc làm trong giới khoa bảng quốc tế” còn những người đã ra nước ngoài thì “hiếm khi quay trở về”, theo trang Nature.

Khổng giáo vừa là tác nhân cho tinh thần hiếu học, là hòn đá cản đường cho sáng tạo.

Hồi đầu thế kỷ 20, giữa lúc giao thời Đông Tây, Phạm Duy Tốn, Ngô Tất Tố, Phan Kế Bính đã phê phán tệ nạn thi cử tại Việt Nam.

Bên Trung Quốc, hồi thế kỷ 18, Ngô Kính Tử trong 'Chuyện làng Nho' đã xếp các nạn nhân của chế độ khoa cử thành bốn loại : hèn nhát, hãnh tiến công danh, tham lam và thanh tịnh.

Nhà Nho thanh tịnh là tấm gương đạo đức sáng chói nhưng suy ra cũng là vô dụng vì thường chọn thái độ lánh đời.

Cầu may ở nơi thờ Khổng tử trong Văn Miếu, Hà Nội trước kỳ thi

Vẫn Fukuyama khi ca ngợi các điểm hay của truyền thống Khổng giáo ở châu Á cũng viết về sự cản trở của đầu óc Nho gia cho xã hội.

Ông dẫn Samuel Huntington viết về các nước Khổng giáo như sau :

“Truyền thống Khổng giáo của Trung Quốc và các nhánh của nó ở Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Đài Loan, và ở dạng loãng hơn tại Nhật Bản cùng đặt tập thể lên trên cá nhân, đặt uy quyền cao hơn tự do và đề cao trách nhiệm hơn là các quyền... Quyền của các các nhân có tồn tại nhưng do chính Nhà nước tạo ra. Hài hòa và hợp tác được chú trọng hơn là bất đồng và cạnh tranh”.

Trong thế giới ngày nay mà chỉ biết nghe lời, bắt chước và cạnh tranh thì chỉ có cầm chắc thất bại trong giáo dục, kinh tế hay bất cứ ngành nghề gì khác.

Thử hỏi nếu người Hàn Quốc vẫn tư duy như vậy thì làm sao Samsung có thể chiếm lĩnh thị trường toàn cầu ?

Học sinh Việt Nam học tốt trong một môi trường khuôn phép như giỏi giải các phép toán đã định trước, và học chủ yếu để thi đỗ nhưng khi vào đời lại dần bị uốn nắn theo các mô thức cũ kỹ, thiếu phản biện, cạnh tranh.

Học đừng khôn lỏi

Trước đây, người châu Á từng nghĩ văn hóa truyền thống, phần hồn của mình tốt lắm rồi, ta chỉ tụt hậu Âu Mỹ về công nghệ nên cũng chỉ cần học kỹ thuật thật giỏi là đuổi kịp.

Nhưng sự thực thì kỷ nguyên Khai Sáng ở châu Âu không chỉ là bùng nổ phát kiến khoa học mà căn bản là một phong trào tư tưởng.

Cải tổ là phải toàn diện và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, người trước kẻ sau, đã tiến mạnh khi chọn con đường đó.

Riêng mấy nước Á châu còn lại tiếp tục cho rằng cứ theo khuôn mẫu tư duy chính quyền quy định là đủ, và mở cửa vẫn e dè, ghét bỏ các giá trị quốc tế chung.

Giới trẻ Việt Nam rất muốn du học sang Phương Tây

Ngay cả cải cách kiểu Đặng Tiểu Bình vẫn có giọng khinh Phương Tây, coi làn gió từ bên ngoài vào có cả nhiều ruồi muỗi.

Mặc cảm vừa tự ti, vừa tự tôn đó đã khiến người ta không chân thành hiểu được phần quan trọng nhất của giáo dục cho loài người mà Âu Mỹ chỉ có đi trước chứ không hề độc quyền quản lý.

Đó là tự do tư tưởng, dẫn đến tôn trọng các cá nhân khác, phần cơ bản của nhân quyền.

Đó là lý tính, nền tảng của tinh thần khai phá và thái độ dẫn thân, dám thể nghiệm.

Về tinh thần, to như Trung Quốc nhưng vẫn bị coi là ‘thiếu vắng điều gì đó’ như lời cô Kelly Zong, con gái tỷ phú Tông Khánh Hậu (trên 10 tỷ USD) nói trên trang Sunday Times gần đây.

Với thực trạng tệ hại của giáo dục Việt Nam, vừa tham nhũng điểm số, vừa thiếu tự do sáng tạo, vừa nặng học vẹt mà sinh viên sang Singapore du học vẫn được ông Lý Quang Diệu cảm phục khen ngợi thì đó quả là điều phi thường cho các cá nhân người Việt.

Ở tầm quốc gia và xã hội, Việt Nam chắc cũng sẽ thành công như vậy nếu dứt bỏ được các ràng buộc tư duy kiểu Khổng, Mao và Đặng.

Nguyễn Giang 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiêu mới:

Blogger Hà Nội thả bong bóng kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền


15h chiều nay, 8/12/2013, theo lời mời của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, một số blogger thành viên Mạng Lưới đã sẵn sàng cho các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) và mũi tàu Công viên 23/9 (Sài Gòn).


Ở Hà Nội, các blogger trẻ tuổi tập trung ở Công viên để thổi những chiếc bong bóng màu xanh lá cây, với dòng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng”. Các bạn cho biết, theo dự định ban đầu, họ sẽ mặc áo phông trắng viền xanh với logo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, song do áo đã bị lực lượng an ninh tại trạm cảnh sát ga Hà Nội thu giữ không lý do từ hôm trước, cho nên việc mặc áo T-shirt cổ động cho nhân quyền đành bị hủy bỏ. Tuy vậy các hoạt động thổi bong bóng và tài liệu về nhân quyền vẫn sẽ được tiến hành như kế hoạch.

Đến tham dự cùng các blogger trẻ, có cả Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một sáng lập viên Diễn đàn Xã hội Dân sự – và một số thành viên của Câu lạc bộ Bóng đá No-U Hà Nội.

Thấy các bạn thổi bóng và phát tài liệu, nhiều người đến chơi công viên, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em, đã cùng tham gia. Các em nhỏ vui vẻ xin bóng, em nào cũng thích thú với trái bóng màu xanh biếc.

Điều đáng nói là ngay từ trước khi các blogger đến, trong Công viên đã có rất nhiều an ninh mặc thường phục và dân phòng, và khi bóng thổi xong được trao cho các em nhỏ, những nhân viên công quyền này đã dùng que nhọn chọc bóng cho thủng. Đồng thời, họ cũng đe dọa sẽ bắt tất cả các blogger “thổi bóng trái phép” ở công viên, và xé tài liệu nhân quyền được phát (!).

Từ 16h15, các nhân viên công quyền đã giằng co, xô đẩy và đánh hai người có tên là Lê Đức Hiền và Phạm Minh Vũ. Một dân phòng giật lấy chiếc ba-lô của một trong hai blogger này và bỏ chạy...



Ảnh: Blogger Binh Nhì (Nguyễn Tiến Nam)





Người dân nhận và đọc tài liệu 

Xe cảnh sát bắt đầu xuất hiện với tiếng loa gọi giải tán.
Bên ngoài, theo phản ánh của blogger Phạm Quốc Bao, khoảng hơn 10 chiếc xe an ninh và một lực lượng hùng hậu công an, an ninh, dân phòng, cựu chiến binh, phụ nữ, xã hội đen... quây kín cổng Công viên Thống Nhất.


Dân phòng vây đánh một blogger trẻ, không vì bất cứ lý do gì.
Blogger Nguyễn Anh Tuấn bình luận: "Hôm trước thì gây sức ép để dẹp bỏ sự kiện Tôi Tự Do, hôm nay thì điều động công an, dân phòng phá rối hoạt động phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do các blogger tổ chức hoàn toàn ôn hòa trong Công viên Thống Nhất. Rõ ràng, chính phủ Việt Nam, dù vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, vẫn tiếp tục áp dụng một chính sách hai mặt về vấn đề này, bằng cách ngăn chặn người dân của họ khỏi việc tiếp cận các nội dung trong những công ước mà chính họ đã ký kết".

17h chiều, buổi thả bóng kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế của các blogger Hà Nội kết thúc. Một hoạt động vốn dĩ ôn hòa, lẽ ra đã rất đẹp đẽ nếu không có sự có mặt, phá rối, gây sự một cách thô bạo và vô văn hóa của lực lượng an ninh - dân phòng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

xét xử vụ kiện thu hồi đất sai kéo dài mấy chục năm

TANDTP Hà Nội vừa có quyết định đưa ra xét xử vụ án hành chính của ông Mai Thế Cường (ở 2C Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội) kiện quyết định hành chính của UBND TP Hà Nội. Đây là phiên tòa được chờ đợi từ lâu của nguyên đơn với mong mỏi làm rõ việc đất bị chính quyền thu hồi nhầm từ năm 1963...
TANDTP Hà Nội vừa có quyết định đưa ra xét xử vụ án hành chính của ông Mai Thế Cường (ở 2C Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội) kiện quyết định hành chính của UBND TP Hà Nội. Đây là phiên tòa được chờ đợi từ lâu của nguyên đơn với mong mỏi làm rõ việc đất bị chính quyền thu hồi nhầm từ năm 1963. Dù đã quá mệt mỏi vì đã 50 năm theo kiện nhưng gia đình ông Cường rất hy vọng vào sự công minh tại phiên tòa sắp tới.
Tài liệu duy nhất về việc bàn giao đất nhưng chữ ký người bàn giao đã được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận là giả mạo
Tài liệu duy nhất về việc bàn giao đất nhưng chữ ký người bàn giao đã được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận là giả mạo
Tự “chế” quy định để hợp thức việc làm sai?
Theo dự kiến, phiên tòa được xử công khai vào ngày 20/9 tới. Quyết định bị kiện là Quyết định 2694 ngày 16/6/2011 của UBND TP Hà Nội vì đã bác khiếu kiện đòi lại đất của ông Cường. Phiên tòa hành chính này hứa hẹn nhiều hấp dẫn bởi có quá nhiều mâu thuẫn trong tài liệu lưu trữ về việc thu hồi đất của chính quyền đối với nhà ông Cường.
Cách đây 50 năm- ngày 6/5/1964, bố ông Cường là cụ Mai Thế Sơn nhận được văn bản 880 của sở Quản lý Nhà đất Hà Nội thông báo nội dung: “Thành phố đã quản lý đất của ông bàn giao ở ngõ Thịnh Hào 2, khu Đống Đa và cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất cho 4 hộ ở đấy”. Kèm theo thông báo, Sở này gửi cho gia đình biên bản bàn giao đất ngày ngày 18/5/1963, có chữ ký “Sơn”.
Bất ngờ với thông báo này, cụ Sơn đã khiếu nại tới UBND Hà Nội, khẳng định chưa bao giờ bàn giao bất kỳ diện tích đất nào cho Ủy ban hành chính Hà Nội và đề nghị làm rõ giấy tờ bàn giao thật hay giả. Đơn khiếu nại này không được trả lời. Đến năm 1996, sở Nhà đất TP Hà Nội có văn bản 824 trả lời nhưng không làm rõ giấy bàn giao thật hay giả mà vẫn khẳng định đất đã bị thu hồi là căn cứ theo Thông tư 73/TTg ngày 7/7/1962 về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang ở nội thành, nội thị và Thông tư 10/TTg ngày 4/2/1963 hướng dẫn thông tư 73 nói trên.
Tìm hiểu nội dung các văn bản làm căn cứ thu hồi đất nói trên, gia đình ông Cường phát hiện ra sở Nhà đất TP Hà Nội đã cố tình trích dẫn sai nội dung hai Thông tư, gây bất lợi cho gia đình. Hai Thông tư quy định rõ trường hợp đất của tư nhân cho thuê, sử dụng nhờ thuộc thành phần nhân dân lao động về nguyên tắc xóa bỏ việc cho thuê để nhà nước quản lý và phân phối việc sử dụng, nhưng một số trường hợp được miễn (trong đó có trường hợp những người có ít diện tích, vừa sử dụng, vừa cho thuê hoặc sử dụng nhờ).
Đối chiếu với quy định này, đất của  gia đình ông Cường được miễn bàn giao vì đất không vắng chủ, không bỏ hoang, một phần gia đình sử dụng và một phần cho bộ đội ở nhờ. Sở Nhà đất đã tự “chế” ra một quy định trong đó cắt bỏ các trường hợp được miễn như sau: “Tư nhân có các loại đất cho thuê, cho sử dụng nhờ thuộc thành phần nhân dân lao động thì về nguyên tắc xóa bỏ việc cho thuê đất để nhà nước quản lý và phân phối việc sử dụng đất này. Đối với đất cho thuê không kể diện tích đất cho thuê nhiều hay ít, đều do nhà nước trực tiếp quản lý, phân phối sử dụng. Nhà nước không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào”. Về quy định “lạ đời” này, ông Cường nhận định: “Họ buộc phải trích dẫn sai quy định nhằm che đậy việc thu hồi đất sai nghiêm trọng những năm trước của mình, nhưng làm sao che đậy được sự thật?”.
“Lờ” nội dung khiếu nại
Không chỉ trích dẫn quy định sai, các tài liệu khác liên quan đến việc thu hồi đất cũng lộ nhiều vô lý. Biên bản bàn giao đất mà chính quyền cho rằng do cụ Sơn viết đã dược gia đình gửi đi giám định và kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ CA) đã kết luận: chữ viết, chữ ký trên tài liệu này không phải của cụ Sơn.
Ngoài ra, tất cả các thông tin trên biên bản này như tuổi, nghề nghiệp của cụ Sơn, các thông số về thửa đất như diện tích, số thửa, tờ bản đồ cũng không khớp sự thật. Tuổi ông Sơn được ghi nhận là 52, nhưng thực tế là 50, nghề nghiệp là kế toán nhà máy điện Bờ Hồ nhưng ghi thành “nội trợ”. Đất tại ngõ Thịnh Hào 3, số thửa 118, tờ bản đồ 5, diên tích 487 lại ghi thành thửa 41, tờ 12, diện tích 464m2. “Nói tóm lại là hồ sơ thu hồi đất bị làm lại để hợp thức việc thu hồi đất sai. Không đời nào bố tôi lại ghi nhầm ngay cả nghề nghiệp, tuổi của mình”, ông Cường bức xúc nói.
Suốt mấy chục năm khiếu kiện ông Cường chỉ đề nghị làm rõ hai nội dung: biên bản bàn giao thật hay giả và vì sao Sở Địa chính nhà đất lại trích dẫn sai các quy định khiến bản chất sự việc bị thay đổi hoàn toàn?. Thế nhưng, chưa có cơ quan nào trả lời thẳng các nội dung này, tất cả các trả lời đều mặc định có việc bàn giao và đương nhiên không cần phải chứng minh.
Ngay cả Quyết định 2694/QĐ-UBND- đối tượng bị bị khiếu kiện hành chính trong phiên tòa tới - cũng “lờ” các nội dung khiếu nại. Quyết định này cho biết căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 10, Luật Đất đai, điểm d, khoản 1, Điều 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được bàn giao cho người khác trong quá trình thực hiện chính sách đất đai. Sự thật là, gia đình ông Cường có bàn giao đất đâu mà áp dụng các quy định này?.
Ông Cường hy vọng phiên tòa sắp tới sẽ công minh làm rõ cả sự lẩn tránh trong cách trả lời như trên của UBND TP Hà Nội.
Hà Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc sẽ sản xuất CMND mẫu mới cho VN


VietOneRadio - Mẫu chứng minh nhân dân mới của công dân Việt Nam được áp dụng vào 2014, tuy nhiên dự luận đặt câu hỏi vì sao Bộ Công An lại để cho Trung Quốc sản xuất CMND cho Việt Nam?
Người dân sẽ nghĩ thế nào khi CMND mới do Trung Quốc sản xuất?
Theo tìm hiểu của phóng viên CMND mẫu mới của Việt Nam do một công ty của Trung Quốc sản xuất do Bộ Công An Việt Nam đặt hàng. Công ty sản xuất CMND mới cho Việt Nam là Jiangsu Huaxin New Material Co.,Ltd có trụ sở tại thành phố Tân Nghi tỉnh Giang Tô – Trung Quốc. Công ty này cũng từng gia công mẫu thẻ ID (thẻ công dân) của Trung Quốc.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội cho biết: những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.


12 số tự nhiên được cấp trên CMT mới đồng nghĩa sẽ là mã số công dân. Và những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ được cấp mã số công dân gồm 12 số tự nhiên. Và 12 số tự nhiên này được mặc định là số CMT của công dân đó về sau khi đủ 14 tuổi trở lên.

Tuy nhiên về phía Bộ Công An khẳng định: “Việc cấp CMT theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất CMT thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang