Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Thơ của bạn:



Trẻ em không nên đọc.
Người lớn ai nhát gan đọc -Chết không chịu trách nhiệm.


NẾU DỰNG TƯỢNG ĐÀI

Nếu dựng tượng đài
cho tất cả sinh linh đất Việt
Sẽ không còn tấc đất nào đứng đất nước ơi !

Nếu lọc nước Biển
tìm nước mắt con người
Ta sẽ hiểu
tại sao nước biển dâng ngần ấy !
Nếu nỗi oan khiên được trả nợ đủ đầy
Gần như tất cả
không còn đáng sống

Chúng ta đã nhai từng con cá Bống
Con Tép con Cua để đứng dậy làm người
Trên bàn nhậu giờ là mồ hôi nước mắt
Là máu xương ...những oan khuất lìa đời

Nói nghe hay ! kinh kệ ngợp trời
Nhưng lý thuyết vẫn mãi là lý thuyết

Những bộ mặt cúi gằm
căng đầy máu huyết
-No thịt thú rừng
-No Cá biển Chim trời
-No Bạc ,no Vàng
-No tài nguyên khoáng sản
-No lời nguyền , lời chửi rủa trong đêm

Kẻ làm thơ
không có trăng rọi thềm
Người viết văn đành giấu mình
…chôn hoài bão

Trời chưa sáng
hàng loạt tin nhốn nháo
Những tin đưa tệ nạn mảnh đất gầy.

dothu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân chuyện hiến pháp, nhớ lại việc sửa đổi Hiến pháp Liên Xô cách đây 22 năm

Lê Phú Khải 

Matxcơva, 3/1991.

Sau gần hai tuần lễ ở Matxcơva, ngày cuối cùng trước khi đoàn nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam chúng tôi về nước – nói là đoàn nhưng thực ra chỉ có hai người – Irina, Trưởng Ban Việt ngữ Đài Phát thanh đối ngoại Liên xô hỏi tôi: “Vậy là anh Phú Khải thực sự không muốn tìm hiểu cái gì ở Mát à?”.

Số là, trong ngày đầu tiên, Irina lên chương trình làm việc, yêu cầu chúng tôi nói những gì cần tìm hiểu trong thời gian ở Liên Xô. Anh Trần Kiên trưởng đoàn (lúc đó phụ trách chương trình phát thanh nông nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam) đã đưa ra một lô yêu cầu, nào là tìm hiểu cái này, đi tham quan cái kia. Irina ghi chép rất kỹ. Đến lượt tôi, tôi nói: “Tôi chẳng có yêu cầu gì cả”. Irina ngạc nhiên vô cùng. Thấy vậy, tôi nói luôn: “Từ Hà Nội sang Matxcơva, tôi như anh nhà quê ra tỉnh, tiếng Nga một chữ không biết, vậy thì “tìm hiểu” cái gì? Vả lại, được đi máy bay IL 86 có đến 350 chỗ ngồi của hãng hàng không Airoflot là sướng rồi. Đến Matxcơva thấy đường phố lớn rộng, nhà cửa to tát, lại được nghe Irina nói tiếng Việt sành điệu như con gái Hà Nội... thì thế là tìm hiểu rồi còn gì nữa”. Irina không nói gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt hóm hỉnh. Vậy mà ngày cuối cùng cô lại hỏi tôi như thế. Tôi nói: “Rất muốn tìm hiểu chứ, nhưng yêu cầu lại hơi cao đấy. Vậy Irina có đáp ứng được không?”. Cô nói quả quyết: “Anh Khải cứ yêu cầu, em sẽ cố gắng hết mình!”. (Irina nói tiếng Việt rành rẽ, đâu ra đấy). Tôi liền nói: Muốn đi gặp một tri thức hàng đầu ở Matxcơva để đối thoại, nhưng người phiên dịch phải là Irina”. Suy nghĩ ít giây rồi nàng cầm tay tôi lôi đi, vừa đi vừa nói: “Đi ngay bây giờ. Em đưa anh đi gặp viện sỹ X”. (Tôi không nhớ cái tên tiếng Nga dài như cầu Long Biên này!). Ông là Trưởng Ban Sửa đổi Hiến pháp Liên Xô.

Tôi mừng quá, cứ thế đi theo Irina.

Đến nơi, gặp người cần gặp. Tôi cúi đầu rất thấp để chào ngài viện sỹ đáng kính này bằng một thứ tiếng Nga mới học lỏm được. Sau đó, yêu cầu Irina dịch. Tôi hỏi: “Thưa viện sỹ, tôi được biết nền dân chủ Xô Viết gấp triệu lần nền dân chủ tư sản như Lênin đã nói, vậy thì còn việc gì cần phải sửa đổi Hiến pháp. Mà nếu có sửa đổi thì dựa theo nguyên tắc nào? Nguyên lý nào?”. Irina dịch xong thì viện sỹ X ôn tồn nói (tôi được nghe dịch lại): “Chúng tôi đang nghiên cứu Montesquieu”. Tôi nghe xong câu đó thì lễ phép đứng lên rồi lại cúi đầu rất thấp chào ngài viện sỹ và quay sang nói với Irina: “Thế là đã rõ. Chúng ta về thôi”.

Ra đến cửa, tôi bảo với Irina: “Vậy là quay lại thế kỷ 18 để thực hiện tam quyền phân lập. Chúng ta đi lộn đường hơn hai thế kỷ rồi!”. Nhưng Irina không đưa tôi về ngay. Nàng bảo còn nhiều thời gian và lại vẫy taxi đưa tôi đi tiếp. Chúng tôi đến một ngôi nhà ở một con phố không lấy gì làm sang trọng. Irina bảo: “Em đưa anh đi gặp Tổng Bí thư của một đảng đối lập. Tầng lầu mà ta sắp lên là chính do Đảng Cộng sản thuê cho đảng đối lập này làm trụ sở”. Vậy là tôi lại hiểu thêm một “kênh” chính trị nữa ở Liên Xô lúc bấy giờ (3/1991).

Tổng Bí thư đảng đối lập là một người đàn ông trung niên, tầm thước, gương mặt hiền hòa nhưng có đôi mắt rất sáng. Trong cuộc trao đổi với ông, tôi nhớ để không bao giờ quên hai câu nói rất ấn tượng của ông. Câu thứ nhất nói về Liên Xô. Ông bảo: “Liên Xô chúng tôi là một cái chiến hạm đang mắc cạn, còn Việt Nam của các đồng chí là một con thuyền thúng không biết nó trôi về đâu”. Câu thứ hai nói về xã hội Xô Viết: “Thằng Ivan khi nó không có gì cả thì nó không thể nên người được. Nó phải có gia sản thì nó mới nên người”. (Ivan là một cách nói về người đàn ông Nga, như người Việt nói anh Ất, anh Giáp).

Ra về, khi chỉ có tôi và Irina trong thang máy, cô lấy tay gỡ ngay cái huy hiệu (biểu tượng của đảng đối lập) mà ông Tổng Bí thư vừa gắn lên ngực áo tôi ra để gắn lên áo của mình và nói: “Em tịch thu cái huy hiệu này của anh”.

Từ bấy đến nay 22 năm đã trôi qua. Liên Xô từ một thể chế đảng trị, toàn trị đã chuyển thành một xã hội đa đảng nhưng do một nhà độc tài xuất thân KGB cầm lái. Cái chiến hạm mắc cạn đã được hạ thủy... Một xã hội mà người dân Nga gọi là “đạo tặc trị” nhưng quay lại chế độ Xô Viết thì không ai muốn, còn “con thuyền thúng Việt Nam” thì còn đang loay hoay bàn chuyện Hiến pháp. T..
Trước khi chúng tôi về, Irina không đi tiễn ra sân bay được. Nàng gửi tôi một lá thư, chữ rất đẹp: “Anh Khải ạ! Em nhờ anh chuyển mấy thư này như anh đã hứa, nhưng em không biết sau này có cách nào cảm tạ anh về chuyện đó? Chắc là em phải truyền cho con cháu xây đền thờ để thờ anh bao đời sau. Đúng không anh? Còn em chúc anh đi đường may mắn, vô sự, cái gì dở thì cố quên đi ngay, anh hứa vi em đi. Em xin gửi anh mấy cái hôn ly biệt và nhớ. Ký tên Irina”.

Sài Gòn, 11/2013 Lê Phú Khải

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những bí ẩn liên quan đến cái chết của bà trùm Dung Hà trên đường phố Sài Gòn

Cho đến tận bây giờ, giới giang hồ vẫn hồ nghi chủ ý “trừ khử” Dung Hà không phải là của Năm Cam.

Hải Bánh thụ án chung thân trong trại giam và những ký ức về cuộc lấy số bà trùm.
Hải Bánh thụ án chung thân trong trại giam và những ký ức về cuộc lấy số bà trùm.

Trong phi vụ “lấy số” bà trùm, Hải “bánh” là người đạo diễn từ đầu đến cuối. Bản thân hắn, sau này kể lại, đó là một quyết định khiến hắn vô cùng day dứt vì phải xuống tay với đàn chị mình từng mang nhiều ơn nghĩa thuở hàn vi. Thế nhưng, nếu Dung Hà còn tác oai tác quái, không chỉ nồi cơm của hắn bị đạp đổ mà cả đường dây ngầm Năm Cam dày công xây dựng cũng có nguy cơ sứt mẻ hoặc bại lộ.
Sau tiệc sinh nhật kinh hoàng đêm 29/9/2000 tại vũ trường Phi Thuyền, Năm Cam tức giận sôi người, ăn không ngon, ngủ không yên. Năm Cam nhiều lần điện thoại cho Hải “Bánh” than vãn về Dung “Hà. “Chú biết tính con Dung rồi, chắc nó không dừng lại đâu”. Hải Bánh hỏi lại: “Anh muốn em làm gì nó”? Lúc này Năm Cam gằn giọng: “Anh không thể chịu đựng được nữa em biết không... anh không muốn nhìn thấy mặt con Dung “Hà” nữa... anh muốn nó "biến khỏi mảnh đất này".
Cuộc đoạt mạng bà trùm
Sau nhiều cuộc trò chuyện với “anh Năm”, Hải Bánh ngầm hiểu chỉ còn một cách duy nhất: Lấy mạng Dung Hà. Nhưng phải mất nhiều thời gian hắn mới quả quyết được. Vì dù sao Dung Hà từng là đàn chị, từng tiến cử hắn cho Năm Cam nên mới có được ngày hôm nay. Hải "Bánh" có rất nhiều đàn em bị Cơ quan điều tra Việt Nam truy nã đã lẩn trốn sang các nước Đông Âu như Đức, Nga sống bằng nghề "bảo kê" cho các doanh nhân mới người Việt làm ăn ở nước ngoài. Hải "Bánh" thừa biết, nếu đàn em trong nước ra tay thì sớm muộn gì Công an cũng lần ra. Vì thế hắn đã điều động hai tên đàn em từ Nga về Việt Nam hạ sát Dung “Hà”. Trong lúc hai tên đàn em Hải “Bánh” từ Nga bay về Việt Nam để thực hiện việc lấy mạng Dung “Hà” thì Năm Cam tỏ ra nôn nóng và không kiềm chế được nên gặp Hải “Bánh” càm ràm về vụ Dung “Hà. Hải “Bánh” báo cáo việc hắn đã điều hai tên đàn em từ Nga về và sẽ ra tay trong ngày một ngày hai, Năm Cam thừa biết Hải “Bánh” sẽ sớm xử Dung “Hà” nên hắn ranh ma hẹn hôm sau đi ăn cơm trưa với Hải "Bánh" nhưng lại không đến. Năm Cam liên lạc với một số bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy để xin nhập viện và hắn đã làm thủ tục nhập viện thật để tạo chứng cứ ngoại phạm.
Cùng thời điểm này, lúc nào bên cạnh Hải “Bánh” cũng có hai tên đàn em máu lạnh là Hưng "phi nhon" (Nguyễn Việt Hưng) và Trường "xoăn". Việc Năm Cam la rầy Hải “Bánh” làm Hải “Bánh” bực dọc và một lần không kiềm chế được, Hải “Bánh” đã thổ lộ với hai tên đàn em về chuyện lấy số Dung "Hà".Đêm 1/10/2000, Minh "sứt" điện thoại cho Dung "Hà" hẹn đến nhà Dung "Hà" bàn việc cần. Gội đầu xong, Dung "Hà" vẫn chưa thấy Minh "sứt" tới, do nóng ruột, Dung "Hà" mất cảnh giác một mình ra trước cửa nhà số 17 đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM vừa hong tóc cho khô, vừa đợi Minh “sứt”. Gần nửa đêm, Minh "sứt" chở vợ hai, tên là Nguyễn Thị Nghiệp, đến gặp Dung "Hà". Cả ba ngồi luôn ngoài đường nói chuyện. Trời xui đất khiến thế nào, Hưng "phi nhon" và Trường "xoăn" đi chơi về ngang qua đường Bùi Thị Xuân, thấy Dung "Hà" xuất hiện ngon quá, cả hai nghĩ tới thời cơ ngàn năm có một đã đến, lập tức chạy về tâu với Hải “Bánh”. Hải “Bánh” không suy nghĩ lấy luôn điện thoại di động của mình cùng khẩu súng ngắn và đưa chiếc xe Spacy của người tình cho hai đàn em chạy đi lấy sổ Dung "Hà".
0h20, ngày 2/10/2000 Trường và Hưng rời vũ trường Phi Thuyền trên chiếc xe Spacy của Hải “Bánh” đưa chạy về đường Bùi Thị Xuân. Lúc này Hải “Bánh” bồn chồn như đứng trên đống lửa, chưa bao giờ Hải “Bánh” có tâm trạng lo lắng đến như vậy. Hai đàn em chạy xe ra chỗ Dung "Hà" thì phát hiện Minh "sứt" đang bỏ đi ra cách xa chỗ Dung "Hà" ngồi để nghe điện thoại. Lúc này chỉ còn Dung "Hà" và Nghiệp đang ngồi tâm sự. Không bỏ lỡ thời cơ, Hưng "phi nhon" cầm lái chạy xe thẳng đến trước mặt Dung "Hà" dừng lại. Trường "xoăn" lạnh lùng rút khẩu súng ngắn trong bụng ra dí thẳng vào đầu Dung "Hà" siết cò. Tiếng nổ chát chúa, khô khốc vang trong đêm vắng, Dung "Hà" ngã vật ra đường. Hai tên tăng ga bỏ chạy ra đường Cách Mạng Tháng Tám mất hút. Khoảng 30 phút sau, chuông từ máy điện thoại của người tình reo lên, thấy số máy của của trên màn hình, Hải “Bánh” cầm máy lên nghe: "Em đã bắn Dung “Hà” rồi, Hưng đã vứt súng, em đang đứng ở đầu đường Trần Quốc Thảo - Lê Văn Sỹ, anh ra lấy xe và điện thoại...", Trường “xoăn” lạnh lùng thông báo. Nghĩ đến chuyện xuống tay giết Dung "Hà", một người từng có nhiều ân nghĩa, Hải “Bánh” run bắn người và không thể nhấc nổi chân để rời vũ trường Phi Thuyền. Sau này Hải “Bánh” tâm sự, "Trong đời chưa bao giờ có cảm giác sợ hãi đến như vậy".
Tin tức lan truyền nhanh chóng, hai đàn em sát thủ từ Nga về điện thoại báo cho Hải “Bánh”. Hải vờ không biết gì, kêu chúng lập tức rời Việt Nam. Hôm sau, Hải “Bánh” điện thoại cho Năm Cam báo tin. Năm Cam lập tức lệnh Hải “Bánh” tổ chức cho hai đàn em ra Hà Nội lẩn trốn. Ngày 5/10/2000, Hưng và Trường đến 21 Thủ Khoa Huân gặp Hải “Bánh”, sau đó Hưng chạy ra làm ở Câu lạc bộ Bóng đá Quốc tế số 21 Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vũng Tàu, thấy Công an truy rát quá, Hưng đã đáp chuyến bay lúc 14h30 ngày 11/12/2001 ra Hà Nội lẩn trốn. Còn Trường cũng bay ra Hà Nội chuyến bay 7h ngày 11/12/2001, trước khi Năm Cam bị bắt đúng 1 ngày.
Hơn một năm sau cái chết của Dung Hà, Năm Cam bị bắt và lãnh án tử hình.
Đám tang bà trùm và ngày tàn của “đế chế” Năm Cam
Dân giang hồ khắp cả nước, đặc biệt là Hải Phòng coi đêm 1/10/2000 là một đêm “lịch sử”, khi bà trùm Dung Hà bị bắn chết. Bà trùm ngang dọc tung hoành khắp nơi giang hồ khiến bao đàn em vừa nể vừa sợ đã phải chết đau đớn trong một phút thiếu đề phòng những kẻ thù bên cạnh. Tương truyền, chính Minh “sứt” cùng đàn em đưa Dung Hà vào bệnh viện. Nhưng phát súng ở cự ly gần găm thẳng vào bán cầu não chính xác tới mức bà trùm không có cơ may sống sót. Sau khi Dung Hà chết, Minh “sứt” đã cho đàn em đưa xác bà trùm này vào nhà, cho đàn em tắm gội, sức nước hoa thơm phức, mặc quần áo mới tinh tươm rồi mời thầy cúng đến khâm liệm cho Dung Hà đàng hoàng. Ngay trong đêm, Minh “sứt” đã bắt đàn em lấy về bằng được chiếc quan tài bằng kẽm làm áo quan cho “em gái”.Sau khi Dung Hà chết, chỉ hơn tiếng đồng hồ, tất cả các giang hồ Hải Phòng từ những kẻ có sừng có mỏ đến những tên giang hồ nhí chưa từng một lần gặp đều khóc như mưa và chuẩn bị “nghi lễ trang trọng” nhất để đón thi hài “bà chúa”của dân anh chị đất Cảng.
Đến nay, đám tang Dung Hà ở Hải Phòng vẫn là đám tang có một không hai về cả mức độ hoành tráng, công phu lẫn số người tham dự. Không một đàn anh, đàn chị giang hồ miền Bắc nào dám vắng mặt trong đám tang đó. Đàn em Dung Hà tham dự đám tang vừa đau đớn vì mất đi “nữ tướng”, nhưng trong bụng vẫn thầm mãn nguyện vì đám tang của Dung Hà thật xứng tầm oai phong của bà trùm lúc còn sống. Minh “sứt” chứng tỏ hắn là một kẻ chịu chơi, vung tiền không tiếc tay và cư xử có nghĩa có tình khi thuê hẳn một chiếc máy bay để chở xác Dung Hà về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi - Hải Phòng, tất cả đàn em Dung Hà đã có mặt để đón linh cữu đàn chị. Đám tang Dung “Hà” không kém gì đám tang của các “bố già mafia” thế giới. Rất nhiều nhà sư, thầy cúng được mời đến đám tang để cầu siêu. Quan tài của Dung Hà được đắp hoa rực rỡ. Dọc con phố Trạng Trình vào nơi tổ chức đám tang tại nhà Dung Hà, những đàn em khắp giới giang hồ Hải Phòng đều được tuyển chọn kỹ càng đứng thành hai hàng dọc, và đều mặc đồng phục comple đen, giày đen, kính đen.
Bên cạnh linh cữu của Dung Hà cũng có đàn em đứng canh, gương mặt nghiêm trang, lạnh lùng. Những tên này coi việc được đứng canh cho “chị” an giấc ngàn thu là vinh dự lớn trong cuộc đời, được coi như bộ mặt của giang hồ Hải Phòng đại diện đón tiếp khách đến viếng đàn chị Dung Hà. Những tên được tuyển chọn đều là những kẻ có mặt mũi sáng sủa nhất trong giới giang hồ đất Cảng. Những người đến tham dự đám tang cũng được “Ban tổ chức” đám tang yêu cầu mặc comple đen với nam giới và áo váy đen với nữ giới. Trước giờ đưa bà trùm về nơi an nghỉ cuối cùng, Minh “sứt” đã chỉ đạo đàn em Dung Hà đứng chặn các con phố dọc tuyến đường từ phố Trạng Trình đến nghĩa trang Ninh Hải ở ngoại ô thành phố. Không một ô tô, xe máy nào được phép đi vào con đường này. Một đoàn xe hơi màu đen láng cóng xếp dài cả cây số trên phố chầm chậm đi sau xe quan. Phía sau là đoàn người dài kín phố.
Dung Hà được chôn vào huyệt mộ ngày trước, nơi câu nói bâng quơ của bà trùm thành hiện thực “Tôi chết còn có chỗ chôn, chứ anh chết có khi vất vưởng”. Năm Cam không thể ngờ rằng chính phi vụ trừ khử Dung Hà là một mấu chốt quan trọng để các cơ quan chức năng điều tra, triệt phá tập đoàn tội phạm của mình. Một năm hai tháng 9 ngày sau khi Dung Hà chết, đế chế của Năm Cam bị phá vỡ, ông Trùm bị bắt và nhận án tử hình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trai Việt sẽ khó lấy vợ những năm tới:

Mỗi năm, 100.000 phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài

TT - Phần lớn các cuộc hôn nhân thông qua môi giới, nhiều trường hợp bị thương mại hóa.

Từ năm 2008-2010 đã có gần 300.000 phụ nữ VN kết hôn với người nước ngoài, theo thông tin tại hội nghị “Phụ nữ người VN tại nước ngoài” được tổ chức lần đầu ở VN với sự tham gia của 200 đại biểu là phụ nữ trở về từ nước ngoài ngày 19-11.

Nghĩa là trung bình mỗi năm có gần 100.000 phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài và con số này tiếp tục tăng hằng năm.

Theo ông Đặng Thế Hùng - phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN tại nước ngoài, do học vấn thấp, không có nghề nghiệp nên các cô dâu VN thường bị phụ thuộc, một số còn bị ngược đãi.

Số lớn các cuộc hôn nhân thông qua môi giới, nhiều trường hợp bị thương mại hóa. Một số đường dây giả kết hôn giữa phụ nữ VN với người Đài Loan, Hàn Quốc để đưa phụ nữ VN sang các nước này lao động, hành nghề bất hợp pháp.

Nhiều đại biểu cho rằng Nhà nước cần tạo nguồn kinh phí nhất định để hỗ trợ các tổ chức hội phụ nữ người VN ở nước ngoài có điều kiện hoạt động, giúp đỡ chị em trong đời sống.

NGỌC HÀ - NGUYỄN XOÀI


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn tí cho đỡ kinh!


Anh Hờ Hờ



Nguyễn Quang Lập
 Sáng nay hết tiền, lò dò ra cột rút tiền, vừa đẩy cửa cabin ATM thì gặp ngay một người đàn bà chừng năm mươi tuổi. Chị nhìn mình cười cười, nói chào nhà văn rồi cúi mặt bỏ đi. Nhìn mặt hơi quen quen nhưng không nhớ ra là ai, nghĩ bụng chắc là một blogger nào đó. Đỗ Trung Quân vẫn hay trêu mình, nói bác Lập có cả một trung đoàn fans hâm mộ tiền mãn kinh, đi đâu cũng gặp, ngồi đâu cũng gặp. Hi hi, nghĩ bụng chắc chị này cũng vậy. Về tới nhà mới nhớ ra đó là vợ anh Hờ Hờ. Ủa, vợ chồng anh Hờ Hờ vào Sài Gòn khi nào nhỉ?


Gọi là anh Hờ Hờ là vì anh này hay cười hờ hờ, nói gì cũng cười hờ hờ rồi mới nói. Đầu câu cười hờ hờ, cuối câu lại cười hờ hờ, rất vui. Anh to cao đen thui, rất gấu. Người như võ sĩ hạng nặng, thơ phú thì ỏn ẻn như con gái, sến chảy nước. May là anh chỉ đọc thơ cho con gái nghe, chưa khi nào bắt mình nghe thơ anh cả. Hồi mình còn làm báo Văn nghệ trẻ, anh hay ghé qua tòa soạn chơi, rủ mình và Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thành Phong đi nhậu. Tan cuộc tất nhiên anh dành lấy việc trả tiền và nhét vào tay tụi mình một chùm thơ. Thơ dở quá chẳng đăng được, lần sau anh lại đến, không hỏi vì sao không đăng thơ, lại kéo tụi mình đi nhậu, lại giành trả tiền, lại dúi vào tay một chùm thơ. Miết rồi cũng ớn, nhậu của người ta quá nhiều mà không in cho người ta được cái gì ngượng lắm. Những lần sau cả bọn thấy anh là trốn biệt.

Cộng tác viên như vậy khá nhiều, mình cũng không để ý. Về sau mới biết anh ở tận Sơn Tây, cách Hà Nội bốn chục cây mà ngày nào cũng về đánh đu với đám văn sĩ Hà Thành, thật phục quá. Một hôm mình với anh Nguyễn Khải đang ngồi uống nước chè ở hồ HaLe, bỗng thấy anh từ đâu xộc tới, vỗ vai mình  đánh bốp, cười hờ hờ, nói chú mày mà dám quen Nguyễn Khải à, hờ hờ. Anh lại vỗ vai Nguyễn Khải đánh bốp,  cười hờ hờ, nói đại ca ra khi nào không báo cho thằng em biết, tệ quá tệ quá, hờ hờ. 

Anh cố kéo mình với Nguyễn Khải vào quán nhậu cho bằng được nhưng cả hai đều khẩn khoản nói phét đang họp trong Hội nhà văn, không đi được. Anh đi rồi, Nguyễn Khải mới nhìn theo, cười cái hậc, nói người ta mua danh ba vạn, thằng này mua danh  mười mấy tấn lúa, hơn chục con lợn rồi.  Mình trợn mắt há mồm, nói thật thế hả anh. Nguyễn Khải gật đầu nhếch mép cười, nói tôi nói phét làm gì. Nhà văn thằng nào cũng hành vợ, tôi cũng thế, nhưng không thấy thằng nào hành vợ như thằng này. Kinh lắm. Để tôi kể cho nghe.

Nguyễn Khải túc tắc kể, nói thằng này trước đây khá lắm, nhà nó thuộc loại giàu nhất làng, từ ngày nó đổ đốn làm thơ mới khuynh gia bại sản. Cứ mỗi lần nó đòi in thơ là vợ nó mặt xanh như đít nhái. Một tập thơ tiền in hết nửa tấn, tiền nhậu hết nửa tấn với một con lợn, kinh không. Thỉnh thoảng nó lôi bằng được một ông nhà văn nào đó ở Hà Nội về nhà, bắt vợ mổ lợn khao cả làng, khổ thế chứ. Nó đòi vào Hội nhà văn cho bằng được, khổ nỗi thơ nó quá tệ, chẳng ai cho vào. Năm sáu năm liền, cứ đến mùa xét kết nạp Hội viên mới, nó lại bắt vợ mổ lợn, mời các ông nhà văn Hà Nội về nhậu để kiếm phiếu, sáu con lợn đi toi mà chẳng vào được. Tôi cũng được nó lôi về làng một lần. Khổ, nào tôi có biết nó là ai, thơ phú thế nào đâu. Chỉ vì tôi chơi với ông anh họ của nó thành ra phải quen nó. Thời tôi ở Hà Nội,  ngày nào nó cũng chèo kéo tôi về làng, nể quá tôi đành tắc lưỡi về nhà nó một lần cho biết.

Chẳng ngờ về tới làng, giật mình thấy cái băng rôn treo ở cổng làng:Nhiệt liệt chào mừng đồng chí nhà văn Nguyễn Khải…, thất kinh. Té ra thằng này làm trưởng thôn. Nó xui làng mổ bò khao “nhân sự kiện” tôi về nhà nó, chết mẹ thế. Đáng ra tôi chửi nó một trận về cái tội đã dùng tôi làm trò lố bịch, nhưng thấy con vợ nó chạy ngược ngước xuôi lo lắng bữa tiệc, thương quá nên thôi. Con vợ nó tội lắm ông ạ. Nghe nói ngày xưa đẹp nhất làng, vì nó mà héo quắt như  cành củi khô…

Mấy ngày sau, vừa bảnh mắt tôi đã nghe tiếng gõ cửa, rất ngạc nhiên. Mở cửa thì thấy con vợ nó đứng trước mặt, nói em về đây chỉ xin bác một điều thôi. Bác cho chồng em vào Hội nhà văn đi bác. Mình kéo vợ nó vào nhà, nói tôi không là Ban chấp hành, chẳng quyền thế gì. Giả sử là Ban Chấp hành cũng không can thiệp được, dưới hội đồng người ta bỏ phiếu kín. Thơ thì khó lắm, mấy trăm người mới chọn được vài người, phải kiên nhẫn chờ thôi, chẳng biết làm thế nào. Vợ nó ôm mặt khóc òa, nói nhà em mất sáu con lợn tạ rồi bác ơi.

Nghe Nguyễn Khải kể, mình đâm tò mò, định bụng thế nào cũng về nhà anh một lần xem sao. Mơ được ước thấy, hôm sau gặp anh, chưa kịp mở mồm anh đã cười hờ hờ, nói chú mày nhất định phải về nhà anh, không anh không thèm nhìn mặt chú máy nữa, hờ hờ. Mình đi ngay. Anh không mổ lợn đãi mình nhưng cũng bày tiệc linh đình lắm. Chị vợ anh cứ vào vào ra ra, hết lấy cái này lại lấy cái kia, chèo kéo thế nào cũng nhất định không chịu vào mâm. Anh xua tay cười hờ hờ, nói chú mày không cần quan tâm, đàn bà chân đất mắt toét biết gì văn chương thơ phú, ngồi vào đây hỏng cả mâm rượu. Mình cười, nói anh nói anh tốn trăm bài thơ mới tán đổ chị cơ mà. Chị không biết văn chương thơ phú sao anh phải tốn thơ tặng? Anh cười hờ hờ kéo cổ mình thì thầm, nói ngày xưa đang tán nhau, mỗi lần tao đọc thơ mắt nó long lanh ứa lệ. Tao tưởng nó mê thơ tao thật mới cưới nó làm vợ. Chẳng ngờ nó khinh thơ tao như cỏ rác, nó chỉ mê con cu tao thôi, mê con cu tao thôi.. bi kịch bi kịch, hờ hờ.

Tháng sau anh chở một em  mắt xanh mỏ đỏ tới tòa soạn, giới thiệu là bạn gái. Em này mắt lươn, tính hay cười, ai nói gì cũng cười tít mắt rất vui. Anh ôm vai cô bé cười hờ hờ, nói đây mới đúng là nữ thần tình yêu của tao, thuộc cả trăm bài thơ tình của tao rồi đấy. Cô bé cười he he he, nói một chăm mười chín bài cơ, bài lào em cũng thuộc nòng. Mình nói em thích thơ người yêu em  lắm à. Cô lại cười he he he, nói vâng, bài lào của anh í em cũng thấy nâng nâng.

Anh khoa chân múa tay, cười hơ hơ, nói hễ tao đọc bài nào em cũng khóc, em rất hiểu thơ tao. Con mụ vợ già của tao thì ngược lại, mỗi lần tao đọc thơ nó đều nhăn mặt che mũi như đang nghe mùi rắm, đúng là loại vô văn hóa. Cô bé lại cười he he he, nói chời chời, biết nòng dạ người ta ra xao mà anh lói vậy. Mình vỗ đùi đánh đét, nói em nói hay lắm, biết đâu anh đang đi với em thì ở nhà chị ấy lại đi theo nhà thơ khác. Anh cười hờ hờ, nói càng tốt, tao đang mơ có ai đó rước con vợ  vô văn hóa đi cho tao nhờ, hờ hờ.

Sáng nay sau khi gặp chị, chợt nhớ đến chuyện này, mình hỏi mãi mới tìm được số máy của anh, gọi điện cho anh, nói anh chị vô Sài Gòn rồi à. Anh cười hờ hờ, nói đâu có, vợ tao theo trai biến vô Sài Gòn, thả cả đàn con cho tao, hờ hờ. Mình nói cái cô bé ngày xưa thế nào. Anh cười hờ hờ, nói bé nào? Chả nhớ bé nào, tao có cả chục bé nhưng cũng biến sạch cả rồi, toàn loại vô văn hóa, chúng chỉ mê con cu tao thôi, hờ hờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG NGUYỄN BÁ THANH: BÁC HỒ TỪNG LÔI XỀNH XỆCH MAO TRẠCH ĐÔNG QUA MÁT-XCƠ-VA GẶP XÍT-TA-LIN

Đây là một phần bài nói của ông Nguyễn Bá Thanh trước 4.500 cán bộ các cấp của Đà nẵng (Nguồn:  YOUTUBE ). Mời bà con đọc qua chút xả xì-trét cho đỡ … tức !

30-4-1975 ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối. Như vậy sau 117 năm kể từ ngày Pháp nổ phát súng xâm lược vào Đà nẵng 1858 mở đầu cho cuộc xâm lược. Như các đ/c biết trong kháng chiến đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ tham mưu tối cao có đức có tài, những tên tuổi như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh…, góp phần vào trong chiến thắng chống Mỹ. Phải nói uy tín của Đảng đối với dân gần như tuyệt đối. Đảng gắn bó máu thịt với dân, dân rất tin Đảng.
Nhà tan cửa nát cũng ừ,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ được chừ, sứớng sao !
Có những gia đình như gia đình mẹ Thứ, chồng và con gần cả chục người hy sinh. Có những người mẹ lần lượt tiễn những người con cuối cùng mình rứt ruột đẻ ra để tham gia chiến đấu chiến thắng Mỹ.
Nhưng sau giải phóng miền Nam 1975, phải nói rằng những người cộng sản Việt Nam quá say sưa với chiến thắng, cứ tưởng mình thắng Mỹ là nhất rồi. Không có gì khó hơn thắng Mỹ mà còn làm được thì các thứ khác cũng làm được. Bắt đầu chủ quan, bắt đầu duy ý chí. Các đ/c nhớ lại Quỳnh lưu Nghệ an không? Thay trời đổi đất sắp đặt lại giang sơn. Mo cơm cùng với mắm cà quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mắm cà với mo cơm mà xây dựng cái gì?
Rồi bắt đầu nhập các tỉnh lại. Úi chu choa! Nhập các tỉnh Bình Trị Thiên. Dân mà đi ở dưới lên tỉnh phải đi hai ngày đường. À, Bình Trị Thiên hay là Thiên Trị Bình? Rồi các tỉnh trong này, Nghĩa Bình, Phú Khánh… rồi nhập hết. Người ta có câu ca:
Tỉnh dài huyện rộng xã to
Tỉnh lo phần tỉnh, dân lo phần mình.
Rứa cũng không nghe, cứ nhập dzô. Sau này phải chia tách ra như các đ/c biết. Mơ mơ màng màng !
Hồi nớ còn nhớ đ/c Phạm Tuân đi tàu vũ trụ với Go-rơ-bát-cô đó. Tất nhiên mình cũng vinh dự là người Việt Nam đầu tiên lên vũ trụ. Thế nhưng ở Hà nội lập tức xuất hiện câu ca liền:
Nước này còn lắm gian truant,
Việc gì phải phóng Phạm Tuân lên trời?
Vậy là có thơ liền!
Và do say sưa chiến thắng, Đảng bắt đầu buông lỏng sự lãnh đạo, chính quyền bắt đầu buông lỏng sự quản lý nhà nước và cán bộ đảng viên bắt đầu thoái hóa biến chất. Những điều trước kia không bình thường thì dần dần bắt đầu bình thường.
Phải nói cái đường lối ngoại giao của chúng ta chưa thật khéo cho nên ta phải vướng vào hai cuộc chiến tranh : Biên giới phía Bắc, Biên giới Tây Nam. Chúng ta phải đụng độ với ông bạn khổng lồ phương Bắc. Trung Quốc xua hàng mấy chục sư đoàn kể cả xe tăng tràn sang 6 tỉnh phía Bắc, hướng Hà nội mà tiến. Lúc đó những lời hịch của cha ông ngày xưa, của Lý Thường Kiệt lại vang lên. Mở đài phát thanh ra là nghe :
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Rồi những lời hịch của Quang Trung lại vang lên :
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc sơn hà chi hữu chủ !
Liên tục trên đài phát thanh ! Và những con em chúng ta lại lên đường ra trận bảo vệ biên cương. Cùng một lúc trị cái đám Pôn Pốt – Iêng Sary, cứu họa diệt chủng Cam-pu-chia , đồng thời bảo vệ nhân dân mình. Cứ tối tối tràn sang giết hàng chục người vứt xuống sông. Đám Pôn Pốt tàn ác như thế nào các đ/c biết rồi. Một mặt phải đối phó với phương Bắc vô cùng vất vả.
Các đ/c nhớ rằng,tất nhiên tôi xét lại lịch sử theo quan điểm cá nhân tôi là như thế. Nếu Bác Hồ còn sống thì chưa chắc xảy ra hai cuộc chiến tranh này đâu. Với cái đường lối ngoại giao khéo léo tài tình, Bác Hồ sẽ tránh được hết !
Có những chi tiết báo chí không nêu đó thôi. Chứ thực chất năm 1951, Bác Hồ từ Việt Nam qua Trung quốc. Ổng nói làm sao, ổng rủ rê làm sao mà Mao Trạch Đông đi cùng Bác Hồ qua tít Mát-xcơ-va để gặp Xít-ta-lin.  Gặp Xít-ta-lin rồi, Xít-ta-lin thì có biết Mao Trạch Đông của cách mạng Trung Quốc, nhưng Việt Nam hồi đó chưa có tên tuổi chi hết. Bác Hồ mới bảo là : ông chưa biết tui, ông này thì ổng biết tui, thôi thì ông viện trợ qua cho ông này rồi giúp cho tui để tui về chiến đấu với thực dân Pháp, tui giành độc lập. Xít-ta-lin đồng ý.
Cho nên giai đoạn một số vũ khí của Liên Xô cộng một số vũ khí Trung Quốc đã giúp ta trong kháng chiến chống Pháp là bắt đầu từ cuộc đi đó. Một nước lớn như thế, Trung Quốc là nước lớn chứ không phải nhỏ. Nhưng mà Bác Hồ qua, ổng thuyết phục sao đó mà ảnh (tức là Mao Trạch Đông) xách cặp đi cùng với Bác. Lôi xềnh xệch nó đi qua tới Mát-xcơ-va ! Giỏi như thế đó !
Còn mình chừ mình nói loạng quạng, loạng quạng...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc NHNN VN: "Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!"

 Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề 

Bà Dương Thu Hương
 Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con. 

Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau:


“Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có ‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’.

Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.

Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?

Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.


Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.

Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.

Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.

Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
....

Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.

Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…

Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.

Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!

Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.


Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.

Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?

Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.

Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi".

Mời nghe toàn bộ audio tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=qmXieC4EVvE&feature=youtu.be

Phần nhận xét hiển thị trên trang