Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

16 điều khác biệt thú vị của hai nền văn hóa Đông - Tây

>> Vì sao CEO Facebook xuất hiện ở Việt Nam

Hình ảnh đơn giản, những đúc kết ngắn gọn dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân, bộ ảnh về sự khác biệc của hai nền văn hóa đã nhận được khá nhiều sự yêu thích của giới trẻ.

Nghệ sĩ chuyên thiết kế hình ảnh Yang Liu sinh ra và lớn lên ởTrung Quốc, nhưng đến năm 14 tuổi, cô đã chuyển đến sinh sống tại Đức. Trưởng thành ở cả hai nơi có những truyền thống văn hóa rất khác nhau đã giúp cho Yang Liu trải nghiệm được rõ ràng sự khác biệt của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Với màu xanh đại diện cho nước Đức – nơi cô đang sinh sống, cũng là đại diện cho nền văn hóa của các nước Tây phương, và màu đỏ đại diện cho Trung Quốc – quê hương của Yang Liu, đại diện cho nền văn hóa của các nước phương Đông. Hình ảnh đơn giản, những đúc kết ngắn gọn dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân, bộ ảnh về sự khác biệc của hai nền văn hóa đã nhận được khá nhiều sự yêu thích của giới trẻ.

Cùng Freely Team trải nghiệm sự khác biệt của truyền thống và văn hóa của hai nền văn hóa Đông – Tây nhé!

Phong cách sống: phương Tây- tự lập, phương Đông- phụ thuộc vào nhau
Quan niệm về thời gian và sự đúng giờ 
Tại những buổi tiệc tùng
Tiêu chuẩn về phụ nữ đẹp
Cuộc sống khi về già
"Sếp" và sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Tây - Đông
Độ ồn ào tại nhà hàng
Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề
Cái “tôi” của mỗi người
Văn hóa xếp hàng
Cách tự thể hiện bản thân
Đi du lịch và cách lưu giữ kỉ niệm đầy khác biệt
Sự liên lạc và kết nối
Thói quen ăn uống “một ngày 3 bữa”
Sự liên quan giữa thời tiết và tâm trạng 
Khi giận dữ, bực bội một ai đó

Nguồn: Freely Hứng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buổi chiều ngày 7/5/2008, trước khi trời nổi gió to mưa lớn, Đại tướng đã nói chuyện với: con trai, Bích Hằng, bí thư Ngân Sơn, thư kí Huyên

Xem phim do chính VTV sản xuất năm 2008, đoạn quay đúng thời điểm buổi chiều ngày 7/5/2008, ở trước nấm đất vừa được Bích Hằng xác định là mộ thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, chúng ta hiểu thêm được tấm lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

1. Lúc đó, cụ đang ở Hà Nội, biết tin qua điện thoại di động người con trai cả (lúc đó đang đứng trước nấm mộ), liền lần lượt nói chuyện (bằng điện thoại của Võ Điện Biên chuyển cho) với: Bích Hằng, Bí thư huyện Ngân Sơn, và thư kí Nguyễn Huyên.

Đại tướng đang nói chuyện với Bích Hằng (qua điện thoại của Võ Điện Biên, do chính Võ Điện Biên  - người mặc áo sơ-mi đỏ ở bìa phải sát màn hình của một chiếc máy quay - chuyển cho)
Bí thư huyện Ngân Sơn nhận điện thoại (qua di động của Võ Điện Biên do Bích Hằng chuyển cho)

Đại tá (thư kí) Nguyễn Huyên nhận điện thoại (qua di động của Võ Điện Biên, do bí thư Ngân Sơn chuyển qua)


2. Thuật lại việc hai năm rõ mười trên, tờ Tiền phong (năm 2009) đã viết theo kiểu cố tình che giấu đi một phần sự thực, như sau:

"Chiều 7/5/2008, đông đảo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Bắc Cạn cùng đoàn tìm kiếm thủ cấp Liệt sĩ Phùng Chí Kiên có mặt tại Tiểu khu I, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.

Đang điều trị tại Bệnh viện Quân đội 108, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn theo sát từng bước đi tìm kiếm của đoàn. Đại tướng điện cho con trai Võ Điện Biên, sau đó, nói chuyện trực tiếp với Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn Nông Văn Chí và Đại tá Nguyễn Huyên rồi gửi lời chúc sức khỏe, cảm ơn và động viên tất cả mọi người.
Cũng trong buổi tối hôm đó, Đại tá Nguyễn Huyên đã gọi điện tới Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, để báo cáo tình hình ...
Đúng 1 giờ 30 ngày 8/5/2008, công việc khai quật được bắt đầu.".

3. Người viết loạt bài đó cho Tiền phong, tức tác giả Mạnh Việt (hiện chưa rõ là bút danh của ai), đã cố tình làm sai lạc sự thực như sau:

- Đại tướng điện cho con trai (thật ra, con trai gọi về báo cho Đại tướng trước).

- Bỏ luôn chi tiết không kém quan trọng là Đại tướng đã nói chuyện với Bích Hằng ngay sau khi con trai báo tin (xem ảnh ở trên, và đợi VTV đưa phim lên thì xem trực tiếp).
---
Nguồn : Giao blogge
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không bán chịu!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng



SGTT.VN - Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.

Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của cả đời người bỗng chốc tan tành.

Ông Tiềm thẩn thờ bên đống hoang tàn.

Nỗi đau bên dòng suối Thương

Con suối mà ông Tiềm chặn dòng tên gọi suối Thương. Nhà ông cũng dựng cạnh suối nhưng những tiếng nước chảy róc rách ngày xưa không còn. Vẫn còn đôi tay to bè và cái vóc dáng to lớn gù gù như gấu nhưng tiếng cười hào sảng của ông hôm nay không còn nữa. Ông kể: “Hồi xưa lúc tôi ăn nên làm ra, báo chí tới đây nhiều lắm và tôi cũng không tiếc thứ gì. Nhưng giờ thì…”

Ngày xưa của ông cách đây khoảng 14 năm với ba giai đoạn mà nói theo ông là chưa “lên voi” đã “xuống chó”. Đợt đầu tiên, từ năm 1998 – 2000, gia đình ông Tiềm vào thôn La Vang, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận làm “chuyện không tưởng” là lấy sức người chặn dòng suối Thương để tạo ra một trang trại kiểu mẫu, lái dòng nước thành hồ chứa nuôi cá, chạy máy phát điện làm nước đá. Hai năm trời cả gia đình Nguyễn Văn Tiềm quần quật với biết bao mồ hôi, bao vết sẹo trên người để tạo ra doanh nghiệp Hồng Ân.

Từ năm 2000 – 2004, doanh nghiệp Hồng Ân với trang trại kiểu mẫu và chủ nhân sản xuất giỏi đến nỗi báo đài địa phương lẫn Trung ương nườm nượp tìm đến viết về gương sản xuất điển hình, có tác phẩm đạt giải bạc liên hoan truyền hình toàn quốc. Những chiếc đĩa CD hay hình ảnh trang trại kiểu mẫu của một thuở huy hoàng được ông Tiềm giữ gìn kỹ lắm. Với ông, nó là sự ghi nhận về một thời cực nhọc nhưng tự hào của gia đình mình, nhưng cũng là sự nhắc nhở về nhân tình thế thái hôm nay…

Trong hồ sơ đất đai của Nguyễn Văn Tiềm được cấp ghi rõ giao 32.262m2 (gồm hai sổ đỏ) trồng cây lâu năm với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, khi thu hồi 23.622/32.262m2 đất vào ngày 30.1.2004 thì chính quyền lại ghi trong biên bản chủ yếu là bồi thường đất trồng cây hoa màu. Trang trại của doanh nghiệp Hồng Ân từng được một đối tác tại Khánh Hoà định giá 10 tỉ đồng nhưng ông Tiềm không đồng ý bán. Khi thu hồi đất, hội đồng bồi thường huyện Ninh Sơn của tỉnh Ninh Thuận ra văn bản bồi thường cho ông Tiềm 785 triệu đồng. Ông Tiềm khiếu nại thì UBND tỉnh nâng mức bồi thường lên 1,7 tỉ đồng (văn bản số 158 ngày 23.6.2006) và đề nghị gia đình Nguyễn Văn Tiềm khởi kiện hành chính.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ ngày 30.1.2004, ngày UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định thu hồi đất của ông Tiềm và một số hộ dân khác để giao cho công ty 76 (sau đó công ty này không đủ năng lực tài chính nên đã bán dự án cho một đối tác khác để làm công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông). Mặc cho gia đình ông Tiềm khiếu nại, trưng ra những giấy tờ, bằng chứng nhưng chính quyền vẫn nhất quyết cưỡng chế. “Hôm đó họ dẫn theo công an, dân phòng đông lắm, chẳng khác gì vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Chỉ khác một điểm tôi đã cố nén để không liều mạng...”, ông Tiềm nhớ lại. Cơ nghiệp ấy phút chốc tan tành.

Hy vọng mong manh

Từ đó đến nay, ông Tiềm vẫn miệt mài gửi đơn khiếu nại từ xã lên huyện, ra tỉnh rồi ra cả Trung ương. Thanh tra Chính phủ cũng đã vào cuộc nhưng kết luận đưa ra không làm ông thoả lòng. Ông vẫn tin rằng công lý rồi sẽ đến vào một ngày nào đó dù trang trại xưa giờ chỉ gói gọn trong một tính từ: hoang tàn! Phần lớn đất bị thu hồi, phần còn lại chẳng làm gì được vì không còn nguồn nước. Ông nói chính việc thuỷ điện Sông Ông chặn dòng suối Thương đã “giết chết” gia đình mình. Nhà máy thuỷ điện nhỏ của ông lập tức phải ngừng hoạt động vì không có nước, nhà máy nước đá đóng cửa theo sau vì không điện. Hàng chục tấn cá và vườn cây ăn trái cũng chết theo vì thiếu nước. “Họ chặn dòng mà không thông báo, cũng không có biện pháp khắc phục hậu quả nên đã đẩy doanh nghiệp Hồng Ân chúng tôi đến chỗ phá sản. Nhưng xét đến cùng là do chính quyền...”, ông Tiềm nhận định.

Cơ ngơi một thời giờ là phế tích. 

“Tôi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư của UBND tỉnh Ninh Thuận nhưng sau những hứa hẹn ban đầu, họ đã bội ước”, ông Tiềm bức xúc. Mỗi mét vuông đất của ông và người dân khu vực quy hoạch thuỷ điện chỉ được bồi thường từ 1.000 – 1.500 đồng, mức giá mà thời điểm đó chỉ đủ mua được ổ bánh mì không nhân. “Trong sổ đỏ mà UBND huyện Ninh Sơn cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ thời hạn 50 năm đối với gia đình tôi. Tin điều đó, chúng tôi đã bỏ công sức tiền của đầu tư làm đường, trồng cây, đắp đập ngăn suối… nhưng rồi họ bội tín khiến cả cơ nghiệp tan tành”, ông Tiềm nghẹn ngào.

Ông Tiềm kể lại: Chính quyền cấp xã, cấp huyện rồi cấp tỉnh rồi đoàn đại biểu Quốc hội mời tôi lên đối thoại nhưng chỉ có tôi trình bày những nguyện vọng và trình những chứng cứ hợp pháp của mình. Tất cả đều im lặng ngoại trừ câu giới thiệu lý do buổi đối thoại và câu tuyên bố kết thúc cuộc làm việc. Trong đợt cưỡng chế, gia đình phản đối thì đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận nói sẽ chờ xem xét, trong quá trình đó cơ quan chức năng không được tiến hành phá dỡ. Nhưng “lời nói gió bay”, công an huyện áp cả gia đình ông Tiềm lên tạm giữ, đến khi phá dỡ xong mới cho về. “Gia đình tôi đi phát triển kinh tế cho xã, cho huyện, cho tỉnh tại sao lại đối xử với chúng tôi như kẻ đi cướp, bắt chúng tôi đến sáu lần?”, ông Tiềm bức xúc.

Ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì còn tin vào các nghị quyết của Đảng. Ông không kiện ra toà vì có kiện cũng chẳng có xu nào để đóng án phí. Chia tay ông Tiềm, bóng dáng ông gù gù như gấu, bàn tay to bè vịn vào thành sắt bước qua cây cầu ván gỗ mục nát như cái cơ ngơi hoang phế bây giờ của ông. Nếu không có thuỷ điện, không có những quyết định thu hồi đất lạnh lùng, có lẽ ông vẫn là một điển hình sản xuất giỏi.

Bài và ảnh: Mai Quốc Ấn
Nguyễn Văn Tiềm từng làm công nhân ở trạm bơm nước Quảng Sơn. Tháng 9.1998, trong tay chỉ có chưa đầy 5 triệu đồng tiền vốn, ông mua khoảng đất ven suối Thương. Ðây là vạt đất bỏ hoang, người ta vừa bán vừa cho với giá 1 triệu đồng. Sau khi có đất và được giao đất, lựa thế suối nước dồi dào, ông Tiềm khởi sự ý tưởng bằng một nhà máy thuỷ điện tự tạo để mở cơ sở sản xuất nước đá. Ông mời các chuyên gia ở các nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, Ða Nhim, Trị An về tính toán đo, đặt máy phát và tự tay mình lắp đặt, xây dựng hệ thống máy phát. Ngày 20.11.2001, nhà máy nước đá đã cho ra 200 cây đá đầu tiên. Mỗi tháng gia đình ông có thu nhập từ nhà máy nước đá khoảng 30 – 40 triệu đồng. Bên cạnh nhà máy thuỷ điện, ông còn đào được 12 hồ cá bậc thang, sau sáu tháng, có con trắm cỏ đã lên đến 1,5kg. Những giống cây trái tưởng khó chịu nổi cái đất này, đặc biệt là xoài cát Hoà Lộc, sapôchê, chôm chôm và hàng ngàn gốc chuối, thơm, bơ đã phát triển và cho hoa đậu quả sum suê. Lúc đó, dù chưa trở thành một khu du lịch danh chính ngôn thuận nhưng ngày nào cũng có vài chục lượt khách đến tham quan. Những ngày lễ, khách thập phương tìm đến suối Thương tham quan có khi lên đến hàng 400 – 500 người. Có hôm, xe hơi về đậu chật cả lối vào trang trại. Ông chủ trang trại này không thu tiền tham quan mà chỉ lặng lẽ chằng dây ngồi… giữ xe!

Thanh tra Chính phủ cho rằng, trong quá trình sử dụng đất, hộ ông Tiềm đã tự ý xây dựng nhà máy nước đá, cũng như không xin phép, nộp thuế đối với sử dụng nguồn nước để vận hành trạm thuỷ điện là vi phạm các quy định về pháp luật, nhưng vẫn được tỉnh Ninh Thuận xem xét, bồi thường... Điều này thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương. Căn cứ các quy định hiện tại, theo Thanh tra Chính phủ, các khiếu nại của ông Tiềm về thu hồi đất, giá trị bồi thường đất, tài sản... là không có cơ sở để xem xét giải quyết. Trong khi đó, theo ông Tiềm, doanh nghiệp Hồng Ân được cấp phép đăng ký kinh doanh hẳn hoi và nhà máy nước đá Hồng Ân cũng được cấp chứng nhận đăng ký thuế.
T.L

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại thế nữa, có thể tin Cầu Nhật Tân chuyện này không?

Hung thủ Lý Nguyễn Chung sợ bị Công an Bắc Giang thủ tiêu

10/11/2013 
Tháng 6/2013, chị Nguyễn Thị Chiến vợ người tù oan Nguyễn Thanh Chấn gửi đơn kêu cứu khẩn cấp cùng nhiều chứng cứ quan trọng mà chị mới thu thập về vụ án giết người tại Bắc Giang năm 2003 tới một số cơ quan Tư pháp trung ương và các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước. Đầu tháng 7/2013, cuộc truy bắt ráo riết, quy mô lớn mới được Cục Điều tra hình sự thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tổ chức với sự phối hợp của Cục CSHS Tổng cục 6 Bộ CA. Song thật bất ngờ với ngay cả các trinh sát của Bộ, bằng cách nào đó Công an Bắc Giang cũng đã có toàn bộ tình tiết, chứng cứ mà vợ anh Chấn thu thập và họ (CA Bắc Giang) đã bí mật cử một tổ đặc nhiệm hùng hậu đi bắt Lý Nguyễn Chung từ cách đó gần 1 tháng.
Vào tháng 6/2013, Công an Bắc Giang đã lần ra và bí mật có mặt tại địa bàn mà hung thủ Chung sinh sống tại Đắc Lắc. Ngay cả Công an tỉnh sở tại cũng không được CA Bắc Giang thông báo. Chính việc đánh án kiểu “bí mật” khó hiểu này đã tạo điều kiện cho hung thủ may mắn thoát được. Chung đã đụng mặt một tổ CA Bắc Giang nhưng CA Bắc Giang không ai biết rõ mặt Chung nên y đã trốn thoát ngay gần nhà. Bằng sự nhạy cảm của một kẻ trốn chạy, hơn ai hết, Lý Nguyễn Chung hiểu ngay rằng y đang bị truy lùng. Sau đó y lặn một mạch ra Bắc rồi sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch rồi lại lộn trở về Đắc Lắc.
Trong quá trình lẩn trốn, Chung có liên lạc bằng điện thoại với người chị gái tại Lạng Sơn. Qua người chị này, các cán bộ của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao biết rằng Lý Nguyễn Chung rất sợ lọt vào tay Công an Bắc Giang vì lo bị họ giết nhằm bịt đầu mối vụ án. Chung đặt điều kiện xin ra đầu thú là không được đưa về trại giam của Công an tỉnh Bắc Giang. Cục Điều tra của Viện đã bảo đảm với Lý Nguyễn Chung về điều kiện này và hứa đưa y vào trại giam của Bộ Quốc phòng.
Ngay sau đó, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắc Lắc. Lập tức, Cục điều tra của Viện đã đưa Lý Nguyễn Chung bằng máy bay ra Hà Nội và “gửi” vào Trại T171, cơ sở giam giữ được canh phòng cẩn mật nhất của Bộ Quốc phòng. Hơn ai hết, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ý thức rõ nguy cơ Chung có thể bị thủ tiêu nhằm bịt đầu mối. Họ đã không dám “gửi” Chung vào ngay cả các trại của Bộ Công an trong giai đoạn đặc biệt quan trọng này.
Viện Kiểm sát NDTC và Lý Nguyễn Chung có lý do để sợ Công an Bắc Giang bịt đầu mối. Hơn chục năm qua, CA tỉnh Bắc Giang luôn là đơn vị lá cờ đầu của cả nước về tỉ lệ phá án cao, đặc biệt là trọng án (tỉ lệ gần 100%). Trong khi tỉ lệ này trung bình của cả nước chỉ vào khoảng 70%. CA tỉnh luôn được tặng thưởng, luôn đoạt cờ luân lưu, các danh hiệu thi đua cụm, vùng, miền và toàn quốc. Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh là đơn vị quyết thắng nhiều năm. Nhiều cá nhân, tập thể xuất sắc của CA tỉnh được Thủ tướng, Bộ trưởng khen ngợi. Việc đánh án nhằm chạy theo và bảo vệ thành tích đã buộc các điều tra viên phải bằng mọi cách “đóng án” trong thời gian nhanh nhất.
Với cách đánh án kiểu trên, CA tỉnh Bắc Giang đã bỏ qua nhiều chứng cứ quan trọng. Công tác khám nghiệm thì sơ sài. Tra tấn, ép cung là biện pháp hiệu quả nhất để đóng án, bảo vệ và kiếm thêm thành tích thi đua. Một chứng cứ cực kỳ quan trong bị bỏ qua là sau khi vụ án mạng xảy ra, một người dân thôn Me đã nhặt được tấm chứng minh thư mang tên Lý Nguyễn Chung vứt tại hiện trường vụ án. Tấm CMT được nộp ngay lên Công an tỉnh song nó đã bị bỏ qua vì lúc đó hồ sơ vụ án đang được “đóng”, thành tích đã báo cáo lên Bộ.
Nhờ có thành tích tốt nên các “cá nhân xuất sắc” CA tỉnh Bắc Giang tham gia dàn dựng vụ án Nguyễn Thanh Chấn đều được thăng quân hàm trước thời hạn và giao nhiều trọng trách trong CA tỉnh. Đặc biệt, Đại tá Phạm Văn Minh (cách đó ít năm mới là trạm trưởng Trạm CA Kép – cánh lái xe vận tải hàng lên biên giới Lạng Sơn sợ nhất nạn ăn tiền ở trạm này) thì bây giờ chễm chệ Giám đốc CA tỉnh, Đại biểu Quốc hội. Lúc “đóng án” anh Chấn, ông Minh là Phó Giám đốc CA tỉnh, Trưởng ban chuyên án – một ngôi sao đang lên của Bắc Giang. Mọi chỉ đạo các ngành Tư pháp tỉnh liên quan tới việc xử lý vụ án mà Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang lúc đó đưa ra đều do ông Minh “phím” cho nên các ngành Tư pháp khác (Kiểm sát, Tòa án) phải răm rắp tuân theo.
Trở lại vụ anh Chấn. Nếu đối tượng Lý Nguyễn Chung sa vào tay Công an Bắc Giang. Trên đường dẫn giải nếu không bị “tự ngã” chết thì có thể cũng bị cảm gió gì đó rồi qua đời đột ngột. Anh Chấn chắc chắn vẫn sẽ  ở tù và CA Bắc Giang vẫn sẽ luôn đúng. Các cán bộ điều tra như Đào Văn Biên nay mai lên lãnh đạo Công an tỉnh vẫn sẽ lại tiếp tục cho ra đời nhiều anh Chấn nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một bài trên trang nhà thơ VCH:

CÓ ĐÁNG KHÓC KHÔNG, THƯA CÁC BẠN

Báo Tiền Phong vừa in một bức thư của anh Nguyễn Thanh Chấn viết từ trong tù, 3 năm sau khi phải thi hành án, tức là cách đây 7 năm. Thú thật là mình đã không thể kìm một tiếng thở dài và một câu chửi thề. Còn biết bao nhiêu hoàn cảnh như thế này nữa? Mình tin không chỉ có mỗi Nguyễn Thanh Chấn...



TP - Sau gần 3 năm đầu trong trại giam, ông Nguyễn Thanh Chấn đã viết một bức thư kể hết những nỗi oan khiên, đau đớn của mình cho một người bà con. Lần theo quãng thời gian đầy oan khiên của ông Chấn, PV tìm lại được lá thư này.
Ông Nguyễn Thanh Chấn
Ông Nguyễn Thanh Chấn.
Lá thư khá sạch sẽ, kín những dòng chữ nhỏ xiêu vẹo, đề ngày 30/4/2006, địa điểm viết thư tại Đội 25, Trại giam Vĩnh Quang, Vĩnh Phúc. Ông Chấn như đang trải lòng với một người tâm giao: “Cháu thật ra không giết người mà cũng không hiểu biết gì về pháp luật mấy. Bên cạnh đó, sao lại có những cán bộ công an điều tra tỉnh Bắc Giang như T.N.L, N.H.T, N.Đ.D, N.V.D, N.T.T, kiểm sát viên Đ.T.V...
Vì bị giam giữ, bị tra tấn nhục hình quá oan ức bắt nhanh chóng phải nhận tội, cháu chờ ngày ra tòa để minh oan. Nhưng cháu không ngờ ngày ra tòa lại là những ngày thất vọng để với bản thân cháu và đau khổ với gia đình, làm tai tiếng cho cả dân làng ta ông ạ…”.
Ông Chấn cũng tự vấn một phần lỗi là do mình: “Những khi cháu tỉnh táo và tĩnh tâm lại được sự việc đã xảy ra rồi, chỉ biết ngậm ngùi buồn ôm một nỗi oan ức tày đình này(...).
Cháu rất muốn chết mà chả được chết(...). Ông trời không cho cháu chết, ông, bà, bố cháu không muốn cho cháu chết nữa vì còn một mẹ già, một vợ và những đứa con ngoan vẫn đang đợi chờ một sự thật, lẽ phải, chân lý sẽ trở về đúng nghĩa của nó(…).
Bản thân cháu còn không biết cháu và công an đã làm như thế nào để cô Hoan chết. Chết như thế nào cháu đâu có biết. Vì cháu không làm việc đó được. Cháu không giết được người đâu ông ạ…”.
Bức thư của ông Chấn cách đây 7 năm vẫn tin vào tương lai tươi sáng. Đoạn cuối thư viết: “Ông ơi, ông bảo tất cả những ai hiểu về cháu và mẹ, vợ, con cháu tìm mọi cách làm đơn gửi lên đúng nơi, đúng chỗ không phải nhờ vả ai cả, tự mình tìm đến đúng nơi mà kêu.
Một ngày không được thì hai, một tháng không được thì hai, một năm không được thì hai… cho dù hết đời cháu nếu có mệnh hệ gì đời cháu đỡ tủi. Bảo với mẹ cháu phải kiên trì mới có kết quả ông ạ. Còn ông trời sẽ không phụ công người tốt, ắt có người sẽ giúp đỡ ông nhỉ? Cháu chỉ biết ngậm ngùi chờ đợi mà thôi…”.
Nguyễn Trường lược chép

10 nhận xét:

Nặc danh nói...
Hình như trời có mắt thật VCH ạ.Nhờ thế hôm nay nạn nhân đã được minh oan còn bọn cẩu quan nha lại ép cung nạn nhân thì một thằng đã tèo do tai nạn giao thông,một thằng bị tai biến còn mấy thằng nữa chắc chuyến này sẽ phải lấy mo nang che cái mặt...mỗi khi phải ra đường và người đời coi như chó vậy
Nặc danh nói...
Với cái xã hội vô pháp, vô luân này thì chuyện như của bác Chấn là bình thường thôi nhà thơ ạ.
Nặc danh nói...
Đã ở thế kỹ 21 rồi mà sao con người VN chúng ta phải chịu khổ như thế sao? Bao giờ thì hết Khổ???
Lếch nói...
Người ta nói "không đánh cho có, có đánh cho chừa" quả là không sai. Ôi, "nhân danh nước CNXH...."
Nặc danh nói...
hi hi, các bác nghĩ thế nào chứ em thấy các đ/c liên quan vụ này đề được thăng chức và khen thưởng (blog Cầu Nhật tân): http://caunhattan.wordpress.com/2013/11/07/cong-an-tra-tan-ong-nguyen-thanh-chan-duoc-thu-tuong-va-bo-truong-bo-cong-an-khen-thuong/
Lẹo nói...
Người ta còn đang tung hô là "Cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới" và “chúng tôi kết luận hồ sơ không có gì bất thường” của vụ án oan 10 năm kia kìa. Thế thì phải đáng cười chứ! Thật là "sáng suốt, tài tình"!
Nặc danh nói...
cuw coi nhu dda viet
Alo nói...
Đừng khóc, bởi vì chúng ta sẽ không đủ nước mắt để khóc cho oan trái.
Daniel nói...
Với phương pháp "nghiệp vụ" như dùng nhục hình,ép cung,tạo chứng cứ giả , xử án " bỏ túi"...có thể tỉ số phá án của các cơ quan điều tra quê mình vượt xa FBI.
Nhưng sau con số phá án ấy không biết có bao nhiêu mảnh đời bị tan nát . Trường hợp anh Chấn chắc chắn chỉ là 1 trường hợp may mắn hiếm hoi . Nhờ ơn đảng và chính phủ anh không bị tử hình mà chỉ bị đi tù có nhõn 10 năm...
NGUYỄN BÌNH nói...
CA VN phá án giỏi nhất TG , vì truyền nhau kinh nghiệm phá án như sau : (CỨ ĐÁNH LÀ RA TỘI ). Tuyệt !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thien tai, thien tai!


Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan

Các quan chức Philippines cho biết thi thể những người thiệt mạng trong siêu bão Haiyan nằm la liệt trên đường phố. Cảnh tượng đó khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi cũng như đau xót đến tận tâm can.
Lúc 4h40" sáng ngày 8/11, siêu bão Haiyan - 1 trong những siêu bão khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại - đã đổ bộ vào Philippines, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho quốc gia này. Tính đến thời điểm hiện tại, số người thiệt mạng trong siêu bão Haiyan rất có thể đã tăng lên 10.000 người. Các nạn nhân thiệt mạng đều do chết đuối hoặc bị gạch đá, cây cối đè ngang người.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 1
Hình ảnh đáng sợ về cái chết trong siêu bão Haiyan.

Ngày 9/11, truyền thông địa phương mô tả thi thể nạn nhân siêu bão HaiYan (Hải Yến) nằm la liệt khắp con đường, nhiều người bị cuốn trôi ra biển. Một quan chức Philippines xác nhận thi thể những người thiệt mạng trong siêu bão Haiyan đang nằm la liệt trên các tuyến phố ở trung tâm Tacloban, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão.

Những hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy thảm cảnh kinh hoàng khi thi thể nhiều nạn nhân trong siêu bão Haiyan bị đè bởi các mảnh vỡ hay được phủ tạm bằng những mảnh vải, chiếu cũ nát. Những hình ảnh day dứt cho thấy hậu quả khủng khiếp mà Haiyan gây ra cho Philippines.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 2
Nhiều thi thể nằm bất động bên lễ đường, mình dính đầy bùn đất.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 3

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 4
Một người dân xót xa đừng nhìn hàng loạt thi thể bên đường.
Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 5
Hình ảnh kinh hoàng khi thi thể nạn nhân thiệt mạng nằm bất động dưới dòng nước trũng.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 6
Người dân đang di chuyển thi thể của nạn nhân thiệt mạng do siêu bão Haiyan ở làng Coron, Palawan, miền Trung Philippines.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 7
Thi thể các nạn nhân nằm la liệt trên đường phố.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 8
Người đàn ông đi qua thi thể của 1 nạn nhân thiệt mạng trong siêu bão Haiyan.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 9
Ngày 10/11, một người phụ nữ khóc ngất trước thi thể người chồng trên đường phố của Tacloban.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 10
Nhiều người thiệt mạng do bị gạch đá, sắt thép hoặc cây cối đè trúng.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 11
Tại một căn nhà tạm, thi thể nhiều nạn nhân được đặt la liệt ở đó.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 12
Bàn tay ám ảnh của người đã khuất.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 13
Cô bé ngây thơ đã phải chứng kiến thảm cảnh chết chóc.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 14
Những giọt nước mắt đau xót.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 15

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 16

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 17
Thi thể nạn nhân được vận chuyển tới nơi tập trung bằng nhiều cách khác nhau.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 18
2 đứa trẻ đáng thương trong siêu bão.

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 19

Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 20
Chùm ảnh: Những thi thể nằm la liệt gây ám ảnh trong siêu bão Haiyan 21
Những thi thể được phủ tạm chiếu, chăn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang