Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Chuyện về những người siêu phàm


Hồ Ngọc Nhuận
(Trích bản thảo quyển “ĐỜI, hay chuyện về những người tù của tôi”, 2001-2006)
Anh Hồ Ngọc Nhuận gửi bài sau đây đến cho tôi, đề nghị tôi “viết mấy lời”. Một việc không có gì khúc mắc nhưng lại thật khó “mở miệng” đối với một người vốn duy lý như tôi. Vả chăng, nhìn vào thực tế đời sống cả nước, tôi có cảm tưởng nói về chuyện này như thế nào e đều có phần không phải với lương tri của mình. Bởi rõ ràng đây là một áp lực tâm lý mang đậm tính thời đại đè nặng lên cả xã hội Việt Nam đã trên sáu thập kỷ. Về phía dân chúng, sau hơn 40 năm chiến tranh kéo dài (tính từ 1945 đến 1988), trải qua 4 cuộc chiến tổn hao biết bao xương máu, hầu như không có gia đình nào không để lại một hoặc vài ba, thậm chí năm sáu người thân nơi chiến trường chưa tìm ra hài cốt. Phải chăng không là một nỗi bất an lớn của toàn xã hội đòi hỏi phải được giải tỏa (kể cả “bên thua cuộc” trong đại gia đình dân tộc)? Những người như Phan Thị Bích Hằng ngẫu nhiên xuất hiện đáp ứng nhu cầu bức thiết trên và theo lời kể của người thủ trưởng cũ của tôi, GS Trần Phương, hay một số người khác như gia đình nhà chính khách nổi tiếng Lưu Văn Lợi, hay gia đình con cháu Thám hoa Phan Thúc Trực mà tôi có quen biết..., có thể tin, ở độ tuổi mà cô Hằng làm những việc ngoại cảm kia chưa phải là cái tuổi biết tính toán vụ lợi cho mình. Hoặc nữa, trước những người chủ trì việc đào tìm thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên (mà trong mấy lời ngắn gọn này tôi chưa tiện nhắc tên), hay chủ trì tìm hài cốt nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh ở Hải Phòng (phải đào bỏ đi 40 ngàn tấn rác), dẫu muốn vụ lợi chăng nữa hẳn cũng khó có gan để vụ lợi. Xác suất đúng sai là điều tôi không bàn tới.
Nhưng đó mới là nhìn sự việc ở một phía, phía đời sống tâm linh truyền thống của người Việt chúng ta, trong một thời đoạn hết sức nhiễu nhương. Vẫn còn một phía khác, phía những kẻ đã bước ra khỏi cộng đồng xã hội dân sự để leo cao, để đứng trên đầu dân, để ngồi vào những chiếc ghế bành tít trong dinh thự sâu thăm thẳm, đi những chiếc xe cực kỳ đắt tiền và ở những tòa biệt thự sang gấp nghìn lần những biệt thự sang nhất thời Pháp, hàng ngày có đủ máy móc và vệ sĩ chống lại đủ thứ rình rập mình. Họ hình như cũng cần lắm các nhà ngoại cảm, các nhân vật có khả năng dự đoán vận số – cần còn hơn cả dân chúng nhiều lắm thì phải. Họ chăm chỉ đi lễ bái đền chùa, lo xây những “cổ tự” kềnh càng lai căng như Bái Đính. Vì sao thế nhỉ? Lật lại lá thư anh Hồ Ngọc Nhuận gửi, thì ra trong thư anh đã đề cập rất đầy đủ phương diện thứ hai này, cho nên tốt nhất là dẫn lại một đoạn thư anh thay cho sự suy đoán mà chắc chắn sẽ bị nhà giáo Phạm Toàn và bè bạn giễu là... “đoán mò”.
Nguyễn Huệ ChiKính anh Huệ Chi,
Nhân đọc mấy tin thời sự gần đây về việc các nhà ngoại cảm giúp tìm hài cốt liệt sĩ, tôi trực nhớ đến một đoạn có liên quan tôi viết cách đây khá lâu, trong bản thảo quyển “ĐỜI, hay chuyện về những người tù của tôi”, mà vài tháng trước đây tôi có hân hạnh gửi tặng anh.
Tôi thấy hình như trong lịch sử có một số chế độ lúc suy tàn thường hay tin vào bói toán, đồng bóng...
Xin gửi anh đoạn trích đó, để đóng góp. Anh xem có nên đưa lên mạng hay không. Nếu đưa, thì xin anh có mấy lời.
Thân kính,
Hồ Ngọc Nhuận
…Một lần, tôi đã được anh Nguyễn Hộ kể cho nghe về một chuỗi những hiện tượng lạ lùng liên quan đến việc tìm ra hài cốt người vợ quá cố của anh, một liệt sĩ. Những hiện tượng lạ lùng như vậy cũng có người, nhiều người từng kể, đến nỗi không sao nhớ xiết. Ông T. P., một cán bộ cao cấp hồi hưu ở Hà Nội vừa qua cũng đã kể lại việc tìm hài cốt người em gái liệt sĩ của ông trong một tập tài liệu dày nhiều trang. Tất cả đều nhờ một nhà ngoại cảm ở Hà Nội hoặc Sài Gòn điều khiển, chỉ dẫn từ xa bằng điện thoại di động. Ai không có điện thoại di động thì phải thuê, phải mượn để liên lạc với ông thầy…
Có là ngẫu nhiên chăng khi thế giới khoa học đang nghiên cứu ảnh hưởng của điện thoại di động lên con người? Ảnh hưởng thế nào đến nay chưa có kết luận. Nhưng giả thử đã có thì là tiêu cực hay tích cực? Hay là tiêu cực đối với một số người, như có thể gây mất ngủ, nhức đầu hay ung thư, mà tích cực với một số người khác, như với các nhà ngoại cảm, có thể nhìn thấy thế giới bên kia lẫn bên này? Hay như với một số người siêu phàm, có thể nhìn thấu hiện tại, quá khứ, và cả tương lai hằng trăm, hằng ngàn, thậm chí muôn đời về sau? Hay là tùy theo xu hướng nội tâm, tùy theo cách nhìn, mà ảnh hưởng là hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực? Đứng trên bình diện trần tục thì việc gây nhức đầu, mất ngủ hay ung thư rõ ràng là tiêu cực, gây hại đến sức khỏe, dẫn đến chết sớm. Nhưng phải chăng là tiêu cực nếu đó là bắt đầu của một quá trình mới, một hành trình mới đi tìm một cõi mới, một cõi khác? Và nhức đầu chẳng qua là một thứ động não? Ung thư chẳng qua là một tổ hợp tế bào mới, có thể dẫn đến một “đời sống” mới? Và ngáp là bước đầu của lên… đồng?
Lâu lâu thấy báo đăng tin một liệt sĩ, một anh hùng… xiêu mồ lạc mả mấy chục năm, có khi cả nửa thế kỷ, được cử hành đại lễ cải táng. Tôi không sao nhớ xiết những chi tiết về việc tìm ra hài cốt của nhiều người. Những chi tiết thật tỉ mỉ, thật ly kỳ, cả đến con sâu rơi trên chiếc lá, con bướm đậu trên cành hoa, để chỉ đường, chỉ chỗ, nhất nhất đều được hướng dẫn cụ thể, tường tận từng bước qua… máy điện thoại di động.
Đến nay, được biết hình như chỉ có một vụ chưa thành công. Đó là trường hợp của cụ Đề Thám, được đăng khá chi tiết trên nhiều số báo An ninh Thế giới của Bộ Công an…
Anh Chín tôi mất đã hơn năm mươi năm. Thời buổi giặc giã, chôn cất tùm lum. Nay tôi muốn đưa về nằm chung với cha mẹ, ông bà tôi.
Tôi tự hỏi tại sao đợi từng tuổi này tôi mới nghĩ đến việc cải táng anh Chín tôi, đến nỗi xương cốt anh rụi mất hết? Mà nhiều người cũng như tôi, thường là tuổi đã xế bóng mới nghĩ đến “đời sau, đời trước”. Để tiếp tục làm gạch nối? Để tròn một nhiệm vụ? Để dọn đường cho chính mình ra đi? Hay để có một cái gì đó gọi là truyền thống mà bắt con cháu bấu vào, khi mình đã hết “linh”, không còn gì là tinh anh để lôi cuốn chúng được nữa?
Hôm làm lễ cải táng anh tôi, một thằng cháu đào hoài không thấy vết. Nó vọt miệng: “Ông Mười ơi! Hay là ông Chín đã “lên” rồi, lên mấy lần rồi? Đã đi lính chết cũng mấy lần rồi và đã nằm ở chỗ khác, mà không phải một chỗ?”. Thằng cháu tôi nói “lên” là ý muốn nói “đầu thai”. Và “lên mấy lần” là đầu thai mấy kiếp. Để… đi lính và lại chết.
Cụ Đề Thám phải chăng cũng vậy? Cụ không thể nằm yên một chỗ trong một thời gian dài đất nước còn đảo điên?
Anh Lê Hiếu Đằng kể tôi nghe kỷ niệm này: Anh đi dự một cuộc lễ có đông người ở đâu đó. Nửa chừng bỗng có một cụ già râu tóc bạc phơ như tiên ông, tay cầm điếu thuốc, đến ngồi bên cạnh. Cụ cười hỏi chuyện bình thường, nhưng cả người anh bỗng rởn gai ốc khi cụ rờ lên tay anh! Cụ là người cõi nào hay là đồng cốt? Mà khiến cho người được rờ phải nổi da gà?… Có một dạo, ở nhiều nơi, khi người ta tổ chức mít tinh hay lễ lạc gì đó, nghe đâu cũng thường có một cụ già tương tự từ đâu không ai biết bỗng đến ngồi bên cạnh một ai đó trong cử tọa, với cùng đặc điểm là chòm râu bạc dưới cằm và điếu thuốc trên tay. Nhưng người ta quên kể xem điếu thuốc đó hiệu gì.
Đây cũng là lúc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh người ta long trọng tổ chức trình diễn lại mấy cái trích đoạn của nhiều vở kịch cũ. Cũng là bao nhiêu vở kịch cũ nổi tiếng ấy thôi, nhưng cái khác ở đây là được người ta trích cho diễn lại trong cùng một đêm, và rất long trọng, với đầy đủ các cấp lãnh đạo tham dự, cả cấp lãnh đạo cao nhất nước, với diễn từ trịnh trọng hẳn hòi. Không biết người ta tổ chức trình diễn với nhiều lễ nghi linh đình như vậy là để tôn vinh các nhà nghệ sĩ hay tôn vinh ai? Hay đây cũng là một kiểu đồng bóng?...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tân Hình thức - đặc sản hay món mỳ ăn liền

Nguyễn Thế Duyên
Cách đây một vài năm tôi có đọc được bốn câu thơ đùa tiếu của Bùi Hoàng Tám được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dẫn như một dị bản:
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm qua nó bảo dí l… vào thơ
Vợ tôi nửa dại nửa khờ
Hôm nay lại bảo dí thơ vào l…
Đọc xong tôi cứ thắc mắc mãi. Cái hành động “Dí l..vào thơ” Và cái hành  động “Dí thơ vào l..”Có gì khác nhau đâu mà sao Nguyễn Huy Thiệp lại  tách riêng nó ra như vậy. Tôi không trả lời được cho đến tận hôm tôi đọc tập “Hoan ca” Thì tôi mới ngộ ra rằng Hai hành động đó khác nhau nhiều  lắm.
Cách đây một vài năm tình cờ tôi có đọc trên diễn đàn Việt Nam thư quán có một cô bé có cái nick “Hoangau” viết:
Làm thơ thì phải có vần
Nếu không em ứ mặc quần nữa đâu
Tôi  đã bật cười khi đọc hai câu này nhưng ngẫm đi ngẫm lại thấy cô bé ấy  quả thật là sâu sắc. Con người! Theo thuyết tiến hóa là sự tiến hóa của  một loài linh trưởng mà thành nhưng từ khi hình thành phải cho đến tận  lúc con người tìm ra được cách lấy vỏ cây làm cái khố thì đấy là cái lúc con người chính thức phát triển theo một quy luật khác hẳn với các quy  luật của một động vật. Một quy luật phát triển không chỉ đơn thuần là  sinh tồn mà con người bắt đầu phát triển với một tư duy mới ‘Tư duy thẩm mỹ”. Trong kinh thánh cũng từng nhắc đến điều này.
Khi Adam và Eva ăn  trái cấm trong vườn địa đàng ăn xong mới nhận ra rằng mình trần truồng  là rất xấu hổ. Đức chúa trời đã tức giận đày hai người xuống mặt đất và  phán rằng: “Ta đầy các ngươi xuống đấy và các ngươi phải lao động cực  nhọc thì mới có mà ăn”. Và lúc ấy con người đã chính thức tách ra khỏi  động vật và phát triển theo quy luật mới. Quy luật của con người.

Thơ  cũng vậy! Vần của thơ nó cũng giống như y phục cả con người. Nó tách  thơ ra khỏi văn xuôi và phát triển theo một đặc trưng riêng. Nếu y phục  làm con người mỗi người đẹp một vẻ riêng biệt. Một cô gái mặc váy đẹp  một cách khác hẳn khi cô gái ấy mặc áo dài và càng khác hẳn nếu cô ta  mặc một cái quần vá chằng vá đụp với một cái áo bẩn thỉu và rách như tổ  đỉa. Cái vần của thơ cũng vậy. Cùng một ý thơ nhưng người này viết có  thể tạo ra cho ta một rung động thẩm mĩ khác hẳn với câu thơ của người  khác. Tôi xin lấy ví dụ:
Gió xuân sao vô ý
Hà cớ động màn the?
Và câu
Bất ngờ ngọn gió lùa song cửa
Bừng tỉnh giấc mơ chợt thở dài
“Nguyễn Bích Thuần”
Rõ ràng hai câu thơ cùng một ý. Ở hai câu đầu nhịp thơ ngắn, đứt đoạn. Chỉ  cần một cơn gió nhẹ lay động tấm rèm thưa làm người cô phụ ngỡ như  chồng trở về vén rèm bước vào.Nỗi đau sắc khía vào lòng người đọc. Ngược hẳn lại hai câu thơ sau nhịp thơ kéo dài, triền miên, u uất . Nỗi đau  như một sợi tơ nhẹ quấn lấy hồn người đọc.
Hai câu thơ đưa cho ta hai rung động thẩm mỹ khác hẳn nhau mặc dù cùng một ý. Cái gì tạo ra điều đó?
Đó chính là vần. Chỉ có thơ có vần mới có thể tạo nên được nhạc tính của  bài thơ và chính cái nhạc tính của câu thơ lại tạo nên được những xúc  cảm thẩm mĩ mà cái xúc cảm thẩm mĩ này không hề nằm trong ý thơ.
Tôi nhớ có một lần nói chuyện với một nhà thơ trẻ. Anh ta có nói “Thơ chủ yếu là ý tưởng”. Sai! Điều này sai ở hai điểm:
Thứ  nhất—Câu thơ truyền cho ta những rung động thẩm mỹ không chỉ thông qua ý tưởng. Nhiều câu thơ không hề có ý tưởng gì nhưng đọc lên nó vẫn làm  cho ta rung động ví dụ như bài thơ “Thơ sầu rụng”
Vầng trăng vừa độ lên ngôi
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
Để mái tóc vương vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo
Năm năm tiếng lụa xe đều
Thời gian lạnh ngắt gió vèo trong mây
Nhẹ bàn tay!
Nhẹ bàn tay
Mùi hương hàng xóm xông đầy mái đông
Ta nghe thơ dậy trong lòng
Thời gian nhẹ rót một dòng buồn tênh
Chắc không một ai dám nói bài thơ này không hay vì nó là một bài thơ nổi  tiếng của một nhà thơ nổi tiếng. Thế nhưng liệu ai có thể nói chắc với  tôi rằng bài thơ này nói cái gì? Bài thơ tả về một cô gái đang ngồi quay tơ ư? Không phải! Cái cảnh quay tơ chỉ là một cái cớ cho nhà thơ viết.  Nói về tình yêu của nhà thơ với cô gái ư? Cũng không phải. Nếu để hiểu  bài thơ này theo một nghĩa thông thường thì chẳng bao giờ ta có thể hiểu .Nhưng bài thơ đưa ta vào một không gian cổ tích bàng bạc , nó trộn lẫn những cái thực với những cái hư ảo chỉ xuất hiện trong tâm hồn với cái  rung động thanh khiết nhẹ nhàng. Một không gian trong mơ, một không gian trong thơ mà chẳng bao giờ nó xuất hiện trong cuộc đời này. Ta không  hiểu nó nhưng ta thích nó và ta thuộc.
Ngược hẳn lại có những  bài thơ ý tưởng rõ là to tát, kì vĩ nhưng đọc nó lên ta lại không có một chút rung động nào. Đọc lên ta hiểu ngay nó nhưng ta lại lập tức xóa nó khỏi bộ nhớ của mình.
…em cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ
cởi bỏ mọi tư duy hình thức đã khô đình nát bến cạn
hoà nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phiá ánh sáng
hay đóng cửa /tự huyễn hoặc mình /và chờ chết ?
(Phan Hoàng– Em nóng dần lên)
Về  câu này cây bút Yến Nhi phán rằng: Trong việc xây dựng hình tượng thơ,  các tác giả trẻ xử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè  dặt. Cái quy ước miêu tả cuộc sống một cách lịch sử- cụ thể, hình tượng  nghệ thuật phải được thể hiện như dạng thức có thật của đời sống ngày  nay đã thay đổi. Đó là sự kết hợp các yếu tố thực và ảo, kết hợp ý thức  lẫn vô thức. Những yếu tố siêu thực xuất hiện trong tác phẩm tạo một  không khí nghệ thuật đặc biệt, có tính huyền ảo, khác lạ. Hiện thực phô  bày bởi cái nhìn hư tưởng bên trong kết hợp với những ảo giác cảm nhận  bên ngoài gợi nhiều liên tưởng táo bạo, mới lạ. Bằng những thủ pháp này  bài thơ tạo được những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú đa dạng và mới mẻ ở  người đọc! Giở bất cứ một trang thơ trẻ nào ta cũng có thể bắt gặp một  kiểu tư duy thơ rất mới lạ đầy khêu gợi, hút người đọc vào những tầng  ngầm thông điệp mà tác giả muốn gửi.
Ối mẹ ơi! Ai thấy cái “Hiệu  ứng thẩm mỹ” của câu thơ trên không? Tôi đảm bảo với các bạn rằng tuy  bà Yến Nhi phán đanh như vậy nhưng nếu bảo bà ta gấp sách lại và đọc lại cái đoạn này thì chắc chắn rằng bà ta tịt. Gây hiệu ứng thẩm mỹ mà nó  lại tuột ra khỏi bộ nhớ thì có là “Gây”? Thành thực mà nói câu này cũng  gây cho tôi được một chú ý chứ không phải là không Đó là “Khô đình” .  Quả thật là táo bạo! Đình có nghĩa là cái ao, cái đầm hay là cái gì đó  chứa nước thì táo bạo quá còn gì! Từ “Tỏm cắc” Của bà Hồ Xuân Huông cũng trả về tiền.
Nói thật tôi phải kết hợp với tên bài thơ ”Em nóng dần lên” để hiểu bài thơ này là (Xin lỗi mọi người):
Em hãy cởi truồng ra, ôm lấy anh và chúng mình cùng sướng.
Một ý tưởng vĩ đại và nó gây cho ta đuợc một cảm xúc “Kinh tởm”
Cũng một chủ đề “Cởi truồng” này , tôi xin dẫn ra đây bài thơ “Khép cửa” của Đinh vũ Hoàng Nguyên:
Anh khép cửa cho mùa thu thay áo
Còn em trút lá giữa phòng anh
Lá chưa chạm đất mà đông đã về
Các bạn thấy thế nào giữa hai bài thơ?
Thứ hai –Sự nhầm lẫn trong khái niệm ý tưởng
Ý tưởng là gì? Ý tưởng là sự phát hiện của riêng nhà thơ. Chỉ nhà thơ  nhận ra điều đó và khi nhà thơ nói với ta sự nhận biết đó thì ta mới  chợt giật mình tự hỏi “Sao điều ấy ta thường bắt gặp mà ta lại không  nhận ra nhỉ”Còn những cái mà ai cũng biết, ai cũng nhận ra thì không thể  gọi là ý tưởng.
Tại sao tôi đưa bài thơ “Khép cửa” Để so sánh với bài “Em nóng dần lên”? Vì tôi muốn cho các bạn biết thế nào là ý tưởng.
Cái ý tưởng “Chơi nhau cho sướng hơn là đóng cửa tự huyễn hoặc mình và chờ  chết” chả ai không biết. Chả ai cần phải suy nghĩ mới hiểu.Và ai cũng  hiểu như nhau.
Nhưng “Lá chưa chạm đất mà đông đã về” thì khác.  Không phải là ai cũng hiểu và mỗi người lại có một cách hiểu khác nhau.  Mỗi một cách hiểu lại dẫn người đọc theo một vẻ đẹp khác hẳn về con  người.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên vốn là một họa sỹ. Khi bài thơ này  đăng lần đầu trong trang Văn học trẻ có một bạn nữ đã cảm nhận bài thơ  này như sau: Khi người mẫu trút bỏ quần áo cho người họa sỹ vẽ khỏa  thân, trong người họa sỹ trào dâng một cảm giác thèm khát. Nhưng ngay  lập tức người họa sỹ đã dừng lại được cái cảm xúc của mình.Đấy cũng là  một cách cảm nhận hay. Nó nói về nhân cách con người. Riêng tôi, tôi cảm nhận bài thơ theo hướng: “Cái đẹp, sự thăng hoa chỉ là một khoảnh khắc. Hãy trân trọng và yêu quý nó! Nếu mở rộng điều này ra hơn nữa thì ta có thể nói sự sống là vĩnh cửu nhưng cuộc sống của từng cá thể chỉ là một  khoảnh khắc và chính cái chết, chứ không phải là cái gì khác, đã làm sự  sống trở nên vô giá”. Ý tưởng cực hay và được dấu kín trong một hình  tượng nghệ thuật cực đẹp. Đấy mới gọi là ý tưởng!
Vần là một đặc trưng của thơ. Nó tách thơ ra khỏi văn xuôi. Nó làm cho thơ đẹp một  cách khác thường và cũng chính nó trở thành một thách thức với người cầm bút. Tôi còn nhớ Tướng Nguyễn Sơn tư lệnh mắt trận miền trung thời  kháng chiến chống pháp, một người rất thích văn chương có một lần hỏi  một nhà văn:
-Anh đã làm thơ bao giờ chưa?
Nhà văn ấy đáp:
-Thơ là nữ hoàng của văn chương. Tôi rất yêu nàng nhưng chưa bao giờ tôi dám lân la đến bên nàng.
Điều đó nói lên cái gì?
Điều  đó nói lên rằng với một ý tưởng thể hiện nó bằng văn xuôi dễ hơn hàng  trăm lần so với bằng thơ. Tại sao vậy? Chỉ bởi một chữ “Vần”. Và cũng  chính một chữ “Vần “ấy nó đã phân những người làm thơ ra làm hai loại  “Nhà thơ” Và “Thợ thơ”.
Nhà thơ là rất khan hiếm. Trong suốt cả  thời kì phát triển rực rỡ của phong trào Thơ Mới hàng trăm nhà thơ đã  xuất hiện nhưng nhưng người tồn tại được trong trí nhớ của người đọc số  lượng không đầy một bàn tay. Lao động của nhà thơ là một thứ lao động  đầy khổ ải. Phạm Tiến Duật suốt mấy năm ở Trường Sơn ra sống vào chết  mới viết nên được một tập thơ (Và chỉ được một tập thơ thôi) để lại  những dư âm trong lòng người đọc. Rất ít những nhà thơ (Và hình như  không có nhà thơ Việt Nam hiện đại nào) có thể làm bạn với nàng thơ đến  hết cuộc đời kể cả những nhà thơ có thực tài và có tên tuổi. Nhà thơ nào cũng chỉ có được một giai đoạn thường là ngắn ngủi. Tại sao lại thế?  Tại vì khi họ đã thành danh rồi, họ đổi khác. Họ không còn lăn lưng vào  cuộc đời. Họ cảm nhận cuộc sống qua bốn bức tường có máy điều hòa nhiệt  độ. Tâm hồn họ chỉ thực sự rung lên khi có một kẻ nào đó đang muốn bẩy  họ ra khỏi cái ghế mà họ đang ngồi. Và thế là họ với nàng thơ chia tay,  và, lập tức họ biến thành những nhà thơ chết. Một bài thơ hay có thể nhà thơ chỉ viết ra nó trong vòng vài chục phút. Nhưng vài chục phút ấy là  kết tinh của hàng năm trời chiêm nghiệm, đau đớn, vật vã.
Ngược  hẳn lại “Thợ thơ” thì nhiều vô kể và họ đều có một đặc điểm chung đó là  ai cũng nghĩ mình là nhà thơ. Ai cũng muốn mình nổi tiếng, nhưng… chẳng  ai muốn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc. “Vần” là một chướng  ngại vật khó nhằn nhất của thơ thế là họ nghĩ ngay ra cách dễ dàng nhất. Vứt béng vần đi.
Và thế là họ vứt luôn tất cả những cái gì đẹp  nhất, tinh úy nhất của thơ do vần mang lại. Và thế là một trào lưu thơ  mới ra đời . Trào lưu thơ mì ăn liền. Cuộc sống công nghiệp, Kinh tế thị  trường làm cuộc sống luôn luôn hối hả nên trong ẩm thực con người đã  nghĩ ra món mì ăn liền. Rất tiện, rất tiết kiệm thời gian nhưng không ở  đâu trên thế giới này xếp món mì ăn liền vào hàng văn hóa ẩm thực dù  rằng nó rất thịnh hành trên toàn thế giới. Thơ tân hình thức cũng vậy  nhan nhản khắp nơi nhưng liệu nó có phải là thơ?
Chắc chắn có người  sẽ phản bác lại tôi. Họ sẽ nói rằng “Các nhà thơ mới đã vứt bỏ hoàn toàn niêm luật, hình thức của thơ đường xưa và tạo thành một loại thơ mới  thịnh hành như ngày nay. Nếu cứ bảo thủ như ông liệu thơ mới có được  hình thành?”.
Tôi xin thưa với họ rằng “Các nhà thơ mới đã đặt  một trái bộc phá vào thơ .Nó đã phá tan đi tất cả từ niêm luật, hình  thức và thậm chí cả ngôn ngữ trong thơ, duy nhất có một điều họ không  dám phá đó là Vần bởi vì họ biết nó chính là cái để phân biệt thơ với  văn xuôi. Nó cũng giống như cái gì để phân biệt giữa người đàn ông và  người đàn bà? Một người đàn bà dù mặc quần áo của đàn ông thì cũng không thể biến thành đàn ông. Thơ cũng vậy! Niêm luật, hình thức, ngôn từ tất cả chỉ là y phục. Bạn có thể thay đổi tùy ý và tôi rất ủng hộ sự cách  tân ấy. Duy chỉ có một điều tôi không ủng hộ đó là đừng biến thơ thành  văn xuôi. Đừng biến đàn ông thành đàn bà. Phải chăng trào lưu chuyển đổi giới tính đã lan vào trong lĩnh vực văn thơ?
Để viết bài này,  tôi đã đặt tôi vào địa vị của những nhà thơ tân hình thức bằng cách viết thử một vài bài thơ dạng tân hình thức và tôi nhận thấy rằng viết thơ  không vần cực dễ. Bạn chỉ cần một ý tưởng mà ý tưởng thì thật là dễ tìm, nhất là những ý tưởng kì quái càng dễ tìm, và thế là một ngày bạn có  thể sản xuất được dăm ba bài thơ không vần. Và tôi còn nhận ra một điều  nữa viết thơ không vần không cần cảm xúc. Người viết đã không có cảm xúc làm sao bài thơ có thể gây được cảm xúc cho người đọc.
Bạn Nắng Xuân có một nhận xét rằng: “ Thơ tân hình thức có nhiều người làm và  cũng có một vài bài thành công nhưng thơ tân hình thức chưa có đỉnh  cao”.
Tôi xin nói ngay: “Thơ tân hình thức không bao giờ có đỉnh cao vì với nghệ thuât đỉnh cao không bao giờ đến với những người lười  lao động” Họ vứt vần đi vì họ lười . Vì họ không trăn trở tìm cách thể  hiện cái ý tưởng của mình qua vần.
Đến đây lại có một vấn đề được đặt ra: “Thế trên thế giới thì sao?”
Về  vấn đề này tôi xin được nói rõ loại thơ không vần xuất hiện trong văn  học phương Tây từ rất lâu rồi nhưng cũng phải nói rằng thơ không vần  không phải là rất thịnh hành ở các nước phương Tây như các bạn vẫn nghĩ  mà ở phương Tây thơ có vần vẫn là chủ yếu, chỉ có điều thơ không vần  không bị phản ứng dữ dội như ở nước ta. Người ta chấp nhận nó. Tại sao  vậy? Có hai lí do:

Thứ nhất –Thơ không vần phương Tây tuy không  có vần nhưng nó không kì quái và thô tục như thơ tân hình thức của chúng ta.

Chúng ta thử đọc một bài thơ trong tập “Hoan ca” Một tập thơ vừa  đuợc giải thưởng của hội nhà văn việt nam.

LÀM TRÒN

Số thập phân dài quá sau dấu phẩy, có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0.
Xác chết con kiến không đủ để thối
Linh hồn của nó không đủ để thiêng
Ngày sinh và chết của nó không thành giỗ kỵ
Hai con thạch sùng làm tình không đủ làm ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ.
Quả tim nhỏ bé đến nỗi lẫn trong lồng ngực
Nó đập lén lút, nghe mãi không thấy.
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống, ra chết
Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn.

Đây là một bài thơ điển hình của tập thơ. Nó điển hình bởi vì cách viết này là cách viết rất phổ biến trong thơ tân hình thức hiện nay. Thực ra ý  tưởng của bài thơ cực kì đơn giản: “Những cái gì nhỏ bé, vụn vặt vẫn xảy ra hàng ngày đều sẽ được bỏ qua” Hoặc là “Mọi hành động dù là xấu xa  của ta khi sống sẽ được tha thứ sau khi ta chết đi”. Nó tương đương với  câu thành ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” của các cụ nhưng cái ý tưởng này  lại được dẫn dắt bằng những hình ảnh phi logic và cực kì phản cảm.
Đầu tiên tác giả đưa ra một quy tắc của toán học làm nền tảng cho những suy diễn của mình. Tiếc rằng vì Đỗ Doãn Phương quá dốt toán nên đã đưa ra  một quy tắc toán học sai:
Số thập phân sau dấu phẩy dài quá có thể làm tròn
Nhỏ dần có thể tiến tới 0
Quy tắc này là sai. Khi làm tròn sau dấu phảy nếu nhỏ hơn 5 thì bỏ đi còn  lớn hơn 5 thì cộng 1 vào hàng trước nó. Nhưng nhà thơ đã nhầm lẫn một  cách tệ hại đó là số sau dấu phẩy có thể bỏ đi (Bằng 0) nhưng số trước  dấu phảy không thể bỏ đi được (Không bằng 0) mà cuộc đời của một con  người thì bắt đầu từ những số đằng trước dấu phẩy. Từ một tiên đề sai đã dẫn Đỗ Doãn Phương suy diễn đến một kết quả cực kì sai lầm:
“Quá khứ của chúng ta cũng sẽ được làm tròn”
Không! Quá khứ của con người không bao giờ được làm tròn. Đời cha ăn mặn đời  con khát nước. Đó là một đạo lý. Nhân cách của ta ngày hôm nay thằng con ta sẽ học. Thằng bố là một thằng tham quan độc ác hãm hại dân lành thì  thằng con sẽ là một thằng vô lại bởi vì thằng con sẽ nhìn vào nhân cách  của thằng bố nó mà học hỏi.
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Cái câu ngạn ngữ “Nghĩa tử là nghĩa tận” nó hàm ý về sự tha thứ của người  còn sống với người đã chết . “Tha thứ” điều đó có nghiã rằng cái quá khứ  của người đã chết không hề đuộc quên đi trong tâm trí người còn sống.
Điều  đáng nói ở đây không phải là cái sai của phần kết luận. Điều đáng nói ở đây lại là để dẫn đến cái kết luận ấy Đỗ Doãn Phương đã sử dụng những  hình ảnh thô tục , phản cảm và cực kì kì quái:
Hai con thạch sùng làm tình không đủ ô uế bàn thờ
Cởi truồng trước ngàn con mắt nhện không cảm thấy xấu hổ
Hay
Dù đã trần truồng, làm tình, vào sống ra chết
Trời  đất ơi! Những câu viết như thế này mà có một tạp chí đã xưng tụng Đỗ  Doãn Phương là người “Quét sạch thơ trẻ hiện đại”. Còn tôi khi đọc Đỗ  Doãn Phương và những lời bình của Yến Nhi về thơ tân hình thức thì tôi  lại sực nhận ra cái hành động “Dí l.. vào thơ” và cái hành động “Dí thơ  vào l..” khác nhau nhiều lắm.
Tôi có đọc một bài viết của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông than thở rằng: dạo này thơ dở lên ngôi.
Vợ  Nguyễn Huy Thiệp khôn lắm chẳng dại đâu.; cũng như Nguyễn Trọng Tạo, bà biết rằng bây giờ thơ dở và thô tục nhiều lắm nên bà chẳng đọc thơ nữa. Khi có người hỏi bà “Dạo này chị còn hay đọc thơ nữa không?” thì bà ta  liền bảo “Dí l… vào đọc” có nghĩa là bà ta thực ra chẳng “Dí” đâu. Nhưng  khi có người bảo “Tập thơ này được giải thưởng Hội nhà văn. Tưởng hay,  bà ta dở ra đọc, vừa đọc được vài bài thì bà điên tiết lên cầm cả tập  thơ “Dí vào”.

Thứ hai –Do nền văn hóa.

Thơ  không vần được chấp nhận ở các nước châu Âu một phần do nền văn hóa đọc của người dân châu Âu. Người châu Âu thích đọc tất cả những gì mang một triết lý sâu sắc có tình khái quát cao bất kể đó là cái gì. Một phần  nữa là do phương Tây vốn có truyền thống tự do và dân chủ một cách thực  sự người ta luôn có quan niệm con người có thể viết bất thứ thứ gì mà  người ta thích. Chính vì vậy mà sách báo, tranh ảnh khiêu dâm được in  bán một cách công khai. Nhưng ở việt nam chúng ta thì khác.
Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh tự do, dân chủ. Tất nhiên các bạn có thể  viết như thế nào là quyền của các bạn tôi không có ý kiến. Ở đây tôi chỉ  bàn đến vấn đề “Tại sao thơ không vần không có người đọc? Và tương lai  của thơ không vần sẽ đi về đâu?”
Đừng tự ái và hãy dũng cảm, các cây bút hậu hiện đại, để nhìn nhận một thực tế rằng: Hầu như không có người đọc thơ không vần.
Tôi kết luận như vậy không phải là một lời khẳng định vô căn cứ. Để đưa ra  kết luận đó tôi đã làm một cuộc điều tra nho nhỏ bằng cách hỏi những bạn thơ của mình và thậm chí hỏi cả những bạn viết thơ không vần, Hỏi những nhà giáo dạy văn và những thanh niên vẫn vào mạng đọc. Hầu như chẳng có ai đọc thơ không vần. Nói chẳng có ai đọc thì cũng không đúng. Hầu hết  họ đều đã đọc nhưng hiện giờ họ không đọc nữa.
Tôi nhớ có một  lần tôi nói chuyện với Quân Tấn, một nhà thơ trẻ cũng hay viết thể thơ  không vần . Tôi bảo anh ta hãy đọc cho tôi nghe một bài thơ mà anh ta  đắc ý nhất. Tôi tưởng anh ta sẽ đọc một bài thơ tân hình thức . Nhưng  không! Bài thơ anh ta đọc cho tôi nghe lại là bài thơ “Đêm Huyền Diệu”  Một bài thơ rất hay nhưng nó lại là bài thơ viết theo dạng cổ điển. Điều  đó nói lên cái gì? Các bạn hãy tự suy nghĩ.
Có một nhà thơ trẻ  mang một bài thơ đến để xin ý kiến của Tagor một nhà thơ lớn đuợc giải  Nobel văn học. Bài thơ được viết bằng tiếng Anh một ngôn ngữ rất thông  dụng ở Ấn Độ thời bấy giờ (Vì Ấn Độ là thuộc địa của Anh). Tagor hỏi nhà thơ trẻ.
-Anh viết cho người Anh đọc hay cho người Ấn chúng ta đọc?
Nhà thơ trả lời.
-Tôi viết cho người Ấn chúng ta.
-Vậy hãy viết bằng tiếng Hindu
Tagor trả lời và ông trả lại bài thơ cho nhà thơ trẻ.
Mọi nhà thơ vĩ đại đều chỉ thành công trên nền tảng một sự hiểu biết sâu  sắc về văn hóa của dân tộc mình. Đối tượng đầu tiên mà nhà thơ phục vụ  chính là dân tộc họ…
Chắc chắn đối tượng mà các nhà thơ không  vần hướng tới là đông đảo các bạn đọc chứ không phải là mấy ông giám  khảo của Hội nhà văn. Thế nhưng bạn đọc thì quay lưng còn mấy ông giám  khảo thì xưng tụng cộng vào đó là một vài cây bút mà tôi cũng không hiểu có nên gọi họ là những nhà phê bình văn học không nữa cứ xưng xưng ca  tụng lấy được mà không hề phân tích giảng giải được cho người đọc nó hay  ở đâu, hay ở điểm nào làm cho các nhà thơ không vần vốn đã mắc vào  chứng hoang tưởng, bệnh càng nặng thêm lên. Đấy là những nhà phê bình vô trách nhiệm với cả người viết lẫn người đọc. Sao họ không bình một bài  thơ không vần để chỉ cho người đọc thấy nó hay ở điểm nào cách dùng từ  độc đáo ra sao. Bài thơ rung động thế nào. Tôi xin dẫn ra đây một bài  thơ nữa trong tập hoan ca để cho các bạn bình thử:

LỜI THÌ THẦM CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN

Sau cuộc yêu, họ nói với nhau:
- Em hãy ngửa đầu ra phía sau cho anh nhìn thấy bầu trời ở bên trên chúng ta
- Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải và bên trái
- Chúng ta hãy tắt đi những âm thanh của mình, để cùng nghe những âm thanh khác.
- Hãy che lấp sự sống của mình, để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.
- Chúng ta hãy ra ngoài kia, hít thở bầu trời bao la
- Những hàng cây đổ ngược xuống dòng sông và mây trên trời cũng theo xuống dưới đó
- Chúng ta sẽ uống no nê từ dòng sông, và rồi chạy tiếp lên đồi cây
- Vừa chạy vừa găm vào thân thể mình những lá, hoa đá, sỏi.
- Và buổi chiều khi cơ thể chúng ta đã no đầy trở lại
- Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau.
(Đỗ Doãn Phương)

Con xin phép cụ Hoài Thanh xin bình thử bài này. Biết đâu đấy có khi bình  bài này xong con còn nổi tiếng hơn cả cụ vì gặp những bài thơ như thế  này cụ chỉ còn cách chắp tay mà lạy.

Vài lời bình cho bài thơ
Cuộc sống luôn luôn thay đổi sao ta cứ phải luôn luôn giữ những cái cũ mãi  trong đời? Sao cứ phải trai trên gái dưới như mấy anh nông dân chân đất  mắt toét để rồi lại sinh ra những đứa con như chí phèo thị nở? Hãy cách  mạng! Hãy thay đổi! và Đỗ Doãn Phương là một người như thế. Không nói  thẳng ra nhưng chỉ bằng cách mô tả vài động tác của cuộc chơi nhau đỗ  doãn phương đã chỉ cho chúng ta thấy đây là cuộc làm tình của những nhà  cách mạng Cảnh gái trên trai dưới:

Em hãy ngửa đầu ra cho anh nhìn thấy cảnh bầu trời bên trên chúng ta
Em hãy nghiêng người cho anh nhìn thấy rặng cây ở bên phải bên trái.

Vì sao nàng phải ngửa đầu ra thì chàng mới có thể nhìn thấy bầu trời? Ta  chỉ có thể trả lời: Vì nàng đang nằm ở trên còn chàng thì đang nằm ở  dưới và chàng muốn ngắm khuôn mặt rạng ngời của nàng dưới cái màu xanh  thẳm của bầu trời.

Đỗ Doãn Phương thật tài. Chỉ bằng hai câu  người đọc có thể hình dung ra ngay tư thế của hai người khi làm tình.  Mấy người đã làm nổi điều đó. Phải từng trải lắm hay phải xem những  trang web đen nhiều lắm ngòi bút của anh mới thể hiện được một cách tài  hoa như thế.

Hãy lặng im em! Hãy tạm ngừng những tiếng thở hổn  hển, những tiếng rên đầy thỏa mãn của hai ta để lắng nghe “ những âm  thanh khác” đang hoan ca với cuộc tình của hai đứa chúng mình… Hãy nhắm  mắt lại em! Hãy quên đi cuộc sống của chúng mình em sẽ thấy ái tình thật là kì diệu. Sau cái mệt nhọc của sự đê mê em có thấy không cuộc sống  thật là khác lạ. Tình yêu thật huyền diệu phải không em? Chúng ta hãy  tắt những âm thanh của mình để cùng nghe những âm thanh khác. Hãy che  lấp sự sống của mình để cùng cảm nhận sự sống xung quanh.

Câu  thơ của anh rất mộc mạc, tự nhiên nhưng nó lại chỉ cho ta thấy những âm  thanh sống động. Nó thật như cuộc đời vậy. Không hề nói đến những tiếng  rên rỉ, không hề đả động đến cái cảnh nằm dài thở dốc, nhưng chỉ với bốn câu thôi chúng ta như được xem một bộ phim sex đầy gợi cảm.

Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Tình yêu là gì nếu như chúng không bốc lửa không cháy hết mình?

Vừa chạy vừa găm vào mình những lá hoa đá sỏi.

Sao lại là “Chạy”? Có thể găm vào mình “Lá, hoa” nhưng sao có thể găm vào  mình “đá sỏi”? Tôi đã tự hỏi và chợt nhận ra rằng mình đúng là một thằng cù lần ngớ ngẩn. Tác giả thật là tinh tế. Đây là tác giả vẽ cho chúng  ta cảnh lăn lộn quằn quại bốc lửa nhưng nhà thơ lại dùng một chữ  “chạy” để thách đố trí tượng tượng của người đọc. Nhưng câu cuối cùng,  câu kết của bài thơ mới là thần bút:

Chúng ta sẽ đổ thêm một ngày khô kiệt nữa cho nhau

Đọc câu thơ này tôi lại sực nhớ đến hai câu Kiều:

Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời.

Sau hơn hai trăm năm cụ Nguyễn Du đã có truyền nhân. Em! Chúng ta hãy chơi  nhau thêm một lần nữa. Đời còn là gì nếu như không có những ngày “Khô  kiệt nữa cho nhau”? Một triết lý mang đậm chủ nghĩa hiện sinh. Bình dị  mà sâu sắc.

Ôii! Nếu như có hội “Dí “ nhỉ. Bài thơ này xứng đáng được cùng một lúc hai giải văn chương.

Hà nội 14-5-2012
Vài lời xin lỗi
Thực ra tôi cũng không muốn viết theo cái cách nặng nề, mỉa mai như thế này  đâu. Tôi đã nói chuyện và trao đổi nhiều lần với nhiều người viết thể  thơ không vần và tôi nhận thấy một điều họ bị mắc một chứng “Cuồng sĩ”  trong họ luôn có một quan niệm “Tại ông không đủ trình độ để cảm nhận  thơ tôi”.
Thơ tôi đâu có dành cho những kẻ tầm thường như ông. Thậm chí  còn có vị hô “Kéo cổ Nguyễn Du xuống đất! Ta là đại thi hào duy nhất của việt nam”. Họ được một vài cây bút tung hô mà tại sao được tung hô thì  chỉ có trời biết, đất biết và chính họ và những người tung hô họ biết. 


Với mục đích thức tỉnh họ tôi buộc phải chọn cách viết này vì với cách viết tranh luận thông thường không bao giờ họ tỉnh ngộ. 
Bài viết đã đuợc viết từ lâu nhưng tôi không muốn đăng. Nay tôi thêm vào  một đoạn bình và đăng bài viết với một thiện ý chân thành. Các nhà thơ !  Thơ đang chết và các vị hãy làm cho thơ sống lại. Chứ không hề có ý  định chửi đời. 
Xin lỗi tất cả mọi người vì những cái thô tục của bài viết.

NGUYỄN THẾ DUYÊN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

dáng bên nhau Tunick ( Chim canh cut )

Năm phụ nữ khỏa thân tạo dáng bên nhau Tunick
Năm phụ nữ khỏa thân tạo dáng bên nhau Tunick
Ngày: biên tập Nghệ thuật Eros , Nhiếp ảnh , Tin tức ngày 13 tháng 9 năm 2013 0 bạn bè




phụ nữ , người vợ trút bỏ quần áo
U na khỏa thân khối lượng mà mất đi bất kỳ ý nghĩa tình dục và biến đổi cơ thể , các hình thức màu sắc gợi lên sóng hoặc mang đến cho tâm trí hình ảnh của các trại tập trung , hoặc thậm chí để gợi lên sự mong manh của sự tồn tại của con người. Tổng của ảnh khoả thân trong nhiếp ảnh gia Spencer Tunick , trở nên dập tắt mỗi sự giừ gìn và hình ảnh của mình , chụp với hàng ngàn mô hình tình nguyện viên, luôn luôn tuân thủ rất nhiều các sáng kiến ​​của các nhiếp ảnh gia người Mỹ , luôn luôn sắc sảo .



Mỹ Spencer Tunick (1967) bắt đầu dán các bức ảnh khỏa thân trên đường phố New York vào năm 1992. Hai năm sau đó ông đã bị bắt bởi cảnh sát ở Trung tâm Rockefeller ở Manhattan ( New York ) , như trong các công ty của một mô hình hoàn toàn khỏa thân . Trong tháng 6 năm 2003 , cũng 7000 người đặt ra cho anh tại Barcelona. Vào tháng năm 2007, tại thành phố Mexico , phá vỡ kỷ lục của chính mình bằng cách chụp ảnh hơn 18.000 người el sẽ Zocalo , quảng trường chính của thành phố.
Các mô hình được sử dụng bởi anh ta là tình nguyện viên, các bà nội trợ , sinh viên , các bà mẹ , nữ tiếp viên , giáo viên, vượt qua rào cản của quan niệm. Thực hiện, do những người đàn ông thậm chí khỏa thân . Tunick đã thường xuyên gây ra các cuộc tranh luận và các câu hỏi về bản chất của công việc của mình , mà nhiều người gọi là " sự kiện xã hội " đơn giản , hỗ trợ tự do ngôn luận .


Five naked women posing together for Tunick

Five naked women posing together for Tunick



women, wives get naked
Una nudity mass that takes away any sexual connotation and transforms bodies, forms-colors that evoke waves or bring to mind images of the concentration camps, or even to evoke the fragility of human existence. The sum of nudity in photographer Spencer Tunick , becomes extinguish each prudery and his images, taken with thousands of models volunteers, always adhere to the numerous initiatives of the American photographer, are always very incisive.

The American Spencer Tunick (1967) began to shoot photographers naked in the streets of New York in 1992. Two years later he was arrested by police in Rockefeller Center in Manhattan (New York), as in the company of a model completely naked. In June 2003, well 7000 people posed for him in Barcelona. In May of 2007, in Mexico City, broke his own record by photographing more than 18,000 people will el Zócalo, the main square of the city.
The models used by him are volunteers, housewives, students, mothers, hostesses, teachers who are stripped bare, overcoming the barrier of decency. Performance even naked men. Tunick has often sparked debates and questions the nature of his work, which many call a simple "social event", in support of freedom of expression.


TO RECEIVE A FREE NEWSPAPER ARTICLES OF STYLE ART, GO TO TOP OF THE PAGE AND PRESS "LIKE"
IF YOU WANT TO RECEIVE FREE ITEMS WITH STYLE ART ON FACEBOOK, GO TO TOP OF THE PAGE AND CLICK "LIKE"
Para recibir free artículos periodísticos DE ESTILO ART, Volver to inicio de la página y pulse "Me gusta"
Pour recevoir a journal gratuit ARTICLES DE STYLE ART, PASSEZ AU HAUT DE LA PAGE et sur appuyez "LIKE"
Чтобы получить бесплатный газетных статей стиля ар, наверх страницы и нажмите "Мне нравится»
All Rights Reserved © www.stilearte.it

Phần nhận xét hiển thị trên trang

100.000 người Việt Nam sơ tán tránh bão Haiyan



Hôm nay 09/11/2013 Việt Nam bắt đầu sơ tán khoảng 100.000 người dân cư ngụ trên đường đi của siêu bão Haiyan (Hải Yến), mà Việt Nam gọi là bão số 14. Cơn bão này sẽ ập vào Việt Nam vào ngày mai, sau khi càn quét miền trung Philippines làm ít nhất 100 người chết.

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí trong nước cho biết cuộc sơ tán đã bắt đầu tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Các trường học đóng cửa, những người dân sống trong những ngôi làng dọc theo bờ biển đã được dời đến những địa điểm tạm cư.

Siêu bão Haiyan (Hải Yến) được coi là trận bão mạnh nhất trong năm 2013 và là một trong những cơn bão mãnh liệt nhất đổ bộ vào đất liền từ nhiều thập kỷ qua, sẽ giảm bớt cường độ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, trận bão này vẫn được xếp vào loại siêu bão, có khả năng « diễn biến phức tạp » - theo như nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp khẩn hôm qua.

Phần nhận xét hiển thị trên trang