Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Chuyên gia Nga: TQ có thể "thua nhục nhã" nếu đấu súng với Nhật Bản

Chuyên gia Nga: TQ có thể "thua nhục nhã" nếu đấu súng với Nhật Bản

 ĐÔNG BÌNH
(GDVN) - Bài viết so sánh cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật, dự báo thắng-thua nếu xảy ra xung đột quân sự, có hoặc không có sự can thiệp của Mỹ. Theo đánh giá, trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt. Tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không.



Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 11 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga dự đoán chiến tranh Trung-Nhật: Trung Quốc rất có thể bại trận một cách nhục nhã". Sau đây là nguyên văn nội dung bài viết:
Cán cân binh lực hai bên Trung-Nhật
Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ "Tin vắn quốc phòng Moscow" trả lời phỏng vấn tờ "Quan điểm" cho rằng, về hải quân, Trung Quốc tạm thời còn có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, về chất lượng, tạm thời lạc hậu xa so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Cashin cho rằng: "Vào khoảng năm 2007, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu chiến không tồi. Tất cả tàu chiến chế tạo trước đó cơ bản đều không thích hợp; tàu ngầm của họ tương đối nguy hiểm đối với Nhật Bản, nhưng trọng điểm xây dựng ban đầu của Hạm đội Nhật Bản chính là tác chiến chống tàu ngầm, hơn nữa đối tượng là Hải quân Liên Xô.
Tôi từng nghe đến bình luận của chuyên gia Mỹ về chiến tranh trên biển, cho rằng, về kinh nghiệm, thiết bị và phương pháp trong chiến tranh săn ngầm, Hạm đội Nhật Bản thậm chí mạnh hơn Hải quân Mỹ. Thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản cũng được huấn luyện chiến đấu trên biển rất tốt.
Tàu ngầm Kokyryu số hiệu SS-506 lớp Soryu thứ 6 của Nhật Bản hạ thủy sáng ngày 31 tháng 10 năm 2013
Tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, TQ sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.
Hải quân Liên Xô trước đây ban đầu cũng là hải quân biển gần, không thể rời xa bờ biển để độc lập hành động, nhưng trong mấy chục năm đã phát triển trở thành hải quân tầm xa. Trung Quốc hiện nay đang ở điểm xuất phát của con đường này.

Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển.
Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin".
Tàu ngầm Kokuyru lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản hạ thủy
Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: "Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản.

Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân.
Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối.
Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc.
Nhưng, lực lượng hàng không của Trung Quốc chủ yếu trang bị máy bay cũ kỹ, ưu thế chất lượng của Nhật Bản sẽ mang tính áp đảo.

Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu  thế tương đối lớn.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 Nhật Bản
Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn.
Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, thực lực tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa".
Nếu xảy ra chiến tranh
Cashin suy đoán cho rằng, nếu Trung-Nhật nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo, rất có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc. Ông cho rằng: "Nếu xảy ra giao chiến với lực lượng cơ bản tương đồng, thì Trung Quốc sẽ bị tổn thất nghiêm trọng, hơn nữa chưa chắc có thể gây ra tốt thất tương đương cho người Nhật Bản.
Tàu ngầm AIP Kokuryu
Hiện nay, Nhật Bản có ưu thế quan trọng về trang bị công nghệ, có ưu thế to lớn về huấn luyện nhân viên. Tất cả các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc đều chưa có kinh nghiệm dùng thử, trình độ huấn luyện nhân viên có vấn đề rất lớn.
Hơn nữa, vũ khí của họ lạc hậu so với Nhật Bản, không thể hoàn toàn thực hiện được tiềm năng của mình. Chiến tranh có thể sẽ kết thúc với sự thất bại mang tính nhục nhã của Trung Quốc, đây sẽ là điều vô cùng đau đớn đối với họ.
Hạm đội Nhật Bản là một lực lượng rất mạnh, cho dù Trung Quốc giành được thành tích to lớn, nhưng muốn đạt tới trình độ của Nhật Bản, trước hết là chiến thuật và huấn luyện nhân viên, cần phải mất rất nhiều thời gian".
Sivkov không đồng ý với dự đoán Nhật Bản sẽ chiến thắng Trung Quốc của Cashin, cho rằng, sự tổn thất của Trung Quốc thực sự sẽ rất lớn, nhưng, người Nhật Bản cũng sẽ bị tổn thất to lớn tương tự.

Ông nói: "Một khi nổ ra xung đột, Trung quốc sẽ áp dụng chiến lược tấn công ở mức độ tương đối lớn, khi đó Nhật Bản sẽ dựa vào phòng thủ. Nếu xảy ra xung đột trực tiếp, Trung Quốc có cơ hội tương đối lớn giành chiến thắng.
Tàu ngầm Kokuryu hạ thủy
Trung Quốc có ưu thế khá lớn về lực lượng tên lửa gọn nhẹ và tàu khu trục tên lửa, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại cụm chiến đấu tàu chiến Nhật Bản và đổ bộ lên đảo. Xét tới ưu thế số lượng tương đối lớn của lực lượng hàng không Trung Quốc, và quân dự bị tương đối mạnh, thực lực trên không tổng thể của Trung Quốc vượt Nhật Bản một cấp.
Trình độ huấn luyện của quân nhân Trung Quốc hoàn toàn không thua Nhật Bản, phần nào còn có ưu thế hơn Nhật Bản. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc rất tích cực, thường xuyên tổ chức diễn tập. Họ đã đầu tư rất nhiều cho công việc này.
Vì vậy, với trình độ huấn luyện ngang nhau, Trung Quốc có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt cụm chiến đấu hàng không Nhật Bản tại lãnh thổ Nhật Bản, cho dù phải trả giá thương vong rất lớn. Nhưng, chỉ cần có thể hoàn thành nhiệm vụ này, thì có thể hoàn thành nhiệm vụ đoạt lấy quyền kiểm soát trên không khu vực đổ bộ".
Tàu ngầm Kokuryu số hiệu SS-506 Nhật Bản hạ thủy
Lực lượng bên thứ ba
Các chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, mặc dù Lượng lượng Phòng vệ Nhật Bản không bằng 1/10 Quân đội Trung Quốc về số lượng, nhưng họ có ưu thế to lớn là có thể dựa vào Mỹ - một siêu đồng minh.

Khi Nhật Bản bị xâm lược,  Mỹ có nghĩa vụ căn cứ vào Hiệp ước phòng thủ chung để can dự cuộc xung đột. Nếu Trung Quốc đối đầu với liên quân Mỹ-Nhật, cuối cùng chắc chắn sẽ bị thất bại.
Sivkov cho rằng, bản thân nhân tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự ở đảo Senkaku. Nếu như Trung Quốc xung đột trực diện với hải quân Mỹ-Nhật, cho dù Không quân Trung Quốc có ưu thế số lượng, lực lượng hàng không trên tàu chiến của Hải quân Mỹ và lực lượng hàng không chiến thuật quân Mỹ đóng ở Okinawa vẫn sẽ có yêu cầu số lượng tương đối cao, có thể hoàn thành nhiệm vụ đánh bại lực lượng hàng không tấn công của Trung Quốc và gây ra tổn thất mà họ không thể chịu đựng được.
Không còn nghi ngờ gì nữa, quân Mỹ cũng sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tiến hành tấn công đối với các sân bay của Trung Quốc, tiêu diệt phần lớn trang bị hàng không của Trung Quốc và cơ sở hạ  tầng. Trong 1-2 tuần sau khi Mỹ tham chiến, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ cơ bản bị tiêu diệt.
Căn cứ Futenma của quân Mỹ tại Nhật Bản
Chắc chắn, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ bị tiêu diệt, bởi vì, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles có thể thoải mái tấn công Hải quân Trung Quốc. Vũ khí trên tàu chiến Trung Quốc mặc dù tương dối mạnh, nhưng phòng thủ tương đối yếu, vì vậy tàu chiến Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình của đối thủ (phóng bên ngoài tầm phóng của tên lửa Trung Quốc) tiêu diệt.
Nếu tinh thần của Trung Quốc tăng cao, tiến tới phát triển đến mức xung đột quân sự với Nhật Bản, thì tất cả đều sẽ giới hạn ở xung đột trên biển-trên không quy mô không lớn. Sau đó, Mỹ sẽ răn đe tham chiến, Trung Quốc rất có thể chấm dứt hành động quân sự, chuyển sang sử dụng thủ đoạn kinh tế mạnh.
Nếu không có sự ủng hộ của Mỹ, một khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm đảo Senkaku mà không sợ phải trả giá, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cơ bản không thể giữ được đảo Senkaku. Trên phương diện này, lực lượng hàng không Trung Quốc sẽ bị tổn thất 150 máy bay, lực lượng hàng không Nhật Bản sẽ bị tổn thất vài chục máy bay.
Nhưng, nếu Mỹ toàn lực tham chiến, Quân đội Trung Quốc sẽ bị đập tan. Cashin cho rằng, Mỹ sẽ không có bất kỳ lập trường rõ ràng nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật. Nhưng, nếu đã xảy ra sự kiện tấn công Nhật Bản, Mỹ sẽ điều quân can thiệp.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cụm chiến đấu của Mỹ ở khu vực Đông Á gồm có tàu sân bay USS George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, lực lượng hàng không đóng ở Okinawa và quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc.
Điều này có nghĩa là, Mỹ triển khải rất nhiều lực lượng ở khu vực trực tiếp áp sát đảo tranh chấp, trong đó có cụm chiến đấu tàu sân bay, một khi bị đe dọa xung đột, trong vài tiếng có thể tiến vào khu vực tác chiến tham chiến.

Một khi nổ ra xung đột, cán cân lực lượng không có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cơ bản không thể xâm phạm Nhật Bản, muốn tạo ra mối đe dọa to lớn cho Nhật Bản, Trung Quốc còn phải đi một con đường dài.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẢ LÓ SAN - 14 NĂM RỒI TĂM TỐI


AABC - Lập bản mới, lên biên giới giữ đất từ 14 năm nay nhưng dân số của cả bản Hà Nhì, cố mãi mới đạt con số 14 hộ với đúng 69 nhân khẩu, sống trong cảnh đói ăn triền miên (từ đầu năm đến nay, bộ đội Biên phòng phải cứu đói 3 lần, mỗi lần 15 kg gạo/khẩu), tối tăm không điện chiếu sáng, không sóng điện thoại, không tivi - đài đóm...

Tấm hình này chụp lớp học chung cho cả Tiểu học và Mầm non ở điểm Bản, nơi "sống - chiến đấu - lao động" của 2 cô giáo trẻ người xuôi đã mòn mỏi, cô đơn bám bản mấy năm nay, trông giữ 7 học sinh Tiểu học (lớp ghép từ 1 đến 3) và 6 đứa lít nhít Mầm non.

Mình sẽ từ Hà Nội lên TP.Điện Biên, thêm 1 ngày trời ngồi Uoat Biên phòng vào tới Đồn nằm nơi xa hút Mường Nhé và đi bộ 15 km lên tới bản. Nhất định là như vậy!..

Đã cùng các bạn trong AABC xin được 1 màn hình tivi, 1 đầu đĩa VCD, mua giá ưu đãi 15 chiếc radio chạy pin tặng cho các hộ dân trong bản, 2 cô giáo và đang hì hục xin thêm ít chăn chiếu, quần áo, tất mũ, đồ ăn cho bọn trẻ con.

Anh em Biên phòng hớn hở: "Anh cứ có bao nhiêu mang lên đây, bộ đội em gùi cõng mang vào cùng anh hết, bao nhiêu cây cũng đi được!" nhưng buồn rầu: "Trong ấy điện không có, xem tivi sao anh?", khiến mình cũng oải hết cả người: 1 máy phát điện chạy bằng sức nước 3 KW, thêm 1.200m dây dẫn điện từ suối về bản, cũng trên 20 triệu đồng.

Xin đâu ra để xóa mù, đuổi đêm cho bản Hà Nhì thêm động lực, yên tâm giữ mốc giới - đất đai địa đầu Tổ quốc?..

Tự dưng lại ước: Lãnh đạo TP. Hà Nội cho xin 1 cánh cửa nhà vệ sinh tiền tỷ, để bản địa đầu có chút vàng leo lét, sáng qua đêm?..
----------------
Xem thêm bài trên trang của Đài PTTH tỉnh Điện Biên nói về thực trạng Bản hiện nay và khó khăn quá, một số hộ đã bỏ khỏi chỗ ở, khiến các hộ khác cũng đang có ý định bỏ theo. Nếu cả bản bỏ biên giới, thì cột mốc địa đầu Tổ quốc, sẽ ra sao?.. XEM Ở ĐÂY
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nổ bom bi liên tiếp tại trụ sở Đảng Cộng sản ở Trung Quốc


Dân trí - Một loạt thiết bị nổ có chứa bi đã phát nổ bên ngoài trụ sở Đảng ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào sáng nay 6/11, làm 1 người chết, 8 người bị thương.

Hiện trường vụ nổ tại tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc.
Hiện trường vụ nổ tại tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc.
Thông tin được nhiều nguồn tin báo chí dẫn lời cảnh sát thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cho biết.
“Có rất nhiều vụ nổ do thiết bị nổ nhỏ gây ra ở gần Đảng ủy tại Thái Nguyên”, thủ phủ tỉnh Sơn Tây, cảnh sát địa phương cho biết trên tài khoản mạng xã hội của cơ quan này.

Theo nguồn tin cảnh sát, 1 người thiệt mạng và 8 người bị thương trong vụ nổ vào gần 8h sáng nay. Trong số những người bị thương có 1 người bị thương rất nặng.
Ngoài ra có nhiều xe hơi bị hư hỏng. “Công an hiện đang có mặt ở hiện trường và đang nỗ lực điều tra vụ việc”, nguồn tin cảnh sát cho biết thêm.

Khói bốc lên từ hiện trường vụ nổ.
Khói bốc lên từ hiện trường vụ nổ.
Theo Tân Hoa xã, có thể thấy bi nằm rải rác khắp hiện trường. Bi thường được dùng trong bom để tăng tính sát thương. Tân Hoa xã cũng cho biết thiết bị nổ được tự chế tạo.

 Bi sắt và các mảnh kim loại được tìm thấy hiện trường.
Bi sắt và các mảnh kim loại được tìm thấy hiện trường.
Hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho thấy cửa một chiếc xe hơi có nhiều vết lồi lõm nhỏ, trong khi lốp xe có nhiều lỗ thủng. Các bức ảnh khác cho thấy cửa kính xe bị thổi bay, các mảnh vỡ nằm rải rác trên đường.

 Xe cứu hỏa được điều động tới hiện trường.
Xe cứu hỏa được điều động tới hiện trường.

Tân Hoa xã dẫn lời 2 nhân chứng cho hay họ đã nghe thấy một tiếng động lớn, rồi thấy khói bốc lên, sau khi một chiếc xe tải nhỏ phát nổ.

Hình ảnh được đăng tải trên mạng cũng cho thấy nhiều xe cứu hỏa đã được điều đến hiện trường.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho hay khoảng 20 xe đậu cách hiện trường khoảng 100m bị hư hại. Lính cứu hỏa và cảnh sát đang nỗ lực cứu hộ và điều tra.

 Hình ảnh hiện trường vụ nổ trên mạng Weibo.
Hình ảnh hiện trường vụ nổ trên mạng Weibo.
Vụ nổ ở tỉnh Sơn Tây xảy ra chỉ hơn một tuần sau vụ lao xe vào quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, làm 5 người chết và hàng chục người bị thương. Giới chức trách cho biết đây là một vụ tấn công khủng bố, được nhiều người thực hiện và có liên quan đến nhóm Hồi giáo đòi ly khai Đông Turkestan ở vùng viễn tây Tân Cương, nơi có phần đa là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sinh sống.

Vụ nổ cũng xảy ra ngay trước Hội nghị Trung ương 3 của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tuần này, với dự kiến sẽ đưa ra nhiều cải cách sâu rộng về kinh tế.
Nguồn: Dân trí

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn của một thằng điên, đừng đọc:

LINH CẨU



Thực ra lũ bạn gọi hắn là Linh mặt lìn. Nhưng tôi đồ rằng, nếu gọi thế thì tủi cho cái lìn quá, kể cả những cái lìn phụ khoa mãn tính không thuốc chữa. Tôi gọi hắn là Linh cẩu, bởi mặt hắn, nếu đem đi so với con linh cẩu thì xứng đáng hơn. Đấy là tôi cũng hồ đồ ví vội thế, chứ chưa biết chừng một ngày đẹp giời hắn bôn tẩu Phi châu gặp con linh cẩu, biết đâu con chó kia lại lăn ra chết vì...nhục.

Hắn làm báo nhưng tịnh chả học báo ngày mịa nào, mà học bách khoa. Cứ như hắn nói, gọi hắn là nhà báo là một sai lầm khủng khiếp, mà phải gọi là kỹ sư báo thì đúng chuyên môn hơn. Báo chí với hắn, khác đéo gì ông thợ cơ khí, chuyên đục đẽo gò hàn. Đấy là tôi chưa biết có lành nghề hay không. Đã thế, hắn còn làm thơ. Và hắn sỉ vả rằng, ai đó gọi hắn là nhà thơ là một sự đồi bại không thể tha thứ. Tôi gọi hắn là lều thơ, hắn cười văng thực phẩm mà rú lên rằng, hay nhưng mà chưa sướng. Phải là biệt thự thơ, hiểu không? Biệt thự thơ Linh cẩu. Đèo mẹ, đã mất công ví von, kêu gọi thì tội đếch gì không vống mẹ nó lên. Đến cái sự vống lên mà còn rụt rè, khiêm tốn thì thơ hay thế đéo nào được. Là hắn tự sướng thế.

Hắn bằng tuổi tôi nhưng già như C M, bụng cóc, trán hói, mặt táo tàu điểm xuyết nhiều lỗ rỗ. Cơ mà thôi, tả hắn tôi lại run tay, các bạn cứ hình dung cái mặt con linh cẩu thế nào là đích hắn. Tôi với hắn là bạn rượu, quen qua một thằng bạn. Tôi vốn lắm bạn, bởi tôi chia chúng ra làm nhiều loại, tỉ như bạn công việc, bạn tâm giao, bạn phượt, bạn nét..., và bạn rượu, như hắn.

Linh cẩu thuộc diện rượu cả ngày không say. Tôi thấy lúc nào hắn cũng bệt một xó, chủ yếu là rượu ké thôi, chứ ít khi thấy hắn chủ động cầm còi. Được cái có khiếu chém, say lên lại thơ nên cũng vui vầy, bạn bè thích mà rủ rê cho ké rượu. May cái là không nát, chỉ gục mặt hay ngửa bụng mà thở phì phò, hồi lại dậy uống tiếp. Say đêm nay sáng tinh mơ lại lục tục nhổm dậy trả lái. Tôi không hiểu nó viết báo, làm thơ lúc đéo nào. Có hỏi, hắn chỉ khùng khục mà rằng, sản phẩm tâm hồn, trí tuệ của các thiên tài nó luôn thường trực ở lỗ hậu môn vào mỗi buổi sáng. Tôi không hiểu là nghĩa lý đéo gì! Nhẽ nó ỉa ra thơ, đái ra báo?

Xấu thế nhưng gái với hắn cứ gọi hàng đàn. Tuyền dạng lông lống thôi chứ không hẳn là đặc sắc. Thế là vĩ con mẹ nó đại rồi. Một thằng xấu như hắn, tiền lại không nhiều ( là tôi đoán thế), say tối ngày mà các em vẫn bu như ruồi bậu mép thế kia, không to nhớn thì còn ra cái thể thống chó gì nữa. Chứ không như đám bạn tôi, xe đẹp, tiền nhiều, thở ra luôn có phép lịch sự mà chả có con mái nào ra hồn. Tuyền dạng không thuê mướn thì cũng chồng bỏ chồng chê hoặc ế. Lắm lúc tôi cứ nghĩ, đời như con củ cặc.

Thế nên mỗi cuộc rượu, ngoài góp vui tí văn nghệ, hắn lại tắc theo dăm em mái, tùy hôm. Đâm ra bọn tôi lại quý hắn tợn. Quý tợn hơn nữa là mái của hắn tuyền dạng, mà như hắn bảo, thịt thà là của anh, còn răng mồm là của các chú. Mẹ kiếp, lũ chúng tôi tuyền dạng chim phóng sinh có hạng, được nhời là phấn khởi toan tính mở cửa lồng. Đấy là cứ nói thế, chứ thực tâm tôi cũng chả khoái mấy cái món đưa đẩy đó, mà cứ phải là tự gắp, tự rót mới tin tay. Tôi sợ những thứ bầy hầy nghệ sĩ của hắn, mà như hắn nói tuyền là nghệ sĩ nhân dân, còn ưu tú thì cất ở nhà.

À thì ra hắn cũng có vợ, tôi không hiểu xấu như hắn thì con vợ sẽ đớn đau đến đâu. Thằng bạn tôi bảo, vợ hắn cực xinh, tính tình lại duyên dáng. Tôi đếch tin và lại lẩm bẩm, đời nhiều khi như con c. Tôi vặc hắn chuyện gái mú, vợ con, phần vì tò mò, phần vì mong san sẻ tí kinh nghiệm, hắn bảo tự thân hắn phát ra duyên, thế thôi. Mà duyên là một thứ khó giải thích hay định nghĩa. Nhẽ thế thật!


Thôi, dí d biên nữa, phần vì ngại, phần vì sợ thằng Linh cẩu đọc được nó táng cho bỏ mẹ. Anh dán mịa chuyện của Sành lan nhựa đệ anh đang cư ngụ bên Đức nhợn vào cho nhã. Bài lấy bên nhà con Fa âm hộ nhét lịu đạn ( liendanhbua blog). Anh thiến hoạn một ít cho chỉnh với văn phong.

Cả nhà tôi mấy đời sống chết vì rượu. Đấy là tôi nói nhanh cho vuông chứ nói cho tròn thì lòng vòng bỏ mẹ. Sống vì rượu là nghĩa bóng, chết vì rượu hay na ná thế ấy là nghĩa đen.

Khi tôi sinh ra thì ông nội đã ngồi sau nải chuối ngắm nhiều gà khỏa thân. Bà nội kể, hồi ông còn sống ngày ba tăng rượu, mặt lúc nào cũng đỏ như mào gà chọi, chân nam đá chân xiêu lang thang khắp các ngõ ngách xóm làng, việc kiếm tiền từ cái lò nấu rượu bên đầu nhà mặc định là của vợ con.

Rồi một ngày ông lang thang đâu không biết, thấy đám trẻ con chăn trâu đuổi đánh con chó dại gần chết, ông xin về, tay ôm khư khư như trẻ ôm búp bê. Chả ai hiểu ông xin về nuôi hay tính cho bữa rượu tối? Về đến nhà vừa lúc con chó dại tỉnh cơn sốc vì trận đòn của bọn trẻ, ông thả nó ra, cả nhà chưa hiểu chuyện gì thì con chó nhảy bổ lên, tru mấy tiếng rồi điểm danh cả nhà tặng cho mỗi người một nhát xong chạy biến mất.

Một thời gian sau ông nội chết sùi bọt mép, may mà bà nội và bố tôi chạy chữa kịp. Có người bảo ông chết vì chó dại, nhưng có người lại cãi bảo chả phải, nhẽ vì rượu! Thế nên bọn trẻ chăn trâu mới làm thơ  rằng:

Ông Quy là ông Quy già
Ông bỏ cả nhà ông xuống dưới âm
Lúc sống ông ở trên trần
Say rượu, chó dại cũng khuân về nhà
Về nhà ông thả chó ra
Chó đả một phát cả bà lẫn ông
Thằng Linh đang húp bát canh
Chó đả một phát phòi canh ra ngoài …

Quy là tên ông nội tôi, còn thằng Linh trong thơ bọn trẻ ấy là bố tôi. Tôi chả mấy lăn tăn về cái chết của ông nội, thậm chí còn tự hào vì cha ông mình ít nhiều cũng được đi vào thi ca như bao anh hùng hào kiệt.

Cái lò nấu rượu đầu nhà vẫn tồn tại qua bao thăng trầm thời gian như một nhân chứng lịch sử của gia đình tôi. Kịch bản cái chết của ông nội lại được tái diễn bằng vai diễn của bố Tôi. Có người bảo bố tôi chết đuối, lại có người cãi bảo nhẽ vì rượu.

Tôi lớn lên, được học hành tử tế là nhờ cái hơi rượu chạy qua cái ống dẫn  ngoằn ngoèo như những ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm.

Tên tôi là Tửu nhưng lại không nghiện rượu nên tôi chả bao giờ lo có ngày chết vì rượu. Thằng Bảo em tôi chả muốn nối nghiệp cha ông, vào Sài gòn học ngành hóa nhưng kiếm tiền chủ yếu bằng nghề pha chế rượu giả, bị bắt mấy năm trước, báo chí đăng ầm ầm, ngồi bóc lịch giờ vẫn chưa ra, nhẽ cũng là chết vì rượu.

Còn tôi, tôi bôn ba khắp chân trời góc bể,  gần bốn mươi tuổi đầu vợ con không có, trở về quê hương vẫn trên răng dưới lựu đạn.

Rồi thời gian trôi qua tôi cũng có vợ, vợ tôi là một cô gái trẻ đẹp. Những thằng đàn ông cùng lứa tôi nhìn cứ thèm rỏ dãi, có thằng nuốt nước bọt không kịp tí chết sặc. Hóa ra tôi trâu chậm uống... nước ngọt.

Cuộc sống gia đình luôn cần tiền. Tôi chả kiếm được xu nào nhờ tấm bằng đỏ anh học bên tây. Ở cái xứ này  giáo sư, tiến sĩ  bọn nó còn mua được thì cái bằng quèn của tôi  phỏng có ích gì cho công cuộc đong xiền?

Thằng bạn thân tôi bảo, muốn đong xiền mà không có chiêu độc thì ăn cứt ăn cứt!

Tôi trăn trở ngày đêm tìm chiêu độc theo gợi ý của thằng bạn, rồi hết sức tình cờ tôi phát minh ra cách kiếm tiền ngon ơ. Nhẽ mọi phát minh vĩ đại của loài người đều bắt đầu từ những tình cờ?!

Chuyện là thế này, hôm ngồi lê quán nước đọc báo đảng thấy có tin một gã con trai mới cưới vợ, vì muốn thể hiện sức mạnh đàn ông nên mua một vỉ thuốc kích dục tàu về uống liền phát mấy viên rồi kéo vợ lên giường, mồm tủm tỉm cười, đầu thầm nghĩ đêm nay ông cho mày chết!

Hai giờ sáng kèn vẫn dựng ngược, bốn giờ sáng đau nhức toàn thân, năm giờ sáng lên bệnh viện tỉnh, bác sĩ bảo khẩn trương lấy đá lạnh ướp vào kèn rồi vác ngay viện trung ương may còn kịp. Tám giờ sáng  vừa đi vừa ướp kèn như ướp xác bác xuống bệnh viện trung ương trước những ánh mắt nhìn khao khát của những phụ nữ đi đường. Bác sĩ trung ương bảo đã quá tám tiếng, hoại tử. Cắt…!

Câu chuyên ấy chính là khởi nguồn chiêu độc của tôi. Tôi cũng mua vài vỉ thuốc kích dục tàu nhưng không để uống mà pha lẫn vào rượu cho nồng độ giảm. Tôi tung tin là tôi mới được thằng bạn, con trai của tù trưởng tận bên châu Phi gửi tặng cho bình rượu quý được chế từ các loài thảo mộc và thành phần quan trọng là phải có bộ dái của một loài rùa nghìn năm tuổi sắp tuyệt chủng.

Một người đầy trải nghiệm như tôi thì nói gì mà phải sợ chả có người tin? Tôi kể, loài rùa khổng lồ ấy mỗi lần giao phối  kéo dai ba ngày ba đêm. Và tôi  còn kể, lão tù trưởng có tới vài chục vợ mà mà bà nào cũng hạnh phúc mỹ mãn.

Những người được tôi cho thử rượu quý thì vợ hay bồ đều khen nức nở.

Tiếng lành đồn xa, tin tôi có nguồn rượu bổ có lẽ đã lan tới trung ương. Tôi bắt đầu công cuộc đong xiền không mấy mệt nhọc.

Tôi sang Bát Tràng thửa mẫu chai rượu giống hình con rùa, ở giữa mu tôi cho ghi chữ “BẢO TỬU LINH QUY“.

Đấy là tôi lấy tên của thằng em, tên tôi rồi đến bố và ông tôi làm thương hiệu để tri ân ông cha, chứ về chữ Hán thì tôi biết chó gì.

Hai bên tôi đắp hai câu đối nổi cho nó hoành tráng .

LINH QUY THIÊN TUẾ ĐẦU CHƯA LỘN
BẢO TỬU TAM BÔI TẮC DƯỢC LIÊN

Tôi gúc trên mạng được mấy từ Hán dán vào chứ để chữ Việt thì chúng nó coi rẻ.

Tôi đếch cần quảng cáo, đếch cần mở tiệm mà khách đặt hàng cứ nườm nượp nườm nượp. Xếp thấp mua biếu xếp cao, thủ trưởng nhỏ mua biếu thủ trưởng lớn, không chừng .......cũng dùng rượu của tôi rồi.

Mỗi chai tôi bán năm triệu, mỗi tháng tôi bán trên trăm chai. Sống phè phỡn.

Mấy hôm nay cả thành phố chìm trong men say mừng ngày giải phóng. Bảo Tửu Linh Quy của tôi cũng đóng góp không nhỏ. Hàng sắp hết, tôi tính lên biên giới mua thêm vài cân thuốc kích dục về làm nguyên liệu. Tôi lại tung tin là phải sang châu Phi  lấy hàng nên vợ tin sái cổ.

Tôi dẫn cô vện mới đi cùng và cũng là để tránh cái không khí thối hoắc ngột ngạt của thành phố ngày lễ hội.

Đi nửa đường thì vện nhận được điện thoại báo tin bố vện cấp cứu ở bệnh viện vì bị Uây tàu cán gãy cẳng. Khổ thân! Tuổi già sức yếu chả chịu ngồi nhà hưởng phước, cứ nhào ra đường bon chen kèn cựa.

Tôi và vện vội quay về thành phố rồi lại ai về nhà nấy.

Vừa mở cửa vào nhà tôi thấy thằng bạn thân đang nằm rên ư ử, quằn quại, kèn nó dựng đứng như cột cờ .., tím ngắt như quả chanh leo.

Tôi đứng chết lặng! Vợ tôi ấp úng giải thích là nhà hết chè nên lấy rượu mời khách.

Thôi bỏ mẹ! Vừa tối hôm qua tôi cho một vốc thuốc vào cho tan, chưa kịp pha chế.

Tôi hỏi, nó uống lâu chưa? Vợ tôi bảo, lúc anh vừa đi. Tôi nhẩm nhẩm trong đầu, vậy là đã hơn bảy tiếng.

Tôi bảo, cứ ở đây chờ tôi đi lấy thuốc giải!

Tôi lao ra khỏi nhà, hòa mình vào dòng người lúc nhúc như .. đi trẩy hội.

Tôi đi miên man vô định. Không biết từ lúc nào tôi lại đang ở giữa đền Ngọc Sơn, hai tay chắp trước ngực, lòng thành kính trước linh cữu cụ rùa ngàn tuổi, tôi thì thầm khấn vái:
- Xin cụ rùa khôn thiêng phù hộ độ trì cho thằng bạn con tai qua nạn khỏi!

Bước ra khỏi đền mà lòng vẫn còn nặng trĩu. Hình ảnh cái đầu cụ rùa rụt cổ, hình ảnh kèn thằng bạn thân tím ngắt như chanh leo cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Bất giác, tôi nhớ lại câu đối tôi cho viết trên chai rượu:

LINH QUY THIÊN TUẾ ĐẦU CHƯA LỘN
BẢO TỬU TAM BÔI TẮC DƯỢC LIÊN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mềnh không thích bài này, nhưng chả lẽ không đoc?

Which side are you on?

Nguồn:Lãng

Trong cuốn hồi ký "Why Vietnam" của L.A Patti, nguyên là trung tá tình báo của Mỹ tại Đông Dương vào cuối thế chiến thứ hai, một người Mỹ đầu tiên và cũng gần như duy nhất trong chính quyền Mỹ có liên hệ trực tiếp với ông Hồ Chí Minh, có kể lại một khoảnh khắc gây ấn tượng không thể mờ phai trong suốt cuộc đời ông ta. Lúc đó đã hết hy vọng xây dựng được một mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, vốn chẳng để ý gì đến xứ Đông Dương xa xôi, lại càng không thể đem đánh đổi một Việt Nam lạc hậu lúc đó chưa là gì trên bản đồ thế giới với tình đồng minh của người Pháp, vốn rất cần cho liên minh Mỹ, Anh trong việc kiềm chế sức mạnh của Liên Xô tại châu Âu sau thế chiến thứ hai. Sự nghiệp dành độc lập của Việt Nam lúc đó thực sự là đơn côi, dù trước đó đã có những nền tảng nhất định trong việc hợp tác với lực lượng OSS của Mỹ (tiền thân của CIA) trong việc kháng Nhật tại Đông Dương (Những tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Việt Nam năm 1945, nhận được sự huấn luyện và viện trợ vũ khí của cơ quan OSS Mỹ từ Côn Minh, TQ). Ngày 30/09/1946, lúc tình thế Đông Dương đã ở bên bờ vực chiến tranh, một cuộc chiến Pháp - Việt chắc chắn sẽ xảy ra, A Patti đến chào từ biệt ông Hồ. Trong những tháng trước đó, ông Hồ đã nhiều lần gửi thư cho tổng thống Mỹ lúc đó là Truman, mong tìm kiếm được sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp dành độc lập của dân tộc mình nhưng vô vọng. Mỹ vào thời điểm ấy đã chọn ủng hộ người Pháp. Chiến tranh bùng nổ sau đó 3 tháng, kết thúc vào năm 54 với người Pháp tại Điện Biên Phủ và cuốn người Mỹ vào một cuộc chiến dằng dai cho đến khi họ phải rút đi vào năm 73.

 Lời tâm sự cuối cùng của ông Hồ với Patti về cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam: "Tôi sẽ buộc phải tìm cho dân tộc mình một đồng minh, nếu đó không phải là Mỹ thì sẽ phải là một đồng minh khác".

Lịch sử xô đẩy ông Hồ đến việc chọn lựa người TQ và người Nga làm đồng minh trong diễn biến của hai cuộc chiến tranh nối tiếp ở Việt Nam. Ông đã không có lựa chọn khác vì không thể để dân tộc đi tới một mình trong cuộc chiến quá chênh lệch về cán cân lực lượng. Ông Hồ đúng khi tìm được độc lập cho dân tộc mình, nhưng những người kế tục ông sau đó phạm nhiều sai lầm, khiến nền độc lập ấy đi kèm với một Việt Nam chậm tiến và nghèo đói kéo dài nhiều năm sau chiến tranh, trong lúc đại bộ phận những nước xung quanh đều mạnh mẽ vươn lên.

Vinh quang trong chiến tranh của Việt Nam, sau 30 năm, trở thành điều nực cười khi so với sự phồn thịnh của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia ... và đặc biệt là với một thế lực mạnh mẽ trỗi dậy và đang đe doạ cả Á Châu là Trung Quốc.

Câu chuyện về cuộc chiến và lựa chọn của ông Hồ đã thuộc về thế kỷ trước, thế kỷ 20, một thế kỷ ghi dấu ấn với riêng Việt Nam bởi hai cuộc chiến tranh thảm khốc nối tiếp kéo dài 30 năm, và gần hai thập kỷ nghèo đói kế tiếp sau đó của đất nước. Trong tình thế buộc phải lựa chọn, ông Hồ đã tìm ra cho mình một sự lựa chọn cho đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính đúng sai.

Năm 2009, trước một Trung Quốc đang lên và ngày càng trở thành một hiểm hoạ, người Việt Nam lại một lần nữa phải trả lời câu hỏi "Which side are you on?"

Thế giới ngày nay nhìn nhận trực tiếp có lẽ chỉ còn hai siêu cường trên thực tế. Một nước Mỹ hùng mạnh đứng đầu thế giới gần 100 năm qua, quyền lực dù lung lay nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn là cường quốc số 1 hành tinh. Bên cạnh đó, là một Trung Hoa khổng lồ với dân số 1,4 tỷ người, chiếm hơn 1/6 dân số địa cầu, và đang vươn lên ngày một mạnh mẽ về kinh tế cũng như quân sự. Nhiều dự báo cho rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Trung Quốc, và quốc gia này sẽ thế chân Mỹ thành nền kinh tế đứng đầu thế giới sau 30 hoặc 40 năm nữa. Tất nhiên mọi dự đoán về tương lai đều có thể là sai lầm, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc và Mỹ đã trở thành hai thế lực lớn nhất hành tinh hiện nay, và cuốn các nước khác vào một ván bài có tính lựa chọn khi phải tìm lấy cho mình một bên để đứng.

Câu cửa miệng sáo rỗng dạng "chúng ta muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới" chỉ là lời sáo ngữ không thể lừa ai và cũng chẳng thể dối chính mình. Làm bạn với tất cả, cũng đồng nghĩa với việc chẳng có người bạn nào. Và đó chính là thực trạng của Việt Nam hiện nay: Một quốc gia nhỏ yếu, chậm phát triển, và cô đơn giữa thế giới này khi không có lấy một đồng minh đúng nghĩa (Có thể nhắc đến người Lào chăng? nhưng Lào rồi cũng sẽ rất nhanh không đứng cạnh Việt Nam, khi Trung Quốc đang không ngừng khuyếch trương ảnh hưởng ở đó)

Trong cuộc chơi với người Trung Quốc suốt nhiều năm qua, với Việt Nam, luôn là một cuộc chơi nhẫn nhịn. Trung Quốc giúp Việt Nam nguồn súng đạn trong chiến tranh với một động cơ cũng chẳng trong sáng gì. Giống như ở Triều Tiên, Trung Quốc không muốn ranh giới của thế giới phương Tây tiến sát đến biên giới của họ. Ở Triều Tiên, Trung Quốc trực tiếp tham chiến, chấp nhận trả giá để dựng lên một chính phủ Bắc Triều Tiên trung thành làm phên dậu tại Đông Á cho Trung Quốc trong suốt 70 năm qua. Một bức tranh tương phản tại Triều Tiên, miền Bắc là đệ tử của Trung Quốc, được cai trị bởi một chính thể độc tài toàn trị có tính phản động hàng đầu trên thế giới, một nền chính trị có tính cha truyền con nối, dân chúng chết đói hàng năm vì chưa bao giờ đủ ăn, còn chính thể để tồn tại thì tìm mọi cách đầu tư vào quân đội để duy trì sức cai trị cho chế độ. Nam Triều Tiên, ngược lại, hoà nhập vào thế giới văn minh và hiện là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nằm trong nhóm nước phát triển OECD.

Với một động cơ tương tự khi Trung Quốc muốn giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống người Pháp và người Mỹ, nhằm có một khoảng đệm an toàn cho biên giới quốc gia của họ với thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng muốn Việt Nam phân đôi giống như Nam - Bắc Triều Tiên, để duy trì sát tại biên giới mình một quốc gia nhỏ yếu và vâng lời. Ý thức độc lập thống nhất của người Việt Nam mạnh mẽ hơn ý chí áp đặt của Trung Quốc. Và kết quả là người Việt Nam đã thống nhất đất nước của mình bất chấp những cuộc mặc cả đi đêm của Trung Quốc sau lưng Việt Nam. Năm 1974, ngay khi cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt, Trung Quốc tận dụng thời cơ hai miền Nam Bắc Việt Nam đánh nhau, chớp nhoáng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi thấy không thể chặn lại được sự thống nhất đất nước của người Việt, Trung Quốc dựng lên chế độ Khơme đỏ tại Campuchia, tìm mọi cách xúi lực lượng này làm tiên phong gây chiến với Việt Nam. Việt Nam phản đòn, chế độ Pôn Pốt nhanh chóng bị đập tan, Trung Quốc công nhiên lộ mặt gây chiến trực tiếp với Việt Nam. Cuộc chiến tranh tàn bạo năm 1979 nổ ra, trước những thiệt hại lớn, Đặng Tiểu Bình buộc phải rút quân về, dù sau đó xung đột biên giới vẫn dai dẳng nổ ra giữa hai bên. Trong cùng thời kỳ, Đặng thành công đổi mới đưa Trung Quốc đi lên, trong lúc lãnh đạo Việt Nam sai lầm trong con đường phát triển khiến đất nước ngày càng kiệt quệ. Năm 1988, khi Việt Nam đang ở điểm đáy của sự tụt hậu và đói nghèo, tận dụng thời cơ Liên Xô là đồng minh duy nhất của Việt Nam lúc đó đang suy yếu đến tận rìa sụp đổ, Đặng xua quân gây cuộc chiến chớp nhoáng tại Trường Sa và chiếm 8 đảo tại quần đảo này của người Việt Nam.

Nhiều chục năm quan hệ với Trung Quốc, là nhiều chục năm cay đắng đối với Việt Nam. Cộng thêm với một lịch sử hàng nghìn năm liên tiếp phải đánh nhau với những đạo quân xâm lược tràn từ Trung Quốc sang. Một lịch sử luôn gắn với những bài học trả bằng xương máu.
Năm 2009, thế giới khủng hoảng, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên với tư cách của một siêu cường. Đối kháng với Trung Quốc thật là một sai lầm, bởi quốc gia này ngày nay quá mạnh. Có lẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chọn cách đi bên cạnh Trung Hoa, bởi đối đầu với một quốc gia khổng lồ kề sát bên mình là một lựa chọn rất thiếu khôn ngoan.

Vấn đề là, Trung Quốc không muốn ai đi cạnh bên mình một cách đích thực. Trong lúc rêu rác những lời tuyên ngôn về tôn trọng hoà bình, thì Trung Quốc đầu tư càng lúc càng mạnh cho việc hiện đại hoá quân sự và quốc phòng, đến mức ngày nay đã thành một thế lực đủ sức đe doạ Á Châu. Trong lúc tuyên truyền về tình thân thiện với các quốc gia láng giềng, thì Trung Quốc đồng thời cho vẽ bản đồ chiếm gần trọn lãnh hải của 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong lúc nói những lời đường mật về hợp tác cùng phát triển, thì Trung Quốc tìm mọi cách thọc tay vào các nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước xung quanh, đổ công nghệ khai thác lạc hậu vào những đất nước này, di dân xâm thực văn hoá, bòn rút tài nguyên và trút vào đó hiểm hoạ môi trường. Trong lúc thế giới đang nóng lên, Trung Quốc cho xây đập chặn hầu hết các con sông dẫn nước qua các quốc gia dưới hạ lưu, bất chấp điều đó gây các thảm hoạ về sinh thái và cuộc sống cho dân cư những quốc gia đó. Và Việt Nam, cay đắng thay lại là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ những chính sách tàn bạo đó của người Tàu.

Năm 2009, Trung Quốc tiến hành phong toả gần trọn vùng biển Đông của Việt Nam, kiểm soát nó trên thực tế, quét sạch tàu cá của Việt Nam ra khỏi những vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế, đồng thời triển khai những chương trình khai thác thăm dò tài nguyên đầy tham lam. Năm 2009, Trung Quốc cho khánh thành một loạt đập ngăn nước tại các nhánh chính của dòng sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đẩy các quốc gia dưới hạ lưu như Lào, Thái Lan, Campuchia trước hậu quả nghiêm trọng của việc suy thoái về nông nghiệp và thuỷ sản cũng như môi trường. Hậu quả nghiêm trọng nhất đến với Việt Nam, khi toàn bộ vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đứng trước mối đe doạ trực tiếp và nghiêm trọng nhất do việc thiếu hụt nước và phù sa từ sông Mê Kong. Nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam sẽ phải tốn nhiều chục tỷ USD để làm các công trình thuỷ lợi, xây các hồ chứa nước và hệ thống đê ngăn xâm thực nước mặn từ biển để khắc phục những hành vi này của Trung Quốc. Cũng năm 2009, Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép để khai thác các nguồn tài nguyên thô của Việt Nam, đặc biệt là Bauxite tại Tây Nguyên, một kế hoạch đang chịu sự phản đối gay gắt của hầu hết trí thức Việt Nam trước những hậu quả về mặt môi trường, hiệu quả kinh tế không đi đôi với số vốn đầu tư, và đặc biệt là hiểm hoạ về mặt an ninh khi Trung Quốc hiện diện tại mảnh đất chiến lược này.

Việt Nam muốn đi cạnh Trung Quốc hơn ai hết, nếu quốc gia ấy thật sự để cho những nước khác có thể tồn tại cạnh mình và vẫn có cơ hội phát triển đi lên. Nhưng tiếc thay, Trung Quốc đã và đang chỉ chấp nhận cho những nước nhỏ yếu tồn tại cạnh mình với điều kiện thôn tính được lãnh thổ và tài nguyên của những nước đó. Nói cách khác, Trung Quốc để các dân tộc khác tồn tại cạnh mình với điều kiện tước đoạt được tương lai phát triển của những dân tộc ấy, kìm họ trong vòng lạc hậu và đói nghèo để luôn dễ bảo.

Trung Quốc, cả về lịch sử cũng như hiện tại, không cho cơ hội để Việt Nam có thể chọn họ là một đồng minh có thể chấp nhận được.

Người Việt Nam một lần nữa phải chọn cho mình câu trả lời. Để sinh tồn, để có tương lai phát triển, để giữ được chủ quyền lãnh thổ và tránh những hậu quả lâu dài về môi trường cho con cháu mai sau, Việt Nam phải tìm cho mình một lối đi riêng, một chính quyền và một thể chế đáp ứng được đòi hỏi có tính sinh tồn về lợi ích dân tộc và chủ quyền, và những người đồng minh đủ mạnh cho đến khi đất nước phát triển đến một mức đủ để có thể bảo vệ chính mình.
Which side are you on?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

hình ảnh cực độc chỉ có ở Việt Nam.

SOHA

	Lợn "khỏa thân" trên đường quốc lộ
Lợn "khỏa thân" trên đường quốc lộ

	Nào cùng tạo dáng cùng heo
Nào cùng tạo dáng cùng heo

	Phải nói là trình độ huấn luyện của ông chủ đã đạt đến độ tuyệt đỉnh
Phải nói là trình độ huấn luyện của ông chủ đã đạt đến độ tuyệt đỉnh

	Trang phục cực thân thiện với môi trường
Trang phục cực thân thiện với môi trường

	Trọn vẹn cảm giác trên đường đua
Trọn vẹn cảm giác trên đường đua

	Càng cấm càng phải thả?!
Càng cấm càng phải thả?!

	Đọc báo thế này mới đã mắt
Đọc báo thế này mới đã mắt

	Gải pháp làm vơi đi nỗi buồn của kẻ "trăm năm cô đơn"
Gải pháp làm vơi đi nỗi buồn của kẻ "trăm năm cô đơn"

	"Khi ta say thì ta hát..."
"Khi ta say thì ta hát..."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LS. TRẦN VŨ HẢI ĐỀ CỬ CÁC DANH HIỆU NHÂN VẬT CỦA NĂM 2013


Hà Nội ngày 06/11/2013



Hãy tôn vinh Bà Nguyễn Thị Chiến - vợ ông Nguyễn Thanh Chấn


Nếu có danh hiệu NGƯỜI VỢ TỐT NHẤT NĂM, xin lỗi vợ, tôi xin đề cử bà NGUYỄN THỊ CHIẾN, người đã chịu khổ, kiên trì 10 năm qua để kêu oan cho chồng.

Nếu có danh hiệu ĐIỀU TRA VIÊN GIỎI NHẤT NĂM, xin lỗi các chiến sĩ công an, tôi xin đề cử bà NGUYỄN THỊ CHIẾN, người đã tìm ra thủ phạm thực sự của một vụ án giết người đã xảy ra hơn 10 năm là Lý Nguyễn Chung.

Nếu có danh hiệu LUẬT SƯ XUẤT SẮC NHẤT NĂM, xin lỗi các đồng nghiệp, tôi xin đề cử bà NGUYỄN THỊ CHIẾN, người đã bào chữa thành công cho “thân chủ”, xóa án chung thân về tội giết người cho ông Nguyễn Thanh Chấn.



Trần Vũ Hải
__________________

Phần nhận xét hiển thị trên trang