phần nhận xét hiển thị trên trang
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Gánh nặng đường xa!
phần nhận xét hiển thị trên trang
"Tướng về hưu" lo việc Thiên hạ:
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tôi giật mình khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít Hà Tĩnh đầy ắp người TQ, nội dung như sau:
“Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là một huyện “chó ăn đá, gà ăn sỏi” trong những năm trước đây. Thế rồi, ngành du lịch phát triển, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây đó cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với những nguy cơ, trong đó đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt vào tay người TQ, và thanh niên bị nghiện ngập.Một người dân Kỳ Anh, yêu cầu dấu tên, buồn bã nói rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ, mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giầu có và hách dịch của người TQ. Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh. Ông này nói thêm rằng hiện tại huyện Kỳ Anh trong con mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người TQ, ở đó mọi thứ quyền lợi và quyền lực đều về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế với người TQ. Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh.Một bà mẹ và một ông bố giấu tên cho biết thêm trước khi người TQ có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, nay 70% thanh niên hư hỏng và nghiện ngập. Bà mẹ và ông bố giấu tên nghi ngờ tác động rất nguy hiểm của người TQ, với ý đồ không tốt”.
Đoạn tin trên cho thấy thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.
TQ đã mua 3.000 ha rừng biên giới, mua một đoạn bờ biển Đà Nẵng và nơi nào đó nữa. Những nơi TQ mua (hoặc thuê dài hạn) người Việt Nam ngay cả công an cũng không vào được thì cũng giống như Kỳ Anh thôi.
Không biết lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng công an của Bộ có kiểm soát và xử lý vụ Kỳ Anh không?
Không biết Thủ tướng có biết tình hình hiện tại ở Kỳ Anh không?
Ngoài những nơi TQ mua hoặc thuê dài hạn, họ làm chủ, họ làm gì trong những nơi ấy không ai biết.
Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ “nuôi cá”, họ đã khảo sát được vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, “mua” thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt Nam, họ tự do đưa ồ ạt lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta, rồi có những người lưu trú trái phép, định cư trái phép. Đây là một mối nguy nếu ta không cương quyết trục xuất những người TQ nhập cảnh trái phép, lưu trú, định cư trái phép ra khỏi nước ta theo luật pháp Việt Nam. Năm ngoái TQ đưa tin bắt giữ 40 người Việt Nam xâm nhập trái phép TQ. TQ làm được sao ta lại không làm được? Dù “hữu nghị” cũng phải có đấu tranh.
Giới cầm quyền TQ luôn mồm nói “Hữu nghị bền vững, hợp tác cùng thắng, cùng phồn vinh”, nhưng hành động của họ thì hoàn toàn ngược lại. Họ đã cài thế hòng bóp nghẹt ta.
Nhân dân ta cần cảnh giác, những vị có trách nhiệm cần có kế hoạch đề phòng. Theo tôi nghĩ quan trọng nhất là những nhà lãnh đạo cần quay lại với dân, thực hiện dân chủ, thi hành những chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thật sự gắn bó với dân thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thì mới có thể hóa giải được âm mưu nham hiểm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán để giữ được độc lập chủ quyền.
N.T.V.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Quê Choa: Chuyện củ khoai khổng lồ
Quê Choa: Chuyện củ khoai khổng lồ: Nguyễn Quang Lập Mấy hôm nay đi đâu cũng nghe nói chuyện Ngô Bảo Châu, dân tình nô nức bàn tán, không ai không mừng vui. Mừng là đương...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Những bức tranh của Việt Nam được thế giới trả giá bạc tỷ
(Dân trí) - Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam có thể tự hào với những bức tranh đậm chất dân tộc đã từng được thế giới trả giá hàng chục tỷ trong các phiên đấu giá.
Tranh của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001)
Họa sĩ Lê Phổ (sinh ngày 02 tháng 08 năm 1907, mất ngày 12 tháng 12 năm 2001) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại Việt Nam, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước. Trong tranh của ông, những đặc trưng về Việt Nam, Á Đông được thể hiện qua nét vẽ những người phụ nữ hoà mình với tự nhiên và trẻ thơ. Vào tháng 9 năm 1993, khi tuổi đã cao, họa sĩ Lê Phổ bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng bằng một «món quà» là 20 bức tranh lựa chọn rất cẩn thận để biếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Trước đó vào năm 2009 tại nhà đấu giá Sotheby’s Singapore, bức tranh “Hoài cố hương” của Lê Phổ cũng đã được mua với giá cao khoảng 4.7 tỷ đồng.
Cùng năm đó bức tranh sơn mài Phong cảnh Bắc Kỳ của ông cũng đã vượt giá sàn một cách bất ngờ và được mua với giá 5.6 tỷ đồng. Theo Sotheby’s, đây là một bức sơn mài đặc biệt hiếm của Lê Phổ bởi ông vốn chuyên về tranh lụa và sơn dầu. Hãng đánh giá đây là tác phẩm “kết hợp tinh thần của nghệ thuật sơn dầu với chất liệu sơn mài Việt Nam, tác giả đã tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp, thể hiện chiều sâu không gian của phong cảnh. Mọi yếu tố trong tranh cũng đậm chất Việt Nam từ con sông, ngọn núi đến ruộng lúa”
Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tháng 5/2013, tác phẩm mang tên “Người bán gạo” (La Marchand de Riz) sáng tác năm 1932 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được bán với mức giá kỷ lục 8.3 tỷ đồng (390 nghìn USD) tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong. Ban đầu nó chỉ được định mức 80 USD do một thực tập sinh của Christie’s ở trụ sở London đánh giá nhầm rằng đây là tranh của một nghệ sỹ Trung Quốc không ký tên. Sau khi được gửi tới châu Á, các chuyên gia ở đây nhận ra chữ ký đằng sau tấm toan thuộc về họa sĩ Phan Chánh và xác định lại được giá trị đích thực của bức tranh này.
Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những cuộc trưng bày các tác phẩm của ông tại nhiều triển lãm trên thế giới đã góp phần giúp hội họa hiện đại Việt Nam được biết đến nhiều hơn tại phương Tây.
Đầu tháng 10/2010, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Hong Kong, đại diện của nhà bán đấu giá Sotheby's đã tổ chức phiên bán đấu giá những tác phẩm hội họa hiện đại và đương đại Đông Nam Á trong đó có các tác phẩm của nhiều họa sĩ Việt Nam. Trong số này có 5 bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Mới đây hồi tháng 5, bức tranh lụa có tên “Gathering at the Pavilion” đã được bán tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong với giá 2.7 tỷ đồng. Trước đó vào tháng 4, hãng Sotheby’s Hong Kong cũng đã bán 1 tác phẩm tranh lụa khác có tên “Mẹ và các con” (Fille et garcon avec maman) của ông với giá 1.4 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm khác của ông đang được hãng rao bán với giá cao.
Hai tác phẩm tranh lụa được bán với giá cao của họa sĩ Mai Trung Thứ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Họa sĩ Lê Phổ (sinh ngày 02 tháng 08 năm 1907, mất ngày 12 tháng 12 năm 2001) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại Việt Nam, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước. Trong tranh của ông, những đặc trưng về Việt Nam, Á Đông được thể hiện qua nét vẽ những người phụ nữ hoà mình với tự nhiên và trẻ thơ. Vào tháng 9 năm 1993, khi tuổi đã cao, họa sĩ Lê Phổ bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng bằng một «món quà» là 20 bức tranh lựa chọn rất cẩn thận để biếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Chân dung họa sĩ Lê Phổ
Có thể nói trong số các họa sĩ Việt Nam, hiếm có họa sĩ nào như Lê Phổ để lại một gia tài nhiều tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế. Tại các phiên đấu giá tranh của nhà đấu giá Sotheby's tại Hongkong, tranh của Lê Phổ có một vị trí đáng nể so với tranh của các họa sĩ khác ở châu Á. Vào tháng 4 năm 2012, tại Hồng Kông bức tranh “Bức màn tím” (Le Rideau Mauve) đã được bán với mức giá kỷ lục 7.9 tỷ đồng, và trở thành mức giá cao nhất từng được trả tại một cuộc đấu giá cho một tác phẩm từ một nghệ sĩ Việt Nam.
Bức tranh Bức màn tím được bán với mức giá kỷ lục 7.9 tỷ đồng.
Trước đó vào năm 2009 tại nhà đấu giá Sotheby’s Singapore, bức tranh “Hoài cố hương” của Lê Phổ cũng đã được mua với giá cao khoảng 4.7 tỷ đồng.
Bức tranh Hoài cố hương vẽ năm 1938 có giá 4.7 tỷ đồng.
Cùng năm đó bức tranh sơn mài Phong cảnh Bắc Kỳ của ông cũng đã vượt giá sàn một cách bất ngờ và được mua với giá 5.6 tỷ đồng. Theo Sotheby’s, đây là một bức sơn mài đặc biệt hiếm của Lê Phổ bởi ông vốn chuyên về tranh lụa và sơn dầu. Hãng đánh giá đây là tác phẩm “kết hợp tinh thần của nghệ thuật sơn dầu với chất liệu sơn mài Việt Nam, tác giả đã tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp, thể hiện chiều sâu không gian của phong cảnh. Mọi yếu tố trong tranh cũng đậm chất Việt Nam từ con sông, ngọn núi đến ruộng lúa”
Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Chân dung họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bậc thầy về tranh lụa Việt Nam.
Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh đã được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tháng 5/2013, tác phẩm mang tên “Người bán gạo” (La Marchand de Riz) sáng tác năm 1932 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được bán với mức giá kỷ lục 8.3 tỷ đồng (390 nghìn USD) tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong. Ban đầu nó chỉ được định mức 80 USD do một thực tập sinh của Christie’s ở trụ sở London đánh giá nhầm rằng đây là tranh của một nghệ sỹ Trung Quốc không ký tên. Sau khi được gửi tới châu Á, các chuyên gia ở đây nhận ra chữ ký đằng sau tấm toan thuộc về họa sĩ Phan Chánh và xác định lại được giá trị đích thực của bức tranh này.
Bức tranh “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ
Chân dung họa sĩ Mai Trung thứ chụp năm 1942
Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc của chất liệu tranh lụa Việt Nam.Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những cuộc trưng bày các tác phẩm của ông tại nhiều triển lãm trên thế giới đã góp phần giúp hội họa hiện đại Việt Nam được biết đến nhiều hơn tại phương Tây.
Đầu tháng 10/2010, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Hong Kong, đại diện của nhà bán đấu giá Sotheby's đã tổ chức phiên bán đấu giá những tác phẩm hội họa hiện đại và đương đại Đông Nam Á trong đó có các tác phẩm của nhiều họa sĩ Việt Nam. Trong số này có 5 bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Mới đây hồi tháng 5, bức tranh lụa có tên “Gathering at the Pavilion” đã được bán tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong với giá 2.7 tỷ đồng. Trước đó vào tháng 4, hãng Sotheby’s Hong Kong cũng đã bán 1 tác phẩm tranh lụa khác có tên “Mẹ và các con” (Fille et garcon avec maman) của ông với giá 1.4 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm khác của ông đang được hãng rao bán với giá cao.
Hai tác phẩm tranh lụa được bán với giá cao của họa sĩ Mai Trung Thứ.
Phan Hạnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Baby Billie Jean - Michael Jackson babies dancing
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ngày xưa làm báo thế nào?
Báo chí vùng tề (1947-1954)
Các hồi ký về nghề báo Việt ngữ cho tới nay không có nhiều, mà nếu có, lại cũng do các nhà văn viết, như “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường, “40 Năm Nói Láo” của Vũ Bằng - mà đã nói láo, dù là nghịch ngợm, hay trâng tráo, đùa giỡn với các tiếng lóng - xét ra ta nên loại bỏ.
Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2008), một trong những nhà văn, nhà báo của thời báo chí văn thơ Vùng Tề, Hà Nội (1947-1954). (Hình từ sách của Nguyễn Thạch Kiên) |
Còn về sinh hoạt báo chí ở Miền Bắc, chúng ta hoàn toàn không biết, trừ một giai đoạn ngắn thời Nhân Văn-Giai Phẩm, qua các bài viết của tác giả Mặc Ðịch, Hoàng Văn Chí. Gần đây, chỉ mới 3 năm nay, nhà văn Ngọc Giao, kẹt lại Hà Nội sau 1954, cho xuất bản “Quan Làm Báo,” song lại viết về giai đoạn tiền chiến, khoảng 1943, 1944. Riêng tôi may mắn thay, có một số tài liệu anh em trong làng gửi cho, trong đó có nhà văn Nguyễn Thạch Kiên viết về ký giả Vũ Ngọc Các, chủ nhiệm chủ bút tờ Dân Chủ ở Sài Gòn khoảng 1955-1957. Thực ra tôi yêu cầu anh viết về Vũ Ngọc Các, vì bản thân có một vài kỷ niệm dính dáng tới tờ nhật báo này, không ngờ ký giả Vũ Ngọc Các đã hoạt động đảng phái, làm báo đảng phái từ hồi chiến tranh Pháp Việt, 1946, do đó mà ký giả Nguyễn Thạch Kiên đã kể ngược thời giai đoạn ở Hà Nội trước 1954 ngược lên tới 1947. Trong nghề chơi sách cũ, cụ Vương Hồng Sển có nói tới chuyện “sách tìm người,” trong nghề báo, tôi cũng có niềm tin tương tự: tin xưa kiếm người cũ!
Cảnh làm báo ở Nam Cali hồi 1975-1980 của các ký-lỡ hải ngoại, theo tôi, nếu đem so với cảnh làm báo của Hà Nội hồi 1947-1950, là so sánh thiên đường với địa ngục. Ký giả Nguyễn Thạch Kiên viết:
“Giữa cảnh điêu tàn đổ vỡ [của Hà Nội hai tháng sau ngày Hà Nội đánh Pháp 19.12.1946], nhà in đổ nát, thiếu chữ, thiếu thợ, kỹ sư Nghiêm Xuân Thiện và nhóm đồng chí của học giả Nhượng Tống đến nhà in Ngày Nay (cũng là tòa soạn nhật báo Việt Nam và tuần báo Chính Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng) ở 80 phố Quan Thánh, nhặt nhạnh được một mớ chữ. Kế đến các nhà in ở phố Hàng Ðiếu, Hàng Bông, bới trong các đống gạch ngói, tường đổ, tìm thêm được mấy mớ chữ nữa.”
[Những con chữ a, b, c đúc bằng kẽm, vuông vắn dài 2 cm, một đầu là mặt chữ, ví dụ muốn có chữ Saigon, người thợ in phải kiếm chữ S ở hộc chữ S, chữ a ở hộc chữ a, chữ i ở hộc chữ i, xếp 3 con chữ bằng kẽm ấy ở trên lòng bàn tay trái, rồi tiếp tục xếp chữ gon để thành chữ Saigon... Mỗi thợ xếp chữ có một kệ chữ trong có 24 hộc, 24 chữ cái là 24 hộc, không kể 24 hộc chữ hoa, 24 hộc chữ thường, và các hộc dấu sắc huyền hỏi ngã nặng, mỗi dấu một hộc nữa. Mỗi hộc chỉ bằng hộp quẹt nhỏ. Học ít ngày cũng có thể nhớ hộc chữ a ở chỗ nào, chữ b ở chỗ nào... Xếp xong một câu thì kiếm dấu phẩy hay dấu chấm, cũng bằng kẽm, xếp vào cuối câu, vài câu đầy một khuôn, là có khoảng hai ba chục chữ, buộc xung quanh cho chúng khỏi rời ra. Khuôn bằng gỗ. Cứ thế, một trang sách thành một khuôn, một trang báo gồm nhiều khuôn xếp gần nhau. Muốn có 4 trang báo in ra, cần khoảng 15 người thợ xếp chữ trong non một ngày, sau khi có khuôn tờ báo, đặt lên bàn gỗ của máy in, tùy theo lớn nhỏ, lớn thì in được hai trang một lần, in 1000 tờ tốn khoảng 4 tiếng đồng hồ nữa.
Nếu lỡ đánh rớt khuôn chữ xuống đất, các con chữ tung tóe rơi ra, thì kể như không bao giờ làm nghề in được, ráng chạy cho kịp ra khỏi nhà in cho toàn mạng. Khi báo in xong, người thợ xếp chữ phải mất từng ấy giờ để tháo chữ ra, trả chữ a về hộc chữ a, trả chữ s về hộc chữ s, cứ thế, cứ thế mà trả chữ về chỗ cũ, đặng ngày mai làm nữa, cho tờ báo hôm sau.]
Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên viết tiếp: “Thế là tờ ‘Actualités’ (Thời Sự) bản Pháp văn và tờ Trật Tự bản tiếng Việt, khuôn khổ hơi nhỏ, ra đời. Sau đó vài tháng, nhật báo Trật Tự đổi tên thành nhật báo Thời Sự và từ 2 trang khổ nhỏ lên 4 trang khổ lớn, của một tờ báo lớn. Công lao ấy thật sự là nhờ các anh Xích Diện, Thế Hưng (của nhóm anh Nhượng Tống) giúp đỡ, về phần kỹ thuật và chuyên nghiệp, mới hoàn thành tốt đẹp. Vì ngoài phần “xếp chữ” còn vấn đề in ấn. Ðiện yếu, máy không chịu chạy, nhiều phen các anh ấy phải quay máy bằng tay cho... máy chạy! Chạy (quay) suốt đêm. Ðể sáng mới có báo bán và gửi cho các cơ quan liên hệ. Chính ông chủ nhiệm kỹ sư Nghiêm Xuân Thiện và ông bỉnh bút nổi danh Trần Trung Dung (ký tên Vương Quốc Thái dưới các bài bình luận), nhiều đêm phải làm thợ in để cho ngày mai có báo.”
Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên sinh năm 1926, năm Hà Nội nổ súng đánh Pháp anh vừa tròn 20 tuổi. Như nhiều thanh niên hồi đó, đã tham dự việc chống Pháp, người ta có thể dễ dàng bước vào các hoạt động tranh đấu chính trị, kể cả gia nhập các đảng phái cách mạng. Anh tham gia Việt Nam Quốc Dân Ðảng, nghiêng dần về sinh hoạt tuyên truyền, báo chí. Anh còn làm thơ, viết văn. Năm 1949, tác phẩm “Hương Lan” của Nguyễn Thạch Kiên được trao giải văn chương của nhà xuất bản Tân Việt; năm 1954, tác phẩm “Mùa Hoa Phượng” của anh được giải của Tinh Việt Văn Ðoàn. Hoạt động với anh ở hải ngoại, trong các câu chuyện, anh thường nhắc tới hai người, hai bậc đàn anh vừa trong tranh đấu vừa trong văn chương, là thi sĩ học giả Nhượng Tống, một đầu não của Việt Nam Quốc Dân Ðảng, hoạt động sáp cánh với Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học, một người văn thơ đều hay, sở kiến uyên bác, từng dịch ra Việt ngữ các danh phẩm lịch sử, như Nam Hoa Kinh, hay viết tiểu thuyết “Lan và Hữu,” bị ám sát chết ngay trên đường phố Hà Nội khoảng 1947-49; và người kia là nhà văn nòng cốt của Tự Lực Văn Ðoàn: Khái Hưng, người bị dìm chết trong một khúc sông ở Nam Ðịnh, cuối năm 1947. Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thuộc lớp đàn em của hai ông trong tranh đấu cũng như trong sinh hoạt báo chí, nhờ đó anh biết nhiều về báo chí Hà Nội trong những năm 1947-1954.
“Thành phố Hà Nội, ngoài tờ Thời Sự, [...]còn tờ Ngày Mới do ông Ngô Quân đứng tên chủ nhiệm. Hai năm sau đổi tên thành Tia Sáng và là tờ báo lớn - nhờ có những trang Rao Vặt để thừa tiền nuôi sống người chủ trương và ban biên tập.
[...] Về phía tuần báo có tờ Cải Tạo do ông Phạm Văn Thụ chủ nhiệm, và ông Ðào Trinh Nhất làm chủ bút. Tờ Giác Ngộ của ông Nguyễn Cảnh Long, tờ Thanh Niên của nhóm anh em Ðại Việt, tờ Hồ Gươm của Bác Sĩ Bùi Cẩm Chương và tờ Ngày Xanh của họa sĩ Lê Văn Ðệ.” Tuy lúc ấy còn nhỏ, người viết bài này cũng vẫn nhớ một vài mục đặc biệt trên các báo, như “Tiếng Dân Kêu,” “Chiếu Trên Chiếu Dưới,” và cũng quen biết vài cây bút trong các tờ Cải Tạo, Tia Sáng, Hồ Gươm, nhất là về phía các tạp chí văn học, như Thế Kỷ, Phổ Thông, Sinh Lực,... Một thời xa xưa đã qua hẳn.
Viên Linh
(từ báo NV)
(từ báo NV)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
Cái lày có phải thơ không hở các pác?
XỎ THỊ XIÊN
Mày ơi tao bảo mày này
Thơ gì khắm thế xin mày bớt thôi
Chỗ tao phường đã loa rồi
Phố, huyện, rỗi việc tuyền ngồi biên thơ
Mấy thằng bô lão ất ơ
Răng thì rụng… cũng ngu ngơ gái dòng
Hôm qua mưa gió đùng đùng
Có con nhái bén nó phồng mang lên
Chém cha cái lũ dế mèn
Giọng còn đéo có mờ tuyền ri ri
Mày nghe tao, hãy bớt đi
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)