Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

“Việc xử lý Dương Chí Dũng sẽ là phép đo quyết tâm chống tham nhũng”

(Dân trí) - GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận xét như vậy về vụ việc của Dương Chí Dũng tại Vinalines. Theo GS. Thuyết, những hành vi phá hoại của Dương Chí Dũng khiến nhiều người hết sức phẫn nộ…

 >>  Nhận 10 tỷ đồng tiền lại quả vụ mua ụ nổi, Dương Chí Dũng nói “cảm ơn”
 >>  Cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng: Tham ô triệu “đô”, mua nhà cho… bồ

Thưa ông, theo như kết luận của cơ quan công an vừa được báo chí đăng tải, nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đã chỉ đạo mua ụ nổi 83M - cục sắt phế liệu - cao hơn giá thực tế nhiều lần thông qua một công ty trung gian để rút ruột 1,6 triệu USD của nhà nước rồi chia nhau. Ông nhận xét gì về sự việc này?
Theo tôi được biết thì 1,6 triệu USD là số tiền Dương Chí Dũng cho vào túi. Còn chênh lệch giữa giá rao bán (5 triệu USD) với giá mua (9 triệu USD) lên tới 4 triệu USD. Và nói cho đúng thì toàn bộ số tiền 9 triệu USD bỏ ra mua cái ụ nổi ấy đều vứt đi, vì nó là một đống sắt vụn, có dùng vào việc gì được đâu? Dương Chí Dũng sẵn sàng ném tiền qua cửa số để rước đồ đồng nát ấy về chỉ vì đó là cơ hội rút ruột công quỹ. Như vậy, có thể thấy đây là một vụ tham nhũng từ đầu chí cuối, từ động cơ đến hành động, tham nhũng một cách tàn bạo, không thể chấp nhận được. Đặt hành vi của Dương Chí Dũng và đồng bọn trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, ngân sách eo hẹp đến nỗi phải đình, giãn hoãn hàng loạt công trình, đời sống người dân khó khăn, có người (một phụ nữ ở Cà Mau) lâm bước đường cùng đến nỗi phải tự chấm dứt đời mình để khỏi mất thêm tiền chữa bệnh và để gia đình được xếp diện hộ nghèo hòng có tiền cho con đi học v.v… thì hành vi tham nhũng của chúng là một tội ác trời không dung, đất không tha. Người dân phẫn nộ, căm giận còn vì nhận thấy ở đây một hành vi phá hoại nền kinh tế, phá hoại đất nước.
 
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Việc làm của Dương Chí Dũng là hành vi phá hoại nền kinh tế
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Việc làm của Dương Chí Dũng là hành vi phá hoại nền kinh tế
Dư luận đang chờ xem lần này cơ quan pháp luật sẽ xử lý ra sao. Kết quả xử lý vụ việc sẽ là phép đo quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta.
Theo ông, vì sao Dương Chí Dũng dám hành động như vậy?
Tôi phải nói là trong làm ăn buôn bán, nếu sử dụng tiền túi của mình thì chỉ có người điên mới mua bán kiểu Dương Chí Dũng. Nhưng vì Dũng và đồng bọn xài tiền nhà nước nên lại không “điên” tí nào. Chúng thừa biết với cơ chế quản lý này hoàn toàn có thể lách được nên mới dám phá của như vậy. Vả lại, buôn có bạn, bán có phường. Chắc chắn, chúng không thể ăn một mình mà trót lọt. Trong số 5,7 triệu USD thất thoát, Dũng và đồng bọn chiếm đoạt 1,6 triệu. Vậy còn hơn 4 triệu nữa đi đâu? CQĐT đã chứng minh Hải quan có sự thông đồng rồi. Nhưng mấy anh Hải quan bé tí có thể nuốt trôi cả mấy triệu đô la sao?
Một điểm đáng nói nữa trong vụ việc của Dương Chí Dũng là cùng với hành vi tham ô, rút ruột tiền của nhà nước còn có việc vung tay mua nhà cho người tình. Ông có thể nói gì về điều này?
Chỉ vì móc túi nhà nước quá dễ nên anh ta sẵn sàng vung tiền, mua liền một lúc 2 căn hộ hạng sang cho người tình. Một kẻ đồi bại như thế mà trong quá trình bị điều tra còn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải thì thật là làm nhơ bẩn cả ngành Hàng hải.
Ông có liên tưởng gì sự việc vừa xảy ra ở Vinalines với vụ Vinashin mà ông từng có những phát biểu rất "nóng" tại diễn đàn Quốc hội khóa trước?
Vinalines không phải doanh nghiệp nhà nước đầu tiên bị bọn sâu mọt kiểu Dương Chí Dũng bán đứng. Trước nó, Vinashin nợ đến 85.000 tỷ đồng và nếu tính lãi từ số nợ này thì mỗi năm cũng phải trả ngân hàng cỡ 16.000 tỷ đồng nữa, cộng dồn 3 năm (từ 2010 đến nay) thì số lãi nợ này phải lên thêm 50.000 tỷ đồng nữa rồi. Nếu vậy, tổng số nợ của Vinashin đã lên đến 140.000 tỷ đồng. Thế mà mỗi năm Vinashin chỉ làm ra 14.000 tỷ đồng thì kể cả không đầu tư sản xuất, không trả lương công nhân cũng không thể đủ khả năng trả 1 phần số lãi phát sinh từ số nợ, chứ đừng nói việc trả cả khoản nợ đó. Đã có nhiều người dân đặt câu hỏi: Sau Vinashin, Vinalines, đến lượt Vina nào nữa? Tôi tin các Vina này cũng sẽ không phải doanh nghiệp nhà nước cuối cùng rơi vào thảm trạng thua lỗ và tham nhũng. Bởi vì đó là cái chết đã được báo trước của mô hình quản lý "cha chung không ai khóc".  
 
Dương Chí Dũng
Dương Chí Dũng phóng tay mua rác thải vì đang xài tiền nhà nước
Rõ ràng đã có những lỗ hổng “chết người” ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thay đổi được?
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng đến 70% tài nguyên thiên nhiên và 40% ngân sách quốc gia nhưng đóng góp cho ngân sách thua xa doanh nghiệp tư nhân. Đó là những tảng đá đang dìm nền kinh tế xuống đáy sông, không sao ngóc lên được. Nhưng vì sao Nhà nước vẫn ôm lấy các doanh nghiệp ấy, điều này thật khó giải thích cho xuôi tai.
Nhiều người cho rằng chiêu thức rút ruột tiền nhà nước như Dương Chí Dũng làm ở Vinalines không phải mới, không phải trò quá cao siêu, tinh vi, lắt léo đến mức không thể bắt, không lần ra được?
Tôi cho rằng những chiêu thức của họ hoàn hoàn không có gì mới. Nhìn chung thì có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang tha về nước những thứ rác thải như ụ nổi 83M này. Vinashin cũng từng tha con tàu Hoa Sen già lụ khụ về để bán sắt vụn. Vấn đề là tại sao các doanh nghiệp đó không mua hàng mới hoặc đặt hàng các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước mà cố đi tha ở nước ngoài về những máy móc, dây chuyền, thiết bị quá cũ như vậy? Hỏi thì hỏi thôi, nhưng câu trả lời đã quá rõ ràng: Họ tha những thứ thiên hạ vứt đi về làm rác ở nước mình chỉ cốt để lập lờ đánh lận con đen, rút ruột nhà nước.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là tại sao cả hệ thống kiểm soát vẫn không chặn được những thương vụ vô lối này?
Tôi nghĩ là có nhiều nguyên nhân, phải xem xét từng vụ việc cụ thể mới có thể biết nguyên nhân nào là chính. Nhưng người dân thì hoàn toàn có quyền nghi ngờ ở đây có lợi ích nhóm, có sự chia chác, vì cả cái tàu Hoa Sen hay cái ụ nổi to lù lù như thế, một mình làm sao ăn nổi?
Xin cảm ơn ông!
Cấn Cường - Phương Thảo (thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mùa Nobel và tiếng thở dài của con ốc


!Hơn 3 thập niên sau khi anh Phạm Tuân mang bèo dâu vào vũ trụ, ngay cả một giống lúa ra hồn lúa vẫn chưa có
Nobel y học năm nay đã được trao cho 3 nhà khoa học với công trình giải mã những bí ẩn về cách thức các tế bào tổ chức hệ thống vận chuyển. Trong khi đó, giải Nobel Vật lý được trao cho công trình nghiên cứu “hạt của Chúa” của hai nhà khoa học đã ngoại 80. Suốt từ năm 1964, họ đã đeo đuổi nghiên cứu hạt Higgs bonson và sau gần 50 năm, tới tháng 7.2012 nghiên cứu mới được xác nhận bởi một máy gia tốc hiện đại.
Nói chuyện Nobel ở Việt Nam, có cảm giác y như kể chuyện hài. Bởi trong khi Nobel y học nhìn vào thẳm sâu những bí ẩn trong cơ thể con người, trong khi Nobel vật lý dõi mắt vào sự bao la của vũ trụ thì ở ta, cái gọi là “nghiên cứu”, hay “khoa học”, “công nghệ” dường như vẫn là một điều gì đó đang ở đâu đó trong rào lũy các thư viện. Trong khi hiệu quả thực tế tròn trĩnh dưới hình thù của một con số 0, chẳng hạn như chuyện thời sự liên quan đến những con ốc.
Trên VietNamNet, chuyện những con ốc, cái vít được nhắc tới qua lời than vãn của đại diện Toyota sau bao lần đỏ mắt tìm kiếm một doanh nghiệp Việt dù chỉ để “chế tạo” một con ốc, hay “sản xuất” một cái gioăng cao su. Còn Canon Việt Nam, không biết đây đã là lần thứ bao nhiêu họ trải thảm đỏ tìm kiếm các DN Việt có thể cung cấp được linh kiện điện tử mà vẫn bóng chim tăm cá, cho dù điện tử là lĩnh vực có tên trong hầu hết các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhiều năm qua.
Không lẽ cách thức chế  tạo một cái gioăng cao su lại còn bí ẩn hơn cách thức tổ chức vận chuyển của tế bào! Không lẽ một con vít thép trừu tượng khó kiếm như “hạt của Chúa”!
Cũng là một “con ốc”, nhưng là loại nhuyễn thể mang tên ốc bươu vàng. đang gây ra chiến tranh ngầm ở ngay chính Thủ đô khi xã hội đen xuất hiện trong các cuộc giành giật thu mua loài sinh vật từng khiến cả nước khốn đốn. Chuyện áo cơm đã khiến người ta quên khuấy sự thật, rằng kể từ khi con ốc đầu tiên được mang về năm 1985, đến giờ, ốc bươu vàng vẫn là loài sinh vật gây hại nhất cho nền nông nghiệp. Đã quên rồi, ốc bươu vàng là loài có “chu kỳ phát dục” chỉ 3 ngày, tốc độ nhanh đến mức một con ốc con vừa sinh ra ngay lập tức đã thành một con ốc mẹ.
20 năm sau khi ngành công nghiệp ô tô chào đời, một con ốc còn chưa làm nổi.
Hơn 3 thập niên sau khi anh Phạm Tuân mang bèo dâu vào vũ trụ, ngay cả một giống lúa ra hồn lúa vẫn chưa có, nói gì đến việc hiện đại hóa nông nghiệp hay tranh luận chuyển đổi nền kinh tế theo hướng iPhone hay Ai lúa.
Hôm qua, trong thông cáo Hội nghị TƯ 8, đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế được nhìn nhận là “chưa thực sự định hướng được cho việc tái cấu trúc các ngành, các vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ”.
Chưa thực sự định hướng thì làm sao có thể tái cấu trúc?
Một cách lạc quan, có thể cái nhìn thẳng thắn vào thực tế, một lần nữa thành một cái cớ để kỳ vọng đến một lúc nào đó Toyota hết kêu chuyện con ốc. Còn nông dân, sẽ có một chỉ hướng là nuôi con gì, thay cho ốc bươu vàng, để đỡ khổ mỗi khi…được mùa lúa. Chỉ là đừng sau 2-3 thập kỷ nữa vẫn sẽ lại phải nói chuyện những con ốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT CÁI NHÌN VỀ VIỆT NAM

Leave a reply

Thực hiện bởi Rick Smolan và Jennifer Erwitt
Thiết kế Thomas K.Walker
xuất bản MANAGER SMOLAN MILLET  1993
DSC_8172
LỜI TỰA  Rick Smolan ( Chủ biên )
Vào đêm tôi đến Việt Nam, một người bạn và tôi quyết định đi ra ngoài ăn tối. Đi tham quan Hà Nội cũng như các thành phố khác ở Việt Nam thuận tiện nhất là xích lô hoặc xe ôm và họ đưa bạn tới bất kỳ nơi nào bạn muốn đi. và phút chốc đã đi dọc xuống đường Lý Thái Tổ
Người, xe đạp, xe máy, xe hơi, xe bò, xe tải và cả xe thồ gia súc cùng chen chúc trên đường và mọi thứ như nhòe đi dưới ngọn đèn đường yếu ớt. Bên vệ đường và ở hằng trăm lối đi nhỏ hẹp mà chúng tôi  qua hang trăm gia đinh  đang dùng bữa cơm chiều trong ánh đèn dầu. Trẻ con, thiếu niên, cha mẹ, ông bà cùng sum vầy trước chiếc ti vi ngay trên vỉa hè. Những người bán trái cây, đậu phộng dạo trong ánh đèn neon leo lét đang đẩy xe đi, chào mời chúng tôi. Một vài người nhìn và mỉm cười khi thấy những gương mặt ngoại quốc
Ấn tượng đầu tiên về Việt Nam vẫn luôn đọng mãi trong tôi, ngay đến tận bây giờ. Trong những khoảnh khắc ngắn ngủ đầu tiên, ý niệm ban đầu của tôi về Việt Nam, một vùng đất hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh, với những ký ức về 25 năm trước đều hoàn toàn tan biến. Trong những tuần sau đó tôi khám phá ra rằng đất nước này thật đặc biệt, khác với những gì tôi đã từng biết trước đây và cả những đất nước khác mà tôi từng đến. một tấm màn đã được kéo lên và đằng sau nó là một châu Á cổ xưa : quyến rũ, huyền bí và mang những hình ảnh vô cùng ấn tượng
Tôi băt đầu sự nghiệp báo chí cách đây hơn 20 năm. Khi làm việc ở châu Á, tôi may mắn được sát cánh với hầu hết các phóng viên ảnh tài năng trên thế giới. Một trong những yếu tố cuốn hút tôi nhiều nhất trong quyển sách này chính là khả năng mang đến cho nhóm nhiếp ảnh gia quốc tế,những hình ảnh cho cả thế giới, cơ hội được tự mình trải nghiệm Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang trong thời kỳ đổi mới, một đất nước đang chuyển mình phát triển để bù đắp cho khoảng thời gian chiến tranh mất mát. Khi bạn giở từng trang trong cuốn sách này, tôi mong bạn có thể tự tìm thấy cho mình một cách nhìn nhận và hiểu biết về Việt Nam. Và, cũng như 70 nhiếp ảnh gia đã đi khắp Việt Nam trong một tuần, tôi hi vọng bạn có thể thay đổi cái nhìn đó với những gì bạn thấy trong quyển sách này
DSC_8219
Chuyến tàu Hà Nội – Hải Phòng, chở đầy các hành khách đi chợ. Hầu hết mạng lưới đường sắt Việt Nam đều được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp. Ngày nay, hơn 100 đầu máy tàu hỏa đang hoạt động. Trên các tuyến tàu hỏa địa phươn như tuyến này, chỉ có một hạng ghế ngồi duy nhất là  “ghế cứng”
Ảnh : Bruno Barbey, Pháp
DSC_8333
Giờ cao điểm ở phố Khâm Thiên . Một ngày làm việc của hầu hết người dân Việt Nam bắt đầu khi mặt trời vừa ló dạng. Chỉ một giờ sau khi mặt trời vừa lên, hầu hết các con đường thành phố đều chật kín giao thong
Ảnh : Joe McNally, Mỹ
Lời tựa từ nhiếp ảnh gia Duy Anh
Ngày ấy… (1993), thế mà đã  20 năm… cái thuở còn nghèo, đất nước mới trải qua chiến tranh, bao nhiêu đổ vỡ cần hàn gắn, những hố mìn còn sót lại cũng gây biết bao đau thương cho những người nông dân, trẻ em ở vùng chiến sự…
Giờ đây Đất nước đã đổi mới, những cây cầu dây văng làm Đồng Bằng Sông Cửu Long cất cánh, những cao ốc mới, khu công nghiệp, những miền đất du lịch… mọc lên khắp nơi – đất nước đã chuyển mình, hợp tác với các nước trên thế giới… Hãy nhìn lại một chặng đường phía sau , để thấy mình đã đi tới, đi xa như thế nào, để thấy những ngày qua dù nghèo khổ, vất vả nhưng vẫn yêu thương, gắn bó và chia sẻ cùng nhau .
DSC_8238
Ăn trưa ở chợ Mô, quần áo bộ đội, nón cối được bán phổ biến,……và bán cả pháo. Nón cối vẫn là món hàng được ưa chuộng của miền Bắc do sự bền bỉ và rẻ tiền…và cũng là niềm tự hào của chiến thắng Việt Nam.
ảnh: Bruno BarBey Pháp
DSC_0039
DSC_8303
Trong một khu đồng nát ở làng Thanh Trạch, tỉnh Quảng Bình, Nhiếp ảnh gia người Indonesia Tara Sosrowardoyo được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng ngạc nhiên. “Một đám trẻ con tụ tập quanh hai người đàn ông đang cố cưa một quả bom bằng một cái vồ thép lớn. Tôi chưa bao giờ thấy tận mắt một quả bom, nhưng tôi chụp tấm ảnh này và nghĩ, nếu họ dám làm, tôi cũng dám chụp luôn”. Những gì người Việt Nam biết,  mà nhiếp ảnh gia này không biết, là kíp nổ quả bom đã được tháo ra. Dù sao anh lo sợ cũng đúng. Các bệnh viện báo cáo số nông dân và những người nhặt kim loại đã bị chết hoặc bị thương  khá nhiều khi bước vào vùng bom mìn.
Ảnh : Tara Sosrowardoyo,Inđonesia
DSC_8391
Một cô dâu Hà Nội được lót gạch để đi trên con hẻm ngập nước với sự giúp đỡ của bà con trong gia đình. Chú rể cũng  dìu cô từ phía sau, trong khi các khách mời đám cưới đi sau bưng quà cũng cố tìm một lối đi trong cơn mưa bất ngờ. Váy cưới phương tây đã du nhập vào Việt Nam.
DSC_0089
Ảnh : Bruno Barbey, Pháp
DSC_8216
Một cây cầu khỉ bắc qua con kênh trên vùng châu thổ tỉnh An Giang. Người ta gọi “cầu khỉ” để chỉ tư thế ngộ nghĩnh của những người đi “leo” qua loại cầu này. Cầu được làm bằng  cây đước và  tre. Trong những năm gần đây, nhiều  cầu khỉ đã được xóa bỏ và được thay thế bằng cầu bê tông cho khách bộ hành.
Ảnh : Michael S.Yamashita, Mỹ
DSC_8245
Là một phần trong lễ hội hằng năm để tưởng nhớ một vị anh hùng ở địa phương, một con trâu  được giết thịt, cúng tế và được nhúng vào máu của chính nó. Con trâu, hoặc lợn cũng được cúng tế theo cách tương tự, được đặt nằm sấp trước bàn thờ của ngôi đình gần đó. Dân làng tưởng nhớ các vị anh hùng đã là tục lệ trăm năm nay. Vị anh hùng được cúng tế trong lễ hội này đã hi sinh dưới triều vua Minh Mạng trị vì  từ 1820 đến 1840
Ảnh : Sarah Leen, Mỹ
DSC_8362
Hỗn hợp đá và cát được chuyển lên mái của công trình  xây dựng Nhà Khách Bưu Điện ở Đồng Hới, Quảng Bình.
Ảnh : Vũ Quốc Khánh Việt Nam
DSC_8371-copy
Trong một lớp vẽ khỏa thân, Trường đại học mỹ thuật Hà Nội, sáng lập bởi người Pháp năm 1925
DSC_8376
DSC_8370

DSC_8221
Trên chuyến tàu Thống Nhất, những nhân viên phục vụ đang bóc trứng luộc bán cho hành khách. Chuyến tàu 2144 cây số nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) với các trạm dừng ở Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn khác. Khi hoạt động trong điều kiện tốt, chuyến tàu mất đến 42 giờ, nhưng đôi khi tàu Thống Nhất buộc phải chia sẻ tuyến đường với các tàu chậm khác – vài tuyến lại đi theo chiều ngược lại – nên  mất nhiều thời gian hơn nữa. Để mở lại tuyến tàu xuyên Việt này sau chiến tranh, Việt Nam phải sữa chữa 1334 cây cầu, 27 đường hầm, 130 nhà ga
Ảnh : Misha Erwitt, Mỹ
DSC_8327
Được tách ra khỏi người em song sinh, Trong một ca mổ nổi tiếng ở TP HCM một bệnh nhân  tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh : Lise Safari. Đức
XEM TIẾP
MỘT CÁI NHÌN VỀ VIỆT NAM
XEM  GIAO THÔNG Ở VN  1993
Trên những con đường rất tiêu biểu ở Việt Nam, các xe chở hàng luôn luôn quá tải, vượt tải trọng cho phép, và đôi khi được sử dụng linh hoạt cho nhiều chức năng.
Ảnh : Barry Lewis, Anh
email : nguyenduyanh2003@yahoo.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện nước người ta:

ANTĐ - Nếu như chủ nghĩa khỏa thân ở Mỹ chỉ dành cho người lớn và chủ yếu là nam giới, thì riêng ở thành phố Cap D’Agde (thuộc thị trấn Adge, Pháp) 99% mọi người đều... khỏa thân. Bạn có thể mình trần thoải mái, tự nhiên đến bất cứ nơi nào muốn: đi ăn, đi siêu thị, thậm chí tới cả ngân hàng, văn phòng cảnh sát...

99% nude
Nằm trên phía Tây Nam của Pháp, thành phố Cap D’Agde (thuộc thị trấn Adge) chỉ cách sân bay quốc tế Montpellier, ga Agde khoảng 5 km. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyến bay thẳng nối Paris, Copenhagen với sân bay gần nhất của thị trấn Agde là Béziers-Cap d’Agde, cách trung tâm thị trấn 15km… Hiện, Cap D’Agde có dân số là 40.000 người.

Giống như bất kỳ một khu du lịch biển cao cấp nào, khu nghỉ mát Cap D’Adge cũng có một bãi biển rộng, ngập tràn ánh nắng, biển xanh với bãi cát phẳng dài cùng nhiều hoạt động thể thao vui nhộn (như: bóng chuyền, lướt ván hay các cuộc thi xây lâu đài cát), và chuỗi các cửa hàng, nhà hàng với quy mô rộng, đa dạng. Điều khác biệt duy nhất và cũng là độc đáo nhất là ở Cap D’Agde, 99% mọi người đều... khỏa thân. 1% còn mặc quần áo là một số cầu thủ trẻ và thanh thiếu niên. Vì chiếm phần trăm quá ít nên những người mặc quần áo lại có cảm giác thấy mình lạc lõng, trở thành “của hiếm” ở đây. 

Đặc biệt hơn cả, đây là một địa điểm lý tưởng cho những cặp đôi mới cưới đi hưởng tuần trăng mặt ngọt ngào hay với những đôi thích cảm giác… ân ái nơi công cộng. Các cặp tình nhân thoải mái tận hưởng cảm xúc yêu đương, xây những lâu đài cát… giữa thanh thiên bạch nhật, giữa biển trời bao la. 

Khi trời chập tối cũng là lúc Cap D’Agde trở nên nhộn nhịp hơn với các buổi hòa nhạc, những điệu nhảy disco, lễ hội tưng bừng. Đến khoảng 8 giờ tối, những cơn gió biển thổi lành lạnh mới khiến nhiều người phải mặc quần áo, nhưng họ thường diện những bộ đồ thiếu vải, rất gợi cảm.

Sức hút khó cưỡng
Với phương châm “Nhìn và được nhìn” cùng nguyên tắc ứng xử hòa nhã, lịch thiệp đã làm nên thương hiệu Cap D’Agde - một bãi tắm khỏa thân rộng 30m, dài 2km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Ngay khi đặt chân đến khu vực khỏa thân ở thị trấn Agde, bất kể là ai (người địa phương hay khách du lịch) cũng bắt buộc tuân thủ hai quy định nghiêm ngặt: không mặc quần áo, phải trần như nhộng và cấm quay phim, chụp ảnh. Mại dâm là điều tuyệt đối nghiêm cấm ở đây dưới bất kì hình thức nào và được sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên an ninh. 

Dọc bãi biển/khu nghỉ mát luôn có một đội an ninh túc trực làm nhiệm vụ nhắc nhở những người lớn bắt buộc phải khỏa thân, nếu người đó… quên. Quy định là không mặc quần áo, tuy nhiên, theo phép lịch sự, bạn nên cầm theo một chiếc khăn tắm riêng. Hãy để nó lên ghế ngồi trong quán ăn hay bất kì chỗ nào vừa để giữ vệ sinh cho bạn và cho người ngồi sau.

Đứng xếp hàng trước máy ATM - cạnh quảng trường Place de la Marine, nhưng những người đi rút tiền mình trần như nhộng. Họ thoải mái, không chút thẹn thùng, điềm nhiên đứng chờ đến lượt mình. Tại các cửa hàng bán quần áo, người ta thử đồ, mua đồ và bỏ vào giỏ rồi lại thản nhiên trần truồng đi ra. Tại bưu điện, trạm xăng, nhà hàng, bể bơi, câu lạc bộ đêm, trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí cả ở ngân hàng, đồn cảnh sát... ai ai cũng không tấm áo manh quần che thân. Những cô gái hồn nhiên thả dáng bên đường, vui vẻ tán gẫu. Tất cả không có gì là lạ. Không chút ngượng ngùng hay xấu hổ dù da của bạn có nhiều vết rạn, nếp nhăn, ngực chảy xệ, hay “cái ấy” kích thước ra sao...

Thành phố khỏa thân duy nhất thế giới
Theo các nguồn tư liệu, Cap D’Agde được hình thành từ những năm 1970. Trước đó, phần đất tiếp giáp với bãi biển Cap D‘Agde trong nhiều năm thuộc quyền sở hữu của gia đình nhà Oltra. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2, anh em nhà Oltra nhận thấy, ngày càng có nhiều người đến cắm trại trên đất của họ, và hầu hết trong số này thích tắm biển và tắm nắng khỏa thân. Sau đó, anh em nhà Oltra bắt đầu lập ra một khu cắm trại di động cho khách du lịch thuê. Hình thức cắm trại nghỉ dưỡng trên biển ngày càng phổ biến, đặc biệt thu hút các gia đình trẻ đến từ Đức và Hà Lan. Trong thập niên 1970, chính phủ Georges Pompidou đã lập kế hoạch phát triển vùng bờ biển Languedoc-Roussillon. Lúc đầu, Cap D‘Agde không nằm trong những đề xuất này, nhưng Rene Oltra đã thuyết phục các cơ quan chức năng có kế hoạch mở một khu nghỉ mát khỏa thân ở Cap D‘Agde. Năm 1973, bãi biển khỏa thân Cap D‘Agde chính thức đi vào hoạt động. 

Tại thành phố này có 4 loại hình nhà ở: khu căn hộ, biệt thự ngoại ô, một khu cắm trại và chỉ có duy nhất một khách sạn có tên Hotel Eve. Riêng khu cắm trại ở Cap D’Agde có 2.500 mảnh đất nhỏ, nơi bạn có thể tự dựng lều hoặc thuê những căn nhà di động để tận hưởng kỳ nghỉ “khỏa thân” ngay trong thành phố. Tại đây, người có nhu cầu có thể thuê phòng theo tháng với giá từ 2.000 - 2.500 USD. Ngoài việc được sở hữu không gian thư giãn, bạn có thể được tận hưởng nhiều dịch vụ tuyệt vời. Các nhân viên phục vụ ở đây cũng xuất hiện thú vị trong tình trạng khỏa thân và phần lớn là nói tiếng Anh. Nơi đây đã được xếp vị trí đầu trong danh sách các khu nghỉ mát được ưa chuộng nhất ở Pháp, thu hút khoảng 50.000 khách mỗi kỳ nghỉ hè. Sức hấp dẫn của “Thành phố khỏa thân Cap D’Agde” khiến hầu hết những ai từng đến đây đều muốn quay trở lại nhiều lần hơn thế nữa.
Ngân Hà 
Theo Huff, Castawaystravel


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định đang gây xôn xao dư luận bởi những tác phẩm nude đầy nghệ thuật của mình.

 

Không hề dung tục hay trần trụi quá lố, mỗi bức ảnh nude của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định đều được xem như một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng chiều sâu cũng như những ý nghĩa hết sức nhân văn.
 
Trải qua gần 8 năm trong nghề, bằng đam mê và sức sáng tạo không ngừng nghỉ, nhiếp ảnh gia chuyên chụp nude này đã gặt hái không ít thành công ở cả trong và ngoài nước. Mới đây nhất, ông đã giành giải thưởng danh giá của cuộc thi ảnh quốc tế Giuliano Carrara lần thứ VII trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Hội trường lớn Tòa thị chính thành phố (Italia).
 
Cùng với các tác phẩm nghệ thuật của mình, Dương Quốc Định đã tạo nên một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, khác biệt và không định kiến về ảnh nude, người mẫu nude cũng như nhiếp ảnh gia chuyên chụp nude.
 
 Đưa ra lời bình luận về những tác phẩm nude nghệ thuật này, nhiều cư dân mạng không ngớt lời khen gợi.
Bạn Thu Hằng sau khi chiêm ngưỡng bộ ảnh đã thốt lên: "Thực sự ấn tượng. Cám ơn anh Dương Quốc Định nhiều!"
 
Trong khi đó, bạn Hoàng Văn Tuấn lại nhận xét theo một góc nhìn khá "chuyên gia": "Người mẫu rất đẹp, từng đường cong, người thợ chụp ảnh thật tinh tế, biết phối cảnh và làm nổi bật những vẻ đẹp nhất của người con gái đồng thời cảnh nền rất phù hợp với nhân vật và ý nghĩa. Tuyệt vời!".
 
Tâm sự với báo giới, Dương Quốc Định cho biết mỗi năm anh chỉ đầu tư tâm sức để chụp cho một người mẫu duy nhất. Có lẽ chính sự tâm huyết này là chìa khóa thành công của nhiếp ảnh gia chuyên chụp nude.
 
Để hiểu thêm về tài năng của vị nhiếp ảnh gia sinh năm 67, hãy cùng chiêm ngưỡng chọn bộ ảnh nude nghệ thuật dưới đây:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo Tiểu Yến Tử (Công Lý)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sức mạnh chính trường từ đâu?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
* Phần 1:
Người nước ngoài và một Quốc hội đa sắc tộc
Trong văn bản nhà nước Đức, tất cả những người mang quốc tịch Đức, nhưng di dân tới CHLB Đức sau năm 1949, người nước ngoài sinh ra ở Đức, người nhập quốc tịch Đức, người có bố và/hoặc mẹ là người nước ngoài, được gọi chung là „người Đức có nguồn gốc nhập cư“, còn dân dã vẫn quen gọi là „người nước ngoài“.
Trong danh sách ứng cử nghị sỹ 2013 vừa qua có ít nhất 89 ứng viên nguồn gốc nhập cư, gồm 23 ứng viên của Đảng Xanh, 20 ứng viên của Đảng Linke, 20 của SPD, 10 FDP, 8 Piraten, 8 CDU, tổng cộng chiếm 4% tổng số ứng viên của các đảng có đại diện trong Quốc hội. Nếu tính theo số dân, cứ 0,8 triệu dân có 1 ứng viên người nước ngoài, nhưng phân bố không đều, đặc biệt tại 4 tiểu bang Đông Đức Brandenburg, Mecklenburg-Vorpommern, Sachsen và Thüringen từng thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa „vô sản thế giới liên hiệp lại“, không có một ứng viên người nước ngoài nào.
Kết quả bầu cử, 35 trên tổng số 89 ứng viên trúng cử gấp rưỡi so với khoá bầu cử trước chỉ 21, chiếm 5,6% trên tổng số 630 nghị sỹ, trong khi tỷ lệ người nước ngoài ở Đức là 19% tổng dân số. Đặc biệt số nghị sỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, tộc người nước ngoài đông nhất chiếm 3,7% dân số Đức, tăng gấp đôi từ 5 trong kỳ bầu cử trước lên 11 kỳ này chiếm 1,7% tổng số nghị sỹ. Các nhà phân tích cho kết quả đó phản ảnh „sức khoẻ“ của một nhà nước dân chủ đại diện của mọi công dân, không phân biệt nguồn gốc từ đâu, bởi nhà nước nào ngày nay đều thừa nhận nguyên lý của, do, vì dân (tất cả mọi người) thì phải do sức mạnh tổng hợp toàn dân định đoạt chính trường. Người nước ngoài không ngoại lệ, phải được thu hút, hoà nhập vào sức mạnh đó!
Thành phần trong đảng phái cũng vậy, đứng số 1 trong danh sách ứng cử không phải chỉ người Đức mà cả người nước ngoài như Philipp Rösler gốc Việt, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Đảng FDP, hay Cem Özdemir người Thổ Nhĩ Kỳ Chủ tịch Đảng Xanh, nghị sỹ từ năm 1994. Điều mới mẻ nhất trong lịch sử quốc hội Đức là có 2 người da đen đều gốc Senegal trúng cử. Karamba Diaby sinh năm 1961 tại Marsassoum, nguyên là cậu bé mồ côi, tốt nghiệp Đại học Halle, mang quốc tịch Đức từ 2001, gia nhập đảng SPD năm 2009. Là Tiến sỹ ngành hóa, trưởng phòng đặc trách hoà nhập của Chính phủ Tiểu bang Sachsen-Anhalt. Còn Charles Muhamed Huber, cháu chắt của cố Tổng thống Senegal Léopold Sédar Senghor, sinh ở München, là diễn viên, nhà viết văn nổi tiếng, tư vấn chính sách cho các cơ quan cấp bộ ở Đức và FAO Liên hợp quốc. Hiện người da đen quốc tịch Đức chừng 500.000 (gấp 3 người Việt và gốc Việt ở Đức), tính ra tỷ lệ đại diện họ ở Quốc hội nay đã đạt một nửa so với người Đức.
* Phần 2: Bao nhiêu phần trăm Ba Lan trong con người Thủ tướng Merkel?
Trong nội các Đức hiện nay không chỉ Philipp Rösler Phó thủ tướng là gốc ngoại quốc thuần Việt, mà chính Thủ tướng Merkel cũng vậy, nếu tính mốc từ đời ông bà vốn thuộc tộc người Ba Lan. Ông nội Angela Merkel là Ludwik Kazmierczak sinh năm 1896 tại Posen, đất Ba Lan, hồi đó thuộc Đế chế Đức (sau thế chiến thứ nhất trả lại Ba Lan). Bà con của Kazmierczak thế hệ cháu chắt ở Ba Lan còn lưu bức ảnh năm 1920 chụp 2 vợ chồng, ông Ludwik Kazmierczak trong bộ quân phục quân đoàn người Đức gốc Ba Lan bị bắt, đặt dưới sự chỉ huy của quân đội Pháp chống lại Đế chế Đức hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1915, Ludwik Kazmierczak, 19 tuổi gia nhập quân đội Đức tham gia mặt trận phía Tây, có thể bị bắt hoặc trốn sang hàng ngũ quân Ba Lan thuộc Pháp. Quân đoàn này sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất được trả lại Ba Lan, tham gia phòng thủ biên giới phiá Đông chống Hồng quân Nga. Cũng vào thập niên trên, Ludwik Kazmierczak di dân sang Đức, sống ở Berlin-Pankow, làm cảnh sát, mất năm 1959. Cha Merkel được sinh ra tại Berlin năm 1926 mang họ tên Horst Kazmierczak, 4 năm sau đổi họ sang người Đức thành Horst Kasner, sau này chuyển về Hamburg, quận Barmbek sinh sống. Tại đó, năm 1954, ông cùng vợ Herlind Kasner sinh hạ Angela Kasner, Thủ tướng Angela Merkel hiện nay. Ông mất năm 2011. Merkel nhiều lần kể về nguồn gốc Ba Lan của mình. Năm 1995 tại ngày lễ thánh Hamburg, bà cho biết cha mình gốc Ba Lan. Năm năm sau, trả lời phỏng vấn báo Spiegel bà khẳng định 1/4 con người bà là Ba Lan. Vậy là cháu ruột Ludwik Kazmierczak, người Ba Lan nhập cư sang Đức cách đây hơn 70 năm, đã trở thành Thủ tướng Đức 3 nhiệm kỳ liên tiếp, một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Phải chăng, bài học lịch sử thảm khốc nước Đức phát xít thù ghét, tiêu diệt, xua đuổi người nước ngoài cùng mọi người Đức thuộc đảng phái khác, người thiểu năng, đồng tính luyến ái... để làm “trong sạch“ dòng giống Đức “thượng đẳng“ đã biến nước họ nay thành một chính trường rộng mở, hoà nhập với cả thế giới, thu hút bất cứ chính khách lỗi lạc nào của bất kỳ quốc gia dân tộc nào, sẵn sàng phụng sự dân tộc họ, quốc gia họ? Thế giới không thiếu gì quốc gia mức độ thảm khốc tương tự, nhưng liệu có rút ra được bài học như dân tộc Đức đưa quốc gia họ lên hàng đầu thế giới?
* Phần 3: Merkel còn bao nhiêu phần trăm Chủ nghĩa Xã hội trong ý thức hệ?
35 năm đầu cuộc đời Merkel người Tây Đức ít biết, được hé mở trong cuốn sách „Quãng đời đầu tiên của Angela Merkel“ do nhà sử học Ralf Georg Reuther và nhà báo Günther Lachmann xuất bản hồi đầu năm nay: Vào thời kỳ phân chia 2 nước Đức, hàng tháng có tới hàng vạn người ở xứ sở „Nhà nước công nông liên minh“ quay lưng lại với chính quyền chuyển sang Tây Đức, thì một nhà thần học trẻ cùng vợ với một đứa con gái mới vài tuần tuổi, Thủ tướng Đức hiện nay, lại chuyển sang CHDC Đức ở. Ông chủ hãng giúp di chuyển nhà cửa hỏi ông Horst Kasner, cha đẻ của Angela Merkel: „Tại sao một cố đạo tin lành lại tự nguyện rời miền Tây để sang sống ở miền Đông? Chỉ những người cộng sản hoặc những kẻ ngu ngốc thực sự mới làm điều đó“. Vài năm sau, việc chuyển nhà của gia đình Kasner hoàn tất từ Hamburg đến làng Quitzow, tỉnh Brandenburg, CHDC Đức. Cố đạo sau này của Hamburg có tên là Hans Otto Völber nói với Kasner rằng, „ông rất cần cho Brandenburg, vì ở đó không đủ cố đạo“. Albrecht Schönherr, Tổng Giám mục giáo xứ Brandenburg an der Havel đã cất nhắc Kasner từ trợ lý cố đạo lên chức vụ cao hơn, và đưa vào làm việc trong nhóm VVeißenseer, gồm những nhà thần học được giới thiệu làm việc cho nhà nước Đông Đức. Nhóm này giành nhiều thời gian và tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đả thông tư tưởng cho giáo dân ủng hộ xây bức tường thành Berlin, đồng thời cho rằng nhà thờ cần phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH. Ông „Kasner đỏ“, tên dân làng gọi cha của Angela Merkel, có thái độ thù nghịch với CHLB Đức mãi cho đến khi mất vẫn không muốn thay đổi.
Năm 1961, Angela Merkel bắt đầu đi học và cũng là năm bức tường thành Berlin được xây dựng. Cô là một học sinh xuất sắc luôn mang điểm 1 và 2 về nhà. Không thể khác được, bởi bà Herlind đã nói với con gái khi tới trường rằng: „Con là con của cố đạo, phải luôn học giỏi hơn những đứa trẻ khác“.
Với tính hiếu học đặc biệt, Angela học giỏi nga văn. Vào năm lớp 9, cô nữ sinh mẫu mực đạt giải Olympiade tiếng Nga của CHDC Đức. „Kasi“ như các bạn cùng lớp thường gọi Merkel lúc đó, được cử sang Moskva năm 1970 để thi Olympiade quốc tế tiếng Nga. Từ năm lớp hai, Angela đã được đeo khăn quàng xanh của Đội thiếu niên trẻ, một tổ chức cơ sở cấp dưới của Đoàn Thanh niên tự do Đức FDJ. Điều đó gần như tự động, bởi „đơn giản em cũng như bao học sinh khác thích vào Đội thiếu nhi“. Lên các lớp trên, Kasi thuộc những thanh niên tiêu biểu nhất, luôn là cán bộ Đoàn FDJ của lớp, được thưởng huy chương bạc Lessing vào năm lớp 10. Duy nhất một lần trong cuộc đời học sinh, nữ sinh lớp 12b Angela có „vấn đề“ khi tham gia tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề „Đoàn kết với Việt Nam“. Angela lên sân khấu đọc bài thơ „Cuộc sống buồn tẻ“ của Christian Morgenstern, tiếp đó hát bài „Quốc tế ca“ không bằng tiếng Nga hay Đức mà lại bằng tiếng Anh, rồi rời bỏ sân khấu. Hậu quả, Angela Kasner mất chức Phó Bí thư Đoàn và suýt nữa không được vào đại học. Cha của Angela phải lo cho con gái thoát khỏi kỷ luật. Trước tiên, ông nhờ cậy đến Schönherr với cương vị vừa là bạn bè vừa là cấp trên để có thể tác động tới Văn phòng tỉnh phụ trách các vấn đề tôn giáo, gửi bản kiểm điểm của con tới BCH Đảng bộ SED tỉnh Brandenburg, bảo con gửi tiếp tới Hội đồng tôn giáo tối cao Berlin do ông Manfred Stolpe phụ trách, sau này là thủ hiến tiểu bang Brandenburg. Cuối cùng thì Angela cũng được tha thứ với mức cảnh cáo cho hành động „khiêu khích chính trị“. Tuy nhiên trong văn bằng tốt nghiệp không hề ghi hình thức kỷ luật này.
Cô nữ sinh tốt nghiệp phổ thông với điểm xuất sắc bắt đầu khóa học mùa thu năm 1973 tại Leipzig, với chuyên ngành vật lý. Ngoài học tập nghiên cứu, Angela Kasner luôn là Ủy viên BCH Đoàn cơ sở, được phân công phụ trách tuyên truyền.
Tháng 6.1978, Angela Merkel nhận được tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, và phân công về Viện hàn lâm khoa học CHDC Đức vốn được coi là nơi làm việc tốt nhất của CHDC Đức. Nhà nữ vật lý trẻ với mức lương 650 Mark Đông Đức hàng tháng nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống hàn lâm, và còn là một cán bộ BCH Đoàn FDJ năng động phụ trách công tác cổ động tuyên truyền. BCH Đoàn của Viện trực thuộc Trung ương Đoàn mà Bí thư lúc bấy giờ là Egon Krenz sau trở thành Tổng Bí thư cuối cùng của đảng SED cầm quyền. Thông thường, hàng tháng cứ 1-2 lần, tại Viện, những vấn đề chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đánh giá kết quả các kỳ Đại hội, Nghị quyết Đảng cũng như những tranh cãi nóng bỏng về kẻ thù giai cấp được đưa ra bàn luận. Tuy nhiên, năm 1991 trong một lần phỏng vấn báo FAZ Merkel nói: „Tôi chỉ là một đặc trách viên về văn hóa. Tôi lo đi mua vé xem kịch và tổ chức các buổi đọc sách“. Còn người đỡ đầu và ủng hộ bà Merkel sau này là Günther Krause, nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải thì phản bác lại: „Bà ấy phụ trách công tác cổ động, tuyên truyền, được trang bị đầy đủ các kiến thức Mác trong đầu và với mọi thủ thuật chính trị để làm việc“. Như biên bản của kỳ họp vào tháng 11.1981 ghi, Angela Merkel là 1 trong 9 ủy viên BCH công đoàn Viện. Bà chịu trách nhiệm về công tác thanh niên. Tuy nhiên, trong chuyến trở lại từ Ba Lan năm 1981, công an biên phòng Đức kiểm tra túi xách tay của bà, phát hiện được 2 tấm ảnh mang biểu tượng công đoàn đoàn kết Ba Lan, một tạp chí và một huy hiệu công đoàn đoàn kết. Merkel giải thích được các bạn Ba Lan đưa đi thăm quan và tặng qùa, không hề biết những thứ đó có được phép mang theo hay không.
Chủ trương „mở cửa“ và „đổi mới“ mà Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô muốn cải cách Chủ nghĩa xã hội như luồng điện đánh thức tất cả những người ngưỡng mộ Liên Xô như Angela Merkel. Kỹ sư hóa lượng tử Michael Schindhelm nhớ lại, „người bạn, nữ đồng nghiệp phòng bên cạnh (Angela Merkel) mỗi ngày uống hai cốc cà phê hòa tan của Thổ Nhĩ Kỳ tại bàn của tôi. Chúng tôi dẹp phần „thế giới máy tính“ của chúng tôi sang một bên, để quan tâm đến sự phát triển tuyệt vời của đất nước đổi mới“. Không khí Viện sôi động. Angela Merkel đọc lại các diễn văn của Gorbaschow trên báo Sự thật và nghị quyết của Đại hội Đảng CS Liên Xô, rồi giải thích rằng: „Có sự khác biệt rất lớn giữa lãnh đạo Liên Xô với những người đứng đầu Đảng SED, CHDC Đức“.
Tháng 9.1989, tại nhà thờ Templin, bà Merkel tham dự hội thảo về tình hình chính trị của đất nước cùng với cha, em trai và Günther Nooke sau này là ủy viên đoàn chủ tịch phong trào „Khởi xướng dân chủ“. Tuy nhiên bà Merkel lại cương quyết từ chối một hệ thống xã hội kiểu phương Tây: „Nếu chúng tôi cải cách thì sau đó cũng không có nghĩa như kiểu CHLB Đức“. Về những gì xảy ra trong sự kiện bức tường thành Berlin sụp đổ vào ngày 9.11.1989, Angela Merkel kể: „Tôi xem Günther Schabowski (Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư SED phụ trách truyền thông) trên truyền hình và sau đó gọi điện cho mẹ tôi. Trước đó, ở nhà chúng tôi hẹn nhau, nếu bức tường thành bị sụp đổ, thì chúng tôi sẽ đi ăn ở nhà hàng Kempinski Austern“.
Vào thời điểm này, Angela Merkel đã thuộc về đảng đối lập „Khởi xướng dân chủ“. Cũng như các đảng đối lập khác, Đảng này theo quan điểm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ ở miền Đông nước Đức. Bà Merkel cũng như hàng triệu người dân CHDC Đức, kết thúc năm 1989 vẫn không muốn rời bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa Xã hội. Nhóm trí thức cánh hữu, trong đó có nhà văn Christa VVolf và Stefan Heym, tháng 11.1989 vẫn đưa ra lời hiệu triệu: „Tất cả cho đất nước chúng ta“. Trong đó, họ đặt nhân dân trước sự lựa chọn: Một bên là một „xã hội đoàn kết“ trên mảnh đất CHDC Đức cũ và một bên là „bán hết mọi giá trị tinh thần và vật chất của chúng ta“ bằng việc chuyển giao cho Tây Đức. Trong một lá thư ngỏ gửi Chrita VVolf, Merkel viết: „Nếu như Ngài còn muốn tin vào tương lai của Chủ nghĩa Xã hội thì đó có thể là một điều cần thiết, song phải soạn thảo ngay một dự án để hiện thực nó, chứ đừng tranh luận vô bổ. Ngay bây giờ chúng ta không có viễn cảnh tương lai chấp nhận được. Trong 40 năm CHDC Đức chúng ta đã phải đau đớn trả giá cho cái mỹ từ đầy hy vọng „Chủ nghĩa Xã hội“ rồi. Trong thời điểm nóng bỏng của đất nước này, việc các Ngài còn đi tập hợp và quyên góp chữ ký để nghiên cứu thì sẽ không còn tác dụng!“. Vì sao một Angela Merkel trong tháng 12.1989 còn đang ủng hộ một viễn cảnh CNXH, sau 13 tháng đã trở thành Bộ trưởng Gia đình trong Chính phủ Liên bang Đức? Làm sao từ một người ý thức hệ cộng sản, sau hơn chục năm thống nhất nước Đức, bà đã trở thành Chủ tịch Đảng CDU, Thủ tướng CHLB Đức, và lãnh đạo CDU thắng cử kỳ bầu cử quốc hội lần này cao bậc nhất trong lịch sử Đảng CDU? Nhiều nhà quan tâm tới tiểu sử Merkel tự hỏi, còn bao nhiêu phần trăm CHDC Đức trong con người Angela Merkel? Phải chăng ý thức về vận mệnh và tiền đồ dân tộc quyết định vai trò của chính khách, bất luận tư tưởng của họ sẵn có như thế nào, miễn là họ hoà nhập vào xu thế chính trường của thời đại? Nếu không xã hội loài người đã dẫm chân tại chỗ, không phát triển tới thế giới hiện đại ngày nay!
* Phần 4: Chính trường và quy luật „chọn lọc tự nhiên“
„Chính trường“, „thương trường“, hay „chiến trường“, thậm chí „tình trường“ đều là những phạm trù chỉ số nhiều, cho tới „vô cùng lớn“, nếu không, không thể gọi là „trường“. Tất nhiên, để có thể tạo ra sức mạnh, số nhiều chỉ mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ để đạt tới „khi và chỉ khi“ nó có khả năng tự chọn lọc và đào thải liên tục. Sẽ không có được những hàng hoá thương hiệu mạnh, nếu thị trường không tập hợp được vô cùng lớn các nhà kinh doanh tham gia và qua đó đào thải những hàng hoá không còn nhu cầu. Chính trường Đức cũng vậy!
Lần đầu tiên trong lịch sử CHLB Đức, Đảng FDP, một đảng lớn hàng đầu xưa nay, bị loại ra khỏi Quốc hội với số phiếu bầu tụt từ 14,7% kỳ bầu cử năm 2009 xuống còn 4,8% năm nay, dưới ngưỡng tham gia Quốc hội quy định 5%. Chủ tịch đảng FDP, Philipp Rösler gốc Việt và toàn bộ BCH trung ương Đảng phải nhận trách nhiệm đối với thất bại, cùng từ chức, mặc dù nguyên nhân gốc rễ chưa hẳn đã hoàn toàn do họ.
Từng nổi tiếng là một tài tử chính trị xuất chúng, Rösler được kỳ vọng có thể cứu vớt được Đảng FDP sau khi uy tín Đảng tụt xuống đáy chỉ còn 3% mức tín nhiệm, xảy ra ngay sau thắng lợi kỳ bầu cử trước. Rösler được bầu làm Chủ tịch, thay người tiền nhiệm, với số phiếu cao nhất nhì xưa nay, nhưng rốt cuộc bất lực; như một thương hiệu mất giá trên thương trường, FDP bị đào thải khỏi Quốc hội.
Trước hết, FDP đã sai lầm khi tranh cử bằng „mưu lược“ với lời kêu gọi cử tri, „Nếu muốn tiếp tục bầu Merkel, hãy bầu đảng FDP“, nhằm vận động phiếu bầu của những tín đồ liên minh Đảng CDU/ CSU với lập luận, chỉ khi bầu đảng FDP, Chính phủ của Liên minh FDP+CDU/CSU rất uy tín hiện nay mới có thể duy trì. Tuy nhiên, nhiều tín đồ thất vọng, cho đó là hành động tự hạ thấp không thể tưởng tượng được khi không tin vào chính khả năng, trí óc của mình mà „ăn mày dĩ vãng“, bám vào qúa khứ, vào danh tiếng của nữ Thủ tướng Merkel. Các cử tri đã đưa ra quyết định logic nhất, đánh dấu tín nhiệm vào ô bầu Đảng CDU/ CSU khi muốn tiếp tục thấy bà Merkel trong dinh Thủ tướng mà không cần đánh vào ô Đảng FDP. Kết quả, hơn 2 triệu người năm 2009 bầu đảng FDP năm nay chuyển sang ủng hộ liên minh Đảng CDU/ CSU, khiến số phiếu bầu của họ đạt kỷ lục xưa nay tới 41,5%. Đảng FDP mất phiếu nhiều nhất ngay tại tiểu bang Baden-Württemberg từng tín nhiệm họ nhất vào năm 2009 tới 18,8% phiếu bầu; nay có tới 570.000 số cử tri đó chuyển sang bầu cho đảng SPD và 400.000 bỏ bầu cử do quá thất vọng. Ngoài ra, đảng AfD mới thành lập xuất hiện trong kỳ bầu cử này với tôn chỉ mục đích chống đồng Euro đã lấy mất tới 440.000 cử tri của FDP. Không đảng nào mất số phiếu bầu nhiều hơn thế vào tay AfD.
Tiếp theo, đảng được dân tín nhiệm cầm quyền hay không rốt cuộc do niềm tin của họ vào chủ trương đường lối đảng đó qua thực tế quyết định; nhưng chính sách thuế của đảng FDP, theo thăm dò dư luận, chỉ được 6% dân chúng ủng hộ, chính sách y tế chỉ 4%, và chính sách kinh tế mặc dù thuộc lĩnh vực chủ chốt có tiếng của đảng FDP xưa nay cũng chỉ 3%. Đặc biệt có tới 83% người được hỏi, đồng ý với đánh giá: Đảng FDP hứa hẹn nhiều nhưng gần như không thực hiện được, tức bất lực - nguyên nhân cốt lõi FDP bị người dân bất tín nhiệm!
Đó cũng là thước đo „chọn lọc tự nhiên“ nghiệt ngã nhất của chính trường, khi lá phiếu định đoạt số phận đảng phái được đặt vào tay người dân tự chọn lựa. Nó buộc mọi đảng phái dù thắng cử cũng phải nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi nếu không sẽ bị người dân gạt bỏ tại bất cứ kỳ bầu cử nào. Nhưng nó cũng tạo cơ hội cho bất cứ Đảng nào quyết tâm vượt qua thất bại. Ngay đêm bầu cử, Christian Lindner, Phó Chủ tịch FDP, Chủ tịch đoàn Nghị sỹ FDP tiểu bang Nordrhein-Westfalen đã nhận thấy nguy cơ thất cử, ra tuyên bố, kêu gọi „tình trạng FDP rất nguy ngập, chúng ta phải cải cách tư duy tận gốc rễ“ ! Quốc hội Đức là nơi tập trung mọi sức mạnh chính trường Đức; FDP dù thất cử, hay bất kỳ đảng nào, chính khách nào cũng vậy, đều có quyền kỳ vọng tham chính, một khi thay đổi được chính mình như người dân mong đợi, chứ không phải ngược lại!
N.S.P.
Phần nhận xét hiển thị trên trang