Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

CUỘC CHIẾN SIÊU ẢO TRÊN BẦU TRỜI SIÊU THỰC .( Tin thì tin, không tin thì thôi! )



NGUYỄN KHẢI CA 


Thiền 5
Cuộc chiếnPoll 2000
Vũ trụ Lama học 15
Bát Nhã xuất chiêu
Thiền 4
Thiền 3
Đại định
Ngày X, giờ G, tại trung tâm Tản Viên, Tam Đảo, Panshipan và một vùng núi xa xăm trên Hymalaya hùng vĩ. Những người vì lòng nhân hậu đã bắt đầu khởi động Cuộc Chiến Siêu Ảo trong không gian Đa Chiều siêu thực.

Phải nói đây cũng là cuộc chiến không khoan nhượng giữa chúng ta, Việt Nam và bè bạn của Việt Nam. Những người vì một Việt Nam yêu quý với những kẻ Hắc Đạo muốn làm hại nòi giống Người Việt. Kết quả thu được là đẩy lùi được những "làn gió chướng" từ Phương Bắc thổi về vùng biên giới phía Tây Bắc Việt Nam.

Những người thực thi trong đêm, họ là những người không thuộc bất cứ tổ chức nào trong chính phủ và phi lợi nhuận, ngoài lòng yêu dân tộc Việt Nam. Họ là những Lama, những Hòa Thượng bậc cao và những "Phù Thủy" (Pháp sư), những giáo sư, tiến sỹ đã và đang nghiên cứu về thế giới "Vô Hình" Thế giới siêu vi, Thế giới Ma và Thần Linh. Họ là những người có những tháng năm tu luyện khắc khổ để có được nội công năng cao thâm.

Họ đã cùng đồng thời phát động được toàn bộ sóng xác thân hợp nhất với sóng não bộ thành một sức mạnh tổng hợp. Điều này được tạo bởi những con người đã dày công tu luyện.

Kể từ hơn một năm nay, biên giới phía Bắc Việt Nam có những luồng Vận Hà đen tối liên tục xâm nhập vào vùng lãnh thổ không phận phía bắc nước ta. Những luồng Vận Hà Đen chủ yêu xuất phát từ vùng núi Ai Lao và khu vực núi Hắc Mộc thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Luồng vận hà đen này mang gì trong nó?

Đó là những linh hồn của những kẻ khi sống hành động như một kẻ bại hoại, siêu ác và hoang dâm vô độ, những kẻ mang trong tư duy những mánh khóe hại người.

Cô gái Tạng 4 Tham thiền

Những con người này khi chết linh hồn họ được sóng não bộ du chuyển nằm trên một dải tần trong vũ trụ đa chiều thấp nhất (Cõi Trung giới - Cảnh giới 01) nghĩa là trong không gian loài người đang sống.

Sau khi được dẫn dắt bằng những người có nội công năng cao, những linh hồn này xoắn vào nhau trở thành luồng vận hà và chịu sự điều khiển của những tần số sóng vi hạt mạnh mẽ của những người từng tu luyện (Những Đạo sỹ Yogi , Pháp Sư, những Hòa Thượng cao cấp, nhưng trong con tim họ tam chế Tham - Sân - Si chưa được giải trừ) để dồn đuổi luồng vận hà này tới những nơi cần thiết, phục vụ cho những ý đồ đen tối.

Tác hại của những linh hồn này là có thể bắn phá ngay vào não bộ con người, hoặc con vật thiếu bản năng sinh tồn, những kẻ muốn vì mình, hại người. Những người này có sóng não bộ yếu kém nên rất dễ cộng hưởng và lưu giữ lại trong não bộ để từ đó tăng cường Ác tính trong người. Kẻ yếu hèn có thể mắc chứng thần kinh (Điên dại) bột phát để từ đó tràn ra xã hội làm những điều mà bình thường anh ta không dám làm. (Ma ám)

Cám ơn các Đại Lạt Ma, các Hòa Thượng và các Phù Thủy bậc thầy có tấm lòng yêu quý dân tộc Việt. Bầu trời siêu hình Việt Nam nhất định được quang đãng. Con người Việt Nam dù đang mắc những hội chứng tàn ác cũng sớm được giải trừ để dân tộc Việt trở nên thông minh trong sự bảo tồn đất nước của những người Giao chỉ hùng cường

Chúng ta thề quyết bảo vệ bầu trời siêu ảo của Tổ Quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta luôn được trong sạch. Những áng mây đen mang đau thương cho dân tộc dù bất kì nơi nào đưa tới cũng sẽ bị quét sạch

!Om Mani...
Ba Vì, Sixsen đêm tháng 03 / 2013

Giai-BA-Nha-n-c-thu-phap-C-K-Luoc-N-A-Tuan.jpg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐÃ CÓ QĐ PHẾ TRUẤT CHỨC VỤ TBT CỦA ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP



 

18h hôm nay, chúng tôi được biết, đã có QĐ phế truất chức vụ Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết của ông Đinh Đức Lập. Ông này sẽ về "ngồi chơi xơi nước" tại một trung tâm đào tạo thuộc Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Được biết có thể Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó TBT cũng sẽ phải ra đi cùng ba trưởng ban khác của báo sau khi Đại Đoàn Kết có Tổng biên tập mới.

Nếu không có gì thay đổi, TBT mới của báo Đại Đoàn Kết sẽ là ông Chính, hiện đang là Trưởng ban phụ trương Thời Nay của báo Nhân dân.

Chỉ tiếc là hơi muộn, sau khi ông này làm nhiều chuyện bố láo, hại đồng nghiệp, mất uy tín của báo: 
Đ ĐK và giờ đây xem ra có vẻ "Hạ cánh an toàn!

Lược đăng: Mua nỏ thần - hay bán rẻ lòng tin?- VÔ ƯU.

Lời Của Ngố: Nói phải cũng nghe. Ngố bị thuyết phục bởi bài này. Do nội dung có những vấn đề chưa tiện nói, xin chỉ lược đăng, mong được trao đổi. ( bạn nào muốn đọc cả bài, sẽ tự tìm, xin cảm ơn )
















Người xưa, Triệu Đà rõ biết chẳng thể dùng tiền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của một nước mà phải dùng nội gián phá vỡ khối đoàn kết từ bên trong. Hay nói cách khác là không thể dùng tiền mua được nỏ thần mà phải trộm cắp nỏ thần. Thêm nữa, Triệu Đà đã gặp may khi đối thủ An Dương Vương quá đỗi tự mãn, dễ dàng sa ngã vào lòng tham, cám dỗ dục vọng và mắc rất nhiều sai lầm khi điều hành, quản lý đất nước qua cách hành xử độc tài, bảo thủ, cực đoan, chuyên quyền,…; nội bộ cộng đồng Âu Lạc dễ bị thao túng, chia rẽ cũng do nơi lòng tham, sự ích kỷ, sự hiểu biết chủ quan, nông cạn,…
Có lẽ, Triệu Đà cũng rõ biết “Nếu dùng tiền mua được nỏ thần của An Dương Vương thì hẳn là An Dương Vương đã có rất nhiều súng thần công…
Còn nhớ chuyện hàng ngàn năm về trước. Vua An Dương Vương được Thần Kim Quy trao cho nỏ thần để bảo vệ đất nước. Lúc bấy giờ, Triệu Đà là kẻ muốn xâm chiếm thành Cổ Loa nhưng sau nhiều lần liên tiếp tấn công đều chuốc lấy thất bại ê chề. Do biết An Dương Vương có báu vật trấn quốc - nỏ thần Triệu Đà đã giở thủ đoạn cầu hòa bằng việc đưa con trai Trọng Thủy sang làm con rể An Dương Vương nhằm mưu đồ trộm cắp nỏ thần. Gian kế thành công, Triệu Đà trộm được nỏ thần đã kéo đại quân sang nhấn chìm thành Cổ Loa trong biển lửa. Việc mất nỏ thần, mất nước khiến An Dương Vương phẫn uất chém đầu công chúa Mỵ Nương rồi tuẫn tiết.
Câu nói sau cùng mà vua An Dương Vương nghe thần Kim Quy nói là “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó” để rồi An Dương Vương vung một nhát kiếm cắt lìa đầu công chúa Mỵ Châu. Có thể xem đây là một nhát kiếm oan nghiệt, đầy tội lỗi. Là đỉnh cao thành công của gian kế chia rẽ sự đoàn kết ở đất nước Âu Lạc khiến người cha phải tự tay giết chết người con ruột thịt, máu mủ.
Câu nói Thần Kim Quy từng nói “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó” đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Hãy khai quật nấm mồ lịch sử để xem ai đúng, ai sai?
Ở góc nhìn hạn hẹp, bạn sẽ thấy An Dương Vương giết Mỵ Châu là đúng với câu gợi ý của Thần Kim Quy.
Nhưng khi mở rộng vấn đề trên phương diện tổng thể thì bạn sẽ nhận ra An Dương Vương đã sai hoàn toàn, càng làm, càng sai. Và … sự u mê, mù quáng lý trí, tình cảm đã khiến An Dương Vương hiểu sai lời gợi ý của Thần Kim Quy.
Nỏ thần mất, nước mất không do nơi công chúa Mỵ Châu mà do An Dương Vương quá tự cao, tự đại, chủ quan, khinh suất việc phòng bị. Kể từ khi kết thông gia cùng Triệu Đà đã tự mãn, không còn thao lược quân sĩ mà mãi lo đàn ca, hát xướng, ăn chơi, hoang đàng khiến tinh thần đoàn kết quân dân bị đứt gãy. Và… đến khi Triệu Đà đem quân đánh sang, Trọng Thủy làm nội ứng thì thành Cổ Loa mất là lẽ đương nhiên và là việc ngoài tầm của Mỵ Châu.
Lấy chồng thì phải theo chồng, gia quy phong kiến đã vậy thì bảo Mỵ Châu làm sai thì thật rất miễn cưỡng. Thế nên “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó” mà An Dương Vương ra tay sát hại con thì đủ thấy tầm nhìn của An Dương Vương quá ư kém cỏi. Từ đầu đến cuối, lỗi lầm do một tay An Dương Vương gây nên mà lại đi giết chết con thì thật quá thiển cận, ngu muội.
Nhìn lại sau lưng là nhìn lại những việc mình hoặc những người đi trước đã làm để nhận biết những việc gì đúng, những điều gì sai, chưa ổn ngõ hầu ra sức sửa sai hoặc làm tốt hơn chứ không phải nhìn ra phía sau để thấy Mỵ Châu rồi giết. Trên thực tế, công chúa Mỵ Châu không thể đưa nỏ thần cho Trọng Thủy.
Vì sao không có việc Mỵ Châu trao Trọng Thủy nỏ thần?
Vì nỏ thần vốn không có thật. Hay nói đúng hơn là nỏ thần không phải là một hiện vật hữu hình.
Tôi đã dựa vào điều gì để xác thực lại Truyền thuyết nỏ thần An Dương Vương?
Tôi dựa vào sự thật là không thể có sự tồn tại của chiếc nỏ thần vật chất. Đã từ lâu chúng ta chỉ dựa vào “tai nghe, mắt thấy”, dựa vào hiện tượng mà không nhận diện bản chất vấn đề, chúng ta đã lười biếng tư duy nên góc đánh giá vì thế cũng lệch lạc, sai lầm.
Nỏ thần là gì?
Nỏ thần vốn là tinh thần đoàn kết dân tộc của người Âu Lạc xa xưa. Một tinh thần đoàn kết vững chắc, kiên định khiến giặc ngoại xâm hùng mạnh phương bắc không thể đô hộ. Triệu Đà sau nhiều lần xâm chiếm không thành đã đưa Trọng Thủy sang cầu thân nhằm mục đích đánh tan sự cảnh giác của An Dương Vương cùng người dân Âu Lạc. Kết quả là An Dương Vương đã tự rơi vào quỷ kế của Triệu Đà, chỉ vài lời tâng bốc, tán dương đã khiến An Dương Vương trở nên tự mãn, ngủ vùi trên chiến thắng và những cuộc ăn chơi vô độ, thâu đêm đã phá hoại sức khỏe, tinh thần đoàn kết của người Âu Lạc. Đến khi thời cơ chín muồi thì một lần tiến quân Triệu Đà đã đánh tan đoàn quân rệu rã tinh thần chiến đấu của An Dương Vương.
Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó - Chính là những việc mà mỗi người đã từng làm chứ không phải đó là thằng hàng xóm hay công chúa Mỵ Nương… gây ra. Bạn đừng hiểu lầm mà hỏng việc.
Nỏ thần An Dương Vương là một bài học lịch sử chứ không chỉ là truyền thuyết. Người xưa đã thi vị hóa câu chuyện khiến người đời nay cứ ngỡ là một truyền thuyết không có thật. Người xưa đã không dám nói thẳng sai lầm của An Dương Vương vì vua bênh đằng vua, quan bênh đằng quan,… sơ sẩy là đầu lìa khỏi cổ.
Nỏ thần vốn không phải là vật thật mà là tinh thần đoàn kết dân tộc chặt chẽ, bền vững. Triệu Đà vốn thâm hiểm, sau nhiều lần tiến đánh thất bại đã nhận biết chẳng thể xâm chiếm Âu Lạc bằng sức mạnh quân sự nên đã đưa Trọng Thủy sang để tạo sự chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ cộng đồng người Âu Lạc.
Người xưa, Triệu Đà rõ biết chẳng thể dùng tiền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của một nước mà phải dùng nội gián phá vỡ khối đoàn kết từ bên trong. Hay nói cách khác là không thể dùng tiền mua được nỏ thần mà phải trộm cắp nỏ thần. Thêm nữa, Triệu Đà đã gặp may khi đối thủ An Dương Vương quá đỗi tự mãn, dễ dàng sa ngã vào lòng tham, cám dỗ dục vọng và mắc rất nhiều sai lầm khi điều hành, quản lý đất nước; nội bộ cộng đồng Âu Lạc dễ bị thao túng, chia rẽ cũng do nơi lòng tham, sự ích kỷ, sự hiểu biết chủ quan, nông cạn,…
Có lẽ, Triệu Đà cũng rõ biết “Nếu dùng tiền mua được nỏ thần của An Dương Vương thì hẳn là An Dương Vương đã có rất nhiều súng thần công.
Ngày nay, con người thông minh, nhiều hiểu biết hơn xưa nhưng do chủ quan, độc tài mà quên vội những bài học quý cổ xưa.
Mua nỏ thần ư? Được không?
Có lẽ mua được nhưng đó là chiếc nỏ thần bằng vật chất, nó không có là bao giá trị, không có nhiều ý nghĩa cho khối đoàn kết dân tộc, khối đoàn kết toàn đảng, toàn dân. Thậm chí là chính do sự khuất tất của việc mua sắm nỏ thần; sự độc tài, bảo thủ, giả trá,… ở một nhóm người càng khiến cho sự chia rẽ nội bộ, chia chẻ khối đoàn kết dân tộc. Và … đất nước sẽ về đâu khi lòng người ly tán, niềm tin gửi nơi giới lãnh đạo không còn nữa.
Mai này, con người sẽ khe khẽ hát “Niềm tin, niềm tin ơi! Niềm tin ở nơi đâu?”. Tin vào điều gì khi mọi thứ xung quanh đều chứa đựng sự giả dối, lọc lừa,… Vậy thôi! Ích kỷ, sống im lặng, giữ mình. Chuyện không dính đến quyền lợi của ta là chuyện của thiên hạ, không nên dính vào mà thiệt thân,… Khi đó, người đời lại mắng cho “Ngu mà chết”. Khi mọi người dân, mọi thành phần, tầng lớp xã hội đều sống trong mô hình sống lý tưởng - lòng tham, tính thực dụng, sự ích kỷ,… giặc cướp vào nhà, chiếm nước mà vẫn bàng quan, hờ hững,… thì nước nhà còn lại gì? Hãy nhắm mắt lại và dệt một giấc mơ đẹp - Điều đó sẽ không xảy ra và chôn vùi cuộc đời mỗi người trong giấc mơ phù phiếm, vô thường đó.
Và người đời nay nếu mua được nỏ thần thì hẳn nước bạn đã có vô số súng thần công trấn giữ. Mua đồ phế thải về để nấu đồng thì hãy nên mua đồ đồng thì mới được việc. Đừng tự “lừa mình, dối người”, đánh cắp niềm tin của nhau dẫn đến việc “Tiền mất, tật mang”. Đất nước sẽ khó thể phát triển ổn định, bền vững khi lòng người nhiều hoài nghi, sống ích kỷ, tham lam và thực dụng; giới chính khách thì độc tài, bảo thủ và chuyên quyền.
Đất nước sẽ về đâu khi khối đoàn kết toàn dân rời rã, chia chẻ mà không còn sự gắn kết?
Hãy trân trọng người như trân trọng chính mình! Đó là giá trị của mỗi con người và đó là điều mà những người làm công tác quản lý xã hội, lãnh đạo đất nước cần nên gìn giữ, bảo nhậm.

...
Khi mọi thứ vượt giới hạn, rối như tơ vò thì sẽ có một gã khờ nào đó ngồi chết lặng rồi nhận ra 1 sự dối lừa, 2 sự dối lừa, 3 sự dối lừa,… Sau khi lần ra mọi đầu dây, mối nhợ gã khờ tự nói với lòng “Thì ra bản chất của mọi vấn đề nơi xã hội là sự dối lừa, là không đáng tin”. Nhưng gã khờ vốn không là người kín miệng thế là gã đi rêu rao cho mọi người cùng biết; có những điều gã khờ nói đúng khiến mọi người suy ngẫm và nghĩ đến việc tự đổi thay và một tất yếu nơi cuộc sống là xã hội loài người cần đổi thay, không thể sống trong dối lừa, giả trá mãi. Và … nếu những nhà quản lý xã hội, những nhà lãnh đạo đất nước cũng như thế giới không sớm thức thời để đổi thay cách thức quản lý xã hội dựa trên sự dối lừa, giả trá, ngụy tạo giá trị,… thì việc bị đào thải khỏi xã hội là điều hoàn toàn tự nhiên, đúng mực. Khi con người không sống bằng sự thành tín và bị nhận diện thì sẽ không còn người ủng hộ, tôn trọng nữa. Niềm tin không còn thì có tồn tại, có sống thì cũng là đồ thừa, là phế vật đáng bỏ đi của con người.
Nhìn lại lịch sử thăng trầm ở các nước từ lâu xa mỗi người sẽ tự có câu trả lời. Hy Lạp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, Italy, Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… tất cả đã từng là những đế chế hùng mạnh và không ít trong số đó đã từng lụn bại, tan rã hoặc đang ngụp lặn trong bối cảnh xã hội hiện tại. Đó là do nơi niềm tin bị đánh cắp. Khi niềm tin không còn thì một tất yếu lịch sử sẽ diễn ra - Sự đổi thay. Và … sự đổi thay cũng có 5 ngõ, 7 đường.
Tại sao ta không thể sống bình thản, an nhiên, tự tại, là chính mình?
Tại sao ta phải dựa giẫm, nương nhờ người khác mà không tự đứng trên đôi chân của mình một cách vững vàng?
Sống vì sự thật mà không cúi mọp trước những dối lừa, giả trá. Như những đứa trẻ sống hồn nhiên, chân thành, đồng điệu cùng những người bạn để cuộc sống có nhiều niềm vui và thảnh thơi. Khối đoàn kết, sự an toàn có nơi sự hiểu biết của nhân loại, của những người bạn chân thành,… chứ không phải ở nơi những cam kết suông, không nhiều giá trị. Hãy nên nhớ rằng nơi lối sống thực dụng có câu “Người không vì mình trời tru, đất diệt”!
Đừng dùng ngôn từ đãi bôi “Nâng lên một tầm cao mới” vì sẽ không ai biết tầm cao mới là ở nơi đâu? Tầm cao mới nó không có thật vì thế nó chỉ có giá trị nơi cửa miệng của một vài người hay nói cách khác nó không có giá trị nào cả và đôi khi nó sẽ khiến người khác dè bĩu, khinh miệt. Hãy thật sống khách quan, có hiểu biết! Nếu không thể lãng tránh, lẩn trốn một vấn đề nào đó thì hãy quả cảm, bình thản đối mặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách đúng mực, dựa vào lẽ phải, sự thật cùng sự hiểu biết tổng thể, khách quan.
Lời thật dễ gây mất lòng người nhưng thuốc đắng mới dã tật.
Lẽ ra, có những chuyện nên tế nhị, nói nhỏ cùng nhau. .. Tin rằng những lời bàn ra, nói vào sẽ khiến các nhà quản lý xét đến những điều tôi đã trình bày và có một sự tìm hiểu đúng mực về những điều tôi đã viết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

[Audiobook] Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn - Chung Quanh Tôi (+danh sách p...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Lãnh tụ vĩ đại” tỷ lệ thuận với nghèo đói và lạc hậu.

Lời bàn của Ngố: Có lẽ anh Phạm Thành và một số anh khác chưa hiểu nên mới théc méc. Nếu các nước không nghèo nàn lạc hậu người ta cần đến "Lãnh tụ vĩ đại " làm gì? Có thế thôi mà không vỡ lẽ, vỡ chữ sao? 

B. Đ. x.

4
Mình vào Ba sam thấy có cái tít bài ngồ ngồCó mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và lạc hậu?” liền vào xem, quả là đúng thật. Trộm nghĩ, những nước này mà có thêm “thiên tài quân sự” nữa thì không biết nó có còn tỷ lệ thuận với đói nghèo và lạc hậu nữa không hay nó như mũi tên vút lao xuống âm phủ?”.
Mình thấy những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những nước đói nghèo và lạc hậu so với những nước không có “lãnh tụ vĩ đại”. Những nước càng có nhiều “lãnh tụ vĩ đại” thì càng đói nghèo và lạc hậu.

Bắc Triều Tiên có tới 3 “lãnh tụ vĩ đại” là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) và Kim Jong-un (Kim Chính Ân). Năm 2012, GDP bình quân đầu người (GDP per capita) ở Bắc Triều Tiên là $783, so với Nam Triều Tiên không có “lãnh tụ vĩ đại” nào, có GDP per capita là $22.590.
Những nước giàu có và văn minh không có “lãnh tụ vĩ đại” như Luxembourg có GDP bình quân đầu người trong năm 2012 là: $107.476; Na-uy: $99.558; Thụy sĩ: $79.052; Thụy Điển: $55.245, Úc: $67.036; Canada: $52.219; Mỹ: $49.965; Đan Mạch: $56.210; Nhật: $46.720…
Trẻ em nước Triều Tiên
Trẻ em nước Triều Tiên
Những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những nước nghèo, chẳng hạn như Trung Quốc có “Mao Chủ tịch vĩ đại”, có GDP bình quân đầu người trong năm 2012 là $6.188; Việt Nam ta cũng có “lãnh tụ vĩ đại”, có GDP per capita năm 2012 là $1.596; Cuba có “lãnh tụ vĩ đại” Fidel Castro, có GDP per capita năm 2012 là $9.900, Liên bang Nga, trước là Liên Xô, có “lãnh tụ vĩ đại” là Lenin, Stalin… có GDP per capita năm 2012 là $14.037.
Hiện nay, rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Ảnh: N.B
Hiện nay, rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Ảnh: N.B
Cũng có những nước đói nghèo và lạc hậu, có GDP per capita thấp, mặc dù không có các “lãnh tụ vĩ đại”, nhưng những nước hiện có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” và người dân đang tôn thờ các “lãnh tụ” ấy, thì chưa từng có nước nào giàu có hay văn minh, tiến bộ.
Các số liệu trên lấy từ nguồn WordBank, CIA World Factbook, IMF và LHQ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quê Choa: Chuyện bất ngờ ở phút cuối Lễ viếng Đại tướng Võ N...

Quê Choa: Chuyện bất ngờ ở phút cuối Lễ viếng Đại tướng Võ N...: Lam Giang Theo Infonet 12h đêm, khi cánh cổng Nhà tang lễ quốc gia đã khép chặt, phía bên ngoài những con phố vẫn đông nghịt người dân... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoa học xã hội ở ta là thế

vương Trí Nhàn 
Như tiêu đề của nó đã nêu rõ, bài viết  Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? ( xem mạng bauxite Việt Nam 7-10-13) không chỉ xới lại một hiện tượng nổi cộm thời gian gần đây, mà còn động chạm tới tình trạng của khoa học xã hội ở VN nói chung.
Tại sao lớp trẻ Việt Nam ngao ngán KHXH đang dạy ở nhà trường và những đầu óc ưu tú nhất trong thế hệ các em chối từ đến cùng các ngành sử triết ..?
 Tại sao những người cầm chịch KHXH hiện nay không ngớt kêu gào đưa trình độ của ngành lên tầm quốc tế, và càng kêu thì họ càng thấy tuyệt vọng?
Bài viết của Nguyễn Thị Từ Huy, suy cho cùng, có liên quan tới các hiện tượng đó.
Đọc xong bài này tự nhiên trong đầu óc một người như tôi nẩy sinh nhu cầu phải trở lại với các câu hỏi "nguyên thủy", chẳng hạn quá trình hình thành KHXH ở ta là thế nào, thực chất quan niệm của xã hội về những người làm KHXH ở ta ra sao…
Có hiểu những nguyên nhân xa, thì mới lý giải được tình hình trong giới gần đây. Họ là những người như thế, được đào tạo như thế, thì sẽ ứng xử với nhau như thế, làm ra những sản phẩm như thế, có gì là lạ.
  Để nghiên cứu về tình hình giới KHXH ở VN, tôi có thói quen mò mẫm vào hậu trường của giới nghiên cứu Liên xô trước đây, để tìm sự tương đồng. Ở Thư viện của Viện thông tin khoa học xã hội 26 Lý Thường Kiệt Hà Nội,  tôi bắt gặp một số tài liệu có khả năng gợi mở rất cao, nghĩa là cứ y như họ viết về VN vậy.
Thí dụ như bài viết dưới đây của tác giả N. Kozlova, in trên  tạp chí Khoa học xã hội ngày nay (ONS) số 2-1991.
Đọc xong, tôi thấy yên tâm. Khoa học xã hội ở ta là thế, làm sao khác được! 
Bài viết sau đây không phải bản dịch đầy đủ mà chỉ là một bản lược thuật, được làm để dùng riêng, nhưng tôi tin là  đã truyền đạt chính xác các ý tưởng của tác giả.  

CHÍNH HỆ TƯ TƯỞNG HÓA KHOA HỌC ĐÃ LÀM NGHÈO

VĂN HÓA
Trong xã hội Xô viết, xuất hiện một tình thế quái đản: “Khoa học giữ chức năng hệ tư tưởng, còn hệ tư tưởng thì khoác cái trang phục của khoa học”.
Vấn đề này có cơ sở xã hội của nó.
Trong chủ nghĩa xã hội, tồn tại một kiểu trí thức. Nhờ  đáp ứng được nhu cầu cấp bách của cách mạng, họ đóng một vai trò đáng kể trong quá trình lật đổ cái cũ cũng như xây dựng cái mới.
Trong tiếng Pháp có một danh từ les parvenus de le sciene – tức là những kẻ mới phất lên trong khoa học.
Đó là những kẻ không có học hành cơ bản nhưng ham hiểu biết và tin vào tương lai.
Ở họ, lòng ham hiểu biết và ý hướng muốn thay đổi thế giới nhập làm một.
Họ không chỉ quan tâm đến tri thức như là những chân lý vĩnh hằng, mà còn ý thức được sức mạnh tri thức khoa học ngay trong hoàn cảnh hiện tại.
Ham hiểu biết, nhưng do nhạy bén với nhu cầu trước mắt của cách mạng, đồng thời họ đi vào chống tri thức( nhất là các tri thức bậc cao, tri thức trừu tượng), và cũng luôn thể  phủ nhận cả giới trí thức. 
Đây chính là cách mà họ tìm ra trên con đường lập nghiệp.
Với họ, trí thức thường là một thứ ông lớn nhút nhát, hèn yếu khi gặp nguy hiểm, xa lạ với quẩn chúng, không đáng gọi là người.
Nhận thức này được những người cách mạng nhiệt liệt chào đón.
 Những người xuất thân từ nhân dân khi nắm quyến lực cảm thấy trí thức chân chính không đi với họ. 
Thế là giai cấp thống trị mới coi những nhà trí thức chân chính ấy là ích kỷ, xấu xa.  Đám quý tộc về mặt tinh thần, -- vốn hình thành từ xã hội cũ ,--  bị thù ghét coi như rác rưởi.(1)
Một khoảng trống được mở ra và đám trí thức tự học (2) sẽ tìm cách lấp đầy nó.
Đám trí thức tự học này:
-       --   Là đám tự đào tạo; là những nhà phát minh không thành đạt, những nhà thơ không ai thừa nhận.
-     ---    Họ là những người không được học đến nơi đến chốn, nhưng lại thừa khát vọng muốn đứng ở hàng đầu.
-      --  Họ đối xử với kiến thức một cách thực dụng. Thay cho việc đối chiếu hiểu biết của mình với chân lý vĩnh cửu , họ lại thích đối chiếu kiến thức đó với thực tế và xem khả năng ứng dụng của kiến thức là tất cả.
-        Học thích tiếp xúc với đám công chúng ít học – chữ mà ta gọi là quần chúng cơ bản.
-        Họ thích làm lại khoa học – biến trường đại học thành chỗ ai vào cũng được, thành những cuộc mít tinh chính trị công cộng.

Từ đầu thế kỉ XX, ở nước Nga, người ta đã thường bàn về dân chủ hóa khoa học. A. Bogdanov muốn gạt bỏ tôn giáo, xóa bỏ tính trừu tượng ban đầu của nhận thức, vả bằng cách đó làm lại khoa học. Lúc này khoa học trở nên dễ hiểu với quẩn chúng, và tính dễ hiểu được coi như là tiêu chuẩn chủ yếu của khoa học chân chính.
Thế là những nhiệm vụ cơ bản của khoa học bị từ bỏ, quyền tự trị của khoa học bị coi như nhu cầu không thể chấp nhận được, nếu không nói là phi lý và giả tạo.
Người ta hướng khoa học vào việc giáo dục quần chúng, mà trong việc này thì lớp trí thức cũ, nhất là những trí thức hàng đầu, không được việc gì cả.

Từ đây trong xã hội mới, khoa học là vũ khí đấu tranh cách mạng, là phương tiện để tổ chức sản xuất và gắn kết xã hội.
Những ngành khoa học nào không làm được việc đó có thể và cần phải xóa bỏ.
Chân lý cũng phải đỏ” đó là khẩu hiệu dành cho khoa học mới.
Tư tưởng về sự ưu thắng của hành động so với nhận thức cũng rất phổ biến và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá đâu là thứ khoa học cần thiết và có giá trị.
Tri thức [ được hình thành trong xã hội sau cách mạng] là một thứ tín điều mới. Nhưng đó là một tri thức nửa vời, tri thức bị giản lược.
Quá trình giáo dục cũng bị giản lược.
Quá trình này được hình thành đồng thời với sự quảng canh văn hóa, đưa văn hóa về với đám đông. Và quá trình này sở dĩ được kiên trì theo đuổi đến cùng vì nó được xem như một phương thức đạt tới công bằng xã hội là điều mà cách mạng hứa hẹn và đám đông đòi hỏi – ngoài ra thì họ không cần biết rằng đó là văn hóa thế nào cả.
Việc thanh toán nạn mù chữ có một mục đích cụ thể là đưa mọi người tham gia vào khoa học.
Điều quan trọng nhất là sau quá trình này, người ta thấy ẩn chứa một nguyên tắc lớn là không có chân lý chung chung, chân lý cũng có tính giai cấp, nó cũng được ấn định một cách chủ quan.
Đảng độc quyền chân lý, và đảng không thể đồng ý với kẻ thù bất cứ điều gì, kể cả những chân lý sơ giản.
-----

(1)   Riêng ở Việt Nam thì có hiện tượng lợi dụng trí thức cũ để thu hút quần chúng và chỉ khi đám trí thức đó không nghe lời mới vứt bỏ không thương tiếc. Nhưng đó là một việc khác (VTN)

(2)  Về sau, đám trí thức mới phất này đã tự  phong cho mình đủ thứ danh hiệu -- kể cả giáo sư, tiến sĩ và cả viện sĩ nữa, --  tuy các học hàm học vị này không được nước nào công nhận.(VTN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang