Hiện nay, tri thức khoa học đang có những thông tin trái chiều. Những thông tin khoa học đó dựa trên cơ sở tư duy, lập luận phiến diện, chủ quan và không ít sai lạc. Cụ thể, trong khi một nhóm nhà khoa học sau khi phân tích nghiêm túc những nguồn thông tin, dữ liệu quan trắc đưa ra giả định “Trái đất mỗi ngày nặng thêm 100 tấn do bụi vũ trụ” thì một nhóm nhà khoa học khác độc lập nghiên cứu lại đưa ra nhận định “Mỗi năm trái đất nhẹ đi 50.000 tấn do vật chất của trái đất phát tán vào vũ trụ”. Vậy nhóm nhà khoa học nào đã đưa ra giả định có tính chính xác? Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến việc tăng lên hay giảm nhẹ trọng lượng của trái đất thật sự là gì? Chỉ thấy những giả thuyết, nhận định thiếu cơ sở khoa học, không mang tính tổng thể, chủ quan,… Những giả định trên có giá trị gì? Có chăng là chỉ làm rối trí không ít người và trói con người vào những sự hiểu biết lệch lạc.
Với tôi, từ xưa đến nay, trái đất luôn có sự trao đổi vật chất với vũ trụ, chưa bao giờ quá trình trao đổi vật chất giữa các hành tinh có sự dừng lặng.
Tại sao có sự trao đổi, hoán chuyển vật chất giữa trái đất và vũ trụ?
Vì trái đất cũng như những hành tinh khác, mặt trời, mặt trăng,… là một cơ thể sống. Sự trao đổi vật chất giúp chúng tồn tại trong không gian và thời gian. Mặt khác, tự thể mỗi hành tinh vẫn luôn tồn tại cơ chế tự cân bằng, ổn định tương đối tương ưng với tác động, nhiễu động tổng thể của tất cả các hành tinh, thiên hà, vật chất,... trong vũ trụ.
Tại sao trái đất phải trao đổi vật chất với bên ngoài?
Vì tâm ý của những thực thể sống đòi hỏi phải có sự trao đổi chất thì mới có thể tồn tại. Cụ thể, các loài thực vật, cây cối, thảm cỏ,… luôn cần Cacbon, Ôxi, Hidro,… ánh sáng, nước,… để tổng hợp nên các vật chất hữu cơ nhằm sinh trưởng và phát triển,... Những chủng loài động vật và con người gián tiếp hoặc trực tiếp sử dụng nguồn vật chất hữu cơ mà thực vật tổng hợp được nhằm tồn tại, phát triển. Vì thế luôn có sự luân chuyển vật chất trong trái đất và cả ở vũ trụ. Bởi lẽ, hiện nay dân số thế giới đã vượt 7 tỷ thì lượng vật chất hữu cơ đảm bảo cho nhân loại sẽ tăng vượt mức so với những thế kỷ trước. Lượng vật chất có trong trái đất với thời gian ngắn đã không thể chuyển hóa thành vật chất đáp ứng cho nhu cầu tổng hợp vật chất hữu cơ và bụi vũ trụ được trái đất hấp thu nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, bụi vụ trụ không là vật chất tinh mà là những khối vật chất thô và sự sống đã phải “đãi cát đá tìm vàng” mà góp nhặt từng ít một lượng vật chất cần thiết. Vì lẽ đó mà khối lượng trái đất không ngừng tăng lên.
Phải chăng chẳng bao lâu thì trái đất sẽ trở thành một khối rắn chắc và không còn thực thể sống (Theo quan niệm sống của khoa học)?
Thực ra, bên cạnh quá trình hấp thu bụi vũ trụ thì trái đất cũng tồn tại song song quá trình đào thải khối vật chất không thể hấp thu từ vũ trụ và cả lượng vật chất trơ có nguồn gốc ở trái đất mà qua quá trình “nhào nặn” của sự sống đã “mất chất”, không còn sử dụng được. Có lẽ hai quá trình này đều diễn ra ở tất cả các hành tinh có trong vũ trụ, vật chất được đào thải chính là một phần vật chất có trong bụi vũ trụ. Vậy trái đất nặng lên hay nhẹ đi là hoàn toàn lệ thuộc vào việc vận hành lượng vật chất có trong nội tại trái đất, tùy vào tâm ý của thực thể sống mà nhất là nơi tư duy, nhận thức của con người. Dù rằng luôn có sự tự cân bằng nội tại nhưng cơ chế điều hòa này chỉ mang tính tương đối. Thế nên khi sự vận hành vật chất của trái đất vượt giới hạn thì có những xáo trộn nhất định, đôi khi sự vượt mức sẽ dẫn đến việc tái cơ cấu lại vật chất trên toàn trái đất, trước khi trái đất lập lại sự cân bằng.
Giá trị của bụi vũ trụ là gì?
Bụi vũ trụ có giá trị bổ sung nguồn vật chất cần thiết mà sự sống đang đòi hỏi, dựa vào nhu cầu vật chất của trái đất.
Bụi vũ trụ từ đâu mà có?
Hãy quay về vấn đề lỗ đen vũ trụ. Giá trị của lỗ đen vũ trụ chính là tạo ra bụi vũ trụ, tái tạo lại vật chất lơ lững trong không gian thành lượng vật chất hữu ích.
Tại sao đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nhận biết rõ về lỗ đen vũ trụ?
Vì mọi loại vật chất khi rơi vào lỗ đen thì mất dấu và cả ánh sáng cũng bị tan biến trong lỗ đen. Với những phương tiện thu nhận dữ liệu không gian chưa thật hoàn hảo hiện nay, giới hạn khoảng cách không gian và cả thời gian thu nhận dữ liệu là có sự sai biệt lớn nên các nhà khoa học không thể nhận diện lỗ đen. Thêm nữa, có thể các nhà khoa học đã chọn sai vị trí, góc nhìn khi tìm hiểu lỗ đen. Họ đã chọn tâm của lỗ đen quan sát nên hoàn toàn mất hết mọi dữ liệu khi tiếp cận đến lỗ đen vì nơi đó áp suất, từ trường,… cực lớn. Đến nay, chưa có một loại vật chất nào có thể tiếp cận, cũng như xuyên thấu qua lỗ đen. Có lẽ các nhà khoa học nên đổi góc quan sát khi tìm hiểu, nhận diện lỗ đen.
Nhằm giúp bạn tiếp cận lỗ đen vũ trụ tôi sẽ trình bày về vòng xoáy nước được tạo ra do chênh lệch áp suất, độ cao,… Bạn hãy quan sát một vòng xoáy nước được tạo ra do chênh lệch độ cao. Bạn sẽ thấy những vật chất liền kề bị hút vào vòng xoáy rồi biến mất và khi đứng ở trên nhìn xuống thì bạn khó có thể nhận biết đường dẫn, hình dạng của vòng xoáy nước. Nhưng khi đổi góc nhìn nhằm quan sát hình ảnh vòng xoáy nước ở dưới nước thì bạn sẽ nhận dạng được vòng xoáy nước rõ ràng hơn.
Mở rộng vấn đề ra bạn hãy quan sát vòi rồng hay một cơn bão. Bạn sẽ thấy một vòng xoáy cực lớn gồm những lớp không khí bao bọc nhưng đó là khi bạn nhìn từ bên ngoài. Nhưng nếu bạn quan sát ở ngay vị trí tâm bão thì bạn chỉ thấy những khối vật chất khổng lồ bị hút vào tâm bão và mất hút. Bởi lẽ cột xoáy của cơn bão không là một đường thẳng. Bạn sẽ có thể tìm thấy khối vật chất bị vòi rồng hút ở một nơi khác và phần lớn bị biến dạng, nát vụn. Một tấm tole dài, dẹp sẽ bị vo tròn lại, một ngôi nhà bị xé nát vụn, một chiếc xe méo mó, nhăn nhúm,… Điều này cho thấy sức nghiền, áp suất được tạo ra nơi tâm bão,… là rất dị thường, khủng khiếp,…
Tương tự như vậy, phải chăng lỗ đen chính là vòi rồng vũ trụ và áp suất tạo ra nơi lỗ đen là không dễ nghĩ bàn? Với sức mạnh kinh khiếp đó thì nhiệm vụ của lỗ đen là nghiền nát, tái cấu trúc lại vật chất cho vũ trụ, không gian.
Việc làm của lỗ đen có giá trị gì?
Những hành tinh bị tan hoại, những mảnh vỡ của vật chất trôi nổi khắp không gian, chúng va đập tạo ra những xáo trộn, những vụ nổ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng thường tại của vũ trụ. Chúng đủ lớn nên không thể kết dính với những hành tinh và chúng tồn tại trong không gian mà không có một giá trị rõ ràng. Lỗ đen đã “Nuốt chửng” và nghiền nát chúng ra thành bụi vũ trụ. Khi đó chúng trở nên có ích cho sự sống vì chúng dễ dàng được các hành tinh hấp thu, giữ lại và chuyển hóa.
Tôi lại nói về mặt trời đang nóng lên là do sự tác động từ trái đất. Bạn hãy kiểm nghiệm lại thực nghiệm sau:
Hãy lấy một thỏi nam châm vĩnh cữu có lực nam châm vào khoảng 5 newton và giữ cố định thỏi nam châm đó. Tiếp theo bạn hãy lấy một thỏi nam châm khác có lực nam châm cũng vào khoảng 5 newton. Đặt thỏi nam châm gần kề và cùng cực với thỏi nam châm được cố định. Do đặt cùng cực nên chúng sẽ đẩy nhau tạo ra một khoảng cách, giả sử khoảng cách được tạo ra là 10 cm. Bạn lại cố định tương đối thỏi nam châm còn lại (Đồng nghĩa với việc thỏi nam châm được dịch chuyển trong giới hạn cho phép). Kết nối thỏi nam châm còn lại với nguồn điện và làm thay đổi thỏi nam châm trên thành 1 thỏi nam châm điện. Bạn hãy gia tăng cường độ dòng điện tạo ra lực nam châm điện tăng từ từ đến giá trị 15, 20, 25,… newton. Bạn sẽ thấy khoảng cách hai thỏi nam châm được nới rộng, giữ như thế một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bạn ngắt nguồn điện và đo lại giá trị lực nam châm ở thỏi nam châm vĩnh cữu. Rõ thật là đã có sự sai khác, lực nam châm của thỏi nam châm vĩnh cữu không dừng lại ở con số 5 newton.
Trái đất, mặt trời và những hành tinh khác về cơ bản là không khác với những thỏi nam châm. Chúng đã tự cân bằng và cố định tương đối về vị trí trong không gian. Giữa chúng luôn có sự tương tác qua lại về từ trường, áp suất, ánh sáng,… Sự thay đổi nội tại của một hành tinh bất kỳ đều có sự tác động đến tất cả hành tinh khác và ngược lại. Mặt trăng, mặt trời, trái đất cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, nếu dùng sự hiểu biết tổng thể, nhận thức, tư duy khách quan tri thức nhân loại sẽ tự thừa nhận “Trái đất đang nóng lên từng ngày là do nơi nội tại của trái đất”. Chính những đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu ánh sáng, năng lượng, từ trường,… của trái đất mà mặt trời ngày càng trở nên nóng bức hơn. Chính do sự đòi hỏi nhu cầu vật chất, năng lượng, ánh sáng,… vượt giới hạn và kém hiểu biết mà con người đã tạo ra những hệ lụy khi nung nóng trái đất, tạo ra nguy cơ “Trái đất chuyển mình”.
Nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững tương đối kết cấu vật chất nên quỹ đạo di chuyển của trái đất, mặt trời, các hành tinh,… luôn được giữ ở vị trí cố định tương đối. Bởi lẽ khi áp suất, từ trường, năng lượng,… vượt giới hạn thì trái đất, các hành tinh sẽ lệch khỏi vị trí cố định tương đối và chuyển mình nhằm lấy lại sự cân bằng, ổn định. Tuy nhiên, khi mọi thứ vượt mức giới hạn an toàn thì trái đất sẽ nổ tung. Hiện tại, con người vẫn đang làm chủ việc tồn tại của sự sống nơi trái đất và con người cũng đóng vai trò quyết định về sự tồn vong của trái đất, nhân loại cùng muôn loài. Lại một câu chuyện nói lên mối tương tác giữa mặt trời và trái đất. Một câu chuyện rất thú vị, rất thật, rất đời thường,...
Hãy xem mặt trời là một cô gái chân dài, ngực nở, eo thon, nóng bỏng và trái đất là một anh tá điền vạm vỡ, rắn rỏi. Câu chuyện tình yêu bắt đầu. Trải qua một thời gian dài tìm hiểu rồi yêu nhau, chàng lực điền và cô gái trẻ chấp nhận kết hôn. Dưới sự chứng kiến của đức Cha Tạo Hóa, một cuộc hôn lễ được tổ chức long trọng với đủ mặt mọi người mặt trăng, sao thủy, sao kim, sao mộc,...
Lẽ ra, cô gái và chàng trai sống đến ngày "răng long đầu bạc", hạnh phúc bền lâu, trăm tuổi bên nhau. Nhưng chàng trai lại là người "tham dâm, túng dục", cô gái lại rất nóng bỏng và khêu gợi. Những cuộc mây mưa kéo dài, không ngừng nghỉ, không kể ngày đêm. Chỉ một thời gian rất ngắn, chàng trai trẻ đã đốt cháy hết năng lượng tình dục, tinh lực của cơ thể. Chỉ mới hơn 45 tuổi mà chàng trai đã tiều tụy, hình hài. Nhưng do "ăn quen, nhịn không quen" chàng trai đã vắt kiệt sức khỏe của chính mình và chàng trai gục chết vào một đêm hoang lạc ở độ tuổi 52, chết trên xác thân người đẹp. Một cuộc tình nông nổi. Cô gái cũng không còn quá trẻ và sống cô độc suốt phần đời còn lại.
Hẳn đây không là một câu chuyện tình không có cơ sở khoa học, logic và thực tế.
Thêm nữa, bạn hãy xem lại vấn đề sự sống theo quan niệm khoa học hiện tại, có thể là với khái niệm sự sống gói trong phạm vi hạn hẹp như thế sẽ là thiếu xót lớn. Thực tế là sự sống có ở khắp mọi nơi, mặt trời, trái đất, các hành tinh,… đều là cơ thể sống cả.
Nếu mặt trời không là thực thể sống thì trái đất, con người không thể sống, chẳng có sự sống tồn tại,...
…
Khoa học, tri thức nhân loại từ lâu đã tìm hiểu cội nguồn của sự sống. Nhưng khi tìm hiểu sự sống khoa học lại đi mò mẫm, dò tìm trên xác thân vật chất mà lại không nhận thức được rằng phần tâm ý vô hình mới thật là gốc của sự sống. Bỏ gốc tìm ngọn thế nên khoa học mãi mãi không thể tìm ra nguyên nhân có sự sống trong vũ trụ. Con người nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi mọi thứ ở bên ngoài mà sự sống chính ở nơi tự thân lại không rõ biết “Tại sao một xác thân vật chất lại có thể đi đứng, nói cười, buồn vui,…?”. Do không thấu rõ cội nguồn sự sống, con người mà nhân loại đang sống dựa trên hàng loạt những tư duy, nhận thức sai lầm. Con người sống mà lại không biết “Vì sao con người lại sống?”, “Sống vì điều gì, sống để làm gì?”,… Khổ đau, thù hận, chiến tranh, bạo loạn,… cũng tạo ra do những sai lầm nơi nhận thức, tư duy ở loài người.
Muốn rõ biết sự sống con người có lẽ tri thức nhân loại nên quay về tìm hiểu tâm thức vô hình có trong xác thân vật chất của con người và vạn vật.
…
Ngay khi con người mở mắt chào đời thì tế bào thần kinh là tổ chức sống duy nhất không được thay thế, bổ sung trong suốt quá trình sinh lão bệnh tử của đời người. Những tế bào thần kinh được hình thành, phân hóa, chuyên biệt,… trong quá trình bào thai phát triển và hoàn chỉnh. Với những tế bào khác của cơ thể thì luôn diễn ra quá trình thay thế, bổ sung xuyên suốt cả đời người.
Tại sao có sự khác biệt giữa tế bào thần kinh và các tế bào cơ, tế bào máu, tế bào mô,…?
Tri thức nhân loại cho rằng việc truyền giữ những dữ liệu, thông tin,… là rất phức tạp. Do đó, việc thay thế sẽ làm gián đoạn, mất dữ liệu ghi nhận trong não bộ, cũng như là những thông tin di truyền. Lập luận này có thật sự chuẩn xác không? Sự co bóp ở tế bào cơ tim cũng không hề đơn giản, chỉ cần chút ít “lỗi nhịp” thì con người sẽ chết, phải chăng tế bào cơ tim cũng cần không được thay thế, bổ sung?
…
Dường như tế bào thần kinh không được thay thế còn ẩn chứa những nguyên nhân sâu kín hơn. Nó chứa tập tính giống loài, chứa thông tin di truyền nhiều đời về việc di truyền nòi giống, việc giăng tơ ở nhện, việc tạo kén ở sâu, việc lột xác ở côn trùng, ếch nhái,… Có những điều mà mọi loài và con người không học vẫn rõ biết như việc giao phối, đẻ trứng, đẻ con, nuôi con,… Xem ra tế bào thần kinh phức tạp hơn rất nhiều lần so với sự nhận định của nhân loại về vai trò và chức năng mà tri thức nhân loại đã gán ghép nơi tế bào thần kinh.
Phải chăng tế bào thần kinh chứa đựng cả thông tin di truyền của dòng tộc, cả nghiệp nhân quả khi thần thức nương gá vào bào thai và cả sự hiểu biết, tâm ý của thần thức chúng sinh trong 3 cõi?
Đúng sai? Có không những việc mà con người chưa từng được học hỏi mà vẫn nhận biết. Những phát minh, thành tựu khoa học đôi khi không hoàn toàn do học hỏi mà con người sáng tạo ra. Thêm nữa, có rất nhiều vấn đề tôi trình bày trong bộ sách lại không có nguồn gốc từ việc học hỏi qua trường lớp, kinh sách,…
Bộ não của mỗi con người thật ra tự thể đã chứa nguồn thông tin, dữ liệu vô cùng dồi dào, phong phú và cập nhật không ngừng từ rất nhiều đời, nhiều kiếp,… Việc học hỏi sự hiểu biết ở cuộc sống, trường lớp,… sẽ góp phần từng bước mở những cánh cửa tri thức đã bị lãng quên. Việc mở những cánh cửa tri thức có trong não bộ mỗi người lệ thuộc nhiều vào sự học hỏi, sự hiểu biết khi con người tiếp xúc với cuộc sống. Thông thường những người có đời sống nội tâm phong phú, tâm hồn rộng mở sẽ mở được những cánh cửa tri thức hữu ích, có giá trị thực tiễn cho nhân loại và họ thường sống tốt, hạnh phúc,…
Tôi vốn không phải là một người nghiên cứu khoa học nhưng vì tôi nhận ra “Có một vài lỗ hỏng nơi tri thức khoa học nên mở lời đóng góp”. Những điều tôi đóng góp là đúng hay sai, tri thức nhân loại hãy từ từ “xét lại”, đừng vội phiến diện, chủ quan khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề.
( Theo Một thoáng Phương Đông )
Phần nhận xét hiển thị trên trang