Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
Sự thật về linh hồn_Full 56 phút _Thiền Định và Linh Hồn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC CÓ TIỀN KIẾP VÀ HẬU KIẾP
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đời luận anh hùng
Tượng Thái hậu Dương Vân Nga.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các nhân vật nữ không được nhắc đến nhiều như các đàn ông. Đấy không phải là vì phụ nữ nước ta kém tài, mà vì họ luôn bị ràng buộc trong cái lễ giáo trọng nam khinh nữ của các vương triều phong kiến. Thế nhưng, đến với Lưỡng triều Hoàng hậu Dương Vân Nga thì lại khác. Bà là hoàng hậu của hai Triều Đinh và Lê. Bà là người từng có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc. Và cũng là người hứng chịu búa rìu của cái việc “đời luận anh hùng”.
Dương Vân Nga là một nhân vật lớn trong lịch sử Việt Nam. Thế mà, ngay chính bà cũng không thoát được cái vòng “trọng nam khinh nữ” của các sử gia phong kiến. Các bộ sử lớn như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục nhà Nguyễn không hề dành phần riêng nói rõ về thân thế của bà như trường hợp những nhân vật nam khác. Đến thời đương đại này, các sử gia mới ra sức tìm hiểu nguồn gốc xuất thân của bà. Nhưng kết quả thu được chẳng có bao nhiêu bởi sử cũ không chép lại thì thế hệ hiện tại lấy gì mà tra khảo.
Xuất thân của Dương Vân Nga
Trong thực tế đó, xuất thân của Dương Vân Nga vẫn còn là đều bàn cãi. Bà có lẽ là người của vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Sử cũ chỉ ghi bà họ Dương, còn tên thì hiện có hai thuyết: Dương Vân Nga và Dương Ngọc Vân. Tuy nhiên, theo như tên ghi ở Đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, thì bà tên là Dương Vân Nga.
Có người cho rằng, cái tên Dương Vân Nga được phổ biến trong dân gian và nhờ vào các vở cải lương nói về Dương Vân Nga. Thế nhưng, xét thấy ngôi đền nói trên được xây dựng cách đây trên dưới 300 năm, còn cải lương thì chưa được 100 tuổi, bởi vậy cái tên Dương Vân Nga ất phải có trước cải lương. Hơn nữa, người Việt Nam đã quá quen với cái tên Dương Vân Nga, các sử gia khi đề cập đến bà cũng hay dùng tên Dương Vân Nga. Bởi vậy, ở đây xin được dùng cái tên quen thuộc là Dương Vân Nga.
Quê quán của Dương Vân Nga hiện cũng chưa rõ lắm. Có người nói ở Ninh Bình, có người lại bảo là Thanh Hóa. Năm sinh của bà hiện vẫn là một ẩn số. Sử cũ chỉ chép rõ ràng năm mất của bà là năm 1000. Nhiều sử gia ước đoán bà thọ khoảng từ 55-60 tuổi. Như vậy, năm sinh của bà có thể là trong giai đoạn 940-945.
Nhường ngôi cho người ngoại tộc
Các chi tiết liên quan đến nguồn gốc xuất thân của Dương Vân Nga còn khá mù mờ, nhưng trái lại sự kiện bà nhường ngôi nhà Đinh vào tay Lê Hoàn và là hoàng hậu của hai Triều Đinh-Lê thì các bộ sử đều chép rõ với những lời khen chê khác nhau.
Về việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều chép:
“Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: " Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ (mới 6 tuổi-LP), chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lâp ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn".Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn tuế ". Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua (Đinh Toàn-LP) làm Vệ Vương”.
Xuất thân của Dương Vân Nga
Trong thực tế đó, xuất thân của Dương Vân Nga vẫn còn là đều bàn cãi. Bà có lẽ là người của vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Sử cũ chỉ ghi bà họ Dương, còn tên thì hiện có hai thuyết: Dương Vân Nga và Dương Ngọc Vân. Tuy nhiên, theo như tên ghi ở Đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, thì bà tên là Dương Vân Nga.
Có người cho rằng, cái tên Dương Vân Nga được phổ biến trong dân gian và nhờ vào các vở cải lương nói về Dương Vân Nga. Thế nhưng, xét thấy ngôi đền nói trên được xây dựng cách đây trên dưới 300 năm, còn cải lương thì chưa được 100 tuổi, bởi vậy cái tên Dương Vân Nga ất phải có trước cải lương. Hơn nữa, người Việt Nam đã quá quen với cái tên Dương Vân Nga, các sử gia khi đề cập đến bà cũng hay dùng tên Dương Vân Nga. Bởi vậy, ở đây xin được dùng cái tên quen thuộc là Dương Vân Nga.
Quê quán của Dương Vân Nga hiện cũng chưa rõ lắm. Có người nói ở Ninh Bình, có người lại bảo là Thanh Hóa. Năm sinh của bà hiện vẫn là một ẩn số. Sử cũ chỉ chép rõ ràng năm mất của bà là năm 1000. Nhiều sử gia ước đoán bà thọ khoảng từ 55-60 tuổi. Như vậy, năm sinh của bà có thể là trong giai đoạn 940-945.
Nhường ngôi cho người ngoại tộc
Các chi tiết liên quan đến nguồn gốc xuất thân của Dương Vân Nga còn khá mù mờ, nhưng trái lại sự kiện bà nhường ngôi nhà Đinh vào tay Lê Hoàn và là hoàng hậu của hai Triều Đinh-Lê thì các bộ sử đều chép rõ với những lời khen chê khác nhau.
Về việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều chép:
“Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: " Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ (mới 6 tuổi-LP), chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lâp ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn".Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn tuế ". Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua (Đinh Toàn-LP) làm Vệ Vương”.
“Vệ Vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền chính ở cả Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái Hậu tư thông. Các quan đại thần bấy giờ là bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy Lê Hoàn nhiếp chính lộng quyền quá, mới cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết cả”.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lời nhận xét của sử thần Ngô Sĩ Liên như sau:
“Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam cương là đạo thường của muôn đời, không thể một ngày rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, người người điều được nêu lên mà thi hành. Nguyễn Bặc, Đinh Điền sao có thể nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn ? Rồi lui về dấy quân hỏi tội, mưu giữ xã tắc, thế là bầy tôi trung nghĩa đấy. Việc không xong mà chết, thế là bề tôi tử tiết đấy”.
Khâm Định nhà Nguyễn thì tỏ ra nghi ngờ về việc mọi người cùng nhau suy tôn Lê Hoàn lên ngôi, khi có giọng mỉa mai rằng:
“Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?”.
Lưỡng Triều Hoàng hậu
Khi ở ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng lập đến 5 Hoàng hậu, Dương Vân Nga là một trong số 5 Hoàng hậu đó. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn theo điển của vua Đinh mà lập đến 5 người làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, điều nhạy cảm là Lê Hoàn lại phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu, tức tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng.
Theo Nho Giáo mà nói, thì rõ ràng là việc lấy vợ của vua trước là điều đáng phê phán. Bởi vậy mà Đại Việt Sử Ký toàn thư chép lời bàn nặng nề như sau:
“Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chổ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đàu mối họa đó sao?”
Khâm Định nhà Nguyễn thì chép lời bàn:
“Đại thắng minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu”.
Đến việc năm 1001, Lê Hoàn mang quân đi đánh Cử Long: Vệ vương Đinh Toàn đi theo. Sử cũ chép : « Bấy giờ quân giặc thấy nhà vua, chúng giương cung, chĩa tên, toan bắn, chiếc tên rơi xuống; chúng lại giương cung, dây cung đứt. Chúng sợ, rút lui. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Quân giặc ở hai bên bờ đánh khép lại. Quan quân bị hãm ở sông. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận. Nhà vua kêu trời ba tiếng, rồi thân ra đốc chiến: quân giặc thua”.
Đinh Toàn là chúa cũ của Lê Hoàn, nhưng khi nhường ngôi cho Lê Hoàn đã bị giáng xuống làm Vệ Vương. Về sự việc Đinh Toàn mất nói trên, Khâm Định nhà Nguyễn chép lời phê như sau:
“ Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu”.
Ta thấy các sử gia phong kiến luôn có thái độ phản đối việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, nên mới có những lời nặng nề như vậy.
Quyết định cứu nguy cho toàn dân tộc
Việc Dương Vân Nga nhường ngôi nhà Đinh cho Lê Hoàn lợi hại thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần xem xét bối cảnh lịch sử của sự kiện này.
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vào năm 968, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị gian thần Đỗ Thích giết hại. Con trai nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn được tôn lên ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn được nắm quyền nhiếp chính, chỉ huy quân đội của cả nước và tự xưng là Phó vương. Các đại thần nhà Đinh như Đinh Điền và Nguyễn Bặc bất mãn với điều đó nên phát binh làm phản và bị Lê Hoàn đánh dẹp. Bên ngoài thì nhà Tống phát binh đánh xuống, toan chiếm nước Đại Cồ Việt.
Trong bối cảnh nền độc lập quốc gia bị đe dọa như vậy, Dương Vân Nga với tư cách là Thái hậu nhiếp chính đã quyết định tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.
Lịch sử đã chứng minh, đây là một quyết định sáng suốt, có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khi quân Tống tràn sang xâm lấn, vua Đinh Toàn chỉ là cậu bé 6 tuổi, trong khi Dương Vân Nga thì dù sao cũng là đàn bà nên không thể vùng vẫy trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ như xưa kia được. Các tướng có tài từng sát cánh Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc thì đã nổi loạn chống Lê Hoàn và đã bị giết. Lê Hoàn lại nắm trong tay đến 10 đạo quân, và như sử sách đã chép là ông rất được lòng quân. Ông lại là tướng có tài. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn đã thân chinh đánh lui quân Tống phía Bắc, bình quân Chiêm ở miền Nam, cứu lấy giang sang Đại Cồ Việt.
Có phải chỉ một mình Dương Vân Nga muốn tôn Lê Hoàng lên làm vua còn bá quan và quân sĩ thì không muốn ? Nếu quả thật chỉ một mình Dương Vân Nga muốn điều đó thì bà cũng không thể tự tiện quyết định việc nhường ngôi nhà Đinh cho người ngoại tộc, bởi chuyện nhường ngai vàng đâu phải là chuyện nhỏ, bởi còn đó bá quan văn võ nhà Đinh, còn đó gia tộc họ Đinh. Như câu chuyện đã kể bên trên về sự nhường ngôi, thì dù chỉ trích hành động này, nhưng hai Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê và Khâm Định nhà Nguyễn cũng phải ghi nhận rằng : « Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế ».
Một điểm cần nhấn mạnh nữa là, việc Lê Hoàn lên ngôi phải hợp lòng quân và lòng dân lúc ấy. Bằng chứng là ông đã chỉ huy quân dân đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Nếu Lê Hoàn không được sử ủng hộ của ba quân và của nhân dân, thì ông lấy đâu đủ sức mạnh mà chiến đấu chống lại một kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Lịch sử đã chứng minh rằng, trong bất kì cuộc chiến chống ngoại xâm nào của Việt Nam, nếu không được lòng dân và lòng quân, thì tự nhiên sẽ thất bại, như trường hợp của Nhà Hồ của Hồ Quý Ly khi cướp ngôi nhà Lê dẫn đến chỗ trong nước « chính sự phiền hà » để trong nước « lòng dân rối loạn », và để đất nước rơi vào tay của giặc Minh.
Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tỏ ra là một minh quân. Nếu trong sự nghiệp chống ngoại xâm, ông nổi tiếng với các chiến công « Phá Tống, Bình Chiêm », thì việc nội trị ông cũng là người tài giỏi. Chính ông khởi đầu cho Lễ tịch điền, tức lễ mà vua đích thân xuống cầm cày, một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Lê Hoàn cũng là vị vua mở đường cho công cuộc đào kênh rạch khai thông đường thủy và lấy nước phục vụ nông nghiệp.
Về ngoại giao, Lê Hoàn đã có chính sách ngoại giao mềm dẽo khôn khéo. Sử cũ đã ghi lại việc Lê Hoàn nhận chiếu nhà Tống mà không quỳ lạy, sứ Tống cũng phải lơ đi. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhà vua còn bố trí cho sư Pháp Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục, đã trở thành giai thoại thú vị trong lịch sử bang giao và văn học. Sau đó, về Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống”.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận định:
« Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy ».
Sử gia Lê Văn Hưu, dù phê phán việc Lê Hoàn lên ngôi, cũng phải thừa nhận tài năng của Lê Hoàn :
« Đại Hành Giết Đinh Điền, bằt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện , Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được ».
Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí đã nhận định :
“Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.
Ngay như Trần Trọng Kim là một sử gia rất sùng Nho, cũng thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » của Lê Hoàn. Và cũng thừa nhận việc Lê Hoàn bình loạn đảng trong nước và ca ngợi : « Thanh thế vua Đại Hành lúc bấy giờ rất là lừng lẫy ».
Lê Hoàn phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, việc này bị các sử gia phong kiến chê trách, cho là bất kính với vua trước là Đinh Tiên Hoàng, vì tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Ta thấy, ở đây Lê Hoàn giữ lại tước hiệu cũ cho Dương Vân Nga. Không chỉ việc đó, khi lên ngôi, Lê Hoàn đã lấy niên hiệu là Thiên Phúc, mà Thiên Phúc lại chính là niên hiệu của Đinh Toàn, con trai của Đinh Tiên Hoàng, người tiền nhiệm của Lê Hoàn. Tại sao ở đây ta không cho rằng, Lê Hoàn có thái độ lưu luyến triều Đinh nên đã giữ lại những tên đó, và để khẳng định là ông lên ngôi là vì tình thế ép buộc, là vì vận mệnh xã tắc ? Những chiến công chống ngoại xâm, bình nội loạn, xây dựng kinh tế đã cho thấy Lê Hoàn thật sự là một ông vua vì nước. Sử gia đương đại Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại đã cho rằng :
« Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được sáu tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay ».
Không dùng ánh mắt riêng tư để nhìn chuyện muôn nhà
Đến đây ta có thể nói rằng, thái hậu Dương Vân Nga đã sáng suốt và có quyết định đúng đắn khi trao ngai vàng nhà Đinh lại cho Lê Hoàn. Đặt giả thuyết rằng những lời đồn đại về việc bà là người tình thuở hàn vi của Lê Hoàn, hay là bà đã tư thông với Lê Hoàn khi làm Thái hậu, là đúng, thì quyết định nhường ngai vàng của bà cũng vẫn là một quyết định lịch sử trọng đại, có lợi cho toàn đại cục lúc bấy giờ. Nhờ quyết định đó, mà nước Đại Cồ Việt đánh thắng ngoại xâm, dẹp được nội loạn, trở nên phồn thịnh. Nếu Dương Vân Nga lúc đó đặt lợi ích gia tộc lên trên lợi ích quốc gia, tức là khư khư giữ ngôi cho đứa con trai 6 tuổi của mình khi đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, thì vận mệnh đất nước sẽ ra sao ?
Đương nhiên, theo giáo điều Nho Giáo thì việc thay quyền đổi chủ như trên luôn bị phê phán. Bởi vậy mà các sử gia Nho Giáo đã không tiếc lời chỉ trích việc Lê Hoàn lấy ngôi nhà Đinh. Thế nhưng, cũng chính các sử gia này đã thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » và việc xây dựng đất nước phồn thịnh của Lê Hoàn.
Xưa nay, cái việc « đời luận anh hùng » luôn lắm bề rối rắm, việc khen chê luôn rất khó phân biệt ai có lý hơn ai. Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đến mức mà việc đánh giá anh hùng cũng phân làm hai loại : nam thì mới được gọi « anh hùng », còn nữ nhi thì phải gọi là « anh thư ». Thế nhưng, xin được gọi Dương Vân Nga là một «anh hùng », vì bà phải có đủ can đảm và sáng suốt để có được một quyết định đúng đắn mang tầm vóc lịch sử như vậy. Bà đã có cái nhìn lấy đại cục làm trọng. Bà đã không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà.
Và cái chuyện « không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà » của Thái hậu Dương Vân Nga quả là một bài học có giá trị ở mọi thời đại
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lời nhận xét của sử thần Ngô Sĩ Liên như sau:
“Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam cương là đạo thường của muôn đời, không thể một ngày rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách Xuân Thu, người người điều được nêu lên mà thi hành. Nguyễn Bặc, Đinh Điền sao có thể nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn ? Rồi lui về dấy quân hỏi tội, mưu giữ xã tắc, thế là bầy tôi trung nghĩa đấy. Việc không xong mà chết, thế là bề tôi tử tiết đấy”.
Khâm Định nhà Nguyễn thì tỏ ra nghi ngờ về việc mọi người cùng nhau suy tôn Lê Hoàn lên ngôi, khi có giọng mỉa mai rằng:
“Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?”.
Lưỡng Triều Hoàng hậu
Khi ở ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng lập đến 5 Hoàng hậu, Dương Vân Nga là một trong số 5 Hoàng hậu đó. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn theo điển của vua Đinh mà lập đến 5 người làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, điều nhạy cảm là Lê Hoàn lại phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu, tức tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng.
Theo Nho Giáo mà nói, thì rõ ràng là việc lấy vợ của vua trước là điều đáng phê phán. Bởi vậy mà Đại Việt Sử Ký toàn thư chép lời bàn nặng nề như sau:
“Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chổ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đàu mối họa đó sao?”
Khâm Định nhà Nguyễn thì chép lời bàn:
“Đại thắng minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu”.
Đến việc năm 1001, Lê Hoàn mang quân đi đánh Cử Long: Vệ vương Đinh Toàn đi theo. Sử cũ chép : « Bấy giờ quân giặc thấy nhà vua, chúng giương cung, chĩa tên, toan bắn, chiếc tên rơi xuống; chúng lại giương cung, dây cung đứt. Chúng sợ, rút lui. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Quân giặc ở hai bên bờ đánh khép lại. Quan quân bị hãm ở sông. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận. Nhà vua kêu trời ba tiếng, rồi thân ra đốc chiến: quân giặc thua”.
Đinh Toàn là chúa cũ của Lê Hoàn, nhưng khi nhường ngôi cho Lê Hoàn đã bị giáng xuống làm Vệ Vương. Về sự việc Đinh Toàn mất nói trên, Khâm Định nhà Nguyễn chép lời phê như sau:
“ Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu”.
Ta thấy các sử gia phong kiến luôn có thái độ phản đối việc Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn, nên mới có những lời nặng nề như vậy.
Quyết định cứu nguy cho toàn dân tộc
Việc Dương Vân Nga nhường ngôi nhà Đinh cho Lê Hoàn lợi hại thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần xem xét bối cảnh lịch sử của sự kiện này.
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vào năm 968, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị gian thần Đỗ Thích giết hại. Con trai nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn được tôn lên ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn được nắm quyền nhiếp chính, chỉ huy quân đội của cả nước và tự xưng là Phó vương. Các đại thần nhà Đinh như Đinh Điền và Nguyễn Bặc bất mãn với điều đó nên phát binh làm phản và bị Lê Hoàn đánh dẹp. Bên ngoài thì nhà Tống phát binh đánh xuống, toan chiếm nước Đại Cồ Việt.
Trong bối cảnh nền độc lập quốc gia bị đe dọa như vậy, Dương Vân Nga với tư cách là Thái hậu nhiếp chính đã quyết định tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.
Lịch sử đã chứng minh, đây là một quyết định sáng suốt, có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khi quân Tống tràn sang xâm lấn, vua Đinh Toàn chỉ là cậu bé 6 tuổi, trong khi Dương Vân Nga thì dù sao cũng là đàn bà nên không thể vùng vẫy trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ như xưa kia được. Các tướng có tài từng sát cánh Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc thì đã nổi loạn chống Lê Hoàn và đã bị giết. Lê Hoàn lại nắm trong tay đến 10 đạo quân, và như sử sách đã chép là ông rất được lòng quân. Ông lại là tướng có tài. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn đã thân chinh đánh lui quân Tống phía Bắc, bình quân Chiêm ở miền Nam, cứu lấy giang sang Đại Cồ Việt.
Có phải chỉ một mình Dương Vân Nga muốn tôn Lê Hoàng lên làm vua còn bá quan và quân sĩ thì không muốn ? Nếu quả thật chỉ một mình Dương Vân Nga muốn điều đó thì bà cũng không thể tự tiện quyết định việc nhường ngôi nhà Đinh cho người ngoại tộc, bởi chuyện nhường ngai vàng đâu phải là chuyện nhỏ, bởi còn đó bá quan văn võ nhà Đinh, còn đó gia tộc họ Đinh. Như câu chuyện đã kể bên trên về sự nhường ngôi, thì dù chỉ trích hành động này, nhưng hai Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê và Khâm Định nhà Nguyễn cũng phải ghi nhận rằng : « Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế ».
Một điểm cần nhấn mạnh nữa là, việc Lê Hoàn lên ngôi phải hợp lòng quân và lòng dân lúc ấy. Bằng chứng là ông đã chỉ huy quân dân đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Nếu Lê Hoàn không được sử ủng hộ của ba quân và của nhân dân, thì ông lấy đâu đủ sức mạnh mà chiến đấu chống lại một kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Lịch sử đã chứng minh rằng, trong bất kì cuộc chiến chống ngoại xâm nào của Việt Nam, nếu không được lòng dân và lòng quân, thì tự nhiên sẽ thất bại, như trường hợp của Nhà Hồ của Hồ Quý Ly khi cướp ngôi nhà Lê dẫn đến chỗ trong nước « chính sự phiền hà » để trong nước « lòng dân rối loạn », và để đất nước rơi vào tay của giặc Minh.
Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tỏ ra là một minh quân. Nếu trong sự nghiệp chống ngoại xâm, ông nổi tiếng với các chiến công « Phá Tống, Bình Chiêm », thì việc nội trị ông cũng là người tài giỏi. Chính ông khởi đầu cho Lễ tịch điền, tức lễ mà vua đích thân xuống cầm cày, một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Lê Hoàn cũng là vị vua mở đường cho công cuộc đào kênh rạch khai thông đường thủy và lấy nước phục vụ nông nghiệp.
Về ngoại giao, Lê Hoàn đã có chính sách ngoại giao mềm dẽo khôn khéo. Sử cũ đã ghi lại việc Lê Hoàn nhận chiếu nhà Tống mà không quỳ lạy, sứ Tống cũng phải lơ đi. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhà vua còn bố trí cho sư Pháp Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục, đã trở thành giai thoại thú vị trong lịch sử bang giao và văn học. Sau đó, về Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống”.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận định:
« Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy ».
Sử gia Lê Văn Hưu, dù phê phán việc Lê Hoàn lên ngôi, cũng phải thừa nhận tài năng của Lê Hoàn :
« Đại Hành Giết Đinh Điền, bằt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện , Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được ».
Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí đã nhận định :
“Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.
Ngay như Trần Trọng Kim là một sử gia rất sùng Nho, cũng thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » của Lê Hoàn. Và cũng thừa nhận việc Lê Hoàn bình loạn đảng trong nước và ca ngợi : « Thanh thế vua Đại Hành lúc bấy giờ rất là lừng lẫy ».
Lê Hoàn phong cho Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, việc này bị các sử gia phong kiến chê trách, cho là bất kính với vua trước là Đinh Tiên Hoàng, vì tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Ta thấy, ở đây Lê Hoàn giữ lại tước hiệu cũ cho Dương Vân Nga. Không chỉ việc đó, khi lên ngôi, Lê Hoàn đã lấy niên hiệu là Thiên Phúc, mà Thiên Phúc lại chính là niên hiệu của Đinh Toàn, con trai của Đinh Tiên Hoàng, người tiền nhiệm của Lê Hoàn. Tại sao ở đây ta không cho rằng, Lê Hoàn có thái độ lưu luyến triều Đinh nên đã giữ lại những tên đó, và để khẳng định là ông lên ngôi là vì tình thế ép buộc, là vì vận mệnh xã tắc ? Những chiến công chống ngoại xâm, bình nội loạn, xây dựng kinh tế đã cho thấy Lê Hoàn thật sự là một ông vua vì nước. Sử gia đương đại Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại đã cho rằng :
« Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được sáu tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay ».
Không dùng ánh mắt riêng tư để nhìn chuyện muôn nhà
Đến đây ta có thể nói rằng, thái hậu Dương Vân Nga đã sáng suốt và có quyết định đúng đắn khi trao ngai vàng nhà Đinh lại cho Lê Hoàn. Đặt giả thuyết rằng những lời đồn đại về việc bà là người tình thuở hàn vi của Lê Hoàn, hay là bà đã tư thông với Lê Hoàn khi làm Thái hậu, là đúng, thì quyết định nhường ngai vàng của bà cũng vẫn là một quyết định lịch sử trọng đại, có lợi cho toàn đại cục lúc bấy giờ. Nhờ quyết định đó, mà nước Đại Cồ Việt đánh thắng ngoại xâm, dẹp được nội loạn, trở nên phồn thịnh. Nếu Dương Vân Nga lúc đó đặt lợi ích gia tộc lên trên lợi ích quốc gia, tức là khư khư giữ ngôi cho đứa con trai 6 tuổi của mình khi đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, thì vận mệnh đất nước sẽ ra sao ?
Đương nhiên, theo giáo điều Nho Giáo thì việc thay quyền đổi chủ như trên luôn bị phê phán. Bởi vậy mà các sử gia Nho Giáo đã không tiếc lời chỉ trích việc Lê Hoàn lấy ngôi nhà Đinh. Thế nhưng, cũng chính các sử gia này đã thừa nhận những chiến công « phá Tống, bình Chiêm » và việc xây dựng đất nước phồn thịnh của Lê Hoàn.
Xưa nay, cái việc « đời luận anh hùng » luôn lắm bề rối rắm, việc khen chê luôn rất khó phân biệt ai có lý hơn ai. Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đến mức mà việc đánh giá anh hùng cũng phân làm hai loại : nam thì mới được gọi « anh hùng », còn nữ nhi thì phải gọi là « anh thư ». Thế nhưng, xin được gọi Dương Vân Nga là một «anh hùng », vì bà phải có đủ can đảm và sáng suốt để có được một quyết định đúng đắn mang tầm vóc lịch sử như vậy. Bà đã có cái nhìn lấy đại cục làm trọng. Bà đã không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà.
Và cái chuyện « không đem ánh mắt riêng tư để nhìn việc của muôn nhà » của Thái hậu Dương Vân Nga quả là một bài học có giá trị ở mọi thời đại
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
NẮNG ( Tiếp theo..)
**
( Ảnh không liên quan bài viết này)
Người ta một giờ trước đã xịt cho nạn nhân một thứ thuốc dạng cồn vào hai lỗ mũi. Gã không còn cảm giác nhức buốt như lúc mới vào. Máu đã cầm được, không cần phải nút bằng hai nút bông nhỏ vào hai lỗ mũi. Nhưng nhà thuốc vẫn yêu cầu gã phải nằm yên, bất động thêm một hai tiếng nữa cho chắc ăn.
Người ta một giờ trước đã xịt cho nạn nhân một thứ thuốc dạng cồn vào hai lỗ mũi. Gã không còn cảm giác nhức buốt như lúc mới vào. Máu đã cầm được, không cần phải nút bằng hai nút bông nhỏ vào hai lỗ mũi. Nhưng nhà thuốc vẫn yêu cầu gã phải nằm yên, bất động thêm một hai tiếng nữa cho chắc ăn.
Thực ra, gã có
thể đứng dậy, đi lại, thậm chí đi về luôn được. Hắn đã không làm thế, mà lại úp
mặt nằm quay vào tường. Chừng như ăn vạ. Phớt. Nắng làm như không để ý thấy cử
chỉ ỏng eo này:
- Này tôi
bảo..- Nắng lay gã.
Gã trợn tròn
mắt nhìn, cau có, không nói gì – Gã còn giận.
- Tớ phải về, ở
nhà có việc gấp. Đằng ấy chiều về sau. Chắc chả nặng nữa đâu. Bác sĩ nói rồi.
Đây không thể chờ cùng về. Để lại ít
tiền, chiều đi xe ôm. Thừa thiếu tính sau..
Nắng soạn trong
túi còn ít tiền lật chiếc gối gã đang nằm đặt cả xuống đấy, quay ra.
Lúc này Nắng
mới để ý đến Tuân:
- Theo vào tận
đây à? Nắng hỏi trống không.
Với người khác
hỏi câu này có thể Tuân không trả lời. Với Nắng lại khác. Xã giao thường tình
chẳng ý nghĩa gì. Hắn chỉ khẽ gật đầu.
- Chắc xe xi đã
xong hàng, đi rồi. Nhờ đằng ấy cho ra bến..
- Để tôi đưa Nắng về luôn nhà. Cũng không vội
gì đâu mà..
Tuân lấy làm
lạ. Sau bấy nhiêu năm, Nắng không hề hỏi thăm lấy một câu? Những lời định nói
chuẩn bị từ lúc Nắng đang ở trong trạm y tế đành dừng lại. Hắn quay xe. Nắng
bảo luôn:
- Đằng ấy thông
cảm, tớ không quen ngồi đằng sau. Nếu giúp nhau để tớ tự cầm lái!
- Đi được
không?
- Vô tư đi.
Chuyện nhỏ như con thỏ mà..
Đường ổ voi, ổ
gà liên chi hồ điệp. Xe vèo vèo, rẽ phải, ngoặt trái, nuột, không hề va vấp.
Giọng cả quyết của Nắng khiến hắn chờn chợn. Hình đây là cô Nắng khác, không
phải cô nắng ngày xưa.
Càng nghĩ, Tuân
càng thấy thắc mắc khó hiểu. Điều gì đã tạo nên người đàn bà đang cầm lái lúc
này?
Hắn nhớ những
ngày đầu hai đứa. Khi hắn hỏi sao không lấy tên là Hồng, Đào, Mận, Na như các
cô gái thường có tên như thế? Hay là Nấu là Nướng cũng được, sao lại có tên là
“Nắng”? Nắng ngày ấy nhỏ nhẻ:
- Nhà em ngày
trước làm bánh đa. Anh biết rồi đấy, làm bánh đa rất mong những ngày nắng. Bánh
phơi mau được, lại sáng đẹp. Lỡ phải đợt mưa kéo dài bánh xấu, có khi còn bị
mốc.. Rồi nàng kể tháng bảy năm ấy mưa Ngâu kéo dài. Mẹ sinh ra em vất vả ra
làm sao..
Ừ thì cũng chỉ
là cái tên. Một ký hiệu để phân biệt người này với người kia. Ý nghĩa của mỗi
cái tên chưa được chú trọng như bây giờ. Thâm chí có nhà đông con, còn đặt theo
số thứ tự hoặc những cái tên rất tục như “cu Dái”, “cái Hĩm” vv.. Những kiểu
đặt tên như thế Tuân thấy nhiều, chả lạ lùng gì. Văn hóa sơ khai, mông muội một
thời mà. Chính vì thế người ta dễ cả tin, dễ ảo tưởng.
Đâu có như bây
giờ..
Ngồi sau, Tuân
cứ nghĩ miên man, chả đâu vào đâu như thế. Hắn không để ý xe đã rẽ theo hướng
khác, không phải con đường về thành phố. Lúc Tuân chợt nhận ra, sợ Nắng lầm
đường, Nắng bảo:
- Nếu không
vội, chờ “đây” một lát. Nếu vội cứ việc về. Có tý việc phải vào chỗ này “một
cái”, không thể về ngay. Thế nào?
- Thế nào gì
nữa? Người ta mất công tìm từ sáng đến giờ. Chưa kịp nói câu gì, sao lại bảo về
ngay?
- Thế cũng
được. Cùng vào thì cùng vào!
Cổng dốc. Ngôi
nhà hai tầng đua mái tôn che sân láng xi măng khá rộng. Người vòng trong vòng
ngoài, kẻ quỳ, người ngồi quay mặt cả vào trong nhà, tay chắp trước ngực. Tuân
chưa hiểu ở chỗ này đang xảy ra chuyện gì? Nhà có tang ma, hay “cúng mát nhà”. Đám
cưới đám đám hỏi thì không phải rồi.
Tìm chỗ dựng
xe. Nắng len vào ngồi ngay trước đám đám đông. Có bà xồn xồn ngồi bên cạnh mắt
gây sự, Nắng nhìn lại. Tuân chưa bao giờ bắt gặp ánh mắt đàn bà nào như thế. Bà
kia vội cụp xuống, quay nhìn đi chỗ khác. Đúng là đôi mắt có nhãn lực đặc biệt!
Từ trong cửa
“xuất” ra một người đàn bà chạc năm mươi. Nhìn bà ta rất khó đoán thân thế,
thành phần nào? Hiện hành nghề gì? Đang thắc mắc người ấy vong vóng, deo dẻo:
- Hôm nay hội đồng các qu.oa..an, cô không xem. Ai trả
lễ thì cô nhận. Cô xem cho ngày khác..
Đám đông nhao
nhao:
- Lạy cô, cô
thông cảm chúng con từ xa đến đây. Xa xôi cách trở. Chờ đến chủ nhật sau thì lỡ
mất ạ!
- Cô đã nói
rồi. Hôm nay không xem cho ai cả. Có phải việc người trần đâu mà năn nỉ?
Hai cô gái đứng
gần Tuân nói nhỏ với nhau nhưng hắn vẫn nghe thấy từng lời:
- Cô đồng này
chỉ xem ngày chủ nhật mỗi tuần thôi. Đợi đến chủ nhật sau, trường mình lại có
đám cưới con hiệu phó, gay nhỉ?
Xã hội ba đào,
chao đảo, nổi nênh, khủng hoảng, suy thoái.. thừa lý do để người ta chen chân
tìm đến những nơi như thế này. Nhưng không đâu như ở đây. Tam đồng tứ phủ, ngày
nào chẳng “nổi đồng”, chả “tiếp lễ”, sao phải cứ chủ nhật?
Hắn hỏi, hai cô
trả lời. Thì ra “cô đồng” vẫn là cô giáo, vẫn đang phải đứng lớp. Chỉ chủ nhật cô mới có thì giờ dâng hương, tiến lễ, ngồi đồng,
“triệu vong”. Không thể làm vào ngày khác, vi phạm giờ “hành chính” của nhà
trường!
Không biết Nắng
của Tuân tới đây có việc gì mà phải nhanh chóng, khẩn trương, tranh thủ nhanh đến
đây như vậy?
( Còn nữa..)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ 7 ngày nghỉ mời bà con cô bác rửa mắt thư giãn tí nhé. ( Chôm chôm Văn Công Hùng )
KHÔNG THỂ TIN NỔI MẮT MÌNH
LXQ.ORG : Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã cung cấp cho chúng ta một bài viết, một tư liệu qúy về đề tài SIÊU THỰC rất''nhậy cảm chuính trị'', nhưng lại rất hiện thực, dân dã, bình thường!
Khi xem xong, mọi người đều thốt lên: Tuyệt vời! Qúa tuyệt vời !
Nhưng... tại sao những nghệ sĩ Việt Nam chúng ta lại không ai nghĩ ra, thể hiện... nhỉ ?
Thế đấy ! Thế mới gọi là thiên tài !
BATINH.COM
Giuseppe Mastromatteo sinh năm 1974 hiện là giám đốc nghệ thuật của tập đoàn truyền thông Euro RSCG, trụ sở tại New York, ông đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên với bộ ảnh siêu thực của mình. Có thể tuyên bố không chút nghi ngờ rằng Mastromatteo là một bậc thầy của chủ nghĩa siêu thực.
Ông không chỉ là một nghệ sỹ đam mê chụp ảnh chân dung với xúc cảm tinh tế và sang trọng, mà ông còn biến chúng thành những “Kỳ nhân” trong một thế giới đa chiều kỳ thú theo giả tưởng ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Mỗi khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của Giuseppe Mastromatteo, chúng ta sẽ phải thốt lên: “Quả thực, thật giả lẫn lộn”. Hãy chiêm ngưỡng một số tác phẩm rút ra từ bộ ảnh siêu thực cực kỳ độc đáo của nghệ sỹ tài danh này:
BTV.Vũ thanh Nhàn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
“The Most Beautiful Woman in Town” (“Người đàn bà đẹp nhất trong thành phố”).
Bản dịch của Thận Nhiên
Nữ diễn viên Ornella Muti trong phim Tales of Ordinary Madness (Storie di ordinaria follia, 1981) của đạo diễn Ý Marco Ferreri, với nam diễn viên Ben Gazzara trong vai Charles Bukowski. Cốt truyện của phim này dựa trên đời sống cá nhân và một số truyện ngắn của Charles Bukowski, đặc biệt là truyện ngắn “The Most Beautiful Woman in Town” (“Người đàn bà đẹp nhất trong thành phố )
Cass trẻ và xinh nhất trong năm chị em. Cass là cô gái đẹp nhất trong thành phố. 1/2 phần tính cách thổ dân da đỏ với thân thể uyển chuyển khác thường, một thân thể bốc lửa và mềm mại như loài rắn với đôi mắt bỏng cháy. Cass là lửa chuyển động. Nàng là một linh hồn bị kẹt trong cái thể chất chẳng thể ôm giữ được nó. Mái tóc nàng dài và đen mun và mượt mà và bay lượn như thân thể. Tâm trạng nàng hoặc là thật phấn khích hoặc là thật sầu muộn. Với Cass, không có trạng thái lưng chừng. Có kẻ cho rằng nàng khùng quá. Những đứa đần độn bảo vậy. Bọn đần chẳng bao giờ hiểu được Cass. Với bọn đàn ông, dường như nàng chỉ là một cỗ máy tình dục và chúng không quan tâm rằng nàng có khùng hay không. Và Cass nhảy múa và ve vãn, hôn hít đàn ông, nhưng ngoại trừ đôi lần, khi đến lúc vào cuộc với Cass, thì bằng cách nào đó nàng chuồn êm khỏi vòng tay bọn chúng.
Mấy bà chị trách nàng về việc xài bậy nhan sắc của mình, về việc không tận dụng trí tuệ, nhưng Cass thông minh và tâm hồn mẫn cảm; nàng vẽ, nàng nhảy múa, nàng hát, nàng làm ra những đồ vật bằng đất sét, và khi gặp người bị tổn thương, dù ở phần hồn hay phần xác, thì Cass đều thương cảm sâu sắc cho họ. Chỉ là tâm hồn nàng khác biệt; nó không thực dụng chút nào. Các bà chị ghen tức với nàng vì nàng quyến rũ bọn đàn ông của họ, và họ nổi sân si vì cảm thấy rằng nàng không tận dụng bọn chúng. Nàng có thói quen là tốt bụng với những người xấu xí; những tay đàn ông được cho là đẹp trai chỉ làm nàng phát chán — nàng nói, "Hổng chịu chơi là hổng hứng. Chúng cứ kiêu hãnh về đôi dái tai bé xíu hoàn hảo và lỗ mũi kiểu mẫu... Tất cả những thứ đó chỉ là hàng nổi, chẳng phải là cái bản chất bên trong..." Tính nàng nóng gần như điên rồ; cái tính mà nhiều người gọi là khùng.
Cha nàng chết vì chứng nghiện rượu, còn bà mẹ thì bỏ đi, để mặc đám con gái chơ vơ với nhau. Năm chị em nương náu với một người bà con rồi người này gởi chúng vào một tu viện. Với Cass, tu viện này là một nơi khốn khổ, hơn là đối với những bà chị. Bọn con gái ganh tức với Cass và nàng đánh nhau với hầu hết bọn chúng. Nàng bị những vết dao lam cắt chạy dọc theo cánh tay trái, kết quả của hai trận đánh nhau để tự vệ. Còn có một vết sẹo vĩnh viễn nằm trên má trái, nhưng vết sẹo không làm giảm nhan sắc của nàng chút nào mà dường như còn làm nền cho nét mặt nàng nổi bật lên.
Tôi gặp nàng ở quán rượu West End nhiều đêm sau khi nàng ra khỏi tu viện. Là người trẻ nhất, nên nàng là người sau cùng trong năm chị em được ra khỏi nơi đó. Nàng thản nhiên bước đến ngồi cạnh tôi. Tôi hẳn là gã đàn ông xấu trai nhất trong thành phố và có lẽ điều này có gì đó liên quan đến việc nàng ngồi bên tôi.
“Làm một ly chứ em?” Tôi mời.
“Tất nhiên, tại sao không?”
Tôi không nghĩ rằng có điều gì khác thường trong câu chuyện của chúng tôi đêm đó, mà nó chỉ ở cái cảm giác đến từ Cass. Nàng đã chọn tôi, chỉ đơn giản thế thôi. Không chút áp lực nào. Nàng thích món rượu của mình và nốc tì tì tới bến. Dường như nàng chưa đủ tuổi vào quán rượu nhưng họ không quan tâm. Có lẽ nàng có giấy chứng minh dởm chăng, tôi đếch biết. Dù sao đi nữa, mỗi lần nàng đi vệ sinh rồi trở lại ngồi cạnh, tôi khoái chí thấy mình cũng ngon cơm. Nàng không chỉ là người đàn bà đẹp nhất trong thành phố này mà còn là người đẹp nhất tôi từng được thấy. Tôi vòng tay ôm eo và hôn nàng một lần.
“Anh có thấy em đẹp không?” Nàng hỏi.
“Đẹp lắm, tất nhiên, nhưng có những thứ khác nữa... ngoài dung mạo của em...”
“Thiên hạ luôn kết tội vì em đẹp. Hỏi thiệt nghen, anh có thật sự nghĩ là em đẹp không?”
“Đẹp không phải là lời nói suông, nói vậy là không công bằng với em.”
Cass vói tay lục túi xách. Tôi nghĩ nàng tìm chiếc khăn tay. Nàng lấy ra một cái ghim cài mũ khá dài. Trước khi tôi kịp ngăn lại thì nàng đâm cái ghim xuyên qua cánh mũi, theo chiều ngang, ngay trên lỗ mũi. Tôi rợn gáy kinh hoàng.
Nàng ngó tôi và bật cười khanh khách, “Giờ thì anh thấy em lộng lẫy không? Anh nghĩ sao nào, hả cha nội?”
Tôi rút chiếc ghim ra và dùng khăn tay bụm giữ dòng máu đang tuôn xuống ròng ròng. Nhiều người, cả tay bồi pha rượu, chứng kiến màn diễn của nàng. Tay bồi bước tới:
“Nè," gã nói với Cass, “mày mà còn giở trò nữa là tao đuổi cổ. Tụi tao không cần những trò chơi nổi của mày ở đây.”
“A, đụ má, thằng khốn!” Nàng chửi toáng.
“Cha nội nên kềm con điên này lại.” Tay bồi bảo tôi.
“Cổ sẽ ổn mà. Yên tâm đi.” Tôi trấn an gã.
“Mũi của em,” Cass nói, "em làm gì nó thì kệ cha em chứ.”
“Không đúng,” tôi nói, “anh đau.”
“Anh nói anh đau khi em thọc cái ghim qua mũi của em à?”
“Ờ, đau lắm. Anh nói thiệt đó.”
“Thôi được, em hổng chơi vậy nữa đâu. Cười cái đi nào, cưng.”
Nàng hôn tôi, cười khì trong khi hôn, tay vẫn bịt cái khăn tay trên mũi. Chúng tôi về nơi tôi trọ khi quán đóng cửa. Tôi còn một ít bia để hai đứa ngồi nói chuyện và lai rai. Đó là lúc tôi nhận ra rằng nàng là người có lòng nhân ái và trắc ẩn. Nàng sẵn sàng xả thân không hề suy tính. Cùng lúc đó nàng có thể rơi ngược vào trạng thái hoang dã và khật khùng. Con Tửng. Một con tửng xinh đẹp và linh hiển. Có lẽ rồi một thằng nào đó, một điều gì đó, sẽ huỷ hoại nàng mãi mãi. Tôi mong rằng đó không phải là tôi.
Chúng tôi lên giường, rồi tôi tắt đèn, Cass hỏi, “Anh muốn khi nào? Giờ hay sáng mai?”
“Sáng mai.” Tôi đáp rồi xoay lưng lại.
Buổi sáng thức dậy, tôi pha hai ly cà-phê, mang ly của nàng đến giường.
Nàng bật cười, “Anh là thằng cha đầu tiên từ chối làm chuyện đó vào ban đêm mà em gặp.”
“Chuyện xoàng,” tôi đáp, “mình đâu cần làm chuyên đó chút nào.”
“Không, chờ chút, giờ thì em muốn. Để em đi vệ sinh chút nghen.”
Cass vào phòng tắm. Lát sau nàng trở ra, ngó thật tuyệt, mái tóc đen mun óng ánh, mắt môi óng ánh, toàn thể con người nàng toả sáng lấp lánh... Nàng phô bày thân thể một cách từ tốn, như một báu vật. Nàng chuồi vào trong chăn.
“Yêu em đi, cưng ơi.”
Tôi nhập cuộc.
Nàng hôn tôi trong niềm buông thả, phóng túng nhưng không vồ vập. Tôi vuốt ve khắp thân thể nàng, luồn tay vào mái tóc. Tôi rên lên, run rẩy. Nóng hôi hổi, và siết chặt. Tôi thúc chầm chậm, muốn kéo dài đến vô tận. Đôi mắt nàng nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Em tên gì?” Tôi hỏi.
"Em tên gì thì có khác quái gì chứ?” Nàng hỏi ngược.
Tôi bật cười và làm tới. Xong cuộc, nàng mặc đồ vào rồi tôi chở nàng về quán rượu, nhưng quên nàng quả là điều quá khó. Tôi không đi làm và ngủ thẳng cẳng cho tới 2 giờ chiều rồi dậy đọc báo. Tôi đang ở trong bồn tắm thì nàng bước vào, tay cầm một chiếc lá to — một cái lá tai voi.
“Em biết anh đang ở trong bồn tắm,” nàng nói, “nên em mang cho anh cái này để che cái đó lại, chàng ngốc à.”
Nàng ném chiếc lá tai voi xuống tôi trong bồn.
“Sao em biết anh đang ở trong bồn?”
“Em biết.”
Hầu như mỗi ngày Cass đến là tôi đang ở trong bồn tắm. Những thời điểm khác nhau nhưng nàng ít khi đến trật lúc, và luôn có chiếc lá tai voi. Rồi hai đứa yêu đương nhau ngay lúc đó.
Một hay hai đêm nàng gọi điện thoại báo và tôi phải đóng tiền bảo lãnh nàng ra khỏi nhà giam vì tội say rượu và đánh nhau.
“Bọn chó đẻ,” nàng nói, “chỉ vì chúng trả tiền cho em vài ly mà chúng lại nghĩ rằng chúng có thể thọc tay vào quần em sờ soạng.”
“Một khi em nhận uống một ly với chúng là em tạo ra rắc rối cho mình.”
“Em tưởng là chúng khoái con người em chứ không phải chỉ là thân xác em.”
“Anh khoái em và thân xác em. Tuy nhiên, anh ngờ cái chuyện bọn đàn ông có thể thấy được điều gì khác bên ngoài thân xác của em.”
Tôi rời thành phố trong 6 tháng, vạ vật đây đó, rồi trở lại. Tôi chưa hề quên Cass, nhưng hai đứa đã đụng nhau vài chuyện, và dù sao đi nữa tôi cảm thấy thích tiếp tục kiểu đời sống của mình. Khi trở lại, tôi nhận ra rằng nàng đã biến đâu mất, nhưng tôi ngồi đồng ở West End chừng 30 phút thì nàng bước vào, và ngồi bên tôi.
“À há, đồ khốn kiếp, em thấy anh về rồi nghen.”
Tôi gọi cho nàng một ly. Rồi tôi ngắm nàng. Nàng mặc một chiếc đầm cổ cao. Tôi chưa bao giờ thấy nàng mặc kiểu đầm này. Và bên dưới mỗi con mắt, đâm xuyên vào, là 2 mũi ghim có đầu thuỷ tinh. Người ta chỉ có thể thấy hai chót đầu thuỷ tinh của cây ghim bên trên da, nhưng mũi ghim thì đóng sâu vào mặt nàng.
“Mẹ kiếp đồ điên, vẫn chơi trò huỷ hoại nhan sắc à?”
“Hổng phải, mốt mới đó, đồ ngốc.”
“Em điên vừa thôi.”
“Em nhớ anh.” Nàng nói.
“Có thằng nào chưa?”
“Không, không có thằng nào cả. Chỉ có anh thôi. Nhưng em xoay ra tiền. Em tính giá mười tì mỗi phùa. Nhưng với anh thì em cho không.”
“Nhổ mấy cây ghim đó ra giùm cái đi.”
“Thôi mà, mốt thời trang mà.”
“Ngó nó làm anh muốn bịnh.”
“Thiệt vậy hả?”
“Thiệt!”
Cass từ từ kéo hai mũi ghim ra rồi bỏ chúng vào ví.
“Tại sao em lại giằng xé với cái nhan sắc trời cho của em chi vậy?” Tôi hỏi, “Sao em không thể sống hoà thuận với nó chứ?”
“Bởi vì thiên hạ nghĩ rằng đó là tất cả những gì mà em có. Cái đẹp chẳng là khỉ gì cả, nhan sắc sẽ không sống đời với mình. Anh không hiểu là xấu trai như anh thì may mắn như thế nào đâu, bởi vì nếu thiên hạ quý anh thì anh hiểu rằng đó là do những điều khác.”
“Ừ, mẹ kiếp. Anh may mắn.” Tôi nói.
“Em không có ý nói là anh xấu xí. Thiên hạ chỉ nghĩ là anh xí trai. Anh có gương mặt quyến rũ lắm.”
“Cám ơn!”
Chúng tôi làm thêm ly nữa.
“Anh đang làm gì?” Nàng hỏi.
“Chẳng làm gì cả. Anh không thể dính mãi với bất cứ cái gì cả. Không thấy hào hứng chút nào.”
“Em cũng vậy. Nếu anh là đàn bà thì còn có thể xoay ra tiền.”
“Anh không nghĩ là mình muốn gần gũi với quá nhiều kẻ xa lạ như vậy. Chuyện đó mệt mỏi, chán ngán lắm.”
“Anh nói đúng, quá sức chán ngán, mọi chuyện đều chán ngán.”
Chúng tôi rời quán với nhau. Thiên hạ vẫn ngó Cass chòng chọc trên phố. Nàng vẫn là người đàn bà đẹp, có khi còn đẹp hơn bao giờ.
Hai đứa về chỗ tôi trọ, rồi tôi mở một chai vang và trò chuyện. Với Cass và tôi, câu chuyện luôn luôn đến thật dễ dàng. Nàng nói một hồi, tôi ngồi nghe, rồi tới phiên tôi nói. Câu chuyện cứ thế trôi chảy mà không hề có chút gì căng thẳng. Dường như chúng tôi cùng nhau khám phá những niềm bí mật. Khi tôi khám phá ra một chuyện gì đó thú vị thì Cass cười phá lên khanh khách — cái điệu cười mà duy nhất chỉ nàng có. Nó như niềm vui bùng ra ra từ lửa. Qua câu chuyện, chúng tôi hôn và xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi nóng ran lên rồi rủ nhau vào giường. Rồi, khi Cass cởi chiếc áo đầm cổ cao ra thì tôi thấy nó — cái sẹo xấu xí lởm chởm hình răng cưa kéo ngang cổ nàng. To sụ và dày cộm.
“Con khốn,” tôi thét lên, “trời đày mày hay sao! Mày làm cái chó gì vậy?”
“Đêm đó em chơi nó bằng một cái chai bể. Anh không thấy yêu em nữa sao? Em còn đẹp không?”
Tôi lôi nàng xuống giường và hôn. Nàng xô tôi ra rồi cười lanh lảnh, “Có mấy thằng trả em mười tì, rồi khi em cởi đồ ra thì chúng hết hứng. Em chịt cổ mười tì, đếch trả lại. Đời vui quá xá!”
“Đúng rồi.” Tôi nói, “Anh mắc cười quá… Cass à, em đúng là con đĩ chó, anh yêu em quá… đừng tàn huỷ mình nữa, em à; em là người đàn bà chơi xả láng nhất mà anh từng gặp trong đời.”
Chúng tôi lại hôn. Cass khóc lặng lẽ không thành tiếng. Tôi cảm nhận được những giọt lệ. Mái tóc đen mun nằm xoã sau lưng tôi như lá cờ của cái chết. Chúng tôi quấn vào nhau, yêu nhau một trận tình lướt thướt và rũ rượi và tuyệt vời thăng hoa.
Sáng hôm sau, Cass dậy làm món điểm tâm. Trông nàng thật bình thản và ngời ngời hạnh phúc. Nàng hát. Tôi nằm yên trên giường thưởng thức niềm hạnh phúc của nàng. Sau cùng, nàng tới lay tôi dậy, “Dậy đi, thằng cha hư hỏng! Rửa cái mặt mẹt cho tươi tỉnh rồi thưởng thức bữa đại yến, nha!”
Hôm đó, tôi chở nàng ra bãi biển. Nhằm vào ngày thường và mùa hè chưa tới nên mọi thứ đều vắng ngắt. Bọn du thủ du thực quấn mình trong mớ giẻ rách ngủ trên các bãi cát. Những kẻ khác ngồi trên băng ghế đá chuyền tay nhau một chai rượu. Những con mòng biển bay vần vũ trên cao, trông như vô tư lự mà lại cuồng loạn. Những bà già trong độ 70, 80 ngồi trên băng ghế, bàn cãi về việc bán lại bất động sản được thừa kế từ những ông chồng đã chết từ lâu bởi trò ăn chơi phóng đãng và sự ngu xuẩn của cuộc sống còn. Vì những thứ đó, sự yên bình trong không khí, chúng tôi dạo loanh quanh rồi nằm duỗi dài trên bãi, không nói năng gì. Thật tuyệt vời khi hiện hữu bên nhau. Tôi mua bánh kẹp thịt, đồ ăn vặt và nước uống, rồi ngồi ăn trên cát. Rồi tôi ôm Cass, hai đứa ôm nhau ngủ chừng một giờ. Chỉ vậy mà vui sướng hơn cả làm tình. Có một sự trôi chảy, hoà điệu cùng nhau không chút ưu tư. Khi thức giấc, chúng tôi lái về nhà tôi trọ, rồi tôi nấu bữa tối. Ăn tối xong, tôi nói với Cass hãy sống chung với nhau, nghèo khó lang thang cũng được. Nàng im lặng một lúc, nhìn tôi, rồi chậm rãi nói, “Không, anh à.” Tôi chở nàng về quán rượu, gọi cho nàng một ly rồi bước ra khỏi quán.
Hôm sau tôi tìm được một chân đóng gói hàng ở một hãng nọ rồi cắm đầu cày suốt tuần. Tôi quá mệt để la cà, nhưng tối thứ Sáu tôi mò đến West End. Tôi ngồi chờ Cass. Nhiều giờ trôi qua. Sau khi tôi ngà ngà xỉn thì gã bồi rượu bảo, “Em chia buồn về cô bạn gái của anh.”
“Chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.
“Em rất tiếc. Anh không biết chuyện gì sao?”
“Không.”
“Tự sát. Người ta chôn cổ hôm qua.”
“Chôn?” Tôi hỏi. Dường như nàng sẽ bước qua ngưỡng cửa ở kia bất cứ lúc nào. Làm sao mà nàng thăng đi đâu được chứ?
“Mấy cô chị chôn cổ.”
“Tự sát à? Làm ơn kể cho tôi đi!”
“Cô ấy tự cắt cổ.”
“Tôi hiểu rồi. Cho ly nữa đi.”
Tôi nhậu cho tới khi quán đóng cửa. Cass, kẻ đẹp nhất trong năm chị em, người đàn bà đẹp nhất trong thành phố. Tôi cố lái xe về nhà, lòng cứ nghĩ, lẽ ra tôi phải nài nỉ nàng ở lại với mình thay vì chấp nhận câu trả lời “không”. Mọi chuyện về nàng đều ngụ ý rằng nàng đã quan tâm điều tôi đề nghị. Tôi đã quá bất cẩn, quá lười biếng, quá vô tâm.
Tôi đáng nhận cái chết của mình và của nàng. Tôi là một con chó. Không, tại sao lại đổ thừa cho chó? Tôi trỗi dậy lấy chai vang, rồi dốc rượu vào miệng. Cass, cô gái xinh đẹp nhất thành phố, chết ở tuổi 20.
Có thằng khốn nào đang bấm còi xe ở bên ngoài. Tiếng còi inh ỏi và liên lỉ. Tôi đặt chai rượu xuống và gào lên:
“ĐỒ TRỜI ĐÁNH, ĐỒ CHÓ ĐẺ, CÂM LẠI!”
Đêm cứ tràn tới và chẳng còn điều gì tôi có thể làm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)