Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Lần tìm những năm cuối đời của Bút Tre



HÀ VĂN THỂ
NVTPHCM- Tôi đã nhiều lần qua lại cái bến Vực mà ông đã qua, cũng nhiều lần đứng trên con đò sang sông nhìn về cái làng giữa sông cách đó chừng vài ba trăm mét phía Ba Gò, xã Sơn Quang và tôi cũng từng làm thơ về bến sông này, nhưng vẫn không thể cảm nhận tự nhiên rất thật như ông: "Con đò dịch đít sang ngang/ Bên kia có một cái làng thò ra". Vâng, sự vật dịch chuyển thì đúng như thế, mà câu thơ Bút Tre viết, đọc lên cứ là lạ, buồn cười. Ông với tôi là người cùng một làng. Ông ở thôn trong, tôi ở thôn ngoài. Làng Vạn Thắng này xưa vì đường sá chưa có, nên muốn đi ra ngoài phải qua sông Thao, sang thị xã Phú Thọ, rồi mới có ôtô, tàu hỏa. Khi ông nghỉ hưu về quê, tôi còn đang học phổ thông, lại là người cùng làng nên ít nhiều biết về ông, nhất là những năm tháng cuối đời của ông ở quê nhà.
Ông tên là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đi dạy học ở Tuyên Quang, rồi về dạy ở quê. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông thoát ly công tác ở Ban Thi đua Khu 10. Sau cải cách ruộng đất, ông được điều về Bộ Ngoại giao làm thư ký cho Bộ trưởng Ung Văn Khiêm một thời gian, sau đó ông lại về Phú Thọ, làm Trưởng phòng Thông tin, thuộc Ủy ban Hành chính tỉnh. Đến năm 1962, ông được đề bạt Trưởng ty Văn hóa tỉnh Phú Thọ.
Nhớ lại những năm 60 của thế kỷ trước, Đảng ta chủ trương các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Hưởng ứng cuộc vận động này, Nhà xuất bản Phổ thông bấy giờ cho phát hành nhiều tập sách in các bài diễn ca, văn vần dễ thuộc, dễ nhớ để tuyên truyền. Chẳng hạn phê phán nạn tảo hôn có bài "Trời mắc oan": "Chuyện đâu có chuyện nực cười/ Chú bé lên mười lấy vợ mười lăm/ Nửa đêm vợ bế đi nằm/ Chẳng may chú bé đái dầm ướt chăn/ Sáng ra nghe mẹ chữa rằng/ Đêm qua mưa dột ướt thằng con tôi/ Chuột kêu rúc rích đầu hồi/ Ai gây nên nỗi cho trời mắc oan".
Trong bối cảnh như thế, lại là Trưởng ty Văn hóa xông xáo nhiệt tình, ông Đăng cũng rất hào hứng sáng tác thơ, với bút danh Bút Tre, để tuyên truyền cho các cuộc vận động ngay tại tỉnh nhà. Ông viết về làng quê trung du đang từng ngày đổi mới: "Từ sông Lô đến sông Hồng/ Con đò ban sớm, cánh đồng chiều hôm/ Ngọt khoai, bùi sắn, thơm cơm/ Xanh tươi vườn tược, vàng ươm ruộng đồng". Hoặc cổ động cho phong trào trồng cây: "Cờ cắm, chữ chăng khắp nẻo đường/ Trồng cây ai đó hát trong sương…".
Ông Vũ Kim Biên là người nghiên cứu văn hóa dân gian, rất gần gũi với ông Đăng, hiện còn lưu giữ nhiều bài thơ của ông, nhận xét: "Bút Tre không bao giờ viết về những điều nhảm nhí và cũng không chủ định làm thơ gây cười, tuy nhiên ông vốn tính dễ dãi, đôi khi sa vào tự nhiên chủ nghĩa, viết nhanh, viết một lèo không cần sửa nháp, nên thường mắc vào các lỗi như: ngôn ngữ đơn giản, thô mộc, ít tinh tế, còn nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp; thấy vần là ghép làm cho ý thơ chạy lung tung, chuyện nọ xọ chuyện kia; có câu bí vần, tối nghĩa phải làm chú thích". Chính vì thế, mặc dù không chủ ý làm thơ gây cười, nhưng một số câu thơ của ông khiến độc giả khi đọc lên vẫn không nhịn được cười: "Tàu xe đi lại nhịp nhàng/ Thái Nguyên - Yên Bái, lại càng Lào Cai" hoặc:"Đồng Lương- Phú Lạc, Sai Nga/ Bao nhiêu lợn nái, trâu cà bấy nhiêu"… và một số câu khác không tiện trích ra ở đây. Từ năm 1962, chỉ trong vòng 1- 2 năm, ông đã sáng tác ba tập: "Quê hương Phú Thọ", "Phú Thọ lớn lên" và "Rừng cọ đồi chè". Với chức Trưởng Ty của ông lúc đó, ông quyết định cho in liền ba tập thơ. Khi các tập sách ra đời đã bị phê phán kịch liệt. Nhiều ý kiến từ Trung ương đến tỉnh, yêu cầu phải kiểm điểm rút kinh nghiệm từ công tác xuất bản, đến nội dung nghệ thuật, chủ yếu là sự non nớt, tùy tiện trong nghệ thuật thơ Bút Tre.

Ông Hà Văn Hiệt, nguyên Phó ty Văn hóa, người được chứng kiến và phải tham gia giải quyết sự việc lúc đó, cho biết: Mặc dù bị phê phán, nhưng ông Đăng vẫn không chịu. Ông cãi rằng: "Tôi chỉ làm vè tuyên truyền, ai cần đọc thì đọc, còn không thì tôi sáng tác cho tôi". Từ đó, Bút Tre vẫn sáng tác, nhưng không in một chữ nào nữa. Dư luận làng Đồng Lương bấy giờ, nhìn chung cũng không ai thích thơ Bút Tre và cũng không để ý lắm về hiện tượng này.
Năm 1973, ông Đăng nghỉ hưu, về quê từ cương vị Phó Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phú. Ngày về vẫn chỉ có một chiếc xe đạp cọc cạch và một bọc sách đèo đằng sau. Về hưu, có thời gian, ông Đăng còn sáng tác nhiều hơn. Chị Vi Thị Lương, con dâu ông, năm nay 57 tuổi, kể lại: Ngày ông về, cả nhà ở trong ngôi nhà tuềnh toàng, hai hàng cột, tranh tre nứa lá. Nhà nghèo có gì ăn nấy. Ông thích nhất là món súp sắn. Nói là súp cho sang, chứ thực ra là sắn khô giã thành bột, rồi quấy thành cháo. Ốc, trai, rau cỏ ngoài đồng kiếm được thứ gì, nấu thứ ấy. Cái món súp này ăn một hai bữa là ngán tận cổ, nhưng không hiểu sao ông vẫn thích.
Về hưu, ông vẫn lao vào công việc rất nhiệt tình. Ông đề xuất với xã mở công trường làm sơn ta. Cây sơn ta ngày trước có bạt ngàn ở vùng đồi Đồng Lương, không hiểu sao một thời gian bị phá đi gần hết, nay khôi phục lại. Khi công việc đã kha khá, ông mời nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn ở Sở Văn hóa về tuyên truyền. Trước khi viết tiểu thuyết "Dốc nắng", nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã viết bài ký sự "Ông giáo làng", trong đó có một phần nói về gia cảnh của ông Đăng. Khi bài bút ký in ra, tỉnh cảm thông đã yêu cầu ngân hàng cho ông vay tiền làm nhà. Với số tiền 1.500 đồng thời đó, ông đã làm được ngôi nhà mới. Ông nói với mọi người: "May có thằng nhà văn nó về nói hộ, mới được Nhà nước cho vay, chứ tự mình xin vay ngại lắm".
Số tiền ấy ông phải trả dần 9 năm mới hết. Hàng ngày, cứ lúc nào rảnh rỗi, ông lại đạp xe quanh làng, gặp ai cũng vào thăm nhà, nhưng không ngồi lâu nhà ai bao giờ, chỉ hai ba phút lại đi ngay. Một lúc ông qua cả chục nhà. Đồng Lương là làng đồi nên đường nhiều dốc, có lần ông đi xe đạp xuống dốc thì bị ngã. Nghe nói "bay" đi cả... hàm răng. Mới đây gặp chị Lương, tôi có hỏi chi tiết này, chị bảo người ta đồn thế thôi. Lúc ông ngã có văng hàm răng ra thật, nhưng đó là răng giả, chứ răng thật thì chết. Có một chuyện vui là không biết ông xin ở đâu về một số cây hồng giống trồng ở vườn, hàng ngày chăm sóc rất kỹ càng, và khi cây ra quả trông rất đẹp, ông liền làm bài thơ treo ở cổng: "Nhà anh có một vườn hồng/ Lung linh quả chín, đèn lồng cành tơ/ Cây hồng như ước như mơ/ Khách qua đường những ngẩn ngơ đứng nhìn/ Ai xem thì hãy thăm tìm/ Trái hồng như thể trái tim trên đời". Chỉ có điều cái giống hồng này quả không ăn được vì chát xít, sau đó ông lại phải phá bỏ. Rồi ông tổ chức đám cưới cho con, cũng có thơ chúc mừng: "Nắng vàng rực rỡ trước mùa đông/ Trăm họ chung vui việc vợ chồng/ Nhất Phiến - Lương Duyên đời cộng sản/ Pháo nổ râm ran với rượu nồng…".
Ông Đặng Thành Phiến bên mộ cha mình - nhà thơ Bút Tre

Nhưng tâm huyết nhất của ông khi về nghỉ hưu ở quê, là ấp ủ viết về lịch sử 100 năm làng Vạn Thắng. Ông sưu tầm rất nhiều tài liệu, lại gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rõ ý định và được Thủ tướng gửi thư về khích lệ. Ông say mê làm việc thâu đêm suốt sáng, viết hết tập giấy nọ sang tập giấy kia, tràng giang đại hải. Lịch sử làng mà viết thành thơ dằng dặc, không rõ sự kiện nào với sự kiện nào, nên không thành ra cái gì cả. Sau này ông Vũ Kim Biên về giúp biên soạn cuốn địa chí xã, ông đã đóng góp những tài liệu vào cuốn sách này.
Tôi bảo anh Phiến (con trai ông Đăng) và chị Lương cho xem các tài liệu nhà thơ Bút Tre để lại. Chị Lương bảo bây giờ chẳng còn gì nữa, ông Vũ Kim Biên và ông Nguyễn Hữu Nhàn lọc lựa những thứ gì đọc được, lấy được, thì mang hết đi rồi. Nhưng chị vẫn hì hục ôm ra một bọc lớn, toàn một thứ giấy dang đã ngả màu vàng ố, chi chít chữ của nhà thơ Bút Tre. Ở các tờ giấy này, chỉ chỗ đánh các số 1, 2, 3… (đánh dấu chương, khổ, đoạn) thì tôi đọc được, còn thì không hiểu chữ gì và ông viết gì. Tôi đưa một tờ cho chị Lương và nói: "Chị quen chữ của ông, đọc giúp một đoạn tôi nghe". Chị cũng lắc đầu bảo: "Chữ ông em chỉ mình ông em đọc được, chứ chúng em cũng chịu". Nghe nói chỉ có một người là cô văn thư ở Sở Văn hóa Phú Thọ ngày xưa đọc được chữ của ông Đăng, còn chịu tất.
Đã gần 25 năm ông đi xa, giờ ông thanh thản yên nghỉ ngay trên mảnh đất vườn nhà. Mặc dù người đời vẫn nhắc tên ông, có thể họ vẫn gán cho ông đủ thứ để gây cười, nhưng chắc là ông không bận tâm, bởi cuộc đời ông là hiện thân của niềm vui sống, với một phong cách đơn giản đến xuề xòa, nhưng trong suy nghĩ thì ông luôn chân thành và nghiêm túc.
Tôi đã nhiều lần qua lại cái bến Vực mà ông đã qua, cũng nhiều lần đứng trên con đò sang sông nhìn về cái làng giữa sông cách đó chừng vài ba trăm mét phía Ba Gò, xã Sơn Quang và tôi cũng từng làm thơ về bến sông này, nhưng vẫn không thể cảm nhận tự nhiên rất thật như ông: "Con đò dịch đít sang ngang/ Bên kia có một cái làng thò ra". Vâng, sự vật dịch chuyển thì đúng như thế, mà câu thơ Bút Tre viết, đọc lên cứ là lạ, buồn cười. Chị Lương con dâu ông hiện giờ còn thuộc nhiều thơ ông, có lần hỏi về câu này, ông bảo sự thật nó thế thì ông viết thế, chả biết hay dở thế nào

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Israel đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow nhằm cảnh báo các hành động tấn công trả đũa bằng tên lửa đạn đạo từ phía Syria và đồng minh.

(Soha.vn) 

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống cảnh báo sớm của nước này đã phát hiện 2 tên lửa đạn đạo được bắn tại khu vực Địa Trung Hải. Quỹ đạo của 2 tên lửa này đi từ trung tâm đến phía Đông Địa Trung Hải, nơi có lãnh thổ của Syria.
Có giả thuyết cho rằng 2 tên lửa này được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc này, Bộ Quốc phòng (BQP) Israel lên tiếng xác nhận nước này đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn mới ngoài khơi Địa Trung Hải.
Vụ thử nghiệm lần này nằm trong kế hoạch kiểm tra biến thể mới nhất của tên lửa Sparrow, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow.
Đại diện BQP Israel cho biết “Đây là lần thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của biến thể tên lửa mục tiêu Sparrow mới trên Địa Trung Hải”. Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra vào khoảng 9h15 giờ địa phương.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow của Israel đã làm rúng động Trung Đông khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ đã phát động tấn công vào Syria.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn Arrow của Israel đã làm rúng động Trung Đông khiến nhiều người lầm tưởng Mỹ đã phát động tấn công vào Syria.
 
Trong lần thử nghiệm này, hệ thống radar cảnh báo sớm Super Green Pine của hệ thống đánh chặn Arrow đã thực hiện việc phát hiện và theo dõi thành công tên lửa mục tiêu giả định và chuyển các thông số về mục tiêu cho hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, sau đó, hệ thống đã kích hoạt tên lửa đánh chặn tiêu diệt thành công mục tiêu.
Sparrow là một tên lửa mục tiêu được thiết kế để mô phỏng các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm ngắn kiểu Scud. Tên lửa này sẽ mô phỏng quỹ đạo bay thường thấy của tên lửa Scud nhằm kiểm tra khả năng phát hiện, bám bắt cũng như cung cấp tham số mục tiêu cho hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow.
Hệ thống đánh chặn mục tiêu không được tiết lộ là biến thể nào của gia đình Arrow nhưng dựa vào phạm vi thử nghiệm thì đây có thể là hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 2 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi 100km.
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Israel được các nhà phân tích bình luận là một
Vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Israel được các nhà phân tích bình luận là một "lời cảnh báo kèm theo khiêu khích" của Israel đối với Syria.
 
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Arrow đang được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau, trong đó Arrow 1 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 50km. Biến thể Arrow 2 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đạn đạo tầm trung trong phạm vi 100km. Còn Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.
Trái tim của hệ thống đánh chặn Arrow là hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một loại radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Radar này có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft ở khoảng cách 500km, biến thể nâng cấp Super Green Pine có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 900km.
Hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, hệ thống này có thể kiểm soát việc đánh cùng lúc 14 mục tiêu khác nhau. Thuật toán điều khiển của hệ thống được thiết kế dạng kiến trúc mở nên nó có khả năng tương tác với các hệ thống tên lửa phòng không khác như Patriot để nâng cao hiệu suất đánh chặn mục tiêu.
Thành phần thứ 3 của hệ thống là trung tâm kiểm soát khởi động Brown Hazelnut (tiếng Do Thái) được đặt tại các vị trí phóng. Trung tâm này có thể đặt cách hệ thống điều khiển hỏa lực Tree Citron tới 300km, nó được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến cùng hệ thống liên kết dữ liệu tốc độ cao với trung tâm điều khiển và radar. Giải pháp thiết kế này cho phép thiết lập một khu vực phòng thủ tên lửa trên quy mô lớn mà không cần phải đầu tư quá nhiều những hệ thống điều khiển riêng biệt.
Israel đã nhiều lần đơn phương không kích Syria như đi vào chốn không người ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không bất ngờ làm điều tương tự.
Israel đã nhiều lần đơn phương không kích Syria như đi vào chốn không người ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không bất ngờ làm điều tương tự.
 
Bệ phóng tên lửa đánh chặn được đặt trên khung gầm xe kéo chuyên dụng, mỗi bệ phóng được trang bị 6 tên lửa đánh chặn. Tên lửa được phóng ở vị trí thẳng đứng bằng phương pháp khởi động nóng.
BQP Israel cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công nước này. BQP Israel cũng cho hay cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên quan đến tình hình căng thẳng tại Syria.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông dâng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đã sẵn sàng huy động lực lượng quân sự chống lại Syria, để đáp trả việc chính phủ Syria được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21/8.
Israel đã nâng mức báo động và đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở trạng thái báo động cao để dự phòng khi Mỹ tấn công Syria, Israel có thể phải hứng chịu sự trả đũa của chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc của phiến quân Hezbollah ở Lebanon. Ngoài ra, Israel cũng đề phòng trường hợp nếu Mỹ không hành động dứt khoát với Syria thì Iran có thể sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Israel được một số nhà phân tích đánh giá là một động thái nhằm cảnh báo Damascus chớ có dại dột mà phóng tên lửa đạn đạo trả đũa về phía Israel. Điều này cũng cho thấy rằng Israel có thể là một nhân tố đem lại nhiều bất ngờ cho tình hình tại Syria.
Khi Mỹ và một số nước đồng minh chuẩn bị các hành động quân sự nhắm vào Damascus thì Israel cũng lặng lẽ điều động lực lượng quân sự của mình đến áp sát biên giời chờ ngày Mỹ đánh. Bên cạnh đó họ cũng đã điều động các hệ thống đánh chặn như Iron Dome, hệ thốngphòng không Patriot để sẵn sàng vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa của Syria.
Vụ phóng tên lửa cũng cho thấy một điều là Israel đã sẵn sàng cho một hoạt động quân sự chống lại Damascus. Ông Alexei Pushkov người đứng đầu Ủy ban quốc tế Duma quốc gia Nga bình luận “Đây là một lời nhắn đến Syria cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của Israel
Trong khi đó người đứng đầu chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga Fyodor Lukyanov gọi vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn là một “hành động khiêu khích đối với Syria và những việc làm tương tự sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Quốc hội Mỹ ra quyết định cuối cùng về tình hình Syria
Cần nhớ lại rằng, Israel đã không dưới 3 lần tiến hành các vụ không kích vào các căn cứ quân sự quan trọng của Syria mà Damascus gần như không làm gì được. Gần đây nhất đầu tháng 07/2013, nhiều khả năng Israel đã tiến hành không kích căn cứ quân sự Latakia nơi được cho là có kho chứa tên lửa P-800 Yakhont phá hủy phần lớn căn cứ này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại anh cu Phẹt: ( có sửa tí cho bớt "nhạy cảm", anh cu cảm phiền nha )


XỔ GIUN, ỐI QUÊN, XỔ THƠ


Mưa gió nhỉ, mời các anh vầu thầu thơ nầu. Tôi ra niêm luật là chơi lục bát, nhõn đôi câu như những thí dụ dưới đây. Tiết nầy xổ thơ chả để đời ấy chứ, nhỉ các anh nhỉ?

Hình ảnh: Tối nay làm chén cường dương. Mai lô 69 cô thương không nào... ^^

Chiều nay làm chén cường dương
Tối về 69 vợ thương nhất nhà há há ( ảnh vác ở nhà Đỗ Minh Thanh, thơ tôi mô - đi - phê)

***

Hình ảnh: Sáng nay đi đái vàng khè. Ô hay! Trời đã chuyển hè sang thu... ^^

Sáng nay đi đái vàng khè
Ô hay! giời đã chuyển hè...sang thu ( ảnh và thơ vác ở nhà Đỗ Minh Thanh)

***



Tháng qua là tháng cô hồn
Thảo nào vợ nó gãi l...suốt đêm đcm ( xin lỗi ông Huy Tuấn nhá, tôi nhặt ông trên mạng mang về chứ không có ý gì đâu đấy)

***

Hình ảnh: Say sưa- DG cậu tag mày

Bà em nuôi một con đề
Chiều nay bà bỏ nó về...mới gay.

***




Mấy nay mưa gió tơi bời
Bực mình tôi vác cuộc đời ra phơi.

***



Thương cho một đóa hoa lài
Lấy chồng tự thủa thối tai nhi đồng.

***



Trẻ thời chỉ thích ăn na
Gìa thời ăn chuối ờ, làm ma ăn ờ bòng. 

***



Hỡi em đẹp tựa thiên thần
Thương anh lộn cái về Bần mua tương.

***



Đêm qua ta chót nhỡ nhàng
Sáng nay vác ghế ra đàng...hong mu.

***



Chớm thu lạc chút nắng hè
Cô nàng e ấp lấy le...che cồn. ( tôi mô - đi - phê dựa ý của anh Trứng Trần)

***



Thò tay móc đít đếm chày
Ô hay! mình tính đúng ngày...hành binh ( tôi mô - đi - phê dựa ý anh Trứng Trần)

***

Mời các anh cùng đong và hóng!






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dùng phong thuỷ như xài đồ hiệu


Tiền không phải là vấn đề”, đó là câu nói của Mạch Linh Linh, một thầy phong thủy có tiếng ở Hồng Kông nghe được nhiều nhất kẻ từ khi bà bắt đầu mở rộng “thị trường” vào khu vực Trung Quốc đại lục. Ở đây, những người mới lên rất vội vã trong việc chứng minh cho người khác biết rằng mình giàu tới cỡ nào. Ban đầu, khi nghe câu nói này, Mạch Linh Linh vừa mừng vừa lo: ở Hồng Kông nghề phong thủy ngày càng khó khăn, trong khi đó, ở đại lục, nơi nào người ta cũng nhìn thấy những người giàu có. Nhung Mạch Linh Linh cũng lo rằng, ở Trung Quốc đại lục những chuyện kì quái xảy ra như cơm bữa, và chẳng biết khi nào nó đỏ xuống đầu mình.
Bên ngoài một dinh thự của thầy phong thuỷ Hồng Kông
Một hôm Mạch Linh Linh nhận được một cú điện thoại. Người đàn ông ở đàu dây bên kia mời bà tới Ôn Châu đẻ giúp ông ta xem phong thủy cho phòng làm việc. Mạch Linh Linh không biết Ôn vhaau nằm ở nơi nào, cũng không biết người gọi điện là ai nên từ chối. Sau đó bà đem chuyện này hỏi thầy giáo dạy tiếng phổ thông cho mình thì được trả lời rằng: "Ôn Châu là một huyên rất nhỏ và nổi tiếng có nhiều người lừa đảo".
Không ngờ, vài ngày sau, người đàn ông nọ lại gọi điện mời bà Mạch tới xem phong thủy. Lần này, người đàn ông nhấn mạnh: "Tiền không phải là vấn đề”. Mạch Linh Linh nhớ tới lời thầy giáo của mình, càng sợ hơn , tuy nhiên lúc đó bà không biết từ chối thế nào, đành thuận miệng nói: “Tôi muốn 300 ngàn (nhân dân tệ)”. Bà Mạch nghĩ rằng với con số mình đưa ra, đối phương sẽ phải bỏ cuộc vì đó là số tiền không hề nhỏ, không ngờ, con số vừa ra khỏi miệng, người đàn ông lập tức đồng ý ngay: “không thành vấn đề!”. 
Câu trả lời của người đàn ông khiến Mạch Linh Linh thêm lo lắng nên nói tiếp: “Chỗ ông xa quá, nếu như công ty của ông có chi nhánh tại Hồng Kông thì ông sai nhân viên hoặc nhờ bạn tới gặp tôi. Chúng tôi sẽ bàn một chút trước khi quyết định”. Không ngờ yêu câù này của Mach Linh Linh cũng được người đàn ông nọ đáp ứng ngay.
Vài ngày sau, một cô gái Hồng Kông làm nghề bán bảo hiểm tới tìm Mạch Linh Linh đồng thời gửi cho bà một tấm danh thiếp của “sếp” mình. Từ tấm danh thiếp này, Mạch Linh Linh nhờ bạ kiểm tra giúp thì phát hiện ra rằng, đó là một doanh nghiệp Nhà nước rất lớn và người đàn ông gọi điện là tổng giám đốc chi nhánh ở Ôn Châu. 300 ngàn nhân dân tệ là con số quá hời cho việc xem phong thủy, Mạch Linh Linh bặm môi nhận lời vị giám đốc nọ.
Sau lần đầu tiên được mời tới đại lục xem phong thủy ấy, Mạch Linh Linh phát hiện ra rằng, Trung Quốc đại lục là một thị trường phong thủy đầy tiềm năng mà ít người khai phá. Những người Trung Quốc ở đại lục rất thích thầy phong thủy Hồng Kông, bởi lẽ, các thầy phong thủy Hồng Kông luôn dược cho là lành nghề và chuyên nghiệp hơn. Bản thân Mạch Linh Linh là một người nổi tiếng, việc ra giá cao là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của câu chuyện. 
Phần chìm bị ẩn giấu chính là những người mời Mạch Linh Linh cho rằng, họ giàu có, nhiều tiền, do đó mời thầy phong thủy cũng là thầy phong thủy có tiếng. Điều này cũng giống như họ mua một món đồ hàng hiệu vậy.
Khoe khoang sự giàu có
Tầng lớp giáu có ở Trung Quốc đại lục hầu hết là những người mới giàu lên trong một vài chục năm trở lại đây. Do sự thay đổi từ nghèo đói tới giàu sang qua nhanh này khiến những người mới giàu lên này rất ít kiềm chế được sự khoe khoang quyền lực và tiền bạc của mình. Mạch Linh Linh từng xem phng thủy cho một căn nhà của một vị doanh nhân nằm ở khu vực ngoại ô Nam Kinh.
Sau khi xem xét, Mạch Linh Linh nói với vị nay rằng, phong thủy của dòng sông phía sau nhà này không tốt. Vị này nói ngay “vậy để tôi lấp nó lại”. Câu nói này của vị giám đốc nọ nghe rất bình tĩnh, chẳng khác gì việc ông ta vừa mua một chiếc điện thoại di động là mấy. Lại có một vị khác khác ở khu vực Đông Quản, Quảng Đông, do phía sau nhà có một ngọn núi khiến vận mạng của chủ hân bị lấn áp. Khi biết điều này, chủ nhân đã hỏi Mạch Linh Linh: “Vậy tôi sẽ san bằng ngọn núi hay dời nó lùi ra bao nhiêu xa thì được?”.
Mạch Linh Linh luôn cảm thấy những khách hàng của mình ở đại lục dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, dường như không có gì là họ không dám làm và không làm được. Cho tới hiện tại, những câu chuyện tương tự đã quá nhiều, tới mức, bà Mạch đã quá quen và coi đó như là chuyện thường ngày. (Còn tiếp) 
Cù Thăng ( Nguoi dua tin )


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phong thuỷ - công cụ thăng tiến của các quan Trung Quốc

Tảng đá chắn chướng khí tại bãi đỗ xe của Phòng Tài nguyên đất đai tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc).
Sau này, bà Mạch mới hiểu rằng, bữa ăn đó vượt quá giới hạn của một bữa ăn xa hoa, cũng vượt quá thịnh tình mà gia chủ giành cho một vị khách quý, nó là một cách thể hiện quyền lực và sự giàu sang của một vị giám đốc nọ.
Khác với Trung Quốc đai lục, tại Hồng Kông, những người làm ăn bao giờ cũng nói tới vấn đề tiền nong, giá cả trước tiên. Sau khi chuyện này được quyết định, họ sẽ phục vụ khách hàng một cách cực kì chuyên nghiệp, nhưng chỉ là chuyện làm ăn mà thôi chứ không có những chuyện ngoài lề. Chính vì những cái văn hóa này của người Hồng Kông mà kể khi vào đại lục làm ăn, Mạch Linh Linh đã nhiều lần phải kinh ngạc. Ngay từ những lần đầu tiên, bà phát hiện ra rằng, những khách hàng ở đại lục trả cho bà rất nhiều tiền, đối đãi rất tốt song yêu cầu bà rất nhiều điều ngoài hợp đồng.
Rất nhiều khách hàng sau khi nhờ Mạch Linh Linh xem phong thủy đã dẫn bà đi gặp các quan chức tại địa phương hoặc lãnh đạo các ngân hàng. Lúc đó, từ một thầy phong thủy, Mạch Linh Linh đã trở thành một tấm danh thiếp để vị khách hàng tự tiến cử và giới thiệu mình. Bà thường xuyên phải dự tiệc, uống rượu, khuôn mặt luôn phải mỉm cười nói những câu chuyện đãi bôi. Trên bàn rươụ những khách hàng của bà sẽ yêu cầu xem tướng tay hoặc đoán tử vi, vận mệnh cho một vị thị trưởng hay một ông giám đốc nào đó. Ban đầu, Mạch Linh Linh đặc biệt khó chịu với việc này, bởi bà đang phải làm việc miễn phí cho một công việc hoàn toàn không có trong cam kết.
Thậm chí có một khách hàng của một vị giám đốc công ty lớn cho người tới mời Mạch Linh Linh xem phong thủy. Tuy nhiên, cô thư kí tới gặp bà và trao đổi công việc đã thẳng thừng nói rằng: “Sếp tôi trả bà 100 ngàn nhưng bà phải trả tôi 20 ngàn tiền hoa hồng”. Điều này khiền Mạch Linh Linh cảm thấy cực kỳ kỳ quái. Dần dần, bà mới nhận ra rằng, những khách hàng ở đại lục của mình chẳng tốt như bà nghĩ.
Ở Hồng Kông, khách hàng trả tiền để mua sự phục vụ của bà, nhưng ngoài những gì thỏa thuận họ không có bất kì yêu cầu nào khác. Mạch Linh Linh cho rằng, như vậy mới là đúng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đại lục mọi chuyện không xảy ra như vậy. Họ trả tiền để thuê bà nhưng đồng thời cũng biến bà thành công cụ để giúp họ thăng tiến hoặc đật được mục đích nào đó.
Sau 8 năm làm ăn ở đại lục. Mạch Linh Linh mới thấm thía được điều này.
Phong thủy đã tạo cho bà cơ hội kiếm bộn tiền từ giới quan chức giàu có.
Thầy phong thuỷ thu nhập 16.000 USD mỗi tuần. Thầy phong thuỷ Mạch nói với New York Times rằng bà kiếm được 16.000 USD cho một buổi tư vấn về bất động sản. Tờ báo này dẫn lời bà này cho hay các quan chức sợ nhất là người dân đâm đơn khởi kiện lên cấp cao vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng thăng tiến của họ. Và để ngăn ngừa chuyện này, nhiều quan chức đã "thỉnh" bà Mạch về để tư vấn cách sắp xếp nội thất trong phòng làm việc. Đôi khi nhiều quan chức đưa bà toàn bộ ngày tháng năm sinh của toàn bộ nhân viên của họ và yêu cầu bà phân tích xem có hợp với tuổi của họ hay không, bà Mạch cho hay.
Cù Thăng


Nguon: Nguoi dua tin.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Người phụ nữ tinh quái



Công ty CP Sách Thái Hà
Người phụ nữ tinh quái là cuốn cẩm nang giúp các bạn gái có được những thứ mình muốn mà không nhất thiết phải hi sinh quá nhiều. Cách làm của người phụ nữ tinh quái là bạn hãy sống cho chính mình, đừng vì người khác nhiều quá. Trong giao tiếp, họ luôn chú trọng cách làm như thế nào để hài lòng mọi người, họ quan niệm thà mất lòng trước hơn được lòng sau. Luôn luôn tỏ rõ thái độ, quan điểm của mình. Họ cũng sống vì bạn bè nhưng họ biết chọn những người bạn xứng đáng với niềm tin và sự quan tâm của mình. Khi yêu, họ luôn phải nghĩ đến mình trước nhất, họ quan niệm yêu nhiều để chọn một. Ngược lại với người phụ nữ bình thường, họ không cam chịu sự hi sinh hay đánh mất bản thân mình, mà người phụ nữ tinh quái sẽ khéo léo “uốn nắn” người đàn ông theo ý mình. Họ biết cách cuốn hút mọi người đàn ông, khiến ai nhìn cũng phải ao ước có được họ.
Tám đặc điểm tốt đẹp ở người phụ nữ tinh quái ( Lời tựa )
Trong thời đại mà người ta sẵn sàng chà đạp lên sự lương thiện, lợi dụng lòng tin của người phụ nữ, khi mà đàn ông không ngần ngại bỡn cợt tình cảm chân thành của họ, thì có lẽ người phụ nữ cần tinh quái hơn. Người phụ nữ tinh quái sẽ có tám điểm mạnh sau:
1. Người phụ nữ tinh quái được nhiều người quý mến
Người phụ nữ tinh quái sẽ khiến người khác cảm thấy điểm đặc biệt của họ so với những người xung quanh. Trong thời đại mà đàn ông dễ chán với cảm nhận thẩm mỹ của chính mình, người phụ nữ tinh quái sẽ thông minh hơn những phụ nữ xinh đẹp, sẽ xinh đẹp hơn những phụ nữ thông minh. Đối với đàn ông, người phụ nữ như thế sẽ long lanh như giọt sương, sẽ dịu ngọt như hạt mưa và mát mẻ như ngọn gió, xa đấy mà gần đấy, có vẻ như với tay ra là bắt được, nắm được nhưng cũng dễ dàng để tuột mất. Với người đàn ông, những gì càng khó nắm bắt lại càng đáng để họ ra sức theo đuổi.
Bởi vì, người phụ nữ tinh quái có thể quyết định đặt tình cảm của mình cho người đàn ông thế nào và tăng mức độ tình cảm đó cho anh ta theo từng thời kỳ. Với một chút khôn ngoan, một chút hóm hỉnh, hài hước, cư xử thấu tình đạt lý, lúc nào cũng cháy bỏng như ngọn lửa, kiên cường như thép, người phụ nữ như vậy nếu không phải là niềm mơ ước của đàn ông, thì cũng đem lại niềm vui cho cuộc sống của họ. Chẳng người đàn ông nào lại không phải lòng một người phụ nữ như vậy.
2. Người phụ nữ tinh quái không chịu thiệt thòi
Mỗi người phụ nữ đều khát khao một tình yêu chân chính, sẽ thật đáng buồn cho những ai cả đời không tìm được cho mình một tình yêu chân thành. Một người con gái xinh đẹp sẽ chìm đắm trong nhiều mối tình, không biết đâu mới là tình yêu chân chính, đâu là thứ tình cảm giả tạo. Có thể đã từng có một tình yêu khiến con tim bạn thổn thức, rung động nhất, nhưng rút cuộc tình yêu ấy lại có thể khiến bạn vô cùng đau đớn, tổn thương.
Phụ nữ tinh quái một chút, biết cách yêu đàn ông, càng biết cách “nhào nặn” đàn ông, cô ấy không những hiểu được lời mà đàn ông “khua môi múa mép”, mà còn có thể nhìn thấu trái tim đàn ông. Trong những vệ tinh quay xung quanh mình, cô ấy biết cách tìm ra tình yêu phù hợp nhất với mình, để cùng người mình yêu sánh bước trên đường đời, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, đồng cam cộng khổ, và cả hai sẽ cùng nhau sống đến đầu bạc răng long!
3. Người phụ nữ tinh quái sẽ không bị “mất giá”
Trẻ trung xinh đẹp là thời hoàng kim của người phụ nữ, nhưng nếu không cẩn thận thì chỉ sau vài năm, vàng ròng sẽ biến thành đồng, và rồi từ đồng biến thành sắt rỉ. Nếu người phụ nữ tinh quái một chút thì có thể chơi bất cứ trò chơi nào mà vẫn có thể dùng lý trí để kiểm soát lựa chọn của mình, có thể nói là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Phụ nữ tinh quái sẽ biết cách suy nghĩ bằng đầu và làm việc bằng tay, chứ không phải làm việc bằng đầu, suy nghĩ bằng tay. Họ có thể nhất thời đánh mất chính mình nhưng không bao giờ để mất lý trí sáng suốt.
4. Người phụ nữ tinh quái không để mình bị tổn thương
Người phụ nữ tinh quái sẽ hiểu rất rõ rằng, trong xã hội ngày nay không có ai là bạn mãi mãi, nhưng cũng không có ai mãi mãi là kẻ thù, quan trọng nhất vẫn là bản thân mình, họ sẽ không sống trong con mắt của người khác, không sống theo lời bình luận của người khác, mà họ sẽ sống thật thoải mái, đi bằng chính đôi chân của mình trên con đường mình đã chọn, người khác muốn đi theo cách nào thì tùy họ!
Người phụ nữ tinh quái biết cách bảo vệ mình, trân trọng bản thân, vì thế họ biết từ bỏ những gì không đáng, xử lý mọi việc một cách ít tốn công sức nhất. Với người phụ nữ tinh quái, kết quả luôn luôn đáng quan tâm hơn quá trình.
5. Người phụ nữ tinh quái rất tự do tự tại
Phụ nữ khôn ngoan sẽ nhận thấy rằng đối với bản thân mình, trên thế giới này về cơ bản không có việc gì là quan trọng cả, nên có thể thay đổi người mình đã yêu, vậy thì cần gì phải o ép, bắt buộc mình quá làm gì?
Đau khổ là do ta tự tìm đến, tổn thương là điều khó tránh khỏi. Biết nghĩ lạc quan sẽ thoải mái, niềm vui rồi sẽ đến khi ta biết hài lòng! Bản thân chúng ta sinh ra đã không phải là người vĩ đại, vậy tại sao phải tủi thân, tủi phận để làm gì? Đời người chỉ vẻn vẹn hơn hai mươi nghìn ngày, ngày nào qua đi đường đời ngắn đi ngày đó, hiện tại mới là những gì chân thực nhất, quan trọng nhất đối với người phụ nữ, hãy làm những gì mình muốn, đừng lo lắng không biết ngày mai mình sẽ ra sao mà hãy trân trọng chính ngày hôm nay!
6. Người phụ nữ tinh quái luôn được mọi người chào đón ở khắp mọi nơi
Sự khôn ngoan, tinh quái sẽ khiến người phụ nữ vui vẻ, lạc quan, phong lưu, thoải mái mà không phóng túng. Hãy thay đổi để mình rực rỡ hơn, nóng bỏng hơn. Đừng ép mình phải cố gắng sống vì người khác mà hãy sống cho chính bản thân mình. Không giả tạo, không quỵ lụy, gượng ép, thoải mái sống cuộc sống thực sự của chính mình.
Người phụ nữ tinh quái sẽ không để lại điều tiếng xấu, luôn theo đuổi mục tiêu sống của chính mình, tự do, tự tại, điềm tĩnh trước những được mất của cuộc đời. Có mối quan hệ giao tiếp đa dạng phong phú, bớt đi những lời kêu ca, phàn nàn, gạt bỏ lòng tự ti chỉ biết than thân trách phận, sống đơn giản và thực tế. Chẳng ai lại không mỉm cười chào đón những người phụ nữ như thế!
7. Người phụ nữ tinh quái rất vui vẻ
Người phụ nữ khôn ngoan sẽ không gục ngã trước lời bàn tán xôn xao của một ai đó. Cuộc sống là của chính chúng ta, vui vẻ mới là hình ảnh thật sự về cuộc sống. Nguồn gốc niềm vui nằm ở việc mình không tự làm khó mình và vứt bỏ mọi suy nghĩ tăm tối ra khỏi đầu.
Người phụ nữ tinh quái sẽ coi công việc và cuộc sống là sự hưởng thụ, cảm nhận những gì nên cảm nhận, trải nghiệm những gì cần trải nghiệm, bỏ qua những gì không đáng quan tâm. Người phụ nữ tinh quái sẽ không đợi đến khi còn hơi thở cuối cùng mới thốt lên rằng: “Cuộc sống của ta là một chuỗi những sai lầm!”
8. Người phụ nữ tinh quái không bao giờ tiếc nuối
Điều mà người phụ nữ sợ nhất là mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, đâm lao thì phải theo lao, đành phải tìm kiếm một sự lựa chọn khả dĩ nhất trong số những sai lầm đã mắc phải, chứ không thể vô tư lựa chọn điều tối ưu nhất. Trong cuộc sống, con người không nên đòi hỏi sự hoàn mỹ, nhưng có thể sống mà không nuối tiếc. Người phụ nữ tinh quái có thể phát hiện thấy ngay được đó là đại gia hay chỉ là kẻ tiều phu đốn củi.
Vì thật thà non nớt, vì ngờ nghệch mà phụ nữ tự giam mình vào ngục tối. Bởi người phụ nữ tinh quái sẽ không tự dối mình, bản thân đã không tự dối mình, thì người khác sẽ khó lòng có thể lừa gạt mình, càng không thể một lần “sơ sẩy” để hối tiếc cả cuộc đời.
Còn rất nhiều những đặc điểm tốt đẹp của người phụ nữ tinh quái nữa, tự bản thân người phụ nữ trải nghiệm mới có thể thực sự cảm nhận hết được. Vì thế, phụ nữ có thể và cũng nên tinh quái một chút.
@ Chungta
Phần nhận xét hiển thị trên trang

nguyễn xuân hoàng: “kiểu cách mà hững hờ”


vophien tranh Dinh Cuong
Võ Phiến (tranh Đinh Cường)
[Nguồn: Văn học Miền Nam, thể loại truyện (tập 2), tr. 1175-1185 (Văn Nghệ: 1999)]

Truyện Nguyễn Xuân Hoàng, trước hết hãy xin cử ra lấy vài truyện, để xem qua cái dáng dấp đặc biệt của nó.
Truyện “Một người ngồi trong ghế bành” chẳng hạn. Một thiếu phụ – Diệp – đêm ấy nhờ “tôi” đưa tới một quán nước để gặp một người đàn ông chưa từng biết mặt. Là ai vậy? Để làm gì vậy? Tôi tò mò hỏi: “…hình như có một người đàn ông nào đó yêu em và em muốn biết mặt người đàn ông đó. Phải vậy không?” Diệp bảo,”Cứ cho là gần như vậy đi.” Người chưa từng biết mặt hẹn trước: Trong tiệm có chiếc ghế bành bằng da màu đỏ; đến, ông ta sẽ ngồi vào ghế ấy. Diệp và tôi vào, gọi nước, gọi món ăn. Chợt Diệp hướng mắt về phía chiếc ghế bành, ngạc nhiên: Một người đàn ông đã ngồi trong ấy. Thức ăn mang lên, tôi ăn bữa tối một mình.
Xong một truyện. Đây là một truyện nữa: “Đường mòn.” “Tôi” – Bích –là một cô giáo dạy ở một trường quận hẻo lánh, bất an. Nghỉ hè, tôi thu dọn đồ đạc, làm va-li, chờ chuyến xe về thành phố. Ở thành phố tôi có một người tình chờ đợi; ở đây – chỗ quận lỵ – tôi có một người đàn ông quen thuộc “theo cái nghĩa rất đàn bà.” Chuyến xe chưa đến, có tiếng gõ cửa, gọi “Bích! Bích!” Vạn tươi cười bước vào. “Anh cao lớn, khỏe mạnh, đen đúa. Bộ đồ tác chiến làm người anh như to và dày hơn.” Vạn và tôi không nói gì nhiều. Tôi pha hai ly cà-phê. Hai người ngồi đối diện nhau. Vạn hỏi: “Bích à? Sao em không nói gì với anh hết vậy? Tôi: “Anh muốn em nói với anh cái gì bây giờ? Em sẽ biên thư cho anh mà!” Vạn cúi xuống tháo dây giày. Vạn choàng tay ra sau rịt đầu tôi xuống. Tôi nghe nước miếng mình ứa ra. Rồi Vạn đề nghị: “Anh đóng cửa sổ, nghe em?” Tôi biết Vạn muốn gì ở tôi, và tôi nữa, tôi biết tôi sẽ phải từ giã Vạn như thế nào (…) Tôi nghe những tế bào trong tôi cữa quậy,nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối …
Xong một truyện nữa.
Vừa rồi có nói đến cái dáng dấp đặc biệt của truyện Nguyễn Xuân Hoàng. Xem qua, thấy ngay quả là đặc biệt. Hồi tiền chiến chắc không ai nghĩ có thể viết truyện như thế. Viết như thế, viết làm gì? Viết mà không cốt nói lên cái gì, không nhằm làm sáng tỏ cái gì, không nhắn nhủ điều gì, không gởi gắm gì ráo, không đưa ra nhận thức nào, phát giác nào cả … Viết chi vậy?
Không những thời trước không ai viết thế, mà đời nay, bây giờ, viết thế cũng chẳng mấy ai. Viết thế, cũng thậm chí cũng không phải là viết mua vui. Vui vẻ gì đâu những câu chuyện như vậy mà vui?
Viết như vậy có vẻ là một cái viết thật hững hờ. Như thể bắt gặp cái gì đó, tiện tay ghi phác qua, có sao ghi vậy thôi. Ngay trong truyện “Một người ngồi trong ghế bành” trên đây cô Diệp nói về anh bạn của cô ta: “Anh không thực tế chút nào hết, anh lơ lơ lửng lửng, anh bấp bênh và không dứt khoát. Anh gần gũi một cách xa lạ, nồng nàn một cách lãnh đạm, em không yêu anh vì thế.” Nếu Diệp là người “thực tế,” nếu cô hiểu yêu đương đưa tới hôn nhân, tới cuộc sống chung với nhau, thì không yêu “anh” là phải thôi. Anh lơ lơ lửng lửng, ở đời với anh thế nào được!
Gái thực tế không lấy làm chồng một anh như thế. Độc giả thực tế e cũng không đọc những truyện của một tác giả như thế. E như thế, cho nên nghĩ chẳng mấy ai viết vậy. Nhưng nghĩ thế không hẳn đúng. Trước không có ai, nhưng về sau thì có. Chiều hướng rõ dần: viết vậy có cái hay, viết vậy cũng đưa tới thành công. Trong nuớc, gần đây có Phan thị Vàng Anh là một.
Trong nước Nguyễn Khải chẳng hạn là người thực tế; Phan thị Vàng Anh thì lơ lơ. Ngoài nước, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Ngọc Ngạn chẳng hạn là người viết thực tế; Nguyễn Xuân Hoàng thì lửng lửng. Cái viết nào cũng đẹp. Mỗi người có nét riêng: cô Vàng Anh thì tinh quái, hóm hỉnh; ông Nguyễn, không.
Bảo truyện của Nguyễn Xuân Hoàng hững hờ, ấy là nói về cái vẻ, cái dáng dấp. Còn về công phu xây dựng, về kỹ thuật, thì dựng nên một dáng hững hờ vị tất kém vất vả hơn dựng một dáng nghiêm túc. Ông Nguyễn là người viết đắn đo.
Hãy lấy một ví dụ. Lấy ngay cái truyện “Một người ngồi trong ghế bành” đã nói trên đây. Truyện ấy xuất hiện trong cuốn Sinh nhật do Nguyệt san Văn Uyển ấn hành năm 1968, có nhiều chỗ khác với bản in ở Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta ra đời sáu năm sau. Khác là do sự sửa chữa của tác giả: đọc lại thiên truyện chính mình đã viết, đã cho in, ông không bằng lòng. So sánh bản trước với bản sau, theo dõi cách sửa chữa, thì thấy cái ông không bằng lòng nhất ở bản trước là nó dài, nó thừa lời. Bản trước dài 12 trang sách, mỗi trang độ 280 chữ; bản sau còn lại 7 trang, mỗi trang chừng 400 chữ. Như thế sau khi sửa sang cái truyện co lại mất khoảng 1/8: cứ tám dòng chữ có một dòng bị cắt bỏ.
Thử xem một vài trường hợp cắt xén. Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ “tôi” ngồi trên ghế dựa ở nhà Diệp, tréo chân, trông thấy một mảng bùn dính nơi đầu mũi giày, thì “tôi” nghĩ đến con đường lầy lội cạnh nhà mình, nghĩ có lúc mình lỡ ngã xuống có thể bị xe nhà binh cán chết, rồi lại nghĩ luôn tới cái tật của mình là hay nghĩ ngợi về chết chóc mặc dù đang khỏe mạnh v.v… Trong bản sau, những suy tưởng lan man ấy bị loại bỏ.
Trong bản trước, khi truyện kể tới chỗ hai người (Diệp và “tôi”) cùng đi với nhau giữa đường phố, cùng nói cười với nhau, Diệp bảo: “Lâu nay em không biết cười, cười được kể cũng khó ghê. Đừng anh, đừng làm đau em, Diệp kêu lên khi tôi nắm chặt tay nàng kéo ùa về một sạp báo còn chong đèn.” Trong bản sau, đoạn ấy không còn: Diệp không nói cười khó, cũng không kêu đau tay.
Đại khái sửa chữa là thế. Tôi nghĩ lan man: Cắt! Diệp nói lẻo bẻo: Cắt!
Truyện Nguyễn Xuân Hoàng vốn không hề là truyện rườm ra lòng thòng. Trái lại. Đối thoại trong truyện ông thường vắn tắt, ỡm ờ, thông minh, có lúc đến khó hiểu. Ấy thế mà duyệt lại truyện mình, ông cũng chỉ rặt cắt với tỉa với xén. Bỏ bớt chỗ này, loại bớt đoạn kia lia lịa. Rõ ràng có một ý định chỉ giữ lại cái cốt tủy.
“Cốt tủy” trong thiên truyện chúng ta đang nói đây là cái gì vậy? Là cái người ngồi trong ghế bành đó chăng? Trời đất! Một người không tính danh, không hình dạng, không có tiếng nói, không có một cử chỉ nào hết trơn. “Một người đàn ông đã ngồi trong ấy,” chỉ có vậy thôi, không thêm được một lời. Người như vậy mà “cốt tủy” nỗi gì?
Là “tôi” chăng? – “Tôi” tha hồ làm cái rốn của vũ trụ ở đâu khác, chứ ở đây thì không. Ở đây, tôi bị gọi tới gặp Diệp không biết vì lý do gì, được cô ta dẫn đi, dọc đường mua cho gói thuốc, mưa cho tờ báo, trao đổi những câu vẩn vơ, tới nơi cô ta gọi cho một bữa ăn, tôi ngồi ăn một mình. Tôi như vậy, “cồt tủy” chỗ nào.?
Vậy chuyến đi là “cốt tủy” chăng? Một người đàn bà đi gặp một người đàn ông, đi đến một cuộc hẹn hò có thể quyết định tương lai mình: việc như thế quan trọng chứ gì nữa? Chính vì e độc giả nghĩ vậy, tác giả hình như cố gắng đánh bạt ý nghĩ ấy. Trong ấn bản trước, vừa gặp mặt “tôi,” Diệp rối rít, “Anh chờ em có lâu không? Em sắp khóc vì sợ đến trễ hẹn. Em mắc bận quá. Thiệt là kỳ, bữa nay là ngày xui nhất trong năm của em ….” Trong ấn bản sau, đã sửa chữa, Diệp trả tiền taxi tắc-xi xong, “nàng bước xuống xe, cầm tay tôi kéo đi, không nói thêm nột lời nào khác.” Những chuyện Diệp sắp khóc, Diệp than xui xẻo, làm nổi bật tầm quan trọng của chuyến đi. Ông Nguyễn phất tay gạt bỏ tuốt.
Trong ấn bản trước, ở một đoạn khác, đoạn Diệp và “tôi” trò chuyện dọc đường, :tôi” có câu: “Em chẳng quên thứ gì hết, vậy mà không hiểu tại sao chồng em lại có thể bỏ em được.” Nói như thế tức cho biết em là một thiếu phụ đang thiếu chồng. Ở bản sau tác giả xóa bỏ câu nói ấy. Thành thử hoàn ảnh đổi khác hẳn: Em là một thiếu phụ, chấm hết. Đừng nghĩ tới chuyện em thiếu gì, cần gì. Tầm quan trọng của chuyến đi, của cuộc hẹn hò bị đánh trụt xuống ngay.
Thế trong thiên truyện còn gì nữa để làm cái “cốt tủy”? Là Diệp chăng? Có thể lắm. Tại sao không? Đưa ra được một nhân vật linh động như thế, sống như thế, thực như thế, cũng đủ là một thành công đáng xem là chủ đích của thiên truyện. Hà tất nhân vật phải đánh giặc giỏi, phải đủ ba đảm đang, mới là nhân vật xuất sắc? Chỗ đáng tiếc là chính tác giả cản trở chúng ta: ông không nhận vai trò của Diệp, ông đánh lạc định hướng của truyện bằng cái nhan đề; nhan đề không đả động đến Diệp, tác giả truất phế Diệp. Tác giả là chúa tể, thân phận mỗi nhân vật là do ông định chứ còn ai nữa? Vì thế, dù cho chúng ta – độc giả – có chọn Diệp làm cái cốt tủy của thiên truyện thì ở đây ta không hề gặp sự đồng tình sốt sắng của tác giả. Mà gặp một thái độ cơ hồ miễn cưỡng, gần như muốn chối bỏ. Hững hờ là thế.
Hãy lấy thêm một thí dụ khác, truyện kế tiếp trong cuốn sách, tức “Giả mù sa mưa.” Câu chuyện dài dòng hơn: “Tôi” và Thư có một đứa con với nhau, nhưng chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương. Tôi ở với anh Đàm và chị Trang là chị dâu tôi. Anh Đàm đi lính mất biệt. “Chị Trang đứng đắn đầy sinh lực và đầy dục vọng, anh Đàm mạnh dạn một cách yếu đuối, và tôi? …. Tôi gọi chị Trang bằng chị khi có người khác, và khi chị Trang nằm trong cánh tay tôi, khuy áo mở hết, da thịt trắng trẻo, tôi cũng gọi chị Trang bằng chị. Nhà vắng vẻ, chị Trang gọi: “Chú Mạnh ơi, chú Mạnh! Chú có còn thức đó không?” Có, có, có. Tôi luôn luôn thức tỉnh, mãi mãi thức tỉnh, trong lời kêu gọi của chị. Anh Đàm chợt về rồi chợt đi. Chị Trang gọi kêu, tôi luôn thức tỉnh. Sự việc tiếp tục diễn tiến, không có gì quan trọng. Hững hờ là thế. Vân vân và vân vân.
Vừa rồi có bảo Diệp là một nhân vật sống động, xứng đáng làm cốt tủy của truyện. Nàng hối hả, bẻo lẻo, như cạn cợt mà không cạn cợt, nói năng đùa giễu tuồng như dễ dãi mà không dễ dãi, mà chu tất, mà ý nhị, mà tinh tế, “anh làm gì, đi đâu, ở đâu, em biết hết …,” và biết đúng phóc, biết cả tính nết anh, biết từng thói quen của anh (tới nỗi anh phát sợ). Thế Diệp với “tôi” quan hệ thế nào? Diệp sống ra sao? – Tác giả bỏ lửng. Diệp là một phong cách thấp thoáng thôi, là cái thấp thoáng của một phong cách độc đáo thôi, là một gợi ý nhẹ nhàng thôi. Ở Nguyễn Xuân Hoàng thường không có những trang phân tích tỉ mỉ, những biện bạch dông dài.
Hoặc gợi ý về bóng dáng đáng yêu của em Diệp ở đây, hoặc gợi ý về cuộc sống nhẹ thênh của cô giáo Bích ở truyện “Đường mòn” đã dẫn ở đoạn trên. Bích sắp đi, Vạn vào phòng. “Nếu Vạn không mở đầu, tôi (tức Bích) tin chắc rằng sẽ không có gì xảy ra, nhưng Vạn đã mở đầu tôi tin chắc rằng mọi sự đều được phép xảy ra hết.” Tất nhiên là Vạn mở đầu chứ. Và mọi sự đã xảy ra. Dễ dàng thôi. Không tính trước, không đắn đo. Ngẫu nhiên. Như cuộc đụng độ tình cờ giữa hai toán quân đôi bên trên đường di chuyển. Như một cuộc tao ngộ chiến, không phải một cuộc phục kích, không có bố trí, điều nghiên, kế hoạch gì ráo. Chuyện có thể có, có thể không. Ngoài dự định. Cũng không có hậu quả đáng kể. Xảy ra cách hững hờ.
Không phải mọi thiên truyện của Nguyễn Xuân Hoàng đều một kiểu, tất nhiên. Làm gì có một người nhạt nhẽo, có một sự nghiệp trước tác đơn điệu đến thế! Nhưng cái cốt cách chung là thế. Vả lại cuối một thời kỳ sáng tác, “Một người ngồi trong ghế bành” được ông chọn và chữa: cái ông chọn và cách ông sửa chữa nó hẳn đã tiết lộ xu hướng của ông chứ.
Nguyễn Xuân Hoàng cẩn thận kết cấu nên những công trình hững hờ mà kiểu cách. Một tác giả không có chủ tâm, cặm cụi tạo nên những tác phẩm không có chủ đích (không có chủ đích nào ngoài nghệ thuật).
Vậy ông Nguyễn muốn … vượt không gian và thời gian chăng? – Rất có thể. Có thể ông không hề muốn bắt vào thời thế, không có ý phát biểu gì về các vấn đề xã hội, chính trị …. Thế nhưng có dễ đâu. Lũ cỏ lan mặt đất, mớ rêu xanh dưới đế giày, mấy con éng liệng ngược liệng xuôi trong tòa nhà vắng …, những thứ lăng nhăng ấy nào có định phát biểu cái gì? Nào có ý nói lên cái gì? Chẳng qua tự chúng nó, bản thân chúng nó, bày ra cái hoang sơ tiêu điều thôi.
Đám nhân vật của Nguyễn Xuân Hoàng – đa số là những người trẻ – không hẹn mà họ cùng nhau bày ra một vẻ chung, khiến những ai có chút quan tâm đến thế cuộc lúc bấy giờ hẳn phải chú ý ….
Trước hết là thái độ chung chạ của họ. Giữa người trẻ với nhau, tất có xảy ra một cái gì. Trong đám nam nữ nhân vật của ông Nguyễn cũng xảy ra lắm điều, trừ tình yêu. Nhiều nhất là sự chung chạ.
Diệp thân mật với “tôi” đến nỗi có lần “tôi” hỏi “Sao em còn đợi gì mà chẳng lấy quách tôi đi có hơn không.” Lấy “tôi” à? Còn khuya. Diệp vừa nói rõ: “Ai mà yêu nổi ông.” (“Một người ngồi trong ghế bành.”)
Còn Vạn với Bích? Còn giữa hai người khác phái mà “mọi sự đều được phép xảy ra” và đã từng xảy ra ngay trong truyện? Đối với Bích, Vạn chỉ là một người đàn ông “quen thuộc, theo cái nghĩa rất đàn bà,” thế thôi. (“Đường mòn.”)
Thế giữa Thư với Mạnh? Giữa hai người đã có một đứa con, đứa “con của chúng ta” thì sao? Mạnh suy nghĩ, “Chúng tôi có là gì nhau đâu (….) Chúng tôi chỉ là bạn, bạn, ngắn ngủi có từng ấy thôi. “Chưa bao giờ Thư nhìn tôi bằng cái nhìn dịu dàng, nói gì đến chuyện yêu đương.” Mạnh còn nghĩ xa hơn: “Tôi thì tôi rất ghét những con vật làm ra vẻ cao siêu đó lắm.” (Thư là một trong số những “con vật” ấy.) Thư cũng nghĩ ngợi về Mạnh: “Tôi chưa bao giờ yêu anh. Tuy nhiên tôi có một trí nhớ tốt: anh là vật xúc tác kỳ diệu nhất mà tôi được biết.” Thư được “biết”điều ấy vào cái hôm Mạnh say khướt rồi ở lại một mình chung phòng với Thư suốt ngày. (“Giả mù sa mưa.”)
Mạnh với Thư “có là gì nhau đâu;” Lữ với Hà cũng là một cặp nữa, và cũng tự kiểm điểm, “chúng tôi chẳng là gì nhau.” Hà tự hỏi: “Làm sao tôi có thể yêu được Lữ?” Thế thì tại sao lại gần nhau?” Hà bảo: “Có lẽ rồi tôi đến ghiền anh mất.” (“Sinh nhật trên sân thượng.”)
Một vật xúc tác tốt, một thói quen trở nên cái ghiền. Ngoài ra, trong cuốn Sinh nhật, về mối liên hệ nam nữ còn có nhiều lối nói khác: Bóng tối, hơi thở dục tình, những mơn trớn làm rởn da gà (trang 29), những rạo rực của một thân xác ham muốn (trang 64), thích chiều cao và bề dầy của thân thể anh, thèm khát được ôm ấp, chịu đựng và chế ngự sức nặng của thân thể đó, muốn bị bẹp dí, rã rời, tan biến như mây khói khi gần gũi (trang 67), con sâu dục vọng đang bò lẩn quẩn (trang 73), thân thể tôi đây anh cứ mở cửa đi vào, bởi làm đàn bà chỉ có ý nghĩa khi có sự hiện diện của một người đàn ông (trang 78), nghe nước miếng mình ứa ra thèm khát, nghe những tế bào trong tôi cựa quậy, nghe ngóng, chờ đợi nhức nhối (trang 88) v.v….
Toàn những thân xác rạo rực. Còn “trái tim,” chỗ phát xuất của tình yêu xưa nay? – “Trong đời sống chúng ta thiếu thốn hết đủ thứ nhưng trong trái tim chúng ta lại quá thừa sự dửng dưng (….) Không, chẳng còn thứ tình yêu nào dành cho chúng tôi hết” (trang 66).
Những nhân vật dửng dưng, không có tình yêu, những nhân vật ấy cũng không buồn nghĩ về cuộc sống: “Chưa bao giờ nàng trả lời tôi một câu nào khác ngoài câu: Không, tôi chẳng nghĩ gì hết” (trang 56). “Thói quen, tôi coi đời sống như một chuỗi những thói quen, những thói quen tốt và xấu đan kết vào nhau chằng chịt (….) Thói quen làm ta dửng dưng hết mọi sự vật, trí tưỡng tượng khô cằn và cảm xúc cũng trở nên chai cứng” (trang 61). “Đời sống bị bủa vây bởi những đều đặn nhàm chán, niềm tin cũng đã tàn rữa” (trang 64).
Cả cuộc sống đã thế, huống hồ cái chiến tranh đang diễn ra quanh đây. Đáng gì mà phải suy nghĩ, phải tìm hiểu. Bất quá, đó là “một cuộc chiến kỳ lạ đến khó hiểu” (trang 75). Rối lắm. Kỳ lạ lắm. Không hiểu được. Đuổi nó đi chỗ khác chơi. Đừng lý đến nó.
Những nhân vật như thế không riêng của Nguyễn Xuân Hoàng. Nhân vật bực dọc với cuộc chiến kỳ lạ, phi lý v.v…, nhan nhản trong truyện các ông Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, trong thơ Nguyễn Bắc Sơn v.v…. Kẻ trót dính vào truyện thời cuộc, không khỏi tưởng tượng ra cái cảnh đạo quân hùng hổ của Miền Bắc xông vào, xéo lên đám nhân vật nọ như lên một khối nhão nhoẹt, ngơ ngác, vô lực, vô thức, không một chút đề kháng: cảnh tượng thảm hại quá chừng.
Các tác giả sẽ nhún vai: Cái đó không thuộc về nghệ thuật.
Võ Phiến 

Phần nhận xét hiển thị trên trang