Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Ruột đá nhiều đá hú

Những đám mây u ám bao bọc Thăng Long thuở ấy đã tan rồi
Gươm giáo quanh chiếc ghế Thái Sư cũng không còn nữa
Nắng đã hừng lên phía sau những khoảng tối Triều Hồ
Tiếng gõ thời gian vọng hồn Kinh Đô cũ
 
Hãy lên tiếng một lần hỡi đá
Một kỳ quan Đất Việt
Một Di sản Văn hoá Thế giới
Một tinh hoa của máu và nước mắt
Một tinh hoa của tầm nhìn xa trông rộng
Một tinh hoa của trí thông minh nghìn đời văn hiến
 
Đây là thành trì vĩ đại bằng đá?
Đây là thành trì vĩ đại bằng rêu?
Đây là thành trì vĩ đại bằng mây?
Đây là thành trì vĩ đại bằng những cơn mất ngủ?
 
Trí tuệ của Dân, sức lực của Dân, khát vọng của Dân,
Sao không gọi thành này là Thành Dân?
Sao lại gọi là Thành Nhà Hồ?
 
Ai quy định cách gọi ấy?
Ai quy định?
Ai?
 
Phải chăng Hồ Quý Ly chỉ muốn thành là ý chí của riêng mình
Thành là trí tuệ của riêng mình
Thành là sản phẩm của riêng mình?
 
Phải chăng Nhân Dân không muốn dính dáng đến cái tên Hồ Quý Ly?
Phải chăng Nhân Dân không muốn bị lôi kéo vào một cái tên uy quyền u ám?
Không muốn dính dáng đến hiểm sâu tàn độc?
 
Phải chăng Dân đã thấy trước sự không quang minh chính đại?
Mỗi viên đá chứa đựng nhiều bóng tối
Những lỗ hổng niềm tin được lèn bằng đau thương, nước mắt!
Được bịt kín bằng thanh trừ truy bức
Hồ Nguyên Trừng đã nói hộ lời Dân:
“Không sợ giặc mạnh, chỉ sợ lòng Dân không theo”
 
Đá ơi hãy trả lời
Vì sao Hồ Nguyên Trừng biết trước lòng Dân không theo?
Vì sao Hồ Nguyên Trừng biết trước thành sẽ không giữ nổi?
Đá to nặng đẽo gọt công phu để làm gì
Thành cao mấy trượng để làm gì
Kỹ thuật xây thành con kiến chui qua không lọt
Mấy vạn kẻ thù đi vào thành ngạo nghễ như chỗ không người!
 
Đá ơi hãy trả lời
Có kỷ lục nào bằng
Kỷ lục mồ hôi
Kỷ lục nước mắt
Kỷ lục người xây thành bị chết
Kỷ lục đau thương
Kỷ lục máu
 
Phế tích kinh thành
Phế tích phù điêu
Phế tích triện vàng ấn ngọc
Cỏ đã xanh phận cỏ
Rêu đã xanh phận rêu
Vai người rước kiệu đã trở về xây đồn luỹ quanh miếng cơm manh áo
Cung tần mỹ nữ đã trở về làng quê tập đi chân đất học hái dâu chăn tằm
Học hát lại ru con
 
Súng thần công không kịp bắn phát nào
Sau mấy trăm năm đạn bây giờ mới nổ
Đá ơi hãy trả lời
Khung thành đá một cây số vuông để giữ một vương triều
Để giữ một Quốc Gia
Để giữ muôn dân
Sao chỉ có dưới xù mọc tầng tầng lớp lớp?
Sao chỉ có trẻ chăn bò ngồi hát đồng dao?
Trên mặt thành chỉ toàn cây xấu hổ
Không phải chiều buông xuống mà bốn cửa thành vẫn âm u đá xám
 
Đàn Tế Nam Giao để Vua tế Trời tế Đất
Sao không có Đàn tế Thần Dân?
Sao không có Đàn tế người dâng hạt lúa?
Không có đàn tế những linh hồn bị đá đè tan xương nát thịt trong lúc xây thành?
Không có Đàn tế những linh hồn đập đầu gào khóc thương chồng phu phen tạp dịch?
Không có Đàn tế những linh hồn chuyển lương thực gục xuống giữa đường?
Không có Đàn tế những linh hồn đem sản vật cung tiến lật thuyền bị đắm sông đắm suối?
 
Chỉ thấy gạo tiến vua
Sơn hào hải vị tiến Vua
Hoa thơm quả ngọt tiến vua
Bánh trái tiến vua
Chỉ thấy của ngon vật lạ tiến vua
Chỉ thấy lụa là châu báu tiến vua
Chỉ thấy gái đẹp tiến vua
 
Đường vua đi không có bóng ăn mày
Không có mùi hôi thối
Không có ổ gà bàn chân toạc máu
Chỉ có hoa rắc thơm lừng dưới chân ngựa dẫm
Chỉ có cung tần mỹ nữ
Chỉ có nhã nhạc cung đình
 
Thảm trải đường vua đi hay máu của dân?
Vàng bọc ngai vua hay da thịt của dân?
 
Hơn sáu trăm năm
Mặt đá vẫn màu rêu lạnh
Đá chưa siêu thoát
 
Thơ dán đầy mình đá
Nhạc dán đầy mình đá
Đá vẫn chưa siêu thoát
 
Ruột đá còn nhiều hốc đen
Phía này nhiều tấm lưới
Phía này nhiều vực sâu
Phía này con đường cụt
Phía này vạc dầu sôi
Phía này voi giày ngựa xé
 
Máu thấm nhường kia mà vương triều không giữ được
Máu thấm nhường kia mà vua tôi bị bắt chỉ trong nháy mắt
Xây thành trong ba tháng
Mất thành trong ba ngày!
Máu đổ mấy nghìn ngày!
 
Sao đá không hát cho Hồ Quý Ly nghe chuyện An Dương Vương giữ Giang Sơn chỉ cậy một Nỏ Thần?
Thành Cổ Loa như một mê cung cũng không giữ nổi!
Giặc ngồi sau lưng An dương Vương Thần Kim quy mách là con gái
Giặc ngồi sau Hồ Quý Ly là ai?
Trước Hồ Quý Ly là Hồ Quý Ly
Sau Hồ Quý Ly là Hồ Quý Ly
Xung quanh Hồ Quý Ly là Hồ Quý Ly
Giặc sau Hồ Quý Ly là ai?
 
Đá không hát cho Hồ Quý Ly nghe chuyện Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn đóng bãi cọc Bạch Đằng
Hàng trăm vạn quân giặc phương Bắc chết dưới bùn sâu chứ không phải bởi thành trì
Đá không hát cho Hồ Quý Ly nghe lời Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc
Đá không hát cho Hồ Quý Ly nghe bài hát Sát Thát trên cánh tay tướng sĩ nhà Trần đã cháy thành ngọn lửa
Lòng mỗi người dân là một bức trường thành
Lịch sử mấy trăm năm nhà Trần đã bền như thế.
 
Nhân Dân nhìn thấy Ly Cung trước khi nhìn thấy Kinh Thành
Thấy hang giết Thiếu Đế trước khi nhìn thấy ngai vàng
Thấy sự chốn chạy trước khi trở thành Thiên Tử
Thấy Gươm giáo hận thù trước khi cầm tay nhau nhảy múa
Tiếng nhã nhạc cung đình chưa át được tiếng khóc thê lương
mấy trăm quan Đại Thần nhà Trần bị giết kinh hoàng
Những oan hồn vẫn hiện về những bóng ma lởn vởn
Trần Khát Chân vẫn còn xách đầu chạy khắp bàn dân thiên hạ!
 
Đá ơi hãy trả lời
Hôn Quân hay Minh Quân?
Cải cách cho dân vì sao dân nổi giận?
 
Không phải giặc Minh đã chặt đầu rồng
Chính Nhân Dân đã chặt!
Đá bị cụt đầu
Đá có đau không?
 
Hơn sáu trăm năm
Truyền thuyết đã biến màu
Lịch sử đã biến màu
Mặt đá đã biến màu
Ngai vàng không còn nữa
Chỉ còn lại một kỳ quan đá
Một kỳ quan mồ hôi
Một kỳ quan nước mắt
Một kỳ quan máu
Trống Lễ Hội ngân lên
Ruột đá nhiều gió hú.
 
25.1.2013
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Nhà văn thèm con trai

Nguyễn Quang Lập

 Mình có cả trai lẫn gái nên chẳng mấy quan tâm đến nỗi buồn của mấy ông rặt sinh con gái. Chẳng biết con trai sau này chúng nó có hầu được bố mẹ gì không nhưng ai cũng thèm con trai.

Nuôi được đứa con trai từ khi nhỏ đến khi cho ra ràng thật mệt bở hơi tai. Nói dại mồm, con gái nếu có lỡ dại thì nó chỉ mang cái trống về nhà, còn con trai thì lo đủ chuyện, hết lo đánh nhau đến lo cờ bạc, lo đua xe, lo hút xách, trốn học, gái gú.. một trăm thứ lo.


Nuôi con trai vất vả bằng năm bằng mười con gái. Hai thằng con mình từ lớp một đến hết lớp 12 không ngày nào mình không lo lắng, vì không ngày nào không có vấn đề. Cô con gái thì không sao cả, chỉ nhắc khẽ cái là nó nghe liền, khốn khổ là hai đại ca.

Mỗi lần các đại ca ra khỏi nhà là ngồi lo ngay ngáy, không làm mất cái này thì làm hỏng cái kia. Cái khăn quàng đỏ quàng ở cổ thôi, thế mà  mỗi năm nó làm mất cả trăm cái, thật không hiểu nổi. Bút mực sách vở thì khỏi nói, mất mát búa xua. Lo cho hai đại ca đi học bằng cả hai chục đứa con gái đi học, không thèm nói ngoa. Rồi thì trốn học, đánh nhau, thuốc lá rượu chè nhức đầu kinh khủng. Nhiều khi chỉ biết ngồi khóc thầm chứ chẳng biết làm sao. 

Nước mình chủ yếu làm nghề nông, dân quê ai cũng mê có con trai, sức dài vai rộng gánh vác việc nhà không nói làm gì, dân phố cũng thích có con trai, lắm kẻ vừa đẻ đứa con gái đã lo phát cuồng, tìm hết sách nọ sách kia, thuốc này thuộc nọ, cứ làm như không có con trai thì tan cửa sập nhà.

Mấy ông bà nhà văn, viết sách báo một mực nói không nên trọng nam khinh nữ, trai gái gì cũng là con, con nào ngoan hiền, giỏi giang đều quí cả, nhưng nếu đẻ rặt con gái thì mặt mày ỉu xìu, thở vô thở ra như sắp vong gia bại sản không bằng. Nghĩ cũng buồn cười.

Phạm Ngọc Tiến có đứa con gái vừa ngoan vừa giỏi, thi đại học trúng hai trường, về nhà lo cho bà nội già cả ốm yếu ngơ ngẩn rất mực dịu dàng, vợ nó còn phải học tập. Thế nhưng nó vẫn mơ con trai. Đến nhà ai có con trai nó nhìn hau háu đầy thèm muốn.

Mình nói mày viết báo viết kịch viết phim hô hào mọi người trai gái cũng là con, thời buổi này mơ được anh quí tử là lạc hậu rồi, sao vẫn siếc con trai. Nó bảo tao giáo dục dân chúng thì được, chứ giáo dục tao không có nổi, con trai vẫn là nhất.

Mình nói với nó: mày nhậu ghê thế, đẻ con gái là phải, kinh nghiệm cho thấy đa phần con gái là rượu đẻ chứ không phải mình đẻ, con May ơ là rượu đẻ chứ không phải tao đẻ đâu.

Nó bảo đếch phải, vợ tao có bài rồi, từ tháng sáu này tao bắt đầu chiến dịch đẻ con trai.

Tháng sáu nó thực hiện thật, rượu uống mấy ly, uống giờ nào, uống rượu gì? Đồ mồi ăn thứ gì, buổi này ăn thứ này, buổi kia ăn thứ kia nó nhất mực răm rắp nghe theo lời vợ nó.

Nó thì mù tịt y khoa, vợ bảo sao nghe nấy, miễn sao có con trai là được. Bạn bè nói con vợ mày nó muốn kiểm soát việc ăn nhậu của mày đó thôi, đừng nghe nó tàn đời em ơi! Nó nói chúng mày đừng cản tao, một là vâng theo lời Bác, hai là vâng theo lời vợ, kiên quyết không vâng theo lời mấy thằng nhà văn ba lăng nhăng chúng mày.

Nó nhịn nhục nghe theo vợ nó ba tháng trời, đang nhậu, sướng, muốn uống thêm li nữa, vợ nó nhắc anh ơi con trai, nó tẽn tò bỏ li xuống.

Có tuần ăn đúng một món, chán phát điên, vợ nó cứ gắp cho liên tục, nó nuốt không nổi, chực trào ra. Vợ nó bảo anh ơi con trai, nó vội vàng gật gật, phùng mang trợn mắt nuốt đánh ực.

Đến cái đoạn make love mới đau thương. Nửa đêm sướng, nhảy lên bụng vợ, vợ nó đẩy ra, nói ây ây chưa đến bốn giờ 30... chưa được. Nó nói con gì thì con em ơi, làm phát cho xong mẹ nó đi. Vợ nó nghiêm mặt nói không được, xuống! Nó nằm vật ra thở dốc, mở tủ lạnh lấy đá đắp hạ bộ để ngủ.

Đến 4h30 vợ nó soạn sửa xong xuôi đánh thức nó dậy, nó vừa ngáp vừa hành sự, ngán ngẩm như nửa đêm bò vào trinh sát đồn địch vậy. Vợ nó quát anh ơi con trai mau lên mau lên!… Nó giật mình thúc liên tục rồi năm vật ra thở phào, may quá ra rồi... và ngủ vùi.

Suốt ba tháng đau thương đêm nào cũng thế. Tưởng xong rồi, thoát rồi thì vợ nó đọc được tài liệu gì đó nói trước khi hành sự phải ngâm hạ bộ vào nước ấm 40 độ, bắt nó thực hành.

Đang sướng nhảy lên, vợ nó đẩy xuống, nói ngâm ngâm mau lên. Vợ nó hoà nước sôi, lấy nhiệt kế đo đủ 40 độ rồi bảo nó ngồi vào chậu. 

Nó ngồi vào chậu cằn nhằn chưa thấy ai khủng bố hạ bộ chồng như vợ tôi đây.

Vợ nó trừng mắt nói anh đừng có nói tào lao, ngâm đủ 10 phút! Rồi  vợ nó nằm ngửa nhìn đồng hồ. Nó ngồi ngâm, nhìn giàn thiên lí tuyệt hảo của vợ đang phơi ra mà không làm gì được, tức muốn chết. Nó than:  Người ta nói một ngày tù nghìn thu ở ngoài, mình thì một phút ngâm hạ bộ nghìn thu ở ngoài, khổ ơi là khổ!

Vừa đủ 10 phút nhỏm đít đứng dậy thì chim cò cũng tong teo, đi đời nhà ma.

Ba tháng vất vả rồi cũng qua, vợ nó có chửa, nó hí hửng nói chúng mày chờ xem trình độ khoa học của bố mày nha! 

Đến khi siêu âm biết lại con gái! Nó cười mếu máo, nói trai gái gì cũng được, nhưng tao tức vô cùng ba tháng vợ tao khủng bố hạ bộ tao…

Hi hi



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc : Quan chức thích đồng hồ sang trọng lãnh 14 năm tù


Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Chín 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Chín 2013 
Hôm nay 05/09/2013 tòa án Tây An đã tuyên án 14 năm tù đối với ông Dương Đạt Tài (Yang Dacai), nguyên Cục trưởng Cục An toàn Lao động tỉnh Thiểm Tây vì tội tham nhũng. Quan chức này được cư dân mạng đặt biệt danh là « Bác Đồng hồ » vì sở thích đeo nhiều loại đồng hồ hàng hiệu của ông ta.

Theo kênh truyền hình CCTV, Dương Đạt Tài bị kết tội sở hữu số nhà đất trị giá 5,04 triệu nhân dân tệ (820.000 đô la) có nguồn gốc không rõ ràng, và nhận hối lộ 250.000 nhân dân tệ. Báo chí địa phương cho biết, quan chức này lý giải số tài sản địa ốc trên là quà cáp của thuộc cấp và bạn học cũ trong những dịp lễ.
Tân Hoa Xã tường thuật lời của Dương Đạt Tài trước tòa : « Tôi đã làm việc nhiều thập kỷ trước khi bước sang con đường sai trái (…) Tôi chân thành nhận tội và hối tiếc về những tội đã phạm, mong tòa án dành cho tôi cơ hội làm lại cuộc đời ».


Cũng theo Tân Hoa Xã, tòa án Tây An bên cạnh bản án 14 năm tù còn tuyên tịch thu toàn bộ số tài sản 5 triệu nhân dân tệ cùng với số tiền hối lộ bị cáo buộc trên đây, và phạt bị cáo 50.000 nhân dân tệ.
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Lao động Thiểm Tây ban đầu bị cư dân mạng đả kích vì bức ảnh ông ta đang cười rất tươi tại hiện trường tai nạn, nơi một chiếc xe khách và xe bồn chở cồn methanol đụng nhau, làm 36 người chết vào năm ngoái.

Sau đó người dân còn phẫn nộ hơn, khi nhiều tấm hình được đưa lên mạng chứng tỏ Dương Đạt Tài sở hữu ít nhất 11 chiếc đồng hồ sang trọng, trong đó có 5 chiếc trị giá tổng cộng trên 300.000 nhân dân tệ (48.000 đô la) – theo ước tính của các nhà chuyên môn được China Daily trích dẫn. Những tấm ảnh khác cho thấy ông ta đeo kính và thắt dây nịt hàng hiệu.

Sau khi quan chức vô cảm, thích xài sang này lãnh án, trên mạng Vi Bác tiếp tục có nhiều lời bình chế giễu. Một người viết : « Cứ tiếp tục giữ nụ cười trong suốt 14 năm ở tù nhé Bác Đồng hồ ! ». Nhiều cư dân mạng cho rằng số tiền phạt quá thấp. Số khác quan sát băng video, thấy ông Dương Đạt Tài luôn có nụ cười thường trực trên môi, lúc được áp giải từ xe chở tù nhân đến tòa, lúc đứng giữa hai người cảnh sát trước tòa. Một người bình luận : « Bây giờ có lẽ tất cả đều hiểu rằng nụ cười này là phong cách riêng của Bác Đồng hồ ».

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần hứa hẹn sẽ diệt trừ nạn tham nhũng. Nhưng trong khi nhiều vụ tham nhũng đã được phanh phui trên mạng, những tháng gần đây chính quyền lại thẳng tay trấn áp những người « loan truyền các tin đồn trên mạng », nhắm đến các công ty trực tuyến, blogger và nhà báo.
Hàng trăm người đã bị câu lưu hoặc giam giữ. Tháng trước các viên chức đã khuyến cáo những người nổi tiếng trên internet - có từ một triệu người theo dõi (follower) trở lên - nên tán dương đạo đức và chấp hành luật pháp trên mạng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Jong-un xử bắn người tình cũ ?

Lê Vy.

Người tình cũ lãnh đạo Kim Jong-un, lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên, dường như đã bị xử bắn là đề tài mà báo Le Figaro ấn bảng trên mạng quan tâm đến. Kim Jong-un, không trừ một ai, thậm chí đó là người tình cũ. Tờ báo trích nguồn tin từ nhật báo Hàn Quốc Chosunilbo, khẳng định là cô ca sĩ Hyon Song-wol, đã bị xử bắn ngày 20/08/2013 cùng với chồng trước sự hiện diện của người thân. Cô bị cáo buộc là đã vi phạm luật chống khiêu dâm hiện hành tại Bắc Triều Tiên.

Báo chí đăng nhiều nguồn tin khác nhau về bản án này. Phiên bản chính thức từ phía Bình Nhưỡng là do cặp vợ chồng cô Hyon Song-wol đã quay một video khiêu dâm, có các đoạn vui đùa và bán sang nước láng giềng Trung Quốc nên đã vi phạm pháp luật hiện hành tại đất nước khép kín nhất hành tinh. Thế nhưng, tờ báo Anh The Telegraph cho biết hai nhân vật này còn bị tình nghi là có ý đồ tỵ nạn tại nước ngoài sau một chuyến lưu diễn.
Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, đôi vợ chồng này đã bị bắt trước đó ba ngày và sau đó bị xử bắn trước toàn thiên hạ. Họ đều là ca sĩ nổi tiếng và chơi trong đoàn ca nhạc nổi tiếng Bắc Triều Tiên mang tên Unhasu Orchestra. Ngoài ra, 10 người khác trong ban nhạc cũng bị bắt. Ban nhạc này đã từng hoạt động tuyên truyền, cỗ vũ cho chế độ Bình Nhưỡng qua các bài hát như : « I love Pyongyang » (Tôi yêu Bình Nhưỡng), « Footsteps of Soldiers » (Bước chân người lính).
Báo Le Figaro trích dẫn thông tin từ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo cho rằng, Kim Jong-un đã gặp cô Hyon Song-wol cách đây 10 năm. Vào thời đó, mối quan hệ này không được cố lãnh đạo Kim Jong-il tán thành và ông đã đề nghị cậu con « quý tử » chấm dứt mối tình với cô ca sĩ này. Sau đó, cô Hyon Song-wol kết hôn với một sĩ quan Bắc Triều Tiên mà không hề từ bỏ người tình cũ họ Kim, theo một số nguồn tin.
Tuy nhiên, tờ báo Daily Telegraph còn nêu ra một luận cứ là đáng sau vụ án này, có bàn tay của đương kim phu nhân lãnh đạo Kim Jong-un, cũng từng chơi trong ban nhạc Unhasu Orchestra và là đối thủ cạnh tranh với cô người tình cũ của chủ tịch Kim trước hôn nhân. Theo một số nguồn tin thì ngay cả sau hôn nhân, lãnh đạo Kim Jong-un vẫn tiếp tục qua lại với người tình cũ.
Giáo sư Toshimitsu Shigemura, chuyên gia nghiên cứu về Bắc Triều Tiên cho rằng, vụ án này có nhiều nguyên nhân mang « tính chính trị ». Ông phát biểu trên tờ báo Anh : « Thật khó tin có những người chỉ quay những đoạn video khiêu dâm mà bị xử đến án tử hình trong khi chỉ nên bắt họ biệt tích hay nhốt vào tù là đủ ». Do đó, ông nghĩ rằng nạn nhân có thể là thân cận với các nhà đối lập.
Điều làm cho mọi người phải rùng mình là cách hành quyết mà chế độ Bình Nhưỡng đã tiến hành. Gia đình của cả hai vợ chồng cô ca sĩ này bị buộc phải chứng kiến cảnh hành quyết người thân của mình. Ngoài ra, gia đình của các nạn nhân đều bị bắt phải lao động trong trại cải tạo. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

(ý kiến phát biểu nhân cuộc tọa đàm về quyển sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG của PHAN AN SA ngày 18 tháng 8 năm 2013)


Kính thưa quý bà con tộc PHAN làng Bảo An .
Kính thưa quý khách .
Hai vợ chồng cụ Phan Khôi
Trong buổi tọa đàm về quyển sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG của
anh Phan An Sa hôm nay,[ 18-8-2013] tôi sẽ không bàn về tài năng ,đạo đức và nhân cách của cụ Phan Khôi trong lĩnh vực báo chí và văn chương .Việc ầy để nhường cho những nhà học thuật , những nhà phê bình văn học nghệ thuật uyên bác. Ở đây tôi chỉ xin nêu ra một số  đối xử của chính quyền đối với những người tham gia vào phong trào NHÂN VĂN - GIAI PHẨM nói chung và với cụ Phan Khôi nói riêng .
BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1955—1959. Những năm cuối đời của cụ Phan Khôi :
Những năm từ 1955 đến 1959, một nửa đât nước Việt Nam từ vỹ tuyến17
trở ra với ba sự kiện “long trời lở đất” xảy ra vô cùng đau thương , tang tóc: .
1 Cải Cách Ruộng Đất
2 Phong trào NhânVăn – Giai Phẩm
3 Cải tạo Tư Bản
Cải Cách Ruộng Đất với hàng trăm ngàn người bị đấu tố, bị tù đày và bị giết oan . Hậu quả là lực lượng sản xuất nông nghiệp hùng hậu và năng động ở nông thôn bị tiêu diệt hoàn toàn . Nền đạo lý,đạo đức ngàn đời của dân tộc bị phá vỡ tận gốc : vợ tố chồng , con tố cha, anh em tố nhau … hệ lụy đến ngày nay vẫn chưa khôi phuc đươc mà càng ngày càng trầm trọng hơn .
Vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm là phong trào những văn nghệ sỹ, trí thức trụ cột trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, rất trung thành với chế độ .Có thể do tác động từ sai lầm trong trong Cải Cách Ruộng Đất ; họ đứng lên đòi hỏi dân chủ và tự do trong sáng tác văn hoc nghệ thuật mà bị đàn áp , tù đày đến thân tàn ma dại !
Vụ cải tạo Tư Sản đã triệt tiêu hết nguồn tài sản và nhân lực của guồng máy sản xuất công nghiệp ở Thủ Đô Hà Nội và các thành phố ở miền Bắc
Việt Nam . Bao nhiêu gia đình tan nát, ly tán ,con cái không đươc học hành.


Ngững sai lầm đó đã đưa đất nước và nhân dân đến cảnh nghèo đói triền miến suốt 30 năm . Đến nay, đã cho người dân thấy sự sai lầm qua “ đổi mới” 
Riêng vụ Nhân Văn- Giai Phẩm tôi sẽ nói rõ về một số người mà tôi
quen biết và hiểu biết qua tư liệu văn hoc, báo chí…

1 Nguyễn hữu Đang : Người được cử làm trưởng ban tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình 2 tháng 9 năm 1945 . Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị , tháng 4/1958 Nguyễn Hữu Đang bị bắt trên đường tìm vào Nam. Ngày 19 - 1- 1960 ông bị đưa ra tòa , bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế. Ông đã trải qua các nhà tù từ Hỏa Lò chuyển lên Yên Bái rồi đày qua trại giam Hà Giang. Năm 1973 ông được thả theo diện “đại xá chính trị phạmtrong hiệp định Paris” và bị quản chế tại Thái Bình.Những ngày ở Thái Bình ông sồng trong nhà kho của một hợp tác xã , đấy là những ngày đói rách, cơ cực nhất của một nhà văn hóa, môt trí thức lớn của đất nước: Hằng ngày ông đi sưu tầm bao thuốc lá để đổi cho bọn trẻ con cóc nhái về làm thức ăn!
Năm 1989 “được phục hồi”. Năm 1990 được trả lương hưu . Năm 1993
về sống ở Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội cho đến khi mất năm 2007.


2 HỮU LOAN (Tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim bất tử) Sau năm 1954
Hữu Loan về lại Hà Nội , làm việc trong tòa soạn báo Văn Nghệ. Cuộc đời ông chuyển biến trong giai đoạn 1955 --1956 khi xảy ra phong trào Nhân Văn- Giai Phẩm . Chính bài thơ bất tử “ Màu Tím Hoa Sim” mà chính quyền đã buộc tội ông là phản động , ông bị “đánh” tơi bời .Vào năm 1956 ông bỏ về quê đi cày, đi thồ đá để nuôi con .Theo lời ông kể: “ Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe thồ đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi , đến nỗi tôi phải đẩy xe cut-kit, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đùn hay kéo. Xe cut-kit họ cũngkhông cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi tôicho người rình rập sát hại tôi ..Nhưng luc nào cũng có người cứu tôi.”
Những gì đã diển ra trong cuôc đời ông như là huyền thoại .Thi sỹ Hữu Loan đúng là một đấng trượng phu !


3 HOÀNG CẦM : Sau vụ nhóm Nhân Văn –Giai Phẩm ,Hoàng Cầm tuy không bi đi tù nhưng ông bị khai trừ ra khỏi Đảng , khai trừ ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam.Tât cả các tác phẩm văn học của Hoàng Cầm bị cấm xuât bản.Trong các bài “đánh” Hoàng Cầm bọn bồi bút luôn luôn dùng hai chữ “đồi trụy” nhằm vào đời tư của ông : Vì ông nghiện thuốc phiện và có nhiều vợ, vi ông là một thi sỹ lãng mạn, đa tình . Sau khi bị kỹ luật , ông về sống với bà Lê Hoàng Yến, một cựu hoa khôi đất Hà thành ở 43 Lý Quốc Sư Hà Nội. Những năm sống bị quản chế, ông làm đủ mọi “ nghề” : Đẩy xe ba gác chở vật liêu. Nhưng, một nhà thơ chuyên cầm bút nhẹ nhàng đôi tay làm sao mà đẩy xe ba gác được! Ông bỏ“nghề”. Sau đó chuyển sang viết thuê. Ông viết thuyết minh cho flim đèn chiếu của Xưởng flim Đèn Chiếu thuộc bộ Văn Hóa, một loại flim từng ảnh một bất động và đọc lời thuyết minh.
Tuy ông không bị đi tù vì tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm, nhưng lại đi tù vì một vụ án khác : Từ năm 1959 đến năm 1960 ông sáng tác tập thơ VỀ KINH BĂC.Về Kinh Bắc là một kiệt tác của đời thơ ông. Những năm 60-61 tôi được vinh hạnh gặp và quen thân ông . Ông xem tôi như một người em, một người bạn thơ vong niên [ông hơn tôi 15 tuổi ] Những đêm thứ Bảy Chủ nhật ông hay rủ tôi ra thị xã Phủ Lạng Thương , Bắc Giang [ những năm đó tôi công tác tại nhà máy Phân đạm Bắc Giang] hay ra ga Hàng Cỏ Hà nội, đi lang thang suốt đêm, uống chè chén ở những quán cóc vỉa hè và ngâm cho tôi nghe những bài thơ trong tập thơ Về Kinh Bắc. Trong đời , tôi chưa bao giờ nghe một giọng ngâm thơ nào hay như giọng ngâm thơ của Hoàng Cầm Cho nên ông dược mệnh danh là “Con Oanh Vàng Kinh Bắc”.
Năm 1982, do ông sơ suất, bị phát hiện ra tập thơ Về Kinh Bắc. Họ gép tội ông phán động, chống lại chế độ , bỏ tù ông 18 tháng. Trong vụ án nầy co nhiều người liên lụy . Sau khi được thả về, ông bị bệnh tâm thần . Vợ con ông cũng bị vạ lây : gia đình sống trong cảnh đói nghèo, túng quẩn. Hằng tháng ông phải lên trình diện chính quyền để được cấp 12 cân gạo. Vợ ông, bà Lê Hoàng Yên mất năm 1985. Năm 1988 ông “được phục hồi”.Tập thơ Về Kinh Bắc được xuất bản. Ông mất năm 2010, để lại cho đời môt khối lương thơ văn đồ sộ, rât có giá trị .


4 TRẦN DẦN - Nguyên nhân xuất phát phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bắt nguồn từ quân đội . Những người chủ xướng trong đó có Trần Dần .
Trong trường ca NHẤT ĐỊNH THẮNG có mấy câu :

“ Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ


Vì những câu thơ trên, kết hợp với cuốn nhật ký ghi chép lại những cảnh đấu tố hãi hùng trong Cải Cách Ruộng Đất, kết hợp với việc ngày 16-5-1955
ông làm đơn xin ra khỏi Đảng , xin ra khỏi quân đội . kết hợp với việc ông
tham gia tất cả các báo Nhân Văn và Giai Phẩm , cho nên ông bị ghép vào
tội phản động , làm gián điệp , chống Đảng , chống chế độ . Tháng 2 năm
1956 ông bi bắt cùng với Tử Phát ở Bắc Ninh , bị giam trong hầm kín . Sau
đó , ông và một số ít người nữa , làm bản tự kiêm điểm , nhận tội , xin Đảng khoan hồng để được an thân . Nhưng , với một người lãnh đạo văn nghệ và cầm đầu cuộc đàn áp Nhân Văn – Giai Phẩm một cách tàn bạo , chỉ biết: “…Thương cha , thương mẹ , thươngchồng - Thương mình thương một , thương ông [Stalin] thương mười “ thì làm sao có thể thương được Trần Dần và những người chống Đảng , chống chế độ . Rốt cuộc lại, ông vẫn phải sống bĩ cực đến mãn đời . Ông mất ngày 7 tháng 1 năm 1997.
Trên đây là bốn nhân vật trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm tôi nêu
ra sơ lược làm điển hình, làm nền . Còn nhiều người nữa như : Lê Đạt, Phùng Cung, Phùng Quán,Tử Phát, Trương Tửu, Thụy An, Trần Đức Thảo v. v… đều bị kỹ luật hoặc bị đi tù nhiều năm. Vì khuôn khổ bài viết nên không nêu hết được. Trọng tâm trong bài phát biểu hôm nay là nói rõ hơn về cách hành xử  đối với cụ Phan Khôi :

PHAN KHÔI : Đối với cụ Phan Khôi thì Tố Hữu cầm đầu một “ đạo quân bồi bút ” hùng hậu , không những “ đánh ” như những người trong Phong trào NhânVăn – Giai Phẩm mà còn mở một chiến dịch bão táp, quyết chôn vùi tài năng , thanh danh , đạo đức và lòng yêu nước vô bờ của cụ:
Trước tiên , nhà văn Nguyễn Công Hoan [Tác giả tiểu thuyết Đống Rác Cũ] “ đánh” cụ bằng một bài thơ Đường luât vừa dở, vừa tục tiểu nhân , vừa hỗn láo , nhân ngày sinh lần thứ 70 của cụ [ 6 -10 – 1957] Bài thơ như sau :

Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi !
Thọ mi xin chúc chớ hòng ai
Văn chương đù mẹ thằng cha bạc
Tiêt tháo tiên sư cái mẻ ngoài
Lô- đích , trước cam làm kiêp chó
Nhân văn , nay đã hit gì voi ?
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai !

Nguyễn Công Hoan
[Tư liệu của Nguyễn Vạn An]
Trong bài TƯỞNG NIỆM VỀ PHAN KHÔI của TRÂN DUY có một đoạn miêu tả lại ngày gia đình cụ bị đuổi nhà tại 51 Trần Hưng Đạo, Hà Hội như sau : Một buổi chiều tôi đến 51 Trần Hưng Đạo thì gặp cảnh một quan
chức có quyền lực quát đuổi vợ chồng ông ra khỏi nhà 51 Trần Hưng Đạo.

Người nầy quát lớn : “ tống cổ thằng già khốn nạn nầy ra khỏi đây!
Vợ ông, bà Huệ ôm chăn màn sách vở ; ông Phan Khôi lảo đảo theo sau.
Ra cổng gặp tôi , ông chào nói :“ thôi , anh về đi…buồn không cần thiết. Đến buồn mà cũng không cần thiết , kể cả khi bát nước hắt đi vẫn không hớt lại được.
Hôm sau tôi gặp lai vị quan chức hôm qua , nguyên là bạn học cùng tôi thời tiểu học ở Quy Nhơn , Bình Định ; tôi hỏi : “ Ăn ở , đói xư với nhau như vậy có quá lắm không ? Nhất là tầm tuổi ông Phan cũng ngang hàng cha chú chúng mình”
Ông bạn tôi cười nói: “ Cậu có biết chuyện lên đồng không ? Người lên đồng nói những điều không do họ chịu trách nhiệm , họ nói những điều từ thế giới khác ”
Người bạn của họa sỹ Trần Duy thời tiểu học ở Quy Nhơn mà ai cũng biết đich danh là nhà thơ tài hoa Chế Lan Viên , người giỏi ca ngợi bác Hồ , ca ngợi Đảng , ca ngợi cảnh sống ở nông thôn miền Bắc VN tươi đep mà xã viên mỗi người mỗi tháng được chia 4 - 5 cân thóc . Có lẻ , trong lòng người thi sỹ ấy còn một chút lương tri , nên ông đã sám hối . Trong thơ di cảo , ông ân hận là mình đã làm thơ cổ võ những người lính chết năm Mậu Thân :
“ Mậu Thân , 2000 người xuống đồng bằng
Sau một đêm chỉ con lại có 30 ” [ Ai ? – Tôi ! ]
Cũng trong bài Tưởng niệm về Phan Khôi này, cụ Phan Khôi kể cho Trần Duy nghe một mẫu chuyện: Đó là chuyện một nhân vật lão thành cách mạng viết một số bài báo quy cho Phan Khôi cái tội làm tay sai cho bọn mật thám Pháp: Bon Pháp nhét ông dưới gầm bàn của một tiệm ăn ở Sài Gòn- Chợ Lớn để ông Phan theo dõi môt cuộc họp giả trang của tổ chức Đảng . . “Tôi kể chuyện ấy không nhằm minh oan , nhưng là để chứng minh sự ngu dốt của người đã bịa ra câu chuyện ấy
Năm 1958 , tôi có đọc trên báo Nhân Dân , nhà nghiên cứu tuồng cổ Hoàng Châu Ký và trên tạp chí Văn Nghệ, nhà văn Đào Vũ bịa đặt , vu cáo cụ Phan Khôi rằng : Mỗi lần ở Sài Gòn về quê , Phan Khôi ra bãi bồi triền sông Thu Bồn , hể đầu cây ba ton của Phan Khôi cắm ở đâu là đất đó của Phan Khôi . Những người dân làng Bảo An tập kết ở Hà Nôi ai cũng biết đó là bịa đặt, vu cáo , nhưng không ai dám phản đối .
Còn rất nhiều người : những bạn bè chí thân của cụ như : Tú Mỡ - nhà thơ trào phúng , nhà thơ Thế Lữ , người mà trước năm 1945 dẫn cả một đoàn kịch nói ăn ở nhà cụ cả tháng trời để diển kịch ở sân đình làng Bảo An tuy nhà cụ rất nghèo . Đặt biệt là Hồng Quang , một cán bộ cao cấp không dám ký tên thật , cùng với Phùng Bảo Thạch , Nguyễn Đổng Chi…đồng loạt viết bài bịa đặt , vu khống , nhục mạ cụ một cách hèn hạ !
Cách đây mấy năm ,tôi có nghe dư luận nói rằng : Cụ Nguyễn Đổng Chi [Thân phụ của giáo sư Nguyễn Huệ Chi] khi còn công tác ở Ban Văn - Sử -Địa , cụ bị dảng ủy cơ quan ép buộc cụ phải viết một bài “đánh” Phan Khôi .
Nhưng cụ Nguyễn Đỗng Chi là nhà văn hóa lớn ,có đạo đức ,có nhân cách , sau đó cụ ân hận, lương tâm rây rứt, cụ thừơng tâm sự với mọi người : Vì
không cưỡng lại đươc sức ép của Đảng ủy , của chính quyền , cụ đã viết bài
toàn bịa đặt , vu khống một học giả tài giỏi , yêu nước , cương trực , đức độ như cụ Phan Khôi ! Những ngày trước khi qua đời , cụ có dặn dò lại với con trai là giáo sư Nguyễn Huệ Chi , sau này phải giải oan cho cu , đế linh hồn cụ được thanh thản nơi suối vàng ![ Viêc nầy đúng sai đến đâu , mong giáo sư Nguyễn Huệ Chi là người trong cuộc , chỉ giáo cho ]

Trên đây là cách hành xử của những người ngoài xã hội . Còn những việc xảy ra trong gia đình cụ mới là đau thương , bi đát : Trong thời gian này, người con trai trưởng của cụ Phan Khôi là anh Phan Thao , [ Đại biểu quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH ] đang công tác tại báo Nhân Dân ; hằng ngày anh phải đọc , biên tập, duyệt và cho in những bài báo cố tình suy diển, bịa đặt, vu khống, bôi nhọ nhân cách cha mình . Thổi bùng lên ngon lửa căm thù đối vơi một người cương trực, yêu nước như cha mình, lòng anh đau như dao cắt . Anh đọc những bài báo đó mà “tối sầm mặt mũi”. Nhưng, với cái Vòng – Kim – cô  siết chặt trên đầu, anh không thể nào không cho đăng những bài như thế. Anh biết cha mình đúng hoàn toàn bị oan sai, bị đối xử bất công, nhưng anh không đủ can đảm để đứng về phía chân lý mà bênh vực cha mình ! Vô hình trung , anh đã đứng về phía cái ác, cái vô luân, đồng lõa bôi nhọ thanh danh cha mình . Thật đau thương ! Giống như những gì xảy ra trong Cải Cách Ruộng Đất !
Sau đây tôi xin trích một vài đoạn trong sách Nắng Được Thì Cứ Nắng
của anh Phan An Sa , người con trai út của cụ Phan Khôi, để thấy rằng, những xung đột trong gia đình cụ Phan Khôi là rất nặng nề :
Sau khi Giai Phẩm Mùa Thu –Tập 1 phát hành , trong đó có bài Phê Bình Lãnh đạo Văn Nghệ , các con trai, con gái cụ đọc, giật mình kinh hãi anh Phan Thao đến thăm cha , anh nói :
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->“ Dạ thưa thầy , con biết trong bài Phê Bình lãnh đạo Văn Nghệ ,thầy nói toàn sự thật và ai cũng hiểu là thầy mong muốn sự việc tốt lên . Sự ngay thẳng của thầy con làm sao lại không biết ạ ? Nhưng con vẫn lo lắm , lúc nầy nhiều chuyện rất không ổn …
Thật ra là trước ông , anh không dám nói hết được những gì anh định nói .
Ông nhìn con , tỏ ý không hài lòng . Ông nói :
- Anh hiểu như thế là được ! Con lo , thì có cái chi mà lo ? nhiều việc
không ổn thì phải bình tỉnh mà gỡ từng việc một . Muốn gỡ những việc đó
thì trước hết phải sửa chữa các khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm thì
phải có người chỉ ra các khuyết điểm để mà sửa chữa . Thầy của anh đây là
người chỉ ra các khuyết điểm ấy đấy. Chỉ ra khuyết điểm mà là làm khó cho
các anh sao ?
Anh Phan Cừ, em kề Phan Thao, sỹ quan cục Quân Báo, Bộ Tổng Tham Mưu, đến thăm cha, bằng ngôn ngữ cuả một quân nhân, anh nói :
Ở Bộ Tổng tham Mưu, con làm việc ở cục 2, không biêt nhiều về các
anh làm bên văn nghệ quân đội. Nhưng thưa thầy, đọc Gai Phẩm Mùa Xuân hồi đầu năm , con thấy có nhiều bài của anh em văn nghệ sỹ quân đội viết là rất không có lợi cho công cuộc đấu tranh đòi hiệp thương thống nhất đất nước . Chưa chắc thầy đồng ý với con , nhưng con cũng xin nói rõ với thầy như thế .
Ông nhìn thẳng vào người con trai thứ hai của mình , nói :
- Anh nói không có lợi , là không có lợi ở chỗ nào ? Chăc anh cũng đã đọc bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn nghệ của thầy rồi và anh cũng thấy không có lợi phải không ? Không có lợi là sợ bên địch nó xuyên tạc , nó lợi dụng ,phải không ? Chuyện nầy thì tôi đã nói luôn ở trong đó rồi , anh còn nói làm
chi nữa ?
Cách đây mấy năm , chị Phan Thị Kỹ Khanh [Phan Thị Miều] có viết tập hồi ký NHỚ CHA TÔI PHAN KHÔI trong đó có đoạn chị viết :
“ Những ngày vui vẻ của cái gia đình mới được sum họp ấy đã qua nhanh , khi cuối năm 1957 , cha tôi bị liên can vụ Nhân Văn – Giai Phẩm ,đăng nhiều bài bộc lộ những sai trái ,làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với cách mạng . Sau vụ nầy, ông bị đình chỉ công tác , chuyển đổi chỗ ở rồi nghỉ viêc luôn” .
Qua đoạn văn trên cho ta thấy: Người con gái của cụ Phan Khôi , khác với hai người anh ruột , không thấy cha mình hoàn toàn đúng , bị oan uổn , bị đối xử bất công mà nhận định là cha mình sai trái , đứng hẳn về phía nhà cầm quyền , gay gắt lên án cha mình . Không biết vi thật lòng hay vi bị sức ép nào mà Phan Thị Mỹ Khanh viết đoạn văn trên ? hay viết như thế để được cho in sách ? Nhiều bạn đọc ngưỡng mộ tài năng và kính trọng nhân cách cụ Phan Khôi đã phê phán chị Phan Thị Mỹ Khanh .
Nghĩa tử là nghĩa tận ! Ngày ông mất , ngoài hai bà vợ , con cháu, dâu rể trong nhà; không một ai trong bạn bè , đồng nghiệp , bà con thân tộc , đủ can đảm đến phúng viếng , tiễn đưa Phan Khôi về nơi an nghỉ cuối cùng : Họ sợ bị liên lụy ! Nhà thơ Trần Dần nhờ người mang một vòng hoa đến phúng viếng , bị Phan Thao từ chối . Họa sỹ Trần Duy lấm la lấm lét , mắt trước mắt sau đến nhìn mặt ông Phan Khôi lần cuối cùng được mấy phút rồi lặng lẽ… chuồn ! không dám ngồi lâu , sợ người ta nhìn thấy .
Một cổ quan tài gỗ mộc , trên chiếc xe tang màu đen cũ kỹ, có hai con ngựa… còm lọc cọc kéo đi , qua mấy phố phường Hà Nội , ra nghĩa trang Hợp Thiện . Không kèn , không trống , không có một vành khăn trắng nào chít trên đầu vợ con . Người con trưởng cũng chẳng đội rế, chống gậy. Đó là
ngày 17 tháng 1 năm 1959 . Ông nhắm mắt , xuôi tay vào ngày 16 tháng 1
năm 1959 .
Mười mấy năm sau, nghĩa trang Hợp Thiện bị giải tỏa. Ngày di dời lên nghĩa trang Bất Bạt , Sơn Tây ,vợ con ông Phan Khôi ly tán mỗi người một nơi , không ai biêt có thông báo di dời , ngôi mộ đất của ông bị thât lac. Người con út của ông là anh Phan An Sa bỏ ra bao nhiêu công sức truy tìm .
Nhưng vẫn không tìm thấy hài cốt cuả cha mình. Phần mộ của ông ở Bạc Hà khang trang là ngôi mộ gió . Ngày thanh minh , bà con tộc phan lang Bảo đi tảo mộ vẫn đến thắp hương vái ông , để tỏ lòng ngưỡng mộ .
Vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm đã lùi sâu vào quá khứ gần 60 mươi năm . Nhũng người tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phâm và những người “ đánh” Nhân Văn – Giai Phẩm hầu hết đã ra người thiên cổ ! nhưng chắc chắn rằng , dưới Suối vàng , không có một người nào được thanh thản tâm hồn . Lịch sử và dư luân đã khẳng định đánh NVGP là sai lầm, là tàn bạo.Triệt phá hết lực lượng sáng tác văn học , nghệ thuật ưu tú của đất nước .
Mấy chuc năm sau nền văn học rơi vào bế tắc. Chế Lan Viên sau này sám hối bằng 2 tập thơ di cảo , cho rằng thơ mình là Bánh vẽ . Nguyễn Khải, một cây bút tiêu biểu của Hội Nhà Văn Việt Nam , trong bài “ Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất” xem giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật là “ Tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.” Và mai sau những tác phẩm văn học của ông chỉ để cho con cháu ông bán cho ve chai !

Lịch sử đã từng xảy ra những vụ án oan sai .Triều đại nhà hậu Lê , đời vua Lê Thái Tông xảy ra vụ án oan khuất Lệ Chi Viên , đại thi hào Nguyễn Trãi - Thị Lộ cùng với 3 họ bị tru di . Thế nhưng , chỉ 20 năm sau , đời vua Lê Thánh Tông lên ngôi , biết vụ án oan sai , đã ra chiếu chỉ minh oan cho Nguyễn Trãi - Thị Lộ . Thế mà nay, sau gần 60 năm , vẫn chưa có một văn bản nào giải oan cho vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm , nói chung và Phan Khôi nói riêng , chỉ âm thầm “ Sửa sai ” bằng cách trao giải thưởng nầy, giải thưởng nọ, cho xuất bản tác phẩm văn học, ra cái vẽ ta đây vẫn đúng đắn ; độ lượng khoan hồng cho những kẻ lầm đường lac lối .
Tôi với cụ Phan Khôi là bà con trong tộc PHAN làng Bảo An , tôi vai em, cùng đời thứ 13 . Sinh sau cụ những 50 năm .Tôi là người rất kính trọng, ngưỡng mộ tài năng và đức độ của cụ. Cụ Phan Khôi là niềm tự hào của tộc Phan làng Bảo An và là niềm tự hòa chung của dân tọc Việt Nam !

Sài Gòn , ngày 18 tháng 8 năm 2013
PHAN ĐĂC LỮ 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MẸ ANH PHIỀN THẬT..


Nhân mùa VU LAN BÁO HIẾU 2013, xin gởi đến tất cả mọi người để nhớ thương về  MẸ,

 Những hình ảnh về mẹ làm rung động hàng vạn trái tim 3
"- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.
Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng “Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe “Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó” . Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi. Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc “Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, “mẹ anh phiền nhỉ” ?
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đẹp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…
- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho,phiền như vy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí… – Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó… Em thấy mẹ anh khỏe không ?
“Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
– Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
– Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh. 
– Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
“Choang” – Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
– Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
– Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
“Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”
  (sưu tầm)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ VĂN CÓ KHÁC NHÀ THƠ ?!

Nguyễn Hoàng Đức

Tôi viết bài này với lý do mới đây có vài nhà văn và nhà thơ khi gặp tôi họ nói “Ông Đức ạ, bây giờ hầu hết nhà thơ đều nhận mình là nhà văn”.

Tại sao vậy? Mọi người bàn chuyện, hiển nhiên vì nhà thơ thì quá đông, có lẽ họ là lực lượng đông đảo chỉ đứng sau nông dân, công dân và tiểu thương ở Việt Nam, cái gì nhiều đâu còn sang hay quí, vì thế nhà thơ đổ xô nhận mình là nhà văn cho nó oai. Thói háo danh sai địa chỉ đó âu cũng là thói kiễng chân lúa nước của người Việt. “Thấy sang bắt quàng làm họ” mà, thấy cái gì quí hơn thì tự tâng bốc mình lên tới đó, thậm chí còn vượt qua đó.

Rất nhiều nhà thơ thẳng thắn thú nhận “viết văn là bám bàn mà”. Từ đó soi qua nhà thơ thì thấy, chủ yếu họ sáng tác lúc trà dư tửu hậu, đi chơi, đi dạo, đi chợ, hay quẩn quanh từ nhà ra sân xuống bếp, họ ngâm nga mấy lời, rồi  chép ra vài dòng gọi là thơ. Đây cũng là cách sáng tác phổ biến của đại cường quốc thơ Tầu. Từ xa xưa họ cho làm thơ là tức cảnh sinh tình, vén tay áo rộng, phẩy nét bút lông, ngạo nghễ phun châu nhả ngọc mấy vần thơ lẻ, chưa làm xong đã có vô số kẻ hiếu sự đứng chầu rìa xung quanh xuýt xoa ca tụng như sấm ngôn rớt xuống từ trời. Những người đó đâu có biết chữ hay thơ văn mà xuýt xoa, chẳng qua là họ xuýt xoa đám vua chúa, quan lại, kẻ sĩ có quyền lực. Đấy là cách sáng tạo của tờ rơi chứ không bao giờ là sách có gáy. Ngày nay cũng vậy, những tập thơ của các nhà thơ đa số trông như tập vé số. Còn viết sách thật thì sao, xưa kia triều đình bao giờ cũng triệu các quan vào bàn, chọn ai viết, những học trò nào ưu tú được chọn để chép lại thành các bản chép tay.

Quan trọng bậc nhất ở đời là lập Danh, bởi vì không có danh khác gì bọt bèo trôi nổi trên sông chẳng để lại vết tích gì. Một triệu cái chân bàn hỏng có ai nhớ, vì chúng không có tên. Một tỉ con côn trùng sinh – hủy cũng có ai nhớ. Nhưng con người thì khác, người ta được đặt cả tên Họ, tên đệm, lẫn tên riêng, nhiều nơi còn có tên thánh. Con người chết đi được ghi vào sổ lưu niệm hay cúng trên bàn thờ. Lập Danh không chỉ làm rạng rỡ tên tuổi mình, mà còn rạng rỡ tổ tông, còn rạng rỡ quê hương, cao hơn còn đứng trong thành tựu của loài người.

Nhưng mà lập danh thế nào khi con người không có chính danh? Một người thành công được tặng thưởng, nhưng người ta lại xướng tên người khác, hoặc trao cho làng bên cạnh, thử hỏi danh vọng đó có vô ích không?! Cái Danh – tức cái Tên là quan trọng hàng đầu với mỗi người, vì nó xác định họ là mình chứ không phải người khác. Cái Danh trong tiếng Việt được ghép với từ “Danh Dự” theo lô gic đã trở nên cái quan trọng sống còn của mỗi người. Một khi mất danh dự thì cũng chẳng còn gì để sống.

Khi cái Danh quan trọng vậy, thì nó bị bước vào thử thách “Danh chính ngôn thuận”. Một khi danh không chính đáng thì làm sao ngôn thuận, mà người viết văn, làm thơ lấy ngôn từ làm chính, vậy mà danh ú ớ để ngôn không thuận thì làm sao có thể đi xa. Truyện ngụ ngôn dạy chúng ta rằng, con cáo muốn thò chân vào hang thỏ, thì phải thủ thỉ nói, “tôi là thỏ đây”. Tất cả mọi kẻ trộm, kẻ lừa đảo cũng vậy, muốn trà trộn vào một đoàn người lữ hành để khua khoắng, chúng đều phải giả danh làm ai đó. Vậy khi nhà thơ muốn giả danh thành nhà văn thì để khoắng cái gì, có phải ít nhất là danh vọng?!

Đi buôn, có phân biệt buôn sỉ và bán lẻ. Quân đội và công an dù cùng là lực lượng võ trang, nhưng là hai lực lượng khác biệt không thể giống nhau. Nhà văn và nhà thơ cũng rất khác nhau, đặc biệt trong tư duy, người làm thơ vần vèo không thể lẫn vào người làm văn trải chữ trên giấy. Triết gia Hegel phân biệt rằng: Dân tộc có bàn viết là dân tộc có trí tuệ cao, vì cái bàn là phương tiện chuyên biệt dùng cho viết lách. Trái lại, dân tộc nghêu ngao xướng vịnh mấy câu lẻ, sau đó chép ra theo trí nhớ, bạ chỗ nào chép cũng được, có mấy câu quan trọng gì, thì đó là dạng tùy tiện ngẫu hứng, vui đâu chầu đấy bé nhỏ.

Văn xuôi là ngôn ngữ bình thường của đời sống. Người ta sống thế nào, trải nghiệm ra sao, nói thế nào, viết văn thế ấy. Còn thơ, theo Aristote là nhịp điệu hân hoan của ngôn ngữ. Đặc biệt hơn, thơ thường có vần điệu để cho những người không có sách, dạng mù chữ có thể dễ thuộc và truyền miệng.

1-     Nếu bạn nói “Trong ráng hoàng hôn xao xuyến anh thấy em rất đáng yêu”, thì đó là văn xuôi.
2-     Nhưng nếu bạn nhạc điệu hóa mấy từ đó như: “Trong hoàng hôn xao xuyến í i, anh thấy em í ì i rất là rất đáng yêu í ì” thì đó coi như thơ.

Vì tư duy theo vần điệu nhí nhảnh xuống dòng liên tục, nên người đời không thể hình dung về một bóng dáng nhà thơ vạm vỡ, cứng cỏi, trí tuệ, Thủa xưa, thơ, cũng như sử thi có lẽ còn xuất hiện trước văn xuôi. Nhưng thơ ngày xưa, đó là Thi Ca bao gồm cùng lúc: Thơ, Kịch, Văn xuôi. Còn thơ đoản ca, theo triết gia Aristote là thứ thiếu trọng đại, cả vạn nhà thơ Hy lạp đã mất tăm không hề sủi bọt, chỉ để lại mỗi một Homer và vài nhà viết kịch tên tuổi.

Nhiều người Việt mình ra nước ngoài đã xấu hổ về tổ quốc khó nghèo lạc hậu mà toàn tự giới thiệu mình là người Nhật, người Hàn… Rồi khi được hỏi hầu hết trả lời “ta người Hà Nội”. Người Việt có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Người phương Tây sang làm ăn tại Việt Nam có một nhận xét: người Việt ít có tính chung thủy với công ăn việc làm hay công ty của mình, thường thấy chỗ nào “ngon” hơn thì chuyển. Như vậy là kiểu “đá lăn không xanh rêu”, không hình thành được tay nghề cao, cũng như đạt tới lý tưởng của nghề nghiệp.

Nhiều người cứ nói “yêu thơ”, nhưng vào lúc thơ còi cọc ốm yếu nhất, lẽ ra mình có tí vốn thì phải chung tay vào đó để vực thơ lên, nhưng chưa chi họ đã chạy làng. Nhưng tại sao họ cứ tiếp tục ca tụng thơ? Vì vốn nghê nga vần vèo của họ ít quá, rời thơ ra chẳng biết làm gì, nên họ chả vờ ca tụng và yêu thơ. Người đời cũng nói “sanh nghề tử nghiệp”, muốn khuyên chỉ có chuyên tâm từ đầu chí cuối như vậy, thì trình độ của người ta mới uyên thâm. Một người hát dong, một người xiếc chợ, lại còn kéo cả họ vào làm gánh xiếc, nghề của người ta là nghề mạt hạng, nhưng nếu người ta không biết yêu nghề thì làm sao có ngày danh vang thiên hạ?

Ngay với triết học, một số chuyên gia cho rằng, ngày xưa cho chí ngày nay, triết học bị xem thường, thờ ơ, coi rẻ, vì bị coi là tư duy viển vông, không thực tế, không đem lại lợi ích, cụ thể ở Việt Nam, ông Trần Đức Thảo giỏi từ bên Pháp như vậy, về rừng Việt Nam cũng bị xếp xó ngồi chơi xơi nước.
Mỗi con người có một hoàn cảnh, mỗi nghề có cái khó và cái dễ của nó, nhưng làm sao chịu được nghề như nghề thơ ở xứ ta, thấy dễ dãi phổ biến quá lại nhiều đồng đội người ta lăn xả vào, nhưng lúc khó người ta liền bỏ đi không còn một mống. Thử hình dung một hình ảnh thế này. Rạp hát kia có hai cửa vào: bên “nhà văn” và bên “nhà thơ”. Vì điều kiện xét nét quá, nên nhiều người bỏ cửa nhà văn sang cửa nhà thơ. Khi tan cuộc, người ta bỗng thấy chẳng có ai ra bên phía cửa “nhà thơ” cả, mà tất cả đều ra bên cửa nhà văn.

Còn có hai hình ảnh khác. Một toa tầu ngoài cửa ghi “vào nhà thơ – ra nhà văn”, thì nườm nượm người xếp hàng chen chúc mua vé. Còn cạnh đó toa tầu ghi “vào nhà văn – ra nhà thơ” thì chẳng có ma nào bén mảng.

Thử hình dung, những đứa con nhà nghèo khi về bên ngưỡng cửa bỗng lưỡng lự chỉ muốn thành con nhà hàng xóm vì bên đó giầu hơn?! Và một người thổi kèn trong dàn nhạc bỗng chán cái kèn của mình, chỉ muốn ngồi chơi bên chiếc piano bóng lộn, thử hỏi liệu dàn nhạc có còn? Một quốc gia chỉ tề tựu hàng triệu kẻ ham vui dễ dãi, ngâm nga vài vần kiếm danh, kiếm sống, kiếm giải và kiếm ghế, nhưng khi được xướng tên lại lắc đầu quầy quậy “tôi là nhà văn viết sách có gáy cơ” thử hỏi quốc gia đó có yếu ớt như mấy vần nghê nga ẻo lả?! Và quốc gia đó làm sao giầu mạnh khi đông nhung nhúc những kẻ “danh đã đổi nhưng ngôn vẫn xối như xả lũ”?
NHĐ 05/09/2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang