Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Địa vị siêu cường đã bị từ chối? Những lý do cho thấy “sự trỗi dậy” của Trung Quốc có thể đã lên tới điểm đỉnh – một sự kết hợp độc hại gồm những thách thức kinh tế, dân số, môi trường, và quốc tế có khả năng chấm dứt sự trỗi dậy của Trung Quốc


Minxin PeiThe Diplomat, 09/08/2012
Trần Ngọc Cư dịch

Nếu việc định thời điểm về sự thăng trầm của các đại cường đòi hỏi nhiều tinh tế, thì việc xác định điểm đỉnh của một cường quốc đang lên lại gần như vô vọng. Một vấn đề hiển nhiên là ta phải tìm cho ra cái thước đo quyền lực. Liệu ta nên nhìn vào tầm cỡ kinh tế của một nước hay nhìn vào mức giàu có của nó? Liệu ta có nên xét đến cái đà [the momentum] và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế nước đó? Liệu môi trường bên ngoài có là một biến số chính đáng cần được đưa vào để đo lường quyền lực của nước đó vì quyền lực của bất cứ quốc gia nào cũng đều có giá trị tương đối, cần phải so sánh với quyền lực của những đối thủ tiềm năng?
Đây là những câu hỏi ta phải có trong đầu khi đối diện với một vấn đề quan trọng trong thế giới thực: Sự vươn dậy của Trung Quốc đã đạt tới điểm đỉnh chưa? Nếu một người nào đó nêu câu hỏi này chỉ vài năm trước đây thôi, thì chắc hắn ta sẽ bị chế nhạo đến xấu hổ phải bỏ ra khỏi hội trường. Quan niệm thông thường lúc bấy giờ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc nhất định sẽ kéo dài liên tục. Nhưng ngày nay, nghi vấn trên gần như lởn vởn trong đầu óc mọi người.
Vậy thì cái gì đã thay đổi?
Gần như mọi thứ.
Nếu người ta cần phải đưa ra một lập luận, thì có lẽ là một điều hợp lý khi cho rằng Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh là mốc giới tượng trưng cho điểm đỉnh quyền lực của Trung Quốc. Sau đó, mọi việc bắt đầu xuống dốc. Bị cuốn vào trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ hoàn toàn lấy lại đà tăng trưởng trước đó. Chắc chắn là, gói kích thích kinh tế 2008-2009, được thúc đẩy bằng việc chi tiêu thâm thủng [deficit spending] và cấp tín dụng tràn lan, có thể đã giúp Trung Quốc tránh được một cuộc suy thoái và có thêm một năm tăng trưởng ở mức hai con số vào năm 2010. Qua một thời gian ngắn, việc Bắc Kinh duy trì tăng trưởng kinh tế cao được ca ngợi khắp thế giới như là một dấu hiệu Trung Quốc có lãnh đạo mạnh và có sức bật tốt. Lúc đó, ít ai biết rằng Trung Quốc đã trả một cái giá khủng khiếp cho một chương trình kích thích chệch hướng và phí phạm. Phần lớn gói kích thích của Trung Quốc, khoảng 1.500 tỉ đôla (với 2/3 dưới dạng những khoản vay từ các ngân hàng nhà nước), bị phung phí trong những đầu tư vào tài sản cố định, như là cơ sở hạ tầng, nhà máy, và bất động sản thương mại. Do đó, nhiều dự án thuộc loại này là bất khả thi về mặt kinh tế và đặt lên hệ thống ngân hàng một núi nợ không thanh toán được [non-performing loans/nợ xấu]. Bong bóng nhà đất vẫn tiếp tục sủi bọt. Sự mất quân bình kinh tế vĩ mô giữa việc đầu tư và tiêu thụ hộ gia đình gần như không được cải thiện. Ngày nay, những nhà làm chính sách kinh tế Trung Quốc gặp quá nhiều hạn chế trong nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế. Sự kết hợp cùng một lúc các hiện tượng như tình trạng nợ nần của các chính quyền địa phương, những đống nợ xấu tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng, nhu cầu tiêu thụ yếu kém ở nước ngoài, và lợi nhuận đầu tư ngày càng suy giảm, khiến Bắc Kinh không còn sử dụng được bài bản trước đây để kích hoạt nền kinh tế.
Những khó khăn ngắn hạn không phải là những lo âu không đáng kể của Bắc Kinh. Trong thập kỷ tới, nhiều yếu tố cơ cấu thuận lợi đã từng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hai con số của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, sẽ biến mất. Đứng đầu danh sách là vấn đề dân số. Tỉ lệ dân số Trung Quốc ở tuổi lao động đã lên điểm đỉnh năm 2011 và bắt đầu giảm vào năm 2012, theo một nghiên cứu của RAND. Đồng thời, số người già trong dân số Trung Quốc đang bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Vào năm 2010, chỉ có 8,6% dân số Trung Quốc ở tuổi 65 hoặc già hơn. Vào năm 2025, lứa tuổi này có thể chiểm 14,3% dân số. Một dân số già nua sẽ đẩy giá lao động lên cao, làm giảm vốn tiết kiệm và đầu tư, gia tăng phí tổn y tế và hưu trí – và làm cho đà tăng trưởng chậm lại.
Một khó khăn trở ngại khác nằm ngay trước mắt là tình trạng xuống cấp môi trường. Bắc Kinh đã lơ là việc bảo vệ môi trường vì muốn dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế chớp nhoáng. Nhưng cái giá phải trả cho sự xuống cấp môi trường đã đến mức không còn chịu đựng được nữa, cả về kinh tế lẫn chính trị. Ô nhiễm nước uống và không khí hiện nay đã khiến 750 ngàn người chết yểu và gây một tổn thất khoảng 8% GDP. Người dân đau khổ triền miên của Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu đấu tranh quyết liệt để giành quyền được hưởng một môi trường lành mạnh [environmental rights]. Chỉ trong vòng năm nay thôi, những cuộc biểu tình trên qui mô lớn đã buộc Chính phủ phải hủy bỏ những kế hoạch xây dựng những nhà máy có thể đe dọa sức khỏe và sinh kế của cư dân tại hai thành phố Trung Quốc. Trong thập kỷ tới, một sự kết hợp gồm có sự xuống cấp môi trường và những hậu quả của tình trạng hâm nóng địa cầu sẽ làm trì trệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thêm nữa. Lực cản nghiêm trọng nhất về lâu về dài cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chính là hệ thống tư bản nhà nước của nó. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã đảo ngược phần lớn những cải tổ theo xu thế thị trường [pro-market reforms] và lao vào đường lối phát triển do Nhà nước quản lý. Hậu quả là, các công ty nhà nước đã nắm được quyền lực to lớn trong lãnh vực kinh tế và hưởng nhiều độc quyền. Hệ thống tài chính Trung Quốc ưu đãi các công ty nhà nước, bất chấp sự thiệt thòi của giới tư doanh. Thu nhập hộ gia đình, ở mức 43% GDP, vẫn còn quá thấp nên thông thể hỗ trợ một mức tiêu thụ cao hơn, vốn là một yếu tố quyết định trong việc tái quân bình nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra một nguồn tăng trưởng kinh tế tương lai. Theo một nghiên cứu nổi tiếng của Ngân hàng Thế giới, nếu Trung Quốc không chịu cải tổ hệ thống, tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ tới sẽ rơi xuống dưới 7% một năm. Nhưng cải tổ chế độ tư bản nhà nước gần như là một điều bất khả thi về mặt chính trị vì điều đó sẽ làm lung lay nền móng thống trị của Đảng Cộng sản. Trên mặt trận chính trị, thập kỷ tới có khả năng là một thập kỷ dân chúng vùng lên chống lại độc quyền chính trị của Đảng. Người dân Trung Quốc đã trở nên mạnh dạn thẳng thắn hơn trước rất nhiều và sẵn sàng thách thức uy quyền của Đảng. Mặc dù chế độ có những đầu tư khổng lồ vào hệ thống kiểm duyệt, nhưng hiện nay Bắc Kinh thậm chí phải nhìn nhận rằng Internet đã cho phép người dân Trung Quốc bình thường một tiếng nói tập thể mạnh mẽ trong việc tạo dư luận. Những chính sách Nhà nước trên một loạt vấn đề rộng lớn, như chính sách một con, các chính sách minh bạch ngân sách, giáo dục và y tế đang bị người dân thách thức về tính hợp lý và hợp pháp của chúng. Đằng sau những diễn biến này là một cuộc khủng hoảng cơ bản về tính chính đáng của chế độ đang cầm quyền.
Còn về giới thống trị chóp bu, sự đoàn kết nội bộ của họ không còn là một chuyện đương nhiên. Vụ Bo Xilai [Bạc Hi Lai] đã phơi bày sự rạn nứt ngay ở cấp cao nhất của chế độ. Tệ hại hơn nữa, một cảm thức bất ổn chính trị và mất phương hướng hiện nay đang tràn ngập trong Đảng. Hiện nay, nhiều đảng viên tinh anh nhất nhận ra rằng những ngày tốt đẹp nhất của chế độ đã lùi vào quá khứ và, nếu không có những cải tổ chính trị cơ bản, Đảng sẽ không thể bám víu quyền hành thêm bao lâu nữa. Về đối ngoại, môi trường quốc tế thuận lợi của Trung Quốc trước đây đang bắt đầu trở nên tồi tệ. Quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng đã trở nên căng thẳng hơn trước nhiều vì những tranh chấp lãnh thổ. Những đối tác mậu dịch chính của Trung Quốc đã mất hết kiên nhẫn vì những chính sách thương mại đầy thủ đoạn [mercantilist policies] của nước này. Quan hệ Mỹ-Hoa hết sức cần thiết lại ngày càng mang tính cạnh tranh. Những nứt rạn cơ bản trong mối quan hệ này đã trở nên sâu sắc thêm vì xung đột ý thức hệ, vì tranh giành ảnh hưởng địa chính trị, và vì nghi ngờ ý đồ chiến lược của nhau. Khi các nước khắp thế giới, vì những lý do riêng, đề cao cảnh giác chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và bắt đầu đẩy lùi nó, Bắc Kinh không thể tự do bành trướng địa vị kinh tế của mình và nắm giữ lợi thế tiếp cận thị trường và tài nguyên tại các nước khác thêm nữa.
Điều mà bài phân tích này muốn vạch ra là sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc dưới chế độ độc đảng đã lên tới điểm đỉnh, không thể vươn cao hơn nữa. Mô hình phát triển tư bản nhà nước độc tài đầy ma lực đã mang lại phép lạ kinh tế trong thời hậu Thiên An Môn; nhưng trong mọi ý nghĩa thực tế, hiện nay mô hình này đã mất hết ma thuật, nếu chưa hoàn toàn phá sản. Tuy nhiên, tương lai của Trung Quốc không nhất thiết là một tương lai u ám. Mặt ngửa của bài phân tích này là, với những cải tổ đúng đắn, nhất là trở về với chiến lược tăng trưởng theo khuynh hướng thị trường và chuyển đổi sang thể chế dân chủ, Trung Quốc có thể dễ dàng đối đầu với những thách thức trong và ngoài nước này. Một hệ thống kinh tế thị trường thông thoáng hơn sẽ sử dụng nguồn lực có hiệu quả và công bình hơn chế độ tư bản nhà nước. Những cải tổ dân chủ sẽ cho chế độ một cái gốc cơ bản về tính hợp pháp chính trị đối với người dân trong nước và còn giúp giảm bớt thái độ xung khắc và hoài nghi của thế giới bên ngoài đối với Trung Quốc. Nhờ thế, Trung Quốc sẽ có một cơ may tuyệt vời để đặt những nền móng kinh tế và chính trị cho một siêu cường của Thế kỷ 21. Nếu điều này thực sự xảy ra, những ngày tốt đẹp nhất của Trung Quốc sẽ còn tiềm ẩn ở tương lai, chứ không hoàn toàn rơi vào quá khứ. 
M. P.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Trần Đăng Khoa

Nguyễn Quang Lập 

Mấy hôm nhờ thằng Khoa một việc, chẳng biết nó giúp được không mà không thấy điện thoại nhắn tin gì, đầu óc cứ lởn vởn thằng Khoa, chẳng làm ăn gì được cả. Thằng Đ. đang ở Đà Nẵng nhắn tin nói khéo không nó lại cuội đấy.

Chả phải, nó giống mình, chỉ tếu táo mấy chuyện ba lăng nhăng, đụng chuyện nghiêm túc thì không bao giờ.


Lại kể Chuyện không có trong sự thật in ở Văn nghệ Quân đội tháng 7-1996 (hình như thế), anh Huân anh Đỉnh đang đau đầu, họp hành kiểm điểm lia xia, nó gặp mình, nói ông viết sai có một từ mà làm khổ ông, khổ cả chúng tôi. Mình hỏi từ nào, nó nói cái ông nhân vật trong truyện đếch phải chính khách. 

Mình giật mình thấy nó nói đúng, nhưng truyện đã in ra rồi, biết làm sao. Họp hành ở đâu, nó cũng chê mỗi hai chữ chính khách ấy thôi, tuyệt không nói thêm gì cả.

 Khác với cái ông Z. gặp mình ở cổng Văn nghệ Quân đội thì vỗ vai nói không có gì đâu, Lập yên tâm, tụi mình biết cách làm cho mọi chuyện ổn thoả mà. Nhưng vào gặp anh Huân thì nói tôi vừa đuổi thằng Lập đi rồi. Từ nay cấm cửa mấy thằng khốn nạn ấy.

Ngày đầu mới gặp thằng Khoa, nó vỗ vai nói ông tài, đang sướng thì thấy nó vỗ vai cái ông bên cạnh nói ông tài. Sáng sau đến cổng Hội Nhà văn, gặp nó đứng với cái ông văn chương nhạt hoét, vỗ vai nói ông tài. Từ đó nó khen gì, mình cũng cười nhạt nhạt, gật gật đầu qua chuyện, kì thực bỏ ngoài tai hết.

Một hôm đi ăn cơm bụi với nó, nó lôi truyện ngắn mình ra bình, chuyện này hay chuyện kia dở cứ vanh vách, mình ngạc nhiên quá trời. Hoá ra nó có hai cách vỗ vai, một của anh Khải, một của nó.

Hiếm ai nổi tiếng như cồn bền bỉ bốn, năm chục năm như nó. Mình gặp mười người thì có sáu người không biết mình là thằng nào, hai người nghe cái tên, xem cái mặt trên ti vi thì nhớ vậy thôi chứ chẳng biết viết cái gì, hai người còn lại thì may ra có một người biết mình viết văn, còn lại cứĐời cát… Đời cát nhắc hoài nhắc huỷ, mệt bã người. Nó thì mười người nhớ cả mười, ít nhất cũng nhớ được một đôi câu thơ nó. Kinh.

Mình về quê khoe với tụi bạn là chơi thân với nó. Tụi bạn bỉu môi xì, bốc phét! Mày mà quen được Trần Đăng Khoa, lại còn chơi nữa, cứ làm như tụi tao ngu lắm.

Tưởng nó lơ ngơ, nói trước quên sau, hoá ra không phải. Hôm vợ thằng Phong dạy trường Trưng Vương gọi điện cho mình, nói 20/11 này anh làm sao mời được Trần Đăng Khoa về nói chuyện cho em với. Mình có hai thằng con học ở đó, cô giáo nhờ bố bảo cũng không dám chối.

 Mình gọi điện cho nó, nó nói như không: Ai chứ bố đã bảo thì tôi phải đi chứ. Mình nghi nghi, nó khét tiếng nói chuyện thơ, những ngày lễ lạt cả trăm nơi mời, nếu có nhận lời cũng phải khó khăn lắm, chứ nhận phát nhẹ tênh kiểu này dễ ăn cứt với nó lắm.

Sáng sau mình đến, thấy sân trường cả ngàn em đang ngồi, các cô  thầy giáo ngồi đầy hai dãy ghế, mặt ai nấy vô cùng háo hức, nhưng không thấy nó đâu, gọi điện nó không nhấc máy, lo thắt ruột.
ư
Nghĩ bụng mình phải liều chết chữa cháy rồi ném một mớ tục tĩu vào mặt nó, cạch đến già không chơi với nó nữa. Hoá ra nó đến, cười cái xoẹt nói tắc đường, rồi đủng đỉnh đi vào, tương một phát hai giờ không nghỉ, chỉ uống đúng ngụm nước, cả ngàn em nhỏ sung sướng ngây ngất.

Mình thở phào nhẹ nhõm nói cảm ơn ông quá, nói thật tôi tưởng ông không đến, nó cười nhẹ tênh, nói ông không biết tôi quí ông à.

Thằng Khoa nói chuyện thơ phải tôn nó lên bậc thiên tài. Xuân Diệu cũng nổi tiếng nói chuyện thơ nhưng mình nghĩ Xuân Diệu viết lách thôi, nói chuyện thì chán ốm, buổi nào cũng giống buổi nào, quanh đi quẩn lại chỉ một bài, tóm lại ông đi khoe ông chứ chẳng phải đi nói chuyện.

Thằng Khoa khác, nó biết trộn nhuần nhuyễn chuyện ba lơn với chuyện nghiêm túc, chuyện thơ với chuyện đời, thỉnh thoảng nhả ra mấy nhận xét rất quái.

 Một hôm thằng Bùi Chí Vinh nói chiều nay tao với thằng Khoa nói chuyện ở trường Công Đoàn, mày đến xem tao đấu với nó. Mình không đi, chiều gặp thằng Vinh hỏi nó đấu thế nào, nó cười khì nói thua... đú má.

Nói chuyện với giáo viên, học sinh đã sẵn lòng ngưỡng mộ rồi, không tính làm gì. Nói chuyện với mấy ông công chức nửa mùa, chuyện gì cũng ta đây biết cả, đến  nghe mày nói thế nào thôi. Thế mà chỉ sau mười phút thằng Khoa làm mấy vị này nghiêng ngả cả, tài!

Một hôm nghe nó hẹn đi nghe nói chuyện với hội ngườì mù, bụng nghĩ thằng này chắc điên nhưng cũng dò theo nó xem thế nào. Vào hội trường thấy lặng ngắt, có thấy gì đâu mà chào với vỗ tay. Thế mà sau hai tiếng nó dừng, các vị người mù vây lấy nó, kẻ cầm tay, người sờ lưng vô cùng cảm động. Mình phục lăn nó luôn.

Vào Thanh Hoá, buổi sáng nói chuyện với tỉnh uỷ, lúc đầu mấy ông ngồi cho phải phép, vừa nghe vừa nói chuyện riêng, sau mười phút bỗng im phăng phắc, có ông còn lấy sổ ra ghi chép. Mình ngồi sau mấy ông, họ rỉ tai nhau nói ông Khoa này tầm cỡ uỷ viên trung ương, he he.

Buổi chiều nói chuyện với với trại thương binh, cả mấy trăm người,  công thần có, bất mãn có, lớp một có, đại học có, có cả một phần ba thương binh tâm thần, không cẩn thận, nói hớ một câu là vỡ mặt liền. Thế mà không, nó cứ nói tưng tửng nhưng ai nấy càng nghe càng say. Một nữ thương binh bỗng đứng vụt lên kêu to cảm ơn đồng chí nhà thơ Trần Đăng Khoa! Rồi bưng mặt khóc hu hu. Tài đến thế là cùng.

Chị L. xưa văn công tỉnh rất xinh đẹp, nghe Khoa nói chuyện, rỉ tai hỏi mình ông Khoa có vợ chưa. Mình nói chưa, chị bảo tôi cũng vừa bỏ chồng, ông làm mối tôi đi. Mình nói hồi sáng bà còn kêu ông Khoa bẩn nổi tiếng mà, khéo không phải lấy đũa gắp chim ông ấy đấy. Chị nói  kệ, gắp thì gắp, tôi cũng phải kiếm miếng thiên tài đã.
He he 
NqL


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Ông Cục phó Cục CSGT đang tự đặt... lệ làng”

(GDVN) - "Ông Cục phó C67 ký một văn bản như vậy là không đúng, về mặt luật pháp nó không được thừa nhận. Và như vậy, ông Cục phó Cục CSGT tự lập ra 'lệ làng', bắt người khác phải theo".

Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, mới đây Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an) có văn bản số 1042/C67-P3/2013 do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng ký gửi Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản
; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Văn bản của C67 đang "đè" lên luật
Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, ĐB Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) thẳng thắn đánh giá, việc C67 ra văn bản này chẳng khác gì tự đặt “lệ làng”.
“Đây là một văn bản sai trên mọi khía cạnh, nếu nó làm ảnh hưởng tới hoạt động của báo chí thì đã vi phạm luật. Nhà báo có quyền tác nghiệp và được luật báo chí bảo vệ, các đồng chí CSGT làm nhiệm vụ không có quyền yêu cầu phải xuất trình thẻ mới cho quay phim, chụp ảnh.

Còn nếu không phải là báo chí thì là người dân quay phim, chụp ảnh và CSGT cũng không có quyền ngăn cản. Do vậy, Cục phó C67 ký một văn bản như vậy là không đúng, về mặt luật pháp nó không được thừa nhận. Và như vậy, ông Cục phó Cục CSGT tự lập ra 'lệ làng', bắt người khác phải theo”, ông Bảo nói.
ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo: Văn bản của C67 chẳng khác gì tự lập ra lệ làng.
Theo ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo, Việt Nam đang hướng tới “một đất nước pháp quyền”, mà đã là "pháp quyền" thì mọi việc làm phải căn cứ trên luật, không thể có chuyện một văn bản ở cấp cục mà lại đè lên luật.
“Hàng năm, Quốc hội họp để bàn chuyện làm luật, rất tốn kém thời gian, sức lực và kinh phí. Nếu C67 ra văn bản kiểu này thì ở Bộ khác cũng có các cục ra văn bản kiểu như vậy, thế thì luật Quốc hội thông qua không còn hiệu lực? Đó là chưa nói, Cục phó C67 cũng không có đủ thẩm quyền để ra một văn bản với nội dung hạn chế quyền của báo chí và quyền của người dân”, ông Bảo bày tỏ.
Trước những thông tin Đại tá Trần Sơn Hà – Cục phó C67 lý giải rằng, văn bản này nhằm ngăn chặn những đối tượng không phải là phóng viên nhưng lại quay phim, chụp ảnh làm ảnh hưởng tới hoạt động của CSGT, ông Bảo phản biện: “Lý giải của đồng chí Cục phó chỉ là biện minh và nó không đúng, nếu phát hiện ra trường hợp nào vi phạm pháp luật thì họ được phép ngăn chặn, điều tra và đề nghị khởi tố.

Còn nếu viện ra lý do này để đưa vào văn bản nội dung yêu cầu nhà báo, phóng viên phải xuất trình thẻ, gây khó khăn cho hoạt động báo chí là hoàn toàn sai. Với người dân, CSGT càng không được phép ngăn cản họ, còn ai làm điều ấy vì ý đồ xấu thì sẽ bị xử lý theo luật”.

CSGT làm đúng quy trình không sợ quay phim, chụp ảnh
ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo cũng thẳng thắn nói rằng, nếu CSGT làm nhiệm vụ và tuân thủ đúng các quy trình của ngành thì không phải lo ngại ai quay phim, chụp ảnh. Tuy nhiên, trong một chương trình trả lời trên Cổng điện tử Chính phủ gần đây, chính một lãnh đạo của C67 thừa nhận khi thực hiện công vụ đã có những CSGT vướng vào tiêu cực và bị xử lý kỷ luật.
Ông Bảo nói: “Chỉ có đồng chí nào làm không đúng thì mới sợ bị quay phim, chụp hình, còn nếu làm đúng thì chẳng việc gì phải sợ; thậm chí để chống tiêu cực trong ngành thì còn phải khuyến khích nhân dân và báo chí tăng cường giám sát.

Lâu nay, chúng ta cứ nói đi nói lại là người dân phải được biết, được quyền giám sát – kiểm tra các hoạt động của cơ quan công vụ, vậy thì tại sao lại ra văn bản trái khoáy như vậy. Tôi nhắc lại là một Cục phó không có thẩm quyền ra văn bản với nội dung như vậy, nội dung này đè lên cả luật khác, sai trầm trọng”.
PV Báo Giáo dục Việt Nam cũng đề cập tới thông tin trước đó Báo Lao động đã đăng tải, cho biết khi tác nghiệp ở Hải Phòng đã bị một nhóm CSGT chặn xe, gây sức ép, buộc phải trình thẻ nhà báo mới cho đi.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo cho biết: “Tôi đã đọc thông tin này, nhà báo tác nghiệp ở khu vực không bị hạn chế, và cũng không phỏng vấn, làm việc trực tiếp với nhóm CSGT, do đó CSGT ép họ phải trình thẻ mới cho đi là sai luật.

Thời gian qua, đã có rất nhiều vụ việc tiêu cực ở lực lượng CSGT đã được báo chí công khai, đây là việc làm cần thiết để góp phần làm trong sạch lực lượng Công an nhân dân. Nếu phóng viên báo cho CSGT rằng sẽ chụp ảnh, quay phim thì liệu có còn phát hiện ra tiêu cực? Tôi nghĩ là không”.
Ông Bảo cho hay, những năm gần đây, các cơ quan công quyền đã ra hàng nghìn văn bản dưới luật không đúng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và cũng có nhiều văn bản trái luật, không phù hợp với thực tế đời sống và văn bản này của C67 cũng là mộ trong những trường hợp như vậy.
“Tôi cho rằng, C67 cần phải rút lại văn bản này và có sự điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời công khai để dư luận cả nước được biết. Tôi và nhiều ĐBQH khác sẽ nêu vấn đề này trong kỳ họp Quốc hội tới đây”, ông Bảo cho biết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sợ giả danh Nhà báo?

Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – phát động cuộc thi  ‘Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ – Vì thủ đô bình yên’ và đã tìm được các bức ảnh để trao giải về “hình ảnh đẹp của công an”.

Tác phẩm “Phân luồng giao thông” của tác giả Ngô Lịch đoạt giải nhất. Ảnh: CAND
Liền sau đó video clip tố cáo hai Cảnh sát giao thông ở Đất Đỏ – Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chặn xe lập biên bản rồi ăn chặn tiền người vi phạm được tung lên mạng. Dù cho tờ Công an TPCHM đã ra tay cứu bồ bằng bài viết “Sự thật…”. Nhưng, ai mà chẳng biết cái sự thật đó là gì. Thỉnh thoảng, trên báo Công an xuất hiện những bài viết hô hoán là “sự thật” thì hãy hiểu rằng, sự thật ẩn giấu đâu đó xa xa. Cuối cùng dưới áp lực dư luận thì sau đó công an Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã phải đình chỉ công tác hai viên cảnh sát giao thông nói trên.
Mãi lộ, nếu không thì lấy ai làm việc?
Nạn mãi lộ ở Việt Nam nhức nhối và gây tác hại khủng khiếp cho tính mạng người dân, đó là việc mất an toàn giao thông, phá nát cơ sở hạ tầng mà cái phá nát lớn nhất lại là kỷ cương, luật pháp.
Chuyện cảnh sát giao thông nhận mãi lộ ở Việt Nam, xưa nay là chuyện “ắt, dĩ, tất, ngẫu” không cần bàn cãi. Nạn mãi lộ, tham nhũng cứ leo thang ngày càng cao theo những lời thề hứa, những chính sách, những chủ trương ngày càng ráo riết và tốn tiền dân của ngành công an.
Lệnh công an giao thông: “Ðưa tiền mới được đi.” Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Đến mức, báo chí đã có hàng loạt phóng sự, bài viết, ký sự… với rất nhiều đợt và rất cụ thể. Ngay từ thời ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng đã phải kêu lên “CSGT nào nhận 5 ngàn đồng từ lái xe, sẽ bị đuổi khỏi ngành”. Rồi khi Tổng cục Cảnh sát tổ chức các đoàn Kiểm tra Đặc biệt. Chỉ một thời gian ngắn, nhiều chiêu trò tham nhũng, hối lộ và nạn cướp cạn bị đưa ra trước công luận xã hội đã làm hoảng hốt nhiều người. Cứ tưởng tình hình vậy thì sẽ tốt hơn.
Nhưng rồi đâu lại có đó, tất cả vẫn như cũ. Đến mức, báo chí đã phải kêu lên rằng trò này còn “Ghê hơn cướp cạn” mà cũng ít thấy ai bị đuổi khỏi ngành bao giờ. Người ta có cảm giác nếu đuổi, nếu kỷ luật CSGT ăn mãi lộ thì “lấy đâu cán bộ mà làm việc”.
Chỉ có nhà báo viết những bài báo này thì hiện đang nằm trong nhà tù.
 Những hình ảnh mãi lộ tại Thanh Hóa do phóng viên Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ thực hiện đầu tháng 9/2011. Ảnh: Báo Phụ nữ
Nguy cơ lộ sáng hình ảnh các “đầy tớ nhân dân”
Thế rồi mạng internet ra đời và các mạng xã hội đã phát huy tác dụng của nó là phản ánh sự thật cuộc sống. Hàng loạt thông tin, hình ảnh, video được đưa lên từ nhiều nguồn, từ báo chí và người dân. Từ cảnh ăn chặn tiền trắng trợn của người dân, đến ngang nhiên vi phạm luật pháp, vi phạm quy định, hống hách, hách dịch và hoạnh họe người dân nhằm kiếm tiền… Tất cả được phản ánh nhanh chóng trên mạng, trên các diễn đàn… nhờ các phương tiện ghi âm, ghi hình ngày càng đa dạng và phổ biến. Rồi những cảnh công dân vặn lại cảnh sát cố tình bắt lỗi khi họ không vi phạm thành bài học cho nhau. Vì thế việc bóp nặn và kiếm ăn càng ngày càng khó khăn hơn. Lúc đầu, thì công an đánh bài lờ.
Viên CSGT đang thực hiện hành vi “mãi lộ” với 1 người điều khiển xe gắn máy vi phạm (ảnh cắt từ clip). Ảnh: VTC
Dù một cảnh sát có công phu, kín đáo ra sao đi nữa, thì việc nhận mãi lộ vẫn thường xuyên xảy ra trước mắt người dân, vì thế việc giấu nhẹm không phải dễ dàng. Đặc biệt là khi người dân cảnh giác. Bởi vì, nếu là báo chí nhà nước thì có thể nắm đầu Tổng Biên tập kiểm soát tin tức đưa lên báo là xong. Nhưng báo chí nhân dân thì không dễ dàng như thế.
Đến mức này thì công an cũng… hoảng.
Để đối phó với trường hợp này, nhiều chiêu trò đã được sử dụng. Từ việc dừng xe chỗ khuất, di chuyển địa điểm, đến việc cuộn tiền vào cây gậy chỉ huy giao thông ra sao, những cuộc điện thoại giải thoát cho con ông cháu cha, việc mua tuyến, bảo kê… tất cả đều được sử dụng thành thạo. Nhưng chưa đủ để chống lại con mắt nhân dân đang ngày càng cảnh giác khi mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin nhờ các công cụ hiện đại và mạng internet.
Và những chiêu mới được bày ra.
Sài Gòn có chiêu “chống cãi cự CSGT” bằng những người không hề quen biết, không hằn thù với nạn nhân tấn công họ những trận đòn nên thân, thậm chí là thiệt mạng sau khi cự cãi với CSGT (!). Nhiều nơi, cứ có chốt CSGT đóng để nhận mãi lộ, thì ở đó có đám cò mồi hoặc bặm trợn gây sự với lái xe, người có ý định quay phim, chụp ảnh. Mô hình này có tác dụng nhất định và đang được nhân rộng ra một số tỉnh phía Bắc. Tờ Thanh Niên viết “Thời gian gần đây, Báo Thanh Niên tiếp nhận nhiều đơn thư, phản ánh của người vi phạm giao thông bức xúc về việc họ bị xử “oan”, nhưng sau khi tranh cãi với CSGT thì đa phần là thua, thậm chí bị ăn đòn”.
Người đàn ông to con đánh người vi phạm. Ảnh: Thanh Niên
Đấy là cách xử lý cấp thấp, còn ở cấp vĩ mô, ngành công an làm gì?
“Xử lý nghiêm” – lời nói của quan chức
Đó là câu cửa miệng kiểu “ơn Đảng ơn Chính phủ”. Bất cứ vụ việc tiêu cực nào, khi dính đến lực lượng công an, cảnh sát vi phạm, thì câu đầu tiên người dân nhận được là “sẽ xử lý nghiêm”. Còn thực tế, cái nghiêm là thế nào, xin hãy đợi.
Tai nạn giao thông tăng chóng mặt với giai điệu “Năm sau cao hơn năm trước” và tính mạng người dân cứ ra đi nhiều hơn một cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế nhưng, đã bao đời bộ trưởng, bao tiếng gào thét, bao kế hoạch và tiền dân đã ra đi, tình hình vẫn không cải thiện.
Mới đây, ngày 2/7 trong cuộc tọa đàm “Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông”, một người dân đã đề nghị Bộ trưởng CA lập Facebook để giúp người dân dễ dàng chuyển thẳng cho bộ trưởng những hình ảnh nhà xe mỗi khi tới chốt CSGT chỉ mất 5-10 giây là lại lao vun vút, xe chở quá số người quy định, chở quá tải “vẫn đi ngon”.
Khi đề cập đến vấn đề này, Ông Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt – Bộ Công an, cho biết đây là câu hỏi mà ngành công an trăn trở trong nhiều năm. Và cũng theo ông Hà, Bộ Công an đã chỉ đạo chặt chẽ các lực lượng, phải thực hiện theo pháp luật và sự giám sát của nhân dân. “Chúng tôi có quy chế để kiểm soát và có đường dây nóng của Cục CSGT đường bộ, đường sắt và các tỉnh thành, mong nhân dân giám sát, phát hiện trường hợp sai phạm phản ánh qua đường dây nóng hoặc có đơn thư khiếu nại, chúng tôi sẵn sàng giải quyết” – ông Hà nói.Thế nhưng, chính ông Hà đã tự mâu thuẫn với câu nói này của ông khi chỉ trước đó 2 tháng, ngày 26/4/2013, ông ký văn bản số 1042/C67-P3/2013 gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh. Văn bản viết: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ”.
Như vậy, văn bản này đã mặc nhiên coi việc quay phim, chụp ảnh các hoạt động của CSGT “khi chưa được phép” là hành động phạm tội và cách xử lý là “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Hẳn nhiên là nếu đúng là nhà báo, Phó Cục CSGT Đường Bộ – Đường Sắt của Bộ Công an có thể can thiệp với Tòa soạn hoặc TBT để kiểm soát thông tin. Còn nhân dân thì chắc sẽ khó khăn hơn, nên phải “tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”  - Nhưng chưa hiểu ông căn cứ vào điều luật nào? Khi bị phản ứng bởi báo chí, ông Hà lập tức giải thích ngược lại hoặc rất tự mâu thuẫn.
Chống… lộ sáng
Trước những câu hỏi của báo chí, ông Cục Phó cũng phải bật ra câu nói sau“Bây giờ anh em cứ bị báo chí giám sát từng bước của nhà báo thì làm ăn được cái gì”.
À, thì ra vậy, vấn đề là ở chỗ nếu bị chụp ảnh, quay phim, thì không “làm ăn được cái gì” nên ông cấm.
Hình ảnh viên CSGT nhận mãi lộ dưới cầu Rạch Chiếc. Ảnh chụp từ video clip. Người Đưa Tin
Ừ, thì thà ông nói thẳng toẹt ra là: Tao đếch cần luật lệ gì nhé, tránh xa chỗ CSGT cho chúng nó làm ăn, không quay phim, chụp hình gì ráo, thằng nào quay, chụp mà không xin phép để bố trí trước, thì bắt giữ và điều tra”.  Vậy có phải tiện hơn cho tất cả không?
Và vấn đề cần đặt ra, là vì sao ông Hà phải đi ngược luật pháp để quy định ngăn cản việc người dân có thể giám sát các “đầy tớ” của mình làm ăn khuất tất? Tại sao chỉ trong hai thời gian cách nhau không dài, ông Trần Sơn Hà – Cục Phó cục CSGT lại thay đổi nhanh chóng lời nói và hành động của mình?
Còn nhớ, cách đây không lâu, một số CSGT Thừa Thiên – Huế đã phải nộp 120 triệu đồng để mua lại đoạn phim cho một nhóm thanh niên đã quay được trong quá trình “tác nghiệp” của CSGT. Việc này, các thanh niên này giả danh báo chí nên bị kết tội tống tiền.
Vấn đề là vì sao, khi “tác nghiệp” bị quay phim lại thì CSGT phải nộp 120 triệu đồng? Câu trả lời của viên CSGT ôm tiền đi mua đoạn phim chỉ vì “Mặc dù biết bị tống tiền, nhưng vì sợ ảnh hưởng đến công việc, uy tín… nên cả 5 anh em tổ công tác đã góp mỗi người 24 triệu đồng để gửi cho Bảo và Trung nhằm được yên chuyện” xem ra không mấy thuyết phục và chẳng ai tin.
Còn việc ông giải thích là để chống lại những kẻ giả danh nhà báo? Tại sao lại có những kẻ giả danh nhà báo đến với CSGT? Mà họ giả danh để làm gì nếu CSGT luôn “trung thành, tận tụy, kính trọng và lễ phép với nhân dân”?
Chỉ cần trả lời câu hỏi đó, đủ hiểu cái văn bản của ông Trần Sơn Hà cục phó là cái phao cứu những CSGT đang làm loạn xã hội bằng nạn nhũng nhiễu và hối lộ, mãi lộ ra sao.
Thực chất, những chiến sĩ cảnh sát, công an được mệnh danh là đầy tớ nhân dân, có nhiệm vụ thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi… giờ đây đã đổi vị trí. Nạn nhũng nhiễu, hối lộ đã biến họ thành gánh nặng, nỗi sợ hãi của người dân.
Và cái văn bản nói trên, không phải vì ông sợ những kẻ giả danh nhà báo mà ông chỉ sợ những kẻ giả danh đầy tớ bị lột mặt mà thôi.
Hà Nội, ngày 21/8/2013
N.H.V.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MUỐI MẶT

CHUYỆN VẶT NHƯNG... MUỐI MẶT

1.Cái chuyện cục CSGT ra "công văn nội bộ" về việc cấm quay phim chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ đã gây ra hiệu ứng ngược.  "nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật". Minh bạch thì sợ quái gì "đứa" nào? lại nhớ hồi nào có bác gì rất to hỏi trước quốc hội hay sao ấy: Ngoài đường có gì mà ai cũng thích ra đường đứng, ai cũng thích làm CSGT. Cái lạ là, dù rất nhiều thanh kiểm tra, nhưng những vụ CSGT nhận tiền mãi lộ thì toàn do báo chí và dân phát hiện. Và phát hiện chú nào thì chú ấy chịu, các chú còn lại vẫn yên lành. Có đi xe đò hoặc xe tải trên đường mới thấy, cái sự mãi lộ, trấn tiền tài xế nó công khai đến như thế nào, nó trơ ra trước hàng vạn cặp mắt như thế nào, ai cũng biết, chỉ ít người không biết, huhu...

2.Các xã phía Nam của huyện Chư Sê dân sống trên mỏ đá. Chỉ đào xuống 20 cm là gặp đá, miên man đá, dằng dặc đá. Mình đã có chuyến đi viết về... đá ở đây. Với 20cm đất, bây giờ dân chỉ có thể trồng ớt để nó không bị gãy đổ khi lên cao- có cái gì đấy hơi giống với Hà Giang. Vừa rồi có bà kia đào ao, xin phép đàng hoàng, và đào được một hòn đá đẹp. Lại phải nói, dân ở đây hầu như ai cũng chơi đá, cứ thấy màu đẹp, hình cổ quái là sửa sang rồi bày, kể cả các đc... lãnh đạo. Bà này mang đi sơn tút thì bị huyện lập biên bản, phạt 2 triệu và còng viên đá ở trụ sở huyện. Bà này cú, kiện ra tòa. Trong lúc tòa đang xử lý thì huyện chuyển hòn đá cho tỉnh, tỉnh cẩu lên đặt ở cái bệ nguyên là nơi đặt tượng ông anh hùng Núp. Nói thật, 1000 người đi qua thì đều có 1000 linh 5 câu hỏi là can cớ gì mà tương hòn đá lên đấy, khi nó không phải là đá quý hình thì không đẹp. chịu, hỏi ông thầy dùi nào đấy may ra. Hôm nay tòa mới tuyên vụ bà ấy kiện chủ tịch huyện về hòn đá, nhưng hòn đá đã chễm chệ nằm trên cái bệ anh hùng ấy cả năm rồi. Chủ tịch huyện không dự tòa mà ủy quyền cho trưởng phòng Tài Môi, và thấy ông này trả lời mấy câu hỏi của luật sư rất ấm ớ. tất nhiên rồi áo chả qua khỏi đầu, gần như mọi người đã đoán tòa tuyên như thế nào, bởi nếu tuyên bà kia thắng thì lại phải rầm rộ kéo lên thành phố làm lễ động thổ hạ viên đá chở trả về cho bà chủ đá à? Chả ai hiểu cái kiểu làm việc lạ lùng ấy nó ra làm sao cả. Riêng mình, mình ủng hộ bà kia, đã mệt mệt luôn, kiện đến cùng xem sao. câu hay nhất của bà nông dân này nói trước tòa là: nhà lãnh đạo huyện cũng đầy đá sao không thu???

Giới thiệu với các bạn hòn đá đặt ở ở bệ anh hùng, và khi nó đang bị cùm ở trụ sở huyện. Ông trường phòng Tài Môi lý giải đóng rọ sắt nhốt cục đá tức là niêm phong rồi đấy- 
Người đứng trong ảnh nhỏ là bà nông dân Trần Thị Sắc, chủ của viên đá::



3. Mình là thằng mê bóng đá, có thể thức cả tháng để xem bóng đá quốc tế. Bóng đá quốc nội thì từng tai thì nghe radio anh Đình Khải, Hoài Sơn, mắt thì vtv3... Thế nhưng từ hồi có anh bầu nửa đêm gọi điện thông báo với báo chí đòi... bán đội bóng (như bán củi ấy) vì phản ứng với ban tổ chức thì mình nản. Và linh cảm mọt sự đổ vỡ sẽ đến với bóng đá VN, vì nó phụ thuộc vào sự ngẫu hứng của các ông bầu, chỉ 1 ông bầu, chả bị ai ràng buộc, kể cả khán giả, cổ động viên, nhưng người làm nên bóng đá. Và y như rằng, sau khi Thanh Hóa liên tục dọa BTC vì cho rằng bị ép thì đến lượt SGXT bỏ giải, bỏ ngang xương như kiểu vợ giận chồng bà không ăn cơm (trước đấy làm tô phở cho chắc dạ rồi). Họ làm bóng đá không phải vì nhân dân, vì khán giả, mà vì họ, vì chính sự khoe khoang và tự ái của họ. May, mình biết điều này từ cách đây chục năm, và cả chục năm nay, cái chỗ quen thuộc của mình trên khán đài sân PK đã không có mình (dù vẫn... xem trực tiếp qua TV, hehe).

4. Cái chị Oanh ở bệnh viện Hoài Đức đang kêu cứu vì bị khởi tố bị can. Nghĩ cũng tội cho chị này. Là người đầu tiên ký tên vào đơn tố cáo, nhưng bị lộ ngay ngày đầu tiên gửi đi, (chắc công an cũng sẽ điều tra xem lộ từ khâu nào), nên bị gia đình và chính giám đốc áp lực, phải "tự nguyện" rút đơn tố cáo nhưng vẫn tham gia rất tích cực vào việc thu thập chứng cứ, thậm chí là người có công nhất, vì chỉ chị mới có điều kiện để đặt camera... thế và, khi 3 đồng nghiệp kia nhận giấy khen và 320.000vnđ tiền thưởng thì chị nằm trong diện điều tra, và hôm kia thì chính thức bị khởi tố điều tra. Tình ngay lý gian, chắc khi điều tra họ cũng chú ý tới tình tiết này. Nhưng giá mà, họ nghiên cứu trước, đừng khởi tố chị thì hay hơn. Bởi với một người bình thường như thế, bị khởi tố thì mất ăn mất ngủ là cái chắc. Và nữa, Hà Nội cũng tuyên bố là sẽ bảo vệ người tố cáo... Chị Oanh là người tố cáo đang mất ăn mất ngủ đấy, huhu...

5. 
Trên đây là nụ cười tươi rói của bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung, trường THCS Hà Bình khi tiếp phóng viên và được phóng viên hỏi về vụ có 2 học sinh trong trường bị một cô giáo cũng trong trường đưa đi làm gái mát xa. Cô này cười cợt từ đầu đến cuối và thản nhiên nói: "đến thời điểm này tôi chưa được trao đổi hay nghe thông tin gì, mà chỉ nghe được thông qua công an xã, huyện báo đến nhờ đấu mối cho gặp cô Lê Thị H"... Điều kinh dị là, 2 cháu gái này vì xấu hổ mà đã nghỉ học, nhưng cô hiệu trưởng vẫn không mảy may xúc động, không một động thái bảo vệ hoặc đến nhà các cháu chia sẻ động viên các cháu đi học. Cứ ngồi cười như... đười ươi giữ ống thế mà vẫn làm hiệu trưởng được, tài thật, tiên sư anh...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

An Thảo

PHIẾM NHẠT


1.
Tự dưng thấy mọi sự ngoài bốn bức tường căn hộ bé xíu của em chả quan trọng gì. À quên, trừ những thứ em nối dây vào tim, vào lòng. Những gì phải vận gan ra để đọ, để khỏi đụng... thì không có cơ lọt vào không gian này.

Chả tức, chả thú, chả gì đời sất. Y như một gã ma men không còn biết say dù uống bằng phễu chứ chén vứt ra cống lâu rồi, vì hệ miễn dịch của gã đã không buồn chấp
 rượu nữa. 

2.
Tivi nhà em hỏng do chập mạch chứ ko do bị đấm khi xem. Có đứa bảo hay vì nước bọt văng vào lúc đang xem kèm chửi. Em nghĩ do mấy vị chập dây trên tivi lây cho tivi nhà em thì có.

Thôi, đêk sửa. Báo mới nhiều lề chứ tivi quan trọng zề. Công nhận ko!

Bố nó đỡ nghiện tivi, con cái đỡ băn khoăn hóng hớt nhạc Hàn, mắt nó đỡ lồi dở xịt dở. Em có FB rồi.

3.
Xe em chả chính chủ. Mấy ngày rồi em đi rất ngoan, không leo hè, không đè vạch, không vượt đèn, không chèn ô tô. Ý là em không có thừa triệu nào lận lưng mà giấy tờ mượn của bà dì nhà ông chú rể thằng cu em họ nhà ông trẻ bà thím nhà chồng đương nhiên đầy đủ nhưng vì chưa ai tìm ra nguyên nhân cháy xe nên em kinh, em chả dám bỏ vào cốp mang theo. Nhỡ cháy thì ngu, thì khổ lây cả công an nhọc công chứng minh xe em không chính chủ.

Hơi lạ là đầy người bị chặn vì các lỗi nào đó mà kiểu gì họ cũng mắc, chỉ có công an mới chỉ cho họ ngộ ra được, rồi có thể kèm cả lỗi không chính chủ, nhưng họ không hề bị túm áo, vặt chìa như trước. Các chú áo vàng chả hiểu sao giữ kẽ với dân hẳn, toàn giơ tay chào kiểu điều lệ trước khi xem giấy (nếu có).

Thôi kệ, cũng hay. Cái sự chính chủ với không lại làm các anh ấy tử tế hẳn thì có khi đừng ai phản đối anh # nữa nhé.

4.
Hàng bưu thiếp rộn lắm rồi. Còn hơn là dùng phong bì bưu điện trơ lắm. Mua hoa thì người nhận còn tiếc hơn người mua chưa chừng.

Em khá mệt mỏi với mấy bài toán lòng vòng này. Vì không kiềm chế được đà theo đời chứ bản thân em có khối cách để thực lòng kỷ niệm nghề giáo. Mà lòng kính trọng thày cô giáo của con, của em thực ra liên quan rất ít đến cái phong trào em đang mềm yếu sa ngã vào kia.

Thôi, không sao. Đời sống mãi cũng qua. Ai thích mấy cái gạch dòng trên đâu. Chẳng qua tự dưng em muốn ghi lại sự đời nhân một ngày thấy gì cũng nhạt hoét.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người từ chối lương triệu đô

Với 8 con người này, có những thứ là vô giá mà cả triệu đô cũng không mua chuộc được!

1. Nhà toán học thiên tài từ chối giải thưởng 1 triệu USD
nhà toán học Nga Grigori Perelman
Nhà toán học Nga Grigori Perelman
Năm 2003 nhà toán học Nga Grigori Perelman đã chứng minh được giả thuyết Poincaré, vốn được mệnh danh là "bài toán hóc búa nhất thiên niên kỷ".

Perelman được coi là một trong những thiên tài thông minh nhất thế giới. Phải đến tận năm 2010, phương pháp chứng minh được công bố năm 2003 của ông mới được giới khoa học xác nhận.


Phần thưởng cho bất cứ ai giải được bài toán Poincaré là huy chương Fields danh giá cùng 1 triệu USD. Và Perelman đã... từ chối với lý do là "kiến thức quan trọng hơn tiền bạc". Ông cũng hạn chế tiếp xúc với báo chí vì không thích sự phiền toái của danh vọng.

Hiện, nhà toán học trẻ tuổi sống bình dị ở vùng quê St Petersburg cùng chị gái và mẹ.

2. Người trúng xổ số từ chối giải thưởng 2,8 triệu USD
Một người đàn ông Đức 70 tuổi đã từ chối phần thưởng 2 triệu euro (2,8 triệu USD)
Một người đàn ông Đức 70 tuổi đã từ chối phần thưởng 2 triệu euro
Hẳn ai trong chúng ta cũng mơ ước được một lần trúng xổ số? Chưa chắc là ai cũng vậy! Một người đàn ông Đức 70 tuổi đã từ chối phần thưởng 2 triệu euro (2,8 triệu USD) với lý do... không biết làm gì với số tiền đấy.

Người đàn ông về hưu cho biết, ông mua tấm vé chỉ vì bà vợ quá cố là một tín đồ xổ số, và hoàn toàn không có ý định giành giải thưởng.

Sau khi biết mình là người đại thắng, ông đã đến gặp Liên đoàn xổ số Đức và cho biết ông không muốn nhận khoản tiền thưởng. Tuy công ty xổ số đã cố gắng thuyết phục ông nhận giải thưởng, ông vẫn không muốn bởi ông không còn người thân nào xung quanh (vợ ông đã mất và các con đã chuyển đi xa). Cuối cùng, nghe theo nguyện ý của ông già "gàn dở", công ty xổ số đã giữ lại khoản tiền khổng lồ.


3. Người từ chối 4 triệu USD để bán một... cục đá
từ chối 4 triệu USD để bán một... cục đá

Khi đi ngang quả một ngọn núi gần biên giới Yemen, một người đàn ông Ả-rập Xê-út tên là Saleh Gamdi đã tìm thấy một tảng đá tối màu có khắc hình một con chim.

Theo kinh Koran của đạo Hồi, thánh Allah đã cử chim Ababil đi để ném đá Sejil (đá địa ngục) để tiêu diệt quân đội Yemen xâm lăng. Hòn đá này được tìm ở đúng biên giới Yemen, nơi xảy ra trận chiến trong kinh thánh.


Một năm sau, Saleh được mời giá 4 triệu USD để bán hòn đá nặng 131gr. 131gr cũng chính là số từ trong đoạn miêu tả trận chiến trong kinh thánh, càng khiến Saleh tin rằng đây là hòn đá của thánh Allah và quyết tâm không bán nó đi.

4. Nhà sáng chế từ chối 60 triệu USD vì đạo đức
Nhà sáng chế từ chối 60 triệu USD vì đạo đức

Năm 2006, khoa học gia Jeffrey Middlebrook tìm ra cách cô lập khí thải từ việc đốt rác. Đây là một phát minh mà nếu được áp dụng trong sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra giá trị vô cùng to lớn.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất quan tâm tới phát minh của Middlebrook nhờ tính hữu dụng cao của nó cho công nghệ sản xuất than sạch. Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới với mục đích chủ yếu cho sản xuất điện. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là ô nhiễm khói bụi kinh hoàng ở các thành phố lớn, dẫn đến hơn nửa triệu người Trung Quốc chết mỗi năm vì các bệnh liên quan tới hô hấp.

Chính phủ Trung Quốc đã đề nghị cho Middlebrook 60 triệu USD để chuyển đến một trường đại học ở Trung Quốc và tiếp tục công việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, sau khi được nghe về việc bê bối ở các bệnh viện quân y ở Trung Quốc, Middlebrook đã quyết định từ chối lời mời 60 triệu USD và cho biết: "Tôi đã đọc về những điều khủng khiếp xảy ra ở Trung Quốc. Tôi tự bảo mình, tôi không thể nhận khoản tiền này. Dù phát minh của tôi có ý nghĩa thế nào, dù họ có sẽ đầu tư đến đâu, tôi cũng sẽ không thể nhận tiền của Trung Quốc".

5. Tay chơi rock không chịu... cạo râu để đổi lấy 1 triệu USD
Tay chơi rock

Hai ca sĩ của ban nhạc ZZ, Billy Gibbons và Dusty Hill nổi tiếng vì bộ râu ấn tượng của mình. Đã có một lần họ được một người giấu tên đề nghị trả 1 triệu USD để cạo sạch chòm râu này đi và họ đã từ chối.

"Viễn cảnh nhìn vào gương và thấy mình trơn trụi là một ác mộng với chúng tôi. Chuyện đấy sẽ không bao giờ xảy ra, với bất cứ giá nào", Gibbons cho hay.

6. Nữ diễn viên từ chối 1 triệu USD để chụp ảnh khỏa thân
Nữ diễn viên từ chối 1 triệu USD để chụp ảnh khỏa thân

"Cô nàng rắc rối" Lindsay Lohan cho biết, tạp chí Playboy đã từng đề nghị mình chụp ảnh khỏa thân cho ấn phẩm kỷ niệm năm thứ 55 của Playboy. Đây không phải lần đầu tiên Lohan từ chối chụp ảnh khỏa thân, tuy nhiên lần này, mức giá là 1 triệu USD.

Năm 2008, Lohan đã từng được mời chụp ảnh lưng trần với giá 700.000 USD. Khi cô nàng từ chối, Playboy đã đẩy mức giá lên 900.000 USD. Câu trả lời vẫn là "không".

Lohan đã từng chụp ảnh bán khỏa thân vài lần, tuy nhiên chưa bao giờ cô thoát y hoàn toàn.

7. Người đàn ông từ chối công việc 250 triệu USD
Người đàn ông từ chối công việc 250 triệu USD

Với tình hình kinh tế thế giới khó khăn hiện nay, nhiều người đang mơ ước chỉ có được việc làm. Và Greg Coffey, một cư dân London 38 tuổi, đã từ chối lời mời làm việc cho quỹ đầu tư GLG với mức lương cộng thưởng... 250 triệu USD cho 5 năm.

Tuy nhiên Coffey từ chối lời mời này bởi anh vốn đã là một nhà đầu tư rất thành công, với nhiều tài sản như 2 biệt thự bờ biển ở Sydney, nhà sàn ở Thụy Sĩ và một nông trại ở ngoại ô London. Coffey đã kiếm được 300 triệu USD vào năm trước, và đã quyết định từ chối lời mời của GLG để thành lập công ty đầu tư của riêng mình.

8. Cha sứ từ chối hàng triệu USD từ chính phủ
Cha sứ từ chối hàng triệu USD từ chính phủ

Cha sứ Rick Warren, một người giảng đạo Công giáo, luôn tin rằng tôn giáo phải từ chối sự tài trợ từ chính phủ thì mới đúng với lời dạy của kinh thánh. Warren đã cho mở nhiều trung tâm chăm sóc y tế và xã hội khắp thế giới, với mục đích cứu giúp và tuyên truyền lời dạy của chúa Giê-su.

Khi chính phủ tổng thổng Bush ngỏ ý tài trợ hàng triệu USD để giúp Warren trong công việc cứu người này, ông đã nhanh chóng từ chối. Chính phủ Obama cũng đã ngỏ lời và nhận được câu trả lời tương tự.

Theo Warren, quyết định này là để tránh lý tưởng của ông bị ảnh hưởng bởi chính trị và tránh để bị áp lực bên ngoài chi phối.

                                                                                 
                                                                                                 
                       Theo VTC News 
Phần nhận xét hiển thị trên tran
g