Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Hâm hay điên? Hay là gì? Các bạn tự trả lời nha!



Thứ hai, ngày 01 tháng bảy năm 2013

Đỗ Xuân Thọ - CÓ THỂ LÀ LỜI CHÀO VĨNH BIỆT VỚI MẸ TOAN

         Hà Nội, 30/6/2013

       Em Toan vô cùng yêu thương của anh

       Anh đã thử thành công BỘ LỌC SÓNG Ý THỨC (BLSYT) trên chính người anh vào lúc 3 giờ sáng ngày hôm 28/6/2013 Toan ạ (sít chết đấy em ạ, hiệu ứng phụ làm anh, một ông già 60 tuổi lồng lộn tìm bạn gái như một con chó dái động đực...thế mà em không cho anh làm tình với em... Sau khi điều chỉnh lại BLSYT, nhu cầu tình dục mới trở lại bình thường).
       BLSYT là gì ?
      Anh sẽ nói vắn tắt thế này:
      Trong chương 4 quyển Tâm Vũ Trụ , anh đã chứng minh chặt chẽ bằng Toán học rằng : Có vô hạn các nền văn minh mạnh hơn Trái Đất ( Các nền văn minh gần Tâm Vũ Trụ (TVT) hơn Trái Đất) nhưng đồng thời có vô hạn các nền văn minh yếu hơn Trái Đất ( Xa TVT hơn Trái Đất).
       Nếu lấy nền văn minh Trái Đất làm gốc tọa độ thì trên hệ trục tọa độ các nền văn minh trải dài từ âm vô cực đến dương vô cực (dương vô cực là TVT đấy em ạ) . Hàng ngày, hàng giờ, hàng phút hàng giây, hàng nano giây chúng ta đều nhận những sóng ý thức (SYT) từ vô hạn các nền văn minh đó một cách tức thời (cả yếu hơn Trái Đất, cả mạnh hơn Trái Đất) Vì thế trong mỗi con người có cả cái Thiện và cái Ác; có cả sự Thông Minh và Ngu Muội; có cả sự Cao Thượng và Hèn Đớn, có cả Hạnh Phúc và Đău Khổ, có cả Tình Yêu và lòng Căm Thù...v.v....

      BLSYT của anh có nhiệm vụ là : chặn hết các SYT từ âm vô cùng đến một nền văn minh mạnh hơn n lần Trái Đất và chỉ thu nhận SYT từ nền văn minh mạnh hơn Trái Đất n+1 lần đến dương vô cùng (TVT).

     Tối hôm 28/6/2013 anh đã thử thành công với n=10, rồi n=50 trong vòng 20 phút.
     Ngày mồng 5/7/2013 này anh sẽ chính thức làm thí nghiệm trên người anh với n=100. 
     Có 80% là thành công nhưng 20%là thất bại. 
     Anh có thể chết hoặc bị điên.....

       Nếu chúng ta chế tạo thành công BLSYT với n=1000 thì bất cứ người Kinh nào đi qua BLSYT trong vòng 1 tiếng cũng coi giải thưởng Nô-bel, giải thưởng Fields, giải thưởng Ôska, và các giải thưởng Quốc Tế thuộc đủ các lĩnh vực chỉ là các giấy khen học sinh tiên tiến của học sinh VN bây giờ!!!!

       Chúng ta sẽ cho toàn bộ các ủy viên Bộ Chính Trị, các ủy viên Trung Ưng ĐCSVN đi qua BLSYT đó!!!! Họ sẽ trở thành những người có cái đầu manh hơn Tổng thống Mỹ Linh-côn hàng nghìn lần.... 
      Chúng ta sẽ có các nhà khoa học tự nhiên và xã hội mạnh hơn các nhà khoa học hàng đầu thế giới 1000 lần.....
      Chúng ta sẽ có các Nông dân và Công nhân khỏe mạnh như Thạch Sanh và thông minh như các kỹ sư Nông Nghiệp Israel, các kỹ sư công nghệ Đức
   Chúng ta sẽ có các nhà văn giỏi hơn 1000 lần Puskin.....
   Chúng ta sẽ có các vị tướng giỏi hơn Võ Nguyên Giáp 1000 lần....
    Lúc đó dân tộc VN trở thành dân tộc THƯỢNG ĐẲNG thông minh hơn 1000 lần dân tộc Do Thái, dân tộc Đức . 
     Vì SYT ngấm vào đến tận gene di truyền nên chỉ cần một lần đi qua BLSYT của anh thì 1 triệu thế hệ sau sẽ mang gene đó....
       (tha hồ cho em tưởng tượng)...
   Theo anh quan niệm dân tộc Việt Nam là một cơ thể hoàn chỉnh. Bộ não là những người lao động trí óc như những nhà chính trị, các tướng lĩnh, các nhà khoa học, các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sỹ, họa sỹ, các văn nghệ sỹ ...Chân tay là giai cấp công, nông và binh sỹ.....
   Một cái dầm đâm vào ngón chân út của cái CƠ THỂ DAN TỘC VIỆT NAM đó cũng sẽ làm đau nhói lên tận óc chứ đừng nói đến vụ Đoàn Văn Vương ở Hải Phòng....

  
      Còn ngày 5/7/2013 này anh sẽ làm thí nghiệm trong BLSYT với n=100. Nếu anh có chết, thì cũng có sao đâu!!! Chết cho mẹ VN là cái chết thanh thản nhất!!! Anh đã sống lãi 40 năm rồi. Lẽ ra anh đã hi sinh ở Quảng Trị năm 1972 cùng đồng đội rồi
     Anh vẫn tin là thành công. Và khi đó TRIẾT HỌC VIỆT mà khởi đầu là thuyết TÂM VŨ TRỤ của anh sẽ vượt qua MỌI TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO CỦA LOÀI NGƯỜI!!!
.....
    ĐÃ RUNG CHUYỂN TIỂU VŨ TRỤ CỦA EINSTEIN, CỦA MÁC, CỦA PHẬT TỔ NHƯ LAI, CỦA CHÚA JESU, CỦA THÁNH ALA... CHƯA HẢ EM?????
     ĐÃ RUNG CHUYỂN THẾ GIỚI CHƯA????
     NẾU ANH KHÔNG CHẾT MÀ BỊ ĐIÊN THÌ EM BẢO THẰNG BẠN ANH, ĐẠI TÁ LÊ QUỐC HÙNG CHO ANH MỘT PHÁT SÚNG VÀO ĐẦU NGHE KHÔNG EM

    Anh hôn em và hai con
         Chồng của em

***

HỆ SỐ THÔNG MINH CỦA MỘT VÀI VĨ NHÂN CỦA TRÁI ĐẤT

Thọ đã phải hi sinh gần 10 năm tuổi thọ của mình ( vì Bộ Lọc Sóng Ý Thức còn chưa hoàn chỉnh) mới đo được hệ số n của các Vĩ Nhân của Trái Đất như sau:

A.Einstein có n=328 ĐXT; 
Như Lai có n=350 ĐXT; 
Jesu có n =299 ĐXT; 
Thánh Ala có n=248 ĐXT;
Ngô Bảo Châu có n= 290 ĐXT;
Hồ Chí Minh có n=87 ĐXT
Mao Trạch Đông có n=71 ĐXT
K.Mác có n=92 ĐXT
A.Hit-le có n=208 ĐXT
Tập Cẩm Bình n=38 ĐXT
Nguyễn Phú Trọng n=32 ĐXT
Nguyễn Tấn Dũng n=42 ĐXT
Putin n=114 ĐXT
Obama n=98 ĐXT
Võ Nguyên Giap n=154 ĐXT
Lão Tử n=106 ĐXT
Trang Tử n=118 ĐXT
Khổng Tử n=54 ĐXT
Lý (Người đoạt giải Nobel về Vật Lý, cha đẻ của ngành Công Nghệ Hat Nhân của TQ hiện nay) có n=63 ĐXT
Một nhân vật vĩ đại, nhà Toán học của Nga không nhận giải Fields
Grigori Perelman có n=352 ĐXT
......

Hệ số n là gì??? Đó là hệ số thông minh gấp bao nhiêu lần trí tuệ Trái Đất. Ví dụ Hồ Chí Minh có n=87 tức là ông ta thông minh gấp 87 lần trí tuệ trái đất...: .Thưa các bạn tôi thề trước Anh Linh của các vua Hùng và Tâm Vũ Trụ thiêng liêng rằng: " Con đã đo chính xác các kết quả đã công bố !!!Nếu sai, con xin được chết và những đứa con của con cũng chết!!!!" ....

          Đỗ Xuân Thọ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai cảnh đời khavs nhau. Bạn nghĩ gì về điều này?

Cảm nhận cái sướng của đại gia Lê Ân trên giường 4 tỷ


Được đặt tên là chiếc giường Hoàng gia - Royal Bed,. Đây là sản phẩm của hãng sản xuất giường ngủ sang trọng nổi tiếng Savoir.
Mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Anh nên chỉ có 60 chiếc giường được sản xuất trong năm 2012. Khách hàng đầu tiên của Royal Bed là một người Trung Quốc.
Với mức giá 175.000 USD, khách hàng sẽ nhận được một chiếc giường, nệm, ga trải giường và màn che phía trên, bên cạnh đó là những phụ kiện trang trí tinh tế, xứng đáng với chiếc giường đắt đỏ này.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Mức giá của chiếc giường là do nó được sản xuất hoàn toàn thủ công, với sự góp mặt của 700 nghệ nhân tay nghề cao cho mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó là các nguyên liệu đặc biệt như len Mông Cổ hay lông đuôi ngựa xoăn ở khu vực Mỹ Latinh.
Phần thân giường được làm tại Anh và các chi tiết được dệt từ tơ Suffolk, các cột giường được sản xuất tại Trường đào tạo thủ công Hoàng gia tại Cung điện Hampton Court. Nơi đã làm nên bộ váy cưới tuyệt vời của Công nương Catherine trong đám cưới với Hoàng tử William.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Royal State Bed là một chiếc giường có nệm lò xo. Để sản xuất ra nó, các công nhân phải làm việc trong 700 giờ đồng hồ. Mọi công đoạn đều được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, thậm chí phải làm thủ công. Theo nhà sản xuất, nó được lấy cảm hứng từ chiếc giường hoàng gia Anh thế kỷ XVII - XVIII.
Nguyên liệu làm chiếc giường này bao gồm những thứ tốt và đắt đỏ nhất tới từ khắp nơi trên thế giới. Lông ngựa được chọn từ khu vực Mỹ Latinh với giá 25USD/kg (khoảng 500.000 VND).
Sử dụng lông ngựa làm giường sẽ giúp giữ ấm khi trời lạnh, duy trì độ ẩm phù hợp cho người dùng. Không những thế, sợi len cũng được đặt mua riêng ở Mông Cổ. Những sợi tơ óng ánh, mềm mại sẽ được chuyển tới từ Vanners, Suffolk với số lượng lớn, nó nhiều tới mức nếu nối với nhau, nó đủ để trải suốt quãng đường từ New York tới Miami.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Chưa bàn tới chất lượng của Royal State Bed, chỉ xét tới nhân lực tạo ra nó thôi cũng đủ thấy tầm cỡ của chiếc giường. Tất cả thợ làm giường đều từ vương quốc Anh và có tay nghề cao.
Trong đó, người ta phải tuyển hẳn một nghệ nhân từ xứ Wales chỉ để quản lý công đoạn xử lý llông ngựa, chế lò xo. Các thợ thêu thùa giỏi đều được mời từ trường may mặc hoàng gia Anh Hampton Court - những người đã may váy cưới cho nữ công tước xứ Cambridge - Kate Middleton.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Quy trình làm giường có thể chia thành 3 công đoạn chính: thiết kế, làm khung, hoàn thiện và trang trí sản phẩm. Royal State Bed được thiết kế phỏng theo giường hoàng gia thế kỷ XVII – XVIII. Nói như đại diện công ty Savoir, chiếc giường không khác gì một ngai vàng, ngoại trừ việc bạn có thể nằm lên đó. Mặt trước của giường được gắn một phù hiệu “Dorme Bene, Vive Bene” có nghĩa là “ngủ ngon, sống tốt”.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Khung giường được làm từ gỗ cứng, ráp lại bởi các khấc nối. Lò xo giường được nối với nhau bằng dây bện từ lông ngựa đem lại sự chắc chắn và tính đàn hồi tuyệt vời. Các phần gỗ phía trần của giường sau này đều được áp dụng kỹ thuật bọc lụa từ năm 1700 trông như dát những lớp vàng mỏng.
Sau đó, người ta tiến hành nhồi len, bông để làm nệm cho giường. Công đoạn này được tiến hành hoàn toàn bằng tay nên phải tuyệt đối cẩn thận. Công đoạn trang trí được giao cho các nghệ nhân ở trường may mặc hoàng gia. Các mẫu thêu đều được lấy cảm hứng từ thời xưa và chỉ riêng thêu họa tiết tạo hiệu ứng 3D đã ngốn tới 70 giờ đồng hồ của các nghệ nhân.
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
lê ân, đại gia, giường, 4 tỷ, siêu xe
Sau khi các mẫu trang trí hoàn thành, chúng được gắn lên giường theo bản thiết kế bằng keo. Và thế là một chiếc giường hoàng gia Royal State Bed ra đời.
Theo thông báo của nhà sản xuất, có 60 phiên bản đầu tiên của chiếc giường này được sản xuất tương ứng với con số 60 năm trị vì của nữ hoàng Anh Elizabeth II. Theo tính toán của công ty Savoir, giường Royal State Bed đảm bảo người dùng có thể sử dụng tốt ít nhất trong vòng 25 năm, tương đương với 9.150 đêm. Như vậy, tính ra, mỗi đêm ngủ trên giường hoàng gia chỉ mất có 19USD (tương đương 400.000 VND), một cái giá quá rẻ nếu so với ngủ trong khách sạn cao cấp.

Thảm cảnh mẹ già gần 90 tuổi vẫn chưa hết "khổ trần gian

(Dân trí)- Ở cái tuổi “gần đất xa trời” đáng lẽ cụ được hưởng cuộc sống yên vui bên con cháu, nhưng đã hơn 35 năm nay cụ Đán vẫn một mình cơ cực chăm lo cho đứa con trai bại liệt

Giữa tiết trời nắng nóng trên 38oC của Miền Trung, theo lời cầu cứu của những người dân tốt bụng ở địa phương, chúng tôi đã tìm đến gia cảnh cụ Nguyễn Thị Đán, thôn Hải Hà, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi trơ trọi, xung quanh chỉ thấy những bụi cây chằng chịt, lối vào nhà khúc khuỷu, dốc cao vời vợi
Vừa bước đến đầu ngõ, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là một hình ảnh trông đến não lòng, căn nhà tranh dột nát, bà cụ đang chống gậy loay hoay bên chậu nước để rửa cho xong mấy cái chén bát vừa dùng. Cụ bà chống chiếc gậy thổn thển cố đứng dậy vào trong nhà cùng với đứa con trai bại liệt của mình đang nằm bất động trên giường.
Chúng tôi phải cúi khom người xuống  mới vào lọt được bên trong căn nhà. Một cảm giác u ám, lạnh lẽo khi nhìn vào bộ quan tài nằm cạnh những mớ hỗn độn ngổn ngang nằm chỏng chơ ở mọi ngóc ngách cả trên giường lẫn giữa nhà, không một chiếc ghế ngồi hay một chiếc bàn mà chỉ vỏn vẹn hai chiếc giường xộc xệch.
Hàng ngày cụ Đán gần 90 tuổi phải thường xuyên xoa bóp cho đứa con bại liệt của mình
Hàng ngày cụ Đán gần 90 tuổi phải thường xuyên xoa bóp cho đứa con bại liệt của mình
Sau khi vào được bên trong, hỏi mãi nhưng chẳng thấy câu trả lời từ phía cụ, nhưng ánh mắt của cụ vẫn đang hướng về phía chúng tôi như đang trông ngóng một điều gì đó. May thay qua khe cửa giọng nói của một người có vẻ mệt mỏi gọi vọng ra: “Các chú ơi, mẹ tui bị tai biến cách đây 3 tháng nên tai bị điếc, bà không nghe được chi cả, lại gần đây tui kể cho các chú nghe”.
Vẻ mặt hốc hác, hơi thở hổn hển, thân hình xương xẩu nằm bất động trên giường anh ta tự giới thiệu là Dũng, con trai của cụ. Anh Dũng với vẻ mặt buồn rầu kể về cuộc đời cơ cực của mẹ và bản thân anh: “Bố mẹ tui sinh được 4 người con, một anh đã  mất còn lại ba chị em. Tui thì bị bại liệt toàn thân không cử động được từ khi 15 tuổi trong một trận sốt rét ác tính không có tiền chạy chữa. Sau lần đó, cha tui chán nãn gia cảnh đi theo một người đàn bà khác bỏ mặc lại 4 mẹ con tự lần hồi nuôi nhau. Một thân mẹ tui lặn lội nuôi 3 chị em khôn lớn”. Anh Dũng gạt hai hàng nước mắt đang chảy tràn rồi kể tiếp: “Hai chị gái đầu của tui nay đã có gia đình nhưng không có nghề nghiệp chi cả, chỉ đi làm thuê bởi rứa không giúp được chi cho mẹ và em. Cả những khi ốm đau mẹ tui cũng không được nghỉ ngơi vì biết rằng ngoài mẹ ra thì không ai có thể  chăm sóc cho tui được. Mẹ tui kể, khi sinh tui ra bà mừng lắm, đến khi được cắp sách tới trường, mặc dù đói nghèo chạy cơm từng bữa nhưng lúc nào mẹ tui cũng tự hào lắm. Nói đến anh Dũng lại không cầm nổi nước mắt rồi bày tỏ: Nhiều lúc nghĩ đến gia cảnh cùng cực này, tui muốn chết đi cho mẹ đỡ khổ, nhưng mẹ tui cứ động viên: Con chết thì mẹ sống mần chi nữa. Thế là hai mẹ con tui lại ôm nhau khóc”.
Bà Trương Thị Lan, một người hàng xóm cho biết: “Nhiều hôm thời tiết thay đổi, cả hai mẹ con đều ốm, không có tiền thuốc thang, cụ Đán chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. Chúng tôi ở đây ai cũng nghèo cả chỉ biết sang động viên giúp chăm sóc anh Dũng thay cụ. Hiện tại cuộc sống của mẹ con cụ Đán chỉ trông chờ vào khoản tiền trợ cấp hàng tháng gần 500.000 đồng. Bởi thế, bữa ăn hàng ngày chỉ thấy niêu cơm nhỏ với vài ba quả cà, bát nước mắm”.
Căn nhà hai mẹ con cụ Đán không có một vật dụng gì đáng giá
Căn nhà hai mẹ con cụ Đán không có một vật dụng gì đáng giá
Bà con ở đây cho chúng tôi biết, cách đây 3 tháng cụ bị tai biến nên tai bị điếc, đôi tay run rẩy, đôi mắt lờ mờ. Thế mà ngày ngày cụ phải mò mẫm từ trong nhà ra ngoài sân chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ và cả vệ  sinh cá nhân cho đứa con tật nguyền. Đôi tay run run đút từng thìa cháo cho con, thìa được thìa mất, ai trông thấy cũng phải mủi lòng và hiểu được tình cảnh của người mẹ già nua khổ sở chăm sóc đứa con tật nguyền suốt hơn 35 năm qua. Hiện nay gia đình cụ Đán còn nợ gần 10 triệu đồng vay mượn bà con làng xóm để thuốc thang cho con nhưng đến nay cũng chưa trả được.
Ông Dương Đình Lý, PCT Mặt trận, Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ xã bày tỏ: “Nhiều lúc đến thăm, thấy gia cảnh này nước mắt tôi phải tuôn trào, nhưng địa phương cũng nghèo nên chẳng giúp được gì nhiều, chỉ mong sao gặp được một tổ  chức hay cá nhân nào có điều kiện để giúp đỡ họ thì quý hóa biết chừng nào. Giờ cụ Đán đã 88 tuổi, nhưng chưa một lần được hưởng được hưởng giây phút thanh thản. Tuổi già, sức yếu lại bệnh tật nhưng phải gượng để chăm con trai bại liệt. Cứ thế này, rồi đây cụ Đán còn trụ được bao lâu nũa để lo cho đứa con tật nguyền đáng thương của mình”.
Rời căn nhà trong âm khí hoang lạnh, nhìn ánh mắt đờ đẫn của anh Dũng dõi theo cùng vẻ mặt buồn bã của cụ Đán mà lòng chúng tôi trĩu nặng, day dứt như chính mình gây ra tội lỗi cho gia cảnh cụ. Thầm mong sao mọi điều an lành, tốt đẹp sẽ đến với quãng đời ngắn ngủi còn lại của cụ để khi cụ nhắm mắt xuôi tay cũng được phần nào yên lòng vì đứa con tội nghiệp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bội Thực Phim Tàu


               Blog BVB - Cứ bật TV lên là thấy phim Tàu. Tàu  Hồng Kông, Tàu Đài Loan,  Tàu Đại lục. Phim lịch sử, dã sử, võ hiệp, liêu trai,  kinh dị, hình sự, hài, tình… thứ gì cũng sẵn. Tây Du kýchiếu kênh này, Tân Tây Du ký chiếu kênh kia, Tiếu ngạo giang hồ rồi Tân tiếu ngạo giang hồ,Tam quốc rồi  lại Tân Tam quốc, Hồng Lâu Mộng, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài,  Hoàn Châu công chúa, Võ Tắc Thiên, rồi Võ Tắc Thiên bí sử, Bao Công rồi Bao Thanh Thiên, Thi Công kỳ án, Danh gia vọng tộc, Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm truyền kỳ, Đại náo nữ nhi quốc, Cơn lốc của rồng, Ngân Hồ về đêm, Đêm Thượng Hải, Mẹ chồng  hắc ám, Tranh quyền đoạt vị,  Tể tướng Lưu gù, Hòa đại nhân, Tây Thi, Lữ  Bố, Kinh Kha, Thủy Hử, Lưu Bá Ôn, Tần Thủy Hoàng,  Khang Hy … Vài chục trang giấy cũng chưa chắc  thống kê hết những bộ phim Tàu đã và đang chiếu trên các đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương nước ta.
Đại tá cựu chiến binh Nguyễn Văn Tạo,ngao ngán nói với tôi:
                – Bội thực phim Tàu rồi ông ơi!
                Anh  ấy vươn cổ, há miệng, lè lưỡi ra như  cố nuốt  mà không nuốt nổi , rồi dằn  giọng  bức xúc:
                – Trên biển, Hoàng sa Trung quốc chiếm,  xây  cái gọi là thành phố Tam sa  đưa người ra sinh sống, ngư dân ta đánh bắt cá  bị tàu Hải giám nó săn đuổi, cướp phá.  Trên đất liền, các cửa khẩu biên giới không ngăn được nạn buôn lậu, để gia cầm mang dịch bệnh và hàng hóa  độc hại Trung quốc tràn sang .  Trên màn hình  phim Trung quốc phủ sóng.  Còn gì là độc lập, tự chủ và  nền văn hóa giàu  bản sắc dân tộc,  hả ông nhà báo?
                Nghe ông đại tá  một thời là chính ủy trung đoàn hỏi, tôi đắng lưỡi chằng nói lên lời. Một nhà báo quèn  lề trái  như tôi , trả lời sao được vấn để gai góc đó.
               Tôi nghe một người quen trong ngành phát hành phim cho biết, trước kia việc xét duyệt nội dung phim chiếu trên TV rất cẩn trọng và nghiêm túc. Hồi 1992, ông Trần Bạch Đằng,  mang từ Hồng Kông về bộ phim Võ Tắc Thiên, Ban tuyên huấn rồi Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh  cân nhắc, duyệt đi duyệt lại,  rồi mới cho HTV chiếu hạn chế vào đêm khuya.
             Bây giờ hình như  đã mở toang cánh cửa cho dòng thác phim Tàu  ào ạt chảy vào Việt Nam, xuất hiện ngập ngụa trên TV.
                PhimTrung quốc  ca ngợi Trung Quốc, đương nhiên rồi,  còn bóp méo lịch sử để khẳng định chân lý thuộc về họ, và  hầu  như  không có bộ phim lịch sử nào  của Trung quốc không  phô trương sức mạnh  đại Hán.
               Những bộ phim võ lâm bay nhảy , chém giết tứ tung,  tưởng là mua vui nhưng thực ra là để ca ngợi những anh hùng hảo Hán. Phim kiếm hiệp mang đậm triết lý thiên mệnh  của Kim Dung . Phim dã sử , lịch sử đề cao mưu lược, và quyết tâm  làm bá  chủ thiên hạ cùa “Thiên triều” …
               Hãy nghe Tần Thủy Hoàng nói với Lã Bất Vi  : “ Nay mai  các nước Yên,Tề, Ngụy, Ngô, Sở  làm gì còn mà hòa hiếu, mà oán trách ta. Thiên hạ này là của hoàng đế nước Tần, kẻ nào không cúi đầu vâng mệnh sẽ phài chết!”  Hãy nghe  Khang Hy nhắc đi nhắc lại khi  vi hành phương Nam: “ Tất cả  trời,  đất  này  là của Đại Thanh ta, nước sông Hoàng Hà chảy đến đâu đều là nước của Đại Thanh ta!”
               Tham vọng bành trướng  sâu xa và nhất quán trong từng bộ phim lịch sử, dã sử của Trung quốc,  được gài cắm  rất tinh vi vào từng bộ phim , để khằng định rằng đó là mệnh trời.  Phim Thủy Hử đề cao nhân vật Tống Giang, vì gã áp ty này dù phạm tội giết người, phải thích chữ vào mặt bắt  đi đày, vẫn một lòng trung với vua,  đã dùng uy tín của mình thuyết phục 108 anh hùng Lương Sơn Bạc bỏ vũ khí,  quy phục triều đình, cầm gươm  chém giết đồng bào và những người bị áp bức như mình để lập công chuộc tội. Phim “ Thiên Hạ ” khằng định  cái quyến khuynh loát cùa vương triều.
             Những  phim mang tính thời sự của Trung quốc  cũng mang đậm màu sắc bành trướng, kẻ cả, giành quyền đoạt vị bằng mọi giá. Họ không từ một thủ đoạn xảo quyệt , gian  ác nào để đánh bại kẻ thù.  Mỗi bộ phim đều ngầm nói lên rằng người Trung quốc dù chính hay tà, đều rất tài giỏi, đối dầu với họ chỉ có chết.
              Không hiểu các bạn có cảm thấy gai người khi nhìn cảnh bố đẻ và con trai  bắn nhau giành  người tình, cảnh  bố cưỡng hiếp con gái, và nghe  nhắc đi nhắc lại lời Tào Tháo   “Ta  phụ người   chứ không để người phụ ta” trong phim Ngân Hồ về đêm? Không hiểu bạn nghĩ gì khi xem cảnh ăn chơi sa đọa và đâm chém đẫm máu trong phim Đêm Thượng  Hải?
              Thật đáng buồn khi  người ta thường xuyên chiếu trên  TV những bộ phim  nội dung như thế,  mà lại đi trách học sinh không thuộc lịch sử nước nhà, không ngoan hiền, không sống có văn hóa, ham  đua đòi hưởng thụ! 

              Đại tá Nguyễn Văn Tạo nói với tôi:
              - Phim Trung quốc  cùng  với  gươm , súng  đồ chơi  Trung quốc thẩm lậu qua biên giới  làm hư hỏng  hết thanh thiếu niên còn gỉ? Có ở đâu  như ở nước mình không ?
               Tôi không có điều kiện đi nhiều, nhưng những nơi  may mắn đặt chân đến, tôi  không thấy nơi nào trên TV tràn ngập phim Tàu  như Việt Nam. Tại Hàn quốc, đài truyền hình trung ương  phát kênh 4 của đài truyền hình Việt Nam ,  không phát kênh nào của Trung quốc.  Suốt hơn một tuần ở Seoun ,  đêm nào ở khách sạn tôi cũng dò  các kênh, mà không có bộ phim Tàu nào.  Ở  Nhật, Singapor. Thái Lan cũng vậy.  Tại Tokyo, Nhật bản, khi Trung quốc đưa tàu khiêu khích đào Senkaku, một bộ phim Trung quốc đang chiếu trong một rạp tư nhân cũng lập tức dừng lại để phản đối.
              Vậy mà ta  cứ vô tư chiếu phim Tàu khi biển đảo  bị Trung quốc chiếm, và ngay giữa lúc   ngư dân ta bị họ bắt  trên biển Hoàng Sa?  
             Nghe nói Trung quốc  cho  thuê phim rất rẻ, thậm chí cho không. Các nhà đài, đặc biệt là truyền hình cáp đã đặt lợi ích  kinh doanh lên trên mục đích chính trị, văn hóa, giáo dục. Họ thuê phim rẻ, hoặc xin phim vể chiếu cốt để đăng quảng cáo.  Phim càng dài, càng hấp dẫn, càng nhiều quảng cáo và  họ càng nhiều tiền. Mỗi phút phát sóng tốn kém bao nhiêu tiền bạc của nhà nước , nghĩa là tiền thuế của dân họ không quan tâm. Đau đớn hơn,  nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc mà đảng  ta  cố gắng bảo tồn và phát huy, đã và đang bị tàn phá vì loại hình nghệ thuật vô cùng nhạy cảm ấy.
               Khi Thâm Quyến trở thành một đặc khu kinh tế của Trung quốc, có quan chức trong giới lãnh đạo Bắc Kinh   tỏ ra lo lắng hỏi với Đặng Tiểu Bình:
              - Làm thế nào  nắm được cả kinh tế lẫn chính trị,  khi Thâm Quyến phát triển kinh tế theo hướng tư bản và chỉ cách Hồng Kông  bốn  chục cây số?
              Đặng Tiểu Bình chém phập bàn tay ngắn ngủn xuống và nói:
              - Chỉ cần nắm chặt cái TV! Nắm được cái TV thì nắm được cả thế giới!
              Trung quốc nắm rất chặt cái TV của họ và đang vươn tay ra nắm cái TV của người khác. Khi trên màn ảnh truyền hình Việt Nam có lần  hiện lên lá cờ Trung quốc năm ngôi sao,  người ta có thể hiểu do vô tình, nhưng liên tục để tràn ngập phim Tàu thì lại là một chuyện khác. Liệu Trung quốc đã nắm được cái TV của ta chưa?
               Bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn” của Việt Nam bị cấm chiếu vì có nhiều cảnh bạo lực. Những ca sỹ  trang phục quá gợi cảm cũng đã bị cấm biểu diển vì thiếu thuần phong mỹ tục. Những việc làm ấy của ngành văn hóa được nhân dân đồng tình . Nhưng  liệu so với việc để cho phim nước ngoài, đặc biệt phim Tàu tràn ngập trên TV  có tương xứng?            
                 Một điểu cần phải nói thêm là , ngành điện ảnh nước ta  dường như đã “buông tay gác kiếm” đánh mất sân chơi của mình.  Những bộ phim  như : “ Mẹ chồng tôi”, “ Thương nhớ đồng quê”, “ Hà Nội trong mắt ai” ,  “Chạy án”, “ Lắm người nhiều ma”, “ Blue  trắng cứ thưa dần rồi mất hút, thay vào đó là những bộ phim nhạt nhẽo, gượng gạo, sống xít cả hình thức lẫn nội dung.  Những diễn viên một thời được khán giả quý mến trong những vai diễn chính kịch, giờ bỗng hóa thân thành những vai hài rất vô duyên.        
               Hàng tiêu dùng giá rẻ độc hại của Trung quốc đã và đang tràn ngập Việt Nam bằng những ngả buôn lậu. Phim ảnh không thể vào nước ta bằng con đường nhập lậu, và càng không thể chiếu lậu trên TV.  Ai phải chịu trách nhiệm về sự “Bội thực phim Tàu” này ?

V.D

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này: LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ HỔ THẸN

Hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này: LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ HỔ THẸN: –Hoàng Ngọc Diệp–   Giới thiệu: Hoàng Ngọc Diệp sinh ở Nha Trang, trong một gia đình đông anh chị em, trưởng thành ở Úc, từng làm việc... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông trong tầm ngắm: Xác định phạm vi tranh chấp

Xin đăng lại bản dịch toàn văn phiên mở đầu Hội thảo CSIS ở Mĩ mới đây (5-6/6/2013) với bài báo cáo mở đầu về xác định phạm vi thực sự có tranh chấp theo luật biển QT của Gregory Polling. Báo cáo này có vẻ rất khách quan rất đáng đọc, ngay chính học giả Đài Loan là Tống Yên Huy  (Yann-Huei Song) cũng cho là là xuất sắc dù b/c này không có lợi cho yêu sách của TQ và ĐL:

Ghi chép toàn văn Hội thảo CSIS: Phiên mở đầu - Xác định phạm vi tranh chấp ở Biển Đông

Thứ ba, 25 Tháng 6 2013 15:23
Bài tham luận mở đầu hội thảo của Gregory Polling đề cập đến việc khoanh vùng biển tranh chấp thành các khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế bởi thống nhất phạm vi của tranh chấp là bước đầu quan trọng trong kiểm soát tranh chấp tại Biển Đông.

Phiên mở đầu: Bài phát biểu khai mạc

Ông Ernest Z. Bower, Cố vấn cao cấp, Giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS)
Kính thưa quý vị đại biểu,
Tên tôi là Ernest Z. Bower, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Đông Nam Á tại CSIS. Tôi rất vinh dự chào đón quý vị đến CSIS tham dự hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 3. Chúng tôi gọi hội thảo này là “Kiểm soát căng thẳng tại Biển Đông” bởi vì chúng tôi nhận thấy chúng ta đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề nghiêm trọng. Có thể thấy rõ hơn, căng thẳng và nguy cơ những sai lầm có thể phát triển thành xung đột tại Biển Đông, khu vực kết nối đa số các nước ở Đông Á. Nguy cơ này cao hơn thời điểm chúng tôi tổ chức hội thảo đầu tiên vào năm 2011. Các phiên thảo luận trong 2 ngày tới có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về kinh tế địa chính trị và các khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Nếu chúng ta nỗ lực thành công trong 36 giờ tới thì chúng ta sẽ hy vọng đạt được một vài sáng kiến để kiểm soát xung đột xung quanh Biển Đông và giúp các nhà hoạch định chính sách có ý tưởng để chuẩn bị cho diễn đàn khu vực ASEAN vào cuối tháng này và cuộc họp thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10 tại Brunei, giúp họ có ý tưởng về cách thức hoạt động hiệu quả hơn để giải quyết tranh chấp và tránh các xung đột có thể xảy ra, để tăng cường nhận thức về các nguy cơ có thể xảy ra và cơ chế tốt hơn để tránh và quản lý các cuộc đụng độ tại Biển Đông.
Một lần nữa, tôi muốn cảm ơn tất cả quý vị đã tham dự cùng với chúng tôi hôm nay và ngày mai và các quý vị theo dõi trực tiếp trên mạng. Xin các quý vị tham gia thảo luận bằng cách truy cập trang CSIS và theo dõi thảo luận trực tiếp qua CSIS.
Buổi thảo luận ngày hôm nay sẽ được mở đầu bằng bài trình bày của Gregory Polling. Greygory Polling là thành viên chương trình nghiên cứu Đông Nam Á. Nghiên cứu của Gregory Polling về Biển Đông rất sâu sắc và toàn diện. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu thảo luận bằng việc xem lại những gì đã xảy ra trong khu vực. Năm ngoái, CSIS trình bày báo cáo Giải pháp Biển Đông với phương pháp hình ảnh vệ tinh và phân tích địa lý để giúp các tranh chấp phức tạp trở nên dễ hiểu hơn. Và trình bày chúng theo một cách mới. Báo cáo sắp tới của chúng tôi “Biển Đông trong tầm ngắm” sẽ sử dụng những kỹ thuật này ở mức độ cao hơn bằng cách khoanh vùng biển tranh chấp thành các khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Thống nhất phạm vi của tranh chấp là bước quan trọng trong việc kiểm soát tranh chấp và kiểm soát tranh chấp cũng chính là chủ đề của hội thảo hôm nay. Để mớ đầu phiên thảo luận đầu tiên, tôi xin mời tham dự cùng với tôi chuyên gia nghiên cứu Gregory Polling trình bày kết quả báo cáo mới nhất của chúng tôi.
Gregory Polling: “Biển Đông trong tầm ngắm: Xác định phạm vi tranh chấp”
Cảm ơn Ernest và cho phép tôi cảm ơn tất cả quý vị đã đến tham dự hội thảo thường niên lần thứ 3 năm nay. Như Ernest đã nói chúng ta sẽ bắt đầu hội thảo bằng việc xem xét bản báo cáo mới nhất “Biển Đông trong tầm ngắm”. Sáng nay, mỗi quý vị đều đã có bản tóm tắt báo cáo Biển Đông trong tầm ngắm. Báo cáo này sẽ được công khai vào đầu tháng 7. Bản đồ trong báo cáo như bản đồ trong bản tóm tắt trước quý vị sử dụng phương pháp phân tích không gian địa lý và các dữ liệu mà chúng tôi thu thập và tạo ra để phân tích trong dự án này. Các đường sử dụng chính xác trong phạm vi 1 hải lý và xin thông báo với những nhà làm bản đồ tại đây, bản đồ này sẽ được cung cấp khi báo cáo được xuất bản. Vì quý vị đã xem bản tóm tắt, trước khi bắt đầu trình bày, tôi sẽ nói các điểm mà bản báo cáo không hướng đến. Bản báo cáo không nhằm thể hiện bất cứ biện pháp giải quyết tranh chấp cuối cùng mà các bên nên thực hiện ở Biển Đông, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các bên tranh chấp. Bản báo cáo cũng không nỗ lực để nói về các yêu sách cuối cùng mà các bên nên đòi hỏi vì hiện nay chưa có bên nào làm rõ các yêu sách của mình, đây là công việc đang được tiến hành. Và cuối cùng bản báo cáo không đề xuất các bên tranh chấp phải chấp nhận tất cả các khu vực được thể hiện trong bản tóm tắt và trong bản báo cáo là khu vực tranh chấp cuối cùng. Thực tế là giống như trong các tuyên bố của tòa hay trong các thương lượng về các tranh chấp tương tự, các khu vực đang được yêu sách ở Biển Đông gắn hiệu lực quá lớn cho các đảo nhỏ đang tranh chấp. Bản báo cáo chính vì vậy sẽ thể hiện các khu vực mà các bên có thể yêu sách trong vùng tranh chấp hợp pháp và từ đó nó sẽ chỉ ra các khu vực không có tranh chấp. Như tôi đã nói sự làm rõ này là một bước quan trọng trong nỗ lực để điều tiết những tranh chấp mà trong nhiều thập kỷ các nước có liên quan không thể đồng ý được với nhau đâu là vùng nước đang tranh chấp và chính vì thế đã khiến bất cứ các đàm phán về thỏa thuận đánh cá đa phương hay hợp tác phát triển chung đa bên đều thất bại. Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng việc này đối với vấn đề khai thác chung sau, còn trước tiên hãy xem xét định nghĩa khu vực tranh chấp. Để so sánh, cho phép tôi bắt đầu với cái tôi tạm gọi là “bản đồ sách giáo khoa”. Bản đồ Biển Đông này là bản đồ mà chúng ta thường nhìn thấy ở các bài báo hoặc các bài phân tích của những người không phải là chuyên gia – bản đồ này lỗi thời, mập mờ và không chính xác.
Để in bản đồ tốt hơn, bước đầu tiên chúng tôi xác định các khu vực mà các quốc gia có quyền được yêu sách hợp pháp từ bờ biển của mình. Để làm điều đó, chúng tôi bắt đầu bằng việc phớt lờ thực tế là hàng trăm đảo đang có tranh chấp. Bản đồ đầu tiên tôi trình chiếu là yêu sách của Malaysia. Màu đỏ mà quý vị nhìn thấy là yêu sách mà Malaysia có quyền đòi hỏi hợp pháp còn màu trắng là yêu sách của Malaysia trong bản đồ sách giáo khoa quý vị vừa nhìn thấy.
Tôi sẽ không làm rối quý vị bằng cách đi vào chi tiết từng yêu sách mà thay vào đó cho phép tôi đưa ra một vài chỉ dẫn và tôi sẽ nói giải thích thêm trong phần hỏi đáp nếu quý vị có yêu cầu. Cơ sở đầu tiên để quyết định các yêu sách là hợp pháp hay không hợp pháp là hoàn toàn dựa vào Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, mỗi bên tranh chấp đều có quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay EEZ 200 hải lý. Trong trường hợp EEZ chồng lấn với nước khác và các bên chưa thương lượng được đường biên giới thì chúng tôi cho rằng đường biên giới sẽ là điểm ở giữa. Cuối cùng thềm lục địa của các nước thể hiện trên bản đồ này dựa vào đệ trình của họ lên LHQ. Và quý vị có thể nhìn thấy điểm khác biệt trong yêu sách của Malaysia không đáng kể, thậm chí sự khác biệt trong yêu sách của Brunei còn ít hơn. Vì thế, tối sẽ không làm rối quý vị bằng bản đồ này nữa.
Và giờ chúng ta sẽ xem yêu sách của PLP.
Như quý vị có thể nhìn thấy sự khác biệt rất lớn ở đây giữa yêu sách mà PLP đòi hỏi được thể hiện trong bản đồ lỗi thời màu trắng và yêu sách thực sự mà PLP có quyền đòi hỏi hợp pháp thể hiện ở đường màu xanh. PLP biện hộ rằng họ hoàn toàn nhận thức được bản đồ của họ đã lỗi thời và họ đã đưa ra bản đồ mới vào năm 2009 với đường cơ sở mới. Thậm chí sự khác biệt còn rất rõ ràng khi xem yêu sách thực sự của Việt Nam ở đường màu xanh dương và yêu sách lỗi thời bị phóng đại ở đường màu trắng.
Và cuối cùng sự khác biệt gây bất ngờ nhất, bản đồ này thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc so với yêu sách thực sự mà Trung Quốc có quyền đòi hỏi hợp pháp từ bờ biển của mình, lưu ý rằng nó chưa bao gồm hiệu lực đầy đủ của các đảo.
Một điều không may là tất cả các yêu sách so sánh với đường 9 đoạn đã hoặc chưa có hiệu lực đầy đủ của đảo. Để làm rõ hơn, chúng tôi đã cố nối các đoạn của đường 9 đoạn một cách tốt nhất tôi có thể.
Nếu chúng ta gạt sang một bên các đảo tranh chấp và các thực thể khác ở Biển Đông thì quý vị có thể nhìn thấy tranh chấp sẽ bớt phức tạp hơn nhiều như thế nào. Thực tế phần tranh chấp hợp pháp chỉ là hai phần nhỏ màu đỏ về yêu sách thềm lục địa. Rất may là tình hình lại không như thế.
Bước phân tích cuối cùng là xem xét thêm yếu tố các đảo và xem nó ảnh hưởng thế nào đến tranh chấp.
Tôi cũng sẽ chỉ đưa ra một vài chỉ dẫn. Luật biển phân biệt đảo có EEZ với đá ko được hưởng EEZ nhưng Luật biển cũng không rõ ràng trong việc xác định thế nào là đảo. Điều cần thiết đầu tiên là thực thế phải nổi trên mặt nước khi thủy triều lên cao, điều này có thể hiểu. Điều thứ hai là có khả năng cho con người cư trú hoặc có đời sống kinh tế riêng. Tuy nhiên, không tòa nào giải thích rõ ràng về hai yêu cầu trên. Vì thế, các quốc gia ven biển có thể mở rộng tối đa vùng biển theo ý muốn của họ. Một báo cáo cho rằng một thực thể nổi trên mặt nước 24h/ngày có thể trở thành đảo.
Đây là các đảo. Với định nghĩa về đảo rất chung chung như vậy thì 50 thực thể ở Biển Đông có thể đủ tiêu chuẩn để hưởng quy chế của đảo hợp pháp. Bước cuối cùng trong phân tích của chúng tôi là tạo cho mỗi đảo có 200 hải lý EEZ nếu có thể. Trong hầu hết các trường hợp đều không được vì nó chồng lấn với EEZ từ bờ biển. Vì thế, chúng tôi lại vẽ điểm ở giữa các đảo và bờ biển đối diện nó. Kết quả tạo ra khu vực Biển Đông có thể yêu sách hợp pháp nằm trong tranh chấp.
Khu vực màu đỏ với các thực thể bên trong là khu vực tranh chấp Hoàng sa. Khu vực màu vàng là Scarborough và màu xanh là ở Trường Sa. Và nếu cân nhắc thêm quan điểm chỉ trích rằng không có một hòn đảo nhỏ nào được trao tầm quan trọng ngang bằng với bờ biển xung quanh nó. Vì vậy giải pháp cuối cùng là đặt biên giới gần các đảo hơn dù chúng được hưởng đầy đủ EEZ. Và điều đó dẫn chúng ta đến ranh giới mà các nước có thể nói là vùng tranh chấp hợp pháp, có thể thấy vẫn là một khu vực tương đối lớn.
Nhưng như quý vị có thể thấy, khu vực trên vẫn nhỏ hơn khá nhiều so với đường 9 đoạn của Trung Quốc. Vì sao xác định khu vực này lại quan trọng và nó nói lên điều gì? Khu vực màu vàng này cho chúng ta biết, ngoài ranh giới này là khu vực không tranh chấp của quốc gia ven biển; các nước có thể khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đánh bắt cá, khai thác dầu khí mà không cần phải lo lắng khu vực đó có tranh chấp với bất kỳ nước nào. Nó cũng cho chúng ta biết bất cứ đề xuất khai thác chung nào ngoài khu vực này sẽ không được xem xét nghiêm túc bởi các bên tranh chấp, đây chính là vấn đề của các nỗ lực trước đó nhằm tiến tới khai thác chung. Để mô phỏng, tôi đã làm bản đồ 9 lô dầu khí mà tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc mở thầu vào tháng 6 năm 2012 và Việt Nam phản đối nó và nhìn trên bản đồ Việt Nam có lý do để làm thế.
Thậm chí nếu Trung Quốc sở hữu mọi thực thể ở Biển Đông và mọi thực thể đều có yêu sách biển 200 hải lý hoặc chúng nằm ở điểm ở giữa thì các lô dầu khí này, dù là một nửa, cũng không nằm trong yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Các lô dầu khí đưa ra bởi Hà Nội và Manila đưa ra một ví dụ minh họa khác. Trên bản đồ, các lô mầu đỏ được khai thác bởi các công ty dầu khí, còn màu trắng thì không.
Như quý vị có thể nhìn thấy Trung Quốc thường xuyên phản đối các hoạt động trong các lô dầu khí mà phần lớn không nằm trong khu vực tranh chấp. Như vậy, nếu công ty dầu khí của quý vị xem xét đầu tư các lô dầu khí tại Biển Đông hoặc chính phủ xem xét việc tạo ra các lô dầu khí, cách phân tích này rất hiệu quả. Sự khác biệt giữa một lô dầu khí trong khu vực tranh chấp và một lô dầu khí nằm ngoài khu vực tranh chấp chỉ là một vài dặm nhưng một vài dặm trong khu vực không tranh chấp sẽ có cơ sở pháp lý và đạo đức hơn khu vực tranh chấp. Cho phép tôi kết thúc bằng việc khẳng định lại là chúng ta không nói là tranh chấp sẽ không thay đổi hay các lô dầu khí này là tranh chấp pháp lý thực sự. Trách nhiệm của các bên tranh chấp là làm rõ các yêu sách của mình để chúng ta có thể sửa đổi thêm bản đổ. Một số bên đã thực hiện vài bước đi nhỏ. PLP đang dẫn đầu vấn đề này. Năm 2009, Philippin ban hành Luật đường cơ sở trong đó quy định rằng các đảo sẽ chỉ được hưởng quy chế theo UNCLOS. Họ thiết lập đường cơ sở thẳng và xác định EEZ từ đường cơ sở nhưng họ không xác định thềm lục địa mà họ yêu sách. Cùng lúc đó, Việt Nam và Malaysia xác định một phần thềm lục địa của mình nhưng không phải tất cả. Malaysia chưa công bố đường cơ sở thẳng chính thức họ yêu sách mặc dù họ thể hiện trên bản đồ. Đường cơ sở thẳng Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong khi đó dễ dàng chỉ ra Trung Quốc là nước không làm rõ các yêu sách chủ quyền của mình. Mỗi bên yêu sách phải có trách nhiệm làm rõ yêu sách của mình trước nhất.
Tôi hi vọng quý vị sẽ thú vị khi nhận bản báo cáo vào đầu tháng 7. Đối với những người cảm thấy hứng thú tôi xin mời qúy vị phân tích và khiến bản báo cáo trở nên có giá trị đối với mục đích riêng của quý vị. Các quý vị hãy nói cho tôi biết nếu có gì trong bản báo cáo quý vị cảm thấy chưa chính xác. Các bản đồ này nhằm mở ra các cuộc tranh luận và chỉ ra các bước nên thực hiện để kiểm soát tranh chấp.
Ernest Bower: Cảm ơn Greg đã có bài trình bày mở đầu thú vị để thảo luận. Tôi xin thông báo mở diễn đàn cho phần hỏi đáp. Nếu quý vị có câu hỏi gì xin hãy nêu tên, tổ chức. Chúng ta sẽ đi một vòng quanh khán giả.
Christian Le Mière (Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - IISS Anh): Dự án rất hữu ích và giúp ích cho phần thảo luận trong tương lai. Tôi có một câu hỏi liên quan đến yêu sách của Trung Quốc đối với 9 lô dầu khí ngoài bờ biển Việt Nam. Liệu Trung Quốc có thể yêu sách các lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa mở rộng của họ, chứ không phải EEZ vì thềm lục địa mở rộng sẽ cho họ quyền đối với nguồn tài nguyên đáy biển và dưới đáy biển hơn là các quyền tại EEZ đối với các nguồn tài nguyên biển.
Gregory Poling: Câu trả lời ngắn gọn của tôi là không. Trung Quốc rõ ràng có quyền yêu sách thềm lục địa của bất cứ đảo nào đủ quy chế để hưởng thềm lục địa của riêng nó. Tuy nhiên quy định của UNCLOS rất rõ ràng, mỗi quốc gia chỉ được hưởng tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa, và EEZ và họ có thể yêu sách thềm lục địa mở rộng thêm 150 hải lý nếu không có tranh chấp ở đó. Giả dụ bạn có một hòn đảo cách bờ biển chưa đến 200 hải lý thì EEZ và thềm lục địa phải được xác định sử dụng các biện pháp đường trung bình. Trung Quốc không thể nào yêu sách các lô dầu khí theo UNCLOS rằng thềm lục địa từ các đảo có thể mở rộng 200 hải lý trong khi thềm lục địa Việt Nam chỉ mở rộng 100 hải lý.
Yann-Huei Song (Viện Nghiên cứu Trung Cộng – Academia Sinica, Đài Loan): Cảm ơn vì bài phát biểu rất xuất sắc. Câu hỏi của tôi liên quan yêu sách của Đài Loan. Phạm vi của yêu sách đối với Đông Sa trong đường chữ U được nhắc đến trong bản báo cáo như thế nào?
Gregory Poling: Trong bản báo cáo rõ ràng là chúng tôi loại trừ quần đảo Đông Sa vì là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Đài Loan trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông là duy nhất. Yêu sách của hai bên đối với quần đảo như nhau. Khi chúng tôi xem xét vẽ yêu sách Philippin trong báo cáo, chúng tôi đã mặc định dùng điểm ở giữa quẩn đảo Đông Sa và yêu sách của Philippin vì dù là yêu sách của Trung Quốc hay Đài Loan đều có chung điểm giữa từ quần đảo Đông Sa.
Về đường chữ U, chúng tôi lại mặc định một lần nữa là Đài Loan cũng yêu sách giống như Trung Quốc vì chúng tôi chưa bao giờ được nghe khẳng định khác nào từ Đài Loan. Bản báo cáo làm rõ đây là nỗ lực đầu tiên để khuyến khích các bên làm rõ yêu sách của mình, nếu những gì đang được mặc định là không đúng đắn, các bên cũng cần công khai làm rõ. Nhưng cho đến nay, những gì mà chúng tôi biết cho thấy Đài Loan đang yêu sách đường chữ U. Và cho đến khi Đài Loan làm rõ yêu sách chúng tôi phải mặc định rằng Đài Loan sử dụng các cơ sở giống như Trung Quốc.
Ernest Bower: Xin hỏi còn câu hỏi hoặc bình luận nào không? Cảm ơn Greg vì đã khởi đầu rất tốt. Chúng ta sẽ nghỉ giải lao để dùng cafe và sau đó sẽ quay lại với phiên đầu tiên.
Hội thảo “Quản lý Căng thăng ở Biển Đông” được tổ chức bởi CSIS vào ngày 5-6 tháng 06 năm 2013 tại Washington D.C, Mỹ
Quách Huyền (dịch)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đảng Cộng sản Trung Quốc có bước chuyển chưa từng thấy: Họ đang lắng nghe

In China, Communist Party takes unprecedented step: It is listening
Simon Denyer và nhà nghiên cứu Liu Liu (Lưu Liễu),

BẮC KINH - Trong cơ quan báo Đảng Cộng sản Trung Quốc, hàng dãy các nhà phân tích ngồi trước màn hình máy tính miệt mài với các dữ liệu bóc ra từ mạng Internet.

Mỗi một ý kiến (comment) do 591 triệu "cư dân mạng" Trung Quốc nêu ra đều đượcđược phân tích tại Trung tâm theo dõi ý kiến của báo Nhân dân (nhật báo) trực tuyến, với các tóm tắt được gửi tức thời (trong thời gian thực) tới các lãnh đạo đảng.

Hơn bao giờ hết, bây giờ nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực sự lắng nghe người dân, nhanh chóng phản ứng để kềm chế các khủng hoảng tiềm năng có thể đe dọa sự kiểm soát độc đảng. Với khả năng kiểm soát Internet ngày càng bị thách thức, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải thay đổi trò chơi của mình.

Công việc thu thập thông tin về công dân của họ cũng xưa như chính nước Trung Quốc: Tần Thỉ Hoàng, hoàng đế đầu tiên của quốc gia này, đã từng duy trì một mạng lưới gián điệp khổng lồ. Các nhà báo của chính Đảng Cộng sản từ lâu đã lọc ra báo cáo mật về những gì đang thực sự xảy ra ở cấp cơ sở chuyển tới các lãnh đạo đảng.

Nhưng bây giờ, chính phủ đang cố để nắm bắt ý kiến công chúng trên một quy mô chưa từng có. Để đáp ứng nhu cầu của chính phủ, các trung tâm theo dõi ý kiến đã bung ra ở cơ quan báo chí nhà nước và các trường đại học để khai thác và diễn giải cả biển luận bàn trên Internet. Đồng thời, nhà cầm quyền đang hợp đồng mướn các công ty để thăm dò ý kiến người dân về tất cả mọi thứ từ quản lý giao thông đến chính sách thuế.

Một giáo sư Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, yêu cầu được giấu tên vì trò chuyện với các phóng viên nước ngoài bị hạn chế, nói "Chính phủ thường có nhiều quyền lực hơn để kiểm soát các đề tài trao đổi. Nhưng bây giờ có cách tiếp cận mới, để xác định các điểm nóng và cố gắng kiểm soát khủng hoảng."

Ý tưởng về việc thực sự lắng nghe ý kiến người dân Trung Quốc là một sự xa rời cơ bản đối với chế độ độc tài Cộng sản thường đàn áp công dân bình thường vì có lời chỉ trích chế độ. Nhưngtheo hãng tin Tân Hoa Xã, nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình đã cảnh báo hồi tháng 6 rằng "chiếm được hay đánh mất sự ủng hộ của công chúng" có thể quyết định "sự tồn  vong” của đảng.

Sự phản đối của công chúng đối với một đề xuất có thể càng có ảnh hưởng tới việc định hình chính sách, mặc dù chưa thể ảnh hưởng tới các vấn đề sống còn đối với lợi ích của đảng, chẳng hạn như cải cách chính trị.

Ví dụ, tháng trước một phụ nữ đã được bồi thường vì bị giam giữ một cách phi lý trong một trại lao động sau khi sự việc của bà được đưa lên lên mạng. Tội của bà là dám đòi trừng phạt các quan chức mà bà cáo buộc là đã cưỡng hiếp con gái mình.

Một số dự án xây dựng đã bị đình lại khi đối mặt với sự phản đối của cư dân mạng: kế hoạch cho một nhà máy chế biến nhôm ở miền nam Trung Quốc đã bị hủy bỏ vào tháng trước sau khi có các cuộc biểu tình trên đường phố và có sự phẫn nộ trên mạng.

Cư dân mạng cũng đã đóng một vai trò trong việc phanh phui nạn tham nhũng, và các chuyên gia ước tính có hơn 170 quan chức đảng bị truy tố do bị phanh phui trên mạng.

Mọi cơ quan chính phủ, ở cấp trung ương và cấp tỉnh đều có các đơn vị lo việc nghiên cứu dư luận xã hội, nhưng các đơn vị này có xu hướng hoạt động rất kém cỏi, lập ra các báo cáo chỉ để "biện minh cho những gì cấp trên tôi nói tới, rằng đó là điều đúng đắn", Victor Yan Yue (Viên Nhạc), Chủ tịch Công ty Tư vấn Nghiên cứu Horizon nói.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đảng đã bắt đầu chuyển hướng sang khu vực tư nhân trong việc nghiên cứu dư luận xã hội.

"Mười năm trước, dịch vụ của chúng tôi chưa từng bao giờ làm công việc uỷ nhiệm của chính phủ", Viên Nhạc nói. "Ngày nay, bộ phận phát triển nhanh nhất trong doanh nghiệp của chúng tôi là bộ phận làm công việc theo uỷ nhiệm chính phủ."
Horizon đôi khi được yêu cầu thăm dò ý kiến người dân về một đề xuất thay đổi chính sách, chẳng hạn như các biện pháp hạn chế sử dụng xe hơi ở Bắc Kinh để giảm bớt ô nhiễm. Công ty cũng điều tra quan điểm về chất lượng làm việc của các cơ quan chính phủ, lượng định người nộp thuế nghĩ gì về cơ quan thuế hoặc các doanh nghiệp nhìn bộ máy hành chính can dự như thế nào trong việc đăng ký các công ty. Chỉ có một lần một bộ trưởng đã điện thoại yêu cầu điều chỉnh một chi tiết đáng ngượng qua thăm dò, Viên Nhạc cho biết và nói thêm rằng ông đã lịch sự từ chối yêu cầu đó.

Ở toà soạn báo Nhân dân, các thuật toán tung ra những dữ liệu thời gian thực về những điều mọi người đang nói tới trên mạng, và các báo cáo hàng ngày và hàng tuần được công bố về các vấn đề nóng, tóm tắt các quan điểm chiếm ưu thế.

Gần đây, trung tâm theo dõi ý kiến của công ty đã báo cáo về các chỉ trích một luật mới dọa có các hình phạt đối với con cái không thăm viếng cha mẹ thường xuyên đúng mức. Một vài ngày sau đó, trung tâm đã ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng sau khi ông trùm bất động sản Zeng Chengjie (Tăng Thành Kiệt ) bị xử tử vì gian lận tài chính mà con gái ông không được thông báo. Được thực hiện chủ yếu trên Weibo - tương đương với Twitter - các cuộc thảo luận trực tuyến về Tăng Thành Kiệt đã thu hút vào khoảng 990 000 cư dân mạng.

Sự tức giận tăng lên khi tòa án đăng trên tài khoản Weibo - khi được phối kiểm là không chính xác - rằng không có quy định pháp lý đòi hỏi cho tội phạm được gặp người thân trước khi bị xử tử.

Hầu hết công việc "khai thác ý kiến" được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu báo Nhân dân là để phục vụ cho các quan chức hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Trung tâm theo dõi tư vấn cho các quan chức cách đối phó với cuộc khủng hoảng như thế nào - dùng ngôn ngữ gì và ứng xử như thế nào trước công chúng, Phó tổng thư kí trung tâm, Shan Xuegang (Sơn Học Cương) cho biết

Một lần nữa, hầu hết các lời khuyên được chuyển trong vòng riêng tư, nhưng đôi khi nó cũng có len vào báo cáo công bố công khai, như đã làm trong vụ cuồng nộ về việc xử tử ông trùm bất động sản.

"Trong thời đại Weibo, một cuộc khủng hoảng dư luận Internet không thể được xử lý bằng cách tránh né", trung tâm này kết luận. "Đối mặt trực tiếp với vấn đề, trình bày với các sự kiện, thuyết phục người dân bằng sự chân thành là chìa khóa để giải quyết vấn đề”. Họ cũng thêm rằng "Các cơ quan thực thi pháp luật cần phải tôn trọng luật pháp. "Chỉ khi luật pháp có tiếng nói cuối cùng thì xã hội mới có thể có an bình thực sự."

Có một đơn vị theo dõi tương tự tại Tân Hoa Xã, còn ở trường Đại học Nhân dân có một nhóm phân tích những từ tìm kiếm trên Baidu, tương đương với Google, để đánh giá tâm trạng xã hội. Thật vậy, hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc hiện nay đều có một khoa dành riêng cho nghiên cứu dư luận xã hội.

Mặc dù vậy, hệ thống này vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là vì dân quê Trung Quốc, vẫn còn chiếm gần một nửa dân số, không thoải mái bày tỏ quan điểm của mình với người lạ và nói chung là không biết hay không đều đặn lên mạng. Kiểm soát tự do ngôn luận cũng làm phức tạp nỗ lực này rất nhiều.

Tất nhiên, còn có các hạn chế đối với những điều mà nhóm dư luận viên do đảng lãnh đạo sẽ nêu lên - và cũng có các hạn chế đối với những gì nhà nước muốn nghe: lãnh đạo không thực sự quan tâm tới quan điểm của người dân về cải cách chính trị hoặc chính sách đối ngoại vì đó là những lãnh vực mà các quyết định vẫn do một nhóm nhỏ các quan chức không quan tâm đến dư luận thực hiện, một người tham gia điều tra xin được giấu tên vì sợ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình, cho biết.

Trong hai năm qua, các trang blog đã đánh bạt phương tiện truyền thông nhà nước như là nguồn cung cấp tin chính cho người dân, và trở thành phương tiện chủ yếu cho người dân Trung Quốc bày tỏ quan điểm từ lâu bị đè nén của họ. Hàng chục triệu ý kiến được phát đi trên Weibo mỗi ngày.

Một số cách nhìn vẫn còn bị kiểm duyệt – các bài viết nhằm tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố gần như chắc chắn phải bị loại đi, những lời chỉ trích của các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng cũng chịu số phận tương tự.

Trong một cố gắng sâu xa hơn để định hình chuyện trên mạng, các cơ quan chính phủ khác nhau của Trung Quốc có khoảng 60 000 tài khoản Weibo, còn chính phủ cũng trả tiền cho nhữngngười đưa lên mạng những ý kiến ủng hộ chính phủ (dư luận viên).

Tuy nhiên, Xiao Qiang (Tiêu Cường), một giáo sư trợ giảng tại UC Berkeley và người sáng lập trang web tin tức China Digital Times (Thời Đại Tân văn kỹ thuật số Trung Quốc), cho biết đảng đang bắt đầu bị thua trong trận chiến này: trong hai năm qua "các tiếng nói tự do chính trị" đã thống trị Internet ở Trung Quốc, khi người dân công khai bày tỏ quan điểm của họ về nhiều vấn đề khác nhau, từ tham nhũng tới tự do ngôn luận, công bằng xã hội và môi trường, ông nói.

Nhà nghiên cứu Lưu Liễu đã có đóng góp cho bài báo này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang