Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Quảng cáo hay nhất Việt Nam. quảng cáo sexy.FLV
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhạc sĩ làm thơ còn hay hơn cả nhà thơ:
VIẾT THAY CHỊ THƯƠNG
Cha mẹ ơi! chúng phá nhà
Chồng, em, trai tráng ngục xa ...nơi nào ?
Con về lặn lội dưới ao
Vớt bàn thờ ướt mắt trào lòng đau
Khung ảnh lẫn gạch ,bùn nâu
Bát hương nghiêng ngả Rồng Chầu ly tan
Con về giữa bãi...tan hoang
Chó con chúng bắt cho hàng thịt đêm
Chó mẹ mừng khóc ...run run
Quẩn chân con mách: mất con nó rồi!
Có lẽ nào hứa dân tôi:
" Vì dân vì nước "- để đời tàn tro
Có lẽ nào nơi điệu hò
Thuốc lào Tiên Lãng ngậm bồ hòn cay ?
minhthu
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Xây chùa bên thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc.
Gần đây tôi có dịp lên thác Bản Giốc và đến thăm nơi được chọn để xây chùa. Vị trí này nằm trên một sườn núi thuộc phía Việt Nam, cách thác Bản Giốc khoảng 10 phút đi bộ. Từ vị trí này có thể nhìn thấy thác Bản Giốc, một phần của dòng sông Quây Sơn (dòng sông tạo ra ngọn thác này), và núi non trùng điệp của phía bên kia biên giới.
Khu vực thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Dân cư ở đây chủ yếu là người Tày và Nùng. Hầu như rất ít người địa phương đi theo đạo Phật. Vì thế, câu hỏi thú vị là tại sao Việt Nam lại xây dựng một ngôi chùa ở đây?
Thác Bản Giốc, theo hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã được chia. Phía Việt Nam sở hữu toàn bộ phần thác phụ (còn gọi là thác cao) và một nửa phần thác chính (còn gọi là thác thấp). Phía Trung Quốc thì có một nửa phần thác chính.
Do đã có hiệp định biên giới và việc cắm mốc đã xong từ lâu, khách du lịch hai nước Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đều có thể đến tham quan ở đây. Phía Trung Quốc đã hình thành những khu nghỉ dưỡng cho khách du lịch. Còn phía Việt Nam hiện nay vẫn cơ bản chưa có bất cứ cơ sở hạ tầng nào cho khách du lịch lưu trú.
Đường từ trung tâm thành phố Cao Bằng lên thác Bản Giốc cũng có nhiều đoạn không tốt. Với khoảng cách khoảng 90 km, khách du lịch bằng ô tô phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ để lên tới thác. Vì không có cơ sở nghỉ dưỡng ở khu vực gần thác, khách du lịch thường phải đi và về trong ngày. Vì thế, việc đi lại đối với khách từ phía Việt Nam có thể nói là khá vất vả.
Do đó, hiện nay số lượng người Việt hoặc du khách nước ngoài đi du lịch ở Việt Nam lên thăm thác Bản Giốc rất thưa thớt.
Trong khi đó phía Trung Quốc đã làm cơ sở hạ tầng tốt hơn nhiều. Họ cũng làm tốt việc tổ chức lưu trú, quảng bá du lịch. Vì thế, khách đến Bản Giốc hiện nay chủ yếu là người Trung Quốc.
Khu vực cột mốc 53 (cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh) hiện nay được mở có giới hạn (trên một diện tích rất nhỏ) để khách bên này có thể tự do sang phía bên kia. Dân địa phương của phía Việt Nam dựng nên một khu chợ tạm để bán đồ lưu niệm. Khách đến đây chủ yếu là khách từ phía Trung Quốc. Tại cột mốc luôn có một số hướng dẫn viên người Trung Quốc cầm loa di động giới thiệu về cột mốc này cho khách du lịch bằng tiếng Trung.
Tình trạng bất cân xứng này dẫn đến chỗ nếu không đẩy được lượng khách Việt Nam lên thì thác này sẽ chủ yếu do phía Trung Quốc khai thác. Điều này sẽ dẫn tới chuyện tuy thác đã chia, nhưng lợi ích kinh tế thì chỉ có một bên khai thác được.
Vì thế, phía Việt Nam gần đây đang cố gắng tìm cách tăng cường hoạt động kinh tế và du lịch của vùng này. Tuy nhiên việc này không dễ. Cuối năm ngoái, Saigon Tourist có động thổ để làm một dự án nghỉ dưỡng tại khu vực thác Bản Giốc, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa triển khai được gì nhiều. Lý do cũng dễ hiểu vì chẳng doanh nghiệp nào muốn đặt mình vào thế “cô nhạn xuất đầu”. Khách du lịch lên ít, dù có xây xong cũng dễ bị lỗ.
Việc xây chùa ở khu vực này rõ ràng là nhằm vào việc tạo thêm các điểm nhấn về du lịch, tăng sức hút cho du khách đến đây. Khách lên đông hơn mới mong kéo được các doanh nghiệp trong nước như Saigon Tourist lên đầu tư xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng.
Nhưng ngoài lý do này thì có vẻ như còn một lý do khác quan trọng hơn. Việc xây dựng chùa Việt Nam tại địa phương còn tạo ra một “cột mốc tâm linh” của Việt Nam trong khu vực biên giới vốn được coi là nhạy cảm.
Gần đây, Việt Nam đã xây một loạt các công trình tín ngưỡng ở các vùng được coi là nhạy cảm. Trong đó điển hình là hệ thống các chùa ở quần đảo Trường Sa. Chỉ riêng ở quần đảo này, Việt Nam đã xây dựng 3 chùa ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, và Sinh Tồn.
*****
Phần nhận xét hiển thị trên trang
một bí ẩn chưa có lời giải
Tỉ lệ hoàn hảo - một bí ẩn chưa có lời giải |
Tác giả: Leonardo Vintini |
“Hai phát hiện vĩ đại nhất của hình học, một là định lý Pytago, và hai là tỉ lệ vàng - một thứ có thể so sánh quý như vàng, còn thứ kia có giá trị như một viên ngọc quý” – Kepler
Tờ báo mà bạn đang đọc, màn hình vi tính, thẻ tín dụng, cánh hoa, lá cây, toà nhà cao ốc - tất cả mọi thứ đều được tạo lập dựa theo một nguyên tắc, một tỉ lệ, một giá trị cân đối. Dường như vũ trụ đang tiết lộ với chúng ta về một mật mã ẩn chứa trong mọi khía cạnh của tự nhiên - một mật mã độc đáo và mang đầy tính nghệ thuật: đó là con số vàng - một tỉ lệ hoàn hảo.
Vạn vật muôn hình muôn vẻ trong vũ trụ dường như không tuân theo một trật tự nào; nhưng ẩn giấu sau sự phong phú đa dạng đó, vẫn tồn tại một nguyên tắc chung cho tất cả. Từ thời của Pytago, điểm mấu chốt của trật tự này đã thu hút rất nhiều nhà toán học và nhiều học giả ở các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa một ai hiểu một cách toàn diện về vấn đề này.
Trong một cuộc thực nghiệm gần đây nghiên cứu một số cá thể từ các dân tộc khác nhau đã cho thấy rằng: trong số những số đo khác nhau của hình chữ nhật, thì hầu hết mọi người đều đồng ý với một con số cân đối nhất. Con số hoàn hảo nhất được hình thành khi tỷ lệ giữa cạnh lớn hơn với cạnh nhỏ hơn xấp xỉ 1,618 – trong toán học con số này được gọi là “vàng”. Tỉ lệ các cạnh hình chữ nhật này có mặt trong hàng ngàn công trình kiến trúc trên khắp thế giới, cũng như là trong các hộp diêm, danh thiếp, những cuốn sách, và hàng trăm vật dụng hàng ngày khác, đơn giản bởi vì con người cảm thấy nó phù hợp. Kim tự tháp Giza, kim tự tháp Cheops, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, và nhà thờ Đức Bà là những dẫn chứng điển hình cho việc ứng dụng tỉ lệ vàng. Trên thực tế, đền thờ Panthenon có rất nhiều chi tiết ứng dụng tỉ lệ này.
Qua nhiều thế kỷ, cái đẹp tuyệt đối của nghệ thuật và trí thông minh con người (ngoại trừ một số xu hướng đương đại) chưa bao giờ chệch quá xa khỏi tỉ lệ này.
Rất nhiều hoạ sĩ thời kỳ Phục hưng đã ứng dụng một cách hợp lý tỉ lệ này trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là Leonardo da Vinci, ông đã ứng dụng tỉ lệ này trong những tác phẩm trứ danh của mình, như là “Bữa tiệc cuối cùng”, hay “ Người xứ Vitruvian”.
Cả âm nhạc cũng không phải ngoại lệ của mật mã bí ẩn này. Nhà soạn nhạc người Mexico Silvestre Revueltas đã sử dụng tỉ lệ này để sắp xếp các phần trong tác phẩm Alcancías.
Nhà soạn nhạc Béla Bartók và Olivier Messiaen cũng đã lưu ý đến dãy số Fibonacci (dãy số tuân theo tỉ lệ vàng) trong một số tác phẩm của họ để quyết định xem nốt nhạc nên ngân dài trong bao lâu.
Vì kiến trúc, nghệ thuật, âm nhạc, và một số phát minh khác đều là những nỗ lực phi thường của con người, nên một số người kết luận rằng tỉ lệ vàng cũng chỉ là một ý kiến chung ngẫu nhiên của con người mà thôi. Nhưng nếu thế thì vẫn không thể giải thích được tại sao vô số những thực thể hữu cơ lẫn vô cơ tìm thấy trong tự nhiên lặp đi lặp lại cái tỉ lệ đặc biệt trên.
Các thí dụ từ hình chữ nhật cho tới hình xoắn ốc tuân theo tỉ lệ vàng (hình tạo thành bằng cách nối các đỉnh của các hình chữ nhật vẽ theo tỉ lệ vàng đặt chồng lên nhau) có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi: sừng của con cừu, khoáng vật, xoáy nước, cơn lốc, vân tay, cánh hoa hồng, những đài hoa đồng tâm của cây súp lơ hay hoa hướng dương, chim muông, côn trùng, cá, dải ngân hà, hay một số dải thiên hà khác như dải M51 ngay cạnh dải ngân hà của chúng ta… thậm chí cả con ốc sên. Một con ốc thật đẹp và thật hoàn hảo như ốc Anh Vũ chắc chắn phải có sự kết hợp thật tài tình với tỉ lệ vàng. Rất nhiều loài cây cũng thể hiện mối liên hệ với tỉ lệ vàng trong độ dày giữa giữa cành thấp với cành cao.
Vẻ đẹp của cơ thể con người cũng có liên quan tới số Phi (con số vàng). Thương của phép chia chiều cao từ đầu tới chân với khoảng cách từ rốn tới chân gần bằng 1.618, thể hiện sự hài hoà cân đối của cơ thể. Chúng ta cũng có thể tìm ra kết quả tương tự trong tỉ lệ của chiều dài cái đầu với khoảng cách từ mắt tới cằm; hay tỉ lệ của khoảng cách từ mũi tới cằm trên khoảng cách từ môi tới cằm. Những tỉ lệ của gương mặt càng tiến gần tới tỉ lệ này thì gương mặt càng hài hoà cân đối. Mặc dù có một vài ý kiến trái ngược nhưng rõ ràng là sở thích của chúng ta dường như đã được định sẵn.
Con số Phi cũng rắc rối phức tạp giống như người anh em của nó - số Pi (tỉ lệ giữa chu vi đường tròn và bán kính của nó). Hiện nay, nó đã được tính chính xác tới hơn một nghìn tỉ chữ số thập phân, nhưng vẫn còn có thể tiếp tục tính được nhiều hơn thế.
Nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau con số chi phối sự cân đối hài hoà và vẻ đẹp này là gì, điều này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong hàng thế kỷ qua. Cho đến ngày nay nó vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn.
Làm thế nào mà một cái hình xoắn ốc lại có thể là một yếu tố phổ biến trong cơ thể sinh vật, vốn được cho là phát triển một cách hoàn toàn không thể đoán trước và không xác định? Trên một số phương diện nào đó thì liệu nó có liên quan gì đến chuỗi DNA? Hơn nữa, trong một chu kỳ hoàn chỉnh của chuỗi xoắn kép, mối liên hệ giữa hai chuỗi đơn này không gì khác hơn chính là tỷ lệ phi sao?
Bởi đó chính là yếu tố tồn tại phổ biến ở các dạng sinh vật sống – tựa như nốt nhạc ngân nga của vũ trụ - nên cũng không mấy bất ngờ nếu tỉ lệ tuyệt diệu này cũng phù hợp và cân đối với chúng ta, vì chúng ta cũng có nguồn gốc từ vũ trụ.
Bản gốc của tiếng Anh tại đây.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cặp Song sinh
Có não trạng dân chủ và có não trạng độc tài. Não trạng dân chủ tạo nên xã hội dân chủ, não trạng độc tài được nuôi dưỡng bởi xã hội độc tài.
Với xã hội dân chủ mà nói, thì những con người sống trong đó có thói quen hành xử bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người ta sống và làm việc theo pháp luật, vì thế mà xã hội có quy củ và văn minh. Từ đó mà đất nước phát triển, cuộc sống tự do hạnh phúc. Nhân dân là người quyết định vận mệnh đất nước, bầu ra chính phủ, kiểm tra và giám sát nó. Chính phủ là người làm thuê cho dân và phải hết lòng phục vụ dân. Tất cả những thói quen hành xử đó là sự thực, không phải là khẩu hiệu lừa dối.
Môi trường xã hội nuôi dưỡng tư duy con người, do đó mà tư duy không ngừng tăng trưởng. Môi trường tạo nên con người, và con người quay lại cải tạo môi trường, tốt hay xấu là do xã hội đó quyết định. Xã hội tốt thì tư duy tốt, và tư duy tốt lại phụng sự xã hội. Ngược lại, xã hội sai trái thì đẻ ra tư duy sai trái, vì thế xã hội ngày càng rối ren bởi sự sai lầm mà tư duy đó mang lại.
Vì vậy mà chúng ta gọi “Tư duy não trạng” và “Xã hội” là một cặp song sinh.
Từ xưa tới nay, các chế độ độc tài vốn vẫn tồn tại dựa trên sự thống trị tuyệt đối của kẻ cầm quyền, kết hợp với sự phục tùng sợ hãi của nhân dân. Với kẻ độc tài mà nói, thì chúng bao giờ cũng đúng, và người khác bao giờ cũng sai. Chỉ có ý chí lãnh đạo chủ quan của kẻ cầm quyền và sự phục tùng vô điều kiện của người dân. Thái độ ích kỷ đó của kẻ độc tài giống như một đứa trẻ hư và dốt nát, chỉ biết có mình mà không bao giờ nghĩ cho người, chỉ biết mình đúng mà không nghĩ rằng người khác cũng có lý của họ. Đứa trẻ đó lớn lên nhất định sẽ trở thành tội phạm mà làm hại xã hội, gây nên những mất mát đau thương.
Có nhiều ý kiến cho rằng: Có lãnh đạo độc tài thì mới có chế độ độc tài.
Chúng tôi cho rằng ý kiến trên là sai. Vì rằng lãnh đạo độc tài là sản phẩm tất yếu của một xã hội có não trạng độc tài. Nếu không có môi trường độc tài nuôi dưỡng thì làm sao có lãnh đạo độc tài? Vì trong môi trường dân chủ, nếu tự dưng có một lãnh đạo độc tài nào đó xuất hiện thì cũng sẽ bị nhân dân lật đổ ngay. Do vậy mà những kẻ độc tài cố công gieo rắc não trạng và tư tưởng độc tài để phục vụ cho mục tiêu thống trị, làm nền tảng cho sự tồn tại của chúng.
Mối liên quan tương hỗ giữa não trạng tư duy và môi trường xã hội là không thể tách rời, nó là một cặp phạm trù hữu cơ.
Để xây dựng một xã hội dân chủ tốt đẹp thì phải có những con người có tư tưởng dân chủ. Biết và hiểu rõ về xã hội độc tài là điều rất cần thiết, nó giúp chúng ta đào thải cách thức tư duy xấu xa của những kẻ độc tài.
Đối với kẻ độc tài thì chúng bao giờ cũng đúng và người khác bao giờ cũng sai, chúng không bao giờ sai và người khác không bao giờ đúng, chúng sinh ra để đúng còn người khác sinh ra để sai, chúng sinh ra để thống trị còn người khác sinh ra để phục tùng.
Chính vì não trạng đó mà đẻ ra một xã hội độc tài phi nhân và hà khắc Vì rằng não trạng và xã hội là một phạm trù, nó là một cặp song sinh.
Được đăng bởi Minh Văn
Một cách nhìn, suy xét tùy bạn:
So sánh Hàn Quốc và Việt Nam: Đừng phán xét dễ dãi như thế!
Lâu nay, một bộ phận giới trẻ lấy hình ảnh phát triển của Hàn Quốc ngày nay để so sánh với Việt Nam và vội vàng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam với những nhận xét khá dễ dãi và khập khễnh. Nhưng sự thật bản chất vấn đề có đúng như vậy? BBT mời quý độc giả đọc bài phân tích dưới đây:So sánh Hàn Quốc và Việt Nam: Đừng phán xét dễ dãi như thế!
Tôi mới đọc một bài viết của Hội Anh Em Dân Chủ – Brotherhood For Democracy đăng bài “Hàn Quốc “lột xác” sau chiến tranh” với lời phụ họa cho rằng: “Việt Nam và Hàn Quốc đều bị tàn phá bởi chiến tranh, nhưng Hàn Quốc không có Đảng Cộng sản nên họ đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế và quân sự. Việt Nam có Đảng Cộng sản nên vẫn là nước nhược tiểu về kinh tế và quân sự…”. Những lập luận kiểu này tôi đã nghe các “chiến sỹ dân chủ” nhai đi nhai lại mấy chục năm qua rồi xem ra vẫn chưa thấy chán, thôi thì đành dành một bài viết về chủ đề này. Xin trả lời các bạn ở Hội Anh em dân chủ này như sau: Thứ nhất, sự khác nhau căn bản giữa Hàn Quốc và Việt Nam là Hàn Quốc có một nhà độc tài – anh hùng Park Chung Hee còn Việt Nam “bị” lãnh đạo và theo đường lối nhân bản của Hồ Chí Minh nên không có được một nền tảng vật chất tạo đà cho sự phát triển đó. Để thấy rõ điều này, mời các bạn đọc bài viết sau: Những tội ác của “Mãnh Hổ”, “Rồng Xanh” Đại Hàn ở Việt Nam, “Tôi nhận được lệnh giết những thường dân Việt Nam”. Trong tài liệu America’s Korea, Korea’s Vietnam (tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt Nam với Triều Tiên) của Charles K. Armstrong cho biết Hàn Quốc đã gửi hơn 300.000 lính đánh thuê cho Mỹ tới miền Nam Việt Nam. Ngày nay nhìn về lịch sử phát triển thành con rồng Châu Á, giới trẻ Hàn Quốc chỉ biết nói “Tôi biết ơn Việt Nam”. Vì sao? Hồi ấy, Chính phủ Mỹ đổ viện trợ vào “bơm” miền Nam Việt Nam phồn vinh hơn Đại Hàn… Park đã chọn bài toán 4 lợi ích:(1) Đáp ứng yêu cầu đồng minh, bán cho Chính phủ Mỹ gần 400.000 lính đánh thuê (số liệu hiện vẫn chưa thống nhất), và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ các nhu cầu của họ, đổi lấy viện trợ kinh tế văn hóa xã hội. (2) Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt, trấn áp thành phần chống đối và tầng lớp lưu manh làm cản trở chương trình canh tân đất nước, tống hết vào án lính “xuất khẩu”, nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, giao quân cho Mỹ đưa đi ngoài nước “giết” dùm. (3) Dùng phần lớn tiền ấy làm học bổng dành đào tạo các nguồn nhân lực kỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa… (4) Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục phải trả bằng chính kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợ cấp đều tuyên hứa xác nhận biết rõ đây là tiền đã phải đánh đổi xương máu 1,5 triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K (Kungfu Korea…). Do vậy, phần lớn tầng lớp tri thức Hàn độ tuổi trung niên ngày nay, đều mong muốn làm điều gì đó có thể, nhằm đền đáp phần nào, vì với họ “… nếu như không có cuộc chiến Vietnam?”.Hình ảnh bắt bớ người dân Việt Nam
Ngày nay Hàn Quốc đang được lãnh đạo bởi con gái nhà độc tài Park này. Sự so sánh tại sao Việt Nam không được như Hàn Quốc chỉ bởi Việt Nam không có một nhà lãnh đạo dám làm mọi giá để phát triển kinh tế xã hội bất chấp mọi tiêu chuẩn đạo đức, nhân văn, nhân quyền như lãnh tụ Park Chung Hee của họ. Đem các tử tù cho Mỹ giết giùm nhưng gây tội ác tuyệt chủng ở Việt Nam; đem đàn bà đi phục vụ lính Mỹ để lấy tiền phát triển kinh tế quả là những sáng kiến có một không hai, liệu mấy lãnh tụ dám làm? Thứ hai, Hàn Quốc mặc dù chia đôi nhưng chắc chắn không bị chia rẽ trong thống nhất như Việt Nam khi phải đối đầu với cả đám quân thánh chiến ngoài biên giới, sự phong tỏa cô lập, kìm hãm kinh tế của Mỹ và đồng minh mấy chục năm sau chiến tranh trong điều kiện kinh tế đã kiệt quệ hoàn toàn cũng như phải “nuôi” cả đám người vọng Mỹ, cả dân tộc với đa số tiểu nông, mù chữ hậu quả của chính sách “ngu dân”, sự phân hóa dân tộc, vùng miền là hệ lụy chính sách “chia để trị” ngàn đời nay… Thứ ba, thấy rõ là đến nay, bất chấp Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực phát triển quan hệ quốc tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy nội lực bên trong, nhưng hàng hoạt nhân tố vẫn nhăm nhăm “kìm hãm”. Đơn giản nhất đã thấy trong chuyến đi thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua đấy thôi, đám người Việt lưu vong đã đành, trong nước thì đám “zân chủ” đua nhau cầu cạnh Chính phủ Mỹ, Hàn Quốc quay trở lại cấm vận Việt Nam, không thông qua TPP, không đón tiếp cấp cao… chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thoái lui nhường quyền lực cho đám ô hợp này thì chúng mới thỏa chăng?. Một dân tộc luôn tìm mọi cách phá nhau, muốn dân tộc mình tối tăm vì đã theo Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy đuổi chúng ra khỏi chiếc bánh quyền lực trong sự hận thù điên cuồng thì trách ai? Chưa kể tư tưởng vọng ngoại ăn sâu thấm đấm, bao nhiều tiền của đầu tư cho “du học” nhưng phần lớn muốn hưởng thụ cuộc sống ở nước ngoài, chẳng muốn về nước để “chung vai gánh vác”. Tiền của một năm đốt bao nhiêu ngoại tệ cho du học và biến mất. Việt Nam đang trên con đường hội nhập và từng bước phát triển
Nhìn lại các cường quốc ngày nay cho thấy, phần lớn đều phát triển trên nền tảng “cướp bóc”, đè đầu cưỡi cổ dân tộc khác. Xứ Việt mình vốn được định hình trên bản đồ ở vị trí quá nhạy cảm, luôn là mục tiêu khát vọng chiếm giữ hàng đầu của các cường quốc, nên trải qua hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, suốt ngày chỉ lo chống chứ xâm chiếm, cướp bóc được của ai đâu. Bao nhiêu “tinh binh”, “tinh tú”, “anh hùng” bị đốt ngoài chiến lũy, chỉ còn đàn bà, trẻ nhỏ, phế binh hoặc thành phần cơ hội sót lại lấy đâu người phát triển đất nước và nhất là Việt Nam chưa có nhà… độc tài như Park Chung Hee. Tìm kiếm thêm thông tin về Hội Anh em dân chủ thì thấy có vẻ Hội này rất… vọng Mỹ, bài chế độ khá cực đoan, được điều hành bởi một số tù chính trị như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, nên lập luận của các bạn này cũng thực dễ hiểu!
Võ Khánh Linh(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)./.
ra khỏi vòng tranh tối tranh sáng
Có 4 sự kiện kế tiếp nhau gần đây tác động trực tiếp đến sự thay đổi trạng thái quan hệ Việt-Trung từ tranh tối tranh sáng ra ánh sáng. Đó là việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển; việc Bắc Kinh công bố mời thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN đồng thời thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên Biển Đông; và việc ASEAN không ra được tuyên bố chung về COC. Cuối cùng là hàng loạt hoạt động khiêu khích quân sự của phía TQ bắt đầu bằng việc phái những đoàn tàu đánh cá với sự yểm trợ của tàu vũ trang tràn vào vùng biển Đông, trong đó có đoàn 30 chiếc xuống tận vùng Trường Sa để "đánh bắt cá dài ngày"....Chưa hết, sẽ diễn ra một cuộc tập trận lớn có bắn đạn thật tại đây nay mai !!!
TQ tăng cường lực lượng trên Biển Đông |
Thế giới không thể lại mất cảnh giác trước những động thái quá lộ liễu của Bắc Kinh . Và hơn ai hết, người Việt Nam cần nhận rõ các thế lực hiếu chiến ở TQ đang đẩy trạng thái quan hệ Trung -Việt sang thời kỳ mấp mé bờ vực chiến tranh. Giờ đây hãy bớt suy nghĩ về TQ theo lô-gíc thông thường, mà hãy nghĩ đến thứ lo-gíc của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán; nó không đại diện cho nhân dân TQ mà chỉ đại diện cho bộ phận hiếu chiến của đất nước đông dân nhất thế giới này. Nó nhắc nhớ đến chủ nghĩa phát xít Hít le đã một thời gây bao tại họa cho nhân loại như thế nào. Qua cái cách mà Đặng Tiểu Bình đã "thiết kế" cuộc chiến tranh đẫm máu chống VN năm 1979, thì chiến tranh đối với TQ chỉ là một trò "diễn tập" của một đội quân đang ngứa ngáy chân tay và thừa súng đạn .
Đối với Việt Nam trước bối cảnh hiện nay, khẩu hiệu "4 tốt" và "16 chữ vàng" chỉ là một thứ bùa mê khiến một số kẽ cuồng tín mất cảnh giác và do đó bị bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Nó cần phải được lột bỏ khong thương tiếc. Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc không phải của một số ít người đứng ra làm việc riêng với đối phương; đó phải là sự nghiệp công khai của toàn dân tộc. Vậy hãy coi đây là thời cơ để dân tộc Việt Nam có thể thoái mái rũ bỏ tâm lý cả nễ nhập nhằng giữa bạn/thù, đồng chí/anh/em mà trong đó phần lợi bao giờ cũng thuộc về phía nước lớn khi họ có thể bịt miệng, trói tay chân nạn nhân để tha hồ đám đá mà người ngoài không hay biết . Đã đến lúc phải gọi đích danh "Trung Quốc" thay cho "nước lạ", "tàu lạ"....Từ điển không có từ "bạn xâm lược" mà chỉ có "kẻ thù xâm lược". Những ai không dám gọi đích danh kẻ thù thì không có đủ tư cách để lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm. Tại sao khi kháng Pháp chống Mỹ thì kêu goị dân chúng xuống đường, giờ chống TQ thì cấm dân biểu tình? Tại sao thành phần ưu tú (elit) của xã hội lại đi sau quần chúng ? Và tại sao có sự lẫn lộn trong quan niệm về yêu nước và phản động? Đây là những vấn đề cần sớm được giải tỏa để đưa đất nước vào trạng thái sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Đối với Việt Nam trước bối cảnh hiện nay, khẩu hiệu "4 tốt" và "16 chữ vàng" chỉ là một thứ bùa mê khiến một số kẽ cuồng tín mất cảnh giác và do đó bị bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Nó cần phải được lột bỏ khong thương tiếc. Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc không phải của một số ít người đứng ra làm việc riêng với đối phương; đó phải là sự nghiệp công khai của toàn dân tộc. Vậy hãy coi đây là thời cơ để dân tộc Việt Nam có thể thoái mái rũ bỏ tâm lý cả nễ nhập nhằng giữa bạn/thù, đồng chí/anh/em mà trong đó phần lợi bao giờ cũng thuộc về phía nước lớn khi họ có thể bịt miệng, trói tay chân nạn nhân để tha hồ đám đá mà người ngoài không hay biết . Đã đến lúc phải gọi đích danh "Trung Quốc" thay cho "nước lạ", "tàu lạ"....Từ điển không có từ "bạn xâm lược" mà chỉ có "kẻ thù xâm lược". Những ai không dám gọi đích danh kẻ thù thì không có đủ tư cách để lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm. Tại sao khi kháng Pháp chống Mỹ thì kêu goị dân chúng xuống đường, giờ chống TQ thì cấm dân biểu tình? Tại sao thành phần ưu tú (elit) của xã hội lại đi sau quần chúng ? Và tại sao có sự lẫn lộn trong quan niệm về yêu nước và phản động? Đây là những vấn đề cần sớm được giải tỏa để đưa đất nước vào trạng thái sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Đem đại nghiã thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo (2)
Liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo tại Biển Đông, cần nhắc lại rằng Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo và yếu so với Mỹ và TQ. Nhưng Việt Nam đã thắng (nếu không muốn dùng từ "đánh bại") Mỹ trong cuộc chiến tranh vệ quốc và hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, thì không có lý gì Việt Nam không làm được điều tương tự đối với TQ. Nguyên nhân đơn giản vì VN có chính nghĩa với tư cách người tự vệ chân chính. Nói vậy hoàn toàn không phải tuyên truyền mà là một quy luật của cuộc sống, quy luật của chiến tranh và hòa bình, quy luật của công lý. Chiến tích vẫn còn đó với nhiều đoàn quân xâm lược phương bắc.
Những diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy một phần sự tái hiện của quy luật nói trên. Bằng những hành động hiếu chiến và trắng trợn trên Biển Đông, các thế lực hiếu chiến bành trướng bá quyền đang gây nỗi khốn khổ cho dân chài Việt Nam, nhưng cũng đang tự phô bày chân tướng của chúng trước ánh sáng của công luận trong nước và quốc tế. Những ngày qua dư luận quốc tế đang chuyển mạnh từ chỗ chưa nhận rõ chân tướng và ý đồ bành trướng bá quyền Trung Hoa hoặc đánh lộn sòng "các bên tranh chấp" sang chỗ ủng hộ VN, Philipine và ASEAN. Thượng nghi sĩ Mỹ John. Mc Cain đã lên tiếng cảnh báo đó là hành động "khiêu khích thái quá đối với Việt Nam " trong khi Thượng nghị sĩ Jim Webb vừa đề nghị Bộ Ngoai giao Mỹ điều tra về sự vi phạm luật pháp quốc tế của TQ tại Biển Đông (3). Về phần mình, dư luận ASEAN đã trở nên cảnh giác hơn trước âm mưu "chia để trị" của Bắc Kinh. Đặc biệt bên trong nội bộ TQ đã xuất hiện trào lưu phản đối chủ trương độc chiếm Biển Đông từ những ý kiến cá biệt đến tiếng nói chung trong giới trí thức, nhà báo và cả quan chức TQ. Giáo sư Hà Quang Hộ cho rằng “Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (Biển Đông) được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi”. Biên tập viên THX Chu Phương lên tiếng phản bác cái gọi là thành phố Tam Sa "không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”, v.v... (4)
Những biểu hiện trên đây báo hiệu xu thế hình thành một phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, công lý giữa nhân dân các nước Trung Quốc,Việt Nam, ASEAN và thế giới trong một ngày không xa. Đó là điều tương tự đã xảy ra trong quá trình chiến tranh chống Mỹ của nhân dân VN giữa thế kỷ trước. Nó cho thấy Việt Nam không bao giờ đơn độc trong các cuộc kháng chiến cứu quốc của mình. Và đó là yếu tố quyết định giúp người Việt Nam đi tới thắng lợi cuối cùng. Dân tộc Việt Nam không mong muốn chiến tranh, nhưng không bao giờ khuất phục trước các thế lực hiếu chiến xâm lược. Đó là thông điệp của người Việt Nam muốn chuyển đến tất cả các bên liên quan và thế giới./.
Chú thích:
(1) Báo TT ngày 25/7/2012
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)