Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Trich Tieu thuyet cua TN:



NHỮNG GHI CHÉP Ở TẦNG THỨ 14 [chương 3]

Đã đăng: [chương 1-2]

3.

Để trang bị cho sự hiểu biết về đất nước này, trước khi đến đây tôi đã nghiên cứu các tài liệu qua sách vở và trên internet, đồng thời tôi cũng ôn lại những kiến thức mà cha tôi đã truyền đạt mỗi khi tôi có dịp trò chuyện với ông.
Việt Nam là một cường quốc về thơ!
Cha tôi khẳng định rằng có vô số người đã khẳng định chắc nịch như vậy. Trong số đó có một ông quan, kiêm thi sĩ, năm ngoái tuyên bố trong cuộc hội nghị văn hoá cấp trung ương. Khi nói, ông quan thi sĩ vung hai tay lên trời thành một vòng tròn, đầy tính biểu tượng và quyền lực.
“Thơ của chúng ta, thi ca của đất nước chúng ta, là phải có âm thanh vừa lả lướt, vừa dịu dàng, mà phải vừa cuồn cuộn, vừa vang rền! Tư tưởng thì phải cao vời, phải thanh thoát, mà chấn động lương tri, mà lay chuyển tâm thức của toàn thể nhân loại! Đó là tầm cao của Đại Việt Thi!”
Cử toạ vỗ tay tán thưởng câu nói đó suốt cả 10 phút, cũng vang rền tương xứng với lời ông nói. Sau này, tuyên ngôn đó được đưa vào dự thảo hiến pháp, và có hơn nửa dân số khắp nước, giới bình dân cũng như giới hàn lâm, đều bỏ phiếu tán đồng trong những cuộc họp tổ dân phố.
Điều đáng nói là mọi tài liệu quan trọng và khả tín mà tôi tìm được đều cho rằng ở đây có vô số những con ma thi sĩ.
Việt tộc sống bằng gạo, thịt, cá mắm, rau cỏ, và bằng thơ!
Họ làm thơ từ lúc còn bí mật hoạt động cách mạng ở trong hang, cho đến khi cách mạng thành công, thì vừa tiếp tục làm thơ vừa nghiên cứu và thực hiện mọi chính sách của quốc gia trên các cao ốc chọc trời phải đi lên bằng thang máy.
Ca ngợi lãnh tụ và chính phủ, họ làm tụng ca.
Chống quân xâm lược và kêu đòi dân chủ, họ vừa xuống đường vừa làm thơ.
Ôm hận nằm trong ngục tối chờ ngày thay đổi vận nước, họ làm “ngục thi”.
Đám cưới, đám tang thì thi ca phục vụ cho việc hiếu hỉ.
Đi giải quyết sinh lý xong thì họ làm thơ thiền để cho tâm hồn thanh thản.
Mách qué với hàng xóm thì làm thơ tự trào.
Nỉ non với vợ thì làm thơ tự thán.
Nếu kẹt đạn, chưa tìm ra tứ thì chỉ cần mua tờ báo, đại loại như tờ “Công An” chẳng hạn, là sẽ có dư cảm hứng để làm thơ chống tham nhũng.
Thi ca vô cùng quan trọng với đời sống của người Việt ở mọi mặt, đặc biệt là ở mặt tâm linh và đạo đức. Ngày nay, thơ từ từ biến mất trên các tờ báo giấy nhưng lại chiếm lĩnh các diễn đàn trên mạng.
Trong chương 2 của cuốn cẩm nang “Những ứng dụng của thi ca”, một tài liệu tuyệt mật nằm trong thư khố của quốc gia mà tôi may mắn đọc được, có tiết lộ thế này:
“Muốn nguyền rủa, trù ếm một kẻ nào, hay một gia tộc nào, hay một tổ chức nào ư? Hãy biến cái mong ước cháy bỏng ấy thành một bài thơ trên giấy, chờ đến sau nửa khuya, chính xác là 00:00:01 AM, đi lên một cây cầu có vị trí ở gần đối tượng nhất, đốt tờ giấy có bài thơ ấy thành tro, rồi uống cái mớ tàn tro ấy với một ngụm rượu trắng, rồi quay mặt về hướng đối tượng, khấn 9 lần điều mình muốn xảy ra với đối tượng, rồi đái xuống sông đúng 13 giọt nếu mình là nam, và 27 giọt nếu mình là nữ. Rồi về. Đêm đó không được ngủ. Nếu là nam thì phải nằm sấp, nữ thì nằm ngửa, vừa thì thầm đọc lại bài thơ, vừa tự xoa vuốt mình, toàn thân, suốt đêm.”
Kẻ thù sẽ tiêu tùng trước khi mình chết. Chắc chắn vậy.

*

Theo các tài liệu mà tôi nghiên cứu lâu nay, hai nhà thơ Việt lớn nhất của thời hiện đại được nghiên cứu rộng rãi và đưa vào chương trình giáo dục là một lãnh tụ và một tay cuồng sĩ rách rưới sống với lũ chuột cống ngay trên các vỉa hè ở Sài Gòn.
Tôi có xem hình họ chụp. Ông lãnh tụ mắt sáng như sao, trán rộng, hơi hói, mặt gầy choắt nhưng quắc thước với bộ râu lưa thưa dưới cằm. Ông cuồng sĩ thì chỉ để lộ ra một cái răng khôn duy nhất, chiếc răng vừa mọc ở tuổi 90, khi ông nở nụ cười móm mém. Ông đeo quanh người 109 cái bàn chải đánh răng, có hầu hết các thương hiệu trên thế giới, có hầu hết các chủng loại dành cho mọi loại răng, và đủ mọi màu sắc, để làm vệ sinh cho chiếc răng duy nhất này.
Quy luật của thế giới thi ca cũng không khác gì những quy luật của cuộc đời thật, nghĩa là phải có kẻ mạnh làm đại ca và kẻ yếu để sai vặt.
Hồi cuối thiên niên kỷ trước, hai thi hào bày cuộc thi thố với nhau bằng thơ để phân cao thấp. Họ hẹn ngày và tổ chức cuộc thi tài công khai ở bên một cái hồ sen tại Văn Miếu của thủ đô Hà Nội, có phát truyền hình trực tiếp và cho phép giới báo chí quốc tế dự khán.
Luật của cuộc thi là mỗi người thay phiên nhau làm một bài thơ về bất cứ điều gì nảy ra trong đầu họ. Phải làm thật nhanh, thật độc đáo, thật sáng tạo.
Mỗi người ngồi ở một đầu chiếc bàn rộng, ở giữa là cái đồng hồ tính giờ như trong các cuộc thi đấu cờ tướng quốc tế. Hội đồng trọng tài gồm có 3 bậc trí giả khả kính về tư cách, và am tường về thi ca và văn hoá: một người Hoa, một người Nga, và người cuối cùng, cũng là trọng tài chính, là người Việt, ông này là Uỷ viên bộ Chính trị, phụ trách về văn hoá và tư tưởng. Quy trình thi cũng khá giống như các cuộc thi đấu cờ. Người này xướng lên một bài thơ xong thì bấm giờ, tới phiên người kia đáp trả bằng bài thơ của mình, rồi bấm giờ. Cuộc đấu bất phân thắng bại, kéo dài từ 8 giờ sáng đến xế chiều không ngưng nghỉ, chỉ thỉnh thoảng có người mang nước sâm lên cho hai đấu thủ uống lấy sức và mang bô cho họ đái, tất nhiên là uống vào và đái ra tại chỗ. Khi đái thì có người giúp, dùng một tấm vải nhiễu đỏ để che lại. Dăm phút lại có người giúp lau những giọt mồ hôi rịn ra trên hai gương mặt căng thẳng.
Sau cùng, ông lãnh tụ, tay chỉ vào mặt đối thủ, miệng chiếu bí ông cuồng sĩ bằng một bài thơ chỉ có 3 chữ nhưng ý tưởng thì vô cùng mênh mông, sâu thẳm, và quyết liệt, như một đường kiếm của sát thủ bậc thầy. Bài thơ như thế này:
“cương là ngủm”
Ông cuồng sĩ ngay lập tức phun nước bọt, quẹt tay chùi mép, rồi xướng lên một bài thơ 2 chữ để phản đòn:
“củ buồi”
Ông lãnh tụ ú ớ trong giây lát, nhưng vẫn làm kịp một bài thơ, buông ra chỉ một chữ sắc nhọn:
“ngủm”
Dứt lời, ông rút súng bắn gãy cái răng duy nhất của đối thủ. Xong, ông ra lệnh cho các đồng chí thuộc hạ tống ông này vào trại cải tạo.
Các trọng tài tuyên bố cuộc thi đấu chấm dứt ở đó. Họ tròng vòng hoa vào cổ ông lãnh tụ. Cả nước mở hội ăn mừng, pháo hoa bắn rực trời suốt 5 đêm.
Ông cuồng sĩ không bao giờ được chạm tới giấy bút, rượu, và mãi mãi bị cấm đi lên bất cứ cây cầu nào. Người ta không cho phép ông, họ canh giữ, theo dõi nghiêm ngặt. Họ sợ ông báo thù bằng một cuộc đi đái. Sợ, trong một đêm quạnh quẽ nào đó, ông lặng lẽ vén quần, nhỏ xuống mặt nước dưới cầu đúng 13 giọt, như tài liệu tôi đã dẫn ở trên.
Không còn cái răng nào, 109 cái bàn chải răng trở nên vô dụng. Ông viết một di chúc bằng thơ, hiến tặng 109 cái bàn chải răng cho viện Bảo tàng Văn hoá Dân tộc. Ngày nay, 109 cái bàn chải răng và tờ di chúc được đặt vào những cái hộp làm bằng gỗ trầm hương, lót đáy bằng nhung đỏ, trưng bày trong dãy tủ kính. Người ta cài đặt hệ thống an ninh điện tử hiện đại nhất để bảo vệ chúng. Những hiện vật này trở thành di sản quý giá của quốc gia.
Sau khi thi-cuồng-sĩ qua đời ở tuổi 102 vì một thứ bệnh xã hội có tính truyền nhiễm cao, chính phủ trưng cầu dân ý cách xử lý cái di hài của ông: nên ướp xác bỏ vào lồng kính cho nhân dân chiêm ngưỡng thờ cúng hay thiêu đi rồi rải tro ra khắp các miền trên đất nước như sở nguyện lúc ông còn sinh tiền? Cuộc trưng cầu dân ý bất thành do không có sự đồng thuận. Sau cùng, không ai biết được điều gì xảy ra với cái di hài đã từng 39 kg bị sụt xuống còn 37,5 kg của ông. Đó lại là một trong những bí mật quốc gia, chỉ dăm người có thẩm quyền được biết, và vĩnh viễn không bao giờ được tiết lộ với nhân dân.
Vị thi sĩ kiêm lãnh tụ qua đời trong lặng lẽ sau đó một năm, nguyên nhân không rõ. Trước đó, ông bị đám đệ tử truất phế một cách êm thắm. Dù rất nỗ lực chuộc lại lỗi lầm với chế độ nhưng ông vẫn thất sủng với những kẻ mới thay thế ông — bọn thi sĩ hậu sinh, tập tành gieo vần bằng các chương trình do máy vi tính xử lý — và ông bị tước hết mọi danh vị mà ông từng có; tất nhiên ông không còn chút quyền lực nào. Không còn ai có quyền nhắc hay nhớ đến ông, dưới mọi hình thức. Người ta tháo bỏ mọi công trình, tượng đài khắc hoạ về chân dung và cuộc đời ông. Cả những bài thơ đã từng được xem như châu ngọc của nền văn chương Việt và được đưa vào chương trình giáo dục cũng bị xoá bỏ trong đợt cải tổ giáo dục lần thứ 28. Tuy nhiên, trong giới văn nghệ under-ground, người ta vẫn thầm lặng tổ chức những buổi tưởng niệm và đọc thơ của hai ông, như một cách thế thể hiện tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc.
Người ta cũng giấu biệt việc cái thi hài 79 kg của ông được xử lý như thế nào. Đó lại là một bí mật quốc gia khác. Kẻ nào nhắc tới ông, kẻ ấy vừa phạm một trọng tội, dù cái tội đó không có trên bất cứ một văn bản luật pháp nào.

(Còn tiếp)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

THE GIOI BA DAO:



Khả năng đụng độ giữa TQ với láng giềng

B..
TQ mới đây đã bổ sung hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cho sức mạnh hải quân.
Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng trở nên hung hăng hơn, báo The Economist của Anh số ra hôm 4/5/2013 bình luận.
Trong bài blog có tựa đề "Thunder out of China", mục cột báo Banyan chuyên phân tích về tình hình chính trị và văn hóa Á châu điểm lại ba cuộc xung đột gần đây nhất của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng liên quan tới vấn đề lãnh thổ, lãnh hải.
Mới nhất là vào 26/4/2013, Trung Quốc đòi Philippines "rút toàn bộ công dân và các cơ sở" khỏi một số đảo và bãi san hô ở Biển Đông, trong đó có những nơi Philippines đã hiện diện từ hàng thập niên qua.
Cũng trên biển, Nhật Bản nói các tàu hải giám của Trung Quốc ngày ngày lượn lờ quanh khu vực đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Và cuối cùng là vụ việc trên bộ với Ấn Độ, mà theo đánh giá của The Economist là vụ gây nhiều ngạc nhiên nhất.
Ấn Độ nói binh lính Trung Quốc vào ngày 15/04/2012 đã dựng trại lấn tới 19km vào bên kia "đường kiểm soát thực tế" (LAC) vốn phân chia Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ với Trung Quốc do hai nước chưa đạt được thỏa thuận biên giới.
Tất cả những vụ trên, Trung Quốc đều nói rằng họ chỉ đáp trả sự khiêu khích mà thôi.
Điều đó khiến các nước láng giềng lo sợ, The Economist bình luận.

TRANH CHẤP ĐA PHƯƠNG

Đầu tháng Tư, tàu cá Trung Quốc đã mắc cạn ở rặng san hô Tubbataha của Philippines, nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
Trong vấn đề Biển Đông, việc Trung Quốc đòi Philippines rút người là sự phản ứng trước việc Manila đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trung Quốc đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng cho dù luật biển có đưa ra các quy định về các vùng nước và các khu đặc quyền kinh tế quanh các đảo, nhưng không hề nói gì về chủ quyền đối với các vùng đó. Và đó là vấn đề mà Trung Quốc tỏ ra muốn áp đặt quan điểm riêng.
Bên cạnh các cuộc khẩu chiến với Philippines, tuần rồi Trung Quốc bắt đầu cho tàu du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tranh cãi giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam là một trong những tranh chấp thường trực nhất ở vùng biển này.
Nhưng hồi cuối tháng Ba, Bắc Kinh cũng gây thù chuốc oán với Brunei và Malaysia khi gửi một đội tàu hải quân tới nơi hai nước này tuyên bố chủ quyền, ở cực nam của "đường chín đoạn" mà Trung Quốc nói một cách mù mờ là đã xác lập chủ quyền từ hồi thập niên 1930.

CÃI CỌ SONG PHƯƠNG

Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật Bản đeo bám nhau trên Biển Hoa Đông hôm 23/4/2013
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã cho tàu tuần tiễu quanh khu đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm phản ứng trước những hành động mà Bắc Kinh cho là mang tính khiêu khích của Tokyo.
Nhật đã phớt lờ cảnh báo chớ có "quốc hữu hóa" ba trong số các hòn đảo ở nơi này khi mua đảo từ tay một chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng Chín năm ngoái.
Gần đây hơn, hồi cuối tháng Tư, mười tàu Nhật chở chừng 80 nhà hoạt động hữu khuynh tiến về phía các đảo, và các thành viên nội các Nhật đã khiến Trung Quốc giận dữ khi tới viếng thăm đền tưởng nhớ chiến sỹ trận vong Yasukuni, nơi một số tội phạm chiến tranh cũng được thờ tự.
Phản ứng của Trung Quốc là lặp lại rằng Điếu Ngư là một trong những "lợi ích cốt lõi", là những vấn đề mà nếu bị đẩy quá, Trung Quốc sẽ đi tới chiến tranh, giống như các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng.
Trong trường hợp Ấn Độ, có hai vùng biên giới bị gây hấn.
Ở phía đông, Trung Quốc đã chiếm trong một thời gian ngắn một phần của nơi mà nay thuộc bang Arunachal Pradesh, nằm phía nam Tây Tạng, trong một cuộc chiến đẫm máu hồi 1962.
Ở phía tây, cao nguyên Aksai Chin có diện tích tương đương với Thụy Sỹ bị Trung Quốc chiếm, nhưng Ấn Độ nói đó là một phần của Ladakh.
Ở cả hai vùng biên này, các đội tuần tra của cả hai nước thường xuyên đi vào nơi mà bên kia coi là thuộc lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, họ không dựng lều trại như những gì binh lính Trung Quốc đã làm trong lần xâm nhập vừa rồi, cũng là vụ đối đầu lớn nhất giữa hai bên trong vấn đề đường biên kể từ 1986 trở lại đây.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từng cáo buộc lẫn nhau xâm nhập lãnh thổ
Sau đó, hai bên đã đồng ý gác lại tranh cãi nhằm tập trung vào việc xây dựng quan hệ thương mại và các mối liên hệ khác.
Tất nhiên Trung Quốc bác bỏ cáo buộc vi phạm biên giới thực tế, và nói binh lính của họ không hề vượt qua LAC, và rằng họ cảm thấy bị khiêu khích.
The Economist dẫn lời Ajai Shukla, một phân tích gia quốc phòng Ấn Độ, nói rằng quân đội Ấn Độ đã thực hiện điều mà ông gọi là "làn sóng thứ ba đối với biên giới Trung-Ấn".
Hai lần trước đó là vào hồi cuối thập niên 1950, dẫn đến cuộc chiến 1962, và hồi 1986, dẫn tới tình trạng bế tắc hiện thời.
Nay, ông Shukla nói, lại một lần nữa Ấn Độ đã hiện diện "dày đặc" tại Arunachal Pradesh và Aksai Chin, với nhiều binh lính hơn, nhiều vũ khí và cơ sở hạ tầng hơn.
Trung Quốc có thể cho là Ấn Độ đang tận dụng sự non kém kinh nghiệm của dàn tân lãnh đạo Trung Quốc, vốn mới lên nắm quyền từ tháng Mười Một năm ngoái, qua đó gây áp lực lên Trung Quốc trên các mặt trận khác.

NHỮNG MỐI ĐE DỌA

Nếu xét một cách đơn lẻ, các hành động của Trung Quốc có thể coi như những phản ứng trước những áp lực khác nhau.
Nhưng kết hợp lại với nhau, chúng tạo nên hai mối nguy, The Economist nhận xét.
Thứ nhất, The Economist viết, chúng khiến Trung Quốc như đang có chiến dịch nhằm xác lập "những thực tế mới thực địa" (hay trên biển), nhằm củng cố vị trí của mình trong các cuộc đàm phán hoặc xung đột sau này.
Nhưng nhiều khả năng chúng lại thể hiện điều đối nghịch: đó là những người nắm chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang thiếu khả năng đưa ra một cách ứng xử có phối hợp, kín kẽ trước những khiêu khích xảy ra cùng lúc.
Thay vì đối phó với từng đối phương một thì Trung Quốc lại đang thách thức toàn bộ cùng một lúc. Và điều đó khó làm cho người ta nghĩ khác về thái độ hung hăng của một cường quốc đang nổi.
Mối nguy thứ hai là nguy cơ xảy ra xung đột. Cả Trung Quốc lẫn các nước khác có liên quan đều không muốn các cuộc cãi cọ này dẫn tới tình trạng bạo lực. Nhưng luôn có nguy cơ là một vị chỉ huy địa phương có thể sẽ tính toán sai, dẫn tới việc leo thang căng thẳng ở mức không lường trước được.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không thể tin được:


Đổ lỗi khách quan, nói một đằng làm một nẻo, NGUYỄN TRÍ HUÂN muốn gì ?.

Nhà văn  TRƯƠNG VĨNH TUấn:
BĐX được rất rất nhiều bạn đọc gọi là nhà văn, vì vậy, rất tự tin xác tín với cộng 3đồng dân Việt Nam, Bà là một nhà văn, tuy không phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Vừa đây, ban Trịnh Bảo Châu có gửi cho bài viết của nhà văn Trương Vĩnh Tuấn, nguyên Phó tổng biên tập báo Văn nghệ viết về nhà văn Nguyễn Trí Huân, đương kim Tổng biên tập báo Văn nghệ.
Đọc xong thì thấy, ở cái thời buổi nhiễu nhương, đất nước đang lâm vào tình cảnh nguy ngập, nguyên do là do các ông, các bà  lãnh đạo mà ra. Do vậy, hai ông lãnh đạo ở báo Văn nghệ, thuộc loại cộng sản nhơ nhỡ này, tung quần ra chửi nhau, kể cũng có giá trị giải trí khuây khỏa.
Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn có thể chửi đúng, nhưng riêng cái đoạn chửi ông Huân xóa bỏ khẩu hiệu trên đầu trang nhất mỗi số báo Văn nghệ
“vì tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội” 
“Ai là kẻ thường xuyên và cho in dày đặc không chọn lọc tác phẩm của những kẻ đã một thời theo giặc chống lại tổ quốc ? Ai là kẻ tiếp sức cho các luận diểm nói xấu chế độ ? Ai là kẻ đã từng in “Làng quê thì mênh mông” gây quá nhiều tai tiếng ?”
thì thấy nội dung phê này không đúng, không văn nhân (nhà văn) một chút nào. Mời bạn đọc đọc toàn văn bài viết chửi của ông Nhà văn Hội viên Hội nhà văn Việt Nam này.
BĐX
Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn
Nhà văn Trương Vĩnh Tuấn


Kỉ niệm 65 năm báo Văn Nghệ ra số đầu tiên , hi vọng nhân dịp này người chèo lái sẽ nhìn thấy những yếu kém của mình trong gần chục năm chèo lái , (kẻ đã làm ô uế tờ Văn Nghệ với những mưu đồ nham hiểm , những toan tính hèn hạ , và những vụ lợi thấp hèn) . trong tất cả các văn bản tôi gửi tới các cơ quan chức năng đều đã nói rõ việc này nên không nói lại để khỏi mất thời giờ của người đọc.
Song không ! suốt cả bài diễn văn không hề có một chữ nào về yếu tố chủ quan của người điều hành , mà là “ trong cơ chế thị trường báo Văn Nghệ phải đối mặt với một thực tế , số công chúng tìm đến văn chương ngày càng ít đi so với các loại hình giải trí khác , đặc biệt là xự xuất hiện của báo điên tử và văn chương mạng ”.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân
Nhà văn Nguyễn Trí Huân
Đây là một đánh giá sai lầm và coi thường độc giả báo Văn Nghệ. Trước hết vì luôn cho rằng đây là một loại hình giải trí nên không bằng các loại hình giải trí khác nên trong suôt thời gian dài với lối tư duy như vậy ông Huân đã khiến đông đảo bạn đọc quay lưng lại với tờ Văn Nghệ . Ông chủ tịch hội đã phải đính chính cho ông rằng “báo Văn Nghệ là một giá trị văn hóa ” giá trị này được các tổng biên tập trước ông luôn gìn giữ và phát triển .
Xin thưa ! Có thể trong mặt bằng báo giấy có những tờ mang tính thông tấn sẽ bị ảnh hưởng bởi báo mạng . song riêng báo văn chương , đặc biệt là báo Văn Nghệ thì sự ảnh hưởng này là nhỏ . Bạn đọc báo Văn Nghệ tìm đến báo là tìm đến một giá trị nhân văn , một tầm tư tưởng mang tính thời đại  . Chỉ có ông đã biến tờ Văn Nghệ thuộc loại hình giải trí  phục vụ những ý đồ của ôngg .Và ông đổ cho “đặc biệt là sự xuất hiện của báo điện tử và văn chương mạng” ơ kìa mỗi loại hình báo chí đều có chức năng riêng không thể đổ lỗi cho các loại hình báo chí khác cướp mất bạn đọc của mình , ông học kiểu lu loa này ở đâu thế . Như vậy có nghĩa đó là nguyên nhân chính để số lượng và chất lượng báo Văn Nghệ xuống dốc một cách thê thảm , chứ ông chả có lỗi gì phải không ? Khoản trí trá này ông quá giỏi . Chẳng trách trong vụ kiểm tra thuế năm 2008 ông đã tung hỏa mù làm sai lạc hoàn toàn bản chất sự việc . khi bản kết luận thuế không đúng ý đồ ông đã lén lút kí và im re luôn cho tới bây giờ . Tôi cũng phải nói thêm điều này : Ông là người gián tiếp gây ra vụ tai nạn cho chị Tạ Kim Liên nếu ông không quá o ép đối với chị , ông và các đời sau của ông sẽ phải trả giá cho việc làm thất đức này.
Tôi muốn nói tới năm bài học mà ông tự hào là mình đã rút ra trong quá trình làm báo .
Nếu tôi không nhầm thì năm bài học này là huấn thị của các cơ quan quản lí là những nguyên lý bất biến đã được truyền từ nhiều thế hệ làm báo Văn Nghệ chứ không phải đợi đến dịp 65 năm này ông Nguyễn Trí  Huân mới đúc rút .
Thế  nhưng ai là kẻ đã đòi xóa bỏ dòng chữ “vì tổ quốc vì chủ nghĩa xã hôi” in trên đầu trang nhất của báo ? Ai là kẻ thường xuyên và cho in dày đặc không chọn lọc tác phẩm của những kẻ đã một thời theo giặc chống lại tổ quốc ? Ai là kẻ tiếp sức cho các luận diểm nói xấu chế độ ? Ai là kẻ đã từng in “Làng quê thì mênh mông” gây quá nhiều tai tiếng ? Ai là kẻ thóa mạ các nhà khoa học trong vụ Bauxit ?
Một việc nữa tôi muốn cảnh cáo ông khi ông một lần nữa cho rằng dòng chữ : Vì tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội in ở đầu trang nhất chỉ là logo . Đây là nhận thức sai lầm và đặc biệt nguy hiểm , lần nữa tôi nhắc để ông hiểu đây chính là tôn chỉ mục đích của tờ báo , xin ông nhập tâm cho .
 Và còn nhiều tội lỗi ghê tởm khác trong việc xử dụng sai mục đích đầu tư của nhà nước , trốn thuế , giả mạo chứng từ chi tiêu . đề bạt cánh hẩu , vơ vét cá nhân để mặc đời sống anh em nheo nhóc ,làm tổn hại truyền thống và tài chính với báo .
Ông không hề ân hận về những tội lỗi gây ra cho tờ báo . Thiết nghĩ ông là kẻ vô liêm sỉ .
 Trương Vĩnh Tuấn 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ viết cho trẻ con:




CẦU VÀ ĐƯỜNG (Thơ đọc ngày 1-6)


Con đường cứ dài giọng
Mà dè bỉu cây cầu:
- Vì có tao đến trước
Mày ăn theo, đến sau!

Cầu làm thinh nghĩ ngợi:
Biết có phải thế không?
Hỏi mây, mây lơ đãng
Cầu đi hỏi dòng sông.

Sông đang mùa nước cạn
Uể oải đáp lời cầu:
Tôi ở đây ngàn thuở
Có kể gì trước sau!

Rồi một đêm thác lũ
Nuớc dâng ngập núi đồi
Cuốn cây cầu đi mất
Con đường hoá đứt đôi.

Thế rồi từ ngày ấy
Trên đường không người đi
Con đường cô đơn lắm,
Nhưng nó chẳng biết gì!

Chỉ có bố tôi biết
Thói đố kị đáng thương.
Vì bố tôi công tác
Ở công ty Cầu – Đường!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Van hoa xa hoi ba dao:



‘Giả ngu” ăn tiền kinh điển như Lê Hoàng

Dừng chân ở liveshow 6 – Bước nhảy hoàn vũ 2013, diễn viên Hòa Hiệp chê Lê Hoàng là “stupid” (ngu ngốc), nhưng liệu đạo diễn này có “ngu thật”?
Trong một bài đúc kết về các chiêu tạo scandal trên truyền hình thực tế, Lê Hoàng từng được ví là một thế lực làm nên thành công cho một chương trình. Quả thật đúng, vì ít ai có tài “hứng đá” dư luận tài tình như anh.
Trên truyền hình, Lê Hoàng là nhân tố khiến người xem “tức anh ách”. Bao giờ anh cũng đóng vai ác. Người ta cho 9, cho 10, anh cho 6, cho 7 điểm. Người ta bảo hay, anh bảo dở. Dù đôi lúc anh cũng chẳng thể cắt nghĩa cái hay, cái dở của thí sinh trong chương trình cụ thể ra sao.
Dừng chân ở liveshow 6 – Bước nhảy hoàn vũ 2013, diễn viên Hòa Hiệp ngay lập tức thể hiện thái độ bức xúc với dàn ban giám khảo, đặc biệt là đạo diễn Lê Hoàng. Nam diễn viên này thẳng thừng tuyên bố:
Dừng chân ở liveshow 6 – Bước nhảy hoàn vũ 2013, diễn viên Hòa Hiệp chê Lê Hoàng là stupid, ngu ngốc.
“Nếu nhận xét chuyên môn làm cho Hòa Hiệp phục thì Hòa Hiệp sẽ phục, còn đằng này… Xin lỗi cho Hòa Hiệp nói là “stupid”, làm đạo diễn để làm gì mà không biết bộ phim về con mèo đi hia, nhân vật con mèo đi hia như thế nào. Đó là một nhân vật dễ thương… Như vậy cũng gọi là đạo diễn và ngồi trên cái hàng ghế nóng BGK được sao?”.
Tất nhiên nhân vật bị Hòa Hiệp chê là “stupid” (ngu ngốc) ở đây không ai khác chính là Lê Hoàng. Thế nhưng, chưa ai dám khẳng định Lê Hoàng “stupid” thật. Bởi đạo diễn này nổi tiếng là người khéo giả vờ.
Trong liveshow 7 Cặp đôi hoàn hảo 2013, Lê Hoàng cũng rất khéo gây bức xúc cho Mỹ Lệ khi “tương” ngay cho phần thi của ca sĩ này điểm 7, trong khi ba giám khảo còn lại nhất loạt giơ điểm 10.
Công bằng mà nói, tiết mục Người ở người về của cặp Khương Ngọc – Mỹ Lệ trong liveshow 7 được xem là khá hoàn hảo. Cái cách chơi nổi của Lê Hoàng đúng là khiến người ta dễ “ức chế”.
Chẳng thế mà Mỹ Lệ đã có phát ngôn “chói tai”: “Thú thật, tôi cũng không hiểu tạo sao anh ấy (Lê Hoàng) lại nhận xét bài hát khó nghe và cho một số điểm khó hiểu như vậy, trong khi Người ở người về có giai điệu khá đơn giản và nhẹ nhàng.
Xin lỗi chứ giám khảo tuần vừa rồi cho điểm đã buồn cười thì tuần này lại rất là buồn cười. Tuần vừa rồi thì cãi nhau ra mặt, còn tuần này thì không ai nói gì thì lại cho điểm không liên quan và lên bờ xuống ruộng”.
Trong liveshow 6 Cặp đôi hoàn hảo 2013, ca sĩ Thảo Trang đã nóng mắt vì cách cho điểm của Lê Hoàng.
Đáp lại những lời lẽ đầy bức xúc của Hòa Hiệp hay Mỹ Lê, Lê Hoàng chẳng thèm chấp. Nếu có nói anh cũng khẳng định “anh không say” và số điểm chính là ý kiến cá nhân của anh đối với từng tiết mục.
Rất biết cách dìm thí sinh, đó là khả năng trời phú cho Lê Hoàng. Trước đó, cũng ở Cặp đôi hoàn hảo 2013, trong liveshow 6, ca sĩ Thảo Trang đã “nóng trong người” vì cách cho điểm của Lê Hoàng.
Cô tỏ ra không “tâm phục khẩu phục” ban giám khảo: “Chỉ nhìn vào bảng điểm là thấy không có sự công tâm của cả Lê Minh Sơn và Lê Hoàng, chúng tôi hát đâu có tệ và sai chỗ nào, một tiết mục khá hoàn hảo như vậy mà đều cho điểm 7 thì có phải là cố tình dìm chúng tôi? Chính khán giả ở phim trường cũng như xem qua ti vi đều nhìn thấy rõ điều này”.
Tại sao tôi phải sợ “búa rìu dư luận” trong khi bản thân tôi cũng là một thứ “búa rìu”? Phát ngôn bất hủ này của Lê Hoàng là bằng chứng sát thực nhất cho vị thế hiện tại của đạo diễn này trên truyền hình.
Ở đâu có Lê Hoàng, ở đó có những cuộc “ném đá tập thể” vào vị đạo diễn này. Để người ta yêu là rất khó. Nhưng để toàn thể đồng loại ghét mình lại càng khó hơn. Mà Lê Hoàng lại là một tài năng trong việc chọc tức dư luận.
Những năm gần đây, ở tất cả các chương trình truyền hình thực tế hot, Lê Hoàng đều có chân trong ban giám khảo. Những nhận xét mỉa mia, châm trọc và thậm chí có phần phũ phàng của anh luôn khiến các thí sinh phát khùng.
Trong mùa đầu tiên của Cặp đôi hoàn hảo, ca sĩ Minh Quân từng thốt lên: “Ông trời mới hiểu được Lê Hoàng chấm điểm”. Những bức xúc của Minh Quân khởi nguồn từ nhận xét bất nhất của Lê Hoàng dành cho tiết mục Dẫu có lỗi lầm của anh và diễn viên Lê Khánh.
Minh Quân thẳng thừng cho rằng Lê Hoàng không đủ tiêu chuẩn để chấm anh hát: “Cách nhận xét của ban giám khảo khiến những người không phải thí sinh cũng cảm thấy thất vọng. Không biết ban tổ chức có nói rõ tiêu chí của cuộc thi với các giám khảo không.
Tôi thấy giám khảo như đang chấm các cuộc thi hát trên truyền hình. Nếu như vậy thì họ không đủ tiêu chuẩn để chấm giọng hát hay mà phải mời nghệ sĩ nhân dân hay nghệ sĩ ưu tú…”
Cũng ở Cặp đôi hoàn hảo 2011, Đàm Vĩnh Hưng đã không ít lần “lên cơn nóng giận” khi đạo diễn Lê Hoàng cho cặp đôi của anh điểm kém triền miên. Đỉnh điểm là trong đêm bán kết, Đàm Vĩnh Hưng khoe hình vẽ trái tim bị mũi tên xuyên trên cánh tay, cùng với tên của đạo diễn Lê Hoàng. Khi được hỏi về ý nghĩa của hình vẽ, Đàm Vĩnh Hưng nói mát: “Rất là yêu, yêu lắm đó nha”.
Ở Cặp đôi hoàn hảo 2011, Đàm Vĩnh Hưng đã không ít lần lên cơn nóng giận khi đạo diễn Lê Hoàng cho cặp đôi của anh điểm kém triền miên.
Những trận bão càn quét trong mùa truyền hình thực tế năm nay xung quanh chiếc ghế nóng của Lê Hoàng tuy tăng về số lượng, nhưng giảm về cường độ. So với những mùa lên truyền hình trước, những bức xúc của thí sinh với Lê Hoàng trong mùa này chưa là gì.
Từng có người viết “bi kịch cho Lê Hoàng” khi bảo đạo diễn này đang khiến khán giả thấy ngán khi hai tối cuối tuần, mở tivi lên là gặp Lê Hoàng. Nhận xét thì cũng chỉ có bấy nhiêu, chung chung và hoa lá. Chẳng bao giờ đi sâu vào chuyên môn. Vì anh làm gì có chuyên môn ca hát, trình diễn.
Nhưng nghịch lý là Lê Hoàng càng ngày càng đắt show làm giám khảo. Đó cũng không phải là chuyện lạ. Bởi nguyên cái chí khí dám đương đầu với dư luận và dám vỗ ngực nhận mình là một loại “búa rìu” như Lê Hoàng, chẳng phải ai cũng làm được.
Quả thật trên truyền hình thực tế hiện nay, kiếm được một “Việt Nam Ác Talent” được mọi người “ném đá nhiệt tình” như Lê Hoàng, một biệt danh mà cư dân mạng đặt cho đạo diễn này, không phải chuyện dễ. Nhà sản xuất nào mời được Lê Hoàng quả là có thể nắm chắc được vài phần thành công, đó là chuyện không ngoa.
Lê Hoàng từng viết một bài báo có tựa đề: “Ngu mới làm giám khảo”. Anh bảo nghề giám khảo là nghề nguy hiểm, xếp cùng với lính cứu hỏa, cảnh sát hình sự hay cưa bom. Thật là kết luận chí lý. Nhưng cái sự “ngu” ở đây cũng rất đa nghĩa. Với Lê Hoàng, ông hoàng của những chiêu “ném đá” vào dư luận thì bảo anh “ngu”, chẳng ai tin. Có chăng anh chỉ đang “giả vờ ngu” để… ăn tiền.

(VTC)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đoc:



CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẶT

Nguyễn Khoa Điềm 
images640364_Nha_tho_Nguyen_Khoa_Diem_Toi_song_cung_nguoi__chet_vi_nguoi_phunutoday.vn_1Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Bác Nguyễn Khoa Điềm vừa gửi cho Quê Choa bài thơ mới, viết trong tháng tư này. Cảm ơn bác rất nhiều.
Những ai đã đọc trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm sẽ hiểu Con đường trước mặt hôm nay cũng chính là Mặt đường khát vọng năm xưa nhưng ở một tâm thế khác, tậm thế của một người cộng sản sau nửa thế kỉ chiêm nghiệm về con đường mình đã chọn:Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương/ Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận
Chúng ta phải thay đổi tất cả
Kể cả từng chiếc cúc áo
Miễn là Tổ quốc phải thật sự độc lập
Nhân dân được tự do
Con em ta lớn lên
Làm người vinh dự
Tôi không tin
Trước khi bảo vệ chủ quyền ta phải bảo vệ chính ta
Trước khi ban bố dân chủ tự do ta phải dựng pháo đài
Mà chính là phải bảo vệ người ngư dân đơn thân trên biển
Bảo vệ từng đồng tiền trong ngân khố
Bảo vệ từng ngọn núi không bị chặt phá, mồ côi
Bảo vệ từng ngôi mộ tổ tiên
Bảo vệ từng người dân cày đang khát đất
Trước khi bảo vệ mình ta phải làm tất cả
Cho Tổ quốc, nhân dân
Như người cộng sản năm 30
Bị đày lên rừng, bị đưa ra bể
Chúng ta vẫn sinh sôi, tồn tại

Tôi không tin cộng sản là mớ lý thuyết
Mỗi người phải thuộc
Mà tôi tin điều tốt chúng ta làm được
Tôi tin điều tốt trong mỗi người
Được nhìn nhận
Không kể ai
Có thể làm một điều gì cho dân, cho nước
Tôi chán ghét
Những vàng bạc chúng ta cấp phát cho mọi người
Kể cả đức tin và kim chỉ
Không hề làm nên sức mạnh

Niềm hy vọng,
Luôn luôn là niềm hy vọng
Phải thay đổi
Cho dù cái chết rình rập chúng ta
Nhân dân muôn đời làm ra lịch sử
Và chúng ta, người cộng sản
 4.2013



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Di Rỉ Rì DI..???




Sự ưu việt của xã hội...



Đông tây y kết hợp với cúng bái.



Một dái hai giai



Đại phao cao thủ



Kẹt bi hí hí



Tiến hóa ngược


Màu da là chiện nhỏ

ảnh cười | ảnh hài hước | ảnh con gái | ảnh hài con gái

Ngửa mồm mình, em há ha ha.


Cục cứt mà biết nói năng. Thì thằng thông báo hàm răng chả còn.



Điệp vụ bất khả


Mini và tình yêu đầu đời.




Đạo sĩ Bà - la - môn phiên bản Việt




Đường cày đảm đang



Cảnh báo sớm



Ếch ôm măng

Nguồn: nhặt trên NET.










Phần nhận xét hiển thị trên trang