Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Không cần hai lắm làm giề!

Lời rêu

Thơ:     Nguyễn Thị Hoàng
Nhạc:   Phú Quang







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn có biết?


Thời sự trong nước: Thất nghiệp nhiều quá!

Thứ Tư, 10/04/2013 21:54
Thạc sĩ toán học đi bán sim điện thoại, tốt nghiệp quản trị kinh doanh làm ôsin, cử nhân sư phạm chạy bàn quán cà phê… Nguồn nhân lực trình độ cao đang bị lãng phí và bán rẻ khắp nơi
Thanh Hóa là một cái nôi hiếu học của cả nước nhưng vừa qua, con số gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều người giật mình. Tình trạng này cũng đang phổ biến tại Nghệ An, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Nam...
Bi đát cử nhân 
Sinh ra ở vùng quê nghèo khó của một xã miền núi huyện Như Thanh - Thanh Hóa, Đỗ Thị Trang tốt nghiệp loại khá ngành báo chí tại Hà Nội trong niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng, ra trường đã 3 năm, Trang vẫn loay hoay kiếm việc. “Sau khi làm đủ mọi nghề, từ bán cà phê, nhân viên nhà hàng, quán bia, phát tờ rơi…, cuối cùng tôi đành về quê bán hàng tạp hóa giúp mẹ vì không trụ nổi ở thủ đô” - Trang cho biết. Cũng rơi vào tình cảnh khó khăn như Trang, Lê Thị Huyền (ngụ huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa), tốt nghiệp Học viện Ngân hàng với tấm bằng loại khá nhưng lại đang làm thu ngân cho một quầy tạp hóa để kiếm tiền nuôi sống bản thân và... chờ thời.
Ông Trần Phi Hùng (thị xã Châu Đốc - An Giang) buồn bã với tấm bằng ĐH của con gái ông- chị
Trần Thị Mỹ Hạnh- cử nhân quản trị kinh doanh đang thất nghiệp. Ảnh: THỐT NỐT
Nỗi thất vọng, tự ti cũng hiện rõ trên mặt Trần Thị Hoa (SN 1990, ngụ huyện Quế Sơn - Quảng Nam). Tốt nghiệp loại khá Trường ĐH Luật TPHCM, Hoa nộp hồ sơ xin việc vào VKSND tỉnh Quảng Nam, MTTQ TP Đà Nẵng và gõ cửa khắp các văn phòng luật sư ở Đà Nẵng nhưng tất cả đều trả lời đã đủ người. “Người ta tuyển dụng nhân sự khá dè dặt nên cơ hội cho những cử nhân như tụi em rất ít” - Hoa than thở. Hiện Hoa đang làm thêm cho một cơ sở chế biến thủy sản, mỗi ngày được 70.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống trong lúc chờ việc đúng chuyên ngành.
Tại tỉnh An Giang, nhiều gia đình lâm vào cảnh bi đát vì đã bán đất, vay nợ cho con học ĐH. Ông Trần Phi Hùng (ngụ xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc - An Giang) lôi từ trong tủ ra tấm bằng tốt nghiệp ĐH của cô con gái Trần Thị Mỹ Hạnh. Để cho con gái có đủ tiền lên TPHCM học, ông Hùng đã cầm cố 7 công đất ruộng. Bây giờ, túng bấn quá, vợ lại bệnh nặng trong khi con gái tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh  từ năm 2011 nhưng nộp đơn xin việc vào cơ quan nào ở địa phương cũng đều bị từ chối. Một trường hợp đáng thương khác là em Nguyễn Kim Tiền, tốt nghiệp Trường ĐH Đồng Tháp năm học 2008-2012. Gặp chúng tôi khi đang chạy bàn cho một quán cà phê tại TP Long Xuyên - An Giang, Tiền cho biết em từng làm công nhân cho một công ty giày da nhưng phải bỏ ngang vì không đáp ứng được yêu cầu. “Em rất lo vì trong quá trình đi học, em có làm đơn xin vay vốn. Nếu sau 3 năm ra trường mà không trả được nợ thì sẽ chịu lãi suất đến 120%” - Tiền nói.
Đó mới chỉ là một trong số ít những cử nhân thất nghiệp mà chúng tôi đã gặp bởi đa số đều rời bỏ địa phương, lên các TP lớn tìm việc. Nói như cử nhân Đỗ Xuân Tùng (huyện Quảng Xương - Thanh Hóa) thì ở quê “ê chề lắm” vì bố mẹ đã đầu tư cho bao nhiêu tiền ăn học, giờ chẳng lẽ ngồi chơi, ăn bám gia đình, lại bị hàng xóm dè bỉu.
Thạc sĩ cũng xất bất xang bang
Khi gặp Lê Huy V. (quê huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa), chúng tôi mới cảm nhận hết được nỗi vất vả, tủi hổ của những thạc sĩ thất nghiệp. Là sinh viên xuất sắc của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), V. từng được cử đi thi Olympic Toán quốc gia và đoạt giải khuyến khích. Vậy mà ra trường từ năm 2008, V. mang hồ sơ đi khắp nơi nhưng không nơi nào nhận. Thất vọng, V. học lên cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Cũng từ đó đến nay, thạc sĩ V. phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ làm gia sư đến bán sim điện thoại. Mới đây, V. may mắn xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 ở một huyện miền núi với mức thù lao ít ỏi, không có bảo hiểm, trợ cấp và điều quan trọng nhất là chẳng thấy tương lai.
V. tâm sự: “Nhà có 3 anh em, bố mất từ năm em học lớp 4. Thương mẹ, em luôn cố gắng học thật giỏi. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, em vẫn chưa lo được cho mẹ một cái gì. Gia đình lại thuộc hộ nghèo, đi học, mẹ đều vay mượn hết, giờ còn trả chưa hết nợ”.
Nhiều thạc sĩ do không tìm được công việc phù hợp đã chấp nhận ở nhà làm nội trợ. Trần Liên (quê huyện Thiệu Hóa - Thanh Hóa), tốt nghiệp ĐH, chờ dài cổ không xin được việc nên thi cao học. Xong chương trình, kể từ ngày có bằng thạc sĩ, Liên cũng không tài nào xin được việc. Trong lúc thất nghiệp, có người đến hỏi cưới, Liên đồng ý và nay ở nhà nuôi con. Một trường hợp khác là N.T.T (SN 1985, ngụ TP Đà Nẵng), lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành ngữ văn của ĐH Huế đã gần 2 năm nay nhưng vẫn sống nhờ vào bố mẹ. T. đã gõ cửa khắp các trường ĐH, CĐ ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để xin làm giảng viên nhưng chẳng nơi nào chịu nhận.
 
Nghệ An ngừng thu hút cử nhân khá, giỏi
Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An vừa thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kết quả cho thấy đến đầu năm 2013, có 11.569 người đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên chưa tìm được việc làm. Trong đó có 1 thạc sĩ, 3.047 cử nhân ĐH, 4.042 người có trình độ CĐ. Ngày 26-12-2012, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn 9328/UBND-TH gửi Sở Nội vụ; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc tạm dừng thực hiện chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc tạm đỡ buồn!


Cười ngả nghiêng cùng 'thần dân' châu Phi


Nhờ có Internet mà chúng mình không phải buôn ba xa xôi sang tận châu Phi để khám khá những điều thú vị, hài hước, sáng tạo và “độc” của lục địa này. Và dưới đây là vài hình ảnh đặc trưng của châu Phi.
“Xì-tai” Color Block cho mọi quý ông, dù béo hay gầy.
“Đà điểu cũng cần đổ xăng” – chuyện thường thấy ở châu Phi.
Hành khách ngồi dưới, dê được ưu tiên hóng gió trên nóc.
Thay vì chó mèo ở Việt Nam, các ấy sẽ gặp sư tử “nhong nhong” ngoài đường, he he.
Chỉ có người châu Phi mới dùng điện thoại làm.... hoa tai.
Các ấy chớ dại dột mà làm mấy “chị” đà điểu nổi khùng lên đấy nhé.
Đám cưới giản dị của người châu Phi?
50 năm vẫn chạy tốt.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chuyện gì cũng có:


Thành tích Nữ quái đất Trà Vinh - Quậy tưng làm Các xếp đau đầu.

Căn nhà nơi bà Ly tổ chức tân gia linh đình (Ảnh lớn)
Chỉ là một Em phó phòng mà quậy tưng thì Lãnh đạo Trà Vinh chẳng nên thể thống gì ! (Th09)

Nữ phó phòng lộng hành: Nhiều nơi “đau đầu” 
Thứ năm, 11/04/2013, 05:25 (GMT+7)
Dư luận tỉnh Trà Vinh luôn thắc mắc vì sao một phụ nữ đơn thân, không nhà cửa, chỉ có bằng trung cấp như bà Trần Hồng Ly lại nhanh chóng trở thành tỉ phú.
Tỉnh ủy Trà Vinh vừa chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ các đơn tố cáo, phản ánh của cán bộ hưu trí, công nhân viên chức và một số Đảng viên về việc bà Trần Hồng Ly, phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, thao túng trong nhiều lĩnh vực.
Đủ loại bằng khen, danh hiệu

Trong 3 ngày (từ ngày 5 đến 7/1), bà Ly tổ chức tiệc tân gia linh đình tại ngôi nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh mà theo nhiều người phản ánh là nhằm thu vén tiền mừng từ các doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi nhậu tân gia vào đêm thứ ba, bà Ly chạy xe vào thẳng trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh quậy phá, nhục mạ người thi hành công vụ. Nhiều người cho biết ngoài căn nhà trị giá 4-5 tỉ đồng trên, bà Ly còn khoe mình có 16 tỉ đồng, sở hữu nhà và nhà trọ trên đường Bạch Đằng.

Theo đơn tố cáo, nữ tỉ phú lắm chiêu này đã tự đề xuất các hình thức khen thưởng cho bản thân và đơn vị mình rồi lập biên bản ghi “tất cả thống nhất 100% theo ý kiến của bà Trần Hồng Ly”. Nhờ cách này, bà Ly nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và tự xếp cho mình danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”. Trong quá trình xét năng lực, trình độ và đạo đức của bà Ly, Ban Quản lý Xây dựng cơ bản (thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh) nhất trí đưa bà Ly ra khỏi đơn vị này thì bà Ly đòi giải thể Ban Quản lý Khu Kinh tế và dọa sẽ “không để lãnh đạo ban yên thân”.
 - 1
Căn nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh - nơi bà Ly tổ chức tân gia linh đình trong 3 ngày
Giải trình trước Đảng ủy khối doanh nghiệp và Đảng ủy Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, bà Ly phủ nhận các nội dung tố cáo, đồng thời phản ứng bằng lời lẽ rất gay gắt. Theo bà Ly, các tài sản gồm nhà và nhà trọ, việc tổ chức tân gia nhiều ngày... đều do người nhà tạo dựng, quản lý, tổ chức. “Ba tôi làm tân gia nhà của ổng, chứ đâu phải nhà quan to nào mà họ mang tiền đến hối lộ. Vị trí lính quèn như tôi, dân dã như ba tôi, muốn người ta đưa hối lộ, nằm mơ cũng không có” - bà Ly viết. Về việc thao túng quyền hạn trong thi đua khen thưởng, bà Ly cho rằng người tố cáo có “trình độ hiểu biết quá kém” vì tất cả đều phải làm theo quy trình, bỏ phiếu kín và bình chọn khách quan. Bà Ly cũng chối bỏ nội dung tố cáo bà không chấp hành kỷ luật, ngược lại còn khẳng định mình chấp hành tốt việc “điều động” từ vị trí văn thư đánh máy (năm 2007) lên chuyên viên rồi phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động (cùng trong năm 2011). “Chỉ trong vòng 4 năm mà luân chuyển, điều động tôi qua rất nhiều phòng, ban trong đơn vị… Tôi có cãi lại hay chống đối gì đâu?” - bà Ly tỏ ý trách.
Xây nhà lấn đường gây chết người
Bà Ly có một căn nhà ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, nằm ngay khúc cua. Bậc thềm bê tông của ngôi nhà cao gần nửa mét, đè lên đường dây cáp ngầm và cống thoát nước công cộng, ra sát mép đường nhựa. Bà Nguyễn Thị Thủy, bán quán nước gần đó, kể: “Chỗ nhà đó tai nạn hoài. Mới đây có 2 người tông vào hàng rào sắt khiến chân gãy. Thấy cảnh người chết đắp chiếu nhiều, nhà bên cạnh sợ quá, phải mang cây dâu về trồng để trừ tà”.
Vào tháng 1/2012, Công an huyện Châu Thành phối hợp Phòng Công Thương và UBND xã Lương Hòa sau khi thanh tra đã xác định “bà Ly xây dựng hàng rào trên mép nhựa nền đường, lấn chiếm ta-luy mái đường, gây nguy hiểm cho người đi xe 2 bánh và đi bộ”. Các cơ quan này đã lập biên bản, đề nghị bà Ly trước ngày 16/12/2012 phải tháo dỡ toàn bộ hàng rào, vật liệu lắp đặt hàng rào, trả lại hiện trạng ban đầu ngang bằng với mặt cống thoát nước hiện hữu. Tuy nhiên, sau nhiều lần mời bà Ly không đến, ngày 15/2/2012, UBND xã Lương Hòa mới làm việc trực tiếp với bà Ly. Tại buổi làm việc, bà Ly tuyên bố không đồng ý tháo dỡ hàng rào, không tháo dỡ và di dời nền gạch lót. Nếu cấp trên có đập thì đập và tự chịu kinh phí để thực hiện di dời.
Sau đó, do trước nhà tiếp tục xảy ra tai nạn chết người, đến tháng 4/2012, bà Ly thuê người đập một phần sân bê tông và dời hàng rào vào bên trong cống thoát nước nhưng vẫn chiếm hành lang an toàn giao thông. “Nhà xây vi phạm, để chết người hoài sao được. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tờ trình gửi lên huyện để xử lý dứt điểm vụ này” - ông Phạm Thống Nhất, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Lương Hòa, bức xúc.
Lắm nhà, nhiều đất
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối doanh nghiệp đã xác định bà Trần Hồng Ly có 1 ngôi nhà 3 tầng ở số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh; 1 nhà ở cùng nhiều phòng trọ cho thuê tại đường Bạch Đằng; 1 lô đất ở khu Nguyệt Hóa; 1 lô đất và nhà mới xây trên đường Lê Văn Tám, ấp Sâm Bua (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành).
(Còn nữa)
Theo Quý Lâm (Người lao động) 
Th09 đã đăng:

Chủ tịch tỉnh Trà Vinh nói về "nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh” 
Thứ tư 10/04/2013 10:59 (GDVN) - “Hiện bà Ly đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng nhưng chưa có kỷ luật nào về mặt chính quyền. Vì trong lần triệu tập cuối, bà Ly cầm giấy mang thai tới. Theo Luật Công chức, trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không được kỷ luật”.
Nữ phó phòng lộng hành, đập phá xe của Chủ tịch tỉnh Trà Vinh

Bà Trần Hồng Ly - Phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh (Ảnh: THANH TRÀ)

Không có mâu thuẫn với Chủ tịch Tỉnh
Tờ Người lao động đưa tin về dư luận tại tỉnh Trà Vinh thời gian qua bất bình trước cách hành xử của bà Trần Hồng Ly, phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh. Cụ thể, bà Ly đã vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh đập phá xe của Chủ tịch Tỉnh.

Khi lực lượng làm nhiệm vụ đến can ngăn không cho đập phá ô tô, bà Ly đã dùng gạch đánh làm một chiến sĩ bị thương. Sau đó, bà này còn đi lên lầu 1, dùng gạch đập vào cửa phòng làm việc của chủ tịch UBND tỉnh. Trước sự can thiệp của cảnh sát bảo vệ, bà Ly đã lớn tiếng đe nẹt, chửi bới, thóa mạ với những lời lẽ thô tục…

Sáng 10/4, trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam về các sự việc trên, ông Trần Khiêu – Chủ tịch tỉnh Trà Vinh cho hay: “Về việc này thì cơ quan của bà Ly đã có kiểm điểm và có hình thức kỷ luật bà ấy rồi”.
Khi được hỏi về mâu thuẫn cá nhân với bà Ly, ông Trần Khiêu khẳng  định: “Giữa tôi với bà ấy không có mâu thuẫn gì cả. Nếu có thì chỉ là vấn đề cá nhân giữa bà Ly với người lái xe của tôi. Những lúc chờ tôi, thì tài xế đó vô trong phòng tôi và vì thế mà bà Ly đã đập cửa phòng tôi như báo chí phản ánh”. (nghe như trẻ con lên 5 nói dối - TL)
Nói về việc bà Trần Hồng Ly đến nhà mình vào tối 2/6/2010 bấm chuông inh ỏi rồi nhổ 2 chậu kiểng trồng bên ngoài hàng rào quăng lung tung và la lối lớn tiếng như báo Người lao động đưa tin, ông Trần Khiêu cười và nói việc này đã xảy ra lâu rồi không nhắc lại làm gì nữa. 

Còn việc bà Ly mới có bằng bằng trung cấp văn thư lưu trữ nhưng lại giữ chức vụ phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, vị Chủ tịch Tỉnh này nói: “Việc này là do cơ quan chủ quản của bà ấy (Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh) thôi chứ tôi đâu có can thiệp vô đó được”

Về hình thức kỷ luật bà Trần Hồng Ly, chi bộ đã khai trừ Đảng đối với bà Ly và Tỉnh cũng đã có chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc này.

Cấp trên của bà Trần Hồng Ly nói gì?

Cũng trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi về việc bà Ly mới có bằng trung cấp văn thư lưu trữ nhưng lại giữ chức vụ phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, một lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh – cấp trên của bà Trần Hồng Ly cho biết: 

“Theo hồ sơ của bà Ly thì đến thời điểm này, bà ấy mới có bằng trung cấp văn thư lưu trữ, đang đi học đại học và chưa được cấp bằng. Việc đề bạt bà Ly làm phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh là trước khi tôi về làm việc tại Ban Quản lý. Việc này là của thời trước nên tôi không hiểu”.

Vị lãnh đạo này cho hay: “Hiện bà Ly đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng nhưng chưa có kỷ luật nào về mặt chính quyền. Vì trong lần triệu tập cuối, bà Ly cầm giấy mang thai tới. Theo Luật Công chức, trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không được kỷ luật”.

“Hiện nay việc kỷ luật này đang ngưng lại và về mặt chính quyền thì đang tính sẽ xử lý trong thời gian sau. Hiện, bà Ly vẫn làm việc bình thường tại Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh”, vị lãnh đạo này nói.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến của vụ việc này...
Trần Trà 

Khai trừ Đảng nữ ‘đại náo’ UBND tỉnh Trà Vinh

Ngày 27-2, Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh cho biết đã xử lý kỷ luật với hình thức khai trừ Đảng bà Trần Hồng Ly (phó phòng quản lý doanh nghiệp và lao động thuộc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) vì đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức, lối sống.
Một trong những vụ việc dẫn đến việc bà Ly bị xử lý kỷ luật là gần đây bà nhiều lần lớn tiếng chửi bới, gây rối trật tự tại trụ sở văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh. Thậm chí, bà Ly còn có hành vi đập phá ôtô công vụ tại trụ sở UBND tỉnh và gây hấn với cảnh sát bảo vệ mục tiêu, gây bất bình trong Đảng và dư luận tỉnh Trà Vinh. Công an TP Trà Vinh cho biết đang tiếp tục làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng của bà Ly.
Chúng tôi liên hệ với lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh để nắm thêm các sai phạm của bà Ly nhưng ông Lê Tấn Lực (trưởng ban) nói: “Tôi chỉ quản lý về mặt chuyên môn nên không dám cung cấp thông tin về vấn đề này”.
Theo Sơn Lâm
Tuổi Trẻ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ BỐ LÁO, BỐ LẾU!



Buồn buồn ra ngõ mà trông
Ngõ vơi vơi ngõ
Đường đông mặt người
Người ta khóc
Người ta cười

Người ta hét, người ta hát..
Một trời ngổn ngang
Người ta mơ cái không màng
Người ta chán cái đàng hoàng thẳng ngay

Bao giờ ngõ mến,
đường say?
Bao giờ hết ngóng.. lăn quay,
Bao giờ?





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu văn học:



Nhớ chị Bội Trâm, thời rượu chịu cá trộm văn chui

boitram1Mình kể chuyện chị Bội Trâm làm vợ cho nhiều cô, bà nghe. Ai cũng cảm  phục tấm lòng của chị nhưng khi hỏi họ:  nếu rơi vào hoàn cảnh như chị Bội Trâm thì cô bà có làm được như chị không, đa số đều trả lời không, không dám và không muốn. Mình cho chị Trâm biết, chị cười, nói chị cũng không dám và không muốn, chẳng qua trời khiến thì chị phải sống thôi. Mình hỏi nhỏ chị, nói em hỏi thật chị nhé, sống với anh Quán chị có thấy hạnh phúc không. Chị im lặng hồi lâu rồi thì thầm, nói nhiều lần anh Quán hỏi chị vậy, lần nào chị cũng chỉ một câu trả lời: nếu không hạnh phúc em đã bỏ anh lâu rồi.
Mình cũng đã nghe nhiều cô, bà nói với mình như vậy, bà xã nhà mình cũng nói với mình như vậy, hi hi… Nhưng làm được như chị Bội Trâm khó có ai dám. Suốt cả cuộc đời ngụp lặn trong túng thiếu ( cả tình cảm lẫn vật chất) để tìm kiếm hạnh phúc, trong số phụ nữ mình quen biết chắc chỉ có chị Bội Trâm, không còn ai.
Cưới xong anh Quán phải đi lao động cải tạo ở Thái Bình, Thanh Hoá, Việt Trì. Chẳng ai buộc anh phải đi cải tạo cả, Hội nhà văn, Bộ văn hóa muốn Phùng Quán trở thành nhà văn tốt nên động viên anh đi thôi, hi hi. Thời đó nó hồn nhiên như thế, nhà văn tài không quan trọng bằng nhà văn tốt,  nhà văn tốt là nhà văn biết ba cùng với nông dân. Bác Tô Hoài kể Phùng Quán trở thành “vua phân bò” từ đó, những ngày ba cùng ở Thái Bình anh nhặt phân bò tài đến nỗi hố  ủ phân vừa đào xong đã đầy, dân không kịp đào hố ủ cho Phùng Quán.
Mọi người phong Phùng Quán là “vua phân bò”, anh phấn khởi lắm, nói nhờ rứa mà văn Phùng Quán khỏi bị thối như phân. Anh còn xung phong lên rừng núi Thái Nguyên suốt  ba năm liến, một mình canh mấy hecta ngô khoai sắn của cơ quan. Mình hỏi anh Quán, nói anh xung phong thiệt à? Anh cười cái hậc, nói người ta gợi ý mình xung phong thì mình xung phong chớ răng. Chẳng ai ép mình, chỉ nói tùy đồng chí thôi, nhưng thời đó cái chữ tùy dễ sợ lắm.
Trong suốt mười năm sau ngày cưới, chị Trâm ở nhà mẹ phố Hàng Cân, anh Quán đi cải tạo lao động thỉnh thoảng về nhà mẹ nuôi là bà Tưởng Dơi, vợ chồng lại gặp nhau ở đấy,  bí mật lén lút như đang yêu vậy. Ngay cả khi có hai mặt con, cái Quyên và thằng Quân, anh chị cũng chỉ dám hẹn hò gặp nhau ở nhà bà Tưởng Dơi, chưa dám công khai cho mọi người biết, “phần tử chống đảng” dễ sợ vậy đó.
Anh Quán đi cải tạo chị Trâm một mình nuôi hai đứa con, đến khi anh Quán trở về, chị còn phải nuôi thêm anh Quán. Nuôi thêm anh Quán tức là nuôi thêm bạn bè của anh Quán nữa. Từ khi trường Chu Văn An  thương tình  cho  vợ chồng anh Quán ở tạm nơi chứa đồ mộc thí nghiệm của nhà trường, có chỗ chui vào chui ra, nhà chị không khi nào ngớt khách, luôn luôn có ít nhất một bạn anh Quán ăn ở trong nhà anh chị. Lương giáo viên cấp 3 chỉ dùng được một tuần là hết, thỉnh thoảng anh Tuân Nguyễn, anh Xuân Đài lấy một phần lương của họ đưa cho chị Trâm nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể, không ăn thua.
imagesNhiều lần tan lớp chị Trâm đứng ở cổng trường, ngẩn ngơ không biết phải đi đâu, làm gì có được một, hai đồng đi chợ. Tất cả những gì bán được đều đã bán, tất cả những ai vay được đều đã vay, phòng tài vụ đã cho ứng trước mấy tháng lương rồi, không thể ứng thêm được nữa. Khi đó chỉ có khóc, trông chờ ông Bụt hiện ra hỏi vì sao con khóc, chẳng có cách nào khác. Chị Trâm không khóc, ông Bụt cũng không hiện ra, nhưng lần nào cũng vậy, cái số “có quí nhân phù trợ” đã giúp chị qua được cơn bĩ cực. Thế nào rồi cũng có người đi qua, khi thì bạn chị khi thì bạn anh Quán, nói đứng làm gì đó hả con kia, sao trông cái mặt như mặt mất sổ gạo thế hả? Rồi người đó dúi cho một hai đồng, rất nhiều lần như thế.
Cũng rất nhiều lần cầm một hai đồng về nhà chị thấy trong nhà vài ba người khách, bữa cơm rượu hèn lắm cũng phải mất năm sáu đồng. Chị cứ xách giỏ đi liều ra chợ, hy vọng cái số “ có quí nhân phù trợ” sẽ giúp chị. Nếu hỏi nếu chẳng ai giúp thì sao, chị cũng chỉ biết cười trừ, chị hoàn toàn không có câu trả lời. Trời đã trả lời giúp chị, đúng vậy, trời đã giúp chị, chưa khi nào chị phải xách giỏ không trở về.
Một lần  bà hàng cá thấy chị đứng tần ngần trước mớ cá chép, lật đi lật lại cái đầu cá mà không dám hỏi giá, hỏi làm sao khi túi chị chỉ còn có hơn một đồng. Mãi rồi chị cũng phải đứng dậy bỏ đi. Bà hàng cá liền gọi giật hỏi nhỏ, nói vợ Phùng Quán phải không? Và rồi con cá chép hai cân  có người mua bốn đồng rưỡi không chịu bán đã lọt vào cái giỏ nhựa rách của chị. Chị xách con cá ra khỏi chợ không biết mơ hay thực nữa, lâu lâu lại nhìn vào giỏ, chỉ sợ con cá tự dưng biến mất.
Anh Quán nghe chị Trâm kể cảm động lắm, quyết ra Hồ Tây câu trộm một con cá chép hai cân trả ơn bà hàng cá. Không câu được cá chép hai cân, bù lại anh câu được sáu con cá mè và hai con cá chuối, con nào con ấy cỡ một cân. Chị mang hết ra tặng lại bà hàng cá. Bà hàng cá mừng lắm, trả chị mười hai đồng, nói ơn nghĩa là đây, em giúp chị có cá bán buôn là may cho chị lắm rồi. Từ nay chị em mình dựa vào nhau mà sống. Nghề cá trộm của Phùng Quán bắt đầu từ đó.
Còn văn chui thì thế nào? Chị Bội Trâm mỉm cười, nói cũng nhờ bác Thanh Tịnh cả đấy. Trước đó anh Quán chẳng dám nghĩ đến cái nghề văn chui đâu, nhờ bác Thanh Tịnh bày cho đấy.
Chuyện là thế này.
Xưa làm ở Văn nghệ Quân đội, Phùng Quán vẫn hay hầu rượu hầu trà Thanh Tịnh, họ là đồng hương Thừa Thiên- Huế. Sau vụ Nhân văn giai phẩm, Thanh Tịnh là người duy nhất trong Văn nghệ quân đội vẫn quan hệ với Phùng Quán (là nói thời kì đầu, về sau còn có Tào Mạt), ông vẫn hay đến nhà Phùng Quán chơi, thân thiết cả hai vợ chồng.
Một hôm chi Bội Trâm đạp xe về phố Hàng Cân, dọc đường gặp Thanh Tịnh đang đi bộ trên vỉa hè, bác vẫy chị dừng xe, nói tao nghe nói thằng Quán rượu chè ghê lắm, tiền rượu chịu lên bạc nghìn có phải không? Chị giật mình ngạc nhiên, nói đâu có anh, anh Quán có rượu chịu nhưng chỉ năm bảy chục một trăm đồng là anh í trả thôi mà. Thanh Tịnh lắc đầu nhăn mặt, nói cô còn bao che cho chồng nữa. Chúng nó bảo tiền rượu lên tới ngàn hai rồi đó, có bán nhà cô chú cũng không đủ trả.
Chị Trâm thất sắc chạy về nhà bà chủ hàng rượu, cái cột nhà vạch vôi chi chít, cứ một lít là một vạch, có đến hàng trăm vạch như thế, tính ra chừng bốn trăm đồng. Chị thở phào nhẹ nhõm, bốn trăm còn hy vọng trả được chứ nghìn hai thì chắc chết. Bà chủ chỉ cho chị Trâm ba cột khác đầy vạch, nói còn ba cột năm ngoái đây nữa cô Trâm ơi. Chị hoa mắt, suýt té xỉu. Chị về nhà ngồi khóc một mình không biết ngỏ cùng ai. Anh Quán hiếu khách. Hễ  có khách là có rượu, ngày nào cũng vài ba khách, tích tiểu thành đại giờ lên đến ngàn hai trăm đồng. Thất kinh. Cái nhà mặt tiền phố Huế  lúc đó cũng giá nghìn hai trăm đồng chứ bao nhiêu đâu.
Vừa lúc Thanh Tịnh đến chơi, thấy chị khóc ông mắng át đi, nói khóc có ra tiền ra bạc được không? Lôi đống bản thảo thằng Quán cho tao xem may ra có thể in được cái gì. Chị Trâm càng khóc to hơn, nói anh ơi anh Quán bị treo bút, ai cho in mà in. Thời buổi nhất thân nhì quen này lấy tên người lạ người ta không in cho đâu. Anh Tịnh cốc đầu chị Trâm, nói vợ chồng chúng mày ngu lắm, không cho lấy tên thằng Quán thì lấy tên bạn bè thằng Quán, ít nhất cũng có tên tao. Tao cho nó mượn tên cả đời.
Anh Quán về nhà, chị Trâm kể cho anh nghe, anh nhảy lên hú mấy tiếng, nói sáng kiến sáng kiến, Thanh Tịnh muôn năm! Hôm sau anh Quán ôm chồng kí sự Vĩnh Linh đất lửađến nhà Thanh Tịnh, nói chọ ni được mấy trăm đồng? Thanh Tịnh ngắm nghía gật gù, nói chọ ni được chừng tám trăm. Mày về viết thêm cuốn Nghệ thuật viết tấu và đọc tấu nữa, ráng bôi ra hơn trăm trang cũng được bốn trăm đồng, vừa đủ trả nợ tiền rượu. Anh Quán nói cuốn ấy có đặt người ta mới in, mình tự viết không ai in cho đâu. Anh Tịnh cú đầu anh Quán, nói ngu lắm. Mày không nhớ tao là cây tấu nổi tiếng à. Nhà xuất bản văn hóa đặt tao viết cả năm rồi nhưng tao nhác chưa viết được, mày viết đi.
Mấy tháng sau hai cuốn sách lấy tên Thanh Tịnh ra đời, Thanh Tịnh tự đến Nhà xuất bản lấy nhuận bút đưa cho chị Trâm. Anh Quán biện mâm rượu nhỏ đội đến nhà Thanh Tịnh, anh quì sụp xuống vái Thạnh Tịnh ba vái, nói sư huynh đã chỉ cho em con đường sống, đội ơn sư huynh suốt đời.
Cái nghề văn chui của Phùng Quán cũng bắt đầu từ đó, cũng từ đó anh Quán chị Trâm sống trong nơm nớp lo sợ. Lo bà chủ hàng rượu đòi nợ bất ngờ, chưa bao giờ bà đòi nợ anh Quán cả nhưng phàm đã mắc nợ không thoát được sự lo. Lo nhất vẫn là lo trộm cá bị bắt, văn chui bị phát hiện. Ba chục năm sống trong nơm nớp, nghe tiếng chó sủa lạ cũng giật mình thon thót, khổ thân anh Quán chị Trâm.
Sau ngày anh Quán mất, mình nghĩ chị Bội Trâm sẽ khó khăn về kinh tế nên cố tìm mọi cách tái bản sách anh Quán để chị có thêm đồng vào đồng ra. Bộ Tuổi thơ dữ dội được Nhà xuất bản Kim Đồng in thành 6 tập rất đẹp, nhuận bút tính kịt tường, mình mừng lắm vội vàng đem lên cho chị. Chị Trâm ôm bộ sách đặt lên bàn thờ, nói anh ơi, nhà Kim Đồng vừa in Tuổi thơ dữ dội đẹp chưa này. Mình đưa nhuận bút cho chị, chị đặt lên bàn thờ, nói Lập nó đưa nhuận bút đây anh, nhiều thế này em tiêu làm sao hết. Vừa nói xong chị bật khóc, ngồi run rẩy bên bàn thờ không nói được câu nào nữa.
Sau rồi chị tâm sự, nói ngày anh Quán mất, anh em bạn bè cúng rất nhiều tiền, đến mấy chục triệu chứ không ít. Một mình chị Trâm chỉ tiêu hết 5 ngàn một ngày, lương hưu tiêu hảy còn thừa, chị không biết làm gì với mấy chục triệu tiền cúng. Mình cười, nói chị lo bò trắng răng, lo gì lại lo thừa tiền. Chị xua tay, nói không không, ý chị không phải vậy. Mình hỏi sao. Chị ngồi thừ hồi lâu rồi khẽ thở dài, nói mấy chục năm sống với anh Quán không một ngày nào chị không mơ có được nhiều tiền nhưng không bao giờ có. Bây giờ có nhiều tiền rồi anh Quán lại bỏ chị mà đi.
Chị ngồi run rẫy bên bàn thờ, ngước nhìn anh Quán, nước mắt dàn dụa.
NQL


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Cuoi vai


Nếu GS Ngô Bảo Châu và Bill Gates đi xin việc ở Việt Nam

(GDVN) - Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được...
(Minh họa: Ngọc Diệp/dantri)
Bức thư xin việc năm 18 tuổi của Bill Gates vừa được công bố rộng rãi ngày hôm qua.

Huyền thoại viết trong đơn rằng: Sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu với chuyên ngành mong muốn là lập trình hệ thống và mức lương mong muốn là 15.000 đô la/ năm.

Nhiều người cho rằng: Bill sẽ không thể tìm được ở Việt Nam một công việc đáp ứng được những yêu cầu như thế.

Dưới con mắt của nhiều người nước ngoài, công chức Việt Nam là nghề sướng nhất. Sướng là bởi vì, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về, có cũng được mà không có cũng được.

Nhưng với lòng tự trọng cao, Bill không thể thản nhiên lĩnh khoản lương được "chắt ra" từ mồ hôi nước mắt đóng thuế của nhân dân; không thể nào mặc áo công chức, ngồi rung đùi nhận lương để thỉnh thoảng nhận công văn đóng dấu khẩn yêu cầu cán bộ, công an, bộ đội đi cổ vũ bóng đá trong giờ hành chính như của UBND tỉnh Kon Tum.

Với tốc độ xử lý công việc nhanh như máy tính, Bill cũng sẽ không thể "yên ổn" nếu chọn nghề văn phòng hay nhân viên ngoại vụ - cái nghề đã gây sốc cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị - bởi sự chậm rãi rất đáng kinh ngạc của nó.

Cả bộ máy hùng hậu của Văn phòng UBND TP và Sở Ngoại vụ Hà Nội đã phải mất tới... 29 ngày để soạn xong một bức thư cảm ơn nước bạn Lào. Trong một guồng máy đủng đỉnh như thế, bộ óc "gắn chíp lõi kép" nhanh như điện của Bill Gates rất dễ trở thành thứ bị ruồng bỏ.

Bill cũng không thể trở thành một người hùng về lập trình và phân tích hệ thống, vì chắc chắn ông chẳng thể nào "lập trình" được lịch trình ra quán cà phê buôn chuyện bất kể thời gian nào trong giờ hành chính của nhiều công chức, như ông bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình Lương Ngọc Bích đã vi hành để bắt quả tang; Làm sao Bill có thể lập trình được "thuật toán kì diệu" để một số quan chức cấp xã, khi bị kỉ luật, lại được... lên huyện; quan chức cấp huyện bị kỷ luật ngược lên... tỉnh và tỉnh ngược lên... trung ương? Các phần mềm của ông sẽ chạy loạn xạ trong một "hệ điều hành" có một số lỗi hệ thống như các chuyên gia Việt đã vạch mặt chỉ tên.

Làm sao Bill có thể trở thành một doanh nhân dám hiến phần lớn tài sản khổng lồ của mình làm từ thiện như hiện nay, nếu năm 18 tuổi ông được nhận vào lập trình hệ thống trong một bệnh viện Việt Nam - nơi mà nhân viên y tế sẵn sàng thẳng tay rút bình oxy của một bệnh nhân cấp cứu chỉ vì bệnh nhân này chưa đóng tiền làm thủ tục nhập viện?

Từ chuyện xin việc của huyền thoại công nghệ thông tin Bill Gates, lại nhớ đến con đường của huyền thoại toán học Ngô Bảo Châu. Sau khi nhận giải Fields danh giá, được hỏi rằng những điều gì đã góp phần làm nên thành công của Bổ đề cơ bản, GS Châu đã trang trọng nhắc đến nước Pháp và những người thầy Pháp của mình.

Nếu chỉ học tập, nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam, rất có thể, sau 2.900 năm nữa GS Châu mới có thể hoàn thành Bổ đề cơ bản (vì để viết một bức thư cảm ơn đã mất tới 29 ngày)

Nếu làm việc và sinh sống tại Việt Nam, biết đâu đấy, giờ này, Bill đang thổi kèn cổ vũ cho một đội bóng của giải U19 - cúp Tôn Hoa Sen ở Kon Tum mà không hề biết Microsoft là "thằng cha" nào.
Bùi Hải
 


phần nhận xét hiển thị trên trang