Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.
Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này.
Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này.
Bài viết ngắn này chỉ xin tập trung bàn về mối đe dọa của Trung Quốc liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, qua đó gợi lên đôi điều về cách ứng xử cần thiết của các nước liên quan, trong đó có Việt Nam.
Tư tưởng bành trướng bá quyền vẫn còn đó
Ở Trung Quốc và Phương Đông, tên người hoặc địa danh thường gắn với một ý nghĩa mà người đặt ra nó mong đợi. Đó cũng là trường hợp của tên nước “Trung Quốc”- nó có nghĩa là nước nằm ở trung tâm (của vũ trụ). Một số tài liệu lịch sử cho rằng tên Trung Quốc đã có từ trước CN, nhưng chỉ thật sự trở nên phổ biến từ thời Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) khi mà tư tưởng đại Hán hình thành và phát triển với chủ thuyết tự cho mình là trung tâm của vũ trụ trong khi các dân tộc khác xung quanh là “thiên hạ” man, di, mọi, rợ! Cách tư duy này rõ rằng đã và đang là động lực giúp đất nước này không ngừng bành trướng lãnh thổ Nhà Hạ bé nhỏ trở thành nước Trung Hoa với diện tích gần 10 triệu km2 và hơn 1,3 tỷ người. Tư tưởng Đại Hán ăn sâu bám rể trong tiềm thức ngưởi Tung Hoa đến ngày nay và là một trong những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa họ và các dân tộc khác dù ở bất cứ nơi nào họ sống .
Khi các đế chế Âu Châu từng vượt đại dương xâm lược các châu lục khác cách xa chính quốc hàng vạn dặm thì các chế độ phong kiến Trung Quốc chỉ trong nhiều ng ngàn năm chỉ kiên trì mở mang bờ cõi bằng biện pháp chiến tranh thôn tính các nước lân bang . Đặc điểm này khiến Trung Quốc hầu như không có quan hệ láng giềng bình đẳng và thân thiện với các nước kế cận. Điều này được thấy trong mọi thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, điễn hình là các thời “xuân thu chiến quốc”và “tam quốc”; sau này là cuộc “viện Triều chống Mỹ”, rồi các cuộc chiến tranh hoặc xung đột biên giới với Ấn Độ, Liên Xô (cũ) và Việt Nam, v.v…. Do không có quan hệ láng giềng thân thiện thật sự và lâu dài nên các thời đại cầm quyền Trung Quốc thường phải duy trì hình thức các “vùng đệm” hoặc "nước đệm" như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Bắc Việt Nam trước đây và Bắc Triều Tiên hiện nay, hoặc phải xây Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc, nhằm bảo vệ vùng Trung Nguyên.
Về phương cách phát triển, lịch sử cho thấy hầu hết các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chủ trương “hướng nội”, coi thường quan hệ với “ngoại biên”, thậm chí chủ trương “bài ngoại” đã trở thành quốc sách. Điều này thể hiện rất rõ cho đến thời Nhà Thanh và cả thời thời kỳ dài sau cách mạng 1949. Trong khi các đế chế Âu châu từng ra sức khai phá các vùng đất xa bằng đường biển thì vương triều chỉ tập trung bành trướng lãnh thổ bằng biện pháp "đánh nống" ra các vùng đất kế cận. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chỉ nỗi tiếng với “con đường tơ lụa” mà không có kỳ tích gì trong lĩnh vực hàng hải viễn đương, ngoại trừ những dòng người tha hương vượt biển trốn chạy khỏi điều kiện khốn khổ vốn là một hiện tượng thường xuyên của nước này.
Những đặc điểm và đặc thù nêu trên ít nhiều có thể giúp ta tìm lời đáp về cách hành xử của người Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế hiện đại. Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù chưa bao giờ thực sự chiếm giữ trong quá khứ xa xưa và không hề có bằng chứng nào, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố và hành động ngang ngược với cái gọi là “lợi ích cốt lõi” đối với toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng vốn đã nằm trong lãnh hải và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven bờ. Đáng lẽ ra, nếu do nhu cầu phát triển, họ chỉ có thể đàm phán hòa bình với các nước láng giềng và các nước khác có lợi ích hàng hải liên quan, nhưng Bắc Kinh lại lựa chọn phương cách đối đầu với tất cả theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Họ dường như không muốn chia sẻ mà chỉ muốn độc chiếm Biển Đông với bất cứ giá nào. Đó là gì nếu không phải là sự tiếp nối của lối tư duy bá quyền Đại Hán trong quá khứ? Một lần nữa các chiến lược gia bành trướng lại dựng ra cái gọi là "quyền chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử" đối với đảo và biển tại những nơi mà cách đây không lâu chính họ đã khước từ vì sợ bị lưu lụy (như vụ tàu của Anh quốc kêu cứu tại Hoàng Sa giữa thế kỷ 19, và đã không hề phản bác gì trước quyết đinh của Hội nghị San Francisco 1946, v.v...)
Bế tắc về mô hình nhà nước
Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (CHNDTH) ra đời sau cách mạng 1949. Lực lường nòng cốt của cuộc cách mạng đó là giai cấp nông dân. Tuy nhiên sau nửa thế kỷ tồn tại , dù dưới tên gọi và hình thức gì thì nông dân vẫn bị thống trị. Như có đề cập ở phần trên, những thành tựu kinh tế Trung Quốc gần đây không phải là nhờ kết quả của việc giảiphóng giai cấp công-nông theo lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản và XHCN mà là nhờ trào lưu kinh tế thế giới. Do đó càng phát triển kinh tế đất nước này càng lún sâu vào mâu thuẩn giai cấp vốn có của nó. Đó là nguyên nhân sâu xa tại sao nước này vẫn loay hoai với cái gọi là "CNXH mang màu sắc TQ".
Đây là một vấn đề lý luận phức tạp nên xin phép không đi sâu. Nhưng có thể nhận thấy trong lúc chờ đời người Trung Quốc giờ đây dường như đang lặp lại phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản thời đế quốc mà đặc trưng là xâm lược và khai thác tài nguyên của nước khác. Có thể đó là xuất phát từ “ảo giác” của họ do cảm thấy bị chậm chân và thua thiệt so với các cường quốc đi trước, đồng thời được khích lệ bởi những thành tựu kinh tế của chính mình trong thời kỳ phát triển nóng gần đây? Ảo giác này có thể khiến họ lựa chọn một chủ trương chính sách sai lầm nhưng ngỡ tưởng là đúng (?).
Đây là một vấn đề lý luận phức tạp nên xin phép không đi sâu. Nhưng có thể nhận thấy trong lúc chờ đời người Trung Quốc giờ đây dường như đang lặp lại phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản thời đế quốc mà đặc trưng là xâm lược và khai thác tài nguyên của nước khác. Có thể đó là xuất phát từ “ảo giác” của họ do cảm thấy bị chậm chân và thua thiệt so với các cường quốc đi trước, đồng thời được khích lệ bởi những thành tựu kinh tế của chính mình trong thời kỳ phát triển nóng gần đây? Ảo giác này có thể khiến họ lựa chọn một chủ trương chính sách sai lầm nhưng ngỡ tưởng là đúng (?).
Không ít người nghi ngờ về sức mạnh thực sự của Trung Quốc ngày nay. Còn nhớ chỉ hơn một thập kỷ về trước, thế giới đã từng coi Trung Quốc là một nước đông dân nhưng không mạnh, giống như “con hỗ giấy” hay “người khổng lồ trên chân đất sét”. Những thành quả phát triển gần đây chủ yếu là nhờ sự trùng hợp giữa trào lưu cải cách kinh tế trong nước diễn ra với sự cộng hưởng của xu thế toàn cầu hóa , mà trong đó, so với hầu hết các nước đang phát triển khác, Trung Quốc dù sao cũng có lợi thế hơn về trình độ công nghệ, ý thức tổ chức kỹ luật và cơ sở hạ tầng v.v… để tiếp thu và phát huy các tiến bộ khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Đó hoàn toàn chưa phải là sức mạnh thực sự của một cường quốc! Mặc khác, sự phát triển muộn mằn, nhất là của một nước quá đông dân , đặt ra những thách thức không hề nhỏ. Khác với trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước có tầm vóc nhỏ hơn đã phấn đấu trở thành NIC (new industrial countries) bằng cách dựa (tầm gửi) vào một vài “đầu tàu” kinh tế của thế giới như Mỹ, EU,…thì giờ đây Trung Quốc không thể làm như vậy, một phần vì tình trạng cạn kiệt năng lượng, một phần vì tầm cỡ bản thân quá lớn để dựa dẫm vào một “đầu tàu” nào đó. Giới chuyên gia quốc tế đã chỉ ra những hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của đất nước khổng lồ này, đó là sự thiếu vắng một nền tảng xã hội dân chủ cùng với những mâu thuẩn sắc tộc, vùng miền và khoảng cách giàu-nghèo, thành thị-nông thôn, nguy cơ thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ…Phải chăng điều này đang đặt ra áp lực buộc “cường quốc muộn mằn” này phải bằng mọi cách khắc phục, kể cả dùng vũ lực?
Không ai có thể bác bỏ những lý do chính đáng khiến Trung Quốc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, vươn ra như thế nào bằng phương cách nào là vấn đề hoàn toàn khác, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay đã được “thể chế hóa” cao độ trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng và công bằng giữa mọi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ. Nếu như trước đây tư bản Anh, Pháp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v.v… đã lợi dụng thế mạnh hàng hải để chinh phục các miền “đất hứa”, vơ vét tài nguyên thiên nhiên đem về xây dựng chính quốc, thì ngày nay cách làm như vậy hoàn toàn không còn phù hợp nữa và cũng không thể chấp nhận đối với tầm nhận thức của con người hiện đại.
Có lẽ do nhận biết trước điều này mà bản thân nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra ý kiến chỉ đạo gồm hai vế: “trỗi dậy hòa bình” và “ẩn mình” (tức là vừa phải biết tranh thủ môi trường hòa bình để phát triển, nhưng cũng phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ chín mùi, không được nôn nóng, trong việc thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới). Tuy nhiên căn cứ vào những gì các thế hệ lãnh đạo sau ông đang thể hiện, có thể thấy họ đang tỏ ra nóng vội và không tuân thủ điều mà ông Đặng đã chỉ huấn, hoặc đơn giản chỉ vì họ không thể chờ đợi lâu hơn (?) Có thể đó là lý do tại sao những người lãnh đạo Trung Quốc giờ đây lại nóng lòng áp dụng cách thức của chủ nghĩa thực dân cũ, không chỉ đối với các địa bàn xa như Châu Phi, Mỹ la tinh, mà cả các vùng lân cận từ Trung Á, Viễn đông và Siberi của Nga mà cả khu vực kế cận đầy nhậy cảm là Đông Á và Đông Nam Á.
Tham vọng cường quốc viễn dương
Là một cường quốc bắt đầu muộn mằn, với vị thế bất lợi mà họ luôn bị ám là bị bao vây bốn mặt, giới lãnh đạo nước này luôn nung nấu ý chí phá thế bao vây đó bằng cách vưon ra biển lớn. Vươn ra phía Đông thì vướng Mỹ , Nhật, Hà Quốc...nên họ chọn vương về hướng Nam như một lựa chọn duy nhất. Vẫn với lối mòn tư duy bá chủ, lần này họ lại tự cho mình cái quyền chọn Biển Đông làm “sân nhà” để vừa độc chiếm nguồn dầu khí và tài nguyên được cho là rất dồi dào tại đây, đồng thời khống chế tuyến đường huyết mạnh ra thế giới. Đó là “động cơ kép” chi phối toàn bộ cách hành xử của Bắc Kinh như ta thấy gần đây tại khu vực Biển Đông. Lựa chọn này cũng cho thấy "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" đang nối gót chân của Trung hoa Dân quốc - kẻ đã vẻ ra "đường chín đoạn" tại Biển Đông từ 1939 trước khi bi đẩy ra Đài Loan. Ngày nay tuy biết rõ những gì đã họ đang làm là phi đạo lý, nhưng Bắc Kinh vẫn chọn thái độ kiên quyết không nhượng bộ, thậm chí sẵn sàng “chơi rắn” một cách trắng trợn và hung bạo bằng cách công bố đường 9 đoạn và tuyên bố đó là “lợi ích cốt lõi” đồng thời cố tình tạo ra thế tranh chấp ngay bên trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Họ thực sự đang hành động như kẻ "vừa cướp vừa la làng".
Hành động đó vừa là sự tính toán kỹ kưỡng từ trước, vừa là biểu hiện của trạng thái nôn nóng không thể chờ đợi. Phía Trung Quốc một mặt kiên quyết bác bỏ biện pháp thương lượng đa phương đồng thời xúc tiến những biện pháp vũ lực! Bắc Kinh cũng đã và đang vội vã nâng cấp lực lượng hải quân với hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, tàu sân bay..., đặc biệt đã hoàn tất căn cứ hải quân lớn nhất nước tại đảo Hải Nam. Thực ra họ đã có âm mưu độc chiếm Biển Đông từ nhiều năm trước với sự tiếp nối của hàng loạt hành động xâm lấn bằng vũ lực đối với quần đảo Hoàng Sa từ tay Chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974 và sau đó đối với một số đảo và bãi đá từ tay nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trường Sa. Từ không đến có, họ muốn tạo ra thế “cài răng lược” giữa Biển Đông để hỗ trợ cho đồi hỏi chủ quyền về lâu về dài.
Trên mặt trận ngoại giao, phía Trung Quốc không nề hà áp dụng mọi thủ đoạn từ việc chia rẽ nội bộ ASEAN đến việc bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử. Họ rêu rao có đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Biển Đông cách đây 2000 năm nhưng lại không dám đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Họ kiên quyết bác bỏ cái gọi là “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp và chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước để hưởng lợi thế của kẻ mạnh; họ kêu gọi giải quyết hòa bình nhưng lại dùng lực lượng và số đông tàu thuyền để lấn lướt và chiếm cứ từng vị trí trên biển với từng nước riêng biệt.
Lực bất tòng tâm
Trong thế giới tự nhiên loài voi, bò tót, linh dương và trâu bò đều to hơn sư tử nhưng chúng không bao giờ được giữ vai trò là “chúa tể sơn lâm”. Trong thế giới loài người cũng vậy, Trung Quốc từ cổ chí kim chưa bao giờ đựơc coi là “cường quốc số một”, và nếu tiếp tục như vậy trong tương lai cũng là một lẽ đương nhiên.
Kể từ đầu năm 2011 nền kinh tế Trung Quốc đã được chính thức xếp hạng hai thay chỗ của Nhật Bản, tuy nhiên khoản cách với Mỹ vẫn còn rất xa. Trong những năm gần đây giữa bối cảnh kinh tế Mỹ và EU rơi sâu vào khủng hoảng, một nước Trung Quốc có thể duy trì liên tục đà tăng trưởng với tốc độ trên dưới 10% đã tạo nên niềm kỳ vọng đuổi kịp và vượt Mỹ…. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ cơ cấu phân bố dân cư và vùng kinh tế và xem xét những vấn đề nội tại của nước Trung Quốc sẽ cho thấy nước này chưa hội đủ mọi yếu tố cần thiết để trở thành “đầu tàu” đích thực đối với kinh tế thế giới. Trái lại nhiều việc làm của Trung Quốc đang xâm hại lợi ích kinh tế của các nước khác, đặc biệt tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe của nhân loại.
Xét về thế địa chính trị, Trung Quốc thiếu hẵn những điều kiện cần thiết để tận hưởng mọi nguồn lực và thị trường của thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã “chậm chân” hơn các nước đế quốc thực dân trong việc chiếm hửu và khai thác các nguồn lực, nhất là nếu vẫn chỉ sử dụng lại các phương thức xâm chiếm đất đai biển đảo và khai thác tài nguyên của nước khác để mang về làm giàu cho chính quốc.
Có thể nói, giờ đây việc lựa chọn phương thức phát triển nào là một thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc. Cái khó có lẽ ở chỗ người Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi bỏ tư tưởng bá chủ Đại Hán và thói quen tôn sùng bạo lực vốn đã là động lực xây đắp nên nước Trung Hoa xưa nay. Chính trên nền của lối tư duy đó, người Trung Quốc một lần nữa tỏ ra coi thường dư luận quốc tế, điều mà sớm muộn sẽ làm suy sụp hoàn tòan hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” khó nhọc lắm mới vừa hình thành. Trong trường hợp Biển Đông, người Trung Quốc giờ đây buộc phải lựa chọn giữa mưu đồ bành trướng và bá chủ bằng hành động quân sự trắng trợn, hay chủ trương hợp tác phát triển trong hòa bình với các nước láng giềng. Họ cần nhận thức rõ ràng rằng cách hành xử dựa trên sức mạnh một cách hung bạo không chỉ đe dọa nghiêm trọng các nước láng giềng mà còn đe dọa nền hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, trong đó có lợi ích của các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Nga và hàng loạt các nước liên quan, những nước chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn.
Mặc khác, việc sử dụng những thủ đoạn dối trá và những tiểu xảo mang màu sắc Trung Hoa cũng cho thế giới thấy nước lớn này chưa đủ tầm của một cường quốc. Mới đây Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philipin than vãn rằng “Làm sao mà bạn có thể thảo luận được điều gì trong khuôn khổ song phương, khi bạn ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc thì họ nói rằng tất cả là của họ". Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước UNCLO, nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.
Tóm lại, bằng cách tự vẽ ra đường chín đoạn và đòi chủ quyền bao trùm 85% diện tích của Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với các nước láng giềng và tình trạng mất ổn định trong khu vực mà còn chuốc lấy thế khó cho bản thân về lâu dài. Chừng nào chưa từ bỏ tham vọng"lưỡi bò" thì chừng đó Trung Quốc còn bị thế giới lên án, các nước láng giềng bất bất an bất bình sẽ không hợp tác. Đó là trỡ ngại nguy hại hơn nhiều đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài , thậm chí có thể rơi vào nguy cơ đổ vỡ trước khi có thể phát triển và trở thành một cường quốc thật sự. Đây chắc chắn không phải là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Đó là yếu điểm cơ bản mà Việt Nam và các nước ASEAN cần nắm lấy để quyết đấu với thế lực bành trướng bá quyền Bắc Kinh /.
Phần nhận xét hiển thị trên trang