Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Biển Đông

TT - Việc Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) in ấn bản đồ Trung Quốc thâu tóm toàn bộ biển Đông mang mục đích chính trị đối nội và đối ngoại hết sức rõ ràng của nước này.


Tàu cá Trung Quốc trở về cảng Tam Á (tỉnh Hải Nam) sau khi đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Báo mạng Nam Hải
Báo chí Trung Quốc loan tin nước này chuẩn bị phát hành trên toàn quốc bản đồ mới, trong đó gộp 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông vào “địa hình Trung Quốc”. Ông giám đốc Sinomaps Press còn khẳng định tập bản đồ mới này sẽ trở thành tài liệu giúp người dân tăng cường nhận thức về “lãnh thổ quốc gia, bảo toàn chủ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc cũng như minh định lập trường ngoại giao chính trị của Trung Quốc”.
Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an):
Lừa dối chính người dân Trung Quốc
Việc gộp toàn bộ các đảo trên biển Đông vào bản đồ quốc gia như vậy thể hiện chủ đích của Trung Quốc. Hành động này một lần nữa xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các nước khác trong khu vực biển Đông. Việc này bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Luật biển 1982. Họ cũng đi ngược lại chính cam kết của họ với thế giới.
Rất có thể “người ta” hi vọng nhờ việc in bản đồ như vậy sẽ có thêm chứng cứ về pháp lý với đòi hỏi phi pháp của mình. Đó là điều ấu trĩ. Vậy tại sao họ vẫn dùng thủ đoạn bịp bợm và lố bịch này? E rằng đây chỉ là một mớ âm mưu với ý đồ lừa dối chính người dân Trung Quốc và cả thế giới.
Kẻ trộm đến nhà ta đập cửa, ta không thể không phản ứng. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đây là hành động trái luật pháp quốc tế, đi ngược lại hiến chương Liên Hiệp Quốc và ngược lại tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam, bằng nhiều con đường, cần lên tiếng để bảo vệ chủ quyền chính đáng.
Trước sự việc này, chúng ta có trách nhiệm truyền thông đại chúng để người dân biết và thông báo cho thế giới biết những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Báo chí Việt Nam cũng cần góp phần đưa thông tin rộng rãi đến người đọc trong nước và nước ngoài để hiểu rõ bản chất của sự việc. Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chủ quyền quốc gia là tối thượng, trường tồn vĩnh viễn.
Thạc sĩ HOÀNG VIỆT (giảng viên Đại học Luật TP.HCM):
Các nước ASEAN cần có tiếng nói chung
Rõ ràng ý đồ của Trung Quốc là muốn hiện thực hóa trên thực tế tham vọng bành trướng biển. Sau đại hội 18, lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển. Thực tế Trung Quốc muốn phát triển thì tài nguyên trên đất liền của họ đã khai thác gần hết, nên cần hướng ra biển.
Trong quá khứ Trung Quốc gần như ít khi hướng biển, nên bây giờ Bắc Kinh phải tấn công và lấn chiếm biển của nhiều quốc gia láng giềng. Mặc dù Trung Quốc không có căn cứ pháp lý cho những yêu sách của họ nhưng có sức mạnh cứng trên thực tế. Một số quốc gia có thể bị Trung Quốc thao túng lợi ích qua nhiều biện pháp khác nhau. Do đó Trung Quốc tự tin là cứ làm như hiện nay, lấn dần dần trên thực địa, nhưng không để dâng cao thành xung đột quân sự. Như thế Bắc Kinh tham vọng có thể sẽ đạt được mục đích lấn chiếm biển của mình.
Việc Trung Quốc ban hành bản đồ có các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam chính là một bước tiếp theo trong việc hiện thực hóa “đường lưỡi bò” của họ. Nếu Việt Nam, ASEAN, cộng đồng quốc tế không có phản ứng thích hợp, sắp tới có thể Trung Quốc cho công bố tọa độ, kinh độ, vĩ độ của “đường lưỡi bò”. Nhưng tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng ở biển Đông mà còn cả vùng biển Hoa Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nữa.
Trong bản đồ in trên hộ chiếu còn bao gồm cả vùng đất tranh chấp với Ấn Độ, nay bản đồ các đảo lại gồm cả Senkaku/Điếu Ngư cho thấy tham vọng của Trung Quốc là rất lớn. Ban đầu Bắc Kinh tìm cách nuốt dần các nước nhỏ rồi đến các nước lớn.
Đây là lúc các nước ASEAN cần áp dụng các mối quan hệ chiến lược và sử dụng con đường ngoại giao. Trong đó năm nước ASEAN trực tiếp có tranh chấp bao gồm Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam; ngoài ra có thể thêm cả Singapore phải có tiếng nói chung. Nếu các nước trực tiếp tranh chấp không lên tiếng hoặc giải quyết thì không ai khác có thể giúp.
HƯƠNG GIANG - ĐÔNG PHƯƠNG ghi
Giáo sư Renato C.De Castro (Đại học De La Salle, Philippines)
Trung Quốc sẽ đưa tàu chiến đến biển Đông
Bản đồ đang là một công cụ mới để Trung Quốc đòi chủ quyền một cách bất hợp pháp trên biển Tây Philippines (cách Philippines gọi biển Đông). Diễn biến mới cho thấy sớm muộn Trung Quốc cũng sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển Tây Philippines khi điều kiện chín muồi.
Đó chỉ là vấn đề thời gian. Hiện tàu chiến Trung Quốc đã có mặt tại vùng biển này bên cạnh các tàu tuần tra dân sự. Hiện Philippines đang có kế hoạch phát triển các căn cứ quân sự để hỗ trợ hải quân triển khai lực lượng ở biển Tây Philippines, mục tiêu là bảo vệ các đảo trong phạm vi lãnh thổ Philippines trước khả năng lực lượng Trung Quốc xâm lược.
H.TRUNG ghi


THỐNG KÊ trang Hồng Giang  180' Yahoo blog  đến 7 giờ sáng ngày 15/1/2013:


Tổng số lượt xem
53.558
Tổng số lời bình
8.000
Tổng số bài
1.081
Khách hàng ngày
1
Tổng số khách
10.349

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Truyện ngắn phải như này không?

LỘN CÁI ĐỀ.




Làng Gô độ này vắng vẻ. Hoang vắng suốt từ sáng sớm đến đêm khuya. Khắp làng tịnh không một tiếng tiếng gà gáy ban sớm, tiếng chó sủa ban đêm; thậm chí không có cả mùi phân trâu thum thủm trên con đường làng lát gạch màu đỏ còn tươi roi rói như hồi mấy tháng trước. Trong làng chỉ còn vài tiếng trẻ trâu nô đùa, tiếng trẻ chí chóe rộ lên giây lát rồi lại lọt thõm vào thinh không vắng lặng. Văng vẳng cuối làng có tiếng một người gào rú, giọng ồ ồ không phân biệt được giọng nói là người già hay người trẻ, nhưng hẳn là không phải giọng đàn bà:

…Ta lên Thăng Long, niềm vui lồng lộng
Cười hân hoan, ăn nói bi bô
Ai có chê, có bỉ, có hoan hô
Ta cũng kệ, chỉ một người là đủ
Ta mơ một ngày hôn bầu vú… 

Đó là những lời kinh sợ của người hẳn phải có thần kinh không bình thường. 

Người già làng Sen bên cạnh, nói: “Làng đấy có dớp, cứ ai đến ở là dăm bữa nửa tháng sau phát bệnh điên. Người ta hãi, bỏ đi sạch. Chỉ còn lại toàn người thần kinh”. 

Đúng là người làng bỏ đi sạch. Ban ngày ở làng chỉ có bọn trẻ chăn trâu đến nô đùa. Lũ ranh con đấy chả biết sợ ma quỷ là gì. 

Làng Gô trước đây là một bãi đất hoang, cây cối rậm rạp um tùm xen kẽ với những mồ mả vô thừa nhận chả biết có từ bao giờ. Người làng Sen ngay cạnh cũng ít khi lai vãng tới bãi đất hoang vu đầy tử khí đó. Chỉ có ngày rằm tháng Bảy xá tội vong nhân là bãi đất có người, người ta mang đồ đến cúng cô hồn. Đến hôm sau là bãi đất lại vắng tanh, đồ cúng hôm trước chỉ còn lại vương vãi lá bánh và vỏ trái cây rải rác. 

Ba tháng trước đây, có một tay Việt kiều quê gốc làng Sen từ bên Mỹ về thăm làng. Hắn có khuôn mặt chữ điền đầy vẻ dữ tợn, cặp mắt hơi sếch dưới cặp lông mày rậm hình lưỡi mác. Với hàng râu quai nón được cạo nhẵn nhụi và chiếc áo sơ mi màu vàng tươi chói chang y như màu áo của vua chúa ngày xưa, trông hắn rõ là kẻ phong lưu lắm tiền nhiều bạc. 

Tên hắn là Gô. Charlie Gô.


Gô về làng Sen lần này không phải lần đầu. Thường mỗi năm hắn về tới dăm ba bận. Cứ mỗi khi hắn về là cả làng lại thấy ông Chủ tịch, ông Bí thư, ông Trưởng công an, bà Chủ tịch hội phụ nữ, cụ Hội trưởng hội phụ lão… cả thảy cứ rộn lên, tay bắt mặt mừng đón tiếp hắn long trọng ở Ủy ban. 

Long trọng là bởi nghe nói hắn công đức cho làng nhiều tiền lắm. Ông chủ tịch có lần tuyên bố trên Loa truyền thanh rằng ông Charlie Gô quốc tịch Mỹ là Việt kiều yêu nước, nay trở về đầu tư xây dựng quê hương. 

Nhưng lần này hắn về thì hơi khác. Thấy các vị cán bộ trong làng tỏ vẻ đăm chiêu, dè dặt chứ không mừng rỡ tiếp hắn như mọi bận. Rồi đến tối, cả làng Sen nghe giọng hắn oang oang, cãi nhau với ông Chủ tịch Sen trên Ủy ban. Giọng ông Chủ tịch cũng oang oang không kém. Ra họ đang cãi nhau trên bàn nhậu. 

Hóa ra ông Gô đòi ông Chủ tịch Sen, đòi làng phải bán đất cho ông. Giá nào ông cũng mua. Nhưng hỡi ôi, làng còn đất trống đâu mà bán cho ông. Ông Chủ tịch gọi bác Trưởng công an phụ trách hộ tịch đến, họ cùng giở sổ hộ khẩu ra đếm. Cả làng ngót ba trăm hộ, gần 2 ngàn người. Mỗi người chia bình quân chưa đầy 15 mét vuông đất thổ cư. Lấy đâu ra đất nữa mà bán. Chả lẽ lại đuổi dân đi nơi khác. Mà đuổi họ đi đâu? Có phải cứ có tiền là mua gì cũng được đâu. 

Mà thực ra, ông Chủ tịch Sen cũng chả biết tay Việt kiều Gô mua đất làm gì mà lắm thế. Đòi mua cả làng. 

Cuối cùng thì cuộc họp giữa ông Chủ tịch và ông Việt kiều cũng kết thúc. Thỏa thuận là ông Gô sẽ lấy bãi đất hoang vô chủ đầy mồ mả kia. Ông không phải giả tiền cho làng. Nhưng đổi lại, ông sẽ phải xây dựng cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm để ông Sen san bớt dân sang bên đó. 

Thế nên bãi đất hoang đó mới trở thành làng Gô. Gọi là làng Gô, nhưng thực ra toàn dân làng Sen sang đó ở. Dần dần có thêm dăm kẻ ngụ cư ở nơi khác cũng đến làng Gô mà sinh sống. Lúc cao điểm, làng cũng tới cả trăm người. 

Không hổ danh là Việt kiều yêu nước, mà yêu nước là yêu CNXH, ông Gô lập đề án xây dựng làng Gô theo mô hình làng XHCN thí điểm trên toàn quốc trình UBND huyện. Đất thì là đất hoang vô chủ, tiền thì ông tự bỏ ra nên trên huyện đồng ý ngay tắp lự. Thế là thành cái làng Gô ngày hôm nay. 

Ông Gô là người đi rộng biết nhiều, ông thuê hẳn tư vấn Việt kiều Mỹ làm quy họach. Đường sá đâu ra đấy. Điện - đường - trường - trạm đủ cả. Cổng làng sơn màu đỏ, giữa có ngôi sao năm cánh sơn màu vàng. Tường rào cũng xây gạch đỏ, đường làng lát gạch đỏ. Cả làng Gô nhuộm một màu máu đỏ. 

Làng Gô xây xong hóa ra lại đẹp hơn làng Sen, rộng rãi quy củ hơn, mật độ xây dựng thấp, dân cư thì ít nên thông thóang hơn hẳn. 

Sau khi làng xây xong, ông Gô nhìn ngắm làng mới của mình ra chiều mãn nguyện.


Hôm khai trương, ông mời toàn thể dân làng đến dự, Gô trình bày trước toàn thể dân làng đề án xây dựng làng XHCN của ông theo phương thức tự quản. Ở làng Gô không có Chủ tịch, không có Bí thư, không có Công an, không có dân quân…, tất cả đều do dân làng tự đảm nhận và quản lý. Ông Gô chỉ nhận là người giám hộ chứ ông không phải là chủ làng. Ông nói: 

“Làng Sen bên kia sông là làng cộng sản chuyên chính. Đã chuyên chính ắt phải độc tài chuyên chế. Đã độc tài chuyên chế ắt có cảnh đầu rơi, máu chảy; có cảnh dân chúng khóc than óan hờn. Làng Gô ta là làng cộng sản tuyệt đối nguyên thủy, không có giai cấp, không có xã hội, không có ai bóc lột, ức hiếp dân làng”. Ông còn trích Bản tuyên ngôn độc lập 1946 ra đọc cho dân làng: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ cái quyền không thể xâm phạm được; đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. 

Sau đó Gô kể cho dân làng nghe cuộc đời họat động cách mạng của ông. Từ Mã-Lại-Á đến Nam-Dương, từ Bắc-Mỹ đến Ai-Cập, nơi đâu ông cũng từng đi thực tế và truyền bá tư tưởng cộng sản nguyên thủy của mình trên khắp thế giới. Ông kể về sự đói nghèo của nước Mỹ, những người dân Mỹ đang rên xiết dưới ách đô hộ của giai cấp tư bản bóc lột. Ông khóc khi nghĩ đến những người dân phải chạy trốn khi không chịu nổi cuộc sống dưới ách tư bản chủ nghĩa: 

"Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời 
Không thấy nhà, không thấy cây 
Không thấy người ở đó?".

Dân làng xúc động lắm, vỗ tay khen ngợi ông nhiệt liệt. Quả là một người phi thường, học rộng tài cao, đi suốt năm châu bốn biển vẫn nhớ về làng Gô quê nhà, vẫn quyết tâm xây dựng làng Gô thành làng điển hình tiên tiến XHCN mang đậm màu sắc cộng sản nguyên thủy. Khi ông mỏi miệng, trợ lý của ông, cậu Hấp lên tiếng nói tiếp: 

“Làng Gô ta như một khu vườn, có rau và có cỏ. Mỗi dân làng cũng như là một ngọn cỏ, cần thời gian, cần công sức nó mới thành rau. Rau nhiều và tươi tốt thì cỏ sẽ hết đất sống. Chúng em ở đây tin tưởng rằng các loại cỏ có thể biến thành một loại rau gì đấy, nếu như có thời gian và cố gắng!”. 

Dân làng hơi ngạc nhiên. Trước đây họ vẫn nghĩ rằng cỏ là cỏ và rau là rau. Rau thì để ăn còn cỏ thì phải nhổ tận gốc. Ấy vậy mà nay họ biết thêm một chuyện, đó là nếu cỏ mà biết cách chăm bón, biết cố gắng, biết rèn luyện thì cỏ sẽ biến thành rau. Nghĩa là thứ có thể ăn được. Thật là ý tưởng mới. Thật là những người cộng sản

Làng Gô bước vào một cuộc sống mới. Cuộc đời của họ đã sang trang. Không còn áp bức, không còn bóc lột, không còn phải đóng thuế nông nghiệp, không còn cảnh dân quân hàng đêm đi bắt người giam vào chuồng trâu vì tội nợ thuế nghĩa vụ. Ban ngày nhân dân hăng say làm việc, lao động sản xuất biến cỏ thành rau. Buổi tối họ tham gia các họat động văn - thể - mỹ nhộn nhịp tưng bừng. Làng vui chơi, làng ca hát. Thi hát dân ca, hát xoan, hát ghẹo, thi làm thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú. Thỉnh thỏang, ông Gô còn mời nhà sư về nói chuyện với dân làng về Duyên khởi, Vô ngã và Phật pháp. Chẳng mấy ai hiểu nhưng ai ai cũng gật gù rằng nhà sư nói phải lắm, duyên lắm. 

Và họ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của làng Gô.


Ông chủ tịch Sen thì từ ngày có làng Gô, ông đâm ghét gã Việt kiều Gô thậm tệ. Trước đây dân làng họ sợ ông, bởi ở làng quyền ông to lắm. Ông bắt thằng nào chết, thằng ấy chết ngay tắp lự. Ấy vậy mà từ khi có làng Gô, dân họ chả sợ ông nữa. Ông quát họ 1 tiếng, họ bỏ sang Gô ngay. Ông căm Gô lắm. Ông thề không bao giờ bước chân sang bên đó. 

Dân làng Gô đa phần là người làng Sen. Họ nghe theo tiếng gọi của Việt kiều Charlie Gô mà chuyển sang làng Gô lập nghiệp. Tuy vậy, dân ta vốn tính cẩn trọng nên mặc dù chuyển nhà sang làng Gô nhưng vẫn giữ nếp nhà xưa ở Sen. Được cái 2 làng cách nhau có con sông nhỏ, lội ào là qua nên cư dân 2 làng qua lại luôn luôn. Nhiều người có nhà ở cả 2 nơi. 

Ông chủ tịch Sen thấy dân làng chuyển nhà sang Gô nhiều quá, đâm hỏang. Ông thầm nghĩ: “Mình ngu quá! Vớ vẩn dân làng mình nó đi sang bên kia mẹ nó hết, thì mình làm Chủ tịch với ma à. Biết thế khi xưa đ:éo cắt đất cho thằng Gô nữa cho xong. Đúng là đ:éo cái dại nào giống cái dại nào!”. Và ông tự vả vào mặt mình mấy cái đến đỏ cả má. Ông suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng ông quyết lên Loa phóng thanh xin lỗi dân làng. Ông thú nhận: “Nguyên tắc bảo thủ và độc tài, đó là tôi. Tôi đôi khi vì quá tay mà đánh nhầm người tốt. Tôi là kẻ có lỗi trước tiên. Tôi thành thật xin lỗi...”.

Nhưng dân làng chả mấy ai tin lời ông. Miệng quan – trôn trẻ. Ông ấy mị dân thế thôi chứ dăm bữa nửa lại đâu hòan đấy. Tính ông ấy ra sao, tôi lạ gì nữa. Dân làng nghĩ thầm thế trong bụng. Và họ bắt đầu so sánh Chủ tịch Sen và gã Việt kiều Gô. Ông Gô rõ ràng là hơn hẳn. Ông giàu có nhưng tác phong lại bình dân, ăn nói dịu dàng, biết nghe lời bà con chứ không quan liêu, khinh người như ông Sen. Và họ đặt vè để chửi khéo ông Sen: 

“Mỗi người làm việc chết bu
Cho ông Chủ tịch Lè-su[1], Vơ-tù[2]”

Và làng Gô càng ngày càng đông vui nhộn nhịp. Tiếng lành đồn xa. Một đồn mười, mười đồn trăm. Danh tiếng làng Gô bay đi muôn nơi, người dân tứ xứ tíu tít đua nhau đổ về Gô lập nghiệp. Trong số đó có cả những người dân làng Sen cũ, khi xưa bị Chủ tịch Sen trục xuất khỏi làng mà phiêu bạt khắp nơi. Giờ tất cả họ tụ hội về làng Gô. Ông Gô hãnh diện lắm. 

Để xứng đáng là một làng dân chủ, ông Gô mở Diễn đàn trưng cầu dân ý. Nhân dân tích cực tham gia thảo luận công khai, góp ý kiến xây dựng làng thành một tổ chức đi tiên phong về dân chủ. Người dân tứ xứ vẫn tấp nập đổ về làng Gô đăng ký hộ khẩu và góp ý kiến trong Diễn đàn của làng. Kết thúc cuộc trưng cầu, Gô tuyên bố: 

“Cảm ơn các bác đã góp ý cho diễn đàn. Hiện nay số lượng bà con đã lên đến 756 người, một con số vượt quá chờ đợi. Chúng em nghĩ là khoảng 800 là maximum và chắc sẽ mất khoảng ít nhất 1 tháng mới đạt được đến con số đấy. Nay số 800 đã gần tới, chúng em đang thảo luận xem nên tạm ngưng việc đăng ký hộ khẩu mới trong thời gian 24h tới, vô thời hạn đến lúc mọi việc đã ổn định hơn. Thông báo sẽ được đăng tải trên các phuơng tiện thông tin đại chúng cụ thể là loa phóng thanh một khi có quyết định chính thức.”

Trong đầu ông thì nghĩ: “Con bà nó ở đâu ra mà lắm người thế nhỉ, mình thấy từ sáng đến giờ số khách tăng vọt lên. Thế này chết tiền mình”.

Làng Gô tưng bừng như thế được già một tháng.


Sang đến cuối tháng thứ 2 thì Gô xảy ra chuyện. Chuyện mụ Cả Sất dắt con về làng. 

Cả Sất vốn dĩ gái làng Sen. Hồi mới trổ mã, mụ đẹp ngổ ngáo man dại. Nghịch ngợm, nước da hơi nâu, tóc cắt ngắn như con trai, lại thêm tính dạn dĩ ngang ngạnh chứ không ngu đần như đa phần gái làng nên lũ giai làng thích Sất lắm, cứ tranh nhau tán tỉnh suốt. Cha mẹ mất sớm, anh chị em nhà mụ đều lấy vợ lấy chồng rồi đi biệt xứ nên ở làng, Sất chẳng còn ai thân thích. Chờ đến ngày đoạn tang cha, mụ tự tay đi bốc mộ rồi sau đó bỏ nhà đi biệt vào Nam một dạo. 

Ông Sen thương Sất lắm. Một năm sau khi Sất bỏ làng vào Nam, ông cất công nhờ người vào Nam dò la tin tức rồi gửi hẳn vé máy bay vào Nam cho Sất về. Ông đưa mụ quay về làng Sen, sắp xếp nơi ăn chốn ở đâu ra đấy rồi nhận làm em kết nghĩa rất là chu đáo. Sất cảm động trước tình cảm của ông Sen, mừng rỡ đến rơi nước mắt. Dân làng thấy thế, phục ông Sen là người nhân hậu. 

Kết nghĩa được dăm tháng, bữa nọ dân làng thấy họ cãi nhau thậm tệ. Cả Sất mặt mũi đỏ dừ, giang tay tay sa sả mắng mỏ, gọi ông Sen là “Đồ heo sâu béo lúc!” (béo núc??? – lời TG). Ông Sen vốn người điềm tĩnh, lại kín tiếng nên chẳng phản ứng gì. Ông lẳng lặng sai dân quân lôi Sất sềnh sệch ra khỏi làng, rồi ông tuyên bố từ mặt, cấm cửa quay về. Thế là Sất lại đi biệt tích. Nghe đâu lại quay vào Nam như hồi trước. 

Cả mấy tháng sau đó, dân làng xầm xì bàn tán. Mỗi người đoán mỗi kiểu. Nghe đâu hôm đó ông Sen chuốc Sất uống rượu say rồi dở trò làm nhục, Cả Sất chống cự được, cào ông rách cả má. Nhưng ấy là người làng đoán già đoán non chứ chẳng ai biết lý do thực sự. Chỉ thấy rằng sau cái đận ấy, ông Sen có vẻ buồn và uống rượu nhiều hơn trước. Mụ Sất thì vẫn biệt tăm biệt tích. Dần dần rồi chuyện đó cũng nhạt đi, chả mấy ai còn nhắc nữa. 

Mười mấy năm trôi qua. Bữa nay làng thấy Sất quay về Sen, tay dắt theo 1 thằng con trai. Mụ đòi về làng Sen, đòi ông Sen ra mà nhận con nhưng nhất định ông Sen không chịu. Ông vẫn cấm cửa hai mẹ con nhà Sất. Mãi không vào làng được, mụ Sất đành đưa con sang bên Gô tá túc. Dân làng nhớ lại chuyện cũ, lại xầm xì đoán già non: “Liệu thằng bé kia có phải con ông Sen không nhỉ?”. Vài người già có ý hỏi dò, nhưng ông Sen thì gạt phắt. Ông chửi Sất là con điên, con thần kinh, con mặt dày mày dạn, mày hoang tưởng rồi đổ điêu, vu oan giá họa cho ông. 

Sất đưa con về Gô. Ở dăm bữa rồi lại đi, thả thằng con ở lại, đánh tiếng trả con cho ông Sen. Thằng bé không có người thân thích, không nhà cửa nên cứ lê la vất vưởng khắp làng. Dân làng Gô thỉnh thoảng về Sen, có ý bóng gió khuyên ông Sen đón nó về mà nuôi kẻo tội nghiệp. Nhưng ông Sen lờ tịt, chẳng phản ứng gì. Dân làng lại đoán già đoán non: “Chắc nó không phải con ông ấy thật!”. Vả lại, nhìn cu cậu cũng không giống ông Sen là mấy. Thằng cu này da dẻ đen nhẻm, tóc rễ tre dựng đứng, mới ít tuổi mà đã râu ria, lông lá đầy mình. Nó hiền lành nhưng cục tính, nói năng thì toang toác, tính tình ngô nghê, hơi tý thì nghệch miệng cười hềnh hệch. Ông Sen thì vốn dáng người trắng trẻo nho nhã, đầu hơi ít tóc, phong cách từ tốn điềm đạm, tính tình kín đáo thâm nho. Khác nhau thế ắt chẳng thể là cùng dòng máu nữa là cha con. 

Thời gian cứ trôi, ông Sen vẫn không quan tâm gì đến thằng con trai mụ Sất bỏ lại Gô. Nó vẫn lang thang sống một mình không cha không mẹ. Ai cho gì nó ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy. Có ai hỏi tên, nó nói tên rằng: Thích Na Mõm Ngọc Trường Xuân Lãng Tử.

Mọi người bật cười vì cái tên quái dị. Và nó cũng cười theo, ngây dại. 


Làng Gô, ba năm sau... 

...Đang gối đầu lên đùi bà Ba trên sập gụ, buông tay bỏ cái cần điếu cho thằng cả mà lim dim hưởng thụ cái đê mê của làn khói sáng, tôi bỗng nghe thấy tiếng láo nháo ồn ào phía ngoài cổng. Tạm ngưng tứ thơ đang nghĩ dở trong đầu, ngoảnh ra phía thằng cả đang ngồi xổm loay hoay tỉa nõ cái điếu bát hầu thuốc, tôi bảo: “- Đào, hượm đã! Mày ra xem có chiện gì ngoài ấy?” Một chốc, Đào quay lại khoanh tay: “- Bẩm thầy, là thằng cu Thảo ạ. Nó đang nằm ăn vạ ngoài sân. Người nhà đuổi đi chả được, cứ nhất nhất đòi vào gặp thầy xin thưa chiện.” “- Mày cứ làm việc mày đi, để nó cho thầy!”. Đoạn, tôi thò chân xuống đất, xỏ tạm đôi dép da hiệu Hugo Boss loẹt quẹt bước ra cửa. 

Tôi chả lạ gì thằng Thảo. Nó cũng gốc người làng, tuổi tác cũng chỉ kém tôi một ít nhưng về mặt họ xa thì nó phải gọi tôi là ông trẻ. Hơn năm trước, khi tôi lấy bà Ba về thì nó hận tôi cướp vợ, lại thêm chiện bị thằng Gô đì nên phẫn uất mà bỏ làng đi biệt xứ. Giờ tự nhiên quay về, chả hiểu có chiện rì lôi thôi nữa đây. Nhìn thằng Thảo đang giãy đành đạch ngoài sân, tôi đứng trên thềm quát sẵng: “- Anh cu Thảo mới về đấy hả? Đứng dậy đi, ăn vạ mãi thế. Có chiện gì thì cứ vào nhà mình hút thuốc nói chiện. Cần tiền uống rượu thì sang bên nhà thằng Gô. Nhà tao không phải là cái kho, chả sẵn!”. 

Hắn lồm cồm đứng dậy, phủi bẹt cái mông đít rồi lại ngồi bệt xuống nền sân gạch. Ngước cặp mắt đỏ ngầu về phía tôi, giọng ấm ức: “- Bẩm ông, con không có ý ấy. Nhưng đúng là chiện ấy đấy ạ!”. “- Chiện ấy mà không phải ý ấy thì ra làm sao? Mày cứ nói ngẫn thế thì đứa nào nó thèm thương. Rồi cứ là thằng loser mãi thôi con ạ. Thôi mày cứ lên đây, hút với tao điếu thuốc rồi trình bày cho tỏ. Tao giúp được, tao giúp cho. Nghe chửa?”. 

Thảo tập tễnh bước lên nhà. Đợi cho hắn yên vị trên cái đôn thấp phía gần cửa, thằng Đào chìa cái cần điếu về trước mặt, cười nhạt: “- Ông mời, mày cứ tự tiện mà hút, không phải ngại!”. Thảo rón rén đưa hai tay nhận cái cần điếu, liếc sang phía Đào, cụp mắt cúi đầu không nói. Biết ý, tôi nhìn sang thằng cả Đào, hất hàm. Chờ lưng thằng Đào khuất sau cánh cửa buồng trong, tôi quay sang Thảo: “- Anh cu Thảo hút đi rồi có rì từ từ mà thưa, không phải rộn ràng, nghe chửa?”. Thảo vâng dạ rồi tóp miệng, rít sòng sọc cái cần điếu đến căng bụng. Nhả khói từ từ dễ có đến gần 1 phút, mặt đã tươi tỉnh hơn lúc trước: “- Bẩm ông, con xin thưa chiện...”. 

Thì ra là chiện với thằng kiều gay Cindy Gô! 

Thằng Gô từ đận tung tiền ra mở làng năm kỉa năm kia, hô hào dân chủ này nọ nên cũng có lắm đứa theo, mở mày mở mặt ra một dạo. Rồi sau đó, ngu xuẩn thế đéo nào. Nó lại đuổi thằng Hấp đi, thế vào đấy là thằng Đào nhà tôi, thế là xảy ra chiện. Sẵn có bảng nút bấm trong tay, lại thêm biết vâng lời thầy nó dạy bảo. Thằng cả Đào như ăn tiệc. Cứ 2 ngày treo 1 thằng rân chủ nhỏ, 3 ngày cho tạch 1 con rân chủ to. Giờ cả làng răm rắp nghe nó, sót lại mỗi thằng Gô, thích cho tạch lúc nào là tạch lúc ấy. Nhưng tôi có tính thương người, dù sao thì ngày xưa nó cũng có chút công, nên bảo thằng Đào: “- Mày cứ để nó đấy. Cũng chả làm cái đé’o gì. Nó có làm cái đéo gì thì cũng chả ra cái đé’o gì, chả để làm đé’o gì. Đe`o mẹ! Có mà làm cái đé’o!” 

Khi xưa, thằng Gô vốn chả ưa rì thằng Thảo. Bởi vì, cứ hễ thằng Gô nói rì dân chủ thì thằng Thảo vỗ mặt: ‘- Như lìn ý. Đúng thế. Bravo! Dân chủ làm cái đéo gì but be fun and strickly observe the rules”. Nhưng giờ, Gô đang thế yếu. Làng Gô này, thằng Đào thích nuốt lúc nào thì nuốt. Nên Gô nó muốn tìm đồng minh, là thằng cu Thảo, vì biết nó vẫn hận tôi cướp vợ, nên mời nó về rồi hứa chả tiền cho nó. Thằng Thảo biết thế, nhưng nó sợ tôi với thằng Đào, nên phải về bẩm báo trước. Chứ tiền thằng Gô bi giờ á, chả để làm đé’o gì, chả giải quyết được cái đé’o gì. Tiền á, ba bốn chục đô Mỹ, tôi bảo thằng Bi, hô phát, lệ quyên là đầy rổ. 

Chờ cho thằng Thảo thưa xong chiện, hút thêm điếu thuốc, tôi mới khuyên một thôi: “- Thôi, biết thế. Mày cứ về nhà đi. Thích ăn chơi cứ ăn chơi. Thích nhảy múa cứ nhảy múa. Tao bao. Thích chửi bới thằng nào cứ chửi. For fun. Hiến pháp là ai? Hiến pháp là tao. Pháp luật là ai? Pháp luật là bác Đào mày kia kìa. Gái à? Thăng Long thiếu đe’o gì. Đầy ra. Biển Xanh thì giờ mày phải gọi là bà trẻ. Cấm láo nháo cứt lộn lên đầu. Nghe chửa? 

Thảo im lặng một hồi. Rồi có vẻ hiểu ra, giọng tươi tỉnh: “- Vâng, con không dám hỗn. Xin ông. Ông cho phận nào, con được nhờ phận ấy. Ông cần xử đứa nào, xin cứ bảo người nhà ới con một tiếng”. Rồi hắn xin phép tôi, thanh thản bước về. 

Làng Gô từ đó bước sang trang "xử" mới.

Chủ đề Hot

ma net

- “Ma Ma Phật Phật Phật Phật Ma Ma”

TRONG NHỮNG XUẤT XỨ

Có lần trong lúc cao hứng sau khi nghe ý tưởng của tôi về cái truyện ngắn mới mấy tên thuộc dạng mà bà con Hà Nội gọi là “Trâu Quỳ[1] giả về” lên kế hoạch đi về cái trang trại để hoang của một tên dị hợm.
Kế hoạch như sau:
- Thuê 1 trang trại để hoang cách xa thành phố của 1 chiến hữu nào đó có nhiều bất động sản mà không có điều kiện trông sóc; điều kiện: phải thực sự là “trại hoang” thâm căn cố đế;
- Đốt 1 đống lửa giữa trại;
- Mua 1 xe tải hương Hàng Mã cắm đốt liên tục khắp trang trại, đảm bảo khói ngút lên 9 tầng trời;
- Cả bọn tắt hết điện thoại di động ngồi quanh đống lửa uống rượu dân tộc, ăn thịt rừng nướng và nói chuyện nhảm [tất lẽ dĩ ngẫu];
- 1 tên có giọng pê-đê nhất ngồi đọc Liêu trai chí dị;
- Thuê 1 đội ca-ve chuyên ngành múa cột lượn lờ quanh trại trong trang phục Eva hoặc Xuý Vân vừa cầm hương, vừa đốt hương, vừa múa, vừa hú, vừa rên, vừa nhe răng, vừa trợn mắt, vừa cười giọng yin-techno(xin bạn yên tâm, riêng ý kiến này là của mẹ vợ tôi);
- Đặng Thân ngồi viết ma net;
- Ngoài ra, còn có sự có mặt của 2 đại biểu nhạc dân tộc: 1 kèn xôna, 1 nhị.

1

Xin nói ngay cái xuất xứ đó chưa xảy ra vì tôi đang ngồi viết ma net trên màn hình phẳng 17 inch trong phòng điều hoà hai chiều. Có lẽ vì mót quá nên không chờ được đến ngày cùng các chiến hữu tụ bạ nơi hoang dã vì mình.
Vì thế mà ma net có khác.

2

Trường Sơn.
Tôi sẽ không nói về Trường Sơn nhiều gỗ quý và lâm tặc, hay nói về rừng như một ông lớn (hình như tên là Tưởng Thủ Cửu) đã từng lè nhè: “Rừng ở nước ta về cơ bản là... đã phá xong.” Tôi muốn các bạn gặp liệt sỹ Trường Sơn.
Vừa qua có câu chuyện kì lạ xảy ra ở Kinh Bắc. Có hai gia đình nọ ở cùng xã có hai con là liệt sỹ từ hồi 72. Nhưng mãi không biết xác nằm ở đâu. Sau phải nhờ đến một nhà ngoại cảm nổi tiếng thế giới về khả năng tìm hài cốt liệt sỹ. Ông phán hai người đó đang ở cùng một nơi.
Đoàn người đến Khe Sanh, tiếng Bắc tất phải gọi là Khe Sinh nhỉ. Nơi đây nghe nói có chừng nửa triệu tử sỹ. Thật là cõi “sắc sắc không không”, phải chăng phải gọi là Khe Tử hay Hoàng Tuyền (chắc người Nam sẽ gọi là Huỳnh Tuyền đấy).
Rừng xà nu! Cái bạt ngàn của nó làm ta nhớ Nguyễn Trung Thành. Nhớ Nguyễn Trung Thành ta lại nhớ đến bài văn được điểm 10 của một cô bé bán rau trong kỳ thi tuyển sinh đại học tại Đà Nẵng:
 
...
Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”
 
Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.
 
Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.”
...
 
Còn tìm thấy một Rừng xà nu khác của Nguyễn Trung Thành trong “phao” thi và bài thi văn vào đại học của các học sinh khác ở khắp nơi trong cả nước:
 
''Khi Mai bị giặc giết thì cái ấy cũng bị đạn giặc cắt ngã. Như vậy cây xà nu đã đi vào hạnh phúc của lứa đôi, làm đẹp cho hạnh phúc ấy và cũng chụi chung một nỗi đau cùng con người''
 
“Nguyễn Trung Thành là nhà văn mặc áo giáp”
 
“Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế”
 
Ôi rừng xà nu, ôi Nguyễn Trung Thành, thật là những bức tranh cảm động quá.
Loanh quanh trong khu rừng đầy sức sống, thân vươn cao vút trời vạm vỡ, nhà ngoại cảm hình như chẳng chịu dò tìm dưới mặt đất. Không còn mẩu xương nào dưới đó chăng? Loanh quanh mãi, ông chỉ lên một ngọn cây: “Mọi người có nhìn thấy gì không?”
Không ai nhìn thấy gì cả. Lá xà nu quá rậm rạp, phải nói là phồn tạp. Trong ánh tà dương sót lại của ngày, mọi người đốt đuốc, soi đèn mãi rồi cũng thấy có vật gì như tấm vải dù. “Chắc họ ở trên ấy đấy!” nhà ngoại cảm cất giọng lạnh ngắt. Chẳng ai tin, dĩ nhiên rồi.
Nhưng rồi những người thạo trèo cây đã leo lên. Dễ phải leo đến hơn 20 mét. Họ đã thấy một cái tăng treo vào hai ngọn cây xà nu khác nhau ở độ cao ấy. Thật là kì lạ! Phải chăng là người ngoài hành tinh đến ngủ cheo leo chốn ấy? “Có xương người!” Một tiếng thét thất thanh lạc lõng vọng vói giữa đại ngàn.
Mọi người tìm cách để hạ cái bộ tăng võng ấy xuống.
Câu chuyện đã được kể lại như sau:
Trong cái ngày khốc liệt của chiến tranh ấy có một anh cán bộ chỉ huy uy mãnh có nhiều bằng Dũng sỹ diệt Mỹ và Huân chương Chiến sỹ Giải phóng vừa bị thương vừa bị sốt rét cấp nên các cấp chỉ huy đã quyết định phải đưa anh về một trạm quân y tiền phương để giữ cán bộ nguồn cho chiến đấu trường kỳ. Người đưa anh đi là một nữ y tá đồng hương; người duyên dáng, đằm thắm và tận tụy. Họ cứ đi mải miết giữa rừng xà nu mong cho chóng đến nơi. Giữa đường anh bật lên cơn sốt nặng quá không đi được nữa. Thế là chị y tá mắc võng và tăng lên hai ngọn cây xà nu còn nhỏ rồi dìu anh nằm lên đó. Anh sốt mê man, cái võng rung lên bần bật. Chị thương anh chỉ huy quá mà không biết làm gì. Chị cố gom một dúm củi để sưởi và nấu cháo trong khi cái võng vẫn rung lên bần bật. Đang nhóm lửa thì chính chị cũng thấy mình lên cơn sốt rét. Chị ôm ngực vật vã bên gốc cây trong khi cái võng càng lúc càng giật lên đùng đùng. Một bản năng không cùng bật dậy đưa chị tới bên cánh võng ôm lấy anh. Rồi chị cố trèo vào nằm đè lên, riết chặt lấy anh. Không biết hai con người sốt rét cấp tính đã sưởi ấm cho nhau bằng hơi người của chính mình được bao lâu? Chỉ biết là 35 năm sau, vâng “đúng số 35” (là số nhiễm sắc thể của loài dê), người ta thấy hai bộ xương trắng nằm đè lên nhau, ôm chặt lấy nhau, vẫn còn những mảnh quần áo, trên hai ngọn xà nu cổ thụ.
Họ đã được truy tặng danh hiệu Liệt sỹ sau 35 năm. Cả xã quê hương đã làm một cái lễ thật to. Câu chuyện về họ được khắp nơi nhắc tới.
Sau đó có bài báo bình luận rằng hai liệt sỹ cho đến lúc chết vẫn giữ vững đạo đức bộ đội cụ Hồ, không quan hệ bất chính. Có nhà sử học uy tín còn nhận định rằng những con người quý như kim cương như thế nếu còn sống đến hôm nay thì có khi anh đã thành Thủ tướng, còn chị thì đã làm đến Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nên.

3

Gã năm nay 20 tuổi, “sành điệu con hàng hiệu viêm tiết niệu”. Thú chơi chính là chat và “cứu net”. Gã đi chatở bất cứ nơi nào gã đến. Vậy “cứu net” là gì? Có tờ báo mạng đã đưa ra khái niệm thế này: “người được cứu là gái lang thang Internet. Trai “cứu net” là chatter có tiền. “Chàng” và “nàng” vừa quen nhau trên mạng. Nàng hết tiền trả “net” nên nhờ chàng đến trả để “cứu”. “Cứu” xong, chàng và nàng cùng lên nhà nghỉ. Xong!”
Nếu ai quan tâm đến hoạt động này xin hãy vào hẳn một website có tên www.cuunet.com – thưa, đủ tất cả mọi nhu cầu.
Trong một lần chít chát nhìn qua webcam gã thấy một người lờ mờ trong bộ đồ trắng, không biết là trai hay gái, nickname là Trang_Xuong. Cái nick làm gã ngầm hiểu đó là “trăng suông”, “trăng xuống” hay “Trang sướng” gì đó – nghe rất có vẻ con nhà quítxtộc, gợi cảm, lãng mạn, hững hờ.
 
Crazy_Vietkieu> b/g?[2]
Trang_Xuong> Chắc là g.
Crazy_Vietkieu> Sao lại chắc? Xăng pha nhớt à?
Trang_Xuong> Thế thì g.
Crazy_Vietkieu> Kẹt lâu chưa? Kẹt bao nhiêu?
Trang_Xuong> Kẹt khoảng mấy triệu thui. Không phải ko có tiền nhưng E ko có tiền polymer. Mà ở đây ko có chỗ đổi tiền.
Crazy_Vietkieu> Điên à? Điên hơn cả Crazy_Vietkieu rùi.
Trang_Xuong> Thiệt mờ.
Crazy_Vietkieu> A đến cứu E nha? Rùi mình đi chơi.
Trang_Xuong> Oki A. Nhưng A nhớ là E vẫn còn trinh đấy nha.
Crazy_Vietkieu> ;-/
Trang_Xuong> .-)
Crazy_Vietkieu> Gái trinh mờ cũng làm bộ bị kẹt net cơ a?
Trang_Xuong> A sợ đi chơi với virgin[3] à?
Crazy_Vietkieu> E b/n tuổi rùi?
Trang_Xuong> E ko có tuổi. Hay nói như trên báo là bất tử.
Crazy_Vietkieu> Phịa. Thế nhỡ là vị thành niên thì A ko dám cứu đâu ;-))))))))
Trang_Xuong> Cứu người mà cũng phải chọn tuổi cơ à?
Crazy_Vietkieu> Vì chúng mình mà có đi nhà nghỉ thì A sẽ bị công an bắt đấy.
Trang_Xuong> Đi với E thì ko ai dám bắt A đâu mờ.
Crazy_Vietkieu> ;-@
Trang_Xuong> Tin E đi.
Crazy_Vietkieu> Uh. Tin.
 
Gã nhẩy lên một con Maybach 63 phóng vụt đi. Thật là hồi hộp.
Thấy xe hơi cực xịn đến đón nàng nở nụ cười rạng rỡ, thanh cao quảng đại như “trăng suông”. Vừa lên xe nàng đã dúi vào túi gã một tập dollar mới cứng. “Trả lại cho anh đó, cả tiền lời”. Sửng sốt vô cùng nhưng gã vẫn gắng gượng cầm lái đưa nàng đến một nhà hàng hết sức ấn tượng. Nàng ăn như ma đói. Nàng bảo chưa được ăn ở đâu như thế bao giờ. Thật khó tin. Em sinh ra ở một vùng quê nghèo nhưng vui lắm. Không tin được. Ở quê em con gái đứa nào cũng dịu dàng, hát hò suốt ngày. Mà các em chiều chuộng đàn ông lắm. Đàn ông quê em chỉ vui chơi, uống rượu, đánh bạc suốt ngày. Về nhà còn được vợ chiều chuộng như ông hoàng. Bọn con gái lo toan mọi việc, từ việc nhà đến buôn bán tảo tần. Nhưng được cái uống rượu cũng khá. Gã lại tiếp tục rót rượu cho nàng, đã gần hết chai Martell. Cái loại rượu này ở quê em họ làm giả đầy ra. Đã có những tên tỷ tỷ phú nhờ làm rượu Tây giả. Gần đây để che mắt thế gian một tên xây hẳn nhà máy rượuvodka chất lượng cao có giấy phép và tên tuổi đàng hoàng, nhưng bán ra giá chỉ bằng hơn một phần ba giá sản xuất để khuếch trương thương hiệu. Thật là tinh vi...
Ăn xong họ vào bar. Bộ đồ trắng thanh thoát của nàng phát sáng tinh quái nhập nhoằng như lân tinh. Đôi môi nàng đỏ au, mắt mơ huyền, mũi hơi hênh hếch như mời gọi. Gã ôm nhẹ lấy nàng hôn nhẹ lên mái tóc. Một mùi thật lạ. Ngan ngát hương rừng. Nàng nói ở đây tuy vui nhưng ồn quá, làm nàng nhức đầu vì những vết thương cũ trong đó. Gã không hiểu làm sao nữa. Vô thức đẩy tay gã ôm lấy nàng rồi dìu nàng ra xe. Họ đi về một villa lớn dựng bằng gỗ yên tĩnh bên bờ sông. Gã đỗ kịch xe, lấy phòng rồi dìu nàng lên. Họ uống nước với nhau bên cửa sổ nhìn xuống dòng sông. Những ngón tay nàng khuấy đá nghe lanh canh loong coong như tiếng chuông chùa xa xứ Phật Tích vọng về từ muôn năm. Dòng nước đen quánh trong đêm hắt lên những ngọn đèn chấp chới. Mắt nàng nhìn ra chơi vơi. Ánh mắt nàng như hoà cùng với những ngọn đèn sông nước trông như thể nàng với những bóng sáng chập chờn đó đã hoà vào một. Nàng vừa ở đây vừa như bay lượn khắp dòng sông. Gã ôm chập lấy nàng. Như sợ cái luồng sáng ảo thực ấy sẽ lập tức biến mất. Như thể một cơn cuồng hứng vừa bật lên không chịu nổi. Như một bản năng tìm chỗ níu kéo khi bị rơi giữa không trung. Như một nhà bác học kiệt xuất vừa mới gặp một cú hích gọi mời ông tìm ra một định luật khoa học mới. Họ trườn lên giường ấm. Chăn đệm bật tung. Khung cảnh như một trình diễn performance art. Bốn bàn chân đưa đẩy đan soi trần nhà và bốn tường gương nghiêng ngả những chân. Những bàn chân như những mầm cây, những lá cây rừng già nhiệt đới quay cuồng trong typhoon. [4] Cửa sổ bật tung. Gối hạc, tay tiên, dương vật ngỏng, cửa mình mượt ướt. Những vầng quang tràn khắp vũ trụ như những đỉnh tuyết Himalaya. Những giọt linh tình mưa móc. Và tiếng khóc? Hay tiếng nấc? Hay tiếng tiêu Tiêu Sử? Hạc có bay về đầy trời? Rồng có đến đưa ai về cõi tiên?
“Anh thấy không, em là trinh nữ thật mà. Em đã chết cách đây 35 năm trên ngọn cây xà nu giữa rừng Trường Sơn khi mới mười bẩy tuổi rưỡi. Chưa một lần cầm tay người yêu, nhưng đã “cầm chân” nhiều người đàn ông đáng yêu đáng thương nhất quả đất. Chưa một lần... Em mãi mãi là tuổi mười bẩy...”
Gã thét lên như bị ma làm, ôm áo quần lao vọt ra cửa sổ. Đúng như chiêu “Tiêu Sử thừa long” hay là “Chu Hợi đồ cẩu” trong võ thuật. Ra đến xe gã thò tay vào túi lấy chìa khoá thì sờ phải tập tiền mà nàng đưa cho lúc trước. Đó là một tập dollar hàng mã.
Từ đó gã trở thành người mất tích. Có tin đồn vì gã phạm tội giao cấu với trẻ vị thành niên nên phải chạy trốn pháp luật. Có kẻ bảo gã đã sang Tây du học theo nguyện vọng của người cha quan lớn. Có nhiều bác ngờ rằng gã đã trở thành mafia. Có người bảo gã đã xuất thế đi tu sau khi nếm đủ mọi mùi vị cao thâm nhăng nhố của cuộc đời này. Có thể lắm.

4

Hắn ngồi im như tượng đá trong văn phòng. Những công việc nặng nề trong trọng trách của hắn làm hắn muốn sụp. Những bổng lộc béo bở, những “phong bì” và “hoa hồng” nặng trịch cũng chỉ làm hắn vui lên được trong giây lát, sau đó lại là đau đáu những âm mưu. Mẹ kiếp, hắn nghĩ thầm, đến cái thằng cha đại thi hào thi hài Bai-dần gì đấy ở bên Ăng-nê mà còn nói dằng cả đời gã chỉ có nấy bẩy giờ xung xướng. Nhưng mà gã đẻ da cái thằng Đông-gioăng thì quả thật nà chác tuyệt. Đời mà được như thế cũng nà quá xung xướng. Tiền để nàm gì? Ta chưa chả nời được câu hỏi này bao giờ, nhưng mà nó cho ta quyền nực, cho ta hưởng thụ, cho ta xự tự tin, bù nấp cho ta những gì khiếm khuyết và nhều thứ nữa. Nhưng chưa bao giờ ta có được tình yêu của một đứa con gái, một con đàn bà nào xất. Vây quanh ta toàn nà những con khốn nịn, những con dạch dời dơi xuống, những con chó tha đi diều tha nại. Đến vợ ta cũng nà cái con nó khinh ta nhất. Mẹ cái thằng Đông-gioăng xao mà nó xung xướng thế. Nứt mắt da nà đã có cả đống đàn bà con gái nó vây quanh. Từ con chồng chán, chồng bỏ, chồng chết đến con thiếu nữ chinh chắng hay quận chúa, nữ hoàng. Bố tổ xư. Thế hệ của ta thì nại bị kìm chế kìm kẹp trong những giáo ní nuân ní đạo ní hủ nậu. May mà hồi còn nàm chính ủy ở chong Chường Xơn ta còn địt bậy địt quịt được mấy đứa. Nhè mấy em háo quân hàm ta chỉ việc nôi xồng xộc chúng vào dừng xâu dồi hỏi “thế em thích nên chung xĩ hay thượng xĩ?” dồi tẩn nuôn. Cái thời bây giờ bọn choai nại quá thoải con gà mái. Chúng tẩn nhau như điên. Mà nghe nói chúng toàn quan hệ cưa cẩm với nhau chên anh-tờ-nét. Thích nhau nà đi nhà nghỉ nuôn. Có nhều con bé dân chơi còn mời mọc miễn phí nữa chứ. Hay nà ta cũng thử đi “cứu net” chơi? Ờ, tại xao không nhề. Hôm chước cái thằng chợ ní nó vừa bầy cho ta cái cách vào chít chát. Thử cái cho biết nhể. Có nẽ ta phải đóng giả một thằng choai choai hai mươi nào đấy. Phải nghĩ da một cái tên nào đấy nghe cho nó phong độ chút. Nào, hay nà Dep_chai_nai_Phap? OK con gà đen.
Trong cuộc lướt net Dep_chai_nai_Phap gặp được khá nhiều kỳ duyên. Nào là trinhnu_7tinh, em_dang_co_don, thienthanbongdem hay là yeuanh_demnay. Đứa nào cũng máu. Hắn chợt thấy quan tâm đến một em tên Trang_Xuong. Tên nghe như là “Trang sướng” hay “Trang xướng” gì đó. Nghe có vẻ như một “người đẹp 100 đô” trong làng ca sỹ - người mẫu chuyên đi khách gì đây. Thế mà nó bảo nó là gái trinh. Gái trinh hắn đâu có lạ gì. Giá từ 2 đến 5 tấn thóc thôi mà. Hắn lại nhớ đến bài hát năm xưa: “5 tấn thóc để góp phần đánh Mĩ...” Bây giờ chắc phải đổi thành: “5 tấn thóc để góp phần đánh đĩ”. Hehe. Thỉnh thoảng hắn vẫn được đàn em mời cái món này. Khi cần giải đen hay tăng cường phước lộc thọ khang ninh. Nhiều khi hắn cũng mời các đàn anh xơi món này. Coi như quà cáp lúc cần thăng chức hay ký tá hợp đồng nhớn. Nhưng cái em này không biết có phải trinh nữ thật không nhưng mà chắc là hay. Để xoá bỏ những mặc cảm như là tuổi tác hay giọng điệu nhà quê vân vân hắn ra đòn nguyên tử vẫn hay dùng: anh xẵn xàng chả em gấp ba nần cái giá em đòi. Nhưng em này chỉ “hihi” mà không nói gì thêm. Lạ. Thế mới tò mò.
Hắn đến gặp thẳng em ở một khách sạn kín đáo. Em xinh đẹp, trắng trong, long lanh hồ thu, âm u rừng rậm. Hắn chưa bao giờ được gặp em nào chân tình đến thế. Ừ, thì anh cũng đến với em bằng cái chân và cái tình. Em bảo em thấy yêu thương hắn thực lòng. Em mê mái tóc muối tiêu. Ừ, giang hồ đã có câu về “tam ánh” nà “tóc ánh bạc, ví ánh kim, chim ánh thép” mà nại. Em thương anh thật đấy. Anh làm việc hùng hục, ăn chơi quần quật mà chưa có nổi một giờ hạnh phúc. Cái hạnh phúc được làm người. Ừ, xao mà em hiểu anh đến vậy? Em nà người hay nà tiên? Nà Phật hay nà ma? Em chỉ mong muốn anh có được hạnh phúc đích thực chứ em không cần tiền đâu...
Chỉ đến khi được rõ về thân thế của nàng thì hắn chợt thôi thắc mắc. Hắn không nhẩy vọt ra cửa sổ mà như thể hắn vừa bị bấm vào cái huyệt “nằm im”. Hắn nhìn trân trân lên trần nhà. Hắn cảm thấy hắn nhìn thấu tận trời. Toàn thân hắn loã lồ trần trùng trục giữa vũ trụ. Hắn thấy mình trôi vào một đường ống đầy ánh sáng. Từ nơi đó hắn nhìn thấy chính thân xác hắn đang nằm một mình trên cái giường đệm trắng toát, mà không thấy mỹ nhân đâu nữa cả, nàng đã biến đi đâu? Hắn trôi đi trôi mãi. Hắn gặp mọi người thân đã khuất. Hắn gặp muôn vàn những đồng đội Trường Sơn đã hi sinh từ lâu. Họ nhìn thấy hắn xong đều lặng lẽ bỏ đi. Hắn thấy bóng dáng Phật, Chúa, Đức Chúa Trời. Họ đều đi về hướng ngược lại với hắn... Bất ngờ hắn nhìn thấy Trang_Xuong. Nàng mỉm cười mà bóng hình thì cứ lúc gần lúc xa, chập chờn lởn vởn. Bỗng thình lình nàng vụt đến bên.
“Anh ơi, anh có bít anh đang ở đâu không? Anh đang ở cõi mà loài ngừi các anh gọi là chít lâm sàng hay cận tử gì đấy đấy. Hìhì, anh vừa bị thượng mã phong đấy. Nhưng anh chưa đến ngày tận số đâu, vì em đâu phải là Thị Lộ. Em là Lý Thị Kín. Anh có bít vì seo em lại gặp anh không? Vì em muốn cứu anh đó. Nói chính xác là vì em nợ anh. Kiếp trước khi còn ở Trường Sơn trong khi em băng bó cho anh thì anh cứ sờ soạng em mờ. Nói thật lúc đầu em rất ghét và thấy kinh tởm cái trò ấy vì đó cũng là cái ngày đầu tiên em phục vụ chiến trường. Sau những năm tháng lớn lên ở quê không có một bóng trai trẻ nên vào đấy em phát ngốt vì gặp toàn đàn ông con trai. Sau đó em thấy khác. Em thấy rạo rực. Chính anh đã thức tỉnh ngừi đàn bà trong em. Anh làm em nhìn cuộc đời khác đi. Anh đã đem đến cho em cảm giác hồi hộp khao khát thèm muốn. Có những khi chăm sóc cho các thương binh đang mê man em cứ thẫn thờ ngồi cầm chim họ, thở dài. Mờ lạ thật, ngừi thì cứ mê man không bít gì mà vuốt chim đến đâu nó cứ vươn mình dựng dậy đến đấy. Làm em liên tưởng đến cái “đất nước đứng lên” của bác Nguyên Ngọc em được học ở trường. Thương lắm, có anh tắt thở rùi mà cái chim vẫn phừng phừng lên. Có những anh vừa chít xong mờ không hiểu sao tinh trùng cứ phun ra như quân Nguyên. Các cụ bảo đó là những anh còn “nguyên dương”, chưa bít đàn bà là gì nên trời vuốt chim cho sướng một lần trước khi người vuốt mắt. Khổ. Chỉ có anh lưu manh hơn họ đâm ra lại hoá hay cho em, anh đã gợi mở được em. Nhưng mờ rùi phận em cũng bạc... chưa bít mùi đời đã tan tác hồng nhan...”
Rồi đùng một cái hắn đã rơi xuống địa ngục. Thật khủng khiếp! Chắc nà ở chong xà nim biệt giam Hoả Nò hay chuồng cọp Côn Đảo vẫn còn xung xướng hơn dất dất nhều... Rồi hắn giật mình, thân xác hắn rung lên bần bật một lúc lâu.
Sau đó báo chí loan tin hắn thụ án tù giam. Tội danh là hãm hiếp gái vị thành niên. Có người bảo rằng hắn đã bị một cô bé tội nghiệp tố cáo hành vi dã thú đồi bại. Lại có tin hắn tự đến công an đầu thú tội tham nhũng nặng nề có thể lĩnh án chung thân nhưng lại được cứu xét chuyển sang tội danh khác. Thế mới ác.

5

Cộng đồng các netizen [5] cứ rỉ tai với nhau về những con ma nào đó đã đột nhập vào thế giới blog và chat, gây nên bao nỗi hoang mang làm bấn loạn mạng trường. Nghe nói con ma gái này chuyên gạ gẫm “dủ dê” những thằng “có vấn đề”. Tôi, người viết những dòng này, tất nhiên cũng là một kẻ “có vấn đề”. Đa phần đồng bào yêu quý đều bảo “có vấn đề” thì mới đâm đầu vào viết văn làm thơ chứ. Khổng Tử chả bảo “lập thân tối hạ thị văn chương” từ lâu rồi cơ mà. Tôi xin nói thẳng: tôi muốn gặp con ma này. Tôi quyết một phen đi “thục mạng” xem sao.
Được biết trong Hoa Nghiêm Kinh có kể đến 50 thứ ma người và ma tâm được phân loại thành “thập ma” rất kinh khiếp, do “ngũ uẩn” sinh ra. Trong đám đó, có ma “sở tri chướng” được cho là hãi nhất. Nó cứ chấp nê vào cái gọi là kiến thức, niềm tin, lý tưởng vô địch, vào chân lý bất di bất dịch để “tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu” tranh giật thắng lợi bằng mọi giá. Nó sinh ra các thứ ma con cháu chắt cuồng tín, sân hận, ác tâm. Các thứ ma khác thì chẳng có gì đáng sợ cho lắm. Chuyện ma hại người thì lại chỉ nghe nói và xuất hiện nhiều trên Star Movies hay HBO mà thôi chứ thực tế đã mấy ai bắt gặp. Vậy thì sợ ma ắt là một thái độ hoang đường. Thật hoang đường!
Tôi phân vân không biết con ma tôi đi tìm là loại nào. Tôi nghĩ đã là ma thì cách chít chét cũng phải “quyền rủ mảnh lịt” một cách hoang mê mang mẩn lắm. Một hôm tôi bắt gặp một em trong một box Văn Thơ. Nickkhá dài dòng: XuongTrang_NhoLe_TrenSaMac. Ăn nói sành sỏi lắm. Chuyện gì cũng có thể nói thẳng băng trắng phớ ra được, điều mà mọi con người đều thấy khó khăn trong diễn đạt, phải chăng là họ đã quen với dối trá quanh co quá rồi. Phải chăng em...? Sau khi đọc những gì em thể hiện về văn chương, tôi ấn phím khiêu khích:
 
rất khâm phục
một tâm hồn
lục cục
 
thật đáng tôn
thờ một đoá
hồng môn 
 
Em bảo tôi đểu. Tôi cãi không (không biết không hay có). Em hỏi tôi có phải nhà thơ không. Tôi bảo không (nói dối), chỉ ngưỡng mộ thơ và “người thơ” thôi. Em hỏi tại sao. Tôi đáp:
 
Bởi vì “người thơ” hay la cà
“Dặt dẹo tiên sinh” là tên mà
Óc đầu hồ mơ như là ma
Hồn vía cách mặt đất hơi xa
 
Em cười trên phím    rồi bảo hoá ra nhà thơ, nàng thơ với ma đều như nhau sất cả. La cà, dặt dẹo, mơ hồ, viển vông. Tôi cãi nhưng ma không làm thơ. Em trừng trộ thật không, nếu thi sỹ làm thơ cho đời thì ma làm thơ phản đời. Ví dụ với bài trên thì ma sẽ đọc thành:
 
Cà la hay thơ người vì bởi
Mà tên là sinh tiên dẹo dặt
Ma là như mơ hồ đầu óc
Xa hơi đất mặt cách vía hồn
 
Em hỏi anh có thấy cách đọc của ma hay hơn không. Em    là vì thế đấy! Anh làm thơ về nhà thơ, còn em lại thấy đó là bài thơ về ma! Đúng không anh? “Tên là sinh tiên dẹo dặt”, “ma là như mơ hồ đầu óc”, “xa hơi đất mặt”, “cách vía hồn”. Em ơi anh thấy lạnh sống lưng.
Tôi gắng gượng gõ nốt bài thơ rồi bảo em đọc tiếp bài ngẫu hứng của tôi về “người thơ” xem thế nào:
 
Chăng may gặp phải khi đói lả
Rặn cái tinh thần lên hát ca
Ca lắm tất có khi tàn tạ
Không sao, tất cả đều ra mả
 
Ra mả có khi mới gặp cạ
Thế là ma hát như gào la
Ma la vì ma được hể hả
Hả hể là ma được gặp cạ 
 
Tôi vừa gõ phím xong bài thơ thì bỗng thấy xây xẩm mặt mày, suýt ngất. Không tin thì các bạn cứ thử đọc ngược mấy câu thơ trên sẽ biết. Khi tôi gõ xong mấy chữ “Sao? Thấy thế nào?” thì chỉ thấy em reply “Thui, ẹm đi lấy chồng đây. BB anh” rồi chẳng thấy em đâu nữa. Bấy giờ tôi mới nhận ra được em chính là ma. Chắc chắn là ma rồi.
Từ ấy trong tôi đầy tự kỷ ám thị, và thấy kinh thơ. Nhà thơ trong tôi thui chột mọi ý định viết nên những vần “bất hủ gây mất ngủ” cho dân tộc, cho nhân loại và cho thời đại. Tuy thế, cái nick quá ấn tượng của em đã hích tâm trí tôi viết nên bài thơ cuối cùng, cẩn cáo. Tôi chẳng dám ghi ra đây mà xin để ra trong phần Phụ Lục ở dưới cho những ai không cảm thấy mệt mỏi.

6

Y đi đi lại lại trong ngôi chùa uy nghi. Đây là một trong những trung tâm Phật Giáo của cả nước. Y là một nhà tu hành trong sạch, luôn tuân thủ “Ngũ Giới”, có chí tiến thủ và tinh tiến. Nhà y có lẽ có một cái truyền thống vẻ vang là có nhiều người đi tu chùa. Các anh và chị của y đều đang làm trụ trì ở đâu đó trên khắp xứ sở này. Nhưng bóng những cây đại cổ thụ không làm mát được lòng y. Y là sư thầy rồi cơ mà vẫn vô cùng sốt ruột vì mãi chưa được lên cái chức sư ông. Y mê cái chức ấy. Y còn mê cái áo Hoà Thượng. Nhưng mà con đường thăng tiến cũng thật là gian nan. Phải đi học rất nhiều trường, nhiều cấp. Phải thuộc lầu biết bao kinh kệ. Phải sử dụng tốt ngoại ngữ, cái mà y rất ghét. Phải khép mình theo kỷ luật hà khắc. Phải tuân thủ mọi yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Phải biết cư xử tốt với đồng môn. Phải khéo chiều lòng các bậc bề trên, tức là được cấp trên tín nhiệm. Phải thi cử như ngoài đời người ta thi công chức và thi nâng bậc vậy. Phải được các cấp cơ sở bầu chọn, giới thiệu. Phải được các cấp thông qua. Phải sinh hoạt gương mẫu. Phải diệt dục. Phải... Bá ngọ cái thời cuộc! Làm cái gì cũng phải “đấu thầu”.
Hôm trước có sư ông tuổi đã ngoài bẩy mươi bỗng gắt lên với y: “Sao lâu lắm rồi chưa được miếng thịt gà nào cả?” Y lấy làm ngạc nhiên lắm: “Ơ, cụ vừa xơi hôm kia rồi còn gì.” Thế là lại phải ra mua thịt chó về cho cụ. Chắc tại cụ già rồi nên hay lẫn. Hay là cụ muốn tỏ rõ cái “quyền hành” bằng cái trò vặn vẹo. Nhiều lúc y cũng thấy thèm thịt nhưng vì những lời răn và nhất là vì đang trong thời gian “phấn đấu” để “phát triển sự nghiệp” nên y cũng đành phải bỏ qua.
Một hôm có thí chủ trông rất lạ đến vãn cảnh chùa. Thí chủ còn rất trẻ nhưng thần thái thì rõ ra là người từng trải. Và đặc biệt là trông thí chủ rõ là cô gái xinh ngoan, hấp dẫn đến độ chắc sư ông bẩy mươi cũng phải thấy thẫn thờ. Mọi người tu hành ở đây đều đã phải bị cưỡng chế diệt dục. Hàng ngày các sư trẻ đều phải ăn nhiều rau răm (tất nhiên là không đi kèm với gừng và trứng vịt lộn) và uống những thang thuốc biệt dược giành riêng cho mình. Đã lâu rồi y không phải dùng thuốc nữa. Tình dục trong y đã chẳng mấy khi vấy động. Thế nhưng...
Hôm sau nữ thí chủ lại đến. Cô ta đến bên thầy bẽn lẽn có ý nhờ vả. Bạch thầy, con nhà ở Kinh Bắc, con có việc muốn được nhờ thầy. Cứ nói, giúp được là ta sẽ giúp ngay. Dạ bạch thầy, con muốn nhờ thầy đến nhà cúng cho con và... cả cho thầy. Thí chủ nói gì? Sao mà phải cúng? Dạ, bạch thầy... Sau cái “bạch thầy” đó chẳng hiểu sao sư thầy đã nhận lời. Ngay chiều tối hôm đó sư thầy cắp đồ ra đi.
Trên đường đến nhà nữ thí chủ sư thầy thấy mình trở bụng. Chắc là tại vài hôm trở lại đây sư thầy xơi nhiều món lạ. Y vào một cái nhà vệ sinh công cộng. Một cái nhà xí xổm. Đã lâu y toàn dùng xí bệt của chùa nay mới được dùng lại cái xí xổm đầy dân tộc tính này. Vả quả thật, y thấy thối quá, thối không thể tưởng được. Tại sao hồi bé y toàn ỉa đồng hay ngồi hố xí hai ngăn mà không thấy thối? Hay vì khi đó khắp nơi chỗ nào cũng thối? Khi ngồi xí bệt xịn lại còn có tia nước bắn lên để rửa đít thì tất nhiên là không thấy thối rồi. Nhưng quả thật, nhờ cái bệ xí xổm này mà lần đầu tiên y thấy lòng dạ mình cũng thối lắm thay. Mấy lâu những tưởng chỉ có lòng dạ thiên hạ là thối tha thôi. Chẳng hoá ra bấy nhiêu năm chay tịnh, thanh tao không làm lòng dạ y thay đổi hay thơm tho ra được tí gì sao? Thối quá, không thể ngửi được!
Cái mùi lòng dạ chính mình dường như có làm y hoát ngộ. Đến nhà nữ thí chủ khi cửa vừa mở ra thì cô ta đã ôm lấy thầy (Tôi nghĩ là bạn đọc cũng đang chờ như vậy). Thật là “hổn hển như lời của nước non”.[6] Đúng là “không gì sướng bằng nhà sư lúc động phòng” như trong bài thơ chữ Hán xưa của một thiền giả.
Sau đó y quyết dứt áo... hoàn tục. Đồn rằng sau đó nữ thí chủ đã dạy cựu sư thầy đạo “tu tại chỗ” gì đấy. Hàng ngày y thường đọc Huyền nữ Kinh, Tố nữ Kinh, Cửu Chân thi nhân Kinh, Hoàng Đế ngoại Kinh, Phương pháp trồng hành của người Kinh và một số kinh bổn khác dạy cách ngâm rượu với cặc chó và cà dê. Trong thăng hoa với dê chó y nhớ cái nghề xưa chuyên nuôi chó, bán mèo mà dần trở nên phát đạt. Y xây khách sạn chó. Y xây bệnh viện mèo. Hình như trong thăng hoa của thiền ý y đã làm thơ về tình yêu muôn đời bất diệt:
 
Yêu sao giây phút dường như
Cho nhau những cái còn chưa của mình.
Buồn sao hình chạm vào hình
Đôi bong bóng đụng hồn mình chợt tan![7]
 
Có khi y phán như mê sảng, nghe dường như luẩn quẩn với cái miếng gieo vần rất cò quay và lưu manh:
 
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm.
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình.[7]
 
Đôi khi nhớ thiền viện cũ và những kinh kệ xưa y nẩy ra ý định xây một khuôn viên đầy ắp Phật tính ngay tại nhà. Y cho đắp tượng Phật Bà lừng lững xiêm y. Rồi cửu trùng đài Vô Vi. Rồi tượng thầy trò Đường Tam Toạng. Rồi y đắp tượng mình com-lê ca-vát đứng sau Phật Bà, nhưng lại đứng hiên ngang trên một quả địa cầu nho nhỏ. Thế nên dân quanh vùng có câu ca:
 
Thiền nhân đứng trên quả địa cầu
Sủa gâu gâu
 
Núng nính tiền bạc y mua một cái trang trại để hoang. Theo vận trình phong thủy của nó chắc chắn một ngày kia Đặng Thân cùng thê đội sẽ đến đây tụ bạ. Để Đặng Thân lấy cảm hứng viết ma net.
 
Ông Táo về Trời


PHỤ LỤC

Bài thơ “Nước Mắt Trên Sa Mạc”

Tình cuối Đông man mác
Xuân nồng đã về chưa?
Bãi Cát Tình mộc mạc
Khô, mấy nước cho vừa?

Ôi cái sa mạc ấy
Dài rộng được bao nhiêu?
Lệ rơi hoài có đầy
Hay cả biển Đại Tây?

Nước mắt nào cho đủ
Khóc con tim ngục tù?
Tại xác phàm ô trọc
Làm tinh thần cực nhọc?

Sương mù giăng có đầy
Bãi Cát Tình bụi bặm?
Che được hoang vắng ấy
Cho môi hết cà lăm?

Quá mù sẽ ra mưa
Có phải giọt lệ trời?
Rửa được tim máu ứa
Cho khô cạn lả lơi?

Ai cần cả biển khơi
Để dập tắt lửa trời?
Ngùn ngụt trên hoang mạc
Bao giờ tắt Trời ơi?

Bao nhiêu sông nhiêu biển
Làm mát được lòng tiên?
Nhiêu giọt tình thì đủ
Cho lòng người chân tu?


_________________________
[1]Tên một trong những trại điên lớn nhất Việt Nam.
[2]Con trai hay con gái?
[3]Trinh nữ.
[4]Bão lớn (tiếng Anh phiên âm từ “đại phong”).
[5]“Công dân mạng”.
[6]Thơ Hàn Mặc Tử.
[7]Thơ Nguyễn Bảo Sinh.

Thơ thẩn



Một ngày..
Nào em !

Ta dành một ngày
Không viết gì
Không nghĩ gì
Không cần gì sất ..
Thảnh thơi quanh co mé rừng !



Bận rộn quanh năm ..
Còn mấy ngày đến tết ?
Ta làm được gì ,
Ngoài nỗi bâng khuâng ?



Không che được cơn gió lạnh
Không xua được sương mập mờ
Không xa được đời nham nhở
Nơi cần ngày lại thêm xa..



Thôi,
cho một ngày thư thả
lặng yên bến bờ tắp xa
Không viết gì nữa
Giã từ giấc mơ!.