Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Bốn dấu hiệu đã xuất hiện của một cơn bão lớn khủng hoảng tài chính


Tâm Như (T/H)

TTVN - Giai đoạn tiền khủng hoảng, giống như bầu trời trước bão, luôn có đầy đủ dấu hiệu cảnh báo cần thiết. Vậy tại sao các dấu hiệu của khủng hoảng tài chính vẫn luôn không được đánh giá và nhìn nhận đủ mức?

Đó có phải là nguyên nhân khiến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và cả bản thân chúng ta vẫn luôn lúng túng, thậm chí vấp phải sai lầm trong dự báo và đối mặt với khủng hoảng?

Có nhiều cách hiểu về khủng hoảng tài chính (khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ, đổ vỡ bong bóng thị trường tài sản), nhưng khái quát lại, khủng hoảng tài chính là trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị các tài sản tài chính, các tổ chức tài chính và sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.

Đáng buồn là, kể từ khi ngành tài chính hình thành thì khủng khoảng tài chính đã trở thành một sản phẩm tất yếu của nó. Các ngân hàng, định chế tài chính, cũng như các thực thể tham gia vào thị trường và mọi chính phủ đều thừa nhận khiếm khuyết này của hệ thống. Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính (về trình độ thị trường, quy mô và tầm ảnh hưởng), khiếm khuyết này không giảm bớt mà ngày một lớn bởi các định chế tài chính ngày một lớn và phức tạp, các sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng và khó kiểm soát rủi ro trong khi thế giới ngày một phẳng và không còn ranh giới…

Từ 1970 cho đến 2008 (Laeven & Valencia, 2008), thế giới chứng kiến 124 cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống, 208 cuộc khủng hoảng tiền tệ và 63 cuộc khủng hoảng nợ quốc gia.

Trong đó, hai cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ 2007-2008; mỗi cuộc khủng hoảng cách nhau 10 năm và cách thời điểm hiện nay 9 năm.

4 dấu hiệu của khủng hoảng tài chính

Nhìn lại lịch sử diễn biến của khủng hoảng, phân tích nguyên nhân và đặc tính của nó chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu tương đồng một cách đáng kinh ngạc, giống như các dấu hiệu của bầu trời trước một cơn bão lớn.

Theo một nghiên cứu của IMF dựa trên các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong lịch sử về dấu hiệu, diễn biến và nguyên nhân, trước khi xảy ra khủng hoảng, các dấu hiệu sau (hoặc cùng nhau hoặc một hay một số trong đó) thường xuất hiện:

Thứ nhất, tín dụng mở rộng quá mức và/hoặc giá tài sản tăng quá cao, dấu hiệu này thường đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng, dòng vốn giá rẻ ồ ạt cung vào thị trường qua hệ thống tài chính. Khi dòng vốn dễ dãi và rẻ được cung ứng ồ ạt, tăng trưởng tín dụng tăng nhanh bất thường. Tăng trưởng tín dụng tăng thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế cũng bùng nổ theo. Nhưng hệ lụy là dòng tiền không thể hấp thụ hết vào khu vực sản xuất sẽ chảy vào những khu vực có tỷ suất sinh lời cao và rủi ro cũng cao như các thị trường tài sản (bất động sản, thị trường chứng khoán), nhiều trong số đó mang tính đầu cơ ngắn hạn, tạo bong bóng tài sản. Khủng hoảng sẽ xẩy ra khi dòng vốn giá rẻ đột ngột đảo chiều, thị trường tài sản đổ vỡ (giảm giá mạnh, mất thanh khoản).

Thực tế cho thấy, dấu hiệu đầu tiên này cũng là dấu hiệu phổ biến và cơ bản nhất, xuất hiện tại mọi cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Ví dụ, tại cuộc khủng hoảng nợ của các nước Mỹ La-tinh năm 1982, do dễ dàng vay nợ giá rẻ từ nước ngoài trong nhiều năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng tín dụng nhanh với quy mô lớn, nhờ đó kinh tế tăng trưởng cao trong những năm này. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập kỷ 70, dòng vốn đảo chiều, lãi suất tăng vọt, chính phủ các nước Mỹ la tinh mất khả năng trả nợ.

Gần đây hơn, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 cũng chứng kiến hiện tượng tương tự, dòng vốn giá rẻ – qua hệ thống tài chính – cung quá mức vào thị trường, dẫn đến bong bóng tài sản tại các nước Châu Á năm 1997, hay bong bóng giá nhà ở và nợ dưới chuẩn của Mỹ năm 2008-2009.

Thứ hai, hệ thống tài chính khó khăn hoặc mất khả năng cung cấp nguồn lực tài chính cho các khu vực khác của nền kinh tế. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống tài chính mất khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc mất mát niềm tin khiến tín dụng không thể cung ra thị trường. Dấu hiệu này thường rõ nét ngay trước khủng hoảng bùng nổ, cũng như trong và sau khủng hoảng.

Thứ ba, hỗ trợ của chính phủ ở quy mô lớn (như hỗ trợ thanh khoản, tái cấp vốn). Đặc trưng của các hệ thống tài chính là rủi ro lây nhiễm cao, niềm tin dễ dàng bị xói mòn khi thông tin bất cân xứng, có thể tạo nên tình trạng “hoảng loạn tập thể” gây đổ vỡ hệ thống. Bởi vậy, Chính phủ thường hỗ trợ thanh khoản, tái cấp vốn cho các định chế tài chính lớn đang gặp khó khăn hoặc rủi ro nếu sự đổ vỡ của các định chế đó ảnh hưởng xấu tới hệ thống. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mặc dù Chính phủ có hỗ trợ lớn nhưng đổ vỡ hệ thống vẫn diễn ra, tình trạng hỗn loạn vẫn trầm trọng do rủi ro lây nhiễm đã lan quá rộng, ngoài năng lực hỗ trợ của chính phủ. Chúng ta có thể thấy thực trạng này tại cuộc khủng hoảng gần đây nhất năm 2007-2008, Chính phủ Mỹ và Chính phủ của một số nền kinh tế đều thực hiện cứu trợ quy mô lớn nhưng vẫn không thể ngăn chặn đà tiến của cuộc khủng hoảng đó.

Thứ tư, các bất cân đối lớn trên bảng cân đối tài khoản, cụ thể là bất cân đối giữa NỢ và TÀI SẢN (của Chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình, ngân hàng thương mại (NHTM)…). Ví dụ, các khoản nợ quá lớn trên bảng cân đối tài sản của NHTM, nằm ngoài khả năng kiểm soát an toàn của họ; hoặc các NHTM cho vay tập trung tín dụng vào những ngành đang có khó khăn, rủi ro tín dụng lớn như BĐS, cho vay đầu tư chứng khoán….; hoặc vay nợ quá lớn trên bảng cân đối của các doanh nghiệp so với năng lực trả nợ và tiềm năng kinh doanh của họ; hay các khoản nợ công ngày một lớn từ các Chính phủ trong khi nguồn thu để chi trả nợ công không tương xứng hoặc thiếu bền vững.

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu bất cân đối khác như sự phá giá tiền tệ mạnh và đột ngột, suy giảm mạnh dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong thời gian ngắn, thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại nghiêm trọng và kéo dài …

Nhiều dấu hiệu điển hình cảnh báo khủng hoảng tài chính quy mô lớn đã hiện hữu tại các khu vực và nền kinh tế lớn trên thế giới.

1. Dòng vốn với lãi suất cực thấp nhờ vào chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức, thế giới ngồi trên núi nợ khổng lồ chưa từng có

Sau khủng hoảng 2007-2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn kỳ vọng và đầy bất trắc bởi các xung đột địa chính trị và niềm tin bị xói mòn. Để khôi phục tăng trưởng trở lại, hầu hết các nền kinh tế lớn đều áp dụng chính sách tài tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp ở mức kỷ lục gần 0% như Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE),… thậm chí là mức lãi suất âm áp dụng bởi NHTW Nhật Bản (BoJ). Các gói nới lỏng định lượng liên tiếp được Mỹ, ECB tung ra, trên thực chất đó là tăng mức cung tiền cho hệ thống.

Hệ lụy của chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức như trên là tăng trưởng tín dụng và bùng nổ nợ toàn cầu. Trong báo cáo gần đây, IMF cho biết 8 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thế giới đang gánh một núi nợ lên tới 152 nghìn tỷ USD – một con số chưa từng có.

Đáng lưu ý là tăng trưởng nợ ngày một lớn và không có dấu hiệu suy giảm bất chấp các cuộc khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia Châu Âu đã xuất hiện. Nghiên cứu của IMF trên 113 quốc gia trong nửa đầu năm 2016 đã cho thấy mức nợ hiện đang ở mốc kỷ lục 225% GDP toàn cầu, trong đó 2/3 số nợ thuộc về khu vực tư nhân. Nợ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các nước tiên tiến phương Tây và một số các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc.

Đáng lưu ý, tình trạng tăng trưởng trì trệ (thậm chí kéo dài) tại hầu hết các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã làm giảm khả năng chi trả nợ của các quốc gia cũng như của các khu vực kinh tế.

2. Nợ xấu trở thành vấn đề trong các NHTM của nhiều hệ thống tài chính lớn

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tỷ lệ nợ xấu trên tổng các khoản cho vay trong năm 2015 đã đạt 4,3%. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu xảy ra năm 2009, con số này chỉ là 4,2%.

Theo WB, hiện có hơn 3.000 tỷ USD nợ xấu trên toàn cầu, lớn gấp ba lần con số xấp xỉ 1.000 tỷ USD tín dụng thế chấp dưới chuẩn đã dẫn tới khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu năm 2009. Trong đó, Các ngân hàng châu Âu đang “gánh” 1.300 tỷ USD nợ xấu, trong đó gần 400 tỷ USD nợ xấu thuộc về Italy. Tại Châu Á, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính các khoản tín dụng có rủi ro ở Trung Quốc cũng lên tới 1.300 tỷ USD, mặc dù những dự đoán của các tổ chức tư nhân đưa ra còn cao hơn con số này. Các khoản cho nợ xấu tại Ấn Độ là 150 tỷ USD.

3. Bất cân đối lớn trên trên bảng cân đối tài khoản của các NHTM tại nhiều quốc gia: Cho vay tập trung tín dụng vào những ngành, khu vực hiện có rủi ro cao

Nhiều NHTM ở Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và một số nước châu Âu, châu Á, Australia và New Zealand lại tiếp tục lún sâu vào các thị trường bất động sản vốn đang bị định giá quá mức. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cung cấp khá nhiều tín dụng cho lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản đang gặp không ít khó khăn. Chỉ riêng các khoản tín dụng dành cho lĩnh vực năng lượng trên toàn cầu ước đã lên tới khoảng 3.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, đây đều là những ngành đang rất khó khăn do giá cả mặt hàng năng lượng (chủ yếu là dầu thô) và khai khoáng giảm trầm trọng, dự báo tiếp tục suy giảm do cầu thế giới yếu trong năm 2016 và không mấy khả quan năm 2017, cụ thể: giá dầu thô WTI năm 2016 ước giảm 12,1% so với năm 2015 xuống mức bình quân cả năm là 42,78 USD/thùng; giá phi năng lượng giảm 4,1%, trong đó giá lương thực tăng 0,4%, nguyên liệu thô giảm 1,7% và kim loại giảm 11%.

4. Phá giá tiền tệ tại nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi

Phá giá tiền tệ mạnh và có ảnh hưởng lớn nhất tới khu vực và thế giới trong hai năm qua là Trung Quốc. Năm 2015, đồng Nhân dân tệ (CNY) của nước này đã phá giá tới 4,6% và tiếp tục mất thêm 6% vào năm 2016 (tính đến ngày 9/12/2016) mặc dù đã tham gia vào giỏ dự trữ tiền tệ quốc tế kể từ ngày 1/10/2016. Tiếp bước của Trung Quốc, một loạt các quốc gia Đông Nam Á phá giá tiền tệ mạnh trong năm 2015 như Malaysia (22,1%), Indonesia (10,9%), Thái Lan (9,3%), Việt Nam (4,7%), Philippines (4,5%). Năm 2016, thị trường tiền tệ Châu Á có phần ổn định hơn, nhưng đồng PHD của Philippines vẫn mất giá thêm 6,1%, Malaysia là 3% (tính đến ngày 9/12/2016).

Tại Châu Âu, đồng EUR mất tới 10,6% giá trị năm 2015 và cho tới nay (9/12) mất thêm 2,2% nữa. Đồng Bảng Anh sau sự kiện Brexit đã chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất, mất tới 17,3% năm 2016 sau khi đã mất giá 4,2% năm 2015. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế, khi giá trị đồng nội tệ bị mất tới 10% thì được coi là khủng hoảng tiền tệ đã xẩy ra tại thị trường tiền tệ nước đó.

Khác với dấu hiệu của một số cuộc khủng hoảng trước là tăng trưởng bùng nổ, giá hàng hóa, tài sản tăng vọt trước khi khủng hoảng xảy ra, lần này, tăng trưởng kinh tế trì trệ, giá hàng hóa suy giảm mạnh, giá các thị trường tài sản bất ổn kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, những dấu hiệu được coi là cơ bản nhất như tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, bất cân đối lớn của hệ thống các NHTM và Tài chính quốc gia (thu/chi và nợ) của Chính phủ các nước, phá giá đồng nội tệ mạnh,.. lại xuất hiện dày đặc với quy mô rủi ro lớn. Do vậy, nếu không có các chính sách, biện pháp ngăn chặn khủng hoảng hoặc giảm thiểu lây nhiễm rủi ro, tổn thất do khủng hoảng gây ra, thì cuộc khủng hoảng (nếu xảy ra) sẽ có sức tàn phá hủy diệt ghê gớm trên diện rộng, bởi nó có thể diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế, hệ thống tài chính thế giới đang suy kiệt, các xung đột địa chính trị, bất ổn xã hội ngày một lớn và khó lường.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Australia tiếp tục khẳng định Hiệp định TPP ‘chưa chết’


Theo Vietnam+ 
























TTTG - Theo 
Reuters, ngày 13/1, Australia tuyên bố Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) “chưa chết.”

Phát biểu này được đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán về thương mại then chốt với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thành phố Sydney, bất chấp việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phản đối thỏa thuận này.

Phát biểu trên Đài phát thanh ABC, Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói: “Còn quá sớm để nói rằng các cuộc đàm phán về TPP đã chấm dứt. Chúng ta cần cho người Mỹ thêm thời gian để làm việc về vấn đề này.”

Cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Australia Turnbull và người đồng cấp Nhật Bản Abe sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực do Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông tranh chấp.

Điều này đặt ra tình huống về một cuộc xung đột tiềm tàng với chính quyền sắp tới của ông Trump.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai đề nghị cán bộ bớt 'chém gió'


A.L















TTO - Ngày 17-1, ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đề nghị đội ngũ cán bộ bớt "chém gió", cần tập trung thực hiện nhiệm vụ, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Tại hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017, ông Thái cũng cho biết việc đầu tư máy móc, áp dụng công nghệ dù hiện đại đến đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định.

Vì vậy ông chỉ đạo các sở ngành, địa phương chú trọng hơn về nhân tố con người trong thực hiện cải cách hành chính tại đơn vị và địa phương.

Trong năm 2016, Đồng Nai đã điều chỉnh, bổ sung bộ thủ tục hành chính 19/20 ngành và ban hành bộ thủ tục hành chính đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở ngành và địa phương.

Đến nay, hơn 1.700 thủ tục hành chính đã được áp dụng thực hiện tại 3 cấp chính quyền, nhiều thủ tục hành chính được rút ngắn thời gian giải quyết: cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 20 ngày còn 10 ngày; đăng ký chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất từ 21 ngày còn 10 ngày; cấp phép xây dựng từ 20 ngày còn 5 ngày.

Năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính được UBND tỉnh Đồng Nai xác định là triển khai hiệu quả các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, tăng cường kết nối liên thông giữa các phần mềm tin học vào giải quyết thủ tục hành chính.

Trong đó, Đồng Nai sẽ hợp tác với Zalo (một ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động) là một nội dung nổi bật.

Ông Tạ Quang Trường, phó giám đốc Sở Nội vụ, cho biết trong quý 1-2017 sẽ làm việc để triển khai hệ thống tra cứu các nội dung liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, thông tin bộ thủ tục hành chính trên mạng Zalo để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo ông Trường, việc kết hợp với Zalo nhằm giúp người dân, doanh nghiệp hài lòng và thuận lợi hơn, nhất là tương tác trên Zalo, để góp ý về công tác cải cách hành chính của tỉnh.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nâng cao quan trí



>> Làm sao thu hút nhân tài về nước?
>> Xây dựng sự đồng cảm trong xã hội
>> Tiền mua quà tặng “sếp” – có phải họ làm ra đâu mà họ tiếc!


FB Bạch Hoàn



























Từ khi chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội sống đến nay, thành tích duy nhất tôi thấy Hà Nội đã vượt xa Sài Gòn là về vấn đề kẹt xe. Sài Gòn hiện vẫn kẹt xe hai lần mỗi ngày vào giờ đi làm và tan tầm. Trong khi đó, Hà Nội chỉ kẹt xe một lần trong ngày, từ sáng đến tối.

Khi tư duy của giới chức bế tắc thì kẹt đường là điều đương nhiên. Quan trí bất lực, chính quyền Hà Nội đã phải cậy nhờ dân trí bằng cách treo thưởng tới 300.000 USD để tìm ý tưởng giải quyết tình trạng tắc đường.

Trong khi đó, người dân đã nhanh nhảu chuyền từ đường bộ sang đường hàng không. Vì thế, lượng hành khách hiện đã vượt tới 30% so với công suất thiết kế. Ở sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay thường xuyên không có chỗ đậu. Thậm chí hôm nay, cảnh ùn tắc đã xảy ra ở cả dưới dất lẫn trên trời.


Bộ trưởng Bộ Giao thông Trương Quang Nghĩa cho rằng, “hàng không đang vét hết khách của ngành đường sắt”. Giải pháp cho câu chuyện tắc cả trên trời là phân phối bớt tăng trưởng của ngành hàng không cho ngành đường sắt.

Tiên đoán được tư duy rất đậm màu sắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Bộ trưởng giao thông mới, Công ty vận tải Hà Nội đã đi tắt đón đầu, lặn lội sang tận Trung Quốc, định mua 160 toa tàu cũ, trong đó có toa dày dạn kinh nghiêm với tuổi thọ tới 20 năm. Đáng tiếc, kinh nghiệm không chào đón nên tổng giám đốc Công ty đường sắt Hà Nội bị cách chức.

Công ty đường sắt Hà Nội còn có phó tổng giám đốc là ông Trần Anh Tú. Khi được báo chí hỏi về trách nhiệm của mình khi phụ trách dự án xe buýt nhanh của Hà Nội có nguy cơ vỡ trận, ông Tú nói: “Không hiệu quả không phải việc của chúng mày”; “Ùn tắc không phải việc của chúng mày”…

Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phát ngôn như vậy cũng chẳng sao, có lẽ chuyện này đã thành bình thường… Nhưng con trẻ mắc lỗi thì tuyệt không thể coi là bình thường. Bằng chứng là nhóm học sinh ở Huế đã phải cúi đầu xin lỗi vì phát tán một clip trào phúng về kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, mà vẫn bị ông Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiến Huế ra văn bản gửi cơ quan công an đề nghị vào cuộc.

Qua điều tra đã phát hiện quán cafe Xin chào kinh doanh không phép, công an TP.HCM đã đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

Tại Cao Bằng, xây dựng chuồng gà cũng phải xin phép. Trước phản ứng của dư luận, chính quyền TP Cao Bằng đã phải lùa cả lực lượng quan chức liên ngành vào họp bàn, phân tích, tìm hướng giải quyết chuyện cái chuồng gà.

Họp mải miết. Họp nhiều đến mức các đại biểu Quốc hội mờ mắt không phân biệt được đúng sai, dẫn đến bấm nút thông qua Bộ luật hình sự sửa đổi mà không biết có tới 90 lỗi sai. Sai thì phải họp tiếp, sửa tiếp và lùi thời điểm Bộ luật có hiệu lực sang 2017.

Những chuyện này xảy ra trong năm 2016. Ngày cuối năm chợt nhớ một người có cái đầu hói rất uyên bác, đó là nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nhớ năm xưa ông đã nói: “Sai thì phải sửa sai. Làm 10 việc tốt thì cũng có 1 việc sai. Nếu cứ cách chức hết thì lấy ai làm việc”.

Tôi rất đồng ý, cách chức lấy ai làm việc. Tuy nhiên, cần có giải pháp điều trị triệt để bệnh tư duy phi thị trường hết sức ngô nghê, hành động hồ đồ của một bộ phận không nhỏ giới chức.

Giải pháp nâng cao quan trí, theo tôi vô cùng đơn giản, chỉ cần yêu cầu họ sử dụng viên uống CumarGold hàng ngày. Sản phẩm này có chứa các chất chống oxy hoá, chống lão hoá mạnh, hạn chế sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, phù hợp với những người đang trị các bệnh về thần kinh như thoái hoá thần kinh, sa sút trí tuệ. Uống CumarGold sẽ giúp họ minh mẫn hơn, sáng suốt hơn.

Chưa kể nữa, CumarGold đã được nhiều người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng khen ngợi có hiệu quả rõ rệt. Các lãnh đạo làm việc vất vả, tiếp khách nhiều, rượu bia nhiều, sử dụng sản phẩm này là phù hợp.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ðốt 7 ngàn tỉ đồng, cách chức, khai trừ khỏi đảng là xong


Ông Vũ Ðình Duy - một “hạt giống đỏ.” Sau khi ông Duy đốt 7,000 tỉ, chính quyền Việt Nam hủy hai yếu tố “hạt giống” và yếu tố “đỏ” của ông Duy. Vậy là xong! (Hình: Ðất Việt).

HÀ NỘI - Chuyện ông Vũ Ðình Duy, cựu tổng giám đốc công ty hóa dầu và xơ sợi dầu khí, gọi tắt là PVTex coi như đã… xong! Ông Duy được xác định là nhân vật phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của dự án xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Ðình Vũ, tọa lạc tại Hải Phòng. Sau khi ngốn hết 7,000 tỷ đồng, nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Ðình Vũ phải đóng cửa vì nếu ráng vận hành thì sẽ gây thiệt hại trầm trọng hơn.

PVTex là một thành viên của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN). PVN có hàng chục dự án thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng như PVTex.

Sau khi đốt xong vài chục ngàn tỉ đồng, ông Ðinh La Thăng, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Của PVN được rút về làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải, rồi trở thành ủy viên Bộ Chính Trị và giờ đang đảm nhiệm vai trò bí thư Thành Ủy Sài Gòn.

Những thuộc cấp của ông Thăng như ông Duy cũng rời PVN để chuyển về làm phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hải Phòng, cục phó Cục An Toàn Kỹ Thuật và Môi Trường Công Nghiệp của Bộ Công Thương. Năm vừa qua, trước khi ông Vũ Huy Hoàng (người làm bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng Việt Nam) nghỉ hưu, ông Duy được chỉ định làm thành viên Hội Ðồng Quản Trị Tập Ðoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem).

Do áp lực của dư luận, chính phủ Việt Nam phải tổ chức thanh tra các dự án ngốn của ngân sách nhiều ngàn tỉ đồng song không những không sinh lợi mà còn tạo thêm nhiều khoản nợ khổng lồ khác.

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Ðình Vũ là một trong năm dự án thuộc loại vừa kể được lôi ra xem xét.

Ðầu Tháng Mười Một năm ngoái, khoảng hai tuần trước khi kết luận thanh tra về năm dự án ngốn hết 30.000 tỉ song chỉ sinh nợ, báo chí Việt Nam loan báo, ông Duy đã vắng mặt không phép nhiều ngày tại Vinachem, và không ai liên lạc được. Tin ban đầu cho biết ông Duy đã ra ngoại quốc để chữa bệnh!

Mới đây, trò chuyện với tờ Ðất Việt, ông Nguyễn Tuấn Minh, chánh văn phòng Vinachem, cho biết, do ông Duy vắng mặt không phép nhiều ngày, Bộ Công Thương đã cách chức, cho ông Duy thôi việc, còn Vinachem đã khai trừ ông Duy ra khỏi đảng CSVN. Ông Minh khẳng định, bởi ông Duy không còn liên quan đến Vinachem nên Vinachem không quan tâm đến ông Duy nữa. Ông Minh khuyên phóng viên tờ Ðất Việt nên liên lạc với Bộ Công Thương.

Theo tờ Ðất Việt thì một viên chức đại diện cho Vụ Tổ Chức Cán Bộ của Bộ Công Thương bảo rằng, cơ quan này đã làm xong tất cả những thủ tục cần thiết đối với một cán bộ “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý cán bộ đi ngoại quốc” nên chẳng còn “thông tin nào để trao đổi cả.”

Nói cách khác, chuyện ông Duy coi như đã xong. Nó giống hệt chuyện ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Trịnh Xuân Thanh, người từng là cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) dưới thời ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị PVN.

Ông Thanh cũng rời khỏi PVC khi ông Thăng không còn ở đó và giống như ông Duy, dù làm mất 3,200 tỉ của PVC nhưng ông Thanh vẫn lên như diều. Sau khi làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung, ông Thanh quay về Hà Nội làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Ðảng của Bộ Công Thương, rồi được luân chuyển về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch. Nếu không có chuyện hệ thống tư pháp khởi tố, truy cứu trách nhiệm vì đã làm mất 3,200 tỉ đồng, chắc chắn ông Thanh sẽ trở thành thứ trưởng vì đã được qui hoạch.

Ông Thanh đột ngột biến mất trước khi lệnh khởi tố được công bố và 3,200 tỉ thành khói tiễn ông Thanh rời khỏi hàng ngũ đảng viên và công chức. (G.Ð)

Người Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

MỘT CHUYỆN GÂY SỬNG SỐT Ở NƯỚC NGA

Một gia đình chạy vào rừng rậm để trốn bức hại, 40 năm sau trực thăng phát hiện ra họ và sửng sốt…




Một gia đình Liên Xô vì chạy trốn bức hại của chính quyền những năm 30 thế kỷ trước, đã vào sống trong rừng rậm. 40 năm sau, ở một nơi vô danh, các nhà nghiên cứu đã tình cờ tìm thấy họ và sửng sốt trước bản năng sinh tồn của gia đình này.
Sâu trong rừng rậm Siberia là khu rừng Taiga (còn được biết đến với tên gọi rừng tuyết) tuyệt đẹp phủ đầy thông, vân sam và linh sam. Nhưng đối với con người, khu rừng lại là một nơi vô cùng khắc nghiệt và tàn nhẫn. Mùa hè thì nóng nực, độ ẩm cao, đồng thời lại rất ngắn ngủi. Từ tháng 9, phía Bắc rơi vào thời kỳ lạnh cóng, tuyết bắt đầu rơi vào thời điểm này và kéo dài đến tận tháng 5. Cả một khu vực rộng lớn chỉ có vài trăm người sinh sống.
Năm 1978, một trực thăng chở các nhà địa chất của Liên Xô cũ bay ngang khu rừng Taiga. Khi bay tới giữa rừng, ở một khu vực hẻo lánh, biệt lập, cả đội phát hiện những luống đất ở dưới trông giống như một khu vườn nhân tạo.

Quá ngạc nhiên, trực thăng đảo vài vòng ở khu vực này cho tới khi các nhà nghiên cứu chắc chắn: có người sống ở đây. Nhưng ai lại có thể sinh sống ở nơi này, quá tách biệt với khu vực dân cư? Để có thể đến khu vực này từ thị trấn gần nhất, người ta phải đi canô mất 7 ngày. Họ đã cử một đội thám hiểm đi tìm hiểu. Trưởng đoàn thám hiểm lúc ấy là Galina Pismenskaya, đi cùng với một nhóm, có mang theo một số quà để tặng cho người họ sắp gặp; đồng thời cũng mang theo súng đề phòng trường hợp xấu.
Các nhà khoa học cuối cùng đã tới được khu vực họ nhìn thấy từ trên máy bay, mang trong đầu nhiều phỏng đoán khác nhau. Rất nhanh chóng họ bắt gặp một ông già trong bộ đồ lôi thôi, bẩn thỉu. Sau rất nhiều nỗ lực giao tiếp của đoàn thám hiểm, cuối cùng ông cũng dẫn họ tới nơi mình đang sống, đó là một ngôi nhà tranh sơ sài.
1454698_1388379468068172_2076256448_n
Khi tiến vào bên trong ngôi nhà, các nhà nghiên cứu cảm giác như đang trở về thời Trung Cổ. Có sáu người sinh sống trong túp lều này gồm Karp Ossipowitsch Lykow (người đàn ông già, cũng là chủ gia đình), hai con trai ông là Sawwin (45 tuổi) và Dimitri (36 tuổi), cùng các con gái là Natalja (42 tuổi) và Agafja (34 tuổi). Mẹ họ là bà Akulina Karpowna đã qua đời cách đó mấy năm vì đói. 
1002001_1388379424734843_1973171706_n
Gia đình nhà Lykow là những tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, những người theo đạo Chính Thống. Năm 1936, đối mặt với sự bức hại của chính phủ và để bảo vệ niềm tin, cả gia đình chạy trốn vào rừng rậm Siberia, và trốn ở nơi không ai sinh sống. Họ sinh tồn bằng bất kỳ thứ gì tìm được trong tự nhiên, và thường xuyên phải chịu đói.
14906977_1098095300304776_6301274238163
Gia đình Lykow dị ứng với công nghệ hiện đại, và sống theo phong cách của thế kỷ 19. Bà Agafjia kể lại: “Thời đó, chúng tôi bị giết hại chỉ vì niềm tin của mình, những đứa trẻ bị mất cha, các gia đình chìm trong sự đau đớn, đó là lúc chúng tôi quyết định từ bỏ cuộc sống vật chất và cắt đứt liên hệ với thế giới này.” Các nhà khoa học không thể tin nổi cả gia đình hoàn toàn không biết đến tình hình bên ngoài, không biết những biến đổi to lớn đã xảy ra trên thế giới trong vòng 40 năm qua như Chiến tranh Thế giới thứ II, sự kiện con người đặt chân lên mặt trăng, v.v… Họ chỉ nhận biết thế giới bên ngoài qua ánh đèn nhấp nháy từ những chiếc máy bay và vệ tinh bay ngang khu rừng.
998305_1388379291401523_312900791_n
Việc phát hiện ra một gia đình sinh sống trong rừng rậm hoang dã tức thì trở thành một sự kiện quốc gia. Rất nhiều nhà khoa học và giới báo chí đã đến thăm và phỏng vấn các thành viên trong gia đình.
14963332_1098095256971447_4590168384544
Năm 1981, ba người con đầu trong gia đình lần lượt qua đời, bố họ ông Karp cũng qua đời năm 1988. Chỉ còn người con gái út là bà Agafjia còn sống, và duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà vẫn sống cuộc sống ‘lạc hậu’ như ngày nào và bầu bạn cùng một vài chú chó mèo. Suốt bao nhiêu năm, bà vẫn giữ niềm tin kiên định vào Chúa. Bà kể có lần bà thấy một con gấu lớn trước nhà, nó chằm chằm nhìn bà. Lúc ấy Agafjia không có dao hay bất cứ vũ khí tự vệ nào, vì vậy bà đã lặng lẽ cầu nguyện Thánh George và con gấu đã lẩn đi mất. Agafjia là một con người dễ mến và bà luôn giữ cho mình một trái tim bình an. Cuộc đời bà đã được viết thành sách và dựng phim tư liệu.
10881569_801830456540102_39590824874427
Agajia không cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với người khác, nhưng bà vẫn tiếp tục chọn sống trong rừng Taiga trong toàn bộ những năm tháng đời mình. Bà đã từng vào thành phố nhưng ‘sợ phát khiếp’ với tiếng còi ô tô ồn ã và các phương tiện giao thông chạy tấp nập trên đường. 
Người phụ nữ này và gia đình hẳn đã sống một cuộc đời khốc liệt và kỳ lạ. Nếu chiếc trực thăng chở các nhà khoa học năm đó không phát hiện ra gia đình Lykcow, thì chúng ta vĩnh viễn không hề biết lại có những người có thể thách thức và sống sót trong khu rừng hoang dã phương Bắc.
Theo Hefty
Lê Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MIÊN MIÊN


Truyện ngắn của Hồng Giang
Bây giờ, khó có ai hình dung ra được nhà hàng kỳ lạ ấy nữa. Người ta mở rộng thêm đường, cả dãy nhà lùi sâu vào phía bên trong. Chỗ quán nước, quán ăn, chỗ cho thuê trọ đã thành mặt đường. Phía sâu bên trong là ngôi biệt thự xây theo kiểu Thái, vòm mái cầu kỳ.. Bên ngoài dựng hàng rào gang đúc, cánh cửa theo kiểu pháo đài.
Đôi vợ chồng trẻ bán hàng ngày trước giờ không biết đã lưu lạc nơi đâu? Chủ nhân mới của khu đất này nghe nói đã về tay người khác. Một tay cai đầu dài, giờ gọi khác đi thành “Giám đốc công ty TNHH”. Nghe nói của “Khánh Mũi Đỏ”, một tay trùm của ngành xây dựng cầu đường của tỉnh biên cương này, một nhà thơ có một không hai thuộc khu vực “Miền núi phía bắc” về tính cách độc đáo. Giờ đã ra người của muôn năm cũ, người ta chỉ nhớ khi có ai đó đọc những vần thơ tha thiết một thời..Đi ngang qua đây, giờ này, hắn chỉ thoáng nghĩ thế thôi, chứ thực tình hắn không mấy bận tâm. Hắn nhớ lại câu chuyện khác.. Chuyện của năm hai ngàn, cách nay vừa tròn con giáp.. Đó là một đêm rất đặc biệt trong cuộc đời. Hắn, kẻ từng lưu lạc không thiếu đâu, nhưng bước chân tới đây lần đầu vào đúng đêm bản lề giữa hai kỷ nguyên nhiều ấn tượng và cũng nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ này..Đâu đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về “cải cách mở cửa”, “những việc cần làm ngay”, cả câu chuyện về “ngày tận thế” theo như lịch của thiên chúa giáo. Có nơi trên hành tinh, người ta mổ hết bò, ngựa, ăn tiêu thả dàn cho bữa tiệc cuối cùng! Nếu không có thay đổi nào, đêm này sẽ là đêm nhiều đô thành khắp thế giới bắn pháo hoa chào mừng thế kỷ mới.. Tâm thế của người đương thời không nhiều thì ít có chút thấp thỏm, lo âu. Sau này mới biết đó chỉ là cái lo hão huyền bởi những đồn đại huyễn hoặc.
Cái giá rét kinh người của những ngày qua, câu chuyện vô tình đọc được qua mạng Intenet nói về lời tiên tri có từ nền văn hóa Maya, dự báo số phận hành tinh cuối năm con rồng sắp tới.. Rốt cuộc, lời đồn đại vẫn chỉ là lời đồn đại. Trái đất vẫn xuay quanh mặt trời, năm nào cũng tiết này là mưa dầm, gió bấc. Và hắn vẫn như ngày nào, vui buồn sướng khổ, tâm trạng mê tơi không biết đâu là bến bờ..Chỉ có những sự kiện xảy ra trong đời là không bao giờ lặp lại. Cô gái hắn gặp tình cờ vào đêm cuối cùng của thế kỷ hai mươi ấy không biết bây giờ nàng đi đâu? Ở đâu?
**
Chiều hôm ấy hắn ra chợ mua cái áo khoác. Khi từ Hà Nội lên đây, trời còn nóng bức, thoắt cái nhiệt độ xuống dưới mười độ. Nếu ở Nga, ở Séc nhiệt độ ấy chả là gì, người ta vẫn sinh hoạt bình thường. Nhưng ở đây, thời tiết như vậy rất bất thường. Rét tê cóng chân tay, rét nẻ môi, nẻ mũi. Hơi thở ra như là hơi khói bốc ra từ lỗ miệng, lỗ mũi..
Công việc vẫn không đâu vào đâu, có khi còn phải ở thêm vài ngày chờ đợi mới xong được. Hắn lại không ai quen biết ở thị xã này, một chỗ nghỉ chân không đơn giản, mà trời đất lại như vậy. Mua cái áo và tìm chỗ trọ qua đêm là “Việc cần làm ngay” với hắn lúc này.
Chợ xây theo mốt “Thương nghiệp XHCN” mang tính kinh điển tập trung cao, độc nhất một khu nhà rộng chia làm hai tầng. Tầng dưới đủ thứ hầm bà lằn, tầng trên dành riêng một góc cho hàng may mặc và vải vóc. Lúc hắn từ tầng dưới đi lên, gặp cô gái trẻ mặc cái áo khoác đỏ như lửa, trong tay xách một túi cam, những quả cam lăn ra vì túi bị thủng. Hắn lấy chân chặn lại mấy quả đang rơi dọc cầu thang về phía mình. Cô gái nhận lại cam, mặt ngẩn ra, không một lời cảm ơn. Những việc như thế.. ngày nay quả thật đối với hắn quá đỗi bình thường. Nhiều việc to tát, lớn lao hơn được người khác giúp vẫn thường bị người ta lờ đi như không, không có một lời cảm ơn.. Nhặt giúp trái cam rơi có gì mà ghê gớm? Văn hóa “Cảm ơn” vẫn là cái gì xa lạ đối với nhiều người. Cũng có thể cô gái trẻ này cả thẹn, chưa quen tiếp xúc với người lạ trên đường? Cũng có thể cô ngờ ngợ mình với một ai đó? vv.. Hắn chỉ thoáng nghĩ qua thế thôi, chứ không để tâm. Hờn giận một người qua đường là một chuyện hết sức vớ vẩn, và để làm gì kia chứ?
Quầy hàng rộng, giờ này vắng ngắt. Hắn đi dạo một vòng. Toàn hàng hóa từ bên kia mang tới, mẫu mã chả khác hồi cách mạng văn hóa ở bên ấy bao nhiêu. Không biết bằng cách nào người ta bán với giá rẻ như vậy? Có phải của rẻ là của ôi không? Hay còn có ngụ ý gì? Muốn sao thì sao, cần thì cứ mua một chiếc. Đó là chiếc bludon lỗi mốt, đằng sau ngắn hơn đằng trước. Mấy cái sau tình hình vẫn thế, không khá hơn. Đổi đi đổi lại vài lần. Cuối cùng hắn đành chấp nhận. Thôi thì cho qua đêm lạnh lẽo này. Nếu ngày mai giải quyết xong công việc hắn sẽ về, cái áo không mặc nữa có thể cho bà cô họ ở gần nhà ngồi bán hàng. Bà lão đâu có cần xấu đẹp? Có cái mặc ấm này chả mừng rối lên ấy chứ?!
Hắn trở về nhà trọ, hết sức ngạc nhiên: Cô gái mặc áo khoác bằng len đỏ đang ngồi ở đó, trong tay chẳng có hành lý gì ngoài túi cam hắn nhìn thấy khi nãy, hình như có vợi bớt đi một số quả.
Bên cạnh quầy nước kê bằng cái bàn thấp có đốt một đống lửa, có đến chục người ngồi quây xung quanh. Tất cả đều chăm chú nhìn vào màn hình là cái ti vi màu đặt bên trong quầy. Đêm nay là một đêm khá đặc biệt, ngày mai là ngày đầu tiên của thế kỷ khác rồi. Người ta quan tâm đến tin tức xa gần là điều tất nhiên. Không ai để ý đến hắn. Chỉ riêng cô né chút nhường chỗ cho hắn, vẻ thân thiện:
- Chú ngồi xuống đây, hơ cho đỡ giá!
Hắn suýt buột miệng “ Thế mà lúc nãy tôi tưởng cô không biết nói!” Nhưng hắn kìm được ngay, lẳng lặng ngồi xuống bên cạnh cô ta. Có lẽ do đi lâu ngoài trời lạnh, gặp lửa thực ấm áp. Càng ấm hơn khi gần một cô gái trẻ, áo đỏ như thế này. Tự nhiên hắn đỏ bừng mặt, định xê dịch ra một tý. Không hẳn hắn vờ vĩnh như thế, chỉ là thói quen theo phản xạ tự nhiên. Gái lạ bao giờ cũng làm hắn lúng túng..
**
Quả nhiên cô áo đỏ ngờ ngợ hắn với một ai đó thật, khi cô cứ nhìn trộm hắn mỗi lúc hắn quay sang trò chuyện với người bên cạnh. Ông này là một phế binh, cụt nửa ống chân, có cái chân giả tự làm lấy trông rất kỳ cục. Không ai hỏi, tự dưng ông nói nhà nước có cấp cho ông bên chân bằng nhựa, nhưng không thích hợp với miền rừng. Cứ dăm bữa nửa tháng lại bị vỡ. Ông tự đẽo lấy khúc chân này bằng gỗ sung, vừa nhẹ, bền và chắc. Bây giờ ngồi đây, khúc chân ấy được tháo ra, dây rợ lằng nhằng đặt ngay bên cạnh. Có mùi hoại tử bốc ra nặng mùi, nhưng vì tế nhị không ai lấy làm khó chịu. Người ta đã hy sinh một phần thân thể để giữ vững biên cương tổ quốc, có gì mà đáng cười, đáng khó chịu cơ chứ? Hỏi- Ông bảo nhà ông cách đây mươi chục cây số. Lâu lâu ra tỉnh chơi thăm bạn đồng ngũ vài ngày. Sao không ở nhà bạn để bạn tiếp đãi? Nói: Thích phong trần, chỗ đông vui, nghe được nhiều chuyện – Tao ở vùng sâu vùng xa mà! Thế nhưng chỉ mình ông nói cho thiên hạ nghe là nhiều. Lạ lắm, chuyện của ông cứ như tiếu lâm thời đổi mới, vừa bi vừa hài. Cả những chuyện tục tĩu, chuyện cười, người viết to gan mấy cũng không dám kể lại. Con người mất mát thiệt thòi ấy cười nói như không. Làm như mình vẫn bình thường, chả mất mát, thua thiệt gì. Vẻ nhiên hậu của người thương binh lây sang hắn, tự dưng hắn cảm thấy vui lây. Còn có bao nhiêu người trên thế gian này khó khăn, khổ sở hơn hắn gấp trăm lần, người ta vẫn vui vẻ sống, hồi hộp như đêm ba mươi tết, có vấn đề gì đâu? Cái tai ách nhỏ của hắn có là cái gì?
Chợt, cú va chạm nhẹ của áo đỏ làm hắn chú ý. Rõ ràng là cô ta cố tình! Hắn bắt đầu để ý nhìn cô kỹ hơn. Hàng cúc giả kim của cô bắt ánh lửa làm hắn chú ý đến đầu tiên. Hình như tất cả có năm cái thì phải. Hắn chỉ nhìn rõ ba cái phía trên, còn hai cái nữa, hắn đoán thế, gấp khuất vào trong lòng lúc cô ngồi. hắn chưa từng thấy bộ khuy áo nào kì dị như thế. Có thể là vuông. Là tròn. Là bầu dục..Chứ chưa thấy kiểu này bao giờ. Bộ cúc giả kim nom như vàng thật, dập hình con bướm, nổi u lên ở giữa. Áo đỏ bắt gặp cái nhìn của hắn, bạo dạn:
- Nhìn chú quen quá..
- Cô gặp tôi ở đâu, bao giờ?
- Hồi bố cháu còn sống, có một ông khách thường hay đến nhà cháu chơi, rất giống chú..
- Người giống người mà.. Nhưng nom tôi già lắm hay sao mà xưng chú ngọt sớt như thế?
- Dạ.. Cháu quen miệng..
- Đấy lại cháu rồi.. Nói thì nói vậy, gọi sao cũng được. Bằng chú, cô cũng đâu thiệt gì? Vậy cô đi đâu đến đây?
Tự dưng cô đổi cách xưng hô:
- Em đang tìm một người quen. Người mà ban nãy cứ ngờ ngợ với ..với..chú.. à anh ấy. Chú í nghe nói đang làm giám đốc công ty ở trên này..
“À thì ra thế, cái mặt hãm tài của mình cũng có vẻ giống một tay giám đốc nào cơ đấy, bố khỉ”. Hắn tự rủa mình như thế. Mả nhà hắn còn lâu mới thành giám đốc được. Còn phải học hỏi đường tu thêm mấy kiếp. Tò mò, hắn hỏi:
- Sao người quen lại không nhớ? Lại đi tìm vu vơ thế này?
Áo đỏ bẽn lẽn:
- Mấy năm trước cháu còn bé. Khách chơi nhà lại đông. Các bác các chú đến nhà, nhiều người cháu cũng không để ý. Trẻ con mà. Bây giờ mẹ cháu bảo có một chú đang ở trên này, điều kiện lắm, cháu muốn tìm lên xin việc làm..
- Quan hệ của ông ấy với nhà ta?
- Chú ấy nhận bố cháu là anh em kết nghĩa mà. Với cả, bố cháu và chú ấy mê thơ lắm! Bố cháu làm kiến trúc, học cùng trường nhưng khác khoa với chú ấy mà. Chỉ từ ngày bố cháu mất, chú ấy mới ít đến. Mấy năm gần đây chú ấy chuyển lên trên này, mẹ cháu mới được người ta cho biết tin..
Hắn định hỏi vì sao bố áo đỏ mất? Nghĩ lại, thôi không hỏi. Ai lại tò mò như vậy làm gì chứ? Chuyện không vui của người ta, nếu người ta không muốn nhắc đến, đừng nên hỏi làm gì. Một thằng như mình chả nhẽ việc tối thiểu ấy không rõ sao? Hắn nghĩ thế. Hỏi sang việc khác:
- Đã cơm nước gì chưa?
Áo đỏ cúi xuống, không nói gì, cầm một mẩu củi vứt vào đống lửa đang cháy. Lúc này bụng hắn cũng đang cộn cạo, nhắc hắn cần phải bỏ vào cái chỗ thân thiết, sâu kín nhất ấy của lòng người thứ gì đó, nếu không bất ổn.
- Hay là ta kiếm cái gì, tôi cũng chưa ăn, cô có biết quán nào gần đây không?
- Ở quán này cũng có, nhưng chỉ có mì tôm thôi. Buổi sáng mới có phở. Nếu muốn cơm phải đi cách đây một quãng.
- Vậy ta đi.
Áo đỏ không nói không rằng, lặng lẽ đi theo hắn. Hai người đi qua con phố rộng, rẽ vào phố nhỏ, chỗ có cái trụ của đài truyền hình bắc qua hai bên, đứng như người dạng háng. Kỳ cục, chả rõ thằng ma toi nào lại có kiểu thiết kế công trình tục tĩu nhường này?
***
Chủ quán mặt lợn, da nhơn nhớt, lông mày nhẵn thịn đang ngồi đọc nhật báo. Thấy khách, mặt lợn đon đả. Chào. Mời.. Giờ này quán vắng, lão rảnh. Gọi là “quán ăn dân tộc”, nhưng rất ít món. Chỉ có thịt kho Tàu, cá và măng sào. Hắn cũng không cần gì hơn. Vậy là tốt rồi. Mặt lợn ngoài cái miệng dẻo, khả năng thao tác khá nhanh. Cá sông Lô, măng sào và canh bí đao nhoáng cái đã có đủ, bốc hơi nghi ngút.
Hắn ngồi uống bia, thứ bia chai của nước láng giềng không lấy gì làm ngon. Loại bia thường dân phía bên kia biên giới tự chế tạo. Áo đỏ không uống. Nàng xới cơm ăn ngon lành. Hẳn là cô nàng đã đói khá lâu. Không biết nàng thuộc giai tầng nào trong xã hội? Vẫn phảng phất dáng học trò lại có vẻ thành thạo không chút e dè trước người lạ? Kiểu người rất khó đoán qua dáng vẻ bề ngoài. Nhưng nét mặt, cái miệng, đôi mắt chắc chắn là con nhà lành, hoặc ít ra từng là con nhà lành.
Có mấy người mới đến lố nhố trước cửa. Áo đỏ tự nhiên đặt đũa, chạy vội vào toa let. Hắn cho rằng nàng ăn phải thứ gì, hoặc thức ăn có vấn đề? Gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm thường hay xảy ra. Nhất là ở những nhà hàng vắng vẻ như thế này.Thức ăn để lâu, giam mãi trong tủ lạnh, hoặc dùng thuốc hãm, dễ biến chất, trở nên độc.
Không biết áo đỏ làm gì trong đó khá lâu. Mấy người mới đến hình như tìm kiếm một ai đó. Họ hỏi câu gì đó với chủ quán. Hai bên nói nhỏ vừa đủ cho nhau nghe. Nhưng Hắn đoán có chuyện gì đó không bình thường đang xảy ra. Trong số mấy người đó có một tên đầu trọc, cao lớn, vạm vỡ, chân khuỳnh khuỳnh. Tên này có vẻ ráo riết nhất trong cả đám. Y nhìn trước nhìn sau, vào cả toa lét, mặt cau có. Không thấy gì. Cả bọn bỏ đi.
Hắn hỏi. Mặt lợn nói “Tìm người”, lão tỏ vẻ vô can, không thích dính vào những việc rắc rối không đâu. Thấy vậy hắn thôi không hỏi nữa, nhưng trong bụng ngờ ngợ hiểu ra phần nào..
Bấy giờ áo đỏ mới ra, nét mặt như vừa trải qua một việc hãi hùng. Từ lúc ấy, cô ngồi ăn không còn thấy vẻ ngon lành như lúc ban đầu.
Hắn hối hận vì đã mua chai bia có in hình con rồng xanh ngoài vỏ. Cũng không muốn đổi thứ khác. Áo đỏ đã xong, mắt chốc chốc ngó ra ngoài cửa. Rồi như không thể chờ hơn được nữa, nàng nói;
- Em có việc ra ngoài một tí. Anh về sau, lát nữa gặp lại ở nhà trọ ban nãy nhá!
Thoắt cái, áo đỏ đã khuất bóng. Cô ta chả đả động gì đến chuyện tiền nong trả nhà hàng. Hoặc ít ra cũng phải có lời nhờ mình trả giúp. Con nhà lành chẳng ai xử sự như thế cả. Giả dụ cô có ở lại đợi hắn cùng về, đương nhiên trong trường hợp này hắn không thể để cô phải thanh toán cơ mà? Có cái gì nghiễm nhiên, khó hiểu qua cách xử trí của cô vừa rồi. Từ lúc bắt chuyện, ngồi cùng bàn, đến bây giờ hắn chưa kịp hỏi tên cô là gì? Ít ra cũng phải biết lấy cái tên tối thiểu làm quen chứ? Ấy vậy lại ra vẻ thân thiết, ăn, ngồi cùng nhau..Chả nhẽ mình lại là kẻ dễ dãi, hoặc nói trắng ra là dại gái? Cũng may là cuộc hội ngộ ngắn ngủi, kéo dài sẽ đi tới đâu? Hắn chỉ thoáng nghĩ và hơi phân vân một chút. Coi như là có bạn cùng ngồi bàn cho vui, không nhẽ ngồi ăn một mình?
Trả tiền. Hắn lững thững đi về nhà trọ. Không biết hôm ở nhà ra đi bước chân nào ra cửa trước? Toàn những việc vớ vẩn không đâu vào đâu, mà trời càng mỗi lúc mỗi buốt, giá.
Chẳng lẽ đêm cuối của thế kỷ này, lạnh lẽo và vơ vẩn như thế này sao? Còn ngày mai nữa, chả biết công việc chầu trực mấy ngày nay liệu có kết quả gì không?
****
Lão cụt giờ này ngồi im. Đống lửa đã gần lụi. Cái điếu đổ nghiêng bên cạnh. Sái thuốc lào vẫn chưa xì ra khỏi nõ điếu ục. Không phải lão hết chuyện. Giằng co cương thổ gần chục năm trời, biết bao nhiêu chuyện, máu và nước mắt, kể đến bao giờ nguôi? Bao giờ hết? Nhưng kể mà không có người nghe ai còn muốn kể? Phần cái lạnh thấu xương, không ai còn muốn ngồi vỉa hè, phần người đương thời đang hồi hộp chờ đón điều gì đó mơ hồ khoảnh khắc giao thời của hai kỷ nguyên có khi còn cần thiết hơn. Phần vì gió lạnh. Chỉ còn con người phế binh này không coi những thứ xung quanh quan trọng nữa. Lão tựa lên đầu gối bên chân còn lành của mình mà ngủ. Tiếng ngáy ò ò thật vô tư. Con người của chủ nghĩa lạc quan, chả coi cái khổ, cái rét buốt ra gì.
Hắn lặng lẽ ngồi bên cạnh lão, sợ lão thức giấc. Thì ngủ đi người ơi, ngủ để quên, hoặc là ngủ để nhớ.. Tâm trạng hắn rỗng rễnh như chẳng có gì. Con người thường có những khi như thế, không hẳn cố tình. Một lúc hắn đứng dậy, hỏi cô chủ nhà có phòng nào còn chỗ?
Cô bảo còn một phòng áp mái. Chỗ có kê một cái thùng phuy đựng nước. Bên trên dây phơi lủng lẳng quần áo, thoạt nhìn giật cả mình. Nom như dãy dài những hình người treo cổ. Chỗ này bụi bặm, lâu không có ai ở, nhưng được cái thoáng. Có một khoảng sân hẹp, đứng đó có thể ngó ra bên ngoài. Nhờ cái áo ấm may lỗi mốt của người Trung Hoa hắn có thể đứng đó ngắm phố phường một lát..
Mà đâu có gì nhiều để ngắm, để nhìn? Con đường lở lói dưới vỉa hè bên hiên dãy nhà manh mún, tạm bợ. Bến xe đỗ có vài ba chiếc. Toàn xe cũ nát, ọp ẹp. Cảnh tượng chả khác mấy hồi còn chiến tranh, dưới ánh đèn đường yếu đuối, đỏ quành quạch. Chiến tranh với bộ cánh của thần chết mới chỉ vừa rời khỏi vùng này mấy năm, còn để lại dấu vết rất dễ nhận ra của đời sống hàng ngày. Hắn chán nản định quay trở vào. Chợt hắn nhận ra áo đỏ đang đứng ở dưới đường chờ mua bắp nướng. Hồi chiều cô vội vã bỏ đi, ý hẳn còn đói bụng. Hắn cứ nghĩ sẽ không gặp cô nữa, vậy mà cô lại xuất hiện ở đây? Hay cô cũng trọ cùng chỗ này nhỉ? Cái nhà trọ bé như lỗ mũi này đã chật kín người, đâu có còn chỗ nào? Mà cô ta đi đâu về đâu có bận gì đến mình? Chẳng qua gặp gỡ trên đường. Đến cái tên còn chưa biết.. Cuộc hôn nhân vội vàng của hắn vừa chấm dứt hơn năm nay, khiến hắn cảnh giác. Làm gì có chuyện tình yêu sét đánh? Chẳng qua bọn nhà thơ dở người cứ véo von lên như vậy. Tình yêu là cả một công trình, một kiến trúc phải có sự hiểu biết, xây dựng và chăm bẵm lâu dài. Chỉ qua cảm tính vội vàng nảy sinh tình cảm là điều rất không nên. Lâu lắm rồi, hắn nghĩ và làm như thế. Không hẳn là thờ ơ, lãnh đạm, chỉ là không quá sốt sắng mặn mà những gặp gỡ ngẫu nhiên.
Nếu ngày mai lên công sở công việc trì trẫm vẫn như vậy, hắn sẽ về. Có thể mãi mãi không lên đây nữa. Có thể lời giới thiệu của người bạn muốn giúp hắn chỉ là lời xã giao. Đúng là ở đây đang thiếu người thật. Nơi sơn cùng thủy tận này, tìm được người như hắn hẳn không dễ. Ác cái là mình chẳng quen biết ai. Thời bây giờ đâu phải là thời vác gươm ngêu ngao hát ngang đường để minh chủ biết đến mình? Xã hội nhiều năm cào bằng, san phẳng đã để lại nếp quen thờ ơ tất cả. Nhiệt tình, thành tâm chả biết đang tránh rét ở rừng xanh, núi đỏ nào?
****
Hắn không biết em chui vào chăn của mình tự lúc nào? Bằng cách nào? Gọi cho đúng tên của sự vật nó chưa hẳn là cái chăn, chỉ là cái ruột chăn, không có vỏ. Rất có thể khi ngủ dậy đầu tóc, quần áo hắn sẽ dính đầy sợi bông vụn vụn dây ra từ cái ruột chăn rẻ tiền này. Hắn định chỉ ngả lưng một chút, chờ đến lúc giao thừa của năm dương lịch xem bắn pháo hoa và nghe ngài chủ tịch đọc quốc thư đón chào năm mới. Để rồi xem năm nay liệu có thay đổi gì? Hay lại cũng như mọi năm, sung sướng, hồi hộp rồi nhạt dần đi? Nhưng mệt, hắn thiếp đi khi nào không biết. Hooc môn sinh dục trong thằng đàn ông đã lâu không gần gũi đàn bà chi phối giấc mơ của hắn. Hắn đang mơ lại giấc mơ của nhiều năm trước. Hồi hắn còn là chàng sinh viên mới ra trường. Hôm đó cũng vào dịp tháng ba âm lịch như thế này. Hắn cùng con người yêu đi hội chùa Thày. Một quả núi đứng lẻ loi giữa vùng đồng bằng sông Hồng quê hương hắn. Hai đứa mải chơi, mãi đến lúc xẩm tối mới về. Xe cộ ngoài đường đã vãn. Chờ mãi không có chuyến nào để về Hà Nội. May mà có nhà người quen của con bồ. Nàng đã từng về đây thực tập nghề gõ đầu trẻ của nàng. Chủ nhà cho mượn chiếc xe đạp và cây đèn pin. Trời mỗi lúc mỗi tối đen. Mưa phùn mỗi lúc mỗi dầy. Ánh đèn pin chỉ đủ soi sáng một quãng rất ngắn trước mặt. Chỉ thấy những gốc cây nhớt nhát hai ven đường và mặt đường ướt sũng. Lạnh và rét. Đom đóm ở đâu bay ra rất nhiều. Có con to như thông phong đèn, lập lòe xanh lạnh như ánh lân tinh. Người ta cho rằng đó là những oan hồn chưa siêu thoát, đang lần mò lối lên thiên đàng trong đêm tối. Cõi âm rất kị ánh thái dương, ban ngày đâu có dám xuất hiện? Hắn thoáng nghĩ như thế, không nói sợ nàng sợ hãi. Ấn tượng về chuyến đi này sẽ bị xóa hết bởi câu nói vô duyên của mình vào lúc này. Không biết nàng có cùng suy nghĩ như thế hay không? Nàng có vẻ sợ hãi thật sự, cứ ôm riết lấy hắn. Ôm chặt đến nỗi hắn rất khó điều khiển xe mỗi lúc cần tránh cái ổ gà. Tự dưng rầm một cái. Hình như xe bị gãy vành hay cổ phốt văng ra ngoài. Hắn cảm thấy đau cứng vùng bụng dưới..và tỉnh hẳn người.
Thực và mơ vừa có cuộc giao hoan, trộn vào nhau. Hắn bàng hoàng chưa kịp nhớ đây là chỗ nào. Lại nghe giọng nói quen quen.. mới quen. Đúng là áo đỏ rồi. Cô ta đi đâu từ tối đến giờ, bây giờ lại tự nhiên “Như người Hà Nội” chui vào chăn của mình thế này?
- Anh ngủ đi, bên ngoài lạnh quá. Em chỉ nằm ghé bên cạnh anh thôi. Sáng ra em sẽ đi sớm, không để anh bị nhà chủ rầy rà đâu..
Hắn lúng túng chưa biết xử trí như thế nào. Hắn đã từng yêu, từng có vợ, từng gần gụi đàn bà nhưng tình huống này là lần đầu tiên xảy ra trong đời đối với hắn. Từ chối cô ta ư? Đồng ý như vậy nghĩa là như thế nào? Cho dù mình không chủ định, nhưng mặc nhiên vẫn có cái gì hèn hèn. Bản tính lại không thích bất cứ thứ gì thụ động, kể cả “Tình cho không biếu không”. Nhất là thời buổi ngày nay bệnh họa quá nhiều. Bất cứ việc tắc trách, qua loa nào cũng mang lại hậu quả khôn lường. Song, con quỷ nằm phía dưới thân thể hắn hình như cãi lại. Nó bảo “ Đừng có mà sĩ hão. Thằng đàn ông nào lại từ chối nếu ở địa vị của mày? Mày có ép buộc cô ta đâu. Tự nhiên mang đến cứ việc hưởng. Còn bệnh họa, chết chóc có số cả con ạ. Nom ra xinh tươi thế kia chắc chả việc gì đâu..”. Con quỷ nói, rồi cười sằng sặc. Hình như tiếng cười của nó chỉ mình hắn nghe được. Dưới ánh sáng của ngọn đèn ngủ, hắn tuyệt nhiên không thấy biến đổi gì trên nét mặt người vừa cùng chăn với hắn chui ra. Có lẽ con quỷ đó có giọng âm vi ba, người bình thường như nàng khó mà nghe thấy.. Áo đỏ không có biểu hiện gì là sự đương nhiên..
Em bảo tên em là “Miên Miên”, khi hắn hỏi. Chẳng biết khi đặt tên này cho em, mẹ có ý gì? Hắn luận không ra. Một cái tên như trạng thái mơ hồ nào đó, rất khó cắt nghĩa. Miễn là “có” để gọi, còn hơn nói trống không. Hắn nghĩ thế..
- Em làm cách nào để vào được đây?
- Cửa này rất dễ mở. Chỉ người không có hành lý đáng giá mới ngủ ở đây và thường chỗ này bỏ không. Mấy đêm trước ngày nào vào giờ này em cũng vào đây mà chủ nhà không hay biết. Hôm nay không ngờ lại có khách là anh thuê chỗ này nên mới mò lên..
- Ngủ lén à?
- Cũng gần như thế, bần cùng thôi anh ạ!
Nàng lặng đi một lúc.
Miên miên kể: “ Em ra trường, chạy mãi không có việc làm vì thiếu một số tiền, chưa biết xuoay bằng cách nào? Vừa hay có người đến. Bà này có Shoop hàng bán hoa quả bên Trung Quốc muốn thuê người bán hàng. Lương tháng rất cao so với ở Việt Nam. Bà nói nếu đồng ý bà sẽ ứng trước cho ba tháng lương ( bằng số tiền cả nhà em vất vả cả năm trời). Mẹ em lúc đầu còn ngần ngừ, về sau đồng ý. Còn em cũng muốn bay nhảy một chuyến xem sao. Chuyện qua lại biên giới hai nước chắc không cần kể lại. Tương đối đơn giản. Em theo bà ấy đến một thị trấn. Ngày cũng như đêm treo rất nhiều đèn lồng. Trên tường các ngôi nhà dán đầy các bảng quảng cáo nền đỏ. Lạ một cái có rất nhiều người bưng những cái tộ to tướng vừa đi vừa ăn, vừa nói chuyện hay mua bán thứ gì đó. Cảnh tượng này ở bên mình không nơi nào có. Đêm đầu tiên em ngủ cùng bốn năm đứa chạc tuổi đều là con gái. Sáng hôm sau có xe đến đón mỗi đứa đi một nơi. Bà chủ nói đấy là các cơ sở của bà, công ty bà rất nhiều cơ sở. Bà cộng tác với người Hoa cho dễ làm ăn. Thấy họ im lặng hoặc chỉ nói tiếng Quan Hỏa em nghĩ bà nói thực, không nghi ngờ gì. Người đàn ông dẫn đường cho em chừng ngoài năm mươi. Suốt dọc đường ông ta chỉ ra hiệu, không ra lời. Ông ta không rời em nửa bước.. Đi thêm bốn giờ xe chạy nữa thì đến nơi. Chả thấy cửa hàng cửa hiệu đâu cả..” Miên Miên thụt thịt khóc. Vẻ hồn nhiên thơ ngây của cô biến mất.. Nghe đến đây, chừng hắn hiểu. Hắn bảo thôi đừng kể nữa. Tò mò vào nỗi đau của người khác là hành hạ người ta. Hắn không thích thế. Áo đỏ hình như cũng không muốn kể thêm. Kể làm gì cái đoạn ba bố con người đàn ông kia chung nhau một người vợ mới mua về? Có lẽ trên khắp hành tinh này không đâu có kiểu hôn nhân như thế. Một đất nước vĩ đại, có nền văn hóa năm ngàn năm chói lọi, sao lại có kiểu quần hôn như súc vật rất lạ đời? Hiện tại, ăn ở xưng hô thế nào? Thế hệ cái con truyền đời ra sao? Sẽ ra sao khi cha con, vợ chồng loạn luân, phi nhân như thế?
Hắn đã nghe nhiều chuyện tương tự, nhưng gặp “người trong cuộc” thì nay là lần đầu tiên.
- Bây giờ anh hiểu vì sao em trốn chui lủi và phải ngủ lén như thế này rồi chứ?
- Sao không về quê?
- Anh hỏi lạ! Về được đến đây được em đâu còn đồng nào? Em không có gì để bán ngoài bản thân. Nếu anh mua ngay bây giờ em cũng bán? – Miên miên cười như mếu.
- Tôi không còn tiền. Nếu có tôi cũng không mua. Tình là cái không nên mua bằng tiền..
Tự nhiên Cô gái cười sằng sặc. Hắn vội bưng miệng cô lại. Có thể, điều hắn vừa nói là điều cô không tin. Hết thế kỷ cũ rồi, còn bao nhiêu người nghĩ như hắn?
*****
Có người nào đó nói với hắn rằng: “ Bây giờ đang là thời âm thịnh, dương suy”. Hắn không tin. Bằng chứng là rất nhiều nữ nhân tài sắc vẹn toàn, đức độ, tử tế, hẳn hoi hắn được biết, rút cục số phận và cuộc sống chẳng ra gì. Cuộc gặp gỡ Miên Miên tình cờ, duy nhất một lần, cứ ám ảnh hắn. Hơn mười năm qua đi, hình bóng của nàng phai dần trong trí nhớ đã bắt đầu trở nên tệ của hắn. Hắn không ngờ có lần gặp lại nàng vào sáng nay, một buổi sáng của thập kỷ thứ hai, thế kỷ 21 này.
Phó sở vừa đỗ xe trước cổng cơ quan. Quý bà mơn mởn, đài các và lịch sự. Sau khi hắn đề đạt dự án của mình, quý bà cứ nhìn hắn chăm chăm. Bà nói:
- Tỉnh rất hoan nghênh các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học có công trình về bãi đá cổ. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào thực sự khoa học, thực sự sâu sắc về tính chất, ý nghĩa của những di sản còn tồn lưu đến bây giờ. Phần nhiều vẫn nằm ở dạng giả định, khái niệm và phỏng đoán chưa đủ sức thuyết phục. Dù rằng UNETCO đã công nhận đó là di sản văn hóa thế giới, các tài liệu về bãi đá cổ của ta vẫn chưa thực sự xứng tầm với nó..
Hắn biết với giọng điệu này, công trình của hắn chả còn hy vọng gì. Tìm một sự hỗ trợ về tài chính chỉ là điều không tưởng! Hơn nữa hắn là người ngoài tỉnh, việc đó lại càng khó khăn hơn nhiều. Bao giờ người ta cũng dành ưu ái cho các tác giả địa phương hơn. Hắn buồn bã và lịch sự cáo từ. Bước ra tới cửa, đột nhiên quý bà kêu hắn dừng bước. Hắn nghĩ có thể hắn bỏ quên thứ gì đó, nhưng không phải..
- Xin lỗi, hình như ta gặp nhau ở đâu rồi?
Ngay từ lúc đầu hắn đã ngờ ngợ nhưng không dám hỏi. Bà ta có nét quen quen.. rất có thể là Miên Miên, hoặc là chị em của nàng. Nhưng cảnh ngộ hai người một trời một vực, hắn không dám nghĩ hai người là một, đang hiện diện ngay trước mắt mình.
- Ở đây là cơ quan, chuyện riêng nói không tiện. Nếu anh còn lưu lại thành phố này, chiều nay mời anh đến..
Hắn không tin ở tai mình nữa khi quý bà nói địa chỉ và quý danh của mình. Thật không thể tin được địa chỉ ấy lại chính là chỗ có cái nhà hàng và quán trọ năm nào. Không trách trái đất tròn là phải!
*****
Ngồi trong ngôi biệt thự của nàng bên dòng sông bắt nguồn từ phía bắc chảy về, hắn thừ ra. Lúc lâu hắn mới thốt ra như không phải nói với nàng, mà tự nói với mình:
- Cuộc đời chẳng biết sao mà nói.. Sau cái đêm ấy một tháng, anh có quay trở lên đây tìm, nhưng không ai biết em là ai, ở đâu cả. Có hàng trăm cô áo đỏ từng qua thành phố này. Cả cái tên Miên Miên cũng là một cái tên họ chưa nghe bao giờ. Cứ như tên của một bài thơ, hay là tên của lời nguyền vậy . Cuối cùng anh đành trở về.
Nàng cười chua chát. Hẳn nàng không tin lời của hắn vừa rồi. Ai hơi đâu tìm bóng dáng của cuộc tình thoảng qua một đêm kia chứ? Nhưng đó là sự thật. Nàng tin hay không là quyền của nàng. Nhưng phần sau câu chuyện nàng chưa nói khúc quanh của nó ở đâu?
“Đấy là đêm trăng sáng lắm. Em quanh quẩn dọc bờ sông. Bụng đói có thể ăn được bất cứ thứ gì để sống người. Thỉnh thoảng cũng có hàng quán hai bên đường, nhưng tiền không có một xu. Cái ý định sẽ gặp may nếu cứ dọc đường mò về quê tiêu tan dần. Thỉnh thoảng cũng có vài tên trai lơ đỗ xe máy dọc đường trêu chòng nhưng em không nói gì. Giằng co không được chúng lầu bầu chửi tục rồi bỏ đi. Trời gần khuya, trước mắt em đổ những vòng tròn man dại.. Không còn ánh trăng. Không còn tiếng người, tiếng xe.. Tự nhiên cảm thấy người nhẹ hẫng, không còn trọng lượng..”
Người ta bảo với nhau: “Cô gái này tự tử vì tình”; “ Người như cô ấy thiếu gì thằng theo, chết chi cho uổng?”. Nhưng đâu có phải như vậy.. Chỉ là em hụt chân, ngay trước đền Thác Cái. Đúng là đền này thiêng. Phải chỗ khác em đã mất mạng rồi. Cứu em chính là ông Khánh Mũi Đỏ, người cả tỉnh này biết. Thiên hạ nói thế nào thì nói, với em ông ấy là một con người tuyệt vời.. Em về công ty ông ấy làm mấy năm rồi các anh trên này xin em, cất nhắc từ bấy đến nay..”
Hóa ra hắn biết Khánh Mũi Đỏ chừng ấy năm giời, từng có lúc lên công ty Khánh nằm vạ vật hàng tháng trời, mà sao không biết chuyện này? Vậy mà mình cứ nghĩ Khánh ruột để ngoài ra, biết hết rồi về Khánh, mà thực ra không phải.
Con bệnh quái ác đã mang nhà thơ trẻ ấy đi năm năm nay rồi! Nhiều người quen thân với anh ta cũng còn chẳng mấy người còn nhớ đến. Ngay chính mình đây nếu không có chuyện liên quan, mình cũng quên luôn huống chi người khác? Một sự lãng quên đáng phải áy náy và ân hận.
Có lẽ dự án, dự iếc không nên nói ra vào lúc này, nếu không mình sẽ tự xấu hổ vì nói ra không đúng lúc, chút nào đó mang tính lợi dụng quan hệ cá nhân. Miên Miên bảo:
- Đêm nay anh ở đây. Coi như em trả ơn cái đêm nào anh cho em ngủ cùng..- Nàng ngước nhìn hắn, ánh mắt nài nỉ.
Hắn bảo : “Thế sao tiện?” Ý chừng ngại chủ nhân chính thức của ngôi biệt thự này. Nàng hiểu ý hắn “ Người ấy chính là anh Khánh đấy, anh không nhìn ra bức ảnh kia sao?”. Hắn nhìn lên tường. Đúng là Khánh thật rồi.. Khánh mũi đỏ đầu chải rất mượt, ngồi im trên ban thờ, ánh mắt như cười cười, cảm thông, khuyến khích. Tự nhiên hắn thấy lòng hoang mang, hay một trạng thái tương tự nào đấy mà lúc này hắn chưa kịp nhận ra và gọi tên nó là gì??
==========

Phần nhận xét hiển thị trên trang