Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

VĂN TẾ THỦ THIÊM

Bán đảo Thủ Thiêm 7km2, như chiếc bánh mỡ màu, giữa lòng Sài Gòn, thành phố Bác.
Hai mươi năm qua, quan tặc chước quỷ, mưu ma; cướp xé đất đai, chia chác…
Mười lăm ngàn hộ dân, tao tác! Máu đổ, lệ rơi. Sông Sài Gòn ngầu ngầu sôi hận…
*Nhớ xa xưa:
Lớp lớp tiền nhân, bơi bè chuối qua sông, mở đất, rừng hoang, nước độc…
Mái lá chụm nhau, thành xóm ấp. Bầu bí nương nhau, gió hoang tắt lửa, tối đèn.
Người ngã xuống, kẻ đứng lên, kết đúc văn hoá, lưu giữ tâm linh, đậm sắc màu Nam Việt.
*Thời thế đổi thay:
Ngày4/6/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đặt bút phê 367/QĐ, nâng Thủ Thiêm lên tầm vóc văn minh.
Dân bản địa, được an nhiên, tự toạ, trên đất đai thấm máu Tổ tiên mình.
Tướng Phủ quyết, dành trọn 160 ha, để an cư, tín ngưỡng, tâm linh. Phân ranh rõ 770 ha, nhô tầng cao hiện đại…
*Thế mà:
Ngày 22/3/2002, thị trưởng Lê Thanh Hải, vẽ công văn, đẩy nhân dân ra khỏi đất máu cha ông mình.
Ngày 27/12/2005, phó thị trưởng Nguyễn Văn Đua, ký 6565/QĐ thay thế 367/QĐ của Thủ tướng Kiệt, đã kiến tạo công minh. Gan hùm sói, phủ nhận ngược đời, chuyện lạ từ thời lập quốc.
Kể từ đây, đèn xanh đã bật. Tráo trở, ngang nhiên, quan tặc xé toang ranh quy hoạch. Miếng bánh đất đai, béo bở lũ gian Thành.
Độc chọi với bạo tàn, dân máu đổ, lệ rơi, uất nghẹn, tan tác tựa chiến tranh…
*Kinh hãi thay:
Thế giới ngầm ăn chia 160 ha tái định cư, rồi xà xẻo cộng tới 273 ha, đất vàng, đất bạc.
Ma quái Cty Đại Quang Minh- Khoa khàn, đi đêm cò vạc. Quan Thành ban 79 ha, đắc địa, loá vàng.
Cưỡng bức dân, mét đất chỉ 200 trăm ngàn. Nay giá đỉnh triều 350 triệu đồng, một mét vuông, tiền dày như đất.
Tiền chất ngất, tội cũng dày chất ngất.
*Để giấu che:
Ngày 17/11/2015, phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh, lệnh rút quân bí mật. Để ăn ngầm, công lớn bao che!
Cuộc huỷ diệt bản đồ, cũng quyết liệt, gơ’m gh.ê. Từ triều Ph u’đến Sài Thành, xoá làu dấu vết.
Dân khiếu kiện, lập ấp Hà Đông, đằng đẳng 20 năm trời, quan Phủ chính bất công, dân tiền đồ mờ mịt.
Nhiều thảo dân, uất nghẹn, c.h.ế.t th.ả.m, o.a.n hồn…
Tang tóc Thủ Thiêm, những kẻ rõ ngọn nguồn: Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân…cùng Nguyễn X, Ngô Văn Khánh và cả Khoa khàn nữa…
*Ôi, than ôi!
Bán đảo Thủ Thiêm, bị dập vùi, nát gan, máu ứa. Ly tán, tha phương, cả mồ mả ông cha, hồn phách lạc lối về.
Chùa Liên Trì- san phẳng- đau nghẹn, tái tê. Phật hồn lang thang, tín đồ cũng lang thang, vô tịnh.
Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Mến Thánh, chứng tích 178 năm, cũng mong manh, bởi kế mưu bất chính.
Đất tan hoang, cuộc sống tan hoang, văn hoá cũng t.a.n hoang…
Gần mười ngàn ngày qua, cả bán đảo Thủ Thiêm, ngùn ngụt trái ngang. Tiếng oan dân vẫn chưa thấu Ba Đình, Phủ Tổng…
*T.h.ả.m thiết thay:
Tiếng vọng Thủ Thiêm: xin ngàn lần, hãy để dân được sống, như con Người, trên đất Việt linh thiêng!…

* Bài viết của Nguyễn Quang Cương, giảng viên đại học quy nhơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân du học tại Liên Xô cũ đã phải lòng một nữ điệp viên KGB, sau này khi Giang nắm quyền đã giao 1,6 triệu Km2 đất Trung Quốc cho Nga để ngăn vụ việc bại lộ.

Trúng mỹ nhân kế, Giang Trạch Dân cắt 1,6 triệu Km2 đất cho Nga. Ảnh 1

Giang Trạch Dân sau khi trúng mũ nhân kế của Nga đã giao 1,6 triệm Km2 đất  Trung Quốc cho Nga. (Ảnh:Internet)
Gần đây, một bài viết mang tên “Người Trung Quốc không có quyền biết bản đồ lãnh thổ” đã gây chú ý trong xã hội Trung Quốc. Bài viết mô tả nhà nghiên cứu lịch sử độc lập Ân Mẫn Hồng tham gia “Phong trào giữ đảo Điếu Ngư” (người Nhật Bản gọi là Senkaku) đã đề nghị Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai những tài liệu liên quan đến vùng Đường Nỗ Ô Lương Hải – khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nga, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối với lý do “liên quan đến thông tin mật”.
Sau đó, ông Ân Mẫn Hồng hai lần kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại tòa án Bắc Kinh, nhưng cuối cùng Tòa án Tối cao Bắc Kinh đã phán quyết không lập chuyên án.
Theo nguồn tin công bố cuối tháng 10/2018 tại trang tin xử án Tòa án Bắc Kinh, khiếu nại của Ân Mẫn Hồng không được giải quyết. Bởi vì pháp luật tố tụng của Chính phủ ĐCSTQ quy định: “Toà án không chấp nhận công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác nộp đơn kiện về các vấn đề của Nhà nước như quốc phòng và đối ngoại”.
Tòa án Bắc Kinh cho biết, khiếu kiện của ông Ân Mẫn Hồng là vấn đề liên quan đến lãnh thổ, biên giới giữa Trung Quốc và nước Nga, là vấn đề của Nhà nước, không nằm trong phạm vị khiếu kiện hành chính.
Tranh chấp lãnh thổ Trung-Nga này, xa nhất có thể truy đến thời triều đại nhà Thanh. Nhưng cụ thể vùng Tannu và Giang Đông lục thập tứ đồn này là liên quan đến giai đoạn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đi học ở Liên Xô, đây là chuyện tình “xuyên quốc gia” được nhiều người Trung Quốc biết. Thời gian đó ông Giang Trạch Dân bị một nữ gián điệp KGB quyến rũ, để ngăn chặn vụ bê bối bị lộ, sau khi lên cầm quyền Trung Quốc, Giang đã đồng ý vùng lãnh thổ này thuộc Nga.

Người Nga giữ hồ sơ liên quan việc Giang Trạch Dân được Nhật Bản đào đạo

Giang Trạch Dân
Trong chuyến thăm Mỹ của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân năm 2002, một chiếc xe ghi rõ dòng chữ “Giang Trạch Dân bán nước” chạy bám theo (Hình ảnh từ Internet)
Theo sách “Con người Giang Trạch Dân” tiết lộ, người cha Giang Thế Tuấn (Jiang Shijun) của ông Giang Trạch Dân đã đầu hàng chính phủ Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei) thành lập vào năm 1940 (do Nhật Bản thao túng), và Giang Thế Tuấn đã đổi tên thành Giang Quan Thiên (Jiang Guanqian) khi nhậm chức Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Ủy viên Chủ nhiệm Ban Xã luận của chính phủ Uông Tinh Vệ, chính thức trở thành Hán gian.
Ông Đinh Mặc Thôn (Ding Mocun), trợ lý Tổng đặc vụ Nhật Bản xâm lược Trung Quốc Doihara Kenji, đã mở “lớp đào tạo cán bộ thanh niên” tại Đại học Nam Kinh do Nhật Bản kiểm soát để đào tạo gián điệp cho chính phủ Uông Tinh Vệ. Khi đó nhờ lai lịch của cha, ông Giang Trạch Dân đã được tiến cử tham gia vào khóa đào tạo thứ tư.
Trong tháng 6/1942, Hán gian Lý Sỹ Quần (Li Shiqun), Bộ trưởng Bộ Cảnh chính kiêm Giám đốc Tổng bộ Đặc vụ chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ đã gặp Giang Trạch Dân tại lớp đào tạo cán bộ thứ tư, và chụp ảnh chung. Bức ảnh này được phơi bày vào năm 2003 và trở thành bằng chứng về xuất thân Hán gian của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Năm 1945, sau khi Hồng quân Liên Xô tấn công vùng Đông Bắc đã thu được toàn bộ hồ sơ hệ thống đặc vụ của thủ lĩnh đặc vụ Nhật Bản Doihara Kenji, trong đó có ghi lại Giang Trạch Dân đã được chính phủ Uông Tinh Vệ đào tạo, và người Nga đã lưu lại hồ sơ có hình ảnh này.
Trúng mỹ nhân kế của KGB
Tháng 3/1955, khi đó Giang Trạch Dân làm việc tại Nhà máy ô tô Đệ Nhất ở Trường Xuân, đã được cử đi Moscow để nghiên cứu về hệ thống điều khiển điện toàn nhà máy, vì tính ông Giang Trạch Dân hiếu động nên đã bị Tình báo Liên Xô (KGB) chú ý, sau đó KGB lại phát hiện ra ông là con của Giang Quan Thiên (Giang Thế Tuấn) nên tình báo Liên Xô càng nhận thấy phải lợi dụng Giang Trạch Dân.
Sau đó, Tình báo Liên Xô (KGB) đã cử điệp viên nữ xinh đẹp Clava (Клава) quyến rũ Giang Trạch Dân. Sau khi Giang trúng kế, Clava bất ngờ đề cập đến tên “Lý Sỹ Quần” (Li Shiqun) là cấp trên thời Giang Trạch Dân là đặc vụ cho Nhật Bản, khiến Giang vô cùng kinh hoảng. Dưới ép buộc và dụ dỗ, cuối cùng Giang trở thành đặc vụ của Cục Viễn Đông Liên Xô, chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo về Trung Quốc, còn phía Liên Xô cũng đồng ý giúp ông Giang Trạch Dân che giấu thân phận.

Giao 1,6 triệu Km2 đất cho Nga

Sau này, khi Giang Trạch Dân trở về Trung Quốc đã mang thân phận đặc vụ ngầm của KGB. Năm 1989, Giang Trạch Dân tắm máu phong trào yêu nước của sinh viên, trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCSTQ.
Tháng 5/1991, trong vai trò là Tổng Bí thư, Giang Trạch Dân đi thăm Liên Xô sắp sụp đổ, và ghé thăm nhà máy ô tô Ligachev.
Khi đó Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đưa tin, khi Giang Trạch Dân thăm nhà máy ô tô Ligachev mà trước đây từng công tác, được gặp lại các đồng nghiệp khiến Tổng Bí thư Giang Trạch Dân không cầm được nước mắt, nhưng lý do chính là ông Giang Trạch Dân gặp lại tình cũ là nữ điệp viên KGB xinh đẹp Clava. Người phụ nữ này thấy Giang liền gọi giọng quyến rũ: “Anh Giang thân yêu!”. Như vậy, chính cơ quan điệp viên Liên Xô đã sắp xếp cho ông Giang Trạch Dân gặp lại người tình cũ để sống lại những năm tháng tuổi trẻ ngày nào, nhưng lòng Giang biết rõ ý định sắp xếp “khổ tâm” này của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, vào ngày 9 và 10/12/1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký “Nghị định thư tự thuật liên quan đến giới tuyến quốc gia phía Đông và phía Tây của Trung – Nga” (Nghị định thư).
Trong “Nghị định thư”, Giang Trạch Dân đã bán hơn một triệu cây số vuông lãnh thổ Trung Quốc cho Nga, tương đương với tổng diện tích của ba tỉnh Đông Bắc (hơn 40 lần diện tích Đài Loan).
Ngày 16/7/2001, tại điện Kremlin ở Moscow, Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị Trung – Nga”, Giang đã đại diện cho ĐCSTQ chính thức thông qua văn bản công nhận vùng Vladivostok (tên gọi của Nga) và vùng Viễn Đông lân cận “mãi mãi” không còn là lãnh thổ của Trung Quốc.
Về phần Liên Xô cũng che giấu thân phận Giang Trạch Dân từng là Hán gian cho Nhật Bản và gián điệp Liên Xô để báo đáp việc Giang trao một phần lãnh thổ rộng lớn cho Liên Xô.
Vùng lãnh thổ hơn một triệu Km2 kể trên vốn dĩ có thể trả về Trung Quốc giống như Hồng Kông và Macao, nhưng lại bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân làm lễ vật dâng cho Nga vì mục đích cá nhân, khiến nó mãi mãi không còn thuộc về Trung Quốc. Và cửa sông Đồ Môn (Tumen) thông ra biển cũng thuộc về Nga, bịt kín cửa sông phía Đông Bắc Trung Quốc dẫn đến vùng biển Nhật Bản.
Theo Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kết cục bi thảm của một siêu gián điệp bị ĐCSTQ ruồng bỏ

Ngày 30/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố nhóm 10 người là tình báo và hacker của Trung Quốc. Điều này khiến người ta nghĩ đến một siêu gián điệp nằm vùng thành công trong thời gian dài tại Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhưng cuối cùng phải đối mặt với kết cục bi thảm.

Kết cục bi thảm của một siêu gián điệp bị ĐCSTQ ruồng bỏ. Ảnh 1
Siêu gián điệp của ĐCSTQ Kim Vô Đãi và vợ Chu Cẩn Dư. (Ảnh từ internet)
Gián điệp nổi tiếng của chính quyền Trung Quốc là Kim Vô Đãi (Larry Wutai Chin) nằm vùng tại cơ quan tình báo của Mỹ suốt 37 năm chưa bị phát hiện, đến năm 1985, sau khi Kim Vô Đãi nghỉ hưu được 4 năm, do Cục trưởng Cục tình báo Bắc Mỹ của Bộ An ninh Trung Quốc là Dư Cường Sinh (Yu Qiangsheng) quy hàng Mỹ, nên mới lôi Kim Vô Đãi ra, vụ việc khi đó đã trở thành tin tức giật gân.
Kim Vô Đãi là một đặc vụ do cố Thủ tướng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Chu Ân Lai chiêu mộ. Từ năm 1944, khi bắt đầu trở thành gián điệp của ĐCSTQ, Kim Vô Đãi tiến hành truyền phát các thông tin tình báo đến cho Chu Ân Lai. Về sau, Kim Vô Đãi trở thành người am hiểu Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ, đảm nhậm chức Giám đốc Phòng nghiên cứu Chính sách Đông Á của Mỹ, cung cấp báo cáo nghiên cứu để chính phủ Mỹ chế định chính sách đối với Trung Quốc, đồng thời, Kim Vô Đãi liên tục cung cấp cho ĐCSTQ các thông tin tình báo tuyệt mật của chính phủ Mỹ về các chính sách và mật thám đối với Trung Quốc.
Sau khi bị bắt, Kim Vô Đãi kêu gọi chính quyền ĐCSTQ có thể đàm phán với chính phủ Mỹ, giống như việc trao đổi gián điệp giữa Mỹ và Liên Xô cũ, để mình có thể được trở về Trung Quốc. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại khăng khăng không chịu nhận có bất cứ quan hệ nào với Kim Vô Đãi, trong lúc tuyệt vọng, Kim Vô Đãi ở trong nhà tù đã dùng túi nilon chùm đầu và một sợ dây buộc giầy thắt cổ để kết thúc cuộc đời mình.

Cựu Cục trưởng Tình báo Bắc Mỹ của ĐCSTQ quy hàng Mỹ

Năm 1985, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đột nhiên nhận được một cuộc điện thoại trong nước Mỹ, người gọi điện tự xưng là Du Cường Sinh, muốn quy hàng chính phủ Mỹ. Khi đó, người của CIA vừa nghe thấy người này xưng là Du Cường Sinh thì vừa kinh ngạc vừa vui mừng. Du Cường Sinh là người phụ trách công tác tình báo đối với Mỹ của cơ quan an ninh ĐCSTQ, tức Cục trưởng Cục tình báo Bắc Mỹ của Bộ An ninh Trung Quốc.
CIA đã rất nhanh bố trí cuộc gặp mặt với Du Cường Sinh, qua nhiều lần giám sát theo dõi, CIA đã xác nhận đây chính là Du Cường Sinh thực sự. CIA ngay lập tức thành lập cơ quan đặc biệt, trọng điểm bảo vệ nhân vật quan trọng phụ trách tình báo Bắc Mỹ này, Quốc hội Mỹ cũng lập tức thông qua dự thảo đặc biệt, để cho Du Cường Sinh được bảo vệ an toàn.
Du Cường Sinh chính là anh trai của đương nhiệm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc Du Chính Thanh, cha của hai người này là nguyên lão của ĐCSTQ, đó là Hoàng Kính – Thị trưởng đầu tiên của thành phố Thiên Tân. Hoàng Kính vốn tên là Du Khởi Uy, thời trẻ từng sống cùng Giang Thanh (sau trở thành vợ của ông Mao Trạch Đông), sau khi chia tay Giang Thanh, Du Khởi Uy kết hôn với Phạm Cẩn và sinh ra hai anh em Du Cường Sinh và Du Chính Thanh. Phạm Cẩn cũng là một lão cán bộ của ĐCSTQ, trước thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Phạm Cẩn từng làm Phó thị trưởng thành phố Bắc Kinh kiêm Trưởng tòa soạn “Nhật báo Bắc Kinh”. Hoàng Kính bị giày vò đến chết trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Phạm Cẩn cũng bị lôi ra đấu tố suýt mất mạng. Không rõ động cơ khiến Du Cường Sinh quy hàng Mỹ là gì, rất có thể là liên quan tới những gì cha mẹ mình đã trải qua.
Vị Cục trưởng Cục tình báo Bắc Mỹ của ĐCSTQ này còn đem theo cả hồ sơ của Kim Vô Đãi đến quy hàng Mỹ, khiến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nắm được chứng cứ về số hiệu và thông tin của Kim Vô Đãi trong cơ quan an ninh của ĐCSTQ. Không lâu sau, Chính phủ Mỹ thông báo bắt một người gốc Hoa là tổng phụ trách khu vực châu Á của Cục Tình báo Trung ương Mỹ, người này là Kim Vô Đãi, mới nghỉ hưu không lâu, đồng thời cũng cáo buộc Kim Vô Đãi là gián điệp của ĐCSTQ, là Phó cục trưởng mang hàm Thiếu tướng của cơ quan tình báo của Trung Quốc.  
Kim Vô Đãi bị bắt đã gây chấn động lớn hơn cả vụ Du Cường Sinh đầu hàng. Tại Đài Loan và Nhật Bản cũng gây chấn động mạnh một thời gian, bởi nhiều người không ngờ rằng một người phụ trách tình báo khu vực châu Á của Mỹ lại là gián điệp của ĐCTQ.

Người am hiểu Trung Quốc của CIA – Siêu gián điệp của ĐCSTQ 

Kim Vô Đãi sinh năm 1922 tại Bắc Kinh, tốt nghiệp khoa Báo chí tại Đại học Yên Kinh. Năm 1938, Kim Vô Đãi bắt đầu làm phiên dịch tại Lãnh sự quán Mỹ trú tại Thượng Hải, năm 1944, được Chu Ân Lai chiêu mộ làm gián điệp cho ĐCSTQ. Năm 1949, Kim đến Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông làm việc, năm 1952 tham gia vào Cục tình báo Trung ương Mỹ, làm công tác phát thanh tình báo cho CIA tại Okinawa (Nhật), tại đây Kim đã kết hôn với nữ phát thanh viên nổi tiếng của Đài Loan là Chu Cẩn Dư.  
Kim Vô Đãi trực tiếp tham gia vào công tác tình báo chiến tranh Triều Tiên, cũng là người liên lạc của tình báo Đài Loan và tình báo Mỹ, về sau còn trở thành người phụ trách liên lạc mạng lưới tình báo quân đội Mỹ và Đài Loan. Thời điểm đó, Kim Vô Đãi thường xuyên đem tin tức tình báo của quân đội Mỹ và Đài Loan chuyển cho cơ quan tình báo của ĐCSTQ.
Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Kim đã chuyển rất nhiều thông tin tình báo của quân đội Mỹ cho lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, trong đó có danh sách tù nhân Trung Quốc là quân tình nguyện nhưng “chống Cộng”, điều này khiến cho đại diện của ĐCSTQ trong cuộc đàm phán đang diễn ra khi đó giữa Trung Quốc và Mỹ đã yêu cầu thả tất cả các tù nhân này, sau khi những người này trở về Trung Quốc, kết cục của họ ra sao có lẽ cũng có thể đoán được. Tháng 10/1970, Kim Vô Đãi đã chuyển cho ĐCSTQ văn kiện cơ mật của Mỹ liên quan đến Tổng thống Richard Nixon muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, khiến ĐCSTQ kịp thời điều chỉnh chính sách nhằm thu được lợi ích chính trị lớn nhất. Chính phủ của Tổng thống Richard Nixon đã có hàng loạt những nhượng bộ đối với ĐCSTQ do không biết thông tin đã bị lọt ra ngoài. Hoạt động của Kim Vô Đãi còn khiến cho Mỹ mất nhiều ưu thế chiến lược trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Kim Vô Đài là một trong số ít những người thông hiểu tiếng Hán trong Cục tình báo Trung ương Mỹ, và đã từng bước trở thành người am hiểu trung Quốc của CIA, Kim cũng từng bước được thăng chức trong CIA, cuối cùng được thăng chức thành người phụ trách khu vực châu Á của CIA, phụ trách giám sát và trao đổi tình báo đối với các quốc gia thuộc châu Á của CIA, trong đó có cả Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 1961, Kim Vô Đãi được điều chuyển đến Bang California, sau lại điều chuyển đến Tổng bộ của CIA tại Bang Florida, năm 1965 được nhập quốc tịch Mỹ, Kim còn suýt chút nữa được thăng chức làm Phó Giám đốc CIA. Năm 1981, Kim Vô Đãi nghỉ hưu, sau khi nghỉ hưu, Kim vẫn làm công tác cố vấn cho CIA.
Kim Vô Đãi được coi là một người có tố chất làm gián điệp, vô cùng cẩn thận và chuyên nghiệp, trong mấy chục năm sống cuộc sống của một gián điệp nhưng chưa một lần thất thủ, thậm chí sau khi bị bắt, người vợ Đài Loan của Kim vẫn không hề biết người chồng đầu gối tay ấp mấy chục năm của mình lại là một gián điệp cao cấp của ĐCSTQ.
Tại Trung Quốc, người có thể nhìn thấy Kim Vô Đãi chuyển giao thông tin tình báo chỉ có mấy chục người, người biết được thân phận thực sự của Kim lại càng ít, mãi đến khi quan chức quản lý tình báo cấp cao của ĐCSTQ Du Cường Sinh quy hàng Mỹ, thì mới lộ ra trong lịch sử tình báo Mỹ lại ẩn chứa gián điệp cắm rễ cực sâu của ĐCSTQ.

ĐCSTQ không giải cứu, Kim Vô Đãi tự kết liễu

Ngày 22/11/1985, sau hơn 30 năm nằm vùng tại Mỹ, Kim Vô Đãi đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ bắt giữ. Tháng 2/1986, Bồi thẩm đoàn đưa ra tất cả 17 tội danh đối với Kim Vô Đãi, trong đó có 6 tội danh gián điệp, 11 tội danh lừa dối và trốn thuế. Trước các chứng cứ không thể chối cãi, Kim Vô Đãi biết rằng có che giấu cũng không giải quyết được vấn đề, nên Kim đành công khai thân phận của mình, thừa nhận với CIA rằng mình chính là gián điệp của ĐCSTQ có mã số XX.
Mới đầu Kim Vô Đãi rất bình tĩnh, và kêu gọi chính quyền Trung Quốc có thể đàm phán với chính phủ Mỹ, giống như Mỹ và Liên Xô từng đàm phán trao đổi gián điệp, để mình có trể quay trở về Trung Quốc. Nói chung, Kim Vô Đãi nghĩ rằng cấp bậc cao như mình, lại còn cung cấp cho ĐCTQ nhiều tài liệu gián điệp tuyệt mật như vậy, ĐCSTQ chắc chắn sẽ ra tay ứng cứu. Trong thời gian chờ đợi phán quyết, Kim Vô Đãi trả lời phỏng vấn của báo chí tiếng Trung đã kêu gọi chính quyền ĐCSTQ phóng thích nhân sĩ vận động dân chủ Ngụy Kinh Sinh làm điều kiện trao đổi để mình được ra tù.
Tuy nhiên, ĐCSTQ trước sau không thừa nhận Kim Vô Đãi là đặc vụ của mình, đồng thời phủ nhận có bất cứ quan hệ nào với Kim Vô Đãi. Khi đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lý Triệu Tinh đã tuyên bố trong một buổi họp báo tại Bắc Kinh rằng, “Sự kiện Kim Vô Đãi là do thế lực phản Hoa tại Mỹ biên tạo, chính phủ Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, chưa bao giờ phái bất cứ gián điệp nào đến Mỹ”, “chúng tôi và người đó không có bất cứ quan hệ nào, cáo buộc của phía Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ”. 
Kim Vô Đãi vẫn ảo tưởng xuất hiện kỳ tích, trong tù, Kim bảo người vợ Chu Cẩn Dư nghĩ cách đến Bắc Kinh một chuyến, tranh thủ gặp Đặng Tiểu Bình hy vọng Đặng ra mặt nói chuyện với phía Mỹ. Chu Cẩn Dữ hỏi ý kiến của một người bạn, người bạn này nói rằng ĐCSTQ cơ bản là không thừa nhận Kim làm việc cho họ, vậy thì Đặng ra mặt như thế nào đây?
Đến khi Kim Vô Đãi hoàn toàn tuyệt vọng với ĐCSTQ, trước ngày tuyên án 21/2/1986, cũng tức sau 3 tháng bị bắt, tại nhà tù Bang Virginia, Kim Vô Đãi đã dùng túi nilon chùm đầu rồi lấy dây buộc giầy thắt cổ để kết thúc cuộc đời của mình, khi đó Kim 63 tuổi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÓNG ĐEN PHÁ SẢN BAO TRÙM NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC, BỘ SẬU ÔNG TẬP CHÁN NẢN BỎ DIỄN ĐÀN KINH TẾ QUAN TRỌNG



Trần Đình Thu



Trước khi đi vào 2 vấn đề trên, tôi muốn nói về sự kiện Mỹ liên tiếp bắt gián điệp Trung quốc trước.

Vấn đề gián điệp Trung quốc là một vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ - Trung được nêu lên từ khá lâu, trước cả khi chiến tranh thương mại bùng nổ. Giám đốc FBI Mỹ cho biết gián điệp kinh tế Trung quốc có mặt trong khắp 50 tiểu bang Mỹ và trong tất cả các lĩnh vực. Theo ước tính Mỹ bị thiệt hại mỗi năm 600 tỷ USD chỉ từ việc bị Trung quốc đánh cắp bí mật công nghệ. Chỉ riêng vấn đề này thôi đã cho thấy việc đàm phán thương mại Mỹ - Trung không có lối ra rồi.

Tính từ tháng 9 đến nay, đã có 4 đợt bắt gián điệp kinh tế Trung quốc. Đợt thứ nhất vào ngày 25/9, đợt thứ 2 ngày 10/10, đợt thứ 3 vào 30/10 và đợt mới nhất vào đầu tháng này.

Như vậy ngay trước thềm cuộc gặp gỡ tại G20 giữa ông Trump và ông Tập, Mỹ đã liên tiếp giáng nhiều đòn vào Trung quốc. Bắt gián điệp, yêu cầu rút tên lửa ra khỏi giàn khoan… là những động thái mạnh mẽ không chút nể nang.

Vấn đề tiếp theo là bóng đen phá sản ở Trung quốc khiến các nhà đầu tư khiếp sợ. Các áp lực tài chính đè lên nhiều doanh nghiệp Trung quốc, đặc biệt lĩnh vực bất động sản khiến các doanh nghiệp này rơi vào nguy cơ đe dọa phá sản. Theo Bloomberg, các doanh nghiệp bất động sản tại Trung quốc sẽ đối diện với 18 tỷ USD nợ tới hạn cả trong và ngoài nước trong quý I/2019, dự kiến còn tăng gấp đôi nếu nhà đầu tư lo lắng yêu cầu trả nợ trước thời hạn với một số trái phiếu. Theo Xinhua New Agency, ít nhất 4 doanh nghiệp khổng lồ có liên quan tới bất động sản phá sản vì không có khả năng trả nợ trong năm nay. Điều này sẽ tác động dây chuyền rất lớn đến nhiều nhà đầu tư.

Trong một bối cảnh ảm đạm tang thương của nền kinh tế như vậy, thì lãnh đạo Trung quốc chắc chắn không còn thiết tha gì với những diễn đàn kinh tế nữa. Lòng dạ đâu mà quan tâm! Có lẽ vì vậy nên “Diễn đàn kinh tế mới” quy tụ nhiều lãnh đạo nền kinh tế khu vực và thế giới theo dự định sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh nhưng bị Trung quốc huỷ, sau đó phải dời qua Singapore.

Khi dời qua Sin, chỉ có một mình ông Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn bay qua phát biểu rồi về ngay, còn các quan chức khác theo dự kiến đã không có mặt, trong khi một trong những chủ đề chính là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. "Có lẽ họ quá bận rộn hoặc là không muốn đến" - GS Zha Daojiong của Trường ĐH Bắc Kinh nói.

Có một số tờ báo Việt Nam thỉnh thoảng viết một số bài rằng Trung quốc không hề hấn gì trong cuộc chiến thương mại, nhưng thực ra đó là những bài báo mang tính chất tung hỏa mù bạn đọc mà thôi. Còn thực tế thì theo tôi, nền kinh tế Trung quốc hiện rất bi đát, ngày đắp mộ sẽ không xa. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ quốc sử Việt Nam lần đầu tiên đề cập nhiều vấn đề nhạy cảm


Cuối năm nay, bộ quốc sử gồm 25 tập và 5 tập biên niên từ thời dựng nước đến nay sẽ hoàn thành biên soạn và được thẩm định. Bộ sử được Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đề xuất lên Đảng, Nhà nước từ năm 2012. Đến năm 2014, đề án được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đồng ý.
PGS Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh: Viết Tuân. 
PGS Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh: Viết Tuân. 
GS Phan Huy Lê làm chủ biên bộ quốc sử (cho đến khi qua đời tháng 6/2018) với khoảng 300 tác giả tham gia. Sinh thời, GS Lê luôn nhấn mạnh quan điểm viết sử toàn bộ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, đây là bộ quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên đề cập đến nhiều "khoảng trống lịch sử" vốn được coi là "nhạy cảm". 
Theo PGS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng, thành viên Hội đồng khoa học biên soạn, bộ quốc sử sẽ viết khách quan về phía bên kia như chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng; chính phủ Trần Trọng Kim; chính quyền Việt Nam Cộng hòa...
Thừa nhận Việt Nam Cộng hòa
Với tư cách đồng chủ biên phần Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết bộ sử sẽ viết về chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên nhiều phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... và "không né tránh bất cứ vấn đề nào từng diễn ra". Các sự kiện sẽ được trình bày khách quan thay vì phân chia hai phía "địch" và "ta" như trước đây.
Ông Hà cho rằng nếu chính sử không thừa nhận Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, chủ quyền phải được kế thừa liên tục. Trong khi giai đoạn 1954-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thụ đắc chủ quyền hai quần đảo này.
Năm 1974, khi Trung Quốc nổ súng xâm lược quần đảo Hoàng Sa, các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu, nhiều người ngã xuống để bảo vệ đảo. "Thời điểm đó có sự phân chia chế độ chính trị, nhưng những người lính Việt Nam Cộng hòa hy sinh vì Tổ quốc thì phải được ghi vào sách sử", ông Hà nói. 
Việt Nam Cộng hoà là một trong bốn bên tham gia ký hiệp định Paris tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở đại lộ Kleber, ngày 27/1/1973. Ảnh tư liệu. 
Việt Nam Cộng hòa là một trong bốn bên tham gia ký hiệp định Paris tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở đại lộ Kleber, ngày 27/1/1973. Ảnh tư liệu. 
Để đảm bảo tính khách quan, bộ quốc sử không dùng các tên gọi mang tính miệt thị như "nguỵ quân", "nguỵ quyền", "địch", "bù nhìn", "tay sai"... để chỉ chính quyền Quốc gia Việt Nam hay Việt Nam Cộng hòa. Các danh xưng sẽ được viết đúng như tên gọi từng tồn tại. 
Quan điểm này của bộ sử được ông Phạm Đức Bảo, Viện phó Viện Nghiên cứu chính sách ủng hộ. "Trong đàm phán Paris, chúng ta chấp nhận 4 bên, trong đó có Việt Nam Cộng hòa cùng ký vào hiệp định thì không thể coi họ là nguỵ quân, nguỵ quyền. Hơn nữa để thúc đẩy hòa giải, hòa hợp dân tộc thì không nên dùng những danh xưng gây chia rẽ", ông Bảo nói và đề nghị gọi là chính quyền Sài Gòn hoặc Việt Nam Cộng hòa.
Ông Bảo phân tích, ở khía cạnh pháp lý, Việt Nam Cộng hòa được hình thành trên cơ sở hiệp định Genève (1954). Xét các yếu tố cơ bản như chính phủ, quân đội, thủ đô, quốc kỳ, quốc ca... thì không thể phủ nhận đó là một quốc gia. 
Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 thì ngay sau đó nhân dân TP Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lập tức gửi kháng thư đến Liên Hợp Quốc phản đối hành động xâm lược này. 
Chiến tranh biên giới phía Bắc, hải chiến bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa được viết trong quốc sử
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ nhiệm đề án Nghiên cứu và biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cho biết bộ quốc sử còn đề cập đến những vấn đề "nhạy cảm" khác, như cải cách ruộng đất. Đảng đã thẳng thắn nhận sai lầm khuyết điểm, việc đưa vào chính sử nội dung này sẽ làm tăng thêm uy tín của Đảng.
Hoặc câu chuyện thuyền nhân Việt Nam, theo ông Giang, trước đây mọi người nói có tác động của chiến dịch tâm lý, phá hoại. "Nói thế không sai, nhưng chưa thỏa đáng. Đó là thời kỳ đất nước cực khó khăn, lạm phát phi mã đến mấy trăm phần trăm; chính trị vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được sau năm 1975; người dân thiếu đói, đời sống khó khăn. Đó là hệ quả tất yếu của câu chuyện thuyền nhân Việt Nam", GS Giang nói. 
Sự kiện Trung Quốc huy động 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam từ tháng 2/1979 sẽ được nói đến trong bộ quốc sử. Bởi theo GS Giang, cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc là trang sử tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm của ông cha ta từ bao đời. Nếu không viết về cuộc chiến này thì truyền thống chống ngoại xâm của Việt Nam có một lỗ hổng lớn, không có lợi trong việc duy trì sức mạnh dân tộc. 
Bốn chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà tham gia hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Ảnh tư liệu.
Bốn chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa tham gia hải chiến Hoàng Sa năm 1974. nh tư liệu.
Bộ quốc sử còn đề cập toàn bộ quá trình từ khi ông cha ta bắt đầu xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cho đến bây giờ. Những cuộc hải chiến bảo vệ chủ quyền hai quần đảo này được viết có hệ thống. Đó là năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đang được Việt Nam Cộng hòa bảo vệ; cuộc chiến năm 1988 của các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam giữ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 
Nhiều "khoảng trống lịch sử" khác như cải cách ruộng đất (1954-1956), Nhân văn - Giai phẩm, vụ xét lại chống Đảng (1963-1968), cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc, cải tạo tư sản ở miền Nam sau năm 1975, sai lầm của miền Bắc trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968... đều được viết trong bộ quốc sử.
Lịch sử của vùng đất Chăm Pa, Nam Bộ, của 54 dân tộc và lịch sử các tôn giáo... cũng được đề cập khách quan.
Trước đó tháng 8/2017, Viện Sử học đã ra mắt bộ sách Lịch sử Việt Namgồm 15 tập, khái quát lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000. Bộ thông sử cố gắng "lấp nhiều khoảng trống" như đề cập về nhà Mạc, chúa Nguyễn, nhà Nguyễn, cải cách ruộng đất, chiến tranh biên giới phía Bắc.
Tuy nhiên, Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, PGS Trần Đức Cường chia sẻ tiếc nuối khi nhiều "khoảng trống lịch sử" chưa được lấp đầy, như mối quan hệ Việt - Trung qua các thời kỳ, nhất là từ sau năm 1975 đến nay. Sự kiện tháng 2/1979 cũng mới nêu được bề nổi mà chưa nói được sâu xa về mối quan hệ hai nước khi đó.
Ngoài ra, còn có những sự kiện chưa đưa vào được như phong trào Nhân văn - Giai phẩm, vụ án xét lại chống Đảng, Trung Quốc đánh chiếm Gạc Manăm 1988. Ông Cường hy vọng, những hạn chế này sẽ được khắc phục trong bộ quốc sử do GS Phan Huy Lê là tổng chủ biên.
Viết Tuân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Thăng chỉ có 1/2 căn hộ để thi hành án 600 tỷ đồng


Người ta vẫn bảo Thăng là đứa đầu đất, chuyên cầm buồi cho thằng khác đái. Đúng thật. Quan chức từ thằng cán bộ xã đã có vài ngôi nhà hay căn hộ trong khi Thăng lại chỉ có nửa căn hộ sau 40 cống hiến cho Đảng, lên đến chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Sài Gòn. Bây giờ không biết nằm trong tù, Thăng đang nghĩ gì ? Mình chắc chẳng mấy ai quan tâm đến Thăng, nhất là đám quan chức trông coi Thăng, vì Thăng làm gì có tiền cung phụng chúng.
Ông Đinh La Thăng chỉ có nửa căn chung cư để thi hành án 600 tỷ đồng
15/11/2018 - Việc thu hồi tiền bồi thường của ông Đinh La Thăng đang gặp khó do không kê biên tài sản. Trong vụ án ông Đinh La Thăng cố ý làm trái khi đầu tư 800 tỷ đồng vào OceanBank, số tiền cần thu hồi theo bản án là trên 800 tỷ đồng, riêng ông Thăng là 600 tỷ đồng. Tuy nhiên tài sản để thu hồi của ông này chỉ còn một căn hộ chung cư và là sở hữu chung của vợ chồng. Việc thi hành án lại phải xác định phân chia như thế nào và chỉ thu được một phần của căn hộ chứ không phải tất cả. Ông Đinh La Thăng: 'Nhà tôi chỉ có một căn hộ chung cư'

Ông Đinh La Thăng trong phiên toà hồi tháng 5/2018. Ảnh: TTXVN
Sáng 15/11, tại Hội nghị triển khai thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2019 của Bộ Tư Pháp, ông Lê Xuân Hồng (Cục trưởng Thi hành án Hà Nội) cho biết việc thu hồi tài sản trong các vụ án lớn đang gặp khó khăn do số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà tài sản lại ít.

Tương tự, tại vụ án liên quan Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch HĐQT OceanBank), cơ quan thi hành án phải thu trên 300 triệu cổ phiếu của bị cáo này. Thế nhưng, việc xác định bán cổ phiếu theo phương thức nào thì chưa được thống nhất nên phải mất thời gian chờ cơ quan chức năng giải quyết...

Ông Hồng đề nghị ngay từ quá trình điều tra, xét xử, các cơ quan chức năng phong toả tài sản. "Cần làm tốt khâu ngăn chặn tẩu tán tài sản của các bị cáo trong các vụ án kinh tế tham nhũng lớn, có như vậy kết quả thu hồi tài sản mới đạt kết quả tốt", Cục trưởng nêu quan điểm.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ trướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu các đơn vị như toà án, cơ quan điều tra trong quá trình khởi tố, truy tố, xét xử cần thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong việc phát hiện, phong toả tài sản để tránh các bị can tẩu tán.

Ngoài các cơ quan tố tụng, kiểm toán, ngân hàng cũng phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, thanh tra và cung cấp thông tin về tài sản cho cơ quan thi hành án.

Ngày 26/6, tại phiên phúc thẩm vụ án PVN mất 800 tỷ đồng khi đầu tư vào OceanBank, ông Thăng bị tuyên án 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định về nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Toà yêu cầu ông bồi thường 600 tỷ đồng cho PVN. Tại hai vụ án, tổng tiền ông phải bồi thường là 630 tỷ đồng.

Khai trước HĐXX ông Thăng từng nói: "Nhà tôi chỉ có một căn hộ chung cư, bán cũng chỉ khắc phục được phần nhỏ. Nếu tòa xử đúng phần trách nhiệm của tôi thì tôi cùng gia đình cố gắng khắc phục".

Theo Bộ Tư Pháp, trong năm 2018, các đơn vị Thi hành án dân sự thụ lý gần 930.000 việc, tăng 44.500 việc so với năm 2017. Thi hành xong hơn 570.000 việc, đạt khoảng 80%.

Về tiền, tổng số thụ lý là trên 196.000 tỷ, tăng trên 23.000 tỷ (13,32%) so với năm 2017. Tổng số phải thi hành là 178.000 tỷ, trong đó số có điều kiện thi hành là trên 90.000, hiện đã thi hành xong trên 34.500 tỷ đồng, đạt 38%..

Bá Đô
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ong-dinh-la-thang-chi-co-nua-can-chung-cu-de-thi-hanh-an-600-ty-dong-3839362.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Quan trọng là bạn đang ở cùng với ai!”


Phuong Thao - Có người nói rằng, cuộc đời của mỗi con người có 3 thứ may mắn nhất: Khi đi học gặp phải thầy giáo tốt, khi đi làm gặp phải tiền bối tốt, khi lập gia đình gặp phải người bạn đời tốt. Có một Ông chủ nọ giàu có ...định cho người lái xe của mình 1 tỷ đồng nhưng bị người lái xe từ chối, câu trả lời khiến ông bất ngờ... Ông chủ giàu có thấy nhân viên lái xe của mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Vì muốn người lái xe này vẫn có một cuộc sống ổn định khi về hưu, nên ông chủ này đã đưa cho người lái xe tấm séc trị giá 1 tỷ đồng.

Không ngờ lái xe này đã trả lời, “Không cần đâu ạ, trong tay tôi cũng đã có hơn chục tỷ đồng rồi”. Ông chủ giật mình hỏi: “Anh làm lái xe, lương của anh chỉ có 5 triệu đồng một tháng, làm sao lại tích cóp được nhiều tiền như vậy?”

Lái xe trả lời: “Trong suốt quá trình lái xe, khi ông ngồi ở đằng sau gọi điện và nói là sẽ mua đất ở đâu, tôi cũng mua một ít, ông nói mua cổ phiếu nào, tôi cũng mua một ít, hiện nay ước tính tôi cũng đã có hơn 10 tỷ đồng rồi.”

Qua câu chuyện ngắn này chúng ta có thể thấy khi chúng ta đi cùng triệu phú chúng ta có thể kiếm tiền triệu, đi cùng tỷ phú chúng ta có thể kiếm tiền tỷ. Một cậy rơm rạ hoàn toàn không đáng giá một xu, nhưng nếu như nó được dùng để buộc một mớ rau cải thì nó sẽ có giá của một mớ rau cải. Nếu như nó được dùng để buộc cua biển, thì nó lại có giá đắt đỏ ngang với cua biển.

Nếu như chúng ta ở cùng với những người có lối sống tích cực thì chúng ta cũng suy nghĩ tích cực, nhưng nếu chúng ta sống cùng người tiêu cực, thì chúng ta sẽ suốt ngày than trách số phận hẩm hiu.

Có người nói rằng, cuộc đời của mỗi con người có 3 thứ may mắn nhất: Khi đi học gặp phải thầy giáo tốt, khi đi làm gặp phải tiền bối tốt, khi lập gia đình gặp phải người bạn đời tốt.

Đôi khi chỉ cần một nụ cười, hay một câu nói cũng đủ để tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của chúng ta, và khiến nó trở nên ý nghĩa hơn.

Điều bất hạnh nhất của chúng ta là sống với những người có lối nghĩ tiêu cực, không có kiến thức sâu rộng và cái nhìn toàn diện, điều này sẽ khiên cho cuộc sống của của ta trở nên nhạt nhẽo và vô vị.

Có câu nói rất hay rằng, “Bạn là ai không quan trọng, mà quan trọng là bạn ở cùng với ai!”


Phần nhận xét hiển thị trên trang