Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Chút nắng cuối cùng


Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh nắng mùa đông?

Bây giờ..
người đã xa xôi
Gió đồng
đã thổi về nơi phố dài
Lòng tôi khóc ,
miệng tôi cười
Câu thơ tôi viết
lên trời tặng em !
Có gì đâu ?
một trái tim
Dấu yêu đến mấy
cũng tìm một nơi ..
Trời cho ngắn ngủi phận người -
Mấy ai đánh đổi lấy lời du ca ?
Giàu sang
là mộng người ta
Thế gian
thế mới
gọi là thế gian !
Không vui, cũng hội quan san
càng không trách để giữ chân gió đồng !
Còn đây
hiu hắt bên đường
Tôi gom chút nắng cuối cùng..
vào đông!
HG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ nói gì ở Việt Nam?
























VOA - Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố “không thể xem thường” vấn đề an ninh biển khi tham dự lễ khánh thành cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry B. Harris, hôm 28/10, đã cùng với các quan chức Mỹ và Việt Nam như Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka và Đại tá Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, đã dự lễ khánh thành một cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, cơ sở này được xây dựng “với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ”, và “giúp nâng cao năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam trong việc huấn luyện nhân viên và bảo dưỡng tàu nhằm ngăn chặn hiệu quả và đối phó với các mối đe dọa trên biển dọc theo bờ biển của Việt Nam”.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Đô đốc Harris nói: “Các cơ sở này thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường hợp tác song phương và cam kết của Việt Nam đối với an ninh hàng hải của nước mình. Hoạt động đào tạo các sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam sẽ mang lại tác động lâu dài và là biểu tượng cho cam kết bền vững của chúng tôi dành cho Việt Nam và khu vực”.

Hoa Kỳ tuyên bố rằng cơ sở bảo dưỡng trên “chứng rõ ràng của quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, thể hiện cam kết chung trong việc tăng cường quan hệ quân sự song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh biển, thực thi luật pháp và các nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ”.

Đô đốc Harris nói thêm: “An ninh biển là lĩnh vực ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và là điều chúng ta không thể xem thường. Những cơ sở tốt này là một minh chứng cho công việc vất vả và sự cống hiến của rất nhiều người nhằm nâng cao khả năng chung của chúng ta trong việc đối phó với các thách thức an ninh biển”.

Trong thời gian thăm Việt Nam, Đô đốc Harris có các cuộc nói chuyện với lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, thăm Bệnh viện Quân y 175 và chùa Ngọc Hoàng ở thành phố Hồ Chí Minh và gặp gỡ lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân ở Đà Nẵng.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam đúng tuần người được cho nhiều khả năng lên kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ, sau khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh.

Phát biểu bên cạnh ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Việt Nam, hôm 25/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề cập tới tới “các sáng kiến mới liên quan việc phản ứng trong tình thế khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố cũng như khả năng thúc đẩy pháp quyền ở biển Đông”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí thư Hà Tĩnh 'ngã ngửa' khi thuỷ điện xả lũ


Lê Minh
VNN - Trực tiếp kiểm tra thuỷ điện Hố Hô sáng nay, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết thuỷ điện này xả lũ khi chưa có sự chỉ đạo của tỉnh.

Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thuỷ điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.

“Tôi khẳng định là tỉnh chưa ban hành lệnh xả, tuy nhiên, khi kiểm tra, thuỷ điện Hố Hô đã xả và thay đổi lưu lượng xả từ đêm qua. Việc này đã vi phạm chỉ đạo của tỉnh”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thuỷ điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thuỷ điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào.

“Chúng ta phải có bản đồ ngập lụt, chưa có hệ thống cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh. Từ nay đến cuối năm cứ lặp lại như thế này thì vùng hạ lưu của Hà Tĩnh vẫn cứ tiếp tục ngập lụt. Tôi đề nghị sau việc này cần phải có giải trình cụ thể” - ông Sơn nói.


Đại diện thuỷ điện Hố Hô cho biết, do nước lũ về quá nhanh nên buộc phải xả. Tuy nhiên lưu lượng xả rất thấp, chỉ xả ở mức 126 m3/giây.

Trong đêm, do nước về quá cao, xấp xỉ khoảng 800 m3/giây nên công ty đã tăng lưu lượng xả.

“Việc này chúng tôi đã xin chỉ đạo cả đêm, không điều tiết thì sẽ tràn mất”, vị đại diện thuỷ điện Hố Hô nói.

Ông Sơn cho rằng, việc xả lũ hoàn toàn phải có tính toán, chứ không thể 2h đêm mới xả. Xả lũ thì phải tính toán xả ban ngày, chứ không thể trong đêm tăng lượng xả, người dân sẽ không chủ động tránh được.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Siêu lạm phát khiến người Venezuela phải cân tiền


Nhiều người Venezuela đang đối mặt với tình cảnh trớ trêu: họ có nhiều tiền mặt, nhưng chẳng thể mua nổi thứ gì...
 >> Lạm phát ở Venezuela có thể phi mã lên mức 1.500% trong năm 2017
 >> Khủng hoảng kinh tế: Người dân Venezuela chặn xe tải bắt gà vì đói
 >> Venezuela - Khủng hoảng kinh tế chó chết đói đầy đường


Người dân Venezuela cân tiền
Người dân Venezuela cân tiền
Trong một cửa hàng biến đồ ăn chế biến sẵn ở phía Đông thủ đô Caracas của Venezuela, người chủ có tên Humberto Gonzalez nhận một tệp tiền Bolivar từ tay khách hàng rồi đưa lên chiếc cân đĩa.
Đồng nội tệ Bolivar của Venezuela đã mất giá đến nỗi mỗi lần mua hàng, người dân nước này phải dùng một số lượng lớn tờ tiền - hãng tin Bloomberg cho biết. Việc đếm một lượng tiền “khủng” tốn quá nhiều thời gian và công sức, nên thay vì đếm, nhiều cửa hàng ở nước này đã chuyển sang cân tiền.
“Điều này thật đáng buồn. Vào thời điểm này, tôi nghĩ là pho mát có giá hơn số tiền có cùng cân nặng”, ông Gonzalez nói.
Đây được xem là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela - quốc gia từ chối công bố dữ liệu về giá tiêu dùng theo định kỳ.
Cảnh tượng cân tiền tại quốc gia Nam Mỹ giàu tài nguyên dầu lửa này gợi nhớ đến siêu lạm phát từng hoành hành ở một số quốc gia trong vòng một thế kỷ qua: ở Đức thời hậu chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nam Tư hồi thập niên 1990, và Zimbabwe cách đây một thập niên.
“Khi người ta cân tiền, thì đó là một dấu hiệu của lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông Jesus Casique, Giám đốc tài chính của công ty tư vấn Capital Market Finance, nhận xét. “Nhưng người Venezuela không biết lạm phát nghiêm trọng tới mức nào vì Chính phủ không chịu công bố số liệu”.
Từng là một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới, đồng Bolivar giờ đây đã trở thành một mối phiền toái đối với người sở hữu. Chỉ cần mua một món đồ cơ bản cũng phải cần tới hàng trăm tờ tiền Bolivar.
Người dân Venezuela đi siêu thị hiện nay phải vác theo những túi tiền lớn, trong khi trên đường phố đầy rẫy tội phạm. Tại các cửa hiệu, nhân viên thu ngân phải dùng tới những thùng lớn để đựng tiền bởi những ngăn kéo thông thường không còn đủ sức chứa.
Trong bối cảnh không có dữ liệu chính thức, các chuyên gia kinh tế phải đoán tỷ lệ lạm phát ở Venezuela. Theo nhiều ước tính khác nhau, tỷ lệ lạm phát năm 2016 ở Venezuela dao động từ 200-1.500%.
Dù khủng hoảng kinh tế khiến đồng tiền rớt giá thảm hại, Chính phủ Venezuela đến nay vẫn từ chối in tiền mệnh giá lớn hơn. Tờ 100 Bolivar, đồng nội tệ có mệnh giá lớn nhất của nước này, chỉ tương đương chưa đầy 1/10 USD.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, cách đây vài tuần, Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã âm thầm đề nghị 5 công ty in tiền đấu thầu in những tờ tiền có mệnh giá lớn hơn, gồm tờ 500, 1.000, 5.000, và 10.000 Bolivar, thậm chí là cả tờ 20.000 Bolivar. Yêu cầu được đưa ra là tiền mới phải được in kịp cho đợt thưởng dịp Giáng sinh.
Thông thường, những đơn đặt hàng in tiền như vậy phải mất 4-6 tháng mới hoàn tất, và đến nay vẫn chưa có đơn vị nào trúng thầu. Để giảm thiểu thời gian và chi phí, Chính phủ Venezuela tính chỉ đổi màu, chứ không đổi thiết kế, của những đồng tiền hiện tại. Thay vào đó, những số 0 sẽ được thêm vào để tăng mệnh giá - nguồn tin cho hay.
Theo nhà kinh tế học Steve Hanke, việc đổi tiền là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Venezuela đang “giương cờ trắng đầu hàng. Không ai muốn điều này, nhưng họ vẫn buộc phải làm”.
Nhiều người Venezuela đang đối mặt với tình cảnh trớ trêu: họ có nhiều tiền mặt, nhưng chẳng thể mua nổi thứ gì. Trên thực tế, việc mang được đủ tiền để đi siêu thị đã là một thử thách. Trước khi bắt đầu hành trình đi siêu thị đầy gian khổ, những khuôn mặt mệt mỏi phải xếp hàng dài ở ngân hàng chờ tới lượt rút tiền, bởi số lượng máy ATM ngày càng giảm trong khi hạn mức rút được áp dụng.
Có nhiều ý kiến cho rằng người Venezuela sẽ còn ở trong nghịch cảnh này cho tới khi Chính phủ in những đồng Bolivar có mệnh giá cao hơn.
Vào lúc này, những người Venezuela như anh Bremmer Rodrigues, 25 tuổi, chủ một cửa hiệu bánh ở ngoại ô Caracas, tiếp tục bối rối với những túi tiền lớn. Mỗi ngày, cửa hiệu của Rodrigues thu về hàng trăm nghìn tờ Bolivar, và anh phải giấu số tiền này trong cửa hàng trước khi xếp vào hộp và đem tới gửi ngân hàng.
Rodrigues nói, nếu ai đó nhìn thấy anh lúc anh vận chuyển tiền, rất có thể họ nghĩ anh là một trùm ma túy.
“Tôi có cảm giác như mình là [trùm ma túy khét tiếng] Pablo Escobar. Ngày nào tôi cũng có cả một núi tiền, và số tiền mỗi ngày một lớn hơn”, người chủ tiệm bánh cho hay.
Theo: An Huy
Vneconomy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

QUẢNG BÌNH QUÊ TÔI




Tháng 10 ba cái lụt to
Chà đi, xát lại đôi bờ sông Gianh,
Lấm lem bùn đất vây quanh,
Xác xơ thôn xóm, mỏng manh phận người.
Thiên tai biết có chừa ai
Nhà, bò, gà, lợn
Trôi rồi
Trắng tay!
Gian lao quá với đất này
Sống trong khắc nghiệt mà xây cuộc đời.
Dân tôi rắn rỏi chống trời
Củ khoai, củ sắn cầm hơi lũ về
Mì tôm trộn lẫn bùn quê
Nuốt trong nước mắt mà tê tái lòng.
Thương ơi, biết mấy miền Trung
Vừa qua cá chết lại cùng lũ giăng!
Hỡi ai có biết cho rằng
Sức dân có hạn
Nên chăng
Hãy vì…
31/10/2016
HÀ BÌNH MINH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

XEM "TÌNH CÁT" CỦA NGUYỄN QUANG LẬP


             
                         HOÀNG TUẤN CÔNG

Độc giả từng phát cuồng với những tạp văn đặc sắc của Nguyễn Quang Lập, có thể sẽ thất vọng khi đến với "Tình cát". Bởi "Tình cát" không dễ đọc như tạp văn. Tuy nhiên, nếu biết thưởng thức, "Tình cát" lại hay và hấp dẫn chính ở chỗ không dễ đọc đó.

            Không dễ, bởi người đọc phải động não trước một "Tình cát" có tính khái quát, biểu tượng, ẩn ý cao. Nếu chạy theo cốt truyện, có thể vô tình lướt qua hình ảnh con cú què bay qua liệng lại như nối hiện tại với quá khứ, cất tiếng kêu tựa tiếng nấc oan hồn người dân Xóm Cát. Hay tiếng đàn cò đêm đêm như than, như oán của ông Rúm...Tiếng chim "Đi...soạn cho hết" khắc khoải nhắc nhớ quá khứ đau thương... 


               Hiện tại và dĩ vãng, đời thực và mộng mị theo đó cứ chợt ẩn, chợt hiện trong cơn mê sảng của Hoàng, có khi đẫm mồ hôi ác mộng, đầm đìa nước mắt khổ đau, dằn vặt, ám ảnh...

            Thực tại đáng buồn buộc người ta phải nhớ, phải đau với quá khứ. Người sống gợi nhớ kẻ đã chết. Kẻ chết hiện về day dứt, ám ảnh người sống. Kẻ chết, người sống cứ thoắt ẩn, thoắt hiện, khiến ta phải dán mắt vào từng câu, từng chữ để phân biện đâu là mộng mị, đâu là hiện thực. Vậy mà bỗng dưng cứ mê man đi lúc nào không hay, cho đến đỉnh điểm ác mộng hoặc cơn cực khoái ái ân, nhân vật ú ớ thoát khỏi cơn mơ, ta cũng mới giật mình choàng tỉnh...

            Đó là cái tài của Nguyễn Quang Lập. Ông chuyển cảnh cho những "thước phim đen trắng" hồi ức, và "phim màu" hiện thực của mình cực nhuần nhuyễn, tự nhiên, kín đáo như chính những cơn mộng mị triền miên của Hoàng.  
 
            Không phải là tiểu thuyết chiến tranh, nhưng trong "Tình cát", nỗi buồn chiến tranh vẫn hiện lên với những số phận bi thảm, những cái chết đủ mọi tư thế, đủ mọi hoàn cảnh. Chết như chưa từng sống. "Chết như không chết". Chết, mà không kịp hiểu tại sao mình chết. Chết, không để lại một dấu vết, dù chỉ là sợi tóc. Chết, khi vồng ngực thanh tân còn tươi hồng mãn nguyện sau phút giây khao khát vồ vập ái ân... Chết tức tưởi, khi trước đó, dù đã " quỵ xuống, mềm đi trong vòng tay riết chặt", "mặc kệ đời, mặc kệ bom đạn, mặc kệ đói khát" của người trai, mà trinh nữ vẫn "kiên quyết khép chặt đùi" run rẩy...

            Chỉ dựa vào chiến tranh thì Thần Chết mới có quyền bắt người ta phải vội vã tử biệt, sinh ly khi da thịt hãy còn nóng ấm làn môi, hơi thở của người tình!

            Đúng như cái tên "Tình cát", Nguyễn Quang Lập đem đến cho bạn đọc không chỉ là "tình" với gió cát, xứ cát, xóm cát, mà còn "tình" thực sự bởi những màn ái ân, yêu đương nóng bỏng.

            "Tình cát", mở ra đã thấy sex.

             Lính sex; thanh niên xung phong sex; Có lúc sex thật, có khi sex trong mơ. Sex với người tình; sex với người mới gặp; sex bằng môi nóng bỏng; sex bằng mắt khát khao; sex trên cát mù mịt trận tình; sex dưới suối sùng sục gân cơ; sex dưới trăng thanh lồ lộ da ngà; sex vì yêu xoắn xuýt; sex để giải tỏa ngùn ngụt; sex chữa bệnh, ngại ngùng bối rối; sex chỉ vì người van xin...sex!...

            Sex từ đầu đến cuối, nhưng sex trong "Tình cát" không phải sex rẻ tiền.

            Chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Nhưng chiến tranh trong "Tình cát" không chỉ là cái chết, mà còn hiện lên bởi "nỗi thống khổ của đàn bà", "những thèm khát lương thiện",  khát vọng được yêu đương vốn đã bị "giáo lý đương thời bủa vây", càng bị đè nén, bịt chặt, càng bung lên hừng hực dưới khói lửa khốc liệt của chiến tranh.

            Ba chục lính "ém mình" bên bờ suối, "mắt mở, mồm há" nhìn xuống "hơn hai trăm cô gái khỏa thân đang ngụp lặn trước mắt họ. Những thân hình trắng nõn nà uốn lượn...Tất cả đang phồng lên óng ả, dập dềnh những đường cong trắng mềm, đến phật cũng muốn tụt quần nhảy ào xuống suối. (...) họ sờ mó, nắn bóp nhau như trai gái làm tình, cười rúc rích, tiếng cười sực nức mùi dâm..."

            Chẳng biết thần giao cách cảm, hay sức hút của hai nửa âm dương dồn nén thế nào, bỗng dưng, "một cô nhảy đại lên tảng đá, dạng háng vỗ bem bép. Đàn ông mô cả rồi bay!...Chết hết cả rồi há!" Rồi "có đến mấy chục cô thi nhau nhảy lên các tảng đá giữa suối, dạng háng vỗ bem bép, vỗ và hú hét và cười ré. Đàn ông mô cả rồi bay!...Chết hết cả rồi há!".

            Màn khiêu khích như điên như dại khiến lính tráng cũng "điên cuồng..."

            Rồi chuyện trớ trêu của Đại đội nữ thanh niên xung phong, khiến Hoàng phải "ôm ấp hầu hết các cô gái trong hang đá, sờ nắn hết thảy những bộ ngực trinh nữ. Những bộ ngực được giữ gìn nâng niu, gói ghém giấu giếm kỹ càng suốt tuổi thanh nữ, bỗng chốc bị bóc trần trong một giờ lâm bệnh."...

            ..."Chị biết em khinh chị lắm. Nhưng em không biết đâu...các chị cực lắm em ơi! Chị nói như rên. Hai tiếng "em ơi" chua xót nghẹn ngào với lên giữa rừng chiều nghe như tiếng vọng mơ hồ một linh hồn đã chết."

            Những màn sex trong "Tình cát" diễn ra bất ngờ, chóng vánh. Không thô thiển, lộ liễu, phô bày; thấy rõ mồn một mà lại như chẳng thấy gì hết.

            "Lý kéo cổ Hoàng xuống suối, riết lấy anh trong hổn hển. Những chiếc hôn sặc nước, đốt nóng cả hai trong làn suối ban mai...Một quầng màu hồng chậm rãi tan vào trong vắt...Rốt cuộc Lý đã mất và đã được, dù mất cái chưa đáng mất, được cái chưa nên được. Thôi mặc. Biết sống chết thế nào mà tính toán thiệt hơn."...

            "Chị Nụ khuỵu xuống, từ từ lựa chiều...Anh hối hả dấn sâu vào, thúc mạnh...chị bật cong nhịp nhàng cùng với những tiếng hức hức như tiếng nấc hờn dỗi của trẻ con...Hoàng thúc như điên, đâm tan nát đóa diêu bông người chị can trường suốt đời anh ngưỡng mộ."

            Nếu "Tình cát" được chuyển thể phim truyện, chắc hẳn, đạo diễn phải học cách dàn dựng những cảnh sex nửa kín, nửa hở mà vẫn khô khát, nóng bỏng thịt da của Nguyễn Quang Lập.

                                                                                       HTC/29/10/2015 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự vĩ đại của nước Mỹ ở chỗ… không có “lãnh tụ vĩ đại”!


Hiến pháp nước Mỹ được viết ra để bảo vệ người dân. Nguồn: interet
CON QUÁI VẬT
Nước Mỹ, luôn là một quốc gia vĩ đại, không phải bởi họ tự nhận mình như vậy, mà bởi họ biết cách chỉ trích mình và biết lắng nghe để tự làm tốt lên mỗi ngày.
Với họ, không một ai được coi là hay mô tả như một hình tượng theo nghĩa lãnh tụ, là cha già dân tộc hay trở thành một hình mẫu của quốc gia, ngay cả người khai quốc là Washington, cũng chỉ được coi là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong số 4 vị tổng thống tiếp theo tính cho đến nay mà được trạm khắc trên vách đá để ghi nhớ công ơn của họ.
Điều vĩ đại của nước Mỹ, đó là sự tự do tư duy, sự khai sáng trí tuệ, sự rộng mở đối với mọi thành phần và chủng tộc, bất kể thân phận hay gốc gác, và điều vĩ đại hơn cả phần còn lại của thế giới chính là bản Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tồn tại vững chãi trong suốt gần 230 năm kể từ khi được thông qua năm 1789 và có hiệu lực năm 1791.
Bản thân nước Mỹ, cũng tồn tại trong lòng của nó đầy những mâu thuẫn, nhược điểm và cả những bất cập, như từ thuở đầu lập quốc vẫn còn duy trì chế độ nô lệ, sự phân biệt chủng tộc, nội chiến, hay người da màu không được bầu cử, tham gia chính trị, bị đối xử tệ bạc và thậm chí ngược đãi. Cho đến những năm 1960s thì Martin Luther King (đứng đầu LBJ) mới giải thoát và chấm dứt cơn đau kéo dài 100 năm cho tình trạng ấy của nước Mỹ.
Họ vẫn có tình trạng vi phạm Hiến pháp, tổng thống vẫn có lúc lạm quyền, nhưng điều làm nên nước Mỹ vĩ đại là ở đó, bản Hiến pháp, được cả thế giới học thuật đánh giá là vĩ đại nhất trong những điều vĩ đại, luôn được bảo vệ khắt khe, nghiêm ngặt, ở đó có cơ chế để kiểm soát mọi thứ không cho nó trở nên tha hoá, suy thoái – tất thảy mọi người đều bình đẳng và có thể thực hiện những quyền chính trị ngang nhau, mặc dù có thể trước đó nó đã từng bị ngăn cản hay hạn chế vì lý do văn hoá hay ý thức hệ còn tồn tại như một trở ngại thực tế.
Để nghiên cứu về nước Mỹ, có lẽ sẽ luôn là quá thiếu thời gian để có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ hay thấy hết được mọi ngóc ngách và sự vĩ đại của nó, tôi vẫn đặt tên cho nước Mỹ là con quái vật của thế giới. Chưa bao giờ con quái vật ấy ngừng lớn mạnh mà ngày càng bứt phá một cách khủng khiếp trong mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển về khoa học công nghệ và sự dân chủ một cách ngày càng điên rồ, mà tất cả mọi quyền lực đúng nghĩa hoàn toàn thuộc về nhân dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Ở đó, họ kiểm soát quyền lực chứ không kiểm soát con người. Họ khống chế chính trị chứ không cấm cản hay loại trừ con người.
Cơ chế tam quyền phân lập, đối trọng và kiểm soát, đa đảng phái, tư pháp đại diện cho công lý mà không sinh hoạt chính trị, báo chí tự do ngôn luận một cách mạnh mẽ nhất, người dân có thể tước bỏ quyền lực của những nhánh quyền lực nhà nước nếu có dấu hiệu đủ cho họ thấy rằng nó có xu hướng xâm phạm Hiến pháp, những đạo luật hoặc đe doạ tới nhân dân của mình, mà họ là một phần trong đó. Cơ chế bầu cử tự do, công khai, đã lựa chọn được người mà họ cho rằng đủ xứng đáng để đặt niềm tin mà đứng vào vị trí lãnh đạo, nhưng ở đó cũng có cơ chế để phế truất họ nếu không còn đủ tín nhiệm, mà vốn chỉ được đảm nhận hai nhiệm kỳ liên tiếp với tối đa 8 năm tại vị, nếu trúng cử vào nhà trắng.
Ở Mỹ, không có ai là lãnh tụ, không ai là tinh hoa đến mức không thể thay thế, cũng chẳng có ai là đại diện cho nước Mỹ về trí tuệ, vì không ai được tuyên truyền hay khắc hoạ như một vị vua tối cao, phải đời đời nhớ ơn, mà ở đó mỗi con người chỉ là một phần của lịch sử và với chức phận nào đó của mình, khi hoàn thành sẽ được ghi nhận như một sự đền đáp của quốc gia dành cho họ.
Một anh lính hy sinh trên chiến trường, một người lái tàu ngăn cản đoàn tàu lao xuống vực, một người quét dọn ngăn được một vụ tấn công khủng bố hay một vị tổng thống nào đó ban hành ra đạo luật nâng cao an sinh cho dân nghèo, đều được đánh giá như nhau về tính biểu tượng đối với công lao mà họ đã thực hiện.
Ở nước Mỹ, người cống hiến và làm việc là nhân dân Mỹ, không phải một người hay một vài người, nhất là với cương vị người lãnh đạo – vì với họ, lãnh đạo hay chính trị chỉ đơn thuần là một nghề được trả lương, nếu có nhu cầu và được nhân dân tín nhiệm và bầu lên, đó là chức trách họ phải hoàn thành, chứ hoàn toàn không phải họ ở đó là từ trên trời rơi xuống với sứ mệnh thiên chúa nào cả.
Nhân dân Mỹ tin vào Chúa, nhưng Chúa lại không đặt niềm tin vào một ai, mà họ đặt vào trong Hiến pháp của họ, ngay cả trên những đồng tiền dollar, đều có dòng chữ “In God We trust”, và Bồi thẩm đoàn ở mỗi phiên xử tại toà án đều là 12 người (là số thành viên trong buổi tiệc cuối cùng của Chúa, người thứ 13 là tín đồ Judas đã phản bội Chúa để hãm hại Jesu – kẻ dối trá và lừa gạt) để quyết định đến số mệnh một con người trước vòng lao lý.
Điều mà người Mỹ họ tin, không phải một vài cá nhân xuất chúng nào, mà là ở thứ mà có thể khiến người ta ít phạm sai lầm nhất và nếu phạm phải thì làm sao để ngăn cản hay phế bỏ thứ đó đi, chỉ có thứ đó mới được đặt niềm tin, mà cuối cùng nhất và cũng là quan trọng nhất, chính là bản Hiến pháp vĩ đại của họ và được canh chừng và bảo vệ nghiêm ngặt cũng như tối cao nhất bởi một toà án hoàn toàn độc lập.
Và mọi thứ, sẽ đều bị xét xử theo Hiến pháp của họ.
Còn chúng ta, khi nào có thể thiết lập nên một bản Hiến pháp tương tự như thế cho quốc gia mình?
___

Phần nhận xét hiển thị trên trang