Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Đừng biến Nga thành "tay lái súng có hạng" ở Biển Đông



  
(GDVN) - Petr Akopov và những phát biểu của ông trên Sputnik News đang làm xấu hình ảnh nước Nga, đang cố vẽ nước Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông.
Ngày 4/8 tờ Sputnik News của Nga có bài bình luận đáng chú ý với tiêu đề: "Một người bạn trong lúc cần: Trung Quốc hợp sức với Nga trên Biển Đông", trong đó đưa ra nhận xét về cục diện Biển Đông, vai trò và ý đồ của Nga trong khu vực từ một số nhà phân tích. [1]
Đổ mọi trách nhiệm lên đầu Mỹ, tìm cách vớt vát danh dự cho Bắc Kinh
Nhà nghiên cứu Vladimir Terehov từ tạp chí New Eastern Outlook nói với Sputnik News:
"Sau phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, Bắc Kinh đã ghi được một bàn thắng ngoại giao với các nước ASEAN. Còn về phần mình, Nga đã chứng tỏ sự đoàn kết với Bắc Kinh bằng cách chống lại quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có thể thúc đẩy lập trường của mình trong ASEAN thông qua sự giúp đỡ của Campuchia và ở một mức độ nào đó là Lào, cả hai đều là bạn bè thân thiết của Bắc Kinh.
Nguyên tắc chỉ đạo của ASEAN là đồng thuận, do đó chỉ cần Campuchia phủ quyết là có thể ngăn chặn bất kỳ lời quở trách mạnh mẽ nào."
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: linkedin.com.
Bình luận về điều này, Victor Sumsky - Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học MGIMO nói với Sputnik News, tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, Lào vừa qua báo hiệu rằng, ASEAN từ chối "tự tử" bất chấp áp lực của Washington.
Cũng trong ngày 4/8, Sputnik News phỏng vấn riêng nhà báo Petr Akopov của tờ Vzglyad một bài. Trong đó Akopov bình luận: [2]
"Từ lâu Mỹ đã tìm cách kiềm chế Nga ở châu Âu và Trung Quốc ở châu Á, nhưng đối tượng thứ 2 quan trọng hơn với Mỹ. Không chỉ vì chẳng có mối đe dọa thực sự nào ở châu Âu từ Nga, trong khi Trung Quốc đang trỗi dậy với tuyên bố của riêng họ ở Thái Bình Dương.
Ngăn chặn Trung Quốc là một ưu tiên trong chính sách của Mỹ nhiều năm qua. Gần đây khu vực Thái Bình Dương đã trở thành mục tiêu chính thức của Hoa Kỳ.
Ngày nay Mỹ xây dựng vành đai ngăn chặn Trung Quốc từ phía Đông, chạy từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines cho tới các căn cứ ở Singapore. Căn cứ của Mỹ vây Trung Quốc trải dài từ phía Đông và ngăn cản sự lan truyền, ảnh hưởng quân sự (của Bắc Kinh) ở phía Nam."
Cá nhân người viết cho rằng, cạnh tranh giữa các siêu cường Mỹ - Trung Quốc và có thể bây giờ thêm Nga ở Biển Đông là một sự thật. Mỗi nước đều có tính toán của riêng mình. Muốn biết hành động cạnh tranh của từng nước lớn có mang lại hòa bình, ổn định, bảo vệ luật pháp quốc tế và công lý ở Biển Đông hay không, phải căn cứ vào luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên việc Sputnik News dẫn lời một số nhà phân tích Nga phớt lờ mọi hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông mà chỉ xoáy mũi nhọn chỉ trích vào Hoa Kỳ, trong khi không đưa ra được bằng chứng thuyết phục cho lập luận buộc tội của mình cho thấy, tờ báo Nga này muốn mượn chuyện Biển Đông để công kích, bôi nhọ Hoa Kỳ hơn là phân tích mổ xẻ dưới góc độ pháp lý quốc tế.
Nhận định Trung Quốc "ghi bàn thắng" vì ASEAN không ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết trọng tài hoặc lên án đích danh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông với thái độ hả hê, đồng thời nhận định Nga đang "chứng tỏ sự đoàn kết với Bắc Kinh chống quốc tế hóa Biển Đông" chỉ thể hiện nhận thức ấu trĩ, ích kỷ, có động cơ chính trị hẹp hòi.
Phán quyết trọng tài ngày 12/7 là một văn kiện pháp lý có giá trị trong việc ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông mà mọi thành viên Công ước đều có nghĩa vụ tuân thủ. Phán quyết không phải là một tuyên bố chính trị để cho ai đó lợi dụng đục nước béo cò.
Xúi dại các nước Đông Nam Á ngoan ngoãn quy hàng Trung Quốc
Theo Petr Akopov: "Trong khi ở miền Nam, từ lâu Trung Quốc đã tập trung ảnh hưởng. Trong nhiều thế kỷ, nền văn minh của người Hán đã mở rộng theo hướng này. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đang chuẩn bị tiếp quản khu vực Đông Nam Á về quân sự.
Tuy nhiên họ có quyền để xem xét các nước này rằng, từ thời cổ đại họ đã chịu ảnh hưởng to lớn từ văn hóa, kinh tế đến cả dân tộc của Trung Quốc trong các lĩnh vực của đời sống quốc gia.
Còn đối với Washington, vấn đề ngăn chặn Trung Quốc ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á có tầm quan trọng cơ bản mà nếu không có nó, tất cả kỳ vọng của Mỹ để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu trở nên vô nghĩa.
Thật không may cho các nhà hoạch định Hoa Kỳ, các nỗ lực của người Mỹ để tiếp tục kiềm chế Trung Quốc đang đi đến thất bại, không chỉ vì trào lưu của lịch sử đang ủng hộ Bắc Kinh, mà còn sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang tăng trưởng, đặc biệt là hải quân.
Tuy nhiên trong thời điểm xung đột ở Biển Đông, Mỹ cần quan hệ căng thẳng giữa các nước với Bắc Kinh để tiếp tục có cái cớ duy trì căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ các nước, ví dụ như Philippines, hoặc tiếp tục ảnh hưởng của mình như với Singapore, và cung cấp hỗ trợ Việt Nam chống bành trướng từ Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là, liệu các nước Đông Nam Á có hiểu rằng Mỹ đang cố tình khuấy rắc rối ở Biển Đông? Họ hiểu rằng Trung Quốc là hàng xóm láng giềng của họ, còn Mỹ chỉ là một kẻ ngoài lề muốn lợi dụng họ?
Nhà báo, nhà bình luận Pter Akopov. Ảnh: Youtube.
Đối với hầu hết các nước (ASEAN), câu trả lời là có, bởi 3 nước Đông Dương đã từng phải chống chọi với cỗ máy quân sự khổng lồ của Mỹ, trong khi Philippines từng là thuộc địa của Hoa Kỳ. Ngay cả khi độc lập, Philippines vẫn không thoát khỏi các căn cứ Mỹ nằm trên lãnh thổ của mình.
Mọi người đều hiểu rằng Mỹ có thể làm rất ít để chống lại Bắc Kinh trong khu vực. Mỹ chỉ đơn giản là không có công cụ để gây áp lực với Trung Quốc, tất nhiên ngoại trừ cách sử dụng sự bất mãn của các nước láng giềng." [2]
Người viết không thể chấp nhận được quan điểm này của ông Petr Akopov và tin rằng những người dân Đông Nam Á cũng không bao giờ chấp nhận.
Petr Akopov muốn nói xấu Mỹ là việc của ông ấy. Nhưng xui các nước Đông Nam Á khoanh tay quỳ gối chấp nhận làm chư hầu kiểu mới cho bất kỳ thế lực thực dân kiểu mới nào đều là điều không tưởng.
Trung Quốc thời phong kiến đã từng cất quân xâm lược nhiều nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam. Nhưng cha ông người Việt không bao giờ khuất phục, dù khó khăn đến mấy cũng giữ cho được giống nòi, văn hóa, truyền thống dân tộc và khi có thời cơ là vùng lên giành độc lập, giữ vững nền độc lập tự chủ.
Dù luôn thể hiện thiện chí hòa hiếu với láng giềng, nhưng trong tiềm thức người Việt chưa bao giờ mất cảnh giác.
Trung Quốc đang trỗi dậy không sai. Các nước lớn luôn muốn có sân sau, không sai. Nhưng dưới mái nhà chung của Liên Hợp Quốc, trong thời đại văn minh của nhân loại hiện nay, mọi thành viên đều bình đẳng. Một nước chỉ có thể trở thành cường quốc nếu biết thượng tôn pháp luật quốc tế, bảo vệ pháp luật quốc tế.
Quyền lực có thể đi ra từ nòng súng. Nhưng uy tín và thương hiệu thì không bao giờ.
Đừng cố tình biến Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông
Ankopov lưu ý: "Về phần mình, Nga đang chứng tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc, đồng thời Moscow tiếp tục chính sách không can thiệp vào các tranh chấp khu vực, mà chỉ nhấn mạnh các lực lượng bên ngoài không nên gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp giữa các nước láng giềng.
Đồng thời điều rất quan trọng đối với Nga là không được để bị đẩy vào thế kẹt trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Rất có thể Nga sẽ phục vụ như một bên trung gian trung thực trong một cuộc xung đột (tiềm tàng) giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Trường Sa.
Nga là một đất nước có mối quan hệ mật thiết với cả Việt Nam và Trung Quốc. Nga chính thức ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì chúng tôi tin rằng nếu không có sự hiện diện của Mỹ, khu vực này sẽ an toàn hơn và bình yên hơn cho tất cả các dân tộc sống ở đó, bởi vì Trung Quốc trở lại vị thế siêu cường là một quá trình lịch sử tự nhiên." [2]
Sputnik News thì nhận định: "Quan điểm của Nga về những diễn biến ở Biển Đông cũng đáng được chú ý. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhiều lần tuyên bố Moscow phản đối quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Điện Kremlin, các tranh chấp trong khu vực này cần được giải quyết chỉ bởi (đàm phán) giữa các bên liên quan."
Ngày 28/7 người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tháng 9 với lưu ý, cuộc tập trận không nhằm vào nước thứ 3 nào.
Theo Petr Akopov: "Tháng trước Hoa Kỳ và các đồng minh đã thực hiện cuộc tập trận của họ ở Biển Đông. Tính chất phô trương của cuộc tập trận không có gì phải nghi ngờ. 
Nga và Trung Quốc tuy không phải đồng minh chính thức, nhưng đã được chứng minh rõ trong vài năm qua rằng hai nước có nhiều lợi ích và mục tiêu chung phổ biến. Hai nước đang chuẩn bị làm việc cùng nhau để chống lại áp lực của Hoa Kỳ."
Cá nhân người viết cho rằng, những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thời điểm trước phán quyết trọng tài 12/7 đã khiến các nước liên quan ở Biển Đông thực sự lo ngại về ý đồ tác động đến Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 từ 2 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Không xem quảng cáo… đừng đọc báo

Dư luận đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều, khác nhau xung quanh những phát biểu của Nga về Biển Đông. Chính người viết cũng đã đặt thẳng vấn đề ý đồ của Nga là gì khi đưa ra những phát biểu nhạy cảm để Trung Quốc tha hồ chộp lấy nhằm lèo lái dư luận quốc tế như vậy. [3]
Và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, rồi Đại sứ Nga tại Việt Nam đã chính thức lên tiếng "nói lại cho rõ" lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông. [4]
Phát biểu chính thức gần đây nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông nổi lên mấy điểm đáng chú ý:
Một là Nga trung lập trong vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông; Hai là Nga chống sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ở Biển Đông; Ba là Nga đề cao UNCLOS 1982 ở Biển Đông, nhưng không trực tiếp đưa ra bất cứ bình luận nào về phán quyết trọng tài liên quan đến việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông.
Như vậy có thể thấy, phát biểu mới nhất của Nga về vấn đề Biển Đông mang tính trung lập, trung dung, không đi vào các vấn đề cụ thể, không làm mất lòng bên nào, không bình luận về phán quyết. [5]
Tuy nhiên ông Petr Akopov và Sputnik News khẳng định như đinh đóng cột: Nga đang chứng tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc ở Biển Đông. Tình đoàn kết này biểu hiện như thế nào và có tác động ảnh hưởng gì tới Biển Đông cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và các bên hay không?
Theo những gì Petr Akopov nói trên Sputnik News người viết thấy có mấy điểm đáng chú ý:
Một là Nga phản đối quốc tế hóa Biển Đông và theo Petr Akopov, rất có thể Nga - Trung hợp sức nhằm tạo sức ép ngăn Mỹ, Nhật Bản và các nước khác can thiệp vào khu vực để Trung Quốc và các nước "tự giải quyết với nhau".
Thứ hai, về "tranh chấp lãnh thổ" ở Biển Đông thì theo Petr Akopov, phải chăng Nga mặc kệ các nước liên quan đàm phán giải quyết với Trung Quốc thế nào thì tùy để giữ tiếng là "trung lập", trong khi đó Nga đứng canh chừng không cho Mỹ, Nhật hay nước nào khác nhảy vào?
Nếu quả thực đúng như thế, thì chính Nga đang can thiệp thô bạo vào Biển Đông.
Thứ ba, theo Petr Akopov, quan trọng đối với Nga là không được để bị đẩy vào thế kẹt trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Rất có thể Nga sẽ phục vụ như một bên trung gian trung thực trong một cuộc xung đột (tiềm tàng) giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Trường Sa.
Thế nào là "bên trung gian trung thực" trong khi Nga đang bán vũ khí cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc? Cứ luận theo logic Petr Akopov phát biểu trên Sputnik News thì phải chăng ông đang xúi nước Nga đừng để Mỹ, Nhật nhảy vào, cứ để cho Trung Quốc và các bên, cụ thể là Việt Nam cạnh tranh với nhau và Nga sẽ ngư ông đắc lợi?
Petr Akopov và những phát biểu của ông trên Sputnik News đang làm xấu hình ảnh nước Nga, đang cố vẽ nước Nga thành tay lái súng có hạng ở Biển Đông.
Người viết không tin và không mong muốn đây là tính toán của nước Nga, nhưng khi nhà báo Nga phát biểu công khai trên tờ báo lớn của Nga đã đặt những vấn đề có thể gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, thì cũng xin nói thẳng những băn khoăn, trăn trở của mình mà không ngại ai đó phật lòng.
Tài liệu tham khảo:

Hoãn dự án hạt nhân Hinkley Point: Anh nhận ra đe dọa từ TQ


Hữu Văn

Hoãn dự án hạt nhân Hinkley Point: Anh nhận ra đe dọa từ TQ

Giải thích quyết định bất ngờ trì hoãn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point với Trung Quốc, chính phủ Anh cho hay họ cần thời gian để xem xét lại thỏa thuận.

Theo BBC (Anh), điều đó khiến câu hỏi "Trung Quốc có phải là trung tâm của các đánh giá lại" đang ngày càng tăng lên.
Dự án đầu tư trị giá 18 tỉ bảng Anh (khoảng 24.5 tỉ USD) do tập đoàn năng lượng EDF của Pháp đầu tư và được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) rót 33% vốn, sẽ tiến hành xây dựng các lò phản ứng mới ở nhà máy Hinkley Point C và sau đó là nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc thiết kế, đặt tại Essex.
Vây, sự khác biệt giữa công ty Pháp và công ty Trung Quốc khi nói đến cơ sở hạ tầng quan trọng ở Anh là những gì? Trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào quan điểm của London về Trung Quốc và ý định của nước Anh. Đây thực sự là một sự tính toán cực kỳ khó khăn.

Trung Quốc là một mục tiêu di động, một "ông lớn", ẩn chứa nhiều mâu thuẫn và phức tạp.
Năm 2016, Trung Quốc đã thay đổi, không còn giống như là quốc gia mà cựu thủ tướng Anh David Cameron từng đối diện khi ông trở thành nguyên thủ cách đây sáu năm, và cũng không giống một Trung Quốc mà cựu Bộ trưởng tài chính George Osborne từng thuyết phục thu hút sự đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng của Vương quốc Anh.
Bắc Kinh giờ đã mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong các vấn đề quan trọng của toàn cầu. Ở Trung Quốc, các hoạt động trấn áp trong nước làm gia tăng mâu thuẫn với các giá trị của Anh.
Anh đã cho phép một công ty của Trung Quốc, Huawei, hoạt động và công ty này là một phần quan trọng của mạng lưới viễn thông Trung Quốc.
Nhưng, dẫn đầu là Mỹ và một số nước phương Tây khác đã cấm Huawei tham gia vào các hệ thống mạng viễn thông quan trọng do những lý do liên quan đến an ninh quốc gia.
Hơn thế nữa, cũng không có một nền kinh tế phát triển lớn nào ngoài Anh mời Trung Quốc tham gia một dự án năng lượng hạt nhân.
Vì vậy, có thể cho rằng năng lượng hạt nhân tương tự như chủ đề của mối quan hệ kinh doanh và sự bảo vệ an ninh quốc gia.
Hoãn dự án hạt nhân Hinkley Point: Anh nhận ra đe dọa từ TQ - Ảnh 1.
Anh "tự đào mồ chôn" khi khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân với Bắc Kinh? (Ảnh: BBC)
"Sợ hãi và tham lam"
Theo BBC, Anh đang tự đào mồ chôn mình bằng việc khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point với sự đầu tư của Trung Quốc.
Hai năm trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel hỏi người đồng cấp Australia Tony Abbott về những gì đã tác động đến chính sách của chính phủ nước này đối với Trung Quốc. Bà nhận câu trả lời là "nỗi sợ hãi và tham lam".
Trong trường hợp không có sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc, đánh giá này có thể trở thành tiêu chí chung cho nhiều quốc gia, mặc dù tỷ lệ chính xác của tùy thuộc vào hoàn cảnh ở từng nước cụ thể.
Nhiều người trong giới chính trị và an ninh của Anh cho rằng London chưa nhìn thấy đủ sự sợ hãi nhưng lại quá thừa tham vọng, khiến chính phủ của ông Cameron đã tuyên bố "kỷ nguyên vàng" với Bắc Kinh khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Anh tháng 10/2015.
Một trong số đó là người đứng đầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Timothy Nick.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Timothy viết trong đêm ông Tập chính thức bắt đầu chuyến thăm Anh:
"Các chuyên gia an ninh cả trong và ngoài chính phủ (Anh) lo ngại rằng Trung Quốc có thể lợi dụng vai trò của mình để 'bẻ khóa' những điểm yếu trong hệ thống máy tính, cho phép họ tùy ý phong tỏa hệ thống sản xuất năng lượng của Anh...
Cơ quan tình báo của Anh (MI5) tin rằng việc tham gia vào dự án Hinkley Point C sẽ tạo điều kiện cho 'các tổ tình báo của Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại lợi ích của Anh không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả tại chính nước Anh."
Hoãn dự án hạt nhân Hinkley Point: Anh nhận ra đe dọa từ TQ - Ảnh 2.
Thủ tướng Anh Theresa May có nhiều điều để cân nhắc khi xét lại dự án với Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Tân thủ tướng Theresa May có lo lắng không?
Theo cựu Bộ trưởng Kinh doanh Vince Cable, người đã trở thành Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của thủ tướng Theresa May, đã dấy lên quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia của thỏa thuận nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point.
Ông Vince mô tả thủ tướng May "không hài lòng về cách tiếp cận khá sốt sắng đối với việc đầu tư của Trung Quốc mà chính phủ Cameron đã thúc đẩy, trong khi tôi đã lặp đi lặp lại và nêu lên sự phản đối của mình về dự án điện hạt nhân Hinkley tại thời điểm đó".
Một điều thú vị là, việc thủ tướng May biểu thị ít thái độ "sốt sắng" về Trung Quốc đã là điều rõ ràng cho thấy một cách suy nghĩ khác.
Vậy, dưới thời bà May, có lẽ thế giới sẽ chứng kiến chính sách "nhiều sắc thái hơn" đối với Trung Quốc.
BBC cho hay, một số người trong cộng đồng chính trị và doanh nghiệp sẽ nhắc nhở bà May rằng người tiền nhiệm David Cameron đã sớm phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Trung Quốc khi ông phớt lờ sự bất mãn của Bắc Kinh và gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2012.
Và hệ quả là, không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ Anh được mời đến Trung Quốc trong 18 tháng tiếp theo – cho đến khi ông Cameron đến thăm Trung Quốc, chuyến thăm được cho là hệ quả của việc cựu bộ trưởng tài chính George Osborne đã giành lấy quyền kiểm soát chính sách Anh - Trung từ Bộ Ngoại giao Anh, nơi mà có cách tiếp cận thận trọng hơn, nhằm khởi đầu những gì mà ông ta gọi là "một bước tiến lớn tiếp theo", một mối quan hệ định hướng kinh doanh đã lên đến cực điểm trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh vào tháng mười năm ngoái.
Cần nhớ rằng thỏa thuận dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point là điểm đáng chú ý nhất trong chuyến thăm của ông Tập, biểu tượng của "kỷ nguyên vàng" trong mối quan hệ mà cả hai chính phủ hy vọng sẽ khởi đầu.
Và Bắc Kinh có lý do chính đáng để đầu tư vốn chính trị trong mối quan hệ năng lượng hạt nhân với Anh.
Trung Quốc có hơn 30 nhà máy điện hạt nhân trong nước và gần như hầu hết số nhà máy là tự xây dựng.
Xuất khẩu công nghệ hạt nhân được xem ưu tiên hiện nay của Bắc Kinh.
Mặc dù đã có khách hàng trong nhóm nước đang phát triển như Pakistan, nhưng với một dự án hạt nhân tại quốc gia phát triển như Anh và chế độ an toàn được quốc tế thừa nhận sẽ giúp Trung Quốc chứng minh năng lực hạt nhân to lớn của mình.
Hoãn dự án hạt nhân Hinkley Point: Anh nhận ra đe dọa từ TQ - Ảnh 4.
Chính phủ Trung Quốc "ưa thích" chính phủ của cựu thủ tướng David Cameron hơn. (Ảnh: Reuters)
Cái giá khi khiến Trung Quốc tức giận
BBC cho hay, khi Tập Cận Bình đến thăm Anh tháng 10/2015, ông đã thừa nhận rằng Quốc hội Anh là lâu đời nhất trên thế giới.
Hôm 30/7, đại sứ quán Trung Quốc tại London cho hay sự tham gia của Trung Quốc ở dự án điện hạt nhân Hinkley Point là mối hợp tác "song thắng", và những người Anh ủng hộ khẳng định rằng công nghệ Trung Quốc là rẻ và an toàn, đồng thời Bắc Kinh chẳng dại gì mà "dừng việc sản xuất năng lượng của Anh theo ý muốn của mình ", như ông Timothy Nick đã nói.
Nhưng nếu đến cuối của cuộc "đánh giá lại", Thủ tướng Theresa May quyết định là bà "không chắc chắn" về những ý đồ của Trung Quốc trong tương lai và muốn tái thương lượng, vậy điều gì sẽ xảy ra?
Thủ tướng Anh có thể đạt thỏa thuận để Trung Quốc đầu tư vào dự án Hinkley Point mà không bị ràng buộc phải có một nhà máy điện hạt nhân "do Trung Quốc thiết kế và xây dựng" không?
Vào lúc này, mọi thứ vẫn chưa rõ ràng. Nhưng câu trả lời có thể là "không", và nếu sau đó bà May quay lưng thì London đã có bước đi mạo hiểm khiến Trung Quốc giận dữ.
Bây giờ nó sẽ gây ra vấn đề rắc rối cho mục tiêu của chính phủ thủ tướng mới.
Bà May lên làm thủ tướng là do những người ủng hộ Brexit đã chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên ở lại Liên minh châu Âu (EU), và Anh đang muốn xem xét một cách kỹ càng mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng tài chính dưới thời bà May, ông Philip Hammond đã đến Bắc Kinh và nêu ra khả năng cho một thỏa thuận thương mại tự do.
Nếu Trung Quốc nổi giận về vụ trì hoãn dự án Hinkley Point, thỏa thuận thương mại tự do có thể bị đóng băng và tân chính phủ Anh phải đối diện làn sóng phản đối từ cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ hiện thực hóa "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ kinh tế với Bắc Kinh mà cựu Bộ trưởng George Osborne nêu ra.
theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN phản ứng về kêu gọi chiến tranh của TQ


Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới. Lê Hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trung Quốc 'sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm' 
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước kêu gọi của Thượng tướng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, đã khẳng định:

"Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

“Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới".

Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn được hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đưa tin trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vài tuần sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết hôm 12/7 rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.

Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo rằng Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức liên quan tới tin Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành xử lý hình sự với ngư dân đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền.


Được biết Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.

Tòa này nói phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8 đã nói việc đối xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông.

Nhấn mạnh phản đối của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xây dựng nghĩa trang ở quần đảo Hoàng Sa và Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về Biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nói:

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo."

BBC
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bảy quy luật thành công


1.  QUY LUT TIM NĂNG VÀ THUN KHIT
Bạn hãy
· Mỗi ngày dành ra 1 khoảng thời gian để IM LẶNG
· Mỗi ngày dành ra 1 khoảng thời gian để ngắm nhìn và tận hưởng thiên nhiên (đơn giản ngắm mặt trời, ngửi 1 mùi hoa…. )
· Thực hiện phương pháp “không phán xét bất cứ điều gì xảy ra”.

2. QUY LUT CHO – NHN
– Bất cứ nơi nào tôi đến, bất cứ người nào tôi gặp. tôi đều sẽ tặng họ 1 món quà (lời khen ngợi, nụ cười, lời cầu nguyện ….) và xem đó như sự luân chuyển niềm vui, sự giàu có và dư dả trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của những người khác.
– Hôm nay tôi sẽ rất biết ơn khi nhận được tất cả những gì cuộc sống cho tôi:  ánh mặt trời, tiếng chim hót … lời khen lời chúc và cả tiền bạc.
– Cam kết giữ cho sự giàu có luân chuyển trong cuộc sống của mình bằng cách cho đi và nhận lại những món quà quý giá nhất:  SỰ QUAN TÂM, CHĂM SÓC, THẤU HIỂU …và YÊU THƯƠNG  để cuộc sống của tôi và những người chung quanh luôn tràn ngập hạnh phúc, niềm vui và tiếng cười.

3.  QUY LUẬT NHÂN QU (NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QU)
· Luôn nhớ, mỗi hành động đều tạo ra sức mạnh quay lại (phản lực) giống như ban đầu phát ra … Gieo cây nào gặt quả ấy. Và khi chúng ta lựa chọn những hành động mang lại hạnh phúc và thành công cho người khác, trái ngọt của nghiệp quả sẽ là HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG.
· Cách tốt nhất để chuẩn bị cho tương lai chính là việc ý thức đầy đủ ngay từ hiện tại.
· Bất cứ lúc nào đưa ra 1 lựa chọn, tôi sẽ tự hỏi “Những hệ quả của lực chọn này là gì ? liệu nó có mang lại hạnh phúc cho tôi và cho những người chịu sự tác động nầy không ?”
4.  QUY LUẬT N LC TI THIU

· Thực hiện việc chấp nhận và chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của mình và về tất cả những vấn đề mà mình cho là khó khăn. Không đổ lỗi cho bất cứ ai hay bất cứ điều gì đối với hoàn cảnh của mình.
· Xem khó khăn là 1 cơ hội nguỵ trang để biến nó thành lợi ích to lớn hơn
· Sẽ từ bỏ nhu cầu bảo vệ quan điểm của mình. Cảm thấy không cần thiết phải thuyết phục hay làm cho người khác phải chấp nhận quan điểm của mình. Cởi mở với mọi quan điểm chứ không cứng nhắc thiên về 1 quan điểm cụ thể nào trong số đó.

5. QUY LUT MC ĐÍCH VÀ KHÁT VNG
· Liệt kê danh sách những khát vọng của mình
· Không cho phép những trở ngại làm hao mòn và phân tán sự chú tâm cao độ của tôi trong thời điểm hiện tại để thể hiện tương lai qua những mục đích và khát vọng sâu xa, tha thiết nhất.

6. QUY LUT BUÔNG B: BUÔNG B Đ ĐƯỢC T DO SÁNG TO
· Cho phép mình và những người xung quanh được tự do là chính họ, không cứng nhắc áp đặt ý kiến của mình rằng mọi thứ nên như thế nào.
· Trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, luôn tìm thấy sự hào hứng, bất ngờ và bí ẩn cho nên không ôm chặt quá khứ, không thấy tiếc nuối, tham đắm vì phải bỏ đi những gì đang có khiến mình luôn là tù nhân của những nhu cầu trần tục, tuyệt vọng ….

7. QUY LUT DARHMA * (MC ĐÍCH CUC ĐI)
 · Lập ra danh sách những tài năng đặc biệt của mình. Liệt kê những điều mình muốn làm để bộc lộ tài năng.
· Tạo ra sự giàu có cho bản thân để phục vụ mọi người .
 (TRẦN LÊ NGUYỄN)
Đăng trên Blog của  Alan Phan.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VTV vạch trần dã tâm thâm độc của Trung Quốc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh và “cô hồn, các đảng”


Hôm nay bước vào tháng bảy âm lịch, mở đầu tháng “cô hồn”. Theo phong tục dân gian, người Việt quan niệm, con người gồm 2 phần là hồn và xác, khi chết đi xác thân về với cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đày xuống địa ngục làm ma quỷ chờ cơ hội là trở về quấy nhiễu dương gian. Ngoài ý nghĩa trên, trong cuộc sống hàng ngày khi có những kẻ là người trần thế nhưng tham ô rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân chúng ta thường nghe người đời rủa sả họ là "cái lũ cô hồn các đảng" để ám chỉ những kẻ này như những linh hồn ma quỷ vất vưởng lang thang chưa siêu thoát còn lẫn khuất ở cõi trần gian đội lốt người phá phách cướp bóc miếng ăn đời sống của dân lành.

Trịnh Xuân Thanh và băng nhóm ma quỷ “cô hồn các đảng” 
trong Công ty Cổ Phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME).
Từ điển tích ấy chúng ta thử nghiệm suy về trường hợp này: Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn có phải là “cô hồn, các đảng sống” hay không? Bởi tất cả bọn này đều là “đảng viên” vì vậy gọi cả bọn là: “cô hồn các đảng”… không sai chút nào.

Ngày 2- 2- 2016 TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết thúc phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (viết tắt là Công ty PVC-ME).

Từ năm 2012, các cơ quan chức năng và bản thân Tập đoàn dầu khí VN đã phát hiện Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) buông lỏng quản lý ở một số đơn vị thành viên gây thua lỗ và tham nhũng. Trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm đó đã được chỉ ra rất rõ, thế nhưng ông này vẫn thoát tội để leo lên những vị trí cao hơn.

Trịnh Xuân Thanh và 3.300 tỷ “bốc hơi”

Một trong những đơn vị điển hình cho tình trạng này là Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME). Năm 2009, sau khi đã yên vị ở chức vụ Chủ tịch HĐQT PVC, ông Trịnh Xuân Thanh và các thành viên HĐQT lúc đó đã chủ trương thành lập PVC-ME với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. Ngành nghề chính của công ty này là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Trong giai đoạn 2009 - 2012, PVC-ME đã ký được hàng chục hợp đồng kinh tế trị giá lên tới 2.700 tỉ đồng, trong đó có những dự án lớn như nhiên liệu sinh học ethanol ở Phú Thọ, xơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng, Tổng kho dầu khí Đà Nẵng... Điều đáng chú ý, hầu hết các hợp đồng quy mô hàng trăm tỉ đồng này đều liên quan đến ngành dầu khí, thay vì đấu thầu công khai thì PVC độc quyền thao túng nhận về rồi chỉ định cho PVC-ME thi công.

Do năng lực yếu kém nên PVC-ME chỉ nhận công trình sau đó đi thuê nhà thầu phụ thi công, còn mình đứng giữa ăn phần trăm nên đã xảy ra hàng loạt tham nhũng bê bối. Trong đó có những dự án phải tạm dừng thi công vì chậm tiến độ, thất thoát, thậm chí là thua lỗ rất lớn, nhiều báo cáo của cơ quan chức năng cho biết đến giữa năm 2012, PVC-ME bị thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng.

“Chi mừng sinh nhật bố Trịnh Xuân Thanh” hơn nửa tỉ đồng


Trong các khoản chi từ “quỹ đen” PVC-ME có không ít những khoản chi vô lý đến mức khó tin. Cụ thể, ngày 7.7.2011, bộ phận văn phòng đã rút 350 triệu đồng để mua... bộ đồ đánh golf cho “sếp”. Chỉ trong ngày 15.8.2011, Nguyễn Tuấn Sơn đã 4 lần rút tiền từ quỹ với tổng cộng hơn 750 triệu đồng. Khoản tiền này sau đó được giải trình là đã sử dụng gần 550 triệu đồng để chi cho việc “mừng sinh nhật bố sếp Trịnh Xuân Thanh ở tổng công ty”!?.

Chia nhau ăn no đủ- Biết những sai phạm tại PVC-ME sẽ bị phát hiện, toàn bộ ban lãnh đạo tìm cách “chuồn” - ông Vũ Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, đã bất ngờ vội vã rời chức vụ để chuyển lên làm Chủ tịch Công đoàn của PVC.

Trung tuần tháng 7.2012, (ngày 31.7.2012), Giám đốc Trịnh Văn Thảo bất ngờ xuất cảnh “trốn” đi Mỹ và không trở về. Chuyến đi này sau đó được báo cáo là ông Thảo đã đi mà không xin phép Tập đoàn dầu khí VN và PVC.

Đầu năm 2013 - Đến phiên CT/HĐQT Trịnh Xuân Thanh chạy chọt “Chém Vè” về làm Phó chánh VP/Bộ Công Thương.

Ngày 12.9.2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan, trong đó có 13 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ của PVC-ME về các tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng lạ lùng không hiểu sao Trịnh Xuân Thanh lại “vô can” còn được về Bộ lên chức??

Trong khi câu chuyện về trách nhiệm thua lỗ thất thoát 3.300 tỷ tại PVC-ME còn đang dở dang thì Trịnh Xuân Thanh bất ngờ được cơ cấu về làm PCT/UBND Tỉnh Hậu Giang…


Cựu giám đốc PVC-ME Trịnh Văn Thảo “cánh tay mặt của Trịnh Xuân Thanh”
(người rút tiền trong quỹ đen nhiều nhất) trước khi trốn ra nước ngoài bị Bộ CA truy nã quốc tế.


Chiếc Lexus hạng sang trị giá 5 tỷ này Trịnh Xuân Thanh biện minh với báo chí rằng mượn của một người bạn và người bạn “tốt” này đồng ý theo xe từ Hà Nội vào Hậu Giang làm tài xế lương 3 triệu/tháng để đưa đón mình!? (2)

Hỡi “cô hồn các đảng” Trịnh Xuân Thanh ơi - Cả nước có hơn 20.000 em bé bị khuyết tật tim bẩm sinh đang lây lất thoi thóp chờ lòng tốt thiện nguyện từ bốn phương để có kinh phí giải phẩu cứu mạng sống – Trung bình 30 triệu đồng/ca




Tham nhũng đục khoét “ăn cắp” mồ hôi nước mắt nhân dân: 550 triệu để mừng “sinh nhật bố mình” - Cũng có nghĩa tướt mất cơ hội sống còn của 18 em bé chờ tiền tài trợ mổ tim (30-tr/em) - Trịnh Xuân Thanh ơi…! Gọi là “cô hồn các đảng sống” được chưa??.

Thăng Lon

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lấy nét:


Chuyên gia: “Việt Nam sẽ rất bất bình nếu Nga quá thiên về Trung Quốc“

Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ rất bất bình. Hiện thời đã có dư luận chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh và nới lỏng quan hệ với Nga, chuyên gia Shannon Tiezzi thuộc The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.
An Công - 
Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa ĐôngHải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông
Theo VOA, thông báo mới đây của Trung Quốc về việc tổ chức tập trận với Nga ở Biển Đông đã gây thắc mắc. Câu hỏi là cuộc diễn tập cụ sẽ diễn ra ở đâu trong khu vực rất nhạy cảm này? Bà Tiezzi, biên tập viên The Diplomat đã vạch rõ: «Địa điểm cụ thể của cuộc tập trận sẽ rất quan trọng để đánh giá ý nghĩa cuộc thao diễn».
Khi thông tin về cuộc tập trận hôm 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng. Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga-Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đó sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các thực thể mà họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến các đường băng. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Mỹ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.
Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không? Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là «Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông».
Hồi tháng 4/2016, Trung Quốc đã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi ông chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Mỹ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Tiezzi, nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong vấn đè Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Bà Tiezzi nhận định: «Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất bình». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.
Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.
Theo chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam vì «Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng: "Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói: "Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát».
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Anh: Việt Nam diễn tập đổ bộ tái chiếm đảo

VietTimes -- Lực lượng hải quân đánh bộ thuộc hải quân Việt Nam vừa tiến hành tập trận thực hiện khoa mục tái chiếm đảo, cuộc tập trận dường như để nhấn mạnh quan ngại của Việt Nam về thực trạng ngày càng phức tạp trên khu vực Biển Đông, IHS Jane’s đưa tin.
Bao Anh: Viet Nam dien tap do bo tai chiem dao - Anh 1
Hải quân đánh bộ Việt Nam luyện tập
Theo IHS, cảnh quay cuộc diễn tập được phát sóng vào ngày 25/7 trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN). Cuộc diễn tập bao gồm ít nhất 2 trong 3 tàu chở xe tăng lớp Polnochny (Dự án 771) và triển khai một số xe bọc thép lội nước hạng nhẹ PT-76.
Theo sau là lực lượng hải quân đánh bộ trên những chiến thuyền nhỏ và một số xe bọc thép BTR-60PB nặng 10 tấn được dàn trận trên các bãi biển. Cuộc tập trận có vẻ như không bao gồm hỏa lực hải quân hay yểm trợ trên không.
Theo một số nguồn tin, cuộc diễn tập được triển khai theo kế hoạch của Bộ tổng tham mưu và Quân chủng hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đã thực hành cuộc diễn tập mang mật danh VTH-16 với nhiều nội dung diễn tập quan trọng gồm: hành quân vượt sông, hành quân dài ngày trên biển, đánh địch đổ bộ đường không.
Đặc biệt vào những ngày cuối của cuộc diễn tập, Lữ đoàn 147 đã hiệp đồng chặt chẽ với biên đội tàu chiến của Lữ đoàn 125 và Lữ đoàn 170 thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo có bắn đạn thật.
Bao Anh: Viet Nam dien tap do bo tai chiem dao - Anh 2
Chiến sĩ lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam
Bao Anh: Viet Nam dien tap do bo tai chiem dao - Anh 3
Lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam ra quân huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
Bao Anh: Viet Nam dien tap do bo tai chiem dao - Anh 4
Xe bọc thép của hải quân đánh bộ
Bao Anh: Viet Nam dien tap do bo tai chiem dao - Anh 5
Các chiến sĩ hải quân đánh bộ xung phong trong cuộc diễn tập
Trong khi ngày tập trận thực tế không được tiết lộ, các nhà phân tích của IHS Jane’s suy đoán động thái trên có thể diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vào ngày 12/7 bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược, phi pháp ở Biển Đông.
Tòa Trọng Tài The Hague đã phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử trong phần lớn vùng biển tranh chấp là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện trọng tài của Philippines, với lí lẽ rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.
IHS Janes’s đánh giá, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” với tài nguyên trong khu vực. Trung Quốc cũng đã ráo riết xây dựng bồi lấp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp, và triển khai một số đường băng cũng như các thiết bị quân sự trên một số đảo nhân tạo nói trên. Điều này đã khiến gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Viettimes.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Canhsat4sao: TOÀN CẢNH CA SỸ THU PHƯƠNG

Canhsat4sao: TOÀN CẢNH CA SỸ THU PHƯƠNG: Thu Phương ở Việt nam 2016 Thu Phương , tên khai sinh  Nguyễn Thị Thu Phương  (sinh ngày  9 tháng 10  năm  1972  tại  Hải Phòng ), l... Phần nhận xét hiển thị trên trang