Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC



FRIEDRICH NIETZSCHE
(1844-1900)

DER WILLE ZUR MACHT

CHÍ HÙNG-VĨ
()

TẬP MỘT
1-134

Bản Việt-ngữ của
NGUYỄN QUỲNH
Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

THAY LỜI TỰA

Năm 1958, khi còn là học-sinh trung-học tôi được đọc ít bài jới thiệu rất thô-sơ và thiếu sót về triết-học của Nietzsche đăng trên tạp-chí Sáng-tạo và cuốnSứ-Mệnh Văn-nghệ của Nguyễn Nam-châu. Vì những tác-jả viết bài trên không fải là những nhà khảo cứu chuyên-môn, nên tôi fải tự tìm đọc những tác-fẩm của Nietzsche, kể từ 1961 tới 1966, khời đầu với những cuốn Thus Spake Zarathustra, Volonté de Puissance, Twilight of the Idols và Beyond Good and Evil. Hai cuốn đầu ảnh-hưởng tới bài viết của tôi,” Đưa vào Í-niệm Không-mầu” (Introduction au sense de la Non-couleur), 1965. Chỉ có Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl, Fó Jám-đốc viện Goethe ở Sàigòn đọc và nhận ra là tôi đã học đòi Nietzsche và Lão-tử.
 
Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) tức Der Wille zur Macht được tôi zịch sang Việt-ngữ lần đầu, năm 1972, nhưng mới được một chương thì bỏ. Năm 2005, tôi trình bày sơ qua tư-tưởng trong Der Wille zur Macht tại Viện Triết-học Hà Nội. Năm 2008, Quantic Universe xuất-bản tập I bản Việt-ngữ của tôi tại Hoa-kì, zưới nhan đề, Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực).
 
Vì tầm quan-trọng của của Der Wille zur Macht đối với tôi trong tuổi trẻ, nên tôi zịch sang Việt-ngữ để tri ân, đồng thời xin gửi tới độc-jả của Tiền-vệ, với ước mong rằng tác-fẩm độc-đáo này júp cho các học-jả và sinh-viên ban Triết thấy được tư-tưởng của Nietzsche. Muốn hiểu tư-tưởng trong Chí Hùng-vĩ, người đọc fải có căn-bản vững vàng về lịch-sử, xã-hội, chính-trị, văn-hóa và ngệ-thuật Âu-châu trong ba thế-kỉ 17, 18 và 19. Ảnh hưởng của tư-tưởng Nietzsche vô cùng lớn lao đối với Triết-học Tây-fương trong suốt thế-kỉ hai mươi. Hạn-từ “nôn-mửa” lần đầu xuất-hiện trong Chí Hùng-vĩ
 
Trong bản Việt-ngữ này, những chữ in ngiêng zựa vào nguyên-tác của Nietzsche, còn những chữ đặt trong móc vuông [...] là chữ của tôi thêm vào để làm sáng tỏ tư-tưởng Nietzsche trong tiếng Việt. Der Wille zur Macht được Heidegger coi là một sáng-tạo nghệ-thuật, và ông đã viết một bộ gồm bốn cuốn để ca ngợi Chí Hùng-vĩ của Nietzsche.
 
Nguyễn Quỳnh, EPC College, Feb. 2009.

__________

MỞ

(Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

1
Bàn tới những jì gọi là vĩ-đại ta fải có hai thái-độ: hoặc là iên-lặng, hoặc là bàn về tất cả tính vĩ-đại của chúng. Ngĩa là bàn tới cái vĩ-đại một cách hồn-nhiên không nể nang jì cả.

2
Điều tôi muốn nói liên-quan tới hai thế-kỉ sắp tới. Tôi bàn về cái jì sẽ đến, và điều tất-nhiên không thể nào khác hơn. Cái sẽ đến đó chính là Chủ-ngĩa Hư-vô. Sự-kiện ấy liên-quan tới lúc này, vì nó xảy ra ngay tại đây. Thế thì tương-lai đã lên tiếng bằng cả trăm kí-hiệu, i như là định-mệnh lên tiếng khắp mọi nơi. Chúng ta fải lắng nge tiếng nhạc của tương-lai. Đôi khi, toàn thể văn-hóa Âu-châu của chúng ta đang đi vào đại-nạn, ngột-ngạt không sao chịu nổi, chồng chất từ thập-niên này tới thập-niên khác. Sự ngột-ngạt bồn chồn, hừng hực và ồ ạt như một jòng sông muốn chảy tới cùng, không có thì jờ suy-ngĩ, và cũng chẳng zám suy-ngĩ.

3
Điếu tôi nói ở đây chưa phải là thực-hành mà chẳng qua mới chỉ là suy-ngĩ. [Tức là suy-tư] theo kiểu một triết-ja và [suy-tư] trong cô-tịch theo bản-năng, cho nên, tôi có cái lợi [không những] chỉ né sang một bên mà còn đứng ở bên ngoài, kiên nhẫn và thong zong đứng về fía sau. Trong khi ấy, [người] có tinh-thần zám fiêu-lưu và zám thử-ngiệm không còn nữa khi họ đã bước vào mê-cung của tương-lai. Trong khi ấy, có người có khả-năng tiên-tri quay nhìn trở lại để hình zung cái jì sắp xảy ra. Tuy nhiên, một khi con người theo chủ-ngĩa Hư-vô đúng ngĩa nhất ở Âu-châu và đã sống chết với nó [toàn bộ tư-tưởng] thì người ấy thoát khỏi Hư-vô.

4
Ta không nên hiểu lầm hai chữ Hư-vô muốn nói ở tương-lai, vì Chí Hùng-vĩ (Í-chí Vươn tới Quyền-lực) là nỗ-lực xét lại toàn bộ já-trị. Í-niệm này chỉ có ngĩa nếu nó có khuynh-hướng chống lại fong-trào Hư-vô, trên cơ-sở lí-thuyết và hành-động. Một fong-trào nào đó ở tương-lai sẽ thay thế chủ-ngĩa Hư-vô zữ-zội này. Nhưng đây chỉ là jả-thiết. Xét về mặt luận-lí và tâm-lí, thì chắc chắn fong-trào Hư-vô có thể chỉ xảy ra sau nó và chính từ nó mà thôi. Thế thì, chủ-ngĩa Hư-vô đến để làm jì? Chủ-ngĩa ấy đến chỉ vì những já-trị của chúng ta có cho tới lúc này đã hết rồi. Chủ-ngĩa Hư-vô cho ta một sự cáo-chung hợp lí nhất về những já-trị và lí-tưởng của chúng ta. Cho nên, chúng ta fải biết rõ chủ-ngĩa Hư-vô trước khi chúng ta thấy rõ những cái gọi là já-trị đúng sai. Đôi khi, chúng ta cũng cần những já-trị mới.


TẬP MỘT

CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ Ở ÂU-CHÂU

1 (1885 – 1886)
FÁC-HỌA ZÀN-BÀI

1. Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng. Cơn khủng-hoảng ấy luôn luôn cho fép ta suy ziễn ra nhiều thứ. Đúng ra, chúng ta chỉ có một cách jải-thích mà thôi: Chủ-ngĩa Hư-vô bắt nguồn từ tinh-thần Thiên-chúa Jáo.

2. Ngày tàn của Thiên-chúa Jáo zo chính luân-lí (morality) của Thiên-chúa Jáo gây ra. Không có luân-lí nào thay thế cho nó hết [tức là nó chết bởi vì chính nó]. Luân-lí của Thiên-chúa Jáo fản-bội Thượng-đế của chính nó. Chúng ta fát mửa ra vì cái sai lầm và zối-trá trong cách jải-thích thế-jan và lịch-sử của Thiên-chúa Jáo. Khởi đầu đạo ấy nói: “Thượng-đế là chân-lí”, để rồi, đạo ấy nhảm nhí nói: “Tất cả đều sai.”

3. Chủ-ngĩa Hồ-ngi coi luân-lí [morality chứ không fải ethics] là iếu-tố quyết-định. Chấm zứt lối jải-thích luân-lí ở thế-jan đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô, vì lối jải-thích này không còn khả-năng sau khi nó đã đi quá xa để đưa chúng ta vào chủ-ngĩa Hư-vô. Câu nói, “cái jì cũng thiếu í-ngĩa” có ngĩa là ta không đủ khả-năng jải-thích được thế-jan, sau khi đã tốn quá nhiều hơi sức để hiểu lẽ hồ-ngi, và để biết rằng mọi ziễn-jải về thế-jan đều sai bét. Đạo Fật thì chỉ khoái Tính Không. Đạo Fật của người Ấn không fải là kết-tinh cao-đẳng của sự fát-triển luân-lí. Bởi vậy, tính Hư-vô của Fật-jáo chưa jải quyết được những vấn-đề thuộc fạm-vi luân-lí, ví zụ: sinh là khổ. Sinh ra là một lỗi lầm. Zo đó, Fật-jáo cho rằng lỗi lầm này là bể khổ. Có fải đây là cách định já-trị theo luân-lí? Nỗ-lực của Triết-học là hạ bệ “Ông Thần hay Thượng-đế mang zanh luân-lí” (như thuyết vô-thần của Hegel). Nói khác đi là hạ bệ mọi lí-tưởng như đại-hiền, thánh-nhân, và thi-nhân. Bởi vì những thứ lí-tưởng này ngịch với “chân-thực”, “đẹp”, và “tốt” [tính thiện].

4. Tuy nhiên, chống lại “vô ngĩa” là một chuyện, còn chống lại những fán-đoán về já-trị luân-lí lại là một chuyện khác. Tôi muốn hỏi thế này, “Cho tới bây jờ Triết-học và Khoa-học đã bị những fán-đoán của luân-lí ảnh-hưởng tới mực nào?” Hỏi như thế có fải vì chúng ta có ác-cảm với Khoa-học hay không? Có fải vì thế mà chúng ta chống đối Khoa-học không? [Ví-zụ] fê-bình thuyết của Spinoza. Những lối fán xét vô já-trị của Ki-tô Jáo ở khắp mọi nơi, trong mọi hệ-thống khoa-học và xã-hội. Chúng ta vẫn chưa có một fương-fáp fê-bình luân-lí Ki-tô Jáo.

5. Những kết-quả có tính hư-vô của ngành Khoa-học khảo-sát những hiện-tượng tự-nhiên[1] trong thời hiện-đại, cùng với những nỗ-lực vượt thoát. Khả-năng ngiên-cứu của ngành khoa-học này tự nó suy thoái, mâu-thuẫn, và fản khoa-học. Kể từ Copernicus con người tiếp tục ra khỏi trọng tâm để đi về điểm x, tức là điểm mờ tối xa xôi.[2]

6. Những hậu-quả mang mầu sắc hư-vô nằm trong những suy-tư về chính-trị và kinh-tế. Nhưng trong hai lĩnh-vực này mọi nguyên-lí zựa trên lịch-sử rõ ràng, nên rất tầm-thường, vô-fúc và xảo-trá. Ví-zụ, chủ-ngĩa quốc-ja, chủ-trương vô chính fủ, và cách trừng-fạt. Còn sự fục-hồi tự-zo cho jai-cấp và con người chẳng thấy bàn tới bao jờ.

7. [Ta chỉ thấy] những hậu-quả mang tính sử có mầu sắc hư-vô và những kết-quả của “những sử-ja có khuynh-hướng thực-tế và lãng-mạn”. Trong khi ấy, ngệ-thuật trong thế-jới mới thiếu tinh-thần độc-đáo. Sự băng hoại của ngệ-thuật đã đi vào u-tối, [cho nên] vị-trí vô-địch của Goethe quá rõ ràng.

8. Ngệ-thuật [suy thoái] và bước tới của chủ-ngĩa Hư-vô chính cũng là chủ-ngĩa Lãng-mạn thấy ngay trong đọan cuối vở kịch Nibellungen của Wagner.


I. CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ

2 (Xuân–Thu 1887) [3]
Chủ-ngĩa Hư-vô là jì? Chủ-ngĩa Hư-vô xuất-hiện khi những já-trị cao nhất tự chúng fá-sản, và không còn mục-đích. Tại sao? Không có câu trả lời.

3 (Xuân–Thu 1887) [4]
Chủ-ngĩa Hư-vô táo bạo tin vào cái mong-manh tuyệt-đối của đời sống khi chủ-ngĩa ấy tiến tới những já-trị cao nhất. Đồng thời ta cũng nhận ra là ta thiếu quyền tối-thiểu để đặt jả-thiết cho một cái jì xa hơn, hay jả-thiết rằng trong chính cái jì ấy có những sự-kiện có thể là “linh-thiêng”, hoặc trong chính cái jì ấy có một thứ luân-lí tái-sinh.
Vì í-thức này là kết-quả của sự vun-trồng “chân-tính”, nên nó chính là đức-tin vào luân-lí.

[Còn tiếp]

 
_________________________
[1]Natural Science hay Khoa-học Tự-nhiên, theo Nietzsche, và ngay cả theo một số học-jả, là một cụm-từ vô-ngĩa vì không thể có “môn-học tự-nhiên”. Fải viết là Khoa-học ngiên-cứu những hiện-tượng có tính tự-nhiên.
[2]Nguyên-nhân sinh ra những vấn-đề Luân-lí (Genealogy of Morals). Tham-luận thứ 3, đoạn 25.
[3]Theo Erich Podach, thì những gi-chú số 2, 13, 22 và 23 gom lại thành một trong sổ gi-chép của Nietzsche, chứ không trình-bày theo thứ-tự. Gi-chú ấy bắt đầu như sau:
“Chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng bình-thường và chẳng có mục-đích jì cả. Tại sao? Không sao tìm ra câu trả lời. Thế thì Hư-vô Chủ-ngĩa có ngĩa jì? Nó chỉ có ngĩa khi những já-trị cao nhất tự fá-sản.”
Chủ-ngĩa ấy có tính mơ-hồ:
Chủ-ngĩa Hư-vô là zấu-hiệu của quyền-lực. Khi quyền-lực tăng mãi lên nó trở thành Chủ-ngĩa Hư-vô có tính bạo-động, cho nên
Chủ-ngĩa Hư-vô có thề là một zấu-hiệu của quyền-lực...
 
(Xin đọc Ein Blick in Notizbüche (Xem qua Tạp-gi của Nietzsche) Heidelberg, Wolfang Rothe, 1963, trang 205 f. Sách của Schechta trình bày gi-chú này làm bốn fần, theo thứ-tự i như những bản được coi là tiêu-chuẩn: 2, 13, 22, và 23. Để thấy rõ í của Podach và Schechta xin đọc bài của Kaufmann, “Nietzsche in the Light of his Suppressed Manuscript” trong Journal of the History of Philosophy, October 1964 (II. 2). Trang 205-225.
 
[4]Trong bản-thảo của Nietzsche gi-chú này viết là “Thiết-lập fương-án” (Zum Plane). Xin xem Werke, ấn-bản Grossoktav, XXI (1911), t. 497. Những tư-liệu trong sách này gi theo năm “1911”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngắn và đủ..

1.
 
Vì bạn không phải là một luật sư
nên bạn chỉ biết hát những bài hát buồn
và làm bài thơ thất tình
 
bạn không biết câu chuyện một cậu bé
vì rửa bát bẩn bị đánh chết
bạn không nên nói họ đừng làm điều đó
đó là công việc của họ
 
vì bạn không phải là một luật sư
nên chiếc xe bạn đi không làm tung bụi
vào mắt người đi đường
 
các luật sư muốn nghe một điều gì đó về cậu bé
và có lẽ
sẽ nghe thêm mọi thứ
điều đó đôi khi
đôi khi điều đó
chiếc xe các luật sư đi có thể làm bay bụi
như linh hồn cậu bé
vẫn bay vào mắt họ
 
điều đó đôi khi
đôi khi điều đó
vì bạn không phải là một luật sư
bạn không thể làm điều đó
 
đôi khi
bạn không đủ thông minh
đôi khi
bạn không đủ hài hước
để mua vé xem các vai hề của công lý
 
bạn cũng biết đôi khi
có người không muốn sống
bằng cách vào đồn công an tuyệt thực hay tự tử
như bạn đôi khi
cũng buồn
 
vì bạn không phải là một luật sư
nên bạn chỉ biết hát những bài hát buồn
và làm bài thơ thất tình
 
số phận đã trao cho bạn
một hạt bụi không ai mong đợi
hạt bụi không biết bay vào mắt mọi người
 
nhưng bạn không còn cách nào khác
vì bạn không phải là một luật sư
bạn chỉ như
cậu bé...
 
 
2.
 
Khi một luật sư
mà không thể mang lại công lý
cho chính bạn
 
bạn chỉ là
một hạt bụi
nghỉ hưu...
 
 
3.
 
Có quá nhiều ánh mắt làm thẩm phán
bạn chỉ còn hạt bụi luật sư
 
 
4.
 
Bạn là một luật sư
bạn biết lời xin lỗi của công lý thường nằm rất sâu trong cổ họng
nên bạn cố gắng kéo nó ra
như chiếc khăn có nhiều màu
của trò ảo thuật
trên sân khấu đầy bụi
 
nhưng vì chiếc khăn không phải là đạo cụ của bạn
nên bạn chỉ có thể kéo ra giấc mơ
về cái lưỡi bị chảy máu
 
nếu bạn không phải là luật sư
bạn sẽ khởi kiện hạt bụi
hy vọng nó nói lời xin lỗi...
 
nếu bạn là luật sư
bạn không cần khởi kiện hạt bụi
bạn phải chiến đấu với những trò gian dối
trên quê hương...
 
 
5.
 
Hạt bụi
và bị đánh túi bụi
các luật sư gieo vần
hay hơn các nhà thơ...
 
 
6.
 
Vì bạn là luật sư
nên ngay cả khi phiên tòa kết thúc
các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục
bằng sự công bằng
của luật Facebook
 
 
7.
 
Pháp luật
có nghĩa là các nhà làm luật
không nghĩ mình ở trên pháp luật
 
sự thật, toàn bộ sự thật và
sự thật
 
nhưng luật pháp lại dựa vào sự thật của riêng nó
 
sự thật, toàn bộ sự thật và
sự thật
sự thật dựa vào chính cuộc đời
mà cuộc đời lại đầy ảo ảnh
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng để những người khác phải đau khổ!


KT Biển
KS Doãn Mạnh Dũng

Khi thực hiện đại hội Đảng cộng sản, dù cấp nào những người cộng sản đều đứng nghiêm hát bài Quốc tế ca. Đó là bài hát với lời và nhạc tràn đầy xúc cảm như sóng dậy, triều dâng. Chính bài hát này đã làm nên Xô Việt Nghệ Tĩnh.
“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn, sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình. Đấu tranh này là trận cuối cùng kết đoàn lại để ngày mai L’Internationale sẽ là xã hội tương lai. Đấu tranh này là trận cuối cùng kết đoàn lại để ngày mai L’Internationle sẽ là xã hội tương lai.”
Đây là bài thơ của Eugène Pottier (1816–1887) sáng tác năm 1870 góp phần hình thành phong trào Công xã Paris ngày 18/3/1871. Bài thơ được Pierre Degeyter (1848–1932) phổ nhạc năm 1888.
Bài Quốc tế ca thấm đậm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do Marx (1818-1883) và Ănggen công bố năm 1848, khi đó Marx mới 30 tuổi.
Lời đầu tiên trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Phần I viết:
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong thời kỳ tiền tư bản. Khi đó thành quả lao động dựa vào hai yếu tố cơ bản là cường độ cơ bắp và thời gian lao động trong ngày.
Theo giáo trình “Lịch sử các học thuyết kinh tế” NXBGD – 1999 viết:
“Công lao to lớn của Marx là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, đây là hòn đá tảng của chủ nghĩa Marx. Marx là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến”. (Trang 120)
Theo Marx, công thức giá trị hàng hóa gồm có: 
G = c+ v + m (Trang 48)
Trong đó:
G: Là Giá trị sản phẩm
c: Chi phi máy móc và vật tư là cố định
v: Lao động trả cho người công nhân.
m: Giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm được
Với công thức trên, vì Marx cho “c” là cố định, nên Marx tin rằng nhà tư bản giàu có là nhờ bóc lột người công nhân nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân là mâu thuẩn đối kháng và giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Nhận thức của Marx hình thành từ các cảm xúc trực tiếp khi quan sát các đại công trường thời Tiền tư bản.
Tiếp nhận tư duy trên, Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) đã đưa ra khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rể”, sau đó là Cải cách ruộng đất 1954 và Cải tạo công thương 1975.
Phải chăng “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”?
Con người là sinh vật có trí tuệ. Trong quá trình khai thác thiên nhiên để tồn tại, nhờ có trí tuệ con người hiểu rằng muốn tồn tại, con người phải gắn kết trong cộng đồng xã hội. Do đó lịch sử tiến hóa của loài người gồm lịch sử chinh phục thiên nhiên và lịch sử gắn kết con người với nhau. Bản năng tìm kiếm sự sinh tồn là bản năng chính của con người. Bản năng đó không chỉ ở việc tìm kiếm, tích lũy vật chất hay duy trì nòi giống để tồn tại mà còn ở sự mong muốn bất tử của con người.
Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải sử dụng Lao động giản đơn và Lao đông trí tuệ để tác động lên tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra thực phẩm, nhà ở, áo quần, thuốc men, phương tiện giao thông…
Trong Công thức giá trị hàng hóa của Marx, ta thấy “c” là một biến vì trong “c” không chỉ có Lao động giản đơn mà còn có Lao động trí tuệ và Tài nguyên thiên nhiên. Theo sự tiến hóa của loài người, Lao động trí tuệ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong giá trị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
Ví dụ, trong chiếc máy hơi nước có tài nguyên thiên nhiên là quặng sắt và than, có tài nguyên trí tuệ là kỹ thuật luyện sắt thép và sự phát minh ra máy hơi nước. Hai vị trí khác trên trái đất có tài nguyên thiên nhiên khác nhau, hai con người khác nhau có năng lực trí tuệ khác nhau. Vì tài nguyên trí tuệ mang tỷ lệ ngày càng lớn trong sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân không phải là mâu thuẩn đối kháng, miển rằng nhà tư bản phải tăng cường sử dụng công nghệ mới. Để duy trì lợi ích của mình, nhà tư bản buộc phải chăm lo cuộc sống và nâng cao tay nghề của người công nhân. Vì vậy không thể có chuyện giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta hôm nay đang chứng kiến những tỷ phú như Bill Gate, Zuckerberg… có siêu lợi nhuận nhờ Lao động trí tuệ và làm từ thiện. Những hình ảnh đó là ngoài sự tưởng tượng của thời Marx.
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử xa dần con vật, loài người có xu hướng ngày càng yêu quý nhau hơn, khoan dung hơn và gắn bó với nhau trong xã hội không chỉ bằng pháp luật mà cả bằng đạo đức và lương tâm của một con người văn minh.
Với Marx, hạnh phúc là đấu tranh. Sau khi “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” thì sẽ làm gì để xã hội phát triển ổn định và bền vững. Xã hội Việt Nam hôm nay ai là nô lệ phải vùng lên? 
Trước khi Marx được sinh ra đời, nhà triết học Đức Immanuel Kant (1724-1804) lại đưa ra quan điểm: “Ta hãy tìm hạnh phúc cho kẻ khác, nhưng cho chính ta, thì hãy tìm sự hòan thiện, dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau khổ”.
Rõ ràng tư duy của Immanuel Kant cao thượng hơn, giúp xã hội loài người gắn bó nhau hơn, giúp con người ngày càng hòan thiện hơn về trí tuệ để chinh phục thiên nhiên.
Trong tự nhiên, chiếc kim của La bàn từ luôn chỉ về hướng Bắc. Nhưng khi gần đến cực Bắc thì kim la bàn chỉ hổn lọan. Chiếc máy bay của hảng First Air của Canada đã gặp tại nạn gần Bắc cực cách đây vài năm vì phi công quên không điều chỉnh lại kim la bàn khi hạ cánh tự động.
Phải chăng trong quy luật xã hội cũng vậy? Quá trình tiến hóa đến đích hạnh phúc của con người lại cần sự điều chỉnh với những nhận thức mới của loài người.
Vì bản tính mong muốn bất tử của con người, nên loài người khi yêu nhau vẩn cần sự tỉnh táo để nhận ra những kẻ như Herostratos – kẻ đốt đền – để được bất tử. Mọi chủ thuyết, mọi khuynh hướng của xã hội chỉ thật sự có ý nghĩa với loài người khi biết quý trọng tính mạng và nhân phẩm của con người, biết giúp người dân sống hạnh phúc hơn, văn minh hơn bằng một xã hội tự do trong trật tự.
Ngược lại, những giải pháp áp đặt với con người vì lợi ích của một nhóm người chỉ là sự gieo gió để tự gặt những cơn bão trong tương lai.
Xin phép lấy lời chị Mai Sinh làm lời kết. Chị Mai Sinh người Hải Dương, lớn lên trên đất Hà Nội là bạn học với tôi cùng lớp 10 H – trường Phổ thông III B , Hà Nội niên khóa 1964-1965. Khi biết tôi đang nghiên cứu các dự án cảng biển nên nhắc tôi khi họp lớp:
– Bạn cần hết sức cân nhắc các dự án của bạn, đừng để những người khác phải đau khổ vì sai lầm của chính mình!
Tôi thật hạnh phúc vì có những người bạn tốt như chị Mai Sinh. Văn hóa Hà Nội xưa đã dạy tôi những điều tuyệt vời mà thế hệ con hay cháu tôi khó mà có được. Cám ơn các thầy cô và các bạn học của tôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vực thẳm tài chính chờ đón kinh tế Trung Quốc trong năm 2016


Phạm Duy Hiển


NHÀN ĐÀM 


…khi nhu cầu tài chính của Trung Quốc trong năm 2016 được dự báo là cao nhất trong hàng chục năm qua, thì hẳn cái bao dự trữ ngoại tệ này sẽ bị bào mòn đáng kể…


Năm 2015 là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất. Tuy nhiên, đây có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.

Thời điểm giữa tháng 11.2015 vừa qua là thời điểm đánh dấu tròn ba năm cầm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào giữa tháng 11.2012.

Nó đồng thời cũng đánh dấu cho sự kết thúc cho năm 2015, năm cuối cùng trong kế hoạch kinh tế 5 năm của Trung Quốc (2011-2015). Nhưng, thời điểm mà nhiều quan chức Trung Quốc gọi là "song hỷ lâm môn" đó lại không hề đáng để vui mừng chút nào.

Năm 2015 có lẽ là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, và có lẽ đây cũng sẽ là năm kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng chậm nhất, dự kiến chưa đến 7%. Tuy nhiên, năm 2015 có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.

Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ thế giới phải thừa nhận rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này kể từ sau Đặng Tiểu Bình. Nhưng nếu hỏi rằng ông Tập có phải là một người may mắn hay không, thì câu trả lời là : chưa chắc. Ông Tập lên nắm quyền đúng vào thời điểm không mấy dễ chịu. Xét trên khía cạnh kinh tế, đó là thời điểm Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại sau khoảng ba mươi năm phát triển với tốc độ rất cao, và đang có nhu cầu thúc bách là cần đổi mới mô hình tăng trưởng vốn là một việc cực kỳ khó khăn.

So về may mắn, thì người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào may mắn hơn nhiều, khi thời gian ông này cầm quyền là khoảng thời gian tươi đẹp cuối cùng của nền kinh tế trước khi tăng trưởng chậm lại. Chính vì thế, những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc cứ dần dần tích tụ lại, để rồi bùng nổ vào đúng thời gian ông Tập nắm quyền. Chúng ta có thể điểm qua những thách thức chủ đạo với kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 để thấy rõ điều đó.

Thứ nhất là những bất ổn tiền tệ. Đồng USD tăng giá sau khi cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất hồi giữa tháng 12.2015 được xem là cú sốc lớn nhất với hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc trong năm 2016. Nó sẽ tác động trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng áp lực giảm phát, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, nó cũng tăng sức nặng của gánh nợ công trên vai các doanh nghiệp Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ nước ngoài sắp đáo hạn của các doanh nghiệp nước này là khoảng trên 1,1 ngàn tỉ USD, và đồng USD tăng giá có thể khiến số nợ này tăng lên đáng kể.

Đồng USD tăng giá cũng đang đẩy mạnh thêm xu hướng chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây theo cấp số nhân. Vào ba tháng cuối năm 2014, khoảng 91 tỉ USD bị rút khỏi thị trường Trung Quốc ; ba tháng sau đó tức ba tháng đầu năm 2015, con số này tăng lên gần 210 tỉ USD ; còn ở thời điểm hiện tại khi năm 2015 sắp trôi qua, thì có tới hơn 500 tỉ USD bị rút ra khỏi Trung Quốc trong bốn tháng cuối năm. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài bị rút khỏi Trung Quốc trong năm 2015 có lẽ lên tới cả ngàn tỉ USD chứ không ít. Và có trời mới biết được với việc đồng USD tăng giá, con số này trong năm 2016 sẽ tăng lên bao nhiêu.

Trong bối cảnh khó khăn đó thì bản thân nội tại nền kinh tế Trung Quốc cũng có không ít quả bom tài chính. Lớn nhất là thị trường bất động sản khổng lồ đang ế ẩm. Theo ước tính có khoảng 50 triệu căn hộ đang bị bỏ không tại nước này, và nó đang đóng băng một lượng tiền khổng lồ.

Chỉ tính riêng các khoản vay liên quan đến bất động sản tại bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã lên tới 364 tỉ USD. Trong bối cảnh dòng tiền rút ra khỏi Trung Quốc đang tăng chóng mặt, thì sức ép phải khai thông bế tắc thị trường bất động sản lại càng tăng lên. Vấn đề thị trường bất động sản đóng băng nghiêm trọng đến mức Chính phủ Trung Quốc đã phải đặt nó lên hàng đầu trong số các vấn đề cần giải quyết trong năm 2016, khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ là quả bom thứ hai sau quả bom nổ ở thị trường chứng khoán hồi tháng 8 vừa qua.

Một quả bom khác cũng lớn không kém là hệ thống ngân hàng. Cho đến giờ, kênh cung cấp tín dụng lớn nhất ở Trung Quốc vẫn là hệ thống ngân hàng, từ các doanh nghiệp nhà nước cho đến doanh nghiệp tư nhân đều vay vốn từ các ngân hàng, một phần khác là từ nguồn vốn vay nước ngoài. Điều này tăng lên sau khi một kênh huy động tín dụng khác là thị trường chứng khoán sụp đổ hồi tháng 8.

Nhưng giờ đây áp lực lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc mới thực sự lớn, khi nợ nần của các doanh nghiệp đang gia tăng do tỷ giá và kinh tế tăng trưởng chậm, nó đang làm giảm thanh khoản và sức ép dòng tiền thì tăng lên trông thấy. Nếu không được xử lý tốt, Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính giống nước Mỹ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng sụp đổ.

Như ta đã thấy, phần lớn các thách thức chủ đạo của kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 sắp tới là liên quan đến lĩnh vực tài chính. Chưa bao giờ sức ép tài chính lại dữ dội và đến vào cùng một thời điểm như thế vào năm 2016. Để giúp các doanh nghiệp đang cần tiền trả nợ nước ngoài sắp đáo hạn, để giúp bù đắp những lỗ hổng trên thị trường do việc các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn đầu tư, để giúp khai thông thị trường bất động sản đang đóng băng, và để giúp hệ thống ngân hàng trong vấn đề thanh khoản, chỉ có một giải pháp duy nhất là chính phủ Trung Quốc phải bơm tiền để cứu vãn tình hình và dĩ nhiên là bằng USD.

Áp lực tài chính tổng hợp này đang không khác gì một vực thẳm sâu hun hút, đe dọa bào mòn hệ thống bảo hiểm của Trung Quốc vốn là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này. Chỉ tính riêng trong việc bù đắp những tổn thất do đồng USD tăng giá, Trung Quốc dự kiến sẽ phải chi 100 tỉ USD mỗi tháng để giải quyết tình hình.

Đó là chưa kể đến nguồn tiền cần thiết để khai thông thị trường bất động sản và giúp hệ thống ngân hàng tăng mức đề kháng. Cùng với đó là mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ Trung Quốc đặt ra trong 5 năm từ 2016 đến 2020 ở mức 6,5% mỗi năm. Để làm được điều đó Trung Quốc sẽ vẫn phải tăng cường đầu tư cả ở thị trường nội địa lẫn đầu tư ra nước ngoài, đồng nghĩa với việc lại cần một khoản chi phí khổng lồ nữa.

Và vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này không phải là cái bao không đáy. Nó đã sụt xuống chỉ còn 3.500 tỉ USD sau khi chính phủ Trung Quốc bơm 500 tỉ USD ra cứu thị trường chứng khoán hồi tháng 8. Việc dòng vốn đầu tư nước ngoài rút ồ ạt khỏi Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ, khi một phần trong quỹ dự trữ là dòng tiền nóng đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu.

Và khi mà nhu cầu tài chính của Trung Quốc trong năm 2016 được dự báo là cao nhất trong hàng chục năm qua, thì hẳn cái bao dự trữ ngoại tệ này sẽ bị bào mòn đáng kể. Còn nếu như chính phủ Trung Quốc không muốn mạo hiểm dùng quá nhiều từ quỹ dự trữ, thì họ sẽ phải chấp nhận những thiệt hại kinh tế cũng không hẳn là nhỏ trong năm 2016.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mới nhỏ tì ti!

Hết độc quyền

Nhiều người không để ý, 2 năm nay không ai quan tâm đến việc xuất bản lịch (lịch tờ và lịch bloc), giá cả rẻ, hàng hóa đa dạng, thuận mua vừa bán. Đơn giản là đã theo đúng quy luật kinh tế thị trường, cứ anh nào làm ra hàng tốt, rẻ, đẹp thì có khách. 

2 năm nay không còn chuyện nhà nước thò tay can thiệp, độc quyền, hiệp hội xuất bản này nọ gồm các nhà xuất bản móc ngoặc nhau, chia bôi thị phần, định đoạt giá cả, giành nhau miếng ăn quá đám cường hào ngày xưa. 

Công đầu cho sự tử tế ấy chính là NXB ĐH Tổng hợp TP.HCM (sau là NXB ĐH quốc gia), dám xé rào, cưỡng lại quy định phát xít, cứ làm theo cơ chế thị trường.

Điều đó cũng chứng minh, nhà nước này cứ can thiệp vào chỗ nào là chỗ ấy khốn nạn, lên bờ xuống ruộng, nhân dân chả được lợi gì. 
Nhà báo Hoàng Tư Giang nhắn với tôi rằng "Nhà nước rút đến đâu, cái tốt tràn đến đấy, anh ạ".

1.1.2016
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Viết cho một người biết nhưng không quen nhân đọc toành hoành cuối năm!


Hết Xẩm vào lại Cuội ra..
Khổ thân con ếch... nằm mà tối thui
Kẻ này tới
Người kia lui
Nghĩa tình đến bước dập vùi lẫn nhau..
Ngoài đường, xó bếp lao xao
Bàn đi tính lại chỗ cao ai ngồi?
Chung bầy - ai cũng vậy thôi!
Vẫn là kẻ chúa
người tôi
vẫn là!
Đớn hèn chịu cảnh điêu xa..
Nguy nga là chỗ người ta hơn mình!
Tu bao nhiêu kiếp chưa lành!
Kiếp này đã thế..
thôi đành lại tu!
Chả tội gì phải "tâm tư"
Chả tội gì phải "ưu tư" sự đời
Rửa tay gác kiếm 
rong chơi..
Ngày đông tháng giá..
sự đời ngẫm xem!!??

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực phải tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.


Trang mạng News.com của Australia tường thuật rằng Đô Đốc Scott Swift đưa ra lời cảnh báo đó hôm qua trước một cử toạ gồm các giới chức hải quân cấp cao đến từ hơn 10 quốc gia để tham dự Hội chợ Thái Bình Dương năm 2015 tại Sydney. Đô đốc Swift cảnh cáo rằng những ‘điểm bất đồng có khả năng gây xung đột’ trên biển và lập trường ‘lấy sức mạnh để giành lý về phần mình’– ám chỉ Trung Quốc, có thể dẫn tới xung đột toàn diện tại Biển Đông, một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới hiện nay.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói: “Nếu chúng ta không sẵn sàng cam kết sẽ giải quyết những bất đồng một cách hoà bình, sử dụng các công cụ dựa trên hệ thống pháp trị đã phục vụ thế giới bấy lâu nay…thì kể như chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận khả năng các giải pháp áp đặt để giải quyết bất đồng giữa các nước trên biển.”
Đô Đốc Scott Swift, người được trang mạng News.com.au miêu tả là ‘giới chức hải quân quyền lực nhất trên trái đất’, hiện có dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông khoảng 250,000 thuỷ thủ và binh sĩ thuỷ quân lục chiến, 2.000 máy bay, 200 tàu và 43 tàu ngầm hạt nhân.
Trong những lời chỉ trích được coi là nhắm trực tiếp tới Trung Quốc và các hoạt động xây đảo nhân tạo cũng như ý đồ của Bắc Kinh muốn thiết lập những khu cấm bay ở Biển Đông, Đô Đốc Scott Swift tuyên bố “tự do hàng hải không thể bị cản trở hoặc xâm phạm”.
Ông nói: “Tự do hàng hải phải được duy trì bất chấp những tranh chấp chủ quyền biển đảo, bất chấp những vụ tranh chấp này kéo dài bao lâu và bất chấp các đảo này là do thiên nhiên tạo ra hay bàn tay con người tạo ra.”
Đô đốc Swift cảnh giác rằng lập ra một hệ thống dựa trên ‘lấy sức mạnh để dành lý về phần mình’ là con đường nào ngắn nhất để phá huỷ nền móng trên đó khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã xây dựng và phát triển các xã hội thịnh vượng trong bao nhiêu năm qua.
Tư lệnh Swift nói ông tin rằng một số nước coi tự do trên biển là những gì có thể lấy về làm của riêng, và do đó có ý định hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng biển mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters dẫn lới Đô Đốc Scott Swift nói: "Một số các quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo vô giá trị, những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng biển quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển”.
Tư lệnh Quân đội Úc, Tướng Angus Campbell mô tả tình hình Biển Đông là vô cùng phức tạp, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy tiếp tục đối thoại.
Phó Đô Đốc Tim Barrett, Tư Lệnh Hải quân Úc, thì nói rằng cần phải chống đối giải pháp dùng vũ lực quân sự để trấn áp nước khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khẳng định “hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.
Lên tiếng hôm nay tại Hội nghị Seapower, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne nói rằng căng thẳng đang tăng cao trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bà khẳng định: “Australia sẽ tiếp tục mạnh mẽ chống đối các hành động trấn áp, hiếu chiến để củng cố đòi hỏi chủ quyền của bất cứ nước nào muốn đơn phương thay đổi hiện trạng trong Biển Đông”.
Bà Payne tuyên bố quan hệ liên minh với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nền móng của nền an ninh Australia, giữa lúc thế giới đang trở nên bất ổn hơn từ nay cho tới năm 2035.
Theo News.com au, Reuters, Business Insider

Phần nhận xét hiển thị trên trang