Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Thì các tỉnh khác đâu có sao, bình thường thui mừ!

Cần Thơ đề nghị xây dựng tượng đài hơn 201 tỷ đồng
TP - UBND thành phố Cần Thơ vừa đề nghị Chính phủ dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 201 tỷ đồng để xây dựng Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ. Tượng đài sẽ được xây ở khu đất rộng 3,5 ha, tại phường Ba Láng (Cái Răng, Cần Thơ) gần ngã ba đường lên cầu Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang.
Phối cảnh mặt bằng khu tượng đài. Ảnh: Sáu Nghệ
Ý tưởng xây tượng đài do Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam bộ khởi xướng, gọi là “Tượng đài Thanh niên xung phong tuyến 1C”. Sau đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề xuất và Chính phủ chấp thuận chủ trương năm 2013. Sang năm 2014, từ ý kiến của Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ, đổi tên “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”.

Trước đây, Kiên Giang đã xây dựng tượng đài Thanh niên xung phong tuyến đường 1C ở tỉnh này. Tuy nhiên, Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam Bộ hiện chủ yếu sống ở Cần Thơ và đánh giá Cần Thơ là trung tâm văn hóa-kinh tế của ĐBSCL, nên cần xây dựng tượng đài.

Theo văn bản của UBND thành phố Cần Thơ, đây là “quần thể nghệ thuật-điêu khắc” có nhiều hạng mục. Trong đó, tượng đài Trung tâm bằng đá granit cao 25 m, rộng hơn 220 m2, “thể hiện một cách khái quát hoạt động của thanh niên xung phong khu Tây Nam bộ”.

Trong tổng kinh phí hơn 201 tỷ đồng, “chi phí nghệ thuật hơn 108 tỷ đồng”. Một số nghệ sỹ điêu khắc và họa sỹ cho rằng, các nhóm tượng đài vẫn phong cách “cổ động hóa”, thiếu một đặc trưng nghệ thuật, nhất là tượng về các nữ anh hùng.

Về việc xây dựng “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”, Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ thừa nhận “không tập trung đem lại hiệu quả kinh tế”. Nhưng Sở cũng mong sớm xây dựng vì “mang tính giáo dục về truyền thống văn hóa và nhân văn rất cao, đậm đà bản sắc Nam bộ và đem lại hiệu quả về mặt xã hội”.


http://www.tienphong.vn/xa-hoi/can-tho-de-nghi-xay-dung-tuong-dai-hon-201-ty-dong-927612.tpo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Kim Quốc Hoa bị đề nghị truy tố!!!!!!


Ông Kim Quốc Hoa bị đình chỉ chức vụ từ tháng Hai
Cựu Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi, ông Kim Quốc Hoa, vừa bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ.
Báo Tuổi Trẻ cho hay Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố bị can Kim Quốc Hoa "về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật hình sự".
Truy tố bị can là bước tiếp theo trong quá trình tố tụng hình sự, trước khi mang bị cáo ra tòa.
Hồi tháng Năm ông Kim Quốc Hoa đã bị khởi tố "vì đã có hành vi viết, duyệt cho đăng trên Báo Người cao tuổi một số bài báo có nội dung sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của một số tổ chức, công dân".
Chỗ ở và chỗ làm việc của ông cũng bị khám xét. Tuy nhiên vì lý do sức khỏe, ông Hoa được tại ngoại chữa bệnh.
Trước đó, hồi tháng Hai ông Hoa đã bị tạm dừng chức vụ tổng biên tập báo Người cao tuổi, theo quyết định của Hội Người cao tuổi, cơ quan chủ quản của báo và bị Hội Nhà báo Việt Nam ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo.

Kết luận điều tra

Cơ quan an ninh điều tra đề nghị truy tố ông Kim Quốc Hoa sau khi đã kết thúc điều tra.
Trong vụ này được biết còn 11 người khác liên quan nhưng được cho là vi phạm mức độ nhẹ, "chưa cần thiết phải xử lý hình sự".
Tờ báo do ông Hoa làm chủ bút đã đăng nhiều bài điều tra cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức hoặc nêu ra các vấn đề khác nhau liên quan đến công an và quân đội ở Việt Nam.
Theo kết luận điều tra, ông Kim Quốc Hoa đã "duyệt cho đăng 23 bài báo có những tiêu đề và nội dung sai sự thật, không có căn cứ, suy diễn chủ quan, đưa thông tin phiến diện, một chiều".
Trước đó kết quả thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi do Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo hôm 9/2 nói con số bài viết 'có dấu hiệu tội phạm' là 11.
Trong số đó có các bài báo như: 'Chống tham nhũng khi trao "vũ khí" cho bọn biến chất', 'Bàn về "Thị trường sao và vạch' và 'Sự thật về 'Công tử' Hà Thành ra Trường Sa'. Bài báo 'Bàn về thị trường Sao và vạch' nói về tình trạng mua quan bán tước trong quân đội.
Ông Kim Quốc Hoa luôn khẳng định mình vô tội.
Theo luật Việt Nam, sau giai đoạn truy tố sẽ là giai đoạn xét xử, nếu Viện Kiểm sát đồng tình với tài liệu điều tra bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.
@BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐUỔI CHUỘT | Phọt Phẹt

ĐUỔI CHUỘT | Phọt Phẹt Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin vừa mới vừa muộn cụ Dy: Đọc lại lịch sử nhân dịp Tập Cận Bình sang gặp lãnh đạo Việt Nam 6-7/11/2015


Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
Tác giả: Dương Danh Dy, Nhà nghiên cứu Trung Quốc
Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình. Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
Cuộc họp bí mật Thành Đô tháng 9/1990 làm VN đổi hướng
BBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam:


Nguyên nhân từ phía Việt Nam:

Ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận… để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.

Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.

Qua thực tiễn “cay đắng” về nhiều mặt, đã thấy tác hại rất lớn của “cái bẫy” Campuchia, ban lãnh đạo mới quyết tâm thay đổi chính sách về vấn đề CPC mạnh hơn trước.

Việt Nam đang tiến hành cải cách và đổi mới, đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, nếu chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sẽ bị những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định về thu hút đầu tư và mở rộng mậu dịch đối ngoại.

Nguyên nhân từ phía Trung Quốc:
Trong thời gian dài hơn 10 năm, mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, tàn bạo nhất hòng làm cho Việt Nam suy sụp, phải khuất phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam vấn đứng vững, đặc biệt là những thành quả rõ rệt thu được sau mấy năm chúng ta tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa đã khiến họ phải thay đổi cách nhìn và đối sách cũ đối với Việt Nam.

Ngoài ra những chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Việt Nam và chuyển biến bước đầu trong quan hệ Việt Mỹ đã khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng với Việt Nam sẽ làm cho Mỹ được hưởng lợi.

Trung Quốc đang bị cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ tạo thêm thế.

Thấy rõ những điểm yếu của ban lãnh đạo Việt Nam, chủ động chấp nhận bình thường hoá với Việt Nam lúc này sẽ thu lợi nhiều hơn trong chính sách đối với Việt Nam và trên quốc tế.

Nguyên nhân quốc tế:

Trung Quốc thông qua Liên Xô gây sức ép với Việt Nam, phải nhân nhượng, chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc

Các nước XHCN Đông và Trung Âu không còn nữa, Liên Xô mất quyền lãnh đạo, sắp tan rã, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất chỗ dựa về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quốc phòng) cần phải tìm chỗ dựa mới, và Trung Quốc là đối tượng thích hợp nhất. Do đó cần phải tích cực đáp ứng một số yêu cầu của phía Trung Quốc nhằm nhanh chóng bình thưòng hoá quan hệ với họ.

Hội nghị bí mật Thành Đô:

Hội nghị Thành Đô họp theo 'lý luận Đặng Tiểu Bình' dù ông này không có mặt

Thời gian họp và những nội dung thảo luận.

Do không thể trực tiếp tiếp cận những tư liệu do phía ta nắm giữ nên người viết đành phải dựa vào một số cuộc hỏi chuyện với đồng chí phiên dịch của đoàn và đồng chí Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng, thành viên của đoàn.

Ngoài ra đồng chí Đinh Nho Liêm chủ động cho biết một số tin liên quan và một số ít tư liệu đã được công khai của phía Trung Quốc, đó là Nhật ký của Lý Bằng (Bản tiếng Trung, Mạng “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 5/1/2008) bài viết của Lý Gia Trung (lúc đó là Tham tán chính trị ĐSQ Trung Quốc), nguồn “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007 đưa lại tin của “Báo cuộc sống ngưòi già” Trung Quốc ) và bài viết của Trương Thanh (lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. Nguồn “Tạp chí “Thế giói trí thức” số 24 năm 2004, đang lại trên “Tân Hoa văn trích” số 5/2005).

Để đỡ nhắc đi nhắc lại, khi dưới đây ghi “Nhật ký Lý Bằng”… bạn đọc nên nhớ cả nguồn đã ghi trên và đặc biệt là cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” bản năm 2001 và bản năm 2003.

Theo các tư liệu đó thì diễn biến và kết quả đạt được của hội nghị như sau:

“Chiều ngày 28/8/1990 Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy nhận được chỉ thị trong nước, chuyển lời tới TBT Nguyễn Văn Linh:

“TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh TBT Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng Đỗ Mưòi thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.

Hồi ký Trần Quang Cơ cho biết Trương Đức Duy nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể đến hội nghị gặp anh Tô. Do Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên” (Lý Gia Trung: “Nội tình gặp gỡ Thành Đô…” “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007).

“Nhật ký Lý Bằng” cho biết:

“Sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.”

"Mặc dù biểu thị nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”

Nguyễn Văn Linh có bài nói dài mà hiện nay chưa tìm đọc được vì cả hai phía đều không công bố, bài nói của Giang Trạch Dân tại hội nghị cũng như “Kỷ yếu hội nghị” cũng trong tình trạng như vậy.

Lý Bằng nhận xét:

“Xem ra trên vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một cái biểu thị nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hoá quan hệ Trung Việt.”

“Hội đàm kéo dài tới 8 giờ tối. 8: 30 mới bắt đầu tiệc tối . Tại bàn tiệc tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mưòi và Nguyễn Văn Linh.

Sáng ngày 4 tháng 9, chúng tôi cùng các đồng chí Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây những vấn đề mà hội nghị đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận, tương đối trọn vẹn đầy đủ. Quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.

Vào 2 giờ 30 phút chiều, hai bên cử hành lễ ký kết, lần lượt do TBT và Thủ tướng mỗi bên ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Chuyên cơ Việt Nam bay về nước ngay trong ngày.”

Bài viết của Trương Thanh nói:

“Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa những ngưòi lãnh đạo hai nuớc Trung Việt sau hơn 10 năm, hai bên tiến hành hội đàm cấp cao. Trước tiên Giang Trạch Dân biểu thị: quan hệ Trung Việt đã xấu đi hơn 10 năm. Hai bên chúng ta nên quán triệt lý luận Đặng Tiểu Bình “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”.

Vừa là đồng chí vừa là anh em

"Ngoài việc khôi phục quan hệ hữu hảo láng giềng hai nước Trung, Việt ra, phía Trung Quốc đã đề xuất ý kiến quan trọng giải quyết chính trị vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân toàn bộ, hội đàm với các phái Campuchia, tiếp nhận văn kiện khung do năm nước thưòng trực Hội đồng Bảo an chế định, tham gia hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, đó là then chốt của việc hai nước Trung Việt khôi phục quan hệ hữu hảo.

TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh cám ơn bài phát biểu quan trọng của Giang Trạch Dân, ông biểu thị, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói. Trung Quốc đã ủng hộ to lớn cho cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam.

"Đáng tiếc là Lê Duẩn người lãnh đạo tiền nhiệm đã thi hành chính sách sai lầm khiến người ta khó lý giải. Hai nước Việt Nam, Campuchia xảy ra 10 năm chiến loạn, khiến quan hệ Trung Việt bị phá vỡ nghiêm trọng, nhân dân Việt Nam vô cùng đau lòng.

Bây giờ chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trước đây, khôi phục tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Đảng, cùng đi về con đường XHCN tươi đẹp.”

Giang Trạch Dân: 'Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này'.

Về việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đều biểu thị “chúng tôi tiếp nhận văn kiện khung, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam, Campuchia.”

Qua hai buổi thảo luận, chiều ngày 3 và sáng 4, người lãnh đạo hai nước đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, ký văn kiện “Kỷ yếu hội đàm”.

TBT Giang Trạch Dân biểu thị: bắt đầu từ hôm nay, hai nước Trung Việt “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại;Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu” (thơ cổ: Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, gặp nhau cười một cái là quên ân oán )”

Giang Trạch Dân nói thêm:

“Các nước Phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt Nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta.”

Trước khi đánh giá hội nghị xin nói thêm một nhận xét quan trọng: Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã “tỏ ra” rất kính trọng ba vị Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong đoàn Việt Nam, coi họ thuộc thế hệ cha chú của mình.

Xin nêu một ví dụ : để tỏ lòng kính trọng ba vị ấy, tại nơi họp họ đã bố trí mỗi vị ở riêng một biệt thự cách nhau khá xa. Xin hỏi mấy ông già bảy mươi, tám mươi này sau khi họp mệt nhoài về liệu có thể tranh thủ gặp nhau để hội ý thêm được không?

Ngoài ra việc vì sao Đặng Tiểu Bình không đến dự hội nghị cũng cần được đánh giá thêm.

Ông ta sợ bị phía Việt Nam trực tiếp phê phán, để làm phía Việt Nam dịu bớt thái độ khi bàn về bình thường hoá quan hệ, để phía Việt Nam dễ tiếp thu dàn xếp của Trung Quốc.
Tổng bí thư Đỗ Mười

...Chấp nhận thoả thuận Thành Đô, Đại hội VII ĐCSVN, họp từ ngày 17/6 đến 27/6/1991 đã gạt đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước.

Các ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười lên làm lãnh đạo Việt Nam sau cuộc họp Thành Đô

Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Sau đó ít lâu Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Anh được bầu làm Chủ tịch nước. Như đã nêu trên, tháng 10/1991 hội nghị quốc tế về CPC họp tại Paris giải quyết về cơ bản vấn đề Campuchia.

Và chỉ sau khi hai sự kiện lớn đó đã diễn ra theo đúng yêu cầu của phía Trung Quốc, ngày 5/11//1991 (tức là hơn một năm sau Hội Nghị Thành Đô) phái đoàn Việt Nam do TBT Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt mới được mời tới Bắc Kinh, đặt dấu mốc cho việc chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên tại hội nghị này Lý Bằng đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn đề của cái gọi là “nạn kiều” từ Việt Nam về Trung Quốc… (Nhật ký Lý Bằng) trong khi phía Việt Nam không có động thái gì.

Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những “dại khờ, non yếu” của chúng ta, không vạch trần những “mưu ma chước quỷ” của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những “đồng chí cộng sản”, những người đang cùng chúng ta xây dựng “chủ nghĩa xã hội”… thì sẽ là một “nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn” đối với dân tộc.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. BBC sẽ đăng tiếp phần ông viết về 'hậu quả lâu dài của Hội nghị Thành Đô'.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/10/141023_hoi_nghi_thanhdo_nguyen_nhan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh Biển Đông


Tư lệnh hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi
Tư lệnh hải quân Trung Quốc nói với người đồng nhiệm Mỹ rằng một sự cố nhỏ có thể châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông nếu Mỹ không chấm dứt “những hành động khiêu khích” ở vùng biển tranh chấp, hải quân Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã đưa ra ý kiến với người đứng đầu hoạt động hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson trong cuộc họp qua video hôm thứ Năm, theo thông báo của hải quân Trung Quốc.
Hai quan chức đã có buổi trao đổi sau khi tàu chiến của Mỹ tuần tra trong khu vực 12 hải lý gần một trong những đảo đang tranh chấp do Bắc Kinh bồi đắp ở quần đảo Trường Sa hôm thứ Ba.
Trung Quốc đã lên án Washington về việc tuần tra nhằm thách thức chủ quyền mà Trung Quốc đã tuyên bố trên bảy hòn đảo nhân tạo tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh,” Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.
“[Tôi] hy vọng phía Mỹ duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hải quân Trung Quốc và Mỹ vốn đã kinh qua những việc không dễ dàng và tránh những sự cố như thế này tái diễn,” ông Ngô nói.
Trong phát biểu trước đó, một quan chức Mỹ cho biết, các lãnh đạo hải quân Mỹ – Trung đồng ý duy trì đối thoại và tuân thủ các nguyên tắc để tránh đụng độ.
Các chuyến cập cảng đã định của tàu Mỹ và Trung Quốc và kế hoạch thăm Trung Quốc của quan chức cấp cao Hải quân Hoa Kỳ vẫn được thực hiện, quan chức này cho biết.
Ông nói: “Tất cả những việc đó đều không gặp rủi ro. Không có gì bị hủy bỏ.”
Đối đầu ngoài ý muốn
Các quan chức cả hai bên đồng ý về sự cần thiết phải tuân theo các nguyên tắc dựa trên Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES).
“Họ đồng ý rằng điều này rất quan trọng để cả hai phía tiếp tục sử dụng những phương thức theo thỏa thuận CUES khi hoạt động gần nhau để tránh hiểu lầm và khiêu khích”, quan chức Mỹ cho biết.
Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói, ông tin rằng hải quân Trung Quốc và Mỹ có khá nhiều cơ hội cho sự hợp tác và cả hai nên “đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Một phát ngôn viên Hải quân Hoa Kỳ nhấn mạnh quan điểm của Washington rằng tự do hàng hải của Mỹ đồng nghĩa với việc “bảo vệ quyền lợi, tự do, sử dụng hợp pháp hải phận và không phận dành cho tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế.”
Tàu chiến của Trung Quốc đã đi theo tàu USS Lassen, một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, khi tàu này di chuyển qua quần đảo Trường Sa hôm thứ Ba.
Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực có nhiều tàu của Trung Quốc.
Nguồn: Reuters, Navy.81.cn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin văn:

 cuộc đời khá chìm nổi. Nhưng văn của ông luôn toát lên vẻ đẹp yêu cuộc sống, luôn hướng thiện, vươn tới vẻ đẹp cao sang của con người. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của ông, là "Hồ Quý Ly", "Mẫu thượng ngàn" và "Đội gạo lên chùa" khi được công bố, sớm trở thành hiện tượng văn học, sách được tái bản nhiều kỳ, được trao nhiều giải văn học có giá trị. Ông còn có tập bản thảo, được anh em viết lách chuyền tay nhau đọc, là tiểu thuyết "Trư cuồng".
Tối qua, 25-10, tại Cà phê thứ bảy (Hà Nội), buổi ra mắt tiểu thuyết "Hoang tưởng trắng" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, do nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dẫn chương trình, được đông đảo các nhà văn, bạn bè thân hữu đến dự.
Qua sự kiện ra mắt tập sách, thêm một niềm tin cho người cầm bút, nếu viết thật tâm với nhân dân, đất nước, thì trước sau, tác phẩm ắt hẳn sẽ có người tìm đọc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh



slide-tuongdaiquangtrung
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền:
Ngày 9 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 2 [5/2/1797]
Dụ các Quân Cơ Đại thần. Bọn Cát Khánh dâng tấu triệp về việc thẩm tra tù phạm cướp biển, nội dung như sau:

“Điều tra về vùng đất Giang Bình; hiện nay có bọn giặc gốc Phúc Kiến, Quảng Đông, An Nam tụ tập tại đó. Nếu muốn báo cho An Nam biết, thì lúc này nên thông báo cho họ v.v…”
Suy nghĩ kỹ việc này rất khó. Nếu như viên Quốc vương không biết về vụ giặc cướp, thì nên thông báo để hợp đồng cùng bắt. Nay điều tra bọn giặc La Á, cả ba bọn chúng đều cung xưng Tổng binh Tàu Ô An Nam có 12 người, hơn 100 hiệu thuyền; lại căn cứ vào giấy tờ bắt được có ấn triện, thì bọn cướp Tàu Ô đều do viên Quốc vương phong tước, việc ra biển cướp bóc viên Quốc vương không thể không biết. Vậy nếu bảo phối hợp bắt giặc cướp, làm sao bọn họ chịu nghe lời! Vả lại dân nội địa [Trung Quốc] ra ngoài biển làm giặc, quan không cấm được, huống hồ là dân ngoại di! Nếu An Nam dùng lý do đó để bào chữa, thì lấy gì để biện luận? Hoặc đáng vì việc này mà gây hấn, rồi mang quân đánh nước họ ư!
Bọn Cát Khánh chỉ nên thông sức thuộc hạ tầm nã tại mặt biển 3 tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang; nếu tàu thuyền của di địch xâm phạm vào, thì không luận quan chức nào của An Nam cũng đều nghiêm trị.
Tái bút: Từ nay trở về sau bắt được giặc cướp An Nam, thẩm tra minh bạch rồi lập tức cho chính pháp [xử tử]; không cần phải giải về kinh, để bớt được sự phiền phức trạm dịch phải giải tống. Nay đem dụ truyền để hay biết. [1]
Sau khi viên Tổng binh Tàu Ô Trần Thiêm Bảo đầu thú, nạp cả sắc do vua Quang Trung ban cho. Đọc sắc phong này, vua Gia Khánh phẫn nộ, dùng những lời nặng nề miệt thị vua Quang Trung:
Ngày 14 tháng Một năm Gia Khánh năm thứ 6 [19/12/1801]
Dụ các Quân Cơ Đại thần: Bọn Cát Khánh tâu “Cướp biển Trần Thiêm Bảo mang cả gia quyến đầu thú, lại trình nạp sắc ấn của An Nam cấp cho.” Tấu triệp xưng “Trần Thiêm Bảo nhân đánh cá gặp bão, vào năm Càn Long thứ 48 [1783 ] bị Nguyễn Quang Bình bắt, phong chức Tổng binh v.v…”; có thể thấy trong nhiều năm hải tặc quấy phá đều do An Nam chứa chấp gây ra. Lúc Nguyễn Quang Bình còn sống, bắt người của nội địa, gia phong ngụy tước hiệu, rồi tung ra biển cướp phá. Nguyễn Quang Bình đích thân chịu ơn nặng của Hoàng khảo [2] , làm việc táng tận lương tâm, thực không đáng là con người. Nay duyệt lại tờ ngụy chiếu của viên Quốc vương này có câu “Thị thiên hạ như nhất gia, tứ hải như nhất nhân 視 天 下 如 一 家, 四 海 如 一 人.” [Coi thiên hạ như một nhà, bốn biển như một người]; thật thuộc vào loại ếch ngồi đáy giếng, giống như nước Dạ Lang ngu dốt tự cho mình là to lớn! [Dạ Lang tự đại][3] . Nghĩ về sự cuồng vọng này, đáng mang quân hài tội thảo phạt; hiềm nước này hiện đang giao tranh với Nông Nại [4] ; nên không thừa lúc nguy cấp sát phạt thêm. Xét về lẽ trời, nước này sẽ mất trong sớm tối; nên không cần dùng văn để bắt hối lỗi, cũng không cần thông báo cho biết; những ấn sắc của bọn chúng cấp, lệnh cho thiêu hủy. Viên Tổng đốc nên nghiêm lệnh tướng biền, tuần tiễu ngoài biển, gặp bọn hải tặc An Nam, lập tức truy nã trừng trị. Bọn đầu thú Trần Thiêm Bảo, cùng quyến thuộc bọn giặc, y theo lời xin của viên Tổng đốc, an sáp tại phủ Nam Hùng nơi xa vùng biển. Thỉnh thoảng bất ngờ kiểm tra, không để chúng trở lại biển gây sự. Đem dụ này truyền đi để hay biết. [5]
Bốn chữ “Dạ Lang tự đại ” Gia Khánh gán cho nước ta, ý khinh bỉ một nước nhỏ bé dám ôm mộng xâm lăng Thiên triều! Người mình cũng có những kẻ ngầm đồng ý theo lời khinh thị đó; họ mang sẵn mặc cảm tự ty, cho rằng bất luận cái gì người Tàu cũng hơn ta: về thuốc không cần để ý đến môn thuốc gì, trị bệnh nào, hễ thuốc Bắc thì hay hơn thuốc Nam; về thơ, không thèm để ý đến tác giả, tác phẩm nào, hễ thơ Tàu tất hay hơn thơ Việt; theo họ nước ta đánh Tàu chẳng khác gì trứng chọi với đá !
Khác với thiểu số nêu trên, những người tự tin, nhẫn nại thu thập sự kiện, cố gắng phân tích so sánh một cách có khoa học, để tìm ra kết luận đúng đắn. Nhưng chúng ta đều biết vua Quang Trung mất sớm, không có dịp thi thố tài năng; vậy dựa vào cơ sở nào nghiên cứu, để tìm kết luận cho một trường hợp chưa xảy ra?
Đọc sử Trung Quốc, được biết cuộc nổi dậy của Thái bình Thiên quốc tuy xa cách thời vua Quang Trung hàng nửa thế kỷ, nhưng cùng chia sẻ những nét đặc trưng về bối cảnh lịch sử. Thái bình Thiên quốc đưa ra những khẩu hiệu như Thiên yếm Mãn Thanh [trời ghét Mãn Thanh] Quan bức dân biến[quan áp bức bóc lột, dân nổi dậy]; thì cũng là trọng bệnh của nhà Thanh trong giai đoạn vua Quang Trung chuẩn bị sang đánh. Bởi vậy chúng tôi làm công việc so sánh hai cuộc chiến đấu, để mong tìm một kết luận về dự định của vua Quang Trung.
Trước hết xin nêu lên một vài nét sơ lược về Thái bình Thiên quốc (1851-1864). Người cầm đầu Thái bình Thiên quốc, Hồng Tú Toàn, là một thầy đồ theo đạo Thiên chúa; dựa vào một vài kiến thức về đạo này, lập Thượng đế Giáo. Nhân mất mùa đói kém, hô hào dân nổi dậy tại Quảng Tây. Cuộc nổi dậy được nông dân ủng hộ, trong vòng vài năm chiếm được gần 16 tỉnh, 600 thị trấn. Cuối cùng bị đạo quân do nhà Nho Tăng Quốc Phiên chỉ huy đánh bại, Hồng Tú Toàn phải tự tử vào năm 1864.
Thực hiện công việc so sánh giữa Thái bình Thiên quốc và dự định đánh nhà Thanh của vua Quang Trung, chúng tôi xin lần lượt nêu lên 3 yếu tố Thời, Thế, Cơ để dễ bề nghiên cứu:
A. Thời
Tuy xa cách nhau trên 50 năm, Thái bình Thiên quốc và dự định đánh nhà Thanh của vua Quang Trung chia sẽ chung một chữ “thời”. Cái khẩu hiệu Thiên yếm Mãn Thanh được Thái bình Thiên quốc dùng để hô hào; nếu bảo lòng dân là ý trời, thì người dân Hoa đều mang nặng lòng căm ghét suốt cả 10 triều đại nhà Thanh, không phải đợi đến đời Hàm Phong, lúc Thái bình Thiên quốc nổi dậy mới xẩy ra.
Khẩu hiệu thứ hai Thái bình Thiên quốc nêu lên là Quan bức dân biến [quan lại áp bức, dân nổi dậy]; xét trong thời vua Quang Trung, sự áp bức bóc lột của quan lại nhà Thanh đã xẩy ra ngay trước mắt phái đoàn Quang Trung giả, nhân dịp phái đoàn này sang dự lễ mừng thọ vua Thanh. Lợi dụng việc vua Càn Long vui mừng được phái đoàn nước ta sang chúc thọ để rửa mối nhục thua trận, tập đoàn tham nhũng tại nước này thừa dịp bốc hốt, bằng cách đưa ra số tiền dự chi để tiếp đón phái đoàn ta một ngày lên đến 4.000 lạng bạc! Chính vua Càn Long, qua văn bản dưới đây đã nêu lên những chi tiết sau đây:
  • Tiền phí tổn đón tiếp phái đoàn, đủ dùng để tiêu phí cho cuộc hành quân sang đánh An Nam!
  • Số tiền này không nằm trong quỹ nhà nước, mà do quỹ địa phương, thiếu thì bắt dân đóng.
  • Báo động việc bóc lột này khiến lòng dân căm giận!
Ngày 10 tháng 6 năm Càn Long thứ 55 [21/7/1790]
Lại dụ; hôm qua viên Tuần phủ đạo Nhiệt Hà đến bẩm với Quân Cơ Đại thần rằng:
“Nhận được truyền đơn gửi đi từ dọc đường, cho biết việc cung ứng phái đoàn Nguyễn Quang Bình một ngày ăn ở tốn khoảng 4.000 lạng bạc; vậy sau khi Nguyễn Quang Bình đến Nhiệt Hà, mọi sự chi tiêu cung phụng có hoặc không nên theo cách tiếp đãi dọc đường?”
Quân Cơ Đại thần cho rằng Phiên vương họ Nguyễn đến chiêm cận, đã phụng chỉ sai thiện phòng [6] cung cấp ăn uống, cần phải ngon và đầy đủ; nếu dọc đường cho ăn đặc biệt thịnh sọan hơn, thì tại đây không thể làm đơn giản, lại khó gia tăng thêm, bèn diện tấu để xin chỉ dụ.
Nguyễn Quang Bình là ngoại phiên mới qui phụ, xin đích thân đến chiêm cận, lời lẽ và tấm lòng đều thành khẩn, nên đã chuẩn theo lời xin; cùng ra lệnh cho các tỉnh thành địa phương có phái đoàn họ đi qua, cho ban thêm yến tiệc, vừa phong phú vừa tiết kiệm thích nghi, để bày tỏ lòng thể tuất. Thế mà sau khi đến Giang Tây, mỗi ngày cung ứng việc ăn ở nhu dụng đến 4.000 lượng bạc! Như vậy ngoài việc yến ẩm, thuyền, xe, phu, ngựa v.v… sự phung phí không dừng. Theo lời tâu thì phái đoàn Nguyễn Quang Bình từ châu Ninh Minh tỉnh Quảng Tây đáp thuyền đi; cấp cho gạo thịt, các vật dụng v.v… lệnh cho họ tự nấu lấy; nếu đi theo đường bộ, mỗi ngày cung ứng thịt rau v.v… thì làm sao cần đến 4.000 lượng? Cho dù đi qua các tỉnh thành, tổ chức yến tiệc cũng không phí tổn đến như vậy. Như mỗi năm Trẫm ban yến cho các Vương, Công, Đại thần Mông Cổ, cùng Sứ thần các nước; mỗi thứ cần đến trên dưới 100 bàn, dùng tiền cũng chỉ trong vòng ngàn lượng. Phúc Khang An từng giữ chức Đại thần Nội Vụ phủ, từ lâu ở trong nội đình ắt đã biết rõ điều đó. Yến tiệc chiêu đãi Phiên vương họ Nguyễn, đã chắc rằng lớn hơn yến tiệc trong triều!
Đây là do những tên Tổng đốc, Tuần phủ không biết việc, nghe lời thuộc viên xui dục, làm lớn chuyện bày vẽ ra để quan lại địa phương bốc hốt, rồi không kê khai thanh toán được, bèn lấy ngân quỹ tỉnh bồi vào, còn tự mình không chịu trách nhiệm. Trẫm suy nghĩ việc này, đều do Phúc Khang An trù liệu lúc đầu không có sự châm chước, lại trong lòng có sự cao hứng về việc ngoại phiên đích thân đến kinh đô chiêm cận trong sử sách ít thấy, nên có ý phô trương; đến nỗi Đốc Phủ tỉnh Giang Tây nghe hơi đón ý, bèn lần lượt gia tăng; cho tu sửa đường, sơn phết cầu cống nhà cửa; thậm chí cây khô hai bên đường đều chặt tận gốc, để ngoại phiên đến chiêm cận thấy hai bên đường cây cỏ đẹp như gấm; nhưng nào đâu đã hết được những người dân đói khổ dọc đường, như vậy càng làm cho ngoại phiên chê cười. Huống nơi kinh thành người người tụ tập, vốn là nơi phồn thịnh; nhưng qua đạo lộ dài, thì cũng có nơi quê mùa hoang vu, làm sao có thể tu bổ hết được; nếu để cho họ khám phá sự giả dối, lại làm trò cười cho ngoại di. Phúc Khang An vốn được coi là người hiểu việc, lại thấy không được chổ này sao! Vả lại nếu nội địa phá cách ưu đãi,vựơt quá sự phồn hoa, thì dường như muốn mong đợi gì ở Nguyễn Quang Bình chăng! Nên không tiếc công khố, hết sức chiêu đãi tôn sùng, đối với thể chế có sự quan hệ lớn. Há lại đường đường Thiên triều, khoe khoang với một hai phiên thần nơi cùng tịch, bằng cách cung ứng xa xỉ hay sao?
Sau khi Nguyễn Quang Bình đến kinh khuyết, đến kỳ chiêm cận hàng năm, sứ thần liên tiếp đến, nếu cứ tiêu phí quá nhiều như vậy thì đời cực thịnh cũng khó có thể tiếp tục mãi. Kinh phí của quốc gia có mức, y là người gì mà mỗi ngày phải tiêu đến 4.000 lạng bạc, đi lại hơn 200 ngày thì tiền phí tổn tất cả phải đến 80 vạn lạng [4.000 x 200= 800.000]! Bất nhược dùng số tiền này làm tiền phí tổn hưng sư, để cử binh phục thù cho Hứa Thế Hanh! Trẫm không dụng binh tại An Nam nữa, chỉ vì tiếc tiền và thương dân mà ra; Phúc Khang An sao lại không biết để thể theo lòng Trẫm.
Nếu sự phí phạm xẩy ra bắt đầu từ tỉnh Quảng Tây thì sự sai lầm do Phúc Khang An, nếu khởi đầu từ Giang Tây thì sự sai lầm bởi Hà Dụ Thành. Cho dù không khởi đầu từ tỉnh Quảng Tây, Phúc Khang An thấy dọc đường xa xỉ như vậy, cũng đáng một mặt tấu trình một mặt hiểu dụ mật các quan sở tại tiết giảm, có như vậy mới không mất tư cách một đại thần công chính và biết việc. Lúc này chắc bọn Nguyễn Quang Bình đã đến địa giới Lưỡng Hồ [7] , viên Đốc coi thường không quan sát thêm, nên chưa thấy trình tấu. Việc xa xỉ tiền bạc này phần lớn do quan lại địa phương tiêu phung phí, hoặc do quan quân hộ tống hạch sách; còn Phúc Khang An, Nguyễn Quang Bình thực ra chẳng hưởng gì. Huống hồ số tiền đã dùng không thể ghi vào tiền tiêu ngoại lệ, tất phải khấu trừ từ số tiền dưỡng liêm của các quan lại, rồi quan lại địa phương trở nên kiệt quệ, ắt phải bóc lột từ xóm làng; vậy càng không thể không phòng lòng dân oán hận tiệm tiến chồng chất, đều qui tội cho Phúc Khang An vậy. Lệnh cho Phúc Khang An phải tra rõ sự xa xỉ tiêu phí khởi đầu từ đâu rồi tâu rõ, không được bao che; Phúc Khang An chịu ơn nặng, đừng để mảy may che giấu. [8]
Người cầm đầu hệ thống tham nhũng thời bấy giờ là Hòa Khôn, một cận thần được vua Càn Long đặc biệt che chở và sủng ái. Y là kẻ tham nhũng giàu nhất đời Thanh, có tài sản 800 triệu (800.000.000) lượng bạc. Nhân lễ khánh thọ, vua Càn Long cùng phái đoàn vua Quang Trung giả ngự thuyền rồng du ngoạn hồ Côn Minh, chính Hòa Khôn đứng bên cạnh đích thân giới thiệu các thắng cảnh như núi Vạn Thọ, núi Ngọc Tuyền v.v..:
Ngày mồng 1 tháng 8, Thiên tử ngự tại vườn Đồng Lạc, nằm trong vườn Viên Minh; cùng dự yến với Vương, Công, Đại thần; Quốc vương nước An Nam; Sứ thần các nướcTriều Tiên, Miến Điện, Nam Chướng. Xem diễn “Thăng Bình Ngọc Phiệt” [9] Đại Khánh kịch.
Ngày mồng 2 đến ngày mồng 6 lại thiết yến, diễn kịch; ban cho Quốc vương nước An Nam, cùng Sứ thần ngoại quốc du lịch Phúc Hải.
Ngày mồng 9 vua Càn Long thăm núi Vạn Thọ, lên thuyền rồng sơn màu đỏ du ngọan hồ Côn Minh. Tháp tùng có bọn A Quế, Hòa Khôn, Phúc Khang An, Phúc Trường An; Vương, Công, Đại thần; Quốc vương nước An Nam; cùng Sứ thần ngoại quốc. Khi thuyền đi, các tay chèo hai bên cất tiếng hát “Trạo Ca”, [10] Hòa Khôn được lệnh giới thiệu với Sứ thần ngoại quốc các thắng cảnh xa gần, như: núi Vạn Thọ, núi Ngọc Tuyền, núi Hương. Sau khi đi thuyền, được lệnh lên bộ du lãm. Ngày hôm sau diễn kịch Đại Khánh tại vườn Viên Minh, vườn Đồng Lạc [11] .
B.Thế
Hiểu đơn giản thế tức thế lực, sức mạnh. Thế có thể có sẵn; hoặc tự tạo lấy, tạm gọi là tạo thế.
Xét về thế sẵn có, lực lượng vua Quang Trung hơn hẳn phe Hồng Tú Toàn, lãnh tụ Thái bình Thiên quốc Theo tài liệu nêu trên, trước khi cử sự vua Quang Trung đã chiêu tập được một lực lượng Tàu Ô dưới quyền 12 Tổng binh, cùng 100 hiệu thuyền. Ngoài ra nhà vua còn có một đạo binh bách chiến bách thắng, chính quân Thanh đã từng nếm mùi thất trận bởi đạo binh này.
Bàn về tạo thế thì không đơn giản, xin phân tích những yếu tố dưới đây:
Tôn giáo 
Chiêu bài tôn giáo được sử dụng trong các cuộc nổi dậy không mới mẽ gì trong lịch sử Trung Quốc; thời Hán mạt có Hoàng Cân; thời Nguyên mạt có Minh giáo, Bạch Liên giáo; đời Thanh trước Thượng Đế giáo của Hồng Tú Toàn, đã có Bát Quái giáo nổi dậy. Tôn giáo được lợi dụng như một công cụ tập trung thành phần bất mãn, những nông dân đói khổ vì mất mùa, nhưng không phải là yếu tố quyết định để đạt được mục đich dành chính quyền. Với thuyết Thiên phụ, Địa Mẫu của tôn giáo này thì cũng chẳng khác mấy quan niệm Thiên phú, địa tái [trời che, đất chở] trong niềm tin dân gian. Duy việc Thái bình Thiên quốc cấm thờ cúng ông bà, cấm thờ Khổng, Lão, Phật, chối bỏ nền văn hóa truyền thống Trung Quốc; nên đã bị những thành phần trí thức như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương lãnh đạo dân chúng chống lại.
Coi người trong thiên hạ như một nhà 
Trong sắc phong của vua Quang Trung cho các Tổng binh Tàu Ô, có 11 chữ vua Gia Khánh nhà Thanh giận nhất, và đã ghi lại nguyên văn trong đạo dụ nêu trên “coi thiên hạ như một nhà, bốn biển như một người”. Qua mấy chữ vắn tắt này, khiến ta tự hỏi “một nhà ” tức nhà nào? Xét về lịch sử thấy được rằng nước Việt Nam ta và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây có chung một ngôi nhà Nam Việt, tức lãnh thổ nước ta thời nhà Triệu. Điều này không phải chỉ riêng ta công nhận, vua Gia Khánh khi đáp lại lời xin sắc phong quốc hiệu của vua Gia Long nước ta, đã từng nói như vậy:
Ngày 20 tháng Chạp năm Gia Khánh thứ 7 [13/1/1803]
Dụ các Quân Cơ Đại Thần: Hôm qua Tôn Ngọc Đình tấu dâng biểu văn thỉnh phong của Nguyễn Phúc Ánh, Trẫm đã duyệt đọc kỹ, việc xin phong tên nước hai chữ “Nam Việt” không thể chấp nhận được. Địa danh “Nam Việt” bao hàm rất lớn, khảo sử xưa hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây đều nằm ở trong đó. Nguyễn Phúc Ánh là tiểu Di nơi biên giới, tuy hiện nay có được toàn đất An Nam, bất quá lãnh thổ bằng đất Giao Chỉ xưa là cùng, làm sao lại được xưng là “Nam Việt. Biết đâu đây không phải là ý muốn khoe khoang tự thị của ngoại Di, xin thay đổi quốc hiệu, để thử bụng [Thiên triều] trước, đương nhiên đáng bác đi… [12]
Vậy việc mang quân giúp cho vùng đất cũ của Nam Việt đánh đuổi được bọn ngoại xâm Mãn Thanh, là bổn phận của anh em trong nhà. Sách lược tạo thế của vua Quang Trung đã biến từkhách sang chủ!Đây là một chính sách mới, thêm bạn bớt thù, khác với việc phạt Tống của Lý Thường Kiệt trước kia.
Lấy của nhà giàu cho nhà nghèo, cùng tập trung tư liệu sản xuất
Không bàn đến vấn đề đạo đức, việc lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, trong bước đầu đã làm phấn khởi nông dân theo phe nổi dậy. Cả nhà Tây Sơn và Thái bình Thiên quốc đều làm việc đó. Về nhà Tây Sơn, Đại Nam chính biên liệt truyện chép:
“Giặc lúc đầu nổi lên thì lấy của nhà giàu chu cấp cho người nghèo, dối trá thi ân nhỏ để mua chuộc lòng người” [13] 
Nhờ sự ủng hộ của nông dân, trong bước đầu lực lượng Tây Sơn phát triển mau chóng. Nhưng cái hay của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là biết dừng lại đúng lúc, nên sau đó mọi việc đều ổn định, đúng như sách Đại Học dạy “知 止 而 后 有 定 Tri chỉ nhi hậu hữu định.”
Riêng Thái bình Thiên quốc cũng nhờ việc lấy của nhà giàu cho người nghèo mà được sự ủng hộ nhiệt liệt của nông dân trong bước đầu, nên sau hai năm nổi dậy, từ một làng nhỏ tại tỉnh Quảng Tây làm cuộc trường chinh lên phía bắc, chiếm được Nam Kinh. Tuy nhiên Thái bình Thiên quốc không biết dừng, chủ trương thi hành triệt để theo con đường tập trung tư liệu sản xuất:
Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không có điều gì là không công bằng. [14] 
Lịch sử từng chứng kiến việc Mao Trạch Đông thi hành “Bước nhảy vọt lớn” trong năm 1958-1959 thất bại như thế nào, thì chủ trương tập trung tư liệu sản xuất của Thái bình Thiên quốc cũng thất bại tương tự. Sau một thời gian ngắn thử thách, nông dân chán nản, phần đông gia nhập vào tổ chức dân binh, được gọi là “Đoàn luyện“ của Tăng Quốc Phiên để chống lại Thái bình Thiên quốc.
Lưu khấu 
Một trong những thủ đoạn của Thái bình Thiên quốc là “lưu khấu” tức vĩnh viễn làm giặc lưu động. Theo lời của Trung vương Lý Tú Thành, một trong những vị vương của Thái bình Thiên quốc cung khai như sau:
“Những gia đình thờ “Thượng đế”, nhà cửa phòng ốc được hủy đốt, đói lạnh không có ăn, nên đành đi theo. Người nhà quê, đi xa không biết đường, đi được khoảng trên 100 dặm, không quay trở về được nữa, nên cuối cùng phải theo quân.” [15] 
Thông thường những năm đói kém mất mùa, nông dân có thể nổi dậy; nhưng đến mùa thu hoạch no đủ, thi họ lại trở về làm ăn như cũ. Đằng này, hô hào đốt nhà cửa, bắt dân theo vĩnh viễn, làm một cuộc trường chinh không có ngày về, thủ đoạn của Thái bình Thiên quốc muốn duy trì một đạo quân trung thành thường trực.
Tuy nhiên quân ắt phải có lương, một khi không dành được của kẻ địch, thi họ quay lại cướp của dân, đó là con dao hai lưỡi!
Sử dụng trí thức 
Lúc Thái bình Thiên quốc nổi lên như một ngọn lửa bừng, quan quân nhà Thanh tuy đông nhưng đành bất lực, lực lượng này chiếm Nam Kinh, vượt sông Trường Giang v.v… Tuy nhiên chính sách của Thái bình Thiên quốc cấm thờ cúng tổ tiên, cấm các tư tưởng Nho, Lão, Phật… thực sự chối bỏ nên văn hóa cổ truyền đông phương, nên bị những người đọc sách phản đối. Các nhà Nho đương thời như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương đã tập hợp dân chúng với tổ chức “đoàn luyện” để chống lại một cách hiệu quả.
Riêng vua Quang Trung tuy xuất thân từ áo vải, nhưng biết dùng những trí thức như La Sơn Phu Tử, Ngô Thời Nhiệm v.v… Điều này thấy rõ nhãn quan chính trị của vua Quang Trung cao hơn Hông Tú Toàn một bậc.
C. Cơ
Lịch sử ghi nhận Hồng Tú Toàn có cơ hội, chiếm được 16 tỉnh của Trung Quốc, nhưng vì sử dụng tập thể hóa tư liệu sản xuất, cùng chối bỏ nền văn hóa truyền thống, nên tự rước lấy thất bại. Sự thất bại này, tương tự như thất bại của Tần Thủy Hoàng được vạch ra trong bài phú nổi danh A Phòng cung phú của Đỗ Mục “diệt nhà Tần không phải là công của thiên hạ, mà chính Tần tự diệt.”[16]
Riêng vua Quang Trung, mất trước khi khởi sự, hoàn toàn không có cơ hội! Tuy nhiên qua sự phân tích so sánh tại các mục Thời, Thế nêu trên; thấy có nhiều yếu tố hơn hẳn Hồng Tú Toàn. Với tài sức như vậy, há lại không đủ khả năng để khôi phục được phần đất cũ của Nam Việt ư! Tuy nhiên “Thành bại là cơ”; người đời sau đành phải an ủi bằng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh:
Cho hay thành bại là cơ,
Mà u hồn biết bao giờ cho tan!
Nguồn: © 2007 
————–
[1]Hồ Bạch Thảo, Cao Tông Thực lục q. hạ, văn bản số 200, tr. 237.
[2]Hoàng khảo: Vua cha, chỉ vua Càn Long.
[3]Dạ Lang tự đại: Đời nhà Hán có nước Dạ Lang nhỏ bé [vùng Quí Châu hiện nay] làm Vương một châu, không biết nhà Hán to lớn; Vương nước đó hỏi Sứ giả nhà Hán rằng “Hán và nước ta ai lớn hơn”. Do câu nói đó, người đời gọi kẻ ngông cuồng không lượng sức là Dạ Lang tự đại. (Hán Thư, Tây Nam Di truyện)
[4]Tức Đồng Nai; chỉ quân Nguyễn Ánh lúc bấy giờ đóng tại Đồng Nai.
[5]Hồ Bạch Thảo, Cao Tông Thực lục q. hạ, văn bản số 204, tr. 245.
[6]Thiện phòng; phòng phụ trách nấu cho vua ăn
[7]Lưỡng Hồ: Hồ Bắc, Hồ Nam
[8]Cao Tông Thực lục q. 1356, tr. 173-174
[9]Thăng bình ngọc phiệt: Bè ngọc, cứu vớt người trầm luân đến cảnh thăng bình
[10]Trạo ca: Điệu hát chèo thuyền
[11]Thanh Thông Giám, q. 14, tr. 1601-1602
[12]Hồ Bạch Thảo, Cao Tông Thực lục tập hạ, văn bản số 206, tr. 251
[13]Đại Nam chính biên liệt truyện, Ngụy Tây; Tạ Quang Phát dịch, tr. 11
[14]有 田 同 耕, 有 飯 同 食, 有 衣 同 穿, 有 錢 同 使, 無 處 不 均 勻 Hữu điền đồng canh, hữu phạn đồng thực, hữu y đồng xuyên, hữu tiền đồng sử, vô xứ bất quân quân. Tiền Mục, Quốc Sử Đại cương, tr. 876.
[15]Tiền Mục, Quốc sử đại cương, tr. 874
[16]族 秦 者, 秦 也, 非 天 下 也 Tộc Tần giả, Tần dã; phi thiên hạ dã. Cổ Văn Quan Chỉ, q. 8, tr. 309.

Phần nhận xét hiển thị trên trang