Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nhạc sĩ người Đài Loan Watch Shara Lin quản lý piano, violon và guzheng tất cả cùng một lúc!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÂU CHUYỆN VÔ THƯỜNG

Nguyễn Xuân Hưng
Bài 1: Dòng chảy Nho giáo

Nhập đề. 
Tôi có may mắn làm việc một thời gian dài với một nhà văn am hiểu Trung Quốc là nhà văn Hà Phạm Phú, gần đây lại tiếp xúc với Nhà văn Trần Đình Hiến, người cảđời sống và chiêm nghiệm với nền văn hóa Hán, người dịch Mạc Ngôn trứ danh, nên dần dần hiểu đôi điều về Trung Quốc. Điều đó thoạt tiên có vẻ vu vơ, tình cờ, nhưng sau rồi càng ngẫm càng thấy may mắn, bởi vì trong cuộc sống một con người Việt Nam, nói không ngoa, động đâu cũng thấy hình bóng Trung Hoa. Lịch sử, văn hóa, thương mại, bang giao, xã hội… chỗ nào cũng thấy cái bóng to vật vã mang tên Trung Quốc. Bạn là nhà doanh nghiệp hay nhà buôn ư? Đố bạn không tính đến yếu tố hàng hóa mang giá trịđồng Tệ. Bạn là nhà hoạt động văn hóa xã hội ư? Nếu bạn không hiểu về một dòng chảy lịch sử mang tên Trung Quốc, thì chắc gì đã biết về chính dân tộc Việt. 
Có một tâm niệm như vậy, nên gần đây tôi viết một loạt bài nhân dịp nói chuyện với hai nhà văn Hà Phạm Phú và Trần Đình Hiến. Sau đó, có nhiều ý kiến phản bác và ủng hộ, đó cũng là lẽ thường tình. Mục tiêu của tôi không phải là cố gắng vận động một chủ thuyết, mà là trình bày quá trình tự học của một nhà văn. Đó là phương tiện cho một cứu cánh là các tiểu thuyết lịch sử. 
Tôi có kể lại một số chuyện qua các câu chuyện kể của các ông bạn già, như là một người tổng thuật. Rồi cũng có những ý kiến của tôi, tát nước theo mưa. Tôi nghĩđó là chuyện thường của các nhà văn. Viết gì ư? Nếu không biết, không hiểu, thì viết gì? Biết và hiểu thì hoặc là đi, hoặc là học. Học thày không tày học bạn. Giống như cuộc đời luôn luôn vận động, lịch sử chỉ có một, nhưng kiến giải về lịch sử thì có vô vàn. Ngày hôm qua con người ta nghĩ thế này, hôm nay cũng nghĩ thế có thể không còn đúng, mà phải thế khác. Trong Phật luận, có cái nhìn “vô thường” đối với cuộc đời. Câu chuyện của tôi cũng chỉ là một câu chuyện vô thường.
1. Nho giáo chính là Hán giáo.
Hiện nay, một vấn đề xã hội nan giải là chuyện dạy và học lịch sử. Cái gì làm cho người ta chán ngấy môn sử và nguy cơ của nó như thế nào, sau này tôi sẽ trở lại chuyện này. Nhưng có lẽ thế hệ chúng tôi đã được/bị giáo dục về sử học có phần thiên lệch. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, lịch sử dân tộc ta không phải chỉ có (hoặc phần lớn) là lịch sử chiến tranh giữ nước. Theo ông Hiến, đó là lịch sử văn hóa và bài học tự tôn dân tộc.
Tại sao một ông nói tiếng Hán, đọc văn Hán lại nói như thế? Ông Trần Đình Hiến năm nay ngoài tám mươi tuổi, mấy chục năm sống và làm việc ở Trung Quốc, mới có thể thốt lên như thế. Vậy thì phần lớn trong chúng tôi không có kinh nghiệm sống như ông ấy, liệu có thể hiểu nổi vấn đềđó không? Tôi muốn ông Hiến tóm lược một hai câu, thì ông Hiến nói chắc nịch: “Nho giáo chính là Hán giáo. Thời kỳ nào văn hóa Việt đủ sức “đối tác” với nó thì còn là Việt”
Nho giáo chính là Hán giáo. Câu nói đó hình như có thể làm cho tôi chợt tỉnh. Nếu Nhà văn Trần Đình Hiến đi tu Thiền, chắc hẳn ông sẽ theo Thiền phái Vô Ngôn Thông, chú trọng thoại đầu và hướng đến đốn ngộ (Tôi sẽ trở lại vấn đề Thiền ở phần sau). Câu nói đó đánh một chùy vào trực giác nhận thức, có thể soi sáng nhiều vấn đề kinh nghiệm.
Không ởđâu trên thế giới, mà một bộ quan niệm bao gồm những câu nói rời rạc của một ông thày, lại được nâng lên mức như một tôn giáo, như cái gọi là Nho giáo. Tại quê hương của nó, người thày Khổng tử lận đận để thi hành cái đạo đó, sinh thời thất bại. Nhưng kể từ Hán Vũđế, Nho gia bắt đầu được đề cao, hệ tư tưởng Nho trở thành trụ cột văn hóa, tinh thần cho chế độ cai trị, từđó, tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử hai nghìn năm Trung Quốc, có thể nói là lịch sử diễn biến Nho giáo. Cho đến nay, người Trung Quốc chính là người Hán, chữ Trung Quốc là chữ Hán, tiếng Trung Quốc cũng là tiếng Hán. Nho giáo đồng hóa xã hội Trung Quốc, rèn giũa nên một loại con người mới. Từ tu thân, tề gia đến trị quốc và chót vót là bình thiên hạ. Thiên hạ thì chỉ có một chủ, đó là thiên tử. Nên thực chất người thấm Nho đều phấn đấu trở thành quân tử, dưới một người trên vạn vạn người. Song, từng nấc thang đó, nếu anh không bình thiên hạđược thì cũng tề gia và tu thân, đều được gọi là Hảo Hán. Con người tiêu biểu của xã hội Nho giáo luôn luôn là người Hán tốt. Đó chính là tiên đề (không cần chứng minh) của bộ lý luận Nho giáo. Và, nói Nho giáo là Hán giáo chính là vì thế.
Nho giáo có sức sống mãnh liệt, nhào nặn nên văn hóa Trung Quốc, cũng là vì nó là bộ giáo lý dạy người hợp với quy luật tự nhiên. Sự phân loại con người trong xã hội rõ ràng xếp theo hình chóp. Đỉnh chóp là thiên tử (bình thiên hạ) và xuống thấp dần đến đáy bao gồm mọi kẻ tu thân. Khi anh chấp nhận phấn đấu là quân tử, thì công nhận sự cai trị của một ông vua. Cho nên, ông Hà Phạm Phú nói, bạn bè trí thức Trung Quốc mà ông tiếp xúc, đều công nhận lịch sử Trung Quốc không có tầng lớp trí thức như chúng ta hiểu ngày nay. Không có phản biện xã hội, không có trào lưu tư tưởng mới có tính đột phá. Mọi diễn biến đều vùng vẫy trong bể Nho giáo cổ truyền.
Nhưng nguyên nhân chính yếu làm cho Nho giáo có sức sống, đó chính là vì nó phản ánh sinh động tâm tư nguyện vọng của người Trung Quốc. Khổng tử, người nước Lỗ, vốn không phải Hán (mà là Bách Việt) hẳn phải hiểu đến chân tơ kẽ tóc con người sinh sống ở bình nguyên giữa hai con sông lớn trên lục địa Trung Quốc. Cho nên, thắng lợi của Nho giáo lại là sự toàn thắng của văn hóa Hán. Nói Nho giáo là Hán giáo cũng không ngoa.
Trong xã hội Trung Quốc, ngay từ khi Nho giáo chưa có địa vị gì, từ thời Xuân thu chiến quốc, đã hình thành một tầng lớp trí thức gọi là quân sư. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, trí thức quân sư là một loại tầng lớp đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc. Toàn bộ hoạt động sáng tạo của người có học trong một xã hội phong kiến tôn ty trật tự chỉ là tiến thân nhờ uốn ba tấc lưỡi để cho giới cầm quyền thi hành “cái đạo” của mình, như Tô Tần, Trương Nghi. Nho giáo ra đời, tổng hợp các quan niệm về nhân sinh quan, vũ trụ quan của người có học, coi như trao cho những quân sư một loại vũ khí lợi hại để tiến thân. Tiến lên thì làm quan, lui về thì dạy học, làm thuốc. Hình ảnh quân sư lý tưởng nhất là Khổng Minh. (Nói kỹở phần Tam Quốc)
Từđó, mà xã hội Trung Quốc từ bao đời, cũng có một loại người bí hiểm, là ẩn sĩ. Phải chăng ẩn sĩ nếu không là Nho sĩ mài giũa kiến thức, thu mình chờ thời, kiểu như Tư Mã Ý, thì cũng là một kiểu như Từ Thứ, biết mà không làm gì cả, bất đắc chí văng ra khỏi nền chính trịđương thời. Ẩn sĩ chính là trí thức của nhân dân, tham mưu cho cộng đồng dân cư, là tác giả vô danh trong các phát kiến, sáng tác. Mạc Ngôn trở nên đáng đọc ở Trung Quốc, theo ông Trần Đình Hiến, chính là do Mạc Ngôn quan niệm, lịch sử phản ánh trong các tác phẩm của ông phải là lịch sử do nhân dân kể lại, được ký ức nhân dân lưu giữ, chứ không phải lịch sử thành văn do các sử gia vẽ nên ở triều đình. Nhân dân sao có thể làm sử, “dân dĩ thực vi tiên”. Thực chất ký ức lịch sử mà sau này Mạc Ngôn nghe lại được “từ nhân dân” phải chăng chính là từ các ẩn sĩ có nguồn gốc Nho gia. Đó là một loại “hủ nho” bật ra khỏi cái bẫy của việc gắn bó với triều đình.
Ấn Độ có Ấn Độ giáo, phát sinh từ nền văn minh sông Hằng, nhưng Nho giáo thì không bao giờ tự nhận mình là Hán giáo. Có lẽ nó liên quan đến điều mà ông Trần Đình Hiến gọi là “cái đạo của sự dối trá”. Bộ giáo lý Nho giáo đặc biệt đắc lực trong việc hình thành nên gia phong, một luật lệ gia đình. Gia đình Nho giáo cũng có một ông quân gia, vua trong nhà. Xét cho cùng, đó là cái đạo của sự áp chế, tìm kiếm khoái lạc, mà lại dùng các mỹ từđể trốn tránh sự khoái lạc, gọi sự chinh phạt bằng cái tên khác. Người Hán ưa dùng ngoa ngôn. Ngay trong các ngoa ngôn đời sống cũng ẩn chứa sự dối trá, mà lại phải dối trá. Một Hảo hán trong đời không thuộc quy luật xảo ngôn thì anh không sống nổi. Mở mồm là nhún mình đến mức coi mình như con vật, là “bỉ nhân”, là “hèn sĩ”, nó chỉ thực chất khi gươm đao khua lên, hét to giữa trận tiền. Cho nên Kim Dung trở nên vĩđại, vì ông ta hiểu sâu xa con người Trung Quốc, xã hội chưởng Kim Dung chính là xã hội Trung Hoa bị ngọn đèn nhà văn soi vào. Ngày nay, ai dám bảo Trung Hoa được gán nhiều mỹ từ hiện đại là không còn Nho giáo. Đó là Nho giáo khoác áo mới mà thôi. Nào là đồng chí tốt, nào là anh em, nhún mình đến mức vì lý tưởng, nhưng khi cần thì nói năng không khác côn đồ. Tầng lớp quan lại Trung Quốc đã từng đánh ViệtNam, là tột cùng của loại Hảo hán, đó chính là loại quân tử Tàu chính hiệu.
Khi hỏi Khổng tử ông làm gì đầu tiên khi được ngồi vào ngai vàng, ông trả lời “Phải chính danh”. Có thể chính Khổng tử cũng không lường được sự biến dạng khách quan của khái niệm “danh”. Mặt tốt của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là nó đồng hóa được mọi kẻ thù. Anh nào đô hộ người Hán cũng bị hấp dẫn bởi Nho giáo, khi anh lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ thể, thì vô hình trung anh biến thành Hán cả. Ông Hà Phạm Phú nói, các đời vua Trung Quốc từ Tần đến Thanh, chỉ có một hai đời đúng là xuất phát từ dân tộc Hán. Và, dĩ nhiên ngày nay con cháu họ phần nhiều trở thành người Hán. Nếu không thì cũng chỉ còn cái tên dân tộc, từ trong tâm hồn đã là Hán rồi.
Song, mặt trái của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là khi anh truyền bá thì dễ bị nhận ra chân tướng. Thử hỏi, Nhật Bản hay Hàn Quốc, và đến Việt Nam, mấy nước bị Nho giáo truyền thụ một hai nghìn năm cả, nhưng văn hóa bản địa luôn luôn âm ỉ một cuộc phản kháng. Tôi nói với ông Trần Đình Hiến, tại sao chúng ta cứ giảng giải lịch sử phản kháng, giữ gìn bản sắc dân tộc, mà không thấy rằng, đó chính là lịch sử phản kháng văn hóa. Điều này trùng với nhận định của ông Hiến về Nho giáo. Nhật Bản và Hàn Quốc, khi có yếu tố phản kháng, là người ta rũ bỏ Nho giáo, hoặc bổ sung vào hệ tư tưởng Nho cái nội dung bản địa, khác hẳn. Đó là thắng lợi của sự chọn lọc và phản kháng Nho. Còn Nho giáo ViệtNam thì sao?
2. Bi kịch Mạc
Tôi thấy nhiều sách nói Sĩ Nhiếp là thái thú đầu tiên truyền bá Nho học. Có lẽ không hẳn là thế. Trước Sĩ Nhiếp đã có mấy trăm năm nhà Hán đã thiết lập chếđộ cai trị sau khi đánh thắng Nam Việt của Triệu Đà.
Các cụ trí thức Việt Nam trước kia đều coi nhà Triệu của Triệu Đà là tiếp quốc thống Âu Lạc, có lẽ có một cái lý chí tử mà chúng ta sau này không hiểu. Đó là nhìn nhận triều đại dưới lăng kính văn hóa dân tộc. Nhà văn Trần Đình Hiến thì không đồng ý coi nhà Triệu là quốc thống Việt, bởi vì Triệu Đà là người Hán Chân Định, nhà Triệu có tội để mất nước vào tay Hán. Nhưng nhà văn Hà Phạm Phú thì đặt vấn đề: Triệu Đà cai trị Nam Việt, là phần đất của người Bách Việt, song Triệu Đà đối lập và phản kháng nhà Hán, vờ phụ thuộc mà thiết lập quan chế riêng. Đến Hai Bà Trưng khởi nghĩa trên lãnh thổ Nam Việt (gồm Bắc Việt Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), thì thấy mọi thiết chế xã hội thời Hùng vương còn rất đậm nét, xã hội bộ lạc mẫu hệ vẫn còn, chứng tỏở Nam Việt, chưa có dấu hiệu Hán hóa rõ ràng. Nguyễn Trãi khi viết Cáo Bình Ngô nhân danh Lê Lợi, cũng kể từ Triệu, đến Đinh, Lê, Lý, Trần. Ai cũng công nhận Cáo Bình Ngô là niềm tự hào dân tộc, mà chưa có đủ lý lẽ ai phản đối ông Nguyễn Trãi sai lầm.
Mã Viện là viên quan Hán đã tiêu diệt Hai Bà, xóa bỏ hoàn toàn văn hóa Việt, hẳn là sự Hán hóa bắt đầu mạnh mẽ. Nho giáo tất nhiên phải được truyền vào. Và đến Sĩ Nhiếp làm Thái thú, chắc là Nho giáo thắng thế và có ảnh hưởng đáng kể vào tầng lớp trí thức. Trong khi Trung Quốc loạn Tam Quốc, thì Sĩ Nhiếp giữ cho Giao châu thanh bình, thịnh trị, uy tín Nho giáo càng lên cao. Thế mà gần một nghìn năm sau cho đến Ngô vương dựng nước, Đinh –Lê quật khởi, Nho giáo dù đã được nhà cầm quyền áp chế, nhưng vẫn không có địa vịđộc tôn, là bởi vì có sự xuất hiện của Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo tuyên bốđầy hào sảng: “Phật giáo đồng hành với dân tộc”, là một tuyên ngôn có sơ cở thực tế.
Nghiên cứu lịch sử thời Lý, tôi cho rằng, đó là thời hoàng kim tam giáo đồng nguyên. Đó là thời kỳđa nguyên tư tưởng đầu tiên của dân tộc. Nho giáo bị chính Đạo giáo cũng có nguồn gốc Trung Quốc, cùng với Phật giáo, giành giật dân chúng. Lý Thái tổ xây dựng chếđộ phong kiến tập quyền, nhưng chiếm được địa vị nhờ phương pháp tuyên truyền sấm ngữ của Thiền gia. Lý Thánh tông xây dựng Quốc tử giám, đặt niên hiệu Đại Việt, song lại xây chùa, tự mình làm tổ Thiền phái Thảo Đường. Đó là nền dân chủ tư tưởng đáng ngạc nhiên. Về Phật giáo thời Trần, sau đây có một phần bàn riêng, ởđây chỉ xin nói về “dòng đời” của Nho Việt.
Tôi đã phát biểu ở một bài bút ký về nhà Mạc đăng trên báo Văn Nghệ. Cuối Trần, tầng lớp Nho giáo thời Trần đã rất mạnh, nhưng Nho giáo chưa thể trở thành nền tảng tư tưởng của nhà nước phong kiến. Chỉ sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi xây dựng nhà nước phong kiến dập khuôn toàn bộ mô hình Trung Quốc. Nho giáo thời Lê được ươm mầm hơn một nghìn năm, đến đó phát triển tươi tốt, cực thịnh. Đến đây, có thể thấy một mẫu số chung, kẻ chiến thắng Hán đã trở thành giống như Hán. Từ trước đến nay, chúng ta tự hào đánh thắng quân Minh, gìn giữ chủ quyền, đúng thôi. Và sự thật lịch sử là thế. Nhưng từ nhà Lê, Nho giáo bắt đầu chiếm địa vị hệ tư tưởng độc tôn, cũng là một sự thật rành rành không thể nói khác. Chữ là chữ Thánh hiền. Thánh hiền là ai? Là một ông họ Khổng nào đó. Toàn bộ trí thức chăm chăm học để thành người quân tử, nói trắng phớ ra là làm một người Hán tốt. Dĩ nhiên căn cốt dân tộc vẫn không thể mai một được, đó là vì còn nhiều yếu tố khác “kháng Nho”, mà cái kháng Nho ghê gớm nhất là Phật giáo, giáo lý Trúc Lâm còn dai dẳng, âm ỉ trong dân chúng.
Nho giáo trở thành nền tảng cơ sở xây dựng xã hội Lê, đạt đỉnh cao thời Hồng Đức. Đến đây, toàn bộ tinh hoa hay nhất của Nho đã được người Việt dùng gần như hết. Sau Lê Thánh tông, xã hội Đại Việt suy vi, đó là sự phát tác của mặt trái Nho giáo, thứ triết thuyết ngoại lai. Nho giáo có thể hợp với người Trung Quốc, nhưng không hợp với người Việt. Dĩ nhiên, trong lịch sử học thuật, tôi biết nhiều bậc mũ cao áo dài ra sức tìm tòi, chứng minh sự khác biệt của Nho Việt, so với Nho Tàu, nhưng dù sao thì đó vẫn là thứ Hán giáo không thể khác. Đó là con đường bành trướng và đồng hóa của văn hóa Hán.
Khi học thuyết ngoại lai khủng hoảng, người ta quay trở về nguồn mạch dân tộc, trở về với cái tồn tại của bản xứ, đó là quy luật tất yếu. Những bài viết về nhà Mạc của Nhà sử học Trần Quốc Vượng soi sáng điều này. Ông Vượng cho rằng, nhà Mạc từ bỏđộc tôn Nho, phát triển tầng lớp thương gia, cho đình chùa quay lại có vai trò quan trọng trong đời sống làng quê. Ông Vượng sinh ra và lớn lên ở vùng Đông Bắc, gần với quê hương của tôi, và là quê hương nhà Mạc, nên tôi cảm thấy rất dễđồng cảm. Bây giờ, người ta có ngôn từ “làng mạc”, có lẽ là vì làng thời Mạc đã phát huy hết bản tính cộng đồng cư dân Việt. Nhà Mạc mất đi, nhưng cái làng Việt với cây đa, bến nước, sân đình thì vẫn còn và có thể nói, có sử liệu rõ ràng là từ thời Mạc. Tôi viết bài “Đoản khúc Dương Kinh bi tráng” nói vềđô thị Dương Kinh, là tiếp nối cảm hứng đối với nhà Mạc mà ông Trần Quốc Vượng đã khơi gợi. Nhà Mạc với Mạc Đăng Dung có thể là triều đại đổi mới dũng cảm trong lịch sử dân tộc. Đó là một thể nghiệm hướng ngoại, hướng sang cái thiên hạ khác với Hán và trở về phong tục dân tộc. Cùng thời với các làn sóng hướng ngoại của Nhật Bản, tư tưởng võ sĩđạo làm nên những biến đổi trong xã hội Nhật. Tuy nhiên, người Việt chịu một bi kịch, đó chính là nỗi bi kịch gắn liền với sự thất bại của Nhà Mạc.
Tất nhiên, sựđổ nát một chếđộ mới có hơn 60 năm xây dựng có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân thất bại của Nhà Mạc là không dứt khoát lựa chọn văn hóa, chưa có nền tảng tư tưởng mới, mà trực tiếp là sự thất bại của nền giáo dục. Các vua Mạc sau Mạc Đăng Dung ứng xử với Nho học có hai mặt, tước bỏđịa vịđộc tôn, nhưng lại giữ lại cách tuyển bổ quan lại kiểu Nho giáo. Một cách hình ảnh, nhà Mạc ứng xử với Nho giáo như là nuôi một con hổ, nhưng lại coi nó là mèo. Chính con hổấy sổng chuồng quay lại tiêu diệt cái cũi định nhốt nó. Cứ xem xét toàn bộ cái triều đình Lê Trung hưng lưu vong chống Mạc ban đầu, thì thấy cốt lõi là Nho sĩ. Thời Mạc, việc thi cử, tuyển bổ quan lại rất đều đặn, tuy nhiên các vua sau nhà Mạc phần lớn đều hèn yếu, văn hóa thấp, nhũng lạm hiếu sắc, cho đến Mạc Mậu Hợp là đỉnh cao của hủ bại, văn thần võ tướng đều bất hợp tác. Chưa có thời nào mà triều quan lại xin về hưu trí nhiều đến thế.
Có lẽ sau này, nhà Mạc không có lấy một sử gia riêng, không có một bộ sử riêng, cũng là lẽ đó chăng. Mọi sử liệu về nhà Mạc đều được viết lên từ các Nho gia, phục vụ các triều đại chống lại và đánh thắng nhà Mạc. Dù cho Lê- Trịnh, hay Nguyễn đều coi Mạc là ngụy. Những sử liệu về “trói tay xin hàng” Trung Quốc của vua Mạc đều có nói đến, hư hư thực thực. Trớ trêu thay, một triều đại muốn từ bỏđộc tôn Hán giáo, lại bị thất bại, và bị mang tiếng là “đầu Hán”. Còn các thế lực tiếp tục nuôi dưỡng Hán giáo, đưa dân tộc trở lại quỹđạo Hán giáo thì lại vô can.
Sau này, đến thời đại ngày nay, tôi vẫn thấy sử sách tiếp tục ứng xử với nhà Mạc như “ngụy”, tuy không nói ra từ ngụy. Đó là một bất công lớn đối với nhà Mạc. Ởđây, lại có một mẫu số chung là nhận định triều đại phải xuất phát từ cái gốc văn hóa. Ngay cách dùng từ của các sử gia là Nho sĩ Việt Nam thời xưa, cũng có sự tinh tếđáng lưu ý. Hồ thì gọi là Nhuận Hồ. Còn Mạc thì dứt khoát phải là “ngụy Mạc”. Có người giải thích, đó là do nhà Hồ ngắn, chỉ là “thừa” (nhuận), còn nhà Mạc dài lâu hơn, thì bị gọi là “giả” (ngụy). Không phải. Nhà Hồ chưa có sự lựa chọn dứt khoát về hệ tư tưởng. Họ chỉ mới dè dặt cải tổ xã hội đổ nát cuối Trần, thì nhân dân đã không tin tưởng để nghe theo, cuối cùng nhận lấy thất bại ở chiến trường. Xét cho cùng, Hồ cũng chỉ là Trần kéo dài mà thôi. Còn Mạc thì là một triều đại có ứng xử khác hẳn với nền tảng Nho giáo. Cái đáng gọi là ngụy của Mạc, theo các Nho gia, chính là ứng xửđáng giận với Nho giáo. Mạc Đăng Dung rõ ràng có gia phả xuất phát từ khu vực Bách Việt, Nam Trung Quốc, nhưng ông có tư tưởng xây dựng một nhà nước không có Nho giáo độc tôn, mà còn có Phật và Đạo. Cũng như Trần Cảnh, có gia phả là đời thứ năm chuyển xuống từ Nam Trung Quốc (cũng là vùng văn hóa Bách Việt), lại quật khởi chống Nguyên và xây dưng một chếđộ thể hiện tinh thần dân tộc hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Đó cũng là một hiện tượng lịch sửđáng suy ngẫm. Ông Trần Đình Hiến nghiên cứu sâu văn hóa Trung Quốc, cho rằng, ngay tại Trung Quốc, tuy văn hóa Hán có thế thắng áp đảo, nhưng không phải văn hóa Việt cổ bị mai một, mà nó chỉ tồn tại dưới dạng khác mà thôi. Ở Bắc Kinh, người ta gọi tiếng Quảng Châu là “Việt ngữ”, gọi thứ kịch cổ truyền đến từ vùng nước Kinh là “kinh kịch”, đó là văn hóa Bách Việt cổ sơ tồn tại dưới màu áo khác. Còn không hiểu Kinh Thư có phải là “thơ của người Kinh” không thì tôi chưa hỏi ông Trần Đình Hiến.
Cùng với nhận định như vậy, khi xem xét nỗi bi phẫn thời Nguyễn, cũng lại là sự thất bại về văn hóa. Tại sao người Việt Nam nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp đến như vậy? Đó là một dịp phản kháng văn hóa Hán, điều vốn dĩ tiềm ẩn trong lịch sử dân tộc. Song, nhà Nguyễn cũng có một sức ép lựa chọn, để tránh thứ tôn giáo đến theo đội quân xâm lược, thì lại ra sức quay trở lại với thứ văn hóa cổ truyền hơn, là Nho giáo. Nhưng chuyện này lại là một đề tài khác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sinh viên - bạn cần gì?


giáo dục, tuổi trẻ, thanh niên, sinh viên

"Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi. Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá. Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi! Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 thì không trẻ nữa, nhưng tôi thấy 8 năm ấy mới thật sự là đẹp nhất của giai đoạn tuổi trẻ. Ở cái tuổi ôm trọn thời sinh viên này, lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc, suy tư thật nhiều về cuộc đời, về xã hội, về dân tộc,… thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài. Có quá nhiều câu chuyện kể về những con người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực để rồi họ có động lực vươn lên thành công. Tôi từng đọc và cả tiếp xúc với những con người ấy và tôi nghĩ: “Nếu ở trong hoàn cảnh đó, mình cũng sẽ có động lực vươn lên như họ thôi”. Hoặc cũng không thiếu những câu chuyện về những người thành công được sinh ra trong một nền tảng gia đình rất tốt, ba mẹ đều thành công và họ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục cho con cái. Tôi cũng biết và tiếp xúc với nhiều người thuộc nhóm này, rồi tôi cũng từng nghĩ: “Gia đình họ có điều kiện và nền tảng như vậy, việc họ thành công không có gì đáng ngạc nhiên cả”. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống như tôi cho hai trường hợp trên, thì tôi chia sẻ rằng đó chỉ là sự biện hộ thôi. Cả hai nhóm người trên đều đáng ngưỡng mộ và trân trọng bởi họ đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Tôi thì thuộc nhóm người ở giữa và tôi nghĩ mình giống đa số các bạn. Nói một cách văn vẻ đây là nhóm người mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt. Gia đình tôi không giàu, nhưng cũng không quá nghèo (tuy là hơi nghèo vào cái thời đất nước còn khó khăn, gia đình nào cũng vậy thôi). Tôi học không xuất sắc, nhưng cũng không dở. Tôi không tự ti, nhưng cũng chẳng tự tin về mình lắm. Tôi không có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít bạn bè,… Tôi nói như vậy chỉ để muốn chia sẻ với bạn rằng ai cũng có thể vươn lên cho dù xuất thân trong hoàn cảnh gia đình như thế nào, thành tích học tập ra sao, thông mình vừa vừa, thông minh kiệt xuất, hay ngu si đần độn,… Chỉ cần một tư duy đúng đắn, nuôi dưỡng khát vọng lớn và dám dấn thân lăn xả từng việc nhỏ bằng tất cả trách nhiệm của mình. Ai cũng có thể vươn lên! Cứ mỗi lần tiếp xúc với các bạn sinh viên là tôi lại đau đáu trong lòng. Những câu hỏi các bạn đặt ra cho tôi nhiều khi khiến tôi phát bực nhưng phải làm chủ cảm xúc để giữ thái độ bình tĩnh. Hoặc cũng không ít lần khi nghe hỏi xong, tôi chỉ biết cười trừ vì thật sự không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng nữa. Tôi xót xa không biết tại sao những câu hỏi ấy lại được nêu lên dù biết là không nên vùi dập từ trong trứng nước, cần khuyến khích dám đặt câu hỏi khi có thắc mắc vì đó là cách rất hay để học hỏi. Nhưng thông qua những câu hỏi ấy, tôi thấy một thực trạng tư duy kém cỏi, thiển cận và bị động đang ăn sâu vào trong nhiều bạn sinh viên. Ảnh minh họa: ST Trong một lần tọa đàm thân mật với khoảng 20 bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau, có một bạn sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế hỏi tôi rằng: “Anh ơi, trong 4 năm học đại học, em không tham gia hoạt động hoặc đi làm thêm gì hết, vậy thì bây giờ em điền cái gì vào CV để xin việc đây anh?”. Khi tôi hỏi ngược lại những người tham dự hôm ấy là ai cũng ở trong tình trạng giống vậy, thì quá ngạc nhiên là khoảng 60% cánh tay giơ lên. Trời ơi! Tôi chỉ muốn hét thật to với nhóm bạn trẻ đó (may là tôi giữ được sự bình tĩnh để từ tốn chia sẻ): “Các em ơi, sao các em đi tìm một thứ mà chắn chắn là không có trên đời này vậy? Các em muốn thành công mà không phải trả giá? Các em muốn học giỏi mà không có những đêm thức trắng vùi đầu vào đèn sách sao? Làm gì có cái thứ đó trên đời này”. Tôi đang nói đến một tư duy vô cùng nguy hiểm ở các bạn sinh viên, tư duy mì ăn liền. Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không phải bỏ công sức. Cái gì cũng muốn người ta mang đến dâng cho mình, ngồi rung đùi mà hưởng trái ngọt. Khi huấn luyện một khóa học với chủ đề “Sẵn sàng cho sự nghiệp”, tôi ngạc nhiên khi thấy có khá nhiều bạn sinh viên mong muốn bước vô khóa học để được nghe về cách trả lời phỏng vấn, cách viết CV sao cho hay, cách làm sao để thi đậu vào chương trình MT (Management Trainee – đây là một cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ của các tập đoàn đa quốc gia rất được giới sinh viên quan tâm). Nói chung là các bạn cần những cái có thể xài được liền, tạo kết quả ngay tức thì. Thực dụng không có gì là xấu cả, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi bạn có một nền tảng nhận thức vững chắc về sự nghiệp, về tư duy lãnh đạo, về phong cách làm việc, về văn hóa ứng xử nơi công sở,... Hay nói một cách khác là nội lực của bạn có mạnh thì kỹ năng mới phát huy tác dụng. Khi hỏi thăm thì tôi biết được các bạn rất ít tham gia vào những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm và nỗ lực vươn lên nhiều vai trò lãnh đạo khác nhau. Vậy mà ai cũng muốn thi đậu vào MT? Tôi giả sử các bạn may mắn trả lời phỏng vấn tốt để vào được chương trình này, thì liệu bạn có “sống” và tỏa sáng được trong đó hay không là điều bạn cần suy nghĩ. Tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”, vậy thì cái sản phẩm BẠN ngày hôm nay có cạnh tranh được với những “đối thủ” khác về tư duy, nhận thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng,… hay không? Đối với đồ ăn thì người ta cũng ráng suy nghĩ cho ra những phương cách “mì ăn liền” để đáp ứng với đỏi hỏi ngày càng gắt gao và cạnh tranh của xã hội, nhưng với thành công thì làm sao có thể như vậy được? Ảnh minh họa: ST   Tư duy thứ hai là tư duy đòi hỏi. Các bạn đòi hỏi nhiều quá, nhiều hơn những gì các bạn bỏ ra. Các bạn sinh viên đa số đều rất tự tin về kiến thức của mình, đó là con dao hai lưỡi. Tự tin là tốt, nhưng tự tin bao nhiêu thì cần phải nỗ lực chui rèn bản thân không ngừng. Các bạn đang dán cái mác “ĐẠI học” quá lớn vào mình để kết luận rằng kiến thức đã đủ cho công việc và mình có quyền đòi hỏi công ty phải trả mức lương tương xứng với 4 năm dùi mãi kinh sử trên ghế nhà trường. Có nhiều bạn khi tôi hỏi về công việc bạn mong muốn sau khi ra trường, bạn mô tả muốn làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia với thu nhập ít nhất là 800 USD/tháng. Tôi hỏi tiếp: “Vậy em có cái gì để người ta phải trả em 800 USD/tháng?”. Bạn… cứng họng! Các bạn ơi, mơ lớn là tốt. Bạn muốn mức lương bao nhiêu cũng được, không những 800 USD/tháng, mà thậm chí 8000 hay 80.000 USD cũng được. Nhưng, bạn cần phải trả lời câu hỏi là bạn có cái gì để người ta phải trả cho bạn mức lương đó? Bạn có nghĩ công việc photocopy cũng có thể làm xuất sắc hơn bình thường được hay không? Bạn phải thay thế tư duy đòi hỏi bằng một tinh thần cống hiến hăng say, không ngại việc, không chê việc, làm với tất trách nhiệm và chuẩn mực cao nhất để đổi lại kinh nghiệm và sự tín nhiệm. Chứng minh cho họ thấy đi đã, khoan đòi hỏi, rồi bạn sẽ được trả công xứng đáng sau này. Ngoài ra, các bạn chỉ muốn nhận mà không muốn trả giá. Từ “giá” ở đây tôi muốn nói ở cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Tôi diễn thuyết cho sinh viên khá nhiều, cái gì miễn phí thì bạn đến đông lắm. Nhưng cái gì cần một khoản đầu tư để học hỏi sâu hơn thì hình như với bạn nhiêu đó “hàng” miễn phí là đủ rồi. Bạn chê mắc, bạn tiếc tiền, bạn thấy không cần thiết. Rồi thì sau này cái giá mà bạn thật sự sẽ trả còn đắt hơn nhiều. Bạn tiếc tiền đầu tư vào bản thân thì xem như bạn cũng tiếc thành công. Cuối cùng, điều khiến tôi trăn trở nhiều nhất ở các bạn sinh viên là các bạn không có một khát vọng lớn. Cách đây hai tuần, tôi kết hợp với một tổ chức nhân sự uy tín để tổ chức một khóa huấn luyện dành cho những sinh viên đã qua chọn lọc, nhằm mục đích trang bị cho các bạn cách tư duy của một nhà lãnh đạo tương lai. Khóa huấn luyện kết thúc rồi nhưng dư âm của nó khiến tôi trằn trọc mãi. Tôi băn khoăn, lo ngại về Tuổi Trẻ hiện nay, lứa tuổi mà tôi cũng thuộc về. Rồi Việt Nam chúng ta sẽ ra sao khi mà những con người chủ nhân tương lai của đất nước lại có những suy nghĩ và biểu hiện như vậy? Trách ai bây giờ đây? Tôi không dám vơ đũa cả nắm, bởi tôi tin rằng vẫn có rất nhiều bạn trẻ đang từng ngày nỗ lực vươn lên với những khát vọng lớn lao, phục vụ trước hết cho đất nước, sau đó mới đến bản thân mình. Nhưng tôi muốn dấy lên một thực trạng đáng báo động ngày nay ở một số lượng lớn các bạn sinh viên: các bạn suy nghĩ nhỏ quá. Đó là chỉ mong làm sao có đủ tiền sống mỗi ngày; làm sao có thể thi đậu tốt nghiệp tốt nghiệp nếu không sẽ bị ba mẹ la; làm sao để có thể tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường; làm sao có thể tự lo được cho bản thân sau khi tốt nghiệp,... Tôi cũng từng như vậy, y chang các bạn thôi. Nhưng bạn ơi, bạn cần biết rằng điều đáng sợ nhất của một đất nước không phải là nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản; không phải là đất nhỏ ít dân; mà điều đáng sợ nhất là đất nước ấy chỉ tập hợp những con người không dám khát vọng lớn, không dám ước mơ lớn. Ai cũng muốn nước mình giàu mạnh, ai cũng muốn Việt Nam có thể vươn ra tầm châu lục, thậm chí là sân chơi toàn cầu; nhưng ai cũng suy nghĩ nhỏ nhặt, ai cũng chỉ nghĩ cho riêng cho bản thân mình thôi thì làm sao có thể cùng nắm tay nhau đi lên được đây? Bạn có thể trông chờ điều gì trong khi mỗi ngày mình chỉ biết la cà những quán café, quán nhậu, những thú vui cho quên đời quên sầu, giết thời gian. Tôi thật sự lo, lo lắm các bạn ạ! Than vãn rồi cũng thế thôi, bây giờ cần phải làm gì đây? Câu hỏi này quả là rất rộng và quá khó với tôi. Nhưng nếu chỉ được chọn một điều duy nhất để chia sẻ với sinh viên, trong giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tôi muốn nói rằng các bạn cần phải CHỦ ĐỘNG. Các bạn còn bị động quá, điển hình là mỗi khi tọa đàm (tức là một dạng hỏi đáp chia sẻ kinh nghiệm), tôi hỏi là có ai có câu hỏi gì không thì chỉ một sự im lặng đáng sợ xuất hiện. Tôi hỏi tại sao thì các bạn nói rằng đến đây để được nghe anh chia sẻ gì đó. Các bạn ơi, cần phải thay đổi tư duy ngay đi, CHỦ ĐỘNG lên. Đừng ngồi đó mà mong người ta đem thành công đến với bạn. Đừng chỉ biết nộp đơn rồi cầu mong nhà tuyển dụng gọi điện và mời bạn ký hợp đồng. Đừng mỗi ngày chỉ có đến trường rồi quay về nhà mà mong mình sẽ tỏa sáng trong sự nghiệp sau này. Đừng kêu than oán trách việc giáo dục đại học thế này thế kia, thiếu thực tiễn, toàn lý thuyết,… Ai cũng có công việc và trách nhiệm của họ thôi. Nhiệm vụ của bạn là học và hãy biết nỗ lực học một cách chủ động. Nó xuất phát từ ý thức “Ta là sản phẩm của chính mình” để chuyển vai trò đầy tớ sang vai trò ông chủ của quá trình học. Chính bạn mới là người đề ra những cái mình cần học dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc những người trước, rồi nỗ lực học tập bằng phương pháp học sáng tạo. Sự học cũng cần mở rộng cách nhìn nhận. Không phải cứ phải có cái bàn, cái ghế, quyển vở, cây bút thì mới gọi là học. Học ở bất kì đâu, học từ bất kì ai. Chỉ cần một cái đầu rộng mở, chịu khó quan sát, trao đổi, đánh giá, phân tích, thắc mắc là được. Thay đổi cả hệ thống thì khó, nhưng thay đổi bắt đầu từ chính bản thân mình thì ai cũng làm được, chỉ là bạn có muốn hay không thôi? Và giai đoạn 18 – 25 thật đẹp, đừng phung phí thời gian để biến mình thành một thế hệ lu mờ của xã hội. 
5h sáng ngày 3/7/2012" 
Vũ Đức Trí Thể    
Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/song/20048/bai-viet-gay-sung-sot-tren-facebook-cua-1-thanh-nien-viet-nam-25-tuoi.html | TCCL.info

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ở Việt Nam, có một số công việc cho mức lương tương đối ở thời điểm hiện tại song những người làm nghề này cũng phải chịu khá nhiều áp lực


công việc, lương cao, áp lực

 Phi công Theo bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất, mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 74,8 triệu đồng/tháng. Mức này đã giảm 4,5 triệu đồng so với năm 2012, và 6,7 triệu đồng so với năm 2011. Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, mức lương nói trên của nghề phi công cho VNA vẫn là con số đáng mơ ước với nhiều người. Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều người, mức lương "khủng" nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người "nắm giữ" tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề. Lương tháng của phi công và tiếp viên Vietnam Airlines - Ảnh: Bizlive 
công việc, lương cao, áp lực

Tiếp viên hàng không Thu nhập bình quân của tiếp viên hàng không luôn gây sự tò mò của mọi người. Trong thông tin công bố gần đây của VNA, mức lương dành cho tiếp viên hàng không từ năm 2008 đến 2013 đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2008, lương tháng của những tiếp viên là 9,8 triệu đồng, thì đến 2013 đã tăng lên 18,7 triệu đồng/người/tháng. Con số kỷ lục đạt được là 19,2 triệu đồng vào năm 2012. Tiếp viên hàng không cũng là nghề có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung.- Ảnh: PVE Cũng như phi công, tiếp viên hàng không là nghề "đi quanh năm" trên máy bay. Tuy nhiên, áp lực của nghề này có phần thấp hơn so với những người làm nghề phi công. Cùng với lương tháng cố định, tiếp viên hàng không cũng có cơ hội có thêm thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hoá xách tay.   Tuy nhiên, nghề tiếp viên không hào nhoáng như nhiều người vẫn tưởng, mà khá vất vả và phải làm việc xa nhà, không cố định giờ giấc. Bù lại, cơ hội thăng tiến của nghề này tương đối nhanh. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài mức lương tương đối hấp dẫn, tương xứng với đặc thù nghề nghiệp thì những cơ hội trong nghề cũng là một trong các yếu tố khiến không ít bạn trẻ đam mê trở thành tiếp viên hàng không. 
công việc, lương cao, áp lực
Quản lý nhân sự, dịch vụ tài chính, kỹ thuật... Mức lương được trả cao nhất hiện nay thuộc về doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cho vị trí giám đốc kinh doanh với mức lương 161 triệu đồng/tháng. Còn tại Hà Nội, mức lương cao nhất được dành cho vị trí giám đốc nhân sự của một tập đoàn sản xuất, với mức 147 triệu đồng/tháng. 3 lĩnh vực được trả lương cao nhất trong quý II/2013 bao gồm: dịch vụ tài chính - kỹ thuật, bán hàng và tiếp thị. Riêng tại TP.HCM, lĩnh vực bán hàng và tiếp thị được trả lương cao nhất. Ngoài ra, dựa theo Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của tập đoàn Adecco cho thấy nhân sự đang là một những nghề có tiềm năng lương "khủng" ở Việt Nam. Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của Tập đoàn Adecco.- Ảnh: ST Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự hiện đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngọc Lan Theo Zing
Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/song/16885/3-cong-viec-dang-co-thu-nhap-tot-bac-nhat-viet-nam.html | TCCL.info
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện Lạ


Thơ
1.-
Không lạ gì
Khi nghe tin một bloger bị bắt
Nay mai thêm vài ba người nữa, hổng chừng
Nếu họ còn pots bài lên mạng
Nhưng họ viết những gì
Trên vài trang nhật ký cá nhân be bé ấy
Lại hấp dẫn người xem đến vậy
Trong khi đó
Cả ngàn tờ bào đảng, nhà nước, mặt trận …
Khoản hai vạn phóng viên vững vàng nghiệp vụ
Hưởng lương từ ngân sách
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại
Lại không phản biện nổi lấy một câu
Hay đánh bật họ ra khỏi cái đầu công chúng
Đấy mới là chuyện lạ
2.-
Không lạ gì
Ca sĩ Lệ Rơi nếu tiến sâu vào showbiz Việt
Sẽ trở thành thảm họa âm nhạc
Vẫn gây bão cộng động mạng và được lên sóng ti vi
Người mẫu Ngọc Trinh
Suốt ngày phơi lưng trên internet, ngửa bụng lên face
Thậm chí đi tè chưa kịp kéo quần
Vẫn được phóng viên đuổi theo viết bài tung hô vạn tuế
Trong khi đó
Những người lao công chui đầu vào cống móc rác
Hoặc ngâm mình trong sương đêm quét đường sột soạt
Các mẹ nhặt ve chai tận ngõ cùng ngách cạn
Các chị bán hàng rong khắp phố phường dỉu dả
Lấy tiền nuôi con ăn học
Góp phần tăng trưởng GDP cho xã hội
Nông dân chế máy bay, chữa xe tăng, làm ô tô
Cả tàu ngầm, biết đâu nay mai lại thiết kế tên lửa nữa
Lại không được vinh danh
Có chăng chỉ cầm chừng chiếu lệ đôi khi còn bị dè bỉu
Đấy mới là chuyện lạ
3.-
Không lạ gì
Nước Mỹ chuyên sản xuất phim hành động
Nhằm quảng bá một đế quốc hiếu chiến hiếu thắng
Muốn thống lĩnh năm châu làm bá chủ hoàn cầu
Giải quyết xung đột bằng súng máy, bom tấn, chất độc hóa học
Trong khi đó
Một dân tộc Việt Nam vốn hiền hòa chịu thương chịu khó
Lại chiếu phim đánh nhau theo kiểu xã hội đen
Đâm, chém, cướp, giết, hiếp …
Đấy mới là chuyện lạ
4.-
Không lạ gì
Những chiếc máy bay, bay trên bầu trời có khả năng bị rớt
Hoặc mất tích bí ẩn
Những chiếc xe chạy dưới mặt đất có nhiều nguy cơ bị lật
Hoặc sập cầu văng xuống hố
Trong khi đó
Máy bay, bay dưới bầu trời
Ô tô, chạy trên mặt đất
Sẽ chẳng hề hấn gì
Đấy mới là chuyện lạ!
Quảng Nam, 12.2014
Bình Địa Mộc
(Kính xin lỗi anh Lập cho Mộc úp tấm hình anh lên để minh họa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Báo Mỹ: ông Tập Cận Bình phê chuẩn 'cải tạo đảo'


Bất chấp sự phản đối của quốc tế, TQ tiến thêm một bước củng cố yêu sách chủ quyền khi đích thân lãnh đạo cao nhất nước này phê chuẩn cái gọi là kế hoạch cải tạo đảo ở Biển Đông.
Tờ thời báo New York dẫn thông tin từ tờ Takungpao (Hong Kong) và Nhật báo tin tức United (Đài Loan) dẫn lời quan chức an ninh hòn đảo này cho hay đích thân Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã phê chuẩn kế hoạch cải tạo đảo ở Biển Đông.
TQ, Tập Cận Bình, Biển Đông, yêu sách, chủ quyền, Trường Sa
TQ mở rộng đảo Gạc Ma chiếm đóng trái phép của VN. Ảnh: AP
Theo tờ Takungpao (Hong Kong), phát biểu tại một cuộc họp ở Đài Bắc hôm thứ tư của Uỷ ban Đối ngoại và quốc phòng Viện lập pháp Đài Loan, ông Lý Tường Trụ - một quan chức an ninh hòn đảo này - cho biết, tháng trước, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân TQ đã có chuyến thị sát năm đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền VN).
Gọi đây là chuyến đi “chưa từng có trong tiền lệ”, ông Lý nói rằng, Đô đốc họ Ngô đã thị sát tình hình trên một chiếc tàu quân sự kéo dài cả tuần nhằm xem xét kiểm tra công việc cải tạo đảo mà TQ đang tiến hành vài tháng gần đây.
Theo ông Lý, Đô đốc Ngô của TQ còn giám sát cuộc diễn tập của quân đội TQ trên đảo Vĩnh Thử (cách TQ gọi Bãi đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa).
Tờ Takungpao cũng như Nhật báo tin tức United ở Đài Loan còn dẫn lời ông Lý nhấn mạnh rằng, đích thân Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã phê chuẩn kế hoạch cải tạo đảo ở Biển Đông. 
Những phương tiện truyền thông kể trên không nói cụ thể các đảo ở Biển Đông mà chỉ huy hải quân TQ đi thị sát. Tuy nhiên, báo Philippine Star trước đó cho hay, TQ đang tiến hành các hoạt động cải tạo đảo ở 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa.
Tuyên bố của quan chức Đài Loan cũng được đăng tải trên trang web tờ Hoàn cầu thời báo TQ nhưng Bắc Kinh chưa chính thức xác nhận thông tin.
TQ đưa ra tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông thông qua bản đồ chín đoạn xuất bản từ năm 1947. Tại điểm cực nam, yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh kéo dài hàng trăm km tới gần bờ biển của nhiều nước Đông Nam Á.
Sử dụng tàu nạo vét khổng lồ, TQ đã dần dần biến các vỉa đá ngầm thành đảo mọc lên giữa biển. Những nước tuyên bố chủ quyền khác tại Biển Đông lo ngại Bắc Kinh muốn xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo này bao gồm cả căn cứ không quân nhằm củng cố cho yêu sách chủ quyền.
Tại một hội nghị an ninh khu vực hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thẳng thắn chỉ trích TQ về cái mà ông gọi là “những hành động đơn phương, gây bất ổn” trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông bao gồm “các hoạt động cải tạo đất ở nhiều vị trí”.
Tuy nhiên, hiện nay, TQ có vẻ phớt lờ những chỉ trích này và không ngừng củng cố yêu sách chủ quyền ở vùng biển giàu tiềm năng năng lượng, cũng là nơi chiếm một nửa vận chuyển hàng hóa thương mại toàn cầu.
Thái An(Theo Nytimes)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao 18 người Việt Nam chỉ làm bằng 1 người Singapore?


Lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định, có 4 nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 18 lần so với Singapore, 6 lần của Malaysia, 3 của Thái Lan và Trung Quốc. Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2014. Trong đó có nội dung về năng suất lao động xã hội.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê thông tin về tình hình kinh tế xã hội năm 2014.
Về nội dung này, cơ quan thống kê cho biết, theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng mỗi lao động (tương đương 3.515 USD). Trong đó năng suất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng (bằng 38,9% mức chung), công nghiệp và xây dựng là 133,4 triệu đồng, khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng.

Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 4,4%.

Cơ quan thống kê nhận định, năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2014. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 27/12, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết có 4 nguyên nhân cơ bản khiến năng suất lao động của nước ta thấp so với các nước trong khu vực, đó là:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao.

Thứ hai, chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu.

Thứ ba, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp, trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo chiếm tới 88% tại thời điểm năm 2012. 

Lý do cuối cùng, theo cơ quan thống kê, trình độ tổ chức quản lý còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp.

Số liệu của Tổng cụ Thống kê cho biết, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 0,8 triệu người so với năm 2013.

Số lao động này đang làm việc cho khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6%; công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4%; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%.

Số người có việc làm trong quý IV/2014 là 53,471 triệu người, tăng 678.000 người so với quý IV/2014.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013. Trong đó khu vực thành thị là 1,18% và khu vực nông thôn là 3,01%.

Số liệu tại báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm với lần lượt từ quý I đến quý IV là 2,78% - 2,25% - 2,3% và 2,46% và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu tích cực. Theo đó, tổng sản phẩn trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm này cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,98% của năm 2013.

Theo Minh Quyết / VTC New
http://news.zing.vn/Tai-sao-18-nguoi-Viet-Nam-chi-lam-bang-1-nguoi-Singapore-post496821.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang