Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Một Trung tướng Công an tử nạn vì TNGT


Vào hồi 10h ngày 2/9, tại Km25 Quốc lộ 5 (thuộc địa phận thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đã xảy ra một vụ tai nạn giữa xe khách và xe công vụ thuộc Bộ Công an.
Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, vào thời điểm trên, chiếc xe công vụ của Bộ Công an đang lưu thông trên Quốc lộ 5 (theo hướng Hà Nội – Hải Phòng), khi đến Km25 bị một chiếc xe khách chạy cùng chiều lấn làn, chèn ép, khiến chiếc xe công vụ mất lái đâm qua dải phân cách có hàng rào chắn. Sau cú va chạm, chiếc xe công vụ bay sang lần ngược chiều và bị một chiếc khách đi ngược chiếu tông trực diện.
Hiện trường vụ tai nạn
Theo một cán bộ Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (C67, Bộ Công an), chiếc xe công vụ gặp nạn chở Trung tướng Nguyễn Xuân Tư - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục III Bộ Công an và một số cán bộ Bộ Công an đi làm nhiệm vụ.
Vụ tai nạn khiến ba người tử vong, trong đó có Trung tướng Nguyễn Xuân Tư.
Hiện vụ việc đang được làm rõ.
(Theo Đời sống và Pháp luật)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Truyện thì cực ngắn mà ý lại dài và to bà con ợ!


Truyện ngắn (đăng lại)
ĐỊNH HƯỚNG
Tại ngã ba làng, một ông già ngồi chết queo bên lề đường về hướng mặt trời lặn. Nhưng nếu đi theo chiều ngược lại thì đấy là hướng đông. Hướng vầng dương rạng rỡ mỗi ngày.
Hiện tại thì không ai rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết kì quặc ấy ngọai trừ một lý do hơi mơ hồ rằng: Ông bị vợ bỏ. Trời, trai năm thê bảy thiếp mà ông. Có điều, một chú thích khá hấp dẫn kèm theo, đó là: Ông mất khả năng sinh lí. Thì ra cái vũ khí cuối cùng của đàn ông đã bị hủy hoại. Ông không chết mới là lạ!
Nhưng ở đời miệng thế gian quanh co uốn khúc lắm. Chuyện chỉ có bấy nhiêu thôi nhưng lâu ngày người ta phiên bản ra rằng: Ông già ngồi đấy để định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa chứ đâu có chết chóc gì. Rõ ác!
Sài Gòn, ngày 10.04.2014
Bình Địa Mộc -> Trương Phát Huỳnh
(ảnh không liên quan)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giờ dẫu có phải xử tội chết, đồng chí Chu sống cũng đã đời rồi!

Trung Quốc: Báo chí “lật tung chăn” Chu Vĩnh Khang


TP - Báo chí Đại lục, Hồng Kông… đua nhau đăng tải những thông tin về Chu Vĩnh Khang theo kiểu “lật tung chăn”.

>> Nghi vấn quanh 'siêu' biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại Sài Gòn
Ngày 29/7, trong một bản tin vẻn vẹn 70 chữ, Tân Hoa xã thông báo: Trung ương ĐCS Trung Quốc đã quyết định điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật trung ương Chu Vĩnh Khang do vi phạm kỷ cương nghiêm trọng. Chỉ chờ có thế, báo chí Đại lục, Hồng Kông… đua nhau đăng tải những thông tin về Chu Vĩnh Khang theo kiểu “lật tung chăn”.

Mặc dù chưa được nhà chức trách xác nhận hay bác bỏ, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn tin vào những thông tin này bởi những điều trước đây báo chí viết về Chu Vĩnh Khang và dự đoán về số phận Chu Vĩnh Khang, nay có vẻ diễn ra rất đúng.

“Hòa Thân thời nay” với khối tài sản ít nhất 15 tỷ USD

Sau 8 tháng tạm giam, Trung Quốc quyết định công bố công khai việc điều tra Chu Vĩnh Khang. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Trung Hoa mới ra đời (1949), một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị bị điều tra, phá vỡ thông lệ “hình bất thượng thường ủy” (không xử lý hình sự với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị) bấy nay. 

Một nguồn tin từ cơ quan điều tra tiết lộ cho báo chí: trong quá trình điều tra Chu Vĩnh Khang, cơ quan hữu trách đã niêm phong và tịch thu ít nhất 90 tỷ tệ (NDT). Số tài sản khổng lồ đó bao gồm: 37 tỷ tệ tiền gửi ngân hàng, 50 tỷ tiền cổ phiếu chứng khoán trong, ngoài nước; hơn 300 căn nhà trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ bất động sản ở rải rác khắp nơi: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến; 42 kg vàng, bạc; khoảng 200 triệu tiền mặt, gồm 150 triệu NDT, gần 3 triệu USD, mấy chục vạn euro và bảng Anh; 62 xe ô tô các loại; hơn 50 tác phẩm tranh, thư pháp trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ NDT; ngoài ra còn thu được nhiều súng, đạn tàng trữ trái phép…Chính vì vậy, Chu Vĩnh Khang đã bị gọi là “Hòa Thân thời nay”. 

Hơn 300 người bị liên đới…

Cơ quan hữu trách đã bắt giữ và gọi thẩm vấn hơn 300 người, bao gồm những người ruột thịt trong gia đình, thân tín, đồng minh chính trị của Chu Vĩnh Khang, trong đó có Giả Hiểu Diệp, người vợ hai trẻ hơn Chu 28 tuổi, vợ chồng người con cả là Chu Bân, bố mẹ vợ Chu Bân, cả gia đình Chu Nguyên Thanh (em trai Chu Vĩnh Khang). 

Đã có 10 cán bộ cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng bị điều tra, trong đó có Chủ nhiệm Ủy ban Tài nguyên quốc gia Tưởng Khiết Mẫn, Thứ trưởng Bộ CA Lý Đông Sinh, Chủ tịch Mặt trận tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hy, Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành, Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, Phó tỉnh trưởng Hải Nam Ký Văn Lâm, Phó Chủ tịch Mặt trận tỉnh Liêu Ninh Lý Văn Hỷ…nhiều quan chức địa phương, lãnh đạo các xí nghiệp, hơn 20 vệ sỹ, thư ký và tài xế.

Mặc dù các tội lỗi chính thức chưa được công bố, nhưng các nguồn tin báo chí Hoa ngữ cho rằng, sắp tới, Chu Vĩnh Khang sẽ bị khép vào các tội sau: âm mưu phát động đảo chính (hợp tác với Bạc Hy Lai âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình để cướp chính quyền); mưu sát (cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông để giết hại người vợ đầu là Vương Thục Hoa); tham ô (số tiền 90 tỷ tệ); lạm dụng chức quyền (nhận tiền để giúp tội phạm giết người thoát tội). 

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ cho báo chí: cơ quan chức năng (Tổ chuyên án số 2) đã sử dụng lực lượng cảnh sát chữa cháy để bắt Chu Vĩnh Khang thay vì lực lượng Cục 8 (Cục Cảnh vệ Bộ CA) như các vụ khác để phòng bất trắc; Chu Vĩnh Khang hiện đang bị giam giữ trong vòng canh gác nghiêm ngặt tại doanh trại một Sư đoàn bộ binh cơ giới ở Thiên Tân.
***

Chu Vĩnh Khang và phe nhóm còn bị cho là liên quan đến ít nhất 13 vụ án mạng khác. Trong đó có một vụ nổi tiếng xảy ra năm 2006: Một trùm băng nhóm xã hội đen ở Ninh Hạ câu kết làm ăn với một hãng kinh doanh địa ốc địa phương. Tên này đã bắt cóc một người đàn ông 40 tuổi cố thủ không chịu di dời.

Tên trùm băng nhóm đã tra tấn bằng cách múc từng gáo dầu đang sôi đổ lên đầu nạn nhân cho đến khi ông ta chết bỏng. Vụ việc bại lộ, tên trùm bị bắt và bị kết án tử hình. Thế nhưng, đồng bọn tên này đã thông qua quản gia nhà Chu Vĩnh Khang là Chu Binh, đưa hối lộ Chu 200 triệu tệ, nhờ đó tên trùm thoát tội chết.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nổi tiếng cũng chẳng ích gì!

Nhạc sĩ nổi tiếng “Dư âm” khốn khó tuổi già

(Dân trí) - Mặc dù vẫn tỏ ra linh hoạt trong khi trò chuyện nhưng gần như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý phải nằm liệt giường bởi căn bệnh tai biến. Đến thăm ông trong một buổi chiều, mới cảm nhận được tâm hồn đa sầu đa cảm của người nhạc sĩ tài hoa 89 tuổi này.
 >> 5 Dòng Kẻ đến thăm và hát tặng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý


Ngoài ca khúc Dáng đứng Bến Tre viết về con người và vùng đất Nam bộ, ít người biết rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn sáng tác bài hát Gương mặt Kiên Giang. Hãy cùng lắng nghe nhạc sĩ chia sẻ một đoạn ca từ của bài hát này. (Video: Trí Hòa)
 
Dò tìm đến cuối con hẻm 94 của khu đường nhộn nhịp cảnh mua bán mang tên Trần Khắc Chân ở quận 1, TPHCM, không khó để tìm thấy căn nhà nhỏ hẹp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sau sự chỉ dẫn nhiệt tình của một cô bé 9 tuổi ngụ cùng xóm của ông. Có lẽ, đặc điểm để dễ dàng nhận ra ngay căn nhà của ông chính là sự nhỏ hẹp và cũ kỹ nhất so với những ngôi nhà kế cận trong con hẻm cụt này.
Đón tiếp tôi là một người phụ nữ trạc ngoài 50, đúng như những gì phán đoán trong suy nghĩ với những tư liệu đã tìm hiểu trước khi đến, đây chính xác là cô giúp việc và đỡ đần cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trong suốt mấy chục năm qua. Với vẻ ngoài niềm nở và thân thiện, cô nhẹ nhàng mời tôi vào gặp nhạc sĩ.
Nguyễn Văn Tý - người nhạc sỹ đa sầu đa cảm
Khác với những điều mường tượng về ông trước đó, nếu không tận mắt nhìn thấy cảnh nằm giường với đầy những thứ thuốc men xung quanh, có lẽ nhiều người sẽ không nghĩ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang phải trải qua giai đoạn khốn khó của bệnh tật bởi da dẻ hồng hào và đôi mắt tinh anh ở cái tuổi gần 90 của ông.
Cách trò chuyện vô cùng gần gũi và thân mật của nhạc sĩ cũng khiến cho tôi có cảm giác mình như một đứa cháu từ xa trở về và được lắng nghe vô vàn những câu chuyện thú vị. Sau một hồi hỏi thăm tình hình sức khỏe của nhạc sĩ, ông cho biết hàng ngày vẫn phải nằm mải trên chiếc giường này nhưng cũng đành chịu vì đi đứng rất khó khăn.
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý trên chiếc giường bệnh nhỏ bé của mình
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý trên chiếc giường bệnh nhỏ bé của mình
Mỗi ngày hai bữa cơm chưa đầy bát, đó là khẩu phần tiêu chuẩn mà nhạc sĩ tự đặt ra cho mình để không phải rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau với số tiền tác quyền ít ỏi nhận được 3 tháng 1 lần. Sự trăn trở về cuộc sống chật vật kèm theo nỗi nhớ khôn nguôi về người bạn đời đã mất cách đây 10 năm, khiến giấc ngủ hàng đêm của ông cũng không được vẹn tròn.
Thoáng nhìn những giọt nước mắt rưng rưng của nhạc sĩ khi nhắc về người vợ quá cố, không khó để cảm nhận được sự cô đơn của ông trong căn phòng nhỏ hẹp và bề bộn. Dù xa cách người vợ thứ hai đã lâu nhưng có lẽ tình cảm và sự nhớ thương mà ông dành cho người phụ nữ này vẫn chưa bao giờ hết.
Ánh mắt tủi thân của nhạc sĩ lại càng hiện rõ lên khi nói về hai người bạn đời của mình. Bởi cả hai người phụ nữ mà ông yêu thương nhất đều bỏ ông mà ra đi trước. Người vợ đầu tiên ở Hà Nội mất sớm sau khi sinh đứa con gái cho ông được 3 tháng. Người vợ thứ hai kết duyên ở trong Nam cũng đã rời xa ông từ năm 2004.
“Cuộc đời bác ít khi nào mơ mộng lắm cháu à, vì mơ hoài mà cũng chẳng thấy gì đâu nên bác ít khi nào nghĩ về những thứ tươi đẹp. Có lẽ, cuộc đời bác cho đến hết tuổi già vẫn chỉ mãi là sự bi quan và nhớ nhung thôi…”, nhạc sĩ không kìm được xúc động khi nghe những lời an ủi mà tôi dành cho ông trước đó.
Có lẽ, cũng chính cái chất đa sầu đa cảm đó mà nhạc sĩ đã không thể rời xa căn nhà cũ kĩ của mình để về sống với cô con gái ruột. Nhiều lần chiều theo ý của con sang ở một thời gian, nhưng không vượt qua được nỗi nhớ nhà, ông lại nài nỉ con gái đưa về và sống nhờ vào sự chăm nom của cô cháu họ giúp việc đã mấy chục năm nay.
“Tý chơi Tỳ hay Tỳ chơi Tý”
Để nhẹ bớt không khí nặng nề của câu chuyện, tôi chuyển đề tài và nhìn lên bức tường cạnh bên chiếc giường sắt nhỏ bé của nhạc sĩ và thắc mắc về cây đàn tỳ bà treo trên đó. Trả lời cho ánh mắt tò mò và thích thú của tôi, nhạc sĩ không cần đợi nghe hết câu hỏi: “Đó là kỷ vật thân thiết và gắn bó nhất trong cuộc đời âm nhạc của bác đấy…”
Kỷ vật gắn bó đến những ngày cuối đời của nhạc sĩ
Kỷ vật gắn bó đến những ngày cuối đời của nhạc sĩ
Nụ cười bắt đầu hiện dần trên gương mặt hồng hào của nhạc sĩ khi nhớ lại những ký ức về chiếc đàn tỳ bà này. “Cũng vì cây đàn này mà nhiều người trong giới mới biết đến bác cùng với câu nói “Tỳ chơi Tý”. Vì có lần, bác đánh đàn thì giữa chừng đàn bị đứt dây khiến bác một phen ‘muối mặt’ nên bạn bè lúc đó mới trêu bác rằng “Cái này là Tý đang chơi Tỳ nhưng Tỳ nó chơi lại Tý đấy…” (Tỳ - cách gọi cây đàn tỳ bà của nhạc sĩ - PV).
Nhân tiện giải thích luôn cho cái sự tò mò về nguyên nhân dẫn lối nhạc sĩ trở thành người bạn thân thiết của cây đàn tỳ bà trên, nhạc sĩ giải thích: “Những năm đầu thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam, vì hầu hết các nhạc sĩ không ai biết chơi nhạc cụ nào cả nên lãnh đạo mới phân công cho mỗi người học một loại nhạc cụ. Cuối cùng, bác được chỉ định học đàn tỳ bà và gắn bó với nó cho đến bây giờ mặc dù trước đó, bác được tiếp xúc và học hành với âm nhạc hiện đại của phương Tây”.
Nhạc phẩm nổi tiếng nhờ mối tình đơn phương
Vốn được tiếp xúc với âm nhạc rất sớm và lại được thừa hưởng từ truyền thống nghệ thuật của gia đình nên dù được học hành bài bản về âm nhạc phương Tây nhưng chất Việt trong con người và tư duy âm nhạc của nhạc sĩ vẫn không hề mờ nhạt. Với nhạc sĩ, điều quan trọng nhất vẫn là cảm xúc mà người nhạc sĩ gửi gắm qua từng giai điệu, ca từ.
Nhắc đến điều này, nhạc sĩ lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng với những ca khúc nhạc trẻ ngày nay. Theo ông, những ca khúc bây giờ quá dễ dãi về ca từ, thậm chí là thô tục và có lẽ chúng thật sự không phù hợp với tai nghe của một người nhạc sĩ quá giàu cảm xúc như ông.
Với nhạc sĩ, âm nhạc phải làm sao để người nghe cảm nhận nó như một dòng suối, nhẹ nhàng, hiền hòa và từ từ đi tâm hồn công chúng. Đó cũng là câu trả lời lý giải cho tình khúc Dư âm của ông đã trở thành nhạc phẩm bất hủ trong ngần mấy thập niên qua.
Tất nhiên, cảm xúc và nguồn cảm hứng dồi dào để viết nên một ca khúc cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Ca khúc Dư âm là một điển hình tiêu biểu trong rất nhiều bài hát lấy cảm hứng từ hình ảnh của những người phụ nữ trong cuộc sống mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được gặp.
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý thời trẻ và người vợ thứ hai đã qua đời
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý thời trẻ và người vợ thứ hai đã qua đời
Mối tình đơn phương với thiếu nữ tên Hằng tuổi trăng tròn ngày nào vẫn như còn in rõ trong tâm trí của ông. Dù sở hữu vẻ đào hoa thời trai trẻ không kém ai nhưng có lẽ, một trong những tiếc nuối về mối tình đơn phương của nhạc sĩ chính là cô gái xinh xắn này. Nỗi nhớ thương và những hình ảnh của cô gái ấy chỉ còn đọng lại trong những giấc mơ, khiến nhạc sĩ viết nên ca khúc Dư âm với nhiều kỷ niệm.
Kể rất nhiều về Dư âm là vậy nhưng nhạc sĩ vẫn khẳng định rằng, với ông thì ca khúc nào ông cũng dành tình cảm như nhau. Bởi chúng đều là những đứa con do mình tạo ra mà con cái thì ông đều thương yêu công bằng. NhữngDáng đứng Bến Tre, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ hay Mẹ yêu con… đều là những ca khúc được viết nên từ những chất liệu cảm xúc thật nhất ở những nơi mà ông đã đi qua trên mọi miền đất nước.
Được nghe nhạc sĩ say sưa kể lại những ca khúc nổi tiếng của mình và may mắn hơn khi được nghe chính tác giả ngân lên những giai điệu quen thuộc, tôi thấy mình dường như được nhạc sĩ ưu ái như một khán giả đặc biệt. Dù biết nhạc sĩ vẫn chưa hết hào hứng khi nói về những “đứa con tinh thần” của mình nhưng buổi trò chuyện khá dài cũng đến lúc khép lại để đảm bảo sức khỏe của ông.
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý thời trẻ và người vợ thứ hai đã qua đời
Những bằng khen và ảnh lưu niệm được nhạc sĩ treo trên bức tường ẩm thấp trong căn nhà cũ kĩ đã xuống cấp 
Cầm tay tôi và nhẹ nhàng trao lời cảm ơn vì món quà trung thu đầu tiên mà ông nhận được, ánh mắt nhạc sĩ như ánh lên vẻ quyến luyến bởi lâu ngày thiếu vắng đi những cuộc trò chuyện quan tâm của mọi người. Chào nhạc sĩ ra về nhưng trong đầu tôi vẫn mãi nghĩ suy về câu nói đầy xúc động của ông trên suốt con đường về “Đôi khi, điều mong ước duy nhất của bác chỉ là một bát phở nóng thôi cháu ạ…”
Thế đấy… Dù sống giữa chốn nhộn nhịp và sầm uất của một thành phố nhưng hình ảnh về cuộc sống hiu quạnh tuổi xế chiều của một trong những cây đại thụ âm nhạc Việt Nam vẫn hiện lên như bức tranh tương phản giữa sự náo nhiệt và nỗi cô đơn tận cùng còn đọng lại trong Dư âm...
Bài và Ảnh: Cao Trí Hòa 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam



Ramses Amer (1997)

......................................................................

Bối cảnh

Sau khi Campuchia độc lập năm 1953 và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập vào giữa năm 1950, tranh chấp biên giới tạo ra căng thẳng trong quan hệ song phương nhưng không dẫn đến xung đột quân sự nóng. Khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNCH năm 1963, Campuchia biện minh hành động của mình trên cơ sở rằng người thiểu số Khmer ở VNCH bị chèn ép bởi các chính sách áp bức mà nhà chức trách Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, bất đồng về vấn đề biên giới chắc chắn đã góp phần vào việc làm tệ hại hơn các quan hệ song phương. Khi Thái tử Norodom Sihanouk, năm 1966 và năm 1967, tìm kiếm một cam kết vững chắc của Việt Nam tôn trọng biên giới "hiện có" của Campuchia, một phản ứng tích cực đã đến cả từ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (Bắc Việt) lẫn Mặt Trận Giải Phóng (MTGP), trái ngược với chính phủ VNCH - VNCH không đưa ra sự công nhận như vậy.

Thái tử Sihanouk duy trì mối quan hệ thân mật với VNDCCH và MTGP, cho phép họ vận chuyển thiết bị chiến tranh qua miền đông Campuchia và không chống đối việc thành lập các mật khu dọc biên giới với VNCH. Sau khi thái tử Sihanouk bị lật đổ vào năm 1970, mối quan hệ giữa Campuchia và VNCH đã cải thiện nhưng điều này không kéo dài vì chính quyền trung ương ở Campuchia dần dần mất quyền kiểm soát đất nước. Một sự phát triển song song cũng đã diễn ra ở VNCH. Chiến tranh ở hai nước đã kết thúc với chiến thắng về phía các lực lượng cộng sản vào mùa xuân năm 1975.

Hầu như ngay lập tức sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, xung đột vũ trang đã nổ ra dọc theo biên giới chung trên đất liền và trên các đảo trong vịnh Thái Lan. Tình hình được đưa vào vòng kiểm soát vào tháng 6 năm 1975, sau một cuộc họp cấp cao tại Hà Nội, và tình hình tương đối ổn định được duy trì vào nửa cuối năm 1975 và năm 1976. Năm 1976, hai bên đã nỗ lực mở ra các đàm phán, nhưng các cuộc thảo luận đã phá vỡ ngay ở cuộc họp trù bị do ý kiến khác nhau về việc ai có thể đề xuất thay đổi đến việc phân định biên giới chung. Phía Campuchia tuyên bố có quyền đơn phương đề xuất thay đổi và tuyên bố rằng Việt Nam vi phạm quyền này qua việc đưa ra các đề xuất.

Đầu năm 1977 các cuộc đụng độ vũ trang dọc theo biên giới đất liền bắt đầu một lần nữa với Campuchia chủ động trong một động thái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ do Việt Nam kiểm soát mà Campuchia cho là của họ. Các cuộc xung đột vũ trang leo thang, và khi quan hệ song phương nói chung trở nên xấu đi, Việt Nam bắt đầu phản công. Cuộc xung đột quân sự cuối cùng dẫn đến việc Việt Nam can thiệp quân sự vào cuối tháng 12 năm 1978 và lật đổ chính phủ Khmer Đỏ của Campuchia. Sau đó, một chính quyền mới - Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) - được thành lập với sự trợ giúp của Việt Nam. Trong giai đoạn thập niên 1980 Việt Nam và PRK đã kí một số thỏa thuận liên quan đến đường biên giới chung: Một thỏa thuận về "vùng nước lịch sử" đã được kí kết vào ngày 7 tháng 7 năm 1982. "Vùng nước lịch sử" được xác định là nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu về phía Việt Nam và bờ biển của tỉnh Kampot và đảo Poulo Wai (Ko Way) về phía bên Campuchia. Thỏa thuận này quy định rằng hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để xác định biên giới biển trong khu vực vùng nước lịch sử "vào một thời điểm thích hợp". Theo thỏa thuận này, trong khi chưa có giải pháp như vậy, hai nước sẽ tiếp tục coi đường Brévié - một đường thẳng hướng ra biển vạch từ điểm cuối cùng của biên giới đất liền trên bờ biển, lập một góc 126° với hướng Bắc kinh tuyến và dành một vành đai 3 km quyền chủ quyền vòng quanh bờ biển phía bắc của đảo Phú Quốc – vẽ vào năm 1939 làm đường phân chia các đảo trong khu vực vùng nước lịch sử. Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý rằng việc khai thác của khu vực sẽ được quyết định bởi "thỏa thuận chung". Tiếp theo đó là việc kí kết hiệp ước về việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới vào ngày 20 tháng 7 năm 1983 tại Phnom Penh.

Theo hiệp ước hai bên nhất trí coi "đường biên giới hiện tại" giữa hai nước là biên giới quốc gia, được xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 do Sở địa dư Đông Dương xuất bản thông dụng trước năm 1954 hoặc vào một ngày rất gần 1954. Phân định biên giới đất liền và biển sẽ được thực hiện trong tinh thần "bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau" vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Cuối cùng, ngày 27 tháng 12 năm 1985 Hiệp ước phân định biên giới Việt Nam-Campuchia đã được hai nước kí kết và được Hội đồng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn vào ngày 30 tháng 1 năm 1986 và được Quốc hội PRK phê chuẩn ngày 7 tháng 2 năm 1986. Nguyên tắc chi phối việc giải quyết tranh chấp biên giới giữa hai nước là tôn trọng "đường ranh giới hiện tại," cụ thể là "đường vốn tồn tại vào thời điểm" độc lập. Đường này được hai nước giữ lại theo nguyên tắc "uti possidetis" (làm chủ cái đang có). Hai bên cũng tuyên bố rằng biên giới chung "trên đất liền và trên vùng nước lịch sử" dựa trên đường biên giới vẽ trên bản đồ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc cho đến năm đó. Tình trạng hiện tại của các thỏa thuận này là không chắc chắn, sau những thay đổi trong lãnh đạo chính trị ở Campuchia sau cuộc tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức vào tháng 5 năm 1993.....
................................................................

Một số nhận xét

Campuchia và Việt Nam đang cố quản lí các vấn đề có tranh chấp thông qua đàm phán chính thức và như là một phần của quá trình này hai bên đã quyết định thành lập các nhóm chuyên gia để xử lí với các tranh chấp song phương chẳng hạn như vấn đề lãnh thổ và cư dân Việt Nam sống tại Campuchia. Thông cáo chính thức từ các cuộc họp cấp cao giữa Campuchia và Việt Nam cho thấy hai nước đã đồng ý giải quyết vấn đề biên giới và các khác biệt liên quan đến vấn đề đó một cách hòa bình thông qua đàm phán. Nếu những vấn đề xảy ra dọc theo biên giới chung thì cách tiếp cận là tìm cách giải quyết chúng trước nhất ở cấp địa phương, và nếu không đạt tới giải pháp ở cấp đó thì báo cáo vấn đề lên cấp trung ương.

Về phía Việt Nam có vẻ chỉ có một nguồn quyền lực làm ra chính sách đối ngoại, cụ thể là chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Ở Campuchia tình hình khác biệt. Nhìn chung, chính phủ theo đuổi chính sách nhằm duy trì quan hệ song phương tốt đẹp với Việt Nam và như là một phần trong chính sách đó các tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 7 năm 1996, hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề biên giới là điều thường thấy trong chính phủ liên minh. Thủ tướng thứ nhất là Hoàng tử Ranariddh nhiều lần cáo buộc Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia dọc theo biên giới đất liền và, dù tuyên bố chuộng giải pháp hòa bình các vấn đề biên giới hơn, ông không loại trừ việc sử dụng lực lượng vũ trang nếu cách tiếp cận hòa bình thất bại, trong khi đó Thủ tướng thứ hai Hun Sen lại giữ lập trường mềm mỏng hơn, kiềm chế không cáo buộc Việt Nam công khai và luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới. Trong bối cảnh này cần lưu ý rằng chính phủ Campuchia đã bị áp lực của báo chí Campuchia đòi phải có một lập trường cứng rắn về vấn đề biên giới.

Ngoài ra còn có hai diễn viên chính trị quan trọng khác, cũng biểu thị thái độ ít tích cực đối với Việt Nam. Thứ nhất là Quốc vương Sihanouk từng mâu thuẫn trong phát biểu của ông về Việt Nam; lúc thì ông lập luận ủng hộ quan hệ tốt hay có cải thiện [với Việt Nam], lúc khác, đặc biệt là vào năm 1994, ông lại cáo buộc Việt Nam gậm nhắm lãnh thổ Campuchia và dời các cột mốc biên giới. Diễn viên thứ hai là đảng Dân chủ Campuchia (PDK) đã liên tục theo đuổi chính sách độc hại chống Việt Nam.

Nhận định theo các báo cáo của Thủ tướng thứ nhất Campuchia từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1996 những vấn đề dọc theo biên giới chung là do việc Việt nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia gây ra. Việt Nam bác bỏ có bất kỳ sự xâm lấn nào như vậy. Vấn đề cốt lõi là xác định những gì thực sự đã diễn ra tại khu vực biên giới. Trong bối cảnh này, một số bài báo trên báo chí Campuchia rất đáng chú ý.

Một bài báo đăng trên tờ Reaksmei Kampuchea ngày 31 tháng 1 năm 1996 đề cập đến một cảnh báo, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hồ Sok gửi các quan chức tỉnh Takeo - đặc biệt là ở huyện Boreicholasa – từng đã cho dân Việt Nam thuê "đất nông nghiệp" của Campuchia. Tỉnh trưởng và Phó tỉnh trưởng được yêu cầu điều tra và ngừng ngay kiểu cách "làm ăn không phù hợp" này của các quan chức và cảnh sát cấp huyện. Theo bài báo, một quan chức cảnh sát cấp tỉnh đã nói rằng đất đã được cho người Việt Nam thuê và canh tác trong nhiều năm rồi. Ngày 04 tháng 2 năm 1996 cũng trên tờ báo đó có một bài viết về tình hình ở tỉnh Kandal tiếp giáp với tỉnh An Giang của Việt Nam. Bài báo đã trích lời "Giám đốc Công an cấp tỉnh Kandal" phát biểu rằng Kandal có thể phải đối mặt với vấn đề tương tự như ở hai tỉnh Svay Rieng và Takeo nhưng đối với các hành động do chính quyền địa phương thực hiện.

Các biện pháp được thực hiện bao gồm ngăn chặn người dân không được cho nông dân Việt Nam thuê đất. Hơn nữa, theo báo cáo các quan chức huyện và xã ở khu vực giáp ranh Việt Nam đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam hàng tháng và các cuộc họp cấp tỉnh đã được tổ chức mỗi sáu tháng. Những vấn đề không thể giải quyết được ở cấp huyện và xã đã được chuyển cho cấp tỉnh và nếu vẫn không thể giải quyết được cũng đã được chuyển lên cấp trung ương. Cuối cùng, bài báo trích lời giám đốc cảnh sát nói rằng biên giới với Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng ở một số khu vực của tỉnh Kandal và rằng chính quyền hai tỉnh này [Kandal, An Giang] xem các khu vực đó là "vùng trắng" mà cả hai bên đều ít lui tới.

Hai bài báo này chỉ ra rằng việc Campuchia cho người Việt Nam thuê đất đã diễn ra ít nhất là ở hai tỉnh Svay Rieng và Takeo. Có khả năng là kiểu cách làm ăn như vậy bị Thủ tướng thứ nhất quy là Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia. Bài viết về tình hình ở tỉnh Kandal và cơ chế áp dụng để xử lí tình hình biên giới dọc theo biên giới giữa tỉnh Kandal và tỉnh An Giang cho thấy một cách giải quyết tình hình dọc theo phần còn lại của biên giới Campuchia-Việt Nam.

Xét các yếu tố này, lí do đằng sau những lời buộc tội liên tục của Hoàng tử Ranariddh đối với Việt Nam có lẽ nằm trong nền chính trị nội bộ Campuchia và việc sử dụng các vấn đề đối ngoại trong bối cảnh đó, hơn là nằm trong việc Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Campuchia. Cần lưu ý rằng những lời hô hào chính trị chống Việt Nam là một nét chung tại Campuchia và nó có nhiều khả năng sẽ là chủ đề trung tâm trong cuộc bầu cử sắp tới (bầu cử địa phương dự kiến vào năm 1997 và bầu cử cả nước dự kiến vào năm 1998) với các đảng chính trị đang cố gắng tận dụng tình cảm chống ViệtNam trong cử tri. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện lại những cáo buộc đối với Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong khu vực biên giới mà các hoạt động này có thể gây ra căng thẳng trong quan hệ song phương và gây nguy hiểm cho cư dân Việt Nam sống tại Campuchia. Điều này, đến lượt nó, sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn trong quan hệ với Việt Nam.

Nếu tập trung sự chú ý vào các khía cạnh kĩ thuật của các tranh chấp biên giới đất liền chứ không phải các khía cạnh chính trị, đó có vẻ là câu hỏi về cắm mốc biên giới (demarcation) hơn là phân định biên giới (delimitation).[*] Nhận định này dựa trên giả định rằng hai bên chấp nhận biên giới đất liền do chính quyền thực dân Pháp để lại làm cơ sở cho biên giới hiện tại. Theo đó thì biên giới đất liền sẽ không bày ra bất kì vấn đề nghiêm trọng nào về các khu vực tranh chấp, nhưng việc cắm mốc ranh giới sẽ là một quá trình lâu dài và tốn thời gian ngay cả khi quan hệ song phương là tốt.

Xung đột biên giới trên biển trong vịnh Thái Lan phức tạp hơn. Đường Brévié do người Pháp để lại, vốn chủ yếu giải quyết vấn đề các đảo trong khu vực, được coi là phân định hành chính chứ không phải là phân định biên giới. Vì vậy, các cuộc đàm phán là cần thiết để giải quyết vấn đề mà thực chất đó là một câu hỏi về các yêu sách chồng lấn. Trong thập niên 1980 mô hình thoả thuận giữa CHND Kampuchea (PRK) và Việt Nam là xem khu vực tranh chấp như là "vùng nước lịch sử" chung và cùng hợp tác với nhau trong các khu vực như vậy, trong khi việc phân định thoả đáng sẽ tuỳ thuộc vào đàm phán.




[*] Việc cắm mốc biên giới dự định hoàn thành cuối năm 2014 và sẽ hoàn thiện các văn bản pháp lí vào năm 2015, việc in bản đồ biên giới đã kí hợp đồng 3 bên giữa VN,CPC và công ti Blom có trụ sở ở Oslo (Norway) năm 2011 (PVS)
=====================================

Quan điểm của phía Việt Nam
(theo ông LÊ MINH NGHĨA, Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ CHXHCNVN 
đăng trên chuyên trang Tuổi Trẻ ngày 26/4/2009)

Trước năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.

Từ năm 1964 - 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hiện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.
Trong năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chính thức công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).

Ngày 27-12-1985, Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thỏa thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4-1986 đến tháng 12-1988 được 207 km/1137 km; tháng 1-1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

Trên biển, ngày 7-7-1982 hai chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ước hòa bình về Campuchia năm 1993 , năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thỏa thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.
Thực hiện thỏa thuận giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6-1998, nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới Việt Nam - CPC đã họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 đến 20-6-1998. Trong cuộc họp này, hai bên đã trao đổi về việc tiếp tục thực hiện các hiệp ước, hiệp định về biên giới giữa hai nước đã ký trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên giới trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
Hai bên đã thống nhất kiến nghị lên chính phủ hai nước tiến hành thành lập Ủy ban liên hợp với những nhiệm vụ:

- Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trình lên chính phủ hai nước.
- Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
- Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1-1939 làm đường biên giới biển của hai nước.

Ta đã nói rõ là ta không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì:

1. Đường Brévié không phải là một văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ;

2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sĩ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.

3. Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên thỏa thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.
---------------------------

Bản đồ vùng nước lịch sử theo HIệp ước  7/7/1982



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tài liệu vẽ/viết tay cho thấy Trung Quốc cũng đã khống chế Việt Nam ở thế kỉ 19 nữa

These old manuscripts show China dominated Vietnam in the 1800s, too


Lily Kuo 
Quartz (26/8/2014)

(Dịch bài này nhưng tôi thấy ngờ ngợ vì trong các bản đồ ghi tiếng Trung lẫn lôn giữa dạng phồn thể và giản thể, chằng hạn 'cổng Chánh Dương' ghi là  đáng lẽ phải ghi theo kiểu phồn thể là 正陽còn nếu ghi giản thể như hiện nay là 门. Không rõ ngày xưa các cụ có dùng cách viết mà ngày nay được gọi là giản thể lẫn lộn với phồn thể như thế không - có thể viết như vậy vì lí do tiện lợi chăng?)


Cổng Chánh Dương (正陽门), Bắc Kinh, dẫn đến Tử Cấm Thành.

Một trong những sự kiện lịch sử mà các quan chức và các nhà ngoại giao Trung Quốc ưa chuộng, thường trích dẫn là trong nhiều thế kỉ, Trung Quốc chưa từng là là một cường quốc thực dân (đường dẫn bằng tiếng Trung) mà thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân của các cường quốc phương Tây cũng như Nhật Bản. Điều đó không hoàn toàn là sự thật - và việc công bố tài liệu số hoá mới đây các bản đồ cổ và bản văn viết tay của Việt Nam được lưu giữ tại giúp cho thấy tại sao như vậy.

Trong nhiều thế kỉ trước khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (kết thúc cai trị đế quốc Trung Quốc vào cuối thế kỉ 19) Trung Quốc là quê hương của vương quốc hùng mạnh nhất trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Chính sách đối ngoại của Vương quốctrung tâm vào thời đó được dựa trên hệ thống triều cống, trong đó các nước "bề tôi" và nước ngoài chỉ được chấp nhận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc nếu lãnh đạo các quốc gia này mang lễ vật đến thủ đô Trung Quốc "để thừa nhận quyền lực tối thượng của Trung Quốc", như Thư viện Anh giải thích. Đổi lại các cống vật, vua Trung Quốc sẽ công nhận quyền cai trị của người nộp cống vật và ngưng việc xâm lược nước của họ miễn là chính sách của họ không làm Trung Quốc phiền lòng.

Dĩ nhiên, điều này thuộc lịch sử thời xưa. Nhưng dưới ánh sáng sự căng thẳng gia tăng về lãnh thổ tranh chấp ở biển Hoa Đông và Hoa Nam, hậu cảnh này đã làm sáng tỏ thêm, chẳng hạn, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Đó không phải chỉ về việc Trung Quốc đang xâm lấn vào vùng biển mà Việt Nam tin rằng thuộc về Việt Nam, như quy định trong luật biển quốc tế - các nhà lãnh đạo và công dân Việt Nam đang ngăn trở việc quay trở lại với mô hình lịch sử về sự quỵ luỵ đối với Trung Quốc.

Các bản vẽ/viết tay ghi lại một trong nhiều chuyến đi sứ triều cống do vua Tự Đức của Việt Nam phái đi năm 1880. Theo thư viện, bản vẽ có thể muốn ghi lại cuộc hành trình chi tiết các tuyến đường, núi, sông, cầu, và các thành phố vượt qua. Đoàn đi sứ này là một trong số những nỗ lực – các đoàn trước đó, đã bị người Pháp làm dang dỡ, vì vậy các bản đồ này có thể đã được ghi nhận để kỉ niệm chuyến đi hoàn thành đó.

Bên ngoài cổng Quảng Ninh.(廣寧門 / 广宁门)




Trấn Nam Quan (鎮南關 - chú thích của ND)

Đi tới huyện An Túc (安肃县) tỉnh Hà Bắc, phía bắc sông Hoàng Hà, lộ trình đã đưa họ qua nhiều ngôi đền và chùa Bạch tự.

 
Bản đồ này cho thấy phái đoàn đi sứ Việt Nam đi qua huyện Củng (珙县) ở tỉnh Hà Nam và qua sông Lạc (洛河).

 
Bản đồ vẽ tay ghi tên các thị trấn khác nhau cùng khoảng cách giữa chúng với nhau.

Trong tuần này, Việt Nam cử một phái viên sang Trung Quốc để xoa dịu mối quan hệ, ông nhắc lại sự cần thiết về "quan hệ lành mạnh" giữa hai quốc gia. Hiện chưa rõ liệu ông ta có cần một bản đồ để tìm đường đi ở đó không.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GENE NỖI LO NÀY CHẲNG CỦA RIÊNG AI

Tô Văn Trường
Mới đây, khi đánh giá về nền nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Vũ Trọng Khải đã thẳng thắn nhận xét rất chí lý: ”Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp thì không có một nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy… Hám lợi, chụp giật thì chỉ có thể bán sang Trung Quốc”.
Đáng lo ngại hơn cả là gần đây vấn đề cây trồng biến đổi gene (GMO) mặc dù trên thế giới các nhà khoa học và các công ty khuyến khích đầu tư phát triển GMO vẫn còn tranh luận về các tác hại của nó chưa ngã ngũ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Đây là bốn giống ngô biến đổi gene đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, đồng thời là giống cây trồng biến đổi gene đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ bắt đầu trồng cây biến đổi gene vào năm 2015 và ước tính đến năm 2020 thì sẽ có từ 30 đến 50% đất trồng trọt sẽ dùng để trồng cây GMO. Đúng là nỗi lo này chẳng phải của riêng ai nhưng trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT là người có nhiệm vụ đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp nước nhà.
Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng công nghệ gene vốn đã không an toàn. Công nghệ gene dựa trên niềm tin rằng mỗi gene chỉ mang 1 tính trạng duy nhất, do vậy người ta cho rằng có thể truyền các tính trạng bằng cách truyền các gene đơn lẻ. Tuy nhiên, từ 2007 các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhất trí rằng điều này hoàn toàn sai. Hiệu lực của mỗi gene được quyết định bởi sự tương tác với nhiều gene khác cũng như với môi trường của chúng.
Công nghệ biến đổi gene thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ, cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gene, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm biến đổi gene đối với sức khỏe con người vì khẩu phần ăn của người đa dạng và phức tạp. Rủi ro chỉ có thể nhận biết được trong dài hạn trong khi đó công nghệ mới chỉ được sử dụng trên 10 năm. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản, và sức khỏe chuyển hóa, sinh lý và gene.
Các bất ổn đáng kể về miễn dịch bao gồm bất ổn về sự phân bào liên quan đến bệnh hen, dị ứng và viêm nhiễm; sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng gan, bao gồm sự chuyển hóa lipit và cacbonhydrat cũng như thay đổi của tế bào có thể dẫn tới đẩy nhanh quá trình lão hóa và dẫn tới tích tụ những loài phản ứng lại với oxy (ROS). Nghiên cứu của Ermakova đã chỉ ra mối liên hệ giữa đậu tương biến đổi gen với khả năng vô sinh theo đó những con chuột ăn đậu tương biến đổi gen có số con và số lứa đẻ ít hơn hẳn. Con của những con chuột ăn đậu tương biến đổi gene có trọng lượng nhỏ hơn hẳn con của chuột không ăn đậu tương biến đổi gene. Trong vòng 3 tuần 55,6% số chuột ăn đậu tương biến đổi gene chết. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có hơn 400 gene biểu hiện khác trong chuột ăn ngô biến đổi gene. Đấy là những gene kiểm soát việc tổng hợp và sửa đổi protein, phát tín hiệu cho tế bào, tổng hợp cholesterol, và điều chỉnh insulin. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tổn hại trong đường ruột của động vật ăn thực phẩm biến đổi gene, bao gồm tăng nhanh số lượng tế bào và phá vỡ hệ thống miễn dịch ruột.
Sức khỏe của con non có thể bị ảnh hưởng bởi độc tố, chất gây dị ứng, chất kháng dưỡng trong khẩu phần ăn của mẹ. Điều này có thể được tạo nên ở cây trồng biến đổi gene do sự biến đổi không lường trước được trong DNA của chúng. Các nhà khoa học Đức tìm thấy những đoạn DNA của thực phẩm biến đổi gene cho chuột có chửa ăn trong não của con chúng. Các đoạn DNA biến đổi gene cũng được tìm thấy trong máu, lá lách, gan và thận của lợn con được nuôi bằng ngô biến đổi gen.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Sherbrooke, Canada, đã phát hiện ra protein trừ sâu Cry1Ab trong máu của những phụ nữ có thai và không mang thai. Họ cũng phát hiện ra chất độc này trong máu của bào thai chứng tỏ nó có thể truyền sang thế hệ sau. Chất độc Cry1Ab được phát hiện ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Những nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy lượng nhỏ độc tố Cry1Ab trong dạ dày-ruột của động vật ăn ngô biến đổi gen. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người và sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao.
Ngày 21/8/2014 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã quyết định không gia hạn giấy chứng nhận an toàn sinh học cho một giống lúa và một giống ngô biến đổi gene. Điều này, có thể cảnh báo ảnh hưởng đến việc thương mại hóa giống cây trồng biến đổi gene trong tương lai.
Chúng ta, đừng quên rằng MONSANTO là tác giả nhiều nhất của các giống ngô và đậu tương biến đổi gene, hàng năm đều tài trợ kinh phí lớn cho các cuộc Hội thảo về cây trồng biến đổi gen và cũng chính MONSANTO sản xuất ra chất độc màu da cam đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam mà hậu quả tàn khốc và các di tật của nó vẫn còn ám ảnh đến nhiều thế hệ người Việt Nam.
T.V.T.

Phần nhận xét hiển thị trên trang