Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

“Nhà báo cơ cấu” đang làm gì?


Trường Sơn
25%

(VNTB) Trong một cuộc hội thảo gần đây, những quan chức về hưu như Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn lần đầu tiên đã tiết lộ: năm 2013 cả nước bổ nhiệm 169 lãnh đạo cơ quan báo chí, trong số này chỉ có 43 người được điều từ ngành khác về, không có nghiệp vụ báo chí.

Tỷ lệ “nhà báo cơ cấu” như vậy chiếm đến 25% - một con số tuy chưa phản ánh hết thực tồn lãnh đạo và chỉ đạo ấu trĩ cùng một chiều của “một bộ phận không nhỏ” báo chí nhà nước, nhưng cũng cho thấy một mâu thuẫn rất lớn đã khuếch tán ghê gớm trong hệ thống báo chí quốc doanh: đa phần giới phóng viên và biên tập viên với trình độ nghề nghiệp hơn hẳn giới lãnh đạo, lại bị siết cương bởi những người hầu như chẳng biết làm báo là gì.

Còn nhớ vào thời chấp chính lãnh đạo báo chí, ông Đỗ Quý Doãn luôn bị giới phóng viên có tư tưởng tự do xem là “máy chém nhà báo”. Nhưng sự đổi khác về cách nhìn của những người như ông sau khi về vườn lại cho thấy chính họ cũng là nạn nhân của một cơ chế giáo điều, đóng kịch, ru ngủ và lừa mị lẫn nhau.

Bất chấp số liệu luôn được tung hứng với hơn 800 tờ báo quốc doanh cùng 18.000 thẻ nhà báo, năng lực thông tin sự thật của báo chí nhà nước vẫn bị chính những viên chức quản lý nhà nước xem là “thua kém khủng khiếp” so với giới truyền thông xã hội - bao gồm các trang mạng bị nhà nước coi là “lề trái”.

Hầu như chiếm giữ nguồn thông tin độc quyền do được tiếp cận các cơ quan nhà nước, nhưng báo chí quốc doanh đã chỉ khai thác những thông tin này trên bề mặt của chúng. Rất nhiều vụ việc tham nhũng và bất công xã hội đã bị Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông chủ ý ngăn chặn bằng cơ chế kiểm soát từ mềm đến cứng. Một số ít tờ báo có thái độ “vượt rào” đã phải trả giá: ban biên tập phải chịu kiểm điểm, còn cộng tác viên bị cắt cộng tác bài, phóng viên thậm chí bị đuổi việc.

Nhiều bài báo tâm huyết và nói lên sự thật cũng bởi thế đã không thể lên nổi mặt báo. Với tư cách “chính trị viên” của báo, nhiều tổng biên tập đã chỉ chuyên chú việc “giữ vững đường lối chính trị của đảng” và theo đó giữ ghế, thay cho việc phản ánh tiếng nói của người dân và xã hội để đối thoại với nhà chức trách.

“Lũ chúng ta nằm trong giường chiếu hẹp…”

Hệ quả tiếp liền của thực tế trên là nhiều năm trôi qua, báo chí nhà nước luôn giữ thái độ im lặng đến mức thành khẩn trước rào cản của cơ quan tuyên giáo đối với quá nhiều sự thật nhớp nhúa liên quan đến các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm lợi ích chính sách. Ngay cả vụ việc 15 nhà máy thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng loạt xả lũ mà đã “giết sống” hơn năm chục mạng dân nghèo vùng rốn lũ ở các tỉnh miền Trung vào cuối năm 2013, báo chí cũng không lên trang nổi một cái tên quan chức phải chịu tránh nhiệm, càng không có bất kỳ “đày tớ” nào phải ra trước vành móng ngựa.

Sự xa cách giữa thực tiễn và mặt báo là quá lớn, cũng như hố phân cách giữa giới phóng viên và khá nhiều tổng biên tập là quá sâu cay. Rất nhiều phóng viên, nhà báo tâm huyết đã phải bỏ nghề hoặc chấp nhận “viết giải trí”.

Tuy vẫn còn đó những tờ báo theo đuổi phong cách phản biện như Đất Việt, Thanh Niên, Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động, Vietnamnet…, nhưng chừng đó là quá ít so vơi hàng ngàn báo in và điện tử trên toàn quốc. Lại càng không thấm vào đâu trước thực tế ngồn ngộn những bất công khủng khiếp trong xã hội.

Bởi đại đa số báo chí nhà nước hiện thời vẫn hiện hữu nguyên vẹn trong tâm thế “Lũ chúng ta nằm trong giường chiếu hẹp…”, bất chấp cái hiện thực đời sống dân chúng đang sa vào vòng khốn quẫn đến thế nào…


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chồng Khánh Ly: 'Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết'

"Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết rồi", "Chúng tôi đến với nhau, lấy nhau đều không yêu nhau. Trước đó, Khánh Ly có một người yêu khác, tôi cũng có một người yêu khác nhưng khi sống cùng thì tình cảm bắt đầu nảy nở và tới bây giờ đã là 39 năm rồi. - chồng nữ danh ca Khánh Ly chia sẻ.
Vợ chồng ca sĩ Khánh Ly dù lúc kết hôn không có tình yêu nhưng vẫn chung sống hạnh phúc suốt 39 năm qua. Khánh Ly: "Giữa tôi với Trịnh Công Sơn có gì không, tôi không dám nói" Khánh Ly tái hợp với Nguyễn Ánh 9 sau 40 năm xa cách. Ông Nguyễn Hoàng Đoan đã chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về cuộc sống hạnh phúc với danh ca Khánh Ly trong suốt 39 năm qua.

Cưới Khánh Ly chỉ tiêu hết 100 đô la

- Duyên phận đưa ông đến với Khánh Ly và trở thành người bạn tri kỉ của nữ danh ca này như thế nào, ông có thể chia sẻ được không?

Tôi biết Khánh Ly từ hồi còn ở Việt Nam, nhưng sau này gặp gỡ, thân thiết với nhau hơn là ở bên Mỹ.

Lúc mới qua Mỹ, Khánh Ly sống một mình với 2 đứa con ở bang Los Angeles, một nơi rất nghèo trong khi đó tôi lại là người làm ra tiền. Khi đến thăm Khánh Ly, cô nấu đồ Việt Nam cho tôi ăn làm tôi sung sướng lắm vì suốt 6 tháng trời, tôi toàn ăn hăm-bơ-gơ.

Liên tục được Khánh Ly nấu cho ăn suốt 1 tháng nên tôi đề nghị với cô ấy kết hôn với nhau. Khánh Ly nói rằng, cho cô ấy thời gian 3 tháng để suy nghĩ và cuối cùng cũng đồng ý.

Chúng tôi đến với nhau như vậy đó, hai người lấy nhau đều không yêu nhau. Trước đó, Khánh Ly có một người yêu khác, tôi cũng có một người yêu khác nhưng khi sống cùng thì tình cảm bắt đầu nảy nở và tới bây giờ đã là 39 năm rồi.

Đám cưới của chúng tôi cũng chỉ tiêu hết có 100 đô la làm bữa chả giò, mời 12 người làm việc chung với tôi đến dự. Tôi bỏ ra 80 đồng mua 2 cái nhẫn cưới vẫn đeo tới tận bây giờ.

- Hai người không yêu nhau nhưng lại quyết định sống chung với nhau, có giây phút nào, ông bà hối hận vì quyết định này không?
Chúng tôi không có hối hận nhưng cũng có nhiều lúc không hòa thuận với nhau. Tuy nhiên, khi có chung với nhau một đứa con thì tất cả mọi thứ đã thay đổi và trở thành một mái ấm gia đình hạnh phúc. Cho tới giờ này, chúng tôi đã sống với nhau gần 40 năm nhưng vẫn luôn coi nhau là bạn và tôn trọng lẫn nhau.

Trân trọng người yêu, người chồng trước đó của Khánh Ly

- Khán giả luôn nhắc đến Khánh Ly là người tình một thời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông có ghen với mối tình này của vợ mình không?

Khi ở Việt Nam, tôi chơi với Trịnh Công Sơn và cũng biết tiếng hát của Khánh Ly rất đặc biệt nhưng lúc đó, tôi không thích ca sĩ nên không để ý lắm.

Nhưng tôi không bao giờ ghen tỵ với bất cứ điều gì của Khánh Ly. Những người chồng, người yêu  trước đó của Khánh Ly đều là những người tôi trân trọng. Nói chung, con người không có quá khứ thì buồn chán lắm.

Vì yêu Khánh Ly nên tôi yêu cả những đứa con của cô ấy, bây giờ chúng nó lớn hết rồi, có con rồi, chúng có nói với Khánh Ly và với tôi rằng, chúng chỉ có mình tôi là bố thôi.

- Nhưng làm thế nào ông có thể dung hòa và đồng điệu tâm hồn với một nghệ sĩ danh tiếng như Khánh Ly?
Tôi làm báo nên tôi nghĩ mình cũng có dòng máu nghệ sĩ. Khi tôi lấy Khánh Ly, tôi đã dứt khoát bỏ nghề, tự 'chặt' cái tay của mình để về làm việc cho vợ. Tôi biên tập âm nhạc, quay video... đó cũng là một khám phá thú vị và tôi say mê chuyện đó. Thậm chí, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn cả khi làm báo.

Tôi còn nhớ năm 1997, khi Đài bên Nhật thực hiện phóng sự về cuộc đời Khánh Ly, họ phỏng vấn tôi thì tôi đã trả lời như thế này:

'Lấy Khánh Ly, tôi coi như mình là người đã chết rồi. Tôi chỉ đứng sau lưng Khánh Ly thôi và việc của tôi là cố gắng làm sao để giữ gìn, để hỗ trợ cho Khánh Ly đem tiếng hát của mình đi phục vụ đồng bào. Còn với tôi thì chẳng có gì cả'.

'Cô ấy là người dễ dãi với tất cả mọi người, chưa bao giờ biết giận ai nhưng đối với tôi,
Khánh Ly rất khắt khe...'.

Không bao giờ thắc mắc về quá khứ của nhau
Khánh Ly chia sẻ rằng, bà phải ăn uống như người tu hành vì ông bắt giữ dáng, điều này có đúng không?
Bởi vì khán giả yêu quí Khánh Ly nhiều quá thì mình phải trả lại cho sự yêu mến điều gì đó. Tôi nghĩ không có gì trong đời sống này mà mình được tất, mình muốn được cái gì đó thì mình phải hi sinh. Tôi nói với Khánh Ly rằng, những điều tôi khắt khe với cô ấy không phải là cho tôi mà là cho những người quí mến cô ấy.

- Mặc dù gọi chồng là 'cai ngục' nhưng khi nói về ông, Khánh Ly luôn tự hào và ca ngợi ông...hình như Khánh Ly rất biết nịnh chồng?
Cô ấy là người dễ dãi với tất cả mọi người, chưa bao giờ biết giận ai nhưng đối với tôi, Khánh Ly rất khắt khe. Cô ấy chỉ chuyên môn trách chồng, tôi giống như là cái thùng để cô ấy dồn hết tất cả mọi thứ vào trong đó. Nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc dù cô ấy có nói bất cứ điều gì.

Suốt 39 năm sống chung từ không yêu đến gắn bó không thể xa rời, ông bà làm thế nào để giữ được ngọn lửa yêu thương luôn cháy mãi như vậy?

Rất nhiều đàn bà đã đi qua cuộc đời tôi nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai độ lượng, khoan dung và tốt đối với bạn bè, con cái như cô ấy cả. Dưới mắt tôi, vợ mình chẳng có tật nào xấu và chúng tôi luôn coi nhau như những người bạn, tôn trọng lẫn nhau.

Có lẽ điều đó khiến chúng tôi có thể chung sống hòa thuận và hạnh phúc bên nhau trong nhiều năm qua.

Chúng tôi không bao giờ thắc mắc về quá khứ của nhau. Thậm chí, bây giờ những người yêu một thời của tôi và cô ấy còn trở thành bạn. Tôi nghĩ muốn giữ được hạnh phúc thì mình phải có trái tim chân thành, nếu có sự chân thành thì mọi gập ghềnh trong đời sống nó sẽ đi qua hết.

Có người từng chia sẻ rằng, cuộc sống của vợ chồng Khánh Ly tại Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vậy ông bà đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?
Đời sống của một con người 'khi thì lên voi khi thì xuống đáy' là điều bình thường. Chúng tôi cũng gặp khó khăn nhưng dù có lúc xuống tới đất đen, có mất mát thì chúng tôi chưa bao giờ dằn vặt nhau hay gây gổ nhau vì chuyện đó. Chúng tôi luôn ngồi lại và bảo nhau cùng làm và nhiều khi vì lòng thành nên trời thương cho chúng tôi vượt qua được những giai đoạn như vậy. Bây giờ thì chúng tôi không còn khó khăn nữa.

- Liên tục được về quê hương biểu diễn chắc hẳn Khánh Ly rất hạnh phúc và ông chia sẻ niềm vui đó với vợ mình như thế nào?

Trong thời gian chúng tôi lấy nhau, Khánh Ly có nói rằng, chúng ta sẽ không bao giờ trở về quê hương được nữa. Tôi bảo với cô ấy, có thể bây giờ như vậy nhưng có lúc nào đó chắc chắn mình phải quay về cố hương, bởi vì con người phải quay về nguồn cội. Dù mình có sống ở bất cứ đất nước nào đi chăng nữa thì mình cũng chỉ là người Việt Nam. Chính vì thế mà gia đình tôi sống rất Việt Nam không có bất cứ hình dáng Mỹ gì ở trong gia đình tôi cả.

  Lê Phương
( Giáo Dục )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một khi đã bị đốn gục sẽ rất lắm chuyện. Dậu đổ bìm leo, đồng chí Chu ợ!

Chu Vĩnh Khang ‘vui vẻ’ với trên 400 phụ nữ do thuộc cấp dâng tặng

(TNO) Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đang bị điều tra tham nhũng, được cho là có đến 6 căn nhà riêng để “vui vẻ” với trên 400 phụ nữ vốn là quà tặng hối lộ của các quan chức khác.
Tân Hoa xã vào cuối ngày 29.7 công bố thông tin ông Chu Vĩnh Khang đã bị chính phủ điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”, một thuật ngữ truyền thông Trung Quốc dùng để chỉ tham nhũng.
Ngay sau đó, các tin đồn xuất hiện cho rằng ông Chu còn có ý định ám sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tờ China Times, báo mẹ của trang tin Want China Times (Đài Loan), ngày 31.7 dẫn lời các điều tra viên cho rằng ông Chu có ít nhất 6 căn nhà riêng để “vui vẻ với phụ nữ” ở thủ đô Bắc Kinh.
Ông Chu (71 tuổi) còn được cho là đã quan hệ tình dục với xướng ngôn viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Ye Yingchun trong xe hơi vào ngày 29.11.2013, theo China Times.
Tờ báo này cho rằng ông Chu bắt đầu có "bồ nhí" kể từ năm 1999, khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên.
Các quan chức, thuộc cấp hoặc cấp dưới thường xuyên dâng tặng phụ nữ cho ông Chu như quà hối lộ, nhờ ông dùng quyền lực để nâng đỡ họ.
Bà Jia Xiaoye, cựu xướng ngôn viên CCTV (vợ thứ hai của ông Chu), cũng được cho là “một món quà” mà phó chủ tịch CCTV tặng cho ông Chu.
Tuy nhiên, bà Jia (43 tuổi) bác bỏ thông tin này, cho rằng bà quen biết ông Chu thông qua các cuộc phỏng vấn.
Trong giai đoạn 2007-2012, ông Chu, từng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp trung ương, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ khác nhau. Cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân bị đồn là các tay “ma cô dẫn gái” cho ông Chu.
Ông Chu còn bị nghi là tham gia vào các hoạt động “đổi vợ” với các đồng nghiệp hoặc cấp dưới và quan hệ tình ái với bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai.
Bà Cốc Khai Lai bị kết án tử hình vào năm 2012 về tội ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, Thế nhưng, bản án được hoãn thi hành trong 2 năm nên được gọi là tử hình treo và có thể được giảm án. Ông Bạc vào năm 2012 cũng lãnh án chung thân vì tội tham nhũng.
Phúc Duy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ý đồ phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của VN

Trọng NghĩaNgày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Hội nghị Genève 1954, US Army
Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề chia cắt Việt Nam thành hai miền, lấy đường ranh là vĩ tuyến 17.

Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung Quốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, ngay trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến nhưng hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.

Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Quốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có Biển Đông.

Đối với sử gia Dương Trung Quốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».

Trung Quốc là nước đã ký vào văn kiện quốc tế năm 1954 công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đồng thời, Trung Quốc lại tán đồng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Theo sử gia Dương Trung Quốc, đó là vì trong toàn cảnh cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây vào thời đó, Bắc Kinh muốn biến Việt Nam thành lá chắn để bảo vệ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, dùng Việt Nam làm quân cờ để mặc cả với Hoa Kỳ khi Bắc Kinh cần thay đổi chiến lược.

Vấn đề được sử gia Dương Trung Quốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, Việt Nam vào năm 1975 đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc chính là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).

Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.

Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc qua điện thoại.

Ý nghĩa quan trọng nhất : Lần đầu tiên quốc tế công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam 

DTQ : Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình...

Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.

Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…

Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...

Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…

Toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển dù chưa được đặt ra

DTQ : Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian biển.

Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung Quốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất, tham gia đóng góp và ký kết vào bản Hiệp định này…

Mỹ, một trong những nước tham gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…

Vai trò “khả nghi” của Trung Quốc ngay từ thời Hiệp định Genève

DTQ : ...Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng

Người Trung Quốc thường hay nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam... Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Quốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I...

Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung Quốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc bước vào võ đài thế giới.

Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung Quốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung Quốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.

Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Quốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.

Dã tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp

Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Quốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên - ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Quốc, đồng thời là cái nơi để Trung Quốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông này là Hoa Kỳ.

Cho nên Trung Quốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Quốc : Thái độ của Trung Quốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.

Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Quốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.

Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung Quốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».

Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông Dương, hay Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Quốc là bắt tay với Mỹ.

Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.

Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Quốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có cách nào tránh được việc này không?

Luyến tiếc pho tượng 'ra đi', nhường chỗ tàu điện ngầm
 - Sau 'sự ra đi không trở lại' của pho tượng Lê Lợi ở bùng binh Cây Gõ vào tháng 4/2013, sắp tới đây tượng Trần Nguyên Hãn – một bộ tướng của ông –  cũng sẽ ra đi nhường lại vị trí trước chợ Bến Thành để thi công công trình nhà ga tàu điện ngầm.
Chợ bến thành, tượng trần hưng đạo, di dời, công viên 23/9
Tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn
Nuối tiếc
Như vậy, sau nửa thế kỷ trơ gan cùng tuế nguyệt, thời gian di dời tượng tướng quân Trần Nguyên Hãn đến nay chỉ còn tính bằng giờ. Điều này khiến người Sài Gòn phải ngậm ngùi chia tay một hình ảnh quen thuộc đầy ắp kỷ niệm...

Tượng Trần Nguyên Hãn cùng nhiều pho tượng khác được đặt trên các bùng binh trong thành phố vào những năm cuối thập niên 1960.
Từ đó đến nay, nói về Sài gòn không ai quên được hình ảnh một An Dương Vương cầm nỏ thần đứng trên cao chót vót, một Phù Đổng Thiên Vương mới 3 tuổi đã nhổ cây tre cưỡi ngựa sắt khạc ra đốm lửa, một Phan Đình Phùng mộc mạc chân quê cầm súng đánh quân Pháp xâm lược.
Những hình ảnh đó luôn đi sâu vào tâm trí người Sài Gòn…
Sáng 30/7, chúng tôi rảo một vòng quanh bùng binh chợ Bến Thành. Một người phụ nữ trung niên tay cầm máy ảnh, đang cố chụp lại những hình ảnh của pho tượng. Chị nhìn vào pho tượng như muốn ghi đậm vào trí nhớ hình ảnh quen thuộc này.
Chị đang là giáo viên Sử của một trường trung học cấp 2, ở quận 10.
“Người Sài Gòn đã một lần 'chia tay' với bức tượng Lê Lợi, người anh hùng áo vải 10 năm nằm gai nếm mật chống lại quân Minh. Nhìn pho tượng một tay phất cờ, một tay giương cao thanh kiếm đã từng làm tôi nhớ lại những chiến công hiển hách như vây hãm Vương Thông, chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng và một trận làm kinh hồn quân Minh ở Đông Bộ Đầu do tướng Trần Nguyên Hãn cầm quân…giờ đây sắp lùi vào dĩ vãng” - chị nói.
Thao thao như gặp tri âm, chị nói mà không cần tôi trả lời: “Anh có biết tượng Trần Nguyên Hãn với áo giáp sắt phi ngựa giữa sa trường trên tay có con chim bồ câu là lấy từ câu chuyện nào không ?”.
Tôi ngớ người ra, chị nói tiếp: "Đó là chuyện ông bị vây hãm tại thành Võ Ninh. Nhờ có con chim bồ câu mang thư cầu cứu đến Bình Định Vương Lê Lợi, ông và đội quân của ông được giải vây…”.
Chợ bến thành, tượng trần hưng đạo, di dời, công viên 23/9
Một bên tượng là chợ Bến Thành hơn 100 năm tuổi.
Câu chuyện đang dở chừng, một nhóm học sinh còn mang trên người bộ đồng phục cấp 3 từ xa đi tới.
“Nghe thầy giáo em nói pho tượng này sắp di dời nên chúng em đến thăm lần cuối, chụp vài tấm ảnh để sau này còn khoe với mọi người” - một em nói.
Phượng - nữ sinh trong nhóm – kể cho chúng tôi nghe về những bài báo, những trang sách về Trần Nguyên Hãn.
Em nói: “Nhìn lên pho tượng em thấy cả một niềm tự hào dân tộc. Tiếc quá thế hệ chúng em chỉ mới biết pho tượng này trong vài năm nay, giờ phải sắp chia tay…”.
Giá như...
Sự 'ra đi' của tượng Lê Lợi trước đây và sắp tới là tượng Trần Nguyên Hãn là điều tất yếu khi thành phố phát triển.
Tuy nhiên, mất đi một hình ảnh đầy ắp kỷ niệm đã khiến cho hàng triệu con tim người Sài Gòn thổn thức.
Ngậm ngùi lắm, bởi nó đã khắc sâu vào tâm khảm, vào lòng người niềm tự hào và sự kiêu hãnh của một thành phố năng động, phát triển nhất Việt Nam.
Chợ bến thành, tượng trần hưng đạo, di dời, công viên 23/9
Tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: Zing
 
Chúng tôi vào chợ. Chợ Bến Thành đã hơn 100 năm nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp truyền thống. Các tiểu thương ở đây cùng suy nghĩ, dường như ai cũng chung niềm nuối tiếc khi pho tượng phải di dời.
“Anh biết không, khi tôi vào buôn bán tại chợ thì pho tượng đã có từ lâu rồi. Mỗi ngày ngang đây, nhìn con chim bồ câu, nhìn ông tướng cỡi ngựa từ hàng chục năm nay đã trở nên thân thuộc. Bây giờ di dời đi thay vào đó là một công trình khác cảm giác, với chúng tôi là một sự lạ lẫm và trống vắng” - tiểu thương tên Hoa trải lòng.
Chị nói tiếp: “Giá như pho tượng được đưa về công viên 23/9 gần đó để mỗi ngày có dịp ngang qua chúng tôi còn nhìn thấy, cũng như những người đã biết đến pho tượng này còn có điều kiện ghé thăm thì hay quá”.     
Quả thật vậy. Nằm ở vị trí trung tâm, giữa những con đường luôn đầy ắp xe cộ, pho tượng Trần Nguyên Hãn nhìn về một bên là chợ Bến Thành đã trên 100 năm tuổi, một bên là con đường Hàm Nghi với những tòa nhà cũ xưa đã in đậm dấu ấn trong lòng người Sài Gòn.
Những đôi tình nhân trên chiếc ghế đá dưới chân tượng đài. Những đứa trẻ ngây thơ nhìn lên trên cao, con chim bồ câu trong tay người anh hùng vỗ cánh bay đi và cứ mùa hè đến những hàng lim xẹt hai bên đường Lê Lợi rơi hoa vàng… Tất cả, vốn đã là những hình ảnh thân yêu không thể một sớm một chiều có thể quên được.
Giờ đây, tượng Trần Nguyên Hãn sẽ không còn trụ lại nơi đây. Bức tượng sẽ được đưa vào công viên Phú Lâm, nơi cách chỗ cũ gần 10km. Thật xót xa...
Mỗi hình ảnh thân quen của thành phố giờ mất đi luôn làm cho người Sài Gòn day dứt. Và dường như, trong tiềm thức của họ, luôn đọng lại những hình ảnh của một Sài Gòn đầy ắp kỷ niệm - kỷ niệm của một thời đã qua…
Trần Chánh Nghĩa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LUẬT SƯ NỔI TIẾNG, CỰU ĐBQH NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG VỪA BỊ ĐẢNG KHAI TRỪ




Ông Nguyễn Đăng Trừng (sinh 1942), tại thôn Trước Bàu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng tham gia vào vai trò Uỷ viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Ông từng nói trước Quốc hội: Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ’. Ông có nhiều tiếng nói phê phán phản biện tại quốc hội, nhất là phê phán sự yếu kém của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước.

Ông là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, từng bào chữa cho Năm CamLê Công Định cũng từng thuộc đoàn luật sư của ông. (Theo Wikipedia: Nguyễn Đăng Trừng). 

Bản tin trên báo Người Lao động: 
Khai trừ đảng ông Nguyễn Đăng Trừng 
- Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM

Thứ Năm, 16:24  31/07/2014 

(NLĐO) - Chiều 31-7, ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM - đã công bố Quyết định số 3030/QĐ-TS về việc thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM.

Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM - trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM, không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TP HCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn. Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán… 

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Trừng cũng đã lợi dụng chức vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, không thông qua Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, tự ý ký 4 văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của UBND TP HCM, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đồng thời xuyên tạc, nói không đúng sự thật về ý kiến chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TP HCM, nhiệm kỳ VI (2013-2018) với một số cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam...

Căn cứ vào vào khoản 4, điều 5 và khoản 3, điều 7 của Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng bằng hình thức khai trừ. 

Ph.Anh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

12h trưa nay, TQ xua hàng vạn tàu cá xuống biển Đông

(Quan hệ quốc tế) - Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt.

 12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông
 
Trên trang mạng của Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31-7 đăng tải thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung như sau: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.

Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31-7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ ‘tiếng còi” kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày hôm nay.

Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc
Lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông được Trung Quốc đơn phương áp đặt, có hiệu lực kể từ 12h ngày 16-5, giới hạn thực hiện cấm đánh bắt trên biển Đông được tính từ khu vực biển có vĩ tuyến 12 độ Bắc đến “giới tuyến giáp khu vực biển Mân Việt” (kéo dài từ Quảng Tây đến Phúc Kiến, bao gồm cả khu vực biển Vịnh Bắc Bộ).

Được biết, kể từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh khu vực.

Lệnh cấm này áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám thường xuyên tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ thường quấy nhiễu tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu. 

Những việc làm vô nhân đạo của Trung Quốc đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh vẫn “dày mặt” coi như chẳng có chuyện gì to tát. Thậm chí họ còn áp đặt một số “luật” cực kỳ phi lý tại khu vực biển Đông.

Ra luật lệ ngang ngược, dùng tàu cá để xâm lược biển Đông

Hồi tháng 1-2014, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, cũng đã đơn phương áp dụng "Luật ngư nghiệp” mà tỉnh này đã tự “vẽ” ra. Theo đó, yêu cầu tàu nước ngoài khi đi vào vùng biển gần Hải Nam, cũng như để thực hiện các hoạt động đánh bắt cá hay điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan của Trung Quốc.

Vin vào luật này, nhà chức trách Trung Quốc cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tịch thu sản phẩm ngư nghiệp, ngư cụ, phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ nếu tàu của nước ngoài đi vào vùng biển này. 

Ngay sau khi luật này được thực thi vào ngày 1-1/2014, hàng loạt quốc gia đã phản đối gay gắt, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Dư luận quốc tế và các nước có lọi ích liên quan trên vùng biển này cũng chỉ trích những luật lệ phi lí mà Bắc Kinh đã đặt ra, trong đó có Mỹ và Nhật.

Tất cả những hành động trên của chính quyền bắc Kinh đều nhằm vào mục đích độc chiếm biển Đông, hòng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” (Bản đồ khổ dọc mới xuất bản đã sửa thành “đường 10 đoạn”) phi lý mà họ đã tự vẽ ra. Cái “lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc tiếp tục đòi “liếm trọn” biển Đông.

Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, một mặt tiến hành các hoạt động xua đuổi, bắt bớ, xâm chiếm lãnh thổ (ví như ngày 2-5 vừa qua Bắc kinh đã kéo cái giàn khoan to đùng “Hải Dương 981” tới hạ đặt, thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam). 

Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc
Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc

Mặt khác chính quyền Bắc Kinh còn khuyến khích và đưa ra các chính sách ưu đãi tối đa cho Ngư dân đưa tàu cá ra đánh bắt tại các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông, chiếm đoạt ngư trường của nước khác, biến các vùng biển không tranh chấp thành có bằng lực lượng tàu cá.

Trang bị thêm, biến ngư dân thành công cụ thực hiện dã tâm

Tờ Reuters ngày 28-7 đưa tin cho hay, hiện nay các loại tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển Đông đều được chính quyền trang bị cho một số loại thiết bị công nghệ cao, như các máy thu vô tuyến điện hiện đại, thiết bị thăm dò luồng cá cá và đặc biệt là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu. 

Khi Ngư dân của họ đánh bắt tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, nếu như gặp phải thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của các nước láng giềng, như Việt Nam hay Philippines, lập tức tàu cá của Trung Quốc có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng Hải cảnh của nước này bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.

Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu” do họ tự nghiên cứu chế tạo. Tại Hải Nam, các tàu cá của Trung Quốc chỉ phải chi trả không đến 10% cước phí dịch vụ vệ tinh, hơn 90% còn lại được nhà nước hỗ trợ.

Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân. Cùng với nguồn tài nguyên Ngư nghiệp tại các vùng biển gần đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay ngư dân Trung Quốc cũng đang tiến ra các khu vực biển xa trên biển Đông, tìm kiếm các ngư trường mới, đồng thời để khẳng định chủ quyền.

Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi
Theo Reuters, chính quyền tỉnh Hải Nam - Trung Quốc không chỉ khuyến khích ngư dân ra khơi đánh bắt cá tại các khu vực biển tranh chấp trên biển Đông, mà còn hướng họ ra các khu vực biển xa thuộc khu vực quần đảo Trường sa cách Trung Quốc về phía nam 1100 km. 

Tất cả các loại tàu cá Trung Quốc mỗi khi ra khơi đều được nhà nước hỗ trợ xăng dầu, đối với loại tàu có động cơ 500 mã lực, sẽ được nhận từ 2000-3000 NDT mỗi ngày. 

Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng, với việc động viên và tài trợ ngư dân nhằm tạo ra những đội tàu cá hùng mạnh vươn khơi đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp, đã trở thành một “chính sách” nhất quán của chính quyền Trung Quốc, chứ không còn là những quyết định mang tính chất cơ hội, và nó được xuất phát từ cả các lý do địa chính trị lẫn kinh tế, thương mại. 

Hiện nay Trung Quốc đã triển khai biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” hay còn gọi là “Hạm đội hỗn hợp ngư nghiệp đặc biệt”. Nòng cốt của nó là 07 tàu cỡ lớn (01 tàu chế biến tổng hợp 3,2 vạn tấn; 01 tàu tiếp dầu 2 vạn tấn; 02 tàu vận tải đông lạnh 1 vạn tấn và 03 tàu bảo đảm tổng hợp 3000 - 5000 tấn (tất cả các tàu này đều được đặt tên chung là Hải Nam Bảo Sa), lực lượng máy bay trực thăng và 300 - 500 tàu cá loại trên 100 tấn. 

Với sự hỗ trợ của biên đội này, hàng trăm tàu cá Trung Quốc sẽ có thời gian bám biển tới 9 tháng nhằm ngăn chặn tàu cá, thậm chí là tàu chấp pháp các nước để độc chiếm ngư trường, tuyên bố chủ quyền trên biển. Có thể nói đây là một chiêu bài rất thâm hiểm, và chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hơn nữa nhằm hiện thực hóa chính sách này trong những năm tới đây. 

Thiên Nam


Phần nhận xét hiển thị trên trang