Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

CAO BÒI GIÀ




ảnh không liên quan ( ảnh lấy bên nhà gã Văn Công Hùng )

Nếu tin theo lời của một vài du khách có vội vàng khi nặng lòng mến yêu thủ đô thì ở Hà Nội ấn tượng hình như đáng kể nhất, đơn giản nhất vẫn là “mái ngói thơm nâu” hay “cây bàng lá đỏ”. Tất nhiên các “tua rít gia” còn kể lể nhiều thứ nữa. Này là sương loang hồ Tây, nào là thu vàng ngõ nhỏ. Rồi thì công phu ẩm thực, rồi thì kỹ tính thú chơi. Hà Nội đương nhiên đã và sẽ đầy đủ những thứ đó, nhưng cũng giống như một phức tạp tuyệt đại mỹ nhân hay một thâm trầm kiệt hiệt anh hùng, cái vượt thoát khỏi sự hay dở làm người ta tâm phục khẩu phục nửa kính nửa nhường lại hoàn toàn không nằm ở chuyện múa may son phấn.

Người có cốt cách Hồ Nội mang một phong độ rất riêng, nó là bản năng phố phường có được từ “chất.” (Những năm còn bao cấp sắp sửa manh nha sang đổi mới, dân chợ Giời rất hay dùng chữ “chất” khi phải mặc định một giá trị gì. Ví như cái quần bò này “chất” nhỉ, Lìvai Mỹ hay Kinngiô Thái. Hoặc siêu hình Xếchxi hơn, con bé ấy cực “chất”). Vì thế chỉ cần nghe một vài ngữ điệu giao tiếp người ở Hà Nội sành sỏi biết ngay người đối thoại thuộc loại nào. “Chất chơi” hay “chất quê.” Thậm chí còn định vị đúng anh/ chị ta đang sống ở phố cổ hay ở rìa cửa ô. Những cao thủ khinh bạc ngửi, rồi lọc lõi phán xét chính xác được về “chất” thường là những đàn ông có tuổi ngoài năm mươi trở lên mà giới vỉa hè trân trọng gọi cũng như bọn họ trịnh thượng tự nhận là cao bồi già Hà Nội.

Đó là những ngoại hình trung niên, rất khó đoán tuổi đã ngoài sáu mươi hay ngoài bảy mươi. Quần áo phẳng phiu hàng hiệu, hoặc là kiểu “đờ mi xe dông” (quần kaki áo vest), hoặc một bộ đũi sáng sang trọng đĩ tính bật nổi ra khỏi cái hồi khó khăn khi đồ cotton chưa lên ngôi. Bọn họ thích đi bộ, có lẽ cũng vì già, nhiều tay phô phang thì tay cầm batoong, mồm ngậm tẩu, đầu đôi “phớt” dạ và dưới thắt lưng da nâu có thấp thoáng một sợi dây xích sáng trắng từ cái đồng hồ quả quýt nắp bạc.

Bọn họ ăn sáng ở linh tinh các quán, các hàng rong, nơi những ông chủ bà chủ nổi tiếng nấu ngon cùng tài nhớ mặt khách, rồi khệnh khạng đi tới một hàng cà phê quen. Có điều, tất cả những hàng này, bắt buộc những hàng này phải trong bán kính một ki-lô-mét quanh hồ Hoàn Kiềm. Lờ mờ trong khói thuốc thơm câu chuyện của bọn họ khá tục, không phải vì bọn họ hay đệm mà do các chất trải nghiệm kẻ chợ cay đắng kiêu bạc đến mức tàn nhẫn. Phần nữa là bọn họ thường bỏ học dở dang, bởi người đã đúng là kẻ chợ thì tuy khát khao tôn trọng yêu trí thức nhưng hoàn toàn lại lười ngại để trở thành trí thức.

Do hầu hết xuất thân ở những gia đình dư giả có truyền thống buôn bán nên cho dù gia đình đang lụi bại xập xệ tất thẩy bọn họ đều ham chơi. Cái hỗn danh “mải chơi” không hẳn chỉ dành cho một người và xung quanh “hỗn danh” này có không biết bao nhiêu truyền kỳ phảng phất hoang đường.

Có một đôi ngoại tình yêu nhau không còn trẻ lắm đến chơi nhà một tay cao bồi già. Hồi ấy Hà Nội chưa có nhà nghỉ. Tay cao bồi ở trong một biệt thự cũ đang nhếch nhác chia năm xẻ bẩy nhưng vẫn có phòng riêng. Cặp tình nhân đưa ít tiền cho tay cao bồi đi mua đồ ăn trưa. Sau khi cẩn thận khóa cửa (phần lớn cao bồi thường ghét và khinh hàng xóm), tay này đi ra chợ Hàng Bè thì gặp đám bạn ngẫu hứng rủ đi Sài Gòn. Anh ta nhận lời ngay, lên tầu Thống Nhất đi luôn một tháng. Khỏi cần phải kể nỗi khổ kinh hoàng của đôi tình nhân bị nhốt kia trong suốt tháng ấy. Tuy mải chơi nhưng không hiểu sao các ông cao bồi toàn đẻ ra con cái (cả trong và ngoài giá thú) luôn luôn thành đạt. Ở Hà Nội hôm nay, đám con cái ấy đều phát tài thành cự phú. Bọn chúng đồng thanh bảo đấy là nhờ hấp thụ được cái sắc sảo lăn lộn tinh quái của người cha. Thảng trong đám đó có đứa phát phúc học hành, đàng hoàng làm giáo sư làm tiến sĩ.

Do bản chất tài hoa, đám cao bồi hầu hết tinh tế ham thích âm nhạc văn thơ hội họa. Thơ bọn họ chua chát trắng trợn hiểu người nên mặt lạ lắm. “Không vênh vang mặt giai không sợ. Không giáo giở lòng gái không thương.” Đây là hai câu vào loại nhẹ nhất trong bài thơ có nhan đề “Đời có ra chi mà đ… chửi” của một chân chính cao bồi ngoài bát thập. Và cũng chính từ họ, đám trẻ của Hà Nội nghìn năm văn hiến mới hiểu được câu thành ngữ khét tiếng “Gái Hàng Khoai, trai Hàng Lược.” Vì thế, cao bồi già thường nhìn các nhà “Hà Nội học” bằng cái nhìn “đểu”. Với họ, những nhà đấy ngoài việc thuộc tên phố thì còn lại chẳng biết cái quái gì.

Ngày nay, lớp cao bồi già đang dần dần tự tuyệt tự. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng bọn họ xứng đáng được ghi vào sách đỏ để bảo vệ giữ gìn như một loài khác lạ quý hiếm. Bởi không có họ, cũng như không có kẻ cắp chợ Đồng Xuân hoặc “phe phẩy” chợ Giời, Hà Nội sẽ vĩnh viễn mất đi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng.

Mà nhố nhăng là một đặc tính làm nên một đô thị lớn, Vũ Trọng Phụng chuyên viết về cao bồi gốc Hà Nội đã bảo vậy.@tản mạn của Nguyễn Việt Hà.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

lý do không “bấm nút

Tuấn Ngọc
clip_image002

Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.
Liên lạc với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, ông Quốc xác nhận ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp, đồng thời hứa sẽ trả lời cụ thể hơn các câu hỏi của Một Thế Giới về lý do không bấm nút của mình.
Trong lần thảo luận cuối trước khi Hiến pháp được thông qua, vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản dự thảo này, đặc biệt có nhiều ý kiến xoay quanh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và Luật đất đai.
Hiến pháp được coi là bộ luật khung của đất nước, những tranh luận trái chiều là hết sức cần thiết để cùng nhau tiệm cận chân lý, xây dựng một bộ khung pháp lý tốt nhất, trọn vẹn nhất để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
Ngay cả Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đã khẳng định “sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến chưa đồng thuận trong quá trình phát triển đất nước”.
Việc hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua bản dự thảo, cũng cho thấy trách nhiệm của các đại biểu đối với một vấn đề trọng đại của đất nước khi họ chưa thực sự hài lòng. Bởi lẽ, các đại biểu Quốc hội là đại diện cho nhân dân và được cử tri đặt rất nhiều niềm tin.
Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) được 100% các vị đại biểu Quốc hội thông qua ngay sau đó. Hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
* * *
ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC GIẢI THÍCH LÝ DO KHÔNG “BẤM NÚT”Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Một Thế Giới về quyết định ấn nút “không biểu quyết” thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28.11, ĐB Dương Trung Quốc cho biết: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành" và “không tán thành”.–Được biết, ông là một trong hai đại biểu không biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 28.11 tại Quốc hội, ông có thể chia sẻ thêm lý do ông lại không biểu quyết?
Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong phát biểu của mình.
– Nếu chưa thực sự hài lòng về Hiến pháp, tại sao nút bấm không phải là "Không tán thành" mà lại là "Không biểu quyết"? Có phải điều mà ĐB Bùi Thị An phát biểu trước đó: "Không bấm nút thì không được mà bấm nút thì áy náy” là có thật nên ông đã chọn không bấm nút?
Áy náy” chỉ là một cách nói. “Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.
– Điều gì mà ông vẫn còn đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?
Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài.
Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước...
Đó là chưa kể tới những vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền đô thị, hội đồng nhân dân các cấp quá trình thảo luận còn chưa rõ ràng thì thời hạn phải thông qua khiến cho có nhiều nội dung chưa thật rõ ràng trong một văn kiện quan trọng như Hiến pháp... thì làm sao không “áy náy".
– Trong quá trình thảo luận tại Quốc hội, ĐB Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: "Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc". Bản Dự thảo Hiến pháp chưa khiến ông hài lòng, vậy theo ý kiến của ông, bản Hiến pháp 1992 sửa đổi lần này có làm chậm lại sự phát triển của dân tộc như ĐB Nghĩa đã lo lắng trước đó không?
Ý kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa là nói thay cho tôi và chắc cũng của nhiều người khác.
Trước đó, ông có kiến nghị gì với Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này không? Ví dụ như nếu chưa thảo luận thấu đáo thì nên dành thêm cho nó một thời gian nữa để biểu quyết vẫn chưa muộn chẳng hạn?
Tôi là người được Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 mời tham gia một số công việc cụ thể và tham gia các hoạt động của Ủy ban. Vì thế, với công việc của một đại biểu QH, tham gia các hoạt động của cơ quan biên soạn và biên tập tôi có thể nói rằng lần Sửa đổi này không chỉ diễn ra trong một thời gian dài (hơn 2 năm), huy động đông đảo những nguồn lực trí tuệ xã hội, đương nhiên cũng tốn kém tài lực... tạo ra mối quan tâm xã hội như một cuộc vận động nhận thức chính trị rộng lớn chưa từng có.
Trong bối cảnh ấy, tôi cũng có rất nhiều cơ hội để thể hiện quan điểm, đưa ra những kiến nghị cụ thể trong những phiên thảo luận ở Quốc hội, các cuộc hội thảo, các cuộc họp của Ủy ban sửa đổi và các văn bản kiến nghị cá nhân hay chuyển các ý kiến đóng góp của cử tri, v.v.
Tôi ghi nhận là những ý kiến của mình luôn được xử lý nghiêm túc, có cái được ghi nhận, có cái không được chấp nhận và đều được trả lời rõ ràng. Tôi cũng nhận thấy tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận, xử lý các ý kiến khác nhau, nỗ lực tiếp cận những ý kiến khác biệt... của những người có trách nhiệm trong quá trình sửa đổi, không khí trong thảo luận là dân chủ, không giới hạn...
Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.
Cũng có ý kiến cho rằng cần có thêm thời gian làm rõ và hoàn thiện dự thảo. Nhưng mọi người đều biết rằng công việc sửa đổi Hiến pháp đã khởi động từ tháng 8.2011 đến nay cũng là một thời gian không ngắn, với cơ chế này thì có kéo dài thảo luận nữa cũng chẳng làm thay đổi được.
...Có thể trong một bộ phận nhân dân (trong đó có tôi) cho rằng sau 20 năm phát huy của Hiến pháp 1992 (đã có một lần sửa) những trải nghiệm của công cuộc Đổi mới, nhất là Hội nhập đã bộc lộ những bất cập... Một kiến nghị cuối cùng được viết thành văn bản sau lần thảo luận cuối cùng ở Quốc hội trước ngày “bấm nút” tôi đã nêu rõ quan điểm của mình về việc lời nói đầu Hiến pháp viết thẳng ra rằng “Thể chế hóa Cương lĩnh” là nguyên lý đầu tiên (tiếp theo mới là kế thừa các Hiến pháp trước đó) liệu có phải là một bước tiến trong nhận thức về lập hiến hay không? Tôi cũng đề nghị phải đặt việc “ứng phó với biến đổi khí hậu” ở vị thế hệ trọng hơn tương xứng với tầm quan trọng như một nhân tố tác động lâu dài và khắc nghiệt đối với tương lai của dân tộc ta. Những đề nghị ấy đều có hồi âm nhưng vẫn đề nghị “giữ nguyên như dự thảo”.
Tại sao ông lại vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện HP ngay sau đó chỉ vài chục phút?
Khi thông qua tôi đã “không biểu quyết” nhưng với nghị quyết của Quốc hội sau khi đã được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thông qua thì việc tán thành của tôi là lẽ đương nhiên. Không chỉ là “thiểu số phục tùng đa số” mà là trách nhiệm đối với cử tri. Vả lại cũng cần đánh giá rằng, tuy có thể “một bộ phận” chưa thoả mãn nhưng Hiến pháp sửa đổi lần này cũng chứa đựng rất nhiều những sửa đổi rất tích cực trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền của dân và sự phát triển của đất nước.
Sau cuộc biểu quyết, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi trao đổi với tôi rằng chỉ cần thực hiện nghiêm túc những gì đã viết trong Hiến pháp sửa đổi này thì cũng đã tạo ra rất nhiều thay đổi tích cực cho dân, cho nước rồi. Bây giờ là lúc Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát hành pháp và nâng cao năng lực lập pháp để bản Hiến pháp sửa đổi này “đi vào cuộc sống”.
Dẫu sao đây mới là Sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng có nghĩa là Hiến pháp 1992 đã vượt kỷ lục “tuổi thọ” so với các Hiến pháp 1946, 1959, và 1980 nhờ đó luôn được “sửa đổi” và ai cũng biết rằng thời kỳ quá độ sẽ rất dài lâu như dự báo của các nhà lãnh đạo, cho nên có lẽ sẽ có nhiều lần sửa đổi tiếp theo khi thực tiễn đòi hỏi. Phải chăng đó cũng là một nét riêng trong việc Lập Hiến ở nước ta?!
Tuấn Ngọc (thực hiện)


10 ĐBQH vắng mặt trong “thời khắc lịch sử”
Ngoài 2 đại biểu không bấm nút, hôm qua có 10 đại biểu vắng mặt trong khi Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi.
Việc thông qua Hiến pháp, được đánh giá là sự kiện quan trọng nhất của kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, đó là “thời khắc lịch sử”.
Quốc hội khóa XIII có 498 đại biểu trong danh sách. Tuy nhiên vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%.
Ngay sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp, có 491 đại biểu tham gia biểu quyết, vẫn thiếu 7 đại biểu so với danh sách thực tế.
Trong suốt kỳ họp thứ 6, người dân vẫn nhìn thấy những ghế trống trong lúc Quốc hội bàn các vấn đề, các dự luật quan trọng.
Ngày 4.11, khi bàn về chống lãng phí tại Quốc hội, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng nên tiết kiệm thời gian họp Quốc hội vì “mỗi phút ngồi hội trường, Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng, như vậy mỗi ngày họp mất khoảng 1 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 13 được tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc phòng. Theo ĐB Bùi Thị An, trên bàn họp có 5 nút bấm để các ĐB biểu quyết các vấn đề quan trọng trong chương trình làm việc của Quốc hội.
Các nút bấm này bao gồm: Điểm danh, Không biểu quyết, Không tán thành, Tán thành và Quay lại.
ĐB Dương Trung Quốc cùng một ĐB khác đã bấm vào nút "Không biểu quyết".
T.N.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo dục khai phóng,

Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái… (*)

PGS TS Hoàng Dũng - Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái… (*)
qtgĐại học Việt Nam từng trải qua nhiều đợt cải cách để mong chấm dứt tình trạng đào tạo “học sinh cấp 4”, chất lượng đầu ra không cung ứng nổi cho thị trường lao động đòi hỏi cao. Nhưng trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education – một trong những ấn phẩm xếp hạng khách quan và uy tín nhất toàn cầu –đến nay vẫn không có một trường đại học nào của quốc gia 90 triệu dân này lọt vào danh sách 400 đại học ưu tú nhất. Là người hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên giảng đường đại học, PGS TS Hoàng Dũng nói:Bất chấp chúng ta có những nhà khoa học tầm cỡ thế giới, học sinh chúng ta đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế, giáo dục Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp – nghịch lý ấy từ lâu không còn làm ai ngạc nhiên.

Giáo dục nói chung và đại học nói riêng ở Việt Nam đã trải qua nhiều đợt, người thì nói nhẹ nhàng “cải cách”, mạnh hơn một chút thì “chấn hưng”, nhưng cũng có người quyết liệt nói “cách mạng”. Nay thì, theo đúng từ ngữ của nghị quyết vừa mới thông qua, là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”! “Căn bản, toàn diện” là cách mạng chứ gì nữa! Nhưng có lẽ lựa chọn cách nói như thế là người ta đã bắt đầu biết sợ những diễn đạt quá “hoành tráng”.

Tất cả cho thấy xã hội và các cấp có trách nhiệm đã thấy giáo dục đang khủng hoảng; và để giải quyết khủng hoảng ấy phải có phương thuốc “trị căn”, chứ không dừng lại ở “trị chứng”.

Để cải tổ đại học, theo ông phải bắt đầu từ đâu: gốc hay ngọn, hay cả gốc lẫn ngọn?

Nếu bài toán giáo dục chỉ cần giải quyết ngọn mà xong, thì không thể nhận định giáo dục Việt Nam, trong đó có đại học, đang khủng hoảng. Nhưng chỉ chăm chăm lo phần gốc, mà không chú ý thích đáng phần ngọn, thì trong một thời gian khá dài, bề ngoài vẫn chưa thấy thay đổi gì nhiều, vì “thuốc” chưa đủ thời gian để ngấm.

Nhà quản lý bỏ mặc những giải pháp chiến lược, để tập trung vào những vấn đề bề mặt (như phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”) thì trước mắt có thể tạo một ấn tượng tốt đẹp nào đó, nhưng nhất định sẽ thất bại. Ngược lại, nếu bức tranh giáo dục không được cải thiện trông thấy, thì xã hội không thể chờ đợi, gây áp lực đối với nhà quản lý. Giáo dục tác động đến toàn xã hội, đến 100% dân số, vì thế đây là áp lực hết sức lớn. Ở tầm quốc gia, giáo dục là một vấn đề chính trị. Và không một nhà chính trị khôn ngoan nào lại liều lĩnh đến mức không cần cân nhắc đến điều đó. Giải pháp về giáo dục phải là một giải pháp tổng thể, cân bằng giữa “gốc” và “ngọn”.

Người thầy, đầu vào của sinh viên, cơ sở vật chất… đều là vấn đề có thực của giáo dục Việt Nam. Nhưng khó lòng cho đó là những vấn đề quan trọng số một. Vì chất lượng và số lượng của người thầy, của tân sinh viên, của cơ sở vật chất không phải tự nhiên mà có. Nó là sản phẩm của một cơ chế nhất định.

Tự chủ đại học là một trong những cơ chế như thế. Xin nêu một trường hợp đáng ngẫm nghĩ: khi giáo sư Thí Xuân Phong (Shih Choon Fong) được chọn làm hiệu trưởng Đại học Quốc gia Singapore (NUS) năm 2000, ông đã cho tiến hành những cải cách mạnh mẽ. Tất nhiên, ông bị phản đối gay gắt, đến mức bị Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục của Quốc hội lúc ấy cáo buộc ông đã đảo lộn các chuẩn mực tuyển dụng ở trường đại học. Mặc, giáo sư Thí Xuân Phong vẫn cứ làm theo ý ông. Kết quả đến năm 2004, NUS đã có một cuộc thăng hạng ngoạn mục: vươn lên đứng thứ 18 trong các trường đại học tốt nhất thế giới, theo xếp hạng của TimesGiả sử giáo sư Thí Xuân Phong làm hiệu trưởng một trường Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế hiện nay, tôi tin giáo sư sẽ bị cách chức trước khi thấy kết quả công việc của mình.

Theo ông, tự do học thuật có vai trò và giá trị thế nào trong cách tân giáo dục nước nhà vào thời điểm hiện tại? Có rào cản nào không về ngân sách - thể chế trong việc thực hiện không gian tự do học thuật và đảm bảo chất lượng đào tạo đại học?

Tự chủ đại học không chỉ là tự chủ về mặt hành chính mà quan trọng không kém, thậm chí có thể nói là quan trọng hơn, là tự do học thuật. Ở ta, tự chủ về mặt hành chính tuy khó nhưng còn dễ hơn là chuyện tự do học thuật. Người ta không quen. Đã xảy ra chuyện một cơ quan quyền lực biên soạn giáo trình đại học, buộc tất cả các trường phải dùng làm tài liệu chuẩn. Đã xảy ra chuyện một cơ quan hành chính ra lệnh kiểm điểm những giáo sư đánh giá cao một luận văn thạc sĩ văn học, vì cho luận văn đó “có quan điểm sai trái”.

Không ai lú lẫn đến mức khẳng định tất cả hoạt động học thuật nói chung và ở đại học nói riêng đều đúng đắn. Nhưng vấn đề là cần phải giải quyết ở góc độ học thuật và bằng học thuật. Để bất cứ quan điểm ngoài học thuật nào xen vào, dù dưới bất cứ danh nghĩa nào, “chính đáng” hay “cao cả” đến đâu, cũng làm phương hại đến học thuật. Năm 1956, trong bài “Muốn phát triển học thuật”, Đào Duy Anh đã than: “Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học xã hội thì mối tệ cũng không kém”. Chắc ông không tưởng tượng được rằng gần 60 năm sau, “mối tệ” ấy vẫn còn!

Đại học là trí tuệ của đất nước, là nơi sinh dưỡng hiền tài. Mà như một câu nổi tiếng của Thân Nhân Trung khắc trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên của Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Khoá cho thật chặt để tránh gió độc, thì cũng bịt lối vào của gió lành. Hiền tài nào sống được trong môi trường thiếu dưỡng khí đó!

Còn chuyện tiền bạc? Khó lòng cải cách giáo dục mà không có đủ tiền hay chính xác hơn, không quyết tâm dành tiền cho giáo dục. Có tốn nhiều tiền không? Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã tính toán là để nâng cấp và xây dựng mới khoảng 200 bộ môn ở các trường đại học đủ trang thiết bị hiện đại và hàng năm mời 200 chuyên gia nước ngoài đến làm việc trong vòng 10 năm thì tốn chừng 125 triệu USD/năm. Để so sánh, xin nhắc kinh phí làm đường cao tốc Bến Lức - Long Thành là 28 triệu USD/km.

Thật ra, nguồn tài chính cho giáo dục không thể chỉ trông cậy vào ngân sách nhà nước. Nhưng một khi đại học trở thành một trong những thiết chế không thể thiếu của nền kinh tế, thì xã hội sẵn lòng chi tiền. Sự sẵn lòng ấy về căn bản không phải xuất phát từ lòng tốt, mà do đồng tiền bỏ ra thu được lãi. Ở Mỹ, 70-80% ngân sách của các đại học đến từ tài trợ của các công ty, của hợp đồng nghiên cứu hay triển khai khoa học… Xã hội đặt hàng và đại học đáp ứng. Và điều đó làm ra tiền. Ở ta, khái niệm “xã hội hoá” giáo dục hầu như bó hẹp trong chuyện bắt phụ huynh học sinh phải xuỳ tiền ra!

Cho nên, cách tân giáo dục là chuyện vượt tầm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó là chuyện thể chế. Nó là chuyện quyết tâm chính trị của cơ quan cao nhất.

Trong khi chờ đợi giáo dục Việt Nam cất cánh, những người có tiền hay có thế lực hoặc may mắn, giải quyết theo cách mà báo chí gọi là “tỵ nạn giáo dục”. Nhưng đa số người dân Việt thì đành phải chịu một nền giáo dục như nó có.

Đề án đổi mới toàn diện giáo dục lần này đặt vấn đề “trước đây nặng về dạy chữ, nhẹ dạy người”… Vậy mục tiêu của đại học là đào tạo ra những con người như thế nào? 

Đánh giá rằng “trước đây nặng về dạy chữ” là không đúng. Vì nếu thế, không thể lý giải được tại sao đã “nặng về dạy chữ” mà chất lượng sinh viên nhìn chung vẫn thấp. Còn “nhẹ về dạy người”? Nếu căn cứ vào lời lẽ và cơ chế, thì giáo dục Việt Nam không hề xem nhẹ vấn đề này. Trái lại, còn quá nặng. Không khó khăn để trích dẫn những câu chữ trong các văn bản chính thức nhấn mạnh đến việc “dạy người”. Nhưng dạy thành công hay không, là chuyện khác. Chính xác hơn, nhà trường ta nhẹ về dạy người lẫn dạy chữ!

Một nền giáo dục khai phóng, là mở ra những chân trời rộng lớn, ở đó con người tự do, tự chủ. Đó là mục đích của một nền giáo dục đích thực, bất cứ thời nào và nơi nào. Đất nước có thể “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, “sánh vai với cường quốc năm châu” được không, nếu thiếu điều đó? Nhưng hiện nay và ở ta con đường đi đến nền giáo dục khai phóng còn xa ngái!

Riêng đại học sư phạm – trường có vị trí hàng đầu trong câu chuyện cách tân giáo dục – vẫn đứng trước thách thức “chuột chạy cùng sào…”, theo ông phải cải tổ như thế nào?

Truyền thống Việt Nam đề cao “tôn sư trọng đạo”. Nhưng người thầy nay đã “mất giá” theo nghĩa đen. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp của giáo viên từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng; sau 25 năm giảng dạy mới có mức lương 4,1-4,7 triệu đồng/tháng; và đến 50% số giáo viên lương thấp hơn mức lương bình quân. Trong hoàn cảnh đó, nhấn mạnh đến “thiên chức cao quý” của nghề giáo chỉ là một sự mỉa mai, làm tăng vị cay đắng cho nghề sư phạm. Chưa từng thấy một quốc gia nào có nền giáo dục phát triển, mà lương nhà giáo lại thấp (lương trung bình một năm của giáo viên ở Singapore là 45.755 đô la, ở Hàn Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản đều trên 40.000 đô la).

Trong sự xuống cấp chung của đại học, sự xuống cấp của đại học sư phạm phải gây cho những người có trách nhiệm biết nghĩ xa và sâu một sự lo lắng đặc biệt. Vì điều đó rút cục sẽ tác động tệ hại đến giáo dục nói chung.

Một quan chức lớn có nói với tôi rằng tăng lương cho giáo viên không dễ. Vì giáo viên có số lượng đông đảo (theo Tổng cục Thống kê, số giáo viên phổ thông năm học 2010-2011 là 830.900 người). Vì các ngành khác “tỵ nạnh”. Nhưng chính vì thế mà như đã nói ở trên, giáo dục cần đến quyết tâm chính trị của cơ quan cao nhất.

Xin nói thêm: Đã không còn hiếm việc phải chạy chọt, có khi mất hàng trăm triệu, mới có một chân giáo viên. Lương thì thấp, phải dạy không công bao nhiêu năm mới bù được? Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể kiếm việc làm đúng chuyên môn, đã tâm sự với tôi đầy chua xót. Hơn 30 năm giảng dạy ở trường đại học sư phạm, tôi chưa từng thấy tình hình nặng nề như thế. Tăng lương cho nhà giáo là cần, nhưng đã đủ chưa?

Tác gia Mỹ W.A. Ward từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất sắc biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”, nghĩa là sao thưa ông?

Trong một cuộc hội thảo về văn hoá, giáo sư Hoàng Tuỵ nhận xét rằng người Việt Nam học phổ thông thì không đến nỗi nào, nhưng lên đại học thì kém hơn, và ở bậc trên đại học thì thua xa so với các nước tiên tiến. Giáo sư cho rằng đó là do người Việt thiếu óc tưởng tượng. Rất có thể.

Cảm hứng chỉ được nuôi dưỡng khi nảy mầm trên những mảnh đất mới mẻ. Thầy giáo truyền được cảm hứng là nhờ biết gieo hạt tưởng tượng trong tâm trí người học, cung cấp cho họ năng lượng cần thiết để vượt qua những khổ nhọc trên con đường khám phá. Chân trời của tưởng tượng vốn không có biên độ. Ở đấy con người thoát ra những lẽ thường và hoàn toàn tự do.

Nhưng như thế thì ta lại quay về chuyện “tự do học thuật”!

Cho nên, có một cách giải thích khác với ý kiến của giáo sư Hoàng Tuỵ. Cũng là người Việt Nam, tại sao ở nước ngoài nhiều người Việt học hành, làm việc chẳng thua ai? Tưởng tượng, như thế, còn là do môi trường. Làm sao cho nhà trường Việt Nam trở thành một nơi chốn khuyến khích người học tha hồ tưởng tượng mà chẳng sợ ai chê trách, thậm chí đe doạ? Những thứ “văn mẫu”, “tư tưởng mẫu”, “giải pháp mẫu”, “con đường mẫu”… không thể là vòng kim cô trói buộc đầu óc của con người. Khai phóng là ở đó, chứ đâu nữa!

Minh Nguyễn thực hiện

Năm 2012 tổng số công bố quốc tế của tất cả các trường đại học Việt Nam chỉ tương đương số công bố của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), một trường không có tên trong số 400 trường tốt nhất thế giới (Times Higher Education World University Rankings 2011-2012), và bằng ¼ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), một trường hạng 40 vào năm đó.

(*) Trả lời phỏng vấn báo Người đô thị (số 08 bộ mới, ra ngày 7.11.2013). Do khuôn khổ có hạn, một số câu bị cắt (đánh dấu màu đỏ).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tí tởn!

Em buông cái rễ cây ra cho anh, đau quá !!!

Ác mộng
Vợ chồng đang ngủ. Cô vợ gặp ác mộng hét thất thanh và tỉnh dậy, anh chồng hỏi:- Có chuyện gì vậy?
- Em nằm mơ thấy ác mộng.
- Em mơ thấy gì?
- Em nằm mơ thấy em đang rơi xuống vực thẳm.
- Thế em có chết không?
- Không, may mắn làm sao đột nhiên em nắm được cái rễ cây.
- Thế giờ này em đã tỉnh chưa?
- Dạ rồi.
- Vậy em buông cái rễ cây ra cho anh, đau quá !!!


Thật là trùng hợp

Ở quán rượu, một người đàn ông đang ngồi nhâm nhi ly rượu Martini tại quầy bar thì một cô gái xinh đẹp bước vào và ngồi bên cạnh. Ông ta quay sang bắt chuyện:
 

- Tôi đang ăn mừng cho một ngày đặc biệt.

Người phụ nữ đáp:


 - Thật là trùng hợp. Tôi cũng đang ăn mừng. Vậy ông mừng vì dịp gì vậy?

- Tôi nuôi gà cảnh. Trước đây con gà mái của tôi không đẻ, nhưng hôm nay nó nhảy ổ rồi và cho ra một quả trứng rất xinh.

- Thật trùng hợp! Nhiều năm nay vợ chồng tôi không có con, nhưng bác sĩ vừa báo rằng tôi đang mang thai. Thật là mừng! Thế sao con gà của ông đẻ được vậy?


 - À, tôi đã đổi con gà trống khác.

- Thật là trùng hợp!



Đến để thử… nước tiểu

Hai bệnh nhân gặp nhau ngoài hành lang, một người thấy người kia bồn chồn lo lắng

Người này tò mò hỏi: Trông bác có vẻ lo lắng, chắc bác có bệnh tình gì trầm trọng lắm? 
- Tôi đến đây để thử máu ở tay.

- Chỉ có thế à? Không biết người ta sẽ làm gì khi thử máu hả bác? 
- Muốn thử máu, họ sẽ cắt tay của… tôi. Trời ơi, mới nghĩ đến đã thấy rùng cả mình! 

Nghe vậy, anh chàng kia mặt mày xám ngắt, cứ thọc tay vào túi quần, rồi run lên bần bật. Ông già hỏi:

- Anh trẻ làm sao thế? Sao khi không lại hoảng sợ lên thế?

- Tôi đến để thử… nước tiểu. 



Cô dâu thời nay

Đúng rồi đó là kẹo cao su.

Trong giờ học, cô giáo muốn phát triển trí tưởng tượng và khả năng cảm nhận của học sinh nhỏ tuổi; cô đưa ra mấy câu hỏi như sau:

- Các con hãy nghĩ xem, cái gì màu xám và rất là cứng?

- Bê tông ạ!

Cô giáo:

- Giỏi quá. Nhưng mà nó còn có thể là nhựa đường nữa, thế còn cái gì màu vàng, và ở trên cánh đồng?

- Con bò ạ!

- Đúng rồi! Nhưng còn có thể là đống rơm nữa,

Vova lẩm bẩm, từ phía cuối lớp:

- Đúng là lũ điên!

Cô giáo:

- Em đứng lên ngay, sao em nói năng bậy bạ thế ?

Vova:

- Thế em hỏi cô một câu được không?

Cô giáo thận trọng:

- Em thử nói đi!

- Thế cái gì trước khi cô cho vào miệng thì nó cứng, thẳng và khô ráo, còn sau khi ra khỏi miệng thì nó mềm nhũn, cong queo và ướt nhem?

Cô giáo đứng phắt dậy, mặt đỏ bừng, tiến thẳng đến tát rất kêu vào mặt Vova.

Vova xoa xoa má:

- Đúng rồi! Nhưng nó còn có thể là kẹo cao su nữa ạ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thích thì đọc- Không thích thì thôi!

Quy chế tác nghiệp báo chí với ngành công an

(PetroTimes) - Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 6163/QĐ-BCA ngày 12/11 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành công an. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ công an được phép cung cấp thông tin cho báo chí…
Theo quyết định, người phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí là Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh văn phòng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn, thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí, gọi là người phát ngôn. Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản về tên tuổi, chức vụ, số điện thoại, hồm thư điện tử…
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, thủ trưởng cơ quan các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, đây là người được ủy quyền phát ngôn. Người được ủy quyền chỉ áp dụng trong vụ việc cụ thể và thời hạn nhất định.
Bộ Công an ban hành quy chế cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong trường hợp, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn không thể thực hiện việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì phải kịp thời báo cáo để Bộ trưởng chỉ định người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Cùng theo quyết định này, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân được quyền cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật và của ngành công an. Tuyệt đối không được nhân danh đơn vị và Bộ Công an. Không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công tác, tài liệu mật và những và công việc nội bộ của ngành công an. Khi cung cấp thông tin cho báo chí phải trung thực và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo, pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Cán bộ, chiến sĩ làm cộng tác viên cho các tờ báo phải báo cáo thủ trưởng đơn vị và thực hiện đúng các quy định của ngành về quản lý thông tin tuyên truyền.
Bên cạnh đó, Đại tướng Trần Đại Quang cũng yêu cầu Chánh văn phòng Bộ Công an phối hợp với thủ trưởng các đơn vị, địa phương cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về tình hình và công tác an ninh trật tự, xây dựng lực lượng hậu cần, kĩ thuật. Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến công tác ngành công an. Nội dung các cuộc họp, hội nghị của ngành công an cần thiết phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và những quan điểm, ý kiến giải quyết của lãnh đạo Bộ Công an về những vấn đề an ninh trật tự mà dư luận quan tâm.
Về hình thức cung cấp thông tin cho báo chí là bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại buổi họp giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
Họp giao ban cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ 3 tháng một lần,ngoài ra khi có sự kiện lớn quan trọng trong xã hội thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ Công an, cần thiết phải cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời, định hướng dư luận thì có thể phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đột xuất bất thường.
Khi thấy cần thiết phải thông tin cho báo chí về các sự việc, vấn đề lớn thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Đối với công an các đơn vị, địa phương, Bộ Công an yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn phục vụ việc phát ngôn thông tin cho báo chí theo yêu cầu người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn.
Trường hợp có vụ việc phức tạp liên quan đến an ninh trật tự xảy ra ở địa phương, đơn vị thì cần phải có ngay thông tin cho báo chí. Nếu báo chí phản ánh sai về cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị, địa phương nào thì thủ trưởng công an nơi đó phải có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, kết luận sự việc, trả lời để định hướng báo chí. Trường hợp có căn cứ báo chí phản ánh đăng tải thông tin không đúng sự thật chưa đầy đủ về lĩnh vực ngành, địa bàn quản lí thì yêu cầu báo chí đó đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
T.M

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện chào mào!

LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN GAY RỒI!



Như chưa hề có cuộc chia ly...Không bao giờ lừa dối khán giả và những người bị chia ly

Sáng nay trên face book nhạc sĩ Phan Long có chia sẻ: "Đến VTV1 (Đài truyền hình Trung Ương) cũng góp phần lớn làm đổ vỡ lòng tin của 90 triệu dân Việt Nam nữa nè! (Bây chừ biết đặt lòng tin vô lỗ mô đây! Chời hỡi chời…) Qua bài viết của Minh Nguyên, ta thấy rõ BTV Thu Uyên là người thế nào, và trái tim nhân hậu của vị Đại Tá già (Anh bộ đội Cụ Hồ) cao đẹp biết bao!
Còn vụ cháu đích tôn Tướng Phùng Chí Kiên yêu cầu VTV1 đính chính, và xin lỗi về việc nói xương cốt, răng… của ông nội mình là đất sét, mảnh sành, răng lợn lòi, do nhà ngoại cảm tạo dựng thì sử lý tới mô rồi, mà im lẹng pheng phéc như rứa hỉ?!"

Còn đúng 3 ngày nữa là Chương trình NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY (NCHCCCL) tròn 6 năm hoạt động. 397 cuộc đoàn tụ, trên 600 cuộc tìm ra, trên 70.000 thông tin đăng ký tìm người thân. Rất tiếc, vào thời điểm như thế này, chúng tôi phải đối mặt với những lời chỉ trích ác ý và nhiều lời vu khống. Những lời chỉ trích xuất phát từ các bài viết của luật sư Trần Đình Triển trên trang facebook cá nhân và trên trang điện tử Soha.vn của Vina Corp. Hai vụ việc được mổ xẻ và cho là NCHCCCL đã ngụy tạo để đánh lừa khán giả, liên quan đến 2 cuộc đoàn tụ của NCHCCCL số 3 và NCHCCCL số 11. Xin nêu từng việc một.

Một trong 2 vụ việc được nhắc đến, là “MS23 – Nguyễn Hữu Thành tìm mẹ Lê Thị Út”. Một cuộc đoàn tụ đã được tổ chức trong Gala NCHCCCL số 3, phát sóng trực tiếp ngày 2/2/2008. (Tham khảo tạihttp://haylentieng.vn/tvshow/nchcccl-so-3/)

Trong bài viết ngày 22/11/2013 của luật sư Trần Đình Triển, việc này được diễn tả như sau:
Tóm lược nội dung là: 1 người phụ nữ trong chiến tranh yêu thương 1 đồng đội nhưng vì công tác bí mật không thể công khai được. Sau này người đồng đội đó đã hi sinh. Chị phụ nữ đó có thai, khi sinh nở phải trốn về nhà chị gái, do yêu cầu công tác bí mật nên phải nhờ chị gái gửi con vào Cô nhi viện. Sau năm 1975 hình ảnh về người yêu và người con luôn hiện về trong chị. Dài theo năm tháng chị cũng phải tìm 1 tổ ấm cho mình. Chị lấy chồng, sinh được 5 người con.

Khi nhân viên của chị Thu Uyên đến gặp để tìm giúp chị người con bị thất lạc bao năm nay. Mặc dù tuổi đã cao, bàn tay chai sạn, nhăn nheo hết, móng tay xỉn vàng do bùn đất bám lâu ngày nhưng chị vẫn đồng ý cho họ cắt móng tay và nhổ tóc mình để giám định ADN với người con đang thất lạc cũng đang nhờ chương trình của chị Thu Uyên tìm mẹ. Đối chiếu thông tin, 1 số nhân viên can ngăn chị Thu Uyên chưa nên phát sóng vì có 1 số dấu hiệu nghi ngờ không phải là mẹ con, cần giám định ADN để đảm bảo chắc chắn. Nhưng chị Thu Uyên vẫn tổ chức thực hiện phóng sự, chương trình đó hàng triệu người theo dõi đã khóc, chị Thu Uyên cũng khóc mặc dù giám định ADN cho kết quả là không phải mẹ con (xin gửi bản giám định AND kèm theo dưới bài viết). Hiện tại người mẹ tìm con thật chưa tìm được, người con tìm mẹ đẻ ra mình cũng chưa tìm được. Chị Thu Uyên đã tạo dựng lên 1 quan hệ mẹ – con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó và chị Thu Uyên không dám nhìn thẳng vào sự thật về sự việc đó.
Thực chất, câu chuyện là: Anh Nguyễn Hữu Thành, được cho Cô nhi viện từ lúc sơ sinh, gửi đơn nhờ NCHCCCL tìm mẹ (chứ không phải người mẹ đăng ký tìm con). Anh chỉ có 2 tờ giấy mà anh nhận được từ Cô nhi viện, trong đó nhiều thông tin nhất là Tờ ủy thác Cô nhi có ghi tên người mẹ Lê Thị Út, sinh năm 1949, ngụ tại An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường; có chữ ký người làm chứng là “Lê Văn Được”.

Chúng tôi đã cử 4 đội tìm kiếm tiến hành 5 chuyến công tác tại Tiền Giang và Đồng Tháp. Cuộc tìm kiếm bắt đầu từ khi Chương trình NCHCCCL còn chưa lên sóng và kéo dài hơn 4 tháng liên tục. Đây là hồ sơ thứ 8 được "đóng" đối với Đội Tìm kiếm thuộc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng (SGBS) - đối tác sản xuất của VTV trong Chương trình này. Địa bàn tập trung tìm kiếm là An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Quá trình tìm kiếm được kể sơ qua trong Chương trình trực tiếp và được ghi lại trong hồ sơ lưu MS23. Tìm theo tổ hợp tên "Lê Thị Út - Lê Văn Được" không ra. Tìm theo tra cứu tên của những bà Lê Thị Út sinh năm 1949 cũng không ra. Cuối cùng, Đội viên Tìm kiếm Lý Trung Dũng nhận được thông tin mách bảo từ Công an xã Thiện Trung, cho biết trong Ấp, có một gia đình có hoàn cảnh phải cho con đi đúng như vậy, nhưng không thể khai tên thật, mà phải mượn tên của người hàng xóm là Lê Thị Út, vì người mẹ lúc đó là du kích. Như vậy, thông tin khai trên Tờ Ủy thác có thể không chính xác. Kết hợp với việc trước đó nhờ tra cứu số căn cước của người mẹ được ghi trên giấy cũng không ra kết quả nào, chúng tôi đã khẳng định: Thông tin trên Tờ Ủy thác là thông tin giả. Gia đình, người mẹ, người dì, người hàng xóm Lê Thị Út đều khẳng định thời điểm, địa điểm cho con đi trùng khớp với hồ sơ tìm kiếm.


Đây là trường hợp một bên khớp thông tin hoàn toàn, một bên lại không có một chút trí nhớ nào (vì chia ly từ lúc sơ sinh). Những trường hợp như vậy hiện nay, NCHCCCL phải nhờ xét nghiệm ADN mới quyết định. Nhưng, vào đầu năm 2008, NCHCCCL vừa hoạt động được vài tháng, chưa hề có sự hợp tác giúp đỡ từ Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền (TT ADN), nên chúng tôi tin vào sự trùng hợp hiếm có giữa hoàn cảnh của anh Thành với người mẹ du kích. Do đó, một cuộc đoàn tụ được tổ chức, trong sự xúc động chân thành của những người trong cuộc, ekip thực hiện, cũng như khán giả truyền hình.

Đầu năm 2010, Chương trình nhận được lời đề nghị hỗ trợ từ TT ADN của bà Nguyễn Thị Nga. Kể từ đó, mọi trường hợp người đăng tìm hoặc và người được tìm ra không có hoặc không đủ trí nhớ để so sánh và khớp nối, NCHCCCL đều nhờ TT ADN giám định để xác định quan hệ huyết thống chính xác tuyệt đối.

Quay trở lại trường hợp anh Nguyễn Hữu Thành - bà Nguyệt, họ vẫn coi nhau là mẹ con gắn bó. Tuy nhiên, sau 3 năm, anh Thành có cảm giác chưa thật mật thiết, nên anh nói riêng với NCHCCCL, rằng anh muốn được xét nghiệm ADN cho hoàn toàn yên tâm. Thực tế là anh đã bí mật lấy tóc và móng tay vừa cắt của mẹ Nguyệt, để gửi cùng với phiến mẫu máu của anh, chuyển qua NCHCCCL tới TT ADN. Chương trình thấy có nghĩa vụ phải làm việc này cùng với anh. Chúng tôi chấp nhận kết quả có thể cho thấy chúng tôi đã tìm không chính xác, miễn là người trong cuộc như anh Thành được yên tâm.

Bản kết quả ADN mà ông Triển đưa trên website đúng là do TT ADN của bà Nguyễn Thị Nga cung cấp về trường hợp anh Nguyễn Hữu Thành và bà Nguyễn Thị Nguyệt. Ngày ký: 24/5/2011, tức là 3 năm 3 tháng sau cuộc đoàn tụ. Tuy nhiên, bài viết của ông Triển đã buộc tội chúng tôi đã tổ chức thực hiện chương trình "mặc dù giám định ADN cho kết quả là không phải mẹ con", và "Chị Thu Uyên đã tạo dựng lên 1 quan hệ mẹ - con", "mẹ giả - con giả"…


Từ khi nhận kết quả, NCHCCCL coi vụ việc sai lầm này là bài học xương máu. Cùng với vụ "Võ Văn Phước" sau đó, là 2 vụ việc nghiêm trọng mà chúng tôi luôn nhắc lại trong ekip thực hiện, đặc biệt trước những bạn trẻ sau này mới tham gia và không biết về những vụ đó, để tự răn nhau, để không bao giờ xảy ra những việc tương tự. Nhận được kết quả, chúng tôi đã chân thành xin lỗi anh Thành, và được anh thông cảm, tiếp tục nhờ NCHCCCL đi tìm mẹ đẻ cho anh, và anh bảo anh chưa muốn cho mẹ Nguyệt biết. Cho đến khi LS Triển đăng bài về trường hợp của anh với dụng ý bôi nhọ NCHCCCL, anh Thành đã bức xúc và đã trực tiếp nói lên ý kiến của mình.

LS Trần Đình Triển có thể đổ lỗi cho "người giấu mặt" cung cấp thông tin cho ông, về những buộc tội sai trái trong bài viết. Nhưng, ông Triển sẽ giải thích thế nào về thông tin mà anh Thành vừa nói trong video clip?


Đây mới là vấn đề: Vào lúc 09h50 sáng ngày 21/11/2103, anh Thành nhận được 1 cuộc điện thoại từ số thuê bao 0914449999 (còn lưu trong máy). Một giọng nam tiếng Bắc xưng là người của VIETTEL hỏi thông tin để "báo cáo tổng kết Chương trình". Người này hỏi anh Thành đã được đoàn tụ trong số mấy, tháng nào, năm nào. Anh Thành trả lời: Số 3, tháng 2/2009.

Theo xác minh của chúng tôi, số điện thoại 0914449999 là số do Văn phòng Luật sư Vì Dân, địa chỉ 28 ngõ 81 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội. Theo văn bản chính thức của Văn phòng này, tại http://luatvidan.vn/index.php?f=news&do=print&id=549, số điện thoại trên được LS Trần Đình Triển sử dụng.

Thế có nghĩa là, trước khi tung bài trên facebook cá nhân (vào ngày 22/11/2013), ông Triển đã thăm dò và nắm rõ thời điểm anh Thành gặp bà Nguyệt diễn ra 3 năm 3 tháng trước khi có xét nghiệm ADN. Như vậy, có thể kết luận, LS Trần Đình Triển đã cố tình vu khống nhà báo Thu Uyên và Chương trình NCHCCCL.

Ngoài nội dung trên, bài viết của ông Triển còn chứa thông tin vu khống khác nữa: "Một gia đình ở Củ Chi tìm 1 người thân thất lạc từ năm 1975 mà Sài Gòn Buổi sáng có đầy đủ thông tin, nhưng một người Công ty đòi 30 triệu mới cấp cho. Họ đành lòng đi về và rất may nhờ 1 người đã cung cấp được thông tin và đầu năm 2013 gia đình họ đã đoàn tụ". Chúng tôi đã làm việc với Luật sư để khởi kiện về những sự vu cáo này.

Chương trình NCHCCCL do VTV hợp tác với SGBS sản xuất, mà trong đó, việc tìm kiếm và xử lý thông tin do SGBS đảm nhận, vì VTV không có chức năng tổ chức tìm kiếm. Nội dung thông tin người đăng ký gửi đến cho NCHCCCL được bảo mật chặt chẽ, và chỉ cung cấp khi chúng tôi đã xác minh đúng người đúng việc. NCHCCCL là chương trình nhân đạo, tuyệt đối không thu một đồng phí nào của bất cứ ai đăng ký, nhờ tìm người thân. Khi tìm ra, cả bên tìm lẫn bên được tìm cũng tuyệt đối không phải trả bất cứ một khoản phí nào. Thành viên của ekip thực hiện NCHCCCL không nhận tiền, nhận quà của nhân vật được đoàn tụ và của những người đăng ký. NCHCCCL còn tổ chức đưa đón, lo nơi ăn chỗ ở cho những người đến tham dự Chương trình, và kêu gọi hỗ trợ trực tiếp - tự trao cho nhân vật có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình hoạt động 6 năm, với hơn 70.000 yêu cầu tìm kiếm, hơn 600 cuộc tìm ra, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, phàn nàn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về trường hợp “Võ Văn Phước”.

Đỗ Minh Hoàng
Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng
Đội trưởng Đội Tìm kiếm

Nhà báo Thu Uyên:

Khi những bài viết có dụng ý bôi nhọ được đưa lên trên facebook cá nhân, một số khán giả vốn rất yêu quý Chương trình đã gọi điện, đề nghị chúng tôi giải thích. Một số bạn bè tỏ ra mất lòng tin. Nghe nói rất nhiều comment trên những trang mạng cá nhân phỉ nhổ tôi. Nếu là chuyện cá nhân, tôi không quan tâm. Nhưng đây là về VTV và NCHCCCL, là nơi mà đông đảo khán giả đã đặt niềm tin về những điều tốt đẹp và nhân nghĩa. Tôi xin trả lời trên website chính thức của NCHCCCL, và không thấy rằng cần phải đưa lên Chương trình hay báo chí chính thống để trả lời cho nhưng thông tin trên facebook hoặc các trang mạng không chính thức khác.

Tôi biết vì sao LS Trần Đình Triển nhằm vào tôi ở thời điểm này. Ông Triển có những thân chủ cần đến việc hạ uy tín của tôi, để cản trở tôi và những đồng đội của tôi trong cuộc đấu tranh chống lừa đảo đội lốt tâm linh? Tôi cũng biết rõ ông Triển sẽ định bôi nhọ tôi bằng cách gì nữa, với kiểu vu khống và chọc ngoáy dư luận như ông Triển đã làm. Ông cứ làm. Những người vững tin vào chúng tôi thì vẫn ở đó bên cạnh chúng tôi, và dư luận cũng sẽ tự lựa chọn. Dù là được ủng hộ nhiều hơn hay ít hơn, chúng tôi vẫn nhất định phải làm tiếp những điều đã làm: chặn tay những kẻ lừa đảo thân nhân liệt sĩ, và trên nữa, được cùng mọi người trong xã hội ta tham gia khôi phục lại chữ tâm linh đúng nghĩa, thờ cúng mẹ cha ông bà tổ tiên, thờ những anh hùng liệt sĩ và những người thầm lặng đã mang lại cho chúng ta đất nước này, hòa bình này.

Đọc lại những trang hồ sơ, xem lại những chương trình của gần 6 năm về trước, tôi thấy có khờ dại, vụng về. Nhưng cũng thấy cái tâm của từng người trong cuộc. Tôi sẽ xin phép người đăng ký để được phép đưa một hồ sơ lên website, để khán giả biết chúng tôi đã tìm kiếm như thế nào, đã để bao nhiêu sự chân thành của mình vào những cuộc tìm kiếm và suy luận nhằm cho một người tìm được người thân. Ai nghi ngờ những giọt nước mắt của NCHCCCL là giả dối, ai nghi ngờ những giây phút đoàn tụ trên trường quay là ngụy tạo, thì chúng tôi chỉ biết tiếc cho người đó mà thôi.

Tôi nghĩ rằng sẽ có người thắc mắc, vì sao khi biết nhầm lẫn, chúng tôi lại không xin lỗi. Xin phép thưa rằng, trong cả 2 trường hợp sai (MS23 – Nguyễn Hữu Thành và MS74 – Võ Văn Phước), chúng tôi đều lập tức báo cáo với người trong cuộc, và khắc phục hậu quả ngay. Cả 2 trường hợp, chúng tôi tìm ra sự thật đều sau sau hơn 2 năm. Còn có ân hận, hối tiếc hay không? Vô cùng. Nếu không biết ân hận, có lẽ với bể thông tin như chúng tôi đang xử lý, đã xảy ra vô cùng nhiều sai lầm không kiểm soát nổi. Nếu không ân hận, can cớ gì chúng tôi phải thường nhắc đi nhắc lại 2 trường hợp này trong các cuộc họp, khi cần nhắc nhở mỗi thành viên của ekip NCHCCCL nhiệt tình nhưng thận trọng, cảm động nhưng tỉnh táo khi xử lý những phần việc được giao liên quan đến kết nối người thất lạc.

Dù sao, có 1 đợt tấn công như thế này cũng hay. Chúng tôi lần nữa xem lại mình, xốc lại tinh thần, và bắt đầu những cuộc tìm kiếm mới và những việc thật cụ thể để mang lại chút ít gì tốt đẹp cho những gia đình có công và cho những người chịu cảnh chia ly.

Nhà báo Thu Uyên 
Phụ trách Chương trình
Như chưa hề có cuộc chia ly và Trở về từ ký ức

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những tay lái buôn "vô liêm sỉ"


Nhân câu chuyện Putin sang thăm và những chiếc tàu ngâm Kilo mà Việt Nam đặt mua từ Nga, trên facebook của mình, nhà báo >>> Trương Huy San (Osin Huy Đức) cho ra một thông điệp:

"Trong bữa cơm tối qua một doanh nhân nổi tiếng từng lấy bằng tiến sỹ ở Nga gọi Putin là 'một tay lái súng vô liêm sỉ'. Chợt nhớ đến đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua. Không nói đến phía sau của những áp-phe vũ khí, về mặt công khai, những người cầm quyền đã ghi điểm trước một dân chúng đang hừng hực chống Trung Quốc. Nhưng chỉ không lâu nữa thôi, ngay cả những người dân đang chống Trung Quốc bằng "chủ nghĩa dân tộc cực đoan" sẽ sớm nhận ra là họ đang phải trả giá quá đắt cho những chi phí khổng lồ để mua và để vận hành đội tàu ngầm (mà Việt Nam chưa đủ khả năng khai thác hiệu quả hòng chạy đua với đội tàu ngầm Nam Hải) này. Putin đã thắng và sẽ có những nhà lãnh đạo ở phía VN cũng thắng chỉ có >>>chúng ta sẽ phải nhận về phần mình cay đắng."

Chuyện buôn bán thì thằng nào, con nào cũng đặt lãi lên hàng đầu, cùng thắng thì mới chơi và cuộc chơi mới lâu dài được. Quan điểm của ai đó về Putin là "một lái súng vô liêm sỉ" cũng chẳng sao, kệ họ, nhưng riêng mình thấy thì người Nga thông minh, cực đoan và ngô ngố .., chứ cái đẳng cấp "vô liêm sỉ" nếu có sao bằng được chú Sam và anh Ba Tàu được. Lịch sử nước Nga cho thấy rằng chỉ tốn quân, tốn sức, tốn tiền bạc... cuối cùng là phù du. Cũng may xuất hiện kịp thời cái anh Putin ngô ngố kia...

Và nếu cứ cho rằng anh Putin là "vô liêm sỉ" thì mình thấy cũng cần thiết, nếu không có sự "vô liêm sỉ" ấy thì chú Sam và anh Ba Tàu bây giờ coi thế giới, nhân loại ra cái gì nào? Lịch sử Việt Nam còn nhiều những nổi đau, và một trong những nổi đau lớn nhất và kéo dài đến tận bây giờ vẫn còn đau là câu chuyện quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, truyền thuyết kể rằng do hai kẻ lái buôn đại vô liêm sỉ, đại lưu manh bắt tay nhau cùng thắng mà xảy ra cơ sự đó.

Thôi thì, đã lái buôn thì họ thắng là chuyện bình thường. Riêng nước mình, thấy bên nào cũng thua, bên nào cũng cay đắng .., xưa cũng thế, nay cũng vậy!

Cận cảnh chỉ thấy một số anh nhà báo, chị nhà báo là thắng to, thắng thật tình, nhà cao cửa rộng, tiền bạc rủng rỉnh, con cái du học nước ngoài, đông đúc những bạn đọc hâm mộ... Và bỡi viết là một nghề rất khó, rất nguy hiểm, nhưng... viết thế nào cũng có lý cả!

"Vô liêm sỉ" cũng chỉ là một khái niệm tương đối thôi bạn đọc à!
Uống rượu ngoại nhiều thì miệng lúc nào mà chẳng đắng với cay... nhưng thơm thật đấy!

Nếu một thằng Việt hỏi thằng Nga là "Mày có biết nói tiếng Anh không?" thì thằng Nga đốp ngay bằng tiếng Việt "ĐM mày!", nhưng nếu thằng Việt mà chào thằng Nga bằng tiếng mẹ đẻ của nó, nó sẽ cười thân thiện. Thế thôi.

MP

Phần nhận xét hiển thị trên trang