Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Trieu nguoi vui- Trieu nguoi buon ( VVK )



Lời điếu vĩnh biệt nhà văn Hoàng Tiến


Nhà văn Hoàng Quốc Hải

TNc: Tại lễ truy điệu nhà văn Hoàng Tiến chiều 1-2-2013, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đọc lời điếu để vĩnh biệt nhà văn Hoàng Tiến. Chúng tôi thấy cần đưa lên trang nhà để bạn bầu và bạn đọc hiểu thêm nhà văn tâm thành mà bao hệ lụy. Có một số người thấy như Hoàng Tiến ở phía bên kia nhưng thực ra ông là người gắn bó với đất nước, nhân dân và cách mạng nên sự cất lời của ông cũng là sự mong muốn tột độ của ông...

Nhà văn Hoàng Tiến, công dân Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh ngày 15 tháng 8 năm 1933 tại phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến. Quê gốc tại làng Văn Chương, tổng Tả Nghiêm, huyện Hoàn Long. Xa xưa thuộc huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội.

Ông tạ thế hồi 0h50’ ngày 28 tháng giêng năm 2013, hưởng thọ 81 tuổi.

Nhà văn Hoàng Tiến sinh trưởng trong một gia đình công chức nhỏ. Cụ thân sinh làm việc trong ngành Bưu điện. Tuổi nhỏ, nhà văn Hoàng Tiến học trường tiểu học Sinh Từ.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 bùng nổ, cả gia đình cùng tham gia. Tuy tuổi nhỏ, nhưng ngày 19 tháng 8 năm 1945 ấy, cậu bé Hoàng Tiến cũng theo mọi người nhập vào đoàn biểu tình đi đánh chiếm Bắc Bộ Phủ.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946 toàn quốc kháng chiến, Hoàng Tiến làm liên lạc cho khu 11 do tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy.

Người anh cả là Hoàng Thông lúc này đang trong hàng ngũ bộ đội chính qui. Năm 1968 ông là Chủ nhiệm công binh Sư đoàn 304, hy sinh tại Mặt trận Khe Sanh. Anh thứ hai Hoàng Minh, năm1946 tròn 18 tuổi tham gia lực lượng tự vệ thành rồi chuyển sang quân chủ lực, phục vụ trọn vẹn hai cuộc kháng chiến giành độc lập cho Tổ quốc.

Vậy là nhà có ba anh em trai, cả ba đều tham gia quân đội.

Năm 1948, liên lạc viên Hoàng Tiến đã 15 tuổi, được điều chuyển vào Thiếu sinh quân tại Quân khu 3. Sau khi giải phóng hoàn toàn biên giới Việt - Trung, năm 1951 Hoàng Tiến được cử đi học tại khu học xá Trung Ương đặt tại Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Tháng 10 năm 1954 trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

Sau đó làm giáo viên dạy văn học tại trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, tiếp chuyển sang giảng dạy tại trường điện ảnh Việt Nam, rồi chuyển về làm biên tập tại Nhà xuất bản Thanh Niên, tới năm 1972 nhà văn Hoàng Tiến xin về nghỉ hưu. Ông nghỉ hưu ở độ tuổi 39.

Hoàng Tiến viết văn khá sớm, năm 1958 mới 25 tuổi, ông đã xuất bản tập truyện “Bóng đêm và ánh sáng”, đánh dấu bước đi đầu tiên của một nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết.

Trong lý lịch cũng như các giấy tờ tùy thân, mục tôn giáo, nhà văn Hoàng Tiến đều ghi: ĐẠO PHẬT.

Tham gia hoạt động cách mạng ở tuổi 12. Sáng tác văn chương ở tuổi 25. Theo Đạo Phật ở tuổi 50. Tất cả những việc làm trên của nhà văn Hoàng Tiến đều thuận theo lương tri mách bảo. Và ông tự nguyện dấn thân với lòng hăng say vô bờ bến.

Một người yêu nước và yêu đời đến thế, tại sao ông lại nghỉ hưu ở tuổi 39, cái tuổi sức lực đang sung mãn mà tư duy thì đang độ chín.

Có nhẽ bất hạnh đến với nhà văn là ở tác phẩm “Sương tan”, một tập truyện ngắn chưa đầy 200 trang, xuất bản năm 1963, đúng cái năm tác giả tròn 30 tuổi. Hồi đó các nhà phê bình, các báo chí xúm vào đánh tác phẩm và cả tác giả đến tan xương. Ngày nay, chắc các nhà phê bình không một ai đủ dũng cảm đọc lại các bài viết của mình về “Sương tan”.

Điều trớ trêu là tập truyện ngắn “Sương tan” lại mang nội dung hết sức trong trẻo.

Nhà văn Hoàng Tiến là người theo Đạo Phật, nên ông mở lòng đón nhận tất cả, không sân hận, không thù oán. Tất cả những điều bất hạnh ông chỉ xem như là những chướng ngại mang tính thử thách trên con đường đi tới mục tiêu của mình. Vì vậy, ông có rất nhiều bạn ở đủ mọi lứa tuổi khác nhau. Ông thường nhiệt thành và không bao giờ bỏ bạn lúc nguy nan.

Bản tính ông nhân ái nhưng cương trực và quyết liệt chứ không thỏa hiệp. Ông theo Đạo Phật, đạo của trí tuệ chứ không phải của yếm thế. Ông thường nói, Đạo Phật là Đại bi, nhưng cũng Đại hùng.

Bi – Trí – Dũng kết hợp lại để bảo vệ sự tồn tại đồng thời bảo đảm cho sự phát triển. Cho nên khi đã xác định được mục tiêu cao cả, nhà văn chỉ còn mỗi một việc là dấn thân.

Trước hết ông dấn thân vào việc chống đỡ với những khó khăn chồng chất sau khi về hưu, để duy trì sự sống và bảo vệ lấy gia đình của chính mình cùng với ba mặt con còn trong tuổi thơ dại.

Vì lòng yêu thương các con, vợ chồng ông đã gồng mình lên vượt qua mọi trở ngại tưởng như nó sẽ dìm chết không chỉ sự nghiệp mà ngay cả cuộc đời, nếu ai đó yếu bóng vía. Thế nhưng vợ chồng ông đã can trường vượt qua khúc quanh của cuộc đời. Các con ông bà đều đã trưởng thành. Hiện nay người là giảng sư của một trường đại học danh tiếng, người là luật sư, các cháu nội ngoại đuề huề. Mới hay ông Trời có mắt.

Nhà văn Hoàng Tiến sớm nhận ra sự trì bế của xã hội, nên ông tìm cách thoát khỏi nó, chia tay với nó để về hưu ở tuổi 39, may ra còn làm được điều sở nguyện.

Kẻ sĩ thời xưa thường ứng xử theo phương châm: “Thiên địa bế, hiền nhân ẩn”. Tức là xã hội bế tắc, người hiền đi ở ẩn. Ông về hưu không có nghĩa là tìm đường ẩn tránh. Hiền nhân ẩn, đồng nghĩa với tính cơ hội vị kỷ của mấy anh quân tử Tầu và nó cũng đồng nghĩa với sự trốn chạy hèn nhát không phù hợp với thái độ tích cực của trí thức thời nay. Vậy là sau mười năm về hưu với biết bao khó khăn níu kéo, thiếu kiên cường và cả ngoan cường chắc sẽ gục ngã. Thế nhưng sau mười năm ấy gia đình nhà văn Hoàng Tiến vẫn tồn tại, con cái vẫn học hành bình thường và ông lại trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử khá ấn tượng: “Hà Nội của tôi”.

“Hà Nội của tôi” là bản tráng ca bất tuyệt về tình yêu quê hương, đất nước. Đây là tiếng nói mà nhà văn cất lên để tự khẳng định mình. Hơn nữa còn mở đầu cho một dòng tiểu thuyết lịch sử tư liệu. Một dòng tiểu thuyết độc đáo của riêng ông. Đó là bộ bốn tập tiểu thuyết gồm:

Hà Nội của tôi (xuất bản 1983)
Con rồng thần thoại (xuất bản 1987)
Khoảng trời tháng chạp (xuất bản 1987)
Mùa hoa nghệ rừng (xuất bản 1990)

Tiếp đó năm 1991, cuốn tiểu thuyết lịch sử “Người đàn bà có khuôn mặt trăng rằm”, viết về tuyên phi Đặng Thị Huệ, phản ảnh giai đoạn lịch sử đen tối nhất của thời tàn Lê mạt Trịnh. Năm 1992 ông cho xuất bản cuối tiểu luận, phê bình “Có một Hồ Xuân Hương khác”, với những phát hiện độc đáo về người nữ thi sĩ trác việt này. Năm 1994 lại cho in tập khảo luận “Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20” nhằm trả lại sự công bằng lịch sử và tri ân nhóm các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, đặc biệt là cha Alexandre de Rhodes người Pháp đã có công hoàn thiện chữ quốc ngữ, đồng thời khẳng định vai trò phổ cập chữ quốc ngữ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Chính cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã tiêu một phần sản nghiệp của mình vào việc truyền bá chữ quốc ngữ. Nhưng từ rất lâu, cả Alexandre de Rhodes lẫn Nguyễn Văn Vĩnh đều bị chìm khuất trong quên lãng bởi những lời buộc tội thiếu khách quan.

Lại tiếp năm 2010, nhà văn Hoàng Tiến cho in tiểu thuyết lịch sử “Hồn thiêng sông núi” viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chống thực dân xâm lược Pháp của nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám.

Tới đây có thể khép lại giai đoạn sáng tác khá dài của nhà văn Hoàng Tiến với những kết quả đáng khâm phục về ý chí một con người và nhân cách một nhà văn.

Tại đây, những bạn bè, những đồng nghiệp và cả người thân của nhà văn Hoàng Tiến, mỗi người sẽ có cách cảm, cách nghĩ riêng của mình về người quá cố. Nhưng cái chung nhất là ta nghĩ về một nhà văn cương trực, giữ gìn cho sự trong sạch của ngòi bút tới mãn cuộc đời. Chỉ riêng điều đó thôi, cũng đủ làm cho ông sống mãi trong lòng chúng ta, sống mãi trong lòng bạn đọc.

Rõ ràng là nhà văn Hoàng Tiến tự viết lên lịch sử cuộc đời mình. Nếu cuộc đời ông là một bản Tổng phổ gồm ba chương, thì chương cuối được xem là chương hoành tráng nhất. Song đáng tiếc nó lại chưa được công diễn. Điều này thuộc về lịch sử.

Thưa quí vị,

Sự có mặt của quí vị hôm nay để tiễn biệt nhà văn Hoàng Tiến đủ nói lên tất cả.

Chúng ta vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một công dân đã làm tròn trách nhiệm công dân trước lúc đi xa, vĩnh biệt một nhà văn chân chính đã hoàn thành sứ mệnh phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc của mình.

Chúc ông yên tâm yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Nguồn: Trần Nhương.com

  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

XA HOI BA DAO:

Hãi Hùng Khi Chứng Kiến Công Nghệ Ép Hoa, Quả Nhanh Chín Ăn Liền…do chích thuốc hóa chất.

Chợ VN ở Mỹ dường như cũng bán nhiều trái cây như mít, sầu riêng.... có chích thuốc hóa học (?). Vì khi mua thì trái rất đẹp, để vài ngày sau bổ ra thì bên trong rõ ràng là trái non bị thuốc cho chín, vị nhạt, sầu tái mét, sống sượng và có vị hơi đắng, rất lạ...ngay cả nhãn hiệu Thái Lan cũng vậy.
Xin thận trọng. Từ lâu nay chúng tôi không giám mua mấy loại trái cây nhiệt đới này nữa


Có những vị từ nhiều quốc gia khác đã một lần hoặc nhiều hơn về thăm quê hương, thưởng thức những trái cây Quê Hương ngon miệng, đâu ngờ vô tình đem những loại thuốc cực độc vào cơ thể mình, mầm mống của rất nhiều căn bệnh mà BS cũng không biết là bệnh gì, đôi khi BS chỉ chuẩn đoán có thể là căn bệnh Di TRUYỀN, nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Lưu Ý: có rất nhiều Trái Cây, như Mít – Sầu Riêng – Măng Cụt – Chôm Chôm. v.v của người Việt Nam ở nước ngoài cũng nhập những trái cây Đông Lạnh từ Trung Quốc – Việt Nam – Thailand chắc chắn không thoát khỏi các loại Thuốc Độc được chích vào để trái cây được xanh tươi mãi. Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất cực độc. [/color]Chúng tôi theo chân bà Lan – một thương lái – chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt… Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.
Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.


- Từ “tắm” đến chích hóa chất độc vào trái cây
iữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.
Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.
Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền:“Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ…”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
người đàn ông này đang chích thuốc vào tráo Mít cho chúng tôi thấy…trái mít này có thề xanh tươi mãi.
Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”.
Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.
Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19/7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôc-nơ-vit được mài nhọn. Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc(1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.
Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” – bà Mai khẳng định.

- Kéo dài “tuổi thọ”

Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.
Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.

Những trái Sầu Riêng chưa đủ ngày sinh trưởng, được cắt non về và chuẩn bị tắm rửa bằng hóa chất cho Vỏ được xanh, sau khi tắm rửa vỏ Sầu Riêng xong, họ sẽ chích thuốc cho mau chín…”
Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21/7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.
Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl…) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài. Ông Phương, quê Bắc Giang – một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.
Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.
Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này đểđược gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.[/size]
—0O0—


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các bác luật sư, luật xiếc nghĩ và nói gì?



Lấy đâu ra “con người XHCN” để xây dựng thành công CNXH?

Ls Trần Ngọc Phong
connguoixhcnCopy5Ngày 30/4 này là đã 38 năm đất nước thống nhất, dồn lực xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thế mà tới nay chúng ta vẫn chưa xây dựng xong chế độ XHCN như “Bác Hô và nhân dân đã chọn” ( lời của Đảng). Một xã hội cái gì cũng hay, cũng đẹp, không còn giai cấp lãnh đạo hay bóc lột, mọi người hưởng thụ theo nhu cầu, ai cũng ấm no, hạnh phúc … thì ai mà chẳng muốn. Nhưng chưa bao giờ thấy, dù chỉ thoảng qua, vì sao?
Tôi bèn lên Google đánh câu : “ Vì sao chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội?”. Kết quả là … không có trả lời nào !
Suy nghĩ một lát, tôi liền nhớ Bác Hồ có nói: “muốn xây dựng thành công CNXH thì phải có những con người XHCN”. Ngày còn đi học ở trường Đại học kinh tế TP.HCM, tôi được giảng và nhớ đại khái con người XHCN rất là hay, và phải là người: vô sản (không có tài sản riêng), luôn sẵn sàng hy sinh vì mọi người, có lý tưởng cao đẹp, có tri thức …vv.
Tôi ngồi nghĩ hoài, chẳng thấy ai trong số những người mình quen, hoặc biết xứng đáng là con người XHCN cả. Tôi lại tự hỏi: vậy lấy đâu hay từ đâu mà có được những con người XHCN?
Thế là tôi lại tiếp tục tìm trên mạng internet. Thì vừa may, tìm được bài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”. (tại đây)
Trong phần “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người”, chỉ ra rõ là “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. Và giải thích thế này: “Con người XHCN đương nhiên phải do CNXH tạo ra”. (Xin nói rõ : Đây là tài liệu chính thống đang được giảng dạy ở các trường Đại Học. Khoảng những năm 1990, khi tôi đang học đại học thì chưa có môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” này).
Đến lúc này và theo đó, tôi mới vỡ lẽ là: Thì ra lâu nay chúng ta chưa có những “con người XHCN” là vì chúng ta chưa có CNXH. Cương lĩnh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam tới nay đều khẳng định là chúng ta đang xây dựng, chứ chưa có CNXH.
Thế nhưng, Bác Hồ lại dạy là “muốn xây dựng CNXH thì trước hết cần phải có con người XHCN”. Thế mới khó chứ. Việc này sao thấy cứ như là đánh đố theo kiểu: con gà có trước hay quả trứng có trước.
Chợt nhớ cách nay cũng chưa lâu, ở TP.HCM có qui định là muốn có hộ khẩu thành phố thì phải có nhà ở thành phố. Mà muốn có nhà ở TP thì phải có hộ khẩu ở TP. Làm người dân, trong đó có tôi, phải kêu trời ! May quá, sau đó có Luật cư trú, nên mới thoát được cảnh “thách đố” nhau như vậy.
Quay lại chuyện xây dựng CNXH ở nước ta. Theo tôi được học, thì chính chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng chỉ đưa ra mô hình XHCN dựa theo trí tưởng tượng của mình. Còn trên thực tế chưa từng có. Và khoảng 200 quốc gia trên toàn thế giới hiện nay, hình như cũng chỉ có duy nhất Việt Nam mình là chọn con đường XHCN.
( Có người nói là Trung Quốc, hay Triều Tiên, Cu Ba cũng chọn con đường XHCN. Nhưng thực ra không phải. TQ là nước đa đảng, còn Triều Tiên và Cu Ba thì giống như phong kiến thì đúng hơn, chế độ cha truyền con nối, hoặc anh nhường cho em…).
Như vậy, nói túm lại, thắc mắc của tôi là : chúng ta chưa có CNXH, thì làm sao có con người XHCN ? Mà chưa có con người XHCN thì làm sao có thể xây dựng CNXH được? Bác nào biết vui lòng giải thích dùm !
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Ngẫm ra muôn sự tại trời.." ND


HOÀNG YẾN – TIỂU THUYẾT GIA TÀI NĂNG

PHẠM QUANG TRUNG
Nhà văn Hoàng Yến
Nhà văn Hoàng Yến
Nhiều người biết nhà văn Hoàng Yến (1922 – 2012) tên thật Lê Hoàng Yến tham gia cách mạng rồi kháng chiến từ rất sớm. Ông từng vinh dự chiến đấu cùng Đại đoàn 304 qua nhiều chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Đặc biệt, ông từng làm Thư ký tòa soạn Báo Khu 4 và là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Tuy  nhiên, ít người biết trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã học hết Thành chung, có thời gian dạy học tại trường Ecpic Phan Thiết. Có thể nói, chính nhờ vốn liếng văn hóa, văn chương Pháp mà sáng tạo của ông sau này luôn đậm đà chất văn và lấp lánh quan niệm hiện đại. Dưới nhiều bút hiệu khác như Thạch Tiễn, Hoàng Lan, Hoàng Đức Anh, nhà văn Hoàng Yến đã để lại nhiều công trình nghệ thuật ấn tượng, bao gồm cả thơ, dịch thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, lẫn kịch bản sân khấu. Bộ sách Hoàng Yến Tuyển tập gồm ba cuốn, ngót 1400 trang, đã chứng tỏ sức lao động bền bỉ, giàu tính tự giác và tính sáng tạo của ông.
Nhìn lại cuộc đời lao động nghệ thuật không ít sóng gió qua nhiều giai đoạn của Hoàng Yến, nhiều người thường nhắc tới những huy chương vàng và huy chương bạc dành cho các tác phẩm sân khấu của ông. Cố nhiên, những đóng góp của Hoàng Yến trong lĩnh vực nghệ thuật này là lớn và quý, nhất là khi ngành nghệ thuật sân khấu ở nước ta vào thời ấy chưa có nhiều kinh nghiệm mà cũng chưa thu được những thành tựu đáng nể trọng như sau này. Nhưng có lẽ sự nghiệp lớn nhất, lấy của ông nhiều tâm huyết nhất lại chính là văn chương. Không ít người còn nhớ tới tập thơ trữ tình với nhiều cảm xúc khác lạ so với cảm hứng chung của thi ca cùng thời được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm vào 1957 – tập Tình người soi dặm đường. Riêng tôi thì nhớ nhiều hơn tới bài phê bìnhTập thơ “Việt Bắc” có hiện thực không? của Hoàng Yến vốn khai mào cho một cuộc tranh luận văn chương cởi mở đầu tiên ngay khi hòa bình mới lập lại năm 1954 trên miền Bắc. Bài viết mới đầu đăng trên báo Văn nghệsố 65 ra ngày 11/03/1955. Trên cơ sở bài này, tác giả đã mở rộng và đào sâu thêm để in thành ba kỳ trên báo Nhân dân, số ra ngày 3, 4, 5 tháng 04 năm 1955, với tên Đọc thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Thời gian khá dài sau tôi mới được trực tiếp đọc những ấn phẩm mang tính sự kiện nói trên của ông. Và mãi đến khi ba tập Hoàng Yến Tuyển tập gần đây ra đời, tôi mới có dịp thưởng ngoạn những tuyệt phẩm khác của ông như các cuốn tiểu thuyết Câu thơ yên ngựa, Chân mây khép mở, Người học trò áo xanh… Theo tôi, chính những cuốn tiểu thuyết gắn với lịch sử này mới giúp các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau nhận diện rồi đi tới lý giải con đường cũng như sức sáng tạo nghệ thuật riêng biệt của nhà văn.
Nghĩ tới các nhà văn viết về đề tài lịch sử trong đầu tôi thường hiện lên hai tên tuổi xuất hiện vào hai giai đoạn với dáng dấp và tầm vóc khác nhau. Đó Nguyễn Huy Tưởng và Hoàng Quốc Hải. Năm 2012 này, giới nhà văn và bạn đọc chúng ta kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960).Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp với Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề Nguyễn Huy Tưởng với đề tài lịch sử. Không thể quên được vở kịch Vũ Như Tô và truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Mục đích và tính chất của các tác phẩm này lộ lên khá rõ: phải văn chương hoá lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà nhà sử học Dương Trung Quốc có dịp tham dự đã lên tiếng khẳng định rằng Nguyễn Huy Tưởng cùng văn nghiệp của ông mang cốt cách một người viết sử. Các bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ của nhà văn Hoàng Quốc Hải có thể nói cũng đi theo một khuynh hướng xác định như vậy. Tôi muốn nhắc tới bộ tiểu thuyết “Tám triều vua Lý” (4 tập) và “Bão táp triều Trần” (6 tập) với chừng 6500 trang lấy mất 30 năm lao động nghệ thuật bền bỉ của nhà văn và thật sự trở thành một sự kiện văn chương lớn nhân cả nước nồng nhiệt kỷ niệm 1000 nămThăng Long – Hà Nội vào năm 2010. Khi trả lời phóng viên Báo Sài Gòn giải phóngngày 04/10/2009, Hoàng Quốc Hải thẳng thắn mong mỏi: “Chỉ khi nào nền văn học văn chương hóa được lịch sử – PQT lưu ý, thì người dân của dân tộc đó mới thấu hiểu được nhiều hơn về lịch sử, mới thấm được nhiều hơn khí phách dân tộc…”. Định hướng và tính chất sáng tạo tiểu thuyết lịch sử của nhà văn lộ rõ trong câu nói ấy.
Chủ trương của nhà văn Hoàng Yến khi xử lý chất liệu lịch sử trong sáng tạo tiểu thuyết có trường hợp giống mà cũng có trường hợp khác các nhà văn nói trên. Giống là khi ông viết cuốn Câu thơ yên ngựa từ cuối năm 1979 đến đầu năm 1983. Tương tự như đường hướng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trước ông và nhà văn Hoàng Quốc Hải sau ông, Hoàng Yến muốn tập trung bút lực nhằm giải mã bản tính và sức mạnh của các nhận vật lịch sử mà ở đây là danh nhân Lý Thường Kiệt. Một lần, khi trả lời phỏng vấn báo chí, nhà văn Hoàng Quốc Hải có nhắc tới tác phẩm vừa nêu của Hoàng Yến, xem như là một trong những mạch nguồn ảnh hưởng trực tiếp tới mình khi dụng bút. Nhưng đến tiểu thuyết Chân mây khép mở hoàn thành năm 1991 thì lại có phần khác. Ở đây, Hoàng Yến chủ động xem con người và sự kiện lịch sử như bất cứ chất liệu sáng tạo nào khác trong tay nhà văn. Cái chính là ý đồ nghệ thuật. Mọi thứ đến từ xưa hay nay, ngoài hay trong đều chỉ hướng tới phục vụ ý tưởng cụ thể, xác định nảy sinh từ chính đời sống. Có lẽ đấy là chỗ làm nên sự khác biệt căn bản giữa ông với các nhà văn Việt Nam viết về đề tài lịch sử từ trước đến nay chăng? Tính hiện đại của tác phẩm nhờ thế được gia tăng hơn. Bởi hiện giờ, nhiều người thường có xu hướng phân biệt giữa mô phỏng với tái hiện – một ý niệm mang đậm tinh thần cách tân. Ví như nhà nghiên cứu J. Baudrillard. Theo ông, tái hiện là mô phỏng cái đã được mô phỏng, do đó, hầu như cắt đứt hoàn toàn với vật mẫu đầu tiên được xem như là “hiện thực”. J. Baudrillard gọi sản phẩm sáng tạo này là “ngoại thực”, ở đó người viết tạo ra một tác phẩm hư cấu hầu như thuần tuý. Tái hiện khác hư cấu bình thường ở chỗ nó “không chỉ trình bầy một vắng mặt như đang hiện diện, một tưởng tượng như đang có thực, mà còn là làm xói mòn bất cứ mâu thuẫn nào với cái có thực, hấp thu cái thực vào bên trong chính nó”. Vì tái hiện, theo J. Baudrillard, có điều kiện xóa đi sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng.
Tinh thần tái hiện như thế được bộc lộ qua những đoạn trữ tình ngoại đề của tiểu thuyết Người học trò áo xanh được nhà văn Hoàng Yến hoàn thành vào năm 1995.Nhân vật xưng “tôi” tâm tình: “Nghe đến ‘cổ’ là tôi đã háo hức cả người…”. Anh ta còn bảo: “Không hiểu sao cái quá khứ bí ẩn của thế giới xa xưa cuốn hút tôi, quyến rũ tôi như khuôn mặt người tình đã mất”. Cái “cổ” xa xăm gây nên cảm hứng thật là đặc biệt. Nó giúp những người có ý thức nhận chân ra con đường và lẽ sống đích thực ở đời. Từ đó, không ai có thể dễ dàng lừa mị ta, giúp ta luôn tỉnh táo trong việc định hướng suy nghĩ và hành động trước bao sóng to gió cả của cuộc sống. Vậy là, câu chuyện và vấn đề trong những trường hợp như thế tưởng như “rất cũ” đã trở nên “rất mới”. Sự soi sáng của tư tưởng giữ vai trò quyết định. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Nếp rêu con cũng chói loà ánh sáng/ Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu”. Bởi vậy, lúc “nghe nói tới một hộp gỗ cũ mới thấy ở ngôi nhà từ đường”, rất tự nhiên, nhân vật trong truyện cảm thấy “tâm linh” bỗng trở nên “xao động” dầu chỉ nhận ra ở bên trong vẻn vẹn một cuốn sách cổ. Bất giác, anh “đưa tay với muôn vàn thận trọng” như “nâng hứng từng trang, từng trang”, cứ sợ trong phút chốc chính “nó có thể tan biến thành bụi”. Thái độ thận trọng, nghiêm cẩn trước những dấu vết của quá khứ ở đây thật đáng nể phục. Rồi, như không cưỡng lại nổi, anh lập tức chủ động giải mã, bằng sự cố gắng “hình dung nối kết những đoạn văn rời rạc, sắp xếp lại có mạch lạc lớp lang”, hơn thế “cố sống lại, cố nhìn thấy, cố lắng nghe bằng con mắt, lỗ tai của thời gian tôi chưa sinh thành”. Nhờ sự toàn tâm toàn ý mà “nguyện ước” của người xưa, tưởng là “một câu chuyện hoang đường” chìm sâu trong quá vãng đã trở nên rất “thực”, cái chân cái giả đan xen “như mây lồng mây, như khói lồng khói” đã được bóc tách và sáng tỏ dần.
Tiếp cận với sự thật bị phủ bởi lớp bụi dầy của thời gian quả không mấy dễ dàng. Khó khăn đến từ nhiều phía. Trước hết là những văn bản cổ “trang đậm trang mờ, chữ còn chữ mất, những mạch đứt trong câu, những quãng trống trên giấy- những chỗ để tưởng tượng người xem bắc cầu vồng giải yếm- những tờ mủn ra thành bụi khi mó tay vào”. Sau đó là những cơn gió hữu hình, nhất là những cơn gió vô hình nổi lên lắm khi thật bất thường và vô cớ: “Và gió, gió. Những ngọn gió vô hình vần vũ trên tờ giấy, thổi bụi thành chữ, kết bụi thành nét, tụ bụi thành hình, bốc lên những đám cháy không lửa, dội lên những tiếng la thét không cấu âm, gợi lên những ký ức không tên”. Người đọc dễ cảm thông với tình cảnh đôi khi thật oái oăm của nhân vật: “Và mỗi lần mắt tôi lướt qua, những hàng chữ xém lửa thời gian ấy bỗng dãn nở ra trong một hóa thân trọn vẹn. Cảnh vật chung quanh ta tan biến nhường chỗ cho những hạt bụi giấy từ trang sách đổ về như đám tinh vân chuyển động, trong đó trồi lên những gương mặt vớt được từ dĩ vãng mù tăm, hiện lên những nhân vật, bước ra từ trong huyền thoại, như những hình thù quái dị lặng lẽ nối nhau đi trong những đêm sốt cuồng thời thơ ấu”. Tuy vậy, dường như không một trở ngại nào có thể làm nản chí nản lòng con người luôn da diết kiếm tìm sự thật, khiến anh có đủ can đảm để “lật cuốn quyển từng tờ tường tờ một mạch cho tới trang cuối”. Sau cùng, mọi nỗ lực kiên trì đã được đền đáp xứng đáng.
Tuy nhiên, theo một cách rất riêng… Bởi, như nhân vật trong truyện đã xác định: “Tôi không phải là nhà khảo cổ học”, mà chỉ là “kẻ hành hương khảo cổ”. Sự khác biệt nằm trong chủ đích hướng về quá khứ. Điều này càng đọc lại càng nhận thấy rõ hơn. Đoạn văn sau giúp ý định xuyên suốt được hé lộ dần dần: “Có phải vì khi tôi ngồi trong bóng tối của dĩ vãng nhìn ra thấy rõ hơn sự phức tạp đang diễn biến… Tôi chỉ biết đối với tôi hình như quá khứ hiện hữu trong mỗi hạt bụi cũ thức tỉnh tôi hơn cả những hạt vàng của tương lai mờ ảo…”. Một sự liên tưởng vô cùng sát hợp đến liền ngay sau đó: “Phải chăng đây là loại bia chôn nơi sa mạc, chai quăng trên biển cả, lá thắm thả trôi dòng, cất giấu một sự thật cấm kỵ, mang một thông điệp cho thế gian, gửi gắm một lời trối trăng với hậu thế, nhắn nhủ một nỗi niềm…”.  Cái quyết định nằm ở thông điệp muốn nhắn gửi. Mọi cái khác chỉ là những phương tiện giúp thông điệp có điều kiện thấm sâu vào tim óc người tiếp nhận. Ta chợt thấu hiểu tâm thế lạ kỳ của người gửi thông điệp: “Giống như chất rượu mạnh ngấm vào cơ thể trước lúc hơi men bốc lên đầu, những năm tháng, những sự việc, những mẩu đời xa xưa trên trang sách cổ thấm vào khắp giác quan tôi, xuyên qua cơ thể tôi trước khi đến với tâm hồn vào một thời gian xa lạ với thời gian của con người, một thời gian nhìn thấu vào bên trong thực tại, một thời gian đậm đặc tâm linh không mang bản chất duy lý”. Những dòng suy tưởng cuồn cuộn và sống động. Sức mạnh, sức sống của sản phẩm sáng tạo từ chất liệu lịch sử phải chăng nằm ở chỗ đó!
Trở lại với tiểu thuyết Chân mây khép mở. Thông điệp chính nhà văn muốn trao gửi tới con người của mọi xứ sở và mọi thời đại nằm ở đâu? Ở chính nhân vật trung tâm của tác phẩm là Trần Kồ. Lần đầu tiên ông xuất hiện là ở “đệ nhất tửu lâu” trong kinh thành Thăng Long. Lão Tô – người chủ tửu lâu hỏi việc đón ông đã chu tất chưa thì được thưa lại rằng: “Ông ấy nhắn tin về, khắc đi khắc đến chẳng cần ai đưa đón”. Thật độc lập và chủ động trong mọi việc! Một ý nghĩ chợt đến ngay trong đầu lão Tô: “Chà, đúng là cái giọng kinh bạc”. Vẻ tự tin phớt đời ấy của “ông nho sỹ ngông cuồng nổi tiếng đất đế đô” được tác giả chủ ý tô đậm dần dà theo cốt truyện. Chẳng hạn, với ký ức của viên Tuần sát Trại Sành thì ông là “một nho sỹ nức tiếng cầm kỳ thi họa từ lúc 15 tuổi, nổi danh về tính ngạo ngược nhất kinh kỳ”. Đây là cảnh Trần Kồ vẽ liễu: “Năm đầu ngón tay của Trần Kồ đã nhúng vào nghiên mực đặt ở trền bàn, tay kia giữ thẳng vạt áo trắng, nguyệch ngoạc mấy nét vờn. Và trước mắt người hiện lên… một gốc cây liễu rạp mình trước cơn gió dữ. Như có cái gì hơn thế nữa, một thân phận đàn bà trước ngọn gió số phận phũ phàng…”. Từ cách vẽ đến thần thái của bức vẽ đều tỏ rõ không chỉ cái tài tình mà trước nhất là cái tính khí cương cường của người vẽ. Tiếp theo là việc dùng “ngọn bút lông” để “đổi mới toàn bộ hoa văn họa tiết kệch cỡm của ngành gốm thô sơ” rất là thần tình: “Bảy mươi bộ bát sứ Bồ Bát đồ cống cho nước Tống, chàng chỉ phóng bút trong mươi hôm” nhưng vẫn nhận được “tiếng khen của triều đình”. Rồi tác giả như nương theo cảm nhận của công tử Khánh để thể hiện tính cách có một không hai của nhân vật: “Hồn ngươi say mê đi theo nét bút của chàng, lượn trên lưng rồng, bay trên đuôi phượng, vờn trên mây sóng, chấm phá đậm nhạt trên hoa lá bốn mùa. Ngươi cảm nhận được sự khám phá của chàng trong cái thần của vạn vật, phần sâu sắc nhất của thiên nhiên qua bốn mùa tuần hoàn xoáy ốc xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn. Nhưng trong cái hữu hình của nét họa, cái vô hình vẫn ẩn tàng đâu đó”. Cuối cũng viên công tử vỡ ra rằng “chất thơ trong đường nét đã đánh thức cái trường cửu của sinh hóa còn ngủ sâu trong tầng tầng lớp bụi của thời gian”. Chính sự hiểu biết ấy đã giúp công tử Khánh nhích lại gần chàng, và từ đó hai người trở thành đôi bạn tri kỷ.
Đặc biệt, hầu như trong suốt cuộc đời mình, mọi việc làm và ý nghĩ của Trần Kồ luôn thấm nhuần tư tưởng thân dân. Ông thường day dứt: “Dân nghèo như con giun xéo lắm cũng quằn. Mỗi lần quằn dậy lên một đợt sóng. Triều đình chỉ lo mỗi việc dẹp, diệt. Diệt sao hết được ngoại duyên”. Căn nguyên của quan niệm cao cả ấy nằm ở chỗ ông có ý thức “làm ló đoá hoa tâm trong người lâu nay còn lấp dưới bùn”. Ông bảo: “Tôi là người tơi nón ngũ hồ, lấy chân trời làm nơi nương, lấy góc bể làm chỗ tựa. Trên đường đi bóng cây sẽ là nhà, đoá hoa nào đó sẽ là khách…”. Ông là người của tam giáo. Trong sự hài hoà giữa những khuynh hướng tư tưởng khác nhau, đến độ biến chúng “thành một dòng nước hát ca” quyện hoà trong ông. Nhà văn đưa ra lời bình luận thấu đáo: “Chàng lấy ở đạo Khổng cái gốc dân, ở đạo Lão cái huyền trời đất, ở đạo Phật cái tâm tỉnh thức. Và tất cả tạo cho chàng một phẩm-cách-người tuyệt diệu có một không hai”. Xa và cao hơn: “Trong người chàng không có chút ngả nghiêng, hài hòa linh hoạt như ngọc lăn trên bàn đá”. Do vậy, Trần Kồ có thể cảm nhận được biết bao lẽ phải thường ẩn khuất giữa dòng đời đục trong cuộn trôi hối hả. Ví như, dầu không thể “biết được những chuyện trong mai hậu” nhưng ông đã “nghiệm thấy rằng hễ sức mạnh đồng tiền càng tăng thì sức mạnh tinh thần và phẩm cách con người càng sa sút”. Nói khác đi “người nằm trên tiền nhưng rồi tiền lại nằm lên người”. Chân lý và lẽ phải như những giọt phù sa lắng lại trong tâm tưởng của những người giàu trải nghiệm mà cũng giàu thiện chí như ông.
Từ đó, Trần Kồ có thể dễ dàng nhận chân ra bao lẽ đúng sai, thật hư, xấu tốt ở đời. Cái gốc nằm ở trí tuệ và cảm nhận của người dân. Một lần Trần Kồ hỏi: “Thời buổi đảo điên này, biết lấy gì mà phân biệt được tốt với xấu?”. Lão Tô đáp ngay: “Lấy mũi mà ngửi. Cái tốt thơm lừng còn cái xấu buồn nôn lộn mửa”.  Như việc quan Phụng ngự Đỗ Quảng dâng vua một con ngựa cái hoa đào. Nhiều người đồn đoán biết bao điềm lành. Riêng Trần Kồ tức tối nói: “Dân đang chết đói như ngả rạ làm gì có điềm lành… Chỉ được điềm nịnh”. Sự thật ở chỗ: “Đình thần bịa chuyện hót mong vinh thân. Còn vua thích nghe hót để quên chuyện an dân”. Thực chất bên trong lập tức bị phanh phui trong cái nhìn của con mắt sáng. Mắt sáng nhờ cái tâm sáng. Trung ngôn vốn nghịch nhĩ. Chuyện đến tai vua quan, đám sỹ tử trong chùa cùng ông bị bắt. Vụ án được xử kín hay đúng hơn là gần như không xử. Nó bị chôn sống trong im lặng như biết bao sự ngang trái khác ở đời. Nhưng lòng dân Thăng Long lại xôn xao. Nên khi “đám sỹ loạn tuy dập tắt” mà “không khí kinh sư vẫn hừng hực thuốc nổ”. Mọi chuyện có nguy cơ trầm trọng hơn. May cho Trần Kồ là nhờ sự can thiệp của những bậc thần thế trong triều nổi bật là công tử Khánh do hâm mộ tài năng của ông, vì vậy “tội năng” được ân giảm. Đáng lẽ ông bị đày về làm hoành nô Cao Điền thì lại được chuyển sang làm quan Trung khách, cũng một loại nô nhưng làm việc nhẹ hơn nhiều ở cửa công. Trần Kồ vốn chẳng lạ gì cái thói đời đen bạc ấy. Chúng là dấu hiệu của thời suy loạn. Chẳng phải có lần nhân bàn về những chuyện rối ren của triều đình, Trần Kồ đã cười giễu: “Cái này phải chửi bố thằng Cao Biền. Hắn qua đây yểm tiệt mạch rồng mạch cọp, chỉ để lại mạch rắn mạch giun. Bây giờ mới sinh ra bọn quần thần ươn hèn như vậy”. Tuy lão Tô đại diện cho thứ minh triết ngàn đời của nhân dân lại nghĩ khác: “Không đúng đâu. Thiền sư La Quý An đã phá sạch mọi trù yểm của Cao Biền, để lại cho hậu thế cả một sấm trên cây gạo thiêng trồng trước chùa. Nhờ vậy vua Lý Thái Tổ mới ra đời”. Những lời luận bàn có sức soi rọi đến muôn đời.
Đọc xong cuốn tiểu thuyết, ta có dịp thấm thía bao điều lớn nhỏ. Trong đời và cả trong văn. Người viết như thoát ra khỏi những ràng buộc vô hình của chất liệu lịch sử bằng một ngòi bút tự chủ, tự quyết đáng nể phục. Với tiểu thuyết gia Hoàng Yến, ý đồ nghệ thuật là tối cao, sự hư cấu là nguyên tắc bất di bất dịch. Chúng hoàn toàn chi phối sự sáng tạo của nhà văn. Suốt cả quá trình và trong mọi thao tác. Chất liệu nóng hổi của thời hiện đại hay trầm tích nơi lịch sử xa xăm với ông đều thế cả. Đó phải chăng là một phương diện khác của tài năng làm nên tên tuổi Hoàng Yến. Chúng ta chắc sẽ còn tiếp tục kinh ngạc trước những khám phá mới mẻ về ông…



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tu lieu van hoc:



CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM

          

Đứng trước linh cữu nhà văn Hoàng Yến trong đám tang ông,tôi chợt nhớ câu nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mấy năm trước :
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Nhưng sự thật luôn luôn là “con chó bị đuổi ra khỏi nhà" (W. Shakespeare), là thứ tối kỵ trong xã hội “bày cừu”,  là hàng quốc cấm trong xứ sở “toàn trị”, là nguy hiểm chết người khi đức vua cởi truồng, trí nông công thương đều nức nở tung hô, ca ngợi y phục hoàng thượng qúa đẹp, thì lại có một anh cả gan kêu lên :” vua cởi truồng”.
Tất nhiên anh chàng đó phải “ăn đòn hội chợ” của đám “bốc thơm vua”  và phải chịu đòn trừng phạt nặng nề của chính đức vua..
Nhà văn Hoàng Yến là một trong rất ít người to gan dám kêu to lên “vua cởi truồng” đó.  Còn nhớ những năm đầu Đảng và Chính phủ về tiếp quản Hànội, các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, các giáo sư…xúm vào khen thơ Tố Hữu , xài ngôn từ như xài bạc giả. Nào là hồn thơ dân tộc, nào là nhịp đập trái tim của Đảng, nào là “hay hơn thơ Nguyễn Du”…Vậy mà  nhà văn Hoàng Yến cả gan viết bài chê thơ Tố Hữu…”bé” vì “chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo và công thức…”
Vào tháng 4 năm 1955 dám viết như vậy ngay trên báo Nhân Dân thì có khác gì Hoàng Yến kêu lên :” vua cởi truồng”.
Khi hạ bút viết bài “ĐỌC THƠ “VIỆT BẮC “CỦA TỐ HỮU “ đăng 3 kỳ liền trên báo Nhân Dân quả thực nhà văn Hoàng Yến đã ký án tử cho chính ông.
Trước hết phân tích bài “Phá đường”, Hoàng Yến vạch rõ :
“ Cách đây không lâu tôi nhớ có đọc một bài của người anh em miêu tả cảnh đắp đường . Nội dung bố cục cũng giống na ná như bài “Phá đường”. Tuy cách nói có khác nhau nhưng ý tình cũng vẫn là “nhà em con bế con bồng, em cũng theo chồng đi đắp đường quan” cũng “hì hà, hì hục, lục cục lào cào “, cũng thi đua phấn khởi “ Anh tài thì em cũng tài. Đường dài ta lấp sức dai ngại gì …”
Ối chết, viết thế này khác nào tố cáo Tố Hữu ăn cắp thơ người  khác ? To gan hơn, Hoàng Yến dám chê thơ Tố Hữu không bằng thơ “nghiệp dư” của một du kích Nam bộ :
“ Một câu thơ phá đường khác của một du kích Nam Bộ nói lên tình cảm ấy một cách gọn ghẽ, trọn vẹn và tài tình hơn :
“ Con đường số bảy của tau
Nó đi theo giặc tau đào nó đây…”
Tiếp đến Hoàng Yến chê “ Nhưng bài “Lên Tây Bắc” đã làm ta hơi thất vọng. Thi sĩ còn cách xa người chiến sĩ…”
Ái chà, Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, là người vẫy cờ trên mặt trận văn hóa văn nghệ của Đảng mà dám chê “ còn cách xa người chiến sĩ” thì “bố mày đây” chịu sao nổi ? Đã vậy Hoàng Yến còn kết tội Tố Hữu :
“ Thi sĩ không gợi được một trong trăm nghìn phần cái thực tế gian khổ và sức chịu đựng phi thường của người chiến sĩ trên chiến trường rừng núi…”
Như vậy có nghĩa Tố Hữu chỉ ngồi salon bốc phét “chưa từng xuống tận chiến trường rừng núi để đồng cam cộng khổ với chiến sĩ…”. Như vậy từ chê “thơ” , Hoàng Yến đã mon men tới chỗ “chê con người” Tố Hữu. Mãi gần nửa thế kỷ sau Hoàng Yến mới có anh nhà thơ dám viết Tố Hữu chưa lên Điện Biên bao giờ vậy mà vẫn cứ  ông ổng làm thơ coi như ta đang trên đồi A1 vậy.
Đi xa hơn nữa, Hoàng Yến đúc kết :
Cũng vì vậy những câu  thơ miêu tả những chiến công lịch sử ở Điện Biên tuy đôi đoạn thơ có vẻ mạnh, khí thơ có vẻ hùng nhưng người đọc nhất là những đồng chí đã dự mặt trận Điện Biên , thấy chưa thỏa mãn và còn thấy là giả tạo…”
Ối chết chê thơ Tố Hữu “công thức” thì còn chịu được chứ lại chê “giả tạo” thì đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Đảng chịu làm sao nổi. Quy tội chết cho Hoàng Yến còn là nhẹ. Tuy nhiên để thêm cớ quy tội , phải đợi đến vài tháng sau khi tập thơ “ Tình người soi dặm đường” của Hoàng Yến  NXB Hội nhà văn mới là “dấu chấm hết” cho sự nghiệp văn chương hiểu theo nghĩa “chính thống” của nhà văn Hoàng Yến.
Tập thơ ra đời, lập tức đám phê bình “cung đình” xúm vào đánh đòn hội chợ về tội…đa cảm (!), thiếu “tính chiến đấu” :
“ Đường đi mặt trận
Nước đồng gợn trăng
Gió tre hoa bóng
Gợi tình chiếu chăn…”
                               ( Đường đi mặt trận)
“Chiều cuối năm chưa xuống
Sương xuống nhiều hơn mưa
Bứt lá bỏ dòng suối
Thả xuân về dưới kia…”
                               ( Bứt lá bỏ dòng suối)
Thế là đủ chứng lý để thành…án được rồi. Nhà văn Hoàng Yến phải đi cải tạo tại Văn Lĩnh ( Phú Thọ) 3 năm liền. Sau khi mãn hạn lại bị liệt vào loại cấm bút tức là viết không được in, hoặc nếu có in thì phải ký tên khác , không được ký tên Hoàng Yến.
Vậy tức là không cấm “đẻ” - sao cấm được, viết trong bóng tối, viết đầu bờ đầu bụi, sao mà cấm -, nhưng mà cấm cho “khai sinh”, cấm con “chào đời”.
Phân biệt quái gở “đẻ” và “chào đời” chắc chỉ có ở cái xứ “đỉnh cao nhân loại”. Từ năm  1960 đến mãi 1975, giải phóng miền Nam, kẻ thù “Mỹ-ngụy” đã quá nhiều, thôi thì tha cho “kẻ thù nội bộ” , thế là từ đó Hoàng Yến mới được phép công bố tác phẩm với tên chính của mình.
Suốt 15 năm cấm bút, Hoàng Yến như con chim chỉ được hót trong bóng tối đã lặng lẽ viết, lặng lẽ cất bản thảo vào ngăn kéo hoặc có được in thì cũng với bút danh khác :  Thạch Tiên, Hoàng Lan Châu, Hoàng Đức Anh. Như “chim bị tên sợ cành cây cong”, Hoàng Yiến đành rời bỏ những đề tài đương đại, những chuyện thời thế dễ “đụng chạm”, dễ “nhạy cảm” chuyển sang viết chuyên về đề tài…”lịch sử”. 
Nhà văn Huy Phương nhận xét về tiểu thuyết lịch sử “ Chân mây khép mở“:
“…Nó làm tôi thích thú trước hết là vì cái phong cách thể hiện của một kiểu tiểu thuyết lịch sử chỉ có thể là của Hoàng Yến, vừa có cái điêu luyện của một cây bút đã được thử thách qua các đòi hỏi  nghiêm ngặt của thể văn kịch bản vừa có sức truyền cảm của một cảm hứng thơ phóng khoáng mà chín chắn…”
Vậy nhưng “sự thù hằn nghiệt ngã”  trong bóng tối “ vẫn chưa tha cho Hoàng Yến. Vở kịch “ Hình và bóng” của ông chỉ mới diễn ở Hải Phòng được vài buổi đã có lệnh cấm .Nhưng đòn thù chết người ấy vẫn không đốn ngã được Hoàng Yến, ông vẫn can đảm “tọa thị thẳng thắn” trên đất nước và vẫn viết tiếp nhiều vở diễn giá trị khác trong dó nổi bật là “Thanh gươm cô đô đốc” được mời sang công diễn ở Paris.
Nhà văn Hoàng Yến đã vĩnh biệt thế gian tràn đầy ghẻ lạnh này , thật không ngờ bạn bè tới chia tay ông với những vòng hoa chật cứng một góc chùa Vĩnh Nghiêm cần hẳn một chiếc xe tải chở đi công viên Vĩnh Hằng mới hết. Điều đó phải chăng đúng như ông đã dự cảm trong bài thơ “Mây của đất” viết từ năm 1985 :
“ Hãy chôn tôi dưới hoa
Vì hoa là mây của đất
Và ông trời xanh nhìn về trần gian
Cũng bàng hoàng lác mắt
Tưởng  thi thể tôi nằm giữa đám mây ngũ sắc
Dưới trần cũng có mây trời…”
Nhà văn Hiền Phương, ái nữ của nhà văn Hoàng Yến  kể lại sau khi ông vừa mất, chị chỉ vào dò phong lan mới mua :
“ Hoa đẹp thế này sao ba không về ngắm hoa…”
Lạ thay bỗng dưng có một làn gió thổi quay cành phong lan hướng về chỗ Hiền Phương. Phải chẳng anh linh nhà văn Hoàng Yến vẫn còn hiện diện đâu đó.
Nhà văn bị cấm bút vào loại ngặt nghèo nhất Việt Nam đã rời bỏ thế gian này. Lạ thay nếu ta vào Google đánh cụm từ “ nhà văn Hoàng Yến” sẽ không ra một kết quả nào, toàn người mẫu, ca sĩ…, trong hồ sơ Nhân Văn Giai phẩm của các phê bình gia hải ngoại (đặc biệt bà Thụy Khuê  - RFI) cũng tuyệt nhiên không nhắc tới tên Hoàng Yến mà chỉ xoay quanh Trần Đân, Lê Đạt , Hoàng Cầm …chắc họ còn muốn có VISA trở về VN.
Hiện tượng “cấm bút” ở VN ngày nay vẫn còn , tuy nhiên chỉ cấm không được xuất bản tại các cơ quan  báo chí , xuất bản Nhà nước thôi , còn  các trang văn học nhan nhản trên mạng, nhà văn “cấm bút” đẻ xong vẫn có thể cho đứa con chào đời tại bất kỳ trang nào :” tiền vệ, hợp lưu, da mầu.vân vân và vân vân…”.
Interrnet ra đời là một mối đại hiểm nguy cho các “ông vua cởi truồng”. Ôi, giả sử nhà thơ Tố Hữu sống tới ngày nay để làm thơ về đề tài “ truyền thông liên mạng toàn cầu “ thì vui biết bao !

28-2-2012


             TRÊN NGÃ BA MÂY

                                         HOÀNG YẾN

1

Tên em
        chiều nhớ
              hành h­ương .
                  tiếng dế đồng sư­ơng
Tên em
         một thiên đ­ường đã mất
         một thiên đ­ường chư­a mở ngỏ
         một thiên đ­ường x­a
                                  cha ông để lại
         di truyền anh qua kí ức bào thai
         qua vùng sáng trên trang sách nát
         qua thân xác trần truồng
                                   những giấc mơ trôi dạt
đêm đêm tấp bến Ngân hà

Tên em
         thói đời quen gọi
                    một bản tình ca


2

Từ xa nghe tiếng em hát
ng­ời em là dòng nhạc
nụ c­ười chở đầy đôi mắt to
vạt áo em bay như­ một điệu hò
anh gặp em ngỡ ngàng .
như­ bư­ớc xuống sân ga
        một thành phố lạ
        giữa đêm mư­a .
anh nói với em
        bằng âm thanh
               ch­ưa nặn thành từ ngữ
ch­ưa thành tín hiệu
           của dối trá lọc lừa
và em
                 giữa đất đồi nắng lửa
nụ c­ười-hoa-sen toả sáng chung quanh .
đặt thiên nhiên vào ngự trị trong anh .

3.

Tình yêu
      ai chọn  đ­ược trong ng­ời tình
            phần nào yêu thư­ơng . .
                      phần nào ghét bỏ
bóng thử lửa hoàng hôn
          chứa trong ánh bình minh
Trong tim em .
            có vàng của mặt trời
                   than của đêm đen .
song giữa hai vùng đệm
                  có mặt trăng đến ở
mẹ sinh ra anh
                  một trái tim trần
                        không gì chống đỡ . .
anh n­ương vào mặt-trăng-em . .
                như cây tầm gửi
                       uống s­ương
Trên mỗi chặng hành h­ương . .
                  em là bóng-trăng-đ­ường .
làm dịu vết th­ơng của lửa .

4-

Anh khát khao em ~ '
            như­ khát khao sự thật
anh tin vào lời
              cái không đáng tin nhất
sự thật là những ngày vui
                đã héo hon
                cạn mòn .
                anh còn níu giữ
trong lúc em đã ra đi
mở mắt anh nào thấy gì
nhắm mắt anh nhìn ra tất cả
nhầm lẫn đầu tiên phải trả giá
nụ cư­ời-hoa-sen toả sáng trên môi
            giữa đất đồi nắng lửa
ngỡ nó là của riêng anh
hoá ra nó chẳng cười với ai cả
ấm áp bên ngoài
                  bên trong lạnh giá
một nụ-c­ười-t­ượng-đá.

5-

Anh yêu em và em yêu ng­ười khác '
          ông sao đổi ngôi
          nụ hôn đổi môi
           câu chuyện tình th­ường .
 sao ngư­ời anh cào cấu đói yêu th­ương
gặp trăm con suối cũng không đã khát
anh lang thang
      một mình
           mênh mông sóng cát
không gặp
         hay đã gặp em
                       trên hành tinh hoang mạc.
ôi! Sao anh không biết .
               đập vỡ
                     những ngày vui
để dành từng mảnh vụn .
mặt trời
khảm sáng những ngày tăm tối
chỉ thư­ơng cho thơ không biết đ­ường nói dối
mỗi độ gió thu cởi áo cây bàng
những câu thơ
              buồn quá
                         xé rào
sáng ra
          xác thơ buồn .
          rụng trắng góc trang .
đem sầu tình
         treo mình trên cành gạo .
(cây gạo nào không có ma)
cứ một mùa hoa
         đốt lên một hoả ngục

6-

Ngày trời
     là hòn đá
             ném xuống trần gian ~ .
đập tan dần ảo mộng
ngẩng đầu lên
          anh quát mặt trăng .
- Hỡi con đĩ  già
                 lộng lẫy?
giăng tơ trăng lừa ta vào bẫy
nhốt ta trong ảo vọng vĩnh hằng.
anh thôi soi mặt vào tấm g­ơng trăng
bỗng thấy hiện lên một khuôn mặt khác
hoá ra mình là thằng ng­ời hèn nhát
nhờ tình yêu
                 đẽo đá kê cao
nhờ tình yêu
                 khêu một ngọn đèn
để đ­ợc thấy bóng mình
thành ông khổng lồ trên vách

song lại để .
     cái nghèo
             c­ướp đi chiếc áo cuối cùng
                                   chưaa kịp rách
nhìn nhau em thư­ờng trách '
anh không mặc vừa
                   tấm áo gấm công danh
không tìm tiếng tăm
                    trong họng súng chiến tranh
buộc lòng tay anh cầm súng '
(ôi? giá loài ngư­ời biết đánh nhau
                            bằng bông súng
                                         trên ao làng)
Cứ ngỡ mọi thứ ấy
thuộc về dĩ vãng .
biết đâu .
         em ng­ười con gái cách mạng
em vẫn mơ võng đào
              trong một xứ
                    thích làm quan .

7-

Anh sống với thơ
             thơ chẳng nuôi sống đ­ược ai
anh mải sống với t­ương lai
             những giấc mơ vĩ đại
để hiện tại trôi tuột khỏi tay
             ngày dài đói rách
             đêm dài bụng không
              có gì trong lư­ng bán sạch
bắt đầu từng cuốn sách ra đi
anh bán máu
           nếu cần cả mạng sống
nh­ưng anh không bán hi vọng
dù hi vọng đã ra nghĩa trang
Thế hệ trẻ
        không-chịu-nghèo
                        sẽ tới
        Chân trời đẩy ra xa
         nhân phẩm có thịt da
         nắng thơm mùi áo mới.

8-

Quá khứ
             giấc mơ buồn
                   năm tháng
hòn đá tảng
            của nỗi sợ vô hình
những dòng tro
             trên lá thư­ tình  .
những vũng lầy n­ước mắt .
song cha ông ta hằng mong
mọi việc đều có hậu
đem câu chuyện tình
           lọc máu xấu
gọi về những mặt trời vui .
những chiếc đèn lồng
                      đêm tân hôn
như­ thoát khỏi bùn đen
              cánh sen tinh khiết -
anh thoát khỏi quyền uy
               của quá khứ đau th­ơng .
mặc quá khứ muốn làm nhà tiểu thuyết
đừng để cho quá khứ cản đ­ường

9-

Chúng mình không của hồi môn
             tài sản anh chỉ một tâm hồn
một tri thức thiếu máu
               như­ hoa đu đủ đực ~
một trái tim yêu
             trong sóng đất rì rầm
                          phập phồng náo nức
chúng mình hẹn nhau
                 trên ngã ba mây
                                  kí ức .
đi trong nắng gọi mư­a .
máu mặt trời trong ngực '
như­ trái cây
               chín mọng
                      đam mê

trong vư­ờn quê .
               nhiệt đới .
trong chờ đợi" '
               và
                    không chờ đợi
anh lại gặp em
                 một cảm nhận mới
Cả ng­ười anh
                    tan
                           trong hoa lá yêu thư­ơng
trên đầu anh
                    thơ
                         cháy hàng thiên
nh­ tràng pháo tết
Tình yêu
                         tái sinh
                          trong cái chết.

1988




Phần nhận xét hiển thị trên trang