Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Chiến tranh mang bộ mặt hoàn toàn mới:

TPO - Nga sẽ bắt đầu công tác thiết kế-thử nghiệm máy bay không người lái tấn công (UCAV) thời gian bay dài ngay trong năm 2014.
Hãng tin Lenta ngày 29/5 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga và Viện thiết kế thử nghiệm mang tên Simonov triển khai.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định việc chế tạo UCAV tiến hành ngay trong năm 2014, nhưng không tiết lộ chính xác thời gian bắt tay thực hiện.

Dự kiến, việc thử nghiệm nhà nước phối hợp hay khai thác thử trong quân đội đối với các UCAV mới có thể bắt đầu vào năm 2017.
Mục tiêu của UCAV được kỳ vọng giúp Nga giải quyết các nhiệm vụ chiến lược bởi tính năng tàng hình. Ngoài ra, chúng sẽ có khả năng sống còn cao hơn các máy bay có người lái.

Trước đó, hồi năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức đấu thầu phát triển 2 UCAV có trọng lượng tương ứng là 5 tấn và 1 tấn.
Thắng thầu là Viện thiết kế thử nghiệm mang tên Simonov và công ty Tranzas ở St. Peterburg, hai hãng này sau đó đã quyết hợp lực phát triển các UCAV.
Không lâu sau khi ký hợp đồng, có tin việc thử nghiệm UCAV tương lai sẽ bắt đầu trong năm 2015.
Theo Lenta

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá xá tin - Vui thì in ít - Buồn thì kìn kịt:

24h QUA: BIỂN ĐÔNG, VIỆT - TRUNG, VÀ THÁI ĐỘ CỦA MỸ, NHẬT, PHILIPPINES


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT



‘Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?’ (BBC). – Ai sẽ hòa giải vụ xung đột Việt – Trung? (BBC). Giáo sư Jorg Thomas Engelbert, Đại học Hamburg, Đức: “… qua diễn biến vụ Giàn khoan 981, cho thế giới thấy Trung Quốc không muốn chịu sự ‘kìm hãm’ nào nữa của quốc tế và rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu sự ‘nhượng bộ’ trước các ‘đòi hỏi chính đáng’ của bất cứ ai“.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 3 nhóm giải pháp cho tình hình biển Đông (Sea Times). – Đúng là đỉnh cao trí tuệ của loài… (FB LS Lê Đức Minh). “Tôi không nghỉ rằng ba giải pháp nói trên sẽ mang lại thành công cho vấn đề giàn khoan TQ, vì cả 3 giải pháp đã và đang được làm, và không chứng minh sự thành công ở đâu cả…  Ông Dũng cũng khẳng định dù dùng ba biện pháp nói trên nhưng vẫn tiếp tục hợp tác TOÀN DIỆN về kinh tế với TQ… Không biết làm sao vừa đấu tranh với thằng xông vào ăn cướp nhà mình, vừa hợp tác toàn diện với nó để làm ăn buôn bán? Không biết có ai hiểu ông thủ tướng không ạ?

Tướng Phùng Quang Thanh tham dự Đối thoại Shangri-la (RFA). - ‘Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc’ (BBC/ Ba Sàm). GS Carl Thayer: “Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore. Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác. Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể, Tướng Thanh có thể sẽ than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao…” – TQ sẽ phổ biến lý thuyết an ninh riêng tại Đối thoại Shangri-la (RFA).


Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn (Brooking/ Quê Choa). – Phỏng vấn ông Laurent Gédéon: Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn’ (BBC). “Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.  Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.  Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ“.  – VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang (VOA).

H7Nhật hỗ trợ tối đa cho Đông Nam Á vì an ninh biển (VNE). – Nhật sẽ hỗ trợ hết mức các nước Đông Nam Á có tranh chấp với TQ (RFA). – Thủ tướng Shinzo Abe cam kết thúc đẩy hòa bình châu Á (RFA). – Nhật sẽ ‘ủng hộ tối đa’ cho Đông Nam Á (BBC). – Shangri-la : Nhật dành toàn lực hậu thuẫn ASEAN đối phó với Trung Quốc (RFI). Ông Shinzo Abe: “Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không“. TT Nhật Shinzo Abe =>


Philippines đã dồn được hàng xóm TQ vào góc (TVN). “Philippines thực thi chiến lược này bằng ba chiến thuật: Một là thay đổi hiện trạng bằng những sự việc đã rồi; hai là quốc tế hóa tranh chấp; ba là sử dụng luật pháp quốc tế“.


Chính sách ngoại giao của Mỹ (RFI). “Thứ nhất, khi lợi ích quốc gia bị đe dọa. Hoa Kỳ sẽ không do dự đánh trả kẻ thù, thậm chí đơn phương chiến đấu nếu cần thiết. Thứ hai, nếu lợi ích quốc gia không bị ảnh hưởng, ngay cả khi cuộc khủng hoảng đó làm lung lay tâm trí của người Mỹ, và nếu cần phải can thiệp quân sự, thì nước Mỹ sẽ không đơn phương thực hiện mà phải có sự tham gia của các quốc gia khác“.

- Hoàng Tuấn Phổ: VIỆT NAM “THUỘC TRUNG QUỐC” BAO GIỜ ? (Tuấn Công TP). “Câu chuyện ‘Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm’ là hoàn toàn bịa đặt, khả năng hư cấu hạng bét!

Ngó vậy mà không phải vậy! (QĐND). “Bản chất câu chuyện ở đây chính là những gì Trung Quốc đang làm khác xa với những gì Trung Quốc nói.  Vì vậy, khi nhìn nhận những gì Trung Quốc đang hành động trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, chớ có tin vào những gì mà quan chức Trung Quốc như ông phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh vừa ‘phát’ mới đây“. Báo QĐND viết bài này cho mấy ông/ bà trong BCT? Chỉ có mấy ông/ bà đó mới tin vào quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt của TQ ban cho, người dân VN đã không còn tin từ lâu rồi.  – Biết như vậy mà vẫn còn đòi: Sử dụng Sức mạnh của lẽ phải và hòa bình, đê thắng QUỶ BÀNH TRƯỚNG? (Bùi Văn Bồng).



H8Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn (RFA). Hoàng Việt: “đó là một tín hiệu rất tốt. Và nếu Hoa Kỳ đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn như vậy, nếu Hoa Kỳ đưa ra sớm từ đầu thì có lẽ đã ngăn chặn được sự leo thang của Trung Quốc như thời gian vừa rồi”. “Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ”, bắt lỗi người phải xét lỗi mình. Mỹ mà lên tiếng sớm hơn coi chừng bị cả 2 nước Việt – Trung cáo buộc “chia rẽ tình hữu nghị của hai đảng, hai nhà nước”. Trong khi VN luôn ca ngợi tình “hữu nghị”, tình bạn “16 chữ vàng, 4 tốt” với TQ, Mỹ mà lên tiếng lúc đó chắc sẽ bị cáo buộc xen vào chuyện nội bộ của 2 nước. Rồi TQ cấu kết với VN, tiếp tục “đánh cho Mỹ cút” thêm 1 trận nữa, Mỹ làm sao chịu cho thấu?

Có phải Trung Quốc hất đi bát nước đầy? (BVN). – Hoàng Mai: Quan hệ Việt Nam – China sau sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sẽ như thế nào?  (BVN). “Qua sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981. Quan hệ Việt Nam – China đã chuyển sang một giai đoạn mới; chiếc mặt nạ ‘quan hệ 4 tốt’ và ‘phương châm 16 chữ vàng’ đã được vứt bỏ. Quan hệ Việt Nam – China từ nay trở đi là quan hệ ngượng ngịu, giả dối“.

Việt Nam : Giới nhân sĩ trí thức ra thư ngỏ về tình hình Biển Đông (RFI). – Thư ngỏ về Tình hình Khẩn cấp của Đất nước (RFA). – Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (VOA). “Các nhà trí thức nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là ‘một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ“.

- Huỳnh Kim Báu Phải minh bạch với dân (Quê Choa). “Đất nước ông cha để lại không thể bị xâm lấn, dân tộc này dứt khoát thà mất tất cả, cương quyết không cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang. Chúng tôi mong rằng những người đang gánh vác trọng trách quốc gia hãy mạnh dạn công khai lập trường của mình để nhân dân biết và lịch sử đánh giá. Chúng tôi đang nóng lòng chờ thái độ minh bạch công khai của từng cá nhân đang nắm giữ vận mệnh đất nước“.

Bùi Công Tự: XÓA SẠCH NHỮNG “LẤN CẤN” TRONG NÃO TRẠNG (Tễu). “Xin hỏi các vị quan lớn: Các vị mua tên lửa, tàu ngầm, máy bay quân sự, súng đạn,… để chống ai? Chắc chắn là để chống TQ xâm lược. Thế nhưng cùng lúc các vị lại cho người Tàu thuê đất tới 50 năm ở biên cương, ở vùng trọng yếu an ninh quốc phòng, để cho Tàu đưa hàng chục vạn đàn ông trai tráng vào VN mà các vị không kiểm soát nổi“.

Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với Mỹ ,sau này chắc chắn Việt Nam sẽ mất Hà Nội về tay Trung Quốc (FB Hung Ha).  – Cái bức xúc của VN hiện nay (FB LS Lê Đức Minh). “Biết TQ là kẻ thù mà vẫn không thể nói lời chia tay được/ Biết Hoa kỳ có thể là bạn tốt mà không thể bắt tay được/ Biết có vũ khí tốt mà không dùng được/ Biết nhân dân có lòng yêu nước mà buộc phải trấn áp/ Biết có cơ hội mà đành nhắm mắt để cơ hội đi qua…

ĐỪNG LẶP LẠI (Nguyễn Quang Vinh). “Không lặp lại những gì đã qua trong sự nhún nhường, lệ thuộc, niềm tin viễn vông vào một chính quyền như Trung Quốc luôn lật lọng, luôn thèm khát xâm lược, luôn tráo trở và đạo đức giả. Chúng ta không chỉ nhìn thấy một giàn khoan, vì cái nhìn toàn cục, vì chủ quyền biển đảo, vì mục đích giành lại Hoàng Sa-Trường Sa, đây là thời điểm chín muồi, cơ hội thiên thời, địa lợi, nhân hòa để kiện Trung Quốc“.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Trung Quốc có thể làm những điều ghê tởm trước khi Mỹ can thiệp"


Font size: Decrease font Enlarge font
Tiến sĩ Richard Bitzinger.

Bloomberg ngày 30/5 cho biết, trong chuyến công du Bắc Kinh vào tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã được người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ, không thỏa hiệp trong tranh chấp với Nhật Bản và Philippines.

Đứng bên cạnh Hagel trong buổi họp báo, Thường Vạn Toàn lên giọng khẳng định, quân đội Trung Quốc có thể sẵn sàng chiến đấu ngay khi có lệnh, đánh bất kỳ trận nào và sẽ giành chiến thắng. Thái Bình Dương "đủ lớn" cho cả Mỹ và Trung Quốc.
 
Hôm qua, Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục lên tiếng "thúc giục Mỹ có thái độ khách quan và công bằng, thận trọng trong lời nói và hành động, tránh kích động một số nước". Phát biểu trịch thượng này của Bắc Kinh được đưa ra ngay trước Đối thoại Shangri-la 2014 và trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông sau vụ giàn khoan 981.
 
Chính sách bành trướng lãnh thổ của giới lãnh đạo Bắc Kinh dưới thời Tập Cận Bình đối với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang thử thách các cam kết của Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ sẽ phải chịu áp lực đáng kể để làm rõ việc Mỹ sẽ thực hiện cam kết của mình thư thế nào để ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng, Daniel Sneider, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái BÌnh Dương Shorenstein cho biết.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong việc yêu cầu họ rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
 
Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tiếp tục thách thức Mỹ và "một số nước" trong khu vực.
 
Đối thoại Shangri-la năm nay dự kiến Mỹ sẽ tiếp tục trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực. Nhưng phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua tại học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York đã khiến châu Á nghi ngại.
 
"Kể từ Chiến tranh Thế giới II, một số sai lầm tốn kém nhất của chúng tôi không đến từ sự kiềm chế mà đến từ việc chúng tôi sẵn sàng lao vào các cuộc phiêu lưu quân sự", Obama khẳng định, không phải tất cả vấn đề đều có một giải pháp quân sự.
 
Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Chính sách quốc tế Lowy ở Sydney cho hay, phát biểu của Tổng thống Mỹ sẽ tạo ra các tín hiệu hỗn hợp đối với các nước châu Á về những gì thực sự tạo nên lợi ích cốt lõi của Washington trong khu vực, không dễ để xóa bỏ mối nghi ngại của châu Á về cam kết của Mỹ.
 
Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế từ Washington cho biết, bà hy vọng trong khi tham dự đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ xem xét một số chính sách và hành động cụ thể của Mỹ.
 
"Trong những năm gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không chỉ trích gay gắt Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, nhưng năm nay có thể sẽ khác", Bonnie Glaser cho biết.
 
"Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ làm điều gì đó ghê tởm trước khi Mỹ có hành động quân sự. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ phải cố gắng nhiều để chơi đẹp, để nói về an ninh chung và những thứ như thế" tại Đối thoại Shangri-la, Richard Bitzinger, thành viên cao cấp Trường S. Rajaratnam, Singapore cho biết.
 
"Mỹ cần phải tăng cường bảo đảm các cam kết gần đây của Tổng thống Obama với đồng minh ở châu Á. Nhưng sẽ mất nhiều hơn là những bài phát biểu trong việc quản lý các mối lo ngại ở châu Á về sự sẵn sàng của Mỹ chấp nhận rủi ro trong việc hỗ trợ đồng minh và đối tác của mình", Medcalf từ Viện Lowy bình luận.
 
Theo Đất Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùn đỏ vùi chết công nhân Nhà máy Alumin ở Tân Rai


Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi anh Lê Trí Đức, 34 tuổi, trú tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

Bể lắng quặng đuôi tại nhà máy bô xít Tân Rai.
Bể lắng quặng đuôi tại nhà máy Alumin Tân Rai. 
 
Trưa 28/5, nhóm công nhân dùng vòi bơm áp lực cao để xúc rửa bồn số 3 (đường kính 20m, cao 28m) ở phân xưởng lắng rửa bùn đỏ của Nhà máy Alumin thuộc dự án Bauxit nhôm Tân Rai. Khi anh Đức dùng vòi xịt vào thành bồn thì bị bùn đỏ rơi xuống vùi lấp.

Anh Nguyễn Thanh Trúc (28 tuổi, quê quán Quảng Nam) liền bới bùn đỏ để lôi đồng nghiệp ra. Tuy nhiên anh Đức đã tử vong, còn anh Trúc bị bỏng nặng phải vào bệnh viện cấp cứu.


Theo Kim Anh 
Tiền Phong



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời đại nào thơ ca nấy, cũng như "Rau nào sâu ấy" Có gì lạ đâu?

Vũ Quần Phương và nỗi buồn người làm thơ


“Sự phát triển của văn chương nói chung, thơ ca nói riêng thời gian gần đây có những điều rất bất thường…” - nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định
Nhắc đến nhà thơ Vũ Quần Phương, người yêu thơ sẽ nhớ ngay những vần thơ giản dị nhưng triết lý, có chiều sâu suy tưởng của ông. Áo đỏ là một trong những bài thơ rất đặc biệt của Vũ Quần Phương mà nhiều người đọc đã thuộc vanh vách.
Không còn háo hức như xưa
Nhà thơ bồi hồi chia sẻ về kỷ niệm ra đời tác phẩm này, năm 1973, khi Hà Nội vừa trải qua 12 ngày đêm khói lửa. Trong thời chiến, nhiều người dân đều mặc áo màu xanh công nhân hoặc màu cỏ úa, nữ thì thêm màu xanh da trời, màu lòng tôm, màu da bò... bỗng ở giữa phố Khâm Thiên xuất hiện một cô gái mặc áo đỏ, cái sắc đỏ rực rỡ một góc phố khiến ai cũng phải chú ý, ngoái nhìn. Áo đỏ em đi giữa phố đông/Cây xanh như cũng ánh theo hồng/Em đi lửa cháy trong bao mắt/ Anh đứng thành tro em biết không…  Bài thơ chỉ có 4 câu, có phải vì nó ngắn nên dễ thuộc hay còn vì ý nghĩa sâu sắc của màu đỏ mạnh mẽ ấy đã lan tỏa mãi theo thời gian. Màu áo đỏ như dấu hiệu đầu tiên của đời sống yên bình, như một khát khao về cuộc sống hòa bình và no đủ.
nhà thơ vũ quần phương
Nhà thơ Vũ Quần Phương
Ở tuổi 70, nhà thơ Vũ Quần Phương chưa một lần thấy mệt mỏi hay xuống dốc tinh thần; hễ nhắc chuyện thơ ca, trong đôi mắt tinh tường của ông lại ánh lên ngọn lửa đam mê. Có điều, ở ông bây giờ không còn vui vẻ và háo hức như thuở xưa, người  đọc thơ ông sẽ dễ dàng cảm nhận được nét buồn nhè nhẹ len vào từng câu chữ trong những tập thơ mới của ông với toàn những Quên chữ, quên câu (năm 2000), Giấy mênh mông trắng (2003), Chỗ ấy sóng (2008)…
“Ngộ độc” thơ
Nhà thơ thở dài kể về tình trạng người làm thơ bây giờ rất đông, thường là đến tuổi về hưu quay ra làm văn chương, đặc biệt là làm thơ. Chưa bao giờ các CLB thơ phát triển rầm rộ như hiện nay: Thơ Facebook, hội thơ lục bát, hội thơ thất ngôn tứ tuyệt… Điều rất buồn cười là tiêu chuẩn của các “hội” này là yêu thơ chứ chưa cần phải viết được những bài thơ hay, cho nên rất nhiều thành phần có thể tham gia và đóng góp cho các CLB này hoạt động. Tất nhiên, không phủ nhận rằng hình thức CLB như thế cũng có thể góp phần kích thích sự phát triển của thơ và biết đâu, nhờ quan tâm đến thú chơi thơ cũng tao nhã sẽ khiến cho người ta sống kỹ hơn, sống tử tế hơn.
Thế nhưng, “Số lượng các CLB thơ phát triển nhiều như hiện tại, tôi thấy đây là hiện tượng bất thường, lo nhiều hơn mừng. Mỗi năm, trên cả nước có tới cả ngàn tập thơ được xuất bản, tôi được tặng nhiều lắm, đọc xong cuốn nào, tôi phải lấy sổ ghi, khi tác giả hỏi đến còn biết giở sổ ra mà thưa. Tập dở rất nhiều, lấn át và che khuất tập hay” - nhà thơ Vũ Quần Phương nói.
“Tình trạng ranh giới giữa thơ chuyên nghiệp và thơ nghiệp dư ngày càng không rõ nét. Rất đông các tác giả nghiệp dư nhưng cũng dùng những thao tác chuyên nghiệp để xuất bản và phát hành: trình bày ấn tượng, in sang trọng, quảng cáo giới thiệu rầm rộ… Người đọc chọn sách không thể căn cứ vào nhà xuất bản vì đã lâu rồi không hề có sự phân chia lĩnh vực nào. Nghe theo nhà phê bình thì người phê bình thật sự rất ít viết, bạn bè viết để giới thiệu giúp nhau thì lại không chuẩn mực. Hơn nữa, quá nhiều những người ban đầu chỉ định chơi thơ thôi nhưng sau khi in và giới thiệu một số tập thơ, lại nhất định xin gia nhập Hội Nhà văn” - nhà thơ ưu tư.
Mua danh nhà thơ
Là một trong những nhân vật chủ chốt nhiều năm làm trưởng Hội đồng thơ Hội Nhà văn, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết năm nào hội này cũng có tới gần ngàn lá đơn xin gia nhập khiến cho hội đồng vô cùng vất vả trong việc xét duyệt.
“Sự hăng hái đó đã trở thành một áp lực rất lớn đối với chúng tôi” - nhà thơ Vũ Quần Phương than thở. Ông cũng thẳng thắn phê phán hiện tượng mua danh: “Thậm chí, thời buổi dư bạc thừa tiền, rất nhiều người cần thêm cái danh. Thế nên, họ tấn công ghê lắm. Họ mời mọc nhiều nơi làm hội thảo thơ cho mình, thuê khách sạn hạng sang, thuê người đến dự, thuê viết tham luận và phát biểu… Rồi sau vài cuộc như thế là họ gửi đơn xin vào Hội Nhà văn. Nhiều người đưa đơn rồi chỉ nhăm nhăm mang quà cáp, “đi cửa sau” tới nhà các thành viên hội đồng xét duyệt, hy vọng được vào hội. Đáng sợ hơn là trong số đó, nhiều người có rất ít hy vọng làm được thơ. Còn có cả những tờ đơn viết sai chính tả: “Đơn xin ra nhập hội” nữa”.
Ông kể thời ông vào hội giản dị lắm, cứ gửi tác phẩm rồi hội đồng đọc xong thông báo với ban chấp hành, họ gửi thư mời các tác giả có triển vọng làm đơn vào hội. Mọi chuyện diễn ra rất âm thầm, chẳng ai biết, hội cũng chẳng đăng báo tên những hội viên mới.
“Đối với xã hội, thực sự tôi chả hiểu háo hức vào Hội Nhà văn và in ấn, xuất bản nhiều tập thơ như thế để làm gì?” - nhà thơ lại thở dài. “Và khổ nỗi, đa phần toàn là những tác phẩm chất lượng kém, phải đọc chúng, đối với cá nhân mình tôi không phiền nhưng với xã hội thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ làm người đọc bị nhiễu loạn các hệ thống giá trị và làm thẩm mỹ về thơ bị biến dạng” - ông phân tích.
Tác giả nhiều bài thơ để đời
Nhà thơ Vũ Quần Phương nguyên là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội; nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ông nổi danh với những bài thơ được xếp hạng trong 100 bài thơ hay thế kỷ XX, như: Đợi, Áo đỏ, Chiều, Trước biển… Các tập sách đã xuất bản: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Vầng trăng trong xe bò (1988), Đợi (1988), Vết thời gian (1996) - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Quên chữ, quên câu (năm 2000), Giấy mênh mông trắng (2003), Chỗ ấy sóng (2008).

Phần nhận xét hiển thị trên trang