Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Lý sự cùn của Trung Quốc

Nguyễn HòaTheo Quân đội nhân dân 

TVN - Việc Trung Quốc nói họ có những chứng cứ lịch sử với Tây Sa, Nam Sa thậm chí cả Trung Sa và Đông Sa có từ thời kỳ cổ đại, ngay từ thời kỳ trước Công nguyên, đối với tôi và nhiều học giả khác cũng như dư luận đã từng nghe nhiều lần về điều này.

LTS: Không thể đem một luận thuyết lạc hậu, không được quốc tế công nhận để chứng minh chủ quyền. Trung Quốc đang cố làm những điều sai trái. Sai trái chồng sai trái khi họ cố tình chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thuộc về họ.

Bài viết sẽ làm sáng tỏ lý lẽ của Việt Nam và sự đuối lý của Trung Quốc.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26-5-2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương chủ trì buổi họp báo đã phát biểu: "Sau khi xem xét những nội dung có liên quan trong buổi họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức hôm thứ sáu tuần trước (ngày 23-5), tôi thấy thật hoang đường và tức cười. Phần lớn những bằng chứng lịch sử chỉ rõ, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam-PV) từ xưa đến nay là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh, tiến hành quản lý cũng như thực hiện chủ quyền sớm nhất ở đây. Người Trung Quốc là người chủ của quần đảo Hoàng Sa".

Ông Tần còn nói: Ngay từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tức thời nhà Hán, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động hàng hải ở Biển Đông và phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, người Trung Quốc lần lượt đến quần đảo Hoàng Sa khai thác, kinh doanh. Tài liệu lịch sử chứng minh từ thời nhà Đường, Tống, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân thời Bắc Tống đã tiến hành quản lý có hiệu quả ở quần đảo Hoàng Sa. Nhà thiên văn học nổi tiếng thời nhà Nguyên Quách Thủ Kính đã lập điểm thiên văn ở quần đảo Hoàng Sa. Điều đó chứng minh quần đảo Hoàng Sa khi đó đã là nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong một bài viết của ông Dương Trạch Vỹ, Giáo sư, Tiến sĩ Luật  học, công tác tại Viện Nghiên cứu Luật quốc tế, Đại học Vũ Hán, cũng hết sức vô lý khi đưa ra quan điểm tương tự như trên.

Để làm rõ sự sai trái của nhà chức trách cũng như học giả phía Trung Quốc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Trung Quốc sai hoàn toàn

Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Phía Trung Quốc sai hoàn toàn. Tại sao lại nói như vậy? “Việc Trung Quốc nói họ có những chứng cứ lịch sử với Tây Sa, Nam Sa thậm chí cả Trung Sa và Đông Sa có từ thời kỳ cổ đại, ngay từ thời kỳ trước Công nguyên, đối với tôi và nhiều học giả khác cũng như dư luận đã từng nghe nhiều lần về điều này.

Chúng tôi cũng từng có những phân tích, đánh giá rất kỹ về vấn đề này. Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh lại ý kiến của tôi, Trung Quốc đã dựa vào một nguyên tắc gọi là chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử với các đảo mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa. Họ đã khai thác hết tất cả các yếu tố lịch sử được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc để họ nói rằng, người Trung Quốc đã xuống Biển Đông và khu vực các đảo này, chính họ là người phát hiện ra, đã khai phá, đã làm ăn và sau đó là quản lý, đồng thời rêu rao cái gọi là thực hiện chủ quyền của Trung Quốc với các đảo này. Để có thể phân tích rõ luận thuyết đó của Trung Quốc trong việc chứng minh quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế, có giá trị hay không, có giá trị đến mức nào, chúng ta cần xem xét dựa trên những nguyên tắc, luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các khu vực lãnh thổ có tranh chấp.

Trong Biển Đông có các quần đảo, trong đó có hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi xin khẳng định rõ ràng, các quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp, chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực".

 “Luận điểm mà Trung Quốc đưa ra để biện minh cho quan điểm của mình sau khi dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam dựa vào cái gọi là thuyết chủ quyền lịch sử”-Tiến sĩ Trục cho biết.

Để khẳng định và bảo vệ cho yêu sách của mình, các bên đã dựa vào  những nguyên tắc pháp lý như sau: Chiếm hữu thật sự; chủ quyền lịch sử; khoảng cách địa lý.

 “Trung Quốc đang dùng luận thuyết chủ quyền lịch sử để chứng minh chủ quyền. Đây là một luận thuyết vô cùng lạc hậu, không được luật pháp quốc tế dùng để xử lý các tranh chấp về thụ đắc lãnh thổ đối với các quần đảo”, Tiến sĩ Trục chỉ rõ.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, tại thời điểm hiện nay, để đánh giá một cách khách quan, khoa học đối với các quan điểm pháp lý do các bên tranh chấp chủ quyền nêu ra, chúng ta cần đề cập đến một số nội dung chủ yếu của nguyên tắc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia trong pháp luật quốc tế.

Ông Trục nêu rõ: Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ. Từ thế kỷ XVI, sự phát triển và lớn mạnh khiến các nước như Hà Lan, Anh, Pháp... trở thành những cường quốc cạnh tranh với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mà theo Sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI ký ngày 4-5-1493 đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho 2 nước này ở các phạm vi lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu.

Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu”, hay còn được gọi là nguyên tắc “quyền phát hiện”. Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc quyền phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó. Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện, giá trị pháp lý của việc phát hiện, ai là người phát hiện trước, lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó…Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó.

Mặc dù vậy, nguyên tắc chiếm hữu danh nghĩa không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng  “đất hứa”, đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý…, mà còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc, vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái “danh nghĩa”  đã được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào …

Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt, sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới. Đó là nguyên tắc “Chiếm hữu thật sự”.

Nguyên tắc “Chiếm hữu thật sự”

Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26-6-1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:

Thứ nhất: Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên.

Thứ hai: Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng…

Theo Tiến sĩ Trục, Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh: “…mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền… thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”. Chính Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét, giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế được Tiến sĩ Trục chỉ ra gồm các yếu tố:

Một: Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành.

Hai: Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto).

Ba: Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

Bốn: Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.

Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này, nên, mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10-9-1919 tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các Cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Chẳng hạn Tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4-1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, Phán quyết của Tòa án quốc tế của LHQ tháng 11-1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và  Ecrehous…..

Gần đây hơn, Tòa án công lý quốc tế đã quyết định cho Ma-lai-xi-a thắng trong vụ kiện với In-đô-nê-xi-a vào tháng 12-2002 về chủ quyền đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan vì tòa nhận thấy rằng Ma-lai-xi-a đã thực hiện một cách thường xuyên một loạt các hoạt động của nhà nước.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những món nợ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Năm 1979 Bắc Kinh đã phủ lên láng giềng phía Nam của họ một cuộc chiến dữ dội. Và ngay từ thời đó thì đã là vì biên giới rồi, những đường biên giới mà các thế lực Phương Tây đã ép buộc Trung Quốc trong các “hiệp ước bất bình đẳng”

Berthold Seewald
Phan Ba dịch từ báo Thế Giới [Die Welt]
Quân đội Việt Nam trước khi rút khỏi Campuchia trong tháng 12 năm 1988. Mười năm trước đó, họ đã lập đổ chế độ cộng sản Pol Pot đồng minh với Trung Quốc. Hình:  picture-alliance / dpa
Quân đội Việt Nam trước khi rút khỏi Campuchia trong tháng 12 năm 1988. Mười năm trước đó, họ đã lập đổ chế độ cộng sản Pol Pot đồng minh với Trung Quốc. Hình: picture-alliance / dpa
Cùng hướng tới các học thuyết của Marx và Lênin không ngăn cản các quốc gia dùng bạo lực tấn công nhau, điều này đang được Trung Quốc và Việt Nam chứng minh trong những ngày này. Đã có nhiều người chết trong những cuộc bạo động chống nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam, và tờ “Toàn Cầu Thời Báo” Trung Quốc thân với chính phủ đe dọa là nước này cũng có thể dùng tới những “biện pháp không hòa bình”, nếu như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khoan dầu ở Biển Đông trở thành quá khích.
Đó không phải la những lời đe dọa suông, điều này thì đã được hai nước chứng minh trước đây 35 năm. Thời đó, nhiều trăm ngàn lính Trung Quốc tấn công miền Bắc Việt Nam. Người ta cho rằng 80.000 người đã tử trận hay bị thương chỉ trong vòng vài tuần. Nguyên cớ cho cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, như cuộc Chiến tranh Việt – Trung thỉnh thoảng cũng được gọi như vậy, thêm một lần nữa là những cuộc tranh cãi biên giới. Nguyên nhân của chúng lại nằm trong các “hiệp ước bất bình đẳng” mà các thế lực nước ngoài đã ép buộc đế chế Trung Quốc trong thế kỷ 19. Qua đó, tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể so sánh được với xung đột vì các hòn đảo không người sinh sống Senkaku hay Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, những hòn đảo mà Nhật Bản đã giành lấy từ láng giềng to lớn sau chiến thắng năm 1895 của họ.
Cả hai trường hợp này là những ví dụ rất tốt cho việc Trung Quốc hiện đại dùng lịch sử của họ như là một sức mạnh nhận dạng như thế nào. Trong trường hợp của Việt Nam thì đó là kết quả của cuộc Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhì. Năm 1856, Liên hiệp Anh lợi dụng một hành động của cảnh sát Trung Quốc chống một con tàu dưới lá cờ Anh để gởi Hải quân Hoàng gia chống lại đất nước của hoàng đế. Nước Pháp dưới Napoleon III cũng tham gia.
Năm 1858, tàu chiến Phương Tây chiếm và phá hủy nhiều pháo đài. Trong Hiệp ước Thiên Tân, Trung Quốc phải mở cửa mười cảng cho những người chiến thắng, bảo đảm tự đo đi lại cho người ngoại quốc, bồi thường và hợp thức hóa việc buôn bán thuốc phiện. Khi hoàng đế từ chối không ký tên vào hiệp ước, một đoàn quân viễn chinh của đồng minh đã phá hủy dinh mùa hè tuyệt đẹp ở đông bắc Bắc Kinh. Nhà văn Victor Hugo cay đắng ghi nhận: “Một ngày nào đó, hai tên cướp xông vào dinh thự mùa hè. Một tên cướp bóc, tên kia phóng hỏa… Chúng ta người châu Âu là văn minh, đối với chúng ta người Trung Quốc là dân man rợ: Thế đấy, nền văn minh đã làm điều đó với dân man rợ.”
Sau đó, Bắc Kinh đã dựng kịch bản đánh trả thù cho lần tấn công vào Việt Nam của họ. Tháng Hai 1979, quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới. Hình chụp một đơn vị pháo binh của Việt Nam.  Hình: AFP/Getty Images
Sau đó, Bắc Kinh đã dựng kịch bản đánh trả thù cho lần tấn công vào Việt Nam của họ. Tháng Hai 1979, quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới. Hình chụp một đơn vị pháo binh của Việt Nam. Hình: AFP/Getty Images
Hiệp ước Hữu nghị với Pol Pot
Hiệp ước Thiên Tân là một dấu mốc trong sự sụp đổ hệ thống triều cống mà với nó Trung Quốc đã trói buộc các quốc gia láng giềng vào vũ trụ của nó.  Qua triều cống – tượng trưng – những người đang trị vì Việt Nam công nhận quyền tối cao của hoàng đế. Bây giờ thì người Pháp bắt đầu không chỉ mang miền Nam của “Đông Dương” vào vòng kiểm soát của họ mà cũng thâm nhập ra miền Bắc, Bắc Bộ. Trong nhiều bước, Trung Quốc buộc phải chấp nhận đường biên giới mà các thế lực thuộc địa ép buộc.
Lần chia biên giới đó đã dẫn tới xung đột vũ trang năm 1979. Trong các cuộc chiến chống Pháp (cho tới 1965) và Hoa Kỳ với đồng minh của nó (cho tới 1975) nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền Bắc Việt. Điều đó đột ngột thay đổi, khi Việt Nam, dựa trên liên minh với Liên bang Xô viết, can thiệp vào Campuchia năm 1979 và lật đổ chế độ độc tài thời Đồ Đá của Khmer Đỏ.
Những người này là đồng minh của Bắc Kinh. Ở đó, người ta hiểu lần mở rộng vùng ảnh hưởng của Việt Nam này là một cố gắng bao vây của Xô viết ở phía Nam và tức giận phản ứng. Một hiệp ước hữu nghị được ký kết với chế độ Pol Pot đang chao đảo. Và Việt Nam bị tấn công vì liên tục xâm phạm biên giới. Trong khi Trung Quốc đưa ra 3535 vụ việc thì dân tộc cộng sản anh em thù địch trả đũa với 2158 “lần khiêu khích”.
Vào ngày 17 tháng Hai, quân đội Trung Quốc tấn công.  Tròn 200.000 người, được yểm trợ bởi nhiều xe tăng và máy bay chiến đấu, thâm nhập vào đất Việt nam sâu có cho tới 40 kilômét. Những người chiến đấu bảo vệ đã làm việc mà họ đã từng làm trong những cuộc chiến tranh thắng lợi chống các cường quốc Phương Tây: họ lui về các hệ thống phòng thủ trong rừng rậm và kháng chiến linh hoạt.
Mặc dù có thế mạnh hơn, quân đội Trung Quốc phải chịu nhiều tổn thất lớn. Có cho tới 80.000 người bị cho là đã tử trận hay bị thương trong cuộc chiến kéo dài ba tuần. Hình: AFP/Getty Images
Mặc dù có thế mạnh hơn, quân đội Trung Quốc phải chịu nhiều tổn thất lớn. Có cho tới 80.000 người bị cho là đã tử trận hay bị thương trong cuộc chiến kéo dài ba tuần. Hình: AFP/Getty Images
Chiếm hữu vì tài nguyên
Mặc dù phần lớn lực lượng Việt Nam còn đang hoạt động ở Campuchia và miền Nam, người Trung Quốc vẫn không đạt được một chiến thắng vinh quang. Còn ngược lại. Peter Scholl-Latour trong quyển sách bán chạy của ông “Der Tod im Reisfeld” ["Cái chết trên ruộng lúa"] (1980) đã mô tả lại sức chiến đấu của người Việt Nam. Vào ngày 16 tháng Ba, “cú đánh trả thù”, như sử gia Kai Vogelsang phỏng đoán chiến dịch này, chấm dứt. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Ước lượng của các nhà quan sát, mà theo đó các đối thủ đã mất mỗi bên tròn 40.000 người, nói về một bất phân thắng bại – không làm cho cường quốc Trung Hoa hài lòng.
Sau đó, hai chính quyền đã có thể dàn xếp được các tranh cãi biên giới của họ, ít nhất là đối với đường biên giới trong rừng rậm trên đất liền. Tuy vậy, cuộc tranh cãi vì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước bờ biển nhiều trăm kilômét vẫn tiếp tục. Vào lúc ban đầu, nước Pháp đã trao các hòn đảo lại cho đế chế, nhưng sau đó lại thôn tính chúng.
Với những lập luận lịch sử, cả Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhóm các hòn đảo bé tí đó, trước hết như là danh hiệu sở hữu cho tài nguyên ở dưới đáy biển. Không phải bỗng dưng mà những người biểu tình ở thủ đô Manila của Philippines đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động “gây rối” ở biển Đông sau các cuộc bạo loạn tại Việt Nam.
Trong khi đó Trung Quốc dường như đang kiên quyết xác định vị thế quyền lực mới của họ cùng với việc xét lại các “hiệp ước bất bình đẳng” và các hậu quả rắc rối của chúng. Đã từ lâu, xã hội cộng sản phát triển không còn là mục tiêu của ĐCS nữa, mà là “xã hội hài hòa”, như nhà tư tưởng thời xưa Khổng Tử đã giảng dạy: như là “là khái niệm tư tưởng dẫn đầu của sự thống trị tuyệt đối” (Kai Vogelsang) cho đối nội và – càng nhiều càng tốt – cho đối ngoại.
Berthold Seewald
Phan Ba dịch từ báo Thế giới [Die Weilt]:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu đúng như bác Hòa nói thì "An xoa" là cây thần dược!

(Kênh 13) – Các bệnh về gan và ung thư là những căn bệnh thế kỷ đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Sau đây, BBT sẽ chia sẻ về 1 bài viết hay về các cây thuốc chữa bệnh gan do một thành viên chia sẻ
  • Tôi tên Hòa, 50t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh việc Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gang, và chuyển tôi thẳng vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.
Tại đây các bác sỹ lại chuẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gang khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm .
cay-thuoc-chua-benh-gan-4_zpsb4688dd5
Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần.Tôi biết rất nhiều người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gang có một đặc điểm là không có một biểu hiện bệnh lý nào biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, kể cả các xét nghiệm và khám thông thường cũng không phát hiện ra, chỉ trừ những biện pháp khoa học kỹ thuật cao như CT, MRI…
Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra bên ngoài thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đang ở thời kỳ cuối.Ban đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì.
Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết. Nhiều người bạn đã chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình tôi cũng khó khăn nhưng cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ sừng tê giác bằng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác chỉ mài uống được 7 lần nhưng bệnh tình hầu như không giảm.
Ung thư giai đoạn cuối vẫn sống khỏe nhờ thuốc quý trên núi Sapa

Ung thư giai đoạn cuối vẫn sống khỏe nhờ thuốc quý trên núi Sapa

(Kênh 13) - Nhờ có phương thuốc khắc chế ung thư của các thiền sư Tây Tạng, ông Trần Ngọc Lâm đã chiến thắng được căn bệnh quái ác này. Nhiều người đã theo bước ông Lâm lên núi chữa bệnh. Bà Nhàn khoẻ mạnh...
Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chi một loại cây chữa bệnh gan vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước. Người bạn này đã chỉ cho cây “ an xoa” vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình.
Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây “ an xoa” về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà.
Khi uống vào bụng tôi cồn cào, sôi sung sục, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết. Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước.
cay-thuoc-chua-benh-gan-3_zpsecc758e6
Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út.
Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại. Cây “ an xoa” quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những ngừoi cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi.Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như : viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gang cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều khỏi hẳn, kể cả những người tim hay mệt cũng giảm bớt.
Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gang C, da dẻ cũng vàng, bụng cũng chướng , kèm theo viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo lời khuyên của bác sỹ, những người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì tính hàn trong thuốc nam vì thuốc nam có tính hàn.
Nhưng người bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh mặc dù không tin là mấy. Thật không ngờ sau vài ngày sử dụng, bạn tôi cũng đi phân lỏng, sau đó đi phân bình thường, rồi từ từ da dẻ cũng hồng hảo, khỏe mạnh lại. Người bạn này chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng viêm đại tràng đã dần hồi phục, không còn bị phân lỏng , và khỏe mạnh như người bình thường.
Như vậy không chỉ chữa bênh gan, mà an xoa còn chữa bệnh đại tràng cực kỳ hay, kể cả những người bịnh trĩ. Thật ra chức năng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan tôi chắc chắn với mọi người rằng tất cả các bệnh liên quan đến gang nó đều chữa được, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa cực tốt, ăn được, ngủ được. Ngoài công dụng chữa bệnh nó còn là một thần dược để làm đẹp da, nhiều chị em trở nên hồng hào, mặt căn tròn trông trẻ hơn rất nhiều.
Cận cảnh trái cây an xoa
Cận cảnh trái cây an xoa
Tôi đã uống rất nhiều loại thuốc nam, không có cây nào dễ uống, khỏe mạnh, đẹp da, giảm mỡ gan, giảm mỡ bụng hiệu quả bằng cây an xoa. Trái của cây an xoa Nhờ ơn cứu mạng của cây an xoa, nên tôi đã cố gắng chia sẽ tất cả những gì tôi biết về loại cây này sẽ đến các bác, cô, chú, anh, chị, em gần xa.
Tại Bình Phước, loại cây này hiện nay đang được nhiều bà con dùng, cho dù bệnh , hay không bệnh đều dùng cây này nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Nhưng chỉ một phần nào đó, vì cây thuốc quý này không phải ai cũng biết và tin dùng. Nhưng trong tương lai, bằng tấm lòng của mình tôi sẽ chỉ cho nhà nhà, người người đều dùng để bà con được khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi mong các anh chị, cô chú, các bạn nếu ai trong tình cảnh như tôi có thể tìm đến loại cây này để chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.
Hiện nay tôi chỉ biết cây an xoa mọc ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới, và mọc hoang gần các đường mương. Nếu có cơ hội bà con cô bác có cơ duyên gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh. Chú ý Do cây thuốc có nhiều cây na ná như nhau, có một loại cây rất giống với cây “ an xoa” từ lá, thân, cho đến bông, và cả trái.

Tuy nhiên cây này mới ra trái có màu đen, chứ không màu xanh như cây an xoa và chưa biết có công dụng gì không. Mong bà con cần quan sát kỹ trước khi hái về uống. Trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Tự sướng phát, chết ai nào?

Trung Quốc: Giấc mơ hay ác mộng?

Nhiều bài viết ở VN cho rằng "Nếu vượt qua được chốt chặn khó nhằn nhất là Việt Nam trên đường nam tiến, thì toàn bộ ASEAN Trung Quốc không quá khó khăn để thu phục". Điều này vô cùng tự cao tự đại, tưởng mình vẫn là tiền đồn của Đông Nam Á, là tiên phong anh hùng bảo vệ Đông Nam Á. Tưởng nhân dân, lãnh đạo các nước Indonesia (250 triệu dân), Malaysia, Philipinnes, Thái Lan... đều là vật vô tri vô giác trưng bày trong tủ kính sao ? Họ không có lòng yêu nước và có sức mạnh nào sao ? Theo cảm nhận của tôi, Việt Nam là nước yếu nhất trong quốc phòng vì trực tiếp nằm sát Trung Quốc và không có bất cứ ai là đồng mình giúp đỡ đối phó Trung Quốc. Dù TQ có chiếm được toàn bộ VN thì TQ cũng không làm gì được các nước trên. Còn nữa, chúng ta đọc báo Tây để vui mừng thấy "Trung Quốc có hàng loạt tử huyệt có thể kéo nước này xuống vực bất kỳ lúc nào". Còn lâu nhé. Hãy nhìn lại VN đi, nghèo đói, tử huyệt ú xuế nhiều và nặng hơn TQ mà vẫn vỗ ngực tự hào sắp thành nước công nghiệp hiện đại đấy.
Trung Quốc: Giấc mơ hay ác mộng?
TP - Ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đã quá rõ. Nếu vượt qua được chốt chặn khó nhằn nhất là Việt Nam trên đường nam tiến, thì toàn bộ ASEAN Trung Quốc không quá khó khăn để thu phục.
Để đối phó dân chúng bất bình, ngăn ngừa động loạn và duy trì an ninh, Trung Quốc phải chi tiêu cho lực lượng cảnh sát còn lớn hơn cả ngân sách quốc phòng. Trong ảnh: Cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở nhà ga Urumqi tại Tân Cương.

Biến biển Đông thành “ao nhà”, tạo bàn đạp vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tự khắc một loạt quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc trở thành con tin. Song biển Đông chỉ là điểm khởi đầu cho mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nhằm hất Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương, cuối cùng đoạt lấy ngôi vị siêu cường dẫn dắt thế giới.

Khuấy động biển Đông, Trung Quốc muốn chứng tỏ chiến lược xoay trục của Tổng thống Mỹ Barack Obama vô giá trị, đồng thời “nắn gân” xem Mỹ quyết tâm đến đâu trong việc bảo vệ trật tự thế giới hiện hữu. Trung Quốc biết rõ Mỹ đang bị cuốn vào cuộc đấu với Nga ở Ukraine và nước Mỹ còn ám ảnh bởi “hội chứng sa lầy” sau các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan, nên liều chơi canh bạc biển Đông, nếu thuận sẽ đẩy nhanh chiến lược trỗi dậy. Trung Quốc dùng chiến thuật “già tranh chấp non xung đột” để Mỹ không có cớ can thiệp, dần ép Mỹ từ bỏ các đồng minh, tiến tới loại trừ triệt để ảnh hưởng Mỹ tại tây Thái Bình Dương.

Các học giả thế giới đang cố gắng cắt nghĩa những hành động và suy nghĩ của Bắc Kinh, làm sao Trung Quốc có thể trỗi dậy với những chính sách hung hãn, đầy mâu thuẫn như vậy? Trên thế giới chưa từng có siêu cường nào nổi lên được trong bối cảnh gây hấn với hầu khắp láng giềng, tứ bề thọ địch như Trung Quốc. Trung Quốc không có đồng minh thực sự và càng không thể hiểu nổi dựa trên cơ sở nào mà tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giấc mơ Trung Hoa” nhận định: “Hiện nay Trung Quốc hầu như không có kẻ thù”. Trung Quốc cần duy trì môi trường hòa bình để phát triển, nhưng sự ngang ngược, hung hăng của họ lại đang tạo ra vô số kẻ thù.

Trung Quốc có hàng loạt tử huyệt có thể kéo nước này xuống vực bất kỳ lúc nào. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu tụt dốc sau nhiều thập kỷ tăng trưởng, bong bóng bất động sản và nợ công (đặc biệt của các địa phương ) đang ở mức cực kỳ nguy hiểm.

Môi trường sống ô nhiễm trầm trọng là cái giá cho phát triển nóng, 60% nguồn nước ngầm và 1/5 đất đai của Trung Quốc bị nhiễm độc, không khí ở nhiều thành phố trở nên không thể chịu nổi. Bất công và môi trường sống xuống cấp là nguyên nhân chủ yếu làm bùng phát 200.000 vụ bạo động mỗi năm.

Để đối phó dân chúng bất bình, ngăn ngừa động loạn và duy trì an ninh, Trung Quốc phải chi tiêu cho lực lượng cảnh sát còn lớn hơn cả ngân sách quốc phòng.

Cuộc tấn công đẫm máu mới nhất ở thủ phủ khu tự trị Tân Cương khiến hàng trăm người thương vong thật sự đặt Trung Quốc vào tình trạng báo động. Các cuộc tấn công khủng bố có yếu tố Hồi giáo không chỉ dừng ở phạm vi Tân Cương mà trải khắp đất nước, gieo rắc sự hoang mang, sợ hãi khiến Trung Quốc luôn nơm nớp trước viễn cảnh xung đột sắc tộc lan rộng.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” nhằm khẳng định tính chính danh của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nguy cơ biến tướng thành một cuộc đấu đá nội bộ, thanh trừng chính trị khốc hại mới.

Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng nói: “Trung Quốc chống hữu nhưng chủ yếu là phòng tả” vì lo sợ lặp lại các phong trào đại nhảy vọt hay cách mạng văn hóa. Nhiều dấu hiệu cho thấy hạ bệ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang không đơn thuần chỉ là chuyện chống tham nhũng. Trong bối cảnh ấy, “giấc mơ Trung Hoa” rất có thể trở thành cơn ác mộng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta!

Còn thể chế cha truyền con nối, tệ hơn cả thời phong kiến thúi nát,những kẻ ngu mua và bán được bằng, những chiếc ghế "Di chiếu" sẵn để lại cho "con ông cháu cha", thì còn lâu mới có nhà khoa học đích thực.
Làm gì có sự say mê khám phá, tìm tòi để dâng hiến, phụng sự quốc gia ở những con người ấy? 

Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta
Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động của các nhà khoa học ở ta hiện nay, bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học...
Tháp ngà xưa...
Xin được giải thích ngay, tháp ngà ở đây là cách nói ẩn dụ, ngầm chỉ các viện nghiên cứu khoa học hàn lâm. Đã từng có thời kì, lối ẩn dụ này phổ biến ở nhiều nước bao gồm cả các nước phương Tây. Trong trí tưởng tượng của không ít người, đây là nơi làm việc của những nhà khoa học uyên bác, thông làu Đông- Tây, Kim-Cổ. Vì thế, họ thường là những người cao tuổi, thâm trầm, cả ngày miệt mài bên những chồng sách cũ kĩ, nhìn thế giới qua gọng kính cận dày cộp, nặng nề trên khuôn mặt nhàu nhĩ, khắc khổ, bị che bởi lưa thưa đâu đó vài sợi tóc bạc còn sót lại.

Họ thường là những kẻ "khác người", "kì dị" từ cách ăn mặc đến hành vi. Ngôn ngữ họ nói như đến từ hành tinh khác và thế giới thực tại dường như là quá xa lạ. Họ đã từng là cảm hứng cho không ít đạo diễn điện ảnh trong việc xây dựng nên những nam nhân vật "sợ" phụ nữ, "ngại" kết hôn, đầu tóc rối bù, quần áo luộm thuộm, đêm ngày trong phòng thí nghiệm với thực đơn chung thân là bánh mì hay mì tôm. Họ dường như đến từ thế giới khác, công việc của họ dường như kì bí và kết quả nghiên cứu thì người thường không bao giờ có thể hiểu được.

... nay

Những "phẩm chất" trên không hẳn là mô tả chính xác về các nhà khoa học trước đây. Nó có thể là kết quả của sự định kiến, việc khái quát hóa qua một vài trường hợp cá biệt. Không biết trong lòng công chúng, những định kiến ấy có còn không và còn ở mức độ nào, chỉ biết rằng, qua trải nghiệm thực tế của tác giả bài viết ở một trung tâm khoa học đầu não của cả nước, thì dường như đã có một sự thay đổi lớn.

Các viện nghiên cứu ở đây không còn là những "tháp ngà" âm u, rêu phong tường rủ. Hầu hết trụ sở các cơ quan mà tôi được biết đều nằm ở vị trí đắc địa, nơi hẳn nhiều doanh nghiệp thèm thuồng, nơi các nhà đầu tư bất động sản định danh là "đất vàng". Đó đã bắt đầu là những tòa nhà cao tầng mang dáng vẻ của khách sạn 3 sao và nếu bước vào trong, bạn sẽ thấy một thế giới hiện đại chả kém là bao so với dòng chảy đang tấp nập ở bên ngoài. Cũng điều hòa mát đến tận từng ngóc ngách, cũng máy lau giày sành điệu bên những chiếc thang máy hàng hiệu. Máy tính bàn được trang bị cho từng nhà khoa học với đủ cả máy in, điện thoại, máy fax còn wifi thì phủ sóng ngang cùng ngõ hèm, nét căng.


Phần lớn các nhà khoa học mà tôi biết hiện nay còn trẻ, thậm chí là rất trẻ. Hầu như chưa ai có tóc bạc. Họ không hề lập dị, cổ quái, mà đời, rất đời là khác. Bạn sẽ không có cơ hội phê phán trang phục của họ vì chúng chẳng bao giờ nhàu nhĩ, u ám. Bạn sẽ thấy cả một thế giới thời trang với nhiều trường phái khi nhìn vào cách họ ăn mặc. Không hề cắp ô đi làm mà trái lại họ cắp laptop, cắp iphone, ipad. Đố bạn tìm thấy bóng dáng chiếc xe đạp cà tàng nào trong bãi gửi xe nơi mà những con "giấc mơ" ngày xưa giờ phải tủi phận nằm im bên bao nàng tay ga thời thượng.

Đố bạn tìm thấy ai trong họ chưa có bằng đại học. Tiến sĩ, thạc sĩ là lẽ tất nhiên và bạn đừng có sửng sốt khi được giới thiệu với một tiến sĩ nào đó, người mà phải vài mùa xuân nữa mới tròn...30 tuổi. Nếu có lòng tự trọng cao, hẳn bạn sẽ xấu hổ khi nhìn vào hồ sơ của họ. Một cơ man là bằng, là chứng chỉ, là bằng khen, là danh hiệu. Quên tiếng Anh đi bởi ngay cả các chị lao công cơ quan họ cũng sẵn sàng "hello", "thank you, how are you" với bạn và tin học ư, bạn đã bao giờ ngồi kiên trì "chém gió", "chơi game", "lướt báo", "shopping" trên mạng được 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần trong liền tù tì hàng chục năm không? Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động khoa học của họ bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học...

Và những con số biết nói...

Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Con số này không ngừng gia tăng bởi chúng ta đã, đang và chắc chắn còn có thêm nhiều dự án, chương trình đạo tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), từ năm 1996 đến 2011, cả nước có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt. Điều đó có nghĩa mỗi năm chúng ta có khoảng 880 công trình xuất bản quốc tế và bình quân phải mất vài chục năm, mỗi tiến sĩ của ta mới sản xuất được một bài báo cho quốc tế.

Những con số thường khô cứng lắm, tương đối lắm, dễ gây tranh luận và phân trần. Vì thế, để hiểu thêm cần so sánh chúng với những con số khác. Cũng nguồn thống kê trên, trong cùng khoảng thời gian ấy, số ấn phẩm khoa học của cả nước chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm). Nếu ai đó bảo rằng thật bất công khi so sánh một nước nghèo như Việt Nam với các nước giàu có như Nhật Bản và Singapore, thì xin hãy nhìn sang các nước láng giềng. Số công trình xuất bản của hơn 24.000 tiến sĩ của chúng ta chỉ bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/5 của Malaysia (75.530), và 1/10 của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan.

Nếu những con số kia vẫn chưa gợi lên cho bạn điều gì, xin kể thêm một câu chuyện có thật. Khoảng giữa năm 1998, tập san khoa học số 1 trên thế giới Science có một loạt bài điểm qua tình hình khoa học ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Trong loạt bài này, ngạc nhiên thay (hay không đáng ngạc nhiên thay),không có đến một chữ nào nói về khoa học ở Việt Nam. Thậm chí, hai chữ "Việt Nam" cũng không được nhắc đến.

Năm 2002, Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020" với mục tiêu đến 2010, phải đáp ứng 40% -50% nhu cầu cơ khí cả nước, xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. Tuy nhiên, phần lớn các mục tiêu đề ra đều không đạt được. Thậm chí, có ngành còn tụt hậu hơn thời bao cấp. Về cơ bản, chúng ta xuất khẩu cho thế giới nguyên liệu thô, những mặt hàng đòi hỏi cơ bắp trong khi nhập về các sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao.

Những con số trên không biết có đủ cho ta đưa ra liên tưởng gì đó về sự đóng góp của khoa học cho sự phát triển của nước nhà? Câu hỏi này có lẽ xin được gửi cho các nhà khoa học (trong đó có tôi) để tiếp tục tranh luận, trao đổi.

Nguyễn Công Thảo


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ HỘI DIÊN HỒNG!


TA CÓ
Ta có trống có dùi ta vung cánh
Hỡi những bá quan xin mở hội Diên Hồng
Ai là kẻ lưng mếm gối lỏng 
Ai cầu hòa với giặc hỡi non sông ?
Vết lông ngỗng xưa trắng trời mùa hạ
Tượng không đầu ai tạc giữa bầu không
Xin hãy gióng chuông lên vì xã tắc
Hãy cùng nhân dân giữ lấy biển đông
Ta đang đứng giữa bốn bề cạm bẫy
Xin trái tim đừng nghiêng ngả trước bão giông ...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin đừng trách vì sao nín lặng!

Anh quên cả mình
...quên cả yêu
Biển nóng như chảo dầu sôi địa ngục
Quỷ sứ, bạn bè được phen ghen tức

Phép thử của lòng chân thành
Vẫn biết lòng người 
 tử tế thật mong manh..
Một mình anh biển gào sóng dội
chỉ biết trông vào đôi bàn tay đau nhói
Trông vào hơi thở cuối ngày một tình yêu lênh bênh
Tai đã chán nghe bài hát tự ru mình!

Em đừng trách anh không về
bến vắng
Cảng cá chiều nay mây nặng màu than..
Những vòi nước phun ra cho mặt người tím lại
Đôi mày chau ta rũ hết bồn chồn..

Biển vẫn thế
bao đời vẫn thế,
Chỉ có chớp dông là đến bất ngờ
Không hẹn trước chứa đầy hiểm họa
Gói trong nhiều lời lẽ điêu ngoa!

Em đừng trách khi anh nín lặng
Như biển kia muôn đợt sóng ngầm
Những kẻ ác không bao giờ thắng được
Như cuộc đời này
đâu chỉ có bão giông?

Những vòng hoa tang đến ngày nào không còn trôi trên biển
Là lúc anh cùng bầu bạn trở về
Thì em nhé chiều nay lỡ hẹn
Đừng khi nào em trách vội
người đi! 


HG ( Người rất ít làm thơ )

Phần nhận xét hiển thị trên trang