Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

PVN sẽ cổ phần hóa, thoái vốn những doanh nghiệp nào?


VietTimes -- Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020 vừa được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phê duyệt. Theo đó, Công ty mẹ - PVN tiếp tục là công ty TNHH  một TV do Nhà nước 100% vốn điều lệ.
Trọng Nhân - 
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân tríẢnh minh họa. Nguồn: Dân trí
Ngoài ra, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam (NASOS); Trường Cao đẳng nghề dầu khí, vốn nhà nước tiếp tục giữ nguyên như hiện nay. Cùng với đó là các công ty con, liên kết, liên doanh sau: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVN nắm giữ 51,37% vốn điều lệ); Liên doanh dầu khí Việt- Nga Vietsovpetro (PVN nắm 51% vốn điều lệ); Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVN nắm 50,40% vốn điều lệ); Công ty TNHH Liên doanh Rusvietpetro (PVN nắm 49% vốn điều lệ); Công ty TNHH Liên doanh Gazpromviet (PVN nắm 49% vốn điều lệ nhưng thực hiện tái cơ cấu phù hợp với triển khai các dự án và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền); Công ty TNHH Lọc hoá dầu Long Sơn (PVN nắm 29% vốn điều lệ); Công ty TNHN Tân Cảng - Petro Cam Ranh (PVN nắm 25% vốn điều lệ); Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (25,10% vốn điều lệ).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị PVN duy trì các công ty cấp IV đối với 2 công ty thuộc Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (gồm Công ty TNHH MTV Điều hành thăm dò khai thác dầu khí Peru; Công ty TNHH MTV Điều hành thăm dò khai thác dầu khí Ba Tư).
Đối với 2 công ty cấp IV thuộc Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ dầu khí, Phó Thủ tướng yêu cầu PVN nghiên cứu chuyển thành công ty cấp III theo hình thức chuyển nhượng vốn cho công ty cấp II...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao PVN thực hiện giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN tại các doanh nghiệp theo từng giai đoạn. 
Cụ thể, từ 2017- 2018, giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí - CTCP từ 61,3% xuống 51% vốn điều lệ; giảm từ 75,56% xuống còn 51% vốn điều lệ của PVN tại Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau.
Trong giai đoạn từ 2018- 2019, PVN giảm tỷ lệ nắm giữ tại Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP từ 96,72% xuống 65% vốn điều lệ. Còn trong giai đoạn 2019- 2020 tại Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PV Trans) thì PVN giảm tỷ lệ nắm giữ từ 51% xuống 36% vốn điều lệ nếu đàm phán và được Ngân hàng Citibank đồng ý sửa đổi cam kết trước đó của hai bên về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của PVN.
Về nhóm doanh nghiệp cổ phần hoá mà PVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê duyệt Danh mục gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam; Công ty TNHH MTV Lọc - Hoá dầu Bình Sơn; Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVN đang nắm 51% vốn điều lệ đến năm 2019. Trường hợp đàm phán được với các ngân hàng cho vay vốn thì có thể giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN sớm hơn).
Lãnh đạo Chính phủ cũng phê duyệt Danh mục doanh nghiệp mà PVN thoái toàn bộ vốn theo từng giai đoạn từ nay tới năm 2019. 
Giai đoạn 2017 - 2018 là tại Công ty cổ phần PVI; Công ty cổ phần Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An; Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh; Công ty cổ phần Bất động sản dầu khí SSG. 
Còn trong giai đoạn 2018 - 2019 thì PVN thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam; Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa công trình dầu khí- CTCP.
Đối với Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi tổng hợp dầu khí PV Tex (PVN đang nắm 74% vốn điều lệ) và Công ty TNHH 1TV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất – DQS (PVN đang nắm 100% vốn điều lệ) thì thực hiện sắp xếp theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2017- 2020.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội thảo khoa học ngày mai (17/8/2017, Thứ Năm)


Ngày mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (số 135 đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội), có một hội thảo khoa học với tiêu đề TÍN NGƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Tôi sẽ tham gia và phát biểu ở hội thảo này. Đại khái là về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908).

Tiêu đề tham luận:
Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản.

Ảnh do người chắt ngoại là Phạm Hồng Long chụp năm 2010
(đọc ở phần bổ sung)
Giao Blog



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lò càng nóng dần lên


>> Vụ Bãi Tư Chính và logic của ‘tướng Lịch đi Mỹ’


LÊ THANH PHONG



























LĐO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký một loạt quyết định kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, 2 nguyên thứ trưởng bộ này là ông Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến và nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự.

Vụ ô nhiễm vùng biển miền Trung do dự án Formosa gây ra không thể không tính đến trách nhiệm của các cá nhân này, xử lý kỷ luật là việc đương nhiên. Những quyết định kỷ luật cán bộ sai phạm củng cố niềm tin của người dân vào chế độ. Đã sai phạm thì dù ở cương vị nào cũng phải chịu trách nhiệm, không có chuyện giơ cao đánh khẽ với quan chức. Không có chuyện hạ cánh an toàn.

Cùng với các quyết định trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa. Quyết định này đúng với sự chờ đợi của người dân, không thể để một người có nhiều tai tiếng liên quan đến tài sản bất minh tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo.

Liên tục có nhiều cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, điều này rất có ý nghĩa đối với những người đương chức. Ai cũng có thể thấy trước hậu quả, khi đã có sai phạm hay hành vi vi phạm pháp luật, thì sẽ bị xử lý, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.

“Lò” đã nóng dần lên và nhiều loại củi lớn nhỏ, khô tươi đều bị đốt cháy, và nhiều thanh củi khác đang chuẩn bị được đưa vào lò. Cái lò này đã làm cho tham quan run sợ, còn người liêm chính tự hào. Ít ra cũng phải rõ ràng trắng đen, không để vàng thau lẫn lộn. Nếu như quan tham không bị nghiêm trị, cứ nhởn nhơ dương dương tự đắc, thì người liêm chính cũng xuôi tay, lúc đó thật khó khăn để xây dựng một bộ máy nhà nước lành mạnh, quản trị hiệu quả.

Còn nhiều dự án bị thất thoát tiền tấn (chưa nói đến tham nhũng), còn nhiều tài sản khủng khiếp của quan chức sờ sờ trước mắt chưa ai động đến. Từng bước phải làm rõ, minh bạch từng căn nhà, từng căn biệt thự, từng ngôi biệt phủ. Tài sản nào có nguồn gốc mờ ám thì phải xử, chủ nhân của nó phải bị quăng vào lò. Còn nhiều cá nhân có hàng đống cổ phiếu được sinh ra từ các mối quan hệ lợi ích nhóm, từ những chuyển giao bất minh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng, bóc tách cho ra “thân phận” của từng đồng xu, không thể để quan chức làm giàu bất chính.

Để làm những điều như trên quá dễ, dứt khoát phải làm. Dân không muốn quan chức nào bị kỷ luật hay vào tù, nhưng dân đòi hỏi phải trừng trị quan tham, phải xử lý những người có sai phạm.

Lò lửa đang ngày càng tăng nhiệt.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75


Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75
Sở hữu một chiều cao vô cùng khiêm tốn 1m27 do bị suy tuyến yên từ lúc mới sinh ra. Thế nhưng Phạm Thị Khánh Xuân, lại có được một tình yêu đẹp với anh chàng người Mỹ cao 1m75.
Sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 6 anh chị em tại huyện Xuân Lộc – Đồng Nai, Phạm Thị Khánh Xuân phải mang trong mình nhiều bệnh tật từ khi sinh ra, và không những vậy cô gái sinh năm 1981 này còn mất mẹ vào năm lên 8.
Dù chỉ sở hữu chiều cao như một đứa trẻ 10 tuổi, nhưng Khánh Xuân vẫn cố gắng học hết đại học và tự mình kiếm một công việc làm để nuôi thân tại Sài Gòn.
Gần 10 năm bươn chải làm nhân viên cho một công ty tại Sài Gòn, vừa làm vừa học đại học. Cô gái "bé hạt tiêu" này đã phải trải qua nhiều mặc cảm về ngoại hình, thậm chí, nhiều công ty còn từ chối nhận việc dù năng lực cô rất giỏi.
Và với những mặc cảm ấy đã khiến cô không bao giờ dám mơ ước về một tình yêu thực sự, về một gia đình hạnh phúc, chứ đừng nói gì đến việc một ngày nào đó mình sẽ được lấy chồng nước ngoài.
Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75 - Ảnh 1.
Khánh Xuân - cô nàng sở hữu chiều cao khiêm tốn, 1m27.
Mối tình cách nửa vòng trái đất
Nhưng cuộc sống vẫn có những câu chuyện cổ tích dành cho những cô gái không đầu hàng số phận. Trong một lần tình cờ tìm công việc làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vô tình qua giới thiệu bạn bè ở Mỹ, cô biết tới một công ty chuyên buôn bán ô tô cũ và lúc đó anh Freddie Scott Neugebauer, sinh năm 1963 (người chồng hiện tại) là ông chủ của công ty này.
Hàng ngày công việc chủ yếu của cô là đăng tin rao bán xe cũ lên các trang web chuyên về mua bán xe hơi cũ. Cách nhau nửa vòng trái đất nên Khánh Xuân và sếp của mình chỉ có thể trò chuyện, trao đổi công việc thông qua email và mạng xã hội.
Thế rồi những dòng thư trao đổi công việc hàng ngày đã vô tình gắn kết 2 trái tim cách nhau nửa vòng trái đất. Gần 1 năm sau đó, Freddie Scott Neugebauer quyết định sang Việt Nam để cầu hôn nữ nhân viên tý hon của mình.
Dù đã biết về căn bệnh của Khánh Xuân, nhưng Freddie Scott Neugebauer vẫn yêu thương chăm sóc cô, gặp ai cũng giới thiệu một cách đầy tự hào răng đây là người vợ xinh đẹp của mình.
Sau khi làm lễ đính hôn tại Việt Nam, Khánh Xuân theo chồng qua Mỹ định cư và tổ chức một đám cưới tại đó.
Cưới nhau vài tháng, hai vợ chồng đón nhận tin vui tột cùng khi Khánh Xuân mang bầu song sinh. Dù quá trình mang thai vô cùng vất vả vì sức khỏe của Xuân khá yếu, nhưng nhờ sự chăm sóc tận tình của bác sĩ và đặc biệt là của người chồng mà cô đã vượt cạn thành công.
Sức khỏe của 3 mẹ con đều tốt, hiện hai bé Victor Pham Neugebauer và Ethan Tran Neugebauer đã được 13 tháng tuổi rất kháu khỉnh.
Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75 - Ảnh 2.
Khánh Xuân hiện đang có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
Khi được hỏi lý do vì sao lại yêu và cưới một cô gái Việt Nam có thân hình "tý hon" như Khánh Xuân thì anh Freddie Scott Neugebauer chia sẻ: "Vì cô ấy là người có ý chí tự lực cánh sinh, rất tự tin và luôn cố gắng sáng tạo và tìm tòi trong công việc. Cộng thêm đó là người rất chăm chỉ, dù xuất phát điểm ban đầu vốn tiếng Mỹ rất ít, nhưng vẫn luôn chịu khó học hỏi".
Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75 - Ảnh 3.
Chuyện tình của cô gái Việt tý hon 1m27 cùng người đàn ông Mỹ cao 1m75 - Ảnh 4.
Hiện nay đôi vợ chồng đang định cư tại thành phố Festus thuộc bang Missouri – Mỹ. Họ có một cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên hai bé trai xinh xắn như bao đôi vợ chồng trẻ khác. Hàng ngày, Khánh Xuân ở nhà chăm hai bé, còn chồng mở một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về thảm cho các công trình xây dựng.
Ảnh: NVCC

61493 Phương pháp này được gọi là "sinh thiết lỏng" (liquid biopsy), được khẳng định là có thể chẩn đoán sớm ung thư vùng đầu cổ, chính xác hơn các phương pháp khác.


Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư: Startup tại Thung lũng Silicon vừa tuyên bố thành công!

Phương pháp này được gọi là "sinh thiết lỏng" (liquid biopsy), được khẳng định là có thể chẩn đoán sớm ung thư vùng đầu cổ, chính xác hơn các phương pháp khác.

Ý tưởng chẩn đoán các bệnh ung thư giai đoạn đầu bằng cách xét nghiệm máu đang thu hút nhiều nhà đầu tư và các công ty trên thế giới. Mới đây, Grail Inc - một công ty khởi nghiệp (startup) tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu thành công phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư vùng đầu cổ bằng cách xét nghiệm máu.
Phương pháp xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư đầu cổ
Ung thư đầu cổ là căn bệnh phổ biến tại miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố bao gồm đột biến gen, ăn nhiều cá khô mặn, hút thuốc kết hợp với việc nhiễm virus Epstein-Barr.
Các nhà khoa học tại chi nhánh Hong Kong của Grail đã thử nghiệm thành công phương pháp xét nghiệm máu nhằm xác định các đoạn ADN liên quan đến ung thư đầu cổ (nasopharyngeal carcinoma). Phương pháp này được gọi là liquid biopsy, tạm dịch "sinh thiết lỏng", giúp chẩn đoán ung thư sớm và chính xác hơn các phương pháp khác, và bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn.
Sự phát triển của công nghệ gen gần đây như phương pháp giải trình tự ADN (genetic sequencing) mở ra hy vọng cho các phương pháp chẩn đoán ung thư sớm và chính xác hơn. Phát hiện ung thư sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả và dễ dàng hơn.
Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư: Startup tại Thung lũng Silicon vừa tuyên bố thành công! - Ảnh 1.
Giáo sư Dennis Lo, trưởng nhóm nghiên cứu.
Ung thư đầu cổ và mối tương quan với ADN của virus
Nhiều công ty đã phát triển vài xét nghiệm chẩn đoán ung thư bằng sinh thiết lỏng và đưa ra thị trường. Nhưng hầu hết các sản phẩm chỉ tập trung xét nghiệm các bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán là có bệnh ung thư.
Thông thường, các khối u sẽ liên tục đào thải các đoạn ADN vào máu. Trong khi các sản phẩm xét nghiệm bệnh trên thị trường thường kiểm tra máu nhằm phát hiện ra các đột biến và khối u. Việc chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu sẽ khó khăn hơn vì chỉ một lượng nhỏ ADN ung thư được đào thải vào máu.
Ông Mark Lee, trưởng phòng phát triển và lâm sàng tại Grail, cho biết mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào virus Epstein-Barr có thể gây nên ung thư đầu cổ, tuy nhiên tất cả bệnh nhân đều mang loại virus này. Ngược lại, nhiều người được tiêm nhiễm virus Epstein-Barr lại không phát triển loại bệnh ung thư này.
Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư: Startup tại Thung lũng Silicon vừa tuyên bố thành công! - Ảnh 2.
Grail hiện đang tiến hành 2 thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 130.000 người
Grail, start-up với hy vọng mang xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư vào thị trường
Kết quả nghiên cứu này tạo ra kỳ vọng cho Grail. Từ khi thành lập năm 2016 đến nay, startup này đã kêu gọi vốn hơn 1,1 tỷ đô la Mỹ từ các tỷ phú Bill Gates, Jeff Bezos cũng như công ty Merck and China’s Tencent Holdings Ltd.
Giáo sư Dennis Lo tại Hong Kong, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà sáng lập Công ty Công nghệ Sinh học Cirina (công ty này đã hợp nhất với Grail Inc. hồi tháng 5/2017), cho biết: Grail hiện đang tiến hành 2 thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 130.000 người.
Thử nghiệm đầu tiên giúp tìm hiểu sự khác nhau giữa thông tin di truyền ở tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Nghiên cứu thứ 2 tập trung vào thử nghiệm máu nhằm chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú.
Chủ tịch Grail, Ken Drazan cho biết: "Chúng tôi rất kỳ vọng đưa xét nghiệm ung thư đầu cổ vào thị trường. Nếu thành công, đây sẽ là sản phẩm đầu tiên của công ty có mặt tại thị trường Đông Nam Á".
Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư: Startup tại Thung lũng Silicon vừa tuyên bố thành công! - Ảnh 3.
Phòng thí nghiệm tại Hong Kong
Hiệu quả xét nghiệm đối với các bệnh ung thư khác?
Trước khi đưa bất kỳ sản phẩm nào vào thị trường, các chuyên gia tại Grail phải kiểm tra các xét nghiệm nhiều lần. Sản phẩm đưa ra thị trường phải có tỉ lệ chẩn đoán sai sót rất thấp nhằm tránh việc điều trị không cần thiết và gây hoang mang cho bệnh nhân.
Ung thư liên quan đến nhiễm virus có thể được chẩn đoán dễ dàng và ít tốn chi phí vì phương pháp này nhận biết ADN virus chứ không phải ADN người. Tuy nhiên ở các loại ung thư khác đột biến do ung thư xảy ra rất thấp, hơn nữa, tình trạng bệnh ở mỗi người có thể khác nhau khiến cho việc chẩn đoán khó khăn hơn.
* Theo Bloomberg
theo Trí Thức Trẻ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Khi vẫn còn hai chữ "tàu lạ":

Thêm nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển 

Đại Đoàn Kết

Chí Đại
16-8-2017
 

Sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã vừa cập bến trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.

  
 Tàu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK

Trước đó, chủ tàu QNg 90513TS (thuyền trưởng Phạm Minh) trình báo bị tàu lạ cướp phá tài sản.

Cụ thể, 5 tàu cá đến Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ trình báo vụ việc gồm: tàu QNg 91584TS của ngư dân Lê Mười, QNg 91747TS của ngư dân Lê Văn Được, tàu cá QNg 91642TS của ngư dân Lê Thanh Kim, tàu cá QNg 91261TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm và tàu QNg 91626TS của ngư dân Trần Cu Tân tất cả đều ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi. 



 
Gian đèn dụ cá trên các tàu cá trên bị đập phá. Ảnh: ĐĐK

5 tàu cá này, cùng xuất bến hướng ra vùng biển Hoàng Sa, (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khai thác hải sản vào ngày 31/7. Đến khoảng 13h ngày 7/8, khi đang neo tàu đợi đến thời điểm đánh bắt, 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ bị 2 tàu lạ sáp sát.

Ngư dân Nguyễn Hữu Lâm, chủ tàu cá QNg 91261TS cho biết: “Tàu chúng tôi bị đập hư hỏng hết đèn, phá ngư lưới cụ khiến chúng tôi mất phương tiện đánh bắt hải sản”. Ngoài ra, tàu của ông Lâm còn bị húc bể phần mũi tàu.
>

 
Ngư dân trình báo sự việc với cơ quan chức năng. Ảnh: ĐĐK

Ông Trần Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, cho biết: Ngay sau khi tàu cá của ngư dân địa phương cập bến trình báo sự việc, lãnh đạo xã Tịnh Kỳ đã phối hợp với lực lượng Biên phòng ghi nhận, thống kê thiệt hại trên tàu cá của ngư dân.

Ngoài 5 tàu cá đã cập bến trình báo với lực lượng chức năng, hiện còn 2 tàu cá của xã Tịnh Kỳ cũng đang trên đường vào bờ trình báo bị cướp phá ngư lưới cụ.

____

Đại Đoàn Kết
Ngư dân nói về ‘tàu lạ’ tấn công tàu cá Việt Nam: Chúng rất hung hăng 

Tấn Thành – Chí Đại

16-8-2017

“Chúng rất hung hăng, mình ở giữa biển trời và tay trắng đâu dám chống cự. Đánh cá ở vùng biển mình mà bị uy hiếp chúng tôi rất lo lắng” – Ngư dân Nguyễn Hữu Lâm, chủ tàu cá QNg 91261 TS kể lại. 

 
Lực chức năng đang khám nghiệm trên tàu cá QNg 90513 TS. Ảnh: ĐĐK

Liên tiếp trong thời gian gần đây, tàu cá ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu lạ tấn công phá hoại ngư lưới cụ, hải sản đánh bắt được, việc này không chỉ khiến cho ngư dân trắng tay, lâm nợ mà con uy hiếp đến tính mạng của bà con giữa biển khơi, khiến họ không khỏi lo lắng.

Ngày hôm qua (15/8), ngư dân Phan Minh, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chủ tàu cá QNg 90513 hành nghề lặn bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, cùng 11 lao động trình báo bị ca nô nước ngoài uy hiếp, đập phá ngư lưới cụ, tịch thu trái phép tài sản. Không còn phương tiện hành nghề, 11 lao động phải quay về bờ.

 
Tàu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK

Theo trình báo của ngư dân Phan Minh với cơ quan chức năng, tàu cá của của ông xuất bến Sa Kỳ vào ngày 11/8 để hành nghề lặn trên vùng biển Hoàng Sa, khi đến nơi hoạt động đánh bắt chưa được 1 ngày đã bị tàu lạ tấn công.

Ông Minh cho biết: “Chúng tôi đánh bắt chưa được 1 ngày thì vào khoảng 15h ngày 13/8 bị tàu nước ngoài có số hiệu 46106 áp sát khống chế ngư dân, sau đó cướp phá tài sản. Họ chặt đứt hết dây hơi, dây câu, đập phá 4 nắp hầm bảo quản đá lạnh, thực phẩm, lấy máy dò, máy định vị cùng với tất cả ngư lưới cụ trước khi bỏ đi”.

Ông Minh và các thuyền viên phải quay về đất liền, đến rạng sáng 15/8 cập cảng Sa Kỳ và trình báo sự việc với BĐBP tỉnh Quảng Ngãi. “Sự việc khiến tôi thiệt hại khoảng 300 triệu đồng”, ngư dân này nói.

Đây không phải là lần đầu tàu ông Minh bị tấn công. Vào ngày 29/5, cũng tại vùng biển Hoàng Sa, tàu của ông đã bị tàu nước ngoài ném đá, đâm va làm vỡ cabin gây thiệt hại trên 150 triệu đồng. Ông mới khắc phục xong ra Hoàng Sa khai thác thì lại bị cướp phá.

Trước đó, vào ngày 11/8, tàu cá QNg 90289TS của ngư dân Bùi Ngọc Lành, ở cùng xã với ông Minh cũng đã trình báo với BĐBP tỉnh Quảng Ngãi về việc, tàu bị đâm chìm trên biển Hoàng Sa.

Rất may 6 ngư dân trên tàu được các phương tiện cùng quê đang đánh bắt gần đó đến ứng cứu kịp thời nên đã thoát nạn.

Mới nhất, sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân của Quảng Ngãi vừa cập bến và trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.

Gồm: Tàu QNg 91584TS của ngư dân Lê Mười, QNg 91747TS của ngư dân Lê Văn Được, tàu cá QNg 91642TS của ngư dân Lê Thanh Kim, tàu cá QNg 91261TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm và tàu QNg 91626TS của ngư dân Trần Cu Tân tất cả đều ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là những con tàu cùng xuất bến vào ngày 31/7 ra biển Hoàng Sa khai thác hải sản. Đến ngày 7/8 các tàu cá này đã bị tàu lạ tấn công.

 
Ngư dân Lê Thanh Kim chỉ hầm cá tàu mình cướp sạch. Ảnh: ĐĐK

Chiều ngày 16/8, trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết, ngư dân Lê Thanh Kim (44 tuổi) chủ tàu cá QNg 91642 TS, công suất 310 CV cho biết: “Vào khoảng 1h30 ngày 7/8, tàu cá của tôi có 4 ngư dân trên tàu đang hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của mình, thì bất ngờ một tàu lạ chạy đến. Họ thả một chiếc ca nô có 3 người áp sát tàu và nhảy lên, bắt chúng vòng tay ra phía sau đầu. Họ dùng thanh tuýp sắt đánh làm bể 42 cái bong đèn dụ cá và lấy khoảng 1 tạ cá mà tôi và các ngư dân trên thuyền đánh bắt được một
 ngày”.
.
  
Ngư dân Lê Thanh Vương chỉ bóng đèn trên tàu cá QNg 91584TS 
 bị đập bể hoàn toàn. Ảnh: ĐĐK

Còn ngư dân Lê Thanh Vương (27 tuổi), trú xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi là con trai của ngư dân Lê Mười, chủ tàu QNg 91584TS cho biết, vào thời điểm trên một tàu sắt màu trắng mang biển số 46106 đã thả một chiếc ca nô có 6 người chạy đến áp sát tàu anh và họ nhảy lên dùng thanh tuýp đập phá hư hỏng 15 bóng đèn có công suất lớn để dụ cá.

“Không chỉ riêng tàu cá tôi mà một số tàu khác ở xã Tịnh Kỳ cũng bị tàu lạ đập phá cướp ngư lưới cụ, gây thiệt hại nặng nề. Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi cho tàu chạy về đất liền để trình báo với cơ quan chức năng. Lo lắng lắm nhưng không thể từ bỏ biển được. Chúng tôi chỉ mong các cấp quan tâm, hỗ trợ thiệt hại để tàu cá tôi tiếp tục ra khơi đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, của Việt Nam” – ngư dân Vương đề nghị.

Ngư dân Nguyễn Hữu Lâm, chủ tàu cá QNg 91261TS cũng cho biết, tàu bị húc bể phần mũi tàu, bị đập hư hỏng hết đèn, phá ngư lưới cụ.

“Chúng rất hung hăng, mình ở giữa biển trời và tay trắng đâu dám chống cự. Đánh cá ở vùng biển mình mà bị uy hiếp chúng tôi rất lo lắng”.

Ông Trần Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, cho biết: “Ngay sau khi tàu cá của ngư dân địa phương cập bến trình báo sự việc, lãnh đạo xã Tịnh Kỳ đã phối hợp với lực lượng Biên phòng ghi nhận, động viên ngư dân, thống kê thiệt hại. Ngoài 5 tàu cá đã cập bến trình báo với lực lượng chức năng, hiện còn 2 tàu cá của xã Tịnh Kỳ cũng đang trên đường vào bờ trình báo bị cướp phá ngư lưới cụ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để ngư dân tiếp tục bám biển”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc rút Hoa Kiều, chiến tranh Trung-Ấn hiện hình?


>> Hết tháng này, Mỹ sẽ trả đũa Nga trục xuất 755 nhân viên ngoại giao
>> Nguy cơ bùng nổ chiến tranh toàn diện ở biên giới Ấn - Trung


Thiên Nam
























Đất Việt - Trong cuộc không chiến trên dãy Himalaya, không quân Ấn Độ sẽ chiếm lợi thế trong thời gian ban đầu nhưng không đủ dài để chiến thắng Trung Quốc.

Trung Quốc rút Hoa Kiều, doanh nghiệp rút nhân viên

Căng thẳng trên dãy Himalaya đang ngày càng gia tăng, khi Trung Quốc rút kiều dân khỏi Ấn Độ, nguy cơ về một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc quân sự ở châu Á đang hiển hiện trước mắt.

Theo trang mạng Đông Phương, tình hình khu vực tranh chấp ở biên giới Trung - Ấn căng như cung đã giương tên, khi xuất hiện tin nước này đã bắt đầu rút kiều dân khỏi Ấn Độ.

Một người sử dụng mạng internet làm việc tại một xí nghiệp Trung Quốc tại Ấn Độ tiết lộ là đã có khoảng một nửa số nhân viên các công ty Trung Quốc đã về nước.

Một bộ phận xí nghiệp đầu tư và công ty mậu dịch Trung Quốc ở Ấn Độ đã tạm thời rút khỏi các cơ sở ở Ấn Độ.

Bên cạnh đó, theo trang tin điện tử Sina, trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã ra "Thông cáo về an toàn của công dân Trung Quốc ở Ấn Độ" nhắc nhở các công dân Trung Quốc ở Ấn Độ sắp tới cần chú ý an toàn của bản thân, không nên ra ngoài khi không cần thiết, cẩn thận trong lời nói và hành động, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Ấn Độ, tôn trọng tập quán tôn giáo và phong tục địa phương, phối hợp sự kiểm tra của nhân viên chấp pháp địa phương…

Được biết, hiện nay tại Ấn Độ có khoảng 500 - 600 xí nghiệp vốn Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai và Kolkata với với khoảng 4.000 nhân viên.

Ngoài ra cũng có số lượng nhân viên quản lý kỹ thuật tương đương tại hiện trường các công trình đâng xây dựng.

Người phụ trách một công ty năng lượng Trung Quốc nói rằng, tuy hiện nay chưa có kế hoạch tổng thể về rút các xí nghiệp vốn Trung Quốc khỏi Ấn Độ, nhưng các công ty đều cố gắng giảm số lượng nhân viên của mình đến mức thấp nhất, những ai không có công trình trong tay đều có thể rút về.

Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ thẳng thắn nói rằng, tuy các công ty Trung Quốc ở Ấn Độ tự ý rút nhân viên, nhưng việc này không liên quan đến tình hình căng thẳng trong quan hệ hai nước; mà xuất phát từ việc lòng tin giữa hai nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua.

Do đó, các công ty Trung Quốc ở đây vốn đã phát triển rất khó khăn, nay lại càng khó thêm.

Dù tình hình đối đầu ở Doklam được giải quyết ra sao thì người Trung Quốc cũng không có khả năng phát triển kinh doanh ở Ấn Độ, do đó, không cần thiết phải đầu tư thêm các hạng mục lớn.

Như vậy, mặc dù chiến tranh có nổ ra hay không thì Bắc Kinh cũng đã mất rất nhiều sau khi nước này đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại New Dehli vì căng thẳng ở Doklam.

Hơn nữa, giả sử nếu có xảy ra xung đột, Trung Quốc cũng khó giành chiến thắng trước Ấn Độ. Điều này xuất phát từ đặc điểm địa hình khó khăn hiểm trở ở khu vực này, nước nào có thực lực không quân mạnh sẽ có khả năng giành chiến thắng cao hơn.

Trong bối cảnh cuộc đối đầu Trung Quốc - Ấn Độ trên cao nguyên Doklam có nguy cơ nổ ra chiến tranh, cả hai bên cùng với các chuyên gia quân sự nước ngoài đều đưa ra ngày càng nhiều dự đoán về ưu thế của nước mình trong cuộc đụng độ quân sự tiềm năng.

Ví dụ, trang tin Mỹ Defensenews trích dẫn bản báo cáo của cựu sĩ quan Không quân Ấn Độ Sameer Joshi chỉ ra rằng, lực lượng không quân Ấn Độ trong khu vực vượt trội hơn hẳn Trung Quốc. Cách đánh giá như vậy chính xác đến mức nào? Và không quân nước nào có lợi thế hơn.

Ấn Độ sẽ chiếm lợi thế bao đầu nhờ không quân?

Trong một bài viết của mình, chuyên gia quân sự kỳ cựu của Nga là ông Vasily Kashin cho rằng, mặc dù đa số nhận định của chuyên gia Joshi là đúng, nhưng nếu không chú ý đến bối cảnh chung của mối quan hệ Trung-Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự và tiềm lực huy động của hai nước cho chiến tranh thì kết luận có thể không hoàn toàn chính xác.

Không quân Ấn Độ vẫn duy trì lợi thế đáng kể so với lực lượng không quân Trung Quốc trong lĩnh vực huấn luyện và có những kinh nghiệm chiến đấu phong phú hơn với những máy bay chiến đấu hàng đầu của các cường quốc không quân trên thế giới.

Về mặt kỹ thuật, một số máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (ví dụ như Su-30MKI) vượt trội hơn tất cả các máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân Trung Quốc, bất kể đó là Su-30MK2 hay J-10, J-11 hoặc J-16.

Trên thực tế, điều kiện khắc nghiệt của Khu tự trị Tây Tạng sẽ làm giảm khả năng của Không quân Trung Quốc đối phó với Không quân Ấn Độ. Ở khu vực này Bắc Kinh chỉ có mạng lưới sân bay kém phát triển, điều kiện bảo dưỡng kém, các chiến đấu cơ của nước này sẽ phải giảm tải để cất cánh.

Như vậy, không quân Ấn Độ có thể chiếm lợi thế ban đầu nhưng điều này khó có thể giúp họ giành phần thắng tuyệt đối bởi Trung Quốc cũng có những thế mạnh riêng của mình. Bao gồm những yếu tố sau:

Một là: Bản báo cáo của ông Joshi không nhắc đến 3 sư đoàn không quân tầm xa của Không quân Trung Quốc, trong biên chế thường trực có các máy bay ném bom H-6K và H-6H.

Các máy bay này cũng có thể tham gia vào cuộc xung đột với Ấn Độ, hoạt động từ các sân bay xa biên giới.

Hai là: Mặc dù không quân là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định chiến tranh, bởi tham gia chiến đấu không chỉ có các máy bay mà gồm tất cả các lực lượng vũ trang hai bên. Về sức mạnh quân sự tổng hợp thì Trung Quốc nhỉnh hơn Ấn Độ một chút.

Ấn Độ không nên quên rằng, Trung Quốc là một quốc gia mạnh hơn nhiều trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp - quân sự.

Lợi thế của New Dehli trong lĩnh vực không quân có thể bị xoá nhòa bằng ưu thế của Trung Quốc trong những lĩnh vực khác.

Ba là: Bắc Kinh có nhiều tên lửa hơn New Dehli, kể cả các tên lửa BrahMos và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn. Trung Quốc có thể bí mật triển khai nhanh chóng nhiều tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở khu vực Tây Tạng và họ đã nhiều lần tổ chức những bài tập như vậy.

Trong thời gian khá dài Ấn Độ không chú ý đầy đủ đến các hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, vì thế phải có thời gian để khắc phục tình trạng này. Do đó, ưu thế này cũng có thể bù đắp sự yếu đuối của Không quân Trung Quốc ở khu vực Tây Tạng.

Bốn là: Cần phải chú ý đến tiềm năng mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực chiến tranh mạng, họ có thể tấn công vào các hệ thống kiểm soát không lưu của Ấn Độ.

Ngoài ra, Trung Quốc có ưu thế hơn về phát triển các phương tiện trinh sát trên vũ trụ với hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu.

Theo chuyên gia Nga, tuy Trung Quốc nhỉnh hơn ở một số yếu tố nhưng thực lực của Ấn Độ cũng chỉ kém chút đỉnh. Nước này cũng có tiềm lực kinh tế dồi dào, tiềm lực quân sự to lớn và các mối quan hệ đa phương sâu sắc nên nếu Bắc Kinh quyết tâm đánh bại New Dehli thì họ cũng sẽ phải trả giá rất đắt.

Trên thực tế, cả Bắc Kinh và New Dehli đều nhận thức rõ rằng, nếu nổ ra một cuộc xung đột quân sự thì nó có thể phát triển theo kịch bản không thể đoán trước và mang lại những hậu quả tai hại cho cả 2 bên.

Thậm chí nếu cuộc chiến tranh như vậy không xảy ra, hai bên có thể chịu hậu quả xấu trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Nguyên nhân cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ là nhỏ bé nếu so với những hậu quả tiềm năng của một cuộc xung đột như vậy.

Do đó, rốt cuộc là Bắc Kinh và New Dehli cũng sẽ sớm đi đến một thỏa thuận chấm dứt đối đầu trong thời gian tới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang