Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

KHI NHÀ VĂN...VIẾT


Thùy Dương.

Tham luận.tại ĐH Hội Nhà văn HN





Khi viết tiểu thuyết “Ngụ Cư” tôi thực sự đứng ở góc nhìn của dân ngụ Cư để soi rọi vào mọi mặt đời sống ở Hà Nội để cùng trăn trở với những năm 2000.Nhưng chỉ mấy năm sau, ở tiểu thuyết “Nhân Gian” – khi tôi viết đến đoạn linh hồn cậu lính trẻ hy sinh trong thành Quảng Trị, lần đầu tiên về thăm thành Hà Nội đã cảm động thế nào khi gặp mặt tổng trấn Hoàng Diệu – người đã sống và chết cùng Hà Nội. Giây phút ấy từ thâm tâm tôi thực sự biết rằng mình đã trở thành một phần máu thịt của thành phố này. Một tình cảm tự thân rất thiêng liêng.
ù
Và chính vì vậy mà câu kết của “Nhân Gian” cũng chính là điều day dứt mãi trong tôi: “Nếu chúng ta sống không tử tế là có tội với những người đã ngã xuống vì mảnh đất này!”.
ù
Giờ đây bất kỳ ai, khi nhìn vào cuộc sống thực tế đều không khỏi lo lắng và bức xúc. Hệ giá trị bị đảo lộn, những nghịch lý phơi bày nhan nhản. Mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta hướng tới trở nên xa vời, trong khi đó hàng ngày cái xấu, cái ác điềm nhiên trưng ra bộ mặt trần trụi nhơn nhơn của nó. Còn dường như chúng ta thì vẫn loay hoay chưa biết gỡ gốc gác từ đâu, xử lý căn bản và rốt ráo thế nào?! Và các nhà văn chân chính với ý thức trách nhiệm với “nhiệm vụ” tự giao cho mình đã không ngừng tự vấn, xông vào “cuộc chiến” với cái xấu, cái ác để bảo vệ cái Đẹp, kêu gọi lòng khoan dung, khơi rộng con đường đến với điều thiện, lay động con người nói vâng với điều thiện…một cách không mệt mỏi.
Nhưng trong cuộc chiến không cân sức ấy nhiều khi ta cảm thấy lạc lõng và bất hạnh. Bất hạnh nằm ở chỗ không phải không biết mình muốn gì mà là không chấp nhận được những thỏa hiệp mà ta phải tự thỏa hiệp với cuộc sống. Nơi mà ranh giới cái thiện và cái ác rất mỏng manh đến nỗi đôi khi chúng ta khó lòng phân biệt rạch ròi, khó lòng giữ cho mình thiện được đến cùng.. Lạc lõng bởi thấy mình bơ vơ với cuộc sống hối hả, đầy toan tính sắc lạnh, thấy rõ những điều ta khao khát đơn sơ và tự nhiên như cuộc đời cần có mà giờ đây lại dường như không thể hay là chưa thể?!
Nỗi đau khổ và trăn trở bắt đầu từ đó – từ chính bản thân Nhà văn khi nhận thức lại và tự vấn mình. Tôi vẫn cho rằng – văn chương là đi đến tận cùng với mỗi thân phận Người. Nhà văn như một cái “máy chiếu” soi rọi và đưa ra dưới ánh mặt trời những khía cạnh còn bị giấu kín của mỗi thân phận và mỗi tâm hồn Người. Mà ở đó lịch sử đọng đầy trong mỗi số phận, với ký ức chưa bị xóa, với hiện tại ngổn ngang bất ổn và tương lai vẫn đầy hồ nghi.
Nhân vật của nhà văn dù cho có số phận riêng, có ngôn ngữ riêng, có nỗi ám ảnh và khắc khoải riêng, có phần thiện và phần ác khác nhau…thì Nhà văn luôn luôn song hành cùng nhân vật, nhọc nhằn tìm lại Cái Tôi đích thực của mình, như một trải nghiệm mới qua mỗi tác phẩm. Cái tôi của Nhà văn qua mỗi trang sách, qua mỗi tác phẩm đầy đặn hơn, chân thực hơn và dường như Người hơn rất nhiều.
Sự ngạo mạn của con người trong một xã hội thực dụng, không còn đức tin bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, Chỉ tôn sùng chính mình và trở thành nô lệ cho những dục vọng cá nhân, chính là mảnh đất để văn chương bật mầm. Ở đó con người nhiều chiều, tính cách vừa mâu thuẫn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, vừa là sản phẩm của quá khứ, hiện tại lại mang khao khát nhân tính vĩnh hằng, của những giá trị đạo đức muôn đời. Nó rõ ràng có tiếng nói riêng, vừa hòa điệu và nghịch điệu và thật phức tạp với tiếng nói của chính tác giả. Đôi khi trong tác phẩm của mình, tôi phải trả cho nhân vật cuộc sống của chính nó - khác xa với những dự định ban đầu của tác giả. Ở vào thời điểm này và có lẽ cũng như bất cứ thời điểm nào thì Nhà văn luôn luôn mong muốn được “Nghe thấy cuộc đối thoại của thời đại mình – nghe thấy thời đại mình trong một cuộc đối thoại vĩ đại…” (Theo Bakhtin). Đó là sứ mệnh của nhà văn – để thời đại mình sống hiện lên qua tác phẩm trong mỗi hơi thở, mỗi gương mặt Người, cả sự thiện và sự dữ đi qua mỗi trái tim mỗi ngày...Để thực sự những trang sách góp phần đánh thức lương tâm xã hội, tác động lên phần sâu thẳm của tâm hồn Người trước nỗi đau đớn tuyệt vọng khi Cái đẹp và Cái Thiện bị chối bỏ, bị chà đạp!
Lịch sử thế giới và Việt Nam đã trôi qua hàng ngàn năm, sự hưng vong là lẽ thường tình, nhưng những giá trị gốc thì vẫn bất biến qua thời gian, qua mọi thăng trầm, thử thách. Nhân văn, trách nhiệm, trí tuệ, ham hiểu biết, tinh thần tự do, ý chí sáng tạo…luôn luôn là gốc. Những giá trị này và sự kiên định bảo vệ nó…làm nên tầng lớp tinh hoa (trong đó có nhà văn). Những giá trị đó cùng với tầng lớp tinh hoa luôn luôn là khởi nguồn, là bệ đỡ là điểm tựa và là tấm khiên bảo vệ chắc chắn nhất cho dân tộc cho đất nước phát triển.
Sự khoan dung, công chính, quan tâm đến mỗi kẻ yếu, hướng thiện, hướng tới văn minh và những buồn, vui, mong ước, yêu thương, chiến đấu, sáng tạo, thậm chí cả mất mát đau thương…đều mang một ý nghĩa sâu sắc và vì người khác, vì cộng đồng... Văn chương là gì nếu không nâng đỡ tinh thần cho con người? Văn chương là gì nếu không phải là tấm gương để con người và xã hội khi soi vào đó nhận diện ra mình để biết phải làm gì, phải nỗ lực như thế nào để hoàn thiện.
Nhà văn cùng tác phẩm của họ tỏa ra ánh sáng trí tuệ độc lập, không hòa lẫn vào đám đông, luôn luôn bảo vệ sự trong sạch của dòng chảy từ thượng nguồn, từ những giá trị gốc đích thực và trường tồn.
Khi nhà văn còn viết – đó còn là điều may mắn cho xã hội và cộng đồng. Bởi sẽ bất hạnh thay nếu giới tinh hoa trong đó có nhà văn không còn cảm thấy muốn bày tỏ, muốn phản đối thậm chí là phẫn nộ…Thì đó là dấu hiệu đáng sợ khi họ khép mình lại, tự dệt quanh mình những lớp áo giáp và sống trong thế giới riêng của họ - mặc cho dòng đời muốn đi đâu về đâu…
Nhưng tôi hy vọng sẽ không bao giờ có những điều ấy xảy ra bởi tình yêu trong chúng ta còn quá lớn. Và các nhà văn khi yêu là biết chịu đựng mọi điều “yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc” – Và tình yêu ấy đầy tử tế, đầy kiên nhẫn, không biết mệt mỏi. Đất nước, nhân dân những điều thiện và Cái đẹp chính là tình yêu lớn mà các nhà văn theo đuổi suốt đời mình. Bởi họ không chọn số phận mà chính số phận đã chọn họ.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Ảnh: các nhà văn nữ đang trao đổi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chất phóng xạ Polonium210: “Kẻ ám sát” hoàn hảo trong thế kỷ 21


Lâu nay, sử dụng chất độc trong các cuộc ám sát là câu chuyện không mới, thế nhưng càng ngày, kỹ nghệ giết người bằng chất độc càng có những biểu hiện tinh vi và phức tạp. Vụ ám sát cựu sĩ quan tình báo Alexander Litvinenko của Nga hồi cuối năm 2006 được giới báo chí và khoa học xem là vụ ám sát hoàn hảo của thế kỷ 21, vì lần đầu tiên một chất phóng xạ là polonium-210 được sử dụng. Thứ chất độc này đã “qua mặt” được cả những chuyên gia y khoa giỏi nhất, những thiết bị y tế hiện đại nhất.

Hình minh họa
Cái chết đầy bí ẩn
Ngày 17/11/2006, Khoa cấp cứu của Bệnh viện University College Hospital - UCH (London, Anh) tiếp nhận một bệnh nhân mà sau này trở thành trường hợp khiến cả giới y khoa phương Tây rung động. Bệnh nhân có triệu chứng mất nước, tiêu chảy, ói mửa dữ dội, nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột. Bác sĩ nghi ngờ ông bị ngộ độc thực phẩm.


Nhưng xét nghiệm sau đó không phát hiện ra chất độc trong thực phẩm. Xét nghiệm Greiger (đo lường lượng phóng xạ) cũng hoàn toàn âm tính. Không ai biết ông mắc bệnh gì. Các bác sĩ kinh nghiệm nhất của Bệnh viện UCH và các bệnh viện lớn khác của Anh đều không thể đi đến một chẩn đoán dứt khoát.

Bệnh nhân là Alexander Litvinenko, một cựu sĩ quan tình báo của Nga và là một người đối kháng nổi tiếng ở Nga. Trong khi bác sĩ không biết ông mắc bệnh gì, thì Livitnenko khăng khăng cho rằng mình bị ám sát bằng đầu độc vì đã tiết lộ thông tin mật của Nga cho tình báo Anh. Câu chuyện của Litvinenko bắt đầu từ ngày 1/11/2006, khi ông đi ăn tối cùng hai người đồng nghiệp tình báo cũ. Sau buổi ăn tối định mệnh đó, Litvinenko bị tiêu chảy, ói mửa và thấy mệt trong người. Ông được đưa vào Bệnh viện Barnet ở phía Bắc London, nhưng bác sĩ ở đó không sao chẩn đoán được ông mắc bệnh gì.

Vì tình trạng sức khỏe của Litvinenko càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, nên bác sĩ quyết định chuyển ông đến UCH. Khi nhập viện UCH, tình trạng của Litvinenko càng ngày càng tồi tệ hơn. Da ông trắng bệch, bác sĩ phải đặt ống thở. Các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, phổi… trong người Litvinenko dần dần ngưng hoạt động. Hệ thống miễn dịch cũng suy sụp nhanh chóng với lượng bạch huyết cầu giảm nhanh. Các bác sĩ cố gắng lấy tủy xương để làm xét nghiệm, nhưng họ không cách gì lấy được một mẫu. Họ nghi ngờ rằng các tế bào phân chia đã bị đầu độc, nhưng lại không biết chất gì là thủ phạm. Xét nghiệm Greiger cho ra kết quả âm tính phóng xạ gamma. Các bác sĩ và nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm chất độc khác, nhưng danh sách các chất này rất dài nên không dễ gì phát hiện được.

Trường hợp của Litvinenko là một trường hợp cực kỳ mới đối với y khoa Anh. Thế là họ quyết định lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân gửi cho Cục vũ khí nguyên tử (Atomic Weapons Establishments, AWE) để phân tích. Alexander Litvinenko trên giường bệnh. Bí mật được hé lộ Các chuyên gia Cục vũ khí nguyên tử phát hiện ra trong mẫu nước tiểu của Litvinenko một chất có tên là polonium-210. Đây là một trong những chất phát tán phóng xạ alpha mạnh nhất, là một isotope thường được sản xuất để dùng trong các dụng cụ chống tĩnh (antistatic). Tuy nhiên, phát hiện này chẳng giúp ích gì cho bệnh nhân vì Litvinenko đang chết dần trên giường bệnh.

Ngày 23/11/2006, AWE khẳng định: Litvinenko bị nhiễm phóng xạ polonium-210. Litvinenko chết chỉ vài giờ sau khi chẩn đoán được xác định và ông không bao giờ biết được mình chết vì lý do gì. Giới vật lý hạt nhân gọi polonium là “Terminator” (kẻ kết liễu), không chỉ vì nó là một chất đầu độc cực kỳ hữu hiệu, mà còn là một nguyên tố được sản xuất trong một quy trình có tên là “neutron capture”.

Là một nguyên tố, polonium có thể tìm thấy trong vỏ trái đất như là một sản phẩm của sự phân rã uranium-238, nó chiếm khoảng 1% tổng số liều lượng mà con người tiếp nhận phóng xạ hàng năm. Liều lượng polonium mà Litvinenko bị nhiễm chỉ bằng một đầu cây kim nhỏ. Trên thế giới, chỉ có khoảng 100g được sản xuất mỗi năm và cũng chỉ một vài quốc gia có khả năng này. Không giống như các chất phóng xạ khác, polonium-210 hoàn toàn vô hại nếu như nó không xâm nhập vào cơ thể.

Nhưng một khi polonium-210 vào cơ thể con người, tia phóng xạ alpha phát tán bởi isotope có thể gây tác hại gấp 20 lần tác hại do phóng xạ gamma (từ thallium) gây ra. Tia gamma có thể xuyên qua thép, bê tông và mô con người. Các hạt alpha không thể xâm nhập một tấm giấy hay da con người.

Nhưng nếu con người nuốt hay hấp thu tia phóng xạ alpha (qua đường tiêu hóa hay hô hấp), thì tất cả các tế bào trong cơ thể sẽ bị tấn công dữ dội. Hạt alpha sẽ tiêu diệt bất cứ tế bào nào bị phơi nhiễm. Cảnh sát nghi ngờ rằng, polonium đã được hòa tan trong đồ uống khi ông tiếp đãi bạn cũ. Polonium-210 xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa, từ đó lan sang máu và khắp cơ thể, tiêu diệt các tế bào phân chia nhanh như tóc, da, dạ dày, xương tủy.

Có thể, Litvinenko đã bị đầu độc với một liều lượng lớn (khoảng 1 - 10 gigabecquerels, 1 gigabecquerel bằng 1 tỷ hạt alpha phát tán trong 1 giây) hơn là liều lượng cần thiết để giết một con người. Với liều lượng này, Litvinenko không có hy vọng sống sót. Litvinenko là người đầu tiên trong lịch sử hiện đại bị ám sát bằng polonium-210.

Người ta cũng đã tìm thấy dấu vết phóng xạ tại những nơi mà hai người bạn của Litvinenko từng đi qua hay từng lưu trú. Ngay cả cửa phòng khách sạn, bàn ghế họ từng ngồi cũng có dấu vết phóng xạ polonium-210. Trường hợp của Lirvinenko cung cấp cho thế giới một vũ khí ám sát của tương lai với công nghệ mới, kỹ thuật cao.

Vụ ám sát Litvinenko được giới báo chí và khoa học xem là vụ ám sát hoàn hảo đầu tiên của thế kỷ 21, vì lần đầu tiên một chất phóng xạ cực hiếm như polonium-210 được sử dụng để giết người một cách hoàn hảo đến nỗi giới y khoa phương Tây phải bái phục và đầu hàng vì thứ vũ khí ám sát này cực kỳ khó phát hiện và không có cách gì cứu chữa!

Anh Thư theo Komsomolskaya Pravda
(Sức khỏe và Đời sống)

Phần nhận xét hiển thị trên trang


Tài liệu tối mật về tranh chấp biên giới, 
biển đảo cũng bị lộ

Dân trí
Thứ sáu, 11/08/2017 - 09:53
 
Đã có 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước được phát hiện từ năm 2001 đến nay. Báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, có nhiều tài liệu trong số đó thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo…

Đây là nội dung thể hiện trong Tờ trình dự thảo luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Chính phủ trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội chiều 10/8.

Đánh giá khái quát của cơ quan hành chính nhà nước về sự cần thiết xây dựng luật này là vì Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay.

Một trong các hạn chế là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa cụ thể dẫn đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân còn chủ quan, mất cảnh giác, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, từ năm 2001 đến nay, các cơ quan đã phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước. Trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo. 
Trong số những vụ bị mất, lộ bí mật nhà nước có những tài liệu quan trọng 
liên quan việc giải quyết tranh chấp biên giới, biển đảo.

Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản, quan hệ quốc tế...

Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động...

Chính phủ cũng nhận định, trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, bọn tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu này thì hoạt động tình báo, gián điệp để lấy cắp, chiếm đoạt bí mật nhà nước được đặc biệt chú ý.

Trước tình hình phức tạp nêu trên, từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước nên việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết - tờ trình nêu rõ.

Dự thảo luật được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 41 điều. Cơ quan soạn thảo cho biết, khái niệm bí mật nhà nước được xác định rõ hơn về hình thức, nội dung và tiêu chí, là cơ sở phân biệt giữa bí mật nhà nước với các loại bí mật khác (bí mật đời tư, bí mật công tác, bí mật nội bộ), tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Theo đó, bí mật nhà nước là “thông tin, vật, khu vực cấm, địa điểm cấm có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác, được quy định bằng danh mục bí mật nhà nước, nếu bị lộ, mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Điểm mới nữa là dự thảo luật quy định phạm vi bí mật nhà nước theo hướng khái quát hóa (không chia phạm vi bí mật nhà nước theo từng cấp độ mật). Căn cứ phạm vi bí mật nhà nước và tiêu chí xác định độ mật quy định tại dự thảo, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương xác định và lập danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Về thẩm quyền, dự thảo luật sửa đổi thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước theo hướng Thủ tướng quyết định danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

Chính phủ giải thích, việc sửa đổi nêu trên là do khái niệm bí mật nhà nước, phạm vi bí mật nhà nước, tiêu chí xác định cấp độ mật của bí mật nhà nước mớichỉ mang tính chất khung. Do đó, danh mục bí mật nhà nước cần được xem xét, cân nhắc thận trọng, toàn diện với sự tham gia của các cơ quan có liên quan và quyết định bởi chủ thể có thẩm quyền để làm cơ sở áp dụng chung và thống nhất.

Quy định về hoạt động bảo vệ nhà nước cũng có những nội dung mới. Cụ thể, dự thảo đã luật hóa quy định mang bí mật nhà nước đi công tác trong nước, đi công tác nước ngoài, về nhà riêng.

Để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu, đồng thời khắc phục nhược điểm Pháp lệnh năm 2000, dự thảo không quy địnhtrách nhiệm của cán bộ đi công tác nước ngoài có mang bí mật nhà nước phải xuất trình văn bản xin phép có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, tổ chức với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. 
P.Thảo



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Giáo dục: CÁC EM CỨ NHẬP HỌC, KHỎI CẦN XÁC NHẬN LÝ LỊCH



Nhiều tân sinh viên gặp rắc rối vì bút phê của lãnh đạo xã vào sơ yếu lý lịch
Nhiều tân sinh viên gặp rắc rối vì bút phê của lãnh đạo xã vào sơ yếu lý lịch

Sinh viên làm thủ tục nhập học không cần 
xác nhận sơ yếu lý lịch 

Dân trí 
Thứ bảy, 12/08/2017 - 21:32
 

Đó là khẳng định của bà Lê Thị Kim Dung - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục & Đào tạo trước rắc rối trong xác nhận lý lịch của một số tân sinh viên bị lãnh đạo xã phê vào bản khai lý lịch nhập học mà báo chí phản ánh.

Lãnh đạo xã xin lỗi tân sinh viên bị phê “chưa chấp hành” trong lý lịch
Hà Nội: Kiểm điểm cán bộ phê “chưa chấp hành” vào lý lịch tân sinh viên

Bà Lê Thị Kim Dung- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục & đào tạo cho biết, trước đây để các nhà trường làm tốt hơn công tác quản lý người học, thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh sinh viên, nhất là nhóm các em thuộc diện chính sách, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2007, tại Điều 4 có quy định hồ sơ nhập học của học sinh sinh viên gồm 8 loại giấy tờ, trong đó có Lý lịch học sinh, sinh viên.


Tuy nhiên, ngày 25/01/2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trong đó, tại Khoản 3 Điều 14 của Quy chế quy định hồ sơ thí sinh trúng tuyển nộp vào trường gồm 5 loại giấy tờ, không có Lý lịch học sinh, sinh viên.

"Từ năm học này học sinh sinh viên khi làm thủ tục nhập học không cần làm xác nhận sơ yếu lý lịch" - bà Dung khẳng định.

Theo bà Dung, quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.

"Chính vì vậy, từ năm học này, học sinh, sinh viên là thủ tục nhập học không phải nộp xác nhận sơ yếu lý lịch. Bộ GD&ĐT cũng không có văn bản nào yêu cầu địa phương xác nhận cả việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật vào sơ yếu lý lịch của tân sinh viên" - bà Dung nhấn mạnh.


Mẫu Lý lịch học sinh, sinh viên (Ảnh: Báo An ninh Thủ đô)
Mẫu Lý lịch học sinh, sinh viên (Ảnh: Báo An ninh Thủ đô)

Trước ý kiến về việc hồ sơ học sinh, sinh viên được bán phổ biến hiện nay có đóng dấu đỏ của Bộ GD&ĐT, bà Dung khẳng định: "Bộ không phát hành mẫu Lý lịch học sinh, sinh viên".

Bà Dung cho biết, học sinh sinh viên thực hiện việc xác nhận các nội dung khai trong sơ yếu lý lịch (nếu có yêu cầu) tại UBND các phường/xã nơi cư trú tuân theo các qui định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Hồng Hạnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh"


Thanh Trúc, 2017-08-11, Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động. Trở về từ Đài Loan, Đức Giám Mục đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. 
Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt. Courtesy of Pham Quang Long FB

Trước hết ông cho biết:
Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có  ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi  rất vui mừng về chuyến đi đó.
Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp
Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia  trực tiếp hưởng khói  của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.
Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm  giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.
Thanh Trúc: Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa  nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?
Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh  Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra  danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề  là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân  số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.
Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016  thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là  vấn để đặt ra.
Thanh Trúc: Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không?
Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.
Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp
Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”. Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy  rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều  kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.
Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.
Thanh Trúc: Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này?
Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của  xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.
Hơn nữa  thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường  nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa  Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không  phải ta  thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về  phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài  nói chuyện này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bishop-went-abroad-for-formosa-08112017214122.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?


12 tháng 8 2017 - Một số cuộc tranh luận mới đây ở châu Âu đặt lại vấn đề từ khi nào Karl Marx được tôn thờ trong phong trào cộng sản quốc tế và liệu bản thân Marx có tin chủ nghĩa tư bản sẽ tự tan rã. Trong một bài trên tạp chí Polityka ở Ba Lan (12/06/2017), nhà nghiên cứu Edwin Bendyk nêu ra vấn đề sau Brexit, châu Âu cần đặt câu hỏi có hay không một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Tượng Karl Marx
Khoảng 500 tượng Karl Marx, kích thước cao 1 mét, được trưng bày tại một bảo tàng ở Trier, Đức hôm 05/5/2013 (hình minh họa).

Theo ông, đây cũng là vấn đề làm đau đầu phái Tả châu Âu và một số nhà lý luận và lý thuyết gia đã tìm lại học thuyết của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản để tìm lời giải.

Vấn đề là Marx chưa bao giờ dự báo sự tan rã của chủ nghĩa tư bản như các tín đồ gán cho ông.

Marx chỉ mô tả chủ nghĩa tư bản là hệ thống liên tục gặp khủng hoảng nội tại rồi đổi mới.

Khái niệm về sự sụp đổ không tránh khỏi (zusammenbruchtstheorie) của chủ nghĩa tư bản trong tập 3 bộ Tư bản luận là do Friederich Engels đưa vào và nhấn mạnh sau khi Marx đã qua đời.

Vai trò của Engels, bạn thân và nhà bảo trợ cho Marx cũng được nói đến khá nhiều trong công trình của Gareth Stedman Jones, giáo sư Marxist từ Đại học Cambridge ở Anh.

Cuốn sách in ra năm 2016 của ông, "Karl Marx. Greatness and Illusion" lập luận rằng Engels không chỉ thu thập các bài viết, bản thảo của Marx để hoàn tất bộ Tư bản luận mà còn tạo ra sự sùng bái cá nhân Marx vì mục tiêu chính trị.

Theo Stedman Jones, để hỗ trợ cho phong trào Xã hội Dân chủ ở Đức, Engels đã cố tình đề cao cá nhân Marx như một nhà tiên tri nhìn thấy trước con đường cách mạng "tất thắng" cho những người cộng sản và hoạt động công nhân khi đó.

Cộng hòa dân chủ Đức
Du khách ăn vận quần áo của binh sỹ thời Cộng hòa Dân chủ Đức khi thăm một bảo tàng lưu lại nhiều kỷ vật từ thời nước Đức chưa thống nhất.

Nói ngắn gọn thì Karl Marx trong đời thực ở Thế kỷ 19 không phải là nhà tiên tri (prophet) của Thế kỷ 20.

Theo Gareth Stedman Jones, cũng chính Engels đã cưỡng ép một số mặt của lý luận để đặt chủ nghĩa Marx vào đường ray "tiến hoá" như chủ nghĩa Darwin, hàm ý tạo cảm giác sự vận động xã hội cũng mang tính "tự nhiên" như học thuyết về sinh học.

Còn trên thực tế, Marx không đồng ý với thuyết của Charles Darwin mà ông cho là đặt lịch sử loài người vào một quá trình diễn tiến hoàn toàn mang tính tình cờ.
Tìm lại Marx thời kỳ nào?

Bảo tồn xác ướp Lenin hết bao nhiêu tiền?

Marx chỉ viết về các khủng hoảng mang tính chu kỳ của chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng (crises) thì vẫn không phải là sụp đổ (collapse),GS. Alex Callinicos, ĐH King's College

Đại học Hungary 'dọn tượng Marx'

'Tù mù về Chủ nghĩa Marx'

Phê phán cuốn sách của Stedman Jones, một nhà nghiên cứu cộng sản khác ở Anh, Giáo sư Alex Callinicos từ Đại học King's College, London cho rằng cách nhìn nhận Marx thời trẻ và khi ông đã già luôn đem lại các kết luận khác nhau.

Tuy thế, Giáo sư Callinicos cũng thừa nhận thuyết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu là do các nhân vật sau Marx như Karl Kautsky và Georgi Plekhanov đề cao.

Marx chỉ viết về các khủng hoảng mang tính chu kỳ của chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng (crises) thì vẫn không phải là sụp đổ (collapse), theo Callinicos.

Vị giáo sư từ King's College cũng cho rằng viễn kiến về cách mạng cộng sản được những người như Lenin tìm thấy trong các phần Marx viết khi còn trẻ, lúc ông tự nhận là tín đồ của Công xã Paris.Image captionDu khách chụp ảnh với tượng Marx và Engels tại Berlin.

Phần lý thuyết này tin rằng công nhân sẽ đứng lên làm thay đổi chính trị chứ bản thân chủ nghĩa tư bản sẽ không tự tan rã.

Tuy thế, cũng trong một cuốn sách khác đã ra từ năm 2013, cuốn "Karl Marx: A Nineteenth-Century Life" của Jonathan Sperber, quan điểm thực sự của Marx về đấu tranh giai cấp đã được đề cập tới.

Theo Sperber, vào năm 1848 Marx đã viết rằng tương lai của một nền chuyên chính do một giai cấp cách mạng nắm giữ là chuyện vô lý.

Vậy từ các trang giấy dày đặc ý tưởng, đôi khi mâu thuẫn nhau của Marx, xã hội châu Âu ngày nay có thể còn rút tỉa được gì?

Càng về già [Marx] lại càng ít đi tính cực đoan để đánh giá cao quan hệ xã hội ở những xứ sở ông từng cho là lạc hậu

Triết gia John Gray từ Trường Kinh tế London (LSE), khi giới thiệu cuốn sách về Marx của Stedman Jones, đã đồng ý với tác giả rằng đóng góp lớn nhất của Marx là phần phân tích thấu đáo về chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Mới chỉ xuất hiện non một thế kỷ (tính đến thời của Max), thị trường tư bản quốc tế đã tạo ra động lực và quyền lực (powers) ghê gớm, san bằng các biên giới, tự tạo ra nhu cầu để rồi cung cấp các cách thoả mãn những nhu cầu đó và lật đổ cả mọi định chế văn hoá, theo đánh giá mang tính tiên tri của Marx.

Một thông điệp nữa của Marx, có lẽ là thông điệp cuối cùng ông gửi lại trước khi chết là làm sao cứu lấy các cộng đồng nông thôn trước khi chúng bị chủ nghĩa tư bản toàn cầu nghiền nát.

Vào lúc cuối đời Marx bỏ công nghiên cứu về làng quê ở Nga và đánh giá cao phương thức sở hữu công (Russian mir) mà ông tin là có những phần đáng được giữ lại cho một xã hội tương lai.

Có thể thấy cuộc hành trình "về quê" của Karl Marx qua các giai đoạn tư duy của ông: từ nhân vật cộng sản cấp tiến kiểu Đức hồi trẻ sang một nhà hoạt động xã hội ở Pháp và Bỉ, trở thành nhà phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa ở London và càng về già lại càng ít đi tính cực đoan để đánh giá cao quan hệ xã hội ở những xứ sở ông từng cho là lạc hậu.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40911937

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm


12 tháng 8 2017- Campuchia và Lào đạt được thỏa thuận hôm 12/8 về việc binh sĩ Lào rút đi sau khi Campuchia cáo buộc Lào điều quân vào lãnh thổ nước này, Reuters dẫn lời lãnh đạo hai nước.

Xe thiết giáp được nhìn thấy ở Phnom Penh hôm 11/8
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 11/8 điều quân tới biên giới và ra tối hậu thư đòi Lào rút quân trước hôm 17/8. Ông đến Vientiane hôm 12/8 họp khẩn với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith.
Trong cuộc họp báo được tường thuật trực tiếp trên trang Facebook của ông Hun Sen, nhà lãnh đạo Lào cho biết ông đã ra lệnh rút quân.

Bầu cử Campuchia: đảng nào thắng?

Tìm thấy tượng 'thiên thần' ở Campuchia

Ông Sisoulith nói: "Tôi yêu cầu rút quân khỏi khu vực đó trước sáng mai."

Ông cũng xin lỗi vì đã không hồi đáp thư của ông Hun Sen đề ngày 2/8 về yêu cầu rút quân.

"Dù sao đi nữa, cuộc trao đổi hôm nay rất thẳng thắn và thân thiện, do đó khu vực này sẽ không xảy ra đối đầu quân sự", ông nói.

Ông không đề cập về việc liệu Lào có thừa nhận chuyện điều 30 binh sĩ vào đất Campuchia từ tháng Tư.

Hun Sen cho biết ông cũng đã lệnh cho quân đội được điều đến biên giới trước đó rút lui để đáp lại động thái của Lào.

"Thành công lớn nhất của chúng tôi là không có tranh chấp nào không thể giải quyết được", ông Hun Sen nói trong cuộc họp báo.

Tòa Campuchia xử tù người Việt vì bạo hành trẻ em
Đền thờ ẩn náu trong rừng ở Campuchia
Tranh chấp kéo dài

Trước đó, ông Hun Sen cáo buộc Lào đã đưa khoảng 30 lính vào tỉnh Stung Treng của Campuchia kể từ hồi tháng Tư, và có một số quân nhân tính đến thời điểm này, 12/8/2017, vẫn còn hiện diện tại khu vực vào ban ngày.

Campuchia và Lào có chừng 540km đường biên chung trên bộ, đa phần là không được canh gác, khiến có những tranh chấp lãnh thổ có lúc xảy ra giữa hai quốc gia.

Ông Hun Sen đến Vientiane hôm 12/8 họp khẩn với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Tuy nhiên, lần này dường như giới chức Campuchia cảm thấy mất kiên nhẫn trước việc mà Phnom Penh nói là Lào đã tiến sâu vào lãnh thổ của họ tại tỉnh Stung Treng và không chịu rút đi.

Báo Cambodia Daily cáo buộc lính Lào đã tìm cách chặn các kỹ sư quân sự Campuchia khảo sát, làm đường ở khu vực.

Truy lùng người tung tin 'Hun Sen chết'
Lào: Bí mật cánh đồng Chum và cuộc chiến VN

Phía Lào cho rằng, báo Phnom Peng Post tường thuật, con đường mà phía Campuchia định làm sẽ đi vào khu vực chưa phân định biên giới với Lào.

Hồi đầu tháng Tư, Campuchia nói quân Lào đã vượt qua đường biên giới tự nhiên giữa hai nước là sông Sekong và treo biển cảnh báo "Đây là Lào" bên bờ nam con sông, thúc giục phía Campuchia ngưng việc xây dựng.

Địa điểm tranh chấp, theo Phnom Penh Post, nằm về phía đông chừng 10km nơi con sông bẻ ngoặt xuống phía nam, và do vậy, nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Campuchia.

Việc thăm dò, khảo sát làm đường của phía Campuchia đã từng phải dừng hồi cuối tháng Hai do áp lực từ các lực lượng của Lào, rồi tạm ngưng do dịp lễ tết đón năm mới của người Campuchia, và được bắt đầu nối lại vào đầu tháng Tư.

Sông Sekong bắt nguồn từ Thừa Thiên - Huế của Việt Nam, chảy qua vùng nam Lào xuống miền đông Campuchia rồi nhập vào sông Mekong.

Việt Nam gọi phần thượng nguồn chảy trên đất Việt là sông A Sáp. Một phần sông, dài khoảng 40km, tạo thành biên giới tự nhiên giữa Lào và Campuchia.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40884563

Phần nhận xét hiển thị trên trang