Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

ĐỪNG ĐỂ LUẬT SƯ PHẢI CHỌN 1 TRONG 2: VÔ ĐẠO ĐỨC HOẶC VÀO TÙ !

Trần Đình Triển 

Những ai học luật đều phải biết: khi xây dựng pháp luật đều phải tính đến : yếu tố lịch sử, hiện tại và tương lai; phong tục tập quán, đạo đức xã hội, tính cá biệt và yếu tố hội nhập với nền văn minh của nhân loại;... Pháp luật phải thật sự thể hiện ý chí của toàn dân, lấy quyền con người để làm thước đo sự văn minh tiến bộ của hệ thống pháp luật mỗi Quốc gia. Nhà nước quản lý theo pháp luật, chứ không phải dùng pháp luật để cai trị theo thuyết pháp trị của Lão Tử.
Hiện nay, một nhà nước độc tài cá nhân hay độc tài nhóm thì thường lo ngại : khi tin học phát triển, khó bưng bít thông tin;cản trở nhận thức của dân chúng để dễ bề cai trị; đội ngũ trí thức, nhà báo, luật sư,...mang tính phản biện hoặc phản ánh hiện thực xã hội là tầng lớp gai nhọt mà nhà nước đó muốn vứt bỏ.

Vậy thì, "Nhà nước ta , dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản", " Nhà nước của dân, do dân và vì dân", cớ sao lại trở về thời kỳ cổ đại trong nhận thức để xây dựng pháp luật ?

Bộ Luật tố tụng hình sự của nhà nước ta cũng đã có những quy định chế ngự hoạt động của luật sư, cụ thể là:


- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra thì luật sư chỉ được đọc các văn bản tố tụng của vụ án; chưa được đọc và sao chép hồ sơ vụ án. Được gặp bị can đang bị tạm giam nhưng phải có mặt của điều tra viên; muốn hỏi phải nêu câu hỏi trước và phải được sự đồng ý của điều tra viên. Như vậy, luật sư làm sao biết được nội dung gì Cơ quan điều tra đã biết hoặc chưa biết để tố cáo thân chủ của mình?

- Đối với nhóm tội xâm phạm an ninh Quốc gia, cũng đã quy định: luật sư tham gia bào chữa cho bị can trong giai đoạn điều tra phải được sự đồng ý của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đang tiến hành kiểm sát điều tra vụ án. Trong thực tiễn nhiều năm qua, thì hầu hết các vụ án về nhóm tội này, luật sư đều bị từ chối bào chữa cho bị can trong giai đoạn điều tra.

- Không hiểu vô tình hay cố ý, mà những luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo bị truy tố về nhóm tội xâm phạm an ninh Quốc Gia, thì dư luận coi họ là luật sư phản động, thậm chí bị chỉ trích và đối sách. Vì vậy, đa số các luật sư e ngại bào chữa; nay lại quy định thêm về việc phải tố giác,...thì có luật sư nào dám nhận bào chữa không? Như vậy thì Điều 31 - Hiến pháp 2013 " Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa" sẽ bị vô hiệu trên thực tế; các tổ chức quốc tế đánh giá thế nào về vấn đề này?

Công ước Quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã tham gia ký kết, Công ước có nội dung: các nước thành viên phải có trách nhiệm và tạo mọi điều kiện để luật sư giữ bí mật cho thân chủ. Luật Luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư cũng quy định: luật sư phải giữ bí mật cho thân chủ, chỉ được công bố hoặc cung cấp tài liệu, nội dung vụ việc,...cho tổ chức hoặc cá nhân khác chỉ khi được thân chủ đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, nếu chấp thuận như dự thảo BLHS và TTHS thì sẽ có sự xung đột pháp lý với Hiến pháp, Công ước quốc tế và Luật Luật sư,...

Một vấn đề lịch sử cũng cần lưu tâm là: Vụ án ở Hồng Koong vai trò của vị luật sư người Anh đối với Bác Hồ, nhiều vị lãnh đạo Đảng và nhà nước bị bắt trong hai cuộc kháng chiến có bào chữa của nhiều vị luật sư;...Việc ta đạt rồi thì ta rút ván chăng?

Đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân - trong đó các cơ quan bảo về pháp luật giữ và trò chủ lực, phải chủ động, không ỉ lại nhờ vào người khác. Mặt khác, có đại biểu QH đã từng phát biểu: Công an VN giỏi nhất thế giới, thì cớ chi phải dựa vào nguồn tin luật sư tố cáo thân chủ?

Luật Tố cáo còn có quy định: người tố cáo được yêu cầu giữ bí mật danh tính. Còn luật sư với thân chủ, bản chất là người làm thuê, sao lại phản chủ? Ai dám thuê luật sư nữa không?

Nếu không khéo khi luật sư không có cảm tình với Cơ quan tiến hành tố tụng, dễ bị cài bẩy, mua chuộc khống chế bị can bị cáo hoặc người khác, tạo lập tài liệu,...để xử lý luật sư. Tôi tin rằng nếu QH bảo lưu như dự thảo thì tình trạng này sẽ và rất nhiều vụ việc xảy ra.

Tóm lại, nếu QH thông qua như dự thảo, thì những luật sư chuyên tham gia các vụ án hình sự sẽ bỏ hoặc chuyển nghề; hoặc nếu tham gia thì lúc nào cũng phải đối mặt với vòng lao lý bên mình; hoặc nhà nước phải chi tiền ngân sách để Trung tâm trợ giúp pháp lý - Sở Tư pháp hoặc Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa cho đủ thành phần tham gia tố tụng.

Đây là vấn đề lớn - rất lớn kể từ ngày thành lập nước đến nay bắt đầu nảy sinh ( Sắc lệnh Bác Hồ ký thành lập tổ chức luật sư cũng không đề cập đến vấn đề này). Qua theo dỏi, tôi đánh giá rất cao Anh Nghĩa, anh Thịnh, anh Chiến,...đã thẳng thắn nêu quan điểm; một số báo chí, anh chị em luật sư, cộng đồng mạng,...đã đồng thanh lên tiếng bảo vệ tính đúng đắn khi xây dựng pháp luật.

Tôi cho rằng nếu điều khoản trên được QH đồng ý thông qua, thì đây là một trong những điểm thể hiện sự thoái trào nền văn minh pháp lý của nhà nước ta.

TS, LS. Trần Đình Triển

Trần Đình Triển

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc bắt một nhà hoạt động Đài Loan vì tội «lật đổ»


Gia đình nhà hoạt động Lý Minh Triết mang ảnh của ông trong một cuộc báo tại Đài Bắc, 29/03/2017.

Trung Quốc đã bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền Đài Loan vì nghi ngờ « âm mưu lật đổ chính quyền ». AFP hôm nay 27/05/2017 dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã loan báo như trên.
Ông Lý Minh Triết (Lee Ming Che), 42 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, đã mất tích từ ngày 19/3 sau khi từ Macao vào thành phố Chu Hải (Zhuhai) thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến hôm qua, Tân Hoa Xã thông báo ông Lý Minh Triết đang bị giam giữ và đã « nhận tội » khi bị thẩm vấn.


Hãng tin Nhà nước Trung Quốc nói thêm, công dân Đài Loan này đã « thú nhận » các tội danh « thông đồng với những người ở Hoa lục lập ra những tổ chức bất hợp pháp, lên kế hoạch và thực hiện những hành động nhằm lật đổ chính quyền ». Lý Minh Triết và nhóm của ông « nhìn nhận đã tham gia những hành động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia ». 

Ông Lý Minh Triết làm việc tại một trường trung học cộng đồng ở Đài Bắc, lâu nay vẫn hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động Trung Quốc. Theo Hiệp hội Xúc tiến Nhân quyền Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights), ông Lý thường chia sẻ « các kinh nghiệm dân chủ Đài Loan » với những bạn bè người Trung Quốc trên mạng từ nhiều năm qua, và thường xuyên gởi sách vở cho họ.

Đại lục Ủy viên Hội, tức Hội đồng phụ trách các vấn đề Hoa lục của Đài Loan (Mainland Affairs Council) chiều qua tố cáo : « Chính quyền Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến trường hợp trên ». 

Nhà nghiên cứu Patrick Poon của Amnesty International China nói với AFP : « Thật đáng báo động khi việc chia sẻ kinh nghiệm về dân chủ của Đài Loan lại bị coi là ‘lật đổ’ ».Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối đưa ra lời bình luận với hãng tin Pháp.

Tháng trước, Bắc Kinh đã cấm vợ ông Lý Minh Triết nhập cảnh vào Hoa lục.

Việc bắt giữ ông Lý Minh Triết là sự kiện mới nhất trong hàng loạt sự cố giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức


Tác giả: Ngô Di Lân
Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.
Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình.
Trên thực tế, chính quyền Trump vẫn đang trong quá trình xây dựng đội ngũ đối ngoại và chiến lược Châu Á của mình. Vì phía Mỹ vẫn chưa xác định một cách rõ ràng toàn bộ thứ tự ưu tiên chiến lược của mình ở Châu Á cũng như chưa đưa ra chiến lược tiếp cận cụ thể đối với khu vực trọng yếu này nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể nhân chuyến thăm này để tác động đến lập trường của Mỹ ở Châu Á. Mặc dù Việt Nam không có tiếng nói quyết định trong việc hoạch định chính sách của Mỹ nhưng nếu chúng ta cho thấy rằng Việt Nam luôn chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy lợi ích chính đáng của cả hai bên thì rất có thể phía Mỹ sẽ đáp lại với một chính sách Châu Á thân thiện với Việt Nam.
Hơn nữa, đây cũng là một dịp rất tốt để chúng ta thăm dò ý đồ chiến lược của Mỹ. Một số chuyên gia gần đây nhận định rằng Mỹ đã có một cuộc “mặc cả” với Trung Quốc ở Biển Đông để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên nhưng những thông tin này hoàn toàn chưa được kiểm chứng từ bất kì nguồn tin đáng tin cậy. Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể tận dụng cơ hội này để tìm hiểu cách chính quyền Trump nhìn nhận vai trò của nước Mỹ ở Châu Á, từ đó hiểu được ý đồ chiến lược của Mỹ ở khu vực này trong thời gian sắp tới. Nắm rõ được Mỹ muốn gì ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng để chúng ta có thể đưa ra các đối sách phù hợp.
Chuyến thăm này cũng là một cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo nước ta xây dựng mối quan hệ cá nhân với Tổng thống Trump và những cố vấn thân cận của ông. Thực tế cho thấy ông Trump là người thường ra quyết định dựa trên cảm quan cá nhân và trực giác nên việc chiếm được cảm tình của vị tổng thống này là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, vì Việt Nam từ trước tới giờ chưa phải là mối quan tâm của Tổng thống Trump nên đây cũng là một cơ hội tốt để phía Việt Nam giúp ông Trump có cái nhìn chính xác hơn về vị trí địa chính trị và sức hút của nền kinh tế Việt Nam, từ đó thắt chặt quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, vì Tổng thống Trump vốn xuất thân không phải là chính trị gia chuyên nghiệp nên các cố vấn thân cận của ông có tiếng nói đặc biệt lớn trong quá trình hoạch định chính sách. Do đó, bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ cá nhân với ông Trump, việc gặp gỡ và tiếp xúc với những nhân vật như Ivanka Trump, Jared Kushner, Cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rất lớn thì chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức đáng kể. Thứ nhất, hiện nay nội bộ Mỹ đang gặp một số trục trặc, đặc biệt trong bối cảnh đang có cáo buộc rằng Nga đã can thiệp để hỗ trợ ông Trump trong kỳ bầu cử Mỹ vừa qua. Nhiều khả năng Tổng thống Trump sẽ vượt qua được sóng gió này nhưng điều này rất có thể khiến chính quyền Trump phân tán sự tập trung, khó dành được toàn bộ sự chú ý cho đoàn Việt Nam.
Thứ hai, tuy phía Mỹ vẫn chưa có chiến lược đối ngoại rõ ràng ở Châu Á nhưng những động thái gần đây như việc Mỹ trì hoãn thoả thuận bán vũ khí cho Đài Loan hay việc Hoàn Cầu Thời Báo cách đây không lâu đăng một số bài xã luận chỉ trích Triều Tiên trong khi lại ủng hộ chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ cho thấy rằng quan hệ Mỹ – Trung đang dịu dần và trên đà cải thiện. Đây không nhất là tin xấu cho Việt Nam nhưng nó sẽ buộc chúng ta phải khéo léo và tế nhị hơn trong các cuộc gặp với phía Mỹ khi trao đổi về những vấn đề có liên quan tới Trung Quốc.
Cuối cùng, có lẽ sẽ tương đối khó để phía Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với phía Mỹ khi bản thân Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các thoả thuận hợp tác kinh tế như TPP, NAFTA và cho rằng các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam đang lấy đi việc làm của người Mỹ nhờ nhân công giá rẻ. Đây sẽ không phải là nhiệm vụ bất khả thi nhưng vì nhóm cử tri “ruột” của ông Trump đa phần là những người theo xu hướng bảo hộ kinh tế nên việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương và đa phương sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng đây chỉ là chuyến thăm đầu tiên và chủ yếu mang tính chất “thăm dò” lẫn nhau, nên dù có kết quả cụ thể hay không, bản thân chuyến đi vẫn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên và giúp đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới.
Ngô Di Lân là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ.


Có Thể Bạn Quan Tâm:
Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương
Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới
Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ
- See more at:
Phần nhận xét hiển thị trên trang

50 dấu hiệu của một đất nước vỡ nát



[THỐI NÁT – 50 dấu hiệu của một đất nước vỡ nát] Có một đất nước kia rất thối nát. Nước đó có đầy đủ dấu hiệu của một xã hội hỗn loạn. Người dân thì chẳng còn niềm tin. Tương lai thì mù mịt. Các bạn coi các dấu hiệu sau để đoán xem nước đó là nước gì nhé.
  1. Con cái nước đó không có hiếu với cha mẹ.
  2. Học trò nước đó không lễ phép với thầy cô.
  3. Thầy cô nước đó không dạy với tấm lòng.
  4. Bệnh viện nước đó phân biệt người có tiền và người không tiền.
  5. Đi đâu trong đất nước đó cũng thấy rác.
  6. Người dân nước đó không biết xếp hàng mà chỉ chen lấn.
  7. Cán bộ nước đó tham nhũng từ dưới lên trên, từ nhỏ tới lớn.
  8. Tham nhũng và đút lót ở nước đó được cho là hiển nhiên.
  9. Muốn kinh doanh cái gì ở nước đó cũng phải đút lót cán bộ.
  10. Học sinh nước đó học nhiều mà hiểu chẳng bao nhiêu.
  11. Người nước ngoài tới nước đó làm giàu nhưng người dân thì dậm chân tại chỗ.
  12. Nước đó có tỷ lệ phá thai trong top của thế giới.
  13. Người dân nước đó tin vào một lý tưởng vô thần.
  14. Tiền của nước ngày càng mất giá.
  15. Người dân nước đó dễ bị lôi vào những trò kinh doanh đa cấp làm giàu nhanh mà không cần làm gì.
  16. Nước đó không có tự do ngôn luận.
  17. Bất cứ ai nói xấu chính phủ nước đó đều bị chửi và nặng hơn là bị bỏ tù.
  18. Chính phủ nước đó bảo vệ công ty nước ngoài mà đánh dân mình.
  19. Doanh nghiệp nước đó làm ăn thua lỗ, trừ những doanh nghiệp có quan hệ chính trị.
  20. Thuế ở nước đó ngày càng tăng mà chính phủ luôn thiếu tiền.
  21. Người dân nước đó càng ngày càng bất mãn.
  22. Người dân nước đó được cho là hạnh phúc nhất thế giới dù xung quanh họ là tệ nạn.
  23. Đi đâu ở nước đó cũng thấy trẻ em và người già ăn xin hay bán vé số.
  24. Trai gái nước đó xếp hàng đi xuất khẩu lao động.
  25. Người dân nước đó sẵn sàng làm tất cả vì tiền, bất chấp đạo đức.
  26. Thanh niên nước đó chỉ quan tâm tới mông, gái và vú. Còn mấy cái khác thì bận tâm làm gì.
  27. Nước đó nằm trong top các nước coi phim XXX trong thế giới.
  28. Đi đâu trong nước đó cũng thấy khói bụi.
  29. Nước đó ngày càng ô nhiễm.
  30. Trí thức nước đó thì vô tâm không quan tâm đến xã hội.
  31. Đàn ông nước đó thì như đàn bà, chẳng có một cái gì để gọi là đàn ông cả.
  32. Đàn bà và con gái ở nước đó thì toàn quan tâm tới mấy thứ nhảm nhí. Gái nào thì trai đó, trai nào thì gái đó. Vậy mới xứng.
  33. Tham nhũng ở nước đó được cho là quốc nạn.
  34. Nước đó khó sống nhưng ai cũng ráng sống.
  35. Con người nước đó giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội dựa trên đồng tiền.
  36. Đi ăn ở nước đó không biết là đồ ăn có vệ sinh hay chứa hóa chất không.
  37. Công an thì ngày càng đông mà trộm cướp lại càng tăng theo chứ không giảm.
  38. Người dân ở đó sống theo triết lý “nhân quả” và “ở hiền gặp lành” và “ai là ác thì kiếp sau sẽ trả lại.”
  39. Người dân nước đó rất mê tín dị đoan.
  40. Giới kinh doanh ở nước đó thì làm ăn chụp giật và lừa đảo, chẳng có cái gì gọi là uy tín hay sáng tạo.
  41. Ngôn ngữ nước đó khi xuất hiện ở nước ngoài thì toàn vì lý do tiêu cực.
  42. Dân nước đó đi đâu cũng phải xin visa.
  43. Các cô gái nước đó thì hèn, lớn lên làm mẹ thì dạy con sống hèn, kết quả là một xã hội hèn.
  44. Những người nào từ nước đó chạy ra nước ngoài thì lên mạng chửi nhưng vẫn vói tư duy “đâu phải chuyện của tui, chuyện của mấy bạn mà.”
  45. Người dân nước đó rất khoái của chùa, đồ chùa hay bất cứ cái gì miễn phí – mà họ không hiểu được chẳng có gì là miễn phí cả.
  46. Người dân nước đó rất lười và có tư duy hưởng thụ rất nặng.
  47. Người dân nước đó rất thích chửi. Chửi có thể được coi là một nét văn hóa đặc trưng. Nhất là mấy người “ở trên miền nam.”
  48. Nước đó tiêu thụ thuốc lá và bia hàng đầu thế giới.
  49. Luật pháp nước đó có thể được mua bằng tiền.
  50. Và người dân nước đó thì ngu dốt nhưng vẫn nghĩ mình thật ưu việt.
Các bạn có biết nước đó là nước nào không? Suy nghĩ kỹ đi rồi trả lời. Đâu phải ngẫu nhiên mà nước đó nó vậy đâu. Đúng không nè?
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Và cuối cùng là quá tệ!

Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ



LÊ THANH PHONG
LĐO - “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn đồ đệ”, tại buổi thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội ngày 25.5, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã “trích” vè dân gian để nói về việc tuyển chọn sử dụng cán bộ hiện nay.

Ông Lê Thanh Vân nhắc lại nhận định của ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Hợp Lực, đó là một ý tuy không làm hài lòng nhiều người, nhưng khá sát với thực tế: “Theo tôi nhận định thì hiện nay phải thừa khoảng 50% cán bộ, công chức. Họ đi chơi quá nhiều, họ ngồi bói chữ hơn là làm”.

Cán bộ vào cửa công bằng quan hệ hay hậu duệ thì chất lượng chỉ có thế thôi.

Ông Đệ dùng hình ảnh “bói chữ”, còn ông Lê Thanh Vân nói cụ thể hơn: “Nhiều vị được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, đứng phát biểu thao thao bất tuyệt nhưng nói không ai hiểu gì, rời tờ giấy ra là trí tuệ không thể hiện được. Năng lực như vậy mà điều hành thì chỉ có rối loạn”.

Đúng là có nhiều người rời tờ giấy ra là không xong, viết sẵn đọc còn khó khăn, đó là do năng lực tư duy hạn chế, điều hành sao đặng.

Bói chữ và cầm giấy đọc nhưng vẫn cứ xông xênh chức tước, đây không còn là hiện tượng riêng lẻ, mà khá phổ biến. Cứ xếp ghế cho ngồi thoải mái, dư có Nhà nước chịu.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giải quyết dứt điểm số Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường vượt quá quy định (6 phó); tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bổ nhiệm cấp phó vượt quá số lượng quy định; xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm trong công tác bổ nhiệm.

Tại phiên họp ngày 22.5, một con số được đưa ra chứng minh cho hậu duệ, quan hệ là, có 9 địa phương đã bổ nhiệm tổng cộng 58 người nhà gây bức xúc dư luận thời gian qua gồm: Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng.

Không khó để xử lý những cán bộ đi lên bằng những bốn “kênh” trên, cứ cách chức và kỷ luật vài trường hợp thì đố ai dám làm càn.

Hôm qua (25.5), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện bị kỷ luật cảnh cáo vì có trách nhiệm trong việc bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, không đúng quy định. Sai phạm là phải chịu trách nhiệm, cho dù về hưu cũng phải xử lý nghiêm khắc.

Tuy nhiên, để ngăn chặn những sai phạm trong công tác cán bộ, thì phải kiểm tra, phát hiện và xử lý ngay những kẻ làm sai khi còn đương chức.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hay là tiểu nhân, lợi dụng lớp trẻ chưa đủ chín về nhận thức?

'Tiểu Hồng' - đội quân chuyên 'ném đá' của Trung Quốc



BẢO DUY
TTO - Kể về thời đi du học ở nước ngoài và chê trách nước nhà, một du học sinh Trung Quốc đã bị "ném đá" không thương tiếc bởi những "Tiểu Hồng" thời mới.

Đó là trường hợp của Yang Shuping, du học sinh vừa tốt nghiệp Đại học Maryland (Mỹ) hồi tuần rồi. Hôm chủ nhật (21-5), phát biểu trong lễ tốt nghiệp, Yang đã mô tả về tình trạng khói bụi ở Trung Quốc và ca ngợi sự tự do khi đi học ở Mỹ.

Ý kiến của Yang ngay lập tức làm dấy lên làn sóng phản đối của nhiều cư dân mạng Trung Quốc. Họ tố cô bịa đặt và coi thường đất nước. Yang sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi trước áp lực từ cộng đồng mạng

Hay như một người có tiếng tăm hơn một chút là nữ diễn viên Xu Dabao của Trung Quốc cũng đối mặt với đủ "gạch đá" từ cư dân mạng Trung Quốc vì bộ váy cắt xẻ trên nền hình lá cờ Trung Quốc. Họ tố nữ diễn viễn hẳn chắc căm ghét lá cờ và đất nước lắm.

Đó chỉ là hai trong số nhiều trường hợp mà các "Tiểu Hồng" của Trung Quốc ra tay, theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong. Vậy "Tiểu Hồng" là ai?

Theo báo SCMP, đó là những người trẻ, có lòng yêu nước và tinh thần chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc đại lục. Họ được xem là phiên bản 2.0 của "đội quân 50 cent" - những cây viết được trả tiền để chấp bút định hướng dư luận bằng các bình luận và bài viết trên mạng.

Riêng với "Tiểu Hồng", theo báo SCMP, lực lượng này chủ yếu "đóng quân" trên các mạng xã hội trực tuyến và bảo vệ hình ảnh Trung Quốc trước các bình luận mang ý chỉ trích tiêu cực.

Thuật ngữ "Tiểu Hồng" bắt nguồn từ một nhóm những người trẻ sử dụng mạng Internet của Trung Quốc gọi là "Nhóm những cô gái Tấn Giang quan tâm đất nước". Để cho gọn và tiện vận động, nhóm lấy tên là "Tiểu Hồng".

83% "Tiểu Hồng" là nữ, theo một công cụ phân tích của mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, trái ngược hẳn với "đội quân 50 cent" hay các "anh hùng bàn phím" Trung Quốc là nam. 

Thống kê của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho thấy độ tuổi của những "Tiểu Hồng" thường rất trẻ, chỉ từ 18 đến 24 tuổi. 

Tuy nhiên, khác với "đội quân 50 cent", "Tiểu Hồng" gồm phần lớn là những cô gái trẻ tình nguyện và có lòng yêu nước mãnh liệt. Họ sẵn sàng đáp trả, đôi khi là với ngôn từ mạt sát, đối với những bình luận chỉ trích nhà nước Trung Quốc hay ca ngợi phương Tây trên mạng xã hội.

"Tiểu Hồng" cũng sẵn sàng đứng ra kêu gọi, ủng hộ những cuộc biểu tình và tẩy chay các công ty nước ngoài khi có dấu hiệu đụng chạm tới lợi ích của chính quyền Bắc Kinh.

Điển hình như hồi năm rồi, chuỗi cửa hàng gà KFC của Mỹ tại tỉnh Hồ Bắc đã phải đóng cửa vì các cuộc biểu tình do nhóm "Tiểu Hồng" kêu gọi. Nguyên nhân là do Washington đã thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Nhân dân Nhật báo và Hoàn cầu thời báo - hai tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã dành những lời có cánh cho các nhóm như "Tiểu Hồng", bày tỏ sự tin tưởng vào những người này.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

MỘT TẬP THƠ VỪA ĐOẠT GIẢI, ĐÃ BỊ THU HỒI!

Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh trai ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa.


Ở dưới đây là lấy về từ các nơi.



---




1. Tin thu hồi chính thức

Đình chỉ cuốn “Thành phố dịu dàng” của tác giả Trần Nhuận Minh

SÁCH | 16:00 Thứ Sáu ngày 26/05/2017
(HNMO) - Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) vừa có văn bản đình chỉ phát hành cuốn sách “Thành phố dịu dàng” của tác giả Trần Nhuận Minh do NXB Hội Nhà văn phát hành.


Tập thơ “Thành phố dịu dàng” của Trần Nhuận Minh đã đoạt giải nhất Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long lần thứ VIII của tỉnh Quảng Ninh.

Trong văn bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành nêu rõ, qua kiểm tra lưu chiểu cuốn sách “Thành phố dịu dàng” của tác giả Trần Nhuận Minh, có hai bài thơ là “Lúc ấy…” và “Những điều ấy…” có những câu mang tính chủ quan, không phù hợp. Vì vậy, Cục yêu cầu nhà xuất bản đình chỉ phát hành cuốn sách để chỉnh sửa hai bài thơ đã nêu.
T.Minh
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/sach/869801/dinh-chi-cuon-thanh-pho-diu-dang-cua-tac-gia-tran-nhuan-minh





2. Phân tích của Lê Thiếu Nhơn

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017



Cục trưởng Cục Xuất bản - In- Phát hành vừa ký quyết định thu hồi tập thơ "Thành phố dịu dàng" của Trần Nhuận Minh. Nghe tin mà không nhịn được cười. Tập thơ "Thành phố dịu dàng" in từ tháng 11-2015, mà bây giờ mới phát hiện sai phạm để đi gom lại sửa chữa hai bài thơ gây dư luận xấu!
Tập thơ "Thành phố dịu dàng" vừa được _Giải A của Giải thưởng văn học nghệ thuật Hạ Long, do tỉnh Quảng Ninh trao tặng. Vì được giải A, nên tập thơ mới được đọc kỹ lưỡng hơn, và phát hiện hai bài thơ có "vấn đề".
Bài thứ nhất, "Những điều ấy": Yêu ai thì bịa cho họ lắm điều hay/ Ghét ai thì vu cho họ nhiều lầm lỗi/ Tôi nhận ra những điều ấy trong sách giáo khoa/ Dạy các thế hệ trẻ con về sự trung thực...
Bài thứ hai, "Lúc ấy": Một học sinh lớp 12 đuổi đâm thầy giáo/ Anh chạy theo can/ Và bất ngờ bị đâm thủng ngực/ Lúc ấy trên truyền hình đang có cuộc mít tinh/ Ca ngợi nền giáo dục của chúng ta vô cùng ưu việt!
Hai bài thơ này cùng một phương pháp: dùng lối viết tương phản, cắt dán hai hình ảnh/ sự kiện trái ngược để đặt cạnh nhau nhằm bày tỏ nỗi day dứt thế sự. Tuy nhiên, chính sự vụng về cả về kỹ thuật lẫn ngôn ngữ, mà sức biểu cảm cần thiết của thi ca rất thấp. Thậm chí, đánh giá cho sòng phẳng, đó chỉ là hai đoản khúc tấu nói có tính gây hấn!
Thu hồi một tập thơ xoàng như "Thành phố dịu dàng", không khéo lại trở thành đề cao quá mức. Tuy nhiên, từ cơ sở bị thu hồi, có thể bị kiến nghị rút lại giải thưởng!
Nếu "Thành phố dịu dàng" không được trao giải A, thì cũng chả ai thèm đếm xỉa đến nó, và Cục Xuất bản - In - Phát hành cũng chẳng biết để thu hồi.
Vì vậy, câu chuyện của "Thành phố dịu dàng" là câu chuyện giải thưởng. Trần Nhuận Minh là một nhà thơ có tên tuổi trên văn đàn, không chỉ vì ông là anh ruột của thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa, mà ông cũng đã được trao Giải thưởng Nhà Nước. Danh vọng như thế, phải biết hài lòng, sao lại dùng một tập thơ xoàng xĩnh để chen chân giành một cái giải địa phương cho đồng nghiệp tức giận lên tiếng bỉ bai! Và kết quả là bị thu hồi!
Khổ thân ông Trần Nhuận Minh! Sống ở đời, biết đủ và biết dừng, xem chừng không đơn giản. Cỡ như ông, muốn nhận thêm sự xưng tụng, thì phải ráng viết những câu thơ có tầm vóc như ông từng viết "Luôn lo xa, hoạ vẫn cứ đến gần/ Kẻ hiểm ác thường có khuôn mặt đẹp/ Ngọn lưỡi ngọt như dao thì sợ hơn dao/ Trí khôn bây giờ nằm trong các hầu bao".
Thôi, nhanh tay đem "Thành phố dịu dàng" nộp cho cơ quan chức năng đi, ông Trần Nhuận Minh! Coi như bài học ở tuổi xế chiều!

                                  LTN
http://lethieunhoncom.blogspot.com/2017/05/mot-tap-tho-vua-oat-giai-bi-thu-hoi.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang