Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Ông Hàn Đức Long 'không cần xin lỗi lại'


Người nhà và gia đình cháu bé bị hại phản ứng tại buổi xin lỗi
Image captionNgười nhà và gia đình cháu bé bị hại phản ứng tại buổi xin lỗi
Sau buổi xin lỗi đầu tiên hôm 26/4 không thành, ông Hàn Đức Long, người chịu tù vì án oan sai 11 năm, nói ông không cần buổi xin lỗi thứ hai.
Trao đổi với BBC hôm 26/4, ông Long cho biết, hai vợ chồng ông đã rất mong đợi một buổi xin lỗi diễn ra trang trọng nhưng không ngờ mọi việc lại diễn biến theo chiều hướng xấu.
"Ông nhà tôi hôm qua về cũng buồn, huyết áp lên," bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Long cho biết.
Ông Long cho biết sau vụ việc lộn xộn của buổi xin lỗi, ông cũng không có tiếp xúc trao đổi gì với thân nhân cháu bé bị hại.
"Tôi cho rằng có ai đó xúi giục họ làm thế. Bởi từ khi tôi được thả về thì không có ai có ý kiến gì cả. Người hiểu thì biết tôi bị oan, người nào không hiểu thì nghĩ là tôi được tạm tha."
Khi được hỏi ông có suy nghĩ gì về hành động của gia đình cháu bé, ông nói: "Thật ra thì nỗi đau của tôi cũng như nỗi đau của họ thôi."
"Tôi chỉ mong Bộ Công an, Viện Kiểm sát điều tra tìm ra tội phạm thực sự."
"Tôi không đề nghị xin lỗi lại đâu. Tôi không muốn vụ việc lộn xộn như vậy lại xảy ra với tôi và gia đình cháu bé nữa."
án oanBản quyền hình ảnhFACEBOOK NGO NGOC TRAI
Image captionÔng Hàn Đức Long (trái) và luật sư Ngô Ngọc Trai tại nhà riêng hôm 21/12/2016
Theo Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, điểm tối của buổi xin lỗi của Tòa án Nhân dân Tối cao cho thấy việc ép cung, bức cung dùng nhục hình còn khá phổ biến, thể hiện trong trường hợp của ông Long.
"Vì bị ép cung, dùng nhục hình mà ông phải khai những cái không thực tế, sau đó lại không đủ chứng cứ để kết tội, nhưng ông Long đã phải ngồi tù 11 năm qua và 4 lần bị tuyên án tù chung thân."
"Điều này thể hiện sự yếu kém thiếu chuyên nghiệp của ngành tư pháp Việt Nam."
Điểm sáng, theo ông Giang, ngành tư pháp đã đủ sự công minh thừa nhận sai lầm của mình.
"Việc làm này đáng được khen ngợi và cần được thực hiện thường xuyên hơn, minh bạch hơn, công khai hơn."

Phản ứng của người nhà nạn nhân

Về việc gia đình cháu bé bị hại lớn tiếng bất bình, ném dép vào vị phó chánh án TAND, tiến sĩ cho biết việc xác nhận một cá nhân không phải là tội phạm và xin lỗi việc kết án nhầm là một chuyện, còn việc tìm ra thủ phạm là một chuyện khác.
"Việc làm gián đoạn buổi xin lỗi cho người bị oan là không công bằng cho người bị oan, họ không có trách nhiệm tìm ra thủ phạm."
"Người nhà của nạn nhân có thể bày tỏ bức xúc của mình qua luật sư, qua báo chí để nói lên sự thất vọng của mình về sự chậm trễ, thiếu chuyên nghiệp của ngành tư pháp."
Luật sư Trần Hồng Phong, người từng bào chữa cho Hồ Duy Hải nói "có thể thông cảm cho phản ứng mang tính cảm tính của gia đình cháu bé nhưng về mặt văn hoá và pháp luật, làm như vậy là không đúng".
"Sự việc này cho thấy đa số xã hội đã thiếu niềm tin, mất niềm tin vào sự uy tín của ngành tư pháp," ông Phong nhận định.
Hôm 25/4, TAND Tối cao tại Hà Nội đã tổ chức một buổi xin lỗi chính thức cho ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án oan sai trong một vụ hãm hiếp và giết hại một cháu bé năm 2005.
Buổi xin lỗi đã bị gián đoạn trong sự hỗn loạn bởi sự phản đối của gia đình cháu bé bị hại.
Video clip gia đình cháu bé phản đối và ném dép vào Phó Chánh án TAND Trần Văn Tuân lan truyền nhiều trên mạng xã hội.
Giới chức Việt Nam đang cân nhắc xem xét lại thủ tục xin lỗi án oan sai, vì vụ việc xảy ra tại Bắc Giang là chưa từng có tiền lệ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có thế lực thù địch nhúng vào vụ nổi dậy của nhân dân Đồng Tâm không ?


Phạm Viết Đào “ Thế lực thù địch” vào Đồng Tâm: “sản phẩm” tưởng tượng của VTV1, một vài tờ báo và của Tuyên giáo Hà Nội… VTV 1 kết tội thế lực thù địch gây chia rẽ tình quân dân là thông tin vu vạ, kích động lực lượng nội chính…Còn VTV 1 cho rằng:”thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp…” là ý kiến quy chụp, thiếu cơ sở và không bằng chứng.



Không khí xã Đồng Tâm bắt đầu nóng lên lên từng ngày sau sự việc ngày 15/4/2017 bà con Đồng Tâm đã giữ lại 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động của Trung đoàn cảnh sát cơ động của Công an Hà Nội được điều về giữ trật tự tại xã này…

Thông tin này được một số blogger đưa lên, còn các phương tiện thông tin báo chí thì mấy ngày sau mới đưa; Còn chính quyền thì mãi tới chiều 19/4 ông Nguyễn Đức Chung mới về huyện Mỹ Đức, mặc dù trước đó qua điện thoại trung gian của luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Đức Chung hứa sẽ về Đồng Tâm ngày 18/4 nhưng sau đó ông đã cải chính phủ nhận lời hứa…

Ngày 20/4/2017 người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính thức lên tiếng về vụ này do được báo chí nước ngoài hỏi…

Từ sau ngày 15/4/2017, trên mạng dồn dập nhiều hình ảnh thông tin về sự cố nhân dân xã Đống Tâm bắt giữ 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động làm con tin để mặc cả với chính quyền một số yêu sách bấy lâu nay chưa được giải quyết. Rồi cảnh các chướng ngại vật được dựng lên tại các ngả đường vào xã Đồng Tâm giống như cảnh phố phường Hà Nội mùa đông 1946…

Tin về dân Đồng Tâm đã chia nhau canh gác cả ngày và dêm không cho người lạ vào Đồng Tâm kể cả báo chí; Chỉ một vài blogger và một số luật sư bằng quan hệ cá nhân đã lọt vào được Đồng Tâm và đưa lên mạng những thông tin nhỏ giọt, it ỏi…

Rồi một số thông tin được lan truyền trên mạng chưa có cơ sở kiểm chứng: đó là việc 1 khẩu súng với 5 viên đạn được đưa vào nhà văn hóa, nơi tạm giữ 38 cảnh sát cơ động bị phát hiện. Nhiều người đọc tin này đoán: Chắc súng được đưa vào để gây tiếng nổ để tạo cớ cho cơ quan chức năng xông vào dùng giải pháp và phương tiện vũ trang để giải phóng “ con tin” ?

Rồi trên mạng lại có thông tin người dân Đồng Tâm cho trẻ con mang mìn tự chế để bảo vệ nhà văn hóa; rồi chăn màn được nhúng xăng được để chuẩn bị phòng thủ bằng chiến thuật hỏa công giống như các trận đánh thời Tam Quốc…

Tất cả những thông tin nhiễu loạn, không có cơ sở kiểm chứng và không rõ thực hư, mục đích đã làm cho không khí Hà Nội trở nên nóng bức, bồn chồn…

Có thế lực nào đó kích động, bày mưu tính kế, xúi dục nhân dân Đồng Tâm nổi dậy chống lại chính quyền?

Sau khi vụ việc đã kết thúc, ngòi nổ được rút hết, 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động được trả về đơn vị an toàn, vui vẻ; những người có đầu óc tỉnh táo, khách quan đều thấy vỡ ra sự thật: Tất cả mọi diễn biến, động thái xảy ra tại Đồng Tâm từ 15 tới 22/4/2017, trong đó có cả những “đòn gió” những động thái nghi trang có thể do phía dân Đồng Tâm nghĩ ra để nhằm đạt mục đích: Buộc người đứng đầu có chính quyền Hà Nội phải xuống đối thoại với dân, phải đứng ra giải quyết các khiếu nại của nhân dân về một số vấn đề liên quan tới thu hồi đất, tranh chấp đất đai, về việc chính quyền bắt giữ một số người dân đứng ra khiếu kiện đòi đất…

Một số cư dân mạng có rất nhiều người chính danh và ẩn danh; có cả những người từng là quan chức của Đảng, Quốc hội như ông Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Sĩ Dũng, có cả những đại biểu Quốc hội đương nhiệm bày tỏ chính kiến, lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội, yêu cầu phải xuống đối thoại với dân Đồng Tâm, bạch hóa những thắc mắc, những yêu sách của dân Đồng Tâm vì sao lâu nay chưa giải quyết…

Như vậy, tất cả những động thái do bức xúc của người dân Đồng Tâm đã được nhiều người cảm thông, chia sẻ qua phương tiện thông tin đại chúng và qua thế giới mạng. Mọi việc hết sức minh bạch và vụ Đồng Tâm đã đạt được mốt số kết quả bước đầu.

Một số ý kiến cho rằng nhân dân Đồng Tâm đã toàn thắng là một sự lạc quan tếu, chưa hiểu rõ nội tình của những mắc mớ phức tạp về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm kéo dài hơn 30 năm nay và cả cung cách ứng xử của chính quyền với dân từ trung ương tới địa phương…

Chính quyền Hà Nội không phải chờ đến khi nhân dân Đồng Tâm cực chẳng đã vây giữ 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động mới biết, mới rốt ráo ra tay giải quyết mà trước đó đã có nhiều đơn từ từ phía nhân dân Đồng Tâm nhưng đã giải quyết “đánh bùn sang ao”, “đưa trâu qua rào” gây cho dân không còn tin nữa…

Sự cố Đồng Tâm bùng nổ do việc đáng lý ra chính quyền Hà Nội và ra tay giải quyết tận gốc rễ các khiếu nại về tranh chấp đất đai thì lại tìm cách bắt người, khởi tố bắt 4 người dân nghi họ là những kẻ cầm đầu.


Sau vụ bắt 4 người, chính quyền đã tổ chức vụ bắt giữ cụ Kình, một đảng viên 60 năm tuổi Đảng, một thương binh, một người từng là Bí thu đảng ủy xã Đồng Tâm theo lồi lừa bắt…Lực lượng chức năng đã không bắt Cụ Kình theo trình tự thủ tục được quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự mà tiến hành bắt như một vụ bắt cóc thứ thiệt: Mời cụ Kình ra đồng để tìm hiểu chỉ giới đất đai rồi bắt giữ cụ…Không chỉ bắt mà còn gây thương tích cho một ông già trên 80 tuổi là một việc làm vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự…

Đó chính là một trong những giọt nước tràn ly, cái ly chất chứa bào nhiêu điều tích tụ bấy lâu ở Đồng Tâm. Đáng lẽ cơ quan tuyên giáo Hà Nội phải định hướng cho báo chí đưa tin đúng bản chất của sự việc, tình thế; Có như thế mới tìm ra giải pháp đúng đắn, đúng pháp luật, thấu tình đạt lý thì họ tiếp tục đổ cho thế lực thù địch.

Một số phát ngôn và một số tờ báo cho rằng chính quyền Hà Nội không có sai gì lớn trong việc giải quyết các khiếu kiện của nhân dân Đồng Tâm về tranh chấp đất đai. Mọi sự lộn xộn là do nhân dân thiếu kiếm chế, thấy đất thì tham, không hiểu biết pháp luật và do bị các thế lực thù địch kích động, xuyên tạc…

Xin đi vào một số lập luận, thông tin mà báo chí đã đưa về vụ nổi dậy của nhân dân Đồng Tâm. Người viết xin mở ngoặc, trong làng báo cũng có những tờ báo, nhà báo khách quan, có tâm với sự thật nên bằng cách này cách khác tìm cách làm hạn chế, pha loãng bớt những thông tin quy chụp từ trong giới báo chí: Đỗ lỗi cho nhân dân Đồng Tâm nổi dậy là do thế lực thù địch xúi dục, kích động, xuyên tạc, lôi kéo, chi tiền…Nhưng đáng tiếc họ buộc phải dè dặt tham gia vào vụ này vì ở tình thế: trên đe dưới búa, sợ bị mất việc, mất nghề; cơm áo không đùa với nghề báo…

Trở lại bản tin của Đài truyền hình Việt Nam tối ngày 23/4/2017:” Trong khi nhân dân thủ đô đồng tình với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội thì các thế lực thù địch với thủ đoạn cũ đã lợi dụng xuyên tạc sự thật hướng dư luận nhằm phức tạp thêm tình hình, ly gián tình quân dân, kích động dư luận nhằm chống phá Đảng và Nhà nước nhân dân ta. Một trong những việc làm đó chúng rêu rao công an không dám dùng vũ lực trấn áp lại những người dân đang quá khích…

Cách ứng xử đó đã bị một số thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp…”

Từ ngày 15-22/4/2017, những người lạ đều không vào được xã Đồng Tâm do đó “ thế lực thù địch’ xuyên tạc và ly gián tình quân dân bằng cách nào? Trong khi phần lớn các ý kiến chia sẻ phát biểu trên mạng về vụ Đồng Tâm đều là ý kiến công khai của rất nhiều người chính danh và họ mượn thế giới mạng để bày tỏ quan điểm, chính kiến…

VTV1 sao không đưa tên tuổi blogger nào, loại ý kiến nào đã xuyên tạc sự thật, đã chia rẽ tình quân dân khi mà trong 7 ngày bị giữ, các chiến sĩ cơ động được bà con đối xử tốt, cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo, ai bị bệnh được chăm sóc y tế, không ai bị đánh đập, bị mắng chửi, bị ngược đãi, bị ngộ độc thức ăn, bị đầu độc cả…


Thêm chú thích

Bút tích của chiến sĩ cơ động b giữ ở Nhà văn hóa Đồng Tâm viết ...

Có chăng do thói quen dân quê nấu ăn mặn, chiên trứng bằng nước mắm nên không hợp khẩu vị một số người. Có chiến sĩ biệt động khi trở về đơn vị đã chắp hai tay một cử chỉ vái lạy nhân dân xuất phát từ tình cảm chân thành chứ khoogn bị cưỡng bức…Vậy VTV 1 kết tội thế lực thù địch gây chia rẽ tình quân dân là thông tin vu vạ, kích động lực lượng nội chính…

Còn VTV 1 cho rằng:”thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp…” là ý kiến quy chụp, thiếu cơ sở và không bằng chứng.

Tại sao VTV 1 không chịu hiểu ý Chính Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ đã phát biểu trong bản tin do VTV đưa:” Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân. Chính vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế trong vụ việc lực lượng cảnh sát cơ động chúng tôi đã thực hiên nghiêm điều lệnh của công an nhân nhân dân và của lãnh đạo cấp trên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ địa phương, đảm bảo an toan tuyệt đối cho nhân dân của xã Đồng Tâm…”

Vị chỉ huy lực lượng cảnh sát đã cho biết sở dĩ các chiến sĩ cảnh sát không tấn công trấn áp tới cùng vì khồng phát hiện có tội phạm mà họ nhận thấy ở Đồng Tâm chỉ là nhân dân nên đang có những bức xúc có thật về tranh chấp đất đai. Có thể hiểu vì thế nên họ chịu ở lại với bà con, hòa đồng, họ đứng về phía nhân dân muốn chính quyền sớm đến giải quyết các thắc mắc cho bà con như ý kiến của Trung úy Đinh

Họ bị giữ hay họ ở lại giúp đỡ nhân dân Đồng Tâm bảo vệ đất đai, không trấn áp, chấp nhận ở lại với bà con để tạo thêm áp lực để chính quyền trực tiếp xuống giải quyết. Đó là ý kiến của Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ và trung úy Đinh Văn Đông chính VTV 1 đã đưa. Do vậy VTV viết như trên thì khác gì tự mình vả vào miệng mình ?

"...Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân !"

Còn báo Hà Nội mới thì quy chụp cho một số vị luật sư với những lời lẽ khiếm nhã, kém văn hóa ứng xử:” một số đối tượng cơ hội chính trị dưới danh nghĩa “luật sư”, “chuyên gia”, nhà “dân chủ” đã lên mạng xã hội liên tục có những phát ngôn, tuyên bố sai lệch, không đúng bản chất sự việc, tỏ vẻ “hào hiệp”, sẵn lòng “hỗ trợ” người dân đòi “quyền lợi”.... Mục đích chính của các đối tượng này không gì khác là cố tình bôi đen sự thật nhằm làm chệch hướng dư luận, lợi dụng tình hình để nói xấu chế độ và kích động sự quá khích của một bộ phận nhân dân khiến tình hình càng thêm căng thẳng…”

Một số luật sư như Trần Vũ Hải, Lê Luân, Hà Huy Sơn đã vào Đồng Tâm hay một số cư dân mạng bày tỏ ý kiến về vụ Đồng Tâm sau khi sự cố bắt giữ 38 cảnh sát cơ động được lan truyền trên mạng. Nếu họ vào trước khi sự việc xảy ra thì có thể nghi ngờ họ xúi dục, kích động, bày vẽ, chỉ đường cho dân Đồng Tâm nổi dậy. Chính Luật sư Trần Vũ Hải đã kết nối điện thoái cá nhân với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung để nói chuyện với bà con Đồng Tâm. Đó là hành động xây dựng, thiện chí, có trách nhiệm và đúng pháp luật…


Sự việc Đồng Tâm kết cục cuối cùng đã không xảy ra sự cố đáng tiếc nào vậy thì phải biểu dương, ghi nhận công sức tư vấn miễn phí, tự nguyện của các luật sư chứ? Sao lại xúc phạm họ thô bạo như thế ? Báo Hà Nội mới có bằng chứng nào cụ thể về các hành vi kích động, xúi dục dân vi phạm pháp luât của các luật sư, các nhà dân chủ?

Báo Hà Nội mới có bằng chứng về hành vi “ bám váy” thế lực bên ngoài của luật sư hay nhà dân chủ nào với mục đích kích động dân Đồng Tâm nổi dậy chống chính  quyền không để ăn tiền? Nếu có sao không cung cấp bằng chứng cho cơ quan an ninh khởi tố hình sự ?

Chính vị chỉ huy lực lượng cảnh sát thừa nhận lực lượng này không tấn công, không ra tay trấn áp vì không phát hiện ra tội phạm ở Đồng Tâm mà chỉ thấy đó là nhân dân đang bức xúc do tranh chấp đất đai? 


Thế mà một tờ báo của đảng bộ Hà Nội phớt lờ bức xúc của dân và cho rằng bức xúc đó là do bị xuyên tạc, bị kích động, bị chia rẽ bởi thế lực thù địch ?

Về vấn đề báo Hà nội mới viết, luật sư Hà Huy Sơn giải thích với RFA:

Tôi cho rằng nếu báo muốn nói một điều gì đó thì phải có bằng chứng cụ thể. Luật sư nào, kích động hay bôi xấu như thế nào? Chứ chỉ nói chung chung thì tôi cho rằng đó chỉ là những lời nhận xét chủ quan vu vơ. Tôi không tranh luận với những quan điểm hay những cách nói như thế!

Tôi từ trước đến nay cũng không biết thế lực phản động, thù địch là tổ chức nào, cá nhân nào. Cái kiểu nói vẫn không thay đổi! Cái cách nói tôi vẫn gọi là nói vu vơ.

…Những lời khuyên và ý kiến của tôi về vụ Đồng Tâm thứ nhất là xuất phát từ pháp luật hiện hành và thực tế trong xã hội Việt Nam là người nông dân thường không có tổ chức, tư tưởng đấu tranh thường là tự phát. Vì thế tôi khuyên họ hãy giảm bớt căng thẳng với phía chính quyền và chọn cách bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách kiện ra tòa…”

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, sao Hà nội mới lại viết lách hàm hồ, thiếu trách nhiệm và không bằng chứng; phát biểu lấy được như đám trẻ trâu vậy ?

Còn “sản phẩm thế lực thù địch” do báo An ninh Thủ đô chế tạo ra thì có hình thù quái dị như sau:” “-Bà con cần bình tĩnh, tỉnh táo suy xét để cùng lãnh đạo chính quyền thành phố đối thoại, tháo gỡ sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nhất quyết không để kẻ xấu “khuấy nước đục thả câu”, gây rối ANTT kéo dài trên địa bàn…”

Theo người viết bài này, người dân Đồng Tâm rào làng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm phòng thủ mang ý nghĩa đánh động, tượng trưng chứ mấy khúc gỗ tre, gạch vờ, lốp xe ấy thì cản chống được ai…Đối với những chiến sĩ cảnh sát cơ động, lực lượng chức năng, đặc công thì họ khả năng vượt qua những bãi mình, những chướng ngại ghê gớm, chuyên nghiệp hơn thế nhiều…Sự phòng thủ, rào làng mang ý nghĩa đánh động, cảnh báo chứ bà con biết thừa 38 ông cảnh sát nếu cố tình phá vây thì làm sao người dân hiền lành không tấc sắt giữ được ?

Vậy thì thế lực thì địch “khuấy nước đục thả câu”, gây rối ANTT kéo dài trên địa bàn…” là những ai và câu được cái gì và làm sao cản được quân của thượng tá Mễ? 

Giữ từng ấy con người, lại phải nuôi ăn chừng ấy ngày đối với người dân Đồng Tâm cũng không phải là chuyện dễ dàng. Họ gây ra điều cực chẳng đã đó cốt để người đứng đầu chính quyền Hà Nội trực tiếp xuống đối thoại với họ, cam kết xử lý đúng pháp luật các vấn đề tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm tích tụ mấy chục năm qua ở xã này. Người dân khuấy và cũng chỉ đòi hỏi có chừng đó? Rất nhiều người trong đó có các vị luật sư và một số blogger chính danh và ẩn danh cũng ủng hộ, chia sẻ nguyện vọng và bức xúc đó của bà con?! Vậy họ xuyên tạc cái nỗi gì ? Họ thù địch với ai ? Ai là người có lương tâm, ai là kẻ bất lương, ai là kẻ bám váy ?

Rõ ràng dân Đồng Tâm muốn đạt mục đích bằng " diễn biến hòa bình", đối thoại trực tiếp thì một số tờ báo và Tuyên giáo Hà nội kích động dũng biện pháp trấn áp, chuyên chính vô sản với dân và cư dân mạng...

Phải chăng các tờ báo kể trên tự giao cho mình cái quyền lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em, là người độc tôn sở hữu chính quyền-pháp luật-lẽ phải-lương tâm... Ai trái ý mình, không thừa nhận cái quyền đó của họ thì đích thị đều là bọn thù địch và phải ra tay trấn áp, bỏ tù từ 1 tới 15 năm như tác giả Nghĩa Nhân viết trên Pháp luật TP HCM:

“Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin…Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả…

Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định” trong bài “Đồng Tâm mọi việc đều có giới hạn của nó”…

Ông Võ Xuân Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TW trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 25/4/2017 tại Đồng Nai khi nói về vụ Đồng Tâm đã kết luận:
Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử trị ở TP Biên Hòa sáng nay. Ảnh: Thái Hà
Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử trị ở TP Biên Hòa sáng nay. Ảnh: Thái Hà
 dẫn đến người dân mâu thuẫn với chính quyền. Nguy hiểm nhất là dân không tin vào việc xử lý của chính quyền địa phương", ông Thưởng nhấn mạnh.

Ông Thưởng cho biết hiện có nhiều vấn đề đã cũ, cử tri ý kiến qua 3-4 nhiệm kỳ Quốc hội nhưng vẫn chưa giải quyết xong. "Chính quyền nghĩ rằng có văn bản trả lời là xong rồi, nhưng cái lớn nhất là vấn đề bức xúc của dân không được giải quyết. Nếu chúng ta có một văn bản đóng dấu ký tên mà vấn đề nó còn nguyên thì không được đâu các đồng chí", ông nói.

(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-vo-van-thuong-nguy-hiem-nhat-la-dan-khong-tin-xu-ly-cua-chinh-quyen-3575817.html)

Như vậy, người đứng đầu ngành tuyên giáo của Đảng không hề đề cập hay quy kết gì cho thế lực thù địch trong vụ Đồng Tâm. Sở dĩ xảy ra sự cố dân Đồng Tâm “ lỡ nối dậy” là Chính quyền Hà Nội đã vượt qua giới bạn cuối cùng, trừ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung và thượng tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động  Nguyễn Văn Mễ… Mấy vị này vừa qua nếu nghe lời xúi dục, kích động, xuyên tạc của mấy tờ báo kể trên để ra tay đàn áp dân Đồng Tâm thì chưa biết sự thể sẽ đến đâu.

Rõ ràng đổ cho thế lực thù địch là một sản phẩm tưởng tượng, không có thật nhưng lại độc hại nguy hiểm của một số người khi nói về vụ khủng hoảng con tin Đồng Tâm; đánh tráo nguyên nhân và hậu quả...


Chính quyền Hà Nội đã vượt qua giới hạn cuối cùng: nguyên nhân đẩy nhân dân Đồng Tâm vào tình thế “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”…sẽ được người viết chứng mình trong phần tiếp sau…

P.V.Đ.

 Còn nữa…

(Blog Phạm Viết Đào) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên


Sáng thứ Hai giờ Bắc Kinh [24/04/2017], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Trump bàn về tình hình bán đảo Triều Tiên. Cuộc trao đổi này tiến hành vào lúc nghe nói vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên đã ở vào tình thế bức bách không thể không có hành động nào đó. Thứ Ba [25/4] là ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên, dư luận phổ biến cho rằng trước sau ngày này là thời gian nhạy cảm, Triều Tiên có thể triển khai vụ thử hạt nhân mới nhất.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan với tầm bắn khoảng 3.500 km, được cho là đủ để vươn tới được vùng lãnh thổ Guam của Mỹ, thuộc tây Thái Bình Dương. Ảnh: AFP
Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan với tầm bắn khoảng 3.500 km, được cho là đủ để vươn tới được vùng lãnh thổ Guam của Mỹ, thuộc tây Thái Bình Dương. Ảnh: AFP
Đây là lần thứ hai trong thời gian chưa đầy hai tuần lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ nói chuyện điện thoại với nhau, tần suất trao đổi cấp cao nhất như vậy là chưa từng có trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Điều đó vừa thể hiện sự thông thuận về trao đổi ý kiến ở cấp cao nhất Trung – Mỹ, vừa phản ánh sự bức bách của tình hình bán đảo Triều Tiên.
Tấn trò Mỹ và Triều Tiên phô trương cho nhau thấy sự cứng rắn của mình đã đến điểm giới hạn, nếu trong mấy ngày này mà Triều Tiên thực sự đi tới thử hạt nhân lần thứ sáu thì mối nguy hiểm tình thế mất kiềm chế sẽ lớn hơn trước kia rất nhiều.
Đến lúc đó sẽ không thể tránh được việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mạnh hơn, nền kinh tế nước này sẽ đi tới chỗ nghẹt thở. Trong tình huống xấu nhất, Washington có thể bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh và Moskva mà thực thi hành động tấn công quân sự vào Triều Tiên, chiếc hộp Pandora sẽ mở toang.
Do tình thế đổ vỡ, các bên sẽ đều chịu thiệt hại, nhưng khẳng định thiệt hại của Triều Tiên là lớn nhất.
Trong tình hình quốc tế có phản ứng ôn hòa nhất thì sự trừng phạt nghiêm ngặt chưa từng có sẽ tác động xấu tới toàn bộ hoạt động công nghiệp của Triều Tiên, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của họ sẽ không thể tiếp tục được. Một khi Mỹ triển khai hành động xóa bỏ kiểu phẫu thuật ngoại khoa đối với Triều Tiên thì chính quyền Bình Nhưỡng sẽ bị dồn ép về phía phải có sự “lựa chọn sống chết” khó khăn.
Tới khi ấy nếu Triều Tiên không triển khai hành động trả đũa có tính chiến lược đánh cho Mỹ-Hàn Quốc một đòn đau thì sự răn đe đối ngoại của Triều Tiên sẽ phá sản, từ đó trở đi họ sẽ bị Washington nắm trong tay tùy ý bắt chẹt. Nếu Bình Nhưỡng mạo hiểm trả đũa bắn phá vùng Seoul, gây ra thương vong lớn thì lá bài cuối cùng của họ cũng sẽ phơi bày ra, Mỹ-Hàn Quốc không làm thì thôi, nếu làm tất sẽ làm tới cùng, chuyển mục tiêu tấn công từ thiết bị tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên sang chính quyền Bình Nhưỡng.
Đây sẽ là một canh bạc cuồng loạn, lá bài sau càng hiểm độc hơn lá bài trước, tin rằng các bên ở bán đảo Triều Tiên đều không muốn đi tới bước đó, nhưng một khi canh bạc đã bắt đầu thì lại không bên nào có vốn liếng và dũng cảm dừng lại.
Trung Quốc ở sát liền với Triều Tiên, là hai quốc gia hữu hảo với nhau, chúng ta vô cùng không muốn nhìn thấy Triều Tiên đi đến tình cảnh khó khăn như vậy, nhất là không muốn bán đảo này lại nổ ra chiến tranh. Nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với toàn bộ tình thế lại cực kỳ hữu hạn. Mỹ mong muốn Trung Quốc có thể, như giở trò ảo thuật, quản được hoạt động hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, còn Bình Nhưỡng thì hy vọng Bắc Kinh hướng sức ép nhằm vào sự đe dọa chiến tranh của Mỹ-Hàn. Rốt cuộc Trung Quốc không thể làm cho bất cứ bên nào trong hai bên đó hoàn toàn vừa lòng.
Bắc Kinh đang hối thúc canh bạc điên cuồng này chớ nên quăng con xúc xắc ra, bây giờ là lúc cần khuyên Bình Nhưỡng từ bỏ kế hoạch mạo hiểm thử hạt nhân lần thứ sáu. Hiện nay Triều Tiên [nên] đột nhiên im lặng, nhờ đó tình huống thách thức giới hạn mà trên thực tế họ không có năng lực đối phó cũng sẽ không xảy ra. Bình Nhưỡng có thể dùng trạng thái hạt nhân và tên lửa hiện có để mặc cả với Mỹ, trong quá trình từ bỏ hạt nhân tranh thủ giành lấy các quyền lợi có quan hệ tới an ninh quốc gia mình.
Sau chiến tranh, Bình Nhưỡng theo đường lối quốc gia độc lập tự chủ, tính nguyên vẹn chủ quyền của họ cao hơn Hàn Quốc rất nhiều, điều đó làm cho không ít người nhìn Triều Tiên với con mắt khác. Nhưng xét về trình độ thực lực và hoàn cảnh địa chính trị đặc biệt của Triều Tiên, chiến lược quốc gia của họ ngoài điểm cần kiên quyết, cũng còn cần có tính co giãn ở những điểm then chốt. Có khi lùi một bước lớn [nguyên văn : mênh mông trời biển] thì bước lùi ấy không phải là sự hèn nhát mà cho thấy một con đường đi quá lâu sẽ dẫn tới thay đổi cách suy nghĩ, dùng một phương thức mới lạ đón tiếp dũng khí.
Triều Tiên nên tin rằng họ một mình dám nghĩ dám làm, đời đời kiếp kiếp xông xáo mở ra một con đường làm nước lớn phải sợ mà lui bước, họ toàn thắng, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới thì toàn thua – đó là một kỳ tích không thể nào thực hiện được. Triều Tiên xông lên phía trước vô hạn độ, sớm muộn sẽ gặp phải sự trả đũa mãnh liệt của đối phương. Thử hạt nhân lần thứ sáu rất có thể là điểm ngoặt có tính quyết định ấy, đi bước này sẽ không còn có đường quay lại, Bình Nhưỡng không có, các bên khác có thể cũng không có nữa.
Hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ đều cảm thấy sâu sắc rằng mình không có sức kiểm soát toàn bộ tình hình, e rằng Bình Nhưỡng lại càng khó quyết định rằng sau khi đi nước cờ hiểm [ý nói thử hạt nhân] họ sẽ hướng nỗi hận vào các bên như thế nào và mức độ mất kiểm soát sẽ ra sao. Từ bên ngoài nhìn vào, chúng ta có thể thấy rõ vấn đề hạt nhân và tên lửa ở Triều Tiên đầy ắp xăng dầu và thuốc súng. Bình Nhưỡng nhất thiết không được đích thân đốt diêm, họ cần dùng trí tuệ lớn ngoài sức tưởng tượng để thực hiện hạ cánh mềm.
Nguồn: Thời báo Hoàn cầu 社评:“退一步海阔天空”不是怯懦,是智慧 2017-04-24 环球时报
Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Học Thạc sĩ, Tiến sĩ là một hiện tượng kỳ dị"


Trong bài này, GS Sính nói về "thạc sĩ nghề nghiệp" và "thạc sĩ nghiên cứu".Đây là phân loại ở Pháp hiện nay, tức là DESS và DEA. Để tiếp tục nghiên cứu lên cao, làm bằng Tiến sĩ, thì nhất thiết phải theo nhánh DEA (Diplome d'Etudes Approfondies). Tôi đã học DEA và Doctorat ở Pháp. Các bằng ở Pháp được in trên giấy có chữ in chìm như in tiền, soi trên ánh sáng thấy rất rõ. Chữ in chìm thường là Cộng hòa Pháp và Tên trường đại học đào tạo. Dưới đây là nội dung 2 tấm bằng theo cách làm của Pháp:
Bằng DEA (thạc sĩ)
 Bằng Doctorat (tiến sĩ)
Bảo vệ luận án xong, nếu bạn thích thì xin họ cấp bằng, không có nhu cầu thì họ không cấp mà chỉ gửi cho bạn giấy chứng nhận. Mình bảo vệ năm 1998 nhưng mãi năm 2004 nhân trở lại thăm trường mới tới xin cấp bằng.
"Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị"
GS.HOÀNG XUÂN SÍNH (GDVN) - Người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.
GS.TSKH Hoàng Xuân Sính chỉ rõ, đào tạo sau Đại học 
ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị. ảnh: Văn Chung.
LTS: Chia sẻ với độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) nói rằng, đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.


Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng kỳ dị, đó là không phải phấn đấu gì hết.

Chúng tôi xin nói rõ hiện trạng của bậc sau đại học: Trước hết Bộ Giáo dục chưa phân loại "thạc sĩ nghề nghiệp" và "thạc sĩ nghiên cứu". Thạc sĩ nghề nghiệp th́ì có thể vừa học vừa làm, chỉ đến trường nghe giảng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhất mỗi tuần; nhưng thạc sĩ nghiên cứu thì phải dành toàn bộ thời gian để học và học rất căng.

Thạc sĩ nghề nghiệp nhằm giúp người đi làm có thêm kiến thức cho công việc được tốt hơn. Còn thạc sĩ nghiên cứu là để dành cho ai có mong muốn dấn thân vào nghiên cứu.

Cho tới nay tôi chưa thấy có quy chế về thạc sĩ nghiên cứu ở nước ta, và tôi đã đọc một văn bản của Bộ Giáo dục đề cập tới thạc sĩ nghiên cứu trong tương lai sắp tới, tôi xin hoan nghênh.

Cho nên khi làm tiến sĩ, các thày hướng dẫn phải chấp nhận nghiên cứu sinh chỉ có thạc sĩ nghề nghiệp, và đành phải làm hộ hoặc cho ra lò những luận án tồi. Vả lại người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.

Hiện nay người ta đi làm thạc sĩ, tiến sĩ thường là với mấy mục đích sau đây: Thứ nhất, mong tiến thân cho những chức vụ có bổng lộc. Thứ hai, xóa đi dĩ vãng học đại học không mấy hay ho như học tại chức, học liên thông, học dân lập bằng cách học thạc sĩ ở những trường đại học lớn - các trường đại học lớn của ta rất khắt khe trong việc tuyển sinh đại học nhưng lại rất nhẹ tay khi tuyển sinh cho bậc sau đại học, khó nghe thấy ai trượt tuyển sinh sau đại học.

Chúng tôi cũng xin nói về học phí học thạc sĩ trong nước. Học phí chính thức không đắt, các trường lấy hầu như bằng nhau, nhưng theo dư luận thì có khoản có biên lai (nghĩa có biên lai cho học phí chính thức), có khoản không có biên lai và khoản này thì tùy từng trường.

Các bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng đào tạo thạc sĩ có lời vì nhà trường không phải phấn đấu đào tạo gì cả do người học đã có công ăn việc làm không như với sinh viên ở bậc đại học, và do học phí đã được xác định giữa học viên và nhà trường với những khoản không có biên lai.

Chúng tôi là trường tư, không dám có những khoản không biên lai, cho nên với học phí chính thức thì chỉ đủ chi trả lương thày, mọi khoản khác không tính đến.

Nhiều lần họp Hội đồng quản trị, tôi không trả lời được câu hỏi của một số thành viên: Tại sao người ta lời nhiều với đào tạo thạc sĩ mà trường này lại kêu lỗ? Tôi chẳng biết trả lời ra sao.

Quan hệ người học với thày giáo và lãnh đạo một trường tư có khác: Cứ có chút chút điều gì không vừa lòng thì người học đòi hỏi phải có văn bản để đưa ra chính quyền. Tất nhiên chúng tôi chấp nhận điều đó và coi đó là quyền lợi của người học.

Chúng tôi bắt buộc phải có đào tạo sau đại học, nếu muốn làm công tác nghiên cứu, và cũng là để nâng cao trình độ giáo viên. Nhưng thế giới đều biết là đào tạo sau đại học rất tốn tiền, vì thế ta thấy ở những nước theo giáo dục Anh Mỹ tiền học phí rất cao, trừ các nước chủ trương đại học công là chính như Pháp, Đức thì học phí mới thấp.

Thầy Việt Nam cho điểm gì mà cao thế?

Bộ Giáo dục của ta rất khuyến khích các trường trong nước liên kết với đại học nước ngoài để đào tạo thạc sĩ, điều này cũng dễ hiểu vì chương trình của họ tốt, giáo viên có trình độ khoa học vững vàng và cập nhật; việc liên kết được Bộ khuyến khích bằng cách cho điểm trong xếp hạng phân tầng các trường đại học.

Sau một số năm làm liên kết, chúng tôi nhận thấy rằng áp lực của đối tác liên kết và của người học quá lớn: đối tác luôn đòi tăng phí đào tạo, người học thì không chịu học phí cao, cuối cùng chúng tôi phải chấp nhận bù lỗ. Chúng tôi cho đối tác biết áp lực phải chịu, họ trả lời chúng tôi muốn mua danh tiếng thì phải chịu.

Tôi không biết các bạn đồng nghiệp trong nước thấy thế nào về việc này, đối với chúng tôi, không thấy có danh tiếng gì thêm cho trường khi liên kết với đại học nước ngoài.

Người học đến chỗ chúng tôi học, chỉ chăm chăm có cái bằng nước ngoài mà xã hội coi trọng, không bao giờ kể đến cái trường nơi họ đến học, nó tiếp sinh viên thế nào, nó có đủ phương tiện đáp ứng việc học thế nào?

Hoàn toàn không, chúng tôi chẳng có danh tiếng gì với người học cũng như với xã hội. Nếu có danh tiếng thì là danh tiếng với nước ngoài như sau: họ nói với chúng tôi rằng tại sao mỗi lần thi lại quay cóp nhiều như vậy khiến họ bắt phải thi lại nhiều lần?

(GDVN) - Nữ giáo sư, Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam, nay đã 83 tuổi nói chuyện về làm giáo dục ngày nay. Hóa ra, câu chuyện đâu phải chỉ có tiền nhiều hay ít?

Thày Việt Nam cho điểm gì mà cao thế (phía chúng tôi phụ trách dạy 1/3 chương trình để học phí hạ xuống) để tổng điểm tốt nghiệp bao giờ cũng cao nhất trong 3 nơi thi là Mỹ, Pháp, Việt Nam trong khi điểm đầu vào lại thấp nhất? Danh tiếng của chúng tôi chỉ có vậy.

Trước tình hình liên kết như vậy, cho nên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy không nên mở rộng liên kết với đại học nước ngoài mà phải tập trung vào nâng cao đào tạo sau đại học trong nước.

Chúng tôi đã có chủ trương mời thày nước ngoài dạy cho những môn mà chúng tôi thấy cần thiết cho việc hội nhập khi nước mình đã ký một loạt hiệp định thương mại với quốc tế. Vấn đề khó khăn ở đây là học viên không nghe giảng được bằng tiếng Anh.

Vì vậy, chúng tôi đã tung giảng viên của mình dịch bài giảng bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, phát bài giảng bằng cả hai thứ tiếng cho học viên trước khi lên lớp, và cuối cùng lúc giảng viên nước ngoài dạy thì giảng viên của chúng tôi ở bên cạnh để dịch và cũng để giải thích khi có thắc mắc.

Một lớp dạy như vậy rất tốn tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận, vì:

Thứ nhất giảng viên trẻ của chúng tôi được nâng cao trình độ và có nhiều cơ hội tiếp xúc với đại học nước ngoài.

Thứ hai, việc phát bài giảng cho học viên bằng hai thứ tiếng giúp học viên trong công việc họ đang làm khi họ gặp tình huống phải sử dụng tiếng Anh.

Thứ ba, học viên thấy rõ là chúng tôi tổ chức lớp học như vậy là vì người học.

Qua chuyện trên, là nhà quản lý, chúng tôi hiểu rằng để phản ứng tích cực, nhanh nhạy với tình hình thì phải được chủ động trong tài chính, trong học thuật và trong nhân sự. Tất nhiên là trường tư dễ dàng xử lý hơn trường công vì nhân sự lãnh đạo không nhiều và vì chúng tôi không nhận tài trợ của nhà nước.

Chúng tôi có thể tóm tắt sau các trình bày ở trên : chúng tôi được tự chủ với ít ràng buộc trong chi tiêu và tổ chức - nhân sự. Về học thuật thì chỉ được phần nào như việc tổ chức dạy cao học trong nước như kể trên; còn ngành nghề và khung chương trình thì hoàn toàn là nằm trong khung đã định sẵn.

Và còn việc xin phép liên kết với một đại học nước ngoài thì quả là khó khăn, nó có những quy định mà chúng tôi mong rằng trong tương lai sẽ bớt đi. Mọi người trong chúng ta đều hiểu rằng tự chủ trong học thuật làm trường nổi tiếng.

GS.Hoàng Xuân Sính
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post172393.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ chuyện của một người làm quan


Năm 2012, một anh bạn cùng lớp Đại học của tôi bỏ dở công việc tại một doanh nghiệp tư nhân đang ăn nên làm ra để “vào biên chế” cơ quan Bộ.
Lúc ấy, anh đã ở tuổi 33, bạn bè ai cũng ngạc nhiên. Ở Bộ, anh nhận mức lương tương đương chuyên viên bậc 3. Tức là bằng chưa đến một phần năm lương làm bên ngoài.
Bẵng đi một thời gian, bạn tôi mới được đề bạt chức vụ Phó phòng.
Hóa ra, bố vợ anh bạn đang làm Cục trưởng đã bố trí để anh này chuyển ngang vào Cục của ông. Anh tâm sự với tôi rằng, dù trái nghề, nhưng anh buộc lòng phải theo ý của nhạc phụ. “Cá chuối đắm đuối vì con”, anh kể ông cụ cứ lo lắng, vì thằng con rể chưa vào biên chế thì không biết sau này cháu ngoại ông sẽ “trông vào đâu”. Cả nhà nội cũng xúm vào khuyên răn khiến anh phải bỏ công việc nghìn đô ở ngoài, để vào làm công chức.
Và nay, nhạc phụ lại bố trí cho anh con rể/cấp dưới chức vụ Phó phòng mà bao người ao ước. “Được đề bạt thì vui nhưng cũng nhiều áp lực, ông ạ. Mọi người sơ sót không sao, nếu mình va vấp thì sẽ bị quy là đi lên nhờ bố vợ. Nhiều khi thấy hối hận” - anh kể với tôi bên chén rượu.
“Nhưng dù gì thì cũng không oán ông cụ. Ông cụ lo cho mình thôi mà” - anh kết. Bằng một logic Á Đông quen thuộc tới mức chẳng ai muốn bàn cãi: phụ huynh lo cho con cái bằng việc đặt chỗ ngồi, là chuyện đương nhiên.
Nhiều bạn bè tôi cũng được sắp xếp như vậy. Một cô bạn được bố chồng đưa vào cơ quan do ông đứng đầu. Cậu em họ tôi thì được mẹ vợ bố trí chức giám đốc chi nhánh ngân hàng nơi bà nắm giữ vị trí ủy viên Hội đồng quản trị. Mọi sự đều đúng quy trình: chỉ có những lời xì xào vô nghĩa, còn bộ phận tổ chức cho biết, việc tiếp nhận, bổ nhiệm con dâu, con rể không trái quy định.
Tất nhiên là không trái quy định. Bởi pháp luật nước ta chỉ ngăn ngừa xung đột lợi ích bằng các điều chỉnh liên quan đến vợ chồng hoặc ruột thịt. Các đối tượng được điều chỉnh bởi Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng chỉ là “vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột”  của cán bộ.
Nhưng nền văn hóa Việt Nam cho ra một đáp số khác về xung đột lợi ích. Cấm bổ nhiệm con ruột thì bổ nhiệm dâu rể. Cấm anh chị em kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý thì cho các cháu. Lọt sàng xuống nia. Sự gắn kết của một đại gia đình, vốn là một nét văn hóa đẹp, đã biến điều 37 Luật phòng chống tham nhũng thành cái sàng không đủ lọc.
Luật còn bỏ qua nhiều trường hợp rất nhạy cảm khác, như là không hề cấm vợ làm cấp phó nếu chồng làm trưởng. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, cục trưởng Cục thuế tỉnh quy hoạch vợ mình làm cục phó. Thanh tra kết luận rằng “chưa có cơ sở kết luận ông lợi dụng chức vụ quyền hạn”. Đó đơn giản vẫn là một việc làm hợp pháp.
Ngăn chặn xung đột lợi ích là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để phòng chống tham nhũng. Giám sát và kiểm tra liên tục chỉ có thể tìm ra các “sự đã rồi”, không thể hiệu quả bằng việc chặn đứng các nguy cơ phát sinh từ đầu.
Nhiều nước phương Tây có nền văn hóa không mặn mà lắm với “tam đại đồng đường” vẫn dựng một hàng rào rất cao trong ngăn chặn xung đột lợi ích. Tổng thống Donald Trump gặp ngay sự phản đối khi định bổ nhiệm con rể. Bởi vì khái niệm “người thân” được luật pháp Mỹ điều chỉnh rất rộng, mở ra đến cả dâu, rể, cọc chèo, cha, mẹ/con nuôi, thậm chí là anh, chị em chỉ cùng cha hoặc mẹ.
Và còn một lợi ích quan trọng nữa: việc ngăn chặn các cuộc bổ nhiệm này, là một động thái nuôi dưỡng niềm tin. “Việc bổ nhiệm người thân làm giảm niềm tin của công chúng rằng chính phủ đang tìm kiếm người giỏi nhất cho công việc” - GS Kathleen Clark của Đại học Washington, chuyên gia về đạo đức công quyền phân tích - “Một người thân của sếp được bổ nhiệm sẽ làm các công chức khác "mất tinh thần”.
Tinh thần “thà chặn nhầm còn hơn bỏ sót” ấy đã tồn tại từ cổ luật phương Đông. Nó gọi là luật Hồi tỵ (tránh đi). Nôm na rằng, trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác, không được cùng làm việc. Nếu được bổ nhiệm thì các đương sự phải khai ra để đổi một người đi chỗ khác. Quy định này có lúc mở ra đến việc cấm những người cùng quê hay "học cùng một thầy từ nhỏ, tình nghĩa mật thiết" làm quan một nơi.
Sẽ không thể trông chờ vào đạo đức của mỗi cá nhân; hoặc đến khi có vấn đề liên quan đến các cuộc bổ nhiệm, thì kỷ luật hay lên án các cá nhân. “Lên án” không phải là một biện pháp đảm bảo công bằng xã hội.
Luật pháp cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng “chồng trưởng vợ phó” hay “cả họ làm quan” từ khâu bổ nhiệm. Sự ngăn chặn này theo tôi sẽ không bỏ lọt người tài. Nếu là người tài thực sự, một cá nhân có thể thi thố năng lực ở một địa phương khác, cống hiến cho xã hội bằng một cách khác.
Hay là có ai đó thực sự nghĩ rằng nhân dân vẫn tuyệt đối tin tưởng, chẳng chút hoài nghi nếu một cơ quan có chồng là trưởng, vợ là phó, bố vợ là cục trưởng, con rể là trưởng phòng?
Theo TRẦN ANH TÚ / VNEXPRESS
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TW LẦN ĐẦU NÓI VỀ VỤ ĐỒNG TÂM


Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử tri TP Biên Hòa ngày 25/4. Ảnh: Thái Hà.

Ông Võ Văn Thưởng: 
'Nguy hiểm nhất là dân không tin xử lý của chính quyền' 
 
VNE
Thứ ba, 25/4/2017 | 21:35 GMT+7

Xem vụ việc xảy ra ở Mỹ Đức là bài học, ông Thưởng cho rằng chính quyền cần phải lắng nghe, đối thoại, tiếp xúc với dân mới giải quyết được vấn đề nóng.

Ngày 25/4, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị số 1 tỉnh Đồng Nai đã tiếp xúc cử tri TP Biên Hòa.

Nhiều vấn đề nóng tại địa phương như: quy hoạch xây dựng, thu hồi đất đai, ô nhiễm môi trường, ứng xử giao tiếp của công an khu vực, ngập... đã được các cử tri kiến nghị lên đại biểu Quốc hội nhằm giám sát, có ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Một số cử tri xã An Hòa ý kiến Luật đất đai quy định chưa chặt chẽ nên còn chuyện nhóm lợi ích lợi dụng, thu hồi đền bù đất dân giá rẻ, sau đó làm dự án bán đất nền giá cao. Họ cho rằng việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội và đại biểu Quốc hội xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đối thoại với dân tháo gỡ mâu thuẫn như tuần qua là cách làm hay.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, ông Võ Văn Thưởng cho rằng để nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, cũng như những bức xúc của người dân, cán bộ các cấp địa phương cần phải thường xuyên đối thoại, tiếp xúc và lắng nghe dân.

"Vụ việc vừa xảy ra ở Mỹ Đức, Hà Nội là một bài học. Không được để từ sơ suất nhỏ đẻ ra sơ suất lớn dẫn đến người dân mâu thuẫn với chính quyền. Nguy hiểm nhất là dân không tin vào việc xử lý của chính quyền địa phương", ông Thưởng nhấn mạnh.

Ông Thưởng cho biết hiện có nhiều vấn đề đã cũ, cử tri ý kiến qua 3-4 nhiệm kỳ Quốc hội nhưng vẫn chưa giải quyết xong. "Chính quyền nghĩ rằng có văn bản trả lời là xong rồi, nhưng cái lớn nhất là vấn đề bức xúc của dân không được giải quyết. Nếu chúng ta có một văn bản đóng dấu ký tên mà vấn đề nó còn nguyên thì không được đâu các đồng chí", ông nói.
Phước Tuấn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đưa tàu lặn đến biển Đông, bắt đầu khảo sát


Sáng 25/4, tàu lặn Giao Long và các nhà khoa học Trung Quốc đã đến địa điểm khảo sát trên biển Đông, khởi động chuyến thám hiểm đại dương kéo dài đến giữa tháng 5.

tàu lặn Giao Long,
Tàu lặn Giao Long hôm nay dự kiến tiến hành thám hiểm ở biển Đông. (Ảnh: Xinhhua)
Sau khi được tàu chuyên chở Hướng Dương Hồng 09 đưa đến địa điểm định sẵn, tàu lặn Giao Long dự kiến sẽ tiến hành thám hiểm ở biển Đông, Xinhua đưa tin. Tuy nhiên Trung Quốc không tiết lộ vị trí cụ thể của tàu lặn.
Ông Wu Changbin, tổng chỉ huy giai đoạn hai của cuộc thám hiểm đại dương lần thứ 38 của Trung Quốc, cho biết: “Ngày 26/4, tàu Giao Long sẽ tiến hành nhiệm vụ lặn đầu tiên trong năm nay nếu điều kiện thời tiết cho phép“.
Theo kế hoạch, hoạt động của tàu Giao Long sẽ kéo dài đến ngày 13/5. Con tàu này hồi 2012 lặn đến độ sâu hơn 7.000 m ở Mariana, rãnh sâu nhất đại dương ở tây Thái Bình Dương.
Trước đó, hôm 22/4, tàu Giao Long đã tiến hành một buổi lặn mô phỏng tại thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, trước chuyến thám hiểm đáy biển ở khu vực biển Đông. Chuyến thám hiểm này dự kiến kéo dài khoảng 4 tháng.
TinhHoa tổng hợp

Phần nhận xét hiển thị trên trang