Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Vì sao VN tránh được bi kịch thánh chiến?


Tâm lý 'vái tứ phương' khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị dung hòa lẫn nhau khiến Việt Nam không xảy ra chiến tranh tôn giáo hay thánh chiến. sự kiện nóng

Tâm lý 'vái tứ phương' khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị dung hòa lẫn nhau khiến Việt Nam không xảy ra chiến tranh tôn giáo hay thánh chiến.
LTS: Nhà báo Nguyễn Phương Mai, 37 tuổi, có bằng TS về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) tại ĐH. Utrecht, Hà Lan. Chị là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, và giảng dạy môn Đàm phán/ Giao tiếp Đa văn Hóa tại ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là nhà báo tự do. Chị đã đặt chân tới hơn 80 quốc gia khác nhau.
Nguyễn Phương Mai là tác giả cuốn "Tôi là một con lừa" xuất bản năm 2013. Ngày 8-3 sắp tới chị sẽ cho ra mắt cuốn tiếp theo, "Con đường Hồi giáo", sau chuyến đi qua 13 nước Trung Đông thời kỳ hậu Mùa Xuân Ả Rập.
Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng tới sự phát triển xã hội, và quan điểm tự do của phụ nữ.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
TS Nguyễn Phương Mai. Ảnh: Lê Anh Dũng
'Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài'
Những dịp đầu năm, mùa lễ hội, cũng là dịp để những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.. nhìn nhận vào sự ảnh hưởng và tác động của tôn giáo, tín ngưỡng, thế giới tâm linh vào đời sống con người. Chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm của chị. Sự tác động này ở những quốc gia chị từng biết, có khác ở Việt Nam?
Thế giới chia ra ba nhánh tín ngưỡng: 1) đa thần giáo: thờ nhiều thần thánh như thần Mặt Trăng, thần Mặt trời... 2) độc thần giáo: thờ một Thượng Đế toàn năng duy nhất, gồm có đạo Do Thái, Thiên Chúa, đạo Hồi... 3) nhân thánh giáo: thờ người trần như Phật giáo, Khổng giáo, đạo ông bà...
Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á có xu hướng nghiêng về nhánh thứ ba: thờ những con người được suy tôn thành thần thánh. Điều đó giải thích việc có đền thờ các danh nhân, anh hùng dân tộc ở Việt Nam.
Suốt mấy ngàn năm dựng nước, người Việt luôn phải chống chọi với đủ các thế lực ngoại xâm khác nhau, là nơi giao hòa của nhiều nhánh cành văn hóa và tôn giáo khác nhau nên tâm thế của họ là "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", luôn có xu hướng biến chuyển để phù hợp. Người Việt du nhập rất nhiều tôn giáo. Trên bàn thờ của người Việt có thể có vừa có chúa Giê-xu, vừa có ảnh tổ tiên ông bà.
Trong miền Nam, người theo tam giáo có thể đến vái đền của đạo Hindu thờ linga, người Chăm Bà ni ngoài thờ Thượng Đế của đạo Hồi còn thờ thần mưa, thần gió. Đạo Cao Đài thuần Việt thờ cả một ông vua bên Thổ Nhĩ Kỳ. Linh vật giáo cũng rất phổ biến ở nước ta với niềm tin vào sự linh thiêng của sông, suối, hòn đá, bụi cây (thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại thấm vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo này mà chúng ta có tâm lý vái tứ phương,
Từ góc độ tích cực, sự phong phú đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ và mâu thuẫn. Chính điều đó khiến Việt Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch thánh chiến như ở các nước Trung Đông, châu Âu.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
Tâm lý dễ chấp nhận văn hóa, tôn giáo khác khiến ngày lễ Noel cũng thành một ngày vui ở Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Khi thần thánh 'mua' được, giá trị tâm linh biến đổi
Những sự lộn xộn nơi đền chùa, lễ hội, buôn thần bán thánh... khiến người ta đang đặt những câu hỏi về giá trị của thế giới tâm linh. Điều này nên lý giải thế nào?
Nên bắt đầu từ câu hỏi: Tại sao có tôn giáo và taị sao tôn giáo vẫn còn tồn tại?
Thứ nhất, tôn giáo được hình thành từ khao khát có thể tìm ra câu trả lời cho muôn vàn dấu hỏi: Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta sinh ra từ đâu? Tại sao có sông núi biển trời?..vv. Bằng cách đó, tôn giáo hình thành với tư cách một khoa học.
Thứ hai, tôn giáo tồn tại để thỏa mãn hoài bão về sự bất tử, toàn năng, thống trị vũ trụ của loài người. Khát khao đó được phản chiếu thành hình ảnh thánh thần và Thượng Đế, bất sinh bất diệt, nhìn rõ tứ phương vũ trụ.
Thứ ba, tôn giáo có chức năng duy trì đạo đức xã hội. Niềm tin vào luật nhân quả, vào thiên đường và địa ngục sẽ góp phần vào việc hối thúc con người sống thiện hơn. Khi xã hội ổn định, người dân sống ngay thẳng, thiện tâm, thế giới tâm linh cũng vậy.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
Bìa cuốn sách Con đường Hồi giáo
Nhưng khi niềm tin mất đi, đạo đức khủng hoảng, kinh tế khủng hoảng, người dân sẽ chỉ còn niềm tin và bấu víu vào thế giới tâm linh. Đáng buồn thay, đây không những là sự bấu víu mà còn là sự bóp méo thế giới tâm linh. Những kẻ suy kiệt niềm tin này không những tìm sự chở che ở thế giới thần thánh mà thậm chí còn cho rằng thần thánh có thể đút lót, tham nhũng bằng tiền.
Đó là sự bắt đầu của những hành động báng bổ thần thánh, bởi thần thánh lúc đó đã "mua" được.  Chẳng hạn như những quan tham đi chùa cầu xin thần thánh ban phước cho những phi vụ làm ăn vô đạo.
Khi người ta tin rằng tôn giáo không còn chức năng trấn giữ đạo đức xã hội, thậm chí tôn giáo có thể "phản bội" các giá trị đạo đức, giúp đỡ kẻ ác kẻ tham, thì hẳn nhiên con người trở nên hoang mang, xã hội sẽ bấn loạn. Thần thánh trở thành âm binh, xấu tốt không còn phân biệt. Chung quy gốc rễ của vấn đề là sự khủng hoảng niềm tin.
Điều này có xảy ra ở những quốc gia khác, vùng tôn giáo khác?
Khi niềm tin bị mất đi là khi tôn giáo trở nên đắt hàng nhất. Đó không phải là quy luật nhưng xảy ra khá phổ biến ở một số quốc gia đang phát triển trên thế giới. Khi tôn giáo lên ngôi đó cũng là khi quyền lực lên ngôi. Mà quyền lực thì đương nhiên là có khả năng làm băng hoại con người.
Quyền lực tối thượng sẽ dẫn đến khả năng phá hủy tối đa.
(Còn nữa)
Hoàng Hường(Thực hiện)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng


Tướng Đồng Sĩ Nguyên lên tiếng về việc một số địa phương cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn. sự kiện nóng
Trách nhiệm phải lên tiếng
- Được biết ông đã có thư gửi các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cảnh báo nguy cơ từ việc cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn. Vì sao ông không đồng tình với việc này?
Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng.
Đặc điểm nước ta nhỏ hơn một tỉnh của Trung Quốc, chiều ngang hẹp, chiều dài dài, độ dốc núi đổ ra biển rất gần, các cơn lũ quét nhanh ngang tiếng động, thiên tai xảy ra liên tục, môi trường ngày càng xấu đi, đặc biệt nước biển dâng mất thêm diện tích ruộng đồng bằng. Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia.
Ngoài chuyện chặt rừng đầu nguồn gây lũ lụt tôi còn băn khoăn ở chỗ nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa chính trị trọng yếu. Nhớ lại các thời kháng chiến, tất cả các tỉnh đều có căn cứ là các vùng rừng núi, kháng chiến chống Pháp ta có Việt Bắc, kháng chiến chống Mỹ ta có rừng Trường sơn và vùng Tây Nam Bộ. Những đất rừng đầu nguồn này đều nằm trong đất căn cứ hoặc ở vùng biên giới. Ví dụ. Nghệ An đang cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp đây là 3 địa bàn phên dậu quốc gia. Lạng Sơn cũng vậy.
Đảng, Nhà nước ta trong thời đổi mới cần sử dụng đất cho các mục tiêu là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ quy mô, địa điểm, tính từng mét đất. Trong khi dân ta còn thiếu đất, thiếu nhà, thiếu việc làm, triệt để không bán, không cho nước ngoài thuê dài hạn để kinh doanh, trồng rừng nguyên liệu, địa ốc, sân gôn, sòng bạc...
Tuy đã muộn, nhưng ngay từ bây giờ, bất cứ cấp nào đều phải trân trọng từng tấc đất của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.
Nhiều ý kiến phản đối, chính quyền tỉnh vẫn ký
Tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh Thu Hà
- Có ý kiến cho rằng kiến nghị của ông bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác, do đó phản ứng như vậy là có phần cực đoan?
Tôi có thông tin chứ không phải chỉ nghe nói đâu đó. Sở dĩ tôi có thông tin là do anh em ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công an báo lên. Ngay khi nhận được tin báo tôi đã gọi về các địa phương để hỏi, lãnh đạo tỉnh cũng công nhận với tôi là có chuyện đó.
Ở một số địa phương, công an và bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên tiếng ngăn cản nhưng chính quyền vẫn ký. Thậm chí, có nơi Chủ tịch tỉnh kí cho nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn.
Hồi anh Võ Văn Kiệt làm Phó Thủ tướng, anh Kiệt có giao cho tôi làm đặc phái viên hai việc: Một là làm sao chấm dứt được việc đốt rừng; Hai là tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu gỗ. Anh Kiệt cho đến lúc cuối đời vẫn còn trăn trở với 2 phần việc này.
Trong một văn bản ủy quyền cho tôi, anh ghi rõ giao đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có quyền xử lí tại trận không cần báo. Gay gắt đến thế trong việc giữ rừng giữ đất. Để đồng bào có sức trồng rừng, anh Kiệt còn cho chở gạo từ phía Nam ra tiếp trợ.
Trong bảy năm được Đảng, Chính phủ giao phụ trách chương trình 327, tôi đã cùng các bộ, các địa phương lặn lội khắp mọi nẻo rừng, ven biển, các đảo; đã từng leo nhiều ngọn núi cao hàng 1000m, từ bước chân, qua ống nhòm đã tận mắt thấy cảnh tàn phá rừng để làm nương rẫy, chặt phá gỗ quý để sử dụng và xuất khẩu.
Mối nguy hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn thế nào mọi người đều đã rõ. Bởi vậy, trồng rừng đầu nguồn là vấn đề sống còn, là sinh mệnh của người dân, chúng ta không chỉ trồng rừng mà còn phải bảo vệ rừng.
Đã cho thuê hơn 300 ngàn ha rừng
- Đến nay ông đã nhận được phản hồi nào về kiến nghị của mình chưa?
Khi tôi gửi kiến nghị lên thì có nhận được điện thoại của Thủ tướng. Thủ tướng nói với tôi là đã nhận được thư và đang giao cho Bộ Nông nghiệp đi điều tra thực tế. Bộ Nông nghiệp cũng đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng điều tra xong và gửi lại bằng văn bản cho tôi.
- Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp ra sao, thưa ông?
Bộ Nông nghiệp đồng ý với tôi việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn là sự thật. Bộ đã trực tiếp kiểm tra tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngoài ra tổng hợp từ báo cáo của 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
"Ai làm gì tôi không biết nhưng tôi thấy đây là một trách nhiệm phải lên tiếng". Ảnh: Thu Hà
Đó là một tầm nhìn rất ngắn!
Giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Ông nghĩ sao về lập luận này?
Nói như thế là không thuyết phục.
Ngay trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp cũng đã xác nhận một sự thật là một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê.
Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân sẽ mưu sinh thế nào, điều đó cần phải làm rõ. Bao nhiêu cuộc kháng chiến của ta cũng chỉ vì mục tiêu người cày có ruộng, người dân miền núi có rừng. Cách mạng thành công cũng nhờ mục tiêu đó mà người dân hướng theo.
Việc lo cho dân phải là việc đặt lên hàng đầu, trước cả việc thu ngân sách. Cứ dựa vào những lập luận như tăng thu ngân sách để có những quyết định ví dụ như cho người nước ngoài thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn là một tầm nhìn rất ngắn!
Sao không tự hỏi vì sao các DN nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Bản thân dân nước mình cũng đang thiếu việc làm.Và khi đã thuê được rồi thì liệu họ có sử dụng lao động là người Việt Nam hay là đưa người của họ sang?
Lấy ngay ví dụ việc cho nước ngoài thuê đất ở Đồ Sơn. Tôi đã trực tiếp đến kiểm tra, xung quanh khu vực đó, họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của tôi tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi tôi trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.
Việc một số địa phương nói rằng có những vị trí cho người nước ngoài thuê vì bao lâu nay vẫn để trống, nói như vậy là vô trách nhiệm, địa bàn anh quản lí mà để như thế tức là đã không làm tròn nhiệm vụ. Hồi tôi đi làm dự án 327, tôi rõ lắm, dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, sao có đất để không được.
Kiến nghị đình chỉ ngay những dự án chưa ký
"Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc,
hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng". Ảnh: Thu Hà
- Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì trước hiện trạng này?
Một số tỉnh đã lỡ ký với doanh nghiệp nước ngoài cần tìm cách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ trồng. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng xung yếu biên giới, những tỉnh chưa kỷ đình chỉ ngay. Thay vào đó, huy động các doanh nghiệp trong nước đầu tư, kết hợp sử dụng một phần vốn chương trình 5 triệu ha rừng để thực hiện.
Các tỉnh chỉ đạo các huyện, các lâm trường lập ra bộ phận chuyên trách. Trong vòng một năm, chính thức giao khoán đất, khoán rừng cho từng hộ. Trong bản, trong xã cấp sổ đỏ quyền sở hữu sử dụng đất rừng vào mục đích trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế.
Từ đây, tôi đề nghị mở rộng chương trình xoá đói giảm nghèo ở miền núi thành chương trình làm giàu cho đồng bào miền núi, kết hợp bố trí tái định cư của các công trình. Điều kiện làm giàu ở miền núi tốt hơn ở đồng bằng.
Đất đai là thứ tài sản nhạy cảm, muôn đời, vì hiện tại và tương lai của dân tộc, hãy tính toán chặt chẽ từng tấc đất cho các mục đích cần sử dụng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sức mạnh quân sự VN trên bảng xếp hạng thế giới



Theo bảng xếp hạng 2016 của trang Hỏa lực Toàn cầu (GFP), sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 17 trong danh sách 126 nước trên toàn thế giới.
Trang web GlobalFirepower (GFP) vừa công bố danh sách xếp hạng (năm 2016) sức mạnh quân sự của 126 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, dựa trên các dữ liệu công khai từ các nguồn mở.
sức mạnh quân sự Việt Nam, xếp hạng thế giới, Mỹ, Trung Quốc
Top 10 các nước có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới năm 2016, theo GFP.Ảnh chụp màn hình
Mỹ số 1, Việt Nam thứ 17
Trong danh sách này, Mỹ đứng đầu, CH Trung Phi đứng cuối bảng. Việt Nam nằm trong top 20, ở vị trí thứ 17, trên cả Ba Lan và Thái Lan. Việt Nam cũng đứng “trên cơ” cả Iran (thứ 21), Canada (thứ 22), Australia (thứ 23).
sức mạnh quân sự Việt Nam, xếp hạng thế giới, Mỹ, Trung Quốc
Đội hình tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân VN. Ảnh: Báo Kiến thức
CHDCND Triều Tiên tuy có lực lượng quân sự thường trực vào hàng đông nhất thế giới nhưng về sức mạnh quân sự tổng hợp vẫn xếp thứ 25, sau Việt Nam tới 8 bậc.
Tuy nhiên, Việt Nam nằm dưới Indonesia (thứ 14), Brazil (thứ 15) và Israel (thứ 16).
10 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, và Italy.
Theo GFP, nhân lực đủ điều kiện làm nghĩa vụ quân sự ở Trung Quốc là 619 triệu người, quân thường trực của nước này là hơn 2,3 triệu người, lực lượng dự bị động viên vào khoảng 2,3 triệu người.
Khi ấn vào tên mỗi nước trong bảng xếp hạng, độc giả sẽ thấy các số liệu cụ thể về số lượng của từng loại vũ khí chính trong lực lượng lục quân, không quân và hải quân của mỗi nước.
Trung Quốc nhiều chiến hạm nhưng chủ yếu là tàu gần bờ
Trong 3 nước đứng đầu: Về xe tăng, Nga là nhiều nhất (15.398 chiếc), Trung Quốc thứ nhì (9.150 chiếc), còn Mỹ chỉ có 8.848 chiếc. Về máy bay quân sự, Mỹ đầu bảng với 13.444 chiếc, kế đến là Nga (3.547 chiếc) và Trung Quốc (2.942 chiếc).
sức mạnh quân sự Việt Nam, xếp hạng thế giới, Mỹ, Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Về tàu hải quân, trong 3 nước nói trên, Trung Quốc có nhiều tàu nhất (714 chiếc), Mỹ chỉ đứng thứ 2 với 415 chiếc, và Nga đứng cuối bảng với 352 chiếc.
Tuy nhiên, về chủng loại thì có sự khác biệt lớn, thể hiện đẳng cấp của mỗi nước. Mỹ có tới 19 tàu sân bay, trong khi Nga và Trung Quốc mỗi nước chỉ có 1 tàu sân bay.
Về tàu ngầm, Mỹ nhỉnh hơn với 75 chiếc, còn Nga có 60 chiếc, Trung Quốc gần 70 chiếc. Trung Quốc có tổng số tàu các loại là lớn nhưng một tỷ lệ lớn trong đó là tàu phòng thủ bờ biển (138 chiếc, trong tổng số 714 chiếc).
Trong top 30 chỉ có 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Trong hai nước láng giềng của Việt Nam, Campuchia xếp thứ 88, còn Lào xếp thứ 121.
Xếp hạng dựa trên hàng chục yếu tố
Theo GFP, bảng xếp hạng của họ chủ yếu dựa trên tiềm lực phát động chiến tranh chính quy trên bộ, trên biển và trên không. Bảng xếp hạng cuối cùng tích hợp các giá trị liên quan đến nguồn tài nguyên (nhất là dầu mỏ), tài chính, hậu cần, và địa lý, cùng hơn 50 nhân tố khác nhau để quyết định mức chỉ số “Hỏa lực” của mỗi nền kinh tế cụ thể.
sức mạnh quân sự Việt Nam, xếp hạng thế giới, Mỹ, Trung Quốc
Các nước và vùng lãnh thổ xếp từ hạng 11 đến 25. Ảnh chụp trang web GFP
Với cách tính này, GFP cho biết, các nền kinh tế nhỏ hơn nhưng có công nghệ tiên tiến hơn có thể cạnh tranh với các nước đất rộng hơn nhưng kém phát triển hơn.
GFP cũng tính điểm cộng và điểm trừ.
GFP không đơn thuần dựa vào tổng số vũ khí của mỗi nước và vùng lãnh thổ mà nghiêng nhiều hơn về mức độ đa dạng vũ khí trong tổng số giúp cân bằng hỏa lực (ví dụ triển khai 100 tàu phá thủy lôi không có giá trị chiến lược và chiến thuật ngang bằng với triển khai 100 tàu sân bay).
Các kho vũ khí hạt nhân không được tính đến nhưng GFP thêm điểm thưởng cho các nước hoặc vùng lãnh thổ được công nhận hoặc bị nghi có vũ khí hạt nhân.
Các nước NATO được cộng thêm điểm do về mặt lý thuyết, họ chia sẻ nguồn lực với nhau.
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng. Các nước đông dân có xu hướng được xếp hạng cao hơn.
GFP không trừ điểm các nước không có hải quân (do không có biển), nhưng lại trừ điểm các lực lượng hải quân thiếu sự đa dạng về trang thiết bị và vũ khí.
Theo VOV

Các tổng thống Mỹ sống ra sao sau khi mãn nhiệm?


Theo luật Mỹ, ngoài lương hưu chỉ khoảng 200.000 USD/năm cùng sự bảo vệ trọn đời từ Cơ quan Mật vụ, những cựu tổng thống sau khi rời chiếc ghế quyền lực không được hưởng bất cứ quyền lợi nào khác.
Thông tin Tổng thống Barack Obama sau khi rời Nhà Trắng có thể sẽ phải thuê một căn biệt thự nếu muốn tiếp tục ở lại Washington D.C cho đến khi con gái út tốt nghiệp trung học vào năm 2018, khiến nhiều người thắc mắc: vậy các tổng thống Mỹ được hưởng đặc quyền gì và sống ra sao sau khi mãn nhiệm?
Thật ra trước đây thì các cựu tổng thống và gia đình cũng chỉ được mật vụ bảo vệ trong vòng 10 năm kể từ khi rời nhiệm sở. Tuy nhiên, đến năm 2012, Tổng thống Barack Obama ký thành luật bãi bỏ giới hạn 10 năm và cung cấp sự bảo vệ trọn đời đối với mọi cựu tổng thống, cựu đệ nhất phu nhân/phu quân và con cái dưới 16 tuổi, theo tờ The Washington Post .
Chính vì thế, không như lãnh đạo nhiều nước khác, các cựu chủ nhân Nhà Trắng vẫn hoạt động hết sức tích cực trong nhiều ngành nghề khác nhau chứ không an nhiên vui thú điền viên.
Căn nhà mà Tổng thống Obama được cho là sẽ thuê sau khi mãn nhiệm Ảnh: The New York TimesChia sẻ Căn nhà mà Tổng thống Obama được cho là sẽ thuê sau khi mãn nhiệm
Ông Obama sẽ đi dạy học ?
Tổng thống Obama sẽ chính thức mãn nhiệm vào tháng 1.2017. Ông từng cho biết ý định sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Washington cho đến khi con gái út tốt nghiệp trung học vào năm 2018. Tờ The New York Times dẫn nguồn tin riêng tiết lộ gia đình Obama có thể sẽ chuyển đến sống tại một căn biệt thự thuê tại khu Kalorama, cách Nhà Trắng không xa. Theo nhiều trang web về bất động sản, căn biệt thự rộng 762 m 2 này trị giá khoảng 6 triệu USD với tiền thuê tầm 22.000 USD/tháng.
Do đó, để có thể trang trải tại một nơi đắt đỏ như thủ đô, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng ông Obama sẽ làm những công việc sở trường như viết lách hoặc hùng biện... Có thể sắp tới, ông sẽ tập trung viết hồi ký, công việc mang lại thu nhập khả quan cho các cựu tổng thống.
“Viết hồi ký luôn là cách kiếm tiền có thể chấp nhận được của các vị tổng thống”, nhà sử học Mark Updegrove, Giám đốc thư viện Tổng thống Lyndon B.Johnson cho hay.
Cũng có dấu hiệu ông Obama sẽ trở lại với công việc giảng dạy tại những trường ông từng học như Đại học Columbia, Đại học Harvard hoặc Đại học Chicago, nơi ông đứng lớp giai đoạn 1992 - 2004. “Tôi thích dạy học. Tôi nhớ lớp học và những khoảnh khắc ở bên sinh viên”, ông Obama từng kể trên tờ The New Yorker . Tài hùng biện nổi tiếng thế giới cũng có thể giúp tổng thống dấn thân vào con đường diễn thuyết, nghề hái ra tiền của không ít người tiền nhiệm.
Vất vả mưu sinh
Các tổng thống thời kỳ đầu của Mỹ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống sau khi rời Nhà Trắng vì khi đó, họ không có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mới.
Theo trang Seeker.com , Tổng thống thứ ba Thomas Jefferson, một trong những bậc quốc phụ của Mỹ và là người soạn thảo Hiến pháp, đã làm cùng lúc nhiều công việc. Ông mở trường Đại học Virginia tại thành phố Charlottesville và vừa viết sách vừa làm... nông dân. Tuy vậy, cựu chủ nhân Nhà Trắng vẫn sống trong nghèo khó và nợ nần. Thời điểm Tổng thống Jefferson qua đời vào ngày 4.7.1826, số nợ của ông đã lên đến khoảng 107.000 USD, ước tính vào tầm 1 - 2 triệu USD theo thời giá hiện nay.
Tương tự, Tổng thống thứ bảy Andrew Jackson sau khi rời Nhà Trắng cũng quay về quê làm nông và những năm cuối đời, ông đã phải vay tiền để giữ đồn điền hoạt động, theo trangKnowsouthernhistory.net .
Tổng thống Ulysses S.Grant, người hùng của quân miền bắc trong Nội chiến, thì gặp thất bại liên tục trong kinh doanh và lâm vào cảnh khánh kiệt. Để trang trải chi phí cho gia đình, ông bắt đầu viết cho tạp chí Century và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Sau đó, ông chuyển sang viết hồi ký và số tiền nhuận bút từ quyển Personal Memoirs of Ulysses S.Grant đã giúp ông vượt qua những ngày gian khó.
Đến thời hiện đại thì viết sách và diễn thuyết trở thành công cụ kiếm tiền hữu hiệu cho các cựu tổng thống. Vào thời điểm ngay trước khi mãn nhiệm, Tổng thống Bill Clinton từng tiết lộ “không có tài sản gì ngoài khoản tiết kiệm bằng 10% thu nhập trong 8 năm”. Ngoài ra, khi đó ông còn đang nợ gần 12 triệu USD do những rắc rối pháp lý, theo The Washington Post . Do đó, sau khi giã từ Nhà Trắng, ông Clinton làm việc rất năng nổ. Ông nhận trước 15 triệu USD cho cuốn hồi ký My life và đến nay được cho là đã bỏ túi hơn 100 triệu USD nhờ các buổi diễn thuyết trên khắp thế giới.
Tương tự, người kế nhiệm George W.Bush dành thời gian viết sách và cuốn hồi kýDecision Points của ông xuất bản hồi năm 2010 đã rất ăn khách, với hơn 2 triệu bản được bán trong vòng chưa tới 2 tháng sau khi phát hành. Ông Bush cũng đi diễn thuyết khắp nơi để tăng thu nhập và nhận từ 100.000 - 150.000 USD/lần, theo tờ The Daily Beast . David Sherzer, phát ngôn viên của cựu tổng thống cho biết kể từ khi rời nhiệm sở đến tháng 5.2011, ông có khoảng 140 bài diễn thuyết có thù lao, cả trong và ngoài nước, mang về chừng 15 triệu USD.
Vì cộng đồng
Kiếm sống không phải là mục đích làm việc duy nhất của nhiều cựu tổng thống Mỹ. Bằng ảnh hưởng và uy tín của mình, họ thành lập các tổ chức, quỹ hỗ trợ để giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng trong nước lẫn thế giới và dành một phần thu nhập để làm ngân sách hoạt động. Tổng thống Jimmy Carter dùng phần lớn lợi nhuận từ viết sách để thành lập Trung tâm Carter với mục tiêu thúc đẩy nhân quyền, chống đói nghèo, xung đột và áp bức. Ông đã hoạt động không ngừng nghỉ trong các hoạt động cứu trợ trên toàn cầu và với vai trò trung gian hòa giải, thúc đẩy hòa bình trong các vấn đề Trung Đông, Haiti và CHDCND Triều Tiên, ông Carter được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 2002.
Tương tự, Tổng thống Clinton rất năng nổ tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. Ông lập quỹ giúp chống AIDS tại châu Phi, tích cực hoạt động về chống biến đổi khí hậu và quảng bá những tiến bộ trong chăm sóc y tế toàn cầu cũng như hoạt động cứu trợ sau thảm họa. Tổng thống George W.Bush dùng tài diễn thuyết huy động cho quỹ mang tên mình để hỗ trợ y tế tại nhiều nước, cải cách giáo dục và cuộc chiến chống bệnh ung thư tại châu Phi, nơi ông nhiều lần đến thăm sau khi mãn nhiệm.
Từ đó, giới quan sát nhận định ông Obama chắc chắn cũng sẽ dấn thân vào con đường vì cộng đồng, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến giáo dục và hỗ trợ giới trẻ tại những khu vực còn khó khăn.
Doanh Toại/Thoibao Today
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

'Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?'




 
Trong bài viết gửi Zing.vn chiều 1/6, bà Tôn Nữ Thị Ninh tin rằng nếu tuyển công khai FUV có thể tìm được người phù hợp về chuyên môn, kinh nghiệm, và không bị mang tiếng.


Bà Tôn Nữ Thị Ninh là cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, tòa soạn giữ quyền biên tập. Bà Ninh viết:
Thời sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà văn Mỹ William Faulkner.
Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như Đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Thomas Vallely (người mang chương trình Fulbright đến Việt Nam), hay báo chí như Murray Hiebert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Isaacson. 
'Le nao nuoc My khong con ai ngoai Bob Kerrey?' hinh anh 1
Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh DW
Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người Việt Nam, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.
Về phía Việt Nam, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright Việt Nam ở TP HCM hôm 25/5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học Việt Nam lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.
Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:
Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.
Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).
Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án.
Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.
'Le nao nuoc My khong con ai ngoai Bob Kerrey?' hinh anh 2
Việc lựa chọn một người từng tham gia thảm sát ở Bến Tre năm 1969 làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh Getty Image. 
Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏi, lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright Việt Nam ngoài Bob Kerrey?
Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch trường Fulbright Việt Nam với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.
Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau.
Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt - Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright Việt Nam trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền. 

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey vừa được lựa chọn làm chủ tịch ĐH Fulbright ở Việt Nam. Ông từng là thượng nghị sĩ của bang Nebraska và là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992.
Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng liên quan một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey nhận trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người này
http://news.zing.vn/le-nao-nuoc-my-khong-con-ai-ngoai-bob-kerrey-post654209.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thái Nguyên: ÔNG BÍ THƯ GIÀU KHỦNG, XÂY LÂU ĐÀI TRÁI PHÉP



Bí thư Đảng uỷ Công ty CP Gang thép Thái Nguyên xây “lâu đài” sai phép!

Nhà báo & Công luận

Thứ Tư, 25/05/2016 | 21:55 GMT+7
 
(NBCL) Như Báo NB&CL đã phản ánh, dư luận đang hết sức bức xúc trước thực tế dự án xây dựng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên dù đã ngốn của Nhà nước hơn 4.500 tỷ đồng nhưng hiện vẫn đang nằm đắp chiếu, chủ đầu tư đang đòi “bơm tiếp” nhiều nghìn tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu tăng giá của nhà thầu Trung Quốc. 


Càng bức xúc hơn khi một trong những người vốn liên quan trực tiếp đến dự án trên là ông Trần Văn Khâm – Bí thư Đảng uỷ Cty CP Gang thép Thái Nguyên vẫn “vô tư” xây dựng lâu đài – biệt thự khủng trị giá hơn 40 tỷ đồng, được đánh giá thuộc diện to và hoành tráng nhất TP. Thái Nguyên. Sau khi báo đăng, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ phía độc giả, với nhiều thông tin “hé lộ” bất ngờ.

Ông chủ “chịu chơi” nức tiếng Thành phố “gang thép”?

Phần lớn người dân sinh sống ở khu Gang thép (TP. Thái Nguyên) đều biết lâu đài – biệt thự “khủng” của ông Khâm cũng như độ “chịu chơi” tới mức xa hoa mà chủ nhân của nó. Nhiều câu chuyện xung quanh toà lâu đài – biệt thự khủng của ông Khâm được coi là đồ sộ, hoành tráng và to nhất ở Thái Nguyên giờ đã thành giai thoại mỗi khi người dân TP gang thép “trà dư, tửu hậu” bàn tán về các đại gia ở Thái Nguyên.

Theo phản ánh của người dân, toà lâu đài – biệt thự khủng của ông Khâm được xây dựng có giá trị trên bốn mươi tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền nội thất, phần làm nên ấn tượng đặc biệt của ngôi nhà này. Riêng cánh cổng uy nghiêm, sừng sững bằng đồng nguyên khối với hoa văn được chạm khắc tinh xảo đã trị giá hàng tỷ đồng. Để có thêm lối đi, trang trí tiểu cảnh ông Khâm đã phải bỏ ra gần 2 tỷ để mua lại dù giá trị thực tế chỉ 200 triệu đồng. Giai thoại “nổi tiếng” nhất về toà lâu đài – biệt thự này là cây bồ đề “nhân tạo” nằm trên tầng thượng, đã được chủ nhân “khoác” lên mình lớp vàng, theo người dân có giá trị hàng tỷ đồng.

Điều đặc biệt, khiến dư luận tại Thái Nguyên phải trầm trồ, ngả mũ về độ “chịu chơi” của ông Khâm là sau khi “cây bồ đề bằng vàng” được hoàn thiện, ông Khâm đã “thỉnh” các nhà sư bên Ấn Độ về tư gia, làm lễ liên tục trong vòng ba ngày!?

Lâu đài – biệt thự xây sai phép?

Thông tin bất ngờ nhất liên quan đến toà lâu đài – biệt thự “khủng” của ông Khâm là việc công trình này đã xây dựng sai phép, thậm chí lấn cả ra lộ giới đường quy hoạch. Cụ thể, theo điều tra của nhóm PV, ngày 24/4/2012, UBND TP.Thái Nguyên đã cấp Giấy phép xây dựng số 340/GPXD cho hộ ông Trần Văn Khâm và bà Nguyễn Thị Hồng có địa chỉ tổ 13, phường Trung Thành, TP.Thái Nguyên. Giấy phép ghi rõ: Tổng diện tích sàn 420m2, tổng số tầng được phép xây dựng là 2 tầng, chiều cao của công trình là 7 mét.

Giấy phép có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, khi thực hiện, ông Khâm lại cho xây dựng lâu đài – biệt thự hoành tráng cao đến 5 tầng, ngang nhiên lấn ra cả lộ giới đường quy hoạch. Ngày 06/9/2013, UBND phường Trung Thành (TP.Thái Nguyên) đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng trên. Biên bản của UBND phường Trung Thành chỉ rõ: Công trình xây dựng của ông Trần Văn Khâm và bà Nguyễn Thị Hồng tổ chức thi công xây dựng trái với nội dung GPXD được cấp có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng được cấp là 2 tầng nhưng gia đình ông Trần Văn Khâm xây dựng là 5 tầng, số tầng vượt quá là 3 tầng (chiều cao 17,10 mét trong khi đó GPXD quy định chỉ được xây dựng chiều cao 7 mét).

Ngoài ra, 1 phần công trình xây dựng sai phép vi phạm lộ giới đường quy hoạch là 22 mét. Đồng thời, chính quyền cũng yêu cầu: Hộ ông Trần Văn Khâm ngừng ngay việc thi công xây dựng công trình vi phạm và khắc phục kịp thời hành vi vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi lập biên bản; Tháo dỡ toàn phần diện tích xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp.

Ngày 11/9/2013, UBND TP.Thái Nguyên đã ra Quyết định số 7355/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng của ông Trần Văn Khâm với mức phạt 7,5 triệu đồng. Quyết định nêu rõ: Buộc hộ ông Trần Văn Khâm và bà Nguyễn Thị Hồng tự phá dỡ công trình sai nội dung GPXD. Gia đình vi phạm phải chấp hành nghiêm quyết định hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, gia đình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, những lời lẽ, hùng hồn đanh thép trong biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt hành chính của chính quyền TP. Thái Nguyễn có lẽ chỉ nằm “trên giấy”, bởi trên thực tế toà lâu đài – biệt thự này giờ đã hoàn thiện theo đúng ý đồ của chủ nhân ngôi nhà mà không gặp phải bất cứ sự “ngăn cản” nào từ phía chính quyền địa phương, dù đã hô hào ngừng thi công, không chấp hành thì sẽ… cưỡng chế.

Hành vi coi thường pháp luật của gia đình ông Khâm, khiến dư luận tại Thái Nguyên bức xúc cho rằng, phải chăng ông Trần Văn Khâm lã “lãnh đạo to” của Cty CP Gang thép Thái Nguyên, là Tỉnh uỷ viên thời điểm ông Khâm xây nhà nên đã được “miễn nhiễm”, bất chấp các quy định pháp luật khi cố tình xây dựng nhà sai phép? Ngày 23/5/2015, trao đổi với PV Báo NB&CL, ông Trần Văn Khâm thừa nhận việc xây dựng sai phép nhưng lại “đổ lỗi” cho người nhà khi đi xin giấy phép, lẽ ra xin xây 4,5 tầng thì chỉ xin xây 2,5 tầng !?

Ông Khâm từ chối bình luận về giá trị ngôi nhà cũng như im lặng khi chúng tôi nhắc đến dư luận về “cây bồ đề dát vàng” và việc rước đoàn nhà sư từ Ấn Độ sang cúng lễ. Về hậu quả Dự án xây dựng giai đoạn 2 nhà máy gang thép dù đã tiêu tốn hơn 4.500 tỷ đồng nhưng vẫn nằm đắp chiếu gần chục năm nay (dù đã thanh toán cho nhà thầu Trung Quốc 93% vẫn bị “bắt làm con tin” do không được cung cấp phần thiết bị quan trọng nhất là điều khiển tự động) ông Khâm – lúc đó là Tổng giám đốc Công ty CP gang thép Thái Nguyên, phụ trách dự án – luôn miệng đổ lỗi cho cơ chế, cho cấp trên!

Báo NB&CL sẽ tiếp tục đưa tin về vấn đề này!
NHÓM PV 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý KIỀN VỀ CUỘC TRUY BỨC


Tôi đã viết mấy comment về việc này, nay cần lên tiếng lần nữa cho hết ý. Dù rằng những người trong cuộc và một số bạn fb có cho rằng không phải là một cuộc đấu tố nhưng nhìn vào cái bản 60 phút phát trên VTV tức là bản xuất bản chính thức như ta thường nói là đã in thành sách thì thấy rất rõ ý đồ của cô Tạ Bích Loan, thái độ và lời lẽ của nhà thơ Hồng Thanh Quang, của hai anh Hoàng Minh Trí, của Phạm Mạnh Hà không thể biện minh cho động cơ tốt đẹp của họ là nhân danh cái thứ gì đó bảo vệ chân lý, bảo vệ sự trong sáng của cộng đồng mạng fb, bảo vệ các công dân Việt Nam khỏi bị đầu độc về tư tưởng, cuối cùng là bảo vệ chế độ toàn trị…Cái cuộc này đã làm nhiều người bị tổn thần kinh nếu như chúng ta đang bức xúc vì vụ Vũng Áng, vì tàu đánh cá của dân chài Viêt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm hoặc người nào đó trót mắc bệnh cao huyết áp hoặc có tiền sử tim mạch hoặc ít ra là có thứ bệnh giàu cảm xúc…May mà hình như chưa có tin ai đó phải đi cấp cứu sau khi xem cái chương trình này. Nhưng điều đáng phải nói là cái cuộc này đã làm tốn rất nhiều sự quan tâm và thời gian của cúng ta. Chúng ta không phải là những kẻ rỗi hơi, càng không phải là những kẻ dở hơi như một vài bạn fb nào đó đứng ngoài chép miệng như vậy ra vẻ ta là người sáng suốt, cao đạo.
Thứ nhất: Cái hình thức của cuộc đấu tố này đã lỗi thời với thời đại văn minh của thế giới và nước ta hiện nay. Bản chất của nó là dùng quyền lực truyền thông của chế độ dùng tiền thuế của dân để đàn áp một đồng nghiệp là một cá nhân fb nhưng nhằm áp đảo cả cộng đồng mạng, bịt miệng những tiếng nói cá nhân trên mạng với tham vọng “ lấy thúng úp voi” cho một cấp trên nào đó. Tiếc rằng con voi quá to, Hàng ngàn cái thúng cũng không úp nổi huống chi là mấy cái thúng đó.
Thứ hai: Cái mục đích có tính kỹ thuật truyền thông đó có vẻ tốt đẹp là mang lại sự ‘’sáng suốt’’ cho cộng đồng mạng và quần chúng nhưng nó quá vô luân ở chỗ là sự kiện này không phải là một sự kiện truyền thông thuần túy có thể làm ví dụ điển hình cho kỹ thuật tuyên truyền mà nó gắn liền với một sự kiện lịch sử ghê gớm của đất nước còn đầm đìa máu và nước mắt của hàng triệu đồng bào chúng ta suốt dọc miền Trung và vẫn còn chưa có hồi kết. Chỉ có những kẻ vô cảm, mù quáng mới nghĩ ra chiêu trò đó và mới phùng mang trợn má nói lấy được để áp đảo một mình anh thanh niên chia sẻ cái clip cá chết vì nước Vũng Áng mà đến giờ đài VTC vẫn coi là của họ không gỡ xuống, tức là cái clip đó mặc nhiên không cãi nhau với Tạ Bích Loan, Hồng Thanh Quang, Hoàng Minh Trí, Phạm Mạnh Hà về cái sự thật hay không thật.
Thứ ba: Những luận điệu về lý luận truyền thông mà mấy người kia đem ra để “ mổ” anh MC Phan Anh là thứ lý luận cũ rích của các chế độ toàn trị đã bị vứt vào sọt rác lâu rồi. Tôi thấy xấu hổ cho thứ kiến thức đó, nó chẳng khác gì dao phay, dao rựa, nỏ và cung tên để đánh nhau với vũ khí internet, vũ khí hạt nhân thời nay.Cũng nên biết rằng trong quá khứ của chế độ nhiều văn nghệ sỹ, trí thức và công dân trung thực đã bị vùi dập bởi thứ lý thuyết tàn ác đó.
Tôi dám nói như vậy vì tôi đã từng xây dựng lý thuyết, chỉ huy công tác đấu tranh chống địch phá hoại tư tưởng ở nước ta từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Từ ngày đó tôi đã cố loại ra thứ lý thuyết nguy hiểm của Mao, của Stalin và đưa tinh thần cải tổ của Gocbachop, tinh thần đổi mới của Việt Nam vào công tác của chúng tôi. Nay ngồi nghe lại cách phát ngôn của mấy người nhất là của Phạm Mạnh Hà, của Hoàng Minh Trí, Hồng Thanh Quang không thể hiểu nổi tại sao họ cứ đắc thắng với mấy từ “ động cơ” , “ quyền lực của truyền thông”, “hiệu quả tiêu cực, tích cực” trong thời đại chiến tranh lạnh đã kết thúc từ lâu, ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình, thời đại cả thế giới lấy sự thật làm tiêu chuẩn đầu tiên cho đạo đức phát ngôn, thời đại chúng ta có đủ trí lực, năng lực nhận ra chân lý và sự thật của cuộc sống, của người khác quanh ta, chân dung của các chế độ. Kẻ nào hôm nay còn lo cho quần chúng nhân dân, cho cộng đồng mạng bị mê muội, bị xấu đi, bị đánh lừa vì cái clip VTC Cá chết vì nước ở Vũng Áng thì họ mới là kẻ ngây thơ và mê muội.
Cuối cùng : Nói gì thì nói, đi xa đến đâu thì cũng vẫn phải quay về nhìn vào thực trạng đất nước hôm hay trước nạn nội xâm, ngoại xâm. Không thể làm ngơ trước cái thảm họa Vũng Áng. Nó sẽ đang tiếp tục làm chảy máu và nước mắt của nhân dân ta, của mỗi người chúng ta nếu như chưa đánh mất lòng yêu nước và tình đồng bào. Vì thế phải thấy người MC trẻ tuổi kia đã có việc làm và suy nghĩ giống như chúng ta. Hàng triệu người chúng ta cũng sẽ làm thế như Phan Anh nếu ở vào vị trí của Phan Anh.
Tôi thấy thật là vui vì có hàng triệu bè bạn đã suy nghĩ như mình nhân cái việc đấu tố bi hài này.
Cám ơn tất cả các bạn.
Tôi yêu các bạn.
Hà Nội 1-6-2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang