Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’


image
Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.

image
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

image
Trên fanpage, Viet Art Space tự giới thiệu “là một tổ chức nghệ thuật uy tín, hỗ trợ các nghệ sĩ phát triển các công việc sáng tạo”.

“Qua các hoạt động mang tính xã hội và phi lợi nhuận, Viet Art Space là ủng hộ cho cộng đồng nghệ sĩ, tạo ra một diễn đàn hữu hiệu và bền vững nhằm phổ biến hiệu quả các sáng tạo và các đàm luận liên quan đến nghệ thuật, khuyến khích sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thúc đẩy và trao đổi nghệ thuật Việt Nam với thế giới”.

image
Từ trái qua phải: Ông Trịnh Đình Minh – Marketing Manager PYS Travel, ông Vũ Tuấn Anh – Giám Đốc Truyền Thông Trung tâm Nghệ thuật Viet Art Space.

Lúc 14:00 hôm 29/4, ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc truyền thông Viet Art Space nhưng ông bảo không tiện trả lời do “đang phải làm việc với công an phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, về buổi trình diễn”.

Tương tác

image
Sau đó, qua điện thoại, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói: “Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng”.

image

“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”.

image
Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay

Ông Mạnh cho hay: “Tất nhiên nếu xin phép được thì tốt hơn, vì nghệ sĩ cũng phải làm theo quy định pháp luật. Nhưng tôi cũng không chắc là nếu xin phép thì có được duyệt”.

image
“Với tôi, điều quan trọng của một buổi trình diễn nghệ thuật đường phố là cảm xúc đem lại cho công chúng và ngẫu hứng của nghệ sĩ, chứ không nhất thiết chủ đề phải liên quan đến chính trị”, ông Mạnh nói thêm.

Ông cũng nói: “Tôi cũng như các nghệ sĩ khác trong nhóm làm nghệ thuật từ trái tim. Nếu chính quyền ban hành lệnh cấm chúng tôi biểu diễn sau vụ này thì rất chán!”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Ashton Carter ủng hộ dỡ bỏ các hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter - Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết ông sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ những hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.

Đây được coi là tín hiệu mới nhất về các mối quan hệ đang tan băng giữa Việt Nam và Mỹ, trong bối cảnh hai nước có mối quan tâm chung đó là sự tăng cường quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện John McCain rằng ông có ủng hộ việc Washington dỡ bỏ hạn chế vũ khí đối với Việt Nam hay không, Bộ trưởng Carter nêu rõ: “Tôi đã thảo luận vấn đề này trước đây và tôi đánh giá cao vai trò của ngài. Vâng, tôi ủng hộ”.

Ông Carter không cung cấp chi tiết, song tuyên bố này được đưa ra trước khi Tổng thống Barack Obama có chuyến thăm theo kế hoạch tới Việt Nam vào cuối tháng 5.

Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương bán cho Việt Nam hồi tháng 10/2014, gần 40 năm sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam tuần tra và phòng thủ tại biển Đông trong bối cảnh những thách thức hàng hải của Trung Quốc ở khu vực này ngày càng tăng.

Giới chức Mỹ cho biết các thương vụ bán vũ khí trong tương lai có thể bao gồm các hệ thống vận tải đường không.

Theo Vietnam+

Quyền lực (Power)

power

Tác giả: Lục Minh Tuấn
Quyền lực là phương tiện để bảo đảm sự an ninh và tồn tại, thực hiện lợi ích và là mục tiêu mà mọi quốc gia tìm kiếm. Quyền lực theo đó thể hiện qua khả năng của một quốc gia trong việc thực hiện một hành động nào đó. Mặc dù đối với chủ nghĩa hiện thực, quyền lực là khái niệm cốt lõi, nhưng những học giả theo trường phái này vẫn không thống nhất được với nhau cách hiểu về quyền lực. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc nhìn nhận khái niệm quyền lực là một khái niệm mang tính tĩnh hay động.
Đối với những người cho rằng quyền lực mang tính tĩnh, họ hiểu quyền lực là sự tổng hoà của tất cả các nguồn lực về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ cùng nhiều yếu tố tĩnh khác của một quốc gia như tài nguyên, lãnh thổ…, từ đó cho phép một quốc gia có khả năng thực hiện một hành động nào đó. Quan niệm này dẫn đến cách hiểu về quyền lực tuyệt đối của một quốc gia. Đối với những người quan niệm quyền lực có tính động, họ đặt quyền lực của một quốc gia trong tương quan với các quốc gia khác. Qua đó, quyền lực của một chủ thể được đánh giá bằng cách đặt khả năng của chủ thể đó trong quan hệ với các khả năng của các chủ thể khác, và quyền lực từ đó có tính tương đối.
Trong quan hệ quốc tế, khi chủ thể chính là các quốc gia thì quyền lực đương nhiên được hiểu là quyền lực của quốc gia. Chính vì vậy quyền lực là khả năng của quốc gia đó trong việc gây ảnh hưởng lên hành vi của quốc gia khác phù hợp với mục đích của mình.Quan điểm này đã kết hợp được tính chất động và tĩnh của quyền lực. Đồng thời, quan điểm này cũng cho thấy việc đo lường quyền lực góp phần quan trọng vào việc giải thích và dự đoán hành vi của một quốc gia trong quan hệ với các quốc gia khác.
Các thành t quyn lc ca mt quc gia
Nhiều học giả cho rằng quyền lực của một quốc gia được nhìn nhận phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, dân số, kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự và các yếu tố tinh thần. Đây cũng là những thành tố cơ bản nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả khả năng ảnh hưởng của quốc gia đó.
Đầu tiên phải kể đến yếu tố địa lý. Đây là một thành tố lâu đời và tồn tại gắn bó nhất của quyền lực, bao gồm vị trí địa lý, diện tích đất đai, địa hình và khí hậu. Đây là những yếu tố cấu thành có ảnh hưởng tương hỗ đến quyền lực của quốc gia. Một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi như gần cảng biển, nằm trên những con đường thương mại sầm uất, có diện tích vừa phải, địa hình đồng bằng và khí hậu ôn hoà chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, tăng cường quyền lực; nhưng đồng thời sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm của nhiều quốc gia khác, như Trung Quốc là một điển hình. Trái lại, một vùng đất có vị trí xa xôi, diện tích rộng nhưng địa hình đồi núi gập ghềnh, khí hậu khắc nghiệt như xứ Gaul ở Châu Âu thời kỳ cổ đại sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành một nhà nước có nền kinh tế phát triển, nhưng lại có lợi thế về việc phòng thủ chống quân thù.
Thứ hai là yếu tố dân số. Dân số mang tính chi phối đối với nhiều khả năng của một quốc gia như khả năng sản xuất, xây dựng, quốc phòng… Trong thời chiến, dân số cần thiết cho việc xây dựng lực lượng quân đội của quốc gia. Nước Pháp năm 1815 nhờ có dân số đông đảo nên đã quy tụ được một đội quân khổng lồ gần 2 triệu người, nhờ vậy đã nhanh chóng đáp trả lại sức tấn công mạnh mẽ của liên minh chống Pháp trên khắp Châu Âu. Trong thời bình, dân số cần thiết cho mọi ngành nghề từ công nông nghiệp, đến thương nghiệp. Tuy nhiên, một quốc gia đông dân không hẳn là một quốc gia hùng mạnh, mà điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Hà Lan là một quốc gia có số dân trung bình ở Châu Âu, nhưng nhờ tài đi biển và khả năng kinh doanh, người dân Hà Lan đã biến quốc gia này trở thành một cường quốc hàng hải của khu vực trong thế kỷ 16.
Thứ ba là yếu tố kinh tế. Kinh tế là một trong những thành tố cơ bản của quyền lực, là công cụ để thực hiện quyền lực trong quan hệ quốc tế. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ có khả năng chi phối các quốc gia khác bằng đồng tiền của mình. Đây là điều mà nước Anh thời cận đại đã thực hiện để xây dựng ở Châu Âu những đồng minh có thể bảo vệ quyền lợi trên lục địa của quốc gia này. Yếu tố kinh tế vì thế càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, khi các quốc gia tăng cường cạnh tranh bằng sức mạnh kinh tế thay vì thông qua chiến tranh. Những quốc gia có sự phát triển về công thương nghiệp ngày càng nắm giữ nhiều quyền lực trong tay. Thời kỳ cận đại ở Châu Âu với những phát triển về thương mại hàng hải đã lần lượt xuất hiện các cường quốc như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điển và Anh. Những cường quốc lục địa như Pháp, Phổ, Áo với sự thua kém về phát triển kinh tế thương nghiệp đã không thể cạnh tranh với sự lớn mạnh của các cường quốc hàng hải.
Thứ tư là khoa học công nghệ. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản của quyền lực, giúp tạo ra sự vượt trội một cách nhanh chóng trong tương quan về quyền lực giữa các quốc gia. Việc tận dụng được những yếu tố tiến bộ về khoa học công nghệ sẽ khiến cho một quốc gia chiến thắng sự cạnh tranh của các quốc gia khác. Chiến thắng của Hà Lan đối với Tây Ban Nha, và sau này là chiến thắng của Anh đối với Hà Lan là bằng chứng điển hình của ưu thế từ việc tận dụng được các yếu tố khoa học công nghệ. Các quốc gia như Nga và Áo, do kiềm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ, nên phải chịu sự suy yếu trong một thời gian dài. Nhật Bản và các nước Tây Âu cũng đã tận dụng rất tốt những thành quả của việc phát triển khoa học công nghệ để vượt lên trở thành hai trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới, ngang hàng với Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Thứ năm là yếu tố về sức mạnh quân sự. Một đội quân hùng mạnh cũng chính là thành tố cơ bản tạo nên và tăng cường quyền lực của một quốc gia. Đây không chỉ là đòn bẩy để cấu thành quyền lực, mà còn là phương tiện để duy trì và đạt đến một quyền lực cao hơn. Một quốc gia có sự phát triển về kinh tế, nhưng không có một quân đội hùng mạnh, sớm muộn sẽ trở thành mục tiêu thôn tính của các đội quân xâm lược hùng hậu. Trường hợp của Saxony ở Châu Âu cận đại là minh chứng cho điều đó, khi những vùng này có tiềm năng phát triển công nghiệp, nhưng với một đội quân yếu kém đã sớm đưa Saxony trở thành vùng đất bị các nước lớn xâu xé. Trong khi với trường hợp của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì ngược lại. Với một lãnh thổ rộng lớn và mật độ dân cư thưa thớt, nếu không nhờ vào sự tinh nhuệ và tinh thần chiến đấu quả cảm của lực lượng Hồng quân thì Liên Xô sẽ đã nhanh chóng trở thành vùng chiếm đóng của quân đội Đức.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là các yếu tố tinh thần, ở đây bao gồm các yếu tố tư tưởng, uy tín, văn hoá, truyền thống, khả năng lãnh đạo và công luận. Đây là những yếu tố trừu tượng, không có khả năng đo lường, nhưng có tác động mạnh mẽ đến quyền lực của một quốc gia. Đối với các quốc gia Châu Âu thế kỷ 18, yếu tố về khả năng lãnh đạo đóng vai trò tối quan trọng đối với việc vận hành một quốc gia. Đây là thế kỷ mà chính sách đối nội lẫn đối ngoại của các nước đều in đậm dấu ấn của những nhân vật lãnh đạo. Một nước Nga trong thế kỷ 18 suy yếu, lạc hậu, nhưng nhờ sự dẫn dắt của Peter Đại Đế đã tiến hành cải cách, chuyển mình thành một cường quốc hùng mạnh. Một nước Phổ chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, với sự lãnh đạo của Hoàng đế Frederick đệ Nhị, cũng nhanh chóng phục hồi và trở nên giàu có.
Các dạng quyền lực
Những thành tố trên cấu thành “quyền lực cứng” của một quốc gia. Ngày nay, người ta ngày càng nói nhiều về vai trò của quyền lực mềm, vốn được Joseph Nye, cha đẻ của khái niệm này, định nghĩa “là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải ép bức hoặc dụ dỗ”. Theo Nye, sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu như Susan Strange cũng phân quyền lực ra làm hai dạng: quyền lực quan hệ và quyền lực cấu trúc. Quyền lực quan hệ là khả năng của một chủ thể buộc chủ thể khác phải làm hoặc không được làm một điều gì đó. Trong khi đó, quyền lực cấu trúc là khả năng hình thành và quyết định cấu trúc của nền kinh tế chính trị toàn cầu cùng các quy tắc mà theo đó các quốc gia và các tổ chức quốc tế vận hành.
Quyền lực cấu trúc ít trực tiếp hơn quyền lực quan hệ, nhưng có hiệu lực hơn trong một vài tình huống. Nhiều học giả cho rằng dù Mỹ không có lợi thế nổi trội về quyền lực quan hệ trong thế giới ngày nay như trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng Mỹ vẫn là quốc gia lãnh đạo trong số các quốc gia dân chủ công nghiệp và nắm trong thay rất nhiều quyền lực cấu trúc. Ví dụ, trong tương quan quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, mặc dù cả hai nước đều có quyền lực quan hệ khá lớn dưới dạng “cây gậy” để trừng phạt và “củ cà rốt” để khen thưởng, nhưng Mỹ có lợi thế hơn về quyền lực cấu trúc trong cuộc mặc cả với Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ có ưu thế hơn trong việc gây ảnh hưởng tới vị thế của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế thông qua việc sử dụng ảnh hưởng của mình ở các tổ chức quốc tế quan trọng như WTO, WB, IMF. Chính vì vậy có thể nói quyền lực cấu trúc có thể bổ sung hoặc thay thế cho quyền lực quan hệ. Trong những cuộc mặc cả giữa hai siêu cường, quyền lực cấu trúc sẽ có hiệu lực hơn quyền lực quan hệ do quyền lực cấu trúc ít có khả năng gây đối đầu và dẫn tới sự trả đũa lẫn nhau hơn so với quyền lực quan hệ.
Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/30/quyen-luc-power/#sthash.ogmpt4Qg.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Formosa một năm thu về cho ngân sách tỉnh Hà Tĩnh bao nhiêu tiền thuế và phí


Thuế và phí theo đó 9 tháng đầu năm 2013 số thuế, phí bảo vệ môi trường Formosa nộp cho Hà Tĩnh là 1.299 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2014 nộp cho Hà Tĩnh là 492 tỷ đồng. Vậy trung bình một tháng Formosa 99,5 tỷ, một năm khoảng 1200 tỷ VNĐ (khoảng 54 triệu đô la đô la một năm), ( với tỷ giá tạm tính 22.400 Đ/ 1 USD).


Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Một năm khoảng 1,37 tỷ đồng, (khoảng 60 nghìn đô la) .
Báo cáo cũng cho hay tổng thu ngân sách nội địa tỉnh Hà Tĩnh tính đến ngày 5/10/2014 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2.935 tỷ đồng, bằng 48,4% ngân sách cả năm . Vậy số tiền Ngân Sách tỉnh Hà Tĩnh Khoảng 6065 tỷ. Vậy Formosa nộp cho Hà Tĩnh bằng khoảng 1/5 tổng toàn bộ ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.


Vùng đất mà Formosa thuê, tính ra đến 33 triệu mét vuông – diện tích lớn như Macau – nhưng được chính quyền Hà Tĩnh cho thuê chỉ 80 đồng/mét vuông, theo hồ sơ bị tiết lộ vào năm 2009.https://nhabaotudo.com/…/ai-se-the-khong-phan-boi-que-huong/
Chính quyền Hà Tĩnh không biết vì sao hành xử như một lãnh chúa, vượt qua luật pháp Việt Nam, cho Formosa thuê đất đến 70 năm, mà đến 15 năm không cần đóng tiền.
Nhìn qua thấy số liệu một năm ngân sách Hà Tĩnh Thu về khoảng 55 triệu đô la tiền thuế và phí . http://vneconomy.vn/…/tien-thue-cua-formosa-giam-manh-20141…
Nhưng khi Formosa gây sự cố về môi trường ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến 5 tỉnh miền trung , đó là đánh cá, du lịch, vận tải, chăn nuôi thủy sản VV và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt 90 triệu dân Việt Nam. Nó gây ảnh hưởng lâu dài đối sức khỏe với thế hệ con cháu chúng ta trong tường lai.
Số thu về quá nhỏ một năm khoảng 55 triệu đô la, so với số tiền mất trước mắt khoảng vài chục tỷ đô la một năm do du lich, đánh cá vận tải, chăn nuôi thủy sản . Tính số tiền bị mất gấp khoảng vài chục lần số tiền thu được.( tiềm năng du lịch của các tỉnh Miền Trung và Miền Nam chiếm khoảng 70% du lịch cả nước).
Đây là cái mất trước mắt. cái mất lâu dài như khắc phục sự cố, hay mất lãnh thổ VN.
CHÍNH VÌ LÝ DO ĐÓ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHỌN CÁ TÔM. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỌN THÉP
BĐX
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chi 2.000 tỉ, công bố... 22 bài báo ISI


Đầu tư 2.000 tỉ đồng kinh phí hoạt động, tuy nhiên theo thống kê thì số bài báo ISI mà Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội công bố trong 5 năm qua chỉ vẻn vẹn có 22 bài

Theo thông tin mà nhóm dự án Trắc lượng khoa học Việt Nam (S4VN) vừa công bố, bảng thống kê ISI (những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học - Institute for Scientific Information - ISI) của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) giai đoạn 2011-2015 tổng cộng số lượng bài báo công bố ISI của VASS trong 5 năm qua là 22 bài (tổng số lượt trích dẫn là 63).
Có năm chỉ công bố 2 bài ISI
Năm có kết quả cao nhất là 2013 với 7 bài (20 trích dẫn) và năm thấp nhất là 2011 với 2 bài (1 trích dẫn). Trong khi đó, nghiên cứu sinh (NCS) Lê Ngọc Sơn tại ĐH Công nghệ Ilmenau, Đức, cho hay số liệu ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính công bố cho thấy trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), ngân sách nhà nước đã đầu tư cho VASS hơn 2.000 tỉ đồng, tương đương 90,6 triệu USD. Riêng năm 2015, viện có 5 bài báo công bố quốc tế ISI và tổng chi phí tiêu tốn lên đến 504,5 tỉ đồng (khoảng 22,67 triệu USD).
Một luận án tại Học viện Khoa học Xã hội được bảo vệ thành côngẢnh: VASS
Một luận án tại Học viện Khoa học Xã hội được bảo vệ thành côngẢnh: VASS
Đưa ra những con số thống kê trên, NCS Lê Ngọc Sơn cho rằng đây là “những con số biết nói”, thậm chí ngay cả khi chưa cần quan tâm đến chất lượng mà chỉ xét trên góc độ hiệu quả kinh tế và năng suất lao động. Theo NCS này, trong bối cảnh VASS có tới 2.000 người thì năng suất này không bằng một nhóm nhỏ các nhà khoa học châu Âu làm việc.
Khi được hỏi chất lượng của các luận án tiến sĩ, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho rằng quy chế hiện hành quy định luận án tiến sĩ phải có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội. Trong quy chế có quy định về tiêu chí của luận án và trong bản nhận xét của những người đánh giá luận án cũng phải đề cập đến các vấn đề này. Cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án, toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ phải được đăng lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót… góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo.
Ai kiểm định chất lượng luận án?
Thế nhưng trên thực tế, nói theo cách của PGS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, bộ đưa ra những quy chế rất chặt chẽ, như yêu cầu phải công khai luận án chẳng hạn, nhưng việc bộ, bộ làm; việc trường, trường làm và nhiều khi có những lỗ hổng con voi cũng chui lọt.
Mai Khoa, một NCS tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Úc), chia sẻ theo thông lệ quốc tế thì hội đồng chấm luận án bắt buộc phải có thành viên độc lập, đến từ các cơ sở đào tạo khác, thậm chí nước khác, nhằm bảo đảm sự khách quan trong việc đánh giá. Thêm vào đó, công bố quốc tế là yêu cầu bắt buộc với NCS của hầu hết các cơ sở đào tạo.
Điều này nhằm bảo đảm kết quả nghiên cứu được thảo luận, nhìn nhận một cách rộng rãi và khách quan bởi các nhà khoa học. Việc yêu cầu NCS tham gia các hội thảo quốc tế ngoài sự cần thiết của học thuật còn tạo cho NCS có cơ hội trao đổi trực tiếp với những nhà khoa học đầu ngành, từ đó giúp xây dựng mạng lưới đồng nghiệp rộng rãi.
NCS khi bắt đầu khóa học sẽ phải hiểu toàn bộ quy định sẽ được áp dụng với mình, từ đó họ hiểu số lượng bài báo khoa học mà mình sẽ phải công bố.
Giáo sư hướng dẫn thường kỳ vọng vào NCS cao hơn yêu cầu của cơ sở đào tạo thông qua xếp hạng của tạp chí và số công bố đặt ra cho NCS. Từ đó, NCS cũng có những sức ép nhất định trong việc hoàn thành luận án. Đã có một tỉ lệ cao về số lượng NCS mắc chứng trầm cảm nhẹ vì sức ép của việc hoàn thành luận án.
Việt Nam cũng có các quy định về việc công bố các bài báo khoa học, tuy nhiên quy định này không được triển khai hiệu quả. Chính sự dễ dãi của người hướng dẫn, của hội đồng đã tạo điều kiện cho NCS làm luận án qua quýt thì lấy đâu ra đề tài được quốc tế ghi nhận!
Sao chép tinh vi
NCS Mai Khoa thẳng thắn cho rằng việc sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn đã trở thành một hiện tượng trong các luận án tiến sĩ ở Việt Nam. Việc sao chép này có thể thực hiện từ luận án của người trước, từ báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết của một dự án, thậm chí ở mức tinh vi hơn là dịch nguyên một phần công trình của một tác giả ở nước ngoài mà không có trích dẫn cụ thể. Một danh sách các tài liệu tham khảo dài ở cuối một số luận án nhiều khi chỉ là để đối phó với quy định mà không cần biết thật sự nó có được dùng vào luận án không, nếu được sử dụng thì nội dung của nó được nêu trong luận án là ở chỗ nào?
Đọc thêm trên báo Người Lao Động
Bài và ảnh: YẾN ANH

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/chi-2000-ti-cong-bo-22-bai-bao-isi-20160427222005179.htm




2.


Thanh tra Chính phủ làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN



 - Thanh tra Chính phủ đề xuất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, sắp xếp lại một số đơn vị cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo hoạt động hiệu quả, chuyên sâu.
Ngày 26/4, Thanh tra Chính phủ có buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN (VASS). Theo báo cáo, trong hai năm 2014, 2015 VASS đã tiến hành thanh tra, kiểm tra kỷ cương hành chính tại 7 đơn vị trực thuộc. 
đào tạo tiến sĩ ở VN, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Bộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn. (Ảnh: Báo Thanh tra).
Cụ thể, các đơn vị không có khiếu nại, tố cáo phải giải quyết; không phát hiện tham nhũng, chấp hành kỷ cương, kỷ luật lao động tốt và đã được xây dựng các quy chế chi tiêu, mua sắm tài sản và quản lý tài sản công,vv.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đề nghị: Viện cần nghiên cứu ban hành quy chế mới về hoạt động nghiên cứu khoa học; về chế độ phụ cấp, lương, chế độ làm việc cần đưa ra những kiến nghị cụ thể hơn; nghiên cứu, sắp xếp lại một số đơn vị cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo hoạt động hiệu quả, chuyên sâu.
Viện cần đặt hàng với các nhà khoa học một đề tài cấp nhà nước hoặc cấp bộ, đánh giá về nhu cầu, yêu cầu của việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn hiện nay, trong đó đưa ra các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ  cho công tác đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ từ nay đến năm 2020.

Về kiến nghị liên quan tới công tác đào tạo cán bộ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn khẳng định, Thanh tra Chính phủ sẽ hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ làm công tác này đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật.
Đối với thông tin dư luận trong thời gian qua phản ánh liên quan tới công tác đào tạo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho rằng lãnh đạo VASS cần nghiên cứu, phân tích rõ tình hình, thông tin cụ thể, chính xác, việc gì chưa làm tốt nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm, không bảo thủ.
Trước đó, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bàn tán về việc đào tạo tiến sĩ của VASS, cho rằng chất lượng đào tạo còn bất cập.
Đến ngày 22/4, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã gặp gỡ báo chí để thông tin cụ thể xung quanh sự việc. Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội VNcho biết chiến lược phát triển của Học viện đã được phê duyệt đề ra mục tiêu tới năm 2020 phấn đấu đào tạo từ 450 – 500 chỉ tiêu nghiên cứu sinh mỗi năm. Viện này cũng trả lời các thắc mắc xung quanh các đề tài nghiên cứu khoa họccủa các nghiên cứu sinh
Mới đây nhất, tranh luận tiếp tục diễn ra khi nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Ngọc Sơn (ĐH Công nghệ Ilmenau, Đức) tiếp tục đưa ra những con số về ngân sách của viện trong tương quan với những kết quả mà VASS đạt được.
Cụ thể, trên cơ sở số liệu ngân sách nhà nước được công bố bởi Bộ Tài chính, anh Sơn cho biết, trong 5 năm (từ 2011 đến 2015), ngân sách nhà nước đã đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng cho VASS. Riêng năm 2015, Viện có 5 bài báo công bố quốc tế ISI và tổng chi phí tiêu tốn lên đến 504,5 tỷ đồng (khoảng 22,67 triệu USD).
  • Văn Chung
  • http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/302019/thanh-tra-chinh-phu-lam-viec-voi-vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-vn.html



1.


'Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ'


Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết một số sai sót trong đào tạo tiến sĩ của Học viện Khoa học xã hội khi trao đổi với VietNamNet chiều 26/4.




Trả lời VietNamNet trong chiều 26/4, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Việc Học viện Khoa học Xã hội không công bố toàn văn luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ.
lò đào tạo tiến sĩ, đào tạo tiến sĩ tại VN, Học viện Khoa học xã hội, Bộ GD-ĐT, quy chế đào tạo tiến sĩ
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Văn Chung).
Trong quy chế, Bộ GD-ĐT đã quy định quy trình đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ. Trong đó có việc cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót…
Cụ thể, khoản 2, Điều 36, quy định:
"a. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định các điều kiện tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án, đảm bảo nguyên tắc: Thời gian, địa điểm bảo vệ luận án, tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh đã được công bố công khai, rộng rãi trên trang web của cơ sở đào tạo, trang web của Bộ GD-ĐT, trên bảng tin của cơ sở đào tạo và của đơn vị chuyên môn, trên báo địa phương hoặc trung ương, trước ngày bảo vệ ít nhất 10 ngày để những người quan tâm có thời gian tìm hiểu luận án và tham dự phiên bảo vệ (trừ các luận án bảo vệ mật).
b. Luận án, tóm tắt luận án đã được gửi đến các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học theo danh sách đã được Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định và đã được trưng bày ở phòng đọc của thư viện cơ sở đào tạo ít nhất 30 ngày trước ngày bảo vệ. Toàn văn luận án, tóm tắt luận án (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) và trang thông tin những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, luận điểm mới về khoa học và thực tiễn của luận án (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) đã được đăng tải công khai trên trang web của cơ sở đào tạo và trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gửi đến địa chỉ duatin@moet.edu.vn) trước ngày bảo vệ 30 ngày, trừ các đề tài thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và các đề tài bảo vệ mật".
Cũng theo bà Phụng, Học viện Khoa học Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chỉ tiêu của Học viện là tổng chỉ tiêu của 17 viện nên tổng thể lớn hơn các đơn vị khác nhưng tính trung bình mỗi viện nghiên cứu thì không lớn.
Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về GD-ĐT, quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện (đăng ký mở ngành; số lượng và trình độ giảng viên…), tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ.
Một trong các quy định đó là cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo là để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót… góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.
lò đào tạo tiến sĩ, đào tạo tiến sĩ tại VN, Học viện Khoa học xã hội, Bộ GD-ĐT, quy chế đào tạo tiến sĩ
Buổi họp báo của Học viện Khoa học xã hội về những vấn đề liên quan đến đào tạo tiến sĩ của học viện. (Ảnh: Lê Văn).
Bộ GD-ĐT cũng tiến hành thẩm định xác suất đối với khoảng gần 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến phản ánh không tốt về nội dung và chất lượng luận án cụ thể nào đó thì Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định.
Các cơ sở đào tạo kém chất lượng có thể sẽ phải đình chỉ tuyển sinh, không cho phép thành lập hội đồng đánh giá luận án theo quy định của quy chế.
Sẽ ban hành quy chế đào tạo tiến sỹ mới
Bà Phụng cho biết, hiện Bộ GD-ĐT đang soạn thảo Quy chế đào tạo tiến sỹ mới thay thế quy chế hiện hành. Quy chế mới sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.
Theo đó, cơ sở đào tạo chất lượng cao sẽ được tự chủ ở mức cao và ngược lại.
Bộ cũng sẽ nghiên cứu đưa vào quy chế mới những điều khoản để tăng cường kiểm tra, trách nhiệm giải trình của cơ sở trong quá trình đào tạo tiến sỹ.
Các cơ sở đào tạo cũng sẽ phải công khai thông tin về thành tích nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn… của những tiến sỹ đang làm việc tại cơ sở.
  • Văn Chung(Ghi)
  • http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/301665/hoc-vien-khoa-hoc-xa-hoi-pham-quy-trong-dao-tao-tien-si.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang