Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

4 tin đồn thất thiệt khiến người dùng Facebook náo loạn

Những tin đồn này đều rất thiếu logic nhưng vẫn được người dùng mạng xã hội lớn nhất hành tinh "nhiệt tình" chia sẻ.

Nếu để ý, có thể trong khoảng thời gian sử dụng Facebook bạn đã bắt gặp vô số những tin đồn liên quan đến việc Facebook thay đổi chính sách hoạt động của mình. Hầu hết trong số chúng đều sai sự thật và bạn có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu căn cứ của chúng. Dù vậy, những tin đồn này thường được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

1. Facebook sở hữu những gì người dùng đăng tải

td1-14eac

Thời gian gần đây, người dùng Facebook tại nhiều quốc gia trên thế giới đã "truyền tay" nhau một bài đăng có nội dung xác nhận "không cho phép Facebook và tất cả các bên liên quan được sử dụng ảnh, thông tin hoặc bài đăng kể cả trong quá khứ và trong tương lai". Bài đăng cho biết nếu người dùng không sao chép và đăng một trạng thái tương tự ít nhất một lần đồng nghĩa với việc họ cho phép Facebook được tùy ý sử dụng các thông tin của mình.

Thực tế, đây chỉ là một tin đồn thất thiệt dành cho những ai không hiểu rõ điều khoản dịch vụ mà Facebook đưa ra. Theo đó, ông lớn mạng xã hội khẳng định, "người dùng được toàn quyền sở hữu tất cả nội dung và thông tin được đăng trên Facebook và người dùng có thể kiểm soát cách nó được chia sẻ thông qua các thiết lập riêng tư và thiết lập ứng dụng."

Đây không phải lần đầu tiên tin đồn này xuất hiện. Trước đó vào năm 2012 tin đồn nói trên cũng đã được người dùng mạng xã hội lớn nhất hành tinh "nhiệt tình" chia sẻ.

2. "Nhòm ngó" trang cá nhân của người khác có thể bị phát hiện

td2-3c3cf

Cũng có một thời gian, một số ứng dụng trên Facebook khẳng định có thể giúp người xác nhận xem có ai đã "nhòm ngó" trang cá nhân của mình. Tuy nhiên điều này là không thể và đã được Facebook nêu rõ trong phần Trợ giúp. "Facebook không cho phép người dùng theo dõi những ai xem trang cá nhân của họ. Các ứng dụng từ bên thứ ba cũng không thể có tính năng này," Facebook viết.

3. Facebook sẽ thu tiền người dùng

td3-e8012

Tin đồn về việc Facebook sẽ thu phí người dùng cũng là một dạng thông tin thiếu căn cứ thường xuyên xuất hiện. Sở dĩ nó thiếu căn cứ là bởi Facebook đã từng nhiều lần khẳng định họ sẽ luôn "cung cấp Facebook dưới dạng một dịch vụ miễn phí cho người dùng". Thực tế, với tốc độ hiện nay, Facebook có thể kiếm được doanh thu lên tới 15 tỷ USD doanh thu trong năm tài khóa 2015 với 95% đến từ hoạt động quảng cáo. Động thái thu phí người dùng còn có thể làm chậm tốc độ phát triển dịch vụ này và dĩ nhiên Facebook không muốn điều đó.


td4-310ff

Riêng đối với người dùng Việt Nam, khoảng 2 tuần trở lại đây, một thông tin cho rằng Facebook sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam từ cuối tháng 9 cũng được lan truyền mạnh mẽ. Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về tin đồn này bởi ngay từ cách giải thích cho rằng Facebook đóng cửa tại Việt Nam vì... "số lượng tài khoản tăng lên quá nhanh" đã cho thấy nó thiếu hợp lý và logic như thế nào.

(Tổng hợp)
 
Theo
 Son.lt / Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng nóng.. chiến tranh thế giới I


Như chúng ta biết, trong chiến tranh thế giới I rất nhiều khí tài dùng trong chiến tranh đã được cải tiến nhờ cách mạng kỹ thuật, đơn cử máy bay hay tầu ngầm. Hiện đại hoá trang thiết bị cũng được coi như là một loại vũ khí, nên nhớ xe tăng đã được thí nghiệm và đưa ra trận tuyến vào thời này, không kể nhiều những xe lửa bọc thép, kỹ thuật ngụy trang, chiến đấu, hơi độc và nhiều thứ khác.

Có những sáng chế, nếu ta nhìn lại sẽ không biết người ta nghĩ ra nó để làm gì?


02.jpg
Xe lửa bọc thép cuả quân Áo-Hung tại Galicia 1915. Xe lửa bọc thép đầu tiên được biết là trong cuộc nội chiến Mỹ, được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính đến những vùng chiến sự nguy hiểm
03.jpg
Xử dụng xe lửa hay dùng nó để tấn công cũng rất phức tạp. Trong hình là bên trong một chiếc xe lửa bọc thép chụp tại Ukraine năm 1918. Chất đầy những loại súng hạng nặng.
04.jpg
Tank Mark I
Xe tăng, thoạt tiên quân đội Anh lưu tâm đến sự quan trọng cuả xe bọc thép. Những nghiên cứu và thử nghiệm bắt đầu phát triển mạnh từ tháng 1/1916 và cho ra mẫu tăng đầu tiên tên gọi Big Willie. Đây là mẫu xe bọc thép căn bản cuả quân đội Anh trong WW I. Dây chuyền sản xuất xe tăng này được bắt đầu rất bí mật, do nhiều nhóm nghiên cứu, Big Willie cũng đồng thời được gọi là Mother (Mẹ) hay còn gọi Mark I, ngôn ngữ trong những văn bản chính thức chỉ ghi đơn giản nó là Water Carrier (Xe chở nước) nếu viết tắt (WC) nó lại càng mơ hồ, mật danh cuả chương trình sản xuất này được ghi là TANK. 
24.jpg
Mark I cuả Anh với kỵbinh.
06.jpg
Kiểu Mark A, 1918 cuả Anh là tăng hạng trung, chụp tại Achi-le-Petit phiá trước hình là xác một quân nhân.
33.jpg
Lính Tân Tây Lan đang trong chiến hào với chiếc tăng cuả Anh lật ngược.
19.jpg
Những chiếc tăng bị sa lầy, bỏ lại, 1918
22.jpg
Lính Mỹ trên tăng FT-17 tại Pháp 1918, Tăng cuả hãng Renault-Pháp
Cùng với sự phát triển về xe tăng cuả Anh, quân đội Pháp cũng bắt đầu sản xuất xe bọc thép. Kiểu cuả Pháp có hình dạng hột xoài (diamond shape) hoàn toàn khác với kiểu thiết kế cuả Anh vốn dĩ rất cồng kềnh, do đó đã cho ra kiểu dáng nhỏ hơn nhưng cơ động hơn rất nhiều.

FT-17 được sản xuất bởi Renault được coi như tốt nhất trên chiến trường, một trong những đặc điểm là pháo tháp quay tròn chung quanh, cho đến nay vẫn còn được thịnh hành. 
15.jpg
Tăng Đức A7V, chỉ khoảng dưới 100 chiếc đã được sản xuất.
Quân đội Đức cuối cùng cũng nhận ra sự quan trọng về vũ khí mới, họ xuất xưởng loại A7V nhưng không hoạt động hiệu quả, thêm với toàn bộ ngành kỹ thuật quân sự Đức đang dồn mọi nỗ lực trong việc phát triển chiến đấu cơ, nên thay vì sản xuất cho riêng mình, tận dụng những xe tăng tịch thu được cuả địch quân là cách mà quân đội Đức đã chọn để phát triển đội xe tăng!
45.jpg
Xe tăng tịch thu được cuả Anh, đã sơn phù hiệu Đức
27.jpg
Vừa dùng xăng-điện được sáng chế bởi American Holt (nay là Caterpillar) và General Electric (GE). Mẫu xe tăng này đã không được sản xuất vì trọng lượng quá nặng (25.4 tấn)
05.jpg
Gần hai mươi ngàn chiếc xe môtô hiệu Harley-Davidson và Indian đã được sản xuất dùng trên chiến trường Âu châu bởi những người lính Mỹ. Được mệnh danh là Chiếc máy cuả chiến binh, Soldier engine.
32.jpg
Rất nhanh được phổ biến là kiểu gắn súng máy trên chỗ ngồi phụ cuả xe mộtô (sidecar)
09.jpg
Một đài quan sát được ngụy trang thành gốc cây, trên chiến trường miền Tây thường rất hiếm cao điểm có thể dùng để quan sát, đây là một cách ngụy trang!
16.jpg
Một kiểu ngụy trang dùng cho lính bắn tiả, hình dạng một xác bò hay ngựa
14.jpg
Điện thoại di động bằng dây, hai người lính khiêng cuộn dây điện thoại cho chỉ huy đang nói chuyện.
Giải pháp về điện thoại đi động bắt đầu vào thời điểm rất sớm cuả cuộc chiến, tuy kỳ lạ nhưng để giải quyết vấn đề về những trạm điện thoại cố định với hệ thống dây dẫn cố định trong chiến tranh chiến hào, các người lính chỉ chiến đấu trong chiến hào cố định và không di chuyển nhiều. Khi mặt trận di chuyển tới trước hoặc rút về phiá sau, thường họ bỏ lại những hệ thống dây liên lạc dùng cho đơn vị, sau khi trở lại khu vực nhiều khi họ phát hiện ra hệ thống đã được địch quân xử dụng. Đã có trường hợp, hệ thống điện thoại cuả Anh rung chuông, khi trả lời là một giọng Đức vì hệ thống dây điện thoại cuả hai phiá bị chạm mạch vào nhau, đôi khi là do cố tình phá hoại.
01.jpg
Tại mặt trận phiá Tây, 1917. Hệ thống cung cấp điện bằng bánh mì, dùng cho hệ thống truyền tin đường dài.
10.jpg
Hệ thống Helio liên lạc bằng ánh sáng, các quân nhân Ottoman đang sử dụng, 1917
Hệ thống Helio này hội tụ ánh sáng mặt trời vào một điểm, dùng kiểu ngắt chớp tắt cuả tín hiệu Morse để gởi tin đi. Hoạt động rất tốt trong sa mạc và vẫn được sử dụng cho tới 1960, quân đội Pakistan thậm chí vẫn dùng nó tới 1975! 
12.jpg
Tấm hình chụp các chiến binh Mỹ đang mang mặt nạ chống hơi độc, tấm hình đặc biệt ở chỗ ta có thể thấy phiá sau, một chiếc pháo sáng được bắn lên nhằm báo hiệu cho những khu vực khác là có cuộc tấn công bằng hơi độc xảy ra.
26.jpg
Quân nhân Ailen đang thực tập với mặt nạ, 1916
20.jpg
1918, quân lính ở Mesopotamia (nay là Irac), những ngưòi chống lại lực lượng Ottoman/Thổ nhĩ kỳ cuả đế quốc Anh.
35.jpg
1918, lính Mỹ đang thử với mặt nạ kiểu mới nhất, New Jersey
36.jpg
Lính Đức với súng bắn hơi độc? 
08.jpg
Bộ binh Đức với kiểu mặt nạ mới nhất, có thể vừa đeo vừa nói điện thoại.
13.jpg
Máy đào công sự cuả Đức, có thể đào từ 200-400 mét/giờ. 1918
23.jpg
Áo sưởi bằng điện cho phi công Đức, gồm cả mặt nạ sưởi, giầy sưởi. Các phi công phải xử dụng súng máy trong điều kiện nhiệt độ âm với tốc độ cao và không được che chắn.
30.jpg
Xe bọc thép, các sỹ quan Đức chụp tại Ukraine, 1918
34.jpg
Xe bọc thép cuả Anh, dùng để bắn máy bay bị lính Đức bắn hạ.
39.jpg
Chiến xa với súng đại bác cuả quân đội Ý, chưa đầy 50 chiếc được sản xuất trong suốt cuộc chiến tranh.
40.jpg
Súng phun lửa, thoạt đầu những người lính sử dụng súng phun lửa thường là mục tiêu dễ bị tiêu diệt...

18.jpg
...nhưng sau này, nó chính là nỗi sợ cuả lính lái xe tăng







47.jpg
Một người lính Đức chụp hình kỷ niệm với chiếc tăng cuả Anh bị đốt cháy cùng với những người lính xe tăng.
11.jpg
Xe cứu thương dùng trong chiến hào

Để bảo vệ những người lính cứu thương và những chiến binh bị thương khỏi đạn địch quân, miểng đạn pháo, do cuộc chiến tranh chiến hào càng khốc liệt. Điều khó khăn là các chiến hào có bề ngang hẹp và rất khó xoay trở, mẫu xe cứu thương trên đã được thiết kế.

Ngay khi xử dụng đã cho thấy quá nhiều nhược điểm, tiết diện bánh xe quá nhỏ nên không chạy trong điều kiện bùn sình cuả chiến hào được, vì bề ngang hẹp, nên cầu xe (chiều ngang từ hai bánh xe) quá hẹp, chiếc xe mất thăng bằng khi chạy trên mặt đất, tóm lại chiếc xe cứu thương này hoàn toàn vô dụng, chưa kể đến nó quá nhỏ khi chở trên đó hai người lính cứu thương thì gần như không có chỗ cho thương binh và dụng cụ y tế!

42.jpg
Chiếc Radar, định vị âm thanh

Bắt chước đúng khuôn mẫu từ những phát minh về hệ thống âm thanh cuả Mỹ, dùng thiết kế như hình sừng trâu để khuyếch đại âm thanh, nhỏ gọn dễ di chuyển?! chiếc rađa này dùng để nghe máy bay địch từ xa. Chỉ có điều là, những chi tiết về hướng bay, tầm xa cuả máy bay địch hoàn toàn được ước lượng tùy hứng cuả người chuyên viên!

Have Fun!
Chuyển ngữ 42.
Theo: Xayxapzi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vâng, có những người do sơ í sinh ra...

 Hồng Kiên

 ·
Sáng ngày 29/9, ông Đào Đức Toàn - Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội - gặp gỡ báo chí giải đáp những thông tin liên quan đến vụ việc nhiều người thân của lãnh đạo huyện Mỹ Đức làm cán bộ công chức. Theo ông Toàn nếu đối chiếu những quy định hiện hành thì huyện Mỹ Đức không sai trong công tác cán bộ.
... “Xem xét quy định của Đảng, Nhà nước và Luật Cán bộ công chức đã quy định rất rõ những chức danh không được bố trí người thân ở trong gia đình đảm nhận. Đối chiếu lại các quy định, những trường hợp báo chí, đơn thư nêu ra thì huyện Mỹ Đức không vi phạm”,...
“Ở huyện có 8 đến 9 người quan hệ họ hàng với nhau, tôi cho rằng có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên. Còn nói những trường hợp cụ thể, hầu như cán bộ đều trải qua quá trình công tác ở huyện Mỹ Đức” (Vụ “cả họ làm quan”: “Có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên”!- http://dantri.com.vn/…/vu-ca-ho-lam-quan-co-the-day-la-quan…)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo làm 'gián điệp cho Trung Quốc' bị tuyên án

Xử nhà báo làm gián điệp cho Tàu phải cho dân biết để cảnh giác, sao phải dấu?

Báo Tuổi trẻ, Tin nhanh, Vnexpress có đăng tin nhưng đã rút bài.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150930/xet-xu-mot-nha-bao-ve-toi-lam-gian-diep-cho-trung-quoc/977647.html
http://vntinnhanh.vn/tin-24h/mot-phong-vien-bi-buoc-toi-lam-gian-diep-cho-trung-quoc-68169
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nha-bao-lam-gian-diep-cho-trung-quoc-bi-tuyen-an-3288041.html

Bài dưới của Vnexpress

Thứ tư, 30/9/2015 | 13:48 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |  

Nhà báo làm 'gián điệp cho Trung Quốc' bị tuyên án

Hà Huy Hoàng bị cáo buộc lợi dụng danh nghĩa nhà báo để thu thập, cung cấp thông tin cho nữ nhân viên tình báo Trung Quốc.
Bản án tuyên trưa nay của TAND Hà Nội xác định, đầu năm 2009 trên đường đi xe khách từ Lạng Sơn về Hà Nội, Hà Huy Hoàng (phóng viên báo Thế giới và Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại giao) quen một cô gái nhận là giáo viên người Trung Quốc, xưng tên Tôn Văn Quế.
Sau hai lần sang Trung Quốc theo lời mời của cô này, Hà Huy Hoàng được Quế giới thiệu có người bạn tên Nhạc Xuân muốn làm quen. Qua thư điện tử, Nhạc Xuân giới thiệu với Hà Huy Hoàng là phóng viên tạp chí Cầu Thị (Trung Quốc), phụ trách các vấn đề về Việt Nam, muốn làm quen để tìm hiểu thông tin phục vụ công việc.
Theo cáo buộc, dựa vào kiến thức của bản thân, thông tin thu thập trong quá trình làm phóng viên, từ giữa năm 2009 đến tháng 6/2011 Hà Huy Hoàng đã cung cấp cho Nhạc Xuân tin tức, tài liệu về Việt Nam gồm: thông tin quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thông tin kỳ họp Ban chấp hành Trung ương Đảng; thông tin kỳ họp Quốc hội khóa XIII...
Cuối tháng 6/2011, theo điều tra, Hà Huy Hoàng được Nhạc Xuân đề nghị tìm hiểu để cung cấp thông tin bí mật nhà nước, thông tin không được công bố hoặc chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
minh-hoa-gian-diep-JPG-3470-1443595235.j
Bị cáo Hà Huy Hoàng trong phiên tòa sáng nay. Ảnh: Bảo Hà
Cơ quan điều tra cho rằng qua trao đổi với Nhạc Xuân, từ tháng 6/2011 đến tháng 5/2014, Hà Huy Hoàng nhận thức người này là tình báo Trung Quốc hoạt động thu thập tin tức tình báo dưới danh nghĩa phóng viên nhưng vẫn tiếp tục quan hệ và cung cấp thông tin. Trong số này có việc Hà Huy Hoàng cung cấp cho Nhạc Xuân thông tin về hoạt động của thanh niên, sinh viên Việt Nam hướng về biển đảo; Việt Nam tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích; chủ trương xử lý của Việt Nam đối với vụ việc lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc để gây rối hòa bình ở Bình Dương...
Từ năm 2009 đến tháng 7/2013 Tôn Văn Quế và Nhạc Xuân tổng cộng đã 8 lần mời Hà Huy Hoàng sang Trung Quốc thăm quan các địa danh nổi tiếng. Trong số này, Nhạc Xuân chi trả toàn bộ chi phí 2 chuyến cùng quà tặng.
Tại phiên tòa sáng nay, TAND Hà Nội tuyên phạt Hà Huy Hoàng án 6 năm tù về tội Làm gián điệp.
Quá trình điều tra vụ án này, nhà chức trách xác định Nhạc Xuân còn liên quan một vụ án gián điệp khác khi cùng một nhân viên cơ quan tình báo Trung Quốc chỉ đạo Nguyễn Đức Tiến hoạt động gián điệp. Năm 2013, Tiến bị TAND tỉnh Lạng Sơn xử phạt 6 năm tù.
Bảo Hà
Theo: Webcache

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Lào chính thức phê duyệt đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Kông

Việc Lào chính thức phê duyệt dự án đập thủy điện Don Sahong sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của vựa lúa lớn nhất Việt Nam.

Lào chính thức phê duyệt đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Kông

Mới đây quốc hội Lào đã phê chuẩn dự án đập thủy điện Don Sahong ở thượng lưu sông Mê Kông, vốn đang gây ra những tranh cãi giữa các nước trong khu vực. Bất chấp những ý kiến phản đối của các nước khác, Lào vẫn quyết tâm theo đuổi kế hoạch này và dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2015.
Với công suất dự kiến 260 MW, chính phủ Lào đang hy vọng đập Don Sahong có thể biến Lào trở thành “bình ăcquy của khu vực Đông Nam Á”. Tuy nhiên dự án thủy điện này nằm ở vị trí đầu nguồn sông Mê Kông, nên việc phê chuẩn dự án vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các nước láng giềng phía hạ lưu sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Theo đó, một khi đập thủy điện này hoàn tất, nó sẽ làm thay đổi dòng chảy của con sông, phá vỡ luồng di cư của các loài cá, gây thiệt hại cho ngành thủy sản cũng như ngành du lịch sinh thái của các nước phía hạ nguồn.
Theo tờ Bưu điện Phnom Penh (Phnom Penh Post) cho biết, ông Daovong Phonekeo, Tổng Giám đốc Cục Kế hoạch và Chính sách năng lượng thuộc Bộ Năng lượng và Khoáng Sản Lào, đã xác nhận rằng quốc hội Lào đã phê chuẩn dự án đập thủy điện này với công ty MegaFirst của Malaysia và hiện đang chờ ký duyệt và bắt đầu xây dựng vào cuối năm nay.
Tác động tới Việt Nam
Dòng sông Mê Kông là trung tâm của một hệ sinh thái xuyên suốt các quốc gia trong khu vực. Nên một khi đập thủy điện chính thức được xây dựng sẽ phá vỡ sự di cư của các loài cá. Ngoài ra đập thủy điện còn được cho là ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu cư dân của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vốn chiếm hơn 1/4 GDP của cả đất nước và là vựa lúa lớn nhất Việt Nam.
Việc ngăn nước xây đập thủy điện sẽ làm cho lượng phù sa bồi đắp ở phía hạ lưu sẽ giảm đi, điều này đồng nghĩa với việc lượng phù sa giảm nhiều và gây xói lở bờ sông, tác động lớn đến hoạt động canh tác.
Ngoài ra một đặc điểm điển hình của đồng bằng Cửu Long là nhiễm mặn vào mùa hạn hán và đến mùa mưa thì một lượng nước khổng lồ từ phía thượng lưu tràn về góp phần rửa mặn cho vùng đất này. Nên động thái mới của Lào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu người dân khi phải giải quyết bài toán khó rửa mặn cho vùng đồng bằng này trong thời gian sắp tới. Theo đó, Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới về việc làm, sản lượng lúa trong thời gian tới

Phần nhận xét hiển thị trên trang

người hát những bản tình ca hồn vía nhất nhì xứ An-nam..


NGƯỜI ĐÀN BÀ NHẶT LÁ ĐÁ ỐNG BƠ.
Chị không còn trẻ nữa, sắp đến cái đốt 49 rồi. Chị lùn lắm nhưng cổ lại cao ba ngấn. Mẹ tiên nhân, tạo hóa cũng lắm trái ngang.
Chị có đẹp không? Tùy mắt thôi. Nhất là mắt của những kẻ si tình hoặc bị thong manh bới những thói đa đoan ất ơ dấm dớ. Cá nhân tôi thấy chị xinh bình thường, những nét xấu cũng bình thường, trừ một thứ bất bình thường là giọng ca khá mả. Tạo hóa tuy lắm trái ngang nhưng cũng rất đỗi công bằng.
Những tình khúc của Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An hay Trịnh Công Sơn qua mồm chị đều trở nên rất lạ. Thoảng nghe thì phảng phất giọng của những vàng son danh giá một thời, kỹ ra lại thấy chẳng giống ai. Với cái trình thẩm âm tương đương với bò nghe sonate ( đọc là xô - nát) của tôi thì đó là một chất giọng hơi thiếu điêu luyện nhưng lại thừa những xúc cảm mà nếu đem ví von thì chẳng khác gì cái khí chất đang vào độ hồi xuân của chị. Từ quyết liệt bỗng quay sang nũng nịu, đang rạo rực bỗng phẳng lặng gương hồ và hẵng tô hô thì bỗng giở nên kín đáo. Là tôi cứ bố láo mà phán bừa như thế bởi cũng chỉ là người thẩm ÂM HỘ thôi mà:))
Tôi quen chị cũng buồn cười và cắc cớ. Ấy là xong một bữa diệu thịt phủ phê thì bạn tôi rủ rê đi hát ở một tiệm khuất nẻo cuối phố ăn đêm. Hai thằng đàn ông chui vào chỗ kín kể ra cũng nhiều khuất tất lẫn nghi ngờ bởi thiên hạ bây giờ người ta nhìn nhau không bằng " cửa sổ tâm hồn" nữa mà bằng độ lạnh tanh mang hình viên đạn hoặc cú vọ săn mồi. Tôi không hào hứng mấy. May là bạn tôi thầm hiểu ra tâm ý nên rỉ tai rằng sẽ có gái đến hát cùng. Tôi hỏi lại rằng hàng họ hay tình nhân? Bạn tôi bảo thuộc thành phần " không có chó nên bắt mèo ra...ăn cứt". Tôi hơi chán nhưng cũng tự trấn an " sẽ không ỉa nhưng vãi dắm rồi về" bởi tôi thương những "con mèo" phải xơi những khẩu phần độc hại và không mong đợi.
Chị đến. Tôi tá hỏa tam tinh, mắt đang hình cầu bỗng lồi ra như trôn ốc. Tôi nói nhỏ với bạn, rằng " đi hát bảo mẹ đến làm gì?" Bạn tôi cười rú như sói tru trăng, rằng " người yêu tao, mẹ cái mả bố mày". Tôi lặng người đi trong thảng thốt.
Ấy rồi chị vồ mích hát những bốn - năm bài. Tôi mắt chữ A, mồm chữ O còn lò xo thì... chữ Z. Tôi lại hỏi bạn tôi " ca sĩ à?". Bạn tôi cười hí hí " sĩ đéo gì nhưng có tí...lên cơn".
Một hôm diệu thịt với thằng Bôm Bốp, nó chê tôi dạo này thê thảm về mặt " chất tanh". Tôi bảo tôi già rồi và " cá tươi" ngày một khó đánh bắt dù đơm đó giăng ra trùng trùng. Đấy là chống chế thế chứ tôi hiểu có giăng lưới giời ra mà không rắc vào tí thính thơm thính thối thì cũng toi cơm. Cá mú giờ chúng khôn lắm. Giăng mắc kiểu đó họa chăng chỉ bẫy được mấy con bọ gậy kim la hoặc vài ông gọng vó hắc lào.
Tôi nhớ ngay đến chị như một giải pháp tháo ngòi nổ bởi vài khuôn mặt lạnh như đít bom đang chềnh ềnh trên bàn diệu. Tôi không muốn nhắc tới cái ý tứ khả ố mà ông bạn tôi từng rêu rao, rằng " không có chó nên bắt mèo ra...ăn cứt". Ngữ bù bựa như tôi đôi lúc lên cơn cũng thống thiết ra trò.
Chị đến. Và giời ạ, khi tôi văn hoa giới thiệu rằng là người hát những bản tình ca hồn vía nhất nhì xứ An-nam thì những cái bản mặt đít bom kia giãn nở ra tý chút. Một vài đứa phủi đít đứng dậy ra về cũng lập bập trở lại ôm lấy vai ghế mà nghểu cổ bấc mặt hóng trông. Và chị hát. Tự nhiên lắm. Tôi để ý thấy một con ruồi đang bẽn lẽn đậu kín đáo bên mang con cá chép bỗng chốc tung tăng như chỗ không người. Bữa diệu thịt dài như râu... Các Mác.
Sau bữa đó tôi thân thiết với chị hơn và thằng Bôm Bốp không còn chê tôi nữa. Nhưng hằn sâu trong mắt nó vẫn có cái gì đó chửa được ưng lòng. Nó bảo tôi giá chị hát trên đài phát thanh nhẽ hay ho và hấp dẫn hơn trên sóng truyền hình. Tôi hiểu câu chuyện được tiếng mất hình, chửa kể thi thoảng còn rồ lên vì...lắm muỗi.
Dừng câu viu, mai bốt nốt...
P/s: hình chỉ mang tính minh họa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tuyên bố của Tập Cận Bình mở ra "đấu trường Mỹ-Trung mới":

TUYÊN BỐ MỚI ĐÂY CỦA ÔNG TẬP TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ CÓ THỂ MỞ RA "ĐẤU TRƯỜNG MỚI" CHO CUỘC CẠNH TRANH SỨC MẠNH MỸ-TRUNG.

Tân Hoa Xã đưa tin, trong bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định sẽ tăng cường sự hiện diện tại châu Phi.
"Tôi tuyên bố, Trung Quốc quyết định trong vòng 5 năm tới sẽ viện trợ quân sự không hoàn lại 100 triệu USD cho Liên minh châu Phi, nhằm hỗ trợ xây dựng bộ đội thường trực và bộ đội phản ứng nhanh." - ông Tập nói trước LHQ.
Đáng chú ý, Bắc Kinh cũng quyết định lập một đội cảnh sát gìn giữ hòa bình thường trực và xây dựng một lực lượng gìn giữ hòa bình thường trực gồm 8.000 quân để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc đã lập ra một quỹ phát triển hòa bình LHQ & Trung Quốc với nguồn vốn 1 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Trung Quốc "hất" Mỹ, "hái quả" ở châu Phi?
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp viện trợ quân sự cho châu Phi. Điều này được cho là "bước đột phá lịch sử" mà Bắc Kinh chờ đợi sau gần 60 viện trợ kinh tế cho các quốc gia ở lục địa này.

Các mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi đã bắt đầu từ thập niên 1950 của thế kỷ trước.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi đó mới thành lập không lâu đã bắt đầu viện trợ kinh tế, kỹ thuật và tìm cách đưa châu Phi thoát ly ảnh hưởng của phương Tây, với mục tiêu giành sự ủng hộ của châu Phi trong các vấn đề quốc tế.
Tuyến đường sắt Tazara dài 1860km nối liền cảng Dar es Salaam (Tanzania) với thành phố Kapiri Mposhi của Zambia là kết quả của hoạt động viện trợ này.
Giữa thập niên 1990, phương thức giao lưu giữa Trung-Phi bắt đầu có sự biến đổi từ viện trợ đơn thuần trở thành mậu dịch và đầu tư.
Theo Đa Chiều, hình thức thường được Bắc Kinh sử dụng trong hoạt động viện trợ châu Phi là hỗ trợ các quốc gia ở đây làm đường cao tốc, đê điều và các cơ sở hạ tầng khác để đổi lại các nguyên liệu thô như dầu khí, khoáng sản...
Đến nay, mỗi thủ đô của các nước châu Phi cùng các thành phố lớn đều có các tòa nhà của chính phủ được Trung Quốc xây dựng. Thậm chí, trụ sở của Liên minh châu Phi đặt tại thủ đô của Ethiopia cũng được hoàn thành nhờ vào Bắc Kinh.
Năm 2000, Diễn đàn hợp tác Trung-Phi được thiết lập để tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương. Hội nghị lần 6 của Diễn đàn này sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới tại Nam Phi.
Đa Chiều cho biết, đến năm 2009, Trung Quốc đã thay thế Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.
Giai đoạn 2000-2012, kim ngạch thương mại Trung-Phi tăng từ 10 tỷ USD lên hơn 200 tỷ USD. Ngân hàng thế giới (WB) thống kê, quy mô mậu dịch Trung-Phi đạt 222 tỷ USD trong năm 2014.
Đồng thời, châu Phi cũng trở thành thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 2 của Trung Quốc với gần 1 triệu lao động đang làm việc ở châu lục này. Số lượng công ty Trung Quốc hoạt động ở châu Phi là hơn 2000.
Châu Phi: "Đấu trường" mới của Mỹ-Trung?
Đa Chiều phân tích, các số liệu thống kê cho thấy ảnh hưởng của Washington đối với châu Phi đã bị suy giảm, trong khi sự hiện diện của Bắc Kinh tại đây ngày càng gia tăng và trở nên mạnh mẽ hơn.
Điều này khiến Mỹ lo ngại sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu so với Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng đánh giá "ở châu Phi khắp nơi đều (có sự hiện diện) của Trung Quốc" và khẳng định "Mỹ cần phải cạnh tranh với Trung Quốc tại đây".
Trung Quốc dùng kinh tế tạo đà cho sự hiện diện quân sự ở châu Phi
Hồi tháng 8/2015, Cộng hòa Djibouti đã yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự Obock và trao quyền quản lý căn cứ này cho quân đội Trung Quốc.
Theo tờ CounterPunch (Mỹ), quyết định trên được đưa ra từ hồi tháng 5, chỉ 1 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thực hiện chuyến thăm quốc gia này.
Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào Djibouti với dự án đường sắt 3 tỷ USD nối liền nước này với thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Trung Quốc cũng "hào phóng" chi 400 triệu USD để cải thiện khu cảng đang xuống cấp của Djibouti.
Trước tình hình đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã từng bước thực hiện chiến lược mới: "Xoay trục châu Phi".
Các chuyến thăm chính thức Kenya và Ethiopia của ông Obama được tổ chức rầm rộ hồi tháng 7 là những động thái rõ rệt nhất của bước đi mới này. Tổng thống Mỹ cũng có bài diễn thuyết tại trụ sở Liên minh châu Phi.
Chính phủ và truyền thông Mỹ đều nhận định, các động thái ngoại giao trên là những hành động cần thiết để đối phó với Trung Quốc. Bản thân Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh:"Mỹ cần phải gia tăng sự hiện diện (ở châu Phi-PV)."
Hôm 6/8/2014, phía Mỹ đã tuyên bố kế hoạch đầu tư 110 triệu USD trong vòng 3-5 năm để giúp châu Phi xây dựng lực lượng vũ trang có khả năng điều động nhanh chóng nhằm ngăn chặn nguy cơ từ các phần tử khủng bố và các mối đe dọa khác.
Obama đồng thời còn công bố một dự án khác, đó là Washington sẽ đầu tư 65 triệu USD để hỗ trợ các cơ quan an ninh của Ghana, Kenya, Mali, Niger, Nigeria và Tunisia.
Đa Chiều đánh giá, Mỹ đã nhận thức rõ hơn và tỏ ra quan ngại trước sự hiện diện của Bắc Kinh tại châu Phi. Sau chiến lược "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" của Washington, lục địa đen có thể trở thành "đấu trường" tiếp theo của Mỹ-Trung.
Tuyên bố viện trợ quân sự và gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến châu Phi mà ông Tập Cận Bình đưa ra hôm 28 có thể xem là bước tiến lớn tiếp theo của Trung Quốc trong việc tạo dựng sức mạnh ở châu Phi - điều mà Mỹ không mong muốn.
Mặc dù nhiều học giả tin rằng Mỹ-Trung đã đạt được thảo thuận chung về chống khủng bố và duy trì ổn định ở châu Phi, nhưng khả năng mâu thuẫn leo thang giữa 2 quốc gia này đã ngày càng hiện hữu rõ rệt hơn.
theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang