Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

ĐẤT NƯỚC MUỐN PHÁT TRIỂN, CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC TỰ DO !


.
ĐẤT NƯỚC MUỐN PHÁT TRIỂN, CON NGƯỜI 
PHẢI ĐƯỢC TỰ DO

Bùi Tiến Đạt
(Giảng viên Khoa Luật-ĐHQGHN, NCS Đại học Macquarie, Australia)


Tuần Việt Nam 
31/08/2015 01:00 GMT+7
Để đất nước phát triển, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.

Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945…
Ngay trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, cụ thể ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện rõ tư tưởng bảo đảm quyền tự do của nhân dân trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã trích dẫn những “lời bất hủ” (nguyên văn chữ dùng của Bác) trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Người còn nhắc lại Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 như một sự lên án đanh thép tội ác của thực dân Pháp đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta… tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… thi hành những luật pháp dã man”.
Tại sao Người lại nhấn mạnh trong Tuyên ngôn độc lập một tư tưởng từ tuyên ngôn độc lập và dân quyền của các quốc gia tư bản? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời ngay trong Tuyên ngôn độc lập 1945: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Hồ Chí Minh đã phân biệt rạch ròi giữa chế độ chính trị của một quốc gia và chân lý, giá trị phổ quát của nhân loại.
Thật vậy, các quốc gia dù khác nhau về chế độ chính trị đều phải hướng tới mục tiêu bảo vệ các quyền và tự do căn bản và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Ba năm sau Tuyên ngôn độc lập của VNDCCH và cũng là ba năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua bản Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), cũng đã nhấn mạnh ngay từ đầu: “Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.
Trải qua bao xương máu của nhân loại, đặc biệt từ đau thương của Chiến tranh thế giới thứ hai, Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người đúc kết: “Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được coi là ước vọng cao nhất của con người”.
Đến Hiến pháp 1946…
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã khẳng định ngay trong lời nói đầu ba nguyên tắc căn bản của Hiến pháp là: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Suy cho cùng, đây cũng chính là nguyên tắc “nhà nước của dân, do dân, vì dân” do Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đúc kết (“Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the Earth”).
Lời nói đầu Hiến pháp 1946 cũng nhắc nhở chúng ta rằng “chủ quyền cho đất nước” và “tự do cho nhân dân” luôn song hành. Điều đó thể hiện triết lý sứ mệnh của một nhà nước có chủ quyền không gì khác nhằm “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” cho nhân dân. Tiếp đó, Chương II đã long trọng tuyên bố sự công nhận và cam kết bảo đảm các quyền con người phổ quát. Nhìn một cách tổng thể, Hiến pháp 1946 đã thể hiện những tư tưởng chính trị-pháp lý tiến bộ và hoàn toàn có thể là điểm sáng so với các hiến pháp cùng thời trên thế giới.
Hiến pháp, quyền con người, nhân quyền, độc lập, quốc khánh
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: An Đăng - TTXVN
…và Hiến pháp 2013
Hiến pháp hiện hành tiếp tục khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (khoản 1 Điều 2) và “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3).
Như vậy, Hiến pháp 2013 đã thể hiện triết lý quyền con người không phải do nhà nước ban phát mà các quyền do “tạo hóa” sinh ra gắn với mỗi người. Theo đó, quyền con người phải được Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”.
Trong số các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ, chỉ có một số ít quyền tuyệt đối, tức không bị giới hạn trong bất kỳ trường hợp nào. Quyền được tôn trọng về nhân phẩm, trong đó bao gồm quyền không bị làm nô lệ, quyền không bị tra tấn và đối xử một cách tàn ác, được phần đông thừa nhận mang tính tuyệt đối, không thể bị hạn chế.
Ngoài những quyền tuyệt đối, các quyền còn lại đều có thể bị giới hạn ở những mức độ khác nhau. Sự giới hạn quyền là hiện tượng bình thường và phổ biến ở mọi quốc gia.
Tuy vậy, việc hạn chế này không được tùy tiện và phải tuân theo những nguyên tắc. Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948, văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc giới hạn quyền con người này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”.
Tiếp thu tư tưởng này, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2, Điều 14). Đây là bước tiến lớn trong tư duy lập hiến ở Việt Nam.
Nguyên tắc này đảm bảo một không gian hợp lý để công dân “tự do” thực hiện quyền của mình, miễn là không lấn vào những phần bị nhà nước “hạn chế”. Thời đại ngày nay, mọi quốc gia giống nhau ở chỗ đều công nhận các quyền và tự do cơ bản, chỉ khác nhau ở phạm vi các quyền bị giới hạn và phương pháp đặt ra vùng bị giới hạn đó.
Nhằm thực hiện khoản 2 Điều 14 Hiến pháp một cách đúng đắn, trước hết,việc nhà nước giới hạn các quyền công dân phải được quy định bằng pháp luật rõ ràng và minh bạch và có lý do chính đáng – tức nhằm bảo vệ quyền của người khác và lợi ích chung của xã hội. Đối với những quyền mà việc thực hiện nó không làm ảnh hưởng đến người khác và lợi ích chung của xã hội, các nhà nước không có lý do chính đáng để hạn chế. Chẳng hạn, nhà nước không cần can thiệp vào những việc như người dân treo tranh gì trong nhà, nhưng có quyền hạn chế số tầng của ngôi nhà nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị hay an toàn xây dựng.
Thứ hai, việc hạn chế quyền phải phù hợp với mục tiêu. Chẳng hạn, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhà nước có thể phạt tiền người vi phạm luật chứ không thể cấm người dân sở hữu xe. Ngoài ra, việc hạn chế quyền cần vừa đủ nhằm đạt được mục tiêu. Ví dụ, nhằm răn đe người vượt đèn đỏ, việc phạt tiền nghiêm khắc là đủ mà không cần phải phạt tù; nhưng đối với người uống rượu lái xe, phạt tù ngắn hạn là phù hợp.
Thứ ba, lợi ích của việc hạn chế quyền phải lớn hơn thiệt hại do việc hạn chế đó gây ra. Có thể lấy bài học về quyền tự do kinh doanh làm thí dụ. Thời bao cấp, quyền tự do kinh doanh bị hạn chế khá lớn, đã kìm hãm nền kinh tế. Theo đó người dân chỉ có thể tham gia kinh doanh tập thể của nhà nước mà không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Điều này chứng minh việc hạn chế quyền không hợp lý, trái với quy luật phát triển sẽ không đem lại lợi ích mong đợi.
Kể từ đổi mới kinh tế, người dân được mở doanh nghiệp tư. Về tổng thể, khi tự do của người dân được giải phóng, của cải xã hội được tạo ra nhiều hơn và có chất lượng tốt hơn thời tập trung quan liêu bao cấp.
Tóm lại, mỗi nhà nước muốn hạn chế quyền công dân cần tính đến tính chính đáng, tính phù hợp và tính ích lợi xã hội. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp phải là kim chỉ nam cho việc xây dựng các luật liên quan mật thiết đến quyền và tự do cá nhân như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tiếp cận thông tin, Luật lập hội, Luật biểu tình, Luật tôn giáo.
Quyền con người và nhà nước kiến tạo phát triển
Để phát triển, quốc gia cần phải phát huy tiềm lực con người. Muốn vậy, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.
Tất nhiên, mối tương quan giữa tự do-hạn chế này khác nhau giữa các quốc gia và cũng khác nhau giữa các quyền. Nền pháp quyền hiện đại luôn đòi hỏi một “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu Hiến pháp 1946 nêu trên) phải viện dẫn lý do chính đáng và tính toán những lợi ích xã hội khi muốn hạn chế tự do của người dân. Thực hiện đúng đắn Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp là một chỉ số của nhà nước kiến tạo phát triển.
(Giảng viên Khoa Luật-ĐHQGHN, NCS Đại học Macquarie, Australia)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

đã từng ngẩn ngơ bên quầng sáng ánh đèn đường

 
... trong đóm lửa le lói của ý thức, đồng loạt những thế giới sinh thành...
... hỗn mang... vô minh...
... LucIFEr...
... LIVE – EVIL...
(trích từ bản tốc kí của một gã tâm thần)
 
khi bóng chiến hạm đen tiến về phía kênh đào
những chiếc tàu đâm vào nhau lửa tràn trên mặt vịnh
tiếng còi thét trong sương mù
thức tỉnh
nhè nhẹ cập bờ
tôi rời giấc ngủ im lìm mở mắt
váng vất xoay tròn
cố neo cái nhìn vào đồ đạc xung quanh
gắng sức làm quen với những gì thân thuộc
 
vẫn ngầy ngật tôi mỏi mê hướng về một thế giới khác
phân vân trên tay những viên thuốc chống loạn thần
ngày ngày phải uống
thế giới tôi sống nơi tri giác tạo ra
thế giới tôi mong ước nơi tưởng tượng tạo ra
thế giới tôi xua đuổi nơi hoang tưởng tạo ra
đâu là huyễn tượng?
đâu là nhà giam cách li gã bệnh nhân tâm thần phân liệt
 
họ bảo: bi kịch thật sự đã chết
họ bảo: cái hài hước đâu còn
cuộc sống chẳng tồn đọng chút mùi vị gì
khi biển cả ra đi bỏ lại bãi bờ cạn khô
bầy hải âu đậu trên thanh sắt rỉ hoen
nhìn phép lạ vượt qua
tôi nhớp nháp lội theo đám người điên băng ngang bùn lầy rác rưởi
 
từng có cảm giác đứng chôn chân bên một phiên chợ
chẳng dám bước vào
nhìn người bán thịt lau con dao đỏ máu và phủi phủi vụn xương
những người mua cá trả đồng xèng cầm về một mạng sống
rác rến giấy gói dây buộc hộp đựng thùng chứa cần xé chỏng chơ
khắp nơi vương vãi
tử thần giúi cho tôi một căn cước trắng
bảo đi đi
 
đã từng cô đơn như thú độc
dự cho hết nghi lễ của sự lăng nhục
bị cáo chính là tôi
tự phát điên tự cào cấu thịt da tự uống máu chính mình
trước toà dị giáo
 
đã từng ngẩn ngơ bên quầng sáng ánh đèn đường
nhìn ngó cuộc diễu hành vĩ đại
những người rứt khỏi bóng tối bước ra
và rồi bị hút tuột vào bóng tối
những bóng ma trôi qua trôi qua
tôi không nhận ra những cột đèn đã rời khỏi từ lúc nào
quầng sáng quái dị nơi người đến kẻ đi không ngơi
là do chính mình tưởng tượng
 
đã có cảm giác đi rất lâu rất lâu
về ngần ngại nhìn căn hộ độc thân sáng đèn
ánh sáng chập chờn lọt qua khe hở
nơi trú ẩn của mình sau cánh cửa
mà tôi phải cố gõ và chờ ai đó nói: mời vào!
tôi ngồi đúng chỗ của mình giữa Satan và Thượng Đế
như một người ghi tốc kí
ngồi ghi lại cuộc trò chuyện lặng im
lặng im mỗi lúc dâng đầy dâng đầy
trợn trừng ngộp thở
 
khi tiếng tù và rúc lên trong sương mù
ánh sáng ngọn hải đăng thôi xoay xoay tìm kiếm
tôi nằm cô đơn trên chiếc thuyền mỏng manh lênh đênh
có thể kí ức bỏ quên như món hàng vô thừa nhận
hay may mắn những viên thuốc ném trả tôi đúng địa chỉ trở về
hay chúng quẳng đại tôi vào thế giới song hành
mỗi ngày là một miền xa lạ
nơi mình một mình
khươi kí ức nhóm lên ngọn lửa
chẳng biết làm sao để tìm gặp chính mình
 
là xa xăm kia
vang tiếng loài người?
là trong hun hút giá băng kia
còn chập chờn một ánh lửa
hay quanh đây chỉ còn sự hung hãn
loạn cuồng
thế giới đã chết từ buổi ngây thơ và bây giờ
gió
chỉ
gió...
 
23.8.2015
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một trong vài cái hay của người Tàu:

Cận cảnh cách cảnh sát Trung Quốc "xử" dân đa cấp

Bao giờ nước ta sẽ làm mạnh thế này đối với dân đa cấp nhỉ, vì đa cấp nhiều người chết dở sống dở, lâm vào nợ nần. Nhiều sinh viên ra trường bị lừa với quân này lắm. 

Khoảng 21h ngày 27/4, hàng chục thành viên bán hàng đa cấp đã bị cảnh sát Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bắt giữ tại một khu chung cư cao cấp thuộc khu kinh tế Côn Minh.

Cận cảnh cách cảnh sát Trung Quốc


Cận cảnh cách cảnh sát Trung Quốc


Sau khi bị cảnh sát khống chế, các nghi phạm đều nhất quyết lấy lý do là "đến Côn Minh du lịch". Khi cảnh sát đưa ra bằng chứng là các cuốn sổ tay ghi chép thông tin bán hàng đa cấp, có người vẫn cãi cố là tập viết chữ. =)) Một lý do hài ko thể tả được ý!

Các cuốn sổ tay của những người này chủ yếu là những nội dung như "8 bước để thành công", "cách hẹn và tiếp cận khách hàng"...Nghe là thấy mùi đa cấp rồi!!!

Cận cảnh cách cảnh sát Trung Quốc


Công việc hàng ngày của các nhân viên đa cấp là "gặp khách hàng" và "tổng kết", mỗi tuần phải có báo cáo kết quả với cấp trên. Hình thức phát triển theo "mạng lưới chân rết".

Tính đến 22/4, đã có 35 "ổ đa cấp" bị triệt phá và 112 nhân viên kinh doanh bị bắt giữ.

Cận cảnh cách cảnh sát Trung Quốc


http://pic.chinadaily.com.cn/2015-04/28/content_20560665_5.htm
Theo: Vitalk 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau

 GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

Ông là một nhà khoa học rất tâm huyết trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về tâm linh. Ông nghĩ sao về sự tương tác giữa khoa học và tâm linh?
Thế kỷ XX, vật lí học hân hoan chào đón sự ra đời của Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử. Thế kỷ XXI, theo như tiên đoán của nhiều học giả nổi tiếng, sẽ được đánh dấu một bước tiến vĩ đại, đó là sự nhận thức được rằng Khoa học và Tâm linh không đối nghịch nhau. Nó là hai mặt đối ngẫu bổ sung cho nhau để nghiên cứu thực tại. Pauli, nhà vật lí nguyên tử lừng danh của thế kỷ XX đã nhận định rằng: “Nếu Vật lý và Tâm linh được xem như các mặt bổ sung cho nhau của thực tại thì sẽ cực kỳ thỏa mãn”.
Nhưng có một thực tế, là những gì không lý giải được, những gì hư hư, thực thực, thậm chí vô lí thì một số người cho rằng: Phật bảo thế, Thánh bảo thế…
Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo. Có thể dẫn ra một ví dụ minh họa như sau: Tiên đề của thuyết lượng tử là “Nguyên lý bổ sung đối ngẫu” khẳng định rằng Sóng và Hạt là hai mặt bổ sung cho nhau của thực tại. Nguyên lí này dẫn đến một hệ quả cực kỳ quan trọng là vật thể vi mô chuyển động không theo bất cứ một quỹ đạo xác định nào, có nghĩa là chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo vô số con đường cùng một lúc.
Suy rộng ra là vật thể vi mô có thể cùng một lúc có mặt tại vô số vị trí khác nhau, cùng một lúc có thể ở vô số trạng thái khác nhau, cùng một lúc có thể làm vô số việc khác nhau. Điều này gợi cho ta liên tưởng tới Kinh Phật nói về các đức Phật, các chư vị Bồ tát phân thân ra trăm nghìn vạn ức hóa thân đi khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, giáo hóa cứu độ chúng sinh.
Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.
Einstein đã nói lên quan điểm về sự tương đồng giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo.
Cần sự hỗ trợ của “trực ngộ chân như”

Dù ông có chứng minh thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng cho đến nay vẫn còn rất nhiều điều điều bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được?
Khi nghiên cứu các lĩnh vực với mức độ tinh tế khác nhau thì cách tiếp cận phải khác nhau. Đặc biệt với các hiện tượng siêu tinh tế thì đòi hỏi phải vận dụng các khái niệm và các hệ tiên đề hoàn toàn mới, có thể rất xa lạ với những điều đã quen thuộc trước đó. Chẳng hạn, có thể còn có các dạng siêu tương tác ứng với các dạng siêu năng lượng, liên quan đến các hiện tượng siêu tự nhiên mà các giác quan bình thường của con người không thể cảm nhận được, cũng như khoa học và kỹ thuật hiện nay chưa đủ trình độ để phát hiện.
Đặc biệt, trong thế giới vi mô, khi mọi quan hệ tương tác đều được vận hành bởi các quy luật lượng tử, nguyên lí đối ngẫu càng thể hiện rõ nét là một nguyên lí nền tảng dẫn đến những điều huyền diệu, nhiều khi khó diễn đạt được tường tận bằng ngôn ngữ của lập luận logic thông thường, mà cần sự hỗ trợ của yếu tố “trực ngộ chân như” (giác ngộ).

Các hoạt động tâm linh hiện nay chưa được số đông ủng hộ. Phải chăng đó là vì bản thân vấn đề tâm linh chưa tự chứng minh được sự trong sáng, mặt tích cực, lợi ích cho đời sống xã hội?
Trong những thập niên gần đây, ngày càng dồn dập thông tin về những khả năng đặc biệt của con người, những hiện tượng kỳ bí mang tính tâm linh thể hiện rất đa dạng trong đời sống cộng đồng trong nước cũng như trên thế giới. Tiếp cận những vấn đề này một cách khách quan với thái độ thực sự cầu thị, tôn trọng sự thật, khiêm tốn học hỏi để khám phá, nhằm mục đích tối thượng phục vụ lợi ích cộng đồng là điều tâm đắc của nhiều người. Bên cạnh đó, cũng có những hiện tượng tiêu cực dẫn đến những hệ quả không tốt, làm hại đến uy tín của những người hoạt động chân chính.
Vậy theo ông có cách nào để kìm chế được mặt tiêu cực đó?
Ngoài việc tăng cường quản lý Nhà nước, việc làm sáng tỏ về mặt khoa học các hiện tượng mang tính tâm linh cũng là một đóng góp rất hữu hiệu.

Ông có tin vào số phận không thưa ông?
Về mặt lí thuyết chưa ai chứng minh được là có hoặc không có số phận. Ở đây, tùy thuộc vào lòng tin và sự trải nghiệm của mỗi người.
Tôi rất tâm đắc với câu của nhà bác học vĩ đại Einstein khi ông này khẳng định rằng: “Khoa học, Tôn giáo, Nghệ thuật là những cành, nhánh của cùng một cây… Khoa học không có Tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo không có Khoa học thì mờ ảo”.

GS.VS Đào Vọng Đức
Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm rằng, những thành tựu của vật lí học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học dự báo. Dự báo liên quan mật thiết đến phạm trù không gian – thời gian. Einstein đã phát biểu rằng: “Quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là những ảo tưởng cố hữu”. Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ… Hiện tại là cái duy nhất không có kết thúc”.

Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác
Theo tôi được biết, ngay trong khoa học cũng có những thứ được chứng minh, nhưng không xuất hiện một cách tường minh?
Tạo hóa đã ban cho vũ trụ chúng ta các dạng tương tác một cách tối ưu bao gồm tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và tương tác hấp dẫn. Đó là các loại tương tác cơ bản nhất tạo nên bức tranh của cả vũ trụ chúng ta.
Bất kỳ một loại tương tác nào, một hiện tượng nào dù phức tạp đến mấy, từ vi mô đến vĩ mô cũng đều bắt nguồn từ các loại tương tác đó. Một hướng nghiên cứu có tính thời sự nhất hiện nay là xây dựng Lí thuyết thống nhất, tức là tìm một cơ cấu thiết kế chung gắn kết các loại tương tác với nhau trên cùng một nền tảng và phương hướng được xem là có nhiều triển vọng nhất để xây dựng Lí thuyết thống nhất nói trên chính là Lí thuyết Dây.
Điều đặc biệt là trong lí thuyết Dây nhất thiết phải có các trường “Vong”. Các trường “Vong” này giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của lí thuyết, chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế.

Ở góc độ là một nhà khoa học, ông muốn nhắn nhủ điều gì đến cả những người đang làm công tác nghiên cứu tâm linh, những người có khả năng đặc biệt?
Đây là cuộc viễn chinh khoa học gian nan nhưng đầy hứa hẹn, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học và Tâm linh, sự đóng góp lâu dài công sức và trí tuệ của các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm. Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của khoa học và công nghệ, dần dà sẽ tiếp cận được những hiện tượng mà cho tới nay vẫn được xem là huyền bí hoặc hầu như là phi lý. Chúng ta sẽ có được những phương pháp hữu hiệu và thực hiện những bước tiến theo tinh thần “Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác”.

Xin trân trọng cảm ơn ông. Mong rằng tất cả những linh hồn, những con người còn u mê sẽ tìm được con đường về bến Giác Thiện. Xin kính chúc ông sức khoẻ!


Việt Nga(thực hiện)
theo bee
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông"


Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh: Aspenideas.
Giáo sư Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân từ đại học Claremont McKenna, thành viên cao cấp quỹ German Marshall, Hoa Kỳ ngày 27/8 bình luận trên The National Interest về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ có cứu được cả Biển Đông hay không. Ông nhận định, hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.
Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện những thách thức cả về lực hấp dẫn lẫn những dự báo. Bất chấp những năm tăng trưởng mất cân bằng, Bắc Kinh đã dựa vào đầu tư để tăng sức mạnh nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Sự say xưa trong tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đã mang lại tỉ lệ nợ lên tới gần 300% GDP, một mức độ nguy hiểm đối với một nền kinh tế trên trung bình đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Bong bóng bất động sản có lẽ là lớn nhất thế giới đã hình thành nhưng mới chỉ bị rò rỉ chứ chưa sụp đổ hoàn toàn.
Tăng trưởng kinh tế tưởng chừng "bất khả chiến bại" này đã khuyến khích Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng nhưng cũng rủi ro nhất trong vài năm qua.
Nhiều thành viên trong giới tinh hoa Trung Quốc đã xem sự suy giảm của Hoa Kỳ và phương Tây là không thể đảo ngược, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc với họ là không gì cản nổi. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn này đã dẫn đến việc Trung Nam Hải theo đuổi các chính sách kinh tế và an ninh mà chắc chắn sẽ chôn di sản của Đặng Tiểu Bình xuống mồ sâu.
Thay vì duy trì cách tiếp cận giấu mình chờ thời, Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều cam kết kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ đang có chủ trương xoay trục.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỉ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ Con đường Tơ lụa mới, một loạt tổ chức tài chính và các cơ cấu được thiết kế để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, tích cực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.
Trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc cũng đặt cược nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỉ USD từ năm 2005. Ở châu Phi, Trung Quốc đầu tư và cho vay ước tính vượt trên 100 tỉ USD.
Đối mặt với một đối thủ được hậu thuẫn của 4 ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ, tất cả những gì phương Tây có thể làm là lo lắng và công khai phàn nàn về sự phá hủy môi trường cũng như quyền con người mà Trung Quốc gây ra trong các dự án đầu tư ở nước ngoài.
Ông Tập Cận Bình, ảnh: CNBC.
Các bước táo bạo nhất mà Trung Quốc đã thực hiện trong bối cảnh sức mạnh kinh tế rõ ràng và không có bất kỳ nghi ngờ gì đó là cách tiếp cận leo thang bành trướng thực hiện yêu sách lãnh thổ, hàng hải (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.
Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã cố tình gác lại các tranh chấp khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm ở Hoa Đông và Biển Đông, những người kế nhiệm họ hiện nay ở Trung Nam Hải đã có cách tiếp cận đối đầu nhiều hơn với niềm tin (sai lệch) rằng, với sức mạnh phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng lợi ích và sự nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng đồng minh, đối tác trong khu vực.
Kết quả là chỉ trong 2 năm qua, Trung Quốc đã leo thang gây hấn bằng cách đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi ở Hoa Đông và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.
Bây giờ động lực của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng dừng lại và điểm yếu của nó đã bộc lộ có thể thấy rõ, câu hỏi rõ ràng đặt ra là liệu Bắc Kinh còn có thể tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại diều hâu của mình hay không.
Căn cứ vào những hành vi của Trung Quốc trong quá khứ và những hạn chế cứng hiện tại, có vẻ như nếu có bất kỳ điều gì tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc thì đó sẽ là một chính sách ngoại giao bớt hung hãn hơn.
Tập Cận Bình lựa chọn chính sách đối ngoại mang lại những rủi ro lớn, trong khi chủ nghĩa thực dụng và thận trọng lại là cách làm việc của những người tiền nhiệm thời hậu Mao Trạch Đông.
3 người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều nhận thức rất rõ sự chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Như vậy họ có những nhượng bộ chính sách đối ngoại đáng kể khi nền kinh tế yếu kém.
Đặng Tiểu Bình đã không để vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung, còn Giang Trạch Dân kiềm chế rất lớn trong vấn đề Đài Loan cuối thập niên 1990 để Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Trung Quốc vào WTO.
Nếu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đòi hỏi phải xuất khẩu nhiều hơn sang phương Tây, sẽ không thể tưởng tượng nổi rằng Bắc Kinh có thể thành công trong nhiệm vụ này khi tiếp tục chính sách bành trướng mạnh mẽ ở Biển Đông.
Đồng thời, sự suy giảm kinh tế trong nước cũng hạn chế đáng kể năng lực của Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án kinh tế khổng lồ và nguy hiểm mà Trung Quốc theo đuổi ở các nước đang phát triển.
Với giá cả hàng hóa giảm và các luận cứ kinh tế không rõ ràng trong các dự án này, dư luận có thể mong đợi một làn sóng vỡ nợ trong những năm tới, nó sẽ làm Bắc Kinh lúng túng và kiểm tra năng lực của Trung Nam Hải có thể tiếp tục "rót tiền vào hang thỏ" đến bao giờ.
Quan trọng hơn, sự tiếp tục suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải bố trí lại nguồn lực tài chính hạn chế của mình để duy trì tăng trưởng trong nước, vì đảng Cộng sản Trung Quốc có giữ được quyền lãnh đạo hay không phụ thuộc vào điều này.
Tập Cận Bình sẽ buộc phải lựa chọn giữa "vinh quang ở bên ngoài" và sự sống còn của chế độ, không có gì nghi ngờ về việc ông sẽ lựa chọn cái nào. Vì vậy hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ, giáo sư Bùi Mẫn Hân bình luận.



Hồng Thủy
Phần nhận
 xét hiển thị trên trang

Những “cái đầu lạnh” trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

Điều gây ấn tượng mạnh nhất trong lần lao dốc thẳng đứng này là sự phản ứng khá “im hơi lặng tiếng”. Hai nhóm trước đó đã hoảng loạn trước mỗi lần cổ phiếu Trung Quốc lao dốc lại gần như phớt lờ đợt lao dốc gần nhất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo tín ngưỡng Trung Quốc , 8 là con số mang lại những điều tốt lành vì cách phát âm giống với một từ trong tiếng Trung có nghĩa là thịnh vượng. Còn trên thị trường Trung Quốc, tháng 8 vừa qua mang ý nghĩa hoàn toàn ngược lại khi chỉ số chính giảm 8%. Sau hai ngày liên tiếp Shanghai Composite giảm gần 8%, tài sản của những người vẫn còn nắm giữ cổ phiếu đã giảm rất mạnh so với cuối tuần trước. Những cú rơi mạnh đã trở thành hiện tượng bình thường trên TTCK trong 2 tháng qua, nhưng những gì diễn ra trong 2 phiên đầu tuần là rất đáng chú ý.
Dù đã hồi phục và vượt qua được ngưỡng 3.000 điểm trong phiên hôm nay, chứng khoán Trung Quốc được cho là có nhiều khả năng sẽ giảm hơn nữa vì vẫn tăng khoảng 30% so với 1 năm trước và không phù hợp với thể trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, quay trở lại mức 2.000 – ngưỡng mà chứng khoán Trung Quốc đã “mắc kẹt” trong gần 5 năm trước, vẫn là một sự điều chỉnh đột ngột. Tất nhiên, Trung Quốc không phải là thị trường đầu tiên trên thế giới sụt giảm nhanh và mạnh đến vậy. Nhưng rất ít thị trường từng từ “đáy vực” đến “đỉnh núi” rồi lại quay trở lại với “đáy vực” chỉ trong 12 tháng như vậy.
Tuy nhiên,
Đầu tiên là các nhà quản lý Trung Quốc. Khi những cơn bán tháo xuất hiện lần đầu tiên trong tháng 6 và tháng 7, Chính phủ Trung Quốc đã “ném tiền” vào thị trường, cùng với đó là rất nhiều chương trình tuyên truyền và cả những vụ điều tra. Tất cả đều hướng đến một mục đích duy nhất là ngăn thị trường giảm điểm sâu hơn nữa. Mặc dù giá cổ phiếu, (đặc biệt là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ) trước đó ở mức được coi là bong bóng và do đó một sự điều chỉnh giảm là cần thiết, Trung Quốc vẫn quyết định rằng hỗ trợ thị trường là một nhiệm vụ mang tính chính trị. Cơ quan quản lý đã đưa ra chính sách cấm bán khống và “đóng băng” hoạt động IPO. Các doanh nghiệp nhà nước tung tiền mua lại cổ phiếu quỹ. NHTW Trung Quốc ( PBOC ) bơm tiền cho một định chế được lập ra với nhiệm vụ giúp thị trường tăng điểm. “Chúng ta có các điều kiện, khả năng và niềm tin để bảo vệ sự ổn định của thị trường chứng khoán”, tờ Nhân dân nhật báo viết.
Nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả khá đắt. Chi phí để can thiệp vào thị trường đã bắt đầu tăng lên trong khi hiệu quả giảm sút. Các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs ước tính Chính phủ Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 900 tỷ nhân dân tệ (tương đương 140 tỷ USD) trong nỗ lực cứu thị trường.
Tuyên bố của các nhà môi giới trong nước rằng họ sẽ không bán cổ phiếu trước khi chỉ số Shanghai Composite quay trở lại mốc 4.500 điểm cho thấy những khó khăn trong việc vực dậy thị trường lớn như thế nào. Trong khi đó thay vì chờ phía môi giới, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã quyết định họ sẽ bán trước. Sau 2 phiên đầu tuần, chứng khoán trung Quốc đã phục hồi trở lại với mức tăng khoảng 5% mỗi phiên. Tuy nhiên, chốt tuần Shanghai Composite ở mức hơn 3.200 điểm, cách mốc 4.000 điểm khá xa.
Dường như sóng gió đã qua và thị trường đang bình lặng trở lại. Cách đây 10 ngày, cơ quan giám sát TTCK Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng can thiệp vào thị trường để đẩy tăng giá cổ phiếu. Đối với những người đã đặt cược ngược lại, đây là một quyết định mang tính tàn bạo vì giá cổ phiếu đã giảm 25% kể từ đó đến nay. Sau khi thể hiện sự hiểm lầm và thiếu tôn trọng đối với các lực đẩy trên thị trường, dường như cuối cùng Trung Quốc đã học được một bài học khá đau đớn.
Tuy nhiên hỗ trợ nền kinh tế là việc vẫn phải làm. Sau khi thị trường đóng cửa hôm 25/8, PBOC thông báo hạ lãi suất 25 điểm cơ bản đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Hiện lãi suất cho vay của Trung Quốc ở mức 4,6%, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức 18%, có nghĩa là Trung Quốc vẫn còn rất nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ. Thị trường đã dự báo được cả hai động thái này từ trước, nhưng chúng vẫn rất có ích vì giúp giảm chi phí đi vay cho các doanh nghiệp và tạo thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Quan trọng hơn, tiền được bơm trực tiếp vào nền kinh tế thay vì chỉ nhắm đến TTCK.
Các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc là nhóm còn lại khá vô cảm với hiện tượng chứng khoán Trung Quốc lao dốc. Cuối tuần trước và đầu tuần này, các thị trường quốc tế có cùng nhịp điệu với thị trường Trung Quốc. Chứng khoán châu Âu và Mỹ đều giảm hơn 3% khi Trung Quốc đỏ lửa. Tiền tệ của các nước mới nổi và giá hàng hóa cũng vậy. Giá dầu thậm chí chạm mức thấp nhất trong 6 năm rưỡi.
Đến phiên 25/8, Trung Quốc một mình một đường. Hầu hết các thị trường châu Á đều tăng điểm, cổ phiếu châu Âu cũng tăng hơn 2% trong những giờ đầu giao dịch. Cả giá hàng hóa cũng hồi phục.
Dù sau đó chứng khoán Trung Quốc đã bắt kịp thế giới, vẫn còn rất nhiều lý do để lo lắng về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tốc độ tăng trưởng đang suy giảm rõ rệt. Với đầu tư ngày càng giảm mạnh, nhu cầu hàng hóa từng rất lớn của nước này cũng bị ảnh hưởng, kéo theo tác động rất lớn đến các nước xuất khẩu hàng hóa trên toàn cầu. Và, những phản ứng của Chính phủ Trung Quốc trước cơn bán tháo trên TTCK đã đặt lên rất nhiều nghi vấn về cam kết cải cách thị trường theo đúng nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, những lo lắng về triển vọng ngắn hạn của Trung Quốc dường như đang bị thổi phồng quá mức. Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vũ khí để thúc đẩy tăng trưởng (giống như việc hạ lãi suất vừa qua). Trên TTCK Trung Quốc, giảm 8% không phải là đến mức đáng báo động!
Thu Hương
Theo Tri Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang