Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

"Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ, Việt Nam đủ sức chống can thiệp"

(GDVN) - Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung. Ngày 29/9 giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc có bài phân tích trên The Diplomat về khả năng chống can thiệp của đối thủ trên Biển Đông mà Việt Nam đang xây dựng sau chương trình hiện đại hóa quốc phòng của mình.
Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam chắc tay súng bảo vệ
 vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Vietnam News.
Dẫn bình luận của Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu James Goldrick, việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy người Việt đang cố gắng làm một cái gì đó rất nhanh chóng mà không có lực lượng hải quân nào thành công trên quy mô tương tự với xuất phát điểm hạn chế như vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi có hay không khả năng Việt Nam có thể sử dụng tốt lực lượng tàu ngầm này và tạo ra khả năng răn đe, ngăn chặn đang tin cậy trên Biển Đông đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn với những đánh giá của các chuyên gia, các nhà quan sát về hoạt động của lực lượng tàu ngầm đang tiến hành tuần tra dọc bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, lực lượng bộ đội tàu ngầm Việt Nam đang trải qua chương trình đào tạo theo học thuyết chiến tranh và chiến thuật tàu ngầm tại Trung tâm Tàu ngầm Ấn Độ INS. Quan điểm của các nhà phân tích quốc phòng về khả năng chống can thiệp hiệu quả của Việt Nam trên Biển Đông, chống lại các hành động bành trướng của Trung Quốc đã dần thay đổi từ chỗ hoài nghi đến lạc quan.

Những dấu hỏi hoài nghi về năng lực của Hải quân Việt Nam ngăn chặn xâm nhập trên Biển Đông và lời giải đáp

Zachary Abuza, một nhà khoa học chính trị tại đại học Simmons ở Boston đã có 2 bài viết về vấn đề này đăng tải trên trang Cogit Asia và blog của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có những đánh giá tiêu cực về khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam.

Trong bài viết đầu tiên, Abuza khẳng định rằng sức mạnh cốt lõi của Hải quân Việt Nam bao gồm 11 tàu ngầm lão hóa từ thời Liên Xô và 5 tàu khu trục trang bị vũ khí lỗi thời. Không có gì mới. Cũng không có gì vừa được nâng cấp. Ông dánh giá, sẽ mất nhiều năm để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cũng như phát triển các học thuyết và chiến thuật mới sử dụng công nghệ này. Abuza kết luận, vũ khí tốt nhất của Việt Nam ở Biển Đông vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer bình luận, Abuza đã nhầm lẫn về hệ thống vũ khí của Hải quân Việt Nam, bao gồm 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Tarantul V hoặc Molniya và một tàu hộ tống lớp BPS - 500 thời Liên Xô, trong đó chiếc BPS - 500 vừa mới được nâng cấp đáng kể năm 2013.



Chào cờ trên tàu ngầm Hà Nội. Lực lượng tàu ngầm hiện đại của Việt Nam được đưa vào sử dụng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Vietnam News.

Ngoài ra Abuza đã nhầm lẫn rằng Việt Nam đã mua 6 tàu khu trục từ Ấn Độ. Thực tế Việt Nam không mua tàu khu trục nào của Hải quân Ấn Độ, mặc dù gần đây New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam gói tín dụng 100 triệu USD để mua sắm tàu tuần tra biển, nhưng giao dịch vẫn chưa hoàn thành.

Khi đội hình 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Molniya, tàu hộ tống BPS-500 được tăng cường thêm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Gepard 3.9 (được trang bị tên lưa chống hạm 3M24 Uran) và 2 tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan với trang bị tên lửa chống hạm Exocet 6 cùng 6 tàu tấn công nhanh lướp Svetlyak mang tên lửa chống hạm, lực lượng mặt nước của Hải quân Việt Nam đã xuất hiện với sự vượt trội đáng kể.

Trong bài viết thứ 2 của mình, Abuza thừa nhận rằng Việt Nam đã nâng cấp đáng kể đội tàu từ thời Liên Xô với việc mua lại tàu khu trục lớp Gepard của Nga và tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan. Tuy nhiên Abuza bác bỏ khả năng lực lượng này có thể hình thành lực cản đáng tin cậy trong so sánh tương quan lực lượng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Abuza lập luận rằng để có năng lực ngăn chặn đáng tin cậy phải đáp ứng 4 tiêu chí: Đáng tin cậy, hợp tỷ lệ, truyền đạt rõ ràng và nhắm vào những mục tiêu giá trị của đối phương. Abuza đánh giá tích cực đối với 2 tiêu chí đầu tiên, 1 kết quả trung bình cho tiêu chí thứ 3 và số 0 cho tiêu chí thứ 4.

Học giả này cho rằng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc vì Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh một vài chiến hạm mặt nước để ưu tiên chiếm thế thượng phong. Ngoài ra, khả năng ngăn chặn bất đối xứng của Việt Nam không đáng tin cậy trước các hoạt động bán quân sự của phía Trung Quốc.

Đối với khẳng định thứ 2 của Abuza, theo Carl Thayer thì ngoài Nhật Bản, chưa có lực lượng hải quân nào trong khu vực phát triển được rào cản đối với hoạt động (bất hợp pháp) của hải cảnh Trung Quốc.

Đối với tiêu chí thứ 4, Abuza kết luận rằng Việt Nam không đủ khả năng gây thiệt hại cho Trung Quốc vì người Việt không thể chống lại một cuộc xung đột kéo dài với láng giềng lớn xác kể cả về kinh tế lẫn quân sự. Và đó là lỗ hổng lớn trong khả năng răn đe của Việt Nam. Ngoài ra quân đội Trung Quốc có thể phản ứng bằng thủ đoạn leo thang theo những cách "đe dọa đến hoạt động của bộ máy nhà nước của Việt Nam".

Trung Quốc phải tự lượng sức mình trước khi có ý định xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam
Tuy nhiên các nhà phân tích khác lưu ý rằng, chiến lược răn đe của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó nó nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc từ khi có nguy cơ xung đột bằng cách buộc hải quân Trung Quốc phải tiên lượng được rủi ro nếu can thiệp quá sâu vào việc hỗ trợ hoạt động (phi pháp) của lực lượng tàu dân sự - công vụ.

Trung Quốc không ngừng nhòm ngó và bành trướng trên Biển Đông, xâm phạm các vùng biển của Việt Nam gây căng thẳng trong khu vực. Hình minh họa.

Lyle Goldstein, một giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tham khảo đánh giá của giới học giả Trung Quốc về năng lực quân sự Việt Nam đã nhấn mạnh, các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung, bao gồm cả lực lượng Không quân.

Goldstein cho biết, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tung ra những đòn đánh chết người với một hoặc hai quả ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm. Trương Bảo Huy, một chuyên gia về an ninh từ đại học Kỵ Nam, Hồng Kông đồng tình với nhận xét này. Ông Huy cho biết các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc đang lo ngại về lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. "Về mặt lý thuyết, người Việt đang ở đúng thời điểm họ có thể đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu", ông Huy nhận xét.

Tuy nhiên Goldstein cho biết, các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định 2 điểm yếu quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam: Thiếu kinh nghiệm vận hành sử dụng hệ thống vũ khí phức tạp và thiếu khả năng giám sát, xác định mục tiêu và kiểm soát thế trận. Điều này khiến giới chức quốc phòng Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào với người Việt.

Goldstein đi đến kết luận, chiến lược tốt nhất cho Việt Nam đối với Trung Quốc là hy vọng có đủ lực lượng để ngăn chặn, đồng thời theo đuổi chính sách giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao. Các học giả khác như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đưa ra những đánh giá lạc quan thận trọng với chiến lược chống can thiệp của Việt Nam.

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho thế trận phòng thủ, tấn công

Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải IHS ở Bắc Kinh ngay từ 1 năm trước đã ghi nhận rằng, lợi thế vị trí địa lý và hoạt động tăng cường năng lực cho Hải quân của Việt Nam đã trở thành "bộ sưu tập" ven bờ. Trong đó Gary Li lưu ý đển lực lượng pháo binh, tên lửa ven biển của Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hải quân.

Trong một đánh giá mới đây, Gary Li một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý mà Việt Nam thừa hưởng trong tương quan với Trung Quốc. Việt Nam đang kiểm soát số lượng các đảo lớn nhất và nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong khi Trung Quốc phải cơ động 1 khoảng cách rất lớn để tới vùng biển này. Lực lượng tàu hộ tống, tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút vào trú ẩn theo ý muốn, trong khi hạm đội của Trung Quốc ít nhiều cũng sẽ bị tổn thất.

Giáo sư Carl Thayer.

Đồng thời, lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng phá vỡ trận địa tàu ngầm đối phương trong một cuộc xung đột quân sự theo nhiều cách khác nhau. Benedictus cũng đồng ý với nhận xét của Gary Li về tầm quan trọng của các yếu tố địa lý.

Việt Nam ở gần Trường Sa hơn nhiều so với khoảng cách từ đảo Hải Nam, Trung Quốc.Đáng lo ngại cho Bắc Kinh khi những con tàu của họ dễ dàng trở thành con mồi cho các tàu ngầm nếu xung đột xảy ra. Triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công tích hợp bằng hạm đội tàu ngầm sẽ là một mối quan tâm nghiêm trọng.
Robert Farley đã củng cố những lập luận của Gary Li và Benedictus trong bài viết về 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc cần chú ý. Ông liệt kê ra chiến đấu cơ Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa S-300 và vị trí địa lý đặc biệt.

Tên lửa hành trình P-800 Onyx có thể được phóng từ máy bay, chiến hạm mặt nước, tàu ngầm và kể cả bệ phóng trên đất liền ven biển. Những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng, bất ngờ và áp đảo so với hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.

S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tinh vi nhất trên thế giới, theo Farley nó có thể theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm, được sử dụng kết hợp với lực lượng Không quân Việt Nam sẽ khiến cho đối phương gặp nhiều khó khăn. Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân quan trọng khác.

Và cuối cùng Farley lưu ý là lợi thế không gian, địa hình của Việt Nam có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh trên mặt đất. Cả Farley, Gary Li và Benedictus đều có chung kết luận, Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc, đặc biệt là những cuộc chiến tranh có thể hủy diệt các vũ khí đắt tiền. Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải hiểu rằng quân đội Việt Nam được xây dựng để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, các học giả này nhận định.

Collin Koh từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập ngoài khơi bờ biển của mình và quần đảo Trường Sa một khi lực lượng được biên chế đầy đủ.

Siemon Wezeman từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng người Việt đã thay đổi toàn bộ kịch bản, Việt Nam có tàu ngầm, có thủy thủ và xuất hiện với kinh nghiệm sẽ được phát triển từ thời điểm này. Từ quan điểm giả định của Trung Quốc, khả năng ngăn chặn của Việt Nam là rất thực tế.

Ông Carl Thayer kết luận, khi tất cả các vũ khí hiện tại và tương lai Việt Nam trang bị được đưa vào biên chế, rõ ràng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng để phát triển khả năng mạnh mẽ chống lại sự can thiệp trên biển từ một thế lực đối địch. Điều này đã tạo ra sự phát triển của chiến lược chống can thiệp tích hợp hệ thống pháo và tên lửa trên bờ, chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, tàu hộ tống và tàu khu trục mang tên lửa cùng lực lượng tàu ngầm Kilo.

Hệ thống vũ khí của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải cực kì tốn kém nếu họ (manh động) tiến hành các hoạt động (bất hợp pháp, xâm phạm) trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là phía Đông Bắc Đà Nẵng và bờ biển phía Nam.

Mục đích của chiến lược chống can thiệp mà Việt Nam thiết kế theo giáo sư Carl Thayer là nhằm ngăn chặn Trung Quốc triển khai tàu chiến (bất hợp pháp), chẳng hạn như hỗ trợ các tàu dân sự, công vụ hoạt động (trái phép) trong vùng biển Việt Nam hay phong tỏa các đảo Việt Nam đang chốt giữ trên Biển Đông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Não trạng của các vị có vấn đề rồi. Dân đã quá khổ, tiền đâu để góp? Có một chỗ giải quyết được đó là đống tài sản kếch sù mà hầu như quan tham nào cũng có và bọn đại gia lưu manh giỏi thao túng các vị. Nếu xung vào công quỹ những món lợi bất chính ấy, nợ xấu không lo nữa, có khi còn có xiền giúp người nghèo, mở thêm xưởng để thanh niên nước nhà không thất nghiệp, không phải đi làm nô tài xứ người!

Nên để dân góp tiền để xử lý nợ xấu?
TTO - Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Ảnh: TTO
Sáng 1-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế và thảo luận về nội dung báo cáo này. “Việc đạt được mục tiêu bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế vào năm 2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu - trưởng đoàn giám sát, khẳng định.

Theo nghị quyết của Quốc hội, trong 2-3 năm đầu của giai đoạn 2011-2015 tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy còn ngổn ngang những việc chưa làm được, ở nhiều lĩnh vực tái cơ cấu chưa đạt yêu cầu.

Ví dụ, “Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào khu vực công có sinh lời. Đầu tư vào công nghệ cao, vào những ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, dự án thấp vẫn chưa được xử lý triệt để”.

“Tiến độ thực hiện tái cơ cấu DNNN chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với yêu cầu, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được nhà đầu tư” - ông Giàu nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thừa nhận nợ xấu và sở hữu chéo là hai vấn đề rất quan trọng phải xử lý trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

“Ở trên thế giới thì sở hữu chéo là bình thường, vấn đề là mức độ và khả năng kiểm soát đến đâu” - bà Hồng nói.

Bà cho biết Ngân hàng nhà nước đang từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho tổ chức và hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, phấn đấu năm 2015 phải có 10 ngân hàng đạt chuẩn Basel 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bức xúc khi đọc cả bản báo cáo mà “không thấy dòng nào nói về trách nhiệm”.

Ông Lý đề nghị phải phân tích thật cụ thể, ví dụ công ty mua bán nợ xấu hoạt động thế nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới bán được có 1.600 tỷ.

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.

(Tuổi trẻ)
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141001/dan-gop-tien-de-xu-ly-no-xau/652834.html
  • Khoai 14:59 01/10/2014
    Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.
    Ông nằm mơ à? Chính phủ của họ làm gì cũng minh bạch, nợ xấu một phần do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn ở Việt Nam do lợi ích nhóm, tham nhũng, quản lý lỏng lẻo, tư túi cá nhân... Đến cái giá xăng mà cứ lằng nhằng mãi không minh bạch được sao đòi hỏi yêu cầu dân trợ giúp?
  • Đỗ Quang Đán 16:06 01/10/2014
    Tư duy của các quan chức xứ ta thế này thì nguy quá! Sao các vị có thể nghĩ bắt dân góp tiền vàng để giải quyể nợ xấu nhi? Các vị nhìn lại coi nợ xấu ai sinh ra? Chính việc để cho các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế đầu tư ra ngoài ngành, mua sắm thiết bị đôn giá, đẩy giá mới thành cái cục máu đông của nợ xấu. Bao vụ khui ra chỉ thu về hơn 10% thì gần 90% nằm ở túi ai?
  • Mr Bui 15:42 01/10/2014
    Xin lỗi ông! Nợ xấu cũng như nợ công xin mời các ông bắt các quan tham trả, không có chuyện người dân chúng tôi trả đâu. Tôi xin khẳng định nếu các ông chống tham nhũng tốt thì 90 tỷ đôla nợ công không khó để trả nợ đâu!
  • Dân Đen 16:10 01/10/2014
    Tại sao nợ xấu do NH tạo ra lại đổ lên đầu dân chúng? Dân là " cái thùng không đáy " hay sao mà mọi thứ đều đổ lên đầu họ vậy?
  • Dương Công Quý 15:01 01/10/2014
    Tình trạng các quan chức thi nhau tham nhũng dẫn đến làm kiệt quệ nền kinh tế, dân chúng thì đời sống vô cùng khó khăn, cơm không có ăn. Sao các ông không nghĩ đến việc thu hồi các tài sản tham nhũng cũng như các biệt thự nhiều tỉ đồng của các quan chức để giải quyết nợ xấu mà lại nghĩ đến việc bắt dân đống góp.
  • Nguyễn Phúc Thọ 15:54 01/10/2014
    Trước hết hãy triệt để chống tham nhũng bằng cách buộc các quan chức lĩnh lương vài trăm đô mà xây nhà cả triệu đô. Những kẻ tham nhũng này là đầu mối của những món nợ xấu đấy.
  • Nguyễn Minh Hiếu 15:06 01/10/2014
    Để thực hiện được thì dân cần phải biết nợ xấu là nợ như thế nào. Vì trình độ chung không phải ai cũng biết nợ xấu là gì. Họ chỉ cần biết nợ là số tiền vay mượn đâu đó và nếu họ không sử dụng tiền đó thì không có trách nhiệm trong việc phải góp tiền hoàn trả. Nếu chúng ta thực hiện điều này thì cần phải làm rõ các vấn đề. Đặc biệt là tiền góp vào trả nợ có được trả nợ hay không hay lại chảy vào túi các vị tham ô! Lòng dân lại càng phẫn nộ!
  • Anh Nam 15:46 01/10/2014
    Nợ xấu từ đâu ra? Sao lại kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Cứ xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan cho dân thấy; rồi hãy kêu gọi đến người dân.
  • tôi nhận thấy chuyện nợ xấu tại NH là bắt nguồn từ nợ xấu tại các DN. Các DN đang nợ chồng chéo lẫn nhau. Trong đó NS nợ về XD là rất lớn. Nhưng không thấy ai mổ xẽ vấn đề này.
    Tôi thấy trước mắt cần tháo gở nhanh việc NS trả nợ cho DN & bù chi phí lãi suất.
    Liệt kê tất cả công nợ ( tổng điều tra của nhà nước) & có giải pháp cấn trừ công nợ như trước đây ta đã làm.
    Sau cùng mới thực hiện mua bán nợ.
    kế đến mới kêu gọi sự đóng góp của dân.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sắp thành tiên tiên chi rùi đó, đ/c Thắng ợ!


TÔI TỪNG DỰ BÁO TRƯỚC SỰ BẤT ỔN CỦA TRUNG QUỐC
TÌNH HÌNH HONGKONG - Hay ngày Quốc khánh thứ 65 u ám của Trung Quốc.
Nếu ai theo dõi, còn nhớ, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, tôi đã nói: TQ hãy đợi đến tháng 10 mà xem!
Tôi không phải là nhà tiên tri gì sất. mà, nếu ai chú ý một chút, sẽ thấy nguy cơ ấy sẽ đến với TQ.
Vận 65 năm "song thân, lưỡng đức". Xấu!
Nguyên nhân là thói hung hăng, ngạo mạn, bất chấp luật pháp và đạo lý; Thói quen làm khác nói và nói dối đã thành "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" , nó đã thành "truyền thống" trong bao đời của giới lãnh đạo TQ. Những điều ấy họ đã hành xử trong đối nội lẫn đối ngoại. TQ đã tạo nên một xã hội so- vanh nước lớn, họ làm theo cách của họ, họ sẵn sàng bóp méo mọi sự thật, có khi đến trắng trợn.
Và cứ như thế, "cát nóng, ngô nổ"
Sự kiện Hongkong hiện nay, là một phản ứng tự nhiên và đúng lúc làm cho ban lãnh đạo TQ khó ăn, khó ở. Nuốt thì nghẹn, nôn thì nhục. Và nói thẳng rằng, Họ biết trước, tiên liệu trước, nhưng quá bất ngờ vì nó lớn về quy mô và trọng đại về tính chất của một cuộc phản kháng. Nó sẽ tạo nên một tiền lệ và phản ứng dây chuyền ngay chính trong lòng đất nước hơn tỷ dân, đa trạng hệ này.
TQ đã thử giải quyết sự kiên Honkong bằng vũ lực, nhưng lại bị phản tác dụng. Hơi cay và cảnh sát, trở thành dầu đổ thêm vào lửa. Liệu TQ có dám có "Thiên An Môn " thứ 2 không? Họ rất muốn, nhưng không dám.
Bãi nhiệm Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh ư? giải pháp này đã muộn.
Và sau vụ Hongkong, sẽ còn tiếp, sẽ còn nhiều nữa.
Giới Quân sự TQ, cũng là một mối lo ngại của giới Chính trị TQ hiện nay. Họ đã từng mấy lần bất tuân thượng lệnh Tập Cẩn Bình.
Phương Tây, một kẻ "thù địch" ko để TQ dễ dàng muốn làm gì với Hongkong thì làm.
Gốc rễ và luật nhân quả của xã hội bất bình đẳng và nói dối là như thế.
------------------------------------
(NĂM 1981, TÔI TỪNG DỰ ĐOÁN HỆ THỐNG XHCN SỤP ĐỔ Ở CHÂU ÂU VÀ LIÊN XÔ. 10 NĂM SAU (1991) ĐÚNG)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người gặp nhau ở vườn đào thế kỷ trước!

“Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực 
Lê Mai - Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một loạt các nước XHCN ra đời và cũng từ đó thế giới căn bản chia thành hai phe: phe XHCN và phe TBCN. Phải thừa nhận một điều, mặc dù mới xuất hiện, nhưng phe XHCN tỏ ra có sức sống mạnh mẽ, giàu tư tưởng và khát vọng. Lý tưởng xóa bỏ chế độ người bóc lột người, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, ai mà không ham ? Hơn thế nữa, phe XHCN có “hai ông anh” Liên Xô và Trung Quốc – đất rộng, người đông đứng đầu, là niềm cỗ vũ rất lớn cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Ngày 2.9.1945, nước VNDCCH ra đời trong cái chớp mắt của lịch sử, sau “ông anh Cả” Liên Xô 28 năm, nhưng lại trước “ông anh Hai” Trung Quốc 5 năm. Người Pháp không dễ gì từ bỏ Đông Dương, vì thế chỉ hơn một năm sau, họ đã tung ra cuộc tái xâm lược Việt Nam với sức mạnh ghê gớm. Năm năm chiến đấu trong vòng vây, cho dù không có sự trợ giúp của “hai ông anh”, nước Việt Nam vẫn đứng vững và tiến lên.

Trước đó, trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 lá thứ cho Tổng thống Mỹ Harry Truman, nhưng đáng tiếc là lúc bấy giờ, Việt Nam “chưa bị ra-đa của Hoa Kỳ” phát hiện. Nếu có, biết đâu đã tránh được cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II và hẳn là vai trò của “hai ông anh” cũng khác với những gì lịch sử đã diễn ra ?

“Ông anh Cả” Liên Xô đứng đầu phe XHCN một cách vững vàng, kiên định, chặt chẽ, “khó tính”, không một nước nào, một vấn đề quan trọng nào có thể thoát khỏi sự chú ý của “ông anh”.

Nam Tư là nước hứng chịu cơn thịnh nộ đầu tiên của “ông anh Cả”. Khi biết tin Nam Tư và Bungari tiến hành ký kết Hiệp ước hợp tác, hữu nghị, lại còn tuyên bố văn kiện có hiệu lực ngay, lập tức Xtalin gửi một bức điện cho Titô:

“Chính phủ Xô viết cho rằng cả hai Chính phủ đã sai lầm khi ký Hiệp ước mà không tham khảo ý kiến trước của Chính phủ Liên Xô. Chính phủ Liên Xô cho rằng sự vội vàng này đã tạo cớ cho Anh và Mỹ tăng cường can thiệp quân sự vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, chống lại Nam Tư và Bungari”.

Theo chỉ thị của Xtalin, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp gửi điện mời Titô và Đimitrốp đến Mátxcơva, song chỉ có Đimitrốp đến còn Titô thì không. Đimitrốp – nhân vật nổi tiếng thế giới trong phiên tòa Laixich, cố gắng giải thích cho Xtalin rằng văn kiện mà hai nước ký chỉ là một bản ghi nhớ về việc cần phải có một Hiệp ước.

Xtalin không chịu, mỉa mai “lên lớp” Đimitrốp:

- Anh hành động như một “Bí thư đoàn thanh niên”, anh muốn chứng minh rằng anh vẫn còn là Bí thư Quốc tế cộng sản phải không ? Các anh đặt chúng tôi trước những việc đã rồi.

Karden – đại diện của Nam Tư ủng hộ Đimitrốp:

- Có thể việc ký Hiệp ước là vội vàng, nhưng bản dự thảo đã được gửi cho Chính phủ Liên Xô mà không có phản ứng gì…Theo tôi, tôi không thấy có gì khác biệt trong chính sách của Nam Tư và Liên Xô.

Xtalin nói:

- Cái gì ? Khác biệt là có đấy mà còn sâu sắc, thế anh nói thế nào về Anbania ? Các anh không hề tham khảo ý kiến chúng tôi khi đưa quân vào Anbania.

Titô, sau khi nghe báo cáo về chuyến đi, tỏ vẻ không hài lòng. Tại cuộc họp Bộ chính trị sau đó, Titô nói:

- Nam Tư không có gì khác biệt so với Liên Xô trong chính sách đối ngoại. Người Nga có cách nhìn về vai trò của họ, nhưng chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên cơ sở hệ tư tưởng của chúng ta là đúng đắn. Sẽ là sai lầm khi giữ vững nguyên tắc cộng sản mà gây phương hại cho một khuynh hướng nào đó… Chúng ta không phải là con tốt trên bàn cờ… Chúng ta chỉ có thể trông đợi ở chính lực lượng của mình.

Một Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng tài chính Nam Tư X.Juicovitch không nhất trí với quan điểm này, bí mật báo cho Liên Xô qua đại sứ Nga ở Nam Tư. Thế là, Xtalin vội vã rút tất cả chuyên gia từ Nam Tư về nước.

Bộ chính trị Nam Tư quyết định khai trừ khỏi đảng và bắt giữ Bộ trưởng Tài chính X.Juicovitch và Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ A.Khebrang. Sự khác biệt quan điểm giữa hai đảng đã biến thành “scandal chính trị”.

Chính phủ Liên Xô phản ứng ngay. Xtalin yêu cầu Môlôtốp chuyển một bức điện đầy căng thẳng cho Titô:

“Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga được biết rằng Chính phủ Nam Tư đã tuyên bố X.Juicovitch và A.Khebrang là kẻ phản bội đất nước. Chúng tôi hiểu điều này có nghĩa là Bộ chính trị ĐCS Nam Tư muốn tiêu diệt họ. Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga tuyên bố rằng, nếu Bộ chính trị ĐCS Nam Tư thực hiện hành vi này thì chúng tôi coi Bộ chính trị ĐCS Nam Tư là kẻ phạm tội giết người. Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga yêu cầu được có đại diện tham gia khi tiến hành điều tra vụ án đối với X.Juicovitch và A.Khebrang về cái gọi là cung cấp thông tin không chính xác cho Ban chấp hành Trung ương ĐCS Bônsêvich Nga. Chúng tôi chờ điện trả lời ngay”.

Và đây là trả lời của Trung ương ĐCS Nam Tư:

“Trung ương ĐCS Nam Tư không bao giờ có ý định thủ tiêu ai cả, trong đó bao gồm cả X.Juicovitch và A.Khebrang. Họ đang được chúng tôi theo dõi. Trung ương ĐCS Nam Tư cho rằng Trung ương ĐCS Nga đã đưa ra vấn đề rất sai lầm và chúng tôi rất phẫn nộ phản đối ý đồ coi lãnh đạo đảng của chúng tôi là “kẻ phạm tội giết người”. Vì vậy, Trung ương ĐCS Nam Tư cho rằng không chấp nhận sự có mặt của đại diện của Trung ương ĐCS Nga trong vụ án X.Juicovitch và A.Khebrang”.

Kết cục, Hội nghị Quốc tế Cộng sản tại Bukharest tháng 6.1948 “về tình hình của ĐCS Nam Tư” đã khai trừ Nam Tư ra khỏi phe XHCN.

Đó là màn dạo đầu của “ông anh Cả” Liên Xô. Sự kiện đó báo trước một điều, bất cứ nước nào trong phe XHCN cũng đừng hòng mong chống lại sự lãnh đạo của “ông anh Cả”.

Ngày 1.10.1949, nước CHND Trung Hoa được thành lập. “Tuần trăng mật” giữa “ông anh Hai” Trung Quốc với “ông anh Cả” Liên Xô diễn ra vô cùng tốt đẹp. Mao Trạch Đông tiến hành thăm Liên Xô lần đầu tiên, được Xtalin rất khen ngợi. Hai nước đã ký một loạt Hiệp ước hỗ trợ, hữu nghị và hợp tác, Liên Xô giúp Trung Quốc rất nhiều lĩnh vực. Còn nữa, Xtalin phân công Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên Việt Nam đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc, vì nếu không có sự trợ giúp vũ khí và các phương tiện khác, tất nhiên phần nào cuộc kháng chiến sẽ khó khăn hơn.

Những năm đó, quan hệ giữa Việt Nam và “hai ông anh” nói chung là tốt đẹp. Với sự thúc đẩy của “hai ông anh”, nhiều nước trong phe XHCN đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH.

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân VN đã kết thúc thắng lợi với trận Điện Biên Phủ vang dội, 9 năm sau kể từ ngày độc lập.

Đại gia đình XHCN, tuy nhìn bên ngoài có vẻ rất đoàn kết, song xem ra bên trong không ít chuyện, từ lục đục nội bộ đến tranh cãi nhau trong lĩnh vực hình thái ý thức, kể cả xung đột quân sự. Sau khi Xtalin mất, Khơrútsốp giành được quyền lãnh đạo, liền tiến hành phê phán Xtalin, đặc biệt là bản báo cáo làm kinh ngạc toàn thế giới tại Đại hội lần thứ XX ĐCS Liên Xô: “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó”. Tiếp sau đó, xác của Xtalin bị đưa ra khỏi lăng Lênin và được chôn bên ngoài bức tường Điện Kremlin.

Mao, dĩ nhiên là không thích gì cái việc phê phán tệ sùng bái cá nhân Xtalin, vì ông ta sợ việc đó xảy ra với chính ông ta. Mao nhiều lần “gây sự” với Khơrútsốp, bày ra trò mặc quần áo tắm hội đàm bên bể bơi trong Trung Nam Hải, buộc “ông anh Cả” trở mặt trước. Thậm chí, Mao còn đập bàn khi Khơrútsốp muốn thương lượng với Mao về cái mà Mao gọi là “hạm đội liên hiệp” – chẳng qua là việc lập một số trạm thu phát sóng trên đất Trung Quốc phục vụ cho hoạt động tàu ngầm của Liên Xô.

Thế là, “tuần trăng mật” giữa “hai ông anh” nhanh chóng chấm dứt. “Hai ông anh” bùng nổ cuộc đại luận chiến về chủ nghĩa xét lại hiện đại. Nhìn lại lịch sử, có thể thấy, cái oai phong của “ông anh Cả” và trào lưu tư tưởng cực tả của “ông anh Hai” đều quá đáng và gớm ghiếc.

“Hai ông anh” đều ra sức lôi kéo Việt Nam, nhưng họ không thể nào đạt được mục đích. Bây giờ, ta càng thấy rõ vai trò đặc biệt của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ấy.

Các sử gia Trung Quốc thường ca ngợi Đặng Tiểu Bình dũng cảm đấu lại “ông anh Cả”. Tại cuộc gặp ở Mátxcơva, Khơrútsốp tấn công:

- Các đồng chí nói phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, thế nhưng những ý kiến mà phía chúng tôi nêu ra, các đồng chí không hề tiếp thu. Cuộc hội đàm Xô – Mỹ, các đồng chí đã ca phản điệu.

- Chúng tôi mà ca phản điệu ? Khang Sinh lạnh lùng nói. Không có Trung Quốc ký tên, bất kỳ hiệp ước nào mà các đồng chí ký tên đều không có sức ràng buộc với Trung Quốc.

Khơrútsốp bực bội:

- Đứng đầu không chỉ là lộ mặt triệu tập hội nghị, cái “đầu” như vậy, chúng tôi không cần.

Đặng phản kích:

- Đứng đầu cũng không phải “đảng cha bố”, có thể ra lệnh, bắt các đảng khác theo.

- Hừ, có những đảng miệng thì tuyên truyền phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, mà trên thực tế lại bẻ gãy bệ của Liên Xô. Trong các vấn đề quá độ hòa bình, hòa hoãn Đông – Tây, cắt giảm quân bị, gặp gỡ cấp cao Xô – Mỹ, họ đều hát phản điệu với chúng tôi.

Nhớ lại trước đó, Mao đề xuất ý kiến phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, song lãnh đạo ĐCS Ba Lan Gomulko không tán thành cách nêu “Liên Xô đứng đầu”, các quốc gia không biệt lớn nhỏ, đều bình đẳng.

Mao nói:

- Cần người đứng đầu hay không, đây không phải là công việc đơn phương của chúng ta. Đế quốc chủ nghĩa có người cầm đầu, chúng ta cũng phải có người đứng đầu. Hễ có sự việc gì thì sẽ có một người đứng ra triệu tập. Lấy hội nghị này mà nói, Liên Xô không đứng ra, chúng ta biết làm thế nào ? Liên Xô có bao nhiêu lực lượng, tôi và đồng chí có bao nhiêu lực lượng ? Chúng ta, ai có thể thay thế được vai trò của Liên Xô ?

Khi Khơrútsốp nói với Mao rằng nên để Liên Xô và Trung Quốc cùng đứng đầu, Mao đáp: Chúng tôi chưa có tư cách.

Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi Khơrútsốp càng bực tức, tiếp tục tấn công Lưu Thiếu Kỳ và Đặng:

- Chúng tôi không có Trung Quốc vẫn có thể sống được. Năm đó, chúng tôi không muốn đứng đầu, các đồng chí bắt phải đứng đầu ! Chúng tôi đã đứng đầu rồi, các đồng chí lại nhổ nước bọt vào ống nhổ của chúng tôi…

Tranh cãi giữa “hai ông anh” ngày càng gia tăng, làm cho các ĐCS khác trong phe XHCN lo ngại sâu sắc. Hội nghị 81 đảng càng họp càng căng thẳng. Trung Quốc tuyên bố không ký tên vào văn kiện, mặc cho các ĐCS khác năn nỉ, nếu không ký tên sẽ gây chia rẽ.

Trong khi đó, Đảng Lao động Việt Nam trước sau vẫn đứng giữa “hai ông anh”, khẩn trương và tích cực hòa giải. Hồ Chí Minh nói với Khơrútsốp:

- Đồng chí Khơrútsốp, Trung Quốc là một nước lớn, ĐCS Trung Quốc là một đảng lớn. Đồng chí không thể để cho phong trào của chúng ta xuất hiện sự bất đồng, đồng chí cần phải khiến cho người Trung Quốc ký tên vào Tuyên ngôn với chúng ta. Chỉ có nhất trí ký tên, văn kiện này mới có ảnh hưởng quốc tế rộng rãi.

Cuối cùng, Liên Xô chọn con đường thỏa hiệp và “Tuyến bố Mátxcơva” được 81 đảng thông qua. Tuy nhiên, mọi bất đồng giữa “hai ông anh” vẫn còn nguyên đấy.

Tại Việt Nam, cuối thập kỷ năm mươi, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã quyết định tiến hành đấu tranh vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Song, với quỷ kế của mình, Bắc Kinh khuyên Hà Nội nên tiến hành một cuộc đấu tranh lâu dài. “Không thể giải quyết vấn đề chia cắt đất nước trong chốc lát. Nó cần một thời gian dài…nếu mười năm không đủ, chúng ta phải sẵn sàng đợi đến một trăm năm”. Sức ép của “ông anh Hai ” là không hề nhỏ.

Hà Nội cũng gấp rút tìm kiếm sự hỗ trợ của “ông anh Cả”. Một đoàn đại biểu cấp cao do Lê Duẩn dẫn đầu, với các thành viên Lê Đức Thọ, Hoàng Văn Hoan đã tới Mátxcơva cuối tháng 1.1964. Mục đích của chuyến thăm là thuyết phục các nhà lãnh đạo Xô viết hãy ủng hộ những quyết định của Đảng Lao động Việt Nam. VNDCCH đã chuẩn bị một bài phát biểu dài 73 trang để giải thích quan điểm của mình về chiến tranh và hòa bình, về phong trào giải phóng dân tộc, về sự thống nhất của phe XHCN.

Có vẻ như “ông anh Cả” không thỏa mãn với lập trường của Hà Nội. Khơrútsốp đã cho các nhà lãnh đạo Hà Nội hiểu rằng, sẽ không có triển vọng hợp tác chặt chẽ giữa hai nước nếu Hà Nội không thay đổi lập trường, bất đồng giữa hai nước nhiều hơn là nhất trí. Tuy nhiên, Mátxcơva vẫn lạc quan về chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Báo Pravda, ngay sau đó đã đăng bài “ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam” và rằng “Liên Xô vẫn là người bạn đáng tin cậy cho tất cả những ai đấu tranh cho hòa bình, tự do và giải phóng dân tộc”.

Liên Xô thấy rõ ảnh hưởng của Trung Quốc là quá nhiều ở Việt Nam. Nhiều bài viết trên báo chí ca ngợi tình hữu nghị Việt – Trung. Số lượng các đoàn đại biểu hai nước qua lại thăm viếng lẫn nhau lớn gấp hàng chục lần so với Liên Xô. Phía Trung Quốc cũng nỗ lực ngăn cản viện trợ của Liên Xô cho VNDCCH bằng cách hứa cho không VNDCCH hai tỷ nhân dân tệ để đối lấy việc VNDCCH từ chối nhận bất kỳ một hình thức giúp đỡ nào của Liên Xô. Dĩ nhiên, đề nghị đó của Trung Quốc bị VNDCCH khước từ.

Cuộc đại luận chiến giữa “hai ông anh” được đẩy tới cao trào khi Trung Quốc tung ra “Những kiến nghị về đường lối chung của phong trào Cộng sản quốc tế”, trình bày 25 ý kiến của ĐCS Trung Quốc, thường được gọi tắt là “25 điều”. Nó chính là bức thư của “ông anh Hai” trả lời bức thư ngày 30.3.1963 của “ông anh Cả”.

Nguyên đây là bài viết có tên “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt – một trong những lý luận gia xuất sắc nhất của ĐCS Trung Quốc. Trương Nhiếp Lâm là danh thủ bóng bàn Trung Quốc rất giỏi trong việc phòng thủ, đỡ, gạt, có thể cứu được các kiểu bóng hiểm, bay lắt léo mà đối phương tung ra, khác Trang Tắc Đống – một danh thủ bóng bàn Trung Quốc khác, rất giỏi tấn công nhanh. Trần Bá Đạt đã đọc được ý tứ sâu xa của Mao khi ông ta chỉ thị khởi thảo bức thư trả lời: “Cái mà ta cần là kiểu Trương Nhiếp Lâm, không cần kiểu của Trang Tắc Đống”. Bài viết “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt rất được Mao và BCT tán thưởng.

Mao yêu cầu gửi bài viết cho Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành để trưng cầu ý kiến.

“Ông anh Cả” lập tức phản ứng. Báo chí Liên Xô nhằm thẳng vào “25 điều” của Trung Quốc để phê phán. Đồng thời, liên tục phát đi các bài xã luận: “ĐCS Liên Xô giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa Lênin”; “Sự nhất trí không gì phá vỡ nổi giữa Đảng và nhân dân”; “Chúng ta trung thành với chủ nghĩa Lênin”…”Ông anh Hai” đấu lại bằng cách tung ra liên tiếp 9 bài bình luận nổi tiếng – tức “cửu bình”.

Trong khi “hai ông anh” đang ra sức chửi nhau bằng đủ các loại các ngôn từ, cuộc chiến tranh ở Việt Nam xuất hiện bước ngoặt mới. Ngày 5.8.1964, xẩy ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Quốc hội Hoa Kỳ, với số phiếu tuyệt đối, nhất trí thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống Johnson, với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội, “thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm đánh lui mọi hành động tấn công vũ trang chống các lực lượng Hoa Kỳ và ngăn ngừa những hành động xâm lăng khác”.

Trung Quốc, với âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và tạo ra vùng đệm an toàn ở phía Nam, nhanh chóng ra tuyên bố: “Nước VNDCCH là một thành viên của phe XHCN, không một nước XHCN nào có thể ngồi nhìn Việt Nam bị xâm lược. Mỹ xâm phạm nước VNDCCH tức là xâm phạm Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc quyết không thể khoanh tay ngồi nhìn”.

Các cuộc mít tinh khổng lồ, có từ hàng vạn đến gần một triệu người liên tiếp được tổ chức tại Bắc Kinh, ủng hộ Việt Nam, lên án Mỹ. Mao, Lưu, Chu, Chu, Đặng đều lên thành lầu Thiên An Môn, cùng với quần chúng nhân dân “hét vang các khẩu hiệu chống Mỹ”.

Gặp gỡ Hồ Chí Minh, Mao nói:

- Hồ Chủ tịch, đồng chí đến từ Việt Nam, tôi ở Hồ Nam, chúng ta người một nhà cả ! Có khó khăn gì ? Cần người có người, cần vật có vật, đồng chí đừng khách sáo.

Một đoàn đại biểu cấp cao khác, do Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp dẫn đầu, đã đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung Quốc gia tăng viện trợ, cử sang Việt Nam lính công binh, lính đường sắt, bộ đội pháo cao xạ. Võ Nguyên Giáp hai lần hội đàm với La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng và Dương Thành Vũ, Phó Tổng tham mưu trưởng, bàn việc giải quyết các vấn đề cụ thể.

Thi hành chính sách “đứng giữa” của mình, Việt Nam đã hết sức khôn khéo và linh hoạt để “hai ông anh” không phật ý và đều sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến với người Mỹ.
Về phía “ông anh Cả” Liên Xô, viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam được tăng đều đặn từ năm 1965 đến 1968. Liên Xô gửi tới Bắc Việt Nam các thiết bị công nghiệp, viễn thông, xe tải, trang thiết bị y tế, máy móc công cụ…Thời gian đầu, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam ít hơn của Trung Quốc. Đến năm 1967, toàn bộ viện trợ các nước XHCN cho Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ đô la.

Liên Xô cố gắng đáp ứng yêu của của Việt Nam bằng cách cung cấp nhiều loại vũ khí và đạn dược nhằm bảo vệ VNDCCH trước các đợt không kích của Mỹ và tăng cường khả năng phòng không của Bắc Việt Nam. Quan trọng nhất có thể kể tới là tên lửa “đất đối không”, máy bay phản lực chiến đấu, súng phòng không và các trang thiết bị phòng không khác. Tháng 7.1965, tên lửa “đất đối không” đã hạ một chiếc F4C trên bầu trời gần Hà Nội. Các vũ khí phòng không của Liên Xô đã trở thành những nỗi ám ảnh thường trực đối với chỉ huy và binh sỹ Hoa Kỳ trong các chiến dịch không kích trên bầu trời Bắc Việt Nam.

Liên Xô còn đào tạo cho Việt Nam hàng ngàn sỹ quan để phục vụ cho ngành không quân và phòng không. Con trai các ông Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn là Võ Điện Biên và Lê Kiên Thành đã từng học ngành kỹ thuật hàng không ở Liên Xô.

Giúp Việt Nam chống lại người Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ nhìn ở các lợi ích chính trị, tư tưởng mà còn lưu tâm tới các cơ hội thử nghiệm vũ khí trên chiến trường, thu thập thông tin vũ khí mới nhất của Mỹ qua chiến lợi phẩm. Một hiệp định với Hà Nội đã được ký kết, Mátxcơva yêu cầu Hà Nội thu thập, đánh giá những mẫu vũ khí, trang bị quân sự Mỹ và một nhóm chuyên gia quân sự được gửi tới Việt Nam. Họ có nhiệm vụ thu thập các bộ phận máy bay Mỹ bị bắn rơi, các vũ khí khác thu được, kiểm tra những trường hợp vũ khí Liên Xô không hoạt động tốt và gửi những đánh giá, kết luận về Liên Xô. Từ tháng 5.1965 đến đầu năm 1967, các chuyên gia đặc biệt của Liên Xô đã chuyển về Mátxcơva hơn 700 mẫu các trang thiết bị quân sự Mỹ, gồm những bộ phận của máy bay phản lực, tên lửa, ra đa và trang thiết bị thám ảnh.

Hoạt động này tỏ ra rất có hiệu quả. Các chuyên gia Liên Xô tìm ra các phương pháp bảo vệ Bắc Việt Nam thoát khỏi không kích của Mỹ. Chẳng hạn, việc cải tiến hệ thống Dvina đã bắn rơi máy bay F111A của Mỹ mà tốc độ bay lên tới 3.700 km/giờ.

Bây giờ, ta lại đến với “ông anh Hai”. Hà Nội đã phản đối những đề nghị của Bắc Kinh đòi gửi thêm quân tới lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ lính công binh và đường sắt. Nếu chấp nhận điều đó, có nghĩa là Hà Nội phải phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh – điều mà các nhà lãnh đạo VNDCCH không mong muốn. Song, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam rất thận trọng để giữ quan hệ với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Một khối lượng lớn hàng viện trợ từ các nước khác, kể cả Liên Xô phải đi qua lãnh thổ Trung Quốc, mỗi tháng từ 8 đến 9 ngàn tấn. Làm sao để không bị cắt đứt kênh phân phối này là vấn đề rất quan trọng, bởi khi cần, Trung Quốc sẽ dễ dàng giở trò. Hãy đọc một chuyện ông Trần Đĩnh kể lại trong Đèn cù: “Do tên lửa Liên Xô gửi cho Việt Nam qua đất Trung Quốc đã bị Trung Quốc giữ lại đòi khám và “áp tống” sang Việt Nam. Biết Trung Quốc muốn đánh cắp bí mật làm tên lửa, Liên Xô phản đối. Cuối cùng, 28 Tết âm lịch Đinh Mùi, Cụ Hồ đành cử Lê Thanh Nghị sang cầu khẩn Mao cho gặp. Nghị nói thưa Chủ tịch, lẽ ra Hồ Chủ tịch chúng tôi sang gặp Chủ tịch nhưng Hồ Chủ tịch chúng tôi sức yếu không thể đi. Mao bèn hỏi: “Sao mà yếu?” – “Dạ, Hồ Chủ tịch chúng tôi quá lo lắng vì máy bay Mỹ đánh phá ác liệt mà chúng tôi thì hết tên lửa do Trung Quốc và Liên Xô chưa thoả thuận được việc chuyển tên lửa.” Mao nói ngay: “Ồ, tưởng gì chứ thế thì dễ.” Quay sang Chu Ân Lai: “Tổng lý giải quyết việc này để cho Hồ Chủ tịch chóng khoẻ lại”.

Ảnh hưởng của “hai ông anh” vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, có lúc nghiêng về Trung Quốc, tuy Hà Nội luôn cố gắng cân bằng hai mối quan hệ đó. Các nhà lãnh đạo VNDCCH đã bắt đầu nghi ngờ về mục tiêu của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Hợp tác với Mátxcơva sẽ tạo cho Hà Nội một cơ hội thoát khỏi sự bảo trợ quá đáng của Trung Quốc và có được một vị trí độc lập hơn trong quan hệ với Bắc Kinh.

http://lemaiblog.wordpress.com/2014/09/01/hai-ong-anh-va-viet-nam-tu-lich-su-den-hien-thuc-tiep-theo/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật Bản chính thức tuyên bố nới lỏng thị thực cho Việt Nam

Hôm 30/9, Nhật Bản tuyên bố nước này vừa đưa ra quy định mới nhằm nới lỏng việc cấp thị thực cho công dân từ ba nước Indonesia, Philippines và Việt Nam. Nhật Bản hi vọng việc nới lỏng thị thực này sẽ góp phần tăng số lượng khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này.
Cụ thể, các quy định về cấp thị thực du lịch nhiều lần đến Nhật Bản (multiple entry visa) đối với công dân ba nước trên chính thức được nới lỏng từ ngày 30/9/2014 và ngoài ra thời hạn có hiệu lực của thị thực Nhật Bản cũng được kéo dài đến 5 năm. 

Thêm vào đó, công dân của ba nước trên dù không đang cư trú tại nước họ mang quốc tịch (tức sống ngoài Việt Nam, Indonesia và Philippines) cũng sẽ được cho phép xin thị thực vào Nhật Bản thông qua một cơ quan ngoại giao có thẩm quyền cấp thị thực tại nước họ đang cư trú.

Công dân ba nước này còn được miễn chứng minh tài chính với điều kiện họ đã từng đến thăm Nhật Bản trước đây và từng có một số chuyến đi đến bất kỳ đất nước nào trong nhóm G7, cũng theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Nhóm các nước G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ.

Bắt đầu từ tháng 11/2014, người Việt Nam, Indonesia, và Philippines tham gia tour của các công ty du lịch được Nhật Bản chỉ định sẽ được đơn giản hóa thủ tục xin thị thực du lịch một lần (single tourism visa) đến Nhật Bản.

Hôm 17/6, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố đang cân nhắc và sẽ nới lỏng các quy định cấp thị thực du lịch cho du khách Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Theo tờ Nekkei Asian Review (Nhật Bản), đây là một phần trong kế hoạch tăng số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản lên đến 20 triệu người vào năm 2020 - thời điểm diễn ra kỳ Thế vận hội mùa hè tổ chức tại Tokyo. Đồng thời, Nhật Bản cũng mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch tại khu vực Tohoku, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất sóng thần và khủng hoảng hạt nhân hồi tháng 3/2011 thông qua động thái này. Các quan chức Nhật Bản đang hy vọng lượng khách du lịch tăng vọt sẽ giúp nền kinh tế nước này phát triển mạnh mẽ hơn, chiếm giữ vị trí thứ 3 trên toàn thế giới.

Theo Người đưa tin


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cho tôi mua một ít với chị nấm ngọc cẩu ơi!


Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực
(VTC News) – Theo chị Minh, phụ nữ uống nấm hết pì lìn dài ngày, thấy sạch nám da và điều tế nhị nữa, là sẽ hứng thú và mạnh mẽ với việc yêu đương. Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ / Kỳ lạ loài nấm ‘tan cửa nát nhà’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh trực tiếp đi hái nấm hết pì lìn trong rừng 
Sau khi Báo điện tử VTC News, đăng loạt bài đi tìm loài nấm lạ hình “của quý”, mà lương y Phạm Văn Thanh (Lào Cai), gọi là nấm ngọc cẩu, thì cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh (Trường mầm non Chiềng Kheo, Mai Sơn, Sơn La), đã liên lạc đến tòa soạn, cung cấp một số thông tin thú vị về loài nấm lạ này.


Phóng viên Báo điện tử VTC News đã tìm gặp cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh (hiện trú ở tiểu khu 7, thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La), để tìm hiểu thêm về loài nấm mà bạn đọc cả nước đang rất quan tâm.

Cô giáo Minh rất niềm nở, dễ gần. Căn nhà nhỏ, mặc dù chất đầy thuốc, song vẫn sạch sẽ, ngăn nắp. Nhìn tấm ảnh hai người phụ nữ treo trên tường, tôi ngỡ hai chị em chụp chung, hóa ra, là hai mẹ con chị Minh. Thật khó có thể tin, cô giáo miền núi xinh xắn, trắng trẻo, trước mặt chúng tôi đã ngoài 40 tuổi và có con gái học đại học.

Cô Minh tủm tỉm bảo: “Nhờ những củ nấm đấy. Người Dao đỏ ở Lào Cai gọi là nấm ngọc cẩu, nhưng người Thái ở Sơn La gọi là hết pì lìn, hoặc má pì lìn. Cũng có một số người Thái biết đến loài nấm này, vì nó mọc ở trong rừng vào mùa mưa, nhưng chỉ các thầy thuốc mới biết dùng nó cho các bài thuốc mà thôi”.

Theo cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh, bố cô là một thầy thuốc có tiếng của người Thái ở vùng Hát Lót. Xưa kia, người dân trong vùng có bệnh, đều tìm đến nhờ ông bốc thuốc. Ông cụ khá nổi tiếng với các bài thuốc liên quan đến bệnh xương khớp.

Trong số những người con, thì chỉ có chị Minh, dù theo nghề giáo, song vẫn yêu thích nghề thuốc, nên chịu khó học tập. Từ ngày còn bé xíu, chị đã theo ông lên quả đồi phía sau nhà, rồi đi sâu vào trong rừng để hái thuốc.

Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực

Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực
Nấm ngọc cẩu có hình của quý 
Hồi nhỏ, chị rất thích hái nấm. Những củ nấm như những cái ô, trồi lên khỏi mặt đất, sặc sỡ nhiều màu rất hấp dẫn chị.
Cô giáo Hoàng Thị Tuyết Minh: “Theo phong tục của người Thái, thầy thuốc truyền nghề cho con cả, hoặc con út. Tôi là con út, lại rất yêu cây thuốc, muốn bảo tồn những bài thuốc quý của dân tộc, nên được cha truyền lại cho.

Cha tôi chỉ dạy cho rất nhiều loại nấm. Thế nhưng, ông chủ yếu dùng nấm hết pì lìn. Cha tôi mất năm 2005. Bao năm theo cha đi rừng hái thuốc, tôi đã thuộc khá nhiều cây thuốc mà ông chỉ cho.

Dù việc nhà trường rất bận, nhưng tôi vẫn cố gắng dành thời gian nghiên cứu, bảo tồn những bài thuốc Nam của gia đình”.
Trong rừng có nhiều loại nấm, nhưng không phải nấm nào cũng dùng được. Có loại nấm chỉ để ăn như rau, có loại nấm làm thuốc, nhưng có loại nấm cực độc, chỉ ăn một lát, có thể chết người. Vì thế, bố chị thường chỉ dạy cho chị rất kỹ càng về các loại nấm.

Trong số cả trăm loài nấm chị học được, thì chị rất ấn tượng với nấm hết pì lìn. Tiếng Thái dịch ra, có nghĩa là nấm hoa chuối đất. Theo chị, sở dĩ, người Thái gọi thế, vì trông quả nấm, trong giai đoạn sắp ra hoa khá giống với hoa chuối và cũng có màu đỏ.

Bố chị thường sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc bổ cho cả nam và nữ, gồm cả sắc uống và ngâm rượu. Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh, thường được ông cho dùng nấm hết pì lìn. 

Từ xưa đến nay, phụ nữ Thái, sau khi sinh, thường tìm đến nhờ ông bốc thuốc, và gọi đó là thang thuốc bổ máu.

Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực
Theo lương y Phạm Văn Thanh, không phải loại nấm ngọc cẩu nào, mọc ở đâu cũng có dược tính cao 
Bản thân chị Minh cũng không nắm rõ hoạt chất của nấm hết pì lìn. Tuy nhiên, qua bao năm dùng loại nấm này, chị nhận thấy, nấm có tác dụng tăng cường thể lực cho cả phụ nữ lẫn đàn ông.

Đặc biệt, phụ nữ uống nấm hết pì lìn dài ngày, thấy huyết áp bình ổn, sạch nám da và điều tế nhị nữa, là sẽ hứng thú và mạnh mẽ với việc yêu đương.

Video: Cây nấm khổng lồ hiếm thấy

Còn đàn ông, ngoài việc sử dụng nấm hết pì lìn trong các bài thuốc, thì thường phối hợp với các cây thuốc khác để ngâm rượu uống, nhằm tăng cường sinh lực, chữa rối loạn cương dương, liệt dương, yếu sinh lý. 

Thuốc ngâm rượu bổ dương cho đàn ông, mà bố cô giáo Minh truyền lại, bây giờ chị vẫn làm cho mọi người gồm khúc khắc, ba trành, y tú lán, trai co lạn, kíp cong... và thành phần chính là nấm hết pì lìn.

Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực
Cô giáo Minh đã có 30 năm đi rừng tìm nấm hết pì lìn 
Để có nấm hết pì lìn, vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi mùa mưa vừa hết, cô giáo Minh phải trực tiếp vào rừng thu hái. Thân gái, nhưng nhiều dãy núi cao như Mường Hung (thuộc huyện sông Mã và Sốp Cộp), rồi dãy núi U Bò (Bắc Yên, Phù Yên), chị đều đã đặt chân đến để tìm loài nấm quý hết pì lìn. 

Theo chị Minh, chị đã có tới 30 năm đi rừng tìm nấm và hái thuốc, tiếp tục công việc bốc thuốc cứu người do bố truyền lại.

Mặc dù rất bận rộn, song cô giáo Minh không dám thuê người đi lấy nấm, bởi loài nấm này có màu sắc sặc sỡ, rất dễ lẫn với các loại nấm độc. Chỉ khi chị tự tay đào nấm, mang nấm về, mới dám chế biến thành thuốc cho người dùng.

Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực
Củ nấm ngọc cẩu khổng lồ mà lương y Phạm Văn Thanh thu hái được ở Tây Côn Lĩnh 
Theo cô giáo Minh, mặc dù gọi là nấm, song hết pì lìn thực ra không phải nấm thực sự, nó giống một loài ký sinh thân thảo. Tuy nhiên, từ đời xưa đã gọi là nấm, nên đành phải gọi theo.

Loài nấm hết pì lìn ký sinh trên một số loại rễ cây mọc sâu dưới đất. Phần củ nằm dưới đất và chỉ nhô thân nấm lên khỏi mặt đất vào mùa mưa. Lúc đó, người thu hái mới phát hiện được chúng. 

Những người có kinh nghiệm, chỉ cần biết khu rừng nào có loài cây đó, thì nhiều khả năng sẽ xuất hiện nấm hết pì lìn vào mùa mưa.

Loài nấm này có chiều cao tối đa lên tới 30cm. Giá trị dược liệu tốt nhất của nấm nằm ở phần cục thịt nhô lên khỏi mặt đất. Cũng theo cô giáo Minh, nấm ở càng cao, càng có nhiều giá trị dược liệu. 

Lương y Phạm Văn Thanh (nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn):“Có rất nhiều loại nấm tương tự như nấm ngọc cẩu, với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng chỉ là cùng họ, không có nhiều dược tính, thậm chí còn rất độc. Vì thế, những người không hiểu biết về nấm, không được tùy tiện vào rừng hái về sử dụng.

Nấm ngọc cẩu mọc ở núi thấp ít tác dụng, nấm ngọc cẩu mọc ở rễ cây tạp cũng không có nhiều dược tính. Loài nấm này là ký sinh thảo, nên chúng ký sinh ở rễ cây gì, quyết định nhiều đến chất lượng của chúng, cũng giống như tầm gửi. Việc thu hái nấm ngọc cẩu có chất lượng phụ thuộc vào người hiểu biết sâu sắc về nấm.

Nấm ngọc cẩu kết hợp với một số thảo dược đặc biệt của người Dao, có tác dụng mạnh với những người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức, đến nỗi không còn cương cứng được nữa. Những người bi liệt dương, xuất tinh sớm chỉ cần sao hơi cháy nấm ngọc cẩu, sắc lấy nước uống cũng rất tốt.

Nấm ngọc cẩu giúp hồi phục sức khỏe cho những người suy kiệt, hư hao tinh lực, giúp bổ máu, ăn ngon miệng, những người ốm dậy, sau sinh, hay mỏi chân, lưng, gối, biếng ăn. Ngoài ra, nấm ngọc cẩu giúp nhuận tràng, thông tiểu.

Phụ nữ sắc nấm ngọc cẩu uống sẽ giúp sáng da, hết nám, tăng mạnh nội tiết tố estrogen, giúp phục hồi sức khỏe, nhan sắc. Nấm ngọc cẩu có thể được coi là xuân dược dành cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, lãnh cảm tình dục. Phụ nữ Dao đỏ dùng nấm ngọc cẩu như thứ thuốc kích thích tình dục mạnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ cần bộ ngoại giao, hay lãnh đạo nhà nước gửi điện mừng là được, có cần treo cờ như vầy không?

Quốc khánh láng giềng - Một sự kiện, 2 thái độ!

Hôm nay, mồng 1 tháng 10,  là ngày quốc khánh Trung Quốc. Trên facebook đăng tải 2 hình ảnh có vẻ trái chiều thế này.

Việt Nam: Treo cờ trên đường Trần Quý Cáp - Hà Nội




https://www.facebook.com/photo.php?fbid=869261656426885&set=pcb.869261719760212&type=1&theater


Hong Kong: Tuổi trẻ Hong Kong quay lưng lại, và ra dấu nói không với với cờ Trung Quốc!



https://www.facebook.com/photo.php?fbid=866224153401429&set=a.115868755103643.13719.100000415584390&type=1&theater
MỘT VÀI HÌNH ẢNH SƯU TẦM VỀ CUỘC BIỂU TÌNH Ở HONG KONG





Lỡ xịt hơi cay vô mắt người biểu tình, cảnh sát Hong Kong vội lấy nước uống rửa mắt cho nạn nhân.
(theo blg Phương B
ích)
Phần nhận xét hiển thị trên trang