Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Tư duy chủ động - Cái này ở VN có hay không???


Brainstorming hay còn gọi là tư duy chủ động, hay sự động não. Muốn có tư duy chủ động con người phải có môi trường giáo dục dạy cho tư duy chủ động.

Tư duy chủ động là động não trước mọi sự vật hiện tượng xã hội. Con người không có tư duy chủ động, mà chỉ có tư duy thụ động từ những vấn đề người khác đặt mình vào tình huống phải giải quyết, là người chỉ biết suốt đời đi làm thuê, sống như cây cỏ, hoặc như loài động vật bậc thấp, chỉ biết chờ sung rụng vào mồm.

Một xã hội có tỷ lệ người có tư duy chủ động - brainstorm: động não - cao là một xã hội hùng cường. Nhưng trong một thống kê, mà tôi đọc đã lâu, giờ không tìm ra nguồn, thì Hoa Kỳ cũng chỉ có 4% dân số có tư duy chủ động, là đã làm cho Hoa Kỳ đứng đầu thế giới.

Như vậy, Việt Nam ngày nay tỷ lệ người có tư duy chủ động trong số 94 triệu người Việt ở trong và ngoài nước là bao nhiêu phần trăm? Con số này liệu có được 0.5% không? Đó là vấn đề đáng để suy nghĩ.

Việc cả 94 triệu dân Việt bị đám .. diễn hài chạy theo trong câu chuyện biển Đông, trong thời gian gần 2 tháng qua, chỉ là đám đông vô thức có tư duy thụ động, như con bò bị ông chủ bắt cày, ừ thì cày, bắt ăn cỏ, ừ ăn cỏ, chứ không phải con người.

Việc ra đời Go West Foundation với sứ mệnh nặng nề, trong đó có sứ mệnh giúp thế hệ trẻ tương lai có tư duy chủ động.

Hãy cầu mong cho đất nước Việt tương lai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn nhờ vào những thế hệ tài năng có tư duy chủ động. 

BS HH
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Còn một đế quốc sắp nổi nữa chưa được tính trong bài này:

ĐIỂM LẠI SỰ TỒN VONG CỦACÁC ĐẾ QUỐC TỪ XƯA TỚI NAY

                                                                                                       ThanhBình
                                                                                                        Vietnamnet

Trong kỷ nguyên hiện đại của các quan hệ đối ngoại, rất khó tưởng tượng việc một chính quyền đơn lẻ kiểm soát hầu hết thế giới. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, vào thế kỉ 20, trên thế giới vẫn còn những siêu cường mà lãnh thổ trải khắp một hoặc nhiều lục địa và con đường đi lên cũng như suy vong của chúng liên quan chặt chẽ đến ngày nay.

Đế quốc La Mã (năm 27 trước Công nguyên - năm 476 sau Công nguyên):
Người La Mã là lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực: quân sự, chính quyền, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ 4 sau Công nguyên, những cuộc chinh phạt lặp đi lặp lại của các nước bên ngoài đã gây mất ổn định Đế chế Tây La Mã. Ngược lại, Đế chế Đông La Mã tiếp tục giành được sự thịnh vượng và quyền lực từ các mạng lưới buôn bán của họ. Không thể cùng tồn tại, hai bên cuối cùng đã chia rẽ.

Đế quốc Khmer (802-1431):
Các lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh dựa trên việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm và cũng là thành phố thủ phủ của đế quốc đặt tại Angkor, nơi các hệ thống tưới tiêu nhân tạo đã dẫn nước tới các cánh đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ. Các nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của Angkor hiện vẫn chưa rõ nhưng có một sự thực là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã.

Đế quốc Byzantine (962-1461):
Còn được biết đến như Đế chế La Mã thần thánh, Đế quốc Byzantine thành công bởi vì các lãnh đạo của nó có thể kết hợp quyền lực chính trị của Đế quốc La Mã với sự thống trị tinh thần của Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả suốt gần 500 năm nhưng mâu thuẫn nội bộ đã gây tổn thất cho đế chế. Và cuối cùng, Đế quốc Byzantine sụp đổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối thế kỉ 15.

Đế quốc Mông Cổ (1206 - 1368):
Người Mông Cổ, dưới sự dẫn dắt của hàng loạt các lãnh đạo quân sự hùng mạnh (kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi), đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở châu Á và gặt hái vô vàn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống như những quốc gia tồn tại trước đó, đế quốc đã trở thành nạn nhân của bất ổn và xung đột chính trị nội bộ. Tinh thần quả cảm trong chiến đấu không đủ để giữ cho đế quốc Mông Cổ tránh khỏi sự sụp đổ vào thế kỉ 14.

Đế quốc Ottoman (1299 - 1922):
Vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn ổn định suốt hơn 600 năm. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế chế: khi các quốc gia chấu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào thế kỉ 20 thì chính phủ nợ nần chồng chất và kém hiện đại hoá đã không thể kiểm soát được chúng nữa.

Đế quốc Inca (1438 - 1535):
Người Inca lớn mạnh nhờ một chính quyền có tổ chức và kỉ luật cùng các hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt trong tầng lớp ưu tú đã khiến những kẻ xâm lược Tây Ban Nha dễ dàng tiến công và nắm quyền kiểm soát đế quốc. Kỹ thuật tiên tiến của người Inca, kể cả một mạng lưới đường sá, đã khiến công việc của người Tây Ban Nha thậm chí dễ dàng hơn.

Đế quốc Mughal (1526 - 1858):
Đế quốc này đã đổi mới vào thời của nó. Các chính sách như khoan dung về tôn giáo và hôn nhân khác chủng tộc với tầng lớp chiến binh Hindu đã giúp duy trì sự ổn định trong một đế chế trải dài gần khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy sau này của người dân đã dẫn tới sự diệt vong của đế quốc.

Đế quốc Anh (1583 - 1997):
Các thuộc địa sinh lời cùng một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh vô địch ở khu vực châu Mỹ. Thậm chí ngay cả sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, đế quốc thương mại đã mở rộng xa tới tận Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dầu vậy, sau Thế chiến thứ hai, những tổn thất to lớn về tài chính và thảm hoạ về quân sự cũng như thất bại trong nỗ lực xâm chiếm kênh đào Suez, đã báo hiệu sự diệt vong của đế quốc. "Mặt trời cuối cùng cuối cùng cũng lặn" ở Đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.

Triều đại nhà Thanh (1644 - 1912):
Còn được biết tới như triều đại Mãn Châu, các vua chúa nhà Thanh đã áp đặt những luật lệ hà khắc nhằm buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục. Triều đại này của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của người dân vốn đã bắt đầu lan khắp cả nước. Chủ nghĩa bè phái của các tướng cuối cùng đã chia rẽ đế quốc.

Đế quốc Nga (1721 - 1917):
Peter Đại đế đã giúp Nga trở thành một trong 5 thế lực vĩ đại của châu Âu thông qua việc thúc đẩy các thần dân hiện đại hoá và mở rộng tầm với toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự ngày càng thu hẹp của đế quốc cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga - Nhật, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người Mác xít thắng thế và tiến vào một kỷ nguyên mới của đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đế quốc của Napoleon (1804 - 1814):
Sự lãnh đạo quân đội đầy tài năng và tham vọng của Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của Napoleon cuối cùng đã phản lại ông: những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào nước Nga và thất bại lừng danh trong trận chiến Waterloo đã dẫn ông tới việc phải thoái vị, để đế quốc tan rã.

Mỹ (1776 - ?):
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.
(Theo Newsweek)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà khoa học từ chối nói về mình


PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng chụp chung với GS hướng dẫn luận văn Nguyễn Đăng Hưng sau buổi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ (Liège 5/5/2008)
 QUỐC VIỆT thực hiện
TT – “Tôi có ấn tượng đặc biệt với Nguyễn Xuân Hùng. Không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học giỏi, Hùng còn có niềm đam mê cháy bỏng, không màng quyền chức và danh lợi để sẵn sàng dấn thân đến cùng trên con đường học thuật”.
Đó là tâm sự của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng về người học trò yêu của mình – PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, người vừa được vinh danh là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014
Lấy việc làm thay lời nói
“Nhiều nhà khoa học Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài cũng đạt các danh hiệu, giải thưởng danh giá. Nhưng sống và nghiên cứu ở ngay nước nhà mà được như PGS Nguyễn Xuân Hùng là rất hiếm”
GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

Chúng tôi liên lạc với PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng. Anh rất vui, nhưng khiêm tốn xin không kể về bản thân. Anh nói rằng đời nghiên cứu khoa học của mình còn rất trẻ, đi sau nhiều thế hệ cha anh khác và có bao điều cần phải tiếp tục nghiên cứu, nên xin lấy việc làm cụ thể thay cho lời nói. GS Nguyễn Đăng Hưng, người thầy của PGS Hùng, rất mến học trò mình ở đức tính khiêm tốn này. Theo ông, đó chính là tinh thần học thuật thật sự, và chỉ có tinh thần này mới tránh được cạm bẫy tiền bạc, danh ảo đang ngáng chân biết bao người có học hàm, học vị.
* Theo GS, điều gì đã giúp một nhà khoa học trẻ tuổi như PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng được bầu chọn là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014?
- GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG: Ngay khi mới nhận được tin vui, tôi đã nghĩ ngay Hùng rất xứng đáng. Phải nói là từ năm 2001, tôi đã dạy dỗ, gắn bó và luôn dõi theo bước chân người học trò đặc biệt này. Ai gần gũi với Hùng đều biết đây là con người thông minh, siêng năng và làm việc rất khoa học. Nhưng tôi còn cảm nhận rõ sự đam mê khoa học trong con người này. Ngoài xã hội, tôi thấy có những người sử dụng học hàm, học vị của mình để tìm kiếm cơ hội thăng tiến quyền chức, chính trị và tiền bạc. Hùng cũng như một số học trò khác của tôi thể hiện rõ không màng đến những chuyện thế nhân thường tình đó.
* Có người nói muốn hiểu một học trò có thể nhìn vào hình ảnh người thầy và ngược lại. GS có thấy dấu ấn của mình trong con người PGS Hùng?
- Tôi gần gũi với Hùng cũng như 700 học viên khác trên đường học thuật thẳng thắn trong suốt 20 năm qua. Phải khẳng định rằng tôi không bao giờ bỏ qua hay chiếu cố, nương nhẹ cho những sự cố tình sai trái không đúng với tinh thần học thuật. Tôi từng rất buồn vì có học viên đã đạo luận án của tác giả khác rồi xin tôi “tha”. Nhưng tôi dứt khoát không là không. Tôi nói rằng con đường khoa học của em sẽ tàn lụi, đen tối nếu tôi cho qua lỗi lầm này. Tôi hướng dẫn luận án tiến sĩ về ngành tính toán cơ học của Hùng rất nhẹ nhàng, vì em chủ động nghiên cứu với sự thông minh và niềm say mê thật sự. Người ta mất bốn năm nghiên cứu sinh, nhưng em chỉ có hơn hai năm. Khi luận án được Hùng bảo vệ ở ĐH Liège, ban thẩm định gồm các GS Bỉ và tôi cũng làm việc nhẹ nhàng vì luận án quá xuất sắc. Đặc biệt, trước khi bảo vệ, Hùng đã có mười bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành uy tín và được độc giả khoa học quan tâm. Đây cũng là trường hợp rất hiếm vì thường người ta chỉ có thể có một vài bài. Hùng đã nhanh chóng thuyết phục được các GS thẩm định vốn rất khó tính.
Độc lập và phản biện
* Từ câu chuyện cuộc đời khoa học của PGS Hùng, ông có thể nhận định gì về tinh thần khoa học thời nay?
- Tôi biết một số nhà khoa học trẻ VN như Nguyễn Xuân Hùng đâu có nhiều điều kiện gì, nhưng họ vẫn mải mê dấn thân cho tâm huyết của mình. Theo tôi, khoa học là thượng tôn sự thật, soi sáng những gì đúng đắn, không chấp nhận sự khuất lấp, cúi đầu trước những gì sai trái. Những người làm khoa học luôn đề cao tự do học thuật. Họ chỉ có một ông chủ duy nhất, một nhà quản lý duy nhất, đó chính là trí tuệ khoa học. Nói một cách cụ thể là nhà khoa học phải được làm chủ chính mình thì họ mới có thể làm việc tốt được. Tôi tin rằng nhà khoa học cứ hết mình với khoa học thì chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
* Là người có nhiều năm quan sát, làm việc với các sinh viên quốc tế cũng như sinh viên VN, theo GS, đâu là điểm yếu của sinh viên VN?
- Điều tôi hay lưu tâm đến các học trò VN của mình nhất là tính thụ động và có thể thỏa hiệp với sai trái. Lối giáo dục từ chương, sao chép đã in vào đầu nhiều thế hệ sinh viên VN rằng những gì thầy dạy luôn đúng, cấp trên nói cấp dưới phải vâng lời. Tinh thần khoa học là sự phản biện, sẵn sàng gạt bỏ cái cũ để chọn lựa cái mới đúng đắn hơn. Nhà khoa học đúng nghĩa là phải dám tranh luận… Sự thụ động, thỏa hiệp với cái sai sẽ làm tê liệt khoa học. Ngoài ra, ngoại ngữ vẫn đang là trở ngại rất lớn cho sinh viên lẫn nhà khoa học VN.
* Nếu cần có lời khuyên chân tình với những nhà khoa học trẻ như PGS Hùng, GS thường nói điều gì?
- Với Hùng thì tôi không cần phải có những lời này. Nhưng với một số bạn khác, tôi hay nói anh sẽ không làm khoa học được nếu không có sự độc lập. Khoa học rất cần tinh thần độc lập và nhất là tính trung thực, mà bài học về tính trung thực là sự khó dạy nhất. Không có tinh thần độc lập và tính trung thực, anh sẽ không bao giờ trở thành nhà khoa học được.
QUỐC VIỆT thực hiện


Vinh danh ba nhà khoa học Việt Nam
“Những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014” là công trình nghiên cứu của Tập đoàn Thomson Reuters. Trên cơ sở thống kê, khảo sát dữ liệu về các công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2002-2012, Thomson Reuters công bố danh sách khoảng 3.200 nhà khoa học thuộc 21 lĩnh vực có các công trình được trích dẫn nhiều nhất. Trong danh sách này, Việt Nam có ba nhà khoa học được vinh danh là GS Đàm Thanh Sơn (lĩnh vực vật lý), GS Nguyễn Sơn Bình (hóa học) và PGS Nguyễn Xuân Hùng (khoa học máy tính). Đáng chú ý, PGS Nguyễn Xuân Hùng hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam, trong khi GS Sơn và GS Bình đều đang làm việc tại các trường đại học Hoa Kỳ.
“Những người được vinh danh lần này là các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn. Họ là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Các công trình của họ được đồng nghiệp đánh giá là có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của khoa học. Không nghi ngờ gì nữa, họ là những nhà khoa học ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại chúng ta” – Thomson Reuters đánh giá.
Thomson Reuters là một trong những tập đoàn truyền thông hàng đầu và lâu đời nhất thế giới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc thống kê và công bố thông tin khoa học.
N.HUY
Học trò “ruột”
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng đang giảng dạy tại Trường ĐH Việt Đức, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và một số trường ĐH khác. Anh sinh năm 1976, bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ “Mô hình mô phỏng các môi trường cơ học bằng phần tử hữu hạn đặc biệt” trước hội đồng khoa học ĐH Liège tại Bỉ năm 2008.
GS Nguyễn Đăng Hưng là Việt kiều giảng dạy ở ĐH Liège. Sau năm 1975, ông nhiều lần về nước với nguyện vọng cống hiến cho khoa học. Ông đã trực tiếp giảng dạy cho khoảng 700 học viên trong nước, trong đó hơn 300 người đã trở thành thạc sĩ, tiến sĩ đang tham gia giảng dạy, làm việc, nghiên cứu khoa học ở nhiều nước trên thế giới. PGS Hùng là một trong ba học trò “ruột” thành công nhất của GS Nguyễn Đăng Hưng, hai người còn lại là GS người Bỉ và Pháp.
Q.VIỆT
Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/615114/nha-khoa-ho%CC%A3c-tu-choi-noi-ve-minh.html
* GS.TS Đặng Đức Trọng (chủ nhiệm khoa toán – tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM):Khả năng đặc biệt về nghiên cứu khoa học
Trước khi chuyển sang công tác tại Trường ĐH Việt Đức, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng có thời gian công tác rất dài tại khoa toán – tin của chúng tôi. PGS Hùng là một nhà khoa học trẻ, nhưng chuyên môn rất tốt và có khả năng đặc biệt về nghiên cứu khoa học. Chắc hẳn sẽ không ít người ngạc nhiên khi một nhà khoa học trẻ thế hệ 7X như PGS Hùng có năm công bố đến hơn mười công trình trên các tạp chí ISI có impact factor (chỉ số ảnh hưởng) cao.
Hùng có khả năng nghiên cứu độc lập, có quan hệ quốc tế về chuyên môn rất rộng. Đó là các phẩm chất để có thể tiến hành nghiên cứu tốt. Đóng góp của Hùng nằm trong lĩnh vực cơ học tính toán, xây dựng các phần tử hữu hạn mới để giúp việc tính toán cơ học nhanh và mạnh hơn.
* GS.TSKH Nguyễn Hoa Thịnh (chủ tịch Hội Cơ học VN):
Gắn nghiên cứu với thực tiễn
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng là một nhà khoa học trẻ, luôn có ý thức sáng tạo, đổi mới để vươn lên. Điểm đáng quý là Hùng luôn biết gắn công trình nghiên cứu của mình với thực tiễn, mong muốn cống hiến ngày càng nhiều cho khoa học. Tiếp xúc với Hùng, cảm nhận được phong thái tự tin của một nhà khoa học trẻ, những nhà khoa học lâu năm như chúng tôi càng cảm thấy tin cậy hơn vào thế hệ trẻ với những đóng góp đặc biệt của họ cho tiền đồ đất nước sau này.
Chúng tôi thật sự ấn tượng với những kết quả nghiên cứu của Hùng ở lĩnh vực cơ học tính toán, cơ học các bài toán đa môi trường, tính toán và phân tích sự lan truyền các vết nứt đặc biệt trong kết cấu máy bay. Hùng đã dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu mới, đầy triển vọng, nhưng cũng không kém phần thách thức.
Riêng tôi, với vai trò một nhà nghiên cứu cơ học trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tôi rất kỳ vọng vào công trình nghiên cứu của Hùng vì có thể sẽ đem lại những ứng dụng trực tiếp trước mắt và lâu dài trong kinh tế và quốc phòng, cả ở lĩnh vực dân sự và quân sự, góp phần cho sự phát triển đi lên của đất nước.
NGỌC HÀ ghi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai là tác giả thực sự của những pho tượng đá trên đảo Phục Sinh và nó đã được tạo ra như thế nào? Vẫn còn là bí mật:

Tượng đá trên đảo Phục Sinh: Ngày càng bí hiểm
Sau 12 năm khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tượng đá nguyên khối trên đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương, thuộc Chile không chỉ có đầu nổi trên mặt đất mà còn có phần cơ thể chìm sâu dưới lòng đất. Nếu căn cứ vào kích thước đầu, có thể ước tính kích thước cơ thể các thần tượng rất lớn mà hiện nay các nhà khoa học chưa đào sâu xuống để khám phá. Những thông tin mới này làm sự bí hiểm của 150 đầu tượng đá càng thêm bí hiểm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba phương thức đánh bại kẻ xâm lược


(GDVN) - Sinh tồn của quốc gia này là biển, trước đây đã thế, bây giờ và hàng nghìn năm sau cũng vậy. Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc không chỉ chiếm Hoàng Sa... Chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV nhận định, từ nhiều đời nay, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý định xâm chiếm đất đai của Việt Nam, nhưng họ cũng rất sợ tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh quân khu IV. Ảnh: Ngọc Quang.
Nếu ta nhân nhượng, Trung Quốc sẽ chiếm cả Trường Sa...
Đã 60 ngày trôi qua kể từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển của Việt Nam, dường như ý đồ của Trung Quốc đã rất rõ, đó là biến dần những vùng biển không có tranh chấp thành có thành chấp, và bước tiếp theo là chiếm toàn bộ những vùng biển ấy, kể cả phải dùng vũ lực?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Trước tình hình này, theo tôi cần giữ vững ba nguyên tắc ứng xử với Trung Quốc:
Thứ nhất, phải giữ vững được sự đoàn kết của 90 triệu dân Việt Nam. Dù rằng dân số của chúng ta so với cả nước Trung Quốc là con số nhỏ, nhưng nhìn lại cả tiến trình lịch sử thì chưa bao giờ chúng ta chịu khuất phục. Trung Quốc rất sợ sự đoàn kết của toàn dân Việt Nam, mà minh chứng rõ nét nhất là trải qua tất cả các triều đại phong kiến, rốt cuộc quốc gia phương Bắc luôn phải phải hứng chịu thất bại. Ngày nay, tình đoàn kết không chỉ nói tới nhân dân Việt Nam ở trong nước, mà kiều bào ta ở nước ngoài cũng chính là nguồn động viên vô cùng to lớn trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền.
Thứ hai, Trung Quốc sợ phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam. Cách tốt nhất trong cuộc đấu tranh này là Việt Nam phải tuyên truyền để thế giới và cả người dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật lịch sử. Thêm nữa, chúng ta cần liên minh chặt chẽ với các nước trong khu vực có chung quyền lợi ở biển đông, đặc biệt là Nhật Bản và Philippin, hai nước ủng hộ chúng ta mạnh mẽ nhất.
Thông qua đấu tranh bằng con đường ngoại giao, Việt Nam sẽ làm cho quốc tế hiểu rõ bộ mặt thật đầy gian xảo của Trung Quốc. Khi tất cả các nước đều biết rõ Trung Quốc là kẻ lưu manh tự khắc họ phải có sự đề phòng và rất có thể Trung Quốc sẽ bị cô lập chính trị. Chính một số học giả của Trung Quốc cũng nhận định, hành vi của Trung Quốc như một tên cướp biển và sẽ mất nhiều hơn được.
Thứ ba, Trung Quốc rất sợ Việt Nam đưa vấn đề này ra các tổ chức quốc tế, bởi họ không có bất kỳ một căn cứ nào để chứng minh chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, trong khi cả thế giới giờ đã rõ về hành vi ăn cướp của họ. Tôi rất mừng vì ngày càng có nhiều các bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, từ chính tấm bản đồ thời nhà Thanh in vào năm 1904 đã thể hiện rất rõ quốc gia này không có Trường Sa và Hoàng Sa. Gần đây, chúng ta cũng đã đón nhận bộ Atlas Thế giới, Bruxelles – 1827 khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được vẽ bởi nhà địa lý người Pháp và được xuất bản từ năm 1827.
Phát huy được ba yếu tố đó là sức mạnh vô cùng lớn để đánh bại ý đồ bành trướng, xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, để phát huy được ba yếu tố ấy thì vai trò của thông tin tuyên truyền là rất quan trọng. Phải tuyên truyền để dân ta hiểu rõ về chủ quyền cũng như âm mưu xâm lược của Trung Quốc, từ đó hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ trẻ, tạo sự đoàn kết vững chắc chống quân xâm lược.
Tôi rất tiếc vì bấy lâu nay chúng ta nói quá ít về vấn đề này, thậm chí ngay cả trong giảng dạy cho học sinh thì các cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc hầu như không được đề cập, mà thường chúng ta né tránh. Vì sao như vậy? Cho nên tôi rất đồng ý với phát biểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, chúng ta không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông.
Ông có cho rằng, tuyên truyền để người dân Trung Quốc hiểu được chính nghĩa là một biện pháp quan trọng ngăn chặn âm mưu của các nhà cầm quyền nước này?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Trung Quốc hành động đúng như một tên ăn cướp, nhưng lại đổ vấy mọi chuyện cho Việt Nam. Hiện nay, nhân dân Trung Quốc đang bị bưng bít thông tin nên chưa hiểu được sự thật. Chúng ta cần phải có các biện pháp để người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình thấy được chính nghĩa ở phía Việt Nam và như vậy chính họ sẽ lên tiếng phản đối hành vi của nhà cầm quyền nước này.
(GDVN) - Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam... Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc "đồng chí, anh em"?

Chúng ta thấy rằng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam đã góp phần không nhỏ để chúng ta đánh đuổi hai kẻ xâm lược xừng sỏ của thế giới. Đặc biệt, nhân dân Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành, biểu tình phản đối nhà cầm quyền ngay trên đất nước Mỹ, đã góp phần giúp Việt Nam sớm giành lại độc lập.
Vì vậy, tôi tin rằng khi chúng ta tổ chức tuyên truyền được cho người Trung Quốc hiểu ra sự thật thì chính họ sẽ phản đối các hành vi đe dọa quân sự vô lý ấy, chắc chắn họ không muốn xương máu của con em mình phải đổ xuống một cách vô nghĩa như vậy, trong khi dân tộc Việt Nam chỉ muốn sống trong hòa bình. Có người nói rằng tuyên tuyền vào Trung Quốc rất khó nhưng tôi không cho là như vậy, mà vấn đề là chúng ta có đủ quyết tâm hay không mà thôi.
Sinh tồn của quốc gia là biển
Từ những kinh nghiệm xương máu qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, theo ông, những bước tiếp theo Việt Nam cần có hành động thế nào?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tốt cho những bước đi tiếp theo, sẵn sàng chủ động đối phó với những hành vi xấu xa của Trung Quốc, chứ không để rơi vào thế bị động cuốn theo họ như thời gian vừa rồi.
Chúng ta nhớ lại thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào năm 1965, Bác Hồ đã dự đoán trước tình hình rằng Mỹ sẽ đánh ra Hà Nội bằng B52. Bác cũng dự đoán cuộc kháng chiến có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng và khi thắng lợi sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. 
(GDVN) - “Đảng ta nói “của dân, do dân và vì dân” là khẩu hiệu nhưng phải tiến lên thực tế hơn nữa. Dân đồng thuận là được còn dân không đồng thuận sẽ là nguy cơ…”.

Bác cũng dự đoán chúng ta sẽ giành toàn thắng vào giai đoạn năm 1975… Như vậy cho thấy Bác đã tổng hợp được các nguồn thông tin, phân tích được thế cuộc và kết luận thế cục chắc chắn sẽ diễn ra theo hướng như vậy.
Đã là lãnh đạo quốc gia thì tầm nhìn chiến lược phải là số một, tài năng của một lãnh đạo tầm cỡ quốc gia là phải nhìn thấy trước được cục diện, biết và tránh được những âm mưu của kẻ thù, tránh được những xung đột không cần thiết gây tổn tại tới đất nước. 
Tuy nhiên tình hình xảy ra thời gian qua đã cho thấy Việt Nam chưa có được sự chuẩn bị thật tốt cho chiến lược trên biển. Rõ ràng Trung Quốc đang thực hiện âm mưu đẩy Việt Nam vào thế chính trị, chứ không đơn thuần là kinh tế. Tôi rất tiếc là chúng ta bị động chứ không nắm thế chủ động ngay từ đầu. Vì sao tôi nói thế? Từ bao đời này Trung Quốc luôn muốn xâm chiếm đất đai của dân tộc ta, nhưng chúng ta lại không có sự đề phòng đủ rộng. Mấy chục năm nay chuẩn bị toàn diện cho biển thế nào? Bây giờ, chúng ta đã thấy được những thiếu sót ấy thì phải có những bước đi tiếp theo hợp lý, không để mắc mưu Trung Quốc. 
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định, sinh tồn của quốc gia chính là biển, do đó không thể nhân nhượng với Trung Quốc.
Từ những bài học kinh nghiệm trong quá khứ vào các năm 1974, 1979, 1988... cho thấy Việt Nam không thể nhượng bộ với Trung Quốc, thưa ông?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Sinh tồn của quốc gia này là biển, trước đây đã thế, bây giờ và hàng nghìn năm sau cũng vậy. Chúng ta đều biết, tài nguyên khoáng sản trên đất liền ngày càng cạn kiệt, chỉ có lúa gạo thôi thì không thể đủ được, và tài nguyên trên biển thì còn rất nhiều tiềm năng, nhiều vùng chưa có điều kiện để khai thác.
Bên cạnh đó, giao lưu trên biển cũng rất lớn. Quân sự phát triển trong tương lai cũng phải di chuyển bằng đường biển. Tôi nhớ lại thời gian quân đoàn 3 sang giúp nhân dân Cam-pu-chia đánh đuổi quân pôn pốt sau đó trở về nước, chỉ có ô tô đi đường bộ, còn lại xe tăng và pháo binh đều di chuyển bằng đường biển. Những nơi nào khó khăn nhất không đi được trên bộ thì đều phải di chuyển bằng đường biển… Với rất cả những yếu tố ấy, có thể khẳng định biển là môi trường sinh tồn của một quốc gia.
Việt Nam có trên 3 nghìn km đường bờ biển và có trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, đó là tiềm năng vô cùng to lớn, là lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Những lợi thế rất lớn của Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhòm ngó, và họ biết rất rõ là muốn trở thành cường quốc của thế giới thì con đường duy nhất là tiến ra biển. Khi tung ra đường 9 đoạn, Trung Quốc đã cho thấy rất rõ dã tâm này. Nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng thì Trung Quốc không những chỉ chiếm đóng Hoàng Sa mà còn nuốt luôn cả Trường Sa.
Chúng ta chỉ có thể dựa vào thực lực của chính mình, chứ không thể chờ đợi sự giúp đỡ của nước khác. Những tuyên bố của Mỹ, Nga hay một số quốc gia cho thấy đó chỉ đơn thuần là những ứng xử ngoại giao.
Trân trọng cảm ơn ông!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần chuẩn bị cho tình huống đụng độ trên Biển Đông


(GDVN) - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 25/6 đã có cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Politico Magazine, trong đó ông đề cập tới một loạt vấn đề về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và chính sách đối ngoại của Mỹ.  Ông Long cho rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xảy ra các cuộc đụng độ hoặc sự cố làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tại buổi phỏng vấn, Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng Mỹ đang ở trong tình trạng mệt mỏi với vai trò với chính sách đối ngoại của một nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới. Nhưng ông bày tỏ tin tưởng rằng nước Mỹ sẽ vượt qua các thăng trầm một lần nữa để trở lại mạnh mẽ.

Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí rất quan trọng đối với nước Mỹ. Nó luôn và sẽ luôn là nơi Mỹ có cả lợi ích lẫn bạn bè.

Theo Thủ tướng Singapore, quan hệ với Nhật Bản hay Trung Quốc đều rất quan trọng đối với Mỹ đến độ không thể từ bỏ bên nào. Với Nhật Bản, Mỹ có một liên minh an ninh, là một chiếc ô hạt nhân và yếu tố giúp ổn định cho toàn khu vực. Với Trung Quốc, Mỹ có quan hệ thương mại đang phát triển mạnh mẽ. Cả hai đều phụ thuộc vào kinh tế lẫn nhau.

Lý Hiển Long cho rằng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, nhưng sẽ mất một thời gian dài do hiện không bên nào có khả năng sẽ từ bỏ tuyên bố của mình.
Mặt khác, ông Long cho rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xảy ra các cuộc đụng độ hoặc sự cố làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông như tàu va vào nhau, một chiếc tàu bị chìm, thủy thủ bị giết hoặc máy bay va chạm nhau.
Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh tới việc cần phải có một bộ quy tắc ứng xử để các bên cùng tuân theo để giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột và các tranh chấp trên biển nên được giải quyết tại tòa án quốc tế về luật biển.

Lý Hiển Long cho rằng Trung Quốc đang phát triển theo chiều hướng tốt, đặc biệt là về kinh tế. Tuy nhiên, hiện trạng này có thể sẽ không kéo dài vì hai lý do: Trung Quốc chỉ muốn bảo vệ lợi ích của mình và khẳng định bản thân bằng sức mạnh chứ không phải thông qua sự chấp thuận của các quốc gia khác./.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đưa trái phép toàn bộ Biển Đông vào khu cảnh báo bão

Trung Quốc liên tiếp có các hành động lấn tới.
Theo mạng Tin tức Trung Quốc ngày 30/6, ngành dự báo thời tiết của Trung Quốc vừa tiến hành một điều chỉnh đáng chú ý, theo đó mở rộng về phía Nam phạm vi khu vực cảnh báo bão 24 giờ, bao trùm toàn bộ vùng biển Biển Đông.
Ảnh minh họa. (Nguồn: wikipedia.org)
Chủ nhiệm Trung tâm Dự báo Khí tượng Hải dương và Bão, thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc, Tiền Truyền Hải, cho biết sự điều chỉnh này là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ dự báo, giám sát thiên tai khí tượng hải dương trong việc "bảo vệ quyền lợi biển và an ninh lãnh hải và khai thác tài nguyên hải dương Nam Hải (Biển Đông)."

Nhưng ông Tiền Truyền Hải cũng ngang nhiên nói sự điều chỉnh này chủ yếu xem xét yếu tố "Nam Hải là khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc, cũng là khu vực vận tải hàng hải cực kỳ nhộn nhịp, hoạt động tác nghiệp và thăm dò dầu mỏ trên biển, hoạt động tuần tra bảo vệ chủ quyền của ngành hải sự và hoạt động của hải quân ngày càng gia tăng, do đó cần phải tăng cường phòng ngừa thiên tai ở vùng biển của Trung Quốc."

Không chỉ có vậy, ông này còn tuyên bố sai trái rằng việc mở rộng phạm vi khu vực cảnh báo bão vừa đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, vừa để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền biển" của Trung Quốc.Việc làm này cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) và đưa nhiều tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực.

Việc làm này cũng nhằm "hợp pháp hóa" cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc tự nhận đối với toàn bộ khu vực Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế cũng như ngang nhiên vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Trước đó, khu vực cảnh báo bão 24 giờ của nước này chỉ bao trùm khu vực phía Bắc Biển Đông./.


Phần nhận xét hiển thị trên trang