Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

NHỮNG CÁI ĐẦU (Nhân xem triển lãm Mĩ thuật tại Nhà văn hóa Pháp)

LÊ QUANG ĐỊNH (Nhân xem triển lãm Mĩ thuật tại Nhà văn hóa Pháp)  

Những cái đầu bêu cọc tội đồ
Tập hợp đội hình cách nhau tầm với
Ngang dọc thẳng hang
Quay phảiQuay trái
Khởi động tư duy…
xích truyền lực
Những bộ mặt thâm trầm…tái xám
Âm mưu rắn
Ý nghĩ bọ cạp nhện đốt chết trâu rừng…
Miệng ngậm tăm
Cá sấu nhe hàm răng nhọn hoắt khỏe hơn cưa mắy
Máu bầy nhầy đỏ lòm râu sư tử
Mũi tên âm thầm vụt bay
Ngã ngựa…ngơ ngác
Kẻ dương cung ?
Ngự trị đại não người đàn bà hau háu sex
Cái ghế 3 chân…
Biệt thự…đá quý. 
Đô !
Nhòe hoa cải vàng hạn hẹp khuôn viên tầm thấp ngọn cỏ
Mắt trắng dã môi thâm
Nhọ nhem mồm linh cẩu
Những cái đầu người nghệ sĩ bồi bằng giấy vệ sinh
Giấy vệ sinh xếp nếp, óc lép kẹp
Phẩm mầu bôi lòe loẹt
Xuất huyếtHình nhân không thể thành người !LQĐ  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HOÀNG CÁT NÉM THIA LIA NHỮNG TIA NẮNG CUỐI CÙNG

NGUYỄN HOÀNG DIỆU THÚY

Nhà thơ Hoàng Cát - Ảnh NĐT
Nhà thơ Hoàng Cát – Ảnh NĐT
NTT: Nhà thơ, chiến sĩ thương binh Hoàng Cát, người từng bị treo bút oan bởi truyện ngắn Cây táo ông Lành. 
Hoàng Cát nổi tiếng bởi truyện ngắn “Cây táo ông Lành” đăng trên báo Văn Nghệ năm 1973. Nổi tiếng vì “bị đánh”. Một cái truyện hiền lành viết về tình cảm tốt đẹp ông Lành dành cho trẻ con, đã bị giới “phê bình quan phương” suy diễn nâng thành quan điểm chống lại CNXH. Thời đó người ta còn bảo nhân vật ông Lành là ám chỉ Tố Hữu, vì Tố Hữu thường gọi là anh Lành và đầu nhà có trồng cây táo -“Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt”, “Xuân về táo rụng nhớ đàn em”… Nhưng sau này Hoàng Cát kể chuyện gặp Tố Hữu thì Tố Hữu nói tớ có biết gì đâu.
***
Những vết thương đau đớn về thể xác và trĩu nặng về tinh thần không làm nguội đi hồn thơ Hoàng Cát. Với anh, làm thơ là “cái nết đánh chết không chừa”, thơ là cứu rỗi.
Ban đầu Hoàng Cát định chia tập thơ thành hai phần để in riêng là thơ về tình yêu và thơ viết về nỗi đời. Thơ nỗi đời anh định đặt tên là Kiếp nhân sinh, nhưng rồi hai phần đó gộp lại dưới một cái tên chung là Thanh thản. Không chỉ là chuyện đổi tên một tập thơ, mà chính là một thức nhận của tư duy. Hoàng Cát chừng như đã nhận ra rằng chẳng còn gì là quan trọng nữa, sống hay chết, được hay mất, cũng không còn băn khoăn nhiều. Điều tuyệt vời nhất là những phút giây hiện tại, Hoàng Cát có một gia đình ấm cúng, có bạn bè thân thiết, có người để trao gửi tình yêu và có thơ. Từ kiếp nhân sinh mà đến được chỗ thanh thản, Hoàng Cát đã đi một chặng đường nhọc nhằn hơn rất nhiều người khác. Nguyễn Huy Thiệp từng viết: “Cuộc đời trôi đi đơn giản, day đi dứt lại làm gì?”. Với cuộc đời Hoàng Cát, khó mà nói đến hai chữ đơn giản. Và những tập thơ tê tái buồn trước đây của Hoàng Cát quả thật day đi đã lắm, dứt lại đã nhiều. Chỉ đến lần này, Hoàng Cát mới thực sự quyết định: cái gì đã qua để nó đi qua, chỉ cần biết bây giờ mình đang sống.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng những khúc hoan ca hay khải hoàn như thế chẳng khác nào tấm bia cắm sẵn lên nấm mồ nhà thơ, đánh dấu chấm hết cho một đời chữ nghĩa. Nhưng Nguyễn Trọng Tạo khi làm bìa cho tập thơ đã chọn tấm ảnh Hoàng Cát đang chọc tay lên trán. Anh nói: “Mỗi người nghệ sỹ phải chọc tay lên trán suy nghĩ, chịu đựng rất nhiều đau khổ thì đời sống mới mong có được một chút thanh thản nào đấy. Hoàng Cát chính là như vậy”. Hoàng Cát cũng tự thừa nhận: sự thanh thản nơi anh phải là và đã là sự thanh thản của thi nhân, của một người cả nghĩ chứ không phải cái thanh thản của người sinh ra trong nhung lụa.
Thế có nghĩa là Hoàng Cát trong tập thơ Thanh thản này vẫn còn buồn, vẫn nhiều ngậm ngùi, day dứt, xót xa, vẫn nhiều câu thơ đọc ứa nước mắt, nhưng tất cả những điều ấy trong tập thơ này, đều có thể gọi chung là một nỗi buồn sáng!
Trình bày bìa: NTT
Tập thơ vẫn còn nhiều bài nhắc lại thuở tủi cực trong cuộc đời Hoàng Cát. Có mấy câu thơ đơn sơ thế này: Hăm ba tết: đập tan tành quán cóc/Kẹo bánh hất tung, tôi ôm mặt khóc òa!…mà như xát muối. Những năm tháng ấy anh đã làm tới 17 nghề để kiếm sống: làm nem chạo, nấu kẹo vừng, cuốn thuốc lá, bỏ mối thuốc lào, nuôi gà, nuôi lợn,…và bán chè chén vỉa hè là một nghề trong số đó. Vì thế mà có những câu thơ trên. Những ngày giáp tết lạnh thấu xương, Hoàng Cát yếu ớt với cái chân trái giả và một mảnh đạn vẫn nằm trong hộp sọ, với cuộc sống tưởng chừng không bao giờ có ngày mai, đã cuồng nộ đã đập tan cái quán nước vỉa hè của mình, để rồi lại ôm mặt khóc bất lực, tuyệt vọng. Mệt mỏi đến mức anh đã từng nghĩ Chỉ muốn nằm cho cỏ mọc trên lưng(Buồn hoang). Câu thơ này gợi nhớ đến mấy dòng ca từ của Trịnh Công Sơn: Mệt quá thân ta này/nằm xuống với đất muôn đời. Một nhà thơ, một nhạc sỹ cùng có những câu chữ lạnh người, bởi họ đều nhìn ra cái tội tình xiết bao của thân phận mình và thân phận con người.
Thơ Hoàng Cát không chuốt gọt chữ nghĩa. Thậm chí nhiều câu, nhiều từ lóng ngóng vụng về. Nhưng sự hồn nhiên, lòng chân thật thì không giấu vào đâu được, cứ đầy ứa ra từng câu từng chữ. Đọc Hoàng Cát, biết anh vui thật buồn thật, cười thật khóc thật nên cảm động vô cùng. Đó là điều đáng quý, đáng trọng nhất ở anh. Ai đã gặp Hoàng Cát trong những buổi gặp mặt bạn bè, càng hiểu anh là người không thể dối trá: bao giờ cũng là một Hoàng Cát mặt đỏ bừng, nước mắt chứa chan, ôm hết bạn thơ này đến bạn văn khác rồi kêu lên: Các bạn ơi, tôi yêu các bạn lắm!
Nhà thơ Xuân Diệu vốn coi Hoàng Cát là người em thân thiết, đã dặn dò: dù cho sáng tác thơ ca, viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay viết tiểu luận gì gì đi nữa thì yếu tố đầu tiên để làm nên một tác giả và làm tác giả ấy có giá trị là phải chân thành, phải cháy hết. Suốt đời Hoàng Cát đã làm điều ấy. Toàn bộ những tập thơ trước và tập thơ Thanh thản bây giờ đều toát lên tinh thần ấy.
Điều khiến người ta ngậm ngùi nhất trong tập thơ Thanh thản là một Hoàng Cát tóc trắng: hình ảnh ấy trở đi trở lại qua các bài thơ: mây trắng, “tóc trắng mây rồi”, “tóc anh trắng rồi”, “tóc trắng xóa trên đầu”, “trên đầu rợp trắng mây trôi”… Ngậm ngùi lắm chứ, khi mà người ta đang đi đến giới hạn cuối cùng của đời mình. Anh thảng thốt: “Bất ngờ tóc trắng rụng đầy tay”!
Những người đọc thơ cùng thế hệ anh, những người đã bước sang phía dốc bên kia của cuộc đời đều cảm thấy được sức ép ghê gớm của thời gian: “Loanh quanh đã xế chiều rồi/Trời ơi, một cái kiếp người cũng nhanh!”. Ngay cả kiếp người trâm luân của Hoàng Cát cũng vậy, phút chốc đã hóa thành một vầng mây trắng xóa trên đầu. Và cứ mỗi năm trôi qua, Hoàng Cát lại ngậm ngùi: Lại thêm một quãng đời đã ở lại phía sau ta/Đẩy ta nhanh hơn đến Miền vĩnh cửu…
Nhưng có lẽ cũng chẳng cần lo lắng quá cho Hoàng Cát, khi anh đã ở cái tuổi biết mình, biết người, biết đời. Tinh thần hiện sinh trong tập thơ này thật mạnh mẽ. Hoàng Cát đau khổ của ngày hôm qua đã thuộc về quá khứ. Hoàng Cát bây giờ chi chút từng giây phút sống. Anh tận hưởng niềm hạnh phúc trong tình cảm gia đình, anh viết những bài thơ về vợ, về con, về cháu chứa chan tình cảm: Trở về nhà, Ba làm sinh nhật cho con, Na Na tròn hai tuổi, Mỗi bình minh…Anh cũng cảm động và hạnh phúc nghẹn ngào trước tình cảm bạn bè: Thơ từ tim trào ra chưa ráo mực/ Bạn đã hân hoan đón đọc say sưa. Thế là xuất hiện một Hoàng Cát rất chơi, rất nghênh ngang, thoải mái như chưa từng thấy:
Vẫn bít rít quần “gin”, phông cộc
Mặc kệ trên đầu rợp trắng mây trôi
(Còn ngày nào)
Và Hoàng Cát…yêu! Tình yêu là một chủ đề lớn trong tập thơ Thanh thản này. Đọc những câu thơ viết cho người trong trái tim anh, nhận ra Hoàng Cát cứ yêu như mới yêu lần đầu hoặc là đang yêu lần cuối vậy. Anh tuyên bố: “Tôi sẽ chết nếu không sống trong một tình yêu nào đó, dù là tình yêu đơn phương” – rồi anh thêm – “mà hầu như là đơn phương cả”… Hoàng Cát có một blog cá nhân trên trang vnweblogs, nơi tụ họp của nhiều nhà văn, nhà thơ và những người yêu văn chương. Rồi một ngày, anh đem lòng si mê một blogger nữ tên là Phương Phương chân thành, tha thiết. Hoàng Cát hồn nhiên kể về mối tình đơn phương tuối xế bóng này một cách nồng nhiệt như thể mới 20. Rất nhiều bài thơ tình của anh mang hình bóng nàng:
Hoàng hôn rồi – anh vẫn ném thia lia
Những tia nắng cuối đời cho số phận
Thì em hỡi! Việc gì anh lẩn tránh
“Anh yêu em” – Anh quyết nói to lên!
(Người trên blog)
Hoàng Cát yêu cùng “ồn ào” cuồng nhiệt chả kém ai:
Anh yêu em! – dù Trời Đất thế nào
Dù tuổi trẻ đời anh không còn nữa
Anh yêu em! – với nồng nàn sức lửa,
Với khát khao ào ạt biển bờ
Anh yêu em!- với tất cả hồn thơ,
Với tất cả đắm say anh vốn có
Mai anh chết vào đất rồi chăng nữa
Thì còn đây: Thơ anh tặng em đây.
(Anh yêu em!)
Và đây là hai câu thơ tình tuyệt hay của Hoàng Cát, chỉ người yêu ở cái tuổi này và yêu tha thiết lắm mới viết được thế:
Tóc anh trắng trên đầu nức nở
Tim vẫn hồng nhịp đập thương yêu
(Buông neo)
Tóc trắng nức nở là một hình ảnh đẹp, gợi nhiều và lay động sâu xa. Chừng như sức nặng của tất cả tháng năm, tất cả trầm luân kiếp nhân sinh đều kết lại trên vầng tóc ấy, và cái nức nở chính là sự xót thương cõi đời. Nhưng bất chấp tất cả, trái tim yêu vẫn đập rộn ràng, và vì thế mà cuộc đời trở nên đẹp và đáng sống.
Độc giả tặng hoa cho nhà thơ Hoàng Cát
Hoàng Cát trong tập thơ lần này nhắc nhiều đến cái chết. Theo anh sự sống nói chung và cuộc sống hẹp nói riêng không có một tí giá trị nào nếu không có cái chết. Hoàng Cát tự nhủ: trong một khoảng hạn hẹp, sống thế nào đó để chết thanh thản. Cái chết đã trở thành một ám ảnh, một triết lý trong thơ anh. Hoàng Cát nói về cái chết thấm thía lắm, bởi ít ai đối mặt với cái chết nhiều như anh. Trong chiến tranh cái chết kề sát bên đã đành, 15 năm nghi án cũng là chết theo một cách nào đó, và khi được viết trở lại, cuộc sống thoải mái hơn thì căn bệnh nhồi máu cơ tim lại mọc lên trong người anh, chực cướp anh đi bất cứ lúc nào… Mỗi buổi sáng thức dậy, Hoàng Cát vẫn tự hỏi mình: sao đêm qua mình nằm ngủ mà không chết. Hoàng Cát ngạc nhiên tuyên bố: Tôi chưa chết, đấy mới là chuyện lạ.
Nhưng Hoàng Cát không sợ hãi, bi lụy khi nói đến cái chết. Với anh, cái chết có ý nghĩa sâu sắc lắm, nó cho anh biết giá trị của sự sống để sống cho ra sống, chẳng phí hoài. Và cái chết cũng là chốn đi về, khi Hoàng Cát đã chọn cho mình một sự buông neo thanh thản, mà theo anh, là một cái chết đẹp:
Mỗi ngày sống – với tôi, giờ đây đều rất tuyệt.
Trong cô đơn, tôi nghe Mozart
Beethoven, Chopin, Subert, và Bach
Tôi tan chảy vào âm thanh tuyệt đích
Âm nhạc và Thi ca
Đó là Hạnh phúc lớn lao có thật.
Tắm đẫm nhạc – xác thỏa lòng nhắm mắt
Hòa tâm huyết vào thơ – hồn thanh thản buông neo.
(Chào)
Hoàng Cát bây giờ:
Giờ đây tôi thật vui
Thật phước hạnh – ơn Chúa Lành ban phát,
Tôi thanh thoát như là không – có – thật,
Như là tôi đã ngự ở Thiên – đàng
Như là tôi đang tọa cõi Niết – bàn
Tôi sung sướng như là không – tôi nữa
Tôi đang Sống, đang Yêu. Và nhung nhớ
Một phương trời thực – mộng hòa tan
Đời Thi nhân – còn Diễm phúc nào hơn?
(Tôi đang sống)
Hoàng Cát có bài thơ Nói với chiếc lá vàng, Thanh thản, Nói với con dế, Lời dịu ngọt, Qủa khế trái mùa…đều tự nhủ mình, hướng mình đến sự thanh thản, đến tình yêu, tình thương, sự dâng hiến hết mình. Phải chăng anh đã đạt đến một mức nào đó của cái tâm vô sở cầu. Nhưng tập thơ này của anh cũng khiến người ta có cảm xúc suy nghĩ lẫn lộn, phần mừng vui vì Hoàng Cát đang hạnh phúc; phần buồn thương vì có vẻ như Hoàng Cát đã sắp xếp song mọi sự, chỉ chờ một cuộc gọi là ra đi… Mà rồi ai chẳng có một cuộc ra đi như thế, chỉ có điều liệu có được tâm hồn thơ thới đến dường kia.
Hoàng Cát có một bài thơ rất đáng yêu tên là Tui rành sèm nghe tiếng Nghệ. Bài thơ dùng rất nhiều từ địa phương, có nét hóm hỉnh hòa lẫn trong tình yêu quê nhà sâu sắc. Bài thơ như một niềm tự hào của Hoàng Cát là một nhà thơ xứ Nghệ – vùng đất có truyền thống văn chương lâu bền mà nhà thơ thừa hưởng với lòng trân trọng:
Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô tui quên được quê nhà
Nhớ mần răng mà hấn nhớ diết da
Sèm được nghe “ri tê” cho sướng rọt!
Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!
Nhờ có mi hình – mà choa góa Thi nhân
Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…
Nhưng nỏ khi mô choa quên tình – tiếng Nghệ!
Nếu có một sức mạnh nào trong cơ thể yếu ớt của Hoàng Cát: ắt hẳn đó tình yêu người và tình yêu thơ. Với một người thơ như Hoàng Cát, anh sẽ làm thơ cho đến khi nào không thể cầm bút được nữa. Chẳng thế mà sau khi tập thơ Thanh thản này ra mắt người yêu thơ, trên blog của Hoàng Cát đã lại có những bài thơ mới.
Xem Truyện ngắn Cây táo ông Lành

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHỐNG CÁCH TÂN

Trần Nhã Thụy có một kiểu viết tưởng không khó đọc, nhưng lại kén độc giả, đúng hơn là “kén tâm trạng đọc” của độc giả. Một kiểu viết không đập ngay vào trí não từ những chữ đầu tiên, không làm sửng sốt, thán phục ngay, không khiêu khích, lại cần đọc chậm và kĩ, đôi lúc đọc cũng muốn “sốt ruột”.
Tôi từng đọc “Sự trở lại của vết xước”, một ít tạp văn trong “Cuộc đời vui quá không buồn được”, một đôi truyện trong “Chàng trẻ măng ở phố treo đầu” với tâm thế nhẹ nhàng. Vài cuốn sách của Trần Nhã Thụy mà tôi có nằm đâu đó im vắng như bao con người ta không đủ cơ hội biết tới trong cuộc sống. Tôi cứ hình dung một kẻ lạc giữa phố mà suy tư mãi, kẻ lạc giữa phố mà lại phải/vẫn bám vào phố để sống, như thể hắn phải tập luyện cách đi chậm lại để lắng nghe mình sống, để tìm những khoảng vắng của mình.
Mấy năm trước, quả tôi không có tâm trạng đọc kiểu văn chương chậm rãi như thế. Những người viết trẻ thường thích những vẻ dị biệt, càng dị biệt, quái, lạ càng dễ làm họ phấn khích.
Thật lâu sau tôi mới đọc văn chương Trần Nhã Thụy, cả truyện ngắn, cả tản văn, như một thứ quà tặng của thưởng thức. Lần đầu đọc “Băng đầu trọc” (trong tập truyện ngắn Mùi), tôi có cảm giác về sự “phát hiện” một tác giả. Tôi khoái cái đầu trọc của thằng nhỏ chìa ra ngoài trời mưa, cái tông đơ của gã thợ hớt tóc lướt trên đầu mà mỗi lướt đi như một “cú thoát” nhẹ bỗng. Khi không đợi được ngạc nhiên, tôi lại được ngạc nhiên. Tôi nghĩ một nhà văn có thể cho ra đời những cuốn sách không thật khác trước, mà vẫn đáng được đón nhận.
***
Quan trọng với một người viết là nhu cầu tìm kiếm cái bản ngã thực sự của mình – ai cũng có thể nói vậy, nhưng kẻ nào làm chủ được cuộc tìm kiếm đó? Ai là kẻ kiên nhẫn để tìm một con đường làm chủ được sự tìm kiếm đó? Tôi cho rằng đó là một điều thiết yếu với mỗi cá nhân người cầm bút. Tất nhiên, có thể phải loại ra những kiểu văn chương không thật sự cần đến cái bản ngã của người viết: những kiểu truyện cần óc tổ chức, trí thông minh hơn là bản ngã, như trinh thám, và những dạng thức của văn chương tuyên truyền/giáo….
Với một tâm thế đọc khác xưa, tôi đọc tập Mùi một cách thích thú, như tự nhiên đi lạc vào vùng gió trời, tự nhiên được thưởng thức một thứ của nả ý vị. Những truyện ngắn trong Mùi tặng người đọc nhiều khoảng vắng, những khoảng vắng ắt là cách đưa hắn/ta đến gần hơn với văn chương. Lúc này, tôi nghĩ lại “vết xước”, sự trở lại của/với vết xước ắt có thể đọc như một ẩn dụ hay, dù tôi không thật hứng thú với việc sắp đặt các ẩn dụ (cụm từ “sự trở lại” làm cho ẩn dụ này điệu đà hơn, bớt bay nhảy ngẫu hứng). “Vết xước“ là cuộc đi tìm những dấu tích, những phế liệu của tâm hồn, có thể lại là cái chúng ta cần thiết hơn hết. Cái khéo léo của các trang viết làm tôi bớt thích, nhưng tôi yêu vẻ âm u, chất mơ mộng thầm kín, nỗi sầu muộn cố hữu mà không cảm thương, những hoài niệm tuổi thơ và tuổi trẻ không dứt song hành với niềm yêu mến và cái cười mỉm với hiện tại chìm lắng nơi trang văn Trần Nhã Thụy, như là một thứ linh hồn của câu chữ, như là bản tính con người muôn thuở nơi ta được giữ lại trong đó. Giá chúng biểu hiện ra đôi lúc vụng về hơn, bồng bột hơn, có lẽ tôi sẽ nhớ thương chúng hơn. Có thể có cảm giác là Trần Nhã Thụy hơi mơ hồ, không “ráo riết” tận cùng, không có vẻ dấn thân quyết liệt, cả dáng vẻ những cuốn sách cũng… lặng lặng lẽ lẽ. Nhưng cái vẻ lành hiền phủ lên trên văn chương Trần Nhã Thụy, ở khía cạnh nào đó, tiết lộ lòng “yếu đuối” nghệ sĩ trước những khoảnh khắc được phát hiện bất ngờ trong đời sống, thường gặp ở những kẻ mơ mộng về một tình yêu rất lâu và rất sâu những cái đẹp trừu tượng vốn quyến rũ những tâm hồn trẻ; văn chương của những kẻ mơ mộng thường không thời thượng, hay là ngay cả khi thời thế đổi thay, người này người kia giẫy mình lột xác, thì kẻ đó, dù cũng quẫy đạp, cũng bức bối nhưng lại không nỡ bỏ đi cái mộng mơ thầm kín vốn dĩ của bản tính mình.
Tôi nghĩ rằng phải rất kĩ lưỡng với chính mình thì mới có thể sống lơ đãng mà giàu có. Cũng vậy, phải ăn nằm với văn chương đến mức đá vàng thì những nguồn sống ấy mới trôi chảy được trong cái vẻ tự nhiên của câu văn. Đó dường như là cách Trần Nhã Thụy tìm mình trong khi tìm đến cái “tự tính” của đời sống. Cái thì hiện tại với các lát cắt (gợi đến những cách viết truyện ngắn khá “cổ điển”) như cách Trần Nhã Thụy thường đưa người đọc tham dự vào các câu chuyện của mình, tôi nghĩ cũng là một cách làm hiển hiện cái đời sống ở dạng thuần giản chắt lọc. Như thể anh đã tìm được cách yêu cái số phận của mình, cái trời cho mình nên ung dung tự thích. Dù tôi không thật tin một người còn trẻ, lại viết văn, lại dễ dàng mất đi cái nóng nảy, cái bức bối, cái ngột ngạt… Khi đến độ tiêu dao, người ta ắt sẽ không màng tới văn chương nữa mà văn chương vẫn tự đến - đó là một hình ảnh viên mãn đầy chất mơ tưởng.
Tôi thích hình dung những người đang đi trên con đường văn chương với nhiều thất bại, nhiều cao vọng, nhiều ngột ngạt, nhiều vết xước nhưng vẫn thích thú mà đi, hồn nhiên mà đi; đi lúc chậm chậm lúc cuống quýt chạy lúc ngã nhào lúc nằm không bên đường, nhưng vẫn cứ đi theo một tiếng gọi nào mình chưa đến được. Mỗi cuốn sách ra đời trên hành trình đó, ắt là cái bóng của cái bóng của một giọng nói của kẻ viết.
***
Truyện ngắn chắc chắn là một trong những thể loại thách thức. Một người đọc sẽ dễ dàng nhận ra một truyện ngắn – giả mạo, một kẻ giả danh truyện ngắn, hay một cách gọi tên nào đó tương tự. Tôi nghĩ, tiểu thuyết dễ mạo danh/ngộ nhận hơn và có thể dễ được chấp nhận hơn. Người đọc dư sức đọc chơi chơi một tiểu thuyết dài, nhưng chưa chắc đã vượt qua được nỗi ngại đọc một truyện ngắn vài nghìn từ, thậm chí vài trăm từ. Vậy thì cái bí mật của truyện ngắn nằm ở đâu? Khi tôi đọc lại những truyện ngắn/cực ngắn đã viết khá “hồn nhiên” của mình, hay nhớ lại sự khó nhọc để cho ra đời một mẩu ngắn mấy chục chữ hay nghìn chữ, tôi đã phải nghĩ về câu hỏi đó thường trực hơn, để bận tâm hơn về bút pháp, hay “nghệ thuật viết”. Tôi đi đến kết luận: mỗi người viết truyện ngắn phải tìm ra một bí mật của riêng mình, phù hợp với cái tạng viết của mình. Ở văn phong. Ở ngôn ngữ. Ở cách kết cấu. Ở vùng chủ đề ám ảnh. Ở câu chữ. Ở các dấu câu. Vân vân. Ở tất cả những gì có thể. Nó là thể loại tuyệt đối tự do, mời gọi, và đầy thách thức.
Tôi tin Trần Nhã Thụy đã tìm ra một thứ bí mật của riêng mình khi viết truyện ngắn. Anh kể cứ như không những chuyện thường tình có, bất thường có, sắp đặt có, vu vơ có. Những câu chuyện tự nó như trăng chảy trên đồng cỏ, lênh láng mà vẫn nguyên vẹn, tan loãng mà không tan biến mất. Đó là cảm giác của tôi khi đọc những truyện tôi thích hơn cả ở tập Mùi: Băng đầu trọc, Những kẻ câu đêm, Dưới cơn mưa tầm tã. Cũng chính ở đây, cái thực, rất thực, rất đời thường lại trở nên phi thực, ảo ảnh, dù ngôn ngữ và câu chuyện của Trần Nhã Thụy không đi sâu vào thế giới ẩn ức, cũng không chủ ý tạo dựng cái phi thực, cái siêu nhiên. Cái không khí hư thực đó không dễ cảm, dễ phân tích ra, chỉ có lúc nào đó tự nhiên ta chuồi vào, bồng bềnh không ngờ. Như khi lạc vào một bài Đường thi đầy sương, khói, lửa đèn, tiếng chuông mà vắng người, dù người vẫn đâu đó, nhưng là bài Đường thi “hiện đại”,thường mang theo nỗi hoảng hốt bất an về kiếp người và những cú chém ngẫu nhiên của định mệnh dưới “những cơn mưa tầm tã”… (Tôi cũng có cảm giác tương tự khi đọc truyện Làng quê thì mênh mông của Ngô Phan Lưu.) Cái chất “ảo” mà không ”diệu” đó, tôi nghĩ, nó thoát bay ra từ bản tính tâm hồn của một kẻ hay chú ý vào cái tiểu tiết, kẻ có thể nhìn thấy bầu trời trong giọt nước, thấy hình Mị Nương dưới đáy chén trà, thấy trời lộn ngược. Do đó, nhân vật của Trần Nhã Thụy không phải là những “mẫu hình”, cũng không phải những biểu tượng mà giống như các phát hiện hư thực về đời sống thường nhật: chàng bán mía thành người nghệ sĩ thực thụ, anh chàng trẻ măng nằm dài trên xe máy sở hữu cả một góc trời riêng, gã đàn ông dành hàng giờ để đèo con đạp xe lòng vòng và vui với mấy thứ rau càng cua mọc dại nơi sắp mọc lên những biệt thự khang trang, một tay nhà văn phải lòng và chung sống với một cô nàng vì “cái rổ quýt vàng ươm rất đẹp”, mất nàng vì cái tật đặt sách lên bụng hàng đêm và lại có lại được nàng khi quấn quit da thịt nhau trên cỏ thơm trong tiếng cá quẫy vào mặt nước đen thẫm đâu đó khi những kẻ câu đêm như biến mất hoàn toàn… Truyện ngắn Trần Nhã Thụy thường ghim vào người đọc một chi tiết, một cảm giác. Dù có câu chuyện, và nhiều khi câu chuyện khá dài dòng, thì (may sao) chúng cũng dễ dàng tan loãng đi cùng với chữ nghĩa, hay lui xuống bình diện quan trọng thứ mấy, thứ mấy…
***
Tôi đã nghe nhiều người đặt dấu hỏi thất vọng về văn học Việt bây giờ. Kì thực, tôi tin rằng bất cứ người viết/người đọc nào quan tâm đọc văn học Việt Nam, ắt đều phải là những người cực kì kiên nhẫn. Kiên nhẫn để lọc ra đôi chút gì đáng chờ đợi, đáng hi vọng trong một không gian hỗn độn. Rồi lại kiên nhẫn để đi cùng, chờ đợi cùng những chút hi vọng đó những gì đáng để chờ đợi hơn, hi vọng hơn. Kiên nhẫn để nhìn thấy một mạch đi cũng đầy nhẫn nại của những người viết.
Khi đã bớt đi những cảm xúc/suy nghĩ nóng nảy, hồ đồ, tôi không thấy phải bận bịu với những hiện tượng ồn ào và nhận ra còn nhiều người viết văn khác đang miệt mài tìm lối đi trong văn xuôi: Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Nguyên Phước, Hoàng Long và tất nhiên, Trần Nhã Thụy, và chắc chắn còn những người khác nữa. Thực ra, họ đã ở một thế hệ khác tôi, chỉ cách nhau trên dưới mười năm nhưng nhu cầu về văn chương chưa chắc là cái gì san sẻ được. Tôi vẫn muốn đợi, muốn tìm những người cùng“tìm một cái gì đó” của thế hệ mình.
Luôn có thật ít ỏi những kẻ tìm đường thực sự (dù thất bại hay thành công). Bao nhiêu từ ngữ đầy mới mẻ, khơi gợi và kích thích, như các kĩ thuật, những trò chơi ngôn ngữ, hậu hiện đại… nhanh chóng (có lẽ bị chính cộng đồng viết và đọc) biến thành những chiếc áo bạc màu xấu xí, xơ xác, hay mang vẻ lấp lánh hời hợt. Đu mình vào các khái niệm công cụ thì sẽ chỉ là là bay hoặc bị dúi xuống, chứ rất khó lên cao. Mặc dù yêu chuộng mọi kiếm tìm, tôi đôi lúc lại chỉ muốn xướng to lên (với tôi là một thói không thật hay): chống-cách tân, anti-cách tân, ngừng cách tân, thà như một kẻ bảo thủ tuyệt đối, một con ếch khư khư sung sướng với bầu trời miệng giếng của mình. Bởi tôi nghe thấy nhiều tiếng còi báo động giả về cách tân trong văn học Việt.
Mãi gần đây tôi mới đọc William Saroyan. Truyện “Chàng tuổi trẻ trên chiếc đu bay” từ lâu lắm cứ nằm trên giá sách. Tôi nghĩ đây là nhà văn yêu mến của Trần Nhã Thụy, (liên tưởng vu vơ vì anh có một tập truyện có cái tên thú vị “Chàng trẻ măng ở phố treo đầu” ). Nhân vật của anh cũng thường là tay nhà văn nhàn rỗi đi cùng những đứa trẻ con để kể những chuyện tưởng vu vơ về cuộc đời, kì thực lại là một cách chiêm ngắm đời sống với “trái tim ở miền cao nguyên”.
Có cảm giác Trần Nhã Thụy đã đủ điềm tĩnh để học và đón nhận nhiều kiểu văn chương khác nhau và khác mình, mà cũng không cần nóng nảy luống cuống tìm bằng được những cách thức làm mới. Văn chương anh đáng được mến yêu và thưởng thức. Chính ở chỗ này, tôi đã thấy văn chương cần thoát ra ngoài mọi quy ước thít buộc nó, thậm chí cần thoát ra ngoài cả nỗi day dứt về việc tìm cái mới. Nếu cứ day dứt mãi, có thể chúng ta sẽ chẳng tìm được gì thêm nữa.
Bây giờ, tôi tin là Trần Nhã Thụy có lí. Tôi nghĩ rằng mỗi người viết cũng cần cảnh giác chính mình với cái gọi là “lột xác”, nhất là lột xác để làm mới.
H. 29/07/2011
.
Nhã Thuyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chào mào mổ dom!

Toàn cảnh vụ 'đánh dưới thắt lưng' nhà báo Thu Uyên
Khi luật sư Trần Đình Triển bắt đầu cuộc tấn công vào nhà báo Thu Uyên, nhiều người tự hỏi, động cơ của việc này là gì?
Sự việc bắt đầu khi một số người được gọi là nhà ngoại cảm bị Thu Uyên trong chương trình “Trở về từ ký ức” của VTV vạch trần thủ đoạn lừa đảo. Vụ việc tìm di cốt tướng Phùng Chí Kiên (thực chất là nạnh lợn) bằng ngoại cảm của bà Hằng cũng được nhắc đến trong chươngtrình này. Dư luận phẫn nộ, "uy danh ngoại cảm" của bà Hằng từ đây cũng bị lung lay nghiêm trọng.
"Nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng.

Sau đó, luật sư Trần Đình Triển đã viết một status dài trên facebook cá nhân bày tỏ quan điểm của mình như sau: “ Tôi với tư cách tư vấn pháp luật cho nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Khi VTV trên chương trình “Trở về từ ký ức” đưa thông tin về việc tìm thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, tôi không tránh khỏi những băn khoăn suy nghĩ. Trao đổi với tôi, Bích Hằng với giọng buồn rười rượi: “ Anh ơi! Em buồn quá, công và tội, thật và giả,..lẫn lộn hết, Anh tư vấn cho Em với. Tôi đang thu thập tài liệu, vì vụ việc này không thể bỏ qua chứng cứ”.

Thế nhưng, việc "tư vấn pháp luật" cho bà Hằng lại biến thành cuộc tấn công bằng mọi giá vào uy tín của VTV và Thu Uyên, trong đó có những "chiêu trò" mà nhiều người nhận định là "đòn đánh dưới thắt lưng".

"Chiêu" đầu tiên, ông Triển yêu cầu VTV tự nhìn lại mình với những vụ việc không liên quan đến các nhà ngoại cảm. Ý ông là VTV còn đầy rẫy những việc làm sai lầm, bản thân mình không tốt đẹp thì đừng đi nói người khác.

Bản hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho Phan Thị Bích Hằng của luật sư Trần Đình Triển.

“VTV nói người hãy nghĩ đến mình. Vụ việc giải phóng mặt bằng vượt ra ngoài địa giới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thu hồi đất, cưỡng chế dẫn đến 1 nữ Đảng viên uất ức thắt cổ chết, việc VTV xin cấp đất và đã được UBND TP Hà Nội cấp đất ở Trung Kính để tái định cư giải phóng mặt bằng, hiện nay lô đất đó ở đâu? Bán cho ai? Ai sử dụng? Việc mua thiết bị lạc hậu có nguồn vốn từ ODA sai với chỉ đạo của Chính phủ dẫn đến thiết bị lạc hậu, đắp chiếu để đó bao nhiêu năm nay với tổng số tiền 300 triệu USD;…Hãy nói về mình trước đi”

Tiếp sau vẫn là những thứ không liên quan như: “trong lúc Quốc hội đang họp bàn nhiều quyết sách về kinh tế - xã hội – pháp luật – dân sinh đáng lẽ VTV nên tập trung vào những nội dung đó để bàn luận, thông tin đến với từng người dân và lắng nghe ý kiến của cơ quan đại diện quyền lực của mình. Buồn thay! VTV lại đưa những thông tin chưa được kiểm chứng, có tính “giật gân” làm loãng đi thông tin chính yếu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang cần”

Tại cuộc hội thảo về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Phùng Chí Kiên diễn ra sáng 6/1, luật sư Trần Đình Triển đã “tung” ra bằng chứng về hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước của VTV.

Luật sư Triển tung bằng chứng VTV làm lộ bí mật quốc gia.

Theo đó, ông khẳng định việc VTV cùng với vị trưởng phòng của Viện Pháp y Quân đội cho rằng kết quả tìm kiếm đã được giám định không phải là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà chỉ là 1 chiếc răng lợn cùng 9 miếng mảnh sành là 1 sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Và những chứng cứ ông đưa ra chỉ nhằm để chứng minh VTV đã “làm lộ bí mật nhà nước”.

Cũng trong hội thảo này, luật sư Trần Đình Triển khẳng định sự việc phải được “làm tới nơi” và truy rõ lỗi thuộc về ai, không thể đổ dồn lên đầu một người phụ nữ là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Trong sự việc này, Luật sư Trần Đình Triển đã không rạch ròi được việc xác định kết luận của VTV là đúng hay sai. Ông chỉ đem các vấn đề sai phạm của VTV ra để trao đổi ở đây rõ ràng là đang lảng tránh về nội dung chính. Bởi để thảo luận về những sai phạm của VTV, bản thân ông và bà Hằng có thể khởi kiện VTV nếu có đủ bằng chứng cụ thể.

Không khó để nhận thấy, chuyện bức thư của tướng Giáp, ý kiến của gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiến hay những sai sót của VTV trong các vụ việc khác không thể là minh chứng cho "tài ngoại cảm" của "thân chủ" Phan Thị Bích Hằng mà ông Triển bảo vệ.

Càng đuối lý trong việc bảo vệ "nhà ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng, luật sư Trần Đình Triển càng tập trung hạ bệ uy tín nhà báo Thu Uyên.

Nắm thông tin về sự nhầm lẫn của 2/7000 chương trình của ekip Như chưa hề có cuộc chia ly, ông Triển lên tiếng "tố giác" Thu Uyên, với 70% cổ phần của Công ty sản xuất chương trình, là lừa dối khán giả, ăn tiền trên những giọt nước mắt lừa dối.

Nhà báo Thu Uyên

Trong vụ việc này, nhiều người cho rằng Thu Uyên đang nợ khán giả một lời xin lỗi chính thức. Song cũng có thể thấy việc sai 2 trên 7000 chương trình là điều khó tránh khỏi. Cáo giác ”hai chương trình có ý nghĩa sâu sắc về phương diện xã hội trên VTV là Trở về ký ức và Như chưa hề có cuộc chia ly" vì "do một công ty tư nhân, có thể gọi là công ty gia đình (gia đình chị Thu Uyên chiếm 70% cổ phần) nhận tài trợ, quảng cáo, tự tìm kiếm thông tin và quyết định nhiều công đoạn khác…” cũng đã được nhà thơ Thanh Thảo lý giải: "như giải trình của “Người cộng sự” là Tổng giám đốc Công ty truyền thông Sài Gòn Buổi sáng, đã đăng tải công khai trên nhiều tờ báo, thì: “Chương trình NCHCCCL do VTV hợp tác với Sài Gòn Buổi sáng sản xuất, mà trong đó, việc tìm kiếm và xử lý thông tin do Sài Gòn Buổi sáng đảm nhận, vì VTV không có chức năng tổ chức tìm kiếm". 

Nhận xét về "đòn tấn công" của luật sư Triển, Thu Uyên nhận định vị luật sư này sẽ còn làm mọi cách để hạ bệ uy tín của chị. “Ông Triển có những thân chủ cần đến việc hạ uy tín của tôi, để cản trở tôi và những đồng đội của tôi trong cuộc đấu tranh chống lừa đảo đội lốt tâm linh? Tôi cũng biết rõ ông Triển sẽ định bôi nhọ tôi bằng cách gì nữa, với kiểu vu khống và chọc ngoáy dư luận như ông Triển đã làm. Ông cứ làm. Những người vững tin vào chúng tôi thì vẫn ở đó bên cạnh chúng tôi, và dư luận cũng sẽ tự lựa chọn. Dù là được ủng hộ nhiều hơn hay ít hơn, chúng tôi vẫn nhất định phải làm tiếp những điều đã làm: chặn tay những kẻ lừa đảo thân nhân liệt sĩ, và trên nữa, được cùng mọi người trong xã hội ta tham gia khôi phục lại chữ tâm linh đúng nghĩa, thờ cúng mẹ cha ông bà tổ tiên, thờ những anh hùng liệt sĩ và những người thầm lặng đã mang lại cho chúng ta đất nước này, hòa bình này”.

Thảo Ly

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tính phần trăm- Nhưng phải tính trị giá phần trăm?

Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc
Hiệu Minh

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.

Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.

Không hiểu sao hệ thống tin học của Quốc hội mà “nát đến tận byte bít” hay là “bị can thiệp đến tận CPU – bộ xử lý trung ương” như thế. Thôi thì cứ coi là hệ IT của Quốc hội luôn “đồng tình với ý kiến của đại đa số nhân dân” nên nó được “điều chỉnh cho hợp lý như VTV” đã làm vài giờ sau đó.

Dư luận băn khoăn, hai người không bấm nút là ai, sao lại cả gan thế.

Một người đã chính thức lên tiếng: nhà sử học Dương Trung Quốc, ông từng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trong kỳ họp Quốc hội lần trước và  từng đề nghị hoãn thảo luận sửa đổi Hiến pháp (video trên).

Như vậy, tôi tin những gì đại biểu Dương Trung Quốc nói từ trước tới nay trên hội trường Quốc hội là từ tâm của ông. Một mình lội dòng nước ngược không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay.

Còn nhớ, trong quá trình thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, ông Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc” mà ông Dương Trung Quốc đã rất đồng tình.

Nếu tất cả các đại biểu Quốc hội, dù là đảng viên hay không, biết thể hiện chính kiến của mình và dũng cảm trong bỏ phiếu, thì hệ thống IT không có cách nào làm méo số liệu như kỳ bỏ phiếu vừa qua. Chắc chắn không có Vinashin, Bauxite, láng giềng khó mà bắt nạt.

Chưa biết hậu thế sẽ đánh giá thế nào về Quốc hội khóa XIII (13), bởi cần có thời gian, nhưng qua lần bỏ phiếu này, ông Dương Trung Quốc xứng đáng được gọi là đại biểu của nhân dân.

Thiểu số chưa chắc đã sai, đa số chắc gì đã đúng. Nếu đem ra trưng cầu dân ý, làm một cách thực sự khoa học và dân chủ thì số người không ấn nút cũng không phải là ít. Hai lá phiếu trắng trong gần 500 phiếu đồng ý đã đi vào lịch sử của Quốc hội Việt Nam, thể hiện thái độ rất đáng trân trọng. 
.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Mẹ mày , con thỏ.


Một lần đi mua truyện tranh cho Tí Hớn ở hiệu, sách của nhà xuất bản Kim Đồng. Thấy cuốn truyện tranh Cậu Bé Quả Đào đọc thử. Câu truyện kể về hai ông bà nọ không có con, nhặt được quả đào to bên đường, đập ra thấy bên trong có một cậu bé. Hai ông bà nuôi cậu bé lớn thành chàng trai. Chàng trai lớn lên đi lính lập nhiều chiến công, được lấy công chúa và kế thừa ngôi báu.

Đọc xong thấy thiêu thiếu cái gì, đọc lại mới tự hỏi. Thế hai ông bà kia đâu nhỉ.? Sao tác giả không thêm một dòng là chàng trai đón hai ông bà về cung điện ở, hay đại loại gì đó. 

Vì thế mình không mua sách này. Xem đến mấy truyện tranh về nhân vật lịch sử. Ồ lạ thay ! Người ta chỉ nói đánh giặc mà chả nói giặc nào. Cả một chuỗi nghìn năm lịch sử chống phương Bắc chỉ còn lại là đánh giặc.!!!

Thôi thì khỏi mua cho rồi, về tự kể cho con nghe.





Hôm rồi được dự một cuộc tọa đàm, có một nữ nhà văn người Hà Lan và hai tờ báo lớn của Hà Lan, cùng mấy nhà xuất bản lớn của Hà Lan dự ( lớn với Hà Lan thôi )...

 Câu truyện vòng vèo mọi đề tài, khi người dẫn chương trình là một nhà báo nói tác phẩm của BTH tuy không được xuất bản chính thức, nhưng rất nhiều người dùng intenert tìm đọc, những tác phẩm này rất được nhiều tìm kiếm trên google với hàng chục triệu kết quả. 

Khoảng 17.300.000 kết quả (0,32 giây) 


Bà nhà văn Hà Lan phát biểu. Đại ý bà nói rằng nhờ có sự cấm đoán, khiến người ta kích thích và muốn tìm đọc hơn, vì thế tác phẩm bị cấm được nhiều người tìm kiếm.

Lúc này đến lượt mình nói, tất nhiên nói ở chỗ đấy thì giọng phải nghiêm túc, không vớ vẩn chợ búa như mọi khi. Mình nói đại loại là

- Những gì tôi viết ra, đó là nỗi đau của nhiều người dân nước tôi, của quê hương tôi. Tôi không muốn kiếm tìm sự nổi tiếng trên những đau thương đó. Đây là điều bất đắc dĩ tôi phải viết về nó, viết về sự đau thương, về bất công...Vì tôi nghĩ tôi mình nên có một phần trách nhiệm chuyển tải những sự thật bị che đậy ấy ra ánh sáng, với mong muốn những điều không hay ấy sẽ bớt đi. Tôi không muốn tìm kiếm sự nổi tiếng qua những điều mình viết. Như hôm nay tôi ngồi ở đây là bởi sự may mắn ngoài suy nghĩ. Còn khi tôi viết, tôi xác định sự đón chờ phía trước là nhà tù, là bắt bớ chứ không phải là để mong đợi ngồi giữa Âu Châu tọa đàm với quý vị. Và hơn hết, tôi cũng muốn đất nước tôi được như đất nước này, và tôi cũng sẽ viết như bà ( hướng về bà nhà văn ) đây về tình yêu, về gia đình, về những điều nhân văn. Mong ước lớn nhất của tôi là được viết truyện cho thiếu nhi, cho lứa tuổi của con trai tôi. Không sung sướng gì ở những nơi bị cấm đoán, như chúng ta đều biết. Những tác phẩm ở những nước bị cấm đoán đoạt giải Nobel Văn Chương chỉ chiếm một phần nhỏ so với những nước có nền tự do sáng tác. Điều đó nói rằng dù sao đi nữa thì nền tự do vẫn sản sinh ra nhiều tác phẩm văn chương có giá trị hơn.

Phản ứng cử tọa sau khi tôi nói thế nào, một số bạn hôm đó dự biết. Tôi không muốn kể về điều ấy.

Hôm nay ngồi ở Berlin viết gì đi nữa, nhưng trong lòng tôi vẫn mơ ước nhất là lòng không vướng bận gì. Thanh thản nghiền ngẫm viết truyện thiếu nhi cho con tôi đọc.




Và tất nhiên Tí Hớn sẽ không phải đọc trong sách khác có nội dung và ngôn ngữ như

- Mẹ mày, con thỏ.



Những cuốn sách thế này vẫn được xuất bản ở Việt Nam cho trẻ em Việt Nam đọc. Đó có thể gọi là một sự đau thương hay không.?
BTHH
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không dài dòng ( Suy nghĩ sau khi đọc bài viết )!

Sạch bán chẵn là khẩu lệnh của nhà cái xóc đĩa. Đó là khi vào tiếng bạc kết hay nhà cái '' khát nước '' cào cấu muốn  ăn thua quyết liệt. Cờ bạc có hai mặt, chẵn và lẻ, thường vào khi canh bạc tàn nhà cái mới bán sạch bách một bên như vậy. Thường nhà cái chỉ bán số chênh lệch hai bên. Ví dụ bên lẻ người ta đặt cửa 5 đồng, bên chẵn có 10 đồng. Cái thường bán chẵn 5 đồng. Nhà cái bình tài để giữ lâu bền, ăn tiền hồ, tiền dịch vụ trà nước ăn uống, tiền cầm đồ.

Khi mà nhà cái liên tiếp bán sạch một bên, có nghĩa nhà cái đã khát tiền, thân chinh nhảy từ địa vị nhà cái vào làm thành con bạc. Lúc đó là lúc bạc sắp tàn canh hay bạc sắp loạn vì nhà cái đã khát tiền đến mức mất bình tĩnh. Nhà cái một mặt bán sạch một bên, một mặt khác thu tiền hồ tăng, thu tiền dịch vu tăng...Lúc đó chỉ có tan xới hay thay nhà cái khác trường vốn hơn. 

sạch bán chẵn cũng là tên của bài viết này.



Phần nhận xét hiển thị trên trang