Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Hue 2008

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chống lại cải cách, một lực lượng "phản cách mạng " mới ở Cuba




Sự chống đối từ phe thủ cựu đối với các biện pháp cải cách được Chủ tịch Raul Castro đưa ra ở Cuba, là một dạng « phản cách mạng » mới, mà lợi ích đi ngược lại với quyền lợi của các nhà ly khai chính trị lâu nay tại đất nước này. Đó là nhận định của các nhà phân tích, khi trả lời AFP ngày 30/07/2013.

Theo Rafael Hernandez, giám đốc tờ Temas, tạp chí duy nhất của Nhà nước công khai bàn luận về các chủ đề xã hội, chính trị và kinh tế, thì đó là « những kẻ quan liêu chống đối lại các thay đổi. Họ không làm gì ầm ĩ, nhưng đặt ra các rào cản cho việc áp dụng các cải cách, rồi khoanh tay đứng nhìn ».

Còn Esteban Morales, nguyên là một viên chức của trường đại học La Habana nhận xét :« Bất kỳ ai tấn công vào tiến trình cải cách này, trên thực tế đều trở thành một kẻ phản cách mạng ». Ông sử dụng lại từ ngữ « phản cách mạng » mà Fidel Castro đã dùng trong những năm đầu của cách mạng Cuba để chỉ tất cả các kẻ thù đối với chủ trương của lãnh tụ.


Một nhà cựu ngoại giao kiêm giáo sư đại học, ông Carlos Alzugaray cho rằng : « Trong khối bảo thủ này, người ta thấy có những kẻ quan liêu và những tay nhà giàu mới, những kẻ tham nhũng, vốn thủ lợi từ sự bất lực của chế độ trong việc áp đặt kiểm soát một cách thực chất mô hình tập trung hóa trong những năm qua ». Bên cạnh đó còn có « những người giáo điều không đồng ý với cải cách, ngày nay có rất nhiều trong xã hội dân sự». Đối với ông Alzugaray, tất nhiên những người này không xứng đáng được gọi là « đối lập », vì « họ không có bất kỳ đề án chính trị nào ».

Esteban Morales nhấn mạnh, những người ngăn trở tiến trình cải cách « cũng có thể gặp được trong hàng ngũ của Đảng (tức Đảng Cộng sản Cuba, đảng duy nhất và hiện diện trong mọi ngành, mọi cấp), đôi khi kể cả các nhân vật lãnh đạo quan trọng ».

Từ khi đưa ra tiến trình « cập nhật hóa » mô hình kinh tế đã lỗi thời của Cuba vào năm 2008, Chủ tịch Raul Castro không ngừng lên án « nạn quan liêu » và kêu gọi « thay đổi cách suy nghĩ ». Nhưng ông Carlos Alzugaray nhấn mạnh : « Khó thể tưởng tượng được là những người chịu trách nhiệm về các thảm họa từ chính sách kinh tế suốt năm chục năm qua lại có thể thay đổi cách suy nghĩ trong một sớm một chiều ».

Cây bút bình luận Raul Garcés nhận định : « Không thể có sự xuất hiện của các quan hệ kinh tế mới, nếu không có sự ló dạng của các quan hệ xã hội mới, trong một tiến trình mà các hành động và phản ứng diễn ra đồng thời».

Đối với Arturo Lopez-Levy, nhà nghiên cứu của trường đại học Denver, Hoa Kỳ, thì khối thủ cựu « không chỉ tự giới hạn trong một lứa tuổi hay một tầng lớp xã hội ». Nhưng « Không thể có việc những người bảo thủ chống cải cách và giới đối lập truyền thống công khai hợp tác với nhau».

Cả bốn nhà phân tích trên đều cho rằng, phe đối lập truyền thống - bị chính quyền lên án là « những tên lính đánh thuê », có khuyết điểm mang tính cấu trúc : họ thiếu một cương lĩnh chính trị cụ thể.

Arturo Lopez-Levy nhận định : « Những chuyến đi nước ngoài mới đây của nhiều nhà ly khai cho thấy phe đối lập Cuba cần được cập nhật hóa tình hình ».Quan điểm của blogger nổi tiếng Yoani Sanchez hay giải Sakharov về tự do tư tưởng Guillermo Farinas « chủ yếu là tố cáo chế độ, những chỉ trích hơn là đề nghị ».
Giáo sư Lopez-Levy khẳng định : « Không có gì ngạc nhiên nếu mọi việc cứ tiếp tục như thế, họ hầu như không hiện hữu trong quan điểm chính sách nội trị ». Ông nhìn nhận, từ năm mươi năm qua, chế độ Cuba « hầu như không hề có chỗ cho đối lập trung thành ».

Còn đối với Rafael Hernandez, thì tuy vậy lực lượng « đối lập trung thành » này – những người « muốn có cải tổ chính trị trong nội bộ mà không phải gây chiến với chính phủ » - vẫn hiện diện. Ông khẳng định : « trong số 769.318 đảng viên đảng Cộng sản Cuba, và bên ngoài đảng, có rất nhiều những nhà ly khai công khai, nhưng trung thành ».
tags: Chính trị - Cuba - Phân tích - Quốc tế

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÀY EM CÓ NHỚ - Khánh Ly

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CUỐI CHIỀU NAY, TÒA TỐI CAO ĐÃ TUYÊN Y ÁN ĐỐI VỚI ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN

Y án đối với Đoàn Văn Vươn, giảm án cho Đoàn Văn Sịnh
 
(TNO) Lúc 17 giờ chiều nay 30.7, tại Hải Phòng, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Tối cao đã tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo trong gia đình Đoàn Văn Vươn. 

HĐXX đã không chấp nhận kháng cáo của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương.
Tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ, giảm mức án cho hai bị cáo này.

 Đoàn Văn Vươn (thứ 2 từ trái sang) nghe tuyên án -d  
Đoàn Văn Vươn (thứ 2 từ trái sang) nghe tuyên án
Theo đó, với tội danh giết người, Đoàn Văn Vươn bị tuyên phạt mức án 5 năm tù, tính từ ngày tạm giam 10.1.2012.
Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam, tính từ ngày tạm giam 7.1.2012.
Cũng với tội danh giết người, Đoàn Văn Sịnh được giảm án từ 3 năm 6 tháng tù xuống 2 năm 9 tháng tù, tính từ 10.1.2012; Đoàn Văn Vệ: được giảm án từ 24 tháng tù xuống 19 tháng tù giam, tính từ 10.1.2012.
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh được giảm án nhờ thái độ thành khẩn, nhận rõ sai phạm - d  
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh được giảm án nhờ thái độ thành khẩn, nhận rõ sai phạm
Với tội danh chống người thi hành công vụ, bị cáo Phạm Thị Báu bị tuyên mức án 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng. Bị cáo Nguyễn Thị Thương bị tuyên mức án 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 20 tháng (giữ nguyên án sơ thẩm).
Bản án có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. 
Thiên Bình
Nguồn: Thanh Niên.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

" Chảy máu chất gái", Ua trời!

Báo Trung Quốc có bài nói về tình trạng nam giới ở tỉnh Hà Nam muốn cưới cô dâu Việt Nam vì 'rẻ hơn cô dâu Trung Quốc'.
Các báo China Daily và Global Times bằng tiếng Anh hôm thứ Hai 29/7 đều đăng lại bài của tờ Thời báo Kinh tế Hà Nam, nói trong sáu năm qua, tại huyện Lâm Cơ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, có 23 phụ nữ Việt Nam lấy chồng làm nghề nông ở địa phương.
Tờ báo địa phương cho rằng tài chính là một yếu tố quan trọng vì "lấy phụ nữ Việt Nam thường rẻ hơn lấy phụ nữ Trung Quốc".
Báo này dẫn chứng một người đàn ông địa phương, họ Lưu, lấy vợ Việt năm 2011.
Ông này chi khoảng 30.000 Nhân dân tệ (tương đương 4.800 đôla Mỹ) để cưới vợ, trong khi nếu lấy vợ cùng quên sẽ mất ít nhất 100.000 tệ, hơn gấp ba lần.
Không những ít tốn kém hơn, mà cô dâu Việt Nam còn được ca ngợi là "chăm chỉ và có khả năng giữ quan hệ tốt trong gia đình".
Lần đầu tiên có người lấy vợ Việt ở Lâm Châu là vào năm 2007, sau đó điều này thành trào lưu. Các phụ nữ Việt Nam lấy chống ở đây được nói đã định cư yên ổn và có bạn bè.
Một số cô dâu Việt đã học chút ít tiếng Trung trước khi sang Trung Quốc.
Tuy nhiên hiện họ gặp khó khăn là phải xin thị thực ba tháng một lần khi chưa có đăng ký thường trú nhân.
Báo Trung Quốc nói phụ nữ nước ngoài lấy chồng Trung Quốc phải được ít nhất 5 năm và phải sống ở Trung Quốc thời gian đó mới có thể xin giấy phép thường trú.
Hôn nhân Trung-Việt khá phổ biến những năm gần đây tuy chưa có thống kê chính thức là bao nhiêu cặp.
Báo Trung Quốc đã từng phản ánh tình trạng "mua cô dâu Việt".
Nạn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc để làm vợ đàn ông nước này cũng đang gây quan ngại.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

T/S Alan Phan
28 July 2013
Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests friends and detect enemies) Proverb
Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi doanh nhân từ Việt, ASEAN…đến Mỹ và Trung Quốc…là chuyện gia nhập của Việt Nam vào Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách lược kinh tế của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
Căn bản của quyền lợi
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.
Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử, hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bện hay nhiều bên. Thuận mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang ưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Viêt Nam vào TPP, ta phải trở lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấyViệt Nam muốn gì từ TPP:  thị trường béo bở và rông mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật.  Hiện nay, Viêt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu được hưởng hàng rào thuế quan ưu đãi dành cho hội viên (gần bằng 0% cho phần lớn mặt hàng), lượng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp 2 lần, chỉ cần nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất này.
Những suy đoán sai lầm
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam cũng muốn tìm các đồng minh chiến lược mới, nhất là Mỹ, để hóa giải ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc về chánh trị và quân sự tại Biển Đông và sự áp đặt về cơ chế. Tôi không tin điều này. Việt Nam đã liên tục khẳng định “16 chữ vàng và 6 cái tốt” trong 80 năm lịch sử và gần đây nhất là vào 10 văn kiện vừa ký kết trong tháng 6 năm nay.
Trái với những suy đoán trước đây, tôi cho rằng thực sự Trung Quốc đang đứng sau và khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP để họ có thể hưởng lợi gián tiếp từ khía cạnh kinh tế (sau khi đã nắm kỹ các yếu tô khác về đồng minh Việt).
Ba năm trước, tôi có tham dự nhiều buổi “trình diễn” (road show) tại Trung Quốc do các quỹ tư nhân ASEAN tìm nhà đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn “không quan tâm” là câu trả lời. Trung Quốc đang xuất khẩu qua Việt Nam 29 tỷ USD mỗi năm (nhập siêu là 18 tỷ USD) chiếm đến 25% của GDP Việt mà không tốn sức lắm. Nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là một việc làm “thừa thãi”.
Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi nhận liên tiếp những cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP. Chẳng hạn hàng may mặc xuất từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế hải quan là 20% đến 40%. Với TPP, nhà máy tại Việt Nam sẽ thâu lợi ngay khoản chi phí này và các quyền lợi khác mà Việt Nam thường ưu đãi cho các dự án FDI. Tôi nghĩ chánh phủ Trung Quốc rất thú vị nếu dùng được bàn đạp Việt trong trận chiến kinh tế với Mỹ. Với hơn 80% sản phẩm Việt xuất khẩu phải tùy thuộc vào linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc, mối lợi cho Trung Quốc sẽ tăng lũy tiến với TPP. Có thể nói, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ TPP nhiều hơn là Việt Nam.
Nhìn từ phía Mỹ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực, nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư, chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer) hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các chánh phủ liên bang và địa phương. Có thể nói, Obama và phe nhóm đã dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM và chủ nghĩa xã hội mà Obama rất am hiểu. Thực ra, nếu nói về OPM, quan chức Việt Nam phải là sư phụ của Obama. Thay vì qua Việt Nam thăm viếng, tôi nghe đồn là Obama định dự một khóa tu nghiệp dài hạn về OPM tại Hà Nội sau khi thôi làm Tổng Thống Mỹ.
Cuối cùng, giới quân sự của Mỹ luôn luôn “yêu” chiến tranh, nơi sự nghiệp và quyền lợi của họ gắn liền vào cái gọi là “an ninh quốc gia” và “cảnh sát quốc tế”. Dù họ biết thừa về khả năng rủi ro khi đổ quân vào các xứ lạ, họ cũng biết là không có một cuộc chiến nào mà không đem thêm quyền lực và tiền bạc cho phe nhóm (dĩ nhiên cũng là OPM). Mộng ước biến Việt Nam thành một đồng minh chiến lược có lẽ sẽ tan theo mây khói khi Mỹ thực sự đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; nhưng đối với những phí tổn đang phung phí toàn cầu, thì cái giá phải trả cho tư duy sai lầm này của phe quân sự Mỹ sẽ rất nhỏ và có thể xếp vào loại “thử và sai” (trial and error).
Rào cản còn lại
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này. Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ” không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service). Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy, đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba nhóm lợi ích của Mỹ.
May vẫn hơn hay
Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tế Việt, TPP sẽ là một phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già …thì cũng phải bó tay.
Alan Phan


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật sư đề nghị trả tự do cho ông Vươn ngay tại tòa


Dân Việt - "Hoặc là hủy bản án để điều tra lại, hoặc xem xét để có thể trả tự do cho bị cáo tại tòa"- Luật sư Trần Vũ Hải đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX).

Sáng nay, phiên tòa chuyển sang phần tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giữ quyền công tố trước tòa đã đưa ra quan điểm đề nghị HĐXX bác kháng cáo của các bị cáo.

Cần bổ sung điều 53 về phạm tội chưa đạt

Phân tích về hành vi phạm tội của các bị cáo, Đại diện VKSND tối cao nhận định, hành vi của các bị cáo là rất quyết liệt, dùng mìn tự tạo kích nổ bình ga, dùng súng bắn về phía đơàn cưỡng chế. Các kết quả giám định thương tích của người bị hại cho thấy, khoảng cách bắn có thể gây sát thương, gây nguy hiểm cho người bị hại. Tòa sơ thẩm xử các bị cáo phạm tội giết người là có căn cứ.

Bị cáo Vươn tại tòa
Đoàn cưỡng chế gồm các lực lượng công an, quân đội, không có hành vi xâm hại sức khỏe, tài sản của các bị cáo, họ đang thực thi công vụ, nhưng các bị cáo đã có hành vi chống đối quyết liệt nên tòa sơ thẩm xử các bị cáo tội chống người thi hành công vụ là có căn cứ pháp luật, không oan. 
HĐXX sơ thẩm đã áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo nhưng trong vụ án này, hậu quả chết người chưa xảy ra nên cần áp dụng bổ sung điều 53 BLHS về phạm tội chưa đạt. 
Bị cáo Đoàn Văn Vươn giữ vai trò chủ mưu. Bị cáo đã hướng dẫn Quý, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội. Tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vươn với với vai trò chủ mưu là đúng. Bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, Tòa sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo, nay cần bổ sung, áp dụng thêm điều 53 BLHS (phạm tội chưa đạt)
Bị cáo Đoàn văn Quý là người trực tiếp gây thương tích cho 7 người. Bị cáo có tình tiết giảm nhẹ là đã ra đầu thú, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo không thành khẩn khai báo, Tòa sơ thẩm xử bị cáo ngang bằng với Đoàn Văn Vươn là phù hợp. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo vẫn tiếp tục quanh co che giấu hành vi phạm tội cho các bị cáo khác nên đề nghị giữ nguyên bản án 5 năm tù.
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Tòa sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ. Tại phiên tòa phúc thẩm không có tinh tiết mới nên không xem xét giảm mức án cho bị cáo. 
Bị cáo Đoàn Văn Vệ, đã khai nhận hành vi mua hộ súng, tiếp sức cho các bị cáo khác phạm tội, nhưng tại tòa (cả sơ thẩm và phúc thẩm), bị cáo khăng khăng không nhận tội, Tòa xử 2 năm tù giam là cần thiết. 
Đối với các bị cáo bị buộc tội danh chống người thi hành công vụ, Đại diện VKSND tối cao nhận định: 
Bị cáo Thương tại cơ quan điều tra khai báo thành khẩn nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm không thành khẩu. Tòa sơ thẩm đã xem xét, trong vụ án này, bị cáo có chồng là Đoàn Văn Vươn đang bị kết án tù giam nên đã xử bị cáo 15 tháng tù cho hưởng án treo là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. 
Bị cáo Phạm Thị Báu có vai trò tích cực hơn, rải rơm, mua mũ, mua xăng, Tòa sơ thẩm xét vai trò cao hơn bị cáo Thương là phù hợp. Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo không thành khẩn. Do chồng bị cáo cũng đang bị giam nên xử bị cáo 18 tháng tù, cho hưởng án treo là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. 
Từ những nhận định trên, Đại diện VKSND tối cao đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của tất cả các bị cáo. 
Luật sư đề nghị trả tự do cho ông Vươn ngay tại tòa
Tranh luận lại quan điểm của vị công tố, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến động cơ của vụ án này. 
Theo luật sư Hải và một số vị luật sư khác, do quá bức xúc vì bị cưỡng chế đất sai pháp luật, bản thân gia đình ông Vươn sau khi nhận được quyết định cưỡng chế đã kiến nghị tới nhiều cấp, nhiều ngành để bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình mình, ông Vươn đã cố bảo vệ đầm bằng các biện pháp ôn hòa, cầu cứu tới tòa án và các cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. 
Vụ việc xảy ra đúng như các bị cáo khai nhận, chỉ là gây tiếng vang để mong được công luận và cơ quan cấp cao hơn quan tâm giải quyết. 
Luật sư Trần Vũ Hải đề nghị phải làm rõ vấn đề công vụ. Công vụ phải đúng pháp luật, nhưng ở đây, theo luật sư phân tích thì không phải là công vụ đúng pháp luật. Việc thi hành quyết định cưỡng chế cũng không đúng pháp luật, thể hiện ở chỗ, quyết định cưỡng chế là 19,3ha, nhưng khi triển khai đã thực hiện cả diện tích ngoài phạm vi cưỡng chế. Việc huy động lực lượng vũ trang tham gia cưỡng chế là trái pháp luật. 
Để bảo vệ quan điểm, các bị cáo nổ súng là hành vi phòng vệ chính đáng, luật sư phân tích: 
Để vào khu vực 19,3ha (là diện tích trong quyết định cưỡng chế) có nhiều đường đi, trong đó có đường công vụ, còn con đường bê tông là của nhà ông Quý và nhà ông Vươn tự đầu tư, không phải là đường công vụ. Khu vực đó chưa bị cưỡng chế, gia đình ông Quý vẫn đang có quyền sử dụng, ăn ở sinh hoạt bình thường nên việc Đoàn cưỡng chế đi qua con đường đó không thông báo trước cho gia đình là vi phạm quyền chỗ ở, các bị cáo nổ súng là phòng vệ chính đáng. 
Các luật sư đều có quan điểm phân tích về kích thước đạn, khoảng cách bắn, cách thức lập rào chắn (ở khoảng cách xa 40m mới tới ngôi nhà), cho nổ bình ga, nổ súng là những cảnh báo nguy hiểm ở mức độ tăng dần. 
Việc kích nổ bình ga chỉ bằng vật liệu nổ, chứ không phải mìn, sự lựa chọn loại đạn có kích cỡ nhỏ (dưới 5mm) không có khả năng sát thương, đủ bằng chứng cho rằng các bị cáo không cố ý tước đi sinh mạng của người cưỡng chế. Bị cáo Vươn cũng đã khai nhận thể hiện rõ bị cáo đã tìm mọi cách không gây sát thương cho người khác. Ý thức của các bị cáo là để cảnh báo là chính. 
Ngoài ra, theo các luật sư, lời khai của các bị cáo bị đánh (Sịnh khai bị đánh gẫy răng) nhưng không được giám định. Băng ghi hình không được đưa ra để làm bằng chứng khách quan...
Với những phân tích như đã nêu, "Hoặc là hủy bản án để điều tra lại, hoặc xem xét để có thể trả tự do cho bị cáo tại tòa"- Luật sư Trần Vũ Hải đề nghị HĐXX.
Chiều nay, HĐXX tiếp tục phần tranh tụng tại tòa.






































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang