Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Tư liệu quốc tế

Putin Từ Trung Tá KGB Đến Tổng Thống Liên Bang Nga
Tác giả: Lý Cảnh Long. - Dịch giả: Tạ Ngọc ái. Thanh An. 
Nhà xuất bản: Nxb Lao động-2001
Thực hiện ebook : hoi_ls 

 
Giới thiệu về nội dung
Từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, nhiều người trên thế giới, trong đó có cán bộ và nhân dân ta rất quan tâm đến tình hình ở các nước này, kể cả tình hình kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy Nhà nước và các nhân vật lãnh đạo mới ở các quốc gia nói trên. Thiết nghĩ, đó là nhu cầu chính đáng được nắm bắt thông tin của đông đảo bạn đọc. 

Đáp ứng nhu cầu đó của đông đảo bạn đọc, các cơ quan báo chí, xuất bản nước ta đã đăng nhiều bài báo, xuất bản nhiều cuốn sách mà hầu hết là dịch từ tiếng nước ngoài về đề tài nói trên. 

Góp phần đáp ứng nhu cầu của bạn đọc về thông tin, Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn sách Putin từ trung tá KGB đến tổng thống liên bang Nga được biên dịch dựa theo cuốn sách cùng tên của tác giả Trung Quốc Lý Cảnh Long, do Nhà xuất bản Đương Đại ấn hành. Đây là một tập tài liệu tham khảo có ích, đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc hiện nay. 

Chắc chắn cuốn sách còn những hạn chế khó tránh khỏi, rất mong được độc giả lượng thứ và góp ý chân tình.


Hà Nội tháng 12 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Lời nói đầu

Putin con người bí hiểm, đầy ẩn số

Vladimir Vladimirovich Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, tại thành phố Saint Petersburg (thời đó là Leningrad), trong một gia đình công nhân thường. Bố ông là công nhân gương mẫu trong nhà máy, có người còn nói ông là thành viên KGB, mẹ ông là một phụ nữ nội trợ điển hình. Putin là con một của gia đình. Người con trai đó không chỉ có tư chất thông minh, học giỏi, hạnh kiểm tốt mà thường có những cách nghĩ khác với mọi người. Trong một lần chấm bài, khi giở đến bài tập làm văn của Putin, thầy giáo phải kêu lên ngạc nhiên vì ý tưởng của cậu học trò: "Lý tưởng của em là làm một điệp viên, cho dù cái tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới, nhưng xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của một điệp viên là hết sức to lớn".

Khi là sinh viên, Putin rất chuyên cần, đạt thành tích xuất sắc. Putin rất thích thể thao, ông đã từng vô địch trong cuộc thi đấu Judo của thành phố Leningrad, được nhận danh hiệu kiện tướng thể thao. Thời kỳ này, Putin không thích bộc lộ, không thích tham gia hoạt động văn nghệ, mà thường làm những việc khiến người ta phải kinh ngạc. Một hôm, Putin tự lái chiếc ô tô con hiệu "Giaporogiets" đến trường, thời đó loại xe này được gọi là vật xa xỉ. Còn Putin thì giải thích, ô tô là do rút thăm trúng thưởng, nhưng ai mà tin được cách giải thích của ông?

Năm 1975, Putin tốt nghiêp đại học, được máy bay đưa đến một nơi bí hiểm, đó là Phân hiệu nước Đức của trường tình báo Prakhovka, cách thành phố Minsk về phía đông bắc khoảng 70 km. Ông được huấn luyện chuyên ngành với cường độ cao trong một năm rưỡi, ở nơi gọi là "thành đặc vụ". Sau đó ông trở về quê hương là thành phố Leningrad hoạt động trong 8 năm.

Năm 1984, thiếu tá Putin 32 tuổi, được KGB phái sang nước Cộng hòa Dân chủ Đức, với danh nghĩa công khai là chủ nhiệm Hiệp hội Hữu nghị Xô - Đức, cơ quan đặt tại Leipzig, còn chức danh thực tế là Cố vấn quân sự do KGB phái đến "Stassy", bộ máy tình báo của Đông Đức đặt tại Dresden. Từ đó Putin bắt đầu cuộc sống bí hiểm trong 5 năm. Trong thời gian này Putin đã làm những việc gì? Cho đến nay khó ai biết được. Về việc này, sau khi Putin làm quyền Tổng thống Liên bang Nga, cơ quan tình báo Đức đã thành lập riêng một uỷ ban điều tra đặc biệt, phụ trách điều tra hoạt động gián điệp của Putin ở Đông Đức. Cơ quan tình báo Đông Đức đã thẩm vấn các vị quan chức tình báo Đông Đức trước đây đã từng có quan hệ cá nhân mật thiết với Putin, trong đó có cả Hesto Giemlixi, từng có 30 năm làm công tác đặc biệt, trợ lý riêng của Bosim trùm "Stassy" thời đó, nhưng cũng không có kết quả gì. Giemlixi nói với phóng viên: "Đúng là Chính phủ Đức có lo lắng về việc những gián điệp do Putin chiêu mộ còn làm việc cho Nga. Họ thẩm vấn tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng chúng tôi chẳng hề biết gì hoạt động của người Nga. KGB làm việc hoàn toàn độc lập với chúng tôi, việc chiêu mộ cộng tác viên cũng hết sức bí mật. Đến nay tôi cũng mới biết là có một "hoạt động ánh sáng", "tôi cảm thấy mình bị bán rẻ"…

Từ năm 1984 cho đến năm 1989, khi thống nhất hai nước Đức, trong thời gian đó, Putin đã làm những việc gì, để lại cho nước Đức thống nhất những gì? Không ai biết. Cho đến nay, nguồn tin chính thức của Nga chưa hề để lộ công việc cụ thể Putin ở Dresden thời đó, nhưng cũng đã xuất hiện một số tin đồn. Xem ra, những việc của Putin ở Đông Đức, chỉ có chính ông ta mới rõ.

Năm 1989, đối với Putin là một bước ngoặt trong đời. Sau khi nhìn thấy bức tường Berlin sụp đổ, khối Varsava bị giải thể, KGB suy sụp, Putin đã quyết định chuyển ngành. Mới đầu về làm trợ lý hiệu trưởng về vấn đề quốc tế cho Đại học Leningrad, sau được sự nâng đỡ của thầy giáo cũ Sovchak, lúc đó là Chủ tịch Xô viết Leningrad, Putin ra làm cố vấn về vấn đề quốc tế cho Xô viết thành phố.

Ngày 12 tháng 6 năm 1991, sau khi Sovchak trúng cử Thị trưởng Leningrad, Putin ra làm Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại của thành phố, sau kiêm Phó Thị trưởng. Năm 1994 giữ chức Phó Thị trưởng thứ nhất kiêm Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại. Từ 1994-1996 giữ chức Phó Thị trưởng thứ nhất.

Từ tháng 6-1991 đếng tháng 6-1996, Putin thành nhân vật quyền uy ở Saint Petersburg. Những người quen biết trước mặt ông đều gọi là "giáo chủ áo xám". Vì mọi công việc thành phố đều phải thông qua Putin. Sovchak rất tin tưởng Putin, khi ông ta đi công cán trong hay ngoài nước, thì chức thị trưởng không phải do Phó Thị trưởng thay thế, mà giao cho Putin làm quyền Thị trưởng. Còn Putin cũng rất chú ý giữ đúng vị trí của mình, một số việc Putin hoàn toàn có thể tự quyết định cũng bàn với Sovchak rồi mới quyết. Ngay cả thời gian làm quyền Thị trưởng, Putin vẫn cố đóng vai trò "cấp phó".

Tháng 6-1996, sau khi Sovchak không tái trúng cử chức thị trưởng Leningrad, Putin đã cương quyết từ chối làm việc với Thị trưởng mới Yakovlev. Khi Sovchak bị tố cáo dính đến tham ô, phải sang Pháp lánh nạn, Putin vẫn giữ mối quan hệ tốt với ông ta. Mọi người cũng không biết, tại sao hai thầy trò ấy vấn giữ mối quan hệ khăng khít như vậy.

Năm 1996, là một năm mà Putin đầu tiên bước vào "con đường cao tốc quan trường". Được sự tiến cử tích cực của Chubai, Putin được giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý sự vụ Tổng thống. Không ai ngờ, trong 4 năm ở Moscow, Putin được thăng liền 5 cấp: 1997-1998 làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống kiêm Cục trưởng Tổng cục giám sát của Tổng thống; tháng 5-1998 đến tháng 7-1998 làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất Văn phòng Tổng thống; năm 1998 làm Cục trưởng Cục an ninh Liên bang Nga; từ 3-8/1999 làm Cục trưởng Cục an ninh Liên bang Nga kiêm Bí thư Hội đồng an ninh; từ 8-30/12/1999 giữ chức Thủ tướng Liên bang Nga; vào 31/12/1999 làm quyền Tổng thống Liên bang Nga.

Mới 47 tuổi, Putin trước đây chưa mấy ai biết, "ngôi sao chính trị mới" đã từng trải ở KGB vẫn còn thiếu những thành tựu chính trị lại có thể nhanh chóng leo lên tới tột đỉnh quyền lực, không tránh khỏi nảy ra một loạt nghi vấn cho mọi người.
Putin nhanh chóng nổi lên là dựa vào đâu? Năng lực? Vận may? Ô dù? Hay là sự lựa chọn của lịch sử? Tại sao Yeltsin lại chọn Putin? Hành động này của Yeltsin nhằm mục đích gì? Vốn quen giỡn trò quyền lực, luôn có những thay đổi bất thường về chính trị, có phải Yeltsin lại muốn diễn trò "thay liền 5 đời chính phủ"? Sinh mệnh chính trị của Putin có nhanh chóng chết yểu sau khi vọt tiến? Liệu quyền Tổng thống Putin có thể xoay chuyển được tình thế gay go biến động phức tạp của nước Nga? "Tân quan mới nhậm chức đang hăng", sau khi nắm quyền sẽ múa may ra sao?

Yeltsin bỗng nhiên từ chức trước thời hạn, có nghĩa là việc bầu Tổng thống Nga sẽ tiến hành vào tháng 3 chứ không phải vào tháng 6 như dự định. Chính đảng nào ủng hộ Putin? Các đảng phái cố đưa ra các ứng cử viên ra tranh cử chức Tổng thống, cuối cùng ai thắng ai? Putin làm thế nào để loại Primakov, chiến thắng Diuganop, giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống? Cuộc chiến tranh ở Chechnya đã phát huy tác dụng như thế nào trong giờ phút quyết định cuộc đời chính trị của Putin?
Với thắng lợi của Putin trong bầu cử Tổng thống, nhân dân Nga đã bước vào thời đại Putin. Nước Nga sẽ phát triển như thế nào? Là bù nhìn của Yeltsin hay là thực hiện cải cách cấp tiến? Putin sẽ thực hiện tập quyền trung ương còn cứng rắn hơn cả Yeltsin? Trong công việc quốc tế, chủ trương xây dựng thế giới một cực hay thế giới đa cực? Nước Nga thời đại Putin sẽ giải quyết quan hệ nước lớn Nga - Trung, Nga - Mỹ như thế nào?

Putin là con người thế nào? Đối với nhiều người, Putin thật là một dấu hỏi lớn.

Những người sùng bái Putin thì ca ngợi ông là mẫu người lý tưởng để dẫn dắt nước Nga thoát khỏi những tháng năm đen tối nhất. Họ nói, Putin chủ trương tăng cường quyền lực của điện Kremlin, nhưng nội tâm lại thực hiện dân chủ, dốc sức cho việc Chính phủ kiểm soát kinh tế, nhưng lại tôn sùng sức mạnh thị trường, là người ủng hộ Yeltsin nhưng không giống những kẻ lắm âm mưu, đểu cáng, bòn đẽo của công dưới quyền Yeltsin.

Andrei Piantkovsky, nhà phân tích chính trị có thái độ phê bình mạnh mẽ Putin, đã đánh giá: "Thật khó nói rõ Putin là ai. Ông ta là một cái bịch được bao gói rất đẹp". Ông cho rằng Putin có thể là "Pinoche của nước Nga", là một nhân vật cứng rắn mà phái tự do và phái cải cách dân chủ đang khát vọng, loại người lãnh đạo muốn vắt kiệt trong toàn quốc đến những hưng phấn cuối cùng của sự thống trị chuyên chế Sa hoàng, cho chủ nghĩa tư bản nở rộ khắp nơi.

Có lẽ ông hiểu thị trưởng trước đây của Saint Petersburg là người hiểu Putin nhất. Ông nói: "Ở Nga chỉ có những thằng ngốc và đần độn mới so sánh với Pinoche. Họ chẳng biết Pinoche là ai, và cũng không biết Pinoche là cái gì. Chỗ dựa của Putin không phải là quân đội, mà là quyền lực chính trị. Putin thành lập chính đảng của mình để làm hậu thuẫn. Tôi và Putin đã từng trải qua hai cuộc chính biến: một lần năm 1991 và một lần vào năm 1993. Tôi biết bản lĩnh Putin trước những thử thách đó, Putin là một con người đáng tin cậy, can đảm và hiểu biết, Putin quyết không làm trò lừa bịp. Đối với tương lai quốc gia, Putin có cách nhìn theo khuynh hướng dân chủ. Nhưng Putin biết rất rõ, một quốc gia như Nga cần phải có chính quyền mạnh. Không có chính quyền như thế, nước Nga sẽ không giữ được đoàn kết thống nhất".

Đầu năm 2000, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Ben Vidrina viếng thăm Matxcơva và làm quen với Putin. Ông ta nhận xét: "Putin là con người đầy sức sống, biết ăn nói, có niềm tin vững chắc vào lẽ phải của mình".

Có phải Putin là một con người ít lời, không biết nói năng? Dmitri Yakuski, cố vấn của Chủ nhiệm Văn phòng Putin nói: "Nói chuyện với ông ấy rất dễ dàng, nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề. Putin không nói lê thê dài dòng. Đó là con người hiện đại, không thành kiến, rất trọng thực tế, sẵn sàng trao đổi với tất cả mọi người. Putin làm việc trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của dân tộc Nga. Putin mong muốn dùng phương thức tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tập thể quyền trung ương với các địa phương.

Putin đúng là một ngôi sao chính trị mới, trung thành, cần mẫn và kín đáo, một con người đầy bí hiểm, mới được nhiều người ủng hộ và quý mến.

Putin cũng là một đại biểu của phái cứng rắn trên vũ đài chính trị Nga, có tính cách kiên nhẫn, thái độ cứng rắn, biểu hiện rất rõ trong thái độ của ông đối với chiến tranh Chechnya. Có người nói chính vì thái độ đó nên được nhiều người ủng hộ. Vì người Nga khát vọng một con người có thái độ cương quyết để khôi phục kinh tế, khôi phục hình tượng và địa vị nước lớn của Nga.

Đối với Putin bí hiểm, khó có thể nói rõ hết được, có thể sau khi đọc cuốn sách này, Putin cũng chẳng để lại ấn tượng sâu sắc, thật rõ ràng cho các bạn, đó không phải là sai sót của chúng tôi, bởi vì Putin là một nhân vật như vậy. 

Xuất phát từ KGB

Từ cậu học sinh tiểu học tới Trung tá KGB


Trên hai bờ sông Neva có một thành phố nổi tiếng với sông ngòi ngang dọc, đảo nhỏ lô nhô, phong cảnh êm đềm, vốn được coi là "thành Venice của phương Bắc" đó là Saint Petersburg.

Saint Petersburg là một thành phố lớn thứ hai của nước Nga, nằm ở bờ sông Vịnh Phần Lan của biển Baltic, cửa sông Neva, là trung tâm công nghiệp, khoa học và văn hoá quan trọng. Ở đây có công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, hoá học, cao su, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, ấn loát. Có nhiều viện nghiên cứu, đại học, nhà hát chuyên nghiệp, thư viện và bảo tàng.
Saint Petersburg là một thành phố lịch sử nổi tiếng của Nga. Năm 1703, Pie Đại đế xây dựng đồn trấn Petersburg trên đảo Con thỏ ở tam giác châu sông Neva, sau mở rộng làm thành quách, khiến cho Petersburg trở thành một cửa ngõ thông ra biển thời đại đế quốc Nga.

Năm 1712, thủ đô nước Nga chuyển từ Mátxcơva về Petersburg. Từ đó về sau trong thời gian hơn 200 năm, Petersburg là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Nga, cho đến sau cuộc Cách mạng tháng 3, tháng 10 năm 1917 thắng lợi, mới đưa thủ đô nước Nga Xô Viết mới ra đời chuyển về Mátxcơva. Trong thành Petersburg và nhà thờ lớn Petersburg (nơi chôn cất Pie Đại đế), gần đồn trấn còn có ngôi nhà nhỏ do tự tay Pie Đại đế xây dựng khi khai phá, thành Petersburg, Hoa viên Mùa hè và Cung điện Mùa hè của Pie Đại đế trên đảo bộ hải quân, Cung Menskov trên đảo Vasiliev là dinh thự của thị trưởng thành phố đầu tiên Menskov, người bạn thân của Pie Đại đế, cung điện của đại thần Vorodov và cung điện của đại thần Stroganov bên bờ sông Neva… Có những kiến trúc cuối thế kỷ 18 gồm: Điện Smolnyi, Cung điện Mùa đông, Cung điện Đá cẩm thạch… Có Nhà thờ lớn Khasan, Nhà thờ lớn Issak Kiev đầu thế kỷ 19; có cung Pie hành cung của Sa hoàng được mệnh danh là "Cung điện Versaille của nước Nga", khu biệt thự Pavlovsko có không khí tươi mát, đình uyển của hoàng cung và làng biệt thự Mùa hè của Sa hoàng…

Saint Petersburg là cái nôi của các cuộc cách mạng Nga. Cuộc khởi nghĩa của những người "Đảng tháng 12" vào năm 1825, cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất năm 1905-1907, cuộc Cách mạng Dân chủ tư sản tháng 2 năm 1917, cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 đều bùng nổ tại đây. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, quân Đức đã từng vây hãm thành phố này tới 900 ngày vẫn không chiếm được thành phố, điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước vĩ đại và ý chí quật cường của nhân dân Liên Xô.
Saint Petersburg cũng đồng thời là nơi dưỡng dục và bồi dưỡng các danh nhân thế giới. Năm 1895, tại nơi này Lenin đã tổ chức ra "Hiệp hội đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân", là mầm mống đầu tiên của chính đảng Marxist Nga. Tại đây, Lomonosov, Mendeleev, Paplov đã từng có những công trình nghiên cứu khoa học được thế giới công nhận; tại đây Puskin, Gogol, Lermontov đã để lại những áng thơ văn được truyền tụng rộng rãi; đây cũng là nơi đã sinh ra các ngôi sao âm nhạc sáng chói Glinka, Tchaikovski. Nhưng cho đến khi loài người sắp bước vào thiên niên kỷ mới và sắp bước sang một thế kỷ mới, bỗng nhiên phát hiện nơi đây còn sinh ra một con người phi thường và có thể đưa nước Nga bước vào thời đại mới, đó là Vladimir Vladimirovich Putin.



Cậu học sinh tiểu học muốn làm điệp viên
Ngày 7/10/1952, một bé trai đã được sinh ra trong một gia đình công nhân ở Saint Petersburg, ông bố đã đặt tên cho cậu ta là Vladimir, có nghĩa là "chi phối thế giới". Đó là cậu con một của gia đình, nên được bố mẹ và mọi người trong họ rất yêu quý. Nhưng bố cậu bé nhận thấy ngay nếu quá chiều chuộng, sẽ rất có hại cho con mình, ông bắt đầu bồi dưỡng và yêu cầu nghiêm khắc đối với cậu bé mà cả nhà đặt rất nhiều hy vọng.

Ngay từ bé, Vladimir Vladimirovich Putin đã có biểu hiện thông minh và lanh lợi khác người, biết suy luận, cặp mắt sâu trí tuệ và dũng cảm. Bố của Putin là công nhân gương mẫu của một nhà máy quốc doanh, một con người thành thật, thẳng thắn, chất phác mà kiên nghị nên được mọi người kính nể. Ông rất nghiêm khắc trong việc dạy con, đặc biệt chú ý đến rèn luyện cho con về phẩm chất ý chí và giáo dục lòng yêu nước. Ông thường khuyên con phải tích cực vươn lên, phải biết dựa vào sức lực của bản thân mình để kiếm sống, để tự vệ, để tìm cơ hội phát triển; giáo dục con phải cần cù học tập, có lý tưởng phục vụ Tổ quốc, cố gắng trở thành người tài có ích cho nước. Sự dạy dỗ của bố đã đặt nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành sau này của Putin.

Năm 1958, Putin lên 6 tuổi, bắt đầu cuộc đời học sinh. Trong trường, Putin là một học sinh giỏi cả về học tập lẫn đạo đức. Nhưng cả thầy giáo và bạn học đều nhanh chóng phát hiện cậu học sinh có nhiều mặt tích cực và học giỏi lại không thích bộc lộ và khoe mình, cũng ít chuyện trò với bè bạn, có biểu hiện hướng nội và cô độc, lúc nào cũng như có điều phải suy tư. Nhìn cậu học trò "ông cụ non", ngay đến thầy giáo trong lòng cũng cảm thấy Putin bí hiểm.

Có lần trong giờ tập làm văn, thầy giáo ra đề là "lý tưởng của tôi". Lúc đó thầy đọc mấy bài mẫu, tổ chức cho học trò thảo luận, phát biểu, để gợi mở cách suy nghĩ làm bài tập. Lý tưởng của học trò lắm kiểu, muốn làm đủ mọi thứ.

Một học sinh đã viết trong bài làm văn: "… Lý tưởng của em là làm kỹ sư thiết kế con tàu vũ trụ, em muốn đem hiểu biết và trí tuệ của mình biến thành những cuộc du hành vũ trụ thần diệu…" Thời đó Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đầu tiên của thế giới, đó là sự kiện gây sự chú ý trên toàn thế giới, làm kỹ sư thiết kế con tàu vũ trụ chính là sự thôi thúc của lòng vinh dự và tự hào.
Còn Putin thì viết: "… Lý tưởng của em là làm một điệp viên, cho dù cái tên gọi này chẳng gợi chút cảm tình nào với mọi người trên thế giới, nhưng xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân, em cảm thấy những cống hiến của điệp viên là hết sức to lớn…".

Trong bài văn này, đầu tiên Putin gợi nhớ lại tác dụng to lớn của điệp viên trong những năm chiến tranh, nêu lên sự tích anh hùng của những điệp viên danh tiếng Liên Xô, tiếp đó trình bày vai trò to lớn của điệp viên trong thời kỳ chiến tranh lạnh đối đầu giữa Xô - Mỹ. Cuối bài văn Putin viết: "… Từ nhỏ, em đã được bố dạy phải làm một con người có cống hiến cho quốc gia và nhân dân. Thầy cô vẫn thường dạy chúng em phải học tập thật tốt để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Cách phục vụ Tổ quốc và nhân dân của em là làm một điệp viên xuất sắc, dùng cái tên gọi xấu xí của mình đổi lấy sự thất bại cho quân địch, dùng sự hy sinh của mình giành lấy thắng lợi cho Tổ quốc và nhân dân".

Đọc bài văn của Putin, thầy giáo thật không dám tin rằng một bài văn có chí hướng to lớn, ngụ ý sâu xa, quan điểm độc đáo, trình bày súc tích như thế, lại được viết bởi tay một cậu học sinh tiểu học. Đồng thời thầy giáo cũng thấy đối với cậu học trò bình thường không biết ăn nói này cần phải có cách nhìn nhận khác.

Đến nay, xem ra tư tưởng mà Putin diễn đạt trong bài văn đó xuất phát từ tâm nguyện ban đầu phục vụ Tổ quốc và nhân dân, cũng còn do ông bố dạy dỗ lúc ở nhà. Bởi vì, bố của Putin tuy là một công nhân bình thường, nhưng lại là thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (tức KGB).

Thực ra, KGB cũng vừa mới thành lập khi Putin học tiểu học. Tháng 3/1953, Stalin qua đời, Beria nhân cơ hội sáp nhập Bộ An ninh quốc gia vào Bộ Nội vụ, miễn chức của Krulov (Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và Ignatev (Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia), tự nắm Bộ Nội vụ, từ đó bị bắt, cuối năm xử bắn. Sau đó, Khrusov thành lập bộ máy mới là KGB, tên gọi là "Ủy ban An ninh quốc gia" chuyên trách các nghiệp vụ an ninh quốc gia là tình báo, phản gián, bảo vệ, an ninh chính trị quốc nội và bảo vệ biên giới. Nhiệm vụ cụ thể của KGB là: Một mặt triển khai công tác đánh cắp tình báo bí mật đối ngoại, mặt khác tham dự đấu tranh chính trị trong nước. Cho nên KGB có bộ máy với quyền lực rộng rãi, đã cử các cán bộ ra bên ngoài kiểm soát có chừng mực công tác của nhiều ngành ngoại giao, ngoại thương, thông tin, hàng không dân dụng, viện khoa học, viện nghiên cứu… để họ làm một số nhiệm vụ cho KGB.

KGB thu nạp những người ưu tú nhất trong các ngành Đảng, chính quyền, quân đội của Liên Xô, họ lĩnh lương cao (cao hơn quân đội), được hưởng những điều kiện phúc lợi tốt (như được đi nghỉ ở trong hay ngoài nước, vào các cửa hàng đặc biệt mua những thứ quý hiếm, hàng ngoại), được hưởng một số quyền lực rộng rãi, nên đã hình thành một số mạng công tác tinh nhạy, mạnh mẽ đạt hiệu quả cao.

KGB trên danh nghĩa chịu sự lãnh đạo của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, nhưng trên thực tế chịu sự kiểm soát của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, thực tế là chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Cho nên KGB trùm lên cả Chính phủ Liên Xô, trên cả quân đội, trên cả tổ chức Đảng, thực chất là một quốc gia trong quốc gia, chính quyền trong chính quyền, nên được gọi là "Siêu Bộ".

Thời đó, Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô đang trong thời kỳ xây dựng và trưởng thành, hoàn cảnh trong và ngoài cực kỳ phức tạp, nhiều dân tộc tôn giáo khác nhau, đất đai rộng lớn, các quốc gia xung quanh dòm ngó, các quốc gia phương Tây đứng đầu là Mỹ tìm trăm ngàn phương kế phá hoại, lật đổ. Cho nên, Liên Xô tồn tại được và phát triển, không thể không thừa nhận KGB đã phát huy được vai trò tích cực quan trọng, thậm chí có khi còn có tính chất quyết định nữa. Các nhà bình luận nước ngoài vẫn coi KGB là hòn đá tảng chủ yếu nhất của Liên Xô.

Cho nên, là một thành viên của KGB, bố của Putin không thể không dạy con trai đạo lý trên, khêu gợi cho Putin từ thời niên thiếu hướng đến KGB.
Thời đại học của Putin

Thành tích điểm 5, danh hiệu kiện tướng

Năm 1970, Putin 18 tuổi, tốt nghiệp trung học và đạt thành tích xuất sắc. Ông thi vào Khoa Luật Đại học Leningrad, ngành Luật Quốc tế. Thật là một niềm vui to lớn đối với một gia đình công nhân. Trong con mắt người bố, Putin đã trở thành niềm hy vọng cho cả gia đình.

Khoa Luật Đại học Leningrad vốn rất nổi tiếng, nằm trên phố 22 đảo Vasilevski, đối diện với bờ sông Neva. Bây giờ, trên đường phố này hầu như toàn quán cà phê và các tiệm ăn thư thái. Còn thời bấy giờ sinh viên phải qua mấy phố mới tới được quán cà phê pha bằng thùng. Muốn uống rượu phải mua tại quán hàng ngầm cạnh ga xe điện ngầm và chỉ có thể chui vào ký túc xá mà uống.

Các bạn thời đại học của Putin nhớ lại hầu như chẳng có lúc nào Putin đi uống cà phê hay uống rượu mà chỉ nhớ chuyện Putin cần cù học tập.

Trong trường đại học của Liên Xô những năm 1970 của thế kỷ 20, sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Mỗi tối các khoa đều tổ chức các buổi dạ hội hoặc hoạt động văn nghệ. Nhưng Putin cũng ít khi tham gia vào các buổi dạ hội. Vào những lúc đó, Putin thường trốn vào thư viện đọc sách, nên các bạn chỉ có thể gặp Putin trong thư viện. Nhìn Putin đọc sách rất chăm chú trong thư viện, mấy ai nỡ quấy rầy hoặc kéo cậu ta đi dạ hội. Do vậy, thành tích học tập của Putin luôn xếp hàng đầu, thành tích các môn đều đạt điểm 5.

Là một sinh viên đại học, Putin rất quan tâm đến tình hình nước nhà với một tinh thần trách nhiệm cao. Putin đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế". Lúc đó, quan hệ giữa hai cường quốc Nga - Mỹ đang hòa hoãn, các hạng mục hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tăng nhiều. Chàng thanh niên Putin đã nhạy cảm chụp bắt nhiều vấn đề mấu chốt nhất trong đời sống kinh tế một cách gián tiếp qua sự giao lưu kinh tế mậu dịch đó, đủ thấy sự nhạy cảm của Putin trong lĩnh vực kinh tế.

Trong thời gian học đại học, ngoài việc thích đọc sách, Putin còn thích hoạt động thể thao và tích cực tham gia các môn thi đấu không phải của dân tộc Nga như vật kiểu Sambo và Judo. Khi đang học năm thứ 2 đại học, nhà trường cử Putin thành lập một đội vật để tham gia thi đấu giữa các trường đại học. Lúc đó đội viên có kinh nghiệm rất ít, nên số người thi đấu cũng không nhiều. Để tổ chức một đội vật tham gia thi đấu giữa các trường đại học, giành vinh quang cho trường và cho thành phố Leningrad, Putin kiên nhẫn đi thuyết phục một số bạn học ghi tên thi đấu.

Trong số đó, có một bạn đồng song vừa mới tiếp xúc với môn vật Sambo và cũng là người bạn thân nhất của Putin được Putin thuyết phục ghi tên thi đấu. Nhưng việc không may xảy ra, người bạn này trong khi thi đấu đã bị gãy đốt sống cổ, đưa vào bệnh viện cấp cứu được mấy hôm thì chết. Sự việc này là một đòn nặng nề không chịu đựng nổi đối với Putin, chàng trai còn thiếu từng trải. Xót thương khóc lóc và hối hận khiến Putin xa lánh bạn bè, cuộc sống cô độc tách khỏi mọi người cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tuy sau này sự nghiệp của Putin thuận buồm xuôi gió, cũng không làm vợi nỗi đau trong tâm khảm, hằn sâu trong tính cách của Putin. Năm 1974, Putin đoạt chức Vô địch thi đấu Judo thành phố Leningrad và đạt danh hiệu kiện tướng thể thao.

Năm 1975, vào ngày khai giảng đại học năm thứ 5, một người tên là Ivan Vasilevich đã có cuộc trò chuyện khá lâu với Putin trong phòng học. Cuộc trò chuyện này làm cho Putin thực hiện được lý tưởng của mình thời niên thiếu là gia nhập KGB.
Ivan Vaxilievich là nhân viên công tác ở KGB, nói với Putin: "Anh bạn Vladimir Putin, mấy hôm nay tôi đã thông qua nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản của Khoa Luật để tìm hiểu về anh. Thời gian qua, thông qua nhiều điều tra tìm hiểu và quan sát, tôi thấy anh có đầu óc linh hoạt, tư duy sắc bén, là một thanh niên tốt hiếm có".

Những câu nói đó làm cho Putin ngượng ngùng. Anh nói: "Thưa đồng chí Ivan Vasilevich, đồng chí nói thế chứ, tôi chưa làm được gì". Ivan Vasilevich hỏi: "Đã năm thứ 5 đại học rồi, tốt nghiệp xong định làm gì?".

Ngừng một chút, nhìn Putin, không để Putin kịp trả lời, Ivan Vasilevich nói thẳng luôn: "Tôi là nhân viên của KGB Leningrad, anh có muốn sau khi tốt nghiệp vào công tác trong cơ quan an ninh quốc gia không?".

Lúc đó việc KGB chiêu mộ nhân viên tình báo tương lai trong sinh viên là rất phổ biến. Có một nguyên tắc công khai là tìm mọi cách thu hút nhân tài ưu tú có tri thức, lòng can đảm, ý chí kiên cường. Nên khi tuyển người thường trước hết do tổ chức cơ sở Đảng tiến cử, rồi do "Ban cán bộ" của tổ chức Đảng chuyển những người dự tuyển đến Cục Quản lý nhân sự của KGB thẩm tra, đồng thời do bộ phận điều tra đặc biệt tiến hành điều tra mọi mặt, thậm chí còn gài bẫy để thử thách đối tượng dự tuyển, tất cả những điều đó đều không được để cho đối tượng biết.

Rõ ràng Ivan Vasilevich là nhân viên điều tra mọi mặt của bộ phận điều tra và Putin đã là đối tượng dự tuyển từ lâu, trải qua thẩm tra chặt chẽ, được chấp nhận đủ tiêu chuẩn.

Lúc đó Putin xúc động. Tuy có biết về KGB, nhưng nói chung KGB đối với Putin vẫn đầy bí hiểm. Đồng thời đó cũng là nghề nghiệp mà các bạn học đều ngưỡng mộ. Vì ngoài cơ hội ra nước ngoài, nhân viên KGB còn được đãi ngộ lương cao mà người thường không thể so được. Thông thường sĩ quan KGB, nhất là sĩ quan công tác ở nước ngoài, có cách tính tiền lương rất phức tạp. Lương cơ bản xác định theo quân hàm, cứ thăng một cấp lại tăng thêm 10 rúp một tháng. Sau 5 năm phục vụ trong KGB được tăng 5% lương cơ bản, sau 10 năm tăng 20%. Ngoài quân hàm và tuổi quân, nếu được đề bạt vào cương vị lãnh đạo thì cũng sẽ được tăng lương. Thiếu tá trợ lý trưởng phòng hoặc phó phòng ở cơ quan bộ Mátxcơva, có thể được mức lương còn cao hơn đại tá trưởng phòng thông thường. Ngoài ra, sĩ quan làm việc ở nước ngoài còn được lĩnh tiền trợ cấp vỏ bọc nghề nghiệp. Người có vỏ bọc là phóng viên, nếu viết một bài đăng báo được trợ cấp thêm tiền, để khuyến khích họ làm tốt vỏ bọc. Ngoài ra, mỗi tháng còn được một khoản tiền bằng nửa tháng lương bình thường chuyển vào tài khoản của họ ở KGB.

Cho nên nghe nói được KGB tuyển mộ, Putin đã xúc động nói: "Tôi vốn muốn vào KGB từ lâu, tôi thích công tác tình báo, vì tôi có những tư tưởng lớn. Tôi cho rằng tôi có thể sử dụng tốt sở trường của mình để làm người có ích nhất cho xã hội. Tôi nguyện hiến dâng Tổ quốc tuổi thanh xuân và bầu máu nóng của mình".

« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 01:22:57 PM »


Từ đó Putin trở thành một nhân viên của KGB Leningrad. Ít lâu sau các bạn học sinh ngạc nhiên thấy Putin có một chiếc ô tô con "Giaporogiets", lúc đó có thể coi là một loại hàng xa xỉ. Bản thân Putin giải thích, anh ta rút thăm trúng thưởng ô tô, nhưng ít ai tin lời giải thích đó.

Khi vừa bảo vệ xong luận án, 3 sinh viên trong đó có Putin được đưa ngay đến Cục tình báo đối ngoại KGB Liên Xô để huấn luyện chuyên ngành, từ đó Putin bước vào đời sống điệp báo 15 năm, thoả mãn niềm mơ ước thủa nhỏ.

Thời đại học, Putin còn có một vận may là quen biết Sovchak. Lúc đó Sovchak là Giáo sư Luật Kinh tế, thường chủ trì các buổi thảo luận trên giảng đường của sinh viên khoa luật, Putin thường tham gia thảo luận. Putin cũng thường xin ý kiến chỉ đạo của Sovchak về một số vấn đề học thuật, qua đó Putin đã gây được ấn tượng rất tốt với Sovchak. Càng may mắn hơn, giáo sư chỉ đạo và bảo vệ luận án của Putin lại là Sovchak. Với bản luận án "Nguyên tắc tối huệ quốc trong Luật Quốc tế", Putin đã đạt điểm ưu tú hiếm thấy thời đó, điều càng làm cho Sovchak thêm yêu mến Putin. Nhưng Putin hoàn toàn không biết rằng mối tình thầy trò trên đảo Vasilevski đã quyết định vận mệnh cuộc đời mình.

KGB là một tổ chức được chọn lựa kỹ càng, có nhiều đặc quyền, muốn gia nhập KGB phải qua nhiều sàng lọc, có thể nói trăm người chọn một. Mà muốn trở thành một nhân viên KGB có cương vị công tác lại không dễ.
Putin sau khi gia nhập KGB đầu tiên phải tập trung về trường đào tạo KGB để huấn luyện. Đời sống nhà trường quân sự hóa, kỷ luật hết sức nghiêm khắc, liên lạc thư từ phải dùng địa chỉ giả, thời gian huấn luyện một năm rưỡi.

Ở Liên Xô, KGB mở hơn 200 trường đào tạo, đều là những "thành đặc vụ", không có ghi trên bản đồ. Có 7 trường loại lớn, đó là:
"Kaduma" nằm ở đông nam cách Kubyshev khoảng 200 km, trường chia thành các bộ phận: Anh, Canada, Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi.
"Chitaitskaia" ở phía nam Yarkusk khoảng 75 km, gần hồ Baical, giáp biên giới Liên Xô - Mông Cổ, trường chia thành các bộ phận Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
"Prakhovka", ở đông bắc thành phố Minsk khoảng 70 km, trong trường chia làm mấy bộ phận: bộ phận Bắc là 4 nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan); Tây Nam là bộ phận Hà Lan; Nam là Thụy Sĩ và Áo; Đông Nam là Đức.
"Sukivnaia" cách Chicalop 110 km, chuyên huấn luyện gián điệp quốc gia ngữ hệ Latinh gồm: Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.
"Ostodonaia" phía đông Khabarovsk 105 km, huấn luyện điệp viên Liên Xô ở các nước châu Á khác ngoài trường Chitaitskaia.
"Novaia" ở tây nam Tasken khoảng 90 km, đối phó với các nước châu Phi.
"Suidonaia" ở đông nam thành phố Tula khoảng 85 km, chuyên nhằm vào các nước Đông Âu, gồm: bộ phận Tây Bắc là Tiệp Khắc; Bắc là Ba Lan; Nam là Rumania; Đông Nam là Albania và Nam Tư.
Những "thành đặc vụ" này, nếu không có giấy phép đặc biệt của KGB, bất cứ ai cũng không được đến gần vì bên ngoài có một đơn vị bộ đội tinh nhuệ của KGB bao bọc, toàn bộ khu vực được KGB bảo vệ nghiêm ngặt. Trên bản đồ của Liên Xô cũng không tìm thấy vị trí của trường, ngay cả dân Liên Xô cũng không biết có nơi như thế.

Putin và những người khác được máy bay riêng của KGB đón từ Leningrad đưa thẳng đến Phân hiệu Đức của trường "Prakhovka" ở đông bắc Minsk khoảng 70 km. Khi đó họ không biết được tu nghiệp ở trường gì và sau mới biết mình được đặt trong một môi trường nước ngoài.

Đào tạo trong "thành đặc vụ".

Cũng giống như các trường quân sự khác, bài học đầu tiên đối với học viên mới là giáo dục truyền thống cách mạng. Bài học này cho Putin sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc, toàn diện về KGB.

Tiền thân của KGB vốn là “Ủy ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng và lãn công” được thành lập ngày 20/12/1917, gọi tắt là "Che ka". Lúc đó chủ yếu là để đối phó với những hoạt động bạo loạn, gây rối, phá hoại và ám sát của bọn cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng và giai cấp tư sản. Năm 1918, Lenin bị ám sát, "Che ka" đã điều tra bắt giữ ngay thủ phạm. "Che ka" nhanh chóng phát triển thành một tổ chức công tác đặc vụ tập trung các công việc thu thập tình báo, phản gián, bảo vệ bắt bớ, thẩm vấn, xét xử, tống giam và thi hành án. Về sau căn cứ vào tình hình thay đổi và nhu cầu của cuộc đấu tranh, tên gọi và chức trách của bộ máy "Che ka" cũng thay đổi nhiều lần: tháng 2/1922 được đổi thành Cục bảo vệ Chính trị Bộ Nội vụ, tháng 11/1922 tách khỏi Bộ Nội vụ; đổi thành Tổng cục Bảo vệ Chính trị; tháng 7/1934 đổi thành Tổng cục An ninh Quốc nội, lại sáp nhập vào Bộ Nội vụ; năm 1942 lại tách ra độc lập, mở rộng thành Bộ An ninh Quốc gia; tháng 6/1942, Bộ An ninh Quốc gia nhập với Bộ Nội vụ, đồng thời thành lập riêng bộ phận trừ gian làm công tác phản gián, trấn áp phản cách mạng và bọn Nga gian hàng Đức (còn có tên là Cục Diệt gián điệp); tháng 4/1943, Bộ An ninh Quốc gia lại tách khỏi Bộ Nội vụ, cho đến khi kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ 2.

Tháng 10/1946, nhân việc Mỹ rậm rịch thành lập Cục Tình báo Trung ương, Liên Xô hợp nhất toàn bộ các bộ phận đặc vụ tình báo đối ngoại trong bộ máy Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và cả Tổng cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội, thành Ủy ban Tình báo Trung ương thống nhất, hùng mạnh thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1952, Ủy ban Tình báo Trung ương lại giải tán, các thành viên thuộc bộ nào lại về bộ cũ, làm việc theo chức năng riêng.

Tháng 3/1954, căn cứ vào tình hình ngày càng nghiêm trọng của cuộc chiến tranh lạnh Xô - Mỹ, Khrusov lên nắm quyền sau khi Stalin qua đời, đã lệnh cho các ngành Đảng, Chính quyền, Quân đội điều các cán bộ nòng cốt, tổ chức ra Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, gọi tắt là KGB do Tchelov làm Chủ tịch đầu tiên.

KGB là một bộ máy công tác đặc vụ được thành lập có quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, cơ quan tổng bộ hơn 1 vạn người, nhân viên các ngành tình báo, phản gián và trinh sát kỹ thuật, phân bố trong và ngoài nước hơn 20 vạn người, còn có 30 vạn bộ đội biên phòng, đầy đủ các quân chủng hải, lục, không quân. Tổng quân số của bộ máy này vượt quá 50 vạn người, tổng kinh phí hàng năm tới 110 tỷ USD, nên người ta gọi nó là “khủng long” trong bộ máy công tác đặc vụ thế giới.

Căn cứ vào Điều lệ Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô, nhiệm vụ của KGB là:
1. Làm công tác tình báo, gián điệp đối ngoại, gồm cả những hoạt động đặc biệt như ám sát, lật đổ, phá hoại và tuyên truyền kích động.
2. Phụ trách công tác phản gián trong nước, gồm theo dõi, giám sát người nước ngoài đến Liên Xô, kiểm soát các ngành trọng yếu của chính phủ và quân đội.
3. Đấu tranh với những phần tử có chính kiến khác, các phần tử dân tộc ly khai, các nhân vật tôn giáo hoạt động ngầm, gồm cả những hoạt động khống chế giám sát làm mất danh dự, đưa vào bệnh viện tâm thần, bỏ tù, bắt lao động cải tạo.
4. Bảo vệ an toàn cho những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gồm cả cử bảo vệ tiếp cận chuyên trách cho những người lãnh đạo từ Ủy viên Bộ Chính trị trở lên, bảo vệ các chính khách quan trọng nước ngoài đến thăm.
5. Giám sát và kiểm soát thông tin liên lạc, gồm bảo đảm an toàn cho thông tin mật mã trong nước, và kiểm soát thu nghe, mã thám mật mã thông tin nước ngoài.
6. Bảo vệ đường biên giới quốc gia của Liên Xô.
7. Chấp hành các nhiệm vụ đặc biệt mà Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô giao cho.

Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, KGB đã lập ra 4 Tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập. Lúc đó, lãnh đạo Liên Xô đã phát động trong toàn xã hội cuộc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao uy tín của KGB và cảnh sát nhân dân. Giới báo chí đã tuyên truyền nhiều cho KGB. Đồng thời xuất hiện hàng loạt các tác phẩm văn học với các hình thức hồi ký, truyện ký, phim tài liệu và phim truyện mạo hiểm, ca ngợi KGB và thành tích của KGB. Thông qua các loại phương tiện thông tin thời đó, tuyên truyền rầm rộ cho nhân viên KGB bằng việc đọc và xem xét rất nhiều tác phẩm văn học phản ánh cuộc đấu tranh và đời sống của nhân viên KGB, chàng trai trẻ Putin thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của mình là chính xác, càng tăng thêm ý thức trách nhiệm và lòng tự hào để làm việc cho KGB.

Nhưng việc học tập và huấn luyện lại không lãng mạn và thú vị như tác phẩm văn học mô tả. Nó hoàn toàn khô khan, căng thẳng và gian khổ.

Khi sĩ quan huấn luyện công bố kế hoạch huấn luyện, Putin và các bạn học đều ngớ cả người. Chương trình huấn luyện và học tập phải nhồi nhét rất căng thẳng. Trong thời gian một năm rưỡi, phải hoàn thành 2.913 giờ học, như vậy nghĩa là không có nghỉ hè, nghỉ đông. Trừ các ngày chủ nhật, mỗi ngày ít nhất phải học tập và huấn luyện 6-7 giờ, như vậy, đối với các chàng trai như Putin, vừa mới bước chân khỏi mái trường đầy lãng mạn, thật là hết chịu nổi.

Học tập các khoa mục cơ sở có Số học, Hóa học, Vật lý, Hội họa, Tốc ký, Địa lý, Ngoại ngữ, Kinh tế nước ngoài, Giáo dục, Chính trị thường thức, Văn học nước ngoài, chiếm 698 giờ. Khóa trình quân sự có biên chế, thiết bị công trình quân sự, vũ khí trang bị của tổ chức quân sự nước ngoài, tin tức tình báo về người lãnh đạo nước ngoài, gồm những tư liệu tỉ mỉ của từng nhân vật lãnh đạo trọng yếu, cả tập quán và đặc trưng sinh hoạt của họ, chiếm 392 giờ.

Khoa mục đặc biệt có nội dung phong phú nhất, chiếm 1.824 giờ gồm: địa hình học, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật thu phát vô tuyến điện, phương pháp thông tin liên lạc đặc chủng, dùng mực tàng hình ghi chú và đánh dấu bí mật trên bản đồ, kỹ thuật đặc biệt ghi chép tin tình báo bí mật lên mặt kính, huấn luyện phản giản, phương pháp giải vây, tự cứu và chạy trốn; về dược học gồm cách sử dụng thuốc độc, ma tuý, thuốc mê.

Trong các khoa mục đặc biệt, có các mục như cách bắt mồi liên lạc, cách tránh bị theo dõi, cách cắt đuôi bám, cách hẹn gặp các nhân viên khác trong mạng v.v... là những bài cơ bản. Khoá trình bày này chia làm 2 phần:
Phần một, trước hết phải học cách nhận biết mật thám, nếu bị họ bám sát phải sử dụng cách nào để cắt đuôi bám. Chỉ khi nào hoàn toàn cắt được "đuôi" mới có thể bắt được liên lạc với nhân viên mới. Để huấn luyện môn này sát với thực tiễn, còn sử dụng cả hình thức thực tập.

Phần hai của khoá trình còn phức tạp hơn nhiều, đó là cách "chiêu mộ cộng tác viên cung cấp tình báo", thầy giáo đóng vai quan chức, nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, học viên phải tìm cách "mua chuộc" họ làm gián điệp, đương nhiên những thầy giáo đó không phải dễ mà "mua chuộc" được, học viên sẽ nhận thức được "đối tượng" nước ngoài không dễ dàng trở thành "con mồi" của họ. Như vậy, các học viên sẽ phải nghĩ ra nhiều mưu kế, tìm cách đặt bẫy, để đối tượng sa bẫy. Thầy giáo còn dạy họ cách nắm những nhược điểm khác nhau của các loại người, để tiến hành công việc đúng người đúng tật. Những kẻ hám tiền, dễ dùng tiền dụ dỗ; có một số người lại phóng túng về sinh hoạt tình dục, dễ dùng gái đẹp để mồi chài; đối với những kẻ có biến thái về sinh hoạt tình dục thì dùng đồng tính luyến ái để dụ chúng mắc câu, khi chúng đang làm trò đồi bại thì chụp ảnh hoặc quay phim, để đe doạ khống chế chúng, buộc phải vào khuôn phép. Để đạt được mục đích, cả học viên nam và nữ đều phải học sử dụng mọi cách mồi chài, thậm chí dùng cả bản thân mình làm mồi.

Như vậy, trải qua một năm rưỡi huấn luyện, lại qua cuộc khảo thí nghiêm ngặt với các chuyên gia đặc biệt trong đoàn giám khảo, Putin đã tốt nghiệp trường tình báo "Prakhovca", với thành tích loại ưu. Đoàn giám khảo đã nhận xét về Putin: "Có đầu óc linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy, cẩn trọng, già dặn, kiên cường, cương nghị, tính kỷ luật vững, có ý thức trách nhiệm cao".
Leningrad: 8 năm tẻ nhạt

Năm 1977, sau khi tốt nghiệp trường tình báo "Prakhovka", Putin được phong quân hàm trung úy lục quân, phân về làm công tác điệp báo tại trạm công tác Leningrad thuộc Tổng cục 1 KGB trong khoảng thời gian 8 năm.

KGB có 4 tổng cục (tương đương cấp bộ), 7 cục quản lý và 5 phòng độc lập. Bốn tổng cục là:
Tổng cục 1 phụ trách công tác tình báo đối ngoại, dưới có 4 cục, 3 văn phòng và 16 phòng.
Tổng cục 2 quản lý công tác phản gián, chống lật đổ trong nước, dưới có 3 cục nghiệp vụ, 8 phòng nghiệp vụ và 8 phòng khu vực.
Tổng cục 3 chủ quản bộ đội biên phòng, dưới có Bộ Tư lệnh, Cục Hậu cần, Cục Hải quân, Cục Không quân, phòng Nghiên cứu kỹ thuật biên phòng. Tổng cục này có 30 tổng đội lục quân, 7 đội tuần tiễu hải quân 5 liên đội không quân, tất cả tới 30 vạn người.
Tổng cục 4 là Tổng cục Cảnh sát Mật, làm nhiệm vụ “trấn áp mọi phần tử phản động và những hoạt động phản động trong nước và đến từ nước ngoài”. Nó là quả tim của ý thức hệ KGB, chuyên hoạt động chống chiến tranh tâm lý. Dưới có 9 cục đánh số thứ tự từ 1 đến 9, ngoài ra còn có một số phòng trực thuộc.

Bảy cục quản lý gồm: Cục Quản lý Quân đội (Cục 3); Cục Quản lý Kỹ thuật (Cục 6); Cục Theo dõi Giám sát (Cục 7); Cục Quản lý Thông tin -Cục 8; Cục Quản lý Cảnh bị (Cục 9); Cục Quản lý Hành chính và Cục Quản lý Nhân sự.
Năm phòng độc lập gồm: Phòng Điều tra vụ việc đặc biệt; Phòng Phân tích kinh nghiệm hoạt động; Phòng Thông tin quốc gia; Phòng Bảo vệ; Phòng Đăng ký hồ sơ.

Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20, quan hệ Xô - Mỹ đi đến hòa hoãn, hai nước tăng cường giao lưu kinh tế và quan hệ mậu dịch. Trong cuộc giao lưu đó, Liên Xô thấy mình đang tụt hậu. Trong một báo cáo nghiên cứu cho thấy, công nghiệp điện tử lúc đó của Liên Xô đã lạc hậu so với phương Tây ít nhất 10-20 năm. Cho nên Liên Xô càng coi trọng thu thập tình báo khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tình báo khoa học kỹ thuật quân sự. Dự tính thông qua việc sử dụng những tin tức tình báo khoa học kỹ thuật đó Liên Xô có thể rút ngắn thời gian đuổi kịp phương Tây. Do đó Liên Xô không tiếc trong việc đổ người và của vào việc này. Về tiền, hàng năm Liên Xô bỏ ra hàng tỷ đô-la để thu thập tình báo khoa học kỹ thuật và trang bị kỹ thuật mũi nhọn. Số kinh phí lớn đó, đại bộ phận đều từ 12 bộ có liên quan đến sản xuất công nghiệp quốc phòng. Về nhân tài, hàng năm KGB tuyển lựa khoảng 100 học viên ưu tú từ các trường học viện khoa học tự nhiên ở khắp nơi trong toàn quốc, đưa vào học trong các trường tình báo KGB, huấn luyện họ có được kỹ năng chọn lựa mục tiêu, nhận biết tài liệu, đánh cắp và chuyển tin tức tình báo, sau khi tốt nghiệp phân công về Cục T công tác. Putin đã gia nhập KGB trong trường hợp như vậy.

« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 01:25:17 PM »


Lúc đó thu thập tình báo khoa học kỹ thuật ngoài KGB còn có Ủy ban Công nghiệp Quân sự Liên Xô, Bộ Tình báo Bộ Tổng Tham mưu quân đội Liên Xô, Cục Ngoại vụ Ủy ban khoa học kỹ thuật quốc gia, Cục Ngoại vụ Viện khoa học Liên Xô, Ủy ban Kinh tế đối ngoại, Bộ Ngoại thương, Viện Nghiên cứu tình báo khoa học kỹ thuật toàn Liên Xô, Thương hội Liên Xô... Nhân viên chuyên trách làm công tác tình báo khoa học kỹ thuật trên 10 vạn người, trong đó có 9 vạn điệp viên Liên Xô phân tán ở khắp nới trên thế giới để săn tìm tư kiệu khoa học kỹ thuật và thiết bị kỹ thuật tiên tiến.

Phạm vi thu thập tình báo khoa học kỹ thuật cũng mở rộng không ngừng, hầu như bao gồm mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà Liên Xô bị tụt hậu. Mục tiêu trọng điểm là những kỹ thuật mũi nhọn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dùng cho mục đích quân sự, như công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ, la-de, máy tính điện tử, vệ tinh, phân rã hạt nhân, khí động học hàng không, nhiệt độ thấp, điện tử, gốm sứ, rôbốt, cáp quang... những sản phẩm tưởng chừng không có liên quan tới công nghiệp quân sự, như Liên Xô đã từng đến các quốc gia phương Tây mua các trò chơi trên máy vi tính, vì những mạch điện tử đó có thể dùng trong một số tên lửa. Nguồn tình báo khoa học chủ yếu là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Trong đó Mỹ chiếm 61,5%, Tây Đức chiếm 10,5%, Pháp chiếm 8%, Anh chiếm 7,5%, Nhật Bản chiếm 3%. Đối với nhiệm vụ và mục tiêu thu nhập tình báo từng quốc gia cụ thể, tùy theo tình hình mà có sự chú trọng khác nhau, như đối với Mỹ chủ yếu là thu thập những tư liệu khoa học kỹ thuật về các mặt kỹ thuật vi điện tử, laser, vi tính, năng lượng hạt nhân, công nghiệp hàng không vũ trụ và khai thác dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên; đối với Nhật Bản lại nặng về thu nhập vật liệu gốm sứ (dùng thay cho sắt thép chế tạo xe tăng, hạm tàu và máy bay), điện tử, rôbốt, cáp quang, kỹ thuật công trình gen di truyền.

Lúc đó, Cục T của KGB đã phát triển thành cục lớn thứ hai của Tổng cục 1, dưới có 4 phòng, với một đội ngũ tình báo gồm 2000 nhân viên khoa học kỹ thuật chuyên ngành, công tác ở trong và ngoài nước. Một bộ phận nhân viên công tác trong nước làm việc tại cơ quan Cục T, còn một bộ phận nữa cài trong bộ máy của các ngành có dính líu đến nước ngoài và liên quan đến khoa học kỹ thuật ở Bộ Ngoại thương, Công ty Xuất nhập khẩu. Họ không những có quyền quyết định chọn lựa các nhà khoa học đi dự hội nghị quốc tế mà còn có thể cử người đi cùng đoàn ra nước ngoài trực tiếp tiếp xúc với các học giả nước ngoài.

Đoàn đại biểu Liên Xô đi dự các hội nghị khoa học quốc tế cũng không ngoại lệ, đều có sĩ quan của Cục T hoặc cử người hợp tác tin cậy tham dự. Những nhân viên tình báo của Cục T công tác ở nước ngoài đều có vỏ bọc với danh nghĩa hợp pháp là quan chức ngoại giao, cố vấn khoa học, đại biểu công ty... để hoạt động thu thập tình báo khoa học kỹ thuật; một bộ phận nhỏ dưới danh nghĩa ngụy tạo và giấy tờ giả, nhập cảnh bất hợp pháp vào các nước để hoạt động gián điệp khoa học kỹ thuật. Putin thuộc phòng D chuyên phối hợp với ngành tình báo các nước vệ tinh của Liên Xô về tình báo khoa học kỹ thuật.

Tin tức thắng lợi trên mặt trận tình báo liên tiếp truyền về. Như vụ "Toshiba" nổi tiếng, vụ việc tuy xảy ra vào năm 1987, nhưng việc mua bán là từ năm 1982-1983. Công ty Toshiba của Nhật Bản bán một cách bất hợp pháp 8 máy phay cao cấp và một công ty của Na Uy bán máy tính tiên tiến điều khiển loại máy phay đó cho Liên Xô, từ đó Liên Xô có thể chế tạo được tàu ngầm giảm âm tiên tiến, buộc Mỹ và các nước phải bỏ ra 30 tỷ đôla để nghiên cứu chế tạo hệ thống theo dõi tàu ngầm thế hệ mới, để có thể tái lập được ưu thế của NATO trong cuộc chiến chống tàu ngầm. Lại như "vụ kỹ thuật tên lửa", do Liên Xô đã sử dụng kỹ thuật của phương Tây nâng cao xác suất trúng đích của tên lửa có bệ phóng trên mặt đất, khiến NATO buộc phải bỏ ra 30 - 50 tỷ đô la để nghiên cứu chế tạo tên lửa MX mới, thay cho tên lửa có bệ phóng trên đất trước đây và đặt kế hoạch chi thêm 9,1 tỷ USD để bố trí 50 tên lửa MX trên xe lửa, đề phòng Liên Xô phá huỷ các tên lửa MX bố trí cố định. Sau khi xảy ra vụ việc này, KGB đã trọng thưởng những nhân viên và người lãnh đạo chủ yếu làm việc này, gây tác động mạnh trong giới tình báo Liên Xô.




Cộng hòa Dân chủ Đức - 5 năm bí hiểm.

Nhưng Putin lại không có cơ hội tham gia những hoạt động lớn như vậy. Ông vẫn im lặng miệt mài với nghiệp vụ tham mưu tình báo ở trạm công tác Leningrad, để phối hợp hành động của KGB với bộ máy tình báo các nước vệ tinh, trao đổi tin tức tình báo, viết báo cáo tình báo, báo cáo lên cấp trên và phân phát một số tin mật. Những vụ việc này không thể bộc lộ tài trí thông minh của Putin, lại rất mệt mỏi và vụn vặt. Có khi để hoàn thành một bản báo cáo, Putin phải làm việc thâu đêm.
Là một sĩ quan trẻ mới nhận cương vị công tác, ai chẳng muốn làm ở những cương vị dễ tỏ năng lực và tài hoa của mình? Ai chẳng muốn lập thành tích trên cương vị của mình và nhanh chóng được đề bạt?

Nhưng Putin không vì thế mà lơ là công tác, ngược lại ông càng cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao, cũng không bất mãn gặp lãnh đạo xin đổi công tác. Putin cho rằng muốn làm một người thành đạt, đặc biệt đối với người làm công tác tình báo, phải biết chịu đựng im lặng, không thể quá lộ mặt, càng không nên ra mắt trước thiên hạ. Phải làm thật chắc công việc hiện nay, dựa vào thực tài, vào thành tích công tác của mình, giành lấy lòng tin của tổ chức, của lãnh đạo, mà công việc hiện nay chính là sự thử thách của tổ chức đối với mình, đó là cơ hội tốt để rèn luyện ý chí và tính cách

Trên cương vị công tác đó, Putin đã làm việc gần 10 năm. Thời gian đó dường như đã rèn giũa con người hiện nay của Putin: già dặn, cẩn trọng, khéo biết điều khiển mọi việc ở hậu trường, rất ít bộc lộ mình, đầy bí hiểm.

Năm 1984, Thiếu tá Putin 32 tuổi, được phái sang Cộng hòa Dân chủ Đức. Danh nghĩa công khai là Chủ nhiệm Hiệp hội hữu nghị Xô - Đức, cơ quan ở Leipzig, danh nghĩa thực là Cố vấn Quân sự do KGB phái đến “Stassy” - Bộ máy Tình báo Đông Đức đặt cơ quan tại Dresden. Nhiệm vụ của Putin là làm địch vận trong nhân viên tình báo Đông, Tây Đức, cài cắm chân rết KGB trong nội bộ, mở rộng hàng ngũ KGB.

Đông Đức thời đó là tiêu điểm mà Liên Xô hết sức quan tâm, có 38 vạn quân Liên Xô đóng tại đây. Thủ đô Berlin là trung tâm chiến tranh gián điệp giữa Đông và Tây. Liên Xô đặt cơ quan Tổng bộ tình báo ở Kasoster ngoại ô Berlin, hàng nghìn quan chức KGB phải báo cáo định kỳ về Tổng bộ. Đương nhiên KGB phải cử nhiều nhân viên thường trú tới Đông Đức, nhưng hoạt động tình báo tối quan trọng đều do “Stassy”, Tổ chức Cảnh sát mật của Đông Đức tiến hành. Nghe nói "Stassy" theo dõi hàng chục vạn người và lập hồ sơ hàng triệu người. Do Liên Xô và Đông Đức có quan hệ tốt đẹp, KGB thường sử dụng mạng lưới tình báo của Stassy để thu thập những tin tình báo nguyên thủy, truyền trực tiếp về Mátxcơva.

Lúc đó, Putin phụ trách một tổ tình báo có 8 nhân viên KGB, tổ này lại đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Tướng KGB, Vladimir Xerkhuv. Địa điểm công tác của họ là tòa lầu nhỏ hai tầng ở số 4 phố Angieli Caxtrasi không có ghi trên bản đồ. Từ đây, có thể nhìn xuống dòng Elber êm đềm. Mỗi khi hoàn thành một công tác quan trọng, Putin thích cùng vợ là Lutmila vừa nhấm nháp rượu Vodka vừa ngắm cảnh mặt trời lặn hoặc ánh trăng trên sông Enbơ. Ở gần khu vực này phần lớn là sĩ quan cao cấp của "Stassy". Đối diện với tòa nhà của Putin ở phía bên kia đường là Cơ quan Tổng bộ "Stassy". Hestơ Bosim, trùm "Stassy", chỉ huy điều hành hàng nghìn nhân viên công tác đặc biệt ở đây. Cách không xa là căn cứ quân sự của quân đội Liên Xô đóng tại Dresden.

Chỗ ở của Putin rất tiện lợi cho công tác vận động và giám sát và cũng tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Vợ Putin thường đến cửa hàng Nga để mua sắm, đôi vợ chồng trẻ cũng thường đến căn cứ của quân đội Liên Xô để xem phim. Từ cuối năm 1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, đặc biệt là năm 1981, Reagan làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Đông - Tây bắt đầu xấu dần đi. Thái độ của các nước phương Tây đối với Liên Xô theo chiều hướng cứng rắn, mở rộng cấm vận thiết bị và kỹ thuật tiên tiến cho Liên Xô, khiến cho việc thu thập thông tin tình báo khoa học kỹ thuật bằng thủ đoạn hợp pháp bị cản trở, nên Liên Xô phải tăng cường hoạt động gián điệp.

Lúc đó, những hoạt động bất hợp pháp của KGB chủ yếu là:
1) Tìm người thay thế, tức là phát triển gián điệp người địa phương;
2) Dựa vào ngành tình báo của các nước Đông Âu;
3) Cài cắm gián điệp bất hợp pháp;
4) Dùng các thủ đoạn kỹ thuật vi tính, máy nghe trộm tinh vi;
5) Đánh cắp;
6) Buôn lậu.
Chức trách chủ yếu của phòng D., cục T., Tổng cục I mà Putin làm việc là nhờ vào ngành tình báo của các nước Đông Âu để thu thập những thông tin tình báo khoa học kỹ thuật cần thiết.

Tin tình báo của Liên Xô chủ yếu được thu thập bởi các trạm KGB ở nước ngoài, các trạm này nằm trong các sứ quán Liên Xô ở nước ngoài, là trung tâm chỉ huy các hoạt động điệp báo của Liên Xô ở nước đó. Trạm đóng tại nước ngoài có một trạm trưởng, một số trạm phó. Quyền lực của trạm trưởng rất lớn, phải trực tiếp chịu trách nhiệm với Tổng bộ KGB Mátxcơva, toàn quyền chỉ huy tất cả nhân viên điệp báo với các loại danh nghĩa hợp pháp phái đến nước đó. Ngoài ra, chức trách của trạm trưởng còn bao gồm: Theo dõi và chỉ huy nhân viên tình báo quân đội trong sứ quán; giữ liên hệ với nhân viên tình báo các nước Đông Âu (trừ Romania) và Cuba trong sứ quán ở nước đó; chỉ đạo về chính sách và trang bị kỹ thuật; đọc và ký phát đi các bức điện của người ngoài trạm gửi về Tổng bộ KGB; thầm duyệt kế hoạch bắt mối với điệp viên. Tóm lại, trừ những điệp viên ngầm được phái đi bằng con đường bất hợp pháp do Tổng bộ KGB trực tiếp nắm, trạm trưởng là người duy nhất nắm toàn diện nhân viên KGB đến nước đó.


Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tư liệu

Đạo quân chiến tranh mạng của Trung Quốc

Tác phẩm "Tình báo Trung Quốc" của Roger Faligot

LNĐ : Đây chỉ là một chương ngắn trong tác phẩm « Tình báo Trung Quốc – từ thời Mao Trạch Đông đến Thế vận hội Bắc Kinh » của tác giả Roger Faligot, một cuốn sách dày 600 trang do NXB Nouveau Monde ở Paris ấn hành vào đầu năm 2008. Cuốn sách này là kết quả cuộc điều tra công phu của tác giả về công tác tình báo và hậu trường chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tác giả tìm cách trả lời câu hỏi, tình báo Trung Quốc có phải là mạnh nhất thế giới ?

Là nhà báo và chuyên gia về châu Á, Roger Faligot đã lặng lẽ điều tra tại Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, thu thập được nhiều tài liệu độc đáo, khai thác các kho lưu trữ đặc biệt và phỏng vấn nhiều nhà chuyên môn : chuyên gia về tình báo, chính khách, nhà ngoại giao, nhà phân tích quân sự, người đào thoát và các nhà ly khai.

Những tiết lộ trong sách giúp người đọc biết được cách thức Trung Quốc dựa vào để mong tiến lên thành siêu cường : nhờ có mạng lưới tình báo tích cực hoạt động trong tất cả mọi lãnh vực, kết hợp binh pháp gián điệp có từ thời xưa, chính sách trấn áp về mọi mặt của bộ máy an ninh, và các công nghệ mới – chiến tranh mạng, tình báo kinh tế và những trận đánh chớp nhoáng trên internet.

Tác giả Roger Faligot
Căn cứ Pine Gap
Bảng cấm trên đường vào căn cứ Pine Gap
"Nội bất xuất, ngoại bất nhập"
Chiếc USS Oxford

Tác giả cũng cho biết làm thế nào Bắc Kinh đào tạo được đội ngũ hacker chuyên tấn công các trang mạng chính phủ những nước khác.

Cuối cùng, sau khi mô tả mạng lưới hùng hậu chuyên theo dõi các phong trào chống Thế vận hội Bắc Kinh, tác giả cho biết các vận động viên và các phóng viên thể thao đã bị tình báo TQ theo sát như thế nào, thông qua một trung tâm tình báo đặc biệt có ngân sách lên đến 1,3 tỉ đô la !

Sách ra đời từ tháng 2/2008, đến nay có lẽ đã lạc hậu nhiều, « bạn vàng » nay đã hiện đại hóa vượt bực, nhưng dù sao cũng có lẽ giúp chúng ta đỡ mơ hồ một chút.

Một chi tiết nhỏ: Ở cuối sách có phụ lục Who’s Who 50 lãnh đạo tình báo ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử gián điệp Trung Quốc. Đứng đầu danh sách này (xếp theo thứ tự vần) là Cao Guisheng, năm 1954 là phóng viên Tân Hoa Xã ở Hà Nội.

Sách gồm các chương sau :

Lời bạt : Nụ hôn từ Bắc Kinh
Chương 1 : Trận chiến Thượng Hải
Chuơng 2 : Cơ quan tình báo thời Mao
Chương 3 : Cách mạng Văn hóa của các gián điệp
Chương 4 : Đặng Tiểu Bình và « những con cá dưới đáy biển »
Chương 5 : Năm mươi lăm ngày đêm Thiên An Môn
Chương 6 : Chiến dịch Thu Lan
Chương 7 : Gián điệp toàn cầu hóa thời Giang Trạch Dân
Chương 8 : Bộ Công an và KGB cũ đối đầu với Mỹ
Chương 9 : Chiến tranh kinh tế và “thủ đoạn cá mút đá”
Chương 10 : Những con chuột chũi của Phòng 610 và « ngũ ngư »
Chương 11 : De Gaulle - Sarkozy : Nước Pháp, tâm điểm của mục tiêu
Chương 12 : Đạo quân chiến tranh mạng Trung Quốc
Chương 13 : Trung Quốc, huy chương vàng gián điệp

Thụy My xin phép dịch dần chương 12 dưới đây


Chương 12 : Đạo quân chiến tranh mạng của Trung Quốc

Tháng Chạp năm 2006. Nhìn từ trên không, căn cứ Pine Gap ở phía nam Alice Springs hiện ra với những ăng-ten parabol và những mái vòm trắng, giống như một trạm thu phát vệ tinh bình thường. Trên thực tế, đây là viên ngọc quý giá của điệp báo phương Tây để đối phó với Trung Quốc.  

Nằm trên vùng đất đỏ của thổ dân ở trung tâm nước Úc, căn cứ này là « cấm địa » trên bản đồ du lịch. Danh bạ điện thoại địa phương chỉ cho biết có sự hiện diện của một Joint Defence Facility với các chi nhánh xã hội và y tế. Một cụm từ cho thấy Úc không phải là người quản lý duy nhất. 

Được xây dựng năm 1966, căn cứ trên đây do cơ quan Úc DSD (Defence Signals Directorate) cùng phụ trách với NSA(National Security Agency) của Mỹ. Trung tâm này tham gia cuộc chiến tranh điện tử, với việc thu thập các dấu hiệu thông tin với tầm vóc quy mô và diễn dịch chúng. Trong nghề tình báo, người ta thường gọi tắt là SIGINT, từ cụm từ tiếng Anh Signals Intelligence

Căn cứ lớn này của Úc ra đời từ thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông và chiến tranh Việt Nam. Bốn mươi năm sau, nhờ có các kỹ thuật mới, hoạt động của trung tâm đã nhân gấp mười : Pine Gap ghi lại lập tức các cuộc trao đổi trong quân đội Trung Quốc, cũng như của các nước láng giềng Bắc Triều Tiên và Việt Nam…

« Đó là một khu rừng các công sự dưới mặt đất, nơi làm việc của gần 800 kỹ thuật viên và nhà phân tích Úc, Mỹ. Họ có liên lạc trực tiếp với trung tâm chỉ huy của NSA tại Fort Meade, tiểu bang Maryland. Nhóm B phụ trách châu Á sẽ dịch lại các thông tin ». Tại Canberra, một cựu nhân viên kỹ thuật Úc đã giải thích như thế trước khi tôi đến Alice Springs.

Trung tâm nghe lén này không đơn độc, mà được hỗ trợ bởi những trạm thông tin khác tại Úc dưới sự quản lý của Hải quân, DSD và các đơn vị đặc biệt khác. Bên cạnh đó còn kết hợp với một đơn vị của New Zealand - Government Communication Security Bureau. Toàn bộ những cơ quan này hợp thành một liên minh với NSA của Bắc Mỹ và “người anh em” Canada, cũng như Government Communication Headquarter (GCHQ) của Anh - cơ quan nghe lén lớn nhất của phương Tây, chỉ đứng sau NSA.

Đối mặt với Trung Quốc, GCHQ từ năm 1947 đã triển khai các “tai nghe” ở Hồng Kông: một trạm đặt tại Little Sai Wan, có 140 kỹ thuật viên Úc, một trạm nữa ở Tai Mo Shan thuộc “tân lãnh thổ”, và một trạm vệ tinh đặt tên là Fort Stanley, tại bán đảo Chung Hom Kok, do Không lực Hoàng gia và DSD quản lý.

Tuy nhiên Anh đã phải tháo dỡ để tránh bị Ban 3 (tạm dịch từ San Bu hay APL-3), đơn vị phụ trách SIGINT của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xơi trọn, khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Sau đó GCHQ đã thiết trí các “tai nghe nhỏ” tại cao ủy Anh, tức lãnh sự quán, được mệnh danh là “Fort Alamo”. Còn DSD của Úc thì tổ chức một đơn vị nghe lén tại lãnh sự quán ở Hồng Kông, liên hệ trực tiếp với trung tâm Watsonia gần Melbourne. 

Trước khi lá cờ đỏ thế chỗ cho lá cờ Anh, người Anh đã cho gắn hàng trăm “con rận”, “con gián” điện tử tại trại Prince-de-Galle, nơi trở thành bộ chỉ huy quân sự Trung Quốc.

Khi chiến dịch Kittiwake của trạm vệ tinh Fort Stanley bị chấm dứt năm 1993, DSD quản lý một trạm khác ở Geralton miền tây nước Úc. Trạm này cũng làm các nhiệm vụ: đo lường từ xa các thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, phóng vệ tinh, thu thập các dữ liệu vệ tinh gồm các thông tin hình ảnh (PHOTINT), thông tin điện tử (ELINT) và các thông tin khác liên quan đến Trung Quốc.

Trong khuôn khổ một hiệp ước về nghe lén có từ thời chiến tranh lạnh, các hoạt động này là một phần của hệ thống ECHELON đã gây nhiều tranh cãi tại châu Âu. Người ta lo ngại nhà nước can thiệp vào cuộc sống riêng của các công dân bình thường – nghe những cuộc đối thoại riêng tư, chuyển hướng fax và email…


Nhưng ở đây, giữa vùng sa mạc nước Úc, các kỹ thuật viên không hề quan tâm đến: cả ngày lẫn đêm họ phải giám sát một Trung Quốc đỏ, được xem là một chế độ độc tài, gây lo ngại vì lớn mạnh về quân sự và hung hăng trong kinh tế. Alice Springs là một chọn lựa tốt, theo các chuyên gia. Vùng đất hẻo lánh này, nơi mà du khách có thể gặp gỡ hoặc thổ dân, hoặc các kỹ sư nghe lén một cách vô tình, vốn có truyền thống về bắt sóng thông tin, và bản vẽ địa hình cũng rất sẵn.

Năm 1870 Charles Todd đã cho xây dựng một trạm điện tín, nối vùng sa mạc này với Adélaide ở duyên hải phía nam và Darwin ở phía bắc, và xa hơn nữa, với vùng còn lại của đế quốc Anh – bắt đầu bằng Hồng Kông và các trạm của Anh ở Tientsin và Thượng Hải. Cùng trong thời kỳ Victoria này, những người Trung Quốc từ Phúc Kiến đã đổ xô đến đây – những người tìm vàng, như cái tên Chinaman’s Creek, khi ra khỏi Alice Springs, trên đường dẫn đến căn cứ bí mật của DSD-NSA.

Nhưng chính những người Hoa mới đến mà cơ quan phản gián phải lo theo dõi. Australian Security Intelligence Organisation (ASIO) tin rằng trong số cộng đồng nhập cư năng động này, có một vài “con cá ở đáy biển”, các nhân viên tình báo của Bộ Công an phụ trách tuyển mộ một kỹ sư, một nhà ngôn ngữ học gốc Hoa, dẫn dụ họ bằng cách nhắc nhở rằng họ thuộc cộng đồng Hoa kiều rộng lớn. 

Căn cứ Pine Gap cũng là một chọn lựa về kỹ thuật, theo như giải thích của James Bamford, nhà sử học của NSA. Bởi vì trong thập niên 60, vệ tinh bắt được những dữ liệu chưa mã hóa và gởi trực tiếp đến căn cứ, tránh việc một chiếc tàu gián điệp lại bắt được những tín hiệu này, giúp Matxcơva biết được đã bị lấy trộm những gì (Trung Quốc hiện chưa đủ năng lực kỹ thuật để chơi trò này, nhưng không lâu nữa sẽ đạt được).

Cũng giống như Alice Springs nằm cách xa mọi thứ, tại trung tâm đất nước Úc đồng thời là châu lục, những con tàu gián điệp du hành quá xa không thể nhận dạng được các tín hiệu xa xôi, trong nghề gọi là footprint. Tiếp theo ở Pine Gap, các kỹ sư mã hóa những gì nhận được rồi gởi đến trung tâm của NSA ở Fort Meade, thông qua một vệ tinh khác.

Sau khi đảng Lao động của Gough Whitlam thắng cử năm 1972, rồi đến việc công nhận Trung Quốc về ngoại giao, CIA cho rằng chính quyền Canberra sẽ tiến hành đóng cửa Pine Gap. Cả một thảm họa đối với cộng đồng tình báo Anh-Mỹ! Theodore Shackley, trưởng phân bộ Đông Á của CIA thậm chí còn khuyến khích các hoạt động gây mất ổn định chính phủ, tương tự tại Anh với chính phủ Harold Wilson. Trong các nền dân chủ, ngành tình báo tôn trọng hệ thống và Hiến pháp, khi đặc quyền không bị ảnh hưởng. Một số người lãnh đạo ngành này lại ước được như ở Trung Quốc: ít nhất tại Bắc Kinh, cơ quan tình báo có đầy quyền lực, phối hợp với đảng và quân đội…

Nhưng rốt cuộc Pine Gap lại tiếp tục hoạt động, và chứng tỏ sự hữu ích của mình trong một cuộc chiến bí mật. Nhờ căn cứ này mà Canberra biết được vụ Indonesia tràn vào Đông Timor năm 1975, nghe được những trao đổi trong quân đội Trung Quốc, hay nếu không giải mã được thì cũng nghiên cứu được những luồng thông tin ý nghĩa.

Bằng chứng: Ngày 17/02/1979, Pine Gap là nơi đầu tiên phát hiện ra việc quân Trung Quốc xâm lăng Việt Nam. Tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) - cựu lãnh đạo các “tình nguyện quân” Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên, chỉ huy cuộc tiến công xâm lược. 

Các liên lạc của phía Trung Quốc đã bị các tàu Nga gây nhiễu – Matxcơva đã ký với Hà Nội một hiệp định hợp tác quốc phòng năm trước đó. Mục đích của cuộc chiến là đánh tập hậu Việt Nam, trong khi người Việt đã tấn công chớp nhoáng Cam Bốt, bắt được nhiều ngàn cố vấn Trung Quốc của bọn Khmer Đỏ. 

Trận chiến kết thúc bằng một thất bại vô cùng nhục nhã cho Quân đội Nhân dân Trung Quốc. Và là một cái tát đau đớn cho Đặng Tiểu Bình, lên nắm quyền trở lại sau những hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Nhưng ông Đặng thấp lùn với đôi má phính luôn biết cách bật dậy. Rút ra các bài học từ cú rờ-ve này, ông ta đề nghị cải cách sâu rộng quân đội, bắt đầu từ cơ quan tình báo và chiến tranh trên mạng.


Bão táp cho Oxford và chiến dịch Oyster

Việc giám sát điện tử cũng được tiến hành với những hoạt động ở gần sát Trung Quốc. Người Mỹ gởi cho các cơ sở những phương tiện theo dõi và bắt sóng táo bạo. Vào lúc căn cứ SIGINT ở Pine Gap được xây dựng, năm 1966, NSA còn sử dụng các con tàu gián điệp như chiếc USS Oxford (mã hiệu AGTR-1) trang bị đầy ăng-ten, chở được 11.000 tấn, vận tốc 11 hải lý/giờ nếu không neo đậu ở cảng Yokosuka, Nhật Bản. Với 250 sĩ quan và thủy thủ, chiếc tàu di chuyển ngoài khơi Biển Đông để theo dõi những biến động của Cách mạng Văn hóa, và bắt sóng các liên lạc của đảng và quân đội.

Nhưng bỗng dưng chiếc USS Oxford bị rơi vào tâm bão và giạt vào bờ biển Trung Quốc. Quả là có một Thượng đế đối với các nhân viên tình báo ! Nhờ phép lạ, chiếc tàu lại bị đánh bật ra ngoài khơi và trôi về đến Đài Loan. Thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc ! Thật là một thảm họa nếu chiếc tàu do thám bị mắc cạn, hoặc bị bắt giữ - như trường hợp chiếc USS Pueblo bị Bắc Triều Tiên bắt vào tháng 1/1968.

Nếu bắt được tàu USS Oxford, chỉ người Trung Quốc mới có thể tha hồ tháo tung ra để nghiên cứu và cải thiện hệ thống của họ. Vì trong trường hợp chiếc Pueblo, Bắc Kinh đã bị Matxcơva phỗng tay trên. Liên Xô đã được người bạn chung là Kim Jong Il cung cấp những bí mật của hệ thống tình báo NSA. 

Một năm trước đó, năm 1967, cũng đã một phen hú vía : chiếc USS Banner cùng loại với Pueblo, đang ở hải phận quốc tế gần Thượng Hải, cách đảo Chu San (Zhoushan) 25 hải lý, thì bị các tàu đánh cá bao vây. Thuyền trưởng Charles Clark kể lại : « Tôi có cảm giác họ định kéo tàu chúng tôi đi, hay đại loại như vậy. Họ tiến sát bên, chỉ cách có năm mét. Hai trong số các tàu này có những khẩu đại bác còn to hơn của chúng tôi, nhưng tôi nghĩ dù các khẩu pháo có nhỏ hơn, nhưng chúng tôi vẫn có thể đẩy lùi họ ».

Rốt cuộc tàu bán quân sự Trung Quốc nhận được lệnh ngưng hoạt động tấn công hải tặc này, và chiếc tàu do thám có thể quay về Nhật Bản bình an vô sự.

Dù sao đi nữa, người Mỹ có thể sử dụng các phương tiện khác ít nguy hiểm hơn để theo dõi Trung Quốc, như việc cùng quản lý các trung tâm nghe lén trên mặt đất với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Trở lại với nước Úc, có một cách đơn giản khác để bắt được các liên lạc : chỉ cần nghe lén đại sứ quán Trung Quốc ở Canberra. Tôi đã đến thủ đô Úc để nghiên cứu cuộc chiến tranh điện tử giữa Trung Quốc và các địch thủ. Và đã gặp gỡ giáo sư Desmond Ball, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược của đại học quốc gia Úc, mà các công trình được thế giới biết đến nhiều. Ông giải thích không hề úp mở : « Theo chúng tôi thì Ban 3 (San Bu) không thiết lập một trạm nghe lén quan trọng nào tại đại sứ quán ở Canberra, vì không trông thấy ăng-ten parabol lẫn các bó ăng-ten. Tai mắt của bà đại sứ Fu Yi chủ yếu là ở trong cộng đồng người Hoa ».

Hôm sau khi đến tại chỗ, ở Coronation Drive, tôi nhận thấy cao ủy Anh chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc một con đường nhỏ. Người Anh, như thường lệ, luôn sở hữu những cụm ăng-ten xinh đẹp và ê-kíp GCHQ, được biệt phái đến đây dưới danh nghĩa nhân viên ngoại giao, không quên thu nhận những thông tin liên lạc của láng giềng. 

Rõ ràng là ở Canberra dễ thực hiện hơn ở Bắc Kinh, nơi cơ quan phản gián Trung Quốc phụ trách theo dõi các cơ quan ngoại giao đã xây dựng những tòa nhà lớn xung quanh các đại sứ quán ngoại quốc – được tập trung trong khu Đông Trực Môn (Dongzhimen) – để gây khó khăn cho hệ thống nghe trộm. Và ngược lại, họ xây dựng một tòa tháp vi sóng để bắt sóng các thông tin của ngoại giao đoàn.

Tại Canberra, do không thể bắt được tất cả các thông tin bên ngoài, tình báo Úc đã dùng một thủ thuật vào lúc các đại diện ngoại giao Trung Quốc chuyển trụ sở năm 1990. Được sự hỗ trợ của khoảng ba chục kỹ thuật viên NSA, Australian Secret Intelligence Service – mã hiệu Oyster – đã thành công trong việc lắp đặt các micro trong đại sứ quán mới.

Tuy vậy một tờ báo Úc đã đánh hơi được vụ này. Lãnh đạo của ASIS phải vận dụng mọi khả năng ngoại giao để khuyên tờ báo không nên công bố thông tin có hại cho cơ quan tình báo lẫn ngành ngoại giao Úc. Nhưng rủi thay, chính nhờ tờ Time Magazine của Mỹ mà đại sứ Shi Chunlai đã biết được thông tin là cơ quan mình đầy dẫy máy nghe lén…Hình thức này đã trở nên phổ biến từ khi Trung Quốc qua mặt Liên Xô cũ trong hoạt động tình báo.
Nguồn: Thuymyrfi
_________________

Tin văn nghe thấy mà buồn!

Y Ban với bằng khen và tin 'đạo văn'



Không lâu sau lá thư ngỏ của nhà văn Y Ban và ông Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối bằng khen, trang mạng của hai thành viên Ban chấp hành Hội đăng tin nhà văn Y Ban 'đạo văn'.
Trang web vannghesongcuulong.org.vn (WSCL) ngày 22/01/2013 ghi là có tin nhắn từ số máy “lạ”, viết rằng Hội nhà văn bị cú lừa to, rằng nhà văn Y Ban đạo ý văn "trắng trợn" từ cuốn Cưỡng cơn Gió Bấc của một nhà văn người Áo. Sau đó thông tin trên cũng được đăng trên trang nhavantphcm.com.vn (NVHCM) của ông Lê Quang Trang, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn, một ngày sau đó.
Cùng lúc cũng có khoản tiền 10 triệu đồng Việt Nam đi kèm bằng khen mà bà Y Ban từ chối nhận hiện vấn nằm ở trụ sở Hội để chờ người đến lấy.

BA LỜI XIN LỖI DÀNH CHO Y BAN

Nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học đã đọc cuốn Cưỡng cơn gió bấc để thẩm định.
Nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo viết trên trang Văn chương +, “mách nhỏ” ông Vũ Hồng, “nếu trong gió nói như thế thì tất cả các văn hào từ ông Dox, ông Lep, ông Vic, ông Bal…đều mắc tội đạo văn cả…hà cứ gì chỉ một mình Y Ban?”
Nhà phê bình văn học Văn Chinh cũng viết, “một số tin nhắn qua di động nói chị Y Ban đạo văn của Daniel Glattauer, cuốn Cưỡng cơn gió bấc là không có căn cứ;
“Có thể lại là một sự “ném đá” nữa, xuất phát từ một tin nhắn nặc danh mà nhà văn Vũ Hồng, chắc không hề có ác ý nhưng đã vội vã loan tin trên mạng để rồi chính Vũ Hồng lại là đối tượng bị ném đá tơi bời khói lửa!”.
Cuốn sách mới của nhà văn Y Ban bị cho là đạo văn
Đến ngày 28/01/2013, nhà văn Vũ Hồng lên tiếng trên chính trang web của mình với bài viết, Tôi có ba lời xin lỗi.
Ông Vũ Hồng nói đã yêu quý và ủng hộ “người chị Y Ban" từ nhiều năm, và “nếu sau này, quý bạn đọc, bạn viết thấy tin nhắn qua di động kia SAI sau khi đã dùng phương pháp so sánh chi tiết, là người phụ trách trang Sông Cửu Long, tôi chân thành xin lỗi nhà văn Y Ban”.
Ông cũng bổ sung thêm, "sau khi tìm hiểu, tôi chỉ giữ lại lời xin lỗi nhà văn Y Ban, hủy hai lời xin lỗi phía dưới. Kính chúc chị năm mới vui vẻ, an lành!"
Hai lời xin lỗi đó, là dành cho công chúng, trong trường hợp ông đã lựa chọn trao thưởng sai cho tác phẩm của bà Y Ban, và xin lỗi chủ nhân của số máy "lạ" vì thực ra ông ta không phải người "lạ".
Cho tới nay, trang web NVHCM mới chỉ đăng lại lời xin lỗi của nhà văn Vũ Hồng chứ chưa có lời xin lỗi chính thức, theo nhà văn Y Ban.

KHÔNG THỂ IM LẶNG

Nhà văn Y Ban nói với BBC hôm 31/1/2013, rằng bà đã muốn im lặng về việc rút khỏi hội đồng văn xuôi, không muốn trả lời báo chí vì cũng rất buồn, song việc vu cáo đạo văn khiến bà “không thể im lặng”.
Nhà văn Y Ban gửi ra lá thư ngỏ thứ hai, nói rõ, hai nhân vật đưa tin vu cáo trên là “ngậm máu phun người”, và bà cảm ơn những người bạn đã đứng bên mình, “cúi đầu tri ân sự tử tế”.
Nữ nhà văn cho biết đã gửi tác phẩm Trò chơi hủy diệt cảm xúc tới Hiệp hội Quyền Sao chép Việt Nam để thẩm định, và nếu kết quả là không sao chép ý tưởng, bà hoàn toàn có thể đưa hai nhà văn kia ra tòa về tội vu khống.
"Nếu những điều mà tôi nói về hội nhà văn có sai, họ cũng hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa về tội vu khống xúc phạm."
Nhà văn Y Ban
Bà cũng nói, “và nếu những điều mà tôi nói về hội nhà văn có sai, họ cũng hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa về tội vu khống xúc phạm”.
Lễ trao giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm nay vẫn trao bằng khen cho hai tác giả viết thư ngỏ từ chối giải thưởng Phạm Ngọc Cảnh Nam và nhà văn Y Ban.
Lý do, theo nhà văn Đình Kính, phát ngôn đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam, là vì đơn thư từ chối ở trên mạng, “không đúng thủ tục hành chính”.
“Trừ khi Hội Nhà văn nhận được đơn có chữ ký chính thức của hai người đó thì mới quyết định là có nên trao hay không.”
Ông Phạm Ngọc Cảnh Nam nói với BBC, ông không muốn cứ tranh cãi về việc có chính thức hay không chính thức, “ai cũng đã biết rồi, còn tranh cãi nhau làm gì”.
Nhà văn Y Ban cho biết đã gửi lá thư đó bằng đường chuyển phát nhanh tới tận tay ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội, lá thư đầu bà viết tay, có chữ ký, không được chấp nhận, phải gửi lá thư thứ hai, in ra, ký.
Hơn thế nữa, “vào Ủy ban Văn xuôi là do họ đề cử và bỏ phiếu cho tôi vào, chứ tôi có làm đơn xin vào đâu mà bây giờ phải làm đơn xin rút, đấy rõ ràng là thủ tục rất đúng”.
“Tôi cũng không làm đơn để được giải thưởng, thì việc gì tôi phải làm đơn rút, cho nên việc họ bảo làm đơn với không làm đơn, tôi làm đúng thủ tục hành chính.”
Trả lời câu hỏi của BBC về việc thư ngỏ của các nhà văn công khai trước công chúng không được Hội Nhà văn coi là chính thức, ông Đình Kính nói, “không phải, đơn thuần chỉ là về thủ tục hành chính”.
Ông Đình Kính cũng cho biết thêm, số tiền 10 triệu đồng cho mỗi bằng khen sẽ được để ở Hội Nhà văn chờ nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam tới ký nhận.