Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Việt Nam qua góc nhìn của The Airport Economist

The Airport Economist (TAE) là một youtube channel chia sẻ kinh nghiệm để kinh doanh được dẫn dắt bởi Tim Harcourt. Trong mỗi tập, TAE sẽ giới thiệu kiến ​​thức và thông tin chi tiết bạn cần để đưa một doanh nghiệp ra quốc tế. Tập số 4 của TAE là về Việt Nam.
Tim Harcourt: Chào mừng đến sự hối hả và nhộn nhịp của Việt Nam hiện đại. Tôi là Tim Harcourt của The Airport Economist và tôi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn. Việt Nam là một trong những "con hổ kinh tế" thế hệ thứ hai. Họ có dân số trẻ, các ngành sản xuất đang bùng nổ, và một ngành du lịch phát triển mạnh. Đất nước này đang thu hút đầu tư nước ngoài và được đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng.
Cùng tìm hiểu xem, cơ hội kinh doanh của bạn ở đâu, tìm hiểu về thị trường tiêu dùng đang phát triển của Việt Nam và khám phá văn hóa sôi động của đất nước.
Có một sự náo nhiệt thực sự ở đây, trên các đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh - những chiếc xe máy. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những gì đang thúc đẩy tăng trưởng.
Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, chạy từ biên giới Trung Quốc ở phía bắc đến Vịnh Thái Lan ở phía nam. Biên giới chạy ven Biển Đông ở phía Đông và Campuchia và Lào ở phía tây. Việt Nam có dân số trên 93 triệu người, 40% trong đó là dưới 24 tuổi. Nền kinh tế của Việt Nam có quy mô bằng một nửa của Thái Lan và đứng thứ 48 trên thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước tương đối nghèo vì nằm ngoài 100 nền kinh tế hàng đầu trong GDP bình quân người. Nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức 6,5%. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng có tình trạng thiếu việc làm đáng kể ở khu vực nông thôn. Lạm phát gần đây đã tăng. Đồng tiền là Việt Nam Đồng.
Việt Nam qua góc nhìn của The Airport Economist - Ảnh 2.
Việt Nam đang chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hướng tới hệ thống thị trường. Ngành nông nghiệp là ngành chủ yếu của Việt Nam – ngành sản xuất truyền thống và sử dụng hơn một nửa dân số lao động. Nhưng sản xuất và dịch vụ đang ngày càng phát triển khi các công ty nước ngoài tận dụng lợi thế của lực lượng lao động có chi phí thấp. Việt Nam là một quốc gia thương mại chính thức kể từ khi gia nhập WTO 10 năm trước đây.
Các điểm đến chính của hàng Việt Nam xuất khẩu là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Và họ nhập khẩu nhiều nhất từ ​​Trung Quốc và Hàn Quốc. Các công ty nước ngoài đang có xu hướng chuyển sang Việt Nam để tận dụng môi trường hoạt động hiệu quả về chi phí của quốc gia này. Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất sản xuất quần áo, giày dép, đồ nội thất và điện thoại di động cho thế giới. Lĩnh vực dịch vụ cũng đang mở rộng. Hãy cùng tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.
Tim Harcourt phỏng vấn bà Thảo Nguyễn – Đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt – Úc:
Bà Thảo Nguyễn: Việt Nam đã trở thành lựa chọn thay thế Trung Quốc bởi quốc gia này đang trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều. Và Việt Nam là một nền kinh tế thực sự rất thú vị. Họ không chỉ là sự lựa chọn mới của Nike hoặc Foxconn mà còn là của nhiều doanh nghiệp khác.
Việt Nam là một quốc gia với hơn 90% dân số biết chữ và rất nhiều kỹ sư. Bạn sẽ thấy rằng nhiều công ty toàn cầu như Commonwealth Bank of Australia có trung tâm nghiên cứu phát triển ở đây. Bạn thấy đấy, không phải ở Ấn Độ - mà là ở Việt Nam.
Tim Harcourt: Việc kinh doanh ở Việt Nam có dễ dàng đối với các doanh nghiệp nước ngoài không?
Bà Thảo Nguyễn: Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng các nhà đầu tư hoặc những người muốn kinh doanh tại Việt Nam cần thực sự suy nghĩ về việc kinh doanh trung và dài hạn. Đó không phải là nơi bạn có thể kiếm lãi một cách nhanh chóng.
Tim Harcourt: Điểm khác biệt chính giữa việc kinh doanh ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội là gì?
Bà Thảo Nguyễn: Ở hai thị trường, người tiêu dùng ở mỗi thị trường đưa ra quyết định rất khác nhau nên cách mà bạn làm kinh doanh cũnng có một chút khác biệt. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, do đó rất nhiều chính sách của chính phủ được thực hiện ở đó nên các công ty cần sự ủng hộ của chính phủ. Còn Thành phố Hồ Chí Minh, họ đóng góp phần lớn vào GDP quốc gia, họ rất năng động, và được rót rất nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Tim Harcourt: Việt Nam có dân số rất trẻ. Điều đó có mang lại cho họ những cơ hội riêng?
Bà Thảo Nguyễn: Tất nhiên rồi, nhưng cũng không chỉ là tuổi trẻ, tôi nghĩ bạn sẽ thấy các nước khác trên khắp thế giới ở châu Phi, ở một số nơi ở Châu Á, nơi dân số của họ cũng còn rất trẻ. Nhưng tôi nghĩ điều độc đáo nhất ở Việt Nam là tinh thần khởi nghiệp và xu hướng công nghệ ở châu Á. Việt Nam có nhiều startup bình quân đầu người hơn Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Tim Harcourt phỏng vấn ông Martin Hamilton-Smith – Bộ trưởng bộ Đầu tư và Thương mại Nam Úc:
Ông Martin Hamilton-Smith: Một nhiệm vụ thương mại đơn giản Austrade cần thực hiện được là tạo ra cơ hội để doanh nghiệp tận dụng và phát triển nó. Chúng tôi mang các công ty đến đây, chúng tôi đưa người mua đến với người bán. Chúng tôi đưa nhà đầu tư đến với những người tìm kiếm đầu tư.
Tim Harcourt: Ông có cho rằng Việt Nam là một con hổ châu Á tiếp theo?
Ông Martin Hamilton-Smith: Đó là một nơi thú vị. Hà Nội khá khác với Sài Gòn và luôn có thị trường khác nhau. Đây là một quốc gia rất năng động. Họ là một thị trường mới nổi sôi động và là cơ hội cho các doanh nghiệp Úc.
Tim Harcourt: Barrosa Fine Food Xuất khẩu thực phẩm cao cấp sang Trung Quốc và hiện đang xem xét gia nhập thị trường Việt Nam. Họ tham gia Sứ mệnh thương mại của Nam Úc, đến Việt Nam để nghiên cứu thị trường và các nhà phân phối địa phương.
Việt Nam qua góc nhìn của The Airport Economist - Ảnh 3.
Tim Harcourt phỏng vấn ông Franz Knoll – Giám đốc Barrosa Fine Food:
Ông Franz Knoll: Barrosa Fine Food là một doanh nghiệp gia đình. Chúng tôi là bốn thế hệ trong ngành công nghiệp thịt với một cơ chế sản xuất Đức cũ. Chúng tôi bán trên khắp nước Úc và bắt đầu xuất khẩu vào đầu năm. Chúng tôi đã bán cho Singapore, một chút cho P&G và chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội ở thị trường Việt Nam và Thái Lan.
Tim Harcourt: Vậy ông có dự định gia nhập thị trường Việt Nam không?
Ông Franz Knoll: Thị trường này đang tìm kiếm sản phẩm thịt bò cao cấp, bởi vì rõ ràng là họ chưa có khả năng tự sản xuất mặt hàng này. Vì vậy, phát triển các sản phẩm thịt bò là mục tiêu chúng tôi đang cạnh tranh mạnh mẽ.
Tim Harcourt: Ông có thể bán trực tiếp cho thị trường Việt Nam hay phải tìm một nhà phân phối địa phương?
Ông Franz Knoll: Điều đó phụ thuộc vào mức đầu tư mà bạn sẽ tham gia. Vì vậy, trong trường hợp của chúng tôi, việc tìm kiếm các đối tác địa phương có quy mô vừa sẽ dễ dàng hơn và cũng có thể loại bỏ mọi rủi ro tiềm tàng. Nhưng sau cùng, nếu điều đó phù hợp với kế hoạch, thì việc bán trực tiếp sẽ giúp bạn kết nối với các khách hàng lớn hơn.
Tim Harcourt: Ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho các nhà xuất khẩu khác khi nghĩ đến việc tiếp cận thị trường Việt Nam?
Ông Franz Knoll: Việt Nam có một nền văn hóa sôi động với truyền thống đầy màu sắc, và đồ ăn thật sự tuyệt vời. Người dân địa phương rất chào đón người nước ngoài cũng như chào đón nhà đầu tư nước ngoài. Giống như các quốc gia khác mà chúng tôi đã gia nhập, bạn cần đầu tư thời gian để xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng và đối tác địa phương trước khi có thể thực hiện công việc.
Việt Nam qua góc nhìn của The Airport Economist
Tim Harcourt là một nhà kinh tế học người Úc và cố vấn cho Chính phủ Nam Úc về quan hệ quốc tế. Harcourt được trao bằng Cử nhân Kinh tế của Đại học Adelaide, và bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Minnesota. Ông cũng đã hoàn thành Chương trình Công đoàn tại Trường Luật Harvard. Ông là Chuyên gia Kinh tế trưởng của Austrade (Ủy ban Thương mại Úc) cho đến năm 2011. Trước đó, ông làm việc cho Hội đồng Công đoàn Úc, Ủy ban Quan hệ Công nghiệp Úc và Ngân hàng Dự trữ Úc.
Nguyễn Thái Quỳnh Trang / Theo Trí thức trẻ/The Airport Economist

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: