Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Từ kẻ thù thành đối tác


https://baomai.blogspot.com/
Bìa ấn bản tiếng Việt của cuốn ''From Enemies to Partners'' đã phát hành bản tiếng Anh tại Mỹ

Đồng tác giả cuốn sách về dioxin ra mắt ấn bản tiếng Việt vào cuối tháng này nói rằng "mục đích là giúp người đọc hiểu đúng hơn về vấn đề dioxin".

Dự kiến hôm 26/9, Nhà xuất bản Thế Giới tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Từ Kẻ Thù Thành Đối Tác - Việt Nam, Hoa Kỳ Và Chất Da Cam của hai tác giả Charles Bailey và Lê Kế Sơn tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội.

https://baomai.blogspot.com/
  
Vào tháng 11/2017, bản tiếng Anh của cuốn này (From Enemies to Partners: Vietnam, the U.S. and Agent Orange) đã được ra mắt tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Nhận thức không đầy đủ

Hôm 18/9, ông Lê Kế Sơn, đồng tác giả và là cựu Phó tổng cục Tổng cục Môi trường Việt Nam:

"Mục đích của cuốn sách là giúp bạn đọc từ hai phía, Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là những người xây dựng chính sách, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động khắc phục hậu quả dioxjn hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn mọi vấn đề liên quan đến dioxin, để từ đó có những hoạt động có hiệu quả hơn."

https://baomai.blogspot.com/
  
"Trước đây, vì nhiều lý do, trong đó có lý do khoa học, đã có những nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai về hậu quả của chất da cam. Cuốn sách của chúng tôi đã đề cập đến những điều này."

Ông Sơn nói "những nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai" đã được đề cập trong cuốn sách.

Trả lời câu hỏi về việc liệu có chi tiết nào "nhạy cảm" bị biên tập hoặc cắt bỏ khỏi bản in cuối cùng, ông Sơn đáp: "Các Nhà xuất bản G.Anton (bản tiếng Anh) và Nhà xuất bản Thế Giới (bản tiếng Việt) hoàn toàn tôn trọng nội dung cuốn sách."

"Điều trăn trở duy nhất của tôi là làm sao cuốn sách có nhiều thông tin nhất, bảo đảm tính chính xác, chân thực, có sức thuyệt phục đối với người đọc."

Phản hồi của người đọc

https://baomai.blogspot.com/
Tiến sĩ Charles Bailey (Swarthmore '67) là Giám đốc danh dự của Chương trình Aspen Institute Agent Orange tại Việt Nam. Tiến sĩ Bailey là đại diện Quỹ Ford tại Việt Nam từ 1997-2007. TS. Lê Kế Sơn là cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam. Ông cũng là một bác sĩ y khoa với bằng tiến sĩ về chất độc và phục vụ như một y sĩ trong Quân đội nhân dân trong 25 năm.

Về bản tiếng Anh của cuốn Từ Kẻ Thù Thành Đối Tác - Việt Nam, Hoa Kỳ Và Chất Da Cam, Essie Harmon viết trên trang Goodreads:

"Đọc phần mở đầu, tôi biết rằng đây sẽ là một cuốn sách tuyệt vời với một thông điệp có giá trị. Cuốn sách này đem lại cảm giác trung lập khích lệ cả hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác để chấm dứt hệ lụy của dioxin."

Một người khác, Brenda viết:

"Tác phẩm của Lê Kế Sơn và Charles R. Bailey là một cuốn sách mang tính khai sáng, gây sốc và đem lại cảm hứng. Tôi đã rất ngạc nhiên vì những điều tôi đọc trong sách. Và tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp người Việt Nam xử lý tình trạng trẻ em khuyết tật do chất độc này, và thực tế là họ cần dọn dẹp những gì còn sót lại, như tại sân bay Biên Hòa."

https://baomai.blogspot.com/  
Đại sứ Mỹ Ted Osius và tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tham quan khu xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng hồi tháng 10/2016

Trong một diễn biến khác, Đài NHK của Nhật hôm 5/9 cho hay, Tập đoàn Shimizu và Bộ Quốc phòng Việt Nam chuẩn bị cho dự án khử nhiễm đất nhiễm dioxin triển khai vào tháng 11/2018 tại sân bay Biên Hòa. 850.000 tấn đất tại khu vực này bị cho là nhiễm dioxin.

https://baomai.blogspot.com/
  
Shimizu sẽ sử dụng công nghệ "thân thiện hơn với môi trường và rẻ hơn phương pháp thông thường" để làm sạch đất, NHK viết.

Cuối tháng trước, tin cho hay Việt Nam yêu cầu công ty Monsanto bồi thường cho nạn nhân dioxin.

https://baomai.blogspot.com/
  
Thời điểm đó, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nói trong cuộc họp báo định kỳ: "Chúng tôi ủng hộ phán quyết ngày 10/8 của tòa án San Francisco buộc công ty Monsanto phải bồi thường cho công dân Mỹ về tác động từ chất diệt cỏ đến sức khỏe của công dân này".

https://baomai.blogspot.com/
  
"Đây là án lệ bác lại những luận điểm trước đây cho rằng chất diệt cỏ mà công ty Monsanto cũng như các công ty hóa chất khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là không gây tác hại cho sức khỏe con người."

"Công ty Monsanto cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân dioxin Việt Nam về những tác hại từ chất diệt cỏ mà công ty này đã cung cấp".

https://baomai.blogspot.com/  
Dự án tẩy dioxin ở sân bay Đà Nẵng được triển khai từ năm 2012

Tháng 11/2017, khi đến Đà Nẵng dự APEC, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không dự lễ công bố hoàn thành dự án tẩy dioxin tại sân bay Đà Nẵng "vì lý do hậu cần và lịch làm việc" dẫn lời ông Christopher Abrams, Trưởng văn phòng Môi trường và Phát triển Xã hội, USAID ở Việt Nam.

Chủ đề nhạy cảm

Theo USAID, dự án tẩy một phần đất của sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được triển khai từ năm 2012, với chi phí gần 105 triệu đôla.

Dự án tẩy dioxin ở Đà Nẵng đã được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.

Tiếp theo sau sân bay Đà Nẵng, dự án tẩy dioxin đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai tại sân bay Biên Hòa.

Theo website VTV, dự án này có tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng và được thực hiện đến năm 2020.

https://baomai.blogspot.com/
  
Chất dioxin và hậu quả của việc sử dụng chất da cam trong cuộc chiến Việt Nam từng là chủ đề nhạy cảm, không muốn được nhắc tới trong các cuộc gặp gỡ chính thức giữa giới chức hai bên.

Hồi năm 2004, đại diện cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam đã nộp đơn kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, vốn cung cấp chất khai quang, trong có dioxin, trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam.

Tới tháng 2/2008, một tòa phúc thẩm liên bang đã giữ nguyên phán quyết cấp sơ thẩm, theo đó bác đơn của các nạn nhân Việt Nam với lý do họ "đã không đưa ra đủ lý lẽ để buộc tội các công ty hóa chất của Hoa Kỳ".

https://baomai.blogspot.com/
  
Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, phía Mỹ đã huy động hơn 200 triệu đôla cả từ nguồn vốn chính phủ lẫn các nguồn khác cho việc xử lý hậu quả dioxin tại Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: